Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Vĩnh biệt HOÀNG HƯƠNG TRANG [ i.e. Hoàng Thị Diệm Phương 1938- 2020 Long Xuyên] -- source; Cỏ Thơm Magazine( Hoa Kỳ)

 

NỮ SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (1938-2020) - Biên soạn: Phan Anh DũngPDFPrintE-mail

        VĨNH BIỆT NỮ SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG
                           

                                           

Tin từ Long Xuyên cho hay Nữ sĩ Hoàng Hương Trang đã từ giã cõi đời vào lúc 6g sáng hôm qua 15-4 và được hỏa táng vào lúc 16g chiều hôm nay 16-4-2020, hưởng thọ 84 tuổi. Chị bị ung thư gan giai đoạn cuối nhưng bản thân chị không hay biết. Chỉ mấy hôm trước chị cho biết người rất mệt sau khi đi khám bệnh ở Bệnh viện Long Xuyên trở về. Tro cốt sẽ được đưa về Huế và chôn tại ngôi mộ trên một ngọn đồi do chị tự lập từ năm 2011.

Nữ sĩ Hoàng Hương Trang tên thật Hoàng Thị Diệm Phương, sinh năm 1938 (khai lùi tuổi), quê quán làng Vân Thê, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế, là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng ở Miền Nam trước và sau năm 1975. Chị xuất bản tập thơ “Khép đôi mi nhỏ” vào năm 1956, lúc chị 18 tuổi. Thật ra chị làm thơ từ năm 12 tuổi; có lần nhà thơ Hồ Đình Phương đem thơ của chị đăng báo Đời Mới, Thẩm Mỹ ở Sài Gòn khiến nhiều người tưởng chị là cô gái tuổi đôi mươi. (NPY)

                                 

                     

                                                                                     

                                                    (Thư họa: Văn Tấn Phước - France) 

Nghe lại bài ca cũ

Chiều nay nghe lại bài ca cũ
Cả một trời quá khứ
Năm Mươi Năm, nửa thế kỷ! Xa rồi!
Tiếng hát: Hoàng Hương Trang trầm lắng bồi hồi ...
Bài Ca Sau Cơn Bão Tố.
Em Nhỏ MÙ cơ khổ ... Chiến Tranh Điêu Tàn!
Đời Gian Nan! Ơi, Biển Khổ trần gian ...
Bài Hát tưởng, đã đi vào quá khứ,

Bỗng chiều nay như thác lũ trở về ...
Bên Trời Quê năm đó,
Vườn nhà Tuệ Mai, Động Hoa Vàng gợi nhớ ...
Bạn Hữu mươi người, Trang Cất Tiếng Ca:

Tiếng Ca Bây Giờ đã thành Giai Thoại ...
Người Thơ Tuệ Mai đã vào Thiên Cổ!
Ôi Đời Mệnh Số! Tình Hồng Vỡ Tan!
Cành Sầu Gẫy Nửa! Chiêm Bao Ngỡ Ngàng ...

Đất Nước Đổi Dời! Thế Sự mang mang!
Người Vào Tù Đầy! Người Sống Lưu Vong ...
Đoạn Trường Dâu Bể ... Xót Xa khôn cùng!
Chiều nay nghe lại ... Bài Ca Đã Xưa,

Thư viết cho ai! Người Đã Xa Rồi!
Lời Nào Trọn Ý! Chữ Viết Lệch Hàng ...
Gửi Thơ Cho Gió, Nhớ Mùa Năm Đó
Nhớ Vầng Trăng Tỏ, Trong Vườn Tuệ Mai,

Nhớ Mãi Tiếng Cười!
Diệm Phương ngày ấy ... (*)
Nhớ Thương Vời Vợi ...
Người Đã Xa Rồi !!!

Thơ Thả Lên Trời
THƠ GỬI HƯ KHÔNG !!!


TUỆ NGA
Oregon 6/7/ 2020

* Diệm Phương (tức Hoàng Hương Trang)


Thắp nén hương xa,
tiễn Nữ Sĩ Hoàng Hương Trang,
tác giả Tuý Ca về cõi vô cùng.


Thôi rồi rượu ngọt trên môi
Đã cay đắng nhắp vãn hồi tử sinh
Còn đâu hồ cạn men tình
Thủa xưa hai chị em mình rong chơi
Tuý ca tận tuyệt hương đời
Bên trong lưu thuỷ có lời từ ly
Một người xa tít mù khi
Một người ở lại nhặt bi sầu đầy
Thôi rồi đông chẳng gặp tây
Chẳng còn giây phút nói ngày là đêm
Đường Tăng Bạt Hổ say mèm
Mai sau khách lữ đi tìm dấu thơ ...


Hawthorne  17 - 4 - 2020
CAO MỴ NHÂN

THƯƠNG TIẾC NỮ SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG
[Thay lời bái biệt]

“Rượu vào những tưởng vơi quên
Ai ngờ men thấm tình thêm nhớ tình”
[Khoán thủ câu thơ “Soi Gương Uống Rượu” - Hoàng Hương Trang]


RƯỢU nào ướt đẫm cơn say
VÀO trong nỗi nhớ tháng ngày nở hoa
NHỮNG đêm rủ Nguyệt giao hòa
TƯỞNG chừng suối mộng chảy qua tâm hồn
VƠI đầy kỷ niệm tràn tuôn
QUÊN sao biển nhớ mãi hôn suối nguồn
AI cùng uống cạn vui buồn
NGỜ chăng thắm đượm nghĩa luôn chan hòa
MEN cay mời bạn nhấm qua
THẤM tình Nghệ Sĩ đậm đà hương hoa
TÌNH yêu ả Nguyệt ngân nga
THÊM dòng suối nhạc giao hòa đêm trăng
NHỚ nhung Nữ Sĩ - Hương Trang
TÌNH Nàng thắm nở thênh thang đất trời


Kính chào vĩnh biệt!
Đức Hạnh
18 04 2020


"Xin gửi để quý vị đọc bài thơ có hơi hướm vị giang hồ cốt khí trong tuyển tập CÙNG MỘT LỨA BÊN TRỜI LẬN ĐẬN - gồm 108 bài thơ giang hồ cốt khí của 108 nhà thơ trong và ngoài nước in năm 2009 tại Sàigòn.
Trong tuyển tập tôi và chị HHT cùng có bài về rượu giang hồ cốt khí. Đây là bài thơ của chị HHT." Hoa Văn
 
RƯỢU LẠNH
Dù trăm chén rượu đong đầy
Cũng không ấm được phút giây xa người
Tiếc hoài giọt rượu khuya vơi
Lẫn trong hơi ấm môi người trao cho
Tình đi khuất nẻo xa mờ
Rượu còn chăng, chỉ hững hờ chén xưa
Rượu hay băng giá đêm mưa
Mà nghe thấm lạnh gió lùa qua tim./.

Hoàng Hương Trang

***

THƯƠNG NHỚ DIỆM PHƯƠNG

Người Về! Người Đã Về Trời
Thơ Say, Rượu Lạnh cho Đời Tiếc Thương!
Nghe như Tiếng Vọng Trùng Dương ...
Nghìn Thu Vĩnh Biệt! Vô Thường Lá Bay!

Nhớ Túy Ca! Nhớ Thơ Say!
Diệm Phương Ơi Nhớ ... Cõi này Buồn tênh ...


Tuệ Nga

Oregon, 6/11/2020

                   

 

       

Tuyển tập HOÀNG HƯƠNG TRANG / Nxb Thanh Niên 2015 -- trích : blog tản mạn văn chương/ thế phong ( June 9/ 2015)

 


Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

tuyển tập hoàng hương trang ( thơ-văn-họa-nhạc) -nxb thanh niên 2015




                                                 tuyển tập
                              -------------------------------------
                           hoàng hương trang



                                                         xuât bản liên kết với chi nhánh nxb thanh niên tại tp. hcm / 2015

Tác già gửi tặng, qua đường bưu điện, nay,  nét chữ đã run run --, người nữ 'đa tài' vẽ nhanh, viết giỏi,  bỏ tiền in ấn cho tác phẩn mình-- trước đó vài năm,  cô còn thầu in tác phẩm ( kêu gọi gửi bài, đóng góp tiền, in xong mua ủng hộ   )--  không chỉ 1, 2 cuốn -- mà nhiều hơn 2 gấp bội lần.   Cái khó là xin cấp phép, nhất là thập niên 90 -- các nhà xuất bản còn được nhà nước cấp tiền --  có được giấy phép thật là  nan giải. Chẳng hạn, giáo sư Nguyễn văn Trung tự thân  đến gặp trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn Việt nam (tại tp. HCM), đưa bản thảo xin cấp phép.  Trưởng chi nhánh nói với tôi;  " mắt ông ta ít khi nhìn thẳng  người đối thoại, tuy không thích; nhưng vẫn có 1 giấy phép cho ông ta. ".

                                                       Thế Phong + Nguyễn văn Trung [1930-   ]
                                                                            (ảnh: Lữ Quốc Văn)

 Còn tôi, Thằng Phải Gió  được in chung với Trần nhật Thu ' TTKH, Nàng  là ai?/ Thế Nhật'  ( nxbVăn hóa-thông tin, 1994)-- bản thảo đưa in trước, sau mới điền số giấy phép vào sau. Ấy là, nhà báo Trần nhật Thu có một số giấy phép ' ký khống' trước, do giám đốc Nguyễn quang Huy ký . ( thi sĩ Quang Huy từng in chung thơ với Trần Nhật Thu).  Rồi, năm 1995, tôi tự xin giấy phép 'Hànội 40 năm xa' , qua 4, 5 nhà xuất bản, đều bị từ chối.  Chỉ một nhà nxb Thanh niên,   tôi tới  2 lần, lần sau trưởng chi nhánh ở tp HCM đồng ý cấp --  đúng vào dịp các nhà xuất bản phải tự xoay sở tài chính, để tự nuôi thân.

Trở lại sách mới nhất Hoàng  Hương Trang -- tác giả tốt nghiệp hội họa ở Huế (1961) -- vào Sài gòn lập nghiệp, dạy họa tại trường trung học công lập ở Biên hoà, Thủ đức, Saigon. Cô viết báo, in tác phẩm chung với nhiều tác giả , sau mới in được nhiều  'tác phẩm riêng' .

 Nhở ' mồm loa mép giải' ( đòi úp váy đụp  chùm đầu chủ tịch PEN CLUB Việt nam Thanh Lãng- Đinh xuân Nguyên ); ' phê bình , phê biếc loạn cào cào'  qua các bài điểm sách gây 'sốc' . - -' bút danh Hoàng Hương Trang'  bừng lên trong ' nắng rực lửa miền Nam-- đa số văn sĩ yếu bóng vía sợ' cô nàng' khiếp đảm.

Nhưng, ' đàn bà dễ có mấy tay' như Hoáng HươngTrang,  nhất là ở ' bình diện văn chương miền Nam thập niên 60, sự hiện diện ' nàng ba búa'  thật cần thiết!.

Tuyển tập Hoàng Hương Trang  khổ 14 x 20cm 297 trang, giá bìa 250,000 Vn.   In đẹp, trang nhã, giấy ruột tốt, nhiều phụ bản,chân dung bạn văn, thơ, nhạc nổi tiếng,  chân dung ảnh được coi như quý hiếm.

  Phần thơ ,  có ' thơ tự trào';

                                                 

                                      Bốn mươi năm thất nghiệp nằm dài
                                      Ta nghĩ rằng ta quả thật tài
                                      Cơm áo gạo tiền đôi khi cạn
                                     Thơ văn nhạc họa vẫn tràn đầy
                                              TỰ TRÀO-  tr. 93.

 tạ ơn đời thì đã ,' trả hết.. rồi .về  hư vô;

                                     Tôi ước mai này còn nắm tro
                                     Tạ ơn trời đất đã ban cho
                                     Xác thân tứ đại trăm năm ấy
                                     Trả hết, trở về chốn hư vô
                                             TẠ ƠN. tr. 95

để  lại gì đâu -- ra đi thì  nhẹ hẫng -- chỉ là 2 bàn tay trống trơn;

                                     Ta về nhẹ hẫng tay không
                                     Trăm năm để lại mênh mông kiếp nào
                                                 ĐỂ LẠI   tr. 97

tiếc nhớ thi sĩ hoàng vũ đông sơn  qua đời 12- 9-2014;

                                     Bạn đi ta gửi lời thơ
                                     Quyện trong hương khói ảo mờ bao la
                                     Bạn rời cõi thế ta bà
                                     Nguyện cầu yên ổn nơi xa vĩnh hằng
                                    THƯƠNG TIẾC BẠN THƠ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN   tr. 109

 tranh  Hoàng Hương Trang không hợp với 'gu' hội họa của tôi' .

 một vài bức ảnh chụp chung với các bạn văn, thơ được in trong sách:

-   kịch tác gia vi huyển đắc  dưới mắt tạ tỵ  ( VHĐ là bố nuôi HHT   - in màu -    tr. 217) 
-   ảnh chụp chung với nhạc sĩ  tiền bối tân nhạc Lê Thương  .(tr. 249)
-   ảnh chụp chung, với Cù huy CậnNguyễn đình Thi. (Hà nội, 1998)
-   ảnh chụp chung với nhạc sĩ Tuấn Khanh [1933-   ] -- Phạm Duy (tr. 253)
-   ảnh  hụp chung với nhà văn rinh thám đại tài Phạm cao Củng (100 tuổi) --  tr. 257.
-   ảnh chụp bia mộ hoàng hương trang (chưa chết đã xây mộ trước)
    bên cạnh mẫu thân --  trên đồi  đối diện chùa Trúc Lâm.  .tr. 225

phần cuối in những ca khúc do HHT sáng tác.

'con cọp cái, nữ văn sĩ kiêm họa sĩ hoàng hương trang ( sinh năm 1938, tuổi dần)  ngày ngủ, đêm săn mồi, họng lớn, gào to, ầm ầm thác đổ -- thật ra, không phải là không cần thiết cho "bình diện văn nghệ miền Nam những năm 60."

   ĐINH BẠCH DÂN
   9 June, 2015.


                                                     nhạc sĩ tiền bối tân nhạc lê thương ( bên trái)
                                                nhạc sĩ tuấn khanh [1933-   ] trái) + phạm duy (phải)
                                                                  nguyễn đinh thi (bên phải)


chưa chết đã xây kim tĩnh hoàng hương trang
[i.e. hoàng thi diệm phương 1938- 



================

bài đọc thêm : Hoạ sĩ Phạm Cung ra đi ... / bài viết: Lê Công Sơn -- nguồn: www.thanhnien.com>

 


Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ

 2 THANH NIÊN ONLINE
Dẫu biết rằng, quy luật “sinh lão bệnh tử” của cuộc đời là bình thường nhưng sự ra đi của họa sĩ Phạm Cung, gây nên niềm thương cảm sâu sắc của bạn văn và những người hâm mộ ông ở khắp nơi.
Họa sĩ Phạm Cung bên bức tượng của chính ông /// Ảnh: Phong Quang
Họa sĩ Phạm Cung bên bức tượng của chính ông
ẢNH: PHONG QUANG
Theo nhà nghiên cứu Lý Đợi, họa sĩ Phạm Cung trút hơi thở cuối cùng lúc 11 giờ ngày 5.12, hưởng thọ 85 tuổi. Ngoài vẽ tranh, Phạm Cung còn làm điêu khắc, làm thơ, viết văn. Say mê hoạt động nghệ thuật từ nhỏ nhưng cuộc đời của người họa sĩ tài hoa bước sang con đường chuyên nghiệp vào năm 1955, khi ông vào Sài Gòn cùng họa sĩ Duy Liêm vẽ nhạc cho nhiều nhà xuất bản: Tinh Hoa miền Nam, Ly Tao, An Phú, Minh Phát…, rồi vẽ sơn mài cho công ty Thanh Lễ – Thủ Dầu Một. Vẽ tranh và tiếp tục trưng bày chung với các họa sĩ: Ngọc Dũng, Lương Văn Tỷ….
Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ  - ảnh 1

Chân dung họa sĩ Phạm Cung

ẢNH: TRẦN HOÀNG NHÂN

Tác giả Xuân Kỳ - một người quen của họa sĩ Phạm Cung tiết lộ: “Ông có lối nói chuyện hóm hỉnh duyên dáng. Xuất thân là họa sĩ tự do, không tốt nghiệp một trường hội họa nào, nhưng ông cộng tác với rất nhiều họa sĩ kỳ cựu, cùng thời với họa sĩ Duy Liêm, Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Kiệt… thời liên khu V tại Quảng Ngãi và Bồng Sơn".
Nhà báo Trần Hoàng Nhân cho biết thêm: “Thực ra ông Phạm Cung chuyên điêu khắc, nhưng vì nhiều lý do khác ông mới chuyển sang nghề vẽ. Họa sĩ Phạm Cung thường đeo đôi kính cận dày cộp, một mắt cận 18 độ, mắt kia cận 21 độ. Nhiều người quen thân của Phạm Cung nói vui rằng do ông ngắm nhìn quá nhiều đàn bà và say mê vẽ họ nên mắt mới cận nặng như vậy. Cách đây 5 năm, Phạm Cung đi mổ mắt tốn gần 50 triệu đồng để thoát khỏi đôi kính cận nặng nề. Có lẽ mổ mắt để mắt sáng mà tiếp tục ngắm và vẽ đàn bà đẹp”.
Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ  - ảnh 2

Họa sĩ Phạm Cung lúc mới bị tai biến vừa khỏe lại về nhà tháng 1.2020

ẢNH: TRẦN HOÀNG NHÂN

Nhớ lại lần cuối cùng được gặp họa sĩ Phạm Cung và kỷ niệm bằng… chai nước mắm không thể nào quên, nhà thơ Trần Hoàng Nhân kể: “Hôm đó ngày 2.1.2020, tôi ghé thăm chú Phạm Cung tại nhà của ông số 26 Trần Cao Vân, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, biếu ông chai nước mắm Gành Đỏ loại mắm mà ông rất thích ăn. Khi đó ông đã yếu vì vừa trải qua cuộc tai biến nằm viện. Tuy nhiên ông vẫn rất minh mẫn, hài hước như vốn vậy. Ông tặng tôi cuốn sách Khúc ca quê hương do ông tự in. Lần đầu tôi thấy ông ghi nơi sinh Quảng Ngãi khi tặng sách. Giờ thì hay tin ông mất. Tôi vô cùng thương tiếc người nghệ sĩ tiền bối rất dễ thương này và tôi sẽ nhớ ông Phạm Cung mãi".
Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ  - ảnh 3
Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ  - ảnh 4

Các tác phẩm ông sáng tác dành cho bạn văn chương thân thiết

Họa sĩ Phạm Cung ra đi trong sự tiếc thương của bạn văn và người hâm mộ  - ảnh 5

Bút tích của họa sĩ trong cuốn sách ông đề tặng nhà thơ Trần Hoàng Nhân

ẢNH: TRẦN HOÀNG NHÂN

Còn nhà thơ Vũ Trọng Quang thì nhận xét họa sĩ Phạm Cung rất đơn giản: "Ông là một người anh tôi luôn kính trọng về thái độ". Đồng nghiệp Nguyễn Bá Văn tâm sự: “Anh Phạm Cung rất thương tôi, thời tôi mới bắt đầu tham gia mỹ thuật, anh tìm cho tôi xưởng điêu khắc chỗ anh Nguyễn Lương Vỵ để đúc hoa văn kiến trúc trang trí kiếm sống. Tôi luôn biết ơn anh ấy và vô cùng thương tiếc một người anh đa tài, rất ngang tàng của một thời gắn bó”. Nhà thơ Triệu Từ Truyền chân thành kính chia buồn cùng gia đình và khẳng định: "Triệu Từ Truyền sẽ mãi nhớ Phạm Cung".
Hiện linh cữu của họa sĩ Phạm Cung được quàn tại tư gia số 26 Trần Cao Vân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để mọi người đến thăm viếng. Lễ động quan sẽ diễn ra lúc 6 giờ ngày 9.12, sau đó đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (TP.HCM).
Bạn văn, người hâm mộ mãi thương tiếc Phạm Cung, một họa sĩ đầy nhân cách và tài năng  .   ./.

LÊ CÔNG SƠN

nguồn : báo Thanh Niên (Tp. HCM) 

============

về hoạ sĩ Pham Cung [ i.e. Phạm Ngọc Cung 1936- 12/2020 saigon] / bài viết: Hoàng Nhân -- trích blog Virgil Gheorghiu (23/ 04/ 2020)

 

THỨ NĂM, 23 THÁNG 4, 2020

Hoạ sĩ PHẠM CUNG: " Thiếu đàn bà, đàn ông vô vị " / bài viết: Hoàng Nhân --- source: báo Thể Thao & Văn Hoá


Hoạ sĩ Phạm Cung:" Tôi trẻ lâu nhờ vẽ đàn bà "


HOÀNG NHÂN


(TT&VH) Như TT & VH đưa tin, 8/2 tại Hội Mỹ thuật TP.HCM (218 A Pasteur, Q.3), họa sĩ Phạm Cung đã khai mạc triển lãm Đàn bà trong mắt tôi. Dù ở tuổi 80 nhưng Phạm Cung vẫn nhìn đàn bà một cách đắm đuối như thể ông chưa bao giờ già. Ngoài đời, Phạm Cung trẻ hơn tuổi thật, ông cho rằng mình trẻ nhờ biết ngắm đàn bà và trân trọng họ.


Triển lãm trưng bày 37 tranh sơn dầu được Phạm Cung vẽ trong một năm trở lại đây. Các người đẹp trong tranh đều mặn mà với chiếc áo dài gợi cảm, còn có hai người đàn bà đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc mà Phạm Cung quen và chân dung danh ca Thái Thanh nổi tiếng một thời. Đặc biệt, dù tên gọi là Đàn bà trong mắt tôi, nhưng Phạm Cung cũng trưng bày một tranh chân dung thi sĩ Bùi Giáng bụi bặm giữa các nàng đẹp như tiên.

“Người điên” giữa các người đẹp

Tại sao lại có chân dung Bùi Giáng “lạc chủ đề” bị bao quanh bởi các người đẹp trong triển lãm này? Họa sĩ Phạm Cung hóm hỉnh: “Bùi Giáng khi còn sống mê nhiều đàn bà đẹp. Bùi Giáng chết rồi nhưng tôi nghĩ linh hồn người đàn ông trong ông vẫn tiếp tục mê đàn bà đẹp. Tôi được diễm phúc vẽ nhiều người đẹp thì cũng nên chia sẻ với Bùi Giáng. Treo chân dung Bùi Giáng giữa muôn trùng người đẹp để ông ấy từ trong tranh bước ra ngắm cho đã mắt”.

Họa sĩ Phạm Cung

Sinh thời, Bùi Giáng và Phạm Cung rất thân nhau. Bùi thi sĩ thường xuyên ăn ở nhà Phạm Cung. Khi họa sĩ Phạm Cung vẽ tranh thì nhà thơ Bùi Giáng cũng xin màu, xin giấy và hí hoáy cầm cọ. Hiện nay, tranh của Bùi Giáng được Phạm Cung lưu giữ thuộc loại nhiều nhất nhưng không có ý định bán. Phạm Cung cho rằng: “Đàn bà trong mắt tôi thế nào thì đàn bà trong mắt Bùi Giáng chắc cũng như vậy. Người sống như tôi nhìn đàn bà ra sao thì linh hồn người đàn ông đã khuất Bùi Giáng cũng sẽ thấy đàn bà giống thế. Được ngắm nhiều đàn bà đẹp để rồi bị điên như Bùi Giáng, tôi cũng xin sẵn lòng”.

Phạm Cung thích vẽ đàn bà hơn là vẽ thiếu nữ, bởi nét đẹp của các quý bà thể hiện được sự trải nghiệm của cuộc đời nhiều hơn. Tranh của Phạm Cung trong triển lãm này “đã chín” ở nhiều góc độ: sắc màu đã chín, nhân vật cũng chín và đường nét cũng chín. Mỗi người đàn bà trong tranh Phạm Cung đều đạt được nét đầy đặn của tạo hóa ban tặng sau khi họ đã biết yêu và biết hy sinh vì yêu.

Đáng tiếc là có hai bức tranh Phạm Cung vẽ đàn bà mặc bikini không được phép triển lãm lần này. Đáng tiếc bởi, các người mẫu bằng xương bằng thịt đều có thể mặc bikini đi lại trên sân khấu, chụp ảnh in báo hoặc lên truyền hình. Trong các cuộc thi người đẹp đều có phần thi áo tắm, vậy mà tranh vẽ bikini lại không được treo? Phạm Cung cho rằng: “Không treo cũng không vấn đề gì. Vì thế nào thì đàn bà trong mắt tôi vẫn đẹp dù họ có trùm chăn kín mít và chỉ ló ra ngoài đôi bàn tay và đôi mắt”.

Thi sĩ Bùi Giáng được Phạm Cung “đặt cách” ngắm nhìn đàn bà trong triển lãm

Thiếu đàn bà, đàn ông vô vị

Có một phụ nữ hỏi Phạm Cung: Sao anh lại lấy chủ đề “đàn bà trong mắt tôi”, nghe “gay cấn” quá. Phạm Cung trả lời rằng: “Tôi là đàn ông nên tôi thích ngắm đàn bà, đó là lẽ tự nhiên. Còn nếu có người nữ nào đó bảo rằng “đàn ông trong mắt tôi” cũng là sự bình thường, có gì đâu mà gay cấn, thì với tôi, thế giới mà thiếu đàn bà thì bọn đàn ông sẽ trở nên vô vị. Tạo hóa sinh ra đàn bà để đàn ông ngắm và ngược lại”.
Chẳng những say mê vẽ chân dung các bà rồi đem triển lãm khắp nơi, Phạm Cung còn in chân dung các bà lên danh thiếp của mình. Danh thiếp của Phạm Cung thật lạ, có bao nhiêu tranh vẽ các bà, ông đều đưa lên danh thiếp hết. Khi được Phạm Cung đưa danh thiếp, người thích tranh sẽ xin thêm cái nữa, vì mỗi cái danh thiếp là một bức tranh hoàn toàn khác nhau. Hỏi sao ông chơi “tốn kém” quá vậy? Phạm Cung cười hề hề: “Có gì đâu. Tôi vẽ toàn đàn bà đẹp. Tôi làm không biết bao nhiêu cuộc triển lãm trong đời. Nhưng đâu phải ai cũng đến được triển lãm để xem tranh của tôi. Do vậy tôi in các quý bà lên danh thiếp của mình để có nhiều người được ngắm nhìn càng tốt”.

Chân dung danh ca Thái Thanh trong mắt Phạm Cung

Phạm Cung từng triển lãm về Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du và “hậu Kiều” của thi sĩ Phạm Thiên Thư. Nàng Kiều của cụ Tiên Điền được Phạm Cung vẽ với lối trang phục đúng như Nguyễn Du miêu tả: “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh/ Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Còn nàng Kiều của Phạm Thiên Thư vận thời trang hợp mốt với bối cảnh ra đời tác phẩm này. Tuy nhiên, hai nàng Kiều cùng có chung một gương mặt. Phạm Cung cho rằng: “Kiều cũng là đàn bà, mà đàn bà trong mắt tôi người nào cũng như người nấy với những phẩm chất trời định, chỉ khác nhau ở đôi mắt mà thôi. Riêng với những người đàn bà nổi tiếng như ca sĩ Thái Thanh, tôi mới vẽ giống gương mặt người thật”.

Hơn một năm trước, họa sĩ Phạm Cung đeo đôi kính cận dày cộp, một mắt cận 18 độ, mắt kia cận 21 độ. Nhiều người quen thân của Phạm Cung nói vui rằng do ông ngắm nhìn quá nhiều đàn bà và say mê vẽ họ nên mắt mới cận nặng như vậy. Mới đây, Phạm Cung đi mổ mắt tốn gần 50 triệu đồng để thoát khỏi đôi kính cận nặng nề. Ông nói mổ mắt để mắt sáng mà tiếp tục ngắm và vẽ đàn bà đẹp. Thật vậy, Phạm Cung chưa bao giờ thôi yêu các người đẹp. Dù ở tuổi 80, với người lần đầu gặp Phạm Cung, không ai nghĩ là ông 80 tuổi mà cứ nghĩ ông mới nhận sổ hưu. Có lẽ nhờ luôn ngắm nhìn và yêu đàn bà không nguôi nên ông trẻ hơn tuổi rất nhiều chăng? Hỏi câu này, lão họa sĩ Phạm Cung cười giòn như trẻ thơ: “Đúng, đúng. Làm thằng đàn ông mà không ngắm đàn bà, biết quý trọng đàn bà thì xem như tiêu đời rồi”.  ./.
Hoàng Nhân

==============