Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

cuốn thư tịch của Đại học Cornell...

bài đã đăng trên  báo sóng thần ( saigon )  1974 :    cuốn thư tịch của đại học cornell về các tác phẩm việtnam
                                          bài: thế phong

Thời kỳ trước 1945, Pháp mẫu quốc của chúng ta, ngoài những đổ cổ quí giá, kể cả vàng, bạc, sách đều được gửi về trời tây.   Nên các thư viên tây chất đầy sách hiếm, quí của việt, từ sách in bằng giấy gió ( thời kỳ  1940-1945) , không đâu nhiều, đầy đủ bằng thư viện tây ở Paris!   Đã có người cho rằng, ngồi ở  bên tây mà nghiên cứu, viết sách về văn học việt, sẽ đầy đủ hơn  ở trong nước.    Có người du lịch ở Đức quốc về, kể lại cho hay,  sách văn học thời tiền chiến ở việtnam, các thư viện ở Đức quốc có nhiều, lại đầy đủ nữa.

  N hưng  bây giờ, thì không hẳn chỉ  thư viện ở  Pháp, Đức là nơi cần tìm đến;  mà  một quốc gia có nhiều tư liệu văn học Việtnam lại  nằm ở Huê   Kỳ. Tôi xin nói ngay, đó  là sự thâu thập sách vở quí hiếm, từ  đại học Cornell .

M ột anh bạn cho  mượn ,  tôi đọc lướt qua  một  sách thư tịch  khổ lớn, nhan đề
A Checklist of the Vietnamese Holding -  đã thâu thập, mua được khá nhiều tư liệu  , từ báo chí, tác phẩm văn học .   Qua cuốn thư tịch trên,  các tác giả việtnam nổi tiếng đều được chiếu cố, cập nhật tới năm 1973.   Tôi chưa đọc kỹ ,  chỉqua vài trang đề cập một số tác phẩm văn học ở nam  việt nam, tôi thấy, chẳng hạn,  có 2  tác giả cùng một bút hiệu, tên thật giống hệt nhau, chí khác năm sinh ( Thế Nguyên-Trần Gia Thoại,  sinh1943-     , một Thế Nguyên-Trần Gia Thoại khác, sinh 1917 -     ) . hoặc  2 tác gỉa trùng tên thật, một  Nguyễn Quang  Tuyến sinh 1933-     , có bút danh Văn Quang  - và một  tác giả khác dùng tên thật làm bút danh,  là Nguyễn Quang Tuyến, sinh 1943 - ,  chẳng hạn vậy.

  M ột trường hợp hi hữu khác, một tác giả có tới 3 bút hiệu khác nhau , sách thư tịch trên lại không biết chỉ là  một người .  Cũng có những tác giả khác còn nhiều bút hiệu hơn nữa,  sách thư tịch đưa vào nhiều Ô  khác nhau,  khiền đọc giả tưởng chừng là  nhiều người . (  thực ra  chỉ là một).

 B ởi lẽ, ngoài một giáo sư người Mỹ thông thạo tiếng việt, còn một người Mỹ gốc  Đại  Hàn ( bây giờ là Hàn quốc )  góp sức.   Chỉ là  sơ sót nhỏ không thể tránh, kể cả người việt chính cống ,  không thấu hiểu văn học việtnam,  cũng  khó mà  không bị mắc lỗi !  Nói vậy, hình như, tôi linh cảm rằng, đứng phía sau 2   soạn giả người  Mỹ ,  một số người việt  được thuê   góp công sức , lại thiếu chuyên  nghiệp,  không thể biết rõ  đướng tơ, kẽ tóc trong nền văn chương việt , và  không thể  vạch ra sai sót trong sách .

 N hiều tác giả khác nữa, ở  ngoài bắc  chẳng hạn , khi nói về Tố Hữu- sách  thư tịch ghi đầy đủ tác phẩm đã in, kể cả tác phẩm được dịch sang  hán văn .  Hoặc trường hợp nói về Nguyễn  Tuân, có cập nhật tác phẩm mới xuất bản, và  riêng  thi sĩ  Tất Vinh
 (  có mặt từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp 1945)  còn là tác giả một tập nhạc (? ) , có đúng vậy không ?   v.v..

  S ách thư tịch sưu tầm  khá kỹ lưỡng. Thí  dụ,  nói về  Thế Phong,  ngoài những  tác phẩm đã được tái bản thành sách,   thư tịch  thư viện Cornell ghi cả những ấn bản in ronéotypé .   ( mimeographed books ) . Riêng sách nói về Nguyễn Đức Quỳnh, thì sách thư tịch không đề cập, có thể là chưa biết tới nhà văn lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên  (thời  tiền chiến) ; nhưng  sách thư tịch không bỏ sót tác phẩm của   Uyên Thao,   Cao Thế Dung v.v... ;  song,  chỉ ghi   tác phẩm  tái bản in thành sách ( in ty- mà chưa biết  Thơ Việt hiện đại   / Uyên Thao là tiền thân  Lược khảo về thơ  do  Nxb Sùng chính viện in lần ronéotypé lần đầu, hoặc với  Cao Thế Dung là  cuốn ' Văn học hiện đại : Thi ca & Thi Nhân' ( Nxb Quần Chúng, Saigon 1969)  tiền thân  là
11 nhà thơ Việtnam tự do' / ký  Cao Đan Hồ in ronéoypé .( Nxb Đại Nam Văn  Hiến, Saigon 1962 ).   

 Hoặc ,  sách thư tịch  Cornell nói về nhà văn Thế Nguyên , tác giả Hồi chuông tắt lửa,  có  ghi tái bản 2 lần, (  Nxb Nam Sơn+ Nxb  Trình bầy) , lại không biết  bản đầu tiên  in ronéotypé  của Nxb Đại Nam Văn Hiến Saigon , tháng 8- 1963.

 S ách thư tịch không chỉ nói về việtnam thôi đâu, các tập khác bàn về Cao Miên, Lào , Mã Lai ( Malaysia) . Miến Điện,  Trung hoa v. vv...

B ây giờ  thì tôi mới biết,  có nhiều người Mỹ giỏi tiếng việt, hoặc biết thuê người việt  chuyên lùng sách cũ quí hiếm,  kể cả  nội san, bích báo quân đội, cấp  trung đội, đại đội, tiểu, trung, sư đoàn, nên sách thư tịch đại học  Cornell đều có.   Đó chẳng phải họ đã  thuê những bàn tay bí mật sưu tập tư liệu báo chí, văn học quí hiếm cả 2 miền nam, bắc sao ?

  M ột thí dụ khác, tập thơ  Trở Dạ  , tác giả Phan Lạc  Giang Đông  ( thuộc Không Lực Việt Nam Cộng hòa )    cũng không bỏ sót  (  Nxb Lý tưởng / Bùi Hoàng Khải, Saigon 1966, phổ biến nội bộ ) .   Như vậy, đủ thấy  công trình sưu tập tác phẩm việtnam ( dù không công khai )  đã rất được lưu tâm .

Cuốn  A Checklist List of Vietnamese Holding   gồm 2 tập, in khổ lớn, , đánh máy chữ IBM ( in offset , dạng mimeographed book  ) , in ấn  đẹp, rõ ràng, ghi giá trên bìa :
 11 mỹ kim / tập  ( khoảng 600 trang) .

P hải nhận ngay ra rằng,  2 tập sách thư tịch rất hữu ích cho những ai cần khảo cứu về tác giả  cả hai miền nam, bắc việtnam.  Có một thiếu sót nhỏ thôi,  tiểu sử  đôi ba tác giả chưa chính xác ,  kể  cả  tránh  được sự nhầm lẫn  giữa 2 tác giả trùng tên thật, bút danh , hoặc  một tác gỉa nhiều bút danh lại tưởng lầm  nhiều tác giả v.v... - thì đây là một công trình tuyệt hảo.
 
 Ý nghĩ rời rạc  sau cùng , chẳng lẽ  muốn viết về văn học việtnam, vẫn rất  cần  có đủ tiền mua vé máy bay, ăn ở tại vùng  Ithaca ( New York, nơi thư viên Cornell tọa lạc) - một trong nhiều thư viện ở Huê Kỳ có  sách, báo, tác phẩm văn học việt thuộc loại quí, hiếm;  mà chính ở trong nước không có được.

 V ậy , phải ở trởi tây mới viết hay  về văn học việt   ?  một  chút  ý  mỉa mai trong đó  đấy !
    []

THẾPHONG
 ( 1974)

 
 nguồn: nhật báo sóng thần  (  saigon),  số  894 ra ngày 15/6/1994 - tr. 6 .

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

một bài báo của nhật thịnh( usa)


   vài  mẩu báo rời rạc bàn về :
 tam lang,  mai nguyệt,  ( tchya)  hiếu chân 
 ( nguyễn hoạt),  đường bá bổn ,  đinh bạch dân,
  hà thượng nhân (  phạm xuân ninh ),   nguyễn đức quỳnh đàm xuân cận,   tú kếu ( trần đức uyển ) ,
 thiết-bản-đạo-nhân ( trần việt hoài ) , 
thần đăng ( đinh hùng tú mỡ ( hồ trọng hiếu )  ,
  thế phong ....
                       bài: nhật thịnh (USA)


Lời dẫn:

  (   ... .  )  tháng 5 /1999, nhà văn Thanh Thương Hoàng sang Mỹ định cư ,  rồi thường gửi thư gửi qua bưu điện cho bạn văn ở quê nhà.   Có khi,  một   trang báo được cắt ra , đề cập bạn mình,  rồi chỉ gửi có vậy - bài báo không tựa, không đầu, không cuối ; phía trên  ghi  tắt :  tên tác giả, tờ báo .   Chẳng hạn trang báo  trích đoạn đăng dưới đây,  đầu trang là số    : 58,  - tiếp , một đoạn  có  một đoạn in chữ nghiêng,   không ghi tác giả - nhưng  có thể , đó là đoạn văn
 ' tam lang  viết về nghề báo' .
  
  N hững năm cuối thế kỷ XX , tôi ra Thư viện Tổng hợp tp HCM và  Thư viện  Khoa học Xã hội  ( 34 , Lý Tự Trọng, quận 1)   đọc  sách, báo  hàng ngày, thường xuyên khoảng vài năm , nhờ Giấy giới thiệu của trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Hội Nhà văn  tại  tp HCM , tôi ghi chép , hoặc, cắt dán (  thư viện có máy photocopy  , chỉ việc trả  tiến, là  có bản  copy)  đóng vào 5, 6 quyển vở .   Sếp của  thư viện Khoa học   là  Trần Minh Đức ký trên Thẻ đọc, sau khi có   trưởng  cơ quan xác nhận, đóng dấu (   nhà thơ nữ Ý Nhi ), tôi vào ra thong thả, đọc thoải mái, xe  đạp gửi không mất  tiến ( thời 1996, 97- 98) , không mấy khó khăn như ở bên Thư viện Khoa học Tổng hợp (  69 ,Gia Long xưa  , nay Lý Tự Trọng) , nhất là  thời kỳ cô N.   trông coi  mảng đọc sách. báo cũ trước 1975 ( ngoài  Giấy giới thiệu của cơ quan văn hóa, phài tới  đúng giờ,  tuân thủ  đúng luật thư viện ,   không được chụp lại tài liệu bằng máy ảnh  v. v..). 

 C ô Nương ,  độc thân khắt khe, ( khi ấy chừng trên 40, từng  nhân viên  Tòa  đại sứ VNCH ở  Cộng hòa Liên bang  Đức ( Tây Đức ) , em vợ  nhà cách mạng miền Nam thành công, nên được tái tuyển dụng vào làm thư viện .  Khi thấy tôi chỉ mượn  tác phẩm in rô- nê -ô ,  tác giả Thế Phong,   liền tù tì  khoảng 1 tháng , rồi chăm  chú , hí hoáy ghi ghi,  chép  chép  vào vở . Thấy lạ,    lần đầu, cô Nương  hỏi : 

'... tại sao  không xin chụp photo
  đáp:
-... vi   in  rô-nê-ô , chỗ rõ, chỗ mờ,  máy đánh chữ cổ lỗ  mà clavier  thêm dấu tiếng việt  , nên khó đọc. 

   Cô Nương  không hỏi tiếp,  cho tới một ngày, tôi đang đọc  Nam et Sylvie của  Nam Kim, lại tới gần, hỏi:    ' bữa nay không đọc sách của tên '  phản động nữa sao ?   Này, ông có biết Nam Kim là  ai không ? "

 Tôi lắc đầu, hỏi lại , xin được chỉ giáo .
 Cô  Nương . hãnh diện, cho biết,  cô từng làm ở tòa đại sứ VNCH ,   nên biết tại sao tác giả không ký tên thật:  
" il  a recu à l' agrégation de grammaire et aussi,  un  écrivain très  célèbre "

 Tôi không muốn làm mất lòng cô  nhân viên thư viện ,  lịch thiệp  giao tế phải lẽ ,và gật đầu một cách vô tội vạ .

 C ho tới một buổi, có một bạn  nhà báo  ( Saigon  trước 75) tới thư viện, nhìn thấy tôi,   la toáng lên :

"   Thế Phong đây rồi,  từ 30 /4 tới nay mới găp, khỏe không,  làm gì, ở  đâu ?"

  Ít ngày sau, cô Nương  gặp , hỏi ngay:

- .. vậy ông là Thế Phong, hèn  nào   chỉ đọc sách  ông viết  thôi.  Từ nay, ông sẽ không được phép đọc  và chép vào vở nữa.
  
Tôi bàng hoàng,  vì  thực ra, chưa chép hết tập thơ ' Nếu anh có em  là vợ ' để hy vọng   tái bản.  
đáp :  thưa cô, tôi định tái bản tập này
 hỏi :  vậy ông có giấy phép nhà xuất bản cấp , hợp đồng  nhà in, tôi mới cho phép chép, vì đây là  sách in trước 75 '. 
lại hỏi :  vậy có biết giáo sư Nguyễn văn Trung, ông ta mới in một cuốn về
 Trương Vĩnh Ký thì phải?  Nếu có, cho tôi mượn đọc,  được không ? 
 đáp : ... tất nhiên  là được rồi, hiện nay sách chưa phát hành ở miền Nam,  ngày mai tôi sẽ đưa tạm  cuốn  ôngTrung tặng vậy .

C ô Nương tiếp tục cho mượn đọc, sách  mà xưa kia   tôi ký  tặng thư viện ( chữ ký vẫn còn, to như con gà mái ) - cô ta  quên hẳn  lời dọa dẫm bữa nào.   Vậy ra , tôi cũng còn  tí tài vặt , làm đẹp lòng người nữ ' giao liên văn hóa nằm vùng khi xưa, em vợ kiến trúc sư-chủ tịch  Huỳnh Tấn  Phát '- mà tôi thường đùa, không ai khó tính hơn  là cô Nương : 
"  cô-đàn-bà -chửa -chồng- ở -tuổi- 50" .

  ...  nênvài  mẩu báo rời rạc bàn vế một số nhà văn chỉ có một trang A4 thôi,  hoặc bài' Ba nhà báo cùng tên Nguyễn Đức Nhuận' của Thanh Việt Thanh ,   cắt từ báo Văn nghệ tp / HCM -  quên ghi số , ngày tháng;  mà tôi mới post bữa qua  trên web 
 < tản mạn văn chương / thếphong >.  


đường bá bổn .




 58 --------------------------------------------------------------------    Tác giả  Nhật Thịnh
                                                                                            tạp chí Tiếng Vang

... trắng trợn, đó là câu thường được  thốt ra trên các cửa miệng  làm báo nói láo ăn tiền.  Công bằng mà nói , lời sàm báng ấy  cũng không hẳn là câu chửi bậy nói càn. Làm báo mà đe dọa viết bài kê vạch những thói hư tật xấu về đời tư của người để làm tiền,  thì đúng là  viết báo nói láo ăn tiền, nhưng ngược lại làm để đả kích một chính sách hà khắc, diệt một bạo quyền , mong chuyện ích  quốc lợi dân, không sợ ra khám vào tù ; thì làm báo lại là làm một  nghề cao  cả vô cùng đáng được mọi người tôn kính .   Hơn 100 năm dưới quyền thống trị của Pháp thực dân lấy chính sách ngu dân để ru ngủ dân tộc Việtnam, hạng người làm báo đang được suy tôn rất ít, quá ít ?...

Mai Nguyệt, bút hiệu của  Đái Đức Tuấn, còn ký  TCHYA , viết tắt   của câu
' Tôi chỉ yêu Angèle' , tức tên của một thiếu nữ lai Pháp.  Tác giả truyện Thần Hổ, viết về ma chành , và mấy trăm bài thơ, kể cả thơ dịch của Thôi Hộ, Lý Bạch, Trương Kế, Tô Đông Pha, Paul Valéry... Hồi trẻ, Mai Nguyệt  thị đỗ Tham biện, vào Nha Học chính Đông Dương.  Có thời gian làm cách mạng, sống lưu lạc ở bên trung quốc, nên đã biết tường tận các tỉnh ở phía  Nam .   Các chuyện nơi đất khách quê người, sành các loại rượu ngon của Pháp, Trung quốc.  Nơi xứ lạ, khi chưa thông thạo tiếng Quan thoại, mỗi lần giao tiếp đã phải bút đàm và làm đủ mọi nghề, kể cả rửa chén  đĩa cho một tiệm ăn để sống qua ngày.  Nay, đã chắp cánh bạc bay xa, không có con.

Hiếu Chân, bút hiệu  của  Nguyễn Hoạt, tác giả truyện dài  Tỵ Bái, Bên cầu khua Luồng, Trăng nước Đồng Nai.. in trên báo Tự do, nguyên là  đảng viên  Việt Nam Quốc dân Đảng, bí thư của phó thủ tướng đặc trách  bình định NgôThúc Địch. Ông tốt  nghiệp cử nhân hán học ... sau ngày 30 /4/ 1975 bị bắt giam vào  nhà tù Phan Đăng Lưu, tịch thu mấy xe sách; khi đó  Hiếu Chân sống bằng nghề dịch sách Trung hioa, dịch xong gửi sang Canada cho Bảo Vân in, hoặc bán giùm.

Nguyễn  Hoạt  có 2 vợ  , nhưng  bản chất tốt.  Vợ sau làm thư ký cho báo Tự do, có thai, trước khi lấy Hiếu Chân  mà bào thai không phải  Hiếu  Chân là tác giả  .   Cô ta  uống thuốc tây  tự tử, được cứu thoát, lại dự định tự tử tiếp; Hiếu Chân động lòng trắc ẩn, thấy hoàn cảnh đơn chiếc của cô,   tương tự khi  ông còn nhỏ - mồ côi cha, được một ông bác thương tình đem về  nuôi nấng cưu mang.    Nhưng gặp phải vợ của bác  vô cùng cay nghiệt, đối xứ với cháu tàn  nhẫn hơn cả đối với người làm.    Vì thế, Hiếu Chân muôn cúu vớt  cô vẫn  tỏ ý muốn chết,  buồn vì thế gian.    Nên,  Hiếu Chân  chấp nhận hy sinh lấy cô, coi  bào thai  là của mình, để tránh  tiếng xấu cho cô và sẵn sàng đón nhận lời chỉ tríchmọi người.
 M ay là  Hiếu Chân gặp được bà vợ cả có lòng độ lượng, tuy quê mùa, ít học nhưng rất  đảm đang .

C ó thể, coi những ngòi bút  của họ rất xây dựng, có lối văn linh động, tài tình, khéo lựa lời, chọn chữ khi viết, khiến, mỗi khi họ đế cập một sự việc nào,  một cá nhân nào thì không những người đọc cảm thấy thích thú và người bị chỉ trích dù cho có bực tức tới  đâu cũng không thấy mình bị thoá mạ.   Bởi lẽ,  họ nhắm vào việc cải hóa,  hơn là đả kích, vì thù hằn, hay viết cho thỏa chí bình sinh.   Tiếc rằng, vẫn có người không chịu hiểu điều này và cứ lên án họ một cách  thâm độc, hễ đề cập một hiện tượng nào là y rằng có ý xấu  sát hại người khác.   ' Đừng động chạm  gí tới bất cứ một ai, xấu dở mặc họ, chỉ ' bốc thơm'  người ta mà thôi "- lời  nói này thốt ra  ở cửa miệng họ hầu như phản ảnh một châm ngôn trong suốt cuộc đời của họ.

N ếu tất  cả quan niệm  thế, chắc chắn không còn ai muốn nhắc tới các bút hiệu
Hà Thượng Nhân  của Phạm Xuân Ninh, cón có bút hiệu Hoàng Trinh ,Thần Đăng của Đinh Hùng , Tú Kếu của Trần Đức Uyển, Thiết- Bản- Đạo- Nhân của  Trần Việt Hoài  ,  Tú Mỡ của  Hồ Trọng Hiếu  .. khi đảm trách các mục Thơ ngang, Đàn ngang cung, Ngang cành bứa , Trói voi bỏ giọ, Trồng cây chuối , Thơ đen ... trên các báo và được người đời nhắc nhở tới.

N ói tới phê bình  không thể khóng nhắc tới  Thế Phong, còn  có bút hiệu 
 Đinh Bạch Dân khi viết ký sự ' Tôi đi dân vệ Mỹ' , và Đường Bá Bổn khi chuyển ngữ
' Việt Nam Bi Thảm Đông Dương'  /  Vietnam,  Tragédie Indochinoise )  của
Louis Roubaud , và ' 12 nhà thơ mới nhất  hôm nay' - chủ trương Nhà xuất bản
Đại Nam Văn Hiến  chuyên môn in sách  bằng ronéo, tự mình biên và tự tay đánh  máy lấy trên giấy xáp ( stencil),  rổi Đàm Xuân Cận  chuyển dịch anh ngữ.   Đ6i khi Đại Nam Văn Hiến cũng xuất bản cho vài tác giả quen biết khác  - nếu tôi không nhớ lầm, thì có  Chu Vương Miện  Cao Mỵ Nhân.  Đa số những tác phẩm này không mang số kiểm duyệt, tức in lậu, với một số lượng hạn hẹp.
L ối phê bình của Thế Phong nhận định về văn học , điển hình bộ Lược sử văn nghệ Việtnam, gồm   5 tập.   Tạ Tỵ cho  Hiện tình văn nghệ miền Nam  1957-1961
rất độc  , và thật sự có thế  -  nhiều khi Thế Phong viết ra có tính cách của một người  đúng trên bục giảng nhìn xuống hàng ghế bên dưới lớo học.
Đ ây xin nghe nhận định của Tạ Tỵ về Thế Phong:
"...Anh không sợ oán giận của người bị anh phê bình, do đó, anh viết cả một cjuốn sách để nói về cuộc đời của Nguyễn Đức Quỳnh, để mạt sát  người đã dìu dắt và nâng đỡ anht rong bước đầu vào khung trời văn học ..."   

N guyễn Đức Quỳnh sinh  20 -11- 1909 tại   Trà Bồ. huyện  Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ( Bắc Việt ), theo học từ nhỏ ở nước ngoài, thi đậu kỹ sư điện  và đã qua đời  vào ngày 6 tháng 6  năm  1974. 
  Tác phẩm của Nguyễn Đức Quỳnh có một bề dày đáng kể, gồm sách biên khảo :

                                  - Phong trào Tân Kỳ ( 1920)
                                  - Ta và Mọi     ( 1929)
                                 - Các dân tộc miền Thượng du ( 1931)
                                 - Khoa phọc phổ thông ( 1932)
                                 - Kỹ  nghệ làm pin điện ( 1932)
                                -  Gốc tích loài người ( 1943)
                                 - Cận Đông  cổ sử( 1943)
                                 - Tây phương cổ sử ( 1944)
                                 - Lịch sử thế giới (1944)
                                      (...)

và  thơ, tiểu thuyết nghiêng về chính trị :
                                 
                                 - Mình với Ta ( thơ, 1930)
                                 -Bốn biển không nhà  ( 1930)
                                 -Những kẻ lạc đường  ( giải thưởng Les Amis de  l'Art de Saigon )
                                - Thằng Cu So - tập I ( 1941)
                                - Thằng Phượng - tập 2 (1942)
                                - Thằng Kình-  tập chót  ( 1942)
                                - Sắt đã vào lò  ( 1942 )
                                - Ai có qua cầu   (  Saigon 1957, ký Hoài đồng Vọng )

  mang nhiều bút hiệu khác nhau : Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài , Cung Phúc Chung   v..v...

  Trở lại Thế Phong và Đàm Xuân Cận , tôi  rất thân với Đàm Xuân  Cận , người có khả  năng,  tốt bụng, nhưng hơi thiếu đạo đức; đã in  một dấu ấn khó phai mờ nơi tôi, khi tôi đi tù cộng sản,  vắng nhà.    Thế nên,   tôi đã thân  với  Thế Phong và mỗi khi hoàn thành một tác phẩm, Thế Phong thường đem tới  tặng tôi, chờ đón ý kiến .
Thế Phong phát biều  nhiều khi thiếu dè dặt, cất giữ lời, viết cũng vậy, miễn sao nói cho hết  những gì mình nghĩ, không dè chừng, điều đó có thể làm buồn  người khác.  
N hưng đối với  ngay bản thân mình. Thế Phong không ngại ngần phơi bầy mọi hư tật của mình,
Tôi đã lần lượt đọc những tập Thế Phong 10 năm văn nghệ  Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời  - suy nghĩ -  và tôi đã hiểu  được con người Thế Phong.  Tôi nghĩ rằng một khi đã tự nhận ra mình để dõi theo người khác, thì cái nhìn của Thế Phong tất phải có những đổi thay.

N gười cầm bút  có lập trường nhân bản, thì trong bất cứ chuyện khen, chê nào; khi đem phơi trải trên mặt sách báo, họ đều đã đắn đo, cân nhắc, không phải cậy mình có  sẵn   ngòi bút, dùng làm khí giới mà múa may quay cuồng như ở chỗ không người.  

Hiện tượng này không phải không có trong làng văn, làng báo; nhưng chỉ là thiểu số rất nhỏ không đáng kể.    Năm ngón tay khó thể nào đều đặn trên một bàn tay được.
Dư luận chê trách cho rằng họ có thái độ thiếu quân tử,  nhiều khi cũng khắt khe,  làm họ chùn tay,  không có hứng khởi để  viết lách . .....
 []

NHẬT THỊNH
 nguồn: tạp chí Tiếng vang Sacto, Cali, USA ) .

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

thân phận nhà văn thế phong: thư nguyễn khôi ( hà nội) .

hồi ký ngoài văn chương / thế phong
 đồng văn  xuất bản  + văn nghệ  phát hành - usa 1994

 hi ký ngoài văn chương sẽ mãi mãi ....
                                      thư  :   nguyễn khôi 

                                 Hànội , 30 giêng 2005
                                               Anh Thế Phong quí mến,

NK đọc một mạch cuốn  Hồi ký ngoài văn chương ,  fải nói là  cuốn hút, không fải bằng các sự kiện  , bằng văn chương mà là " thân phận  của Nhà văn TP " ở cái đoạn 60-1975.   Thật là thú vị cái chi tiết ở rể là " chó nằm gậm chạn " (  không phài gậm giường), cái cảnh  " ba mươi tết, tết lại ba mươi, bánh chưng không gạo, vợ trông chồng, tranh pháo không tiền con cắn bố "...

 Đ à Lạt mộng mơ với người giàu sang với người  giầu  sang , chứ đâu là  ĐẸP  với người áo rách , áo cộc ? Cái HAY , cái  ĐẠT  của tác phẩm , theo thiển ý của NK là TP đã viết ( tả chân )  với một  bút  fáp trần trụi cứ như là  không cần  chữ nghĩa hoa hòe hoa sói, không cần rắn có thêm chân; mà chỉ là có sao nói vậy, như là vô tri, không dấm ớt, cứ riêng món  bánh canh Trảng  Bàng mà' diễn ' khi bụng không có  một  chút lót dạ nào ! Chao ôi, đó là văn chương của Maxime Gorki,  của
Nguyên Hồng, cười ra nước mắt;  đó là văn chương đích thực ( không  thiên kiến, không phe phái, không tôn giáo, không ý thức hệ  ) - là lính Việt Nam Cộng  Hòa (VNCH)   viết về chính mình , mà nhà văn CS đích thực đọc cũng không thấy tức, không thấy hận thù, chỉ thấy thương cho kiếp người, cho những mành đời tài hoa cứ như là ' sinh bất phùng thời', tạo hóa  sinh ra chàng ta, đặt chàng ta vào những vùng đất dũi  để chàng ta ngọ nguậy, quật, nghi ngoe ... và chàng ta nên Người để viết ra  = chính cuộc đời chàng ta đang qua LUYỆN NGỤC ,  để có  một  Đăng Tơ *(.....)    , một Gớt *  ( với nỗi đau  của chàngVéc- Tơ.)

 - Hồi ký ngoài văn chương sẽ mãi  mãi là  là một áng văn chương bất hủ ... con cháu VN ta sau này sẽ còn ĐỌC , và sẽ thấy :  Ôi  một  thời tao loạn , nhà văn nào muốn ' dễ thở' đều chui vào  LÍNH ( sống vinh vang nhờ sao, vạch - chứ không phải + văn chương ! -  mà tất cả chỉ là linh  đánh thuê cho ngoại bang . ( các thế  lực quốc tế chi fối mà thôi ) .   

M ay thay TP ( trong Hồi ký)  rất độc lập, rất tự chủ, không bị phải ' bả'  của 1 tôn giáo,  một  ý thức hệ nào ' biết mình là ai'  mà viết, mà diễn giải ... còn ai ( độc giả)  muồn hiểu thế nào là' tùy' ...  Chao ôi TUYỆT BÚT là vậy ! Không cần có kết, ( không cần có vĩ thanh ) nhưng người đọc  sẽ  thấy  cái kết của ván  bài ( không cần lật ngửa)  - tuyệt hay  ( ẩn ý) là vậy  !

NK  (  kẻ hậu sinh ) xin chúc  mừng anh, cảm ơn Nhà văn đã cho NK thêm hiểu về
một  thời về con người ( nhất là  giới văn nghệ sĩ, ở chiến tuyến bên kia thực NÓ là thế nào ?).

Đ ôi lời bầy tỏ  ... NK kính chúc anh  Thế Phong + chị nhà  và các cháu ăn một  cái tết vui vẻ ( không phải là tết ất dậu 1945).
[]
                                                                
    Kính,
   NK
 ( ký tên )

----
Dante,  Goethe.
    (...)  : hai chữ trong ngoặc, đọc không thông.
    ( Biên tập chú thích ) .

Related Contents :

-   NHAVAN THEPHONG - Newvietart
    newvietart.com/THEPHONG_saigon.html
Nguyễn Khôi Đình Bảng - Newvietart
   newvietart.com/NGUYENKHOI_ kinhbachanoi.html

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

đọc THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG - bài: Hồ Công Tâm.

Thư viết ở Saigon / Thế Phong / Văn Uyển xb, San Jose, Cali, USA 2000

 đọc  thư viết saigon / thế phong
                               bài : hồ công tâm


-----------------        ... trần  thị bông giấy,  thế phong ,  hoàng hương trang  , tuệ nga,  ông Khai Trí , tô giang, tố hữu, vũ hoàng chương, đinh hùng, võ phiến, giản chi, nguyễn hiến lê,  dr. paul engle,  hua nei ling,
 e. bunker,   đàm xuân cận, đàm xuân thiều,  trần thiện đạt , trần trung đạo,  đào nương,  nguyễn thị ngoc dung, nguyễn tà cúc,  trần thị vĩnh tường ,  hoàng dược thảo, huỳnh thụy châu,
du tử lê,  hoàng đạo  ( nguyễn tường long),  đào đăng vỹ,  từ ngọc ( nguyễn lân) ,  nguyễn nam ...

--------------------------------------------------------------------------------------------------


------------------. Nga ơi,  đến giờ này không còn mấy ai nói đến người trong nước, ngoài nước, theo chũ nghĩa này, chủ nghĩa nọ  ; bởi vì  ...  

 -.-------------- ấn phí chừng 2 mỹ kim một cuốn, bán ra với giá gấp 1o lần! đó là.. Thư viết ở Sài gòn...
--------------- và  rất nhiều tay chống Cộng xưa oang oang, nay đã về làm sui gia với Cộng gộc...

-----------------. tôi xin lỗi bác tha tội cho, bác cũng bố láo như đã chê ông ( Nguyễn Hiến ) bố láo....
------------------- .. Thế Phong tiếp tục bôi lọ Khái  Hưng... bị CS thủ tiêu... rồi kết án Khái Hưng
' ăn cắp ý tưởng hay , cốt truyện lạ' của Từ Ngọc  ..( giáo sư Nguyễn Lân - Hà nội bây giờ ) ...

----------------- Thế Phong  trốn nhập ngũ, gia nhập Không Quân VNCH, khoe quen biết với một giáo sư đại học Mỹ, Dr Paul Engle ... thành phần phản chiến, và thân Cộng ..
.--------------------...Đàm Xuân Cận ,  con của giáo sư Đàm  Xuân Thiều , dịch sang anh ngữ South  Vietnam, the baby in the arms of the Amrican nurse , thơ Thế Phong... -----------------------------------


 C ơ sở xuất  bản và  phát hành Văn Uyển của Trần Thị Bông Giấy, ở San Jose, California vừa cho phát hành cách đây mấy tháng một cuốn sách mỏng, khoảng chừng 240, nếu không kể phần Chỉ danh ( gồm 60 trang, phụ lục ở cuối cuốn sách, nhiều chi tiết tào lao, thất thiệt, không chính xác )

  Giá cứa cổ là 20 mỹ kim, ai nể tình cô chủ nhà xuất bản mua một lần, tởn đến già.   Một hình thức làm tiền người quen một cách trắng trợn, ấn phí chừng 2 mỹ kim một cuốn, bán ra với giá gấp 10 lần !   Đó là tập tạp bút nhan đề Thư viết Ở Sài Gòn của nhà văn Thế Phong , hiện đang cư ngụ ờ Sài Gòn, trình bày lem nhem, bìa đơn giản  2 màu đỏ và  đen.    Nội dung cuốn sách bới móc đời tư một sô nhà văn miền Nam thuộc thành phần  phó thường dân , không có ai chức sắc, vai vế gì trong Đảng CSVN,  nhằm khai thác thị hiếu tò mò về chuyện đời riêng tư của người cầm viết ! 

   Đồng thời bôi bẩn một số nhà văn Sài Gòn ( cũ )  ở trong nước ,  chẳng những không được Đảng ưu ái, mà còn cần phải triệt hạ uy tín, và tiếp tục ném bùn một số nhà văn ở hài ngoại.

Thư viết Ở  Sài Gòn  là một cuốn  sách gồm 10 chương,  dưói hinh thức 10 email ở trong nước  gởi ra cho văn hữu ở hải ngoại.    Việc nhà nước Cộng Sản mượn tay
Thế Phong,  một nhà văn Sài Gòn cũ,  đưa sách ra xuất bản ở hải ngoại như một hình thức giao lưu văn hóa, tuyên truyền kin đáo cho bạo quyền rằng trong nước đã cởi mở,  được viêt lách thoải mái,  đông thời tiếp tục bới móc đời tư,  đánh phá một số người cầm bút ở hải ngoại.

 Trong lá thư E-mail thứ 5,  Thế Phong  cho đăng lá thư của  Hoàng Hương Trang  gởi cho nữ sĩ Tuệ Nga ngày 1 /12 /  1998, có những đoạn tuyên truyền khéo léo như sau :

"...Nga ơi, đến giờ này không còn mấy ai nói đến người trong nướ`c, ngoài nước, theo chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ;  bởi nó xưa như trái đất rồi.   Không hiểu sao các vịở nước ngoài vẫn còn dai dẳng nói chuyện chính trị; trong khi ở đây, chẳng ai thèm nói đến nữa .   Họ thích cới mở, làm giàu, cho con cái học tiếng anh,  bỏ tiếng nga, đi du học Úc, Mỹ thôi.   Và rất nhiều tay chống Cộng  xưa oang oang,  nay đã về làm sui gia với Cộng gộc ..."(....).

 "...Ai cũng in thơ  , có chừng khoảng 250 đô, là in được một tập thơ 150 trang, có danh là nhà thơ Thời  Cởi Mở mà,  ai làm gì cũng được, miễn không phạm chính
 trị là được rồi ..."(...)

"... Hà Nội rất quí những người tài trong Nam.   Điều đó đáng kính phục đấy !   Mình nói rất thực lòng,  được đãi lọc qua 23 năm nay đó,   Nga ạ.    bây giờ đi hội họp đâu cũng tha hồ to mồm , không còn sợ sệt nữa ...."
       ( TVOSG, trang 102, 103, 104 ).

Trong việc làm quảng cáo  cho chiến dịch giao lưu văn hoá với hải ngoại ,
 ông Khai Trí  ( sau 1975 đã bị Cộng Sản thu toàn bộ tài sản, bị bắt đi cải tạo trong chiến dịch đánh tư sản mại bản ở miền Nam, được thả ra và đã  xuất ngoại, lại trở về Việtnam làm ăn với Cộng Sản ), đã bỏ vốn  ra in một cuồn sách dày 'Thơ Tình Việtnam & Thế giới Chọn Lọc .   Tên  các tác giả  xếp  theo  thứ tự vần abc ; Thế Phong  không bỏ lỡ cơ hội  được cầm ống đu đủ thổi khéo nhà thơ lớn  Tố Hữu, nguyên văn như sau :'

"...Có  nhà thơ  tiền bối sinh năm 1920, nổi tiếng từ thời tiền-kháng-chiến Tố Hữu phải ngồi chung với một' âm binh' Tô Giang chẳng mấy tiếng tăm, chỉ tại xếp theo vần abc.."  ( TVOSG, Thế Phong, trang 146).

C ùng học một bài  bản  với Võ Phiến ( khi ông này bịa chuyện gán vào miệng nhà  thơ
Vũ Hoàng Chương lời chê bai thơ của em vợ là Đinh Hùng vậy ),  Thế Phong  đã bịa chuyện, gán cho nhà văn Giản- Chi - Nguyễn -Hữu- Văn  chê Nguyễn  Hiến  Lê , là người từng viết  chung  với mình nhiều tác phẩm, viết về văn học và triết học Trung Quốc, để hạ uy tín của nhà văn lão thành.    Đoạn, kể chuyện phong thần ấy được Thế Phong  bịa ra như sau :

".. Ông (TP)  đọc,  nhớ khá kỹ .   Như thế`, ông thấy bài thơ của tôi viết cách đây trên nửa thế kỷ hay chớ gì,  mà anh Lê,  anh này dốt chữ nho lại bố láo khi nhận xét về tôi như  vậy ?:
" Thứa bác ( Giàn Chi )  gọi ông  Lê  vậy là việc của bác, nếu coi ông ấy dốt chữ nho so với bác; người từng thi Hương khoá cuối cùng,  chẳng có gi sai !   Nhưng có điều bác là đồng tác giả  bộ' Đại Cương văn Học Sử Trung Quốc ' , chữ Hán   phải đủ đọc, đủ nhớ mặt chữ viết, bác lại chê người đồng tác giả dốt, vậy bác tất giỏi, rất giỏi chữ Hán !
" Tôi không muốn nói như vậy,  nhưng quả anh ấy dốt chử hán thật đấy !.
" Tôi xin lỗi bác tha tội cho,  bác cũng bố láo như đã chê ông Lê bố láo.   Bởi lẽ,  một người giỏi chữ Hán như bác lại cộng tác với một ông dốt chữ nho như ông Lê sao được ?   "
Mặt lão Giàn Chi biến sắc hồng, bèn gọi người  cháu ra, bảo; " Tiễn ông này ra cửa ngay  giúp bác ! ( Lão nói theo kiểu đối thoại phim Hồng Kông ).
     ( sđd, trang 231, 232).

V iệc Thế Phong  làm tay sai Cộng sản bôi lọ   những người cầm viết có tinh thần Quốc Gia hiện còn sống ở trong hoặc ngoài nước chẳng đáng quan tâm,  duy có việc Thế Phong tiếp tục bôi lọ để triệt hạ uy tín nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn,  một ngừơi đã chết , bị Cộng  Sản thủ tiêu từ năm 1945, khi moi móc để kết án nhà văn Khái Hưng đã ăn cắp ý tưởng hay, cốt truyện lạ   của Từ Ngọc  , nằm    trong ý  đồ chạy tội cho Cộng Sản đã sát hại một nhà văn hóa lớn  của dân tộc Việtnam . ( sđd, tr.83 ố 94) .
 
Thế Phong ở Hà Nội di cư vào Sài Gòn năm 1954, khoe voi chức sắc Cộng Sản rằng ông  trốn nhập ngũ, cuối cùng trốn không được, đành phải gia nhập hàng hạ sĩ quan binh chủng ( sic )  Không Quân VNCH,  khoe quen biết với một giáo sư đại học Mỹ, thuộc thành phần trí thức phản chiến và thân Cộng, Dr Paul Engle ( Chairman  of the International Writing Program, Đại học Iowa, và vợ Hua Nei Ling,  người gốc Trung Hoa .  Cả hai cặm cụi dịch thơ Mao Trạch Đông ).

"...Rồi sau  1975, lá thư duy nhất của Paul Engle chúc tết tôi và báo tin được giải Nobel Hòa bình.   Trớ trêu lạ !  Ông này ròng rã mời tôi 4 năm liền sang Iowa, 4 lần Cố vấn văn hóa Linclon  củ Đại sứ   Huê Kỳ E, Bunker  từ chối cấp visa , mặc dầu vé máy bay   và ăn ở tại IOWA  tài trợ ..." ( TVOSG, Thế Phong, tr. 11).

T rước 1975, Thế Phong ( tên thật Đỗ Mạnh Tường , sinh năm 1932, cón có bút hiệu khác như : Tương Huyền, Đinh Bạch Dân, Đường Bá Bổn ) chủ trương   tủ sách Đại Nam Văn Hiến,  phấn lớn   đều in bằng máy Ronéo , đóng tập , phát hành lậu, không qua hệ thống kiểm duyệt của Bộ Thông Tin VNCH.  Thế Phong có một tập thơ nhan đề  Nam Việtnam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ  , được Đàm Xuân  Cận, con của giáo sư Đàm Xuân Thiều, dịch sang anh ngữ, được bọn phản chiến Mỹ triệt để lợi dụng khai thác với tựa  là
 South Vietnam, the baby in the arms of the American nurse  . (  Cận vượt biên tới Thái Lan  và định cư tại Úc vào năm 1984)..

M ột số Việt kiều  yêu nước  về Việtnam  cung cấp tin tức thất thiệt ở hải ngoại cho Thế Phong xào nấu lại và gởi ra hải ngoại.    Trong số những người này có
Trần Thị Bông Giấy  và Nam Nghĩa . ( Nam Nghĩa là bí danh của Trần Thiện Đạt, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo chợ khổ magazine,  thường đăng bài thiên Cộng và bài của Cộng Sản ở trong nước  gởi ra, tờ Người Việt New York / Trần Trung Đạo đã hết lời ca tụng Trần Thiện Đạt trong buổi tổ chức Lễ Ra Mắt tạp chí nói trên tại New York).

 Những tin ruồi bu   về Đào Nương,  Nguyễn  Thị Tà Cúc, Trần Thị Vĩnh Tường liên quan đến vụ phê bình 2 cuốn hồi ký của Nguyễn Thị Ngọc Dung, vợ cũ của
 Văn Quang , hiện có chồng Mỹ cư ngụ tại Virginia ( vùng  thủ đô Hoa kỳ )  do Trần Thiện  Đạt Nguyễn Thị Bông Giấy ( sic )  cung cấp.   Đại để những tin như :

" ... Đào Nương , vợ cũ của thi sĩ Xóm Chuồng Bò, Ngã Bảy năm xưa.   Còn
Nguyễn Tà Cúc,  trước từng được thi sĩ, tác giả Saut Đêm từng nhảy vào đời , bây giờ là nơi đóng quân của thi sĩ nhớn  Nguyễn Nam, từng hắt rượu vào mặt tác giả Mười đêm ngà  ngọc, Tháng giêng cỏ non ..." ( sđd, tr, 35).

Thế Phong viết email  cho nhà văn Hoàng Hải Thủy, đua tin thất thiệt  giới thiệu về
 Đào Nương, Nghé Ngọ, Hoàng Dược Thảo , tức Huỳnh Thụy Châu , như  sau :

"...Trong' Phiếm Dị'.. tiếp theo, trên bài báo photo từ Sài Gòn Nhỏ ( Orange County) ,  dược sĩ bỏ nghề quay sang làm chủ bút báo, luận văn chương..."  
 ( sđd., tr.32) .

Trong  phần phụ lục Chỉ danh  còn tiểu sử   Đào  Nương ( dưới tên của nhà soạn từ điển Pháp Việt và Việt Pháp Đào Đăng Vỹ ; và trên tên của nhà văn Hoàng- Đạo-Nguyễn- Tường -Long , 1906-1948, nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn  ), láo toét nguyên văn như sau :

"...Dược sĩ Hoàng Dược Thảo , chủ bút Sài gòn Nhỏ, Huê kỳ; viết báo - vợ cũ Du Tử Lê thời ở  Sài Gòn.  "  .( sđd, tr 257, phần Chỉ danh ).

Trong cái xã hội  nhố nhăng ở hải ngoại, tay sai Cộng sản ở   trong nước viết thư ra hải ngoại thì kín đáo để ca tụng chế độ. Người việt yêu nước  về du lịch Việtnam  thì phét lác, huênh hoang, một tấc đến trời.   Đảng cà Nhà nước CSVN đang triệt để lợi dụng sự đi lại  giữa trong và ngoài nước để bịp bợm  giao lưu văn hóa một chiều  , tuyên truyền tốt đẹp  cho chế độ của chúng.   Chung quanh chúng ta lại nhởn nhơ những khuôn mặt đón gió trở cờ, cam tâm muối mặt làm tay sai cho kẻ thù để thủ lợi.    Người tị nạn có lương tri phải làm sao đây để tự cảnh giác và báo động nguy cơ đánh phá của Cộng Sản .
[]

HỒ CÔNG TÂM
----
( nguồn:  mạng Internet ' Hải ngoại nhân văn' , năm 2000.  Tiện dịp,  gửi lời cảm ơn  Phó TBT  N.Q.T.  báo Doanh Nghiệp tại tp HCM  cung cấp  bài này ).
  ( Biên tập chú thích ).

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

..tạ tỵ đọc' một tập truyện dài không có tên.. / trần thị bông giấy.

điệu múa cuối cùng của con thiên nga / tập 1  :
    ...  đọc  : một truyện dài không có tên /
            trần thị bông giấy   *
                      bài : tạ tỵ

... lê ngộ châu ,  phan diên,  võ thắng tiết,  du tử lê,  lê uyên& phương, hoàng khởi phong,
thế phong,  phạm công thiện,  trần văn ân, bùi duy tâm,  trần nghi hoàng, trần thị bông giấy,  nguyễn tất nhiên, tưởng năng tiến,  lê đình điểu,  đỗ ngọc yến,  colette, bùi xuân phái,
vũ thế ngọc ,  hoàng anh tuấn,  mai thảo, nguyên vũ, nguyễn bá trạc,  phan nhật nam, 
nguyên vũ, túy hồng, nguyễn thị  thụy vũ,  nguyễn thị hoàng ,  minh-đức-hòai-trinh,   vi khuê   ...


Tôi  phải nói ngay,  đây không phải là một quyển sách có  dàn truyện, bố cục, có những tình tiết được ấn định sẵn trong tâm thức của nhà văn,   như các tác phẩm mà chúng ta đã đọc và thấy được nôi dung dù ta thích hay không ; đó  là quyền của độc giả.   

 N hưng 2 tập Một truyện dài không có tên ( MCDKCT)   của  Trần Thị Bông Giấy ( TTBG) ,  tính chung trên dưới 1000 trang,   lại  thuộc loại tâm bút - nghĩa là cuốn sách  mang dạng đặc biệt  không giống  bất cứ cuốn nào đã được ấn hành  từ trước  tới nay.    Những sự việc xảy ra trong đời sống thường nhật đã tác động thẳng vào tâm thức nhà văn để tạo nên biết bao chuyện vui buồn,  làm cho dòng văn của nghệ sĩ ào ào tuôn  ra như thác lũ từ triền cao đổ xuống mặt giấy.    Những dòng tâm sự thật táo bạo mà cũng vô cùng xúc động qua ngòi bút như có lửa cháy ở mỗi chữ, mỗi hàng.

N ói cho đúng, đây là lần đầu tiên tôi đọc sách của TTBG, do bức thư giới thiệu của Lê Ngộ Châu từ Việtnam gửi qua ,  khen ngợi tác giả .    TTBG đã viết 2 tập MTDKCT vớii một tài năng vô cùng đặc biệt và thông minh làm những tráng sách trở nên linh động,  nói lên những điều đáng nói mà không cần biết hậu quả sẽ xày đến ra sao ?

Đ ọc thư  của Lê Ngộ Châu  xong, tôi đến các nhà sách ở san Diego, nơi tôi ở,  nhưng không thấy tiệm nào có bán quyển MTDKCT cả.   Tôi phải nhờ họa sĩ
Phan Diên tìm mua hộ ở Santa Ana, cũng không thấy.   Sau nhờ Võ Thắng Tiết  cho biết số điện thoại của tác giả  m2 Phan Diên đã gọi đến TTBG,  bảo rằng tôi đang muốn tìm mua quyển MTDKCT mà không nơi nào bán.    TTBG vui vẻ tặng  Phan Diên và tôi mỗi người một bộ.   Phan Diên báo tôi hay việc này,  hứa sẽ gửi liên cho tôi đọc, vì anhiết tánh tôi rất mê sách, nhất là cuốn nào đã được tôi chú ý và nhờ mua.

S au khi nhận , tôi bỏ tất cả công việc đang làm đở để đọc tác phẩm và tôi tin vào lời khen của Lê Ngộ Châu,  cựu chủ nhiệm tạp chí Bách khoa.  Anh có nhiều  kinh nghjiệm trong sự đọc và tìm hiểu văn của người khác,   một phần do sự méo mó nghề nghiệp,  một phấn  do lòn g yêu mến văn chương sẵn có trong tâm hồn anh.

TTBG ngoài tài viết văn , đã tốt nghiệp vĩ cầm nhạc cổ điển tây phương tại Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon năm 1967.    Đó là một khả năng thiên phú.

Trong lời nói đầu  của MTDKCT  ( tập 1), TT đã khẳng định :

 " Cuộc   đới,  đa số con người vốn ưa điều gải dối.   Cái vòng nhân sinh chỉ 60  năm ngắn ngủi,  vậy mà  tính lại sổ đời,  đã mấy ai sống được đ6i lần trọn vẹn cho những gì mình nghĩ, mình muốn,   một  cách rõ ràng trung thật ?   Tôi tin,  nếu có, hẳn là rất ít.   Ít, không phải vì điều đó khó thể thực hiện ;  mà ít, chỉ vì con người có thói quen sống hợp đoàn,   suy nghĩ và hành  sử mọi nỗi tốt xấu trong đới sống riêng không theo ước  muốn của mình, mà là - một cách nô lệ nương vào ý thích của mọi người chung quanh.. "  ( MTDKCT 1. XVIII  ).

C hính vì tin vào ý nghĩ trung thật của mình mà TTBG đã viết MTDKCT.    Sau khi đọc xong tác phẩm, thì dù không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp :

... tôi cũng thừa nhận TTBG là con chim qúy không dễ gì kiếm được trong khu vườn Văn Nghệ nghèo nàn và cằn cỗi   với những sự tâng bốc , vuốt ve nhau, từ cái tốt đến cái xấu, miễn người được tâng bốc là' bạn ta '!.

TTBG  không viết   trong lối mòn như vậy,  mà chính đã vẽ lại cuộc đới bằng ngôn ngữ và suy tư ác liệt.   Cho dù sự suy tư ấy có làm mếch lòng ngay cả bản thân mình, BGiấy vẫn dứt khoát viết ra,  tả lại; cốt sao cho thật đúng ( như một họa sĩ thu cảnh vật trước mặt ) mọi cái gì  đã và đang xảy ra mà BGiấy là một chứng nhân,  dù là chứng nhân bất đắc dĩ.

                                                    ***

C âu chuyện  vì hơn ghen xảy ra giữa nhà thơ Du Tử Lê  và ca sĩ Lê Uyên,  sau tiệc cưới của Thu Vân  và TNHoàng, đã làm cho những bạn bè có mặt phải ngạc nhiên.
Lê  Uyên, một ca sỉ nổi danh , vợ của nhạc Lê Uyên Phương .   Tiếng tăm của cặp  vợ chồng  Lê  Uyên & Phương đã có từ lâu, thời còn ở Dalat.   Cho tới ngày trôi giạt qua Mỹ,  rồi loay hoay thế nào, Lê Uyên lại rơi vào tay Du Tử Lê.  Ai cũng biết Lê là con người đảo hoa, nhiều vợ từ ngày còn ở VN.   Nay đến Mỹ,  sao lại còn cả gan đi cua vợ người !    Bị ca sĩ  Lê Uyên đánh đấm tơi bời , đang ngồi trên ghế  đàn dương cầm,  Du Tử Lê ngã xuống sàn với nét mặt thảm hại của kẻ thua trận và những tiếng
' mày'' tao' được tung ra  trên đôi môi người đẹp,  thế mà Lê chịu được kể cũng giỏi !   Ở cương vị một người đàn ông, dẫu có đớn hèn đến đâu,  tưởng cũng không thể nào chịu đựng nổi một người vợ xưng' mày, ' tao'  như thế với mình trrước đám, đông, dù là đám đông bằng hữu.    Hơn nữa,  trận đòn thứ 2 tiếp diễn  làm thi sĩ bị văng cả kính cận vào góc tường và trên vầng trán của thi nhân có ứa tia máu đỏ, thân xác run như con mèo bị thấm nước mưa !

Đ ã đành rằng  với luật pháp nước Mỹ, đàn ông không  có quyền đánh đàn bà ( nếu đánh, nó kêu cảnh sát là mình bị ăn còng số 8 liền  ! ) ; nhưng không phải vì thế mà khi đàn ông bị sỉ vả và bị đánh, vẫn nằm im chịu trận !   Người đàn ông có nhiều cách để tự vệ mà vẫn không vi phạm pháp luật, chứ đâu phài nằm co rút để chịu đựng những cú loi, cú đấm; rối phản ứng lại bằng những lời nói yếu ớt như thi sĩ Du Tử Lê !?

TTBG viết  đoạn àny thật linh động,  thật xác thực .   Và rồi,  tất cả những khuôn mặt  làm chính trị cũng như văn nghệ ở hải ngoại,   dưới nét bút BGiấy ,  mỗi người một vẻ,  nhưng khơng có chuyện gây lộn, mà chỉ có sự sỉ nhục của TTBG với đối tượng mà thôi.

                                                   ***

T rong suốt trên dưới 1000 trang sách,  gần như trang nào cũng có vấn đề, không người nọ thì người kia; kể từ Minh- Đức-Hoài -Trinh đến nữ sĩ Vi Khuê , từ Phạm Duy đến Phạm Công Thiện v.v...

T ôi không dám khẳng định  nỗi bữa rượu ở nhà Trần Nghi Hoàng  &TTBG là roàn lên án kẻ khác.    Trong đám bạn bè vẫn không thiếu  những kẻ có lòng được xTTBG đế cập, ví dụ như Vũ Thế Ngọc , Tưởng  Năng  Tiến, hoặc  Hoàng Anh  Tuấn .   Tuy rằng về sau àny Hoàng Anh Tuấn, chàng thi sĩ của tuổi ô mai, đôi lúc cũng bị TTBG xỉ vả và nặng lời,  thì cũng chỉ là cái lỗi  chính anh ta gây nên.

Còn  Hoàng Khởi Phong  thì không thể chối cãi  được, với những luận cứ vững chắc của mỗi người có mặt trên chiếu rượu tại nhà TTBG.  Ai cũng cho rằng Hoàng Khởi Phong là một con người háo danh, chỉ thích hót người có tiếng, để người ta hót lại.    Ai cũng biết sau bao nhiêu  ngày, tháng, đứng chầu rìa ở báo Người Việt, để o bế  
Lê Đình ĐiểuĐỗ Ngọc Yến; sau cùng chàng cũng được có mặt trong ban biên tập của nhật báo Người Việt.    Một truyện dài viết  về người anh hùng Yên Thế của chàng xuất hiện trên nhật báo đó.   Rồi từ đấy cứ nẩy sinh ra ấn đề nọ, vấn đề kia,  nhằm đề cao khả năng cá  nhân mình trên địa hạt văn chương.    Ai cũng biết khi còn ở VN, Hoàng Khởi Phong nể Thế  Phong lắm, tự  coi mình là đàn em của Thế Phong.   Nhưng từ ngày   có tên trên  tờ Người Việt,  khi trở về   thăm lại quê nhà, anh ta lại coi
thường Thế Phong,  làm như việc có mặt trên một tờ báo tại Mỹ thì giá trị cây bút mình đã hơn hẳn Thế Phong ,
R iêng tôi  nghĩ,  vấn đề này còn cần phải xét lại.

                                                    ***

Trần Văn Ân , cấp trung tá,  làm việc tại Tổng cục Chiến tranh chính trị  với chức vụ phát ngôn viên của quân đội VNCH,  mỗi chiều phải loan tin tức cho báo chí quốc tế trong nước về những trận đánh xảy ra trong ngày - vì Trần Văn Ân  giỏi tiếng Mỹ , ăn nói lưu loát và phản ứng mau lẹ, khi gặp những câu hỏi hóc búa của phóng viên nào ưa thắc mắc.    Vậy  mà trước những lời tấn công của TTBG vào một buổi sáng ở Santa Ana,  Trần Văn Ân phản ứng rất yếu, rồi trút hêt trách nhiệm cho Bùi Duy Tâm, một tên tu -bíp  hơi thiếu  chiều cao !   Câu chuyện gay go  như thế cũng qua đi,  sau lới nói nhũn của Trần Văn Ân :

" Thôi, nếu tôi có  lỡ lời gì thì mong chị BGiấy và anh Trần Nghi Hoàng bỏ qua cho.   Tôi thành thật xin lỗi !"   ( MTDKCT 1, tr. 143).

BGiấy sẵn sàng bỏ qua cái lỗi của Trần Văn Ân. .
 Trần văn Ân   cúi đầu : " Vâng,  xin cảm ơn chị BGiấy"...  ( trang đã dẫn: 143).

                                                  ***

Đ ời sống hai vợ chồng Trần Nghi Hoàng & TTBG là một cuộc phiêu hốt giang hồ, họ không trở ngại,  không lệ thuộc quá nhiều vào đồng tiền.   Hình như họ chỉ biết làm việc và vui chơi cùng bằng hữu.    Họ cũng rất cứng rắn khi cần,  không một thứ gì làm cho họ chùn bước, ngoài vấn đề tình cảm.

Nhà thơ  Nguyễn Tất Nhiên  đến ở nhờ TNHoàng & TTBG khoảng   2 tháng.   Nói cho đúng ra,  Nguyễn  Tất Nhiên không quen thân vợ chồng TNHoàng.   Việc ưng thuận để Nguyễn Tất Nhiên ở trong nhà là một sự hy sinh và chịu đựng của vợ chồng nha này,  vì chàng thi sĩ này sống rất hoang đàng và vô tổ chức.    Tôi có nghe nói,  khi anh ta không có tiền để sinh sống, một tiệm ăn  thuê rửa bát.   Anh cũng làm, nhưng với chai la-de để bên cạnh.  Anh vừa rửa bát vừa uống la-de nên công việc chậm trễ.    Hơn nữa, bát anh rửa lại không sạch.    Do đó,  buộc lòng chủ quán phải cho  nghỉ việc.

Tôi nghĩ,  giá  Nguyễn Tất Nhiên cứ ở VN làm thơ, chắc không chết.   Nhưng nói cho cùng cũng do Định Mệnh  cả .

Tuy BGiấy là người đàn bà tính tình cứng rắn,  phóng khoáng; nhưng từ trong đáy sâu tâm hồn, BGiấy luôn nghĩ đến công lao của mẹ hiền đã nuôi lớn và chăm sóc mình.   Nên BGiấy   đã cảm ơn Mẹ bằng những câu văn vô cùng cảm động :

"Mẹ tôi  đôi mắt đã mờ,  mái đầu bạc trắng, mình hạc xương mai gầy mòn yếu đuối.   Vóc dáng này, như một nỗi đau vẫn nằm khắng khít trong lòng, tôi rất thương.   Nhưng cũng chính bà là niềm, hối hận triền miên đeo đuổi tôi nhiều đêm không ngủ.  Gần 70 năm trôi qua, một đới người cuốn nhanh như gió thổi.!    Tôi không còn nhiều cơ hội để báo đáp mẹ tôi cái công sanh dưỡng.   Cũng không được bao nhiêu ngày đền tạ với bà những tội lỗi đã làm.   Có đêm bị dày vò đến không ngủ được, tôi hối tiếc những gì gây ra đau khổ cho mẹ tôi trong nhiều năm dài đằng đẵng.   Hối tiếc những bước chân phiêu bạt suốt thời tuổi trẻ đã làm tâm tư bà héo hắt khôn nguôi.
Giờ đây có lúc nhìn thấy hình hài mẹ tôi rũ xuống như cây khô chờ rụng,  tôi nghe dậy lên trong lòng một mối cảm thương vô hạn.   Niềm vui nào mang lại  cũng đều là muộn màng vô ích.   Nỗi hạnh phúc nào cố gắng tạo ra cũng không thể lấp đầy những lỗ trống đau thương trong trái tim khô héo của bà.   Cớ sao tôi lại muốn làm cho bà lo phiến hơn nữa ?   Cớ sao lại muốn đày đọa bà hơn trong những cơn ho rũ phát ra từ lồng ngực của tôi ?  ( MCDKCT 1, tr.. 199)."

BGiấy có thể làm   được bất cứ cái gì mà người đàn ông  làm, như hút thuốc lá và uống rượu cả đêm không say.    Cái lối sống của BGiấy hao hao lối sống của nữ văn hào Pháp Colette trong La Vagabonde .   Vì  lận đận chuyện chồng con, bà Colette phải làm vũ công và cũng rày đây mai đó, tâm cảm cũng bị dày vò vì tình đời.   Bà viết rất hay,  rất linh động, làm người đọc say mê không thể dứt bỏ được .

C ăn nhà  của TNHoàng & TTBG chẳng mấy đêm là không thù tiếp bạn bè.    Họ nói với nhau đủ thứ chuyện, kể cả chuyện đàn bà chửi nhau .

" Đến phiên Hoàng Anh Tuấn :
" Một ông họa sĩ tài ba của VN  là ông ' Nguyễn Xuân Phái '  có cái tật  hễ thây đàn bà trong xóm chửi nhau là tự động ra đứng hàng ba, bắc ghế ngồi nghe.   Có lần ông ấy bảo tôi : " Tao thích lắm, nghe chúng nó chửi nhau sướng lắm mày ạ ". ( tr. 302 ).

Với Hoàng Anh Tuấn , anh này cương ấu, tôi cho rằng anh không giao thiệp  với hoạ sĩ Bùi Xuân Phái  và cũng không biết được  căn nhà của Phái, nên anh đã nhầm cho Phái mang họ  Nguyễn , và  Phái  ở căn buồng nhỏ, không có hàng ba gì hết.    Nhưng có cái Hoàng Anh Tuấn nói đúng là Phái thích nghe đàn bà  họ chửi nhau, vì luôn luôn  họ  văng tục .   Nhưng ấy là khi Phái chưa có gia đình kia .  Sau khi đã lập gia đình, Phái không còn thích nữa., vì mình cũng đã có một cái rồi ! .

H ết chuyện nọ  xọ chuyện kia, bọn đàn ông xướng lên chuyện  bia ôm ; thế là bị các bà  phản đối, dĩ nhiên trong đó có BGiấy, vì BGiấy trong lòng đã mang sẵn những vết thương do chuyện tình năm xưa gây ra.

N ói cho ngay,  tất cả những khuôn mặt văn nghệ dù mới hay cũ , bất cứ ở không gian nào, cũng được BGiấy vẽ chân dung lẩn cả tính tình bằng một ngôn ngữ riêng rất chính xác,  rất linh hoạt.    Chẳng hạn như Mai Thảo.   Chỉ vì vài dòng của BGiấy  mà người ta, dù chưa quen hoặc chỉ biết mặt ông, cũng nhìn rõ chân tướng Mai Thảo :

" Độ một tiếng đồng hồ  sau, Mai Thảo xuất hiện.   Ông từ cửa chính bước vào, xăm xăm đến ngồi ở cái trường kỷ, vẻ thản nhiên lãnh đạm như không cần để ý mà đáp lại cái gật đầu chào của tôi  -   khi ấy đang ngồi với Cẩm  Hằng và Trần Nghi Hoàng nơi sa- lông.
 Đây là lần thứ nhì tôi gặp Mai Thảo.   Cái dáng ông  cao gầy, khuôn mặt xấu xí với màu da xám xịt; trên đôi mắt hiện rõ vẻ hiu hiu khinh khỉnh.   Trong óc tôi nghĩ nhanh đến những lời kể của Trần Nghi Hoàng,   Trần Quảng Nam, Nguyễn Tất nhiên về Mai Thảo với cái lối kể cả coi đời bằng vung một cách rất là lố bịch ..."
( MCDKCT 1, tr. 433).

M ay qúa , Mai Thảo đã nằm yên dưới đất rồi.   Nếu không, đoạn văn trên sẽ làm anh tiổn thương ít nhiều,  tuy bề ngoài anh tỏ ra như chẳng coi vào đâu .

                                                   ***

Trần Nghi Hoàng  đuổi Nguyên Vũ  - một ông tiến sĩ về Sử - ra khỏi cửa.   Ông này thuê Trần Nghi Hoàng đánh máy một tác phẩm của mình với cái hẹn 10 ngày.   Trong khi Trần Nghi Hoàng đang cố gắng để làm cho đúng kỳ hạn,  mà vì nóng ruột sợ không xong,  nhưng  ngày nào ông ta cũng đến giục.   Trần Nghi Hoàng giận quá,  trả lại bài viết và cả những trang đã đánh vào computer cho Nguyên Vũ , rồi thẳng tay đuổi Nguyên Vũ ra khỏi cửa , dọa rằng nếu không ra ngay , Trần Nghi Hoàng sẽ cho Nguyên Vũ đo ván  ngay tại chỗ làm việc của mình.    Thật cũng may,  hôm đó Nguyễn Bá Trạc  đi  cùng   Nguyên  Vũ , nên  Trạc kéo Nguyên Vũ đi ngay Nếu không, chưa biết chuyện gì đã xảy ra sau đó .

Nguyên Vũ trước kia là Pháo binh Dù , tính tình nóng nảy, ham đánh lộn.   Tôi nhớ khi xưa,  trong một bữa cơm, chắc men rượu đã ngấm, Nguyên Vũ rút khẩu Colt 45 ra định bắn người bạn.    Anh kia cũng ở đơn vị Dù, cũng rút khẩu Colt 45 của mình, chĩa mũi súng vào Nguyên Vũ.  Anh em có mặt phải khuyên giải cả hai bên mãi mới xong.

Nguyên Vũ chơi thân với Phan Nhật Nam , 2 cuốn Dấu binh lửaDọc đường số 1 của Phan Nhật Nam đều do nhà xuất bản Đại Ngã của Nguyên Vũ in .


                                                      ***
   (.......)
T rong cuốn  tâm bút  đặt ra  nhiều vấn đề lắm, từ chuyện nọ tới chuyện kia, nối tiếp nhau miên man không dứt đoạn.   Chúng ta phải nhận  thật BGiấy là một cây bút tài hoa.  Tôi phục Lê Ngộ Châu  biết người biết của, nên sau khi đọc xong, đã viết thư báo cho tôi hay, phải đi tìm mua mà đọc ngay.   Tôi  đã được TTBG tặng sách, dù đã cố tìm mua, mà chẳng nơi nào bày bán.   Tôi đã say mê đọc mấy ngày liền, bỏ tất cả những công việc  đang làm, vì bị cuốn sách lôi cuốn vào vòng quay của nó.

 Qủa thật  trong 2 tập Một  truyện dài không có tên  của  Trần Thị Bông Giấy, không một   thần tượng nào được xây dựng tại VN từ trước mà còn đứng vững và giữ được nguyên giá trị.   Những ngôi sao phái nữ càng tuột dốc thê thảm.
 Nào: Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng v.v... đều bị những nhát chổi của Trần Thị Bông  Giấy quét vào góc vườn .[]
 (....)
-----
   bài  đăng lần đầu trên tạp chí Văn Uyển Mùa Đông 1999, TTBG  chủ trương ( BG chú thích )
** tựa chính: Một vài cảm nghĩ sau khi đọc' Một truyện dài không có tên của TTBG'. ( Biên tập chú thích ).  

TRẦN THỊ BÔNG GIẤY

( trích ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA , 1
  Văn Uyển xuất bản, San Jose, Cali, USA 2005 - tr.    206 - 214)