Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

MỘT NGƯỜI LÀM PHẢ RA ĐI / LỮ QUỐC VĂN viết.

                                      NGƯỜI LÀM PHẢ RA ĐI :
                     DÃ LAN-NGUYỄN ĐỨC DỤ: 1919-2002
                                      bài viết :  LỮ QUỐC VĂN.

I.- Tiễn biệt người làm phả.
      Tôi nhìn  khuôn mặt ông.   Nó không sáng hồng của kẻ còn mê đắm với cuộc đời mà trắng bạch.  Tôi nghĩ, sắc mặt đó dứt khoát giã từ những hư ảo.
      Đúng rồi! Ai cũng một lần sinh, một lần đi.   Vào đời như một khách lạ, bơ vơ triền miên trong hỉ nộ ái ố:
                                      Thảo nào khi mới chôn nhau
                                       Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !
                                                       ( Cung oán )
      thì, chỉ có lúc phơi phới trở về, mới mang vẻ tiêu dao của một linh hồn đạt mệnh.  
      Nên, khi đứa con tôi sửa dung nhan ông, chiếc mũ phớt ngay ngắn trên bộ áo complet, chă hẳn để ông có một bộ dáng đẹp đẽ, thung dung đi về ngôi nhà của ngàn năm.
       Lúc đó là 1 giờ 50 của buổi trưa ngày thưa sáu 03.05.2002.  Tiếng mõ và tụng niệm vẫn trầm trầm chuẩn bị cho phút nhập quan.
       Tôi nhìn lên di ảnh.   Người ta thường nghĩ, người vừa mất, cái thần của chân dung vẫn còn đọng lại.   Có lẽ vậy, vì nếu không có  chiếc áo quan gỗ quý, sậm bóng đang chờ đón ông, hẳn tôi tin, ông đang bận bịu  gì đó ở trong phòng.   Những lần gặp gỡ, chuyện trò cùng ông, tất cả chỉ mới đây thôi.

1.- Lần đi thăm với Thế Phong.
      Giữa năm 2001, tôi cùng nhà văn Thế Phong lại thăm ông.   Thế Phong có mối thâm giao với Dã Lan.
      Trên  báo ' Thanh Niên' số 2 tháng 4. 1994, Thế Phong đã viết:" DÕI TÌM TÔNG TÍCH NGƯỜI XƯA' một công trình đồ sộ về gia phả của các danh nhân Việtnam" , Phong có mang theo máy hình và ông tiếp chúng tôi tại phòng khách dưới nhà.
       Khi ông chưa té xe, câu chuyện thường bắt đầu ở phòng làm việc trên lầu.
       Người ông gầy hơn, những sợi râu ngắn, bạc, bướng bỉnh.   Lúc đầu, ông chậm chạp, mệt mỏi.   Rồi những câu chuyện bông đùa cuốn hút ông, theo với nụ cười tươi, đôi mắt sáng.
       Tôi gợi chuyện:
       - Ông anh còn nhớ quán phở " Đừng gọi bác bằng anh không ?"
        Ông ngớ người:
       - Chú nói gì ?
       - Mười năm trước, anh và Thế Phong ghé tiệm phở trên đường Lê Quý Đôn.   Bà hàng thấy anh trẻ như Thế Phong nên đon đả.   Hai anh dùng phở gì ?
        Không ngờ anh đùng đùng nổi giận: " Con trai tôi còn hơn tuổi chị, sao chị dám gọi tôi bằng anh ?"
        Bà hàng hãi quá, vội vàng:" Thưa bác dùng gì ?"
        Nét mặt dãn ra, ông cười tự trách:
        - Ừ, lúc ấy anh hơi nặng lời!
        Tôi bàn thêm:
        - Bây giờ, anh thấy nằm, nó dễ chịu hơn.   Nên ngại đi.   Cứ nằm mãi, người nó xìu, ươn ra !  Anh phải bắt Thế Phong chở đi" thăm dân cho biết sự tình".  Gân cốt dẻo, lòng phởn phơ thì cứ là, khỏe hơn voi !
         Ông ngơ ngác :
         - Chú nói thăm ai ?
         Thiệt khổ, ông cứ mải mê với hình nhi thượng mà bỏ quên phần hình nhi hạ ! Tôi phải giải thích: nó là thế này, nó là thế kia...
          Bấy giờ, ông mới gật gù, nói một câu như gần, như xa:
          - Anh còn mạnh lắm !

2.- Chuyện trò với Ý Nhi.
         Gần Tết, tôi chở Ý Nhi trên chiếc 84 cà tàng lại thăm ông.   Nhà thơ nữ này rất tế nhị trong giao tiếp, đã mang theo một túi trái cây làm quà.
          Chuyện trò giữa người viết phả và làm thơ, chỉ quanh quẩn trong những thăm hỏi bình
thường mà ông tươi cười rạng rỡ.
          Lúc ra về, Ý Nhi nói với tôi:
          - Cụ còn minh mẫn lắm !

 3.- Hỏi tên Mai Anh.
       Một sáng tháng 2 năm 2002.  Mai Anh chở tôi  chạy lòng vòng.  Bạn bè quen thuộc tản lạc, nhiều lúc, chẳng còn biết tới đâu để  vài ba câu lăng nhăng rồi rủ nhau tạt vào một quán nhỏ.   Đột ngột tôi rủ Mai Anh:
       - Ghé thăm Dã Lan đi !
       Mai Anh đã gặp ông vài lần ở nhà tôi.   Lần gần nhất là năm 1966, năm tôi tổ chức lễ mừng thọ các bậc tôn trưởng.   Năm ấy, Dã Lan mới 78 mà hôm đó có nhiều bậc trên 80,  như : Vương Hồng Sển, Giản Chi, Thượng Sỹ, Võ An Ninh, Phạm Cao Củng, Mộng Tuyết...
        Trong câu chuyện bây giờ, Dã Lan hỏi tên người khách lần đầu tới thăm ông.   Mai Anh khéo nói, mỗi lúc ông một vui thêm.   Ông hỏi tên Mai Anh lần thứ hai với hứng thú:
       - Chuyện cũ 40 năm tôi còn nhớ như in!
       Nhớ cũ mà quên mới, ông hỏi   tính danh Mai Anh lần thứ tư.
       Tôi chợt có một chút se thắt!   Thanh vẫn trong, khí còn vững, nhưng cái thần bàng bạc mất rồi !
       Tôi nhìn ông lần cuối.   Tội cúi đầu tiễn biệt người anh cả con ông bác ruột.   Trong tiếng mõ tụng niệm, con cháu nức nở - người vợ chịu thương chịu khó của ông lả đi.   Có mặt người em út Nguyễn Hải Lộc từ Hà Nội vào.   Trưởng nam Nguyễn Đức Lân cũng từ nước Mỹ về kịp.   Rất nhiều họ hàng..
.
        Giờ Chính Mùi  ngày 21 tháng 3 Nhâm Ngọ tức 2 giờ 15 chiều thứ sáu 3.5.2002,
         Rồi sáng chủ nhật 5.5.2002, đúng 9 giờ, các chị em chúng tôi đủ mặt theo giờ hẹn.   Ngoài các lễ vật, còn khung kính có 4 chữ lớn:" Khói sóng- Hạc vàng" do Song Nguyên , em ruột Lữ Hồ phóng bút.  ( Hữu nghị, Song Nguyên chỉ tính gọn 450.000 Vnđ).
         Tôi giải thích  cho bà chị: " Chữ mượn của Tản Đà dịch Hoàng hạc lâu Thôi Hiệu. thấy cảnh đẹp, lại nhớ người  đã khuất ".
          Nhà thơ  Trần Nhật Thu cũng vừa đưa vòng hoa đến; cả nhà sử học Mặc Đường, người viết lời giới thiệu" Dõi tìm tông tích người xưa"...
          Đúng 6 giờ thứ hai  6.5.2002, lễ động quan.   Linh cữu đi từng bước chậm theo nhịp gõ lách cách.   Qua cửa, tới đầu ngõ, áo quan quay đầu.   Những người khiêng, nâng đầu cữu lên xuống ba lần : một cử chỉ tử biệt của người đi.
          Tôi gặp Thế Phong bên  Nguyễn Mạnh Đan, có cả chị Nghiêm Phái- Thư Linh và đông đủ chị em chúng tôi.   Họ hàng, bạn bè, hàng xóm.
           Hoàng Vũ Đông Sơn, Mai Anh và tôi dắt xe đi sau cùng.   Từ 5 giờ 45, vừa đến, chúng tôi đã gặp bác sĩ Ngô Gia Hy 88 tuổi đứng đón linh cữu.   Người gầy - thấp, ông đứng hơi nghiêng như một thân trúc.   Tình của người bạn già, thực cảm động !

           Xe đưa linh cữu về nơi an nghỉ  tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa.   Thế là, Dã Lan giã biệt cuộc đời ở tuổi thọ 84.   Ông đi lúc 1 giờ 05 ngày 3.5.2002. Đêm vừa qua giờ Tí.
           
   II.- Lược sử người lảm phả.
          Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thu, húy Liêm.   Nguyên quán  làng Thượng Cốc, tổng hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
           Sinh ngày  6.9.1919 tức 13 tháng 7 năm Kỷ Mùi tại quê ngoại ở thôn Vĩnh Dụ, tổng Phương Điếm, huyện Gia Lộc.   Khi làm phả, ông ký Dã Lan là hàm ý tự hào về dòng họ khoa bảng.   Bởi  Lan là" vương giả hương" , biểu thị cho tiếng thơm của bậc tài danh: Nội tổ Nguyễn Đức Đản, đỗ cử nhân khoa canh Tí Thành thái thứ 12 ( 1900).   Tằng tổ Nguyễn  Đức Tú cử nhân khoa Đinh Mão Tự Đức thứ 20 ( 1867); Cao tổ Nguyễn Đức Nhượng, cử nhân tân khoa Nhâm dần Thiệu Trị thứ 2 ( 1842).
     " Quốc  triều Hương khoa lục" Cao Xuân Dục đều ghi ở mỗi họ tên dòng chữ: cha con cùng thi đậu . ( Bản dịch Nxb tp. Hồ Chí Minh  1993 ghi rõ: Cha Nguyễn Đức Tú nhưng in lầm Nhượng thành Vượng ).
       Còn Nguyễn Đức Dụ là họ gốc thêm mỹ danh bày tỏ tình yêu mến bên ngoại.   Có lẽ, ông thêm phần ngoại tộc trong gia phả là do tình cảm đó chăng ?
        Chính ông đã viết về bản thân như sau :
        " Giai lớn    là Nguyễn Đức Dụ, tính nóng nảy vô tâm.   Học hết bậc Tiểu học Pháp Việt thì nghỉ học.
          Tháng 3 năm 1943, thi đậu thư ký Sở Máy bay   Biên Hòa.   Tháng 9 xảy tác chiến Việt Pháp, lúc Tây đánh tới Thủ Đức thì ông về Bắc ( ngày 11.10.1945).
          Năm 1946 , kháng chiến toàn quôc bùng nổ, gia đình tản cư về Đoàn Xá ( làng Mũa)  Ninh Giang trồng rau, kéo lưới.
          Đầu năm 1950. mặt trận lan tràn, dân tình điêu tán, ông bà vượt Đường số 5 đi Liên khu 1 thì bị Tây bắt về Thành.
          Tháng 7 năm ấy, ông vào lính.
           Tháng 5.1952, mãn khó lớp Hạ sĩ quan Bính Động, trúng cách thăng Trung sĩ.
          Đầu tháng 3.1955, ông đưa  gia đình vào Nam.   
          Năm 1957, đắc cách thăng trung sĩ 1, tháng 7  ông xin giải ngũ sang làm ở Viện Đại học Sài Gòn .  ( trang 178-179 Nguyễn tộc thế phả- Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ ).

III.- Việc làm gia phả dòng họ .
    1.- Một bản thân làm việc tích cực.
          Tâm niệm : " Hiện nay, con cháu họ nhà ta ở miền Nam cũng đông đảo, nên nghĩ rằng cần phải có một quyển gia phả duy nhất để cho đám hậu sinh biết giòng dõi gốc tích ông cha ".
( Nguyễn tộc thế phả - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ ).
       Dã Lan bắt đầu thu thập các chứng ngôn, hình ảnh và tư liệu, kể từ năm 1959.   Sau mỗi  chiều tan sở vá các ngày nghỉ, ông đều đạp xe đạp đi gặp từng bậc cao  tuổi và các người trưởng thành trong họ để hỏi han mọi chuyện .
       Ông cũng từng lên Sở Hưu bổng hoặc ra Thư viện Quốc Gia lục Công báo để tìm các văn bản bổ nhiệm, hoặc khent hưởng có liên quan đến nhân sự trong phả.
        Ông làm việc đều đặn, tận tụy như một kiến tha mồi.

2.- Sự hỗ trợ của họ hàng.
      Người chú ruột là Nguyễn Đức Bổn ( tục goi ông Tư Bổn ) đưa Dã Lan  những di ảnh độc nhất.   Nguyễn Duy Linh,  trưởng nam của ông cũng bỏ tiền chụp  lại và rửa nhiều ảnh cho Dã Lan.
      Quí nhất là toàn bộ 5 tập di bút bằng chữ Hán: Nguyễn tộc phả ký, Trung thừa thế gia, Gia tiên quân văn chương, Ngọc phả, Kỵ điền ( do cụ Tằng tổ là tuần phủ  Nguyễn Đức Tú lưu giữ và ghi chép) cũng được người chú Nguyễn Như Cương ( con lớn  của người trai thứ 6 của cụ Tuần phủ- tục gọi cụ Thừa Sáu) vẫn giữ, trao cho Dã Lan.
      Người ông là Nguyễn Đức Đàm ( 1884-1963) con trai thứ cụ Tuần , hiệu Bút Phong, có nhiều bài hát nói được dẫn trong' Việt Nam ca trù biên khảo' đã phiên âm và dịch từ các tài liệu chữ Hán.
       Khi cụ mất, Dã Lan khóc:" Ông ơi, nhờ  có ông, cháu mới hoàn thành bộ phả, vì giòng họ mà ông vất vả công lao" ( tr. 179 Nguyễn tộc thế phả- Dã Lan Nguyễn Đức Dụ ).

       Sau hai năm sưu tập tư liệu mọi nguồn và sáu tháng biên soạn" lấy thân làm giấy, vắt óc  gạn tim làm mực trải qua sáu tuần trăng tròn khuyết soạn, nên bộ Nguyễn Tộc Thế phả ".
      ( Nguyễn tộc thế phả- Dã Lan-Nguyễn Đức  Dụ ). 
       Bản thảo  hoàn thành , thì một buổi  duyệt phả được Dã Lan tổ chức tại nhà ông vào ngày 9.7.1961:
 " Hội đồng gia tộc Nguyễn Đức đồng thanh tuyên bố công nhận".
      ( Quyết nghị kèm trong Nguyễn tộc thế phả- Dã Lan-Nguyễn Đức  Dụ ).
      Việc  in ronéo bộ sách  dày 273 trang, khổ 21x26, được hoàn thành sau 2 năm.
       Trong việc in ấn, người chú ruột - tục gọi ông Tư Bổn- có đưa Dã Lan 2.000 Vnđ.
       Nhiều năm trước, nhà văn Thế Phong có kể lại với Nguyễn Duy Linh ( anh ruột nhà văn Hoàng Khởi Phong- TP  ghi )   chi tiết đó  và Linh đã kể lại với người viết. 
         Buổi trưa ngày thứ sáu 17.5.2002, tôi   và Mai Anh ngồi ăn với Thế Phong tại  Nhà hàng Yesterday( 3.../   Nguyễn Đình  Chiểu, Quận 1) - bữa ăn do Thế Phong  khoản đãi.   Đáp câu hỏi của tôi, Thế Phong hỏi lại:" Người chú  là ông Tư Bổn phải không ?" và khẳng định: " Lúc còn khỏe, một lần vui chuyện, ông Dã Lan đã kể với Thế Phong:" Chỉ có ông Tư Bổn đưa 2000 Vnđ mà thôi"!".
         Trong việc  lập phả, cũng có những bất đồng về quan điểm: người muốn được viết phả theo chủ đích
' tốt phô ra, xấu xa đậy lại'- người muốn chỉ ghi tính danh , lược bỏ hết mọi chi tiết cá nhân...
          Nhưng Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ kiên định với chủ ý , đoạn văn dưới đây cho thấy thái độ dứt khoát, mạnh mẽ của ông:
         "... nông nỗi  khó khăn lúc soạn phả, ví như có người muốn giấu cả danh tính chức phận; có nhà không muốn nhắc lại sự việc  cũ; thậm chí có người chỉ vì sự câu nệ cố chấp mà không chịu cho chép phần ký sự của mình vào gia phả... Nên hiểu rằng việc làm phả cũng như việc chép sử cần phải kê cứu tường tận, để cho đời sau có đích mà theo.   Xem như di bút của cụ Tuần nhà , thảo ra còn nói cả điều hay điều dở, thì thiết nghĩ, người đời nay cũng nên trông gương các cụ tự vấn mình mà lấy điều đó làm xấu hổ vậy..".
       ( Khái dẫn Nguyễn tộc thế phả- Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ ).

     IV . Một quan niệm rất mới về phả. 
       Trước  Dã Lan   và nhiều gia đình Việtnam ở năm 2002    này, vẫn giữ một thái độ cẩn trọng về phả.   Gia phả là một di bút thiêng liêng, được các trưởng tộc mỗi đời ghi chép tiếp.   Đó là một bản viết tay duy nhất mà chỉ người trưởng tộc mới có quyền mở xem  vào những ngày giỡ , tết; hoặc do một nhu cầu tra cứu.
        Nhưng kể từ năm 1963, Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ là người đầu tiên mở ra một quan niệm rất mới về gia phả.
        Không kể  những nét mới trong biên soạn ' thêm phần ngoại tộc, quê hương..'. Các chi tiết về trận đánh đồn Gia Lộc ( huyện gốc của dòng họ ) , đồn Kha Lý ( liên quan đến người em con bà cô ruột ) ... Dã Lan  đã thực hiện một canh tân sáng tạo.
        Gia phả  được in nhiều bản và chia làm 2 loại : Bìa bọc gấm và các lọai bìa khác.
         Mọi thứ bậc và trai, gái, nội, ngoại, đều có quêền nhận một bản , tùy loại- sau khi đã đóng mọi ấn phí.
         Rõ ràng, khởi đầu từ Dã Lan, gia phả đã vượt khỏi cái khung' kín cổng cao tường '  để được  phổ biến rộng rãi trong họ.   Và một lễ nhận phả đã được tổ chức trang trọng tại nhà ông vào ngày 27.10.1963.
        NGUYỄN ĐỨC TỘC PHẢ đã đước đón nhận  trân trọng và mỗi tấm hình lớn đã ghi lại cảnh tượng hoan hỉ đó.   ( Mẹ tôi  đã bế cả thằng cháu nội 2 tuổi đi dự ).

V. Con người và tác phẩm.
      Dã Lan kể với nhà thơ  Trần Nhật Thu :
      ".. Sau khi cuốn gia phả dòng họ tôi ra đời, nhiều người biết và tìm đến tôi trao đổi về ngành khoa học mới mẻ này".
( Văn hóa nguyệt san, số 1 tháng 1.1995).
       Bộ phà  đồ sộ của dòng họ đã chinh phục đến độ làm mê hoắc nhiều  dòng dõi danh tiếng.   Những người này đã đưa Gia phả của họ mình cho Dã Lan, dù ông có một đòi hỏi nghiêm khắc.  Phải là bản gốc.  ( nhưng thái độ của ông thật dễ thương, đáng cảm phục)" Tôi quý trọng tổ tiên tôi thế nào thì cũng quý trọng tổ tiên mọi người như vậy.   Ai cần tôi sẵn sàng giúp".
      (  bđd)
    Có một chuyện vui như thế này :
      Năm 1994, nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhờ tôi chở đến  Dã Lan và đưa ông bản lược khảo về dòng họ Doãn, do chính anh soạn bằng quốc ngữ.
       Ít tháng sau, anh lại đến cùng tôi và xin lại.   Không ngờ, Dã Lan cự ngay:
     " Đã đưa sao còn đòi lại ?"
       Bản tính hiền  , Sỹ chỉ cười xòa và chịu nhận bản photocopy vừa sao về
       Trên đường, anh nói với tôi:
       - Của mình mà cụ lại mắng ?
       Tôi giải thích :
        - Trong nghiên cứu phả, Dã Lan chỉ làm việc với bản gốc!.


Năm 1969, tác phẩm in ronéo: Gia phả khảo luận và thực hành'  đước' Giải thưởng Khuyến khích văn học và Nghệ thuật Toàn quốc' do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa Sài Gòn tổ chức.  
   ( Hoàng Vũ Đông Sơn tìm hộ chi tiết này và nhà văn Thế Phong, bạn thân thiết của  Dã Lan, tác giả nhiều bộ sách văn học: Lược sử văn nghệ VN - Nhà văn tiền chiến... rất quan tâm đến các sự kiện văn học, đã hơn một lần xác định:' Đó là giải khuyến khích không có thưởng hiện kim'. - Trong bữa ăn trưa ngày thứ sáu 17.5.2002 cả Thế Phong và Mai Anh cùng khẳng định như thế ! )
       
       Nhà văn học Nguyễn  Hiến Lê đã nhiệt liệt  tán thưởng tác giả:
  "... Để hết  thì giờ nghiên cứu  ngành gia phả, đã tự soạn một bộ  dày khoảng 500 trang, quay ronéo vài trăm bản, bán trong nước và gửi tặng thư viện vài nước lớn như: Pháp, Mỹ, Nhật... được học giả ngoại quôc khen là công phu...".
       ( tr. 507' Hồi ký Nguyễn Hiến Lê' nxb Văn học, 1993).

      Thế Phong kể lại chi tiết việc Dã Lan gửi tặng tác phẩm, với những biểu thị đầy cảm tính:
       "... Cách đây 21 năm, ấn bản đầu tiên in ronéo tác phẩm GIA PHẢ KHẢO LUẬN & THỰC HÀNH  của ông Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ, đã được gửi tới 29 Trung tâm Văn hóa trên thế giới.   Giáo sư Nguyễn Đình Hòa , người   dịch mục lục tác phẩm này và gủi cho giáo sư Spencer J. Palmer của đại học Brigham Young University ( Mỹ).    Giáo sư người Mỹ này đã ghi nhận: Tọi cam đoan rằng tác phẩm này vô cùng quan trọng trong việc đóng góp vào nền gia phả học  Á châu..".   ( báo Thanh niên số 2, ngày 4.1.1994 - nguyên văn tiếng Anh:" This much I am sure of, that this volume is a very important addition to the Asia genelogical  Literature..".

       Kết quả thật tốt đẹp.  11 giờ ngày thứ  sáu 21.7.1972; Phái đoàn của Viện đại học Brigham Young Hoa Kỳ đến thăm một biên khảo gia Việtnam để tìm hiểu ngành gia phả học Vie65tnam.   Phái đoàn gồm 3 giáo sư Đại học và Trường phái đàon là Gs Spencer J. Palmer- phái đoàn được tác giả tặng 1 cuốn phả ký chữ Hán:" Trung thừa thế gia" của họ Nguyễn Đức"
         ( báo Chính luận ngày 24.7.1972.) .
         Sau ấn bản  ronéo thành công rực rỡ như thế, tác phẩm được xuất bản nắm 1961, tái bản 1973.   Rồi' 'Một lối chép gia phả thật đơn giản'  ( nxb Sóng, Saigon 1974).
           Do 2 công trình gây tiếng vang lớn, tên tác giả được đưa vào cuốn' WHO'S WHO IN VIETNAM'  / Việt Nam Thông Tấn Xã, Saigon xuất bản 1974.
         ( Dã Lan tặng phần  viết về Dã Lan ).

          Sau 1975, nxb Văn hóa thông tin cấp giấy phép' GIA PHẢ KHẢO LUẬN & THỰC HÀNH  ( 1992), nxb Mũi Cà Mau ấn hành MỘT LỐI CHÉP GIA PHẢ THẬT ĐƠN GIẢN'  ( 1993).
           Cả 2 tác phẩm do nhà thơ Trần  Nhật Thu biện tập, lo liệu mọi công việc in ấn, phát hành .

            Trong bài ' Phỏng vấn người Sài Gòn'  ( Nxb Trẻ, 1999)- Phan Hoàng viết:
           "... Biên khảo cổ học như ông mà chỉ giỏi tiếng Pháp, ít rành chữ Hán.   Làm sao bù đắp cho bất lợi ấy ?   Những lúc gặp khó khăn, ông phải tìm đến người bạn già giỏi hán học là giáo sư Lê Trí Viễn..."
          -  Không đúng! Người bạn đó là cụ Nguyễn Chí Viễn, nhà ở Đường Bàn Cờ- dịch chung cùng nhà giáo Trần Văn Từ, bộ' Liêu trai' , dịch' Tuyển tập Từ Trung Hoa Nhật Bản' - người viết bài này từng gặp dã lan từ nhà cụ đi ta, tay ôm chồng tư liệu dịch từ Hán văn. 

   VI. Một bài thơ gửi tặng muộn màng.
          Tôi  là  một ngơời viết lười biếng và sách vở phim hình lộn xộn tới mức rất khó tìm.
           Trước 1975, anh bạn thân, chuyên viên Chàm học  Nguyễn Khắc Ngữ, đã nhiều lần che:" thằng này hỏng !"
           Tự xét, thấy mình hỏng thật !   Cụ thể : năm 1994, tôi chở  Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ lên đền đức Thánh Trần.   sau đó, lúc ngồi chung ở ngoài quán, có Sơn Nam, Trần Hồng Khương ( nhà thơ nữ, thứ nữ Á Nam-Trần Tuấn Khải- TP ghi ) - TÔI CHỢT NẢY Ý NGHĨ TINH NGHỊCH: ĐỜI TRẦN CÓ DÃ TƯỢNG GIỎI BƠI LẶN, NAY CÓ DÃ LAN LÀM PHẢ.    Phải làm bài thơ tếu trêu ông anh .
           Buổi tối làm xong, chep  vào một cuốn sổ, rồi mải vơ vẩn đâu đâu, quên hẳn! 
            Hôm tiễn biệt Dã Lan về, lục tìm bài thơ' Khóc bạn' / Phạm Quỳnh- thì thấy bài thơ  ý lộng, từ quấy !   Nhưng viết ra để một chút ngậm ngùi !    Con người thường xa nhau lúc  sống; mất mới hối tiếc! Quả là muộn rồi!
           Chép ra, như một gửi tặng muộn màng :
                         
                                  HỌ Dà CHÍN ĐỜI, CHÁU CỤ TƯỢNG
                                  PHƯỚC NHÀ , LINH KHÍ ĐANG THỜI VƯỢNG
                                  TAY BƠI, CHÂN ĐẠP NỔI DANH TRẦN
                                  RÂU VỂNH, TÓC CUA LỪNG TIẾNG THƯỢNG
                                  VỒ ẾCH THEO VOI ĐỦ NGÓN SẦN
                                  VUỐT HÙM MÓ NGỰA, THỪA TAY SƯỢNG
                                  PHONG LƯU LỊCH LÃM; ĐÁNG PHONG THẦN
                                  NỨC NỞ NGƯỜI KHEN; GIỎI NHẤT DƯỢNG !
                                       []
                                  LỮ QUỐC VĂN.

------
*  gửi kèm bài, tác giả  ghi:' Thân tặng Nhà văn Thế Phong" (8.6.2002)
     - với tôi, đây là : BÀI  DUY NHẤT VIẾT ĐẦY ĐỦ VỀ
    PHỔ TRẠNG DÃ LAN-NGUYỄN ĐỨC  DỤ. ( 1919-2002)". 
         (T.P.)                             
                                     

CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG / TRỊNH CÔNG SƠN, 1968.

                                               CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG
                                              ---------------------------------------
                                                          Trịnh Công Sơn, 1968.

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay ao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống không bạn bè không có ai
Không có ai từng ngày
Không có ai đời đời
 Ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
Trong nghĩa trang này có loài chim thôi

Anh nằm xuống cho hận thù vào  lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn
Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh
Như cánh chim bỏ rừng
Như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần nhìn anh đến
Những xót xa đành nói cũng hư không

Bạn bè còn đó anh biết  không anh
Người tình còn đó anh nhớ không anh
Vườn cỏ còn xanh
Mặt trời còn lên

Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống

Vùng  trời nào đó anh bay qua
Chỉ còn lại đây những ánh sáng bao la
Người tình rồi quên
Bạn bè rồi xa
Ôi năm tháng những dấu chân người cũng bụi mờ

Anh nằm xuống như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố trong một ngày đã nhắc tên
Những sớm mai lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang .
[]
TCS.


Chú thích:
 (....)        Viết khoảng giữa / cuối 1968, nhân cái chết của Lưu Kim Cương, một người bạn hào hoa và hào hiệp : " Câu lạc bộ ( Bốn phương trời)  nằm trong khuôn viên của Không  đoàn 33, do Lưu Kim Cương làm tư lệnh trước đây đến khi tử trận qua chiến dịch Mậu Thân đợt hai vào giữa năm 1968 (.... ) Lúc tử trận Cương mang cấp bậc đại tá, khi chôn ở Mạc Đĩnh Chi vinh thăng chuẩn tướng (...) Buổi  đưa tiễn đến nơi an nghỉ cuối cùng, rất đông nghệ sĩ từng giao du yêu mến chàng.   Bài nhạc ' Anh nằm xuống' ( sic)  của Trịnh Công Sơn là một ví dụ.   nhưng bữa nay không thấy mặt Sơn, buổi sinh thời Sơn giao du với  Cương, được Cương yêu mến, nên Cương đề nghị với Tướng Tư lệnh KQ Trần Văn Minh đưa Sơn vào lính không quân để cho qua cơn binh đao nội chiến.   Tư lệnh KQ trả lời Cương, hình như điệu nhạc phản chiến của Sơn không hợp với quân chủng này, nếu nhận làm nhạc công như nhiều nhạc sĩ khác như Duy Quang, Nguyễn  Trung Cang, Trí ' khùng'... chưa chắc Sơn đã làm công việc này hoàn hảo, nên tướng chối từ ..." (....)

 Thế Phong, 1966: Hồi ký ngoài văn chương, nxb Đồng Văn, Văn Nghệ phát hành, California, USA tr. 112-113  (  http:// www. tcs-home.org/dongs/titles/ChoMotNguoi   )
    ( trích lại theo Google /  search....)

Related  content.

        Thi sĩ Thái  Thăng Long trao tôi đôi bài thơ, dưới bài có chữ ký tác giả - trong đó' Nhớ Trịnh Công Sơn'.    Xem   ra bài thơ rất xúc động, tôi xin phép tác giả đưa vào  mục  Related Content- sau khi đọc  bài
' Anh nằm xuống' lời một ca khúc cảm động của TCS làm tặng  tướng KQ Lưu Kim Cương ( 1932 -1968) .
 Thái  Thăng Long, tên thật Thái Gia Trí, sinh 1950 tại phố Đội  Cấn, Hà Nội. tác giả: Ám ảnh ( thơ), Chiều phủ  Tây Hồ ( thơ)  ,'Thời gian huyền thoại' ( thơ,)' Đồng hành thế kỷ ( thơ).   Chàng trưởng chi nhánh nxb Thanh  Niên tại tp HCM - rất' thoáng' đã cấp phép 'Hà Nội 40 năm xa' tập bút ký   104 trang, đã trải qua trên bàn mổ xẻ 5 nxb ( trong đó biên tập viên  nxb Thanh niên ở Hà Nội lần trước -   CTL từ chối  ). 
Thếphong.

                                                    NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN
                                                 ----------------------------------------
                                                 một bài thơ: THÁI THĂNG LONG

Đi qua ráng chiều
Nhớ anh
Mang gia tài của mẹ
Mẹ Việtnam, chan nước mắt kiếp nghèo...

Mẹ Việtnam
Hai bàn tay trắng
Hai bàn tay bấu cõi phiêu diêu ...

Đi qua ráng chiều
Trăm năm anh
Bao bài hát vận phận đời ma mị.

Những phận đời có thực như mơ?
Những phận đời
Dại khờ
Những phận đời
Uất nghẹn

Đi qua ráng chiều
Lời ca anh rớm máu
Tôi nhặt tìm từ trong vô thức
Một cõi đời hy vọng mênh  mông

Tôi chắt những âm thanh
Có hồn và lửa
Từ trái tim anh mê dại ưu phiền

Đi qua ráng chiều
Trăm năm anh
Mãi còn để nhớ
Ôi! nỗi đau thành bao ngọn lửa
Thắp lên
Thắp lên
Cho ấm mọi tâm hồn...
 []
Sài Gòn 12 / 2010
TTL.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

DEATH CONSCIOUSNESS / UPLIFTING POEMS / a poem by THE PHONG.

                                DEATH CONSCIOUNESS  /   UPLIFTING POEMS
                                                        a poem by THEPHONG
                                                  translated by ĐÀM XUÂN CẬN.

When the dragonfly was in flight over the May paddock
Its two eyes engaged in hunting a certain smaller dragonfly for food;
The little kid quit school to stroll along the edge of the paddock,
Then stopped,
         and used a striker with sticky breadfruit resin
         to catch the dragonfly turned hunter
But this insect was wiser
         than the kid allowed it to be:
         it quicly moved elsewhere
The kid did not give in,
         he took the small dragonfly as bait
Which enjoyed a measure of freedom
         at the end of the string in the hand of the kid
The dragonfly turned hunter was not good enough
         to avoid the string
It alighted on the victim
         then lifted it up to its mouth
the kid spun back the string
         took the dragonfly by its tail
he burst out laughing
" Here you are, say goodbye to your freedom"
I spent the whole morning
         to search for the truthful meaning of life
Looking at the germinating seeds washed
         in by the rain last night
This morning
        I met the kid who quit school for a stroll
Then sun was high
         near the red flower thicket
         he dug the earth to bury the insect
Its is no longer in life
         its body cuts to bits
Ah!
Returning to dust,
       it no longer cared
       if there was still light in the world
he little kid used to feel sad
       when evening came
He was sick with learning,
       he scorned to hear the taecher's words anymore
he now asked me
What is the use of all this miserable business
And tell me

" you are old enough
        why do you waste time with a kid's play
        why did you borrow my sling
        and you hid behind the gourd plant
        throwing little stones at the bees hovering
        from flower to flower
and tell me
        you kept the light on all night
        did you study inside the mosquito net ? "

You had a funny face when another bee stung you
        you little insect
        but surely you must be curious
        why it stung you go savagely.

I know the meaning of life already,
        my boy
        it died
        and its death taught me courage
Death or life really makes very little difference
The dragonfly hunter had no choice
         but to live  on a smaller one
It died because of you
         and no other fellow insect took
         to revenge its death
It was not the same of bees
        it was not the same with ants either
I live by myself
       I have no worry whatsoever
because I do not expect anything from anyone
We are bees
We are ants
 We are  dragonflies.

We are full of hatred
        and consciouness of death
But let's face it
        you are not old enough
to grasp why I'm still nursing my deep wound...
     []

Saigon, July, 18, 1963.
THE PHONG.

(  from Uplifting Poems in' Asian Morning
 Western Music , poems by The Phong
  This Edition, Jan,2012- Ho Chi Minh City).
    
     

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

MỘT BÀI THƠ HAY .../ thơ TÂM UYÊN.

Lời dẫn:
         Sáng 1 tết  Nhâm Thìn-  một mình độc ẩm cà- phê -cà -pháo bên bờ sông  Thanh Đa,  di động reo. 
 ' Lại Tâm Uyên chúc  đầu năm đây ! -  Không sai, bên kia giọng quen thân : "...  uống  một mình ư , sao không ới Hoàng Vũ Đông Sơn đi cùng  ?  Gái Nam Bộ nói thật lòng,  khi nào cảm thấy già thật rồi, xuống đây  có người nuôi , chỉ  ăn và làm thơ thôi, chịu chưa ?"
       Lòng  trùng xuống,  quả  tôi như' ... chiếc thuyền không' -  đã   tròn 80 , ta đã già   hay  chỉ đà lớn tuổi ? '- nhìn quanh  ' đứa thì đau ốm, đứa tha phương '( thơ Tạ Quang Khôi) .
      Cảm ơn   chân tình chủ chùa Tâm Thành / Bến  Tre - và đây,  bài ' Chiếc thuyền không' của Nàng :  
Đường Bá Bổn.

                                     C H I Ế C   T H U Y Ề N   K H Ô N G
                                                   thơ   TÂM UYÊN .

Kìa ai thấp thoáng con thuyền
Nhấp nhô  sóng nước chao nghiêng giữa dòng
Phải chăng là chiếc thuyền không?
Lững lờ trôi dạt bên bờ sông sâu

Thuyền ơi, thuyền ghé về đâu?
Thuyền đi bỏ lại một mầu nước xanh
Quờ tay nắm phải tay mình !
Hay ra lá đã xa cành từ lâu

Lần tay mòn hạt chuỗi mầu
Mà sao chỉ thấy đêm sâu dậm dài
Giật mình gió thoảng qua vai
Một ngày qua... lại một ngày trống không!

Sông sâu nước vẫn lành trong
Một con thuyền nhỏ đi không hẹn về
Còn in nửa bóng trăng thề
Bên bờ lưu vực, cận kề tử sinh.
[] 
TÂM UYÊN.
  ( trích THƠ TÂM UYÊN- Nxb Thời đại, Hà Nội 2011
     trang 95).                                                 

HE / UPLIFTING POEMS / poems by THE PHONG.

                                                  H  E
                                       a poem by THE PHONG
                                translated  BY ĐAM XUÂN CẬN

.
      1.
  He wrote poems   to sing freedom and to denounce slavery
  His wish to be a willow tree on the windy coast
   He wrote in poems
        this world is full of great expectations
  He and a deep love for less lucky countrymen

  His hate :
         the trucks of screaming prisoners
         on the way   to court
  To make money
         was the last thing he would think of
   He lived a good life,
         he was nice to those around him
   He even shared the poverty of his fellow mates
   He spent many years to pore over books
                                            in the university

His talking straight
        and thinking straight endeared him
        in the eyes of many
He solemny swore,
       I will never do bad things to others

He wept over the death of Frederic Gacia  Lorca
       the Spanish poet
 He pointed to the picture of Francisco Franco
       loudly condemning him as a cruel man
 He paid homage to Vietnamese hero Nguyễn Tháí Học
" I shared his conviction and held him in admiration".

2.
Time passed  ...
Time was a great master
       time taught us to do good is never easy
Many  a night I could not  sleep
        because of him

Now that he was a judge,
      be betrayed his own beliefs
Holding the conspiration notice,
      he shrugged his head
' Tell me, what is this all about
      tell me
      I only want to live
      I am afraid to die
      I love myself
      I have only one life and I don't want to lose it "
He burst out crying as a little kid.

On the way home
       I could not say a word !
[]
Saigon, July 2, 1963.
THEPHONG.

(  from' Uplifting Poems'  in ' Asian Morning Western Music
poems by  The Phong.
    This Edition- Jan 2012- Ho Chi Minh City)

              

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM / EUGENE EVTOUCHENKO

                                   HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM 
                                             EUGENE EVTOUCHENKO
                                 Đường Bá Bổn dịch theo bản pháp ngữ  K.S. Karol.
                                               Nxb Julliard,  Paris 1963.
                                              Nxb Đồng Nai tái bản 2004 theo bản
                             in lần đầu của  Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục, Saigon 1964.:
 Lời dẫn:        
        Ấn bản ronéo đầu tiên  in 50 quyển  của Đại Nam văn hiến xuất bản cục vào 1964 ở   Saigon ( không xin cấp phép) -  với  tựa đề' Nhà thơ và cuộc đời' .   Năm 2004, Nxb Đồng Nai cấp phép (  một số đoạn bị kiểm duyệt bỏ  ), tôi đổi tựa' Hồi ký văn chương viết sớm' , in   chung ' Maiakovski, thi sĩ Nga mối tình câm' của Elsa Triolet ' trong một cuốn .  -Sở dỉ có  bản pháp văn -  nhờ bác sĩ-dịch giả Nguyễn-Trần  Huân ở Paris  gửi  cuối năm 1963. .  Có thể nói , tự sự kể Evtouchenko, văn chương Xô Viết  cũng như  Maiakovski, thi sĩ Nga  là những   tác phẩm  văn chương Nga được phổ biến rất sớm  ở  Saigon từ những năm 1963, 64.
       Tôi sẽ  cho trích đôi ba chương điển hình trong tự-sự-kể này.
Đường Bá Bổn.
        
 Lời nói đầu:
           Không cần giới thiệu Eugene Evtouchenko dài dòng với công chúng Pháp.  Bởi lẽ, một mình ông tự tạo lấy dáng dấp vui tươi khi đọc thơ cuả chính tác giả.    Chính điều  ấy quen thuộc với độc giả Pháp -  lần đầu ông đến thăm nước Pháp vào tháng 2 vừa qua ( 1963)
           Chúng tôi thương đi chơi với nhau khắp nơi, ở công viên Hoàng Tử vào dịp đội banh Pháp-Anh tranh tài ở rạp Olympia- hoặc lần Jacques Brel tấu nhạc ở rạp kịch nghệ.   Đủ các hạng người khác nhau  , ấy thế mà dân chúng Pháp, mọi từng lớp, đều nhận ra ông- chào hỏi rất thân thiện nhà thơ trẻ tuổi nước Nga này.
          Luồng sóng tình cảm kia sở dĩ có đối với Evtouchenko chúng tôi biết rõ lắm, thực ra thâm tâm người Pháp muốn chấm dứt sự chống đối Xô Viết quá khó khăn ở giai đoạn chiến tranh lạnh, và họ đặt hòa bình thân thiện với nước Nga Cách mạng Tháng Mười.   Rõ rệt lắm, lẽ một nhà thơ từ một nơi không mấy vang danh, mà lôi cuốn được công chúng đến điện Mutualité hoặc Viện Kịch nghệ Công chúng của Jean Vilar, thì phải nhận rằng không ai lưu loát và làm đẹp lòng công chúng Pháp hơn là Evtouchenko .
          Càng hiển nhiên hơn nữa, tác giả cuốn sách này đã chiếm được luồng sóng cảm tình dân chúng Pháp, cũng như ở đất nước ông, thì chẳng sao mà chối cãi được rằng: ông đã minh chứng điều ấy thật hùng hồn và làm hơn với cả sức mình  có.   Ông có một ngôn từ say sưa hấp dẫn, trong khi nói về tiến triển trí thức ở khối Liên bang Xô  Viết, về luồng sinh khí tự  do đòi được mà chính điêu đó tạo hăng say cho cảm quan văn nghệ sĩ đợt sóng mới, đến cả viễn cảnh lạc quan của mỗi công dân Nga.   Tóm lại,  ông chính là viên đại sứ tài giỏi của khối Liên bang Xô Viết và là người quán quân chiếm giải tình hữu nghị Pháp- Xô Viết vậy.
          Với chúng ta, Evtouchenko biểu hiện một cái gì rất sáng, tỏ vẻ tự do cá nhân đầy thơ mộng.   Tôi nhớ lại, lần du hành sang Xô Viết, cùng đại diện đảng Lao động Anh quốc vào 1959- Aneurin Bevan- nhà xã  hội  học đại tài của Anh quốc - cũng đã thốt ra lời chúc tụng vào một buổi chiều nào đó thật không ngờ vậy !
         Rồi ông ta nói,  chúng ta chung một nguồn gốc tâm linh. Và chúng ta tin ở cường độ cuộc đấu tranh cho công lý, xã hội để có sự công bằng.   Chúng ta xa nhau vào một giai đoạn lịch sử nào đó, bới khác biệt về  phương diện đạt tới công lý chung.   Nhưng tôi tin chắc rằng, đó chỉ là sự bất đồng chốc lát- mà mai đây , chúng ta lấy lại ngôn từ anh em. để trở thành bè bạn  sống chung trong khối Thợ thuyền Quốc tế.  
         Những lần gặp gỡ giữa tôi và  Evtouchenko- cùng  với mất người bạn trẻ khác nữa- cho tôi tin rằng, sẽ là lời chúc tụng đẹp đẽ ở mai hậu.   Mặc dầy bây giờ còn vài điểm tương khắc giữa chúng ta, sau này sẽ tranh luận bằng hết,để như là bạn của nhau thực thụ, như  bạn bè tìm hiểu nhau, thay vì kéo dài sự nhạt nhẽo, và thanh toán cho bằng hết những gì còn tồn tại trong qúa khứ.  

         Người trẻ tuổi từ Xô viết tới đều àá người cộng sản tốt.   Đó cũng là cái quyền của họ và cũng là danh dự của họ.   Những dòng tự sự kể của Evtouchenko, trước hết là tiếng kêu la từ trái tim nóng cháy của một thanh niên Nga xuất phát từ cứ điểm bị cô lập trí thức và muốn nối lại truyền
thống quốc tế.   tác giả muốn bày tỏ ở đây kinh nghiệm sống, làm nhân chứng, nói về xư sở cùng nếp sống của đợt sóng mới.   Ông không cần mê hoặc người đọc bằng kỹ sảo nghệ thuật, àm chỉ giải thích tiến hóa  trí thức của ông, cũng như nhiều trí thức Xô Viết trẻ tuổi khác mà chưa ai bày tỏ.   Những bài ấn hành trong cuốn sách này gom góp lại, xuất bản lần đầu tiên ở Pháp, là tác phẩm ( mà bạn đang đọc) ' Hồi ký văn chương viết sớm' đấy!
          Mặc dầu có nhiều dứ luận trái chiều bùng lên ở khối Liên bang Xô Viết- tôi vẫn khuyên- nên có mặt càng sớm càng tốt cuốn sách này chứa đầy sự thực  hơn tất cả người nga khác đang nói về.   là lẽ tất nhiên, chẳng thể nào bóp nghẹt nổi tiếng nói trung thực ấy !

 K.S. KAROL
dịch giả bản  Pháp văn.

                                                            Chương 2

          Tôi sinh ngày 18 tháng 7 năm 1933 ở một miền xa xôi thôn nhỏ thuộc Sibérie, Zima, gần ghồ Baikal.   Gia đình Evtouchenko mang gốc gác người Ukraine.   Ông kế ông nôi tôi, nông dân miền Jimotor đã từng bị lưu đày- người ta kể lại cho tôi nghe - vì ông ấy đã ném con gà lửa lên mái nhà .   Theo nghĩa phổ thông Nga' ném con  lửa " có nghĩa là phóng hỏa.   Lối giảng nghĩa về gia  đình này, đối với tôi, như  chứa đựng môt điều gì bí mật không chống cự nổi, một sức xô đẩy rất cá nhân- nhất là mỗi lần gặp nột người trong dòng họ, thì tôi như biểu hiện sự thèm khát muốn đốt cháy cái gì đó.   Ở nước tôi, danh từ Cách mạng, không bao giờ được nghe thốt lên một cách say sưa trong các buổi đọc diễn văn chính thức.   Chúng tôi nói với nhau trong âm thầm, êm ái , hầu như rất nghiêm  trang.   Bởi lẽ cách mạng cũng là gốc gác của gia đình tôi mà.
            Ông tôi tên là Ermolai Evtouchenko,  chỉ là binh nhì trong  thế chiến thứ nhất, đọc nổi dăm ba chữ; thì chính là một trong những người nhiều cảm hứng mãnh liệt, tổ chức giỏi của phong trào nông dân cách mạng miền Oural và ở miền đông Sibérie.   Sau cuộc cách mạng thành công ( nội chiến ) , ông tôi được bầu vào Viện Hàn lâm Hồng quân ở Moscou.   Lúc đó ông tôi mang quân hàm thiếu tướng.   Người ta rất tin cậy và giao phó cho ông tôi chức vụ phó chỉ huy Pháo binh.   Mặc dầu binh phục cùng huy hiệu chức tước đỏ lòe trên ngực, nhưng ông tôi vẫn chỉ là một nông dân giản dị, lại rất tin tưởng vào cách mạng mà thôi.   Vào năm 1938, lần đầu tôi gặp ông tôi vào năm ấy, tôi mới lên 5; nhưng nhớ rất rõ về lần gặp cuối cùng ấy.
          Khi ông vào phòng đứa cháu, thì tôi đã cởi quần lên giường nằm.   ông ngồi bên giường tôi như mọi lần khác.   Trong tay có một hộp sô-cô-la chìa ra cho tôi.   Dưới cặp lông mày rậm, đôi mắt lanh lợi như luôn luôn mỉm cười.   Đặc biệt hôm ấy bắt gặp ông tôi với dáng điệu mệt mỏi.   Sau khi cho kẹo, ông  rút từ từ trong túi để súng lục môt chai vốt-ka nhỏ , khoảng chừng 1/4 lít.   Rồi nói:
"...ông muốn uống rượu với cháu chiều nay, rượu vốt-ka dành cho ông, còn kẹo dành cho cháu.
          Rồi bật tung nút chai, và tôi lấy kẹo từ trong hộp ra.
         - tại sao hôm nay chúng ta uống rượu, tôi hỏi với sự e dè, bắt chước theo kiều nói người lớn.
         -...chúng ta  uống mừng Cách mạng, ông tôi trả lời dằn giọng, bình thản, trầm lặng.   Vậy thì chúng ta cùng cụng chén, cháu nhắm với  kẹo, ông với rượu. 
         Chúng tôi uống cạn một hơi.
          -...bây giờ thì đi ngủ thôi, ông tôi ra lệnh vậy.
          Ông tắt đèn, rồi  lại ngồi bên giường tôi,   Không còn nhìn thấy khuôn mặt ông nữa, nhưng dường nhu cảm thấy  ông đang nhìn thẳng vào mặt tôi.
          Ông nội bắt đầu cất tiếng hát nhẹ nhàng.   Ông ca bản nhạc trầm buồn dành cho tù nhân, bài ca đình công, bài ca tuyên ngôn thợ thuyền, tới bài ca đấu tranh ờ thời nội chiến.
           Tôi nghe như được ru ngủ vậy.
           
           Và không bao giờ còn được  gặp lại ông tôi nữa.   Mẹ tôi bảo, ông tôi đã đi rất xa rồi.   Và làm sao có thể biết được rằng, chính đêm hôm ấy, ông tôi bị bắt, vì tội làm phản nghịch.   Làm sao có thể đóan được , vào những đêm sau, mẹ tôi đứng ở góc phố Yên Lặng Biển Cả cùng với bao nhiêu người đàn bà khác dọ hỏi tin tức chồng , con họ  liệu còn sống ?  Phải mất nhiều năm sau tôi mới hiều được điều này.
            Sau cùng,thì tôi lại biết được bí mật nào đã làm mất tích thêm một người đan ông khác trong gia đình tôi- nhà toán học lưng khòm, râu trắng bạch, gốc tích người miền Letton.   Đó là Rudolf Ganngus.   Định lý toán học của ông hiện giờ còn đang được áp dụng trong chương trình học ở Xô Viết.   Nhưng ông bị bắt, vì lý do bị buộc tội' làm do thám ở miền Letton'.
           Sự việc như thế  mà ban đầu tôi chẳng hề biết.  Vẫn theo cha mẹ tôi kể, trong một buổi  thợ thuyền đình công ở Công Trường Đỏ -   tôi cầu xin cha nhấc bổng tôi lên ngồi ở vai người để nhìn rõ mặt lãnh tụ Staline.   Đứng trên vai cha, tôi cao hơn  hết thảy đám đông, tay vẫy chiếc cờ nhỏ,  và tôi cảm thấy Staline như trông thấy tôi và đang đáp lại bằng cách nhìn riêng về hướng này.
          Chao ôi !  nếu bạn biết được rằng, tôi ao ước từ nơi một đứa trẻ khác, là được chọn cầm hoa dâng tặng lãnh tụ Staline ?  Rồi lãnh tụ trìu mến vuốt tóc chúng, nụ cười lộ ra, dưới chòm râu ấy, môt nụ cười thật đặc biệt !
          Nói vậy là đủ, cắt nghĩa lối tôn sùng cá nhân Staline thì quả là thô sơ quá !   Với tôi, chẳng còn nghi ngờ gì nữa; Staline có tài quyến rũ như  thôi miên mọi người.   Điều ấy còn được nhiều lãnh tụ Bolchevik già đời thừa nhận- dầu họ bị bắt bớ,  đối xử tàn nhẫn, lại biện hộ rằng, đó  là không còn cách nào  khác hơn.   Họ không bao giờ tin chính sách Staline ra lệnh bắt họ chịu đớn đau như vậy.   Đa số trong bọn họ, sau khi trở về, đầy vết tích, mà vẫn  dùng máu viết lên tường các nơi ngục tù ' Staline muôn năm !'
           Dân tộc Xô Viết  liệu không hiểu nổi rằng, ái đó đã là thủ phạm việc đó chăng ?   Như không muốn nhìn thấy sự thực những gì xảy ra chung quanh ông ta sao ?
           Tôi cũng như đa số tin rằng, ông ta không chịu nhìn thẳng vào thực tại.   Mỗi người cảm nghĩ theo bản năng mình, nhưng không chịu tin rằng trái tim ông ta rung động thật sự.   Còn kẻ đối lập thì nhọc lòng hơn, cho rằng ông ta gian ác ghê gớm !
           Dân tộc Xô Viết thích làm việc hơn là phân tích.   Thật hiếm có trong lịch sử, thấy có một anh hùng như vậy !   Ông ta cho dựng lên từ trung tâm điện tử này đến trung tâm điện tử khác, nhà máy  máy này đến nàh máy khác.   Ông làm việc hăng hái cho tiếng rì rào của máy nổ vang, xe cày máy, xe ủi đất làm át đi tiếng kêu, tiếng than của những người trái dọc theo hàng dây thép gai trong trại tập trung Sibérie.

           Cha mẹ tôi thật khác tính nhau, tôi có thể nói là trái ngược hẳn.   Không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm, khi màn kết thúc ,họ ly dị nhau.   Nhưng không phải vì lý do chính trị, như báo Time của Mỹ dựng đứng lên một cách bất tín.   Cha mẹ tôi gặp nhau ở   Viện Nghiên cứu khóang chất trong thời kỳ họ là sinh viên.   Thời ấy, họ vào khoảng độ tuổi 20.   Con cái thợ thuyền nông dân đều được ưu tiên nhận vào Đại học.   Con chế độ Nga hoàng xưa kia, đặc quyền giaó dục chỉ  dành cho con nhà giàu có, thế lực mà thôi.
           Còn nhiều sự bất công khác mắc phải, nên vẫn phải thường xuyên , như  xúc tiến việc lập lại công lý.   Trong ngôn  ngữ Nga, hiện tượng nàyđược định nghĩa rõ ràng và hữu hiệu ,gọi là :  Perejub . ( tiếng pháp:  có nghĩa  tương tự xuyên tạc điều gì muốn dựng đứng ).
             Vào thời kỳ Perejub, trẻ con nhà trí thức, như cha tôi chẳng hạn, phải chịu cuộc sống chật vật.   Những đứa trẻ mặt mũi sáng sủa kia rõ mồn một trong đám trẻ con vô sản, người ta rình rập dòm ngó chúng.  Cha tôi  từng bị vu cáo một lần rồi - vào dịp Đại hội Thanh niên cộng sản- nào là mắc  khuynh hướng tư sản, bởi lẽ cha tôi thắt cà-vạt.   Nói sao thì nói, nhưng đây là chuyện trớ trêu mới nhất vừa xảy ra ở một nhà hàng ăn ở Moscou- họ từ chối chúng tôi  bước vào  cửa hàng- bởi lẽ cha và tôi không thắt cà-vạt. .. Sau đó đến chuyện mẹ tôi, bởi bà  luôn luôn đi  giầy 'bốt' chiến đấu, mặc áo sơ mi thêu, kiểu đàn ông Nga thường mặc,.   Đó là kiểu cosovorotka !
            Mẹ tôi gốc  Siberie, không có hành trang trí thức như cha tôi.   Nhưng bà biết rất rõ về đất đai và công việc nào phải làm.   Tôi biết ơn cha tôi dạy dỗ, từ khi còn thơ ấu .   Rằng phải ham mê sách vở như thế nào trái lại, tôi rất ít phải chịu ơn mẹ tôi đã dạy cách thức biết làm việc và yêu đất đai.   Rất tin về cái tôi bây giờ có được - bao giờ cũng vậy- tôi  :  nửa trí thức nửa nông dân.   Điều thứ nhất, bất lợi - có lẽ đối  với sự liên hệ với một số người nào đó, dầu chỉ là tư tưởng thuần nhất mà thôi.    Điều thứ 2 lại lợi vô ngần - tránh được điều cản trở nguy hiểm mà trí thức thường lâm vào, thị hiếu chạy theo thời trang.
            Cha tôi đọc rất nhiều sách.   Ông chú ý tới sách lịch sử.   Rồi thích thú kể lại cho tôi nghe- lúc  đầu đứa trẻ là tôi không mấy chăm chú  lắm- nào lịch sử Babylone thất thủ, vụ xử án ở Tây Ban Nha, cuộc chiến' Deux Roses'(*) - nhất là chuyện lịch sử Guillaume d'Orange, người anh hùng còn lại trong tôi, chính là Till Eulenspiegel.
             Chao ôi ! Tôi ao ước biết bao muốn trở thành Till Eulenspiegel của thời đại nguyên tử.   Với bầu nhiệt huyết chiến đấu cho giai cấp, cho những ai bị đối xử bất công và đem lại hạnh phúc cho nhân loại !  Tôi muốn trở thành Till Eulenspiegel để khinh miệt bọn ngồi  xử án, chỉ có một giới hạn  nào làm chúng tự khinh thị- khi chỉ nghĩ đến no bụng và giấc ngủ ngon, an lành.
             Rất chịu ơn cha tôi, người đã đọc cho tôi nghe, từ khi còn ấu thơ, về lịch sử của Till Eulenspiegel.   Cha tôi có trí nhớ rất tài tình.   Ông thuộc làu làu nhiều bài thơ, biết lựa chọn đọc cũng như giọng ngâm.   Ông rất thích Lermontov, Goethe, Edgar Poe, và cả Kipling.   Ông đọc Nếu của Kipling   với tất cả nhiệt tình đến đỗi tôi tưởng ông là tác giả.   Và thực ra , cha tôi cũng làm thơ.   Tôi không ngờ rằng ông có tài ấy đấy.   Bốn câu thơ của ông viết ở tuổi 14,  hãy còn làm tôi nhớ được, bởi tứ thơ huyền diệu:

                                              Trải nỗi  buồn của tôi đi  ( thì )
                                              tôi muốn chạy
                                              Những vì sao thì xa vời quá
                                              và còn giá trị cao vời biết bao!

         Nhờ cha tôi, nên khi lên 6, tôi đã biết đọc, viết vào tuổi lên 8,  đọc lung tung các thứ sách trong tủ- nào sách của các tác giả Dumas, Fluabert, Schiller , Balzac, Dante ,Maupasant, Tolstoi, Boccace, Shakeaspeare, Gaidar, London, Cervantès và cả Well nữa.   Thử tưởng tượng xem, đầu óc tôi chưa hẩu lốn biết  chừng nào ?   Tôi sống trong thế giới ảo tưởng, chả nhìn thấy ai ở xung quanh nữa.   Cũng chẳng nhìn thấy cha mẹ tôi ly dị nhau, và điều này hình như họ đã giấu diếm tôi.
  []
E.E.
-------
(*) cuộc chiến xung đột đối nghịch giữa 2 phái: đóa hồng đỏđóa hồng bạch giành đăng quang vương miện  ở Anh quốc, kéo dài từ 1455 đến 188 5 ( chú thích   K.S. Karol, dịch giả bản pháp văn ).

  ( trích ' Hồi ký văn chương viết sớm / bản việt ngữ Đường  Bá Bổn - tr.   127 - 138 bản  tái bản Nxb Đồng Nai  ( miền Nam ) 2004).

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

PHỤC HỒI QUYỀN CHỨC LÀ MÌNH / thơ THẾ PHONG.

                                         PHỤC HỒI QUYỀN CHỨC LÀ MÌNH
                                             một bài thơ: THẾ PHONG                                             
                                  gửi  chủ soái 'Hàn Thuyên '': Nguyễn Đức Quỳnh.

Anh ăn tết bằng thơ em
như loài người ăn
anh đọc lại thơ em
như loài người đọc gia phả
còn em
 còn muốn có mùa xuân
đời anh
chọn nhà  là ngoài phố
trưa nắng bỏng
làm sao phải nung  lò
anh không là lợn đang tơ
cạo sạch lông lá chờ quay đỏ
nhà anh trọ, phố Lý Thái Tổ
mùa mưa lòng nhà như lòng sông
 ngày xưa còn bé
anh gập thuyền thả sông
anh muốn thuê kiến trúc sư
 chỉ để đo diện tích
130 chiếc cà -vạt màu vàng thắt cổ
giường ván gỗ
 rệp màu xanh đậm
rập rình lên ngôi bác sĩ
đo, thử máu ban đêm
chiếu nằm, ván gỗ
lưng anh đánh bóng màu da
  chiếu trờ thành sàn nhảy
 chân anh áo quần khố tải quấn quanh người
 không phân vân
 than khóc
không chọn phận
làm nhà  văn
nhà thơ chuyên nghiệp
 đến cuối mùa đông
thiên hạ mùa xuân hưởng tết
 anh chợt nhớ rằng
 thần mùa xuân  đợi cửa.

Chiều 30 tết
anh vẫn đi ngoài phố
không  đi dạo
 nói thật  thiếu tiền nhà 1/ 4 gian
 đã tròn 12 tháng.

Từ mùa xuân 54 Saigon
5 năm qua mùa xuân
anh chỉ có một chiếc cà-vạt
 thắt họng lưng chừng áo.

Chiều 30 tết
 đời anh lớn lên
vẫn là ngoài phố
 trong quán cà phê
như lần gặp em
 trên ô tô buýt
anh đi xe mô-by lét mượn
chạy vay tiền tết
 sao đọ sức
ô tô buýt mang em đi.
  thất vọng thật rồi  
  xăng hết đột ngột
 không tiền đổ  1/ 2 lít ?.

vẫn chiều 30 tết
 tròn năm ngoài công lộ
anh chỉ đủ tiền mua
một chiếc pháo đùng
bao diêm châm lửa đốt lòng anh
 như xác pháo tung
gặp thằng bạn
 chung cảnh ngộ
kể nỗi lòng cho vơi
than thở, hèn nhát
bất mãn, thua cuộc!

Mùng  1 tết
anh tết bằng thơ em
như người người
 tụng kinh , nguyện cầu
mừng xuân mới
lòng dao găm, súng lục, bom bi
miệng cười tươi
 pháo toàn hồng chưa đốt
chúc tụng lời vuông tròn
.

Trưa 1 tết
anh đi ngoài phố
anh mua pháo bông
pháo bánh, pháo đùng, pháo nổ
đốt trái tim mình tiền anh tan xác pháo
chợt nhớ
 bụng vẫn đói cồn cào
 cơm lao động xã hội 3 đồng
 chiều 30 đóng cửa.
lại quán  người Tàu
xót xa thân phận
 xưa tha  phương cầu thực
bụng no nhớ kẻ đói lòng!
hủ tíu , xê chừng,
một mình anh  vui xuân.

Không  sao quên được
một thứ chúng nó hào hoa lưu manh
trách anh than vãn
anh đã hiểu
 chúng giập nguồn phát khởi
 đòi quyền ăn, quyền sống, quyền làm người
 của em, của anh, đồng loại
như ngày xưa anh đi lính  Tây
café sans sucre 
đắng nghét không đường 
 nhân sinh quan  mại bản
hạnh phúc con người ngoài tiền tài, danh vọng
mà lòng người tốt, xấu
bất phân giàu, nghèo !
thì  em ơi !
anh chậm hiểu âm muu chúng
 đặt  lề lối bình an toàn  xoa dịu công phẫn
chúng đang thụ hưởng !
chính là mồ hôi
nước mắt của mình !

Mung 2 tết
anh ăn hương hoa xuân
 tập thơ em  gửi
người  người cúng kiếng ông bà
riêng anh
tình thơ no ,  bụng  cồn cào đói.
còn em ,anh tất cả  bấu víu .

Mùng 3 mùa xuân
thăm bạn gặp  chiều 30 tết
 đại diện  trí thức hào hoa
tuyên bố rùm beng
 công bằng, bác ái
 bình sản, bình quyền
 giáo điều sách vở
 chúng tụng,  không làm theo !
(........................)
 chúng buôn bán giáo điều
 giữ  giấy bạc mả tổ
bánh chưng vuông gia truyền
 anh, kẻ chiến  đấu phân công
 hưởng  hoa xuân  tỏa ngát
bánh chưng phong giấy giả
khen tặng  mép môi lời ngọt
bụng anh  vẫn đói cồn cào
 lý trí anh khác chúng
 bọn người kia -vật dịch!
(....................)

Mùng 7 mùa xuân
anh vẫn ăn tết
 bằng thi   tập bản thảo
 em cho chiều 30
anh không còn chiếc cà -vạt
 màu vàng thắt  họng 
 tiễn  khai hạ xuân
 thơ anh  đỏ máu.

Bởi anh thoát
 không là  lợn đang tơ
quay trong lò chủ nghĩa
gà giò giáo điều
 bọn làm bạc giả
 25 mùa xuân
 đốt pháo lệnh mừng
  phục hồi quyền chức là  người !
   []
  THẾ PHONG.

( bản tu chính : tháng giêng 2012,  tuổi tròn 80- xuân Nhâm Thìn .
  trích  'Nếu anh  có em  là vợ'/ thơ Thế Phong -
    bản tái bản  - Nxb Văn Học,  Hà Nội 1996.)