Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

related article: "tôi và nữ sĩ tuệ mai "/ hoàng hữu phước -- source: emotino.com/

Tôi Và Nữ Sĩ Tuệ Mai

(bài đã đăng trên mạng emotino.com ngày 03-03-2012)

HOÀNG HỮU PHƯỚC, MIB


Nữ sĩ Tuệ Mai là người tôi ngưỡng mộ, dù tôi chỉ đọc có mỗi một bài thơ của Bà và quyết định sẽ không đọc bất kỳ tác phẩm nào khác của Bà, không vì nghi ngờ những bài thơ khác không tuyệt vời tương tự, mà chỉ vì muốn bài thơ ấy trong tôi sẽ không đảo chao khỏi ngai vàng muôn thuở.

Thủa ấy tôi còn là cậu học trò Tú Tài, yêu thơ tiếng Anh và chỉ sáng tác thơ tiếng Anh. Thơ tiếng Việt thì tôi chỉ yêu thích nếu viết theo thể Đường Luật, đặc biệt các bài thơ cổ như của Nguyễn Công Trứ hay Lê Thánh Tôn hoặc dịch từ thơ Tàu. Khi học Thơ Mới ở lớp Đệ Nhất (tức lớp 12), tôi khổ sở với thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, v.v., vì đọc chẳng thấy thú vị gì, may mà thời ấy còn có thơ của Thế Lữ, TTKH, Lưu Trọng Lư, và mới hơn cả là thơ Phùng Quán, Tạ K‎ý, cùng nhiều nhà thơ Saigon khác. Cũng thật là may mắn cho tôi vì trước 1975 chế độ Việt Nam Cộng Hòa không cho học Truyện Kiều ở trung học, và tôi đến bây giờ cũng còn rất đồng tình với quan niệm của giáo dục thời ấy là Truyện Kiều quá thâm thuý quá sâu sắc quá mỹ miều quá vĩ đại nên sẽ thích hợp cho nghiên cứu chuyên ngành Văn học ở cấp từ Đại Học trở lên.

Mỗi khi đọc thấy bài thơ kiệt tác, tôi đều chép lại vào sổ tay, dù đó là thơ tiếng Anh hay tiếng Việt, mà đa số là tiếng Anh, với đặc điểm là tôi rất độc lập, ghét “nhơi lại”, chẳng bao giờ chép thơ tiếng Anh của các “poet laureate” tức những ai được Âu Mỹ ngợi ca tôn vinh là “thi bá” như Byron, Shelley, v.v. mà tôi không phục do họ không trọn hai chữ đức-tài; còn thơ tiếng Việt thì có in sẵn trong sách giáo khoa các cấp nên chép làm gì phí thời gian. Tôi chỉ ghi chép những bài thơ nào tôi cảm nhận được sự thâm thúy, thán phục sự cao siêu, và thấy chính mình đổi thay nhân sinh quan theo lối hướng thượng để trở nên tốt hơn. Đặc biệt với thơ tiếng Việt (hay tiếng Việt dịch từ tiếng Tàu như Thạch Hào Lại của Đỗ Phủ chẳng hạn) tuyệt tác như thế, tôi đều cố dành thời gian để chuyển tải sang tiếng Anh, không để giới thiệu cho ngoại bang, không để gởi đăng báo kiếm tiền nhuận bút, mà cũng chẳng để vinh danh bản thân, mà chỉ để chứng minh tim lòng mình thực sự đã hơn một lần thổn thức theo tiết tấu lời ca của bài thơ tiếng Việt ấy. Bài Theo Giòng Năm Tháng của Tuệ Mai nằm trong số ít những bài tôi chép lại và dịch sang tiếng Anh. Thủa ấy, bài Theo Giòng Năm Tháng đến với tôi một cách tình cờ khi tôi táy máy mở đọc một trang bất kỳ quyển tuyển tập thơ ca trên kệ sách bụi thời gian phủ đầy nơi gác nhỏ ở nhà một cô bạn học, và Theo Giòng Năm Tháng trở thành bài duy nhất tôi đọc trong quyển ấy, chép tháo ngay vào tờ giấy nháp, không đọc tiếp bài nào của các tác giả khác trong cùng quyển sách ấy. Rất nhiều năm tháng trôi qua, tôi không sao biết được nữ sĩ Tuệ Mai là ai, ngoài ghi chú nhỏ của nhà xuất bản về tên của tác giả là Trần Thị Tuệ Mai. Và chỉ khi công nghệ thông tin tiến bộ của gần 30 năm sau, tôi mới nhờ công cụ Google mà biết Bà tên Trần Thị Gia Minh, ái nữ của Á Nam Trần Tuấn Khải, người tôi có nhắc đến trong một bài viết trên Emotino trước đây. Người ta ghi rằng Bà sinh năm 1928 tại Hà Nội và mất năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng các trang web nói về Bà lại không có trang nào đăng hay viết gì về bài Theo Giòng Năm Tháng. Do không tìm ra được tờ giấy đã ghi chép bài Theo Giòng Năm Tháng nên tôi phải dựa theo bản dịch tiếng Anh của tôi trong thi tập viết tay của tôi mang tên Regina-Rex Epithalamia Fantasias để cố nhớ lại nguyên tác tiếng Việt để làm tư liệu cho bài viết hôm nay. (Không biết có phải do tôi hơn nửa năm nay miệt mài kiếm tìm các cụm từ “nữ sĩ Tuệ Mai” và “Theo Giòng Năm Tháng” trên Google hay không mà đột nhiên mới đây có trang web nọ đăng chỉ mỗi một bài thơ Trên Giòng Năm Tháng (“trên”, không phải “theo”) của Tuệ Mai mà không có bất kỳ bài nào khác, không có bất kỳ dòng chữ nào khác, không có bất kỳ trang nào khác ngay cả để giới thiệu về chủ nhân trang web hay chủ nhân của bài thơ. Nhưng do bài thơ trên trang web mới xuất hiện vội vàng này lại có nhiều từ rất khác so với trí nhớ của tôi, và do trang web cũng không phải của gia đình nữ sĩ Tuệ Mai, nên tôi vẫn tin hơn vào sự chính xác chính thức chính danh của từ ngữ bài thơ tôi gần như đã thuộc nằm lòng.

Trong khi chờ đợi thông tin về địa chỉ của con cháu nữ sĩ Tuệ Mai ở thành phố Hồ Chí Minh để đến viếng Bà, tỏ lòng thành kính đối với một nữ sĩ tài hoa tôi ái mộ từ trước 1975, và để xin được đọc lại bài thơ nguyên tác của Bà mà tôi tin chắc gia đình Bà còn lưu giữ, tôi xin ghi lại bài thơ trên theo cách khác thường: dịch ngược từ bản dịch tiếng Anh của tôi ra nguyên tác của Bà theo trí nhớ có hạn của tôi, như một sẻ chia của một người đã từng có một lúc trong cuộc đời cảm nhận được ánh sáng thông tuệ từ một bài thơ để mãi ngâm nga nhẩm đọc trong hành trình dấn bước một đời người.

                                           Tuệ Mai [ i.e. Trần Thị Gia Minh 1928- 1983 saigon.]
                                                                     (ảnh: newvietart.com)
                                                                               (Bt)

 Tue Mai (6)Tue Mai (7)

Còn nhiều bài thơ của các nhà thơ khác, có người là chiến sĩ giải phóng như Trần Quang Long, có người là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa như Hữu Phương hay Kim Tuấn, hoặc có người là nhà thơ hiện đại như nữ sĩ Từ Nguyễn của xứ Huế, v.v., mà tôi xem như kiệt tác để trong những lúc thư nhàn thầm ngâm cảm nhận cảm xúc lăn tăn sóng của ngôn từ.

Doanh nhân nào phải kẻ mặn nồng duy chỉ với kim ngân.  ./.

HOÀNG HỮU PHƯỚC
 Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế


-------------------------------------------------------------------------
trích từ https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/
==========================================

'cái còn lại trên bờ biển năm nào' / trương thị thịnh -- bog phạm cao hoàng

MONDAY, APRIL 30, 2018

- tranh TRƯƠNG THỊ THỊNH /Cái còn lại trên bờ biển năm nào-- sơn dầu trên bố, 38" x 38", thực hiện cuối thập niên 70


t r a n h
Trương Thị Thịnh

 Cái còn lại trên bờ biển năm nào, sơn dầu trên bố, 38" x 38",
thực hiện cuối thập niên 70's

-------------------------------------------
trích từ TRANG VHNT PHẠM CAO HOÀNG
=================================

related article: " saigon mùa xuân+ những ngày tháng chạp ở saigon '/ thơ từ hoài tấn -- www.dutule.com/

TỪ HOÀI TẤN - thơ

29 Tháng Giêng 20189:37 SA

Những ngày tháng chạp ở Sài Gòn
1.
Năm nào cũng có tháng chạp
Tháng cuối của năm
Sắp xếp lại cuộc sống
Sắp xếp lại hy vọng
Sắp xếp lại ước mơ
Bởi bây giờ trên đời này cái gì cũng phải được sắp xếp
(Cuộc tình anh và em
Cũng nên được sắp xếp lại)
Tháng chạp trong suy nghĩ của chúng ta
Chỉ là tháng cuối của năm
Sự tuần hoàn của quả đất
Như thời gian quá khứ hiện tại tương lai
Chu kỳ cuộc đời
Sự sống của triều đại cũng như
Của mỗi con người
Khởi đầu và kết thúc
Như sắp xếp của tạo vật
Nhưng trong suy nghĩ tôi
Tháng chạp có gì rất mới
Đó là một năm nữa sắp bắt đầu
Sự khởi đầu bao giờ cũng đẹp
2.
Có đi qua những ngày này
Tháng chạp ở Sài Gòn
Mới thấy
Lễ hội vừa mới bắt đầu
Đã thấy sự kết thúc
Vội vàng cười nói bắt tay chào hỏi chúc tụng
Cho kịp với thời gian
Qua đi và mất
Nhưng hãy cứ chầm chậm yêu em
Yêu em chậm thôi
Những ngày tháng chạp có bạn trở về
Sau nhiều năm lưu lạc
Bạn về để biết rằng
Quê nhà còn hay mất
Những đám mây vẫn bay trên bầu trời
Trong không gian đã khác
Dĩ nhiên mọi điều đã khác
Ngoài tình yêu em
Nên hãy cứ chầm chậm yêu em

Là khi ngọn lá vàng rời dần
Để mầm non bắt đầu nhú lên
Ngày xuân tới
Tháng chạp về
Xin hãy chầm chậm yêu em
Cho tận hết cuộc này

Sài Gòn, Mùa Xuân.
năm tháng sẽ làm đẹp cho mùa màng
những ngày đông sắp hết
hoa lá trở lại
mới tinh khôi
như tình em
vừa được tân trang lại
ấy là nụ hôn vào buổi sáng gặp nhau ở một lề đường vắng
(không thể hôn nhau giữa chốn đông người)
có một vài chiếc lá không muốn rời đi
vẫn đu đưa bài hát muộn màng với gió
tôi sẽ về đâu sẽ về đâu
hóa vàng bay hóa vàng bay
vực thẳm đời tan nát
có một vài búp hoa nghẹn nở
vẫn nuối thời sơ sinh
tôi không muốn đâu không muốn đâu
là một sớm rực rỡ
để rồi đêm tăm tối tàn phai
có một tấm lòng ước vọng trinh nguyên
như tuổi xanh như chồi biếc
tôi sẽ không dậy lớn với thời gian
sẽ không thành lá xanh trên ngọn
để cuối con đường vật vã biệt tăm
có một vài ngày trong một tháng
một vài tháng trong một năm
là mùa Xuân
ở lại cùng cỏ cây hoa lá
cùng sự bất diệt
của niềm vui
TỪ HOÀI TẤN


------------------------------
trích từ Du Tử Lê' s blog
=================

'30 tháng 04 năm 2018 -- đọc vài bài thơ của mình... / từ hoài tấn -- blog từ hoài tấn

30 tháng 4 năm 2018 - đọc vài bài thơ của mình


từ hoài tấn [i.e. hồ văn hiền 1950 -    ]
(ảnh: 530 x 41 - tuhoaitan.blogspot.com )
(Bt)


THÁNG TƯ, SÀI GÒN NẮNG



tháng tư, nhìn thấy những cơn mưa giông phía trước
nhưng Sài Gòn vẫn nắng miệt mài
ngày khởi đi bằng sự trông ngóng người khách lạ trong cơn mơ đêm qua
bằng một cuộc gặp gỡ
nơi quán cà phê của những gã thi sĩ nửa mùa
điên đảo bất tận cùng mối sầu hư ảo
cô chủ mang cái tên của một loại rượu rhum
oằn oãi với những ngày tháng trắng
những gã đàn ông đã mang niềm vui đi đâu
tưởng như cốc rượu nhạt đắng đã quá hạn

mỗi sáng tôi ngồi trên chiếc ghế gỗ này
cô phục vụ người K’ho đem ly cà phê đến
nụ cười sáng rừng cao nguyên
Sài Gòn lóa cùng ánh nắng
tháng tư, chiếc quạt treo kêu réo tội nghiệp
người đàn ông ngồi
ca cẩm về những ngày tháng cũ
giọng rè như cây đàn chùng dây
tháng tư, Sài Gòn của những ngày nhớ không hết

có thể ngày mai cô chủ quán mang tên rượu rhum rời xa Sài Gòn
theo một anh chàng lạ lẫm nào đó ở bên kia đại dương
không còn giữ cái tên rượu rhum
tôi và chúng ta không còn ngồi ở đây
với những mùa nắng tháng tư Sài Gòn
bởi vì cơn giông thực sự đã đến
cơn giông thực
sẽ đến

(Kỷ niệm một ngày tháng tư khi còn ỏ Sài Gòn nghiêng ngả 

quán Sống Chậm của cô Lynh Bacardi Cư xá Kiến Thiết năm 

nào đó…)




MỘT BUỔI CHIỀU



buổi chiều không phải buổi chiều

chỉ là buổi chiều không phải

buổi chiều

giọng giá băng

có một cành hoa

nơi cửa sổ ngôi nhà đối diện

hẻm sâu

buồi chiều không có buổi chiều

chỉ là buổi chiều

không thực


bởi vì đâu

ta bỗng nhiên mất tích

trong buổi chiều

không thực




BÀI TƯỞNG NIỆM KỀN KỀN



Những bãi đáp của chiến tranh không còn là nơi dung thân 

của lũ kền kền ngày đêm túc trực

Chiến tranh đã lùi sâu

Nhưng không phải chấm dứt

Đây là một cuộc chiến khác

Sẽ không có súng đạn

Thay vào những thứ khác

Cũng vẫn là những phương tiện của tội ác

Và như thế là không thể chấm dứt được

Không bao giờ chấm dứt được những cuộc chiến

Khi còn loài người

Không thể có bài tưởng niệm kền kền

Lũ kền kền lúc nào cũng có việc để làm

Lúc nào cũng nhiều thức ăn dành cho chúng

Chỉ có những kẻ mơ mộng và huyền hoặc mình

Bằng bài tưởng niệm kền kền tưởng tượng


Cho nên

Và vì thế

Không có bài tưởng niệm nào

Trong nghĩa địa đen

Kền kền vạn tuế





NGÀY THƯỜNG



ngày thường chắc chắn không phải là

ngày khác thường

nhưng ngày thường

cũng chỉ là ngày bình thường

bởi ngày thường

thật ra khó kiếm

là ngày khác thường



ngày thường

niềm mơ ước của mọi người

một ngày bình thường

mọi việc đều bình thường

như cuộc sống



vì năm nay

khí hậu không bình thường

mưa nắng bão tố động đất nhiều lên ở các lục địa

con người không được bình thường

đối mặt với sự khổ ải khác thường


như hôm nay

tôi không có lấy một ngày

thật bình thường như cuộc sống này





VỀ THƠ TỰ DO



Ông TP nói tôi làm “thơ tự do … rất tự do(*)
Cám ơn ông tôi chỉ nhận vế đầu
Từ chối vế sau
Vì tôi làm thơ tự do 
(tạm gọi là thơ tự do)
Nhưng không phải tự do
Vì người bạn của tôi
Là anh NQT (**)
Nói rằng tự do đang thiếu máu
Và thơ của tôi
Là thơ tự do thiếu máu.

----------------
(*) Thế Phong
(**) Nguyễn Quốc Thái
         (Bt)



TỪ HOÀI TẤN



' trường hợp nhà thơ Tuệ Mai -- Du Tử Lê' s blog

Trường hợp nhà thơ Tuệ Mai,

23 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 7223)



Gửi nhà văn Nguyễn Thị Vinh, nhà thơ Cao Mỵ Nhân và, anh chị Lê Vinh.

Trong sinh hoạt thi ca 20 năm của dòng văn học miền Nam, nhà thơ Tuệ Mai, theo tôi là một trường hợp khá đặc biệt. Tên thật Trần Thị Gia Minh, bà sinh năm 1928 tại Hà Nội, trong một gia đình thế giá. Thân phụ bà là nhà thơ nổi tiếng cụ Á Nam – Trần Tuấn Khải. (1) Tuy thân mẫu mất sớm, nhưng bà vẫn được dưỡng dục một cách chu đáo bởi người cha thuộc thế hệ kẻ sĩ thời Nho giáo còn ảnh hưởng khá nặng.

tuemai-content
Nhà thơ Tuệ Mai --(hình ảnh: dutule.com)

Theo lời bạn tôi, Đỗ Hùng (hiện cư ngụ tại vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) thì ngay từ đầu thập niên 1950s, nhà thơ Tuệ Mai đã là trưởng đoàn thanh nữ của Gia Đình Phật Tử Minh Tâm - Trụ sở sinh hoạt là sân chùa Quán Sứ ở đường Quán Sứ, Hà Nội. Thời gian này cũng là thời gian nhà văn, luật sư Trần Thanh Hiệp là huynh trưởng thiếu đoàn Gia Đình Phật Tử cũng thuộc chùa Quán Sứ - - Trong khi bạn tôi, Đỗ Hùng, thời đó mới chỉ là đoàn viên của Thiếu đoàn Gia Đình Phật Tử Đồng Niên. Vẫn theo lời kể của Đỗ Hùng, thì chùa Quán Sứ cũng như Gia đình Phật Tử Quán Sứ do hòa thượng Thích Tố Liên, một nhân vật đạo cao, đức trọng thuở đó, trụ trì, hướng dẫn.
Được khuôn đúc trong nề nếp đạo đức, lại sống khép kín, gần như xa lánh mọi sinh hoạt náo động, ồn ào của xã hội, nên cõi giới thơ Tuệ Mai gần như vắng lặng những lênh đênh, khấp khểnh đời thường. Ở phương diện giao tiếp bạn văn, bà cũng giới hạn vào một số rất nhỏ những người bà quen biết, tin cậy... Một trong những người bạn gái được coi là thân thiết hơn chị em ruột, trong nhiều chục năm của Tuệ Mai là nhà văn Nguyễn Thị Vinh (2). Đó là người bạn, mà bà có thể tâm sự, chia sẻ với nhau cả những chuyện thầm kín nhất và, ngược lại. Nhưng, Tuệ Mai hơn một lần cho biết, không vì thế mà bà ảnh hưởng quan niệm văn chương, cách sống của bạn….
Lược kê những dữ kiện này, tôi chỉ muốn nói, mặc dù làm thơ rất sớm ngay tự những năm cuối thập niên 1930s, đầu thập niên 1940s, nhưng cho tới khi Tuệ Mai xuất bản thi phẩm “Không bờ bến”, Saigon, 1964; được trao giải văn chương toàn quốc 1966 thì, khuynh hướng thơ của bà dường không thay đổi bao nhiêu. Thơ bà vẫn không ra khỏi tinh thần yêu nước nhẹ nhàng, nhắm tới tâm tình (mang nhiều tính giáo dục) giới trẻ, kiểu “gia huấn ca”. Thản hoặc bà có những bài thơ nói về tình yêu, chiến tranh hay những tân khổ của kiếp người thì, chúng cũng chỉ thoảng, nhẹ.
Đó là giai đoạn thứ nhất của hành trình thi ca Tuệ Mai, hai giai đoạn.
Nói cách khác, đấy là một dòng thơ thiếu cá tính. Phải chăng vì thế, thơ của bà đã không được đám đông đón nhận như một vài nhà thơ nữ khác - - Mặc dù tính tới tháng 4-1975, hàng ngũ những nhà thơ nữ của miền Nam, hoạt động đều đặn, vốn không nhiều lắm.

tuemai-vephiatroixanh-content

Tôi trộm nghĩ, có thể cũng vì vậy mà nhà phê bình văn học Cao Thế Dung, trong bài viết tựa đề “Nữ thi sĩ Tuệ Mai” trích từ tác phẩm "Văn học hiện đại / Thi ca & Thi Nhân / Cao Thế Dung", do nhà văn Thế Phong đăng tải trên trang mạng Virgil Gheorghiu, (3) có đoạn mở đầu như sau:

“Cách đây 7 năm, khi nhận định về một số thi nhân Việt Nam Tự Do; chúng tôi không có một ý nghĩ tốt nào về Thơ Tuệ Mai - vì thơ Tuệ Mai, xem như quá xa cách với cảm quan và nhãn giới của chúng tôi lúc bấy giờ. Chúng tôi chỉ có một thành kiến duy nhất: Tuệ Mai chưa thể tiêu biểu cho thi ca hôm nay- nghĩa là tiếng nói trung thực của hiện đại. Từ cái thành kiến đáng ghét như thế, trước mắt nhin của người viết, Tuệ Mai chỉ như một thứ trang sức cho xôm trò, và không thể đóng góp vào sự sống hôm nay, cùng với tiếng nói và thể chất hôm nay qua Thi Ca... Một tiêu biểu sung mãn. Vì vậy, chúng tôi không đặt để Tuệ Mai trên bất cứ một nấc thang giá trị nào...”
Tuy nhiên, ngay sau đó, họ Cao viết:
“Bẩy năm đi qua với bao nhiêu thay đổi trên Quê hương và Lịch sử, lẽ tự nhiên tâm thể cùng với cảm quan của một người - và có thể rất nhiều người - cũng đổi thay và đổi thay một cách nghiêm trọng. Từ sự thay đổi nghiêm trọng kia trong cảm quan và tâm thể, cũng như cân não - đã bắt buộc chúng ta phải thực hiện một cuộc trở về để giám định lại tất cả quá khứ - nếu có thể, hay một phân bộ - và chúng ta sẽ mang nhiều hối tiếc. Có những hối tiếc lý thú mà chúng ta cần phải nâng niu giữ lại, những hối tiếc của nghệ thuật trên một tình tự thăng hoa và phủ nhận. Có những hối tiếc chúng ta cần phải lên tiếng trình bày như là một lời "nói lại"… “Chúng tôi muốn nói đến niềm hối tiếc phát xuất từ sự thiên lệch và cố chấp trong những nhận định sai lầm về nghệ thuật... Niềm hối tiếc cứ thế mà lớn dần khi chúng tôi đọc lại thơ Tuệ Mai:
Vòng khăn tang lớn dần quấn hãm đời nàngGiải khăn tang dài, dài hơn con đường tự khởi điểm thôi nôiTới khúc quanh năm thángNhững đám tangÔi những đám tang huyệt mùa đông ngăn ngắtBia mộ dựng trong nàngMỗi một bia một ngọn lửa tànBên một con sông cạnNhư một tắt âm thanh…”
“(trích Trước sau - Thơ Tuệ Mai)”
Du Tử Lê,
(kỳ sau tiếp)
_________

(1)Theo tài liệu của Wikipedia Mở thì: “Nhà thơ Á Nam - Trần Tuấn Khải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1895. Ông là một nhà thơ Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến (…) Là người huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước, cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương, tại Nam Định năm Canh Tý (1900). Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha. Nhờ mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán. Năm 1914, cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở. Khi ấy, nhà thơ Á Nam - Trần Tuấn Khải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy vợ được một năm. Qua năm 1919, ông trở lại làng Quang Xá dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc, rồi đưa vợ ra Hà Nội. Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến mua một trang trại ở ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội. Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó vào năm 1927 (…) Năm 1932, tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân của ông được xuất bản. Nhưng ngay sau đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách Nam Ký. Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá rối trị an, xúi dân nổi loạn" (…) Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết. Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt đầu viết bài cho các báo (…) Năm 1954 ông di cư vào Nam, làm việc tại Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ;. chuyên viên Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn... Ông mất ngày 7 tháng 3 năm 1983, tại Saigon”.
(2) Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Thị Vinh là tập truyện “Thương yêu”, XB năm 1954. Cùng với gia đình, bà hiện cư ngụ tại Na Uy.
(3) Nhà văn Cao Thế Dung cư ngụ tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ; trong khi nhà văn Thế Phong vẫn còn ở Saigon. 
 
GỬI Ý KIẾN CỦA BẠN

Tên của bạn