hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang / bài viết: trần thị bông giấy ( điệu múa cuối cùng của con thiên nga/ văn uyển , usa 2005)
hứ Hai, 21 tháng 5, 2012
hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang -- bài: trần thị bông giấy
Điệu múa cuối cùng của con thiên nga ( tập I ):
nhà văn văn quang - Văn Uyển xb, usa 2005
nữ nhà văn trần thị bông giấy [i.e. trần thu vân 1950- ]
trái qua: Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014 saigon]
+ Trần thị Bông Giấy + con gái Âu Cơ+ Thế Phong
+ Trần thị Bông Giấy + con gái Âu Cơ+ Thế Phong
(ảnh chụp ở Dalat/2000)
hạnh phúc cuối đời của
nhà văn văn quang *
trần thị bông giấy
bài I.
K hi tôi còn rất bé thì ở Sài Gòn, hai chữ Văn Quang đã là một tên tuổi lớn trong làng văn nghệ. Khi tôi lớn rồi lại xảy ra cái nạn 1975 cho tất cả mọi người dân miền Nam. Anh đi học tập cải tạo . Tôi bắt đầu giang hồ đây đó. Chúng tôi chưa từng biết nhau thưở trước; bấy giờ lại không bao giờ nghĩ rằng ' sẽ biết nhau' trong hoàn cảnh thay đổi kẻ Đông người Tây của những con người ở một đất nước tang thương.
V ậy mà như một dấu ấn của Định Mệnh, những câu hát đệm trong phim Chân trời tím cứ đeo theo tôi suốt thời gian dài ngup lặn trong cái hố đau thương Tình Ái. Những câu hát rõ ràng đã chiếm hữu một vị trí quan trọng trong tâm hồn tôi, như một an ủi, nư một chia xẻ, và cũng là một nỗi cam đành chấp nhận , bất cứ lúc nào lại một lần khóc cho cuộc tình bị dở dang :
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa
Nhưng em biết muôn đời muôn kiếp sau
Anh với em không hề sống gần nhau .
N hững khi ấy , tôi lại âm thầm cảm ơn ai đó đã từng có cái tâm sự như tôi để viết giùm lên những lời cần viết. Tuy nhiên, ở mỗi lúc thất bại trên tình trường kia, tôi chỉ biết ngậm ngùi rên lên với chính mình điệu hát mà chưa từng một giây dừng lại với ý nghĩ ' muốn tìm hiểu xem ai là tác giả của mối tình đau khổ Tình yêu đồng dạng' với tôi ?
C ái không chờ đợi đó lại đã đến thật vào mùa hè năm 2000, về VN, trong buổi tiệc cưới cô con gái lớn của Thế Phong, tôi và Âu Cơ được xếp ngồi cùng bàn với tác giả truyện phim Chân trời tím. Có điều , thật phải nói, ở con người có bộ vó dáng gầy gò, khuôn mặt không tươi kia như có cái gì khiến tôi tôi không sao đến gần được như đã từng đến gần Thế Phong hay Phan Diên ngay từ lần đầu gặp gỡ . Trong suốt buổi tiệc, anh ngồi im, chẳng truyện trò cùng ai hết. Cái thái độ lặng lẽ của anh đã làm ngăn chặn từ tôi ngay cả những lối xã giao cần thiết. Đôi mắt xa với u uẩn đã xóa tan hết trong tôi tất cả mọi nỗi tự nhiên vốn dễ dàng được tuôn ra ở bất cứ lần nào hiện hữu giữa những người bạn văn chương với nhau.
P hài đợi đến mùa hè năm 2003, từ Uyên Thao gửi về những cuốn sách nhờ trao lại mà một cuộc chuyên trò thú vị đã diễn ra giữa anh và tôi trong một quán café ở Saigon , để từ đó, 'như một dòng mạch ngầm' ( chữ anh dùng trong một lá thư ) như môt tình bạn sâu sắc đã được kết hợp giữa tôi với vợ chồng anh.
N ếu hỏi, đặc điểm nào đã tạo ra điều' kết hợp' nói trên thì tôi sẽ không có cậu trả lời xác đáng. Cái' tình thân' tôi dành cho anh không giống như đã dành cho Thế Phong, Phan Diên , Hoàng Vũ Đông Sơn, hoặc bất cứ người bạn nào tôi từng quý mến. Chỉ biết rằng giữa hai con người có những điều rất khắc biệt, lại cũng đã có 'chung một điểm tương đồng khắng khít '. Cái điểm tương đồng này chính là ' những kinh nghiệm khổ đau trên tình trường của thời tuổi trẻ ' . Điều này , tôi nói ra bằng cái cảm nhận của trực giác chứ không chứng minh cụ thể, bới tôi chưa từng biết gì về anh, lại cũng không đọc anh nhiều trong thời đoạn cũ. Dù vậy, rõ ràng là đã có một' cái gì rất khác' trong ý nghĩ về anh mỗi lần tôi tự mình kiểm điểm và so sánh mối thân tình dành cho anh với những mối thân tính dành cho Thế Phong, Phan Diên hoặc các người bạn kia .
Phân tích ra, cólẽ phải thế này :
Trong trái tim tôi, nhiều ngăn ' Tình Bạn' cùng được xếp hàng cạnh nhau không lẫn lộn. Mỗi ngăn dành cho môt người bạn riêng biệt. Tùy theo hoàn cảnh mà từng ngăn được đem ra nhìn ngắm. Nhưng dẫu thế nào thì tất cả các vị chủ nhân của mỗi ngăn riêng ấy đều có điểm chung là ' sự sở hữu những chân thành qúy mến phát ra từ trái tim tôi'.
Hay nói khác đi, tôi là người ' có nhiều bộ mặt trong cùng thân thể với chỉ một trái tim duy nhất '. Để xác định rõ hơn cho câu vừa nói, lại phải nhờ đến lời của cô em gái loạn thần kinh một lần tỏ ra ' không loạn chút nào', khi phân tích về tôi bằng những lới chính xác như sau :
" Tình cảm chị rất khó dò. Chẳng thể biết chị yêu thương ai. Ai cũng có thể nghĩ rằng đang được chị yêu thương, mà thật thì chằng ai dám tin là mình nắm rõ điều đó '.
Nhận xét này thật đúng nếu nhìn vấn đề trừ cái bản chất của tôi, ' trắng đen rõ ràng không trộn pha lẫn lộn'. Lấy ví dụ, Thế Phong là Thế Phong và Văn Quang là Văn Quang . Hai con người được ví như hai đại lộ song song, ở giữa nối liền và cắt ngang bởi một con đường nhỏ. Tôi là kẻ bộ hành đang đi trên con đường nhỏ đó. Tùy từng khúc quãng, tùy từng trạng thái đổi thay của thời tiết và tâm tư mà cái đại lộ nào sẽ được tôi thả bước nhiều hơn .
Bài II
Ba năm kể từ lần đầu gặp nhau trong tiệc cưới, lần thứ hai trong một mùa nghỉ hè VN ( 2003), tôi và Văn Quang mới có dịp ngồi tâm tình trên rất nhiều vấn đề tại căn phòng khách nhà anh. Chính lần này tôi mới thấy rằng anh không giống chút nào với con người đã vô tình tạo ra trong tôi một nỗi cách xa 3 năm trước đó. Thái độ anh hoàn toàn cởi mở. Những câu chuyện ' nói' và' nghe' một cách đầy tin cẩn được phát ra từ hai kẻ chưa được xem là là bạn. Tuy nhiên, đó lại là những câu chuyện' chỉ có thể xẻ chia' giữa những ' người cũ' có cùng kinh nghiệm như nhau về cái biến động dữ dội của thời cuộc 1975.
Từ bộ dạng gầy gò như toát bật ra cả một sức mạnh tinh thần, tôi khó lòng tìm thấy nơi các nhà văn thời kỳ trước mà tôi từng biết. Tiếp liền theo sau những trang ' sử' tang thương phủ tràn lên tất cả thì nơ anh vẫn như còn lưu lại nỗi bất khuất của một ' bại tướng' bởi vào một giai đoạn lich sử rất xa xưa. Trải qua hàng chục năm dài thống khổ trong các nhà tù CS, vậy mà anh không đưa ra cho thấy cái ồn ào điên loạn của một Phan Nhật Nam , không có cái căm thù ganh tị nhỏ nhen của một Hoàng Hải Thủy, không có cả cái trầm tĩnh kiêu ngạo giả tạo của một Uyên Thao, không luôn cái giả dối kêu gào của rất nhiều nhà văn thành danh trước 75 hiện đang sống trên nước Mỹ; cũng chẳng có một lần phô bày trước mặt tôi cái cưới châm chọc của Thế Phong cho qua ngày đoạn tháng với cuộc đời và hoàn cảnh. Mà ở anh chỉ là một sự
' cam phận nhưng không cam phận' , ' vùng vẫy nhưng không vùng vẫy'. Một kiểu " tâm sự' như những lời anh viết cho tôi ( nhân một lần được tôi chia xẻ về những dự trù trên chính tác phẩm này' tôi đang muốn viết ra ) :
" Tâm sự của chị dứt khoát, rõ ràng về điều lưạ chọn của mình sau những năm tháng ... dường như không đợi chờ già cả, đi tìm mà không tìm gì cả. Mọi thứ tự nó đến như một định mệnh, như cuôc đời của một tác phẩm tự nó hiện hình, mình không cưỡng lại được. Điệu múa cuối cùng của con thiên nga, chỉ hình dung thôi, cũng thấy rất đẹp, nhưng trên hết vẫn là sự thiết tha vô cùng của một người đàn bà đã trải qua nhiều năm tháng' không biết múa' và chỉ dành điệu múa ấy cho giờ phút này '.
Và cái tâm tư của tôi cũng chính là tâm sự của một nhà văn trong anh nhưng trên một môi trường khác biệt :
" Tôi nghĩ thế và thú thật là chị đã nói giùm tôi ' điệu múa cuối cùng' cũa người đàn ông cứ' múa vớ vẩn chẳng ra cái điệu gì' để' đến cuối cùng vẫn biết múa điệu múa của mình' . Có khác chăng, cái mảnh đất múa của tôi yên ắng hơn, nó lặng lẽ như một dòng nước chảy ngầm; điệu múa của chị như dòng thác, nó hát suốt những tháng ngày. Tôi nghe rõ' từng lời' của điệu múa ấy và bó cũng là ' lời không lời' bài hát của tôi đấy chị ạ ". ( thư đề 2/9/2003/ Saigon)
Buổi sáng 14/8/2003, ngồi nói chuyện với Văn Quang tại phòng khách nhà anh ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, trong tôi đã nẩy sinh một sự chân thành khâm phục cho anh. Cái điều từ chối việc' không đi Mỹ' theo diện H.O được anh gỉai thích bâng quơ, dựa trên lý do tình cảm, nhưng còn tôi thì lại nhìn ra rất rõ cái tính ' tự trọng' của anh, ' thà chấp nhận ở lại làm kẻ bại tướng chết theo thành dưới lưỡi giáo một' kẻ thù', còn hơn nối gót theo sau một -thứ-kẻ-thù-ngụy-trang-bạn-hữu gấp nhiều phần hiểm nguy thủ đoạn.' Thệm nữa, nơi anh còn có niềm tự trọng riêng của ' Một Người Cầm Bút' thì sự' không bỏ ra đi' này hẳn phải là một điều tất yếu đương nhiên .
***
Mùa hè 2002, trong một cuộc chuyện trò kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với Thế Phong và Hoàng Vũ Đông Sơn tại nhà Thủy Tạ , Dalat, tôi đã đưa ra nhiều lý lẽ nhằm phản đối việc Thế Phong lúc ấy đang lo xin xuất cảnh sang Mỹ và Hoàng Vũ Đông Sơn lại rất ao ước được sống trên nước Mỹ. Phân tích cặn kẽ với cả hai về một thực tế trong đới sống Mỹ ra sao, tôi giải thích :
' Phần hình thức, các anh đang ở vào cái tuổi đã quá muộn màng cho sự bắt đầu một cái mới nơi vùng trời khác mà không tránh khỏi điều chao đảo tâm tư theo sư thay đổi ấy. Phần nội dung, nếu nhìn nước VN nói chung và miền Nam, nói riêng ; là một mái nhà quê hương thì những con người như anh Thế Phong lại càng cần phải bám rễ thật sâu trên phần đất ấy để tiếp tục xây dựng không phải cho anh mà là cho những thế hệ đi sau ' thuộc con cháu miền Nam '.
Tôi nhắc lại câu chuyện với một người bạn cũ gặp tại Rạch Gia ( đã ghi trong' Nước chảy qua cầu' hai mươi mấy năm trước :
" Mười năm rồi tôi mới gặp anh, người bạn dễ chịu nhất trong đám bạn ngày nào. Anh vẫn độc thân, ánh nhìn đượm nét khắc khoải của một nghệ sĩ nhiều hơn một y sĩ. Mười năm mà anh vẫn không thay đổi bao nhiêu trong những ý tưởng sống. Ngày xưa, khi quiyết định bỏ cái học bổng dương cầm ở Tân Tây Lan để thi vào trường Y khoa Saigon, anh đã làm cho cả đám chúng tôi ngạc nhiên. Trước điều này, anh cười, giải thích : " Đất nước mình còn nghèo quá. Một y sĩ cần thiết hơn nột nghệ sĩ.". Mưới năm sau tôi lại cũng nghe anh nói ; " Bánh xe lịch sử đã quay, điều đó không thể chối. Nhưng đất nước càng bị mắc vào cái vòng quay tệ hại bao nhiêu, thì vai trò người trí thức càng được cần thiết nhiều hơn bấy nhiêu !Tôi hỏi anh nghĩ gì về những người đã bỏ nước ra đi ? Anh đáp : " Mỗi người có một hoàn cảnh sống và môi trường suy nghĩ riêng, không thể nói cho chính xác được ai là sai, ai đúng. Riêng tôi thì lại cho rằng quê hương giống như một mái nhà, mình có đứng trong ấy mới thấy rõ được những chỗ dột của mái, chỗ thủng của vách để mà sửa sang lại cho hoàn chỉnh. " Tôi cười, ngộ nhớ cái nhà ấy đã bị kẻ khác chiếm đoạt "? Anh gật đầu mạnh mẽ; " Thì sự hiện hữu của mình cũng cần phải được phô bầy nhiều hơn. Trên một mặt, tôi nghĩ rằng ra đi tức là đã đồng hóa với biến mất khỏi mái nhá quê hương của mình rồi đó ."
Xong, nói với Thế Phong :
" Nếu anh không phải là nhà văn gạo cội của miền Nam cũ, Bông Giấy không nói những lời vừa rồi làm chi ? Mình phải nhìn nhận rằng, tính kỳ thị phân biệt vẫn là tính cố hữu của loài người, nếu không thế, con người đều biến thành Bồ Tát cả. Cho nên vấn đề kỳ thị Nam Bắc là điều khó lòng thay đổi trong một thời gian, chỉ mới 30 năm ngắn ngủi. Những người miền Nam vẫn là' những đứa con' bị mang số phận hẩm hiu trong sự chiến thắng trành giành của' những đứa` con' miền Bắc. Nhìn vào xã hội VN hiện tại, không ai có thể chối cãi được sự phân biệt kỳ thị dẫn đến những trù dập, ngược đãi trên đủ mọi ngành nghề trong tấng tầng lớp lớp dân chúng miền Nam.
Đó là một vấn nạn chung của người miền Nam và là một nỗi đau lòng ghê gớm cho bà mẹ Quê Hương rộng lớn. Anh là một trong những nhà văn còn sót lại của chế độ cũ đang cố bước từng bước trong một chuỗi dài tháng năm trù dập, kể từ cuộc đổi đời 1975 đó. Mà với nhà văn, chất nuôi sống tâm hồn và chữ nghĩa không phải là vật chất. Bây giờ nếu bỏ sang Mỹ, tức là anh sẽ phải đối diện với hai dữ kiện quan trọng:
1/ sự hết năng lực để bắt đầu một cái mới tốt đẹp.
2/ sự bỏ rơi tất cả những gì đã từng tạo dựng, đặc biệt ' vai trò những kẻ đại diện cuối cùng cho một lớp người của miền Nam trước kia'. Cuộc chiến Nam Bắc bây giờ không còn là chiến đấu súng đạn nữa, mà là' chiến đấuu tư tưởng, chiến đấu ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc '. Đó là cuộc chiến đấu danh dự, và lớp nhà văn miền Nam phải là những người bằng cách' giữ lại tiếng nói của chính mình '.
Tôi kết luận với Thế Phong:
" Không sự hy sinh nào lại không có` cái giá được đáp trả xứng đáng. Một nhà văn miền Nam Cũ, vần đề cần nói đến là việc sử dụng ngòi bút làm sao để đưa ra cho thấy cái ĐÚNG của một kẻ bại trận đang bị nhận chìm trong một hệ thống đấy mắt xích SAI LẦM của đối phương."
Khi nói với ThếPhong những lời trên là tôi nói bằng tất cả tấm lòng chân thật của một
kẻ hậu sinh mong chờ nơi người đi trước những điều chỉnh chính mình đã không làm được ở hiện tại. Cái' thế đứng' nhà văn của Văn Quang hay Thế Phong là' một lợi thế' , so với cái thế của nhà văn hải ngoại của tôi, nếu đem đặt nó vào trong lòng người dân miền Nam và trong cà quê hương.
Với Văn Quang, tôi không làm điều' van nài' anh đừng bỏ ra đi khỏi nước, bới chính anh đã hành xử điều đó rồi từ trong ý thức. Sự ngưỡng mộ và khâm phục dành cho anh, tôi viết ở trên, chính đã nẩy sinh từ cái nhìn tôi vừa đưa ra.
Ở đây phải viết thêm rằng, không phải chỉ riêng mục đích đề ra trong câu chuyện nói với Thế Phong về một thứ ' vai trò của giới nhà văn miền Nam trong cuộc chiến ý thức hệ Nam Bắc ' thôi, mà còn cả trên cái nhìn tự trọng theo một thứ ' kẻ-thù-ngụy-trang-bạn-hữu' mà tôi viết ở trên kia.
Thuở xưa, thời kỳ 60-70, ngay giữa thủ đô Sài Gòn, cách một lòng đường đối diện ngôi nhà gia đình tôi ở là một building bề thế 7 tầng được dùng làm nơi lưu trú cho những viên chức cao cấp trong quân đội Mỹ. Không bất cứ một chiếc xe hay cá nhân nào được vô cớ dừng lại trước khuôn viên tòa nhà. Hằng ngày chứng kiến người gác cổng xua đuổi khách bộ hành qua lại một cách rất uy quyền hống hách, tôi đã thấy nổi lên trong tâm tư mình một mối bất mãn khôn tả. Dạo ấy còn quá bé mà tôi đã biết tự đặt với mình câu hỏi : " Hà cớ gì trên đất nước mình mà mình không được tự do đi lại ?". Cái tư tưởng' ghét người ngoại quốc' nẩy sinh từ đó một cách vô thức. Lớn hơn chút nữa, nghiền ngẫm đọc lịch sử VN các thời kỳ bị đô hộ mới lại càng thấy ngậm, ngùi hơn cho một dân tộc nhỏ bé không ngừng đau khổ theo hiểm họa ngoại xâm.
Bây giờ , nhìn về người VN dù trong nước hay ở hải ngoại, luôn luôn tôi vẫn mang mặc cảm nghĩ xót xa cho thân phận ' làm con dân' của một quốc gia luôn bị phân ly, chia cách. Đó là kiếp nạn chung của cả dân tộc mà không bất cứ kẻ nào được miễn bài. Sự đau khổ không phải chỉ người ở trong nước nhận lãnh thôi, mà luôn cả những người hải ngoại cũng phải gánh chịu trên một hình thức khác. Cuộc sống tha phương có những cái dày vò riêng, phần nào đồng dạng với nỗi khắc khoải mà tầng tầng lớp lớp dân chúng VN đang phải cúi đầu chịu đựng trong lòng quê hương xứ sở.
Hai mươi lăm năm sống đời đất khách, lúc nào trôi cũng mang cảm tưởng như đang mặc chiếc áo của người khác không cách gì vừa với thân thể. Trong 25 năm đó, dẫu luôn ý thức điều' bánh xe lịch sử đã quay' nhưng cái tâm trạng u hoài của một loải chim cuốc ' nhớ nước đau lòng' cứ còn đeo đẳng lấy tôi.
Trở về VN liên tục những mùa hè vừa qua, có dịp đi đến nhiều nơi, tiếp giao thân mật với nhiều tầng lớp, từ bình dân đến trí thức ; tôi nhận biết không phải chỉ tôi hoặc những người VN hải ngoại, mà luôn cả đại đa số người dân của hai miền Nam Bắc cũng còn mang tâm trạng u hoài vừa nói. Họ sống vật vờ ' không córể bám' ngay trên chính phần đất mà cha ông họ đã dầy công xây dựng. Một cuộc sống có nhiều đổi mới nguy nga bề thế trên mặt nổi kể từ thập niên 1990, nhưng dưới mặt chìm chỉ là những gì được hình dung như một lớp bùn lềnh bềnh không nền tảng. Một cuộc sống mà người dân vẫn cứ mang tâm trạng đợi chờ, nhưng không biết đợi chờ điều gì ở tương lai nào đó ...
30 năm trôi qua rồi, vật đổi sao dời trên muôn vạn ngả, vậy mà Thời Gian vẫn chưa xóa tan giùm cho họ những nỗi dày vò khắc khoải còn ẩn núp rất sâu trong đáy tim riêng .
Đó là niềm đau của một dân tộc mà nếu cố công đi tìm nguyên nhân từ đâu xuất phát cũng khó lòng dẫn tới kết luận chính xác. Không thể đổ thừa hay quy trách cho riêng ai trách nhiệm trên sự đau khổ hiện tại của ' thân phận làm người Việtnam' dù trong nước hay ở hải ngoại. Mà tôi chỉ biết ngậm ngùi trong một nỗi chua xót lớn lao bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy dáng hình một ngưởi Việtnam mỏng mảnh đứng cạnh một người ngoại quốc cao lớn, cũng y hệt như nhìn về quê hương nhỏ bé từ hàng ngàn năm qua đã phải không ngớt nằm giữa thế lực tranh giành hùng hổ của các ngoại quốc . ** []
-------
* tựa bài của tác giả : Hạnh phúc cuối đời của một nhà văn.
* tựa bài của tác giả : Hạnh phúc cuối đời của một nhà văn.
( trích ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA ( 2 tập )
tập 1 : 424 trang, (tập 2 : 408 trang)- Văn Uyển xuất bản, San Jose, Cali, USA 2005.)
-----------
phụ lục:
văn quang: 'người quản đốc cuối cùng'
bài viết: Quốc Dũng+ Đằng Giao
văn sĩ văn quang, viên quản đốc cuối cùng đài Tiếng nói Quân đội VNCH
" ...giữa năm 1969, anh Phạm Hậu (giữa) [ thi sĩ Nhất Tuấn 1935- hiện định cư ở bang WA/ USA] được điều động sang bộ Thông Tin làm giám đốc đài Phát thanh Quốc gia Sài gòn; tôi [Văn Quang] được lệnh về thay thế anh... "
(cựu đại úy Dương ngọc Hoán [ARVN] (bên phải) cung cấp ảnh cho báo Người Việt)
... Nói qua điện thoại với phóng viên nhật báo Người Việt, nhà văn Văn Quang gần như không nghe được.
" Tai tôi yếu rồi, rất khó nghe điện thoại; thường ai gọi đến, cũng phải nhờ bà xã tôi nghe rồi nói lại" -- ông nói. (...)
" Tôi là quản đốc [cuối cùng của] đài phát thanh Quân đội VNCH; nhận thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong trách nhiệm gìn giữ đất nước này. Những ngày cuối cùng là những ngày buồn nhất của chúng tôi. Anh chị em chúng tôi còn làm việc và ở ngay tại trụ sở đài, cho đến những ngày chiếc xe tăng địch kéo qua cầu Thị Nghè; cổng đài. Lúc đó, tôi mới mới ngơ ngác nhìn nhau; có người khó rơi lệ thầm, rồi ôm nhau nói lời từ biệt. Đó là những giây phút tôi chưa bao giờ quên trong cuộc đời mình" -- ông kể. (...)
Nói về cơ duyên đến với đài [Tiếng nói Quân đội VNCH], ông cho hay:
" Năm 1960, tôi vừa là trưởng phòng báo chí, vừa làm chủ bút báo 'Chiến sĩ Cộng hòa'; và là phụ tá chuyên môn của khối Kỹ Thuât/ Cục Tâm lý chiến. Khi đó, khối Kỹ Thuật gồm có 5 phòng chuyên môn về các công tác báo chí, truyền thanh, truyền hình, ấn họa+ phòng văn nghệ. Giữa năm 1969, anh Phạm Hậu được điều động sang bộ Thông Tin làm giám đốc đài Phát thanh Quốc gia Sài gòn; tôi được lệnh về thay thế anh " -- ông hồi tưởng . (...)
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975; cũng như mọi sĩ quan Quân lực VNCH khác; ông bị đưa qua nhiều trại tù, từ miền Nam tới miền Bắc; trong một thời gian dài hơn 12 năm, ở K5 Vĩnh Phú + K2 thuộc Z 30 tại Hàm Tân. Tháng 9, 1987; ông được thả ra. Trở về Sài gòn, ông từ chối đi theo diện H.O.; và quyết định ở lại Việt Nam.
" Tôi vẫn cho rằng những người bạn tội đi định cư; hầu hết vì lo cho tương lai củ con cái, cho cuộc sống gia đình. Họ có lý do chính đáng để ra đi. Còn tôi chẳng có lý do gì. Khi tôi ở trại tù ra; vợ con tôi đã vượt biên hết rồi. Hiện nay toi có 8 người con ở Mỹ; và tất cả đều lập gia đình. Chỉ còn minh tôi ở lại đây thôi" -- ông kể.
" Đời sống kinh tế rồi cũng ổn định; bằng việc học điện toán, rồi ra hành nghề đánh vi tính thuê; và làm 'lay-out' cho các tiệm sách, báo. Hồi đó ở Sài gòn có rất ít máy điện toán; và người làm được công việc này càng hiếm. Cái may mắn của tôi là ngay khi ở trại tù ra; tôi đã tò mò đi học khóa đầu tiên. Sau khi học xong vài khóa; tôi được các cháu ổ Mỹ yểm trợ cho mấy cái máy in 'laser' để hành nghề. Công việc kiếm ăn khá phát đạt. Vì thế, tôi không cần phải đi đâu nữa cả. Hơn thế; vợ cũ của tôi+ các cháu cũng đã 'yên bề gia thất'; nên tôi không cón muốn khuất động cuộc sống của gia đình mình; gây thêm những thắc mắc vướng bận chop những người thân ..." -- ông kể thêm.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, ông cho biết:
" Cuộc sống của tôi bây giờ cũng ung dung và yên ấm rồi. Chẳng cần phải đi đâu nữa. Ở đây còn có nhiều đề tài sống để viết; nên tôi tiếp tục làm công việc mình cần làm. Tuy bây giờ tuổi đã cao, tôi không còn được minh mẫn như ngày nào; nhưng mỗi tuần, tôi vẫn cố gắng nắm bắt+ phân tích tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của người dân, từ thành thị đến nông thôn ; để viết tường thuật. Tôi nói lên tiếng nói của người dân không thể nói được những mong uớc của đời mình. Những bài này tôi chỉ gửi ra báo ở nước ngoài thôi ...
"Đôi khi có một số anh chị em là phóng viên cũ của đài [Tiếng nói Quân đội VNCH] có dịp về Việt Nam ghé thăm; tôi ngồi nhắc lại chuyện xưa. Thú thật, tôi nhớ nhớ quên quên; có khi nói mãi mới nhận ra người bạn xưa của mình al2 ai. Những lúc như thế; tôi nghĩ đây là lần gặp nhau cuối cùng trong đời. Khi các anh chị ấy ra về; tôi còn ngẩn ngơ đứng sau khung cửa hẹp, nhìn theo bóng dáng người bạn xưa ..."-- ông tâm sự.
Và, cũng vì viết bài' gửi ra nước ngoài'; mà cách đây chừng 5, 6 năm; ông bị công an Sài gòn tịch
thu hết máy móc, nên "tất cả hình cũ không còn cái nào nữa " -- ông tiếc rẻ nói [vậy].
(...)
QUỐC DŨNG+ ĐẰNG GIAO
http://www.nguoiviet.com/30-4-2017/linh-hon-cua-dai-quan-doi/