Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

bài liên quan: " gặp lại kịch-tác-gia hoàng như mai ở tuổi 93/ thế phong -- www.vanchuongviet.org/

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017


' gặp lại kịch-tác-gia HOÀNG NHƯ MAI ở tuổi 93 / Thế Phong -- www.vanchuongviet.org/


Gặp Lại Kịch Tác Gia Hoàng Như Mai Ở Tuổi 93.
Thế Phong


                               giáo sư, kịch- tác-gia HOÀNG NHƯ MAI [ 1919- 2013 saigon.]
                                                             (ảnh: Phụ Nữ Online.)

                                  nhà văn tiền chiến NGUYỄN ĐỨC QUỲNH [1909- 06/ 06/ 1974 saigon.]
                                                                             (ảnh: Internet)


"... kịch-tác gia HOÀNG NGƯ MAI vừa là học trò cũ giáo sư Nguyễn Đức Quỳnh, ở Trường Pasteur Hanoi, vừa là cộng sự viên Hàn Thuyên, với bút hiệu NHƯ MAI ..." -- lời TP.



Bấm chuông nhà số 4…/ F.) Trần Quốc Tuấn, quận Gò Vấp (ngoại vi tp. HCM) - một phụ nữ ra mở cửa.
Cuộc thăm đột ngột , không hẹn, mà trước đó 2 ngày- trong bữa ăn sáng ở Tân Định, một vị nhắc tới Hoàng Như Mai - đại khái lần tới thăm, ông bị ốm , nằm co quắp tại lầu 1, vẫn  nói chuyện tiếp khách rôm rả. Đó là chị  Y. – nói về Hoàng Như Mai, chị thật có lòng ưu ái, kính trọng” thầy cũ”.
Vào nhà, đứng đợi ở phòng khách dăm phút, chủ nhà “ đi từng bước, bước chẳng đi” dọc theo cầu thang, từ lầu 1 xuống.

(…nhớ lại, tôi đã tới căn biệt thự trệt này 1 lần- đáp lễ - sau lần tác giả đích thân đem tập kịch mới in xong” Tiếng trống Hà Hồi” (1) đến nhà tặng. Buổi ấy, ông  mặc bộ” com lê” xám, xúng xính lội bộ từ đầu hẻm đường Trần Khắc Chân vào nhà. Tài xế xe hộp đậu phía ngoài đường chờ,-sau mới biết tác giả mới nhận làm hiệu trưởng “ Trung học Tư thục Trương Vĩnh Ký” ở quận Tân Bình).
       
Nhìn thấy chúng tôi, ông lại dừng bước ở phân nửa cầu thang, lại giương đôi mắt lạ lẫm phóng về hai người khách – hình như chưa từng gặp bao giờ. Nửa như không muốn tiếp, điều này cũng  phải thôi- Saigon bây giờ lắm loại’ cướp ngày” đột nhập”- đề phòng là tự bảo vệ  tốt nhất.

Tự giới thiệu:
”… tôi là Thế Phong, 16, 17 năm trước từng họp ở 42 Yết Kiêu Hà Nội cùng anh và  một số nhà văn Pháp, do Đại sứ quán Pháp tổ chức “ Les Temps des Livres” -  và đây  anh Lữ Quốc Văn,  bạn tôi – người từng chụp chân dung anh nhiều’ pô” tuyệt đẹp tại sân bay Tân Sơn Nhất năm nào…

Vẫn như gặp khách lần đầu, tôi hơi ngượng, cảm thấy sự tới thăm này không nên có, và không phải” đạo” chút nào.

Tôi giữ im lặng nghe Hoàng như Mai nói chuyện với bạn tôi.
Riêng tôi nhớ lời chị Y. nói:
-….“Thầy M. thật tội, hai con gái đã lập gia đình rồi bỏ chồng. Hiện ở với một đứa con :” bố sai đi mua thuốc tây, chìa tay hỏi ”  tiền đâu hở bố” ?!

Lữ Quốc Văn vào chuyện:
-… lần tôi về Hà Nội cũng khá lâu rồi, tôi  từng gặp Hữu Loan, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trương Tửu…( buổi sinh thời, có thơ, sách tặng, nói chuyện văn chương, thế sự thân mật, rôm rả.) Biết tôi từ miền Nam ra, và tin cậy, dù lần đầu gặp, cụ trút tâm sự chuyện thành lập” Nhóm Hàn Thuyên”. Sở dĩ mới Nguyễn Đức Quỳnh, vì người  anh vợ có nhà in , lại không biết làm sao có việc làm, như cần phải mở một  nhà xuất bản chẳng hạn. Lúc cuối đời, cụ Trương Tửu “ xin cưới môt cô em vợ” - cô ấy đã nuôi cụ Tửu cơm áo, săn sóc bệnh tật -, nhưng không thành, vì con cả ( Nguyễn Bách Khoa) không thuận, ,…. và  vì sợ bị chia gia tài.…

Chủ nhân  nghe xong, bày tỏ:
-    Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tôi nhớ ” thầy Trương Tửu về nhà, nói là dịch sách cho Nxb Giáo dục, ông Trần ĐứcThảo về Nxb Sự thật, ông Đào Duy Anh về Viện Sử học. Sau này, thầy Trương Tửu bỏ việc, không nhận công tác, về nhà  châm cứu … Còn thầy Nguyễn Mạnh Tường, thì tôi  là học trò có rất nhiều “kỷ niệm….. “…
-    Tôi nhớ ra ngay- một đoạn văn nhắc chuyện” thầy Hoàng Như Mai “:…
-    ”.. sau 1954,  thầy  Mai” học trò ngỗ nghịch của thầy Nguyễn Mạnh Tường “ ( Mai Sơn / báo” Văn nghệ Nghệ An “) –
-    ….tới khi đã làm” thầy” rồi, “ cũng bắt chước thầy Tường, hai tay thọc vào túi quần giảng  bài”… ….(không nhớ rõ nguồn , ai đã kể  ?

-    Giáo sư Hoàng Như  Mai có nhiều thế hệ học trò: giáo sư, phó giáo sư., tiến sĩ, phó tiến sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà văn học nổi tiếng.
-    Thời đoạn 1958-59 có một học trò xuất sắc ( Hà Nội không dùng “ sinh viên” ) tên Lê Phong Sử- và sau trở thành giáo sư Phong Lê: ( còn là tác giả nhiều tác phẩm biên khảo văn học ).

-    …. nghe lời giảng của thầy Mai tôi thấy yêu nền văn học mới, và có lẽ đó là một trong các lý do khiến tôi về Viện Văn học…năm  1960….”

sau 1975,  một học trò khác lớp sau, TS Võ  Văn Nhơn ( Trường Đại học KHXHNV tp. HCM) viết:
-    :”…những bài giảng của thầy rất thuyết phục, bởi với tư cách là người trong cuộc, với giọng đọc thơ rung rung truyền cảm.. của Chính Hữu ( Ngày về), Nhà tôi (Yên Thao), Tây Tiến ( Quang Dũng)…, Các nhà văn đồng thời với thầy như Nguyễn  Tuân, Vũ Hoàng Chương … như hiện ra trước mặt tôi bằng xương thit”
(  trích từ <Google / search / hoàng như mai > - in chữ đậm- Đ.B.B. )

-…điều này, ‘ cậu thầy con bây giờ ” bốc” ông thầy lớn khi xưa ” hơi” lố”.- bởi  tác giả  Hoàng Như Mai chưa từng bao giờ được các nhà phê bình văn học ( trong và ngoài nước ) xếp hạng’” đồng lứa, đồng sáng ” với  Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương cả ?!”

-…văn sĩ Nguyễn Tuân và thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã rất nổi tiếng trong làng văn  tiền chiến từ thập niên 40, có nhiều tác phẩm xuất bản  -  thì lúc này - 2 “ lính mới  trẻ nhất “mới đầu quân gia nhập “Hàn Thuyên”. (1940- 41)..
- Một, Nguyễn Trần Huân ( sau này giảng dạy ở Sorbonne ( Pháp) và viết sách chung với Maurice M. Durand, in trong” Collection UNESCO” ).
- Hai, Hoàng Như Mai ( đầu thập niên 1950 mới xuất bản tập kịch ngắn”Tiếng trống Hà Hồi”  - và làm công tác giảng dạy ( Hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanhgiáo sư trường Đại học Tổng hợp  tp.HCM  vv..)
( … Dans la période 1941-45  il ( Hoàng Như Mai) a collaboré au goupe Hàn Thuyên en prenant le nom de plume NHƯ MAI..” ( trang 188 - Contribution à la littérature vietnamienne par M.M. Durand & Nguyen-Tran-Huan –  Paris 1969 .).

Introduction  à la littérature Vietnamienne 
 par M.M. DURAND & NGUYEN-TRAN HUAN


-    Tiếp, lại được nghe Lữ Quốc Văn nhắc tiếp chuyện Trương Tửu và Nguyễn Đức Quỳnh và nhóm” Hàn Thuyên”….
-    ….. tôi hiểu  ra ngay -Trương Tửu  muốn phủ nhận  vai trò” chủ bút tạp chí Văn Mới ‘,  và chính  N.Đ Quỳnh chủ soái từng kể cho nghe “ Trương Tửu  cũng có một” vị trí ngầm” đáng kể” trong nhóm Hàn Thuyên. “Chẳng hạn chuyện Nguyễn Công Tiễu ( anh rể T.Tửu) - bỏ vốn mở nhà in trên phố Tiên Tsin- nhờ danh và tiếng Nguyễn Đức Quỳnh, thì  Nxb Hàn  Thuyên mới chào đời -  nhờ sự tin cậy của “ ông trùm Cousseau” ( đã cho phép, còn cấp” bông giấy báo” dư in Tạp chí” Văn Mới”, và sách  in của nhà xuất bản. “ Bông  giấy báo “ còn là một” áp lực” đè lên đầu cổ các vị chủ nhiệm,(ai biết được hợp đồng ngầm giữa chủ báo và nhà đương quyền để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nào đó. Tệ lậu “ bông giấy báo” còn được kéo dài, từ 1950-1954 ở vùng Báo chí Quốc gia miền Bắc), và Việt Nam Cộng Hòa ( từ 1954- 75).
-    Bới thế, Trương Tửu mới nẩy sinh đôi chút đố kỵ chăng, hay tự đặt ý tưởng bon chen trong đầu: “ tại sao đầu tầu HànThuyên không phải ta, mà  là Quỳnh ?” (đây chỉ là giả thiết  người viết).
-    Thời kỳ này thực dân Pháp bị chia quyền - giai đoạn từ 1940 trở đi - Quân đội Phát xít Nhật  đem quân vào Đông dương – giữa khi ấy thì Cousseau Giám đốc Nha báo chí Tuyên truyền  Bắc việt, lại chỉ tin cậy N.Đ. Quỳnh vào vai lãnh đạo Hàn Thuyên.
-    Cũng thời kỳ này, bộ truyện tiểu thuyết, gồm 3 tập :” Thằng Cu So”,” Thằng Phượng”,” Thằng Kình”, đâu đó trên dưới 1000 trang được xuất bản ( 1941, 1942), gây một  dư luận văn chương, từ tiền đến hậu chiến; mà sau này còn ảnh hưởng mãnh liệt tới một lớp nhà văn trẻ miền Nam sau 1954 Ông không chỉ là một tiểu thuyết gia viết trường thiên, còn là nhà biện luận sắc sảo.
-    Tôi [TP] từng tham dự, chứng kiến ông điều hợp một buổi tham luận chính trị, văn nghệ ở Nhà hàng Thanh Thế Saigon (  tháng 12 / 1954- gồm các” tay tổ chính khách, văn nghệ’ đủ phe phái tham gia. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, tưởng chừng chẳng ai chịu nhường ai, đến hồi kết, chỉ cần ”, một tay lập thuyết” Vượt Mác”
-    ( đăng dở dang trên tuần san “ Đời Mới”- Trần Văn Ân chủ nhiệm”) đã xoa  dịu tất cả khách tham dự, họ bắt tay nhau trong niềm hân hoan, hỉ hả thật sự ký vào biên bản cuối cùng..”  Ông  Nguyễn Đức Quỳnh như được” công kênh” trong đám đông buổi họp hôm ấy ! “, một người phát biểu vậy.
-    Sau này, chính khách kiêm chủ báo” Đời Mới”  Trần Văn Ân tiến cử chủ bút Nguyễn Đức  Quỳnh nhập vai Cố vấn “bộ ba Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên hợp nhất-“(  cuối 1954- đầu 1955).  Rồi Bình Xuyên tan rã, chủ nhiệm Trần Văn Ân đi “ ”, vì trực tiếp tham gia cố vấn  Bình Xuyên. Người tù chính trị ấy sau được bạn thân –Hoài Đồng Vọng  ( Nguyễn Đức Quỳnh), tác giả “ai có qua cầu” (nguyên bản không viết chữ hoa/ bdc) dành riêng hàng chữ “ bản riêng cho Tr.V. ”.
-    Ít lâu sau, chủ nhiệm tạp chí” Sống” kiêm Trưởng ban chống đảo chính( 1960) - nhờ” cố vấn báo chí Cung Phúc Chung ( bút hiệu khác Nguyễn Đức Quỳnh) chuyển  lời  mời ‘ một nhóm  văn nghệ sĩ” từng tham dự” Đàm trường viễn kiến” vực  tạp chí” Sống”  ngoi lên ‘ hạng đầu đàn trong làng báo”…Hai vị trưởng và phó ban Chống Đảo chính 1960có tuyên ngôn đăng trên tạp chí” Sống”( Ngô Trọng Hiếu chủ nhiệm).
-    Dẹp loạn” đảo chính 1960” xong - ông Phó  Ban chống Đảo chính, trung tá Nguyễn Văn Châu trở thành chủ nhiệm nhật báo Tiếng dân, trụ sở đặt tại 2 bis Hồng thập Tự, Saigon ( tiền thân nhật báo “ Tiền tuyến” sau này) .
-    Trưởng ban chống Đảo chính, ông Ngô Trọng Hiếu tham chánh nội các mới Tổng thống Ngô Đình Diệm, với chức vụ Bộ trưởng bộ Công dân vụ, trụ sở đặt tại  272 đường Hiền Vương,  Saigon 3..
-    (cố vấn chính trị Bộ trưởng vẫn là  chủ soái “Đàm trường viễn kiến:” vẫn là Nguyễn Đức Quỳnh. ( điều này đã làm nhức nhối, chút ghen bóng gió  từ Cố vấn Ngô Đình Nhu, bên cạnh Tổng thống Diệm với Cố vấn Nguyễn Đức Quỳnh, bên cạnh Bộ trưởng Hiếu – chức vụ ngầm”  thế lực hơn cả chức vụ chính thức được bổ nhiệm in trong “Công báo ” ).
-    Cùng đọc thêm một” phóng sự, tư liệu”  thuật chuyện xưa :” Ba anh Trương Tửu, Thượng Sỹ, Nguyễn Đức Quỳnh do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yết kiến cụ Hồ Chủ tịch.’  vào 1945. (2) - để thấy bản lĩnh  chính trị “ tả đối lập” của một Nguyễn Đức Quỳnh ( 36 tuổi) , bày tỏ trước Chủ tịch Chính phủ lâm thời. (2).
-    Nguyễn Đức Quỳnh qua đời vào 6-6-1974, tạp chí Văn số đặc biệt- Trần Phong Giao “chạy xin bài văn hữu bạn bè có, đệ tử có, quen, không quen, cũng có - nói chung chỉ” phe ta” mà thôi “-  góp mặt bầy tỏ cảm tưởng trước” cái chết lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên ( xưa) , ” Đàm trường viễn kiến”( nay).

Tưởng niệm chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh ;
- Nguyễn Mạnh Côn :” Ông  Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại),
- Thái Tuấn “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi lớn cho những người mới làm văn nghệ và cho những người làm văn nghệ thất bại).,
- Vũ Hoàng Chương:.Tôi rất xúc động. .Với riêng tôi, anh Quỳnh nằm xuống hơi sớm. Được tin anh đau nặng, tôi đang định đến thăm anh, như năm 1970, anh đã đến thăm tôi trên giường bệnh.. Tôi chưa kịp đi, anh đã vĩnh biệt mọi người  ”),
- Phạm Duy: Từ 25 năm nayvợ chồng chúng tôi lúc nào cũng coi anh Quỳnh như một người anh ruột. Chính anh làm mối chúng tôi lấy nhau. Biết anh đau phải mổ nhiều lần, chờ chết, nên cái chết của anh không làm tôi ngạc nhiên. Chúng ta khó có được một người như Nguyễn đức Quỳnh. Anh có tình với mọi người, chịu đựng hết thảy anh em. Anh là chất xúc tác cần thiết 
( élément catalyseur) để những người văn nghệ gần nhau. Anh  mất, cái đáng tiếc nhất là điểm đó,
- Mặc Đỗ : mất một người Việt Nam có gốc Việt chắc chắn và có kiến thức rộng hơn vòng chân trời), ,
- Vũ Khắc Khoan: đối với tôi hình ảnh Nguyễn Đức Quỳnh cũng là hình ảnh của “ thằng Kình” . Bây giờ thằng Kình đã nằm xuống mà trận đá banh lại vẫn còn tiếp tục .
-Thanh Nam: Mỗi lần nghĩ tới anh Quỳnh, tôi nhớ lần đầu tiên được gặp anh. Đó là đầu năm 1953” tại Hà Nội. Hồi đó, anh Quỳnh mới về. Tôi và Nguyễn Minh Lang được anh Nguyễn Văn Hợi, giám đốc nhà xuất bản Thế Giới đưa đến gặp anh Quỳnh.  Nguyễn Minh Lang vừa cho xuất bản cuốn tiểu thuyết “ Tình tuyệt vọng”. Còn tôi, nhà Á Châu cũng vừa cho phát hành cuốn tiểu thuyết “ Cuộc đời một thiếu nữ”. Khi gặp anh, tôi không hề nghĩ là anh đã đọc văn của mình và cũng không dám nói chuyện văn chương với anh. Nhưng chúng tôi không khỏi sửng sốt khi thấy anh Quỳnh đề cập  tới ( sic)  hai cuốn tiểu thuyết kia và nói tới từng chi tiết một, chứ không phải là nói phớt qua, để lấy lòng 2 đứa đàn em. Anh đưa cuốn sách ra và chỉ cho tôi thấy từng đọan viết sai, viết láo của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy xúc động trước một nhà văn đàn anh như lần đó….”
(vv…)
- Chân dung cuối cùng Nguyễn Đức Quỳnh, do Chóe hí họa khá độc đáo.( vừng trán rộng phẳng lì như cánh đồng không còn lúa, một mắt sâu hoắm, râu mép quấn miệng thép, và cây bút sắt có một đầu ngọn đuốc làm đòn gánh đôi thúng văn chương chữ nghĩa- dưới có hàng chữ” ng.hải chí / 1974).
-    với tôi, ấn tượng, chân thành, ngưỡng mộ Nguyễn Đức Quỳnh một cách tuyệt đối - vẫn chỉ một Thanh Tâm Tuyền:
-    “…Ngày sau tôi sẽ làm một tên lính… làm tên lính tiên phong, làm tên lính cảm tử ở trong bất cứ nghề gì. Tôi không rõ bao nhiêu người đọc văn Nguyễn Đức Quỳnh và tôi cũng không rõ trong những người đã đọc bao nhiêu đã bị chấn động và đến nay vẫn còn nghe  vang vọng trong lòng. (….) Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là cuốn sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã nếm được mùi sung sướng và vị đắng cay khi đọc quyển sách ấy. Tôi đã gặp một ngọn lửa đốt cháy tôi – ngọn lửa của đời sống..(…)... Tôi không nói yêu, không nói ( mà)  tôi ngưỡng mộ…”
-    ( Thanh Tâm Tuyền -  trang 21-22, tạp chí Văn / Saigon 1974).
-    và giờ này -  kịch tác gia Hoàng Như Mai quay sang phía tôi - bình luận:
-    sách anh viết về Nguyễn đức Quỳnh, tôi đã đọc, và xếp riêng trong tủ. Anh Nguyễn Đức Quỳnh là một …..
-    Hai ý nghĩ lập tức  lóe lên trong tôi :

-    1) nhà văn trẻ Từ Ngọc (trước 1940) [ giáo sư Nguyễn Lân] và cây bút trẻ Như Mai ( sau năm 40) có một điểm giống nhau – họ đều khởi nghiệp “văn chương ban đầu”- rồi nửa đời đứt đoạn, cả hai lại” thành đạt vẻ vang, đứng hàng đầu ngành giáo dục Việtnam “( miến Bắc ). (3)

-    2) kịch-tác-gia Hoàng  Như Mai, vừa là  học trò cũ giáo sư Nguyễn Đức Quỳnh ở Trường Pasteur Hà Nội,  vừa là cộng sự viên Hàn Thuyên ( Như Mai), với nhận xét khẳng định cuối đời :.” …anh Nguyễn Đức Quỳnh là một kẻ cơ hội,  đã làm hỏng Hàn Thuyên! “.

-    ( với tôi - chỉ một Hoàng  Như Mai đã "hiểu 'tạm đúng' " hay đúng hơn chưa hiểu đúng" mà thôi. )
    [].
     
     
Saigon, 7- 9 tháng 3/ 2011
( bài tu chỉnh).
TP




Chú thích 1 :

-    “Tiếng trống Hà Hồi” Nxb  Trẻ 2001  ( tp HCM) , tập kịch ngắn, in lần đầu  500 cuốn, khổ  14,5 x 20,5 cm, 168 trang, giấy trắng, không đề giá bán.
-    Bìa  : họa sĩ Việt Hải.
-    Phụ lục gồm:
-    Nguyễn Tường Phượng: ” Thay lời tựa – Tiếng trống Hà , kịch 3 màn của Hoàng Như Mai“ Hoa Quỳnh kịch xã” trình bày( trích báo Tia sáng - Hà Nội”),
-     Thế Phong : “……Tại sao ” Tiếng trống Hà Hồi” là vở kịch tượng trưng đã thành công ?...” ( trích báo” Giáo dục phổ thông”, Saigon 1960 ).
-    Thương Sỹ : “ Phê bình buổi Đại hội văn nghệ” Tiếng trống Hà Hồi”, kịch 3 màn của Hoàng Như Mai, do” Hoa    Quỳnh Kịch xã” trình  diễn., trích báo” Tia sáng-  Hà Nội 1951).
-    Maurice. M. Durand &  Nguyen Tran-Huân  với vài hàng tiểu sử  Hoàng Như-Mai ( trích “Dictionnaire Biographique des Auteurs” ( avex Index des noms propres cités dans le texte”trong cuốn” Introduction à la litterature vietnamienne/ Maurice M. Durand & Nguyen Tran-Huan – Collection UNESCO, Paris 1969,trang 188. ( bản  này ghi Hoàng Như Mai sinh 1918).
-     và  một  bản  tiểu sử khác do chính tác giả viết -  in  ở trang bìa 4 ” Tiếng trống Hà Hồi”:

HOÀNG NHƯ MAI .
Sinh năm 1919. Quê quán: Hà Nội
Trước 1945 : học Cao đẳng Luật khoa – dạy học trường tư.
Sau 1945: Viết báo, viết sách ở Hà Nội.
Tham gia đoàn kịch Độc Lập, đi “Nam tiến”
Diễn kịch tuyên truyền kháng chiến.
Tổng thư ký Hội Văn hóa kháng chiến tỉnh Hưng Yên,
hoạt động trong Đoàn kịch. Văn hóa Kháng chiến Khu Ba.
Từ 1949: Làm công tác giáo dục:
Hiệu trưởng các trường trung học Phan Thanh ( Thái Bình),
Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Trung cấp Hà Nội.
Giáo sư trường Đại học Tổng hợp tp. HCM.
Chủ tịch  Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học tp. HCM.

Tác phẩm:
-Trần Hữu Trang- soạn giả ca kịch cải lương ( nghiên cứu, 1982)
-Nhận định về cải lương ( 198
-Giới thiệu sân khấu cải lương ( 1986)
-Thơ một thời ( 1989)
-Trí thức và nghệ sĩ ( 1989)
-Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 1998
Sáng  tác:
-Trao cho nhau cuộc đời ( thơ, 1993)
-Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa giáo dục ( 1998)
-Chân dung và tác phẩm ( 1999)
vv..

Chú thích 2::

“… 5 giờ chiều 7/9/1945, ban quản trị lâm thời đoàn văn hóa Bắc Bộ đang họp tại nhà văn hóa ( hội Khai trí Tiến đức cũ) thì có tin điện thoại của bộ Ngoại giao cho biết rằng cụ Hồ Chí Minh – Chủ tịch chính phủ lâm thời muốn hội đàm với đại biểu đoàn văn hóa khoảng 19 h.Ba anh Trương Tửu, Thượng Sỹ, Nguyễn Đức Quỳnh do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yết kiến Cụ Hồ Chủ tịch.
(…) - Thưa Cụ, lời anh Trương Tửu đáp lại, toàn thể anh em trong giới văn hóa chúng tôi, bao lâu nay, vẫn sống trong sự áp bức ngột ngạt của chính sách thực dân.(….)Các ánh sáng tự do cần thiết cho sự phát triển văn hóa mà chúng tôi hằng khao khát đã nhờ sự giải phóng ấy mà  bắt đầu tưng bừng, cho nên đối với chúng tôi, tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà trong lúc này cũng là tranh đấu cho sự giải phóng của nền văn hóa Việt Nam.

Cụ Hồ Chủ tịch gật đầu tỏ ý bằng lòng.:
-Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, tranh đấu cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới. Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại.

Cụ nói tới đây thì anh Nguyễn Đức Quỳnh xin phép Cụ trình bày vài ý kiến:
-Thưa Cụ,  lời anh Quỳnh nói, Cụ đã nói đến tính cách khoa học của văn hóa mới, chúng tôi xin đề cập đến ( sic) sự hợp tác của các nhà kỹ thuật, chuyên môn trong công việc kiến thiết quốc gia. Theo chỗ chúng tôi nhận xét, ít lâu nay các nhà kỹ thuật chuyên môn trong công việc kiến thiết quốc gia hình như vẫn còn chút ít ngần ngại khi muốn hợp tác với Chính phủ để thi thố tài năng của mình.  Họ là những người sống bằng kỹ nghệ và chỉ muốn làm việc cho kỹ thuật.  Họ muốn được quyền đứng ngoài những xu hướng chính trị của đảng phái để phụng sự Tổ quốc.

Mắt cụ Hồ sáng hẳn lên. Cụ với tay cầm quản bút ghi trên một giấy để trước mặt Cụ. ( chúng tôi thấy Cụ ghi bằng chữ Hán. Cụ đặt quản bút xuống chậm rãi nói:

-Tôi nhờ ngài thanh minh với tất cả anh em trong giới kỹ thuật chuyên môn rằng: Nước Việt Nam không phải của Việt Minh. Nước Việt Nam là của quốc dân Việt Nam.  Chính phủ lâm thời hiện thời này không phải là Việt Minh là của toàn thể quốc dân.(….)

( trích theo “  CAND Online / Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam trong những ngày đầu các… Page 1 of 3,

với lời mào đầu:
” “Nhân dịp đầu xuân 2011, chúng tôi xin giới thiệu bài tường thuật của Hồ Chủ tịch về văn hóa với đại biểu đoàn văn hóa lâm thời Bắc bộ đã được đăng trên tạp chí Tri Tân số 205, tháng 9/ 1945, trang 4-5).

Chú thích 3:

-    Câu chuyện “ đạo văn” giữa người dự thi và người chấm giải  Giải văn chương Tự lực văn đoàn  được tóm tắt như sau.
-    Nhà văn trẻ Từ Ngọc ( giáo sư Nguyễn Lân sau này) gửi bản thảo tiểu thuyết” Ngược giòng” dự giải- thì Khái Hưng ( một thành viên trong ban Giám khảo) đã’ thuổng’ cốt truyện này để viết  ngay thành” Thoát ly” cho đăng liên tục trên tạp chí”  Ngày Nay”.( và truyện dự giải của Từ Ngọc vẫn được xếp xó).
-    Từ đó, Thiên Hư- Vũ Trọng Phụng  trên báo” Đông dương tạp chí”  viết bài:” Quanh việc nhà văn sĩ Khái Hưng bị buộc tội ăn cắp văn”- vụ án văn chương khởi sự  tạo một dư luận thật ồn ào. Phe bênh Từ Ngọc, phe chống ‘ bọn văn phiệt’ làm náo loạn văn đàn thời ấy.
-    Trương Tửu đứng về phe Vũ Trọng Phụng, viết trên báo” Ích Hữu” bênh vực  Từ Ngọc ,  lên án Khái Hưng, lôi theo cả chuyện Nguyễn Tường Tam ( Nhất Linh) , chỉ vì xin ngài Nguyễn Hữu Bài một chân tri huyện không được đáp ứng; nên  báo” Phong Hóa” bôi nhọ quan trường, bất chấp người tốt, kẻ xấu..
-    Thế Lữ nghênh ngang đứng sau vụ “văn sĩ Khái Hưng đạo văn “,khua chiêng gióng mõ trên văn đàn, bôi nhọ Thiên Hư-Vũ Trọng Phụng- mục đich làm “ át’ đi dư luận lên án vụ án đạo văn khởi xướng từ Thiên Hư trên  báo “Đông dương Tạp chí.”
-    Hồ Hữu  Tường đóng vai” ngư ông” hưởng lợi  -  ca tụng “Khái Hưng, người thứ nhất muốn làm Nguyên soái văn chương sáng giá”-“ Vậy ,có ai nhắc lại chuyện đạo văn đê tiện của Nguyên soái đầu tiên trong văn chương sáng giá đâu? Chẳng còn mấy ai biết chuyện” Ngược giòng” Từ Ngọc” lội” để dòng “ văn chương thoát ly” lai láng tuôn chảy vào lịch sử văn học làm nổi đình đám Khái Hưng hơn lên. Cũng chẳng ai tìm lục những bài” hai nhà xuất bản Tân Dân và Đời nay”.. và” Quanh Việc Nhà Văn Sĩ Khái Hưng Bị Buộc Tội Là Ăn Cắp Văn”, như một cáo trạng của nhà văn phóng sự kỳ tài Vũ Trọng Phụng ,dưới một bút danh khác viết báo, lên án vụ đạo văn bẩn thỉu ấy !..”.   (…)   ./.
     
trích từ’ Thư viết ở Sài Gòn /Thế Phong (Văn Uyển  xuất bản/ San JoseCalifornia ,2000) 
  

Thế Phong


(trích từ www. vanchuongviet.org/ --  trang chủ: nguyễn hòa vcv)



-------------------------------------------------------------------------------------------------
TƯỞNG NHỚ GIÁO  SƯ, KỊCH TÁC GIA HOÀNG NHƯ MAI (1919- 2013 saigon.] -- TP
-------------------------------------------------------------------------------------------------

'binh nghiệp& nhạc nghiệp nguyễn văn đông / du tử lê -- source: nguoi-viet.com



https://phannguyenartist.blogspot.com

Nguyễn Văn Đông [15/ 03/ 1932-- 26/ 02/ 2018]
nhạc sĩ, cựu quân nhân Quân lực VNCH 
ảnh: www.sbtn.tv



 Nguyễn Văn Đông

( saigon 15/03/ 1932  -- 26/ 02/ 2018 saigon.]
nhạc sĩ, cựu quân nhân Quân lực VNCH


Binh nghiệp & nhạc nghiệp của Nguyễn Văn Ðông
Du Tử Lê





một vài tài liệu ghi nhận rằng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông sinh năm 1934. Nhưng theo sự xác nhận của họ Nguyễn thì, ông sinh năm 1932 tại quận Nhất, thành phố Saigon. Nguyên quán của ông là tỉnh Tây Ninh, huyện Bến Cầu. Thuở bé Nguyễn Văn Ðông học trường Huỳnh Khương Ninh, phường Ðakao, Tân Ðịnh, Saigon. Năm 1945- 1946 loạn lạc, trường Huỳnh Khương Ninh đóng cửa.

Gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, ở thành phố Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi. Và, con đường binh nghiệp của ông, chính thức khởi đi từ đấy.

Năm 1950 Nguyễn Văn Ðông tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, cũng là nơi xuất thân của trên dưới 30 tướng lãnh thuộc quân lực VNCH cũ. Trong đó, có Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của QL/VNCH, người được coi là anh cả của Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

Năm 1951, Nguyễn Văn Ðông được cử theo học khóa 4 trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tàu. Họ Nguyễn tốt nghiệp thủ khoa với cấp bực thiếu úy năm 1952. Tưởng cũng nên nói thêm rằng, Ðại Tướng Cao Văn Viên, người giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH sau cùng của miền Nam Việt Nam, cũng tốt nghiệp Thiếu úy khóa 1 của trường này.

Năm 1953, Thiếu Úy Nguyễn Văn Ðông tốt nghiệp khóa “Ðại Ðội Trưởng” tại Trường Võ Bị Ðà Lạt. Cũng năm này, ông có chân trong ban giám khảo chấm thi Khóa Võ Bị Ðà Lạt 1953 do Quốc Trưởng Bảo Ðại chủ tọa lễ bế giảng khóa.

Năm 1954, họ Nguyễn lại được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Ðoàn Trưởng” tại Trường Chiến Thuật Hà Nội. Ra trường, ông được chỉ định vào chức vụ Tiểu đoàn trưởng Trọng Pháo 553. Ðó là năm 1955, khi họ Nguyễn mới 24 tuổi, một Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của quân đội.
Trải qua nhiều chức vụ, nhiều đơn vị và đồn trú ở nhiều nơi chốn khác nhau, trước khi được đưa về Saigon, giữ những chức vụ tương đối quan trọng; cấp bực sau cùng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông là Đại tá, Trưởng khối lãnh thổ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng từng được trao tặng huân chương cao quý nhất; đó là Bảo Quốc Huân Chương.

Khi biến cố Tháng Tư, 1975 xảy ra, như tất cả những sĩ quan QLVNCH khác, Nguyễn Văn Ðông bị tù cải tạo. Sau 9 năm 6 tháng, ông được trả về ngày 01 Tháng Giêng, 1985 với lý do:
“Ðương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất!”

Tuy thuộc diện HO, đủ điều kiện để xin định cư tại Hoa Kỳ, nhưng gia đình thấy họ Nguyễn đau bệnh quá nặng, không biết chết lúc nào, nên đã giữ ông ở lại, thể theo ước nguyện của ông là, khi chết xin được chôn tại quê nhà.

Về sự kiện này, tác giả “Về Mái Nhà Xưa” cho biết, ông cũng không hiểu do đâu, mà Trời Phật đã nhìn lại ông và, cho ông sống, dù là một đời sống “rất lê lết” (chữ của ông), cho đến ngày hôm nay.

Về cái mà tôi muốn gọi là “nhạc nghiệp” của nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Ðông, theo một số tài liệu đã được phổ biến ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam thì: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông chính thức tham dự vào sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 1950. Ông nổi danh ngay với những ca khúc đầu tay như “Chiều Mưa Biên Giới,” “Phiên Gác Ðêm Xuân,” “Súng Ðàn”... là ba ca khúc ra đời trong năm 1956 và được phổ biến rất rộng rãi. Nhưng ca khúc “Thiếu Sinh Quân Hành Khúc” bài hát được công nhận là ca khúc chính thức của trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, Nguyễn sáng tác năm 1948, khi mới 16 tuổi, mới thực sự là sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ đa tài này.

Ngoài bút hiệu và cũng là tên thật, Nguyễn Văn Ðông, họ Nguyễn còn dùng nhiều bút hiệu khác như Phượng Linh, Phương Hà, Ðông Phương Tử, Vì Dân, Hoàng Long Nguyên.
Cũng ngay từ giữa thập niên 1950, trong vai trò trưởng đoàn văn nghệ Vì Dân ở Saigon, Nguyễn Văn Ðông đã nhận được sự hợp tác của rất nhiều ca, nhạc sĩ tên tuổi thời đó, như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Ðàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ thuộc lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh, cải lương danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch... Ông cũng cho thấy tài tổ chức và điều khiển các chương trình đại nhạc hội lớn, rất thành công tại Saigon, cũng như các tỉnh.

Về sinh hoạt liên quan tới đài phát thanh thì, ngay từ năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông đã là trưởng ban nhạc “Tiếng Thời Gian” của đài Saigon. Ban nhạc của ông quy tụ những tên tuổi như Lệ Thanh, Anh Ngọc, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Ðàm...

Ở cấp độ quốc gia thì, năm 1959, họ Nguyễn được chọn làm trưởng ban tổ chức “Ðại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc,” tập hợp hơn 40 đoàn văn nghệ, đại diện cho toàn miền Nam; tranh giải liên tiếp 15 ngày đêm tại Saigon. Với tất cả những thành tích kể trên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông đã được trao tặng “Giải Âm Nhạc Quốc Gia.” Bà cố vấn Ngô Ðình Nhu là người trao tặng giải thưởng này cho họ Nguyễn.

Nói tới nhạc nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông mà, không nói tới thời gian họ Nguyễn làm giám đốc hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, nổi tiếng một thời ở miền Nam, tôi cho là một thiếu sót quan trọng.

Ở vai trò này, với sự hợp tác tích cực của những nhạc sĩ như Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Y Vân, Lê Văn Thiện... Hai hãng đĩa của ông đã đem sự giầu có, phong phú cho sinh hoạt tân nhạc cũng như cổ nhạc miền Nam, 20 năm; với những album riêng cho từng ca sĩ.

Quay lui lại thời điểm đầu thập niên 1960, sự kiện trung tâm băng nhạc Sơn Ca cho ra đời những băng nhạc chỉ với một tiếng hát như Sơn Ca 6, tiếng hát Giao Linh; Sơn Ca 7, tiếng hát Khánh Ly; Sơn Ca 8, tiếng hát Lệ Thu; Sơn Ca 9, tiếng hát Phương Dung; Sơn Ca 10, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long... cùng một số băng nhạc riêng, dành cho nhạc Trịnh Công Sơn, là một sáng kiến cực kỳ mới lạ. Nó mở đầu cho những album sau này, với một tiếng hát, của nhiều trung tâm băng nhạc khác.

Lại nữa, tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ không phải với nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông, một người, không chỉ tận tụy cống hiến trọn cuộc đời mình cho nền tân nhạc miền Nam, 20 năm; mà ông còn là người có công đầu trong nỗ lực khai sinh, hình thành rồi phát triển một hình thái nghệ thuật mà, sau này chúng ta quen gọi là hình thái âm nhạc “Tân Cổ Giao Duyên.”

Trước khi đi sâu vào lịch sử hình thành của hình thái nghệ thuật từng được chào đón tại miền Nam Việt Nam, tính đến Tháng Tư, năm 1975, chúng tôi muốn nhắc tới bài “Tân cổ giao duyên” đầu tiên của hình thái phối hợp nghệ thuật đặc biệt này. Ðó là bài “Khi Ðã Yêu” sáng tác của Phượng Linh và soạn giả Ðông Phương Tử. Do 2 nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương là Thanh Nga, Minh Phụng thu âm lần đầu, năm 1963, tại Saigòn. Bài “Tân cổ giao duyên” này, sau đó, đã được nhà xuất bản Hồng Hoa ấn hành thành nhạc bản.

Tuy là hai bút hiệu khác nhau, nhưng sự thực, chỉ là một.

Những người yêu nhạc Nguyễn Văn Ðông hẳn không quên, với bút hiệu Phượng Linh, ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Bóng Nhỏ Giáo Ðường,” “Niềm Ðau Dĩ Vãng,” “Ðom Ðóm,” “Khi Ðã Yêu,” “Thương Muộn,” “Lời Giã Biệt” v.v... Và, bút hiệu Ðông Phương Tử họ Nguyễn dùng cho tất cả những sáng tác liên quan đến phần cổ nhạc.

Nhưng phải đợi tới sáng tác “Tân cổ giao duyên” thứ hai, cũng của Nguyễn Văn Ðông, đó là bài “Mùa Sao Sáng,” do Mộng Tuyền trình bày, thì phong trào “Tân cổ giao duyên” mới thực sự rộ lên, không chỉ tại Saigon mà, khắp mọi miền đất nước.

Vì ca khúc “Mùa Sao Sáng” ký tên Nguyễn Văn Ðông, nên bài Tân cổ giao duyên “Mùa Sao Sáng” được phổ biến với hai tên: Nhạc Nguyễn Văn Ðông, Soạn giả Ðông Phương Tử. Bài tân cổ giao duyên này, theo thiển ý của chúng tôi, rất thích hợp cho những mùa Lễ Giáng Sinh của người Việt Nam, nơi quê người.  ./.

Du Tử Lê 


-----------------------------------
trích lại từ blog phan nguyên
=====================


viếng tang lễ giản dị của nhạc sĩ nguyễn văn đông [ ở saigon .] / trần tiến dũng tường thuật -- báo nguoi-viet.com

Viếng tang lễ giản dị của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Trần Tiến Dũng/Người Việt
-phu nhân nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chịu tang bên linh cữu chồng. (hình ảnh: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Những ngày sau Tết Mậu Tuất, người dân Sài Gòn nhận tin buồn về sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Thông tin về cuộc đời binh nghiệp và sự nghiệp âm nhạc của vị cựu sĩ quan cao cấp quân đội Việt Nam Cộng Hòa đầy khắp các trang mạng cá nhân. Điều này một lần nữa cho thấy, sự thật lịch sử dù bị khỏa lấp hay bôi xóa ở mức độ nào đi nữa, thì tấm gương những người trí thức Quốc Gia chân chính phụng sự tổ quốc Việt Nam vẫn sáng ngời trong lòng dân tộc.
Trong không gian giản dị của tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, Sài Gòn; người đến viếng không khỏi xúc động và ca từ bài Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lại vang lên. “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu. Kìa rừng chiều âm u rét mướt. Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ…”
-linh cữu và di ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.-- (hình ảnh: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Chiều Sài Gòn không hề giống nỗi buồn ở chốn hoàng hôn của người lính chiến nơi biên cương, nhưng tâm thức tưởng nhớ vị quân nhân, người nhạc sĩ chân chính vừa vĩnh biệt đượm màu u ẩn.
Hầu chuyện phu nhân của nhạc sĩ, bà cho biết. Lúc ông từ nhà tù của chế độ Hà Nội về, bệnh tật khiến ông không đi, đứng được, ông chỉ nằm đó như một cái xác, không người thân nào tin ông có thể sống. Hàng xóm ai cũng thương cảm. Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường và sự chăm sóc của gia đình ông vượt qua tình trạng bạo bệnh mắc phải trong thời gian 10 năm chịu lao tù.
Cùng lúc viếng tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là vợ chồng ca sĩ Giao Linh. Phu quân của ca sĩ Giao Linh thuật lại. Trước lúc ra đi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có dặn dò gia đình. Đừng nhận phúng điếu cho dù số tiền phúng điếu để được sử dụng làm từ thiện cũng không nên, vì ông với gia cảnh không con cháu sau này biết lấy ai trả nợ đáp lễ.
Giữa một con đường Sài Gòn chiều tan tầm đông người, xe đông đúc, tang lễ vị trí thức, sĩ quan quân lực VNCH, người nhạc sĩ lớn chỉ có mỗi người vợ chung thủy chịu tang.

Cảnh tang lễ tại tư gia nhạc sĩ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Sau biến cố 1975, thường khi nhiều người thuộc thế hệ trẻ, đặt câu hỏi. Vì sao không có đủ thông tin về những vị trí thức chân chính đã phục vụ chính thể VNCH? Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người con sinh ra và trưởng thành của đất Sài Gòn Gia Định, người đã chọn ở lại để được về với đất mẹ như lúc trước biến cố 1975 người đã chọn sự nghiệp binh nghiệp và âm nhạc, đặt tình yêu nước lên trên hết với tất cả danh dự và nhiệm; cả khi phải buộc phải tồn tại trong nghịch cảnh lịch sử vẫn một lòng gìn giữ khí tiết của người phụng sự chính nghĩa Quốc Gia.
Hôm nay, vĩnh biệt vị nhạc sĩ lớn Nguyễn Văn Đông, nhưng các ca khúc vang danh của ông vẫn vang mãi trong lòng các thế hệ trẻ Việt Nam. 
(Trần Tiến Dũng)

----------------------------------
trích từ  báo nguoi-viet-com
===================