Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

nguyễn thị vinh, 3 trong 1 : bạn văn , người tình, đồng chí. của chủ soái tự lực văn đoàn ?/ bài viết: nguyễn văn lục (usa)

tựa bài tác giả" phụ lục: nguyễn thị vinh,
nhất linh với tự lực văn đoàn
(http:// hoiluanvanhoc.org)


         nguyễn thị vinh, 3 trong 1:
    bạn văn , người tình, đồng chí
    của chủ soái tự lực văn đoàn?
                                                    bài viết: nguyễn văn lục


                                                 nữ văn sĩ nguyển thị vinh  thơi thanh xuân   [1924-      }
                                                                                                       (ảnh: Internet)

rất nhiều người đàn bà trong Tự lực văn đoàn (TLVĐ); mà, theo tôi, không có họ thì không có Nhất Linh, Thạch Lam, Duy Lam, Thế Uyên.  Họ tưởng chừng như không có dính dáng gì đến văn học. Vậy mà, không có họ, thì có thể nói khó có TLVĐ.  Bả mẹ Nhất Linh, bà vợ Nhất Linh, hay,  bà Nguyễn thị Thế, em ruột Nhất Linh.  Như lời bà Nguyễn thị Thế viết về mẹ ruột mình, 
" ... một mình mẹ tôi buôn bán phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi đàn con ăn học thành tài, giá như người khác, các anh tôi buôn bán phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi đàn con ăn học thành tài; giá như người khác, các anh tôi chỉ có đi làm thợ hay đi làm thuê thôi. (hồi ký  về gia đình nguyễn-tường/ Nguyễn thị Thế- tr. 132) Riêng Nhất Linh và [vợ ông] ; họ khác nhau về đủ thứ. Quanh năm ngày tháng, Nhất Linh bỏ đi; lúc ở bên Tàu, lúc ở Đà lạt -- vậy mà cái bóng của bà Nhất Linh  vân phủ lên đời ông.? Bà Nhất Linh trả lời như sau về gia đình của bà, " Tôi lấy nhà tôi là do cha mẹ mối manh, dạm hỏi và cưới xin linh đình. Khi tôi về nhà chồng rồi; thì chỉ biết lo buôn bán để gánh vác giang sơn nhà chồng; làm gì có thời giờ đọc sách, đọc báo ạ?  Với lại, sách báo là việc của đàn ông, đàn bà mình ngó vào làm gì?" (trích bài viết của Anh Thơ về Nhất Linh" -- Nhất Linh (nhiều tác giả) tr. 107).  

Trong văn chương, truyện ngắn Người quay tơ, phải chăng nhân vật nữ người quay tơ là hiện thân của bà Phạm thị Nguyên (vợ Nhất Linh) -- và, ông Tú phải chăng chính là Nhất Linh? Rồi, còn lá thư tuyệt mệnh để lại cho bà, trước khi tự tử, " Mình, mối tình của đôi ta đẹp đẽ lắm rồi.  Mình không còn muốn gì hơn nữa." Di chúc cho vợ mà ông nhắc đến mối tình của đôi ta, thay vì nói tới tình nghĩa vợ chồng. Kể là đẹp và trọn vẹn.

Chính [nhà văn] Duy Lam sau này, theo nghiệp, cũng là do ý muốn [người[ mẹ.  Bà Thế chỉ mong sau này con trai bà trở thành nhà văn, như những người của dòng họ Nguyễn -tường. Và giấc mơ của người mẹ đã thành hiện thực.  Nhưng còn những người đàn bà trong văn chương TLVĐ? --trong truyện và đời sống. 

Trong truyện và đời sống?  trong văn  chương Nhất Linh đã mê một thiếu nữ mà ông đặt tên lá 'cô áo trắng' .  Cô áo trắng trong đời sống r sau này -- theo Huy Cân tiết lộ -- chính là nhân vật Thu trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh.

Còn trong đời thường, đó là trường hợp Nguyễn thị Vinh.  Bà Vinh đã từng sống bên cạnh Nhất Linh, khi ở bên Tàu  -- với tư cách là đồng chí,bạn văn , người tình-- hay là tất cả những thứ cộng lại? (*)
----
*   khoảng thập niên 60,  một cuốn tiểu thuyết / Thế Phong -- , đã mượn một số chi tiết trong đời sống riêng tư của nữ văn sĩ Nguyễn  thị Vinh , viết thánh 'Truyện người của tình phụ." Ban đầu in  rô-nê-ô ( Đại Nam văn hiến xuất bản cục, 1963 ) -- sau cho đăng [ dở dang] trên tập san Biệt chính/  Trung tâm huấn luyện Xây dựng nông thôn Vũng tàu .(PAT) .  Năm 1964,  nhà xuất bản  Đại Nam văn hiến in thành sách( bìa/ảnh của Nguyễ(n cao Đàm .  Sau  1975, nxb Đồng nai  ( miền Nam ) cấp phép tái bản , in chung trong' Cô gái Nghĩa lộ'.   (Bt)  

Riêng Nguyễn thị Vinh, trong trường hợp nào bà quen biết ,[rồi] trở thánh người của nhóm TLVĐ?  Tôi [ Nguyễn văn Lục] chưa liên lạc trực tiếp được với bà Nguyễn thị Vinh để hiểu rõ vấn đề này.

 Nhưng chỉ biết 2 chị em Nguyễn thị Vinh có mở một tiệm sách ở Hà nội. Sau này. bà Nguyễn thị Vinh lấy Trương bảo Sơn. ( một đảng viên VNQDĐ,  còn là một dịch giả  có tiếng). 

 Phải chăng, vì mối liên hệ đảng phái, Nguyễn thị Vinh có nhiều dịp gần gũi với Nhất Linh?  Nhất là,  khi trôi giạt sang Tàu, Trương bảo Sơn và vợ, [họa sĩ] Nguyễn gia Trí và Nguyễn tường Tam- Nhất Linh  sống chung một nhà. Ông Trương bảo Sơn [cũng] viết về kỷ niệm riêng tư với Nhất Linh, cho biết, 
" Lần đầu tiên, tôi được gặp ông [Nguyễn tường Tam- Nhất Linh] , tiếp xúc với ông là ở chiến khu Việt nam quốc dân đảng (VNQDĐ) trong tỉnh Vĩnh yên -- sau khi ông từ chức bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Liên hiệp kháng chiến.  Trên đường ông sang Trung hoa, ở Côn minh, Trùng khánh; rồi Thượng hải.  Nơi đây, tôi gặp ông lần thứ 2, vào cuối 1945.      "  (trích' Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh-Nguyễn tường Tam' -tr. 69).

Nhưng mãi đến 1948, bà Nguyễn thị Vinh,( cùng con gái 3 tuổi, [Trương thị Kim Anh  [1946-    ]  từ Hà nội sang sống với chồng, Trương bảo Sơn. Có thể từ 1948, bà Nguyễn thị Vinh mới được quen biết Nhất Linh? Cùng trong thời gian này, Nhất linh đã khuyến khích Nguyễn thị Vinh viết cuốn 'Thương yêu' và bà Linh Bảo [Võ thị Diệu Viên 1926-   ] viết cuốn 'Gió bấc'

Khi ở bên Tàu, còn có nhiều người : Nguyễn gia Trí, Đỗ đình Đạo, Trần văn Tuyên, Phan quang Đán, Nguyễn văn Hợi, cùng ở chung với Nhất Linh; hoặc  cùng tới hội họp, như [nhà cách mạng tiền bối] Nguyễn hải Thần, Nguyễn bảo Toàn, Lưu đức Trung, Tạ nguyên Hải.  Khi ở chung, cũng xảy ra chuyện cãi cọ giữa Nguyễn gia Trí + Trương bảo Sơn ?  Sau này, Nguyễn tường Ánh ( cậu bé  khoảng trên 10 tuổi) chứng kiến những màn cãi cọ ấy. ... [Và cũng] có thể, có một mối tình tay 3, tay 4 không ?  Tôi [Nguyễn văn Lục] tin là có -- khi nhìn lại  hình ảnh Nhất Linh ôm, ẵm,  cưng chiều con gái Nguyễn thị Vinh là Trương kim Anh. ...

Sau này, đọc hồi ký Nguyễn thị Thế ( em gái Nhất Linh, mẹ Duy Lam+ Thế Uyên) có đoạn kể về Trương kim Anh,
" Khi tôi giở chăn ra để được ngó mặt anh tôi, [thì] có cái sáo rơi xuống.  Tôi lấy làm lạ, , hỏi cháu thoa, [thì] nó cho biết, có cô con gái nuôi của cậu cháu (Trương kim Anh) tối qua đem sáo vào nhà xác, thổi suốt đêm cho [cậu cháu] nghe.  Thổi xong, nó tặng luôn chiếc sáo; và , nói từ nay nó sẽ không còn thổi sáo cho ai nghe nữa đâu ..."  ( trích' Sđd - tr. 159).

Trong bài 'Tưởng nhớ về Nhất Linh'',Trương kim Anh viết,
" Sau một lúc, mẹ tôi bảo tôi lấy sáo trúc ra thổi một bản tiễn bác.  Tôi gạt nước mắt,  đưa ống sáo ngang miệng, chọn bản'Thiên thai'-- bản mà bác thường bảo tôi thổi, mỗi lần bác đến nhà chúng tôi.  Tiếng sáo u uẩn vang trong khu nhà xác, lạnh lẽo.  Nhưng chỉ được nửa bản, tiếng sáo ngưng trong tiếng nấc nghẹn ngào, âm thanh như đọng lại trong không gian, tiễn đưa hương linh bác về nơi vĩnh cửu..." ( trích Sđd- tr. 153).




                                                                                    trương kim anh lúc 15 tuổi thổi sáo
                                                                                         (ảnh: Nguyễn mạnh Đan, 1961)

                                                                              tranh: Nhất Linh " Ngồi thổi sáo dưới gốc thông" 

                                                                                        " không ngờ tấm ảnh  này đã gợi
                                                                             ý cho một bức họa 'Ngồi thổi sáo dưới gốc thông",  ghi
                                                                             tặng ' Kim Anh, Ất sửu/ 1961 -- ký  Nhất Linh " .)
                                                                                             (courtesy of SAIMONTHIDAN)



                                                  trương kim anh (trái) + nguyễn thị vinh 
                                                                                                     (ảnh: Internet)

Trong mục 'Lan hàm tiếu' , dành cho các thiếu nhi trên nguyệt san Văn hoá ngày nay , Nhất Linh đã không quên, cả người đọc cũng khó bỏ qua bong dáng Nguyễn thị Vinh, qua Trương kim Anh. [Khi ấy] Trương kim Anh 12 tuổi đã tập tành viết  tác phẩm đầu tay 'Ở vậy',  dưới sự hướng dẫn của 'bác' Nhất Linh.

Người ở lại sau cùng trong đêm cuối cùng, trước khi Nhất Linh-Nguyễn tường Tam đi vào lòng đất , là bà Nguyễn thị Vinh và cô con gái Trương kim Anh.  Và, trước khi tuẫn tiết ... người được Nhất Linh đến gặp lần cuối cùng [vẫn] là bà Nguyễn thị Vinh.-- Trương kim Anh kể ,
"...  Mãi sau này tôi mới biết chuyện quan trọng đó là ,' bác [Nguyễn tường] Tam nhận được trát đòi ra hầu tòa, cùng với một bạn chiến đấu của bác, trong đó có ba tôi, " ông Trương bảo Sơn..." .  Tôi hơi ngạc nhiên về chú thích để trong 'ngoặc kép'; [thì] khoảng một  tiếng sau, từ trên cửa sổ nhà Thủy nhìn xuống nhà mình; tôi thấy bác Tam đang từ giã mẹ tôi ..."

Đây là một 'cử chỉ chỉ có [ở] người trong cuộc' (chữ nghiêng : Bt), trong giờ phút giữa sống chết, bên bờ tử sinh, mới thấm thía hết được ý nghĩa cuộc gặp gỡ định mệnh này.

Cô Trương kim Anh (con nuôi Nhất Linh)  sau này lấy [ thẩm phán quân sự] - nhà văn Dương Kiền. Theo các con, cháu của Nhất Linh; Duy Lam cho rằng nhiều phần Nhất Linh và Nguyễn thị Vinh phải có cái gì với nhau. ( chữ nghiêng: Bt) . Nhưng nó cụ thể như thế nào thì không ai dám chắc? Nhưng, trong cách thức của bà Nguyễn thị Vinh, khi nói về Nhất Linh; thì bà thường làm ra cái vẻ là người tình của Nhất Linh (chữ nghiêng: Bt) -- hay là [bà Vinh] đóng kịch như thể,
 [để] gây cho mọi người có cảm tưởng là giữa bà và Nhất Linh hẳn phải có một mối dây liên lạc mật thiết.

Nhưng hay nhất, vẫn là để Nguyễn thị Vinh tỏ bày,
" Đời tô từ bấy lâu nay, thời gian đi già nửa thế kỷ, đã từng ở những nơi nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi; mà, sao tôi vẫn không thể quên được túp lều (trên núi) của chúng tôi.  Chao ôi, mỗi khi tắm, tôi chưa thấy có một vòi hoa sen nước nào có thể so sánh được với dòng suối ngày ấy.  Tôi biết kể sao cho hết nỗi vui thích của tôi mỗi khi ra suối tắm.."
 ( trích Sđd- tr. 85- 86).

Khó quên là phải, làm sao quên được !   Cá tính bà Nguyễn thị Vinh, theo nhiều nhận xét của vài người quen biết bà trước đây; hoặc là, người trong gia đình Nhất Linh-Nguyễn tường Tam cho biết, [thì bà Nguyễn thị Vinh] là một người đàn bà đa tình và vô cùng lãng mạn (chữ nghiêng: Bt) -- gần như không có một biên giới nào. 

Chuyện Trương bảo Sơn  và Nguyễn thị Vinh chia tay, thì cũng là chuyện đành phải như vậy.  Sau khi nhất linh-Nguyễn tường Tam tự tử vào ngày 7-7- 1963 -- bà Nguyễn thị Vinh vẫn thường [một mình] đi xe lam lên thăm mộ Nhất Linh ở Nghĩa trang Bắc việt ở Hạnh
thông Tây ( quận Gò vấp). -- gần mộ nhà văn nổi tiếng miền Nam Hồ biểu Chánh.  Bà Nguyễn thị Vinh thăm viếng mộ Nhất Linh-Nguyễn tường Tam, là đốt 4 điếu thuốc lá Bastos xanh, cắm vào 4 góc mộ, rồi mở 2 chai la-de 33, tưới lên phần mộ để tưởng nhớ Nhất Linh-Nguyễn tường Tam.  ...

[Rồi, họa sĩ trẻ tuổi Động đình Hồ, tên thật lài]  Nguyễn hữu Nhật [1942- 201x)  đã gặp bà Nguyễn thị Vinh tại nhà nữ sĩ Tuệ Mai [Trần- thị Gia Minh, con cụ Á Nam- Trần tuấn Khải].

[Có] một hôm,Nguyễn hữu Nhật hẹn với bà Nguyễn thị Vinh đi thăm mộ Nhất Linh ( dù Nhật đã hứa hôn với một nữ sinh viên trường Luật, tên Bình [cháu họ thi sĩ Vũ hoàng Chương] ). Vài tuần sau, 2 người đã kết thành đôi lứa, ông Nguyễn hữu Nhật chính thức làm chồng bà Nguyễn thị Vinh [1924-    ].

Mối nân duyên này đúng là duyên kỳ ngộ-- và như co sự chứng giám của một người đã chết[ Nguyễn tường tam- Nhất Linh]. 

Sự hiện diện của [ nữ văn sĩ] Nguyễn thị Vinh trong TLVĐ, hay là trong đời sống Nhất Linh-[Nguyễn tường Tam] chỉ là một.(chữ nghiêng: Bt)  []

    nguyễn văn lục

 ( http:// hoiluanvanhoc.org)

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

một người lính [ mặt trận ... ] nói về thế hệ mình / bài thơ ấn tượng của thanh thảo < Blog lengoctrac.com>

một người lính nói về thế hệ mình
<Bog lengoctrac.com>

                         một anh lính [mặt trận... 
       nói vthế hmình
                          thơ : thanh thảo


                                    thanh thảo  [i.e hồ thành công 1946 -      ]
                                                                                                     ảnh: Internet)

     ngày chúng tôi đi,
     các toa tàu mở toang cửa
     không có gì che giấu nữa
     những thằng lính trẻ măng
     quân phục xúng xính
     chen bám ở bậc toa
          như chồi như nụ
     con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
     và dài muốn đứt hơi
     hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

     thế hệ chúng tôi
     hiệu còi ấy là  một tuyên bố

                 *

     một thế hệ ngày đều đụng trận
     mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
     vẫn thường vác trên vai
     một thế hệ thức nhiều hơn ngủ 
     xoay trần đào công sự
     xoay trần trong ý nghĩ
     đi con đường người trước đã đi
     bằng rất nhiều lối mới

     những cái tên trên cây rừng khắc vội
     những chữ N chữ T vạch ở các bình-tông
     ba-lô đừng một bộ áo quần 
                 và gói mắm   cùng nắm cơm nho nhỏ
     bếp dã chiến cháy dọc bờ suối đi
     treo tòn ten mấy ống cóng canh chua
     nấu lá giang và mắm ruốc

     tất cả những gì chúng tôi có được
     đều trải cho nhau
     trải ra đất
     thật tình
     với quân thù --chi đến tối đa
     với bè bạn -- phải chơi hết mình

     nếu chỉ nhìn chúng tôi đen hơn
     nhìn cái vóc dạn dày trước tuổi
     đến vết chai trên bàn tay, chưa đủ
     cũng chưa đủ nếu chỉ tính cuộc đời
             bằng những chiến công

                    *

     ôi trảng dầu những chiếc lá khô cong
     mỗi bước chân rì rầm tiếng nói
     đêm hành quân qua nhiều đống lửa
     bùng tự nhiên ngay giữa lối mòn

     thế hệ chúng tôi mưa quất bốn bề
     giữa Tháp Mười không mái lá nương che
     nước đã giật phải đẩy xuống băng trấp
     lúc ấy chân trời là lưng người đi trước
     vụt lóe lên qua ánh chớp màn mưa

     thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước
     sình bết từ chân bết đến đầu
     nếu giọng nói có nhiều khi ngang dọc 
     nếu cái nhìn có lắm phen gai góc
     và ngọn lửa chịu sình là lửa thực
     đã bùng lên
     dám cháy tận sức mình

                     *

      nhủ điều chi ơi tiếng quốc đêm sương
      kêu da diết suốt mùa mưa nước nổi
      lá nắng chiều đẫm lại giữa lòng tay

      đất nước ngấm vào ta,đơn sơ
      như Tháp Mười không điểm trang
      đầy im lặng
      trên tất cả tình yêu
      tình yêu này đi thẳng
      đến mỗi đời ta
      bếp chất những ngôn từ

      tôi gặp thằng bạn thân trong một chuyến bất ngờ
      đến Mỹ long 2 đứa nằm lộ đất

      trải dưới trời 1 tấm ni-lông
      nơi khi chiều B 52 bửa 3 đợt
      nơi mấy năm rồi hố bom không đếm hết
      nơi tôi chợt thốt niềm mơ giản dị của mình
      'chừng nào thật hòa bình
      ra lộ 4 trải ni-lông 1 đêm cho thỏa thích'

      thằng bạn tôi đăm đăm
      nhìn ngôi sao mọc trong hố bom nhòe nước
      đôi mắt nó lạ lùng mà tôi thấy được
      chứa đầy 1 hố bom và 1 ngôi sao (*)

      ---
           * đoạn thơ viết về chuyến: tôi và anh bạn Phạm quang Nghị
                           phải chịu nhịn đói đúng 3 ngày trên lộ đất Mỹ long, 
                           Đồng tháp Mười ( còn gọi là "lô đất Trần lệ Xuân "  ( ... )
                      ( chú thích: THANH THẢO)

    
         cơn lốc xoáy trên nóc rừng nguyên thủy
      tiếng hú dài trong những bóng cây
      đàn dơi chấp chới bay
      trảng tranh hừng hực nắng

      chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô
      qua mùa mưa mưa dai dẳng
      võng mắc cột trăm đêm ướt sũng
      xuồng vượt sông dưới pháo súng nhạt nhòa
      đôi lúc  ngẩn người một ráng đỏ chiều xa
      quên đời mình thêm tuổi
      chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi
      mà không hề rợp bóng tương lai

                   *

      những trận đánh ập về trong trí nhớ
      pháo chụp nổ ngang trời từng bựng khói
      nhịp tim đập dồn lần xuất kích đầu tiên
      bình-tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét
      những vỏ đồ hộp lăn lóc
      cái im lặng ù tai giữa 2 đợt bom
      một tiếng gà bất chợt
      bên bờ kênh hoang tàn

      thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm
      không dựa dẫm những hào quang có sẵn
      lòng vô tư như gió chướng tong lành
      nhứ sức trời ngày nắng tự nhiên xanh

                    *

      đoàn xuồng chuyển quân bơi rậm kênh Bằng lăng
      buổi chiều pháo bắn
      những cây bình bát gục ngã
      hoàng hôn đôi bờ như máu chảy
      trắng đồng kênh xác xáng đặc lều bều

      tôi bỗng thấy mặt mình trên mặt nước
      mặt nước trôi những dề xăng đặc
      mặt nước trôi những trái bình bát
      mặt nước trôi quê hương không còn nguyên vẹn

      và tôi thấy
      trôi qua mặt mình bao nhiêu gương mặt
      những bạn bè quen những bạn bè chưa gặp trẻ măng
      loang loáng theo con nước
      trôi về những đồng sâu
      hun hút buổi chiều

      đó là những người quen trước
      không phải trước 20 năm
      đó là những người quen sau
      không phải sau 20 năm

      mùa xuân buổi chiều ấy
      trên những dòng kênh ấy
      pháo bắn và nước chảy
      thế hệ chúng tôi --
      nhìn rất rõ --
      mặt mình. (*)
           []

      1973
             thanh thảo
          
             -----
             "  ... mà sau này khi bài thơ đã in bình thường ở Việt nam trong các tuyển tập thơ
                                 [ thời ở Cục R bị cấm]-- rồi được dịch ra anh ngữ, xuất bản tại Mỹ ... --                       
                                 thì 'nó' mới có thể sống đời binh thường của một bài thơ ..." 
                                 (chú thích: THANH THẢO)
      
       

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

'chỉ có ý nhi mới cứu sống được chim thế phong thôi !" / bút ký thế phong ( 5000 km xuyên việt/ 2007)

5000 km xuyên việt
nxb thanh niên cấp phép 2007
( chưa phát hành)


                         " chỉ có ý nhi cứu sống
             được chim thế phong thôi!"
                                                 bút ky: thế phong



                                                                     5000 km xuyên việt/  thế phong
                                             ( nxb thanh niên cấp phép 2007- chưa phát hành)



                                                                    bút ký đã đăng trọn  trên   <newvietart.com>  (France) 


 (...)                 

Tôi nhớ tất rõ, đó là vào tháng 2 năm 2004, dịch cúm gà tái hiện ; báo chí đăng tin rùm beng -- trước mắt phải tiêu diệt chim kiểng nuôi trong nhà các hộ , kể cả chim bồ câu hoang -- với số lượng rất lớn bay rợp bầu trời thành phố HCM.  

Họ săn bắt chim bồ câu, bằng cách thả hoá chất vào tổ; có ngày chúng chết la liệt -- đến nỗi một cơ quan quốc tế phải lên tiếng kêu gọi Ủy ban thành phố, xin hãy ngưng tay !

Một sáng, công an khu vực cùng 2 nhân viên đô thị phường Tân định đến gõ cửa nhà tôi --  yêu cầu chủ hộ ký giấy cam đoan không được nuôi chim kiểng, buộc phải trao số lọai chim kiểng nuôi trên sân thượng.

Hồi ấy, tôi nuôi hàng chục loại chim : chú nhồng có bộ lông  đẹp tuyệt tựa nhung đen, sáng hót, nói líu lo 'nhà có khách bố ơi'.  Đôi khi có khách lên sân thượng nghe có tiếng người, không thấy ai, cũng không biết ai nói, và tự hỏi sao có giọng nói trong trẻo đên vậy.  

Rồi cả 2 con sáo nâu đang bi-bô 'có-khách-có-khách' -- và 3 con khướu mun Lữ quốc Văn cho -- vì, bà vợ ổng rỉ rả suốt ngày,' ông không được nuôi chim, 'nhà nước ra lệnh cấm rồi đó'.  Rồi, cô con dâu cả, theo phe mẹ chồng, "bố ơi. mẹ nói đúng đấy, nuôi chim tai hại lắm,  phường khóm  soi mói làm phiền rầy rà ; thà 'bố có mèo' còn chấp nhận được; chứ nuôi chim thì ..." 


                                                     lữ quốc văn ( ngoài cùng bên phải )
                                                              "...  người đã  đưa TP đến giới thiệu với Ý Nhi
                                                                    tại Chi nhánh nxb Hội nhà văn Vn tại tp HCM, cuối 1992. "
                                                                              lê duyên: ( giữa)
                                                              " chỉ có ý nhi cứu sống được chim  ...  "
                                                         
                                                               

Tôi lại còn 2 con cú gáy, sáng sớm nào đều đánh thức chủ 'cúc-cù-cu'-- thứ chim cu gáy dễ nuôi; chỉ cần bỏ thóc, cát cho nhiều, nước uống đầy ve là ổn.

Tôi đành ký vào giấy cam đoan:  chấp hành không nuôi chim kiểng-- nhưng tôi nhất định không đồng ý để họ lên sân thượng kiểm tra, chỉ bằng lòng xách  lồng nộp 2 cu gáy  mà thôi.

Ngay sau  khi họ đi rồi --  tôi đem các lồng khác nuôi sáo nâu, sáo sậu, yểng (nhồng) giấu trong các phòng, khoá cửa lại.  Tôi vỗ vài cáo ngoài lồng, thủ thỉ, " các con hót là bị giết đấy; ngoan ngoãn nghe lời thò sống!"  Chẳng hiểu chúng có lĩnh hội được câu nói rất dài, lạ tai không ?  Nhưng chúng không hót nữa; khu chúng được giấu ở các phòng trên lầu 2,  đóng cửa kín, tối như ban đâm.

Ngay buổi trưa, tôi sẽ phải đem  mấy chú chim  biết nói còn lại lên gửi ở  biệt thự Ý Nhi   trên Gò vấp thì  an toàn nhất.  Qua điện thoại, chủ nhà bằng lòng, " anh phải đem lên ngay, vì tối nay, vợ chồng em lên tàu hỏa ra Quảng ngãi, về quê anh Lộc." 

Biệt thự của giáo sư Nguyễn Lộc + Ý Nhi  nằm giữa một khu đất rộng, vắng, không chung chạ xóm giềng lân cận -- nhà nuôi sẵn vài chú chim hót. Và ở đây, chẳng ai hỏi han, dòm ngó tới nhà cán bộ miền bắc cả.  Vậy thì, tôi di tản chúng tới đây như đất hứa nước Huê Kỳ, là mong chúng sống sót, sống lâu hơn, dầu chúng mang thân phận cá chậu, chim lồng.

Giả thử, thả chúng về với bầu trời tự do, thì có khi chính chúng  sẽ bị tự diệt-- bời, chúng đã chỉ quen với môi trường tứ khoái: ăn, ngủ,ỉ, hót trong lồng; mà quên đôi cánh sỏai ngoài trời rộng bao la,còn phải tự kiếm miếng ăn thích hợp, thì dường như không thể. 

Có được trải nghiệm này; vì tôi đã có lần thả chúng--  con khướu mun đen rất nhát người, vẫn không chịu bay đi, cứ bay về luẩn quẩn xung quanh lồng cũ chờ thức ăn quen. Có chú chim ở đây cả tuần lề; rồi mới bay đi luôn một lèo, không trở lại.  Tôi tự hỏi, nếu vậy, chắc là chúng đã quen  lối sống  chim bổi rồi chăng? ( chim bổi:  chim hoang dại, chưa được thuần hóa).

Biết rằng một mình  tôi thì không thể xách hết  mấy lồng chim-- nhờ con cái nhà thì không muốn. Vậy chỉ còn cách nhờ một cô bạn học cũ Ý Nhi ở Đại học tổng hợp Hà nội xưa -- liêu cô có vui lòng bỏ giấc ngủ trưa, khóa cửa nhà ( cô sống độc thân, ly dị chồng, một con trai độc nhất có gia đình ở  riêng), để ngồi sau xe gắn máy Honda 78 cà- tàng , cùng tôi chạy lên phường 11 Gò vấp không ?

Khi tới  đường Thống nhất, hẻm rẽ  đầu tiên, là khu đất hoang có vài chiếc mộ cũ, tôi vứt xác 2 con sáo nâu, sáo sậu biết nói bị ngạt hơi chết queo. Lấy lá khô phủ lên xác chúng, nhói lòng nhìn chúng lần cuối, vĩnh biệt -- tôi vội đưa  chim còn sống tới nhà Ý Nhi.   Bấm chuông liên hồi, hy vọng cứu sống mấy chú chim sống sót-- thì , Ý Nhi chạy vội ra, mở cổng. 

 Cô bạn học cũ Ý Nhi nói ngay, " chỉ có Ý Nhi cứu sống được chim Thế Phong thôi !".

 Cả 2 vị cười vang, riêng tôi im lặng, miệng như ngậm hột thị vậy!

Thêm  một khúc phim được hồi tưởng về  thú hơi chim của tôi từ ngày thơ ấu.  Nhà tôi nằm trên một ngọn đồi, phía sau trồng cọ, thân cây cọ cuốn cao vút.  Chiều chiều đàn chim yểng ( nhồng) bay về, hót ríu rít; chúng có bộ lông mượt mà, mỏ đỏ chót, giọng trong vắt cao vút soprano.  Mỗi lần chúng sỏai cánh đậu trên cành lá cọ, lại nghiêng đầu nhìn xung quanh, rồi mới chui vào tổ.  Chúng đề phòng anh ninh vòng ngoài rất cẩn thận.

Cứ như vậy nhiều năm, chẳng bao giờ tôi để ý, nhưng luôn lắng nghe tiếng hót vang
 vang , ấy là biết buổi chiều muộn chúng về tổ.  Mẹ tôi kể, nơi nào đất lành chim đậu, đất dữ chúng bỏ tổ ra đi.

Và, có một chiều mùa xuân, tôi không còn thấy đàn yểng,  2, 3 chục con về tổ nữa, chiếu hôm sau tôi đợi  chúng về, vẫn bặt tiếng hót vang vang mỗi chiều muộn hoàng hôn. Nhớ cảnh tượng chúng hót líu lo, hết con này, tới con kia; hót hồi lâu mới liệng đôi cánh đậu trên cành co.  Nhiều con đậu chung một cành, lá cọ trĩu xuống, dập dìu nhịp điệu lên xuống.  Bây giờ, không còn nữa thật rồi. Vậy chúng đã bỏ đi nơi khác đất lành, bỏ nơi này sẽ là đất dữ, thật sao?  Mẹ tôi lo lắng như chờ báo hiệu tin xấu xảy đến, mà không biết là chuyện xấu gì?  

 Rồi tin không mấy tốt xảy đến, Nhật đảo chính  vào ngày 9 tháng 3 , quân đội Pháp thất trận-- có một đoàn quân  Pháp do tướng Alexandrie dẫn đầu (sau này lớn lên tôi mới biết tên) lếch thếch tử ngả Phù Yên (Sơn la) băng qua nông trại ba mẹ tôi ở Làng bữu ( tên trong sổ địa danh: xã Thượng bằng la, huyện Văn chấn, tỉnh Yên bái)-- để sang Nghĩa lộ, lên Lào cai,  đích tới là Vân nam phủ , nước Trung hoa.

Mẹ tôi nhìn đoàn quân thất trận trốn chạy, mới ngộ ra đàn chim yểng đã có linh cảm biết trước nơi này sẽ xảy ra cuộc chiến tranh, chúng đi tìm nơi đất lành làm tổ.   Việc này như một trải nghiệm sống ăn sâu tâm trí tôi sâu đậm , khó mờ nhạt.  Và,  chim yểng đối với tôi như tình bạn thật thắm thiết, từ thời còn nhỏ ở nông trại Làng bữu.


Lại cho tôi thêm một kỷ niệm sâu sắc về chim yểng  đến với tôi -- sau biến cố 30 tháng 4, " Gia định thì còn, Sài gòn đã mất".  Khi ấy, gia đình tôi sống bằng nghề bán mũ vải , trên một chiếc xe nhỏ. sa1ngs áng đẩy từ Trần khát chân ra đường Hai bà Trưng. (  trước trường bà sơ Thiên Phước Tân định)

Có một chiều chập choạng tối, mình tôi đứng xớ rớ đang thu hàng đẩy về nhà -- thì ... một cô gái, tuổi chừng trên dưới 30 đứng trước xe nón.  Cô xách một chiếc lồng nhỏ co chú nhồng đen bóng,  hỏi tôi cho xem có nón tai bèo không ?  Đưa ra một chồng, cô lựa một chiếc,  ướm thủ rất vừa vặn -- lại kêu không có tiền, liệu đổi con nhồng, được không?  Nhìn chim yểng là tôi mê ngay, gật đầu cái rụp, dầu chưa hỏi ý vợ.  Thôi cũng đành, phải chấp nhận trước tiếng ì-xèo, nếu vợ trách móc, như  "cơm chưa đủ ăn cho người, lại còn chim chóc, vậy lấy gì cho nó ăn đây, và thời giờ đâu mà chăm sóc ?" 

Một khi đã chấp nhận nuôi chú nhồng; thì bất cứ giá nào cản trở,  gây phiền hà, khó chịu; thì đành mím răng  chịu đựng.  May quá, vợ tôi không nói gì; tôi sẽ nuôi nó bằng  bo-bo, người ăn được, thì chim ở với người cũng sẽ quen thôi. Nó ăn thật,  thương nó, tôi luôn để dành tiền mua một trái chuối nẳng ( chuối chín quá độ ) bồi dưỡng cho chú nhồng.   Nó lớn lên, hót líu lo -- và, một sáng kia, bỗng nghe ," đù má mày Mười" -- thì con nhồng biết nói thiệt rồi, giọng chửi ngọt ngào như giọng cô gái Huế vậy.

  ' Thôi chết cha rồi!"; nó bắt chước bà người Tàu, mẹ Mười, bà ta thuê  gác nhà bà Hai ở phía sau nhà tôi.  Bà  Hai hàng xóm nay không ưa gia đình tôi; kể từ khi dọn tới đây vào cuối tháng 10/ 1975 -- căn nhà cấp 4 chúng tôi mua với giá 200 đồng tiền mới, lần đổi tiền đầu tiên cuối tháng 10, cứ 500 đồng tiền  Quốc gia Việt nam, ăn  một đồng tiền mới của Giải phóng. 

Chẳng ai đi ' mét' công an phương, " nhà thằng chả Ngụy gốc Bắc kỳ 54 sáng đêm tối ngày nghe đài Be-Ba-Xu".

Một buổi tối, công an khu vực đến gỏ cửa nhà, phát lệnh, " ngày mai  đúng 7 giờ sáng, đến  35/ 7A Trần khắc Chân trình diện tôi, đem theo chiếc ra-dô' Philíp' đen 2 băng , chuyên nghe đài địch phương tây." 

Ngày hôm sau, trước khi trình diện công an, tôi vỗ lồng chú yểng,
'Nhồng ơi. mai này liệu tao còn được chăm sóc mày không đây, nhồng ơi !" 

       (...)

       thế phong.

   ( trích 5000 KM XUYÊN VIỆT/ nxb Thanh niên  cấp phép 2007, 
     chưa phát hành ) 

            
          "tôi  nuôi chú két từ lúc chưa moc lông,. ." và mới đây thôi (6-2015)
                                          con két biết nói" nhà có khách" -- vợ tôi nói vậy.
              (trích " Nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6/ 20017 / Thế Phong)




                                   
            một  chú két khác được nuôi trên sân thượng (không biết nói)..--
        bạn độc nhất chú gà trống tinh quái trên sân thượng
                                                                                 
'
                                                                (trích' Nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6/2015/ Thế Phong)
                                                                               
                                          
                                                                                                                        

                "con gà tinh quái của ông đó, bà ngoại ơi! xẻ thịt chim sẻ, cả chuột
                       nhắt vào chuồng tranh ăn thóc.." -- lời bảo nghi

                     ( trích' Nhật ký ngày thứ 2 trong tháng 6/1/ TP )