hà thương nhân' được gọi là thi nhân, lại chẳng có lấy một thi phẩm' ( lưu dân thi thoại / diên nghị + song nhị -- cội nguồn , san jose 2003)
tựa chinh: 'hà thượng nhân'
(lưu dân thi thoại, san jose 2003)
hà thượng nhân
'được coi là thi nhân, lại ...' *
diên nghị + song nhị
* đính chính:
' hết đời rồi, đã có tập thơ' Thơ Hà Thượng Nhân' (Bt)
hà thượng nhân [i.e. phạm xuân ninh 1920- san jose 2011]
hà thượng nhận + vợ ( em gái nữ thi sĩ vân nương/trần thị vân chung)(ảnh chụp ở Saigon trước khi định cư ở Mỹ trái qua:
T
trái qua: bạn ta Thanh Thương Hoàng -- anh Hà Thượng Nhân Phạm xuân Ninh
-- vợ chồng tao [ Huyson DuongThuan]-- anh Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh--
2 người đứng, là:
- cháu Thức, con rể tao, chồng cháu Mỹ Phượng -- và, nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm.
(ảnh chụp trong bữa ăn họp mặt thân mật tại nhà hàng MINH của Hùng Sùi ( ông cò quận 1, Saigon cũ)
ở San Jose, California ngày 26-3- 2005)
văn sĩ Huy sơn Dương Thuận [1936- ] từ bang Connecticut, gửi cho tôi (TP) ngày Sep.07. 2006)
Khoảng tháng 6 năm 1973, nhân buổi họp mặt tại tòa soạn nhật báo Tiền tuyến, tọa lạc tại 2 bis đường Hồng thập Tự, Sài gòn ; có nhiều chiến hữu hỏi Ký-giả Lô- Răng (Phan lạc Phúc), chủ bút báo này về vị chủ nhiệm Hà thượng Nhân
,
" Hà thương Nhân tên thật hay bút hiệu?, ý nghĩa như thế nào?"
Ký giả Lô Răng cười, đáp,
" Hà thượngNhân là bút hiệu, con người của làng Hà thương."
Thế thôi.
Người làng Hà thượng được động viên vào quân đội Quốc gia *, những năm đầu 1950; khi ông từ vùng kháng chiến trở về Hà nội, di cư vào Nam ...
Năm 1957 thằng cấp thiếu tá, giữ chức phụ tá phòng 5/ Tổng tham mưu [Quân đội Quốc gia] tại Sài gòn. Ông chứng tỏ là mẫu người giàu kinh nghiệm về công tác văn hóa, văn nghệ -- đồng thời cùng là người yêu thích thi ca. Có điều lạ; ông không bao giờ 'chạy thơ' [đăng thơ trên báo]; dù là báo nhà. Theo yêu cầu của nhà báo Như Phong [Lê văn Tiến], ông nhận phụ trách mục 'Đàn ngang cung' trên nhật báo Tự do. Năm 1958, ông phụ trách thêm mục 'Những điều trông thấy' trên nhật báo Ngôn luận [chủ nhiệm; Hồ Anh], dưới bút hiệu Đông Phương Sóc.
---
* Hà thượng Nhân có tên thật là Hoàng sỹ Trinh ( khu 4) hồi cư về Hà nội năm 1950, xin làm con nuôi ông Phạm xuân Độ, khi ấy là giám đốc Nha Học chánh Bắc việt ở Hà nội -- từ đó có tên thật Phạm xuân Ninh. Vợ ông là em ruột bà Trần thị Vân Chung, phu nhân tổng trưởng quốc phòng Lê ngọc Chấn (thời tổng thống Diệm). Nhờ thế lực người anh đồng hao, Phạm xuân Ninh xin được đồng hóa (assimiler) vào quân đội Quốc gia, hưởng đặc cách cấp bậc đại úy. ( Nghị định do chính tổng thống Ngô đình Diệm ký). (Bt)
Những bài thơ trào lộng đều đặn trong mục này, đã nói lên nhiều điều, nhiều vẻ, về những người có chức, có quyền; về những hiện tượng 'khó coi' trong xã hội miền Nam thời bấy giờ. Vừa nhận diện, điểm mặt, vừa xây dựng; từ 'thói hư tật xấu' chuyển hoá thành lành mạnh, tốt đẹp cho chế độ chính trị, cuộc sống của dân chúng miền Nam.
Thơ ông viết với số lượng đáng kể, đủ thể loại dành cho sinh hoạt thi đàn, cho bạn hữu thưởng thức, trao đổi, đàm đạo ... Rất nhạy cảm với chữ nghĩa, 'xuất khẩu thành thi'; mà người xưa trân trọng khả năng này.
[Một số] thi nhân trong giới [quân đội]quý trọng, cảm mến thi tài Hà thương Nhân *; khi ông thể hiện những bài thơ ông làm 'ngay tức thì'; trước một số bạn hữu hiện diện, với đầy đủ tên gọi mỗi
người + ý nghĩa của nó.
---
* tác giả Hà thượng Nhân ( Phạm xuân Ninh) không có một tập thơ nào xuất bản cho tới lúc qua đời -- giống hệt nhà phê bình văn học Thượng Sỹ ( Nguyễn đức Long 1906- 1997) hoạt động văn nghệ, báo chí từ tiền chiến, cho đến khi qua đời; vẫn không có một tác phẩm nào xuất bản. Riêng Phạm xuân Ninh, khi làm giám đốc Nha Vô tuyến truyền thanh Sài gòn, được PEN VIỆT mời ra ngoại quốc dự hội nghị văn chương nào đó -- bí thế, đành tự in một tập thơ 'Tiếng hát tự do' (in rô-nê-ô) đem theo , để được gọi là ' tác gỉa thì phải có tác phẩm'; -- khi dự hội nghị văn chương quốc tế. (Bt)
Hình như ông làm thơ đúng với nhận định 'cuộc đối thoại giữa nhà thơ và cõi đời' - -thầm lặng, sâu kín hơn là 'in thơ thành sách', phổ biến trên thị trường văn chương chữ nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng:
'giá như ông làm thơ trước năm 1954, tên tuổi và thơ ông sẽ ngang tầm với Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu trọng Lư ...'
(...) - tạm lược khoảng 5 dòng. (Bt)
Bản tính vốn hiền hoàm đôn hậu khiêm tốn, ... phong cách sống an nhiên giữa trần lụ;, đầy bon chen phức tạp:
Sống chỉ lấy cái tâm làm trọng
Gửi ngàn sau mấy giọng tiêu tao
Chuộc đời thế chẳng đẹp sao?
.......................................
Chẳng cầu cạnh chẳng ưu phiền
Miễn sao lòng cứ qan nhiên là mừng
[hoặc:]
Ta từ có bạn bao giờ
Lời thơ lại bỗng bất ngờ thành vui
Nếu như không đau khổ
Làm sao biết căm hờn
Càng muôn trùng sóng gió
Tay chèo cũng vững hơn
Người ta lên mặt trăng
Mặt trăng gần quá nhỉ
Anh muốn về Sài gòn
Sài gòn xa đến thế!
.............................
(...) tạm lược khoảng 14 , 15 dòng. (Bt)
Thơ Hà thương Nhân [gồm] đủ thể loại: lục bát, thất ngôn, đường thi, ngũ ngôn, song thất lục bát, cổ phong trường thiên, thơ mới, phá thể, tứ tuyệt ... -- dù ở thể loại nào, ông cũng điêu luyện. Người ta vẫn thường gọi ông là HÀ CHƯỞNG MÔN; để tỏ lòng ngưỡng [một] thi tài đáng kính. []
trích thơ Hà thương Nhân.
(trích 4/ 16 bài - Bt.)
HÀ THƯƠNG NHÂN
Ta như một dòng sông
em theo con nước chảy vòng về đâu?
Muốn qua nước chẳng thể sâu
nước sậu khó sánh lòng nhau ngàn lần.
THU LIỄU
Ôi! liễu mùa thu nghe rất lạ
nghe như có tiếng gọi non sông
Mai ta thử ra Hà nội
nhìn nước hồ Gươm cũng ấm lòng.
MÊ TỨ TUYỆT
Thơ dù viết đến ngàn câu nhớ
chỉ 4 câu, xanh cả đất trời
Dù góp trăm năm kê gối mộng
Tình ra: ai đó cũng là tôi.
LỆ TRĂNG
San sát nhà cao mấy chục tầng
ngước nhìn lòng bỗng thấy phân vân
Thèm nghe một tiếng chuông chùa đổ
trải chiếu mời nhau mấy ngụm trăng.
hà thượng nhân
(1920- san jose 2011)
(tr. 15- 23 LƯU DÂN THI THOẠI/ Diên Nghị + Song Nhị
diên nghị [ i.e. dương diên nghị 1933- ]
một trong 2 tác giả Lưu dân thi thoại
(ảnh: internet)
song nhị
một trong 2 tác giả Lưu dân thi thoại
(courtesy photo of TRE Weekly Magazine)