Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 14


                                     nhà văn tác phẩm cuộc đời            14
                              tự-sự-kể : thế phong

                                                       5

     Những tháng về sau  này , đàm trường có cả Phạm xuân Thái, và anh Nguyễn đức Quỳnh tuyên bố  : ' ...  bô trưởng  là tôi ...' ( thay cho bộ trưởng  Công dân vụ Ngô trọng  Hiếu  ' )  thì chẳng có gì lạ.    Kế hoạch  thắt chặt tự do văn nghệ  là điều có thật trong tương lai, chỉ có  văn nghệ  sĩ hoạt động theo đường lối chính trị  do chính phủ quyết định mới được ưu tiên gia nhập, hưởng quyền lợi  vật chất béo bở.  Còn  người văn nghệ độc lập muốn làm văn nghệ phải làm đơn xin gia nhập để xét, có  được hay không  làm hội viên .  Tôi đoán , đây là  những nút đầu  dò la  để  thành lập Hội nhà văn, nhà báo   đặt dưới quyền kiểm soát của bộ  Công dân vụ.   

     Trong khi làm reo đợi chờ lương, tôi phá phách hết sức, tìm đủ cách làm nản lòng những người định dùng tôi làm nhiều việc khác.  Chỉ ít ngày sau, vì một chuyện rất nhỏ,  lấy cớ,  tôi gây chuyện ẩu đả với một giàng viên khác ,  tay nhà báo này từng viết phóng sự trên tạp chí Sống trước kia * -
-----
*   phóng viên Lưu Kiếm.

    - nếu công chức làm vậy tất sẽ bị khiển trách hoặc bị sa thải .   Nhưng không,  1 rồi 2 tuần trôi qua, chẳng ai gọi đến ,  coi như không có chuyện gì xảy ra.  Tôi làm trái lệnh nôi quy, trong giờ làm việc, giảng viên, cán bộ không được vào Câu lạc bộ. Nhưng, tôi vẫn rủ một thư ký dưới quyền, xuống Câu lạc bộ trong giờ hành chính uống cà- phê, tán dóc.  Chẳng may  có một lần, đại úy Khâm , phu tá giám dốc Huấn luyện vụ bắt gặp - tay này chúa nịnh bợ, dán thông cáo dán trên tường ở phòng tôi :  '  giảng viên, cán bộ cách mạng phải tuân thủ làm việc, cấm đi trễ, về sớm'.  Thấy ngứa mắt, bèn xé , vứt vào sọt rác,  gọi tùy phái hỏi :' ai dán cái này  ?'  - ' đó là lệnh đại úy Khâm, phụ tá giám đốc Huấn luyện vụ' .  Trả lời chỏng :' nói với ông ta, tôi cấm không được dán  thông báo  lần 2 ở đây  . Công chức là công chức, làm tròn phận sự tốt rồi ,  không  cách mạng, cách miếc gì sất cả  '. 

    Đại úy Khâm gặp 2 chúng tôi uống cà phê trong giờ hành chính,  nhìn thấy rồi , tôi  tảng lờ như  không  nhìn thấy , vẫn   tự tại ngồi  uống cà- phê; còn tay thư kýsợ xanh mặt, khúm núm  kéo  ghế mời đại úy  . Nhìn tay thư ký, tôi  nói  chỏng, chừng  để đai úy nghe được: '... đại úy có biết uống cà-phê đâu mà mời ...!'   .

     Đại úy Khâm quay sang  tôi , hỏi : 

     ' Anh có biết tại sao nhà bếp lại không tuân lệnh làm 200 khẩu phần bánh mì cho khóa sinh đi thực tập ?' .

    Quay sang hỏi nhà bếp, họ cho biết, muốn đặt khẩu phần phải có tờ trình của  giám học ,   có bút  phê thuận  giám đốc Lưu Hùng . Trả lời:'  đây là đại úy Khâm, phụ tá giám đốc Huấn luyện vụ,   sao nhà bếp không thi hành khẩu lệnh  ' ?  Nhà bếp :   '... nếu tôi  làm trái nguyên tắc, ai sẽ trả tiền chúng tôi đây?-  quay sang tôi - ' có phải bữa nay 200 khóa  sinh đi thực tập không? ' - tôi đáp -  '  không phải hôm nay mà 2 bữa nữa kìa ' .

     Đai úy  Khâm  bị bẽ mặt, ngay chiều hôm ấy, tôi  đưa tờ trình lên giám đốc, ông Lưu Hùng ký ngay,  chuyển xuống nhà bếp.  

    Còn 1 chuyện làm buồn lòng  đại úy Khâm nữa, ấy là buổi bế giảng lớp chính tri của khóa sinh, đại úy Khâm lăng xăng sắp xếp ghế  ngồi,   tìm cho ra   chiếc ghế bành độc đáo dành riêng bộ trưởng chủ tọa . Biết tính bộ trưởng , nhiều  mưu mô sảo quyệt, thủ đoạn kể cả việc nhỏ nhặt , ông bộ sẽ không chịu ngồi ghế nào khác ghế ngồi của khóa sinh, cán bộ, giảng viên .    Bộ trưởng Hiếu vào phòng , nhìn thấy chiếc ghế bành, bèn  hỏi tôi -  trả lời,  đại úy Khâm  sắp xếp bàn ghế  .  Đại úy Khâm bị bộ trưởng rầy la, sau, anh ta hối tiếc mãi, sao  không nghe  tôi, than : ' ... lại hụt mất  bông mai trắng  chưa nở trên vai rồi !' * .
-----
* bông mai trắng :   thiếu tá trong Quân lực VNCH.  

    Những ngày trước đó, có  1 vị   đại  diện Đại biểu Chính phủ miền Đông Nam Phần * đến dạy khóa sinh một vài tiết thực tập. Giám đốc Hùng cho người xuống báo , giám học phải thắt cà-vạt đàng hoàng tiếp khách , giới thiệu trang trọng đại diện của đai  biểu chính phủ  miền Đông Nam Phần với khóa sinh. Tôi biết là ai có mặt.  Có thể ,  là  tên chủ bút Phương , hoặc Bích,  thư ký tòa soạn  nhật báo Quốc gia, cơ quan Cao Đài Liên minh Trình minh Thế , tới  thuyết giảng.  Nhớ lại, những ngày làm báo đặc biệt trong đời, giắt súng đi xin kiểm duyệt báo; hoặc, thư ký tòa soạn Đinh thạch Bích  ** rút súng lục bắn chết một tên Pháp trên đường  Richaud  ***  - vì tên này thích ăn trên, ngồi trốc, đi trái đường còn gây sự định hành hung chúng tôi  .   Sau khi bắn chết tên Pháp, chúng tôi tiếp tục đèo nhau trên xe đạp thẳng tới Câu lạc bộ  tạp chí Văn nghệ, 75 Richaud uống cà-phê, tán dóc chuyện  văn chương, báo chí.  
------
*     thiếu tướng Văn thành Cao  ( Cao Đài) sát nhập Quân đội quốc gia  thời đệ I Cộng hòa. 
**    Đinh  thạch Bích ( 1932 -   ) tác giả ' Ái tình Bôn-xê-vích' , sau là thứ trưởng Chiêu hồi 
***  đường Phan đình Phùng  ( Saigon 3). 

     Một chuyện  đáng nhớ nữa, một phóng viên báo  chúng tôi đi chợ, gây gổ với một  công an mặc thường phục . Một toán ba bốn công an khác xúm  lại đánh đấm tới tấp , biết không địch nổi , nhà báo  bỏ chạy.   Công an dùng xe díp xanh dùng xe  đuổi nhà báo về tận tòa sạon báo ở   55 A Hồ xuân Hương.  Tới  tòa soạn rồi,  nhà báo rút súng bắn trả, công an viên  trúng đạn  gục ngã, nhưng anh cũng  bị thương bê bết máu,  leo lên lầu 1.    Hai, ba  công an viên khác trên xe díp chờ  ngoài xe thấy vậy,   chạy theo bủa  vây .  Toán lính  bảo vệ  tòa soạn  chĩa súng, giơ tay  chặn,  không cho  công an đột nhập - tay  nhà báo bị thương  lợi dụng thời cơ,  trổ lỗ thông hơi lên nóc lầu sát mái nhà , nằm ở đó   tới đêm -  và  chủ bút Nhị Lang mặc quân phục đeo lon thiếu tá  ra giải quyết,  cônviệc     được  giải quyết  tạm ổn thỏa i .   Chúng tôi nhìn nhau cười, nhà báo mặc áo lính bị thương ở chân được xe quân đội  đưa  về chiến khu Tây Ninh.

    Tôi trở lại văn phòng giám đốc  huấn luyện , ông Lưu Hùng giới thiệu  trang trọng với vị đại diện của đại diện Chính phủ miền đông Nam Phần: 

' ... đây là giám học , đây , đại úy  Bích, chánh văn phòng;  đây , thiếu tá Phương, công cán ủy viên đại diện thiếu tướng  đại diện Chính phủ miền Đông Nam Phần.' 

    - xiết tay xong, tôi chửi thề :

     '... Tiên sư chúng mày  ( chỉ vào thiếu tá Phương)  mày mới ra tù ở Biên Hòa  phải không ?  
- quay sang Lưu Hùng - tôi xin lỗi ông giám đốc huấn luyện,  vì chúng tôi  là bạn cũcùng làm nhật báo' Quốc gia'  , nay  gặp lại , quen  lối  xưng hô tao, mày và  chửi thề thân mật...' 

     - giám đốc Lưu Hùng  biết tôi sỏ ngọt, còn đại úy Khâm, phụ tá giám đốc  trố mắt nhìn, như  chúa Tàu xưa kia nghe kèn  !  Được cái ,  giám đốc từng  chủ bút báo Sống, nên chẳng  lạ gì lối xử sự , bỏ  qua, cưới  : ' ...các anh quen nhau từ lâu rồi, phải không ?'   Thế là câu  chuyện  coi như ' hòa cả làng' .

     Ít lâu sau, giam đốc Hùng được  cử sang Okinawa   công  tác' mission noire' , đi  cùng một giảng viên  rất thân tín bộ trưởng.   Tôi và   Vị Ý  tới  chào tiễn biệt giám đốc đi mạnh giỏi - thì,   tự quan trọng hóa về' chuyến công du đen ' kia, ông bảo  : '  cảm ơn các anh , nhưng chưa chắc  chúng tôi đã đi '.   Thật ' bược cười' , vì trước đó, nghe ông nói tiếng tây' bồi', như lính partisan nói tiếng tây bằng tay , chi cần  sếp tây hiểu,  hẳn , rất  khác với giám đốc  chúng tôi vừa đàm thoại với 1  cô đầm ở  phi trường quân sự.   Tôi  bèn trả lời: ' vậy  xin lỗi , vá tôi  tự rút lời chúc tụng kia vậy'.  Ông giám đốc cười xòa, trả đũa nhẹ nhàng:'  có anh ở nhà, tôi yên tâm về công việc; nhưng cũng đừng tự cao tự đại  lắm nhé !'  ( tiếp nụ cười ruồi, sau câu nói cho bầu không khí êm dịu hơn ).  Cái nhìn của tôi bỗng hắt sang phía Vị Ý thông cảm. 

     Thêm vào dòng về đại úy Khâm  .  Sau khi  sỏ ngọt về  chuyện  quan trọng hóa  vấn đề, rất không phải lối của đại úy phụ tá , giả thiết ông ta đừng thúc giục việc thắt cà-vạt, mà chỉ cần nói   câu  nhỏ nhẹ: ' hôm nay có vài vị mới tới, trăm sự nhờ anh' , thì tôi đã không ' đùa'  quá trớn  rồi.    Phần nữa,  bụng  cồn cào ,chưa  điểm tâm, gặp  đại úy ra lệnh  tiếp 2 vị quan khách đại diện của  vị đại diện Chính phủ tại miền Đông,  tôi  bèn đùa cho  tức ! .  Đại úy Khâm hỏi, vậy xưa kia ,ở trong quân đội, tôi mang cấp bậc gì ? (  câu hỏi ngụ ý , thuộc vào hàng úy, tá, thì tôi mới dám gọi thiếu tá đại diện tướng  Văn thành Cao   là ' thằng') . Trả lời:' tôi chỉ là lính thôi và hay  trêu đại úy Bích, chánh văn phòng tướng Cao  như thế này đại úy Khâm ạ:' nhơn bất học bất chi  lý / bé không học lớn làm đại úy'.   

      Nghe xong, đại úy Khâm cười , nụ cười  chả lả, hệt nụ cười  giám đốc Hùng ,   khi nghe tôi rút lời chúc về.  

    Rồi 1 lần khác, đại úy Khâm sỏ ngọt : 

    ' ...trông tướng anh có tướng '  costaud' thế này, giá mà  được tuyển  làm cận  vệ trong Phủ tổng thống (  ý nói cho bà cố vấn Lê Xuân ) thì tuyệt !' 

      Khi ấy ,ai ai cũng   rất tránh nói đụng chạm tới bất cứ nhân vật nào trong tổng thống phủ, dầu  lời khen nịnh chẳng hạn .   Đáp:' cảm ơn đại úy, nhưng  nếu được vậy thât tuyệt, tên cận vệ kia sẽ biến  hoá  những đòn chính trị hiểm hóc làm Bà Cố vấn lớn dậy lạ thường, chẳng thua  nữ hoàng Catherine nước Nga là bao !  - và cũng chẳng  cần tạc tượng Hai bà  Trưng làm gì *  !  Cứ tạc tượng bà Cố vấn xem đã sao ?   Không phải chỉ một tượng ở công viên Bạch Đằng, mà rất nhiều tượng bà trên khắp các công viên thủ đô Saigon .   Ở đâu có công viên , ở đâu tồn tại  nắp cống gang , phải  có tượng Bà . 

      Bạn hãy nhìn kìa, trên   nóc pháp đình, tòa thị chính ,  công thự ,do thực dân Pháp xây , đâu đâu đều có  ' đầu  bà đầm xòe' , nay ,  ta cho đục bỏ hết, thay bằng tượng Bà. Vậy thì, kể cả   các nắp cống bằng gang trên các con đường nhựa   ở thủ đô Saigon đều  nhất loạt  phải  khắc tượng Bà ',  bạn nhìn lên cao, bạn  đi dưới đất , đâu đâu cũng có thể  chiêm ngượng  tượng Bà .   

      Đại úy Khâm nghe tới đây thôi, ông ta lè lưỡi, xua tay, làm như rất sợ hãi ' không nghe, không biết , không thấy gì hết'.  Tôi  bồi thêm :' ... đại uý có đồng ý , nước ta đã độc lập hòan toàn  rồi không , đuổi  hết những tên thực dân cuối cùng ra khỏi đất nước từ 1957 ,   đúng như vậy chứ  ?  Thế thì,  tại sao các  trạm  điện vẫn còn  chữ CEE , đó là  chữ Phú lãng sa viết tắt Compagnie de L'Eau & Electricité đấy!   Vậy , dễ gì  xóa được tượng Bà, dầu Bà  không còn đi nữa ; nhưng đất nước Rồng  Tiên chúng ta  nay đang  hùng mạnh, vẫn  chống Cộng hữu hiệu, thì tượng Bà  được dựng lên , cứ vững bền mãi mãi  cùng non sông  đất việt,  đời đời hát  ca   ' lục quân Việtnam  muôn năm ! ' 
----- 
*   tượng Hai  bà  Trưng ở công viên  bến Bạch Đằng, dân chúng ngắm ngía, tung tin  ' đó là tượng bà Cố vấn Trần lệ Xuân' chứ đâu có phải Hai bà Trưng Trắc + Trưng Nhị ?  Sau vụ đảo chính 1963, tượng Hai bà Trưng được thay bằng tượng  Trần hưng Đạo. 

     Đại úy Khâm   nói , sao  tôi lại có thể  nói đùa vô ý thức   vậy? Đáp:' nào tôi có nói đùa  vô ý thức ,  bởi, khi   nghe  lời nói đùa  kia  cứ tưởng  thật ,  lời  thật  kia  lại tưởng là  đùa,  sao ? '    Nghe xong, đại úy Khâm bỏ đi một nước, chỉ còn tôi ở lại với khoá sinh.  

    Sau này, gặp anh Cao thế Dung , kể cho anh nghe  nghe chuyện' khổ độc lỗ tai' -  khi nghe  nghe bài ca suy tôn Ngô tổng thống ở rạp xi-nê mỗi buồi sáng, trưa, chiều , hoặc từ  Đài quân  đội  ra rả phát thanh -   điều này càng tệ hơn nữa - phải nghe một  binh sĩ thuộc Lữ đoàn  phòng vệ Phủ tổng thống ,ở bên cạnh nhà tôi trọ, nghỉ phép, lợi dụng thời giờ nghỉ phép,  học đánh đàn băng-dô bài suy tôn kia.  Nói thêm  câu chuyện khác nữa cho anh Dung nghe : 

        '... giá thử,  tôi mà được tuyển dụng làm hộ vệ cho Bà Cố vấn, như  một vị đại úy nói sỏ tôi, thì tôi đề nghị một kế thật tuyệt diệu, hữu hiệu hơn cà một Nha tuyện truyền tấm lý & phản tâm lý đối với phe  đối lập . Là, đi thu thâp  người thành lập một đại đôi văn công  tuyên truyền võ trang, tuyển dụng toàn  tên bất tài vô tướng  học gẩy đàn 'băng-dô ' dở ,như  binh sĩ phòng vệ kia,  lệnh cho   mỗi anh sẽ tới thuê sát nách nhà mỗi người đối lập, chỉ  để gẩy đàn 'băng dô 'bài suy tôn Ngô tổng thống suốt ngày, đêm.  Họ, những vị đối lập kia,  sẽ bị bấn loạn, điên đầu,  ruột gan nóng  cháy, chẳng còn trí óc  nào nghĩ ngợi, tìm mưu, tính  kế sách lược chống đối  .  Một khi , ăn không ngon, ngủ không yên , họ sẽ phải bỏ nhà ra ngoài, nhưng trước cửa nhà họ, hoặc các công viên  chỉ nhìn thấy  tượng Bà Cố  vấn tạc bán thân  'sexy' như nữ diễn viên, thị phe đối lập chỉ còn cách bái lạy, xin tha mạng mà thôi !  Không cần phải dùng công an mật vụ do thám, dò xét, bắt bớ, nhốt vào nhà tù làm gì cho mệt xác ...' 

        Anh Cao thế Dung *  đem chuyện này kể cho ông Lâm văn  Tết hoạt động  chống đối thời ấy, ông ta bèn hỏi ai dâng ý kiến  quỷ quái  này?  Chẳng hiểu, anh Dung có khai tên tôi  không ?  Một câu chuyện đùa thật đùa , phản ứng lại lần phải nghe đàn băng-dô của một anh lính phòng vệ  đấy.  Thi đây, là   cảm  nhận của  một  ' binh sĩ  tưởng tượng  trong  Liên đoàn phòng vệ  bà Cố vấn '  năm nào ...
-----
 *   tác già  sách  ' Văn học hiện đại - thi ca & thi nhân ' / Cao thế Dung, chủ bút tạp chí  'Quần chúng' . 


                                                                                                         ( còn tiếp )

     thếphong

( Nhà văn tác phẩm cuộc đời  / Thếphong -  Nxb Đại Ngã tái bản, Saigon 1970 - tr.   181- 88 )

   

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

cát biển sầm sơn / hồi ức đặng anh đào




                                     tầm xuân  / cát biển sầm sơn 
                                 hồi ức đặng anh đào 

            Lời dẫn.-

           1.-        '  . Đặng Anh Đào 1934 -         )  nguyên giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hànội.   Bà là nhà nghiên cứu văn học, nhà văn, dịch giả, với ' Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX', ' Truyện ngắn phương Tây ', 
 ' Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện ',   ' Tấn trò đời'   ...    và hồi ức ' Tầm xuân ' (Nxb Hội nhà văn  tái bản  - Hànội 2005 )' ...  Tác giả Đặng Anh Đào  là 1 trong 4 con gái của cố giáo sư Đặng thai Mai  ....'  -  ( theo VN Express ).

        2.-      một hồi ức tuyệt vời của một cây bút tuyệt vời !  

                 đường bá bổn.
                 Saigon, April, 21. 2013. 
  
       Đứa bé khóc thét .  Một con ong đốt vào chân ; có cớ để nhũng nhẽo, nó chuyển sang khóc hờn . Ba  đang làm việc, liền đi ra tát cho nó một cái, dấu tay hằn lên, ma đỏ lựng.   Đó là đòn đau nhớ đời duy nhất mà nó không hề hờn oán .   Mẹ nó khẽ khàng dỗ nó ra ngoài vườn.  Một vỏ hộp nằm lăn lóc, ngoài có vẽ hình quả táo tây.  Nó quên khóc, nhớ đến  thứ nước ngọt thơm mùi táo.

        Ngôi nhà xa xưa nhất ở  khu vực rừng thông luôn luôn đầy tràn  bóng dâm  màu lục sẫm, viền sát bờ biển, cuối thị trấn.  Chỗ này bãi biển vắng người, những hoa cỏ kim (  có vùng gọi  là cây' lông chông ' ) giống con nhím  vàng hình tròn, dứt khỏi cây liền chạy lông tông theo gió, không hề để lại dấu vết trên cát.   Mặt cát trắng mịn, thật lạ lùng, vẫn xếp nếp theo đường vân như lặp lại làn sóng biển lăn tăn nhưng đều đặn hơn. Nơi ấy, chỉ có những vết chân dã tràng li ti là không bao giờ  bị xóa hết.  Bấy giờ, Sầm Sơn hãy còn rừng.   Rừng thông, ổi, bạch đàn...

     Lúc kiếm được nhiều tiền hơn, ba nó thuê biệt thự của người bạn Huế, ông Hường Trâm ' chủ dây thép'.  Thời đó, người ta gọi  sếp của trạm bưu điện Sầm Sơn như vậy.   Biệt thự trồng toàn tường vi, những chùm hoa lấm tấm hồng - tím nhạt xen lẫn bạch đàn mới lớn.  Mọi người đi tắm biển về, lôi tư đáy giếng lên những quả dừa ngâm mấy ngày đêm, đập ra uống, có những chỗ nước đông thành giá tuyết.   Mấy chục năm sau ở Việtnam mới phổ biến tủ lạnh, cũng không thể tạo được những quả dừa có vị tươi mát đặc biệt như thế.   Cứ ra  đến biển là đứa trẻ trở nên đặc biệt háu đói.  Hồi ấy, sáng sớm, còn phải ra ' nhà dây thép' lấy thư từ.   Có khi, trên đường về, đói quá, nó ngồi thụp xuống.  Các chị lôi mãi, nó mới lê được về đến nhà.  Mẹ đang đợi, đĩa khoai lang ruột vàng lốm đốm đỗ trắng, loại khoai có vỏ trắng được gọi là khoai ' khoai nữ '.

    Nắng lên.   Nó rượt theo những con bướm to sặc sỡ đủ màu.  Mấy chục năm sau, một lần xem ' thế giới động vật ' trên ti-vi giới thiệu các loại bướm quý hiếm ; cánh nhọn tam giác, giống như  hai cánh buồm bằng nhung xung quanh viền đen, giữa,  màu xanh nước biển.   Nó đã chụm  2 ngón tay tóm được đôi cánh run rẩy, bỗng dưng rú lên, bỏ chạy ; từ đuôi con bướm đột ngột thò ra 2 cụm lông như sâu róm nho nhỏ màu vàng.   Nó không ngờ loại bướm đẹp nhất, trong phút chốc, lại biến hóa ghê tởm đến thế.   Không bao giờ nó dám bắt loại bướm đó nữa.

    Ba không bao giờ có tiền để thuê biệt thự ở  premìere rangée ; biệt thự  nắm ở hàng đường thứ 1,sát biển, thường là của Tây, hoặc người đặc biệt giàu có.   Mỗi mùa hè, lại thuê 1 nhà, không bao giờ ở lại nhà cũ... Biệt thự Tĩnh-Gia-Trang có khu vườn  có khu vườn rậm bởi 2 cây  phượng lớn.  Những con ràng rạc như con bọ hung to, cánh sọc vàng đen kêu ràng rạc suốt ngày, át cả tiếng ve sâu.  Dưới cây phượng rực hoa lửa, nhà sử học Nguyễn thiệu Lâu , mắt mơ màng  sau lằn kính trắng, vừa kín đáo nhìn dì Tân, vừa trả lời ba nó  :  ' Non, non, le Việt sử est tout différent ...'*
------
* ' Không, không, cuốn Việt sử khác hẳn ' . 

     Một lần , chiều xuống, nó đứng ở cửa, thấy bên đường có chiếc ô tô trắng đỗ lại.  Trên xe, 1 người đàn bà bận áo dài, quần lụa đồng màu thiên thanh  bước xuống, mỉm cười .  Hồi nó còn bé, những người đàn bà đẹp và mấy ông cầm Tây  gặp ngoài đường  hay mỉm cười với nó, không hiểu vì sao.   Giai nhân đứng thẩn thơ một lát bên vệ đường.  Đó là một trong những vẻ đẹp hiếm hoi, nó được thấy trong đời.   Hôm sau, nó nghe người ta nói : đó là vợ một ông Bố chánh, người đàn bà đã khiến Bảo Đại bị đi khập khiễng  .(?)   Ông Bố chánh Quang đã bắn vào chân người đàn ông chạy ra, từ buồng ngủ của bà Bố [  chánh ] ... Ba nó  luôn có những người bạn đặc biệt.   Người đặc biệt nhất đối với nó bây giờ, có cái tên Ấn  Độ mà nó không nó cần nhớ, bởi đơn giản, mọi người chỉ gọi là ' ông Tây đen '.   Ông đen bóng , đội mũ nhung màu hoa 10 giờ sẫm, toàn mặc đồ trắng - giống như  những ông Tây đen bán vải ở hàng Đào bây giờ.   Một tối, ông báo tin vui : vợ ông đã đẻ .   Bà vợ Việtnam nước da  chỉ trắng hơn 1 it, nằm giữa chăn nệm trắng toát, bà xấu xí, nhưng mặt ngời ngời hạnh phúc.

     Buổi tối, mọi người kéo nhau ra biển ngồi tới khuya .  Thuyền bè nằm ngủ san sát trên cát chờ ra khơi : phải chăng biển hồi đó nhiều cá hơn bây giờ ?  Trăng sáng vằng vặc, vậy mà, ngay giữa khoảng cát rộng mênh mông, trẻ con chơi trốn tìm, chỉ cần ngồi thụp xuống là đã khó bị bắt.   Người lớn ngồi thành từng nhóm, chuyện trò, đàn hát.   Những đứa bé con dân chài mi mắt, tóc vàng hoe, vì không bao giờ đội mũ, da đỏ như đồng, bưng cái khay gỗ, trên bày bánh  patê-sô  hoặc bánh  rơm đến mời mọc.  Bánh rơm  làm bằng khoai lang  thái chỉ, tẩm bột sắn rán thành từng ổ sợi vàng ươm như tổ chim, trên có rắc đường.  Đơn giản vậy mà bánh có vị thanh, thơm.

    Giấc ngủ ở biển thật sâu và bình thản.   Nó ngủ say tới mức , có lần, giữa đêm, nó thấy nằm lùng bùng như trên võng.   Sờ quanh thấy mấy củ khoai, mới biết là mình đã rơi xuống gầm giường , mà vẫn mắc trong màn.  Gầm giường thường để khoai lang.

     Ba nó hay thuê nhà của người quen , được[ hưởng ] giá rẻ.  Biệt thự của ông Nghiêm Toản cho ba nó thuê mang tên đứa con trai lúc ấy mới lên 3 : Nghiêm Bằng.  Nhà ở sát  làng  đạo [ Công giáo ] , tháp chuông nhà thờ vút lên nền trời, đúng như bài tình ca Pháp đang phổ biến thời ấy : ' Mon amour, je revois ton visage ':

                                ' Tình yêu  của ta, ta thấy lại gương mặt em 
                                  Một thị trấn cũ xưa, một tháp chuông làng ...'

     Bên cạnh  biệt thự Nghiêm Bằng là nhà nghỉ mát, dành cho hướng đạo sinh và bọn sói con  theo đạo.  Bọn hướng đạo sinh nam  thường rất ngoan, còn bọn gái lại hay õng ẹo, làm nũng các cố đạo Tây.   Hôm đó, có một đoàn nữ vừa tời.  Họ  ở sát ngay biệt thự Nghiêm Bằng.   Các cha cố Tây đến kiểm tra bữa ăn trưa.   Bọn con gái có vẻ ngoan ngoãn, trước bữa ăn, tất cả đứng dậy, làm dấu, và hát bài :

                            ' Bénissez- nous , Seigneur !
                              C' est si simple repas, cette table foyante ...'
                              ( Xin ban phước lành cho chúng con, lạy Chúa ! 
                              Bữa ăn này  đạm bạc biết bao, nơi bàn ăn gia đình ...')

     Cũng ngay  trưa hôm ấy, họa sĩ Nguyễn tường Lân , bạn của ba nó, vừa xuống tàu , tới nhà chơi.   Đám cha cố đi khỏi, lũ hướng đạo sinh nữ bỗng thành một lũ nặc nô, thò đầu qua hàng rào, hướng về phía họa  sĩ, họ hét một bài  hát quấy đảo cũng rất phổ biến  [ vào ] thời ấy - bài : ' Úi chà là là !...' chỉ đổi lời đội chút :

     ' Móm xều là là, móm xều là là, như thế không chê được đâu ! '  ( bis )  

     Họa sĩ  [ giận ] điên người , đứng dậy, mắng  : ' Đồ mất dạy '. ( cũng ' bis ' và ' ter ' nữa ) !   Thì ra, họ đã đồng hành với nhau từ trên chuyến tàu Hànội- Sầm Sơn sáng nay và đã gây gổ nhau ở đó, chủ yếu do cái cằm khá biếm họa của ông họa sĩ.  Còn nó, nó đứng ngắm cái miệng, cái cằm ông ta, với một niềm vui vô
 tận : thật đúng là ' móm xều ' !

     Vào khoảng năm 1944 , luc nhà túng thiếu nhất, ba nó thuê biệt thự không tên của 1 ông phó lý, cả nhà đặt tên là biệt thự ' phó Lào'  ( dân địa phương gọi tên ông bằng tên đứa con đầu lòng ) .  Biệt thự nhìn ra dãy núi ' Người đàn bà chết đuối '.  Giờ đây,  đi vào đầu thị trấn Sầm Sơn, vẫn thấy nằm với mớ tóc xõa  dài khoảng mấy cây số, nét mặt cắt nghiêng in vầng trán, cái mũi, cái cằm thanh tú trên nền trời vùng biển.  Chỉ có phía bụng hơi phồng lên - do uống nhiều nước quá.  Chiều chiều, nó ra ngắm rỉa quạt xanh thẫm in trên nền trời biếc cùng ngôi sao Hôm trắng  xóa long lanh, một giọt nước mắt của trời đang sắp nhòa sau rặng núi.

    Mẹ nó phải đi chợ Thanh bán đường phèn, đường phổi, lụa tơ tầm và vải thô dệt bằng khung cửi.   Lời lãi thế nào không biết, chỉ biết là, mấy chị em suốt ngày ngậm đường phèn và chị hai nó may những chiếc áo bằng tơ và vải thô thêu tổ ong để mặc với quần đùi phồng màu lam rất mốt thời ấy, gọi là bouffant.   Mặt ông phó Lào , đặc biệt là cái mũi bao giờ cũng đỏ lựng, vì rượu.   Thỉnh thoảng buổi tối, ông kéo lê tóc của
 1 trong mấy bà vợ suốt dọc đường trước cửa, đánh vợ, để giải tỏa cơn say.  Thằng Quế, con- trai -một của ộng , cũng có khi bị đánh.   Ông cài 2 cành xương rồng áp sát 2 bên người nó và quất.  Ai can cũng không được.  Chỉ khi ông Tây ở biệt thự trước cửa ra quát, ông phó lý mới thôi.

     Trên bãi biển,  sáng nào cũng có 1 người dài lêu nghêu, đen kịt, trán hơi bóng lộn đang ném đĩa.  Ông ta dừng tay để nói chuyện với ba nó : đó là Nguyễn đức Quỳnh, một nhân vật của nhóm Hàn Thuyên.  Dọc đường  nhựa, sát biển, chiếc  ' ru-lốt  Mê ly '  đang lăn bánh  cùng  gia đình họa sĩ Hoàng lập Ngôn ... Kè đá viền đường nhựa sát biển chạy dài dọc theo khách sạn tây Reynauld.   Trên kè đá ấy , một lần, nó thấy một người trắng trẻo như khẩu giò lụa, đi qua mặt ba nó vẻ tình cờ, dừng lại, nói nhỏ mấy câu.  Sau, mới biết đó là ông Phan Mỹ, lãnh đạo phong trào sinh viên bị mật thám đuổi, đang tạm trốn về đây,.

     Những biệt thự  đẹp nhất của Pháp đang dần dần hoang vắng : Nhật đảo chính Tây.  Trước khi  trường Lycée Albert Sarraut  rút đi, họ tổ chức buổi lửa trại cuối cùng.   Các nữ sinh Pháp xinh đẹp nhất, múa điệu Tahitiennes bên lửa, mặc đúng kiểu các cô gái  Tahiti.  Những bông hoa trắng và tím 5 cánh mọc dại
 ( cũng được gọi là hoa ' tứ thời ' ) kết lại thanh váy khoác ra ngoài xi-líp, coóc-xê, xâu thành  vòng đội lên đầu, rung rinh theo điệu lắc hông hoang dại.   Chỉ còn nhà Navaret Tây lại nấn ná  ở lại, họ mở lò bánh mì kiếm tiền .  Nhà đông con gái rất sexy, da luôm luôm, khá xinh; nhưng quá bỗ bã, bị cả tây lẫn ta coi thường.   Tây đi, bãi tắm  thôi không còn phân chia thành khu tây, khu ta .   Trước đây, nếu không phải là dân vào làng tây, hoặc đi với tây , người việt nào lớ xớ đến tắm ở bãi đá sát chân chùa Độc Cước - được gọi là Terrasse -  sẽ bị  Tây đuổi.  Rồi nhà Navaret cũng phải rút đi ...

    Đi tắm về , theo thường lệ, ba nó có một người bạn nào đó đi kèm, vừa đi vừa nói chuyện.   Nó lon ton theo sau, cố sải chân theo kịp vết chân chữ bát của cha.   Người đi  với ba, đầu hói và  [ da ] trắng .  Đó là ông P.V.Giáo [ Phan văn Giáo ] , chủ nhân một trong những biệt thự lớn nhất, nhưng không nằm trong bộ sưu tầm nhưng biệt thự Sầm Sơn của nó.  Ông đang giục ba nó nhận lời mời thành lập nôi các của Trần trọng Kim.  Ba nó lắc đầu ; bệnh dạ dày, cái bệnh kinh niên ..

     . Chế độ Nhật xuất hiện ở khu nghỉ mát này có vẻ xa  xôi, mơ hồ hơn bất cứ nơi nào, đứa bé đã thấy nó qua 1 khoảng cách chừng 300 mét.   Hôm ấy, mọi người  đều tránh đi qua chợ Sầm Sơn.   Nhưng trên đường đi lấy thư ở ' nhà dây thép' về, vừa tò mò vừa sợ hãi, nó liếc về phía chợ.   Xa xa, phía những lều chợ vắng ngắt , có bóng dáng 1 người quỳ, đầu ngoẹo xuống, buộc vào 1 cây cọc.   Đó là thằng  kẻ trộm bị lính Nhật bắn chết, bêu giữa chợ một ngày một đêm , để răn đe dân chúng.

     Trước khi rời Sầm Sơn, nó lên núi ngắm tòa biệt thự Maiténa , biêt thự  vào loại đẹp nhất Sầm Sơn của 1 chủ ngân hàng Pháp, vừa xây xong chưa kịp ở.  Và cũng không ai kịp ở, vì sau đó, nó bị phá hủy ngay trong những ngày đầu năm 47 [ 1947 ] .  Khi phá hủy khách sạn Reynauld, người ta  kéo được ở dưới giếng lên 1 thùng kẽm chứa đầy bạc Đông Dương, phát hiện chậm  mất chỉ ít ngày, một kho báu đã biến thành đống giấy lộn ... Còn ở cái khách sạn gần biệt thự của viên công sứ Ninh Bình, họ đào được 1 cái quan tài.   Đập ra, ở trong có 1 cái tiểu.  Mở cái tiểu ra, họ tìm thấy 2 thanh bạc, mỗi thanh 10 lạng.  Cạo lớp bạc đi, ở trong là vàng.

    Song, ngày nó rời Sầm Sơn, tất cả hãy còn nguyên vẹn.  Cả những viên cát dã tràng, thủy triều xóa đi hàng ngày, vậy mà lúc nào cũng vẫn hằng hà sa số những viên tròn trịa nho nhỏ.  Nó dậy trước bình minh.  Trên nền trời đen sẫm như nhung chợt xuất hiện những vệt đỏ thắm, hông, vàng, xanh lá mạ, nâu ... Dường như ông Trời  - họa sĩ muốn phết bút thử màu lên cái palét vĩ đại của mình , trước khi nhô ra khỏi biển.

      ... Giờ đây, biển Sầm Sơn đông người đến nỗi mạnh hơn cả thủy triều, họ giẫm nát hết những viên cát li ti, dã tràng se không kịp.   Nhìn  lại tháng ngày của mình, hóa ra, đó cũng chỉ là những viên tròn đơn điệu giống hệt nhau, thủy triều không xóa đi, thì chân người cũng giẫm lên mà không [ ai ] để ý.  Nhưng con dã tràng là tội  đây, vẫn cư vân vê những viên cát, hình như, không thể làm việc khác, một khi sống nhờ biển .[
-----
* chú thích trong bài của tác giả. (BT ).

                     
                            đặng anh đào
                                 16 / 8  -  19/ 8/ 2004

(  Tầm xuân / Đặng Anh Đào  -  Nxb Hội nhà văn tái bản,  Hànội, 2005 -  tr  .151 - 160 )

 

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong - 19



                           nhà văn hậu chiến 1950 - 1956  /  19 
                                             thế phong 

                        ------------------------------------------------------------
                                            PHẦN THỨ BA
                                       MIỀN NAM : 1954  - 1956 
                                         (VIỆTNAM CỘNG HÒA )
                                                  -------
                                        KHÁI QUÁT VỀ BÌNH DIỆN
                            VĂN NGHỆ MIỀN NAM HỢP NHẤT : 1950 -1956  
                                       ( VIỆTNAM CỘNG HÒA )  
                        ------------------------------------------------------------

      Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 ra đời ở Paris, Việtnam có 2 ranh tuyến rõ rệt. Từ vĩ tuyến 17 trở vào nam là Chính phủ Quốc gia ( lùc đó gọi là Quốc gia Việtnam ),  vĩ tuyến  16 trở ra bắc thuộc Chính phủ Việtnam Dân chủ Cộng hòa. 

     Phong trào di cư vào nam khoảng trên dưới 1 triệu người ( Chúa đã vào Nam )  đưa đông đảo di cư miền bắc ( QGVN)  cặp bến  Bạch Đằng, thủ đô Saigon.   Thủ tướng
 Ngô đình Diệm lập chính phủ, gồm đủ đại diện  đảng hái quốc gia: Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.   Thời gian liên hiệp này chỉ kéo dài không đầy 1 năm , năm 1955, truất phế cựu hoàng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.   Các đảng phái bị loại dần, tướng tá bị tiệt tiêu, viên tướng cuối cùng là thiếu tướng Liên minh Cao đài: Trình minh Thế.    Ông  Trần chánh Thành được bổ nhiệm tổng trưởng thông tin tuyện truyền thay thế Phạm xuân Thái ( Cao Đài ) , văn hoa, báo chí thuộc vào bộ này . Tờ nhật báo Cách mạng quốc gia ,  cơ quan Phong trào cách mạng quốc gia ( Trần chánh Thành chủ tịch)  dùng
 Lê văn Siêu chủ bút, cùng một số nhà văn, báo đẩy mạnh tinh thần chống  cộng, xây dựng chế độ nhà Ngô.  mặt khác, kiến trúc sư  Võ đức Diên, chủ nhiệm tờ  Sáng dội miền Nam, gom một số nhà văn, báo di cư, nhạc sĩ làm công tác văn hóa chống cộng, xây dựng chế độ đệ I Cộng hòa , theo đường lối vạch sẵn của Ngô đình nhu, được coi như cố vấn tổng thống.  Kiến trúc sư Diên  thành lập Quán ăn Anh Vũ ( 45 Bùi  Viện, Saigon 1 ) , bề ngoài tương trợ sinh viên, nhưng, trong 4 bức tường phòng ăn đều được  gắn thiết bị thâu âm nghe lén dò xét.  Nhật báo Thời đại ( phe Cao Đài Nguyễn thành Phương), tuần báo 
Việt chính (  Cn :  Hồ hán Sơn ) , sau bị tướng Nguyễn thành Phương ra lệnh thủ tiêu, ném xác xuống một giếng sâu ở  trại quân Cao Đài ở Bến Kéo  ( tỉnh Tây Ninh ) vào  năm 1955.    Nhật báo Quốc gia , cơ quan  Liên minh Cao Đài Trình minh  Thế (  Cn: Nhị Lang ) . Tuần báo Tổ quốc ( Cn: Thành Nam, đại diện phe Hòa  Hảo ) , tuần báo Đời mới ( vẫn là chủ nhiệm Trần văn Ân, chủ bút thực thụ Hà Việt Phương, không có tên ngoài manchette )  ủng hộ phe Bình Xuyên, tướng   Lê văn Viễn .  Ngoài ra, còn tờ báo Phương đông  ( tuần báo Hòa đồng   sau này  )  đề xướng trung lập chế do Hồ hữu Tường chủ xướng.  

     Các nhà xuất sách văn học, tiểu thuyết có Nxb Phạm văn Tươi (  chủ nhiệm tuần báo 'Mới',  kiêm chủ hiệu may ' Jan ', và dịch loại sách  hoặc làm người của Philippe Giradet , ký Pham cao Tùng )  cuối 1954, liên kết với Nxb Thế giới (  giám đốc Nguyễn văn Hợi ở  Hànội di cư vào nam ) , đổi tên  Tổ hợp xuất bản Hợp  lực  , trụ sở đặt tại 15 Sabourain 
 /  Tạ thuThâu  Saigon 1 ) .  Các nhà xuất bản khác ở miền nam :  Khai Trí, Yiễm Yiễm thư trang ,  Nam Cường , Sống Mới... tiếp tục in sách.  Nhà Nam Cường  phát hành độc 
quyền sách Phượng Giang ( 'Đời na' tiền chiến, nay do' Nhất Linh ' chủ trương ) , các nhà sách khác in ấn, phát hành loại tiểu thuyết bình dân, ăn khách của các tác giả : Dương Hà ( Bên dòng sông Trẹm ), Nguyễn ngọc Mẫn ( Tiếng suối Sau Leng ) , tiểu thuyết Nghiêm lệ Quân, Tùng Long, Lan Phương ( nữ )  v.v. ... báo Quân đội, Tiền phong ,  cơ quan Nha tác động tinh thần ( tiền thân Cục tâm lý chiến ) , tạp chí Chỉ đạo ( quân đội)  do
 Nguyễn mạnh Côn  * làm chủ bút , tờ tạp chí  ít giá trị văn học, tuyên truyền chính trị, chống cộng sản  là chính. Tuy nhiên , báo này cho  đăng truyện Con sáo của  em tôi / Duyên Anh, tạo bước đầu sự nghiệp văn chương lừng lẫy D.A. sau này.  Tuần báo  Ban mai / Phan văn Chẩn chủ nhiệm  kiêm chủ nhà xuất bản Ban mai, 1 Vassoigne /Trần văn Thạch Nguyễn hữu Cầu / Tân Định , đăng truyên Bách Thảo Sương  ( Lý văn Sâm ) , Bình Nguyên Lộc * * , Nguyễn bảo Hóa ( Tiêu Kim Thủy ) , Thiếu Sơn ( Lê sĩ Quý)  phê bình sách...  Nhà văn Lý văn Sâm  sau này bị  bắt  đưa lên trại chỉnh huấn, đào thoát ra bưng biền , riêng nhà văn Dương tử Giang bị bắn chết . 
-------
 *    NGUYỄN  MẠNH CÔN  ( 1920 - 197 ?)  Còn ký Nguyễn kiên Trung, Đặng vân  Hầu ... Tác phẩm : Đem tâm tình viết lịch sử / Nguyễn kiên Trung ( Giải  thưởng văn chương( 1957), hiện kim : 30.000 Vn đồng. Đây là giải thưởng  đầu tiên, khi ông Ngô đình Diệm lên làm tổng thống.  Cùng được giải kỳ này: Kỳ văn Nguyên, giải tiểu thuyết ' Tìm về sinh lộ '  ( 30.000 Vnđ),  Người xưa / Trần đình Khải  ( 20.000 Vnđ), Thanh Lãng ( LM  Đinh xuân Nguyên ) với ' Văn chương bình dân ' ( 40.000 Vnđ).

 **   BÌNH NGUYÊN LỘC ( 1914-  1986  Huê Kỳ ) . Giải thưởng văn chương Tổng thống VNCH lần 2, năm 1961.  Về tiểu thuyết, Bình nguyên Lộc   được giải với' Đò dọc' , Vũ khắc Khoan với' Thần tháp Rùa' , Toàn Phong với' Đời phi công ' , Võ Phiến với' Mưa đêm' .  Ba cuốn sau , mỗi giải 15.000 Vnđ., riêng cuốn đầu  25.000 Vnđ.   Về thơ, Vũ hoàng Chương với' Hoa đăng, hiện kim  25000 Vnđ.,  đồng giá với ' Đò dọc'  và ' Việtnam văn học toàn thư' / Hoàng trọng Miên.   Riêng' Dịch kinh tân khảo' / Nguyễn mạnh  Bảo lĩnh 30.000 Vnđ. ( ông N.M.Bảo  từng là bộ trưởng trong Nội các thủ tướng Ngô đình Diệm 1954 ).
   ( Chú thích sau ).  
-------

    Nhóm đệ tứ miền nam  :  Tam Ích, Thiên Giang ,  Thê Húc   lập nhóm Chân trời mới in sách  biên khảo chính trị, phê bình văn học.   (    riêng ' Thê Húc' dùng tên thật' Phạm văn Hạnh',   sau 1954 làm biên tập viên ( pháp ngữ) tại Việtnam Thông tấn xã ( VIÊTNAM PRESS) -   thời tiền chiến ' Thê Húc '  đứng trong nhóm 'Xuân thu nhã tập / Đoàn phú Tứ + Nguyễn xuân Sanh +  Phạm văn Hạnh  ' ). 

    Trở lại bàn về Cao Đài Liên minh (CĐLM)  Trình minh Thế ra tờ nhật  báo Quốc gia  đặt  tòa soạn tại 55 A Hồ xuân Hương ( Saigon 3 )- chủ bút, nhà văn Nhị Lang ( thiếu tá CĐLM)  sau tham gia trong Hội đồng nhân dân cách mạng  cùng Hồ hán Sơn + một số phe phái khác trong việc truất phế cựu hoàng Bảo Đại, ủng hộ thủ tướng Ngô đình Diệm lên ngôi  tổng thống Việtnam Cộng hòa.  Năm 1955, tướng Nguyễn thành Phương  nghi ngờ Hồ  hán Sơn làm nội tuyến cho  gia đình họ Ngô, thủ tiêu Hồ hán Sơn.

    Và thư ký tòa soạn  nhật báo Quốc gia  ( CĐLM)  Đinh Thạch Bích ( 1932 -      , tác giả vở kịch' Ái tình Bôn-xê vích' , ẵm  giải thưởng Văn chương Quốc gia, sau,  được bổ nhiệm   thứ trưởng bộ Chiêu hồi ) . Tờ nhật báo quy tụ một số cây viết di cư, trong đó, họa sĩ  Thái Tuấn ( 1918 - 2007)  trình bày báo, Uyên Thao, Thế Phong ... làm phóng viên.  

     Tờ nhật báo Tự do, được Mỹ tài trợ, ban đầu  nhà văn Tam Lang  + số nhà báo di cư: Thượng Sỹ, Hoàng Lan  -Nguyễn xuân Huy, Đinh Hùng ( ký Thần Đăng )  , Mặc Thu, Phạm việt  Tuyền , Như Phong ( Lê văn Tiến ) . Mặc Đỗ, Vũ khắc Khoan v.v...  Tranh giành ảnh hưởng, quyền lợi, chia phe phái. loại nhau khỏi cơ sở.  Tứ 1956, chủ nhiệm mới nhật báo Tự do ,  Phạm việt  Tuyền ,  quản lý Kiều văn Lân ,  ngoài báo ra, còn lập nhà xuất bản lấy tên Cơ sở Tụ do , in tác phẩm đầu tay Vương hồng Sển, Nguyễn Đình Toàn  ( 1961) , Lê Hoàng Long, Trần đình Khải,  Hoàng Đạo ( tái bản ) , Đỗ thúc Vịnh *...
--------
*   ĐỖ THÚC VỊNH , từng được' Giải Gia Lon '  năm 1943 với tác phẩm' Bóng tre xanh'    và 2 tác giả khác :    Nguyễn văn Tài   với cuốn  ' Tinh thần khoa học'   và     Nguyễn đổng Chi là cuốn 'Đào duy Từ  '.   Sau 1950,  Bóng tre xanh tái bản, Saigon 1957), Mùa ảo ảnh, Saigon 1962 ) ... 
--------
    Cuối 1956,   W. Tucker (  USIS )  tài trợ tạp chí  Sáng tạo xuất bản, Mai Thảo chù nhiệm và   gài  Đặng Lê Kim , quản lý tiền bạc .    Trước đó, Mai Thảo  cho xuất bản tập
truyện ngắn Tháng giêng cỏ non ( 1955 ) , được  Nguyễn đức Quỳnh sai con trai Duy Sinh viết bài  điểm sách đăng trên tuần  báo Đời mới công kênh tài năng .  Có 2 mục đích : một  là  ' tác giả  bỏ tiền in,  bán chạy, lấy lại vốn ' ,  hai,  truyện ngắn nhà văn di cư vào nam có   khí thế đề cao phong trào di cư.  

    Nhóm Sáng tạo gồm: Trần thanh Hiệp  ( tập sự luật sư ) , Nguyên Sa - Trần bích Lan , Doãn quốc Sỹ , Thanh tâm Tuyền ... cùng các văn nhân vệ tinh khác vây quanh .  Mai Thảo từng huênh hoang, dao to búa lớn, cầm cờ súy , dùng văn hóa làm phương tiện chống CS mới hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài : 

     '... đem ngọn lửa văn hoá vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay ... Sài Gòn là thủ đô văn hóa  ...'  ( Sáng tạo số 1, tháng 10- 1956) .

      Quả  thực, mãnh lực đồng Mỹ kim có giá trị siêu đẳng, từ đó, khiến kẻ bao thầu văn chương ' không còn ngứa cổ hót chơi như  con chim thi ca Xuân Diệu hót hoài, hót mãi cùng một âm điệu, chẳng đoái hoài đồng bạc tanh tởm ...' còn  Mai Thảo  thì khác, hót không phải ngứa cổ ,  nhưng  được  chú Sam  nuôi ăndạy hót  : 

     '... Năm 1954, còn ghi lại chói lòa cái đẹp của mùa mới, cái đẹp của lên đường (...) khởi đầu của từng hoạt động văn học, từng phát động nghệ thuật , nói chung, của ta , tuyệt đúng, tuyệt hay ...! '

     Một số trí thức khác từ miền bắc di cư vào Nam, như : Mặc Đỗ, Vũ khắc Khoan, 
luật sư Nghiêm xuân Hồng ,  kỹ sư  canh nông Tạ văn  Nho ... thành lập nhóm Quan điểm, đặt trụ sở tại 35 đường Phạm ngũ Lão ( Saigon 1 )  , lập  nhà xuất bản, in sách , ra mắt tập thơ văn Đất đứng ( 1956)  và in sách Tạ văn Nho, Vương văn Quảng, Vũ khắc Khoan, Nghiêm xuân Hồng,  Nguyễn đức Quỳnh .  Có sự  cố vấn  văn chương Nguyễn đức Quỳnh.  Quản lý  nhà in, tiền bạc do  Nghiêm xuân Hồng bỏ vốn.

    Các hiệp hội văn hóa   như ' Văn bút Việtnam ', ' Măt trận bảo vệ tự do văn hóa' ra đời, với mục đích hỗ trợ văn hóa chống Cộng.   Bác sĩ  Lý trung Dung  bỏ vốn cho 
Phạm xuân Thái ( cựu tổng trưởng thông tin)  mở Câu lạc bộ văn hóa tại 142 đường  Tự do ( Saigon 1) , Mạc Đình ( bút danh Hoàng văn Chí)  thầu in tiểu thuyết  chính trị 
  ' Bác sĩ Jivago / Boris Pasternak, ' Giai cấp mới' / Milovan Dijlas  ...

     Những năm về sau, Nhất Linh rời  Dalat về Saigon lao vào  làm  báo văn chương.  Không còn  đứng xa chỉ huy tái bản sách Tự lực văn đoàn (  Tủ sách Phượng Giang +  Đời nay )  do nhà phát hành Nam Cường  độc quyền .   Nguyễn tường Tam đứng tên xin  phép ra báo văn chương Văn hóa  ngày nay , không được chính quyền Ngô đình Diệm  cấp phép chính thức, chỉ được xuất bản  như một giai phẩm',  xuất bản định kỳ .  ( giai phẩm, loại báo phải kiểm duyệt từng kỳ, như sách, xuất bản không số giấy phép đăng trong  ' Công báo ', dưới hình thức bị kiềm duyệt gắt gao hơn báo   có  giấy phép).  Giai  đoạn này, Nhất Linh  viết truyện dài ' Giòng sông Thanh Thủy' - lúc đầu đăng từng kỳ, sau xuất bản thành sách ( 3 tập),' Viết và đọc tiểu thuyết' ... Và một tờ báo  văn nghệ khác, tờ Tân phong do Nguyễn thị Vinh chủ trương, cũng có thể gọi là nhà văn nữ nối dài Tự lực văn đoàn   hậu chiến.   Những  tác giả khác,  cháu nội, ngoại  : Tường Hùng, Duy Lam ... xuất hiện vào chu kỳ Nhất Linh xuống núi, ông đưa họ vào văn đàn chính thức. 

    Khi chính phủ Ngô đình Diệm cầm quyền,  báo chí, văn chương được coi như  ưu đãi với tín hữu Công giáo ,  ấy là không kể nhà thờ, nhà nguyện mọc lên như nấm sau trận mưa   rào ân sủng, tăng giáo dân ' theo đạo lấy gạo mà ăn '.  Giám mục Ngô đình  Thục  mon men , dòm ngó chức Hồng y ở Rome -  cho thuộc hạ rao cùng đường, hẻm phố ở Dalat: ' ai theo đạo, mỗi đầu người  trong gia đình được cấp 1 tạ gạo '.

      Còn báo chí,  hiệp hóa văn nghệ  đạo Thiên chúa giáo rong đấu trường chữ nghĩa lại không mấy khuếch trương, phát triển mạnh, tại sao ?   Vài cơ quan báo chí dạo Công giáo  ( tên thường gọi, tạo sự hiểu lầm  ngay trong nước và ngoài nước, có lẽ  Việtnam-nam  là một nước đa số là tín hữu Thiên chúa giáo La Mã).   Nhật  báo Tự do  ,  do cựu chủng sinh Phạm việt Tuyền  làm  chủ nhiệm, tạp chí Đại học  ( Viên Đại học Huế-   LM Cao văn Luận chủ nhiệm, Nguyễn văn trung chủ bút  ). Tờ báo  này dung dưỡng một tay viết , tên  Nguyễn nam Châu ,  tay nhỏ, viết ít, lại vung tay quá trán , tự  công kênh đưa  lên cao,  bài đăng nghiên cứu văn học, sách dịch thuật  hầu hết  sao chép, cóp nhặt  tác giả ngoại quốc.  Vụ đạo văn  này, Phạm công Thiện lên án trên Bách khoa  . 

       Và các tờ báo  khác, được trợ cấp, chủ nhiệm, chủ bút là  tín hữu Công giáo , chẳng  hạn,  tuần  báo   Văn đàn , tạp chí Bách khoa, Mai vv... chủ nhiệm Huỳnh văn Lang (  thời kỳ đầu, 1957 ),  Nha Chiến tranh tâm lý , báo  Tiếng dân   ( 1962 ) do trung tá Nguyễn văn Châu  chủ nhiệm v.v ... 

     Trở lại vấn đề Mỹ tài trợ để văn hoá Việtnam phát triển, ở Saigon, còn rất nhiều hiệp hội : Asia  Foundation  tài trợ Hội Nghiên cứu liên lạc văn hóa Á châu  /  giáo sư 
 Nguyễn đăng Thục chủ tịch hội kiêm nhiệm chủ nhiệm báo  Văn hóa Á châu ( xuất bản  song ngữ việt+ anh ) , Trịnh hoài Đức quản lý. Tờ báo  trải qua nhiều chủ bút , ban đầu   Lê xuân Khoa, tiếp đến Lê thành Trị  được giao với ý đồ  đưa tờ  báo vào ' quỹ đạo chính trị' , bớt  bài  bài vở  văn chương thuần nhất .   Nhà xuất bản Văn hóa Á châu  in được một tựa sách dịch giá trị  ' Việt sử tiêu án ' .  

     Ở miền Trung, một cơ quan văn háo khác, báo Mùa lúa mới  xuất bản nắm 1955 tại  Huế.  Chủ nhiệm   Võ thu Tịnh (  bút hiệu Thu Tâm  ) , cơ quan ngôn luận chống cộng Nha Thông tin Trung phấn. Thơ, văn  báo  không là văn học, mục đích để phục vụ chính tri,  các cây viết phần nhiều là những việt minh ( ) bỏ kháng chiến về thành cộng tác viết bài, hoặc được tuyển dụng làm công chức , như Đỗ tấn Xuân (  bút hiệu Đỗ  Tấn ), Đoàn thế Nhơn ( bút hiệu Võ Phiến ) ,  kẻ góp công,  người   tạo sức   Mùa lúa mới đơm bông kết trái chính trị chống  mác- xít ( mặt  ngoài), thâu lợi nhuận riêng (  bề trong ).  

    Phần sau, chúng tôi có tiết, điển hình bàn  tới ' nhà thơ  Đỗ  Tấn ' .

     Đây chỉ  nói tổng quan về  một số hiệp hội văn hóa, các nhóm, các tờ báo quy tụ lại thành nhóm; nhưng còn một  đàm trường  rất đặc thù , một hội không là hiệp hội,  một salon văn chương   không có vừa ăn, vừa uống vừa đàm luận  trong một căn nhà gổ một trệt,  mái tôn thấp, tuềnh toàng , nằm ở hẻm đường Phan thanh Giản ( Saigon 3) cạnh  chùa Từ Quang- đó là  Nguyễn đức Quỳnh ( chủ soái nhóm Hàn Thuyên tiền chiến ). 

     Gọi là chủ soái  đàm trường , vì ông, người điều hợp tọa đàm văn chương + chính trị  siêu việt, trung hòa mọi ý kiến đối nghịch, mà sau  này, đã tạo ra nhiều nhà văn có địa vị ở miền nam Việtnam.     Cùng thời điểm này, lớp trí thức văn nghệ sĩ trong nhóm Quan điểm mới : Nghiêm xuân Hồng, Vũ khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ văn Nho, Vương văn Quảng ...

     - nhóm Sáng tạo  :  Mai Thảo, Doãn quốc Sỹ, Thanh tâm Tuyền, Quách Thoại, Thạch Chương * ... các họa sĩ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng ...
-------
*  THẠCH CHƯƠNG  , bút danh nhạc sĩ Cung Tiến ( Cung thúc Tiến )  ký dưới bài văn ( dịch) đăng trên sáng tạo ( chủ nhiệm: Mai Thảo ). 

     - nhóm  báo  chí  sân khấu báo Tin Bắc :  Lê Văn-Vũ bắc Tiến,   Thiếu Lang , Dương Nghiễm Mậu ......   Chính ở đàm trường này, Nguyễn đức Quỳnh hỏi ' đàn em Lê văn- Búc bắc Tiến   về bài viết ký   Phí Ích  Nghiễm là ai , cậu đưa lại gặp tôi nhé '.   Sau này,  chính là nhà văn nổi tiếng  Dương  Nghiễm Mậu  .

    - những  Bùi Khải Nguyên,  Phạm xuân Ninh, Uyên Thao, Hồ hán Sơn, Phạm Duy, Cung trầm Tưởng, Lử Hồ, Thanh Thương Hoàng, Lý đại  Nguyên, Trung Hưng, Thế Nguyên, Thanh Hữu, Đinh Hữu ,  Hoài Nam  ( Trần dạ Từ sau này ) ... mỗi người bước vào nhà đều tới chiếc bàn nhỏ có cuốn  VƯỢT (  khổ lớn, gáy da, mạ chữ vàng ) , loay hoay viết đôi dòng, ký tên, đề ngày, tháng năm . Có thể viết cảm nghĩ,  thông báo sáng tác mới làm, kinh nghiệm nghề cầm bút . Cuốn này rất có giá trị  làm tư liệu văn học  miển Nam ở khoảng  thời gian 1954 1963.  Cuối 1963, Nguyễn đức Quỳnh bị bắt,  tập VƯỢT bị tịch thâu. 

    Động lực  của Đàm trường Viễn kiến  tạo được không khí kích thích sáng tác, đánh giá văn chương; nói khác đi; cái nôi văn chương  được  bà vú tốt bụng, giỏ giang, khối óc  
' bách khoa'   kích thích, nuôi dưỡng .  

     Lại bàn qua về thơ phổ nhạc , thơ hay sẽ càng hay hơn, càng xúc cảm hơn; khi được  những bàn tay phù thủy âm nhạc phổ; sẽ càng phổ biến cái hay  của thơ trong tiếng nhạc  giới thiệu đến  công chúng  thưởng thức.   Lấy  một thí dụ, nhạc sĩ Phạm đình Chương đưa bài thơ Mộng dưới hoa / Đinh Hùng lên cao vút trời xanh, với tiết tấu, nhạc điệu êm đềm, buồn day dứt thật tha thiết.   Hoặc , Nguyễn đức Quỳnh cảm được đôi ba bài thơ nào đó của Phạm thiên  Thư, như Động hoa vàng, chủ soái đàm trường ' ới ' ngay
' đàn em   Phạm Duy' , một tay phù thủy âm thanh, sẽ biến ngay thành ca khúc  đầy âm thanh dìu dặt, nấng đỉnh cao, sức đầy bài thơ càng bay xa.   Riêng nhạc sĩ Phạm Duy còn
 ' đánh bóng' thơ Cung trầm Tưởng * lên  cung bậc thượng thừa .   Giả thiết,  không có Pham Duy, hẳn những ' bản tình ca thường thường bậc trung ' kia chưa dễ được mấy người  biết tới ! 
--------
*   CUNG TRẦM TƯỞNG ,  tên thật Cung thúc Cần, gọi tuần phủ Cung đình  Vận ' chú ruột'  vai anh  vợ của văn sĩ phi công Toàn Phong ( Nguyễn xuân Vinh ), tác giả  ' Đời phi công ' (Saigon 1961)  .  Sinh 1932 ở Hànội.  Tác phẩm ' Tình ca' ( thơ, Saigon 1959) , theo  học   trường  Chasseloup Laubat ( Saigon ) , sau theo học  Khóa sĩ quan cơ khí Salon ( France ) . Ngoài thơ, còn dịch sách  ' Những điều chúng ta tin nhận ' ( Sở Tu thư Báp tít, Saigon 1973) , còn là  tác giả truyện ' Dãy phố buồn thiu' . ( Tuyển tập thơ , truyện Không quân thời chiến ', Saigon, 1974) .
------- 

    Trong văn chương nghệ thuật, rất cần những người  đánh giá tốt  - thì, Nguyễn đức Quỳnh :   một ' commissaire-priseur ' thượng thừa !  Theo sự hiểu biết riêng tôi, sau, còn 1 người nữa,  Lê ngộ Châu , một người không là tác giả một bài báo, một tác phẩm, nhờ đánh giá tốt khi đọc,  đăng truyện, hoặc  tác phẩm đầu tay  trên  Bách khoa ,  sau , những  tác giả  trở thành nhà văn nổi tiếng .  Nguyễn thị Hoàng,  Túy Hồng ( nữ) chẳng  hạn.  Một người dám sửa bài tác giả nổi tiếng trước khi đăng báo, mà tác giả  không  hề bày tỏ tiếng bấc, tiếng chì  phiền trách .( Nguyễn hiến Lê chẳng hạn )    Bán nguyệt san Bách Khoa  số đầu tiên ra mắt vào 1957, tòa soạn đặt trong 1 phòng trong chung cư trện đường Đoàn thị Điểm ( Saigon 3 ) .  Những  chủ nhiệm  tờ báo này không phài người trong nghề văn, nghề báo , kể cả người  đánh giá tốt có mắt tinh đời văn chương nghệ thuật là 
 Lê ngộ Châu - và, tạp chí này còn là cái nôi  đẻ  ra một số nhà văn nổi đình đám .  Lê ngộ Châu xuất thân,   theo học trường Bưởi, sinh 1923 ở miền bắc, ông điều khiển tạp chí Bách khoa, ban đầu  báo chỉ là tiếng nói của ngành ngân hàng, dựa trên uy tín thống đốc ngân  hàng,   nhận đăng rất nhiều quảng cáo, sau , trở thành 1 tạp chí  có giá trị  văn học nghệ thuật, với gần 200 số báo, kéo dài từ 1957 đến 1975 . 

     - tờ  Bách khoa  dung nạp  các cây viết theo khuynh hướng đối lập nhau, cây bút Vũ Hạnh ( thân cộng sản) , Võ Phiến ( chống cộng sản)  Nguiễn ngu Í ( khuynh hướng đệ tứ ) ... Chính Võ Phiến  gây được sự nghiệp văn chương, nhờ bàn đạp đấu tiên trên tạp chí Bách khoa.   Nhà văn đã coi nơi này là mảnh đất tốt cầy,  xới nên sự nghiệp cho riêng mình . 

     -  một nhà thơ khác  ( đôi khi rất điên,  bệnh thật sự ) , bút danh Nguiễn Ngu Í ( tên thật Nguyễn hữu Ngư, chủ trương viết ' I ngắn ' )  từ báo Phương đông ( chủ nhiệm:  Hồ hữu Tường) , Mới  (  cnPhạm văn Tươi) chuyến sang tạp chí Bách khoa từ  1957, viết 1 loạt  bài phỏng vấn  các nhà văn, họa sĩ  về văn chương, hội họa, tạo  được một không khí sôi nổi, kích thích nền văn nghệ nam Việtnam khởi sắc.   

    - cũng cần kể thêm những cây bút khác cộng tác với Bách khoa :  Nguyễn hiến Lê, Xuân Hiến , Phan văn Tạo ( tạp chí  Bách khoa đăng  truyện ngắn đầu tay )   Đoàn Thêm,  Bùi hữu Sủng, Nguyễn văn Trung, Phạm công  Thiện,  Nguyễn   Mộng Giác,  Lê tất  Điều, Trùng Dương ( nữ), Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn  thị Hoàng, Túy Hồng ( nữ)  ...  ngoài những tác giả  trên, còn đăng bài viết đầu tiên một linh mục  Dòng Chúa Cứu Thế từ Pháp về Saigon ( 1965) , đó là  tác giả Nguyễn Ngọc Lan * , được tạp chí Bách khoa trả nhuận bút 
500 Vnđ. , đối với ttc giả   món tiền nhuận bút đầu tiên  thật quí giá ( tinh thần ).   Nguyễn  ngọc Lan sau đó trở thành nhà hoạt động chính trị,  cởi áo dòng tu,  về với nhân gian làm người bình thường, và ông là  tác giả một số tác phẩm  giá trị, có vị thế riêng biệt.
----- 
* NGUYỄN NGỌC LAN (1930- 2007  tp. HCM), sinh 1930 ở Huế. Linh mục  Dòng  Chúa Cứu Thế . Ở Pháp về nước 1965, đầu tiên, viết cho tạp chí Bách khoa ( cn: Lê ngộ Châu ) , Trình bày ( cn :  Thế Nguyên ) ... Trước 1975, chủ nhiệm tạp chí' Đối diện' . Tác phẩm : ' Chứng từ năm năm' ( 1967 ) , ' Đường hay pháo đài'  ( 1969)  v.v.... Sau 1975,  ở Saigon,  lập gia đình với Huỳnh Thanh Vân, tác giả  một tập truyện ngắn thiếu nhi...

      Ông cho xuất bản bộ' Nhật Ký' ( 3 tập , Nxb Tin Paris 1992, 1993- trong tập 2 Nhật ký, đăng thư viết bằng pháp ngữ) gửi  Đức Giáo hoàng xin được cởi áo dòng.)  

     Luận án tiến sĩ đệ tam cấp  ( Thèse de  Doctorat de 3e cycle, trình ở đại học Sorbonne ( Paris) ngày 21. 11. 1964,  tựa đề Histoire des Sciences et Théories du Progrès. ( Nxb Tin Paris in lại  1999).  Qua  đời ờ  Saigon ( quân 10)  27 tháng 2 năm 2007. 
   ( Chú thích sau ) 


                                                                                         ( còn tiếp ) 
 thế phong  
    

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

thư viết ở saigon / thế phong - email số 6 : sách việt nam 2 miền nam, bắc trong thư viện Cornell ...



                                     lá thư email nhờ chuyển  
                                p. nguyen
                                8591 Mallard Ave.
                                Garden Grove  - CA 92844


      Anh Phat Nguyen ,

      " Cặp bút Parker anh gửi tặng tôi vẫn nằm trong ngăn kéo, chắc là chưa dùng tới . Nhớ năm 1966, Phan Diên về Sài Gòn , anh gửi cho tôi cuốn Agenda và một Bút bi Parker.   Tôi đang xài, vẫn chưa phải thay ruột.   Trông thấy bút là nhớ đến anh, nhớ những ngày ở Sài Gòn trước 1975, tối tối, từ Tân Sơn Nhất, tôi  đi xe Honda dame ra ngoài nhà anh ở cư xá Trương minh Giảng - rồi chúng ta cùng đến Đàm xuân Cận, sau đó, cả 3 ra quán  cá phê ở chung cư Nguyễn thiện Thuật nhâm nhi cá-phê cho đến cuối năm 1975.   Khi anh đi học tập cải tạo, tôi và anh Cận  vẫn còn lui tới quán  này, chúng tôi không quên nhắc đến kỷ niệm  bạn bè xưa, bây giờ kẻ còn đây, người xa xôi lao lý.

    Đến tháng 6 năm rồi, tôi và nhà văn Thanh Thương Hoàng đến khu cư xá này  tiễn chân ông Phạm xuân Thái, cựu tổng trưởng thông tin  thời Ngô đình Diệm.  

   Ngày 12 tháng 6 , nếu tôi không nhớ lầm , tôi và Hoàng lại ngồi quán cà phê xưa kia  mà 3 chúng ta ngồi hằng đêm, nhưng bây giờ chỉ còn  tôi - anh ở Huê Kỳ và Cận ở Úc, không tìm ra đại chỉ.

   Ông Thái trở  lại Sài Gòn, chẳng biết có phải hồi hương không; trước đó, ông đi Pháp, rồi sau sang Huê Kỳ.  Lần đầu gặp ông sau mấy chục năm, Uyên Thao dẫn tới,  ông ta không nhận ra tôi .  Tôi phải tự giới thiệu với ông , thế này :

     "...Thưa cụ, thập niên  bốn,năm mươi gì đó, nhà tôi ở số 13 Paul Bert Dakao, thì cụ ở số nhà 15 ..." - thực ra là tôi  cương ẩu, bởi đọc hồi ký Phạm Duy,  nhắc trước kia, ông  Thái đùm bọc  từng nuôi anh ta  ở số  nhà số 15 Paul Bert Dakao .( nay là Trần quang Khải, quận 1 ) . 

    Ông Thái  không nhận ra tôi, chẳng biết gì, chỉ gật  gật đầu, vẫn luôn có nụ cười thường trực trên môi - có lần, tôi nhận xét về ông, qua vài  dòng viết , trong cuốn sách nào đó " ông là mẫu  người Việtnam  của Nguyễn văn Vĩnh: "  gì cũng cười " được !  Ông Phạm xuân Thái thuộc lớp người bắc vào nam rước thế chiến 2, như trò chuyện râm ran kiểu bình dân to nhỏ, ông thuộc lớp người vào nam  rồi không trở về bắc nữa, vì " đuổi tây quá đà , mất đà thì không thể trở đầu ".   Ông Thái từng mở 1 hiệu sách Tứ Hải , làm thông ngôn tiếng anh, trong số mục sư Tin lành đầu tiên ở miền nam ?  Là mục sư, nhưng có đến ba, bốn bà vợ .  Buổi tiễn đưa ông Thái ở lầu 3 chung cư , mục sư Phạm xuân Thiều ( cháu gọi ông bằng chú) chủ lễ đám tang . 

    Trời hôm ấy, mưa lất phất , Thanh Thương Hoàng, Uyên Thaotôi đưa ông một đoạn đường rồi trở về.  Cuộc đời rồi qua đi, như trang giấy khép  lại, và mất hút ...

   " Anh P. Nguyên ơi,  những tựa sách anh nhờ mua về trận chiến Điện Biên Phủ, hiện nay rất hiếm.  Tôi đành ra Thư viện Khoa học Xã hội  34 Lý tự Trọng  xin copy 5, 6 cuốn có ở  đây, rồi gửi cháu đem về cho anh.  Cũng may, thư viện này, tuy  lệ phí  khá cao ; nhưng còn được phép cho copy, song, nếu là Thư viện Khoa học tổng hợp ở 69 Lý tự Trọng thật nhiêu khê, phiền toái.   Đọc giả muốn có bản copy ư; chỉ được chụp lại một số trang thôi. Còn muốn chụp toàn cuốn sách , phải có giấy phép  Nhà  Xuất bản 
cấp , kèm theo  hợp đồng nhà in sửa  soạn in ấn  loát cuốn sách ấy, thì mới được phép  copy nguyên cuốn . 

   Kể cho anh nghe chuyện vui này về cuốn Nếu anh có em  là vợ  tái  bản vừa rồi, tôi phải có giấy phép Nxb Văn học Hànội  cấp năm 1995.   Tôi tìm không còn 1 bản nào, anh còn nhớ chứ,  tủ sách của tôi ở nhà trong cư xá Không quân  ở Tân Sơn Nhất bị lục tung, khi chúng ta vào, thấy xé , ném, vứt tứ tung trên sàn nhà .   Chẳng còn 1 cuốn nào nguyên lành, bữa tôi và anh vào nhà tôi ở 3989 /5  cư xá Phi Long chở đồ đạc ra đã nhìn thấy tận mắt . Tôi sơ ý là khi  chuyển bản thảo ra Nhà xuất bản Văn học ờ Hànội , tôi đã không copy 2 bản, nay được cấp phép không còn bản nào để đưa đến nhà in.  Bèn nhờ 
 " ông cò thư viện"   khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng chẳng ngán , đó là ông Đỗ văn AnhThư viện Khoa học xã  hội  sang bên Thư viện  Khoa học tổng hợp giao dịch, ông ta lắc đầu bảo tôi : " không được rồi, họ chỉ cho copy 1 bài cuối trong tập Nếu anh có em là vợ  mà thôi , vì cô Bùi thị Nương trông coi Phòng hạn chế rất khó khăn, muốn copy toàn tập phải trình giấy phép Nhà xuất bản Văn học cấp và Hợp đồng ký với một nhà in nào đó ở tp. HCM nhận in . "  
    
     May ơi thật là may ! gặp cô Hoàng thị Ngọ, một tín hữu Tin lành thờ phượng ở Hội thánh Trần cao Vân ( cô này là người yêu  Phạm thiên Thư, nên P.T. Thư có "  bài thơ đưa Ngọ về " , Phạm Duy phổ , rất nổi tiếng . Cô ta làm ở Thư viện Khoa học tổng hợp  được phép mượn đem sách về nhà, cô ta bèn trao  2 cuốn:  Nếu anh có em là vợ và Tuyển truyện  Thế Phong  ,  đem đến tận nhà, trao tay vợ tôi, dặn :".. nói với anh là không thể làm mất, chụp xong, hoàn  trả ngay  ".

     Nhìn tập thơ  Nếu anh có em  là vợ  / Đại Nam văn hiến xuất bản , Saigon 1959, trang 2, ghi tặng '"Tặng Thư viện Quốc gia  "  *, chữ ký to , ngông nghênh, chiếm cả khoảng lớn tập thơ , nên bây giờ mới có bản tái bản in offset để tặng anh đấy ". 

-------
*  sau 1975,  " Thư viện Quốc gia  "  đổi tên  " Thư viện Khoa học tổng hợp "
----------
     Cô Hoàng thị Ngọ  đã được bảo  lãnh đi định cư ở Huê Kỳ, vẫn độc thân  lao tâm ,  thân hình thon gầy, thanh tú, vẻ  buồn ẩn chìm trôi nổi ,tình duyên lận đận, chỉ vì
 "  yêu bọn văn nghệ sĩ lông bông mang vạ vào thân , chúng nó nói lời ngọt ngào , lòng dạ đểu cáng, ba que sỏ lá  hết  chỗ chê , chết  "ba ngày xình trương" vẫn có kẻ ong ỏng
"  xình thì xình em vẫn cứ  thương "! 

    Thơ tái  bản rồi, chính người đã giúp mượn từ thư viện , lại không được tặng; bởi, tôi không biết địa chỉ của cô ỡ Mỹ.  Và nếu may,  cô đọc  những dòng chữ vô duyên 
này :  " cô Ngọ ơi, xin coi đây là lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đối với ân nhân ". Chính điều này, đôi khi, tôi khiên cưỡng  ngồi cạnh nhà thơ nổi tiếng Phạm thiên Thư
 ( nhiều vợ, lắm con, đa đoan thân phận )  nhâm nhi cà phê ở quán cóc nào đó  -  " cũng là một cách  tôi cảm ơn người tình đầu tiên anh ta đấy, cô Hoàng thị Ngọ ạ ".  

    Anh P. Nguyên ơi, 
    "... tấm ảnh  anh chị + cháu Trâm cùng chồng, kỷ niệm ngày vu quy của cháu Trâm vào ngày 10-10- 1998 , tôi  đặt trước bàn viết . Ngay giờ phát đang viết thư cho anh đây, rất nhớ, khuôn mặt anh chị, tuy chị mập mạp hơn  hồi còn ở quê nhà  - và cô dâu Trâm có đôi mắt xếch, sắc như dao  lam, đẹp lộng lẫy - bời, có cô dâu nào  xấu vào ngày cưới  
đâu ?  Nhưng, cháu Trâm vẻ đẹp tăng bội !

   Buổi tôi gửi tấm ảnh copy  cháu Trâm và Nhị Khê  chụp chung ở nhà tôi trong cư xá Phi Long, cháu Trâm không nhận ra là phải, vì cô bé ngày nào gầy guộc;  khi ấy, có ai đoán biết hôm nay cô bé trỗ mã, là cô dâu xinh đep, hớp hồn không chỉ chú rể thôi đâu ?!

   Có 1 bài báo viết về  " Sách Việtnam trong thư viện Mỹ( đúng ra là bài viết, sau khi đọc bộ " Cornell University Libraries " , thư viện  có hàng ngàn bộ sách các tác giả 2 miền nam, bắc.  Tôi viết bài ngắn vào năm 1994, theo yêu cầu của nhà báo Vĩnh Thắng
 ( tuần báo Thanh niên / Saigon ) . Anh nhà báo trẻ này là con rể nhà gia phả Dã Lan-Nguyễn đức Dụ -, đưa bài cho tổng biên tập , có chữ ký " duyệt  " trên bài khoảng 1800 chữ  . Nhà báo Vĩnh Thắng cho biết, cuối tuần : " cháu đưa báo tặng vơi bài in " .    Nhưng, 1, 2, 3 tuần vẫn mất hút - rồi, lần cuối đem bài hoàn trả, dầu tổng biên tập duyệt, nhưng trưởng "  Trang văn nghệ " không " duyệt", chậm đăng, đành hoàn  trả người viết, với lời " cáo lỗi" . Tôi đành viết lại bài ấy, như anh thấy đấy, cuối  bài ghi
 " Saigon 1994- 1998 ", nay tôi xin phép được ghi tặng anh, với tên việt chính cống, trước khi nhập tịch quốc tịch Mỹ:

      " Thân tặng NGUYỄN VĂN PHÁT ( 1939 -     )  người bạn ở xa, tuổi lục tuần , dâu chưa có, rể đùm đề.  Ông ngoại vẫn đi học, vẫn làm 2 jobs- cho tôi một gương sáng, khi bản thân tôi mỗi khi chần chờ, biếng nhác ". 

               SÁCH VIỆTNAM TRONG THƯ VIỆN CORNELL UNVIVERSITY LIBRARIES 

      Bộ  sách thư tịch  Đại học Cornell về tác phẩm văn học Việtnam, gồm 2 bộ sách chính.  Bộ sau này gồm 7 tập, cuốn dầy trên dưới 700 trang , mỏng 200 trang, mang tựa  " Cornell University Libraries " ( Southeast Asia catalog  )  ( tạm dịch "Thư mục Đại học Cornell- danh mục về Đông-nam -á  "). Còn bộ trước là " A Checlist of the Vietnamese Holding ... " xuất bản ở Mỹ vào năm 1974.  

    Tất cả 2 bộ này sưu tập khá đầy đủ các tác phẩm văn học: thi ca,   văn chương, chính trị,  kinh tế, địa lý ( bản đồ) , báo chí, dịch thuật ... Bản đồ xứ Bắc Kỳ và  miền Châu thổ sông Hồng Hà, dựa theo tài liệu của anh lái buôn người Pháp , Jean Dupuis từ năm  1883. 

    Bài viết điểm sách về cuốn " A Checklist of the Vietnamese Holding ..."  đã đăng tải trên nhật báo Sóng Thần ( Saigon 1974 ) .  thật ra, lúc ấy, tôi chưa biết rõ được ở hoa Kỳ có nhiều thư viện chứa sách tiếng việt, như các trường đại học  Yale, Iowa, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Nam Illinois ( SIU), Maryland, Chicago , Cornell University Libraries v. v...  Chính Cornell University Libraries  lại có nhiều tài liệu văn học Việtnam thuộc  loại quí, hiếm .   

      Có mấy cụm từ chuyên môn : "  Western Monograph "( chuyên khảo viết  La tinh ngữ) , " Vernacular Monograph" ( chuyên khảo viết tiếng địa phương ) .

     Bộ thư tịch gồm 7 tập như đã nói ở trên, khổ sách 35 cm ( thư tịch ghi khổ sách, tính theo chiều cao ) .

         Tập 1.- kê tên sách  viết  La tinh ngữ ( Western Monograph)  về cá`c nuiớc : Phi Luật tân, Imor .. ( Asia,. nói chung)
       Tập 2.- Indonesia, Lào, Mã Lai, Singapore, Brunei .
      Tập 3.- Phi Luật Tân, Timor, Việtnam, Thái Lan, và  " Phụ lục "  về tác phẩm viết Nga văn .
     Tập 4.-  chuyên khảo viết tiếng địa phương ,  mỗi quôc gia ( Vernacular Monograph)  gồn: Indonesia, Mã lai, Singapore , Brunei.
     Tập 5.- chuyên khảo viết La tinh ngữ về các quốc gia: Thái Lan, Lào, Phi Luật tân.
     Tập 6.- Miên Điện  ( Burma) , Campuchia, Việtnam, Trung quốc, Nhật .
    Tập 7.-  phân loại ( serials ) về Indonesia, Việtnam, Trung quốc,  Nhật.

   Giáo sư David W.P. Elliot, trong bài giới thiệu, đã cho biết, bộ sưu tập về Đông nam á, còn gọi là Wason Colection ( W.C.)  do 2 vị :  Grok Po Oey sưu soạn  năm 1971 và 
 Marion Ross tiếp tục vào 1973, hoàn thành bộ thự tịch kia gồm 2 tập. 

     Tập trước " A Checklist of the Vietbnamese Holding..." xuất bản ở Mỹ năm 197 ?  Có thể nói rằng, bộ sưu tập thư tịch này khá công phu, hoàn hảo, rất hữu ích -  quan niệm có tiền làm được mọi sự, thì, chưa chắc đúng với công trình sưu soạn này.   Bởi lẽ, ngoài tiền ra, còn phải có khả năng sưu soạn, phân loại, đánh giá; cộng thêm bộ óc siêu việt, bén nhậy,  nhớ dai  , thông minh tất yếu và cả  lòng nhiệt thành hắng say của 2 vị: 
Grok Pe Oey và Marion Ross  ( một người Nam Hàn ( Hàn  quốc )  và một người Mỹ ).

    Trước khi phân loại nói qua về tác giả Việtnam ( Hànội : H, Sàigòn : S, Giải phóng miền Nam : GPMN trước 1975) , có trên dưới  1000 tác giả.   Riêng miền bắc và GPMN tổng cộng 183 tác giả, nhưng, nhiều vị có từ 3 đến 4, 5  Ô riêng. Mỗi Ô này sưu tập : tên thật, biệt hiệu, năm sinh, năm qua đời ( nếu có ).

    - hãy lấy một thí dụ  về tác giả NHƯỢNG TỐNG  ( bút hiệu ) có ghi thêm Ô riêng, như sau :
    " BẢO THẦN-NHƯỢNG TỐNG " xem  Hoàng Phạm  Trân  ( 1905- 1949) .
    " NHƯỢNG TỐNG  ( bút hiệu )  xem   Hoàng Phạm Trân .
    " MẠC BẢO THẦN -NHƯỢNG TỐNG xem Hoàng Phạm  Trân
    - như vây, ta biết  NHƯỢNG TỐNG4 bút hiệu, kèm tên thật, năm sinh, năm qua đời.

     - hãy thên một thí dụ về 1 tác giả có 1 bút hiệu.  
     -thí dụ:  HOÀNG MINH GIÁM  xem  Chu Thiên . Wason Collection  ( W.C.) không chú thích năm sinh, năm qua đời ( vì chưa sưu tập được  chăng ?)   ( CHU THIÊN- HOÀNG MINH GIÁM  1913- 1993 -  TP ) .

     Bây giờ đến  tác giả có tác phẩm được dịch sang trung văn, như NGUYỄN DUY CẦN.
     trong  Ô  ghi :  JUAN, VEI, CHUN xem Nguyễn Duy Cần , hoặc 1 tác giả   XUÂN TRƯỜNG (  H ) , ghi : Chi'in  Chan ; hoặc  Chen Yung ChiTRƯƠNG VĨNH KÝ
 ( Vietnamese scholar / học giả Việtnam ) ;  ngược lại đối với tác giả BA KIM, có sách dịch sang việt ngữ,  ghi  trong một Ô - BA KIM xem Phú Sung Linh ( 1640-1715) .   Wason Collection ghi một   trong một Ô về nhà văn , nhà báo THANH THƯƠNG  HOÀNG  :  Quốc Oai  see THANH THƯƠNG HOÀNG .    Và  Ô " cùng một tác giả THANH THƯƠNG
 HOÀNG " không ghi QUỐC OAI là bút hiệu Thanh Thương Hoàng . Nhưng bút danh Quốc Oai  là  bút hiệu khác của Thanh Thương Hoàng , thì Wason Collection phát hiện đầu 
tiên , rất hiếm người biết, kể cả người trong nghề.  
       
     Wason Collection  cũng có chỗ sai lầm, chẳng  hạn nói về THẾ PHONG (S) , được ghi trong một Ô  của 4 Ô : TRẦN KIỆT NÔ , 1933 see Thế Phong . (  W.C. coi 2 tác giả là 1 ) 
Sai ở điểm; Trần Kiệt Nô, tên  một nhiếp ảnh gia người việt gốc hoa nổi tiếng quốc tế, trước kia làm ở hiệu ảnh Văn Lan tại Đà Lạt, ông ta chụp chân dung ảnh Thế Phong, sau đó Thế Phong  in ở bìa  4   sách " Tổng luận 60 năm văn nghệ "  ( tập 4/ Lược sử văn nghệ Việtnam : 1900-1956 ) , có  ghi chú hàng chữ nhỏ dưới ảnh "  ảnh TRẦN KIỆT NÔ " ) -   từ đó,  W.C. nhầm 2 tác giả  Thế Phong và Trần Kiệt Nô là 1.  

     W.C. còn nhẩm lẫn  đối với  tác giả  THẾPHONG , qua cuốn tiểu thuyết  TÌNH SƠN
 NỮ / THẾPHONG   là của TCHYA / Đái đức  Tuấn .    " Tình sơn nữ / Thế Phong" truyện vừa  khổ sách 19 , dày 140 trang, Nhị Hà xuất bản, Saigon 1954 ( W.C. đánh đấu hỏi (?)  Hànội xuất bản, bởi tác giả TCHYA cũng có 1 cuốn truyện TÌNH SƠN NỮ  xuất bản trước 1945 ở Hànội.

     Nhiều tác giả   có nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng W.C. không  biết, nên, sắp ra thành nhiều Ô  khác ( mỗi Ô là một tác giả - nếu, W.C. biết là 1 tác giả,  thì đã có chú thích kèm ) .  Xin nêu  tên  tác giả NGUYỄN QUANG SÁNG (GPMN)  có 2 bút hiệu, đều có trong bộ thư tịch Cornell - NGUYỄN SÁNG &  NGUYỄN QUANG SÁNG  chỉ là 1 tác giả.  Hoặc, một tác giả khác nữa mà W.C. cũng bị lầm là 2 tác giả  -  văn sĩ ANH ĐỨC ( H)  với   BÙI ĐỨC ÁI chỉ   là 1

      Khi ấy, ở  miền Nam ( Việtnam Cộng Hòa ) ,  nhà văn VĨNH LỘC (S)   và 1 tướng lãnh trùng tên VĨNH LỘC (S)  cũng viết sách .  VĨNH LỘC  nhà văn, có nhiều truyện dài đăng báo , xuất bản - nhưng W.C.  cho 2 tác giả là 1.  Hoặc văn sĩ, nhà báo MẶC THU ( S )   tác giả  sách  ĐẢNG CẦN LAO ký bút hiệu CHU BĂNG LĨNH  , và NGUYỄN MẠNH CÔN (S) còn ký bút hiệu ĐẶNG VÂN HẦU ;  PHẠM VĂN TƯƠI  ( S) ký   bút hiệu PHẠM CAO TÙNG;  PHẠM THANH (S)  ký  CỬ TẠ. 

     Một tác giả khác MAI ANH ( tên thật :  Vũ khắc Mai Anh (S) viết tiểu thuyết và MAI ANH  (S)  nhà báo là 2 tác giả khác nhau.   
     Có 2 tác giả nữ trùng  tên THIẾU MAI, một ở Saigon là THIẾU MAI  / VŨ BÁ HÙNG (S)   khác với nữ tác giả THIẾU MAI ( H) Hànội . 

     Chưa hết, NGUYỄN BÁ THẾ  (S)  ký bút hiệu NAM XUÂN THỌ, THẾ NGUYÊN ,  tới NHẤT HẠNH ( S)  có bút danh DANG LU, B'SU  ; BÀNG BÁ LÂN  (S) ký  HÙNG THANH (  bút ký " Tôi vào Nam , Saigon 1955)  ... W.C  không biết Bàng bá LânHùng Thanh là 1 ; hoặc KIÊM ĐẠT (S)  ký KHỔNG XUÂN THU; NGUYỄN VĂN BỔNG (  H )  và TRẦN HIẾU MINH là 1.    Còn nữa, THẾ NGUYÊN  (S)  ( tên thật Trần gia Thoại sinh 1942, tác giả tiểu thuyết " Hồi chuông tắt lửa" -   còn  THẾ NGUYÊN / TRẦN GIA THOẠI ( S)  sinh 1918 ( chính là  NGUYỄN BÁ THẾ ... ) là 2 tác giả khác nhau  ;  đến tác giả VĂN QUANG  ( S) tên thật Nguyễn Quang Tuyến ( 1933-      ) không phải là tác giả NGUYỄN QUANG TUYẾN (S
( 1943 -      )   tác giả " Quê hương rã rời " ; NGUYỄN HỮU NHẬT  (S)  là ĐỘNG ĐÌNH HỒ ; VŨ BẰNG ( S)   ký bút hiệu HOÀNG THỊ TRÂM... ;  TUẤN GIANG ( Hồ Bá  Cao ) ký TUỆ GIÁC ;  DUYÊN ANH ( S) ký  THƯƠNG SINH ... ;  HỒ NAM  (S) ( Lê  nguyên Ngư 
1930 -      ), tác giả" Nhận định về Chu Tử "  (Saigon 1972);  không phải  HỒ NAM,
 tác giả " Kỷ niệm Nghệ An bạo động " , sách  xuất bản  năm 1932 ;  hoặc, PHAN TỨ 
( GPMN)  và LÊ KHÂM ( H )  là 1; TỐNG NGỌC HẠP ( S)  và nhạc sĩ TRẦN BỬU ĐỨC (S
 là 1  v.v. ...

     Tập 6 gồm  trên  600 tác giả miền bắc, nam  và Giải phóng miền Nam .

     Tập 7  sưu tập báo chí , bản đồ các nước Đông nam á, trong đó có Việtnam.    Tờ báo cổ nhất là "  Gia định báo "  ( 1865- 1900 ) , L'Annam, L' Argus Indochinois ( 1927), La Cloche Fêlée, Đông pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn ( 1920 - 1944 ) rồi"  Cứu quốc " , Chính luận ( S) - ( từ số 1  đến tháng 4/ 1975 ) , Thời mới , Thủ đô Hànội ( H) , Saigon mới ( S) , Saigon mai (S) , Cách mạng quốc gia (S)  Le Vietnam Courrier ( S)  
( 1964- 1973) , Viêtnam Press (S)  có từ 1957  - và  các báo của các quân, binh chủng , như "  Lướt sóng ( Hải quân VNCH  (S ),  Lý tưởng  ( Không quân VNCH ( S)  hoặc các báo cấp trung đoàn, sư đoàn ( )  do W.C. sưu tập lẻ tẻ. đều có trong bộ thư tịch Cornell University Libraries. 

    Về bản đồ  có " Map of Tonkin" ( Paris 1890) hoặc " Petit Atlas de la Cochinchine " 
( 1927) của Alinot-  và  Paul vẽ xứ Nam Kỳ từ thuở Pháp mới đặt chân lên đất nước ta.

    Tập 3 viết  La-tinh-ngữ , Nga văn ( về các nước Phi luật Tân , Timor, Vietnam ) . Riêng về Việtnam, có  nhiều tác giả Việt,  Pháp, Anh quốc v.v.... 
    
    Thí dụ, tác giả Việtnam   có Vũ  hoàng Chương (S)  5 cuốn, trong đó có " Communions Poems " ( Saigon 1960); Vũ Ngự Chiêu  (S) tức nhà văn Nguyên Vũ - W.C, sắp theo tên thật- có cuốn  " Back from Hell "   ( Saigon 1969 );   Thái văn Kiểm ( S)  10 cuốn ; Tố Hữu 
( H)  3 cuốn : " Depuis" pòemes, Hanoi 1968);  Nguyên Ngọc ( H) 4 cuốn  : " The village shouldn' t die " ( Hanoi 1966 ) ; Nguyễn mạnh Tường (H) 4 cuốn ; Nguyễn mạnh Đan (S)  2 cuốn : " Vietnam in flammes "  ( Hong Kong 1969); Nguyễn Kiên ( H)  4 cuốn : 
 " L' Escalade de la guerre au Vietnam ( Hanoi 1965) ; Nguyễn khánh Toàn (H) 1 cuốn ;  Nguyễn Khải ( H) 1 cuốn : " Ceux de Côncô" ( Hanoi 1966 ) ; Nguyễn huy Tưởng ( H) 4 cuốn ; " Thiếu phụ Nam Xương " ( 1944) , Thế Phong (S) 4 cuốn : " South Vietnam. the baby in the arms of the American nurse " (   poems, Saigon 1969) , " A brief glimpse at the Vietnamese literary scene, from 1900- 1956 " ( critique, Saigon 1974 ) ; Riffaud, Madeleine 1924 - 1 cuốn :" Dans le maquis de Viêtcông " -  136 pages, illustrated ) ...

     Trơ lại với Tập 6, ngoài Miến Điện ( Burma) , Trung quốc,  Nhật, Campuchia đến Việtnam, W.C.  sắp theo thứ tự ABC - tuy  nhiên cũng có tác giả được sắp theo tên thật- không hiểu sao Wason Collection lại làm vậy ?  ( không giải thích. mặc dầu bút hiệu in trên bìa sách ) . Thí dụ, Nguyễn Tường Tam  ký Nhất Linh trên các tác phẩm, hoặc, Trần Khánh Giư Khái  Hưng; Vũ Ngự ChiêuNguyên Vũ  . .. mà W.C sắp theo tên thật, còn những tác giả khác sắp theo bút hiệu trên tác phẩm

    Từ đây trở về sau, tôi chỉ  ghi chú " nơi và năm xuất bản", thì  sẽ biết được tác giả ở Hànội hay Sài Gòn hoặc trong vùng  GPMN.   Sau mỗi sách, chỉ ghi H. 72 , xuất bản ở Hànôi năm 1972,   S.62 ,  Saigon năm 1962 . GP 70,  sách in  ở vùng  GPMN  năm 1970. 

     Có tác giả ghi tên sách để đọc giả dễ tra cứu, chẳng hạn tác giả Bùi Nhung (S) , phu quân nữ văn sĩ Thụy An- Hoàng Dân chỉ có 1 tác phẩm duy nhất " Thối nát " ( S. 65 ).

    1.- các tác giả miền bắc ( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa )  và GPMN :

     Anh Đức ( 1c: Hòn đất, H.66); Bảo định Giang ( 1c; Mấy vấn đề yêu nước, H.64; Bùi bình Thi ( 1c: Ký sự Xiêng Khoảng , H.71); Bùi đức Ái ( 2c: Một chuyện chép ở bệnh viện, H. 63), Biển xa ( H.61); Bùi Hiển ( 4c: Nằm vạ, H.58 tái bản; Bùi ngọc Tấn ( 1c ); Bùi văn  Nguyên ( 1c); Ca  Lê Hiến  ( 1c: Tiếng gà gáy, H. 65 ); Ca văn Thỉnh ( 1 c: Thơ văn yêu nước Nam Bộ, H. 62);  Cầm Biêu ( 1c:  Thơ miền núi , H.62 ); Chế lan Viên ( 5c: Những bài thơ đánh giặc . H.72 ); Chính Hữu ( 1c:  Đầu súng trăng treo, H. 72, in lần 2 );  Chu Thiên ( 6c: ); Huy Cận ( 5c); Đặng Thai Mai ( 7c); Đào duy Anh ( 6c); Đào Vũ ( 6 c) ; Đinh Phong ( 1c: Rừng núi diệt thù, H.72);  Hưởng Triều ( 1c); Hữu Mai ( 3c); Hoàng Kiên
( 2c : Mùa làng, thơ, H.64); Lê anh Xuân ( 1c: Hoa dừa,  GP 72 ) ; Lê Bầu ( 1c; Thông reo, H.62 ); Lê đình Kỵ ( 1c); Lê văn Thảo ( 3c: Đêm tháng 10, GP 72 ); Nguyễn công Hoan 
( 15c); Nguyễn đình Lạp 1c: Ngõ hẻm, tái bản ); Nguyễn đình Thi ( 6c: Xung kích, H. 71); Nguyễn đổng Chi ( 6c); Nguyên Hồng ( 6c);  Nguyễn huy Tưởng ( 5c: Sống mãi với thủ đô, H.61 -  Nguyễn Tuân viết " bạt" ) ; Nguyễn Khải ( 1c); Nguyễn khánh Toàn ( 1c);  Nguyễn khoa Điềm ( 2c: Đất ngoại ô, GP 72 );  Phan cự Đệ ( 1c ); Phan Tứ ( 3c : Mẫn và tôi, H.72 ); Phong Lê ( 1c) ; Phù Thăng ( 2c);  Sóng Hồng  ( 1c);  Thái Duy ( 2c); Thanh Hải ( 1c : Huế mùa xuân, thơ GP70); Thép Mới ( 1c ); Thu Bồn ( 1c); Tô Nhuận Vỹ ( 2c: Người sông hương, GP 70) ; Trần đức Thảo ( 2c); Trần hiếu Minh  ( 1c); Trần huy Liệu
 ( 46 c)  Trần thanh Mại ( 1c : Chống xâm lăng, H.75 ); Trần quốc Vượng ( 1c); Trần văn Giáp ( 1c:  Truyền thống phụ nữ Việtnam ,H. 72 );  Tố Hữu ( 4c); Tú Mỡ ( 4c); Vĩnh Mai ( 1c ); Võ huy Tâm (2c); Võ nguyên Giáp ( 13c);  Võ  trần Nhã ( 1c); Vũ Cao ( 1c); Vũ hữu Ái ( 1c); Vũ Khiêu ( 1c); Vũ ngọc Phan (3c); Vũ tú Nam ( 2c);  Xích Điểu ( 2c); Xuân Cang ( 2c); Xuân Thiều ( 1c) ...

     tổng cộng trên 100 tác giả ( chính xác 110) , không kể tác giả có 2  hoặc trên 2 bút hiệu,  Wason Collection không biết là một.

    -3 tác giả miền bắc có nhiều tác phẩm nhất trong bộ thư tịch Cornell :  Trần huy Liệu ( 46 cuốn ) , Nguyễn công Hoan ( 15 ); Võ nguyên Giáp ( 13) ... nhưng có nhiều ấn bản in lại trùng nhau của một tác giả .
------
*  miền bắc: Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.  

     2.- các tác giả miền nam ( Việt Nam Cộng hòa )    : 

      Á Nam ( Trần tuấn Khải); An Khê, Anh Vương ( Vương hồng Sển ) ; Anh Tuyến; Anh Việt Thu ( nhạc ); Bạch Diện, Bàng Bá  Lân ( ghi bút hiệu khác : Đồ  Gàn ); Bùi anh Tuấn, Bùi  Bưu ( Mai Đình nữ sĩ );  Bùi đức Tịnh, Bùi Kỷ; Bùi  Nhung; Bửu Cầm, Bửu Kế;  Bửu Dưỡng; Cao hữu Huấn; Cao văn Luận; Chấn Phong; Đặng trần Huân; Đặng văn Hầu ( Nguyễn mạnh Côn, Nguyễn kiên Trung ) ; Chu Băng Lĩnh ( Mặc Thu); Cử Tạ 
( Tiếu lâm Việtnam, S,68) ; Của, Paulus ; Đái đức Tuấn; Cung Tích Biền; Đàm quang Thiện; Đào văn Hội; Diên Hương; Đinh Hùng; Đinh tiến Luyện; Đinh xuân Cầu; Đỗ bằng Đoàn; Đỗ hồng Ngoc; Đỗ thúc Vịnh;  Đỗ trọng Huề; Đoàn trung Còn; Đông Hồ; Động đình Hồ, Doãn quốc Sỹ; Du  Tử Lê;  ( Thích )  Đức Nhuận ; Dung ( Saigon; Võ hà Anh; Dương Kiền;  Dương  nghiễm Mậu; Duy Lam; Duy Thanh ( họa sĩ + viết văn - W.C. không biết tên thật  Nguyễn  khánh Thành ); Duyên Anh; Giản Chi;  Hà huyền Chi; Hà Như Chi; Hạc đình Hoa;  Hồ xuân Tịnh ( Chế Vũ ); Hoài Khanh, Hoài Sơn ( Huỳnh thành Vị ) ; Hoàng bảo Việt; Hoàng hải Thủy; Hoàng ngọc Thành; Hoàng ngọc Tuấn; Hoàng Phương ( bút hiệu khác  Tuấn Giang / Hồ Bá Cao ) ;  Hoàng thị Diệm Phương ( Hoàng  hương Trang ); Hoàng trọng Miên; Hoàng trọng Thược; Hoàng trúc Ly; Hoàng xuân Việt; Hợp Phố; Hư Chu;  Hùng Lân ( nhạc ) ; Hùng Phong ;  Hùng Thanh
 ( Bàng bá  Lân ) ;  Huy Sơn;  Huyền Giang ; Huy Tưởng ;  Huỳnh khắc Dụng ; Huỳnh phan Anh; Huỳnh phú Sổ ( toàn bộ Sấm giảng  Phật giáo -Hòa hảo ) ; Huỳnh văn Phú; Kiêm Đạt; Kiên Giang (Hà-huy-Hà);  Kim Định;  Kiều mỹ Duyên ; Lam Giang  ( Nguyễn quang Trứ);  Lâm trúc Chi ( Đông Hồ ); Lan Đình; Lan Phương ( nữ ) ; Lãng Nhân;   Lệ Hằng ( nữ );  Lê Hương; Lê hữu Mục; Lê ngọc Trụ; Lê tất Điều; Lê thị Bách vân ( Tùng Long ) ;  Lê tôn Nghiêm; Lê văn Thử; Lê văn Trước; Lê văn Hòe; Lê văn Siêu;  Lê văn Trương; Linh Bảo; Lý đại Nguyên;  Lý chánh Trung; Lý  đông A ; Lý hoàng Phong; Lý Minh; Lý văn Sâm;  Mạc  Đình ( tên thật Hoàng văn Chí );  Mặc Đỗ; Mạc ly Châu; Mặc Tưởng; Mai Anh  ( tên thật Vũ- khắc Mai Anh ); Mai Thảo; Mai thọ Truyền; Minh Huy (  Nguyễn đình Tuyến ); Minh Quân ( nữ ) ; Mộng Trung ( nữ ) ;  Mộng Tuyết ( nữ ) ; Mộng bình Sơn ( Phan  Canh );  Nam xuân Thọ ( bút hiệu khác Nguyễn  bá Thế );  Nguyễn Dữ; Nguyễn Du ;  Nghiêm Toản; Nghiêm xuân Hồng; Nghiêu Đề ( họa sĩ + viết văn ) ; Ngô thế Vinh; Ngô Tỵ; Ngọc  Linh; Ngọc Sơn; Nguyễn bạt Tụy;  Nguyễn cao Đàm; Thiều Giang (  nữ, tên thật Nguyễn Như Xuyến );  Nguyễn đắc Lộc (  Mai Lâm-Nguyễn đắc Lộc) ; Nguyễn  đình Thiều; Nguyễn đình Toàn; Nguyễn đình Tư; Nguyễn đức Sơn  ( Sao trên Rừng ); Nguyễn duy Cần; Nguyễn hiến Lê;  Nguyễn hoàng Quân; Nguyễn Hoạt; Nguyễn mạnh Bảo; Nguyễn Mai; Nguyễn minh Lang ; Nguyễn ngọc Huy; Nguyễn ngọc Lan ( RP * ) ;  Nguyễn ngọc Mẫn; Nguyễn Q. Thắng;  Nguyễn tất Nhiên;  Nguyễn thanh Trịnh ( sau 1975 đổi   thành  Đoàn thạch Biền ) ; Nguyễn thế Anh; Nguyễn thị  Thụy Vũ; Nguyễn thiệu Giang ; Nguyễn quốc trụ ( Sơ dạ Hương ); Nguyễn thị Vinh; Nguyễn thiệu Lâu; Nguyễn triệu Luật ); Nguyễn trọng Văn; Nguyễn tử Quang ; Nguyễn tuấn Phát ; Nguyễn tường Lân ( Thạch Lam ); Nguyễn tường Long ( Hoàng Đạo ); Nguyễn văn Cổn; Nguyễn văn Hầu;  Nguyễn Phương ( RP *);  Nguyễn tường Tam ( Nhất Linh; Nguyễn văn Ngọc; Nguyễn văn Sâm; Nguyễn văn Toán ( Toan Ánh ); Nguyễn văn Trung ( Hoàng thái Linh); Nguyễn văn Xuân ; Nguyễn Vỹ; Nguyễn xuân Hoàng; Nhất Hạnh ; Nhất  Tuấn; Phạm trọng Nhân; Phạm văn Diêu; Phạm văn Sơn (bút hiệu khác  Dương Châu);  Phạm xuân Thái;  Pham việt Tuyền ( bút hiệu khác Thanh Tuyền ) ;  Phạm xuân Tín ( mục sư Tin lành ) ; Phan bội Châu;  Phan châu ( chu) Trinh ; Phan kế Bính; Phan Khoang ; Phan mạnh Danh; Phan Nghị; Phan nhật Nam; Phan phát  Huồn; Phi Vân ; Phổ Đức; Phong Ngạn ( bút hiệu khác Bình nguyên Lộc );  Phương Đài ( nữ );  Phong Sơn; Phương Duyên ( nữ ) ;  Quách Tấn;  Quốc Ấn; Quỳ Hương ( nữ);  Song Linh; Sơn Nam; Tạ quang Khôi; Thạch Hà ( tên thật Võ Sum ) ; Thái  Bạch  ( Cử  Tạ ) ; Tạ Tỵ; Trần phong Giao; Thái văn Kiểm; Thanh Nghị ; Thanh Lãng; Thanh Nam; Thanh tâm Tuyền;  Thanh thương Hoàng ; Thanh việt Thanh ;Thảo Trường ; Thế Nguyên ( Trần gia Thoại 1962 - 198 ?) ;Thế Phong; Thương Sinh ( Duyên Anh ); Thụy  Ý` ( Lý Thụy Ý ); Thượng Sỹ; Tô kiều Ngân; Tôn nữ Hỷ Khương; Trần bích Lan ( Nguyên Sa ); Trần dạ Từ;  Trần đức Lai ); Trần đức Uyển ; Trần Khánh Giư ( Khái Hưng);  Trần thái Đỉnh ; Trần thị Gia Minh (  Tuệ  Mai);  Trần Thy Nhã Ca ; Trần văn Ân;  Trịnh Chuyết; Trịnh công Sơn ( nhạc sĩ ); Trần văn Tuyên ; Trụ Vũ; Trọng Lang 
( tên thật Trần tán Cửu); Truy Phong; Từ kế Tường; Tuấn  Giang ( tên thật Hồ bá Cao );  Từ khánh Phụng; Tuấn Huy; Tường Hùng; Ưng Bình-Thúc giạ Thị ; Uyên Thao; Văn Quang ( tên thật  Nguyễn quang Tuyến 1933 -     );  Viên Linh; Vũ ngọc Đĩnh; Vũ ngự Chiêu ( nhà văn Nguyên Vũ );  Vũ thị Mai Hương ( Mộng Sơn); Vương đức Lệ;  Yên Bằng;  Yến Nga ...

     Những tác giả có sách nhiều nhất ở miền nam mà Wason Collection sưu tập được : Duyên Anh ( 47 cuốn); Nguyễn hiến Lê ( 46 ); Bình nguyên Lộc ( 37 ); Doãn quốc Sỹ
( 30); Hoàng hải Thủy  ( trên 20 ).. đến bà Tùng Long, Ngọc Linh, Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn đình Thiều v.v. ...
------
* RP: linh mục Công giáo 

    - cũng nên lưu ý , có tác giả kể về cuốn , dầu  con số nhiều thật; nhưng tựa sách lại trùng nhau đến 2, 3 ấn bản; sự khác nhau là năm xuất bản.

     - nhớ lại, thời trước 1945, Pháp mẫu quốc cai trị ba miền  :  bắc, trung, và thuộc địa Nam kỳ  ; ngoài đồ cổ qui giá, vàng, bạc;thì sách được thâu thập nhiều nhất đưa về mẫu quốc.   Thư viện Pháp chứa đầy sách quý hiếm nước ta,  sách  hán nôm, hán văn, việt văn, bản giấy dó  vào thập niên 40 , vì  thời ký đó khan hiếm giấy in, thư viện đều có nhiều ấn bản in  giấy khác nhau.   Đã có người viết, nghiên cứu ngồi ở bên tây viết  lịch sử, văn học sử cỏn đầy đủ hơn ở quê hương; bởi, các thư viện trong nước trải qua  bao cuộc chiến, qua nhiều thời kỳ nên bị thất lạc, hư hao, mất mát quá nhiều.  
  
     - thư viện nổi tiếng Việtnam như Thư viện trung  ương ( Bibliothèque nationale)  tọa lạc trên phố Tràng thi Hànội, hoặc, Thư viện Quốc gia ( Saigon trước 30- 4- 1975 )  nay Thư viện Khoa học Tổng hợp , 69 Lý tự Trọng, Thư viện Khoa học xã hội  34 Lý tự  Trọng, quận 1 . tp HCM  không còn đầy đủ, bị mất cắp  có quy mô, không còn đầy đủ như trước nữa.  Cũng có người đi du lịch   ở Cộng hoà liên bang Đức, cho biết, thư viện bên ấy còn rất nhiều sách việt.

    - nay, không phải chỉ  Đức quốc, Pháp ,có nhiều sách việt,  ở Mỹ có đến hàng chục thư viện lớn đầy đủ sách việt ngữ, điển hình ,  Thư viện  đại học Cornell ( Cornell University Libarries  / Ithaca /  New York ) , Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện cộng đồng Iowa, Houston ,  Yale,  Haward ,  SIU , v.v ...



 thếphong
   Saigon 1994-1998 

( Thư viết ở Saigon / Thế Phong - Văn Uyển xuất bản, San José  / USA, 2000 - tr. 112 - 128  - bài tu chỉnh )