Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

lý do nào 'nhà văn thu tứ' viết bài đấu tố văn chương bố mình : võ phiến ?

< Gocnhìnnet. web + sangtao.org>

        lý do nào 'nhà văn thu tứ' viết bài 'đấu tố 
       'văn chương bố mình ?': nhà văn võ phiến?
                                                 ĐƯỜNG BÁ BỔN  ghi




                                vợ nhà văn Võ Phiến- Đoàn thế Nhơn  bên phải) + nữ văn sĩ Linh Bảo. 

Lời dẫn:

 1.  "Nhà văn Thu Tứ " *, con trai nhà văn Võ Phiến, viết bài 'Trường hợp Võ Phiến', sau khi  Nhà xuất bản Hội nhà văn VN  cấp phép + Công ty văn hóa Nhã Nam  in ấn, phát hành ở Hànội cho tái bản 2 tác phẩm  Quê hương tôiTạp văn.  Lập tức, thứ nam của tác giả Võ Phiến- Đoàn thế Nhơn-  Đoàn thế Phúc có bài viết phản hồi. 

 có đoạn: 

                            " Chúng tôi bất đắc dĩ phải lên tiếng
                              Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
                              Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
                                     Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
                              Một lập trường chinh trị hoàn toàn bất ổn
                              Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
                              Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng?
                              Một lòng yêu nước tự ti
                              Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến"

hoặc:

   " Chúng tôi [Thu Tứ] được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm.  E rằng việc làm của họ ,có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này (...).  Số là, trong 2 năm qua, do nhà xuất bản ở Việt nam [được]nới lỏng qui chế xuất bản, [Công ty văn hoá] Nhã Nam tái bản Quê hương tôi **Tạp văn /Tràng Thiên. " (...)   

-----
*  tên thật Đoàn thế Phúc, thứ nam ông bà Đoàn thế Nhơn (nhà văn Võ Phiến) được chính phủ VNCH cho phép đi du học từ nhỏ ở ngoại quốc,  thành tài, trở thành một nhà khoa
 học . (theo TVan & BH)
** Quê hương tôi + Tạp văn /Tràng Thiên.  bút danh khác của Võ Phiến. (BT)



                                                                  

2. 'NHÂN'TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN' BÀN VỀ TRƯỜNG HỢP THU TỨ,
     T.Vấn viết:

"...Rải rác trong bài, ông Thu Tứ lên án cha đẻ của mình bằng 2 ngôn ngữ rất cộng sàn-  chẳng hạn, nhà văn Võ Phiến có 'một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn'-- về 'giải phóng dân tộc', nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu -- về 'thống nhất đất nước', nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc 'thống nhất đất nước
--  về chọn lựa 'ý thức hệ',  nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chủ nghĩa cộng sản.  Sau đó, ông Thu Tứ tiếp tục phê phán cha mình " một cách nhìn lịch sử hoàn toàn bất ổn"-- từ đó, ông [Thu Tứ] lan man đến dẫn giải "tại sao Võ Phiến chống cộng, tại sao Võ Phiến nổi tiếng về chống cộng',  ông [Thu Tứ] còn  gián tiếp lên án cả một tầng lớp trí thức làm văn học ở miền Nam . [Việt Nam Cộng Hòa]
 Và, cuối cùng, ông Thu Tứ tóm tắt bản cáo trạng dành cho người cha đã đã hy sinh đủ thứ, để tạo điều kiện cho [con] được học thành tài ở xứ người ... Nay, ở cuối đời, tuổi già quên trước, nhớ sau, tai mắt nghễnh ngãng, lại phải căng mắt ra mà đọc những lời cay nghiệp sao chép sách vở cộng sản của con mình...."       (T.VAN& BH)

Cũng trên web T.Van & BH- Đỗ xuân Tê bổ túc thêm nhiều chi tiết :

"... [Qua] bài 'Góc nhìn nghịch tử', ta thấy người con của Võ Phiến [Thu Tứ- Đoàn thế Phúc] được thừa kế quản lý văn sản của người cha, tác giả Võ Phiến*], đã có một việc làm hết sức tùy tiện:  tự ý cắt xén những gì mà [Võ Phiến] viết từ bản gốc không hợp với góc nhìn và quan điểm của người con biên tập [Thu Tứ]- cụ thể, về khía cạnh chính trị [chống Cộng của người cha, Võ Phiến]. Ít nhất có 2 tác phẩm [mà] Thu Tứ-  lấy tư cách biên tập tùy tiện, theo ý riêng, chưa được sự đồng ý của tác giả . [dù tác giả Võ Phiến [ 1925-     ] hiện còn tại thế.
      Hành động này trong văn học, được coi là một loại 'đao phủ chữ nghĩa'-  không thể chấp nhận trong môi trường sáng tác và thói quen biên tập ở những nơi chế bỏ chế độ toàn trị."          ĐỖ XUÂN TÊ
-----
* ... về việc thừa kế gia tài văn chương Võ Phiến-  nhà văn Nam Dao cho biết-  mới đây cách đây 1 tuần, [bà vợ tác giả Võ Phiến] tới văn phòng luật sư [thân chủ], yêu cầu 'hủy bỏ toàn quyền việc quản lý văn sản của [nhà văn]Võ Phiến- Đoàn thế Nhơn, đối với Đoàn thế Phúc-Thu Tứ- mà trước đây được ủy quyền' . Trưởng nam của ông bà Đoàn thế Nhơn-Võ Phiến-  kể từ nay-  được ủy quyền  quản lý văn sản tác giả Võ Phiến, thay thế thứ nam Đoàn thế Phúc-Thu Tứ,  trước đây được người cha ủy quyền. 
     [CHÚ THÍCH: ĐỖ XUÂN TÊ]

   (CHÚ THÍCH CỦA BT  " IN CHỮ ĐẬM )



 3.   Trong bài 'Ngày về' - nữ văn sĩ Phạm thị Hoài bày tỏ quan điểm về 'trường hợp Thu Tứ,  nhà văn kết luận: 'giấy phép [ủy quyền của người cha] đã gọt Võ Phiến cho vào khuôn Thu Tứ ", tự do thanh trừng tư tưởng của người khác- [dầu người khác ấy] là thân phụ ông' : 

   "... Giờ, chúng ta được biết cảm giác phải trả chi tấm vé  'ngày về của Võ Phiến'.  Hóa ra cái tên chỉ là một động tác phụ.  Con trai ông  ...- có bút danh Thu Tứ
- người đã chọn lựa và biên tập  2 tác phẩm 'Quê hương tôi' và 'Tạp văn' ,tuyên bố rõ trong bài 'Trường hợp Võ Phiến' :

" Chúng tôi  có chọn những tác phẩm vừa giá trị nhất-  mà-  hoặc không vừa, hoặc không chứa, hoặc  chứa rất ít nội dung chính trị.  Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập, chúng tôi loại bỏ hết.  Mục đích của việc chọn lựa-  và bỏ như thế-  là dựa vào những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến, đến với người đọc - [lại] không gây hại cho nước ..."

Trong bài còn lại của bài viết khá dài này, ông Thu Tứ phải phân tách toàn bộ hành trình tư tưởng của cha mình, đi đến kết luận về giá trị của Võ Phiến.   Văn nghiệp Võ Phiến vừa tiêu cực, tích cực.  Tiêu cực đáng bỏ đi là phần chính trị, cũng như điều kiện, để Võ Phiến có thể trở về.  Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc.   Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi.   Nay đến lúc nhân danh bảo tồn những giá trị văn hoá việt, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về- sau khi loại bỏ nội dung chính trị. (...) 
Nếu ông Thu Tứ chỉ đoạn tuyệt với cha mình về quan niệm chính trị- tôi [Phạm thị Hoài]  không chia sẻ- [bởi] đó là quyền tự do của ông,  như của bất  kể ai- [và] tôi  thấy tranh luận là vô ích.   Song, điều khiến tôi sởn gai ốc-  là- ông biến cái quyền tự do tư tưởng ấy của bản thân thành quyền tự do thanh trừng tư tưởng của người khác- và-  người đó là thân phụ ông:  nhà văn Võ Phiến. ( với tất cả lòng tin cậy ruột thịt đã cấp cho ông tấm giấy ủy quyền.)   Giấy phép gọt Võ Phiến vào khuôn Thu Tứ."  PHẠM THỊ HOÀI
                            (TRÍCH THEO  T.VAN & BH 

  4. Tác giả Bắc Phong (USA) viết một bài thơ 'TỘI CỦA THU TỨ ĐÁNG BỊ 5 ROI'- để giễu nhại "ông con Đoàn thế Phúc-Thu Tứ" đấu tố văn học "ông bố  Đoàn thế Nhơn-Võ Phiến": 

                       "... lại tán tận tận lương tâm
                             viết đấu tố văn học cha mình ..."
                                 BẮC PHONG

nguyên văn bài thơ ấy:


         TỘI CỦA THU TỨ ĐÁNG BỊ 5 ROI
                                             t bắc phong

    đọc những gì anh bất đắc dĩ viết 
      trong bài 'Trường hợp Võ Phiến'
    tôi vừa buồn vừa giận
    một nghịch tử được bố mẹ cho ăn học
                               thành tài
    thay vì đền đáp công ơn sinh thành
                               dưỡng dục
    lại tán tận lương tâm
    viết như đấu tố văn học cha mình
    tôi nghĩ bố anh dù thương con biết mấy
    nếu có thể chắc cũng bắt anh nằm sấp
                                    xuống
    mà đánh 5 roi

    roi thứ 1 cho tội bất hiếu
    đã tố khổ bố anh trên diễn đàn
    roi thứ 2 cho tội phản phúc
    'ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản'
    roi thứ 3 cho tội đầu óc hẹp hòi
    muốn 'lọc bỏ phần chính trị trong
                      tác phẩm bố mình'
    làm lệch lạc sự nghiệp văn chương 
                              của ông
    roi thứ 4 cho tội làm công an tư tưởng
    toan tính hãm hại ban vận động cho
                              một văn đoàn
    roi thứ 5 cho tội ngang bướng
                        đã phạm 4 tội trên
    mà còn không biết ăn năn hối lỗi
    
    nhưng tôi bình tâm nghĩ lại
    anh đâu còn ngây thơ gì
    ma bố anh phải đánh đòn cho nhớ tội
    năm nay đầu anh đã 2 thứ tóc
    tuổi cũng gần 60

    chắc bố anh phải để dành cho văn hữu
    những người hiểu rõ tư tưởng chính trị
    và nhân cách bố anh lên tiếng phản biện
    bài anh viết tố khổ cha mình

              (...) - tạm lược một số câu. [BT].

    đêm qua tôi nghĩ ngợi lan man
    đây là chuyện gia đình bỏ anh
    lẽ ra tôi chẳng nên can dự
    nhưng vì bất bình tôi không thể
                              ngồi yên
    mà thực chẳng riêng gì tôi
    văn hữu của bố anh
    đã nhiều người lên tiếng
    có người còn bảo tôi
    nếu khôn, anh phải qùy trước bố mẹ anh
    van xin tha tội
    người ấy còn nói thêm
    nói dại, nếu bố anh mất
    không biết anh có được đọc điếu văn?...
       
      BẮC PHONG
                        nguồn: tác giả gửi cho [sangtao.org]

                     < Google/ search/ SángTao/ Thơ văn Văn học Nghệ thuật>

--------

 * bài tu chỉnh: 21 Oct.2014 / ĐBB.
     

    
                                                     
               
   

          


                                  
                           văn sĩ Võ Phiến + chân dung phác họa của họa sĩ Phan Diên.
                                                        (Phan Diên cung cấp ảnh)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

thi sĩ-dịch giả đàm xuân cận, chuyển ngữ khoảng 10 tác phẩm nhà văn thế phong sang anh ngữ trước 1975 ở saigon / đinh bạch dân giới thiệu

về thi sĩ-dịch giả đàm xuân cận [1939-   ]

      thi sĩ- dịch giả đàm xuân cận chuyển ngữ 
      10 tác phẩm thế phong sang anh ngữ 
                                   đinh bạch dân giới thiệu



                                      từ trái qua : đàm xuân cận 
                                                               mới nhận tác phẩm CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ REO/Ý NHI,
                                                               từ tp.HCM gửi qua   - ẢNH CHỤP 7/2014
                                   
Có thể nói rằng, nhiều nhà xuất bản ở Hoa Kỳ, tử Amazon.com, WorldCat, Biblio..., Abebooks ... kể  cả  Rullon-Miller Books ở Saint Paul, Minnesota, U.S.A.chuyên in COPY và bán sách anh ngữ do Đàm xuân Cận dịch tác phẩm nhà văn Thế Phong, in trước 1975 ở Saigon, lấy từ các thư viện lớn lưu trữ, như Cornell University Libraries, Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện công đồng đại học Iowa ... đem ra in,  bán công khai, không chỉ ở nội địa Hợp chúng quốc, cả UK (Anh quốc), France:


                                                      The Phong [i e. Do manh Tuong  1932 -       ]
                                                                           (ảnh LỮ QUỐC VĂN)


                                                      ấn bản in typô năm 1966 của nhà xuất bản
                                                      Đại Nam văn hiến/ Saigon.


                              bản việt ngữ  THẾ PHONG NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI-
                            bìa họa sĩ Nghiêu Đề-- Đại Ngã  tái bản, Saigon 1970.-
                                      (ảnh chụp lại trên Google. search / Images)


Thephong by Thephong. The writer- Abebooks fr.
www.abebooks.fr/Thephong-Thephong-writer-work-life.../bd

The writer: The work and the life. Thephong by Thephong: the work and the life autobiography.
 THEPHONG (Image(s)  fournie(s) par le vendeur.

    >  1 d'occasion à partir de EUR:  660,42 .  Livraison : EUR 37,02

Tác giả Thế Phong hiện sống ở tp.HCM (Việtnam)  trả lời phỏng vấn báo
Calitoday ở San Jose (nhà báo Chinh Nguyên ở San Jose) -- tạp chí Hợp lưu (USA), vanchuongviet.org (tp.HCM)-  (bài phỏng vấn của nữ tác giả Ban Mai ở trường đại học Quy Nhơn, VN), hoặc ,bài của chính tác giả lên án Amazon.com vi phạm Copyright infringement, đối với nhiều tác phẩm của Thế Phong/ Thế Nhật.(sách anh ngữ, việt ngữ ) - (TTKH- Nàng là ai?- nxb Văn hóa thông tin, Hànội 1994).

 Dưới đây WorldCat' Identities giới thiệu Đàm Xuân Cận (chuẩn dấu tiếng việt),  dịch giả đã chuyển ngữ tác phẩm Thế Phong trước 1975 ở Saigon, Đại Nam văn hiến xuất bản. (in mimeographed) 


ĐINH BẠCH DÂN
SAIGON ,29 SEPT., 2014


-------




ĐÀM XUÂN CẬN sinh năm 1939 tại Bắc bộ.  Năm 1970 sang Australia dạy tại RAAF SCHOOL Trường Hoàng gia Không quân Úc.  Về nước, dạy anh văn tại Nữ trung học chuyên khoa Gia Long,Trung học chuyên khoa tư thục Trường sơn. (Nguyễn sỹ Tế hiệu trưởng).Tác giả thi tập Ngưỡng cửa chiêm bao (Saigon 1972)-- dịch tiểu thuyết Đứa con của bố già/ Mario Puzo ( nxb Thanh niên, Hà nội tái bản 2003,đổi tựa Qua cơn ác mộng) v.v... Chuyển ngữ khỏang 10 tác phẩm Thế Phong sang anh ngữ-- Prose Poems/ thơ xuôi Mai trung Tĩnh v.v..., trước 1975 ở Saigon. 
Hiện sống cùng vợ+ con ở Cabramatta/ Australia.)      NEWVIETART.COM


 ----------------------

WorldCat'Identities                            Alternative Names
                                                               Đàm Xuân Cận
                                                                                                              .................................... 
 Đàm, Xuân Cận


Overview
............................................................................
.............................................................................

Classifications:  PL4378.9.T.33

Publication Timeline

     1970 I                I1980

    Key

          Publications about Xuân Cận Đàm
          Publications by Xuân Cận Đàm


Most widely held works by Xuân Cận Đàm
----------------------------------------------------------------------------------------------
Asian morning western music and other poems by 
Thê Phong [Book]
2 edition published 1971 in English and help by 2 WorldCat member library

worldwide

Ngưỡng cửa chiêm bao, thơ by Xuân Cận Đàm [book]
1 edition published in 1972 in Vietnamese and held by 1 WorldCat member library

worldwide

The Vietnamese literary scene from 1900 to 1956 by Thê Phong [Book] 
1 edition published in 1974 in English nd held by 1 WorldCat member library

Prose Poems by Trung Tinh Mai [book]
1 edition published in 1972 and held by 1 WorldCat member library

worldwide

Voices[Book]
1 edition published in 1972 in English and held by 1 WorldCat member library



Audience Level

................................................................



Related Identities

- Thê Phong  1932
- Fernando Lloyd [1926-2009]
- Thế Phong
- Mai Trung Tinh [ 1937- 2002]


                                                                                Mai  Trung Tĩnh
                                                          (ảnh do bà Vũ thị Thảo, phu nhân MTTĩnh cung cấp)
Useful Links

- Library of Congress Authority File (English)
- Virtual International Authority File


Associated Subjects
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

   Vietnamese Literature
   Vietnamese Poetry 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Google+
-2010 OCLC Online Computer Library Center
WorldCat Identities in covered by the OCLC ResearchWorks Terms and Condition
OCLC 8565 Kilgour Place, Dublin OH USA 43017

--------------------------------------------------
   < Google/ search/ Thephong writer>



 tin mới nhận:

- dịch giả Đàm xuân Cận mới cho tái bản tập thơ PROSE POEMS/ MAI TRUNG TĨNH, bản dịch anh ngữ  Đàm xuân Cận, khổ sách 14x5 x 20 cm, dày 74 trang-  Cover copy $ 15. - (bilingual). in nguyên bản tiếng việt thi tập NHỮNG BÀI THƠ XUÔI- Đại Nam Văn Hiến Books xuất bản. 
- bạn đọc mua sách , liên lạc qua  DAI NAM VAN HIEN BOOKS  
 PO Box 308, Cabramatta 2166/ NSW, Australia .  



             ảnh hàng thứ 1: thi sĩ Vương  đức Lệ + văn sĩ Văn Quang+ Thế Phong + văn sĩ Toan Ánh.
             ảnh hàng thứ 2 : ảnh nhỏ: vợ Thế Phong+ TPhong --  Mai trung Tĩnh vợ -- Bonnie Phan + Phan Diên.                   ảnh hàng thứ ba:  chủ nhà sách Khai Trí  Nguyễn hùng Trương + thi sĩ Hà thượng Nhân + vợ --
                                      --  Tphong + Phan Diên.
               ảnh hàng thứ 4:    Tphong bế cháu nội trai  -- nhà báo Thạch thái Phúc + Tphong+ Vương đức Lệ.
                                                                  (ảnh tư liệu TP)   

         

                                                              Mai trung Tĩnh + họa sĩ Phan Diên
                                                                          (Phan Diên cung cấp ảnh)
                                               

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

BÀI THƠ LÍNH MÀ EM/ LÝ THỤY Ý (MIỀN NAM) LẠI TRỞ THÀNH LÍNH MÀ EM/ PHẠM TIẾN DUẬT ( MIỀN BẮC)

 bài thơ lính mà em/ lý thụy ý  in ở saigon 1967
lại trở thành lính mà em/ phạm tiến duật ( hanoi 2007).




                                                     hình 1:    Lý thụy Ý  ( từ trái qua , ngoài cùng) 
                                                                              Phạm tiến Duật ( bên phải ngoài cùng)
                                                              (ảnh chụp lại trên mạng Google.search/ Images)




                                                            ( chụp lại trên mạng Google.search/ Images)


                                                                               thủ bút Lý thụy Ý


                                                       lính mà em!
                                                thơ lý thụy ý

                                Mình trách anh hay hồi âm thư trễ 
                                Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem 
                                Thư anh viết - Bao giờ anh muốn thế
                                Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em !

                                Anh gởi về em mấy cành hoa dại
                                Để làm quà không về được Nô-En
                                Không đi lễ nửa đêm cùng em gái 
                                Thôi đừng buồn em nhé - Lính mà Em!


                                Anh kể chuyện hành quân 
                                                            nằm sương gối súng 
                                Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm 
                                Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
                                - Hãy hiểu giùm anh- Lính mà Em!


                                Qua hành làng Eden ghi kỷ niệm  
                                Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
                                Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím 
                                - Anh quen rồi không lạnh- Lính mà Em !


                                Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố  
                                Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm 
                                Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
                                Anh cười buồn khẽ nói - Lính mà Em!


                                 Ghét anh ghê chỉ được tài biện hộ
                                 Làm 'người ta' thương mến nhiều thêm
                                 Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
                                 Để nhớ người hay nói - LÍNH MÀ EM!

                                    (KHÓI LỬA/ LÝ THỤY Ý (Saigon 1967)
                                                             <hoanghaithuy.wordpress.com>
                                    

Lới dẫn:


Lý thụy Ý viết email gửi thi sĩ Trần mạnh Hảo, nhờ can thiệp vụ đạo thơ của cô, bài 'Lính mà Em' in trên tuần báo Văn nghệ tiền phong
(Saigon) - khi cô phụ trách mục VĂN NGHỆ KAKI Năm 2007,nhà xuất bản chính thống hội Nhà văn Việtnam cấp phép xuất bản TUYỂN TÂP THƠ PHẠM TIẾN DUẬT- trong đó có bài LÍNH MÀ EM!(không trùng tựa bài, mà nội dung giống y chang bài LÍNH MÀ EM/ Lý thụy Ý- nhà văn,thi sĩ. nhà báo,từng là thư ký tòa soạn tuần báo Văn nghệ tiền phong thập niên 60 ở Saigòn. Hiện nay, Lý Thụy Ý hiện sống cùng chồng ở tp. HCM.)
  
Báo chí lên tiếng, 'tác giả' Phạm tiến Duật biện minh theo'chiến thuật ém quân bắn tỉa'-  khi Nguyễn quang Thiều đến chơi, chàng ta tặng thơ[Tuyển tập thơ Phạm tiến Duật], tiện thể kèm lời đính chính gián tiếp,

 " khi tôi đến [Nguyễn quang Thiều], ông[ Phạm tiến Duật[ lấy tập thơ tặng tôi- và, mở tập thơ [Tuyển tập thơ Phạm tiến Duật,nxb hội Nhà văn VN, Hà nội 2007]- và nói, đó không phải thơ của ông- nhưng, VÌ YÊU QUÍ, MÀ NGƯỜI LÀM SÁCH ĐÃ ĐƯA BÀI THƠ ĐÓ VÀO. ĐÓ LÀ BÀI 'LÍNH MÀ EM!'. Phạm tiến Duật nói, ĐÂY LÀ BÀI THƠ CỦA MỘT NHÀ THƠ NÀO ĐÓ CỦA SAIGON VIẾT TỪ NĂM 1975."      (bào Tuổi trẻ tp.HCM- ngày chủ nhật 4-11- 2007.)          trích lại từ Blog Hoàng anh Tâm.

 Ấy là, lời biện hộ của "tên đạo thơ kênh kiệu vừa ăn cướp vừa la làng!"

    ĐINH BẠCH DÂN
   SAIGON , 24  SEPT. 2014.


tiểu sử tác giả tự bạch

        LÝ THỤY Ý

- tên thật: Nguyễn-thị Phước Lý.
- sinh nhật:  02-04 [1947]
- quê nội: Quảng nam
- quê ngoại:  Thừa thiên- Huế
- trình độ: đủ để làm thơ, viết văn, làm báo
                 ở Saigon vào thập niên 60, thế kỷ XX
   NEWVIETART.COM

   



   

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : nguyễn hiến lê / bài viết: thế phong

nhà văn hậu chiến  1950- 1956/ thế phong
đai nam văn hiến [bản in đấu tiên , saigon 1959)


                      nhà văn hậu chiến 1950- 1956: 
                            nguyễn hiến lê [1912-1984]
                                            thế phong


                        ----------------------------------------------------
                                              Chương sáu
                              KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

                       Tiết 1.-   NGUYỄN HIẾN LÊ [1912- 1984]
                       Tiết 2.-   DUY SINH
                       Tiết 3.-  Tiểu mục:
                                      1.- NGUYỄN DUY CẦN
                                      2.- THIẾU SƠN
                                      3.-  NGUYỄN NĂNG AN
                                      4.-  HOÀNG TRỌNG MIÊN
                                      5.-  DIÊN HƯƠNG
                                      6.-  BỬU KẾ
                                      7.-  THANH NGHI6
                                      8. - KIÊM ĐẠT
                                      9.-  HỒ NAM

                      Tiết 4.-  KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO
                           
                      --------------------------------------------------------

                                           Chương sáu
                         Khái quát về các nhà văn biên khảo

Hầu hết biên khảo bình diện văn nghệ hôm nay nghẻo nàn, so sánh với tiền chiến.  Ở hậu chiến, không có mấy nhá văn biên khảo, dịch thuật, nhất là cây viết phê bình chuyên nghiệp.  Một nhà phê bình văn học còn sót lại từ thời tiền chiến, viết phê bình quảng cáo, điểm sách hàng tuấn, tắc trách, không nghiên cứu đúng mức - đó là Thượng Sỹ [Nguyễn đức Long]. Ông còn các bút danh khác: Huỳnh bội Hoàng, Hàm Anh. *.

 Nói thế, tôi vẫn thừa nhận được bài bình văn giá trị của ông, nhưng quá ít, chỉ là cái váng nước mờ ảo. Lúc đầu, tôi cho rằng ông thiếu kiến thức, tâm hồn rung cảm, thiếu trách nhiệm. Bây giờ, ngoài nhận định về ông ở trên,  thì dầu có kiến thức, thiếu thái độ, dễ trở thành một thứ 'học- giả -giả'.

 Còn có những nhà phê bình văn học mới nổi , có tâm huyết, có thái độ, nhưng kiến thức lại chưa sâu nhiệm, trong số đó có cả tôi, người viết bộ phê bình Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 . Bởi, cách nghiên cứu văn học chưa quy mô, biết hệ thống hóa vấn đề, nên chưa đạt được 'một lời nói là một hành động'- thì phải kể đến Duy Sinh, Hồ Nam, Kiêm Đạt: nhà biên khảo sau không là nhà phê bình văn học.
---
* năm 1957, Thượng Sỹ 1906-1997] là nhân viên hợp đồng Văn hoá Vụ (15 Lê Lởi, Sài gòn) cùng Hoàng trọng Miên, Sĩ Trung ... sử dụng bút danh mới Hàm Anh, qua các bài điểm sách  nho nhỏ, bởi vợ mới sanh  đứa con gái đặt tên trong khai sinh là Nguyễn thị Hàm Anh. nay, Hàm Anh  đã là một nhà báo tự do, có nhiều bài viết đăng trên báo ở hngoại. (TP chú thích, 2014.)

Không ai có thể chối cãi,  phê bình văn học là không  cần thiết- nếu, người viết có thái độ đúng đắn, lập trường , không vụ lợi,  làm được đúng vậy- thì,  một văn sĩ Hoa Kỳ Mark Twain đã không hằn học,  coi phê bình văn học như thứ chăng ra gì:" nhà văn hư hỏng dễ trở thành nhà phê bình văn học". 

 Nếu thật đúng vậy,  hẳn chẳng bao giờ có văn sĩ Pháp André Gide, còn là một cây viết phê bình văn học tải ba : 'La nouvelle critique: Dostoievsky'(tạm dịch: Lối phê bình mới về Dostoievsky)- hoặc, văn sĩ nước Áo Stephan Zweig với Le Monde d'Hier. Bới vì, trước khi là nhà phê bình tài ba, họ  là những tay văn sĩ trứ danh.   Nhìn xa hơn sang nước Nga, nếu không có V Biélinsky [bản tiếng Pháp: Textes philosophiques choisies] . Và, nếu không có văn sĩ Maxime Gorki với tâm hồn liên tài, hướng thượng, làm sao khám phá được  thi sĩ có một không hai Maiakovski ?

Vậy thì, nhà phê bình văn học, ngoài kiến thức cần có, còn phải là người có tâm hồn nhạy cảm, liên tài, có tư thái riêng, độc lập  tư duy,  không vị nể, thiên vị, thiên tư lập trường can đảm, mới có thể có tác phẩm phê bình đúng mức.  Đành rằng, nhà phê bình không cần là văn, thi sĩ; nhưng, nếu thiếu tâm hồn rung cảm, tiếp nhận bén nhạy hòa hợp với kiến thức, thái độ hướng thượng; thì làm sao mà hiểu được, cảm nhận được   thẩm định suy nghĩ thầm kín tác giả qua tác phẩm. Ờ thời tiền chiến , có Vũ ngọc Phan (Nhà văn hiện đại)  ông còn  là tác giả tập bút ký Chuyện Hà nội- hoặc, Hoài Thanh, tay phê bình thơ tài ba hiếm có ,qua Thi nhân tiền chiến [Hoài Thanh- Hoài Chân],  tư duy độc lập, ít thiên kiến, đã trợ lực tối đa cho người viết phê bình văn chương  thời hậu chiến.

  Riêng tôi, cho rằng một cuốn sách phê bình văn học tốt, phải đề cập, không chỉ cây bút nổi tiếng mà cả cây bút tài năng bị khuất lấp nữa. Công việc này chỉ hoàn thành như một nỗ lực riêng  cá nhân, ngoài phạm vi kiềm soát chính trị, trợ cấp tiền bạc phe nhóm, một tác phẩm có vóc dáng, có tư thái độc lập toàn diện, sừng sững như cậy cổ thụ sống lâu năm, không bị gió bão, cuồng phong xô ngã, giập vùi.


                                                       Tiết 1.

                                    Nguyễn hiến Lê [1912- 1984] 

                   Nguyễn hiến Lê                     

Tiểu sử, tác phẩm.  

Dùng tên thật làm bút danh chính trên các văn phẩm, như tên nhà xuất bản Nguyễn hiến Lê.  Sinh năm 1912 ở Sơn tây. (Bắc bộ). Theo học ở Trường Bưởi (Hà nội), sau chuyển sang họcngành Công chính. Vào Nam từ năm 1935, ngay từ giai đoạn ấy đến 1945, ông bắt đầu viết sách, nhưng chưa xuất bản.  Năm 1948 , rời Long xuyên lên Saigon lập nghiệp,  đâu đó khoảng 1950 lập nhà xuất bản Nguyễn hiến Lê ở 50 đường Monceaux (nay: Huỳnh tịnh Của, quận 3,tp. HCM) , cho ra mắt: Tổ chức công việc theo khoa học -- Tổ chức gia đình -- Tổ chức công việc làm ăn -- Hiệu năng, châm ngôn của doanh nghiệp -- Kim chỉ nam của học sinh-- Để hiểu văn phạm (viết chung Trương văn Chình)--  Luyện văn, (2 tập, I và 2 ) -- Nghệ thuật nói trước công chúng -- Thế hệ ngày mai -- Huấn luyện tình cảm-- Đắc nhân tân (dịch Canergie) -- Quẳng gánh lo đi --  Bảy ngày trong Đồng tháp mười (bút ký) -- Lịch sử thế giới (3 tập- viết chung Thiên Giang) --  Đại cương văn học sử Trung quốc (viết chung Giàn Chi) -- Sống 24 giờ một ngày -- Bí quyết để thi bằng cấp trung học (giáo khoa) -- Đông Kinh nghiĩa thục--  Giúp chồng để thành công (dịch) --  Săn sóc con em mau tấn tới --- Con đường thiên lý, (tự -sự- kể hóa tiểu thuyết  v.v... -- in ấn, tự phát hành, ban đầu có nhà văn Hư Chu phụ giúp chuyên chở,  in ấn, phát hành, thâu tiền.

nhà văn biên khảo, viết bút ký, có số lượng tác phẩm đâu đó trên 100 tựa sách.*  Qua những tác phẩm trên,  cúu trọng về cách học làm người, giáo dục, văn học, triết học ,lịch sử dịch thuật... - ở đây, tôi chỉ phân tích về mặt văn học.
---
* Mười câu chuyện văn chương/ Nguyễn hiến lê- nxb Trí đăng, Saigon 1975).

Nhận định về Bảy ngày trong Đồng tháp mười, tác giả ghi lại sự kiện lịch sự địạ phương, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, dưới nhãn quan một học giả đúng đán, có tâm hồn . Giá trị văn chương không nhiều, nhưng, nếu một Đại cương văn học sử Trung quốc (với Giàn Chi)  là bộ  sách biên khảo giá trị- vậy thì, không cần còn là tiêu mục chính để phân tích tác phẩm khác.   Chẳng hạn, nhà viết tiểu thuyết-phóng sự Phi Vân, khi ghi chép nếp sống nhân văn dân quê Lục tỉnh trong tác phẩm Đồng quê rất có gía trị  rất cao về văn chương.(xem thêm trong Nhà văn miền Nam 1945- 1950/ Thế Phong- tập 2.)

Luyện Văn (I và II) gia trị về mặt giáo khoa, hướng dẫn cách viết văn, yêu văn chương, mở rộng tầm hiểu biết văn học, như  Nghệ thuật viết văn / Phạm việt Tuyền, hoắc Lữ Hồ (Nguyễn minh Hiền)với  Việt văn giản dị . 

Bộ Đại cương văn học sử Trung quốc (viết chung với  Giản Chi)-  tập 1: phân tích diễn tiến  của nền văn học khởi thủy Trung hoa- tập 2: đời Đường - tập 3:  ừ Ngũ đại đến Hiện đại.  

Cuốn biên khảo này là một tư liệu công phu, giúp ích cho những ai muốn hiểu về diễn biến tư tưởng, chính trị, triết học qua các thời kỳ của một quốc gia gắn liền với ta,  ngay từ thời Bắc thuộc lần thứ 1, ảnh hưởng trực diện đến đời sống nhân sinh nhật dụng người việt. Tất nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng triết học, văn học, nhân sinh quan Trung hoa  đã vào trong văn học, nhân sinh quan  người việt.  Tư liệu  thì nhiều, đành rằng có thể biết , qua nhiều tác phẩm các nhà văn hóa Pháp, Nga.. viết về đề tài này.  Nhưng, Nguyễn hiến Lê cho chung ta biết, hiểu, không chỉ  về tư liệu, mà ông và người viết chung, Giản Chi-Nguyễn hữu Văn , những vị học giả uyên thâm về Hán học, Tậy học- đã cho người đọc biết được cách  dịch thuật, phân tích, biên luận,  qua lối  viết, diễn tả theo tây phương: rành mạch, dễ nhập cảm, lĩnh hội.   Nói thế, giá trị đã có, ở bộ biên khảo dành cho những ai muốn hiểu văn triết học Trung hoa, đối với người đọc ít hán học, hấp thụ dễ dàng.(sau này được  Giải thưởng văn chương toàn quốc (thời Đệ 2 Cộng hòa), 2 tác giả chỉ nhận bằng tưởng lệ trên danh nghĩa, còn hiện kim xin hoàn trả Phủ Quốc vụ khanh)

Tư liệu lịch sử qua cuốn Đông Kinh nghĩa thục, nói về cuộc kháng chiến Việt nam ở đầu thế kỷ XX. Ông Nguyễn hiến Lê tra cứu :  bổ túc thêm nhiều tư liệu mới, như tác giả giới thiệu trong sách, có người bạn lả ông Phương Sóc, đảng viên Đông kinh nghĩa thục, bổ cứu ẩn ức văn học, tư tưởng cách mệnh thời kỳ nô lệ, trức kia chưa phơi bày được sự thật của sự thật câm nín.   Đọc Đông kinh nghĩa thục, người đọc hiểu rõ thêm hoạt động cách mệnh của Lương văn Can, Dương bá Trạc, Phan bội Châu, Phan chu Trinh [Phan Tây Hồ], Nguyễn văn Vĩnh v.v... Với lối viết giản dị, văn trong sáng, bố cục mạch lạc, tư liệu dồi dào, sự nối liền các chương - làm người đọc cuốn biên khảo như cuốn truyện lịch sử.  Nghệ thuật viết biên khảo của Nguyễn hiến Lê có tính cách rất riêng, cũng ở điểm này. 

Nghề viết văn  giá trị văn học không nhiều, có thể không là mục tiêu tác giả đặt để, ám chỉ - nhưng, sách chỉ có tính cách dạy cách viết môt cách thông dụng - đại để như Connaissance des métiers, hoặc Choisir les carrières ở trời tây, nói về nghể văn, là : giao kèo, in ấn, mẫu chữ, cách bán sách chạy,   thu lợi nhuận tối đa, ra sao v.v...  Đó là sách giải đáp thăc mắc cần thiết cho người đọc muố biết vê quyền lợi, đời sống người viết, v.v...  Riêng, Nguyễn hiến Lê, thì, ông cho người đọc biềt thêm hoàn cảnh khe khắt  nhà văn ra sao: bệnh tật, nghèo, dằn vặt,  nợ nần...

Nghê viết văn / Nguyễn hiến Lê không  cùng nội dung  Quan điểm văn nghệ nhân dân/ Hoàng công Khanh, hoặc Văn học khái luận / Đặng thái Mai (Thái, chứ không phải Thai)., hoặc gần đây là Văn nghệ vả phê bình/ Tam Ich- mà, chính tiêu đề Nghề viết văn/ Nguyễn hiến Lê, chỉ viết về lối sống, lối viết, cách in ấn... kỹ năng cần và đủ cho người viết sách mà thôi. 

Nguyễn hiến Lê, nhà văn biên khảo độc lập (tư tưởng + tài chính) biên luận tác phẩm công phu: sử, triết, ký sự lịch sử, giáo khoa đúng mức, giá trị hàng đầu của miền Nam. 

Ông từng bày tỏ quan điểm: nhà văn không nên làm chính trị, nhưng, nếu phải dấn thân vào nghề ấy, thì, nên đứng về phía nhân dân(nhân dân: một từ bị lợi dụng 'hơi bị nhiều'-  có đúng là ông Lê muốn nói tới thành phần ' nhân dân bị bóc lột ?' 

                                               ( kỳ sau: Duy Sinh-Nguyễn- dức Phúc Khôi)

  thế phong