Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

đọc thêm: " nhà văn Trương Văn Dân : ' giữa tâm dịch, anh là ngươi trở lại "/ Bùi Tiểu Quyên -- nguồn : www.vanhocsaigon

 

Nhà văn Trương Văn Dân: Giữa tâm dịch, anh là người trở lại

BÙI TIỂU QUYÊN

VHSG- “Điều gắn kết hai con người, ngoài tình cảm ra còn có tiếng cười. Người nào có thể mang đến cho ta nụ cười thì ta khó mà buông bỏ họ…”


Tháng 12.2019, nhà văn Trương Văn Dân cùng vợ – nhà văn Elena Pucillo Truong – về Ý để ra mắt tác phẩm Một phút tự do. Tháng 2.2020, để chồng trở về Việt Nam trước, Elena ở lại với gia đình thêm một thời gian. Nhưng rồi khi dịch bệnh bùng phát ở Ý, chuyến bay sang Việt Nam của bà bị hủy, bà bị kẹt lại tại Milan. Từ Sài Gòn, nhà văn Trương Văn Dân đã đặt ngay vé máy bay trở lại Ý trước khi Việt Nam cũng tạm dừng những chuyến bay đi châu Âu. Ông muốn cùng vợ san sẻ nỗi lo, cùng vượt qua đại dịch lần này.

Hình ảnh hạnh phúc thường thấy của vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong

Mối tình Việt – Ý của đôi vợ chồng nhà văn ấy từng dệt nên một câu chuyện đẹp, được bạn văn, bạn đọc ngưỡng mộ. Trước đây, trong căn hộ ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM), hai nhà văn vẫn thường cùng nhau viết văn, dịch sách. Bây giờ, ở Milan, trong một căn phòng nhỏ hơn, nhà văn Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong vẫn tiếp tục cùng nhau viết những câu chuyện từ tâm dịch, cùng nhau đọc sách, nấu ăn, chia sẻ và động viên tinh thần nhau để vượt qua tai ương.

Tôi hỏi họ, có quá lời không khi nói rằng trong mọi tai họa, bất trắc mà con người phải gánh chịu, thì tình yêu vẫn là ánh sáng rực rỡ nhất khiến cho tất cả phải cúi đầu và nhận về câu trả lời nhẹ nhàng nhưng đủ đầy về “định mệnh”, rằng chỉ là hai người đã may mắn được gặp nhau trong sự “đồng cảm, phù hợp và có thể chia sẻ cùng nhau”.

Nhà văn Trương Văn Dân đã xuất bản các tác phẩm: Hành trang ngày trở lại, Bàn tay nhỏ dưới mưa, Milano – Sài Gòn, đang về hay sang?; dịch tác phẩm văn học Ý: Mùa hè tươi đẹp... Còn nhà văn Elena Pucillo Truong có tập tùy bút và truyện ngắn Một phút tự do được trao tặng thưởng Hội nhà văn TP.HCM 2016, tập truyện ngắn Vàng trên biển đá đen nhận được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2019. Các tác phẩm của Elena đều viết bằng nguyên tác tiếng Ý, được nhà văn Trương Văn Dân chuyển ngữ.


Chuyến bay bão táp

Phóng viên: Tình hình dịch bệnh tại Milan nói riêng và nước Ý nói chung, theo quan sát của ông, hiện tại như thế nào?

Nhà văn Trương Văn Dân: Hình ảnh người chết ở thành phố Bergamo được xe quân đội chở đi hỏa táng khiến mọi người bàng hoàng. Nhưng các bạn chắc cũng đã thấy người Ý hát trên ban-công cổ vũ nhân viên y tế và xóa đi nỗi sợ hãi. Người Ý rất nghệ sĩ, nhân văn và là một dân tộc kiên cường, tôi tin họ có đủ can đảm và trí tuệ để vượt qua và đứng dậy sau đại dịch.

Milan – nơi tôi ở – cách thành phố Bergamo khoảng 30km, hiện tương đối ổn. Khi về Ý, tôi có lo lắng nhưng không sợ hãi. Tôi có niềm tin vào tất cả mọi người đang làm việc với ý thức trách nhiệm cao, để tìm ra giải pháp và giúp đỡ người bệnh. Tôi nghĩ, sau dịch bệnh, chúng ta không thể quay về lối sống cũ, tiêu thụ vô tội vạ, gây ô nhiễm môi sinh và phung phí tài nguyên như đã từng.

Xưa nay, con người thường tự phụ là loài thượng đẳng nên tha hồ hủy hoại thiên nhiên, giết chóc lẫn nhau từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Phải thay đổi thôi, nếu không thiên nhiên sẽ mệt mỏi vì chúng ta. Trái đất nóng lên. Băng tan. Nước biển dâng. Hạn hán. Cháy rừng. Bão tố. Động đất. Dịch bệnh…


Hai tác phẩm sắp xuất bản của vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong

* 33 giờ đồng hồ trên hành trình quay trở lại Ý, ông đã chứng kiến những gì?

– Mỗi năm, vợ chồng tôi đều về Ý ít nhất một lần. Nhưng đây là chuyến về bão táp nhất. Dịch bệnh lan tràn khắp mọi nơi, các đường bay quốc tế bị cấm hay hủy chuyến. Cảm giác như chiến tranh lan rộng. Nỗi sợ tràn ngập suốt hành trình. Đến sân bay Roma, tôi có cảm giác như nước Ý đang bị chiếm đóng. Hàng quán đóng cửa, nhân viên an ninh nhiều hơn hành khách vì lệnh phong tỏa. Họ kiểm tra ai đi, ai đến, mọi người đều phải có giấy tờ xác nhận nhân thân và lý do di chuyển.

Chuyến đi khẩn cấp, tôi không có quà gì cho vợ ngoài trái tim và ước mong đến nơi an toàn, nếu không, mọi nỗ lực đều vô ích. Hành trang là một ít sách tiếng Việt và tiếng Ý mua đã lâu mà chưa kịp đọc, vài ký sả, gừng, chanh và một số khẩu trang, nước rửa tay, thuốc súc họng mà tôi được bạn bè tặng hay mua để mang qua tặng bạn bè, hiện nay rất khan hiếm ở Ý.

* Ông có phải bỏ dở những dự định ở Sài Gòn khi chọn trở lại Ý vào lúc này?

– Ở Sài Gòn, hiện chúng tôi có hai quyển sách sắp in: tái bản Một phút tự do của Elena (nguyên tác tiếng Ý:  Un istante di libertà) và tiểu thuyết Trò chuyện với thiên thần của tôi, viết về những tai họa thế giới và giấc mơ Việt Nam. Tôi nghĩ, Trò chuyện với thiên thần nếu in lúc này là phù hợp vì bệnh dịch, ô nhiễm, trí thông minh nhân tạo và những vấn nạn thế giới được viết trong sách. Tiểu thuyết này tôi viết trong sáu năm, dày 500 trang. Chúng tôi còn muốn in một bản dịch Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du) sang tiếng Ý, đã dịch xong, dự kiến in song ngữ.


“Tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ bằng sự im lặng của nhà hiền triết”

* Mới đây, nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) có bài viết, đại khái rằng văn học “yếu  đuối, cô độc và bất lực” trước những vấn đề lớn của toàn cầu, của nhân loại. Ông nghĩ sao, thưa nhà văn? 

– Văn học, theo tôi chỉ đưa ra những vấn đề chứ không phải giải quyết. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ  về khả năng dự báo cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, mọi người chẳng ai nghe tiếng nói của nhà văn đâu. Nói “yếu đuối, cô độc và bất lực” cũng không sai. Trong tiểu thuyết Trò chuyện với thiên thần, tôi có viết: “Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ bằng sự im lặng của những nhà hiền triết. Vì khi trí thức im lặng hay không còn không gian để lên tiếng thì xã hội bắt đầu chông chênh, những sai phạm không còn ai dám chỉ ra. Hậu quả chỉ biết được sau khi mọi sự xáo trộn đã xảy ra, mà khi nhận ra thì quá muộn và quá nguy hiểm”.

Nhìn lại một số đổi thay chính trị lớn trong thế kỷ, tôi nghiệm ra một điều: nơi nào có sự tham dự tích cực của giới trí thức và văn nghệ sĩ yêu nước, yêu sự sống và can đảm đứng lên tranh đấu quyết liệt cho điều mình tin thì ở nơi đó, sự đổi thay mang lại ít bạo lực nhất và xã hội phát triển nhanh nhất.

* Nếu văn chương chỉ còn là sự giãi bày tự thân thì nhà văn cũng sẽ chỉ viết được những điều “quẩn quanh nhỏ bé”…

– Không có người viết nào thoát khỏi cá nhân của mình. Dù có hư cấu đến đâu, một chút người, một chút ta, cũng luôn có bóng hình ta trong đó. Với tôi, những câu chuyện có tính cách “quẩn quanh” thường được tôi viết dưới dạng tùy bút, truyện ngắn. Còn để nói lên những trăn trở về xã hội mình đang sống, dự báo hay nhận định, tôi sẽ chuyển qua tiểu thuyết, viết từ góc độ một nhân chứng, làm một kẻ quan sát và bình luận về những điều trông thấy, chiêm nghiệm.

* Có sự lựa chọn khiến con người phải tranh đấu. Nhưng cũng có sự lựa chọn là từ bỏ khi ta đã thấm thía cuộc đời này. Với ông, trong cuộc đời này, suy cho cùng ta cần lựa chọn gì, từ bỏ gì?

– Trong cuộc sống, có lẽ điều khó nhất là chọn lựa, vì chọn lựa điều này thì điều kia sẽ mất. Nhưng tôi cũng không muốn sống mà phải thỏa hiệp, mang mặt nạ, không thể sống như mình muốn mà phải sống như một kẻ khác.

Sống giả là một bất hạnh. Vì đến cuối đời, thế nào cũng có lúc ta phải tự hỏi mình, sao mình lại phải sống như thế, sao phải quay lưng hay chia lìa với một người mà mình không dám yêu, từ bỏ một cuộc đời mà mình không dám sống. Tại sao mình phải mất thời gian để sống một cuộc đời không mong muốn. Sống mà được “yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét” như Phùng Quán là thích nhất.

* Và theo ông, những điều gì mà một người đàn ông nhất định phải làm để gìn giữ tình yêu, hạnh phúc?

– Trong Trò chuyện với thiên thần, tôi viết đoạn đối thoại có thể thay câu trả lời: “Ba không có công thức. Ba cũng chẳng có câu trả lời về những vấn đề hạnh phúc trong hôn nhân. Nó trừu tượng, to lớn và phức tạp. Cách sống của ba là chia sẻ và đối thoại. Đến với nhau bằng tấm lòng chứ không phải chỉ vì toan tính, chỉ muốn dựa vào, mà không làm điểm tựa. Nói cách khác, ba và mẹ đến với nhau vì thấy có ai đó cần đến mình, để thấy mình hiện hữu và hiện hữu có ích. Tình cảm đó là hạt nhân yêu thương nằm trong mỗi chúng ta và nẩy mầm thành tình yêu.

Con biết không? Điều gắn kết hai con người, ngoài tình cảm ra còn có tiếng cười. Người nào có thể mang đến cho ta nụ cười thì ta khó mà buông bỏ họ…”.

* Cảm ơn ông đã chia sẻ.

 

BÙI TIỂU QUYÊN/PNO (thực hiện) 



 


' đọc tin buổi sáng / leggere le notizie del matino "/ Trương Văn Dân ( Milano ) -- nguồn : http://vanchuongviet.org/

 


Đọc tin buổi sáng
Trương Văn Dân

        

       Leggere le notizie del mattino

      (Tradotta da Elena Pucillo Truong)

 

 

       Alla mattina sorseggiando il caffè

       La tazza è esplosa come fosse colpita da un proiettile.

       Il pezzo di cialda in mano si sbriciola

       Come una casa che crolla sotto una pioggia di bombe.

       Ospedale di maternità, teatro di Mariupol,

       Rifugio di persone innocenti

       Corpi intrappolati sotto le macerie,

Come cristalli di zucchero non ancora disciolti.

 

                      Schermo televisivo improvvisamente oscurato,

 Gocce di liquido nero schizzano sullo schermo.

  Il vomito fa rabbrividire, le spalle tremano

  Cuore cade nell'aritmia, spaventato.

           

                               Le donne abbelliscono la vita?

                               Infanzia futuro del mondo?

 Bambini nati prematuri

 Sulle fosse comuni

                               Scintillante fuoco spettrale.

 

     

                               Bambino orfano disperso

Affamato, assetato nella città assediata.

Ogni giorno cadono centinaia di bombe

        Terra e cielo tremavano.

L'intera città è un mucchio di cenere

       Distrutto da cuori selvaggi.

 Ma come poter piegare

      Un popolo che rifiuta di inchinarsi,

           Di arrendersi?

 

Oh caro bambino!

 Hai corso centinaia di chilometri

 Qui l’infanzia è perduta

Scuole e ospedali sono crollati,

Il vecchio maestro con le stampelle

     Li guarda sconcertato.

 

Questa è il futuro dell'umanità?

La coscienza frantumata sotto l'esplosione.

 

                                 Il politico agita la mano con entusiasmo

Trattative di pace sulle tombe.

                                 I falchi aggressivi volano

                                      Sopra il silenzio dei cimiteri.

 

Sono passati venti giorni.

Il mondo intero è sconvolto.

Tutto il Mediterraneo

             Grande cimitero delle 2 guerre mondiali.

 Tremante,vivendo nella paura.

                                E domani, sarà lo stesso..


     

 

Milano 18 marzo 2022



 

 

  Bệnh viện ở Mariupol sau cuộc không kích        

 

  Hố chôn tập thể ở Mariupol, Ukraine


                                                   

 

   Đọc tin buổi sáng

 

                                       Buổi sáng nhâm nhi chút cà phê  

      Chiếc tách vỡ tung như trúng đạn.     

      Miếng bánh quế trên tay vụn bể

     Như căn nhà đổ sập dưới mưa bom.

      Bệnh viện sản, nhà hát Mariupol

      Nơi trú ẩn của  dân lành vô tội

      Bao xác người mắc kẹt dưới hoang tàn,

      Như  tinh thể đường chưa kịp khuấy tan.

  

     Màn hình T.V. đột ngột tối sầm,

     Những giọt nước đen bắn lên vương vải.

     Cơn mửa rùng mình, hai vai run rẩy

     Trái tim như loạn nhịp, rụng rời.

       

     Phụ nữ làm đẹp cho đời?

     Trẻ em tương lai  thế giới?

     Những đứa bé sinh non

     Trên những mồ chôn tập thể

     Lập loè ánh lửa ma trơi?

 

     Em bé mồ côi lạc lõng

     Đói, khát trong thành phố bị vây.

     Hàng trăm quả bom trút xuống mỗi ngày

     Đất và trời rung chuyển.

     Cả thành phố là đống tro tàn

     Bị hủy diệt bởi trái tim man rợ.

     Nhưng làm sao khuất phục

  Một dân tộc không chịu cúi đầu.

                  chùn bước.

 

      Bé thơ ơi!

      Em đã chạy xa hằng trăm cây số

   Nơi đây tuổi thơ đã không còn

      Trường học, nhà thương sụp đổ,

      Thầy giáo già chống nạng hoang mang.

 

     Tương lai nhân loại là đây?

     Lương tâm vỡ theo tiếng nổ.

 

     Chính khách vung tay hăm hở

     Hoà đàm  trên những nấm mồ.

     Diều hâu hung hăng bay lượn

     Im lìm lặng lẽ nghĩa trang.

 

    Hai mươi ngày trôi qua.

     Cả thế giới bang hoàng

     Khắp vùng Địa Trung Hải

                nghĩa địa lớn của 2 cuộc chiến tranh.

    Đang run rẩy sống trong sợ hãi.

     Và cứ thế, ngày mai...



      Milano  18-3-2022

    

    Trương Văn Dân 




      =============                                         

 

 

 

 

  

đọc thêm: " 2 mẹ con nổi tiếng nhất ' làng văn " / Trần Hoàng Thiên Kim -- nguồn : báo Công an nhân dân

 HẾ GIỚI - AN NINH THẾ GIỚI CUỐI THÁNG - VĂN NGHỆ CÔNG AN

luc luong cong an nhan dan

Hai mẹ con nổi tiếng nhất làng văn

TRẦN HOÀNG THIÊN KIM 


11:12 02/11/2017
Trước khi gặp nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, tôi đã đọc nhiều trang văn của chị, những câu chuyện thấm đẫm tình yêu thương và nỗi khát khao kiếm tìm hạnh phúc, tuổi trẻ. Những tập truyện ngắn và tiểu thuyết như "Cát đợi", "Hậu thiên đường", "Thành phố đi vắng"... cũng đã giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín. Bây giờ, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã lên chức bà nội, là một người đủ đầy danh vọng, tiền tài...


Chị vẫn xinh đẹp và nồng ấm như thế, trong những trang văn và trong cuộc đời. Ở tuổi này, hồi ức về quá khứ, chị vẫn bảo, trong sự trưởng thành của mình, chị phải cảm ơn mẹ, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú, người mà chị vẫn nói vui là "siêu nhân" vì những điều bà làm được cho bản thân mình, cho gia đình, cho con cháu thực sự là lớn lao. Nó đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ và cách sống của chị sau này như một sự cố nhiên bởi chị gắn bó với mẹ, từ ngày bà sinh ra chị, và cho đến tận hơi thở cuối cùng khi bà từ giã cõi đời này...

Trong làng văn, có lẽ ít có cặp đôi mẹ và con gái nào lại có sự tiếp nối tuyệt vời giữa câu chuyện văn chương và câu chuyện cuộc đời như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và con gái, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Nữ nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa IV), Tổng Biên tập Tạp chí Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam).

Nhà văn Ngọc Tú (ngoài cùng bên phải) cùng con gái Thu Huệ và hai cháu ngoại

Bà từng đoạt giải Nhì cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ năm 1962 với truyện ngắn "Một đứa trẻ"; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết "Hạt mùa sau"; Giải B Văn học công nhân 1998 với tiểu thuyết "Hai người con và những con sóng"; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001). Theo nhà văn Hồ Anh Thái, bà là người đã sống hết mình và hết mình cả cho những trang viết trong những năm tuổi trẻ. Một nhà văn viết khỏe, hàng vạn trang sách như vậy phải là một người rất khỏe về trí não mới có thể “cày cuốc” lâu bền trên những trang viết.

Ngoài ra bà còn cho xuất bản một cuốn tiểu thuyết gần 500 trang. Những tập kịch bản phim truyền hình nhiều tập như "Cỏ lồng vực"; "Ảo ảnh trắng"; "Câu chuyện dưới tán lá rợp"... uy hiếp bất cứ ai dám bảo bà chỉ dồi dào sức sáng tạo ở trước tuổi năm mươi.

Nhắc về mẹ, gương mặt nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ  sáng hẳn lên. Trong ký ức về mẹ, đối với chị là cả một phần đời đẹp đẽ và tuyệt vời. Chị bảo rằng, mẹ chị sinh ra và lớn lên ở ngõ chợ Khâm Thiên - Hà Nội.

Thế nhưng, cô gái Hà Nội da trắng mắt nâu nói năng nhỏ nhẹ ấy lại ẩn chứa trong mình một nghị lực và tố chất của một nhà văn là thói quen quan sát và lao vào thực tế. Học xong Sư phạm, không làm việc tại Hà Nội thuận đủ đường, lại xung phong về Sơn Tây dạy học. Những năm tháng tuổi trẻ của bà gắn bó với mảnh đất và con người nơi này.

Bà sống cùng những người nông dân đôn hậu, chăm chỉ. Họ dạy bà đan rổ rá, làm ruộng và chia sẻ muôn vàn câu chuyện và những thân phận. Yêu nông thôn và những người nông dân, sau này, khi quay về Hà Nội, bà vẫn thường xuyên đi thực tế, cho nên, tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú thấm đẫm tinh thần đó, và làm nên tên tuổi của bà.

Nhà văn Balzac đã từng nói: "Hạnh phúc của người mẹ giống như đèn hiệu, soi sáng tương lai nhưng cũng phản chiếu lên quá khứ trong vỏ ngoài của những ký ức yêu thương". Với nhà văn Thu Huệ, chị thường nhớ lại mẹ chị đã trải qua những khó khăn như thế nào, qua những cuộc chiến ra sao.

Thời bao cấp khó khăn kiểu khác, thời bình kiểu khác, nhưng bà vẫn cho ra đời nhiều tác phẩm lớn, để thấy rằng những khó khăn của mình bây giờ không thể gọi là khó khăn, nên phải vượt qua là điều đương nhiên.

Sau này, khi chị làm quản lý, mỗi lần gặp những "nhân vật" đa nhân cách, chị hay nhớ lại những lần xung khắc với mẹ, bởi thời nào chả có người đa nhân cách. Mỗi khi chị phản ứng: "Mẹ, sao ông này, bà kia xấu với mẹ, mà mẹ luôn tốt với họ và không hề nói cho họ biết là mẹ biết hết những gì họ làm với mẹ?”. Mẹ chị chỉ cười nhẹ, nói đúng một câu: "Khi nào bằng tuổi mẹ, Huệ sẽ hiểu!".

Và chị thì thầm với chính mình "Mẹ lại đúng rồi!". Người ta vẫn bảo rằng, các nữ nhà văn thường lấy câu chuyện của mình đưa vào trang viết. Bởi vì phụ nữ viết văn thường đa cảm, và câu chuyện nào chạm đến lòng mình thì trải nó ra trên trang viết. Nhưng, dường như điều này không đúng với hai mẹ con nhà văn Thu Huệ.

Chị chia sẻ: "Đến bây giờ, gần như mẹ và tôi đều hiếm khi đưa nguyên mẫu hay hình ảnh gia đình vào chuyện. Có chăng loáng thoáng đâu đó là những kỷ niệm đẹp hay buồn nếu nó gắn với đời sống của những nhân vật. Nhớ nhất truyện "Còn lại một vầng trăng" tôi bị ám ảnh về bố.

Ngày ấy, bố tôi bệnh và nằm viện khá lâu. Tôi và mẹ dọn hẳn vào bệnh viện sống để cả nhà vui vẻ và thuận chăm bố. Đêm trung thu, bạn bè tôi tổ chức gặp nhau phá cỗ. Ngày ấy, thanh niên sống hồn nhiên trong sáng, phá cỗ đêm trăng là mấy quả bưởi, đĩa hồng ngâm và nước chanh gì đó.

Lũ bạn đến viện thăm bố tôi và có xin phép cho tôi đi chơi, bố vui lắm, bảo con cứ thoải mái chơi với các bạn. Bọn tôi hôm ấy gảy đàn guitar, hát hò tưng bừng đến khoảng 10 giờ. Hà Nội những năm 80 của thế kỷ trước, 10 giờ tối đường vắng lắm. Và trăng hình như cũng tròn sáng hơn bây giờ.

Đứa nào cũng tiếc nếu tan cuộc sớm với cảm giác chẳng bao giờ thấy trăng tròn và sáng thế. Về đến bệnh viện thì cổng khóa, lũ bạn dựng xe đạp xong công kênh nhau cho tôi nhảy qua hàng rào để vào. Lúc đấy, bố vẫn thức, thấy tôi, bố mừng hỏi con vui không, tôi bảo bọn con vui lắm, rồi mang phần về chia cho bố mẹ ăn.

Khi bố ngủ rồi, hai mẹ con ra nhà ăn tập thể của bệnh viện kê ghế ngủ, mẹ trách: "Đi chơi khuya quá, bố lo, trằn trọc ngóng ra cửa sổ suốt". Sau này, bố mất, cứ mỗi trung thu là tôi khóc và hiểu rằng, tháng nào trăng chả tròn và sáng, sao ngày ấy mình lại để bố lo lắng? Và tôi đã viết "Còn lại một vầng trăng" như một kỷ niệm với bố mình".

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú  có tiểu thuyết "Huệ" (xuất bản năm 1964) in hai năm trước khi sinh nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Không hẳn đó là tiểu thuyết bà viết cho con gái, nhưng Huệ là cái tên mà bà yêu thích và có lẽ là sự chuẩn bị trước của bà cho cái tên và sự thành danh của con gái yêu sau này.

Nhà văn Thu Huệ khi được hỏi đến điều này, chị đã cười rất vui: "Có lẽ mẹ tôi yêu cái tên đó, nên có hai “tác phẩm” quý giá nhất của bà, một là văn chương, hai là con gái bà đều lấy tên Huệ. Sau này, mẹ tôi có kể nhiều về thời đi dạy ở Sơn Tây, nhất là khi các học trò của bà tới thăm cô giáo. Riêng về tôi, có vẻ mẹ không bao giờ đặt ra những kỳ vọng lớn phải thế này thế kia mà bố kỳ vọng ở tôi nhiều hơn, nhưng rất tiếc là ông mất quá sớm, khi tôi mới 18 tuổi. Nhưng mẹ là người cưng chiều và yêu thương tôi vô bờ bến, dù bên ngoài, mẹ có vẻ nghiêm khắc và lạnh lùng.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

Do bố làm xuất bản và mẹ là nhà văn nên tôi gần gũi với sách từ nhỏ. Riêng với tác phẩm của mẹ, tôi đọc khi vào cấp 2. Một phần do bản thảo (truyện ngắn và tiểu thuyết) của mẹ, tôi là người đánh máy từ bản viết tay.

Ngày ấy, không chỉ gia đình tôi mà mọi người đọc sách nhiều. Những tác phẩm dày vài trăm trang, chữ nhỏ giấy vàng, ngốn ngấu rất nhanh hết. Bảo sao số lượng sách thời đó tính bằng vạn bản, không phải con số nghìn nhỏ bé như bây giờ.

Tôi không phải là đứa trẻ chăm học và giỏi tất cả các môn, nhưng rất chăm viết nhật ký. Viết xong tìm chỗ giấu vì không muốn ai đọc. Nhà tôi có thói quen viết cho nhau mỗi ngày, và viết riêng. Tôi không nghĩ mình sẽ thành nhà văn, mà đơn giản, chỉ là bản năng quan sát, rồi viết những mẩu ngắn cho riêng mình.

Đặc biệt là bố mẹ không bao giờ hướng tôi sau này làm gì, hay phải trở thành nhà văn. Có lẽ văn chương đã ngấm vào tôi từ những ngày bé xíu khi tôi được mẹ cho đến cơ quan, trại sáng tác, gặp gỡ các cô bác nhà văn nhà thơ lớn. Ai cũng quá quen với danh xưng “cái Huệ con gái ông Chánh bà Tú này!” nên sau này, tôi luôn là “cái Huệ” trong mắt mọi người.

Ngay như bây giờ, tôi đã lên chức bà nội, nhưng thế hệ những nhà văn đi trước mỗi khi gặp, đều gọi tôi là con gái, cháu gái với giọng rất tình cảm như mấy chục năm qua vẫn thế. Nhiều cô chú còn cười “Ngày xưa cô/ chú bế mày vẹo cả tay đấy”.

Trong nhà tôi gần như không bao giờ bàn chuyện văn chương. Có thể do tôi lập gia đình sớm, có con sớm, lại vào đúng những năm miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang thời bao cấp quá khó khăn.

Để tồn tại cuộc sống của một công chức như mẹ, một sinh viên mới ra trường chưa đi làm như tôi và một thằng cu con là cả một vấn đề. Mẹ lại bận đi công tác, rồi việc cơ quan, nên tối về quay quanh thằng cháu ngoại ngày ấy khóc oe óe do cúp điện từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, nước hứng từng xô, bánh xà phòng Liên Xô phải xát tiết kiệm... Không có khoảng trống nào cho văn chương cả.

Sau này, khi tôi đi làm, viết văn, và nhận nhiều giải thưởng, chưa bao giờ thấy mẹ góp ý về câu cú văn chương của tôi, là phải viết thế này hay thế kia, trong khi chính mẹ là một biên tập viên kỳ cựu của Báo Văn nghệ và Tạp chí Tác phẩm mới, sau đổi tên là Tạp chí Nhà văn.

Với tôi, viết văn là được sống thêm một cuộc đời, với thế giới của riêng mình, do mình sắp đặt nhưng lại bị chính những nhân vật kéo mình đi. Tôi chỉ thấy được, thấy mình may mắn và không mất gì khi viết văn”.

Người ta vẫn bảo rằng, người mẹ có khả năng nghe được cả những điều người con mình không nói và người ta cũng bảo rằng, tình yêu của mẹ dành cho con không giống bất kỳ điều gì khác trên thế giới. Nó không biết đến luật lệ, không có ranh giới...

Qua cách nói chuyện của chị Thu Huệ về mẹ, tôi biết rằng bà là người phụ nữ thông minh, dù là người viết văn nhưng bà khá rạch ròi giữa công việc và cuộc đời. Bà đã mạnh mẽ cùng Thu Huệ vượt qua những bão táp cuộc đời. Bà làm nên sự nghiệp giữa một đời sống mà đàn bà bao giờ cũng phải làm nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn để có kết quả ít hơn.

Bà đi bên con gái Thu Huệ suốt những năm tháng dài, ôm chị những khi chống chếnh hay cười rung bụng khi khoe chuyện vui. Và những ký ức về mẹ luôn là điểm tựa để nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ tiếp tục con đường dài phía trước...

Trần Hoàng Thiên Kim

================

" Nguyễn Thị Thu Huệ đam mê cả tình yêu & văn chương " / nguồn: VnExpress ( 01/ 04/ 2022 )