Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

6 ) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong , ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX : nhà văn NGUYỄN MINH LANG [1930 - 2000 hà nôi ] .


thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập biên  90 's  thế kỷ XX :


Nguyễn Minh Lang 
[1930 -  2000 hà nội ] 


...
...
...

vài hàng tiểu sử : 

  - tên thật Nguyễn Như Thiện , quê ở  Hà  Đông ( nay Hà Nội )  . Viết văn rất sớm, cùng lượt  với Thanh Nam, Nguyễn Thiệu Giang  ...  Tác giả  Gái Hà Nội  , Cánh hoa trước gió\ ( tiểu thuyết, 2   tập ) , Chờ nhau kiếp khác ( tập truyện ngắn, viết chung với Thanh Nam  
v. v... 

 -trước 1954,   Nguyễn Như Thiện được đồng hoá vào Quân đội Quốc Gia  cùng với nhà văn Ngọc Giao  v.v ... làm việc tại Nha Tác động Tinh  thần  Quân khu III  ở thủ đô .  Rất nỗi tiếng  qua tiểu thuyết  Gái Hà Nội, tác giả  đưa đời sống tình cảm yêu đương của tác giả  với nữ ca sĩ danh tiếng Tâm Vấn  - bìa sách do Zuy Nhất vẽ khuôn mặt người nữ giống hệt Tâm Vấn ngoài đời.   

- sau hiệp định Genève 1954 VN  bị chia  đội, từ  vĩ tuyến 17 trở ra,  thuộc chính  phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ;  thượng sỹ Nguyễn Như Thiện  [ nhà văn Nguyễn Minh Lang ]  ở lại  Hà Nội cùng với nhà văn tiền chiến Ngọc Giao (  thiếu uý đồng hoá Quân độ Quốc gia )  Hình như Nguyễn Minh Lang  không viết lách gì  ; và ,  không có tác phẩm nào được xuất  bản, kề từ sau tháng 7/ 1954 cho đến ngày qua đời, năm 2000. 

-   thư đầu tiên  đề ngày  10 / 2/ 1996  tới thư cuối cùng 9 /10 /1999 ( vài  lá thư sau cùng của 1999, Nguyễn Minh Lang  không thể tự viết thư, phải nhờ cháu ngoại gái viết ; trước khi qua đời  vào năm 2000 .

-   19 thư của Nguyễn Minh Lang gửi Thế Phong, kể từ lá thư  đấu tiên , đề  ngày  15 / 12 / 1995 tới thư cuối cùng đề 9 / 10 /  1999,  s được đăng  đy đù trong  vài  kỳ . 



1 - Hà nội 15 / 12 1995
     Ông Thế Phong thân

Trước hết xin lỗi ông vì chữ viết xấu . Từ ngày bị xuất huyết não, tôi phải tập viết lại trên giấy kẻ dòng nhỏ này như một học sinh tiểu học .

Gặp lại các ông , tôi rất vui , thấy mình được sống lại những kỷ niệm đẹp đẽ thuở trẻ , thấy hơn bốn mươi năm qua anh em, vẫn nhớ đến nhau  . Thuở ấy, bọn mình mới 20 tuổi, bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình biết bao cảm tính,ngây thơ cả trong đời thường lẫn đời cầm bút .  Thật ngậm ngùi, khi gặp lại, tôi đã thành người bất lực không thể đi dạo phố Hà nội cùng ông ;không thể rủ  ông vào một quán cà phê nhỏ để hàn huyên về những ngày xa cách ; không thể nói được bình thường để hỏi thăm ông về những bạn bè cũ xa gần , còn mất ...

Cảm ơn ông nhiều vì đã để dành cho tôi một chương trong cuốn Những nhà văn hậu chiến 1950- 1954 (*)  của ông . Tôi e không đáng được như vậy . 
----
(*) - tập 4 trong bộ " Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956 ' / Thế Phong, Đại Nam văn hiến  xuất bản ( in rô- nê- ô ) ở Sài gòn vào thập niên 60 's . ( TP chú thích ) . 

Muốn kể nhiều chuyện với ông, nhưng ngày nay, đối với tôi, viết cũng khó khăn như nói . Mong ông thông cảm !

Tôi cũng ước muốn như ông, có ngày chúng ta gặp lại nhau .

Chúc ông và gia đình mạnh khoẻ , gặp mọi sự may mắn  .

 Ông chuyển lời giúp tôi thăm hỏi tới các ông Vũ Hạnh , Vũ Mai Anh , Tô Kiều Ngân , Văn Quang , Thanh Thương Hoàng , mà tôi rất quí . 

                                                                                                  Thân mến                         
                                                                                              NGUYỄN MINH LANG



2 -  Hà nội 10 /2 / 1996 
      Ông  Thế Phong thân  

 Tôi đã nhận được tập thơ quí " Nếu anh có em là vợ "  của ông gửi cho . Xin cám ơn ông nhiều .  Tên nhà  xuất bản và in rất đẹp đã làm tăng thêm giá  trị tập thơ . Sở dĩ tôi chậm hồi âm với ông là vì muôn đọc kỹ mấy bài trong tập thơ đó  .

Với tôi, thơ ông không phải là thơ để mơ mộng mà là để suy ngẫm; có khi đọc hết cả bài rồi để tưởng miên man ; cũng có khi chỉ đọc một đoạn, một câu phải buông sách xuống trầm ngâm .

Có bài đôi nét chấm phá ( Yên Bái ) , co bài rất chân phương ( Rừng mẹ , Bến Hàm
 luông ... )  , có bài dồn nén, xúc tích ( Bài thơ đề tặng  ... ) . Tôi nghe có cái dữ dội của Nietzsche, cái giông bão của Beethoven, cái thở dải của Đỗ Phủ, cái bất đắc chí của Cao Bá Quát. Tôi đọc thấy lời tuyên ngôn về thi ca của ông trong " Mai A Hoang Tím " , nỗi u uẩn của ông trong " Một khúc ca mình : , niềm khát vọng cao đẹp của ông trong " Nếu anhc ó em là vợ "  ... Nhưng tôi nghĩ nổi bật là nỗi đau nhân thế ( Đen , Hai điệu nhạc Calypso và Chiếc nhẫn cưới, Chiều thứ bảy Vũng Tàu ... ) và sự day dứt, trăm trở ca người làm văn  nghễ ( Khúc đơn côi 2, Phục hồi quyền chức là mình  ... ) .

Ông cho tôi chia sẻ ni vui mừng với ông khi tái bản được tập thơ ấy  .Rất mong ông viết được nhiều và in được nhiều .

Chúc ông bà và toàn thể gai đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn . ./.

                                                                                 Thân mến
                                                                           NGUYỄN MINH LANG



3  -   Ha nội  15 - 4- 96
        Ông Thế Phong thân ,

Nếu tôi đọc " Nếu .. . [ anh có em là vợ ] . " bằng tấm lòng của kẻ tri âm thì tôi đọc những dòng thư -nhật ký "  của ông  bằng tấm lòng của người đồng điệu như Chu Mạnh Chinh 
[ Trinh ]  đã viết : " Ta cũng một nòi tình thương người đồng điệu  ..." 

Bây giờ đọc lại những dòng ông viết về D.V. (*)  ngày xưa ở đất Cảng Thơm [ Hong Kong ]  hay viết thư cho ông, tôi chợt nhớ câu của người phương Tây hay nói : "  Nêu tuổi tr biết được nếu tuổi già làđược " .  Tuổi trẻ ai chẳng ngây thơ , nhiều kh dại nữa .  Tất cả đã qua rồi  !  đã trờ thành những kỷ niệm đẹp .  Tôi cũng thề, nhiều khi nghĩ lại  " những chuyện tiền kiếp " mình vừa nuối tiếc,  mình vừa lại giận mình , dao hồi ấy mình lại như thế, như thế  ...Khi xưa ngọc ở tay ta / Bởi ta chểnh mảng ngọc ra tay người " 
( Ca dao )  .  Hình như cụ Khổng nói  : " Người trí không oán trời, không trách người, chỉ trách mình " .

-----
(*)  - ám chỉ nhà văn nữ Linh Bảo [ Võ thị Diệu Viên 1926 -   ],  hiện ở Hoa Kỳ .
TP chú thích .

Tết vừa qua, ở Hà Nội rét quá .  Tôi ở Hà nội mấy chục năm mà chưa bao giờ thấy rét
 thế .   Tôi bị cảm lạnh 2 lần . Lại thêm mưa phùn gió bấc nữa .

Hiện nay, đang mùa xuân ,mưa như bụi   -- thứ mưa như riêng miền Bắc có -- Thanh Nam lúc còn sống , ở Mỹ, đã viết  :

                                    " Nhìn qua khung cửa kính mờ sương lạnh
                                      Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa   ..."

Nhưng trời còn lành lạnh và mọi người đang rủ nhau đi các lễ hội , đông nhất là hội chùa Hương, hội đền Hùng .

Muốn viết gửi ông nhiều, nhưng bệnh tật làm cho tôi viết cũng khó khăn, chậm chạp, ông thông cảm nhé .

Chúc ông bà và toàn th gia đình mạnh khoẻ , mọi sự may mắn .  ./.

                                                                                        Thân mến
                                                                                      NGUYỄN MINH LANG


3  -   Hà nội   21 - 6- 1996
        Ông Thế Phong thân , 

Tôi đã nhận được cuốn " Tam Lang - Tôi Kéo Xe " của ông . Xin cảm ơn ông nhiều và xin được chia sẻ niềm vui với ông . Yuy chưa đọc kỹ nhưng công trình của ông chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai nghiên cứu về lch sử văn học , báo chí Việt nam, nói chung , về Tam Lang nói riêng .  Riêng tôi, muốn đọc kỹ công trình ấy vừa vì nó là của ông, vừa vì trước đây,hồi năm 1950 - 51 , tôi có gặp Tam Lang. Tiếc rằng hồi ấy tôi ít tuổi quá, mới 20, 21 tui ,  ọòn nhiều dại khờ và " điếc ", đứng trước những núi Thái sơn mà không biết . Sau đó , nghĩ lại, hối hận mãi . Tôi sẽ chuyển cuốn sách của ông cho cả ông Ngọc Giao  -- người bạn thân , người đã đi với Tam Lang nhiều năm trước đây, cũng hiểu nhiều về Tam Lang  đọc .   Ông Ngọc Giao năm nay đã 85 tuổi mà vẫn đi xe đạp đến thăm tôi .

Trong câu chuyện, tôi và ông N. Giao vẫn nhắc đến những kỷ niệm đẹp , chúng tôi sống với Thanh Nam và Tô Kiều Ngân hơn 40 năm, trước khi chúng tôi vào chơi Sài gòn .  Tôi nhớ mãi đêm Nô -En 1958 , tôi đi chơi suốt đêm ợ Chợ lớn với Tô Kiều Ngân .  Hồi ấy TKN ở khu Nancy thì phải ! Ấy là chuyện " kiếp trước " ( !)  . Hồi khoẻ vào Sài gòn, tôi đi tìm TKN mấy lần nhưng không gặp . Cả ở Câu lạc bộ Văn Nghệ ở đường Trần Quốc Thảo , cả ở Câu lạc bộ Văn hoá Phú Nhuận .  Nếu ông gặp Tô Kiêu Ngân , nhắm giùm tôi có lời thăm hỏi sức khoẻ, và nói tôi không bao giờ quên những kỷ niệm cũ .

Cả Thượng Sỹ nữa ! mấy chục năm nay không gặp " già Long ". (*) 

----
- tên thật nhà phê bình vă n học Thượng Sỹ, có tên thật Nguyễn đức Long .
TP chú thích . 

Tôi rất phục ông già Chu Mạnh Trinh ( xin lỗi ông, thư trước tôi đã viết sai chính tả tên ông ta  . Cả câu thơ của Thanh Nam nữa, nhớ sai : 

                                   " Nhìn qua khung cửa mờ hơi nước
                                     Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa "

khi dịch 2 chữ " tình chủng "  ra " nòi tình " .  Bản thư pháp ông gửi cho tôi đẹp quá . Chắc người viết cũng thuộc " nòi tình " , nên có vẻ tâm đắc với câu ấy .

Một lần nữa, cảm ơn ông và rất mừng thấy ông đã " hồi xuân "  trong sáng tạo . Chắc chắn sẽ được đọc của ông nhiều nữa .

Chúc ông và gia đình mạnh khoẻ .

                                                                          Thân mến
                                                                      NGUYỄN MINH LANG 


4 -   Hà nội  2 / 8/ 1996
       Ông Thế Phong thân ,

Tôi đã nhận được cuốn " Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến ' của o. Lê Hoàng Long do ông gửi cho  . (*)  Xin cảm ơn ông nhiều và gửi lời chúc mừng ông L. H. Long .

----
(*) - ' Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến / Lê Hoàng  Long" do tôi mua bản quyền và xin  cấp phép xuất bản , cũng như cuốn " Nguyễn Bính, một vì sao sang/ Hoàng Tấn " vậy .
TP chú thích .

Tôi cũng đã nhận được thư vả ảnh chụp các ông họp mặt trong dịp cưới cháu. Vui quá !  Xin chúc mừng ông bà Thế Phong .

Thấy các ông làm việc và gặp gõ như vậy , tôi thèm quá  ! Đối với tôi bây giờ , mọi cái đều " lực bất tòng tâm " mất rồi . Thèm làm việc và gặp gỡ bạn bè quá  ! Nhất là việc viết , in " thoáng" hơn trước , đi lại dễ dàng hơn trước ; hiểu biết của mình già dặn hơn trước ;suy nghĩ của mình cũng chín chắn hơn trước .

Về cuốn hồi ức của ông L.H.Long , tôi đọc rất cảm khái, nhiều đoạn bâng khuâng. man mác nhớ đến một thời tuổi trẻ . Có một chi tiết nhỏ, tôi biết rõ mới dám nói : chương nói về H.T. : có T.V. (*)  vào định cư ở Sài gòn từ năm 1952 , H.T. hẳn biết rõ hơn ai hết, sao đến năm 1954 vẫn ra đón đợi những chuyến tàu chở đồng bào di cư cập bến Sài gòn ? Chỗ này , ô. L.H.L. nhớ nhầm chăng ?

----
(*)  - nữ ca sĩ Tâm Vấn . 
TP chú thích .

Về việc ông nhờ cháu Dũng, tôi không đảm bảo, vì cháu đi cả ngày và hiện đang ở Sầm Sơn .

Hà nội đã qua thang nóng nhất , thời tiết bắt đầu dịu dần . Sắp đến thu !  Mùa thu. mùa của thơ, nhạc, mùa của nhớ nhung , trong đó có nhớ các bạn .
'
Chúc ông bà và các cháu mạnh khoẻ , hạnh phúc .

                                                                                       Thân mến
                                                                                   NGUYỄN MINH LANG


5  -  Hà nội 16 / 9/ 96
       Ông Thế Phong thân ,

Tôi đã đưa  cuốn " Tam Lan g- Tôi kéo Xe "  cho ông Ngọc Giao đọc .  Ông ấy có nói : " bức ảnh Tam Lang in ở bìa 4 không giống và chỗ in bút tích và chữ ký ủa Tam Lang thiếu từ " thời "  làm người đọc khó hiểu . (*)  Đang lẽ " Sách tôi viết đoạn thiếu thời để thân tặng ... " (tr. 4 ) . 

-----
(*)  -  ý kiến của nhà văn Ngọc Giao rất chính xác; nhưng đây là " nguyên văn bút tích của  tác giả " .
Giá mà tác giả Tam Lang còn sống, sẽ chuyển lời đến tác giả, để xem  ý phản hồi tác giả ra sao ?
TP chú thích .

Theo tôi cuốn ấy rất cần cho những người muốn hiểu và viết  văn học sử  Việt nam .  Những bài ấy có gái trị như " Cuộc đời viết văn, làm báo của Tam Lang " do Tam Lang tự thuật ( tr. 23 ), " Tam Lang " của Vũ Ngọc Phan ( tr. 112 ) giúp người ta rất nhiều .

Cuốn của ông Lê Hoàng Long " chạy"  là tất nhiên . Ông cũng thừa biết tên cuốn sách như thế, bìa in ảnh các nhạc sĩ quen thuộc nổi tiếng như thế ; thì làm gì người đọc không tò mò, tôi thấy đôi chỗ ông Long lãng mạn một cách chủ quan, làm giảm tính chất chân thực của câu chuyện đi .  Những cuốn ông gửi cho tôi đều đọc kỹ . Những bài báo ông gửi cho, đọc rất thú vị -- qua đó, tôi được biết tin anh em văn nghệ: một số thì tôi rất kính mến, một số thì tôi có quen biết .

Thấy các ông thường gặp gỡ nhau vui vẻ và hoạt động, tôi thèm lắm .  Và thèm viết nữa . Tôi vân thường nghĩ rằng vào cái tuổi của chúng ta, viết mới vững . Sau từng ấy biến đổi " dâu biển " , sau từng ấy thăng trầm, ngòi bút chúng ta chắc chắn sẽ khác trước .  Vả 
lại , thời gian cũng làm vôn sống, vốn đọc của chúng ta cũng nhân bản hơn , bao dung hơn  . Chỉ tiếc rằng tôi bây giờ " lực bất tòng tâm " mất rồi .

Còn ông, như trước tôi đã nói , tôi vẫn tin ông sẽ viết, sẽ in được nhiều . Ai dám bảo buổi " hồi xuân " trong sáng tạo của ông này kém thời trai trẻ  ? 

Ông chuyển giùm lời thăm hỏi những bạn bè quen biết .  Chúc ông bà vui, mạnh khoẻ .

                                                                                       Rất quí 
                                                                                 NGUYỄN MINH LANG

                                                                                  ( còn tiếp )






Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

5) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX : VÂN LONG 1934 - ]


thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc
gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX :


Vân Long

...
...
....

vài hàng tiểu sử :

-  sinh ngày 6 - 3- 1934 tại phủ Khoái Châu ,  tỉnh  Hưng Yên, Bắc Bộ.

-  bài thơ đầu tiên   Lửa Yên Khê đăng trên tuần báo Đời Mới ở Sài gòn vào 1953 ( chủ nhiệm Trần văn Ân ) .

- hoạt động văn nghệ  ở Hà nội trước 1954, ông là  một thành viên trong Nhóm Văn nghệ học sinh Hoa Phượng , Huyền Giang ( Đào đức Chinh  ) là trưởng nhóm ). Có cả Hương Huyền ( Lê thị Hồng Châu ) , Băng Sơn, Vân Long v.v.  ...

-  ở lại Hà  nội sau Hiệp định Genève 1954  là Vân Long, Băng Sơn, Hương Huyền ,  còn trưởng nhóm bị gọi động viên  vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường, ông ở  lại miền Nam, có xuất bản một tập thơ mang tên Huyền Giang ở Sài gòn .  Nhưng đời binh nghiệp thăng tiến hơn ,  sau này trung tá Đào Đức Chinh  là Tham mưu trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức  . ( thập niên  60 ' s) . Hiện   thi sĩ  Huyền Giang- Đào Đức Chinh định cư ở Hoa Kỳ .

-Trở lại  tiểu sử Vân Long , trước 1954,  đời thường  khi ấy là " cây kéo vàng " cắt  may Âu phục, là  đồng nghiệp với nhà văn Nguyễn Minh Lang,cũng là " cây kéo vàng "   cắt may Âu phục ở  tiệm may lớn  ở thủ đô, cả hai tiệm đều  nằm  trên phố sang trọng hàng đầu ở Hà nội, phố   Tràng Tiền . 

-  Vân Long  còn là  nhạc sĩ chơi  violin  cho Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng  đoàn Ca Múa Kịch Việt Nam .

- ở lại Hà nội sau 1954 ,  ông làm báo và cho xuất bản  thơ + chân dung, bút ký nhân vật +  tiểu luận phê bình văn học  v.v. ...

- tác phẩm  đã xuất bản : Đường vào tim ( 1995 ) -- Ngòi bút với thời gian ( 1997 ) -- Thành phố tôi yêu  ( 1997 ) -- Những gương mặt, những trang đời ( 2002 )   v.v. ...

- từng được giải thưởng văn học  của TW ( trung ương )  và thủ đô Hà nội .

- hiện sống cùng gia đình ở Hà Nội .



-------------



- trong 6 thư + bài viết của Vân Long ,  tôi trích  đăng 2  :
- thư đề ngày 30 / 1/ 1996 .
- thư đề ngày 8 / 5/ 96 . 



1)       Hà nội ngày 30/ 1 / 1996 .
           Thế Phong thân mến , 

Mình bị chín mé ở  đúng ngón tay kẹp bút mất đến gần một tháng không viết được  . Bài tết fải viết thẳng bằng máy chữ (  vốn mình không quen )  , nhưng đến thư thì không thể cho phép viết bằng máy chư . Đang áy náy vì chậm trả lời thì đọc được thư và sách tặng , qua Băng Sơn .  Về, háo hức đọc ngay .  Trước đây mình có ấn tượng về Thế Phong là người mạnh về thể lực, bây giờ mới biết thêm cái mạnh ở suy tư trong thơ Thế Phong .ữữ Rõ ràng là cả một thế hệ thơ trôi qua, người ta chỉ nhớ lại những gương mặt độc đáo ữ Cách tân thơ  thời Thơ mới có nhóm Xuân Thu nhã tập , cách tân thơ Sài gòn 54- 75 có Thanh Tâm Tuyền  . Và bây giờ mình mới biết có cả Thế Phong . Thú thực, mình đã ngán những câu thơ quá nệ vần điệu,  ngọt như nước đường pha loãng, chưa đọc đã trôi tuột  đi, không có sức níu giữ gì  . Ở Thế Phong, hình thức đã đáp ứng nội dung này , tác giả đọc nhiều, có nhiều liên tưởng mạnh mẽ, xa rộng  .  Những điều ấy không chỉ gói vao số câu chữ có sẵn với vần điệu ngọt ngào .  Chúng sẽ rơi rụng đi, bị bào mòn mọi góc cạnh .  Thơ Thế Phong không thể do với ai khác ngoài Thanh Tâm Tuyền .  Sở dĩ Thanh Tâm Tuyền được nhắc đến nhiều hơn vì có hồn thơ hơn , mềm hơn .  Thơ của Thế Phong là dạng thơ trí tuệ , trong những người nhận định về Thế Phong , mình  tâm đắc với ý kiến của Du Tử Lê ; "  ... sản phẩm của ý thức bị dằn vặt dầu nén cao độ, là sức đối kháng  ... .... chạm kề triết lý . " Mình có thể hình dung ra sự khó chịu của các nhà thơ quen lối mòn với thơ Thế Phong hồi đó .  Và sư khó chịu của nhà cầm quyền  với tư tưởng xã hội của T. Phong như trong bài " Nếu anh có em là vợ ".  Đọc tập thơ còn thấy sự nối dài của lớp nhà thơ Hà nội 50 -54 hoà nhập Sài gòn những năm 60, trong đó có người hùng Thế Phong không giống bất cứ ai  :
                                     Soi gương trán nổi gồ ghề
                                     núi non thành quách bốn bề lạnh loang

Năm đo hẳn Thế Phong đang " mạnh" nhất !

Trong lớp làm thơ tuổi mình. mình được các bạn trẻ cho là chịu vận động đổi mới trong thơ . Tuy nhiên , ' lực bất tòng tâm ', sự đổi mới do mình làm không thể kịp với nhận thức . Cho nên tôi chấp nhận và đẩy vào giải thưởng : Nguyễn quang Thiều  ( Sự mất ngủ của lửa  ) sau đó có nhiều người la ó, chỉ có Y Nhi là lên tiếng thừa nhận Thiều .

Năm nay thì nghỉ công việc Hội đồng { Thơ ], tập trung viết báo . Cố gắng viết những cái gần gần với chuyên ngành của mình như bình thơ, giới thiệu sách , chân dung bạn bè, để đỡ pha loãng mình .
Cậu muốn nhìn lại thế hệ mình trong một hoàn cảnh khác, những năm 60 , có thể đọc hồi ký ' Một thời để mất' của Bùi ngọc Tấn  ( NXB Hội nhà văn 1995 ) , nhà văn già đi với CM thì có hàng trăm hồi ký, lớp " trẻ ",  lại như Bùi ngọc Tấn - có thời gian bị " văng ra ngoài quỹ đạo "  mới  nhìn hiện thực báo chí những năm 60 thực hơn . 

 `Nghe nói Thế Phong viết được gần trăm trang bút ký về chuyến đi Hà nội (*),rất kính phục ! Và mong được đọc .  Hồi gặp ở Hà nội ít thời gian quá, chỉ dành cho " bề nổi " . Chuyện tâm tình phải dành cho đêm - 2 người  . Ngoài tết mình sẽ thu xếp một chuyến vào thăm con  ( Biên Hoà ),ế gặp bạn .  Gần đây, mình có bài thơ nói được tâm trạng tụi mình, chép tặng Thế Phong  .

-----
(*) - ám chỉ HÀ NỘI 40 NĂM XA/ THẾ PHONG
Nxb Thanh Niên Hà nội, 1999, tái bản lần 1 vào năm 2006 .
( TP chú thích ) 



                                                        Những ngọn cây

                                        Những ngọn cây
                                                               những ngọn cây cao
                                        Cứ xục tìm chi khoảng biếc
                                        Nên lá tủa ra quyết liệt

                                         Rồi cũng đến tầm ấy thôi
                                         Làm sao có thể thành mây
                                         Vươn tới những miền chưa biết

                                          Lên đó để mà ngơ ngác
                                          Lên đó để mà cô đơn
                                          Để mà run rẩy
                                          Từng cơn lạnh  thấu linh hồn

                                                                       Thân
                                                                 VÂN LONG
                                                                  ( ký tên )



2)    Hà nội ngày 8 / 5/ 96
        Thế Phong thân mến , 

Đọc cuốn tự truyện (*) của ông, mình hình dung ra được cả không khí  văn học Sài gòn  những năm đó .  Nổi lên một Thế Phong chẳng sợ gì ai . nhưng lại nhiều người ... sợ . 
----
  (*) Thế Phong, Nhà văn, Tác phẩm, Cuộc  đời  ( Đại Ngã tái bản, Sài gòn 1970) . 

Dù có chuyện kiểm duyệt, cái sự viết và in lúc đó tự do thật .  Ở Hà nội , nguyên đề tài lược sử văn nghệ một giai đoạn thường là việc của một hội đồng hoặc của Viện Văn học .  Nếu là cá nhân ,phải là vị nào ó học hàm vị đầy mình .

Đặc điểm Sài gòn sau  54 : số VNS  [ văn nghệ sĩ ] tiền chiến chỉ có vài cây đa cậy đề không thành một thế hệ đàn anh đè lên trên .  Chưa đầy 30 tuổi ông đã có thể kể về đời viết của mình, bọn mình 50 tuổi vẫn được gọi là nhà văn trẻ . 

Còn hồi ký muốn in ra phải là Đặng thai Mai, Anh Thơ  ... cỡ ngoài 70 tuổi .

Ngoài thế hệ tiền chiến X.Diệu, Huy Cận, còn thế hệ chống Pháp vừa là đàn anh vừa là 
" công thần ", chủ trì các cơ quan văn nghệ . 

Ngay lớp  " trẻ " trưởng thành sau 1954 cũng có sự fân biệt .  Thí dụ :  Bùi minh Quốc, Ngô văn Phú, Trần nhật Lam được đào tạo qua nhà trường Xã hội chủ nghĩa, mình và Băng Sơn là người lớn lên trong vùng địch chiếm . Giống như con đẻ, con nuôi vậy . 

Bọn mình mang cái mặc cảm ấy dài dài ... cho nên mình hơi ngạc nhiên khi ông mắng mình là " lên mặt " với anh em .  Đố ông tìm thấy người thứ hai nói về mình như vậy ở Hà nội, thường thì là  ...: " ông ấy khiêm tốn đến mức dè dặt về mọi chuyện  " . 

Đọc Thế Phong, thấy hình ảnh ông trong giới văn Saigon cũ là hình ảnh tương phản với tôitrong giới văn nghệ miền  bắc ( mà chủ lực là hai lớp nhà văn chống Pháp và chống Mỹ  ( bộ đội ) . 

Chỉ có họ Kiều (*)  mới khoác cho tôi nhiều tiếng oan như vậy .  Tôi sẽ học ông ở câu này : "... Cho dầu tôi là gì đi nữa , tôi tự vẫn là tôi và sự thực của chân giá trị về tôi vẫn nằm chềnh ềnh ra đó ! " 
( trang 104 )  . 

Về việc của K.L.S.  (**) nói một lần cho xong, và không nhắc lại nữa .  Nếu tôi không biết Kiều không nói về tôi như thế thì không sao mà không bao giờ giải được .  Hay tôi đã nói với cậu ta như vậy ,  thì bóng đã ở chân cậu ta .  Vây cậu ta chỉ có hai cách : Xin lỗi tôi, nếu việc tôi viết đơn nói xấu cậu ta không có sở cứ gì , chỉ là phỏng đoán của cậu ta,hai là chứng minh cho tôi cái điều cậu ta nói là có sở cứ  . 
Mà điều này thì tôi bảo đảm K.L.S không bao giơ làm được . Vì bình sinh, tôi chưa bao giờ làm các việc khốn nạn đó với bất cứ ai  !

----
 (*) + (**) - Kiều,  K.L.S. đều là Kiều Liên Sơn [ Dương đức Dzư 1936 - 2006  Hà nội ) .
( TP chú thích ) . 


Tôi chỉ tiếc cho ông ngần ấy năm mới tiếp cận Hà nội một lần , còn thì toàn nghe về Hà nội qua nguồn tin đó  . Từ lâu, Kiều chỉ là một người làm báo, đi bên lề của làng văn , không tránh khỏi cái nhìn bị khúc xạ, không còn chuẩn xác .  Ông có thể biết về B.Sơn, về tôi, qua Ý Nhi, T Hoài Dương [ Trần Hoài Dương ], Hoài Anh , Hoàng Hưng ... chẳng hạn ! Sẽ đúng với diện mạo bọn tôi hơn  ! Biết nhau  không phải chỉ ở sự lâu năm, mà qua những đồng cảm . 

Tôi đã chuyển  cuốn tự truyện (*) của ông qua Băng Sơn .  Băng Sơn vừa có một niềm vui lớn : Thư viện Hà nội tổ chức hội thảo về tuỳ bút Băng Sơn .  Trần lê Văn tham luận mở đầu, tôi khoá đuôi , hội trường đông chật .  Báo mình ( Sức khoẻ & Đời sống ) cũng giới thiệu cuộc đó một cách trân trọng . Gần như số báo nào mình làm đều, đưa bài Băng Sơn vào .

Mình gửi lời thăm bà xã nhé !

Tôi tìm hình ảnh bà trong hồi ký của ông mà không thấy , chắc sau này mới gặp . 

Nếu tôi cùng vào đó với ông ( 1954 ) , chắc cuộc sống của tôi không khác là mấy . Vì tuy có gia đình lớn, mình vẫn " tứ cố vô thân " , không có nh chị em họ hàng " thuần chủng " .

Minh có chút gì như bây giờ, nhiều lúc fải như Câu Tiễn vậy .

Lúc nào xếp sắp, ra chơi một chuyến nữa nhé ! 

                                                                  Thân , 
                                                                VÂN  LONG
                                                                   ( ký tên ) 


                                                 ---------------------------------------------------


                                                kỳ sau : NGUYỄN MINH LANG 

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

4) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong,ở thập niên 90 's, thế kỷ XX : nhà văn Băng Sơn [ 1932 - 2010 Hà nội )


thư của  trên 30 người trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, 
ở thập niên 90 ' s , thế kỷ XX :


 Băng Sơn 

...
...
...


thư của Băng Sơn gửi Thế Phong


Hà nội ,  đêm 4 - 11 - 97

Thế Phong yêu mến ,

Nhận được thư cậu  trả lời ngay .  Cứ định ít ngày nữa mới viết thư cho cậu , vì còn chờ đúng vào ngày nào đó , bào BS in năm nay hơn 400 .  Đến nay mới chỉ 392 , cũng đành viết cho cậu vậy .

2 cuốn sách của cậu , mình đã nhận được .  Cô Hồng Châu cũng viết thư cho mình là đã nhận được của anh Thế phong gửi cho .

Đúng là độ này BS bận quá , không rỗi một ngày nào.  Chẳng qua là tự hành mình , tự bóc lột mình mà thôi ,và cũng vì bạn bè yêu mến cứ nói : " ông cho báo tôi 1 cái tuỳ bút số tết " , thế là  tự ăn tết sớm một mình  ngay từ cuối mùa thu . Sáng  sáng đi các báo , chiều gõ máy chữ tới khuya,lại hì hục viết, đương nhiên chỉ viết những cái gì có trong đầu , mà không nhận viết những cái gì phải đi lấy tài liệu, tìm hiểu , mất công lắm .

Đã có khoảng 40 tờ yêu cầu như thế , và đã viết xong , khoảng 20 bài về tết V.N.  , phần lớn chỉ chờ đến 15 / 11 mới gửi , gửi sớm quá , báo quên mất . Nhưng mình , thì còn viết sớm mới đủ kịp .

Phải nói thật , loạt bài năm nay sẽ rất khó in sách  , vì toàn là lặp lại những vấn đề , những đề tài đã viết trước đây , có điều viết lại, thêm bớt cho phù hợp , đương nhiên vẫn không được bôi bác , vẫn phải là loại đọc được .

Lắm hôm mệt phờ ra nhưng vẫn phải tự cố gắng . Tết có bài thì vui , phải không , đến  ngoài giêng , tha hồ thung thăng , sẽ không ân hận vì cái lười của mình . Mà cậu thừa biết , chỉ lười một chút là mất một đêm, mất một năm luôn , tiếc cũng muộn .

Hơn nữa cũng đang có đà , vả lại không viết sẽ bị chê là thằng cha BS.  chắc " cỗi " rồi chăng ?  mà mình thì chưa muốn cỗi , không muốn bị chê cười . Chứ còn cái danh cái vọng thì cũng chỉ là phù du cả mà thôi .  Mình chăng thể làm giàu bằng ngòi bút được  . Đủ ăn là được . Còn cái danh thì có lẽ anh cầm bút nào lại không thích một tí , nếu không thích danh thì đề cái tên mình vào đấy làm
 gì ? Đúng không : với cậu , thằng hiểu đời như cậu , mình bộc lộ thế đấy, vải thưa chẳng chê nổi mắt Thế phong , có tên là thằng Tường , có nghiã là tinh tường như cậu .

Mình cũng thường lẩn thẩn , đã mang cái nghiệp này ,  nếu không để lại cho đời được dăm ba câu , thì quả là vô tích sự . Cứ " lách ", cứ mưu cầu nhà cửa , rồi tiền nong như một ông bạn chúng ta , thì rốt cuộc , cuối đời sẽ thành cái gì , hay là sẽ là con số không khổng lồ, người ta  quên anh ta như quên một nắm cỏ ven đường . Và thực sự đã bị quên lâu nay rồi , vì có viết được cái gì đâu ( từ nay đến lúc chết thì chưa biết thế nào , chờ xem ) .

Không hiểu tôi quan niệm như thế có cực đoan không , có " láo " không ? Nhưng có nhiều thằng bạn, bảo tôi rằng đến bây giờ : " tôi có thể yên tâm mà chết được rồi đó  " .  Đó là khen hay chê ? nói như VTV3 khi phát chân dung BS , lời bình có đoạn : " ... thế kỷ sau phải  biết ơn Băng Sơn  ... "  -- không hiểu có phải là lời động viên cho mấy nghìn đêm liên tục mình thức đến rã rời không ?

( Hôm 6 - 10 - 97 -- thứ hai 12 g 30 trưa VTV3 phát mục " tác giả tác phẩm "  ;  " Băng Sơn & Hà Nội " , chắc cậu không xem ?

Giá cậu tham gia viết về những năm tháng SG mấy chục năm nay , thì chắc chẳng kém gì tôi viết về Hà nội ? Sao không làm đi . Xé lả ra từng bài vài ba nghìn chữ , như từng chương; rồi in sách vẫn được cơ mà .  Bút lực cậu là dư thừa .  Sức lực cậu lại gấp mấy lần tôi . Đừng có bảo là
khó . Đừng coi là viết báo , mà là viết sách; nhưng in trước trên các báo rồi in sách sau , hoàn toàn văn chương mà không cần tân văn, bỏ quên thế sự không theo thị hiếu ; vẫn được cơ mà . Những uỳ but và đầu sách của tôi là tôi làm theo kiểu đó đấy bạn ạ .

Có thực dụng không ? cho biết đi . Cách đây 3 ngày tôi nhận được NXB Hà Nội báo đến lấy cuốn
 " Cái thú lang thang " này .  Biếu cậu trước, cả các bạn Hà Nội , tôi cũng chưa biếu ai . Cậu đọc cho vui . Hay dở thế nào chưa biết ,nhưng NXB yêu cầu gửi tiếp bản thảo khác  để in tiếp , nhưng tôi chưa có  .-- vì vừa xong một cuốn gửi cho NXB Phụ Nữ và 1 cuốn cho NXB Kim Đồng . [ Và ] , 1 tháng nữa , cuốn  in ở NXB Thanh Niên sẽ xong , cũng khoảng 350 trang . Sẽ gửi cậu .  Cuốn này được hơn 2 triệu , mua [ thêm ]  50 cuốn mất 1 triệu . Còn 1 triệu đua cho vợ  vui , vì  hàng ngày mình vẫn có tiền đều đều  -- kiểu này coi như ngoại lệ , tiền bắt được , thế thôi . Thích là có sách để tặng bạn bè .

Cậu thông cảm, BS. lao vào viết như vậy, nên thì giờ ít quá  . Lắm lúc ước ao giá mình đang ở tuổi 40, mà không phải là 65 như bây giờ thì thích biết báo ! Đành chạy đua với thời gian mấy năm còn lại vậy .

Cón cậu ?  Hay là buồn vì cuốn " Hà nội ... "  (*)  chưa ra đời ? Kệ nó ! Không cần sốt ruột . Cứ viết ra đi , rồi có lúc in không kịp cho mà xem . Phải viết, đó là căn bản , tôi vẫn là cậy  bút "sớ dách "
( N. 1) ở Hà Nội đấy , không như  ông bạn kia đâu : mà chính là vì "  cố gắng viết " đấy thôi .

Hà nội đang thu . Cực đẹp  , thức đêm thật thú , không nóng , không lạnh . Từ 12 giờ đêm , không một tiếng động . Còn cậu thì sao ? Đời sống, gia đình vợ con , kinh tế ... cậu hơn tôi là cái chắc .  Tại sao lại không viết hở thằng Tường ?

Nhận được sách , báo cho biết nhé . Mình không đủ sách để biếu các bạn ở SG. , cậu xin lỗi hộ ( nếu có ai biết sách ấy )  .

 Chờ tin cậu nhiều .

cho lời thăm chị Thế phong và tất cả các cháu  .
 Vẫn nhớ những ngày ở SG. cậu cho tôi bay đi khắp SG. 

                                                                                                                     BĂNG SƠN
                                                                                                                         ( ký tên )
                                                                                                                       Đ. T . 8263374

--------
(*) - cuốn " Hà nội 40 năm xa / Thế Phong ", 
viế t xong từ 1995, qua 5 nhà xuất bản để xin cấp phép , 
đều bị từ chối . Riêng Nxb Thanh niên, lần thứ 2 , thì Trưởng chi nhánh
Nxb Thanh Niên ở tp. HCM, ông Thái Thăng Long đồng ý cấp phép ;
 tôi cho xuất bản vào 1999., tái bản 2006 . 
(TP chú thích ) . 



 Hà Nội 31 - 1- 1999

Thế phong thân ,

Nhận được thư cậu . Mừng là cậu đang lấy lại sức làm việc . Khá lắm . Hoan hô .

Còn 15 ngày nữa là Tết  . Hôm nay, vừa nhận được cuốn sách do NXB Thanh Niên mang đến - cuốn " Thú ăn chơi người Hà nội " ( tập 3) - 520 trang , còn thơm mùi mực .

Sẽ gửi sách cho cậu xem  , và mình mua lại 50 cuốn  của NXB . Chờ nhé .

BS. đã viết xong tết . Lại cày cho các báo sau Tết . Nghĩa là như nông dân, hết vụ này liên tiếp sang vụ khác . Cũng vui . Sống được .

Hy vọng những cuốn sách đến tay cậu , không làm cậu thất vọng chứ ?

Tôi không ganh đua với ai  . Cứ lặng lẽ mà viết thôi . Ai muốn tự cho là hơn tôi, tôi xin nhường luôn .
Và thế là có nhiều bài và sách ra đời đều đều . Vui chứ !

Cậu rỗi rãi , cứ viết thư  . Tôi mong chờ thư cậu  ...

Cho hỏi thăm phu nhân và cả nhà . 


                                                                                                   Hẹn thư sau
                                                                                                     BĂNG SƠN
                                                                                                        ( ký tên )
      tháng này họp ở các báo khá nhiều.
      Đang mùa thu hoạch mà  . Đừng chê nhé!                                                                                                 
                                                                                                    66 Lê văn Hưu


                                         ---------------------------------------------------



                                                                                           kỳ sau : VÂN LONG







Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

3 - thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s , thế kỷ XX : nhà văn Băng Sơn [1932 - 2010 Hà nội ]

 



thư của trên 30 nhà văn trong  nước + ngoại quốc gửi thế phong, 
ở thập niên  90 's thế kỷ XX 



Băng Sơn 

...
...\...


thư Băng Sơn gửi Thế Phong


Hà nội    0 g 40  22 - 1 - 96

Thế Phong yêu mến

Đã nhận được sách cả thư và hôm qua nhận được thư tiếp theo nữa . Xin lỗi nhiều vì không viết trả lời cho cậu . Đúng như cậu nói . Mình nhiều việc quá . Đêm nào cũng thức mà chẳng bao giờ hết việc  ,  chẳng bao giờ xong cả . Mấy hôm nay lại còn tham gia vào cuộc thi liên hoan biểu diễn văn nghệ của trẻ em thiệt thòi ( trẻ em mù loà , câm , điếc , què , cụt , thiểu năng não , kẻ lang thang , mồ côi , bỏ nhà đi , con liệt sĩ ...  v.v ... ) . Gọi là tham gia nghĩa là đi xuống 18 cơ sở xem các cháu tập hát múa, đóng kịch , hỏi về thân nhân , xem về hoàn cảnh  ... để viết bài , chứ mình không ở ban tổ chức , cũng không  ở Ban Giám khảo , càng không phải là người lên sân khấu .  Nhiều cái hay lắm , thêm vốn sống đấy .  Xem các cháu hát, đóng kịch mà không cầm được nước mắt .

Còn bài tết thì xong từ lâu rồi . Lác đác đã có báo ra số tết , mình chắc sẽ có nhiều . Tổng kết năm 1995 in được  345 bài, và đến hôm nay ; 21 ngày đã in 25 bài .

Cả nhà mình đều khoẻ , vui ,  yên ổn . Báo Thương Mại, chỗ thằng con  mình  làm việc ( nó là Trưởng phòng Phóng viên ) bị đình bản mất 6 số .  Đến hôm nay mới có quyết định cho ra lại , kịp ra số tết . Chúng nó cũng lao đao . Chuyện của mình tạm xong . Bây giờ đến chuyện cậu . Đến NXB Văn  Hoá , Quang Huy đi Sài gòn , nên chưa gửi sách cho cậu ấy được  .  Vân Long cũng thế, chưa gặp .  Vài hôm nữa sẽ gửi xong .  Cũng cám ơn cậu đã [ viết thư ] và gửi sách cho Hồng Châu , chắc cộ ấy mừng lắm vì vẫn còn người nhớ đến .  Cô ấy bất hạnh hơn húng mình nhiều lắm .  Đó là một an ủi lớn của cậu đấy .

Tập thơ của T.P. đẹp quá  (*)  nghĩ mà thèm chả biết  đến bao giờ mình mới in được cuốn thơ như thế, mình thắp nến lên mà đọc  thơ cậu một mình, trong cái rét 12 độ của đêm Hà nội thật êm ả, vậy mà xáo động cả tâm hồn .  Nhiều ý lạ ( dù chữ thì không lạ ) . Mình đọc hoàn toàn với tâm trạng 1 người làm thơ, chứ không là nguồi bình thơ , nên không có kiểu khen một tí,. chê một tí cho phải đạo .  Cậu vui lòng chứ  !?   . Chúc mừng cậu và chúc mừng luôn việc phát hành được, để lấy tiền trả  ... vợ .   \
 ( nói luôn cho khỏi quện , cho liền mạch ) : bà T.P. đẹp nhỉ, có vẻ sang nữa và còn trẻ lắm .  Lại thêm cớ để chúc mừng cậu, cả vợ chồng con cái cậu luôn   ( tình yêu của kình với  M.P.  cũng đẹp lắm
 đấy  . )  (*)   .

------
(*) - đó là tập thơ NẾU ANH CÓ EM  LÀ VỢ / THẾ PHONG,  Nxb  Văn Học ( Hà Nội ) cấp phép xuất bản, nộp lưu chiếu tháng 1- 1996  - bìa : Trần Nhật Thu  , Phác hoạ chân dung tác giả : Vị Ý ,  Phụ bản : Phan Ngọc Diên , ảnh chụp tác giả : nhiếp ảnh gia Vũ Hân .  Kích cỡ sách 14, 5 x 20, 5  dày 172 trang .
(**)  - Mai Phương là một ca sĩ ở Hà Nội trước 1954,  cùng đợt với nam ca sĩ Thanh Hiếu, nữ ca sĩ Thanh  Hằng ...  , sau khi lập gia đình với  Băng Sơn;  tác giả có bút  danh  MAI BĂNG PHƯƠNG .  
( TP chú thích )

Cậu và Quang Huy   (*)  gặp nhau ở SG  chắc nhiều chuyện, nhất là những gương mặt bạn bè, có thể nào thiếu được ; phải không  ?

Đọc lá thư mới đây của cậu , mình thù thực là lo sốt vó  . Vì từ khi cầm bút tới giờ, mình chưa lần nào đi phát hành  sách của mình cả . Nhưng đến dòng tái bút của cậu thì mình lại buồn cười, và mừng cho cả cậu và mình .  Thế là mình không phải làm cái việc thiên nan vạn nan ấy .  Mà mình biết chắc rằng Phát hành Sách Hà Nội không đời nào chịu mua thơ đâu; may ra họ mới nhận ký gủi, vì thị trường Hà Nội bây giờ  không phải là thị trường của thơ .  Các nhà XB rất sợ in thơ , phát hành cũng sợ , bổi người đọc quá dửng dưng với thơ ( có lẽ tại thơ thôi , riêng Nguyễn Bính vẫn bán được )  .

Còn vế Phương Quỳnh mình cũng có biết, có gặp nhau một vài lần , nhưng lâu nay mình rất ít làm quen với phụ nữ -- nên  với P.Q. cũng chỉ là xã giao rồi không quan hệ gì.  Chỉ biết đó là một cô gái đẹp , hình như có hẩm hiu .  Ông Hoàng  Cầm  [ thi sĩ Hoàng Cầm ]  ( 70 tuổi )  ngỏ lời cầu hôn . P.Q. từ chối . Có lẽ P.Q. có bản lĩnh ?  Mà cũng lạ , ông H. Cầm đã già, hom hem, ốm yếu thế, không biết mình, lại làm chuyện mình cho là dớ dẩn, cô ấy đang Retour d ' âge , từ chối là phải .  Ông Hoàng Cầm, năm 1954, khi mình với M.P.  [ ca sĩ Mai Phương, phu nhân nhà văn Băng Sơn ] sắp lấy nhau, ông ấy cũng định tán tỉnh, ngỏ lời vơi bà M.P. nhà mình , lúc ấy M.P.  mới 22 tuổi và ông Hoàng Cầm trên 30 .  Bà M.P. kể  cho mình biết , nhưng cũng lờ đi cho vui vẻ . Nay mình cũng quen Hoàng Cầm, gặp nhau luôn, không có v/ đề gì  .

Cậu in được thơ là vui . Còn thu tiền về chắc là lâu  , câu dầm và vụn vặt đấy .   Bỉ sắc tư phong, đành vậy, phải không ?  Mình thì không thể , vì không có tiền, cũng không muốn vay ai , rất yên tâm để thở  , nằm ngủ kỹ .  Mình đã chọn xong 200 bài tứ tuyệt, lấy tên là BÓNG HỒN ( có đươc không )  chọn, đánh máy vài bản, chơi cho vui, chứ không định gửi đi NXB nào cả , và cám ơn cậu đã gợi ý, là in vi tính . Nhưng có lẽ mình cũng  không in vi tính, vì vẫn không phải là xuất bản một cách công khai, đường đường chính chính  . Bổi mình in lẻ tẻ cũng đã rất nhiều, gây được khá ấn tượng , nên cũng chẳng có gì buồn hay sốt ruột nếu thơ còn nằm trong ngăn kéo mấy nghìn bản .

Mình vừa hoàn thành 2 bản thảo văn xuôi .

1 - " Nghìn năm còn lại "  gồm  hơn 40 tuỳ bút . 200 trang đánh máy ( in ra khoảng trên 300 trang )  nhà XB Hà Nội đã nhận , hứa sẽ xuất bản trong năm 1996 và đã đưa ngay vào kế hoạch . Họ sẽ mua bản quyền , mình không phải lo gì về tiền nong hay phát hành .  Chỉ lĩnh nhuận bút là xong .

2 -  cuốn " Nắng lưu lạc " gồm 100 bài đoản văn , nếu in ra được, khỏng 200 trang in , chưa đi rao bán ở đâu cả .   Loại này chắc sẽ bán bản thảo được. Nó là cuốn thứ 4 loại này của mình .

Nóng lòng chờ cuốn sách về Hà Nội của ông (*) để  lại thắp nến mà đọc, như một bài tứ tuyệt của mình :

     Nửa đêm thắp nến gọi ma về
     Mưa cũng vào theo lấp loáng mê
    Tay gió cào ghê khung cửa sổ
    Giật mình nghe quạnh bước xuân đi . 

Cậu cũng là thứ ma như thế đấy .  Tôi chờ mong . Cậu viết một mạch xong nó , kể bút lực còn mạnh lắm , hiếm gì lão tướng Liêm Pha , Tương Như  , Hoàng Trung xưa  , cho nên rất  vui mỗi khi nhận được thư cậu . Còn các bạn khác , người bỏ bút ,  người viết thi thoảng , người viết khô khan  , người viết chính trị ... mặc họ mà thôi , phải " Cái quan định luận "  chờ phút ấy, phải không ?

--------
(*) - ám chỉ " Hà nội 40 năm xa / Thế Phong " 
        (TP chú thích )

Có lần  Vân Long  "phê " mình là " gỗ đá hay sao mà không quan tâm đến nhiều thứ, kể cả vào " Hội Nhà Văn " .

Đâu phải gỗ đá, nhưng đường đi của mình hoàn toàn khác  Vân Long , mình thiền một chút  , Lão Trang một chút  ... mình ít quan tâm đến các hư ảo ấy , lao vào viết , và cũng chỉ viết những gì mình thích nhất  , như vậy cậu bảo có đúng không ? Lần khác V. L. [ Vân Long ] bảo mình chỉ viết những cái lặt vặt ... thế mà nay cái lặt vặt ấy lại là một Băng Sơn đấy , mấy trăm tuỳ bút, bao đoản văn, đã in được 5 cuốn, sắp thêm 2 nữa , và trên báo chí thì nó trở thành thể loại đặc biệt , rất B.S. không giống ai và không ai giống được .  Không phải là trách V.L. [ Vân Long ]  đâu, chỉ là cậu ấy không hiểu thôi , mà đường đi mỗi thằng một khác mà thôi ,như Kiều [ Kiều Liên Sơn ], như
[ Mọc  Đình Nhân ]  vv ... mỗi thằng có cách sống riêng, tuỳ họ .

Chưa hiểu đến bao giờ tôi với cậu lại gặp được nhau lần nữa ?  Cậu khoẻ hơn tớ nhiều , chứ tôi khó mà có điều kiện để thêm một lần nữa vào SG nữa .  Độ này nơi nào mời, bị đi bằng cái ô-tô có máy lạnh kín mít, thêm mùi nước hoa hắc quá, là về phải nằm 1/2 ngày mới tỉnh táo lại được , nên đi đâu  đã thấy ngại , đành khai thác vốn đi ngày trước và vốn sách vở này, nhất là mảng vốn lang thang 50 năm nay ở Hà Nội .

Tôi gửi kèm đây 1 bài tuỳ bút mới viết, chưa in ở đâu cả, cậu đọc cho vui .

À bà T.P. [ Thế Phong ] có thích văn chương không ? còn ủng hộ thì chắc là ủng hộ cậu rồi , hẳn là thế .

Hà Nội mấy hôm nay rét đậm . Bắt đầu có mưa phùn, hoa đào đã lác đác nở trong mưa  . Nên , nếu anh có gửi nắng ra đây thì  vẫ là  vô cùng quí báu , cái nắng S Gòn vàng rộm , chói chang ,  khác hẳn cái tê tê của Hà Nội mưa xuân giăng mắc đấy trời một cách quyến rũ mệt mê tâm hồn . Tôi đang sắp xếp thời gian để vài hôm nữa đạp xe lên vùng hoa Nhật Tân , Quảng Bá lội vào vườn đào xem hoa nở nhá ., một cái thú đến gai người của mùa  đông Hà Nội , của xuân sớm đấy, bạn ạ .

Đêm qua vừa viết xong 1 bài theo yêu cầu của báo Nhân Dân ( về vấn đề văn hoá dân tộc ) . mà đêm mai phải viết về các em bé tật nguyền, nên đêm nay là dành riêng để viết thư cho cậu đấy , dài
 thế , đọc có sốt ruột không , nhất là chữ tôi lại xấu .  Cố mà đọc nhé . Bởi không phải tự nhiên, hay với ai tôi cũng viết thư như thế này đâu T.P. ạ ,mà đây là những điều tâm sự , có lẽ chỉ dành cho tri âm lai hỷ ở một phương trời mịt mùng dấu chim tăm cá, bỗng mà tìm thấy lại nhau.

Em trai Dương Vi Long (*) ( bạn viết xưa ) vẫn ở ngoài này .  Hôm qua cậu ấy vừa đưa Trần Hoài Dương ( chắc cậu có nghe cái tên nhà văn [ viết] cho thiếu nhi này ) ở S.G. ra, đến thăm tôi, rồi lại bay về S.G.  ngay buổi trưa ấy .

------
(*) - Dương Vi Long ( VY)  là bạn viết cũ ở Hà Nội của chúng tôi , bạn thân nhà văn Nhật Tiến, ...  Anh vào Nam năm 1954,  đã từng là  Dân biểu của VNCH , hiện định cư ở Mỹ thì phải ? 
( TP chú thích )  .

Thôi, có lẽ hẹn thư sau , viết tiếp ,  tôi sẽ kể chuyện tết cho cậu nghe .  Cho tôi hỏi thăm đấy thân tình  đến chị T.P.  [ Thế Phong ]  đến tất cả các cháu : rằng có một ông già ở Hà Nội , luôn luôn nhớ về cậu và gia đình cậu  trong này , dù hắn ta vẫn phải ngày ngày viết để kiếm sống, mà chỉ viết được trên giấy có dòng chữ kẻ sẵn như những tờ giấy này .

Nếu bình thường, thì tết này tôi sẽ có mặt ở khoảng trên 30 tờ báo tết , với nhiều thể loại và cả nhiều bút danh phụ nữa nữa .

Chờ sách của cậu , cũng chờ tin cậu .  Còn  nếu tôi ít viết cho cậu ,  mong được thứ lỗi nhé  , lúc nào cũng nhớ  đến thằng cha  " Bốc xơ "  và thi sĩ ấy mà  . 


                                                                                             Yêu mến cậu nhiều
                                                                                              2 giờ 30 ' đêm 

                                                                                              BĂNG SƠN
                                                                                               ( ký tên )


nhân tiện, gửi chùm thơ tứ tuyệt này
là thơ tôi phải chép tay để đọc ở cuộc họp mặt
các nhà thơ với tạp chí  " Người làm vườn " gần đây.
Rỗi thì đọc cho vui .
BS.


                                                                                                                    ( còn tiếp )

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

2) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s , thế kỷ XX : nhà văn Băng Sơn (1932 - 2010 Hà nội )

t

thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc
gửi Thế Phong, ở thập niên 90 ' s , thế kỷ XX :

Băng Sơn 
...
...
...


 thư Băng Sơn  gửi Thế Phong



Hà nội 15- 12- 1995
Thế Phong thân

Đã nhận được thư T.P. đề ngày 10 - 12 và cả 1 lá thư trước đó . Chậm trả lời, bởi phải kéo cày trả nợ các báo, bỏ lỗi cho mình nhé.

Rất cảm ơn Ông là Ông vẫn nhớ đến ngày 18 - 12 sinh nhật của thằng cha này ; trong khi có những bạn thân ở Hà nội cũng chẳng nhớ đến . Thì ra khi đã có tình với nhau rồi thì nó khiếp thật đấy, vượt cả thời gian và không gian .

 Bạn báo tin về thơ xuân và bài tuỳ bút, mừng lắm . Nhưng mừng hơn , có lẽ là cuốn sách về Hà nội  của 1 người sau 40 năm mới trở về  ( Hà nội 40 năm xa . . . / Thế Phong ) , hẳn nhiều cảm xúc ,nhiều suy nghĩ mà những đứa ở lì 1 chỗ như mình, có hơi chai lỳ ra, không viết được . Liệu bao giờ có
sách ?

Tôi gửi ông cuốn sách này, mà hôm ông ở ngoài này, chưa có  . Sau khi ông về, 10 ngày sau NXB mới mang sách đến mình.  Đọc cho vui nhé . Đây cũng là 1 nét Hà nội đấy . Mình dùng gần hết số nhuận bút để mua sách tặng bạn bè  , nhưng cũng chỉ biếu được mấy chục người thật thân, thật quí mà thôi . T.P. là một trong số những người ấy .

May ra, cuối năm mình ra được một cuốn khác nữa , nếu có , sẽ gửi biếu ông sau .

BS. vẫn  đang là quán quân trong số ít người có bài đăng đều trên các báo ở ngoài này . ông xem, có ai, từ đầu năm đến giờ ( còn 15 ngày nữa mới hết năm ) đã in được 335 bài trên nhiều báo không ? Khoe 1 chút cho vui, nhưng không phải là nói khoác đâu.  Tuy vậy, có lẽ vẫn còn thua xa thằng cha T.P. đấy nhỉ  , vì nó viết ghê lắm , có hơn tháng mà xong cuốn sách về Hà nội thì đáng gờm đấy . B.S. xin thua .

Xin tạm coi cuốn sách này là quà Giáng sinh nhé, vì mình có thói quen mà một ' anh nhà quê " ít dùng thiếp chúc mừng trong các dịp lễ, tết .

 Sơ qua mấy dòng, chúc cậu và gia đình hạnh phúc, vui vẻ  cả Nô- En và tết tây tết ta, cho mình cáo lỗi với Mai Anh, vì không được gặp cậu ấy . Mong được liên hệ thuồng xuyên với T.P.  hơn nữa .

Mình đã gửi bài xuân và tết của khoảng 40 tờ báo , thì tết mới có bao nhiêu bài được đăng  ( mới có 10 tờ trả lời là dùng bài . )

                                                                                                      Nhớ cậu nhiều
                                                                                                       BĂNG SƠN
                                                                                                       ( ký tên )
                                                                                                       66 Lê văn Hưu  Hà nội



 thư Băng Sơn gửi Thế Phong 


Thân gửi Thế Phong  (*)

Nguyệt san Lao Động Thủ Đô số ra ngày  20 / 10  có in bài này  ( chủ yếu là in và để bán ở SG .) tôi gửi cậu đọc cho vui  bài này có 1 câu nhắc đến cậu.

Mình vẫn khoẻ . Bắt đầu cày bài TẾT .

Chúc cả nhà vui mạnh 
chờ thư cậu nhiều 

BĂNG SƠN
( ký tên ) 


------
(*)  không đề ngày tháng, năm, nhưng phong bì  có dấu bưu chính 22. 10. 99 .


NHÂN NGÀY KỶ NIỆM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ
( đăng trên LAO ĐỘNG THỦ ĐÔ ( nguyệt san )  tháng 10 - 1999 ) .  
                            

CHIỀU SÂU HÀ NỘI 

BĂNG SƠN


Thạch Lam viết " Hà Nội băm sáu phố phường "  . Con số 36 chỉ là ước lệ , vì chỉ riêng chữ  HÀNG đã có đến con số hơn 70, vì đổi tên, mà đã mất đi mười phố có chữ HÀNG.

Trước thềm Nghìn năm, Hà Nội đã có trên 400 phố , gấp  mười lần thành phố của Phạm Đình Hổ , Nguyễn Siêu , Thạch Lam  ... với những đường phố to rộng , khang trang mà 45 năm trước , ta mơ ước khát khao chẳng có . 

Hà Nội ít nhà vườn hơn Huế , không bao giữ được vẹn toàn nét cổ như Hội An , không có cây xanh bằng thủ đô nhiều nước châu Âu , không có con đường nào dài trên 40 cậy số như Stalingrad  ... nhưng nếu bảo ta đổi Hà Nội đi để lấy một nơi nào khác , chắc chắn chẳng đời nào ta chịu .  Mẹ nghèo , áo vá chân trần , vẫn al2 Mẹ ta , Mẹ đời đời yêu dấu .

ta vẫn còn một Hồ Gươm xanh biếc như con mắt giai nhân vạn tuổi và chiếc lược đỏ đón bình minh với 15 đôi chân cắm xuống lòng hồ , nơi rùa thiêng trú ngụ . Ta vẫn còn một Hồ Tây nơi ông Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan gặp tiên mà làm thơ thù tạc . Nơi Phủ Tây Hồ thờ Bà Liễu Hạnh , thấp thoáng cánh chim sâm cầm trong hoàng hôn thu muộn óng ánh bóng thuyền thoi ...

Trường Đại học đầu tiên đã trải gần nghìn năm vẫn còn đây với hàng cây cổ thụ nói tiếng nói thời gian thăng trầm đầy tịch mịch cho khách rũ hết bụi phồn hoa mà thanh thản tâm hồn . Tượng đồng Trấn Võ uy nghi , mòn cả ngón chân " lấy phước " , gần kia trên bán đảo Ngũ Xá có pho tượng khác sinh ra từ những bức tượng thực dân bị quật đổ , do thị trưởng đầu tiên Trần Văn Lai cho dẹp bỏ . Pho tượng còn lại như một minh chứng về Hà Nội ý thức tinh thần độc lập từ thuở Thăng Long : Phật Di Đà , lòng thành tâm thiện , bao dung .

Những con đường trải ra trước mặt là vật chất cụ thể , nhìn thấy và đi được trong lòng nó  .  Nhưng còn bao nhiêu tầng sâu ta chưa biết ,chỉ có Hà Nội hoài thai không mỏi mới đo được bằng cái thước  đo tâm hồn văn hiến , nói như nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ . 

         Từ thuở mang gươm đi giữ nước
         Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long

... Làng hoa  cổ Ngọc Hà, Hữu Tiệp có từ thời nhà Trần cũng đã lùi xa xuống Vĩnh Tuy , sang Đông Anh , lên Tây Tựu để thừa hoa cho người Hà Nội hàng ngày tươi rói từ hồng Đà Lạt, lan Thái Lan , cúc Hà Lan , Lili mới nhập . Các cô gái bán hoa rong trên đường phố , nhà cô ở đâu , cô có gánh nước trong cái hồ ngập xác máy bay B. 52 hay đã dùng máy bơm làm mưa nhân tạo cho óng ánh bảy sắc cầu vồng bằng bàn tay chăm chút ; để các cửa hàng bán hoa tươi còn mở tới khuya cho người Hà Nội mua hoa tặng nhau mùa cưới , tặng ca sĩ , trao sinh nhật ?  Một Hà Nội muôn màu nghìn vẻ , mang cốt cách tài hoa trao nhã vào một Hà Nội hiện đại , không cần nhiều tầng cao, nhưng vẫn đủ những tầng sâu  cho hồn ta say đắm khôn cùng  .

Tà áo dài Hà Nội lại lên ngôi , mà chắc đàn bướm rừng Cúc Phương không thể nào ghen
 tị . Không đâu có tà áo dài đẹp như Hà Nội , nó lả lướt , mó thướt tha , nó mềm như
 mây , ngọt như tình , mộng ảo như như Liêu Trai và có ai mà chẳng muốn bị cướp mất hồn trong nó , nếu là người trai Hà Nội ?

Có một lần , người viết bài này chơi với một người bạn xa Hà Nội 40 năm  đi rong phố, rẽ vào  ngõ Phất Lộc, uống tách cà phê thơm lựng ,  thơm như dĩ vãng , thơm như tuổi dậy thì từng uống , sau đó đưa ra ngoại ô . Đó là một nhà văn từng tung hoành tưởng tượng thế mà cũng phải ngạc nhiên trước một Hà Nội rộng rãi ngoài tưởng tượng . 

Con đường Hoàng Quốc Việt có Viện Khoa Học nguyên chỉ là bãi lầy và ruộng nước cây hoang . Con đường từ chợ Bưởi sang Cầu Giấy từng có " cái đấu đong người "  để đếm quân thời xưa ấy , nay là  bờ sông Tô Lịch với vườn ươm bát ngát xanh rờn , người xe như hội ...

Cuốn sách " Bốn mươi năm  đi xa " của nhà văn Thế Phong ở Sài Gòn , (*) chính là nói về  Hà Nội của chúng ta  đang tự đổi thay mình , từ xưa cũ đi vào hiện đại , như huyền thoại kề rằng : con chim  phượng hoàng thiêng , đủ nghìn tuổi thì lao vào ngọn lửa để sinh ra con phượng hoàng sơ sinh đấy sức mạnh và hào khí . Hà Nội vừa là thế vừa là không thế . Cốt cách của ngõ Tràng An lặng lờ , một Hàng Đào đua chen , một chợ Đồng Xuân tíu tít vẫn đan xen vào một Hà Nội đêm đêm âm vang tiếng còi tàu , ngày ngày đang tự làm đẹp bằng con đê xi-măng cốt thép , bằng những thế hệ người Hà Nội mới ,  vừa đài trang , vừa mộc mạc , vừa tài hoa , vừa cần cù ,  mà rõ nhất là thế hệ lớn lên  từ sau ngày giải phóng , đang chiếm lĩnh mọi lĩnh vực đời sống , từ kinh tế đến văn hoá  ...

----
(*) - Hà Nội 40 năm xa/ Thế Phong ( nxb Thanh Niên, Hà Nội in lần đầu 1999, tái bản lấn 1,  2006 ) . 
 (TP chú thích ) .

Thật tiếc cho những ai sớm " ra đi "  , không được có mặt mà chứng kiến ngày Hà Nội tròn 990 năm và 1000 năm sắp tới . Tảng sâu hà Nội đang cựa mình , mà mỗi năm ,  đến ngày 10 - 10 , ngày thủ đô được giải phóng , ta lại bồn chồn như đang đứng trước vườn hoa , đầy những nụ bán khai chờ nở rộ .

Hoa hoàng lan đang thơm ngát phố Phan Đình Phùng , hoa sữa đường Nguyễn Du còn chờ sương cuối thu mà nồng nàn tình ái . Cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm đang thả những tua đen đỏ tưng bừng ... ta đi , ta hãy đi để Hà Nội thấm vào lòng ta mối tình thành phố quê hương ; vừa là nghìn xưa cũng là hiện đại trộn lẫn với tương lai .    ./.

10. 99
BĂNG SƠN



  thư Băng Sơn gửi Thế Phong


 - 1 bài điểm sách   NƯỚC VIỆT HỒN TÔI của B ĂNG SƠN   - Phạm Hồ Thu viết  .
    ( báo   NGƯỜI CÔNG GIÁO  số 4   ngày 27 - 1- 1996 ) . 
  - 1 tuỳ bút   HỒ GƯƠM CHIỀU ĐÔNG / BĂNG SƠN   đăng trên báo
    HÀ NỘI MỚI CHỦ NHẬT  ngày 28 - 1- 1996 . 
 - 1 tuỳ bút  XUÂN VỀ TRÊN PHỐ CỔ HÀNG BUỒM / BĂNG SƠN đăng
    trên báo NGƯỜI HÀ NỘI số 5 . 
- 2  trang thơ  trên giấy pelure  " THƠ TỨ TUYỆT BĂNG SƠN " 



  THƠ TỨ TUYỆT BĂNG SƠN


THƯ NẮNG

                                         tặng Thế Phong


Thư bạn phương Nam gửi nắng về
Ta cầm lên sưởi - trước mà mê
Bồng bềnh mây trắng trên trang giấy 
Gió bấc trong hồn tạnh tái tê  . 
                                              1 - 1996



TRONG CHÉN

                                             tặng Thế Phong

Nay ta trồng cây thì sau đậu quả
Nay ta trồng giận thì mai gặt hờn
Bạn ở phương trời - đêm đêm hằng hiện
Ta đọc trong chén thấy Trương Chi hồn .
                                                   1 - 1996



MẮT CƯỜI

Chang chang bạn nắng  - đầm đìa mưa tôi
Nghìn cây số cách  -  hai cùng nổi trôi
Chén suông nước lã cũng say nghiêng ngả
Còn chút hoàng hôn mắt soi mà cười ...
                                               1 - 1996


LÁ TUỔI

Tờ lịch đêm đêm tự đốt mình
Tàn tro nhuộm bệnh tóc thôi xanh
Chỉ riêng sỏi đá không cần tuổi
Mặc lá ngày nghiêng phủ mộ tình  .
                                            1 - 96

CH

Ma đi suốt đêm không tiếng động thầm
Ta tự quỉ doạ mình trong máu đập
Hoang nghiã trong lòng - cỏ vàng mộ tóc
Hãy mt lần hiển hiện hỡi hồn xưa  .
                                             1 - 96 


  VƯỚNG

Đêm trầm tư tôi mặc niệm cho mình
Xuân thảng thốt ghé bờ cây ẩm gió
Ai vướng tóc vào lưới đêm ngoài đó
Tôi thả hồn ra gỡ  ... rối mình luôn  .
                                                1 - 96

TỰ CHÁY

Biết mình hư hao nến vẫn ra đời
tự đốt cháy ròng ròng lệ đỏ
Tôi tự gập ghềnh những mùa lá đổ
để xuân về mong lại hoàn sinh .
                                                 1 - 96 

XUÂN TÂN 

tân xuân đào cũng phù du
Mưa nhàu cánh lụa  - trăng lu cành già
Mười hai cái nguyệt còn xa
Hồn cây lim bóng ... đâu là tri ân . 
                                                             1 - 96

TRĂNG NGOẠI TỈNH

Khoác thân tẩm mưa - không gian càng lạnh
Chia sẻ bẽ bàng ta với đêm sâu
Trăng lạc đường đi ngoại tình phương khác
Cây não nề lá khóc hộ trôi đau  ...
                                                       1 - 96

CHỢ ĐÀO BỜ ĐÊ

Chỗ bờ đê hoang dại gió quanh năm
Khi xuân đến đào rủ nhau vũ hội
Người đã chết một phương trời lầm lụi
Khi xuân về ... tình ái rủ ai đây ?
                                                       1 - 96

PHÍ HOÀI

Chén khuya trà lạnh, băng phương Bắc
Bút cóng - hồn ngây - chẳng nẻo về
Óc rỗng - lưỡi cùn - thua lũ mọt
Phí trà  - nghe dế tiễn đêm đi .
                                                       1- 96

XA GẦN

Bạn gần là chiếc bút gầy
Bạn xa là bóng những ngày mai sau
Giận gì - không ủng hộ nhau
Chỉ toàn gió thổi vào sâu trống tuềnh .
                                                     1 - 96

BĂNG SƠN 

                                                                ( còn tiếp )