Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

30 January 2015: thế là đã 49 năm nhà văn... cưới vợ / bài đường bá bổn

30 Juanary 2015 :  thế là đã 49 năm 
nhà văn ... cưới vợ
bài viết: đường bá bổn



                    30 January 2015 : thế là đã 49 năm
                          nhà văn ... cưới vợ
                                                    bài viết: đường bá bổn



                                                          Thế Phong  & vợ 
                                                           (ảnh : Tố Nghi- 2015) 

Ngủ dậy, từ lầu 1 xuống nhà, vợ tôi chào mừng,  " ...  thế là đã 49 năm nhà văn
Đường bốn Bả  ( nói ngược bút danh  Đường bá Bổn)...  bữa tiệc nhỏ vào 6 giờ chiều nay -con gái Như Khê mời  -  vì chồng nó đang ở Thượng hải, đối tác thương mại ...". 

Vợ tôi nói đùa, bởi trước ngày lên Đà lạt cưới vợ, tôi đã quen cô Tỵ,  quán cà phê 
Aux Délices,  trên đường Phan thanh Giản, Vũng tàu. Tôi bắt cá 2 tay, định cưới cô ở Vũng tàu, thế rồi đùng một cái , mùng 5 tết Bính ngọ, (1966)  lên  Đà lạt xin cưới vợ tôi bây giờ. 


                                               " nào, cùng cắt bánh  đi, vợ ơi !"

Nàng là con gái một ông giáo học về hưu, mà trước đó, cả mấy mươi năm, ông Nguyễn quốc Bảo là bạn đồng liêu của bố tôi.   Không thể đi đường bộ,  ở cây số 135 ( từ Saigon lên Dalat)  Việt Cộng thường đắp mô -  tôi đành bấm bụng mua 3 vé Air Vietnam đi Liên Khương -  mất 1500 trong số 100 ngàn đồng đem theo cưới vợ . ( bà cô ruột, anh nuôi và tôi.)  Ông giáo Bảo, (bố vợ tôi sau  này) người duy nhất, không phản đối, khi xem thiệp cưới đề ngày 30 tháng 1 năm 1966:

   bà Đỗ thị Thảo đứng chủ hôn cho cháu ruột: Đỗ mạnh Tường (Thế Phong) làm lễ thành hôn với Nguyễn thị Khê, thứ nữ ông bà Nguyễn quốc Bảo & Bùi thị Phương Giản, tại  279/ 9 Phan đình Phùng, Dalat.  ( kèm  ảnh  chù rể + cô dâu trên thiệp hồng-  nhưng -in mực đen).



                                            vợ chồng mới rước dâu về Dalat Palace
                                                (ảnh chụp tại tiền sảnh Dalat Palacce,  trưa 30-1-1966


                                               gia đình ông bà Nguyễn quốc Bảo 
                                  trai qua-  hàng sau: Nguyễn  thị Thuần ( thứ nữ)  - - Ng. thị Thư ( trưởng nữ)  
                                                  --  Ng. quốc Văn ( 1943- 1968- thứ nam, sĩ quan QLVNCH tử trận)
                                                                       -- Ng quốc Định ( trưởng nam --  Ng. thị Khê  ( thứ nữ..) 
                                                       hàng trước - ngồi :  Bùi thị Phương Giản -- Ng. quốc Dương ( thứ nam)
                                                                         -- ông Nguyễn quốc Bảo -- Ng. quốc Chấn ( thứ nam.) 
                                                            ( ảnh tư liệu TP.)



                                                                         cô dâu sau naày cưới 2 năm 
                                                                (ảnh Nguyễn hoàng khôi/  HARVEST Dalat-  1968)

      Đi cưới vợ,  mà lại tay không, gia đình bên vợ tá hoảng,  ông giáo Bảo phải đích thân, tới gõ cửa một tiệm bánh ngọt quen  để đạt bánh, trên đường Ham nghi. Còn chú rể tương lai, phải  tự gõ cửa nhà máy áo dài Túy, may gấp áo cưới cô dâu trong 2 ngày.

 Mẹ vợ tương lai phản đối kịch liệt,  bảo con gái," mày bằng lòng lấy thằng ' thiên h6 bát sát múa bát leo giây'  -rồi ra , mày sẽ khổ cả một đời đấy con ạ '. Nhưng sính lễ đầy đủ, lể hỏi + lễ cưới tươm tất-  con gái vẫn không nghe lời mẹ,  gật đầu lấy chồng nhà văn-  và báo tin  giáo sĩ Mỹ Roberston đồng ý đứng chủ hôn diển ra  tại  Phòng đoc sách  Hội thánh Báp- tít Trung tín, 66 Minh Mạng Dalat . Mẹ vợ tương lai im lặng , đành như đồng ý ngầm vậy.  

  Bữa tiệc trưa  thết ở Nhà hàng Kim Đô, rước dâu về  Dalat Palace, 1 trong 4 phòng đẹp nhất, với giá 2000 đồng/  24 tiếng .  Các giáo sĩ thấy vậy, bàn tán, hỏi nhau , chú rể làm nghề gì mà thuê phòng đón dâu  ở Dalat Palace, một khách sạn sang thế !. Thì, tay thông dịch viên cho biết,  chú rể làm ở Trung tâm xây dựng nông thôn Vũng tàu,  do tòa đại sứ Hoa Kỳ đài thọ.  

 Cưới vợ xong,  chú rể bàn với cô dâu đem nhẫn cưới bán cho tiệm vàng Bùi thị Hiếu, lấy tiền lộ phí về lại Vũng tàu làm việc.


                                                                     ***

 49 năm qua đi , mỗi tối trước khi ngủ  dâng lời cầu nguyện,  sáng sớm thức dậy,
  chắp tay nguyện cầu,

 "  Chúa ơi, giờ tinh khôi một ngày mới, ngồi dưới bệ chân Ngài dâng lời nguyện cầu. Nguyện lời cầu nguyện của con đến trước mặt Ngài,  khi linh hồn con đang hoạn nạn.  Ngài nhớ tới 5 con trai, gái, dâu rể  trong nước, ngoại quốc- đầu tiên  đi tìm sự công bình đức Chúa Trời -Ngài sẽ ban cho  nhu cần  đời sống tâm linh, vật thực, đủ dùng hàng ngày.  Ngài ban sức khỏe, bởi,   chúng con đã gia, yếu  -  và, vợ  con hầu việc Ngài ở Chi hội Tin lành Thị nghè, Ngài đưa  dẫn đi,  về bình yên .  Chúng con  làm được mọi sự,
 do sức Ngài ban cho . Xin giao phó đời sống tâm linh, thuộc thể  chúng con , để  Ngài tề trị-  va,  với lòng thành kính , biết ơn, chung  con  cúi đầu chúc tôn Ngài.   Amen!." 


                                                                 ***

Bữa nay, ngày thứ sáu, 30 tháng 1. -  6 giờ chiều - bữa tiệc nhỏ chỉ có 8 người - dự tính có thêm trai út và vợ nó.  Nhưng nó mới vào làm, ở giai đoạn thử việc, phải về trễ, không thể tham dự.   Bữa tiệc vắng nhiều :   trưởng nam, dâu  + 2 cháu nội ở Houston,  trai thứ ly dị vợ cả , cưới vợ khác-  vợ tôi lên án chúng tà dâm, không nhìn mặt, không báo tham dự . (chỉ mời  Hải ( vợ cũ thứ nam)  và cháu nội gái Mi-Na. [tên gọi ở nhà)  - Và,  2 cháu ngoại gái Bảo Nghi+ Tố Nghi ( con của vợ chồng Hà+ Như Khê)  mới di học về, còn mang phu hiệu trương phổ thông Võ trường Toản . Sau hết,  cháu ngoại gái Jennifer( tên gọi ở nhà)  học lớp 1,  mẹ  cháu Thục Khê đã  ra tòa xin ly dị  - bữa nay lại  đi công tác ở tình , không kịp về . 


                                       trái qua:  Jennifer-- Tố Nghi -- Bảo Nghi-- Mi-Na


                                            t    rrái qua: Jennifer -- Tố Nghi 
                                                            ( tất cả ảnh do Tố Nghi chụp - 2015)

Cầm Ipad , Tố Nghi bấm vài,  review ảnh cho ông bà ngoại xem, nói,

 " ba con đi công tác ở Thượng hải, trời rét quá, ở trong phòng nhiều hơn là ra ngoài- ở phi trường thì sử dùng tiếng anh, còn về khách sạn, họ nói toàn tiếng Quảng đông,  ai nói, người ấy nghe.  Vợ tôi đùa, nếu ba con nói,  " ngổ tả  nị ",  thì,  lập tức họ sửng cồ ngay thôi." 

Nhà hàng bánh tráng phơi sương Trảng bàng - bảng ghi: 

                                " bún , bánh tráng không fọc- môn , hàn the -
                                        - hàng tháng được kiểm nghiệm ".  

Thật ra, việc ăn uống ở tp. HCM , bây giờ khá phức tập về vệ sinh thực phẩm. Tôi yên tâm hơn , vì , ở bàn bên kia một thanh niên trẻ phương tậy ( có thế là Mỹ, úc, Canada vv...)  sử dụng bàn tay bóc bánh tráng  thạo,  lặt rau sống ,gắp thịt luộc mỏng tang - rồi.  quấn thành nem , chấm tương, đưa lên miệng, ăn thật ngon lành !

 Cô bạn gái người Việt khen bạn trai , " nói tiếng viết sõi như ông tân đại sứ Mỷ ở Hànội ,  Ngài còn đổi tên  Hanoi Ted nữa chứ !"  

Chúng tôi trở về nhà, các con , cháu ra về-  còn trơ  lại vợ chồng già, chồng 83, vợ 78- nhìn chiếc bánh kem  Tous les jours, với hàng chữ:

                                     KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI LẦN THỨ 49 CỦA BỐ MẸ

  sau 49 năm, vẫn là 2 người -  như ngày đàu đám  cưới  ở Dalat Palace hôm nào !

     SAIGON , 31 JANAURY, 2015
     ĐƯỜNG BÁ BỔN


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

HỌA SĨ VỊ Ý: ẢO GIÁC & QUÊN LÃNG - BÀI : VIÊN LINH/ NGUOI VIET ON LINE

họa sĩ vị ý: ảo giác & quên lãng
NGUOI VIET ON LINE
Wed., March 13, 2013


                          HỌA SĨ VỊ Ý:
             ẢO GIÁC & QUÊN LÃNG
                                           bài viết : viên linh


                                       họa sĩ Vị Ý [ 1924- 1988]
                                       ( ảnh in kèm trong bài viết Viên Linh)


                                                                          tranh Vị Ý
                                                                                      ( trích lại từ TẠP CHÍ SỐNG-, Saigon  1960)


tranh vị ý vẽ  ca sĩ khánh ly ( 1961 )  ( tranh 1 )
  tranh 2 vẽ nguyễn  thị tâm (1960)   
làm bìa  2 sách  của  thế phong


HÀN MẶC TỬ, NHÀ THƠ SIÊU THOÁT / THẾ PHONG
dùng tranh Vị Ý làm bìa


                                                                        ASIAN MORNING WESTERN MUSIC / THE PHONG
                                                                      dùng tranh Vị Ý làm bìa- đang được rao bán trên 
                                                                      www. rulon.com- 281 -400  Recherche par image




                                                                                        (  chụp lại trên Internet)


                                                                                                            tranh Vị Ý
                                                                           - bức họa chưa triển lãm -
                                                          ( chụp  tại  tư thất  cố văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn,
                                                         ở  Cư xá Thanh Đa (tp.HCM) chiều ngày 2- 2- 2015-
                                                        với  ý thuận của  góa phụ Nguyễn thị Thanh Phương)


                                                                                             Thế Phong & họa sĩ Vị Ý ( ảnh chụp ở Dalat, 1961)

                                              bức tranh  vẽ  ca  sĩ Khánh Ly   mới vào nghề, ca sĩ, hát ở các phòng trà Dalat.-
                                                  T ranh đã  trưng bày tại  Phòng triển lãm tranh trên  lầu 3, Chợ Dlaat-  cuối 1961  -
                                                                                 với họa sĩ Lâm Kim ] 

Có một họa sĩ sống giữa họạt văn học nghệ thuật ở thủ đô - mà lạ thay - như sống giữa ảo giác và quên lãng.  Đó là Vị Ý, người có nét mặt cởi mở, nụ cười không lúc nào tắt trên môi, nói chuyện vui mà nhiều suy nghĩ. Còn tranh tượng của ông mỗi lần trưng bày được chú ý của mọi người thưởng ngoạn.  

Ở ông, có những mâu thuẫn cần có của một nghệ sĩ, khi lãng mạn thì rất lãng mạn; khi lý luận (ít nhất bằng ngòi bút) , khi phải quyết liệt., thì có những biện giải khúc chiết.

Họa sĩ Vị Ý, tiếc thay, chưa thực sự có cơ hội để tới đám đông thưởng ngoạn- và khi có, thì chỉ vừa bắt đầu, ông đã ngã xuống, ngã thật sự, cả thể xác và tinh thần.  

Ngày 26 tháng 3 năm 1988, báo Thời luận loan tin , " sửa soạn giá vẽ, bị té, họa sĩ Vị Ý từ trần - Thời luận viết tiếp - giới văn học nghệ thuật người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ vừa mất thêm một họa sĩ có tài -  đó là họa sĩ Vị Ý.  Theo tin tức gia đình người nhà [của người] quá cố , thì, ông từ trần vào ngày 17 tháng 3 năm 1988. Và, nhục thể được hỏa thiêu [vào] ngày thứ tư 23 tháng 3 năm 1983 tại Nam Cali." 

 Họa sĩ Vị Ý  tên thật là Nguyễn tiến Tùng * , em cùng cha , khác mẹ với ông Nguyễn tiến Đạt, một nhân vật hoạt động chính trị.   [Họa sĩ Vị Ý] sinh năm 1924 (Quí hợi) ở Lạng sơn. [Bắc bộ.] Bản thân Vị Ý cũng hoạt động chính trị. Ít lâu sau cái chết của [họa sĩ Vị Ý], một người cháu trai của ông, (có lẽ con ông Nguyễn tiến Đại) đã mang tới cho anh em tòa báo Khởi hành, một số tài liệu về ông chú quá cố.   Trong số tài liệu, có vái tấm hình chụp tranh vẽ, tượng điêu khắc, và [cả] chân dung người họa sĩ tạo hình.[Vị Ý] - kèm  với những thứ ấy là 2 cuốn sách luận thuyết chính trị ... - và một cương lĩnh-  có thể hiểu là soạn theo tư tưởng Lý đông A, lãnh tụ Duy dân.    (... ) - tạm lược một đoạn - BT).

 Một trong những cuốn, lúc nào cũng có thể nhìn thấy ,là cuốn Kinh Hịch - bìa và nội dung chỉ cần ngó qua, là biết ngay đó la sản phẩm tri -thức- tâm của Vị Ý.
Khi tin ông mất được loan ra, đọ giả vùng  thủ đô Hoa Kỳ [Washington] , đọc giả đã được đọc 2 bài khóc ông,  1 bài của thi sỉ Hoài Việ - và 1 của một nah2 hoạt động chính trị khác, bà Đức Thụ- và chính bà lên diễn đàn đọc bài thơ, do chính bà sáng tác.    (...) - tạm lược - BT.)

----
* năm 1954, Vị Ý có tên thật Nguyễn hoàng Tâm ( trong căn cước) , công chức hợp đồng, làm tại Bộ Thông tin & Tuyên truyền , thời tổng trưởng Phạm xuân Thái . ( nội các thũ tướng Ngô đình Diệm.)  . Vị Ý tự học, bức tranh đầu tiên THON NHO đươc in trên  nguyệt san  Thế giới Tự Do/  Sở Thông tin Hoa Kỳ Saigon .  Từ 1960 , Vị Ý trình bày  báo cho các tạp chí  Sông -- nhật báo Sóng Thần, v.v...  (BT) 

Một điếu văn khác, nói là thay mặt thân hữu ở quê nhà, [bài thơ được] đóng khung trịnh trọng đăng nguyên văn trên Thủ đô thời báo. ( số 12 ra ngày 26-3- 1988.) :

                              Chao ôi!
                              Vội vã chi mà mau qúa thế?
                              Vấp ngã sơ Vị Ý về trời
                              Sơn màu, cọ vẽ, nhường người hậu sinh
                              Nẻo tiên du đăng trình nhẹ gót
                              Bạn xa gần tiếc sót bồi hồi...
                              Mãn kiếp tìm - an lành một giấc
                              Chẳng thê noa, trọc phóc là tu
                              Thay mặt thân hữu quê nhà
                              Mấy dòng kính viếng xót xa nghẹn lời. 
                               (kính viềng họa sĩ Vị Ý)
                              hoài việt p.t.t.
                               21- 3- 1988.

                                (,,,) - tạm lược một đoạn- BT ). 

                                   VIÊN LINH
                               <  trích lại từ < Google. search / họa sĩ Vị Ý >

                                   








tranh  VỊ Ý  làm bìa sách 
                                                                  HOA ĐÀO NĂM NGOÁI/ THẾ PHONG
                                                                          (ảnh nhỏ ơ cánh gá; 
                                                           Thế Phong + Vị Ý  -ảnh chụp ở Dalat 1962)



                                                        tranh bìa VỊ Ý làm bìa sách THỦY &T6/ THẾ PHONG



KHU RÁC NGOẠI THÁNH/
        THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY 
(bìa 1 dùng tranh VỊ Ý làm bìa)

                                                             t

                                                              THẾ PHONG dưới mắt họa sĩ VỊ Ý9  (1962)
                                                                            (ảnh trên Internet)


thế phong dưới mắt vị ý

Vị Ý (bên phải) + Thế Phong
    ( chụp ở Nha Trang, 1961)

                                                                         Nghệ sĩ đánh đan- tranh Vị Ý
                                                                   Thế Phong ngồi dưới bức tranh, (1962)-
                                                                 hiện còn trưng bày  ở  CAFE TUNG Dalat.


 ( tât cả ảnh, bìa sách là tư liệu riêng TP)

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong - 42 -

nhà văn hậu chiến 1950 - 1856 - kỳ thứ 42 -
thế phong - đai nam văn hiến, saigon 1959


                         nhà văn hậu chiến 1950- 1956
                                                          thế phong


                                                             Tiết 4
                                                                      TiỂU MỤC:

    1. NGUYỄN DUY CẤN (1907- 1854)
                                                      
Sinh năm 1907 ở Mỹ tho.   Tác phẩm biên khảo viết về triết lý nhân sinh Á đông, làm nổi bật vai trò của ông: Thuật xử thế người xưa ( Phạm văn Tuôi xb, Saigon 1953, tái bản nhiều lần) -- Trang Tử ( 1856) -- Cái dũng thánh nhân  -- Óc sáng suốt -- Thuật tư tưởng -- Văn minh Đông phương và Tây phương -- (Saigon 1957)  v.v ... - cuốn sau này xuất bản, khi tôi viết về ông.

Trong Thuật xử thê người xưa, gồm 6 chương. 
Chương 1 đề cập lòng tự ái. 
Chương 2 : Chữ lể Á đông.
Chương 3 : Có tài mà cậy chi tài 
Chương 4: Ân và  oán .
Chương 5 : Đạo cương nhu.
Chương 6 : Biết sống.
 Phụ Lục :  Nói về Khuất Nguyên.

Ông đề cao nếp sống, xử thế của người xưa, cũng như Đào trinh Nhất, Nhượng Tống từng làm trước ông.   Cai khác giữa ông và người đi trước -  ở ông,  bi quan thuần triết, nhưng thiếu tinh thần tranh đấu, lạo nhiều mặc cảm tự ti,  muốn vượt mình trong những trang sách viết về Trang Tử. Sự mở rộng nghệ thuật xử thế của người xưa thâm nhập,  gom góp, tích lũy cho ông thêm  phần lý luận trải nghiệm là cần thiết, nhưng phải là  người viết có tinh thần thoát khỏi cái tôi ích kỷ, nhỏ nhen- và cũng đừng nên đầu độc cái nhỏ nhen riêng như để hướng dẫn cho người  đến sau  làm trang bị cấn thiết đi vào đời. 

Qua những sách biên khảo của tác giả Thu Giang-Nguyễn duy Cần, thái độ của người viết:  duy tâm ảo tưởng, bi quan thuần triết vô cớ, dễ dẫn người đọc chán nản, tự tiêu diệt bản thân- đành rằng  bi quan, yếm thế, bất mãn còn là  thái độ dẫn đến tiến bộ.


   2.  TRIẾU SƠN (1921- 1954)

Tên thật Bùi văn Huy. Sinh 1821, mất ở Paris ngày 12. 5. 1954. Ttác phẩm đã xuất bản : Cờ đen ( kịch thơ - ký bút danh Ninh  Huy -- Con đường văn nghệ mới  ( tiểu luận , Minh T6an xb, Paris 1951)-- Nuôi sẹo  ( truyện dài)  ...Về kịch,  Ninh Huy không vượt hơn người đã viết kịch thơ đồng loại. Truyện dài Nuôi sẹo chưa viết xong, tác giả đã từ trần.  Buổi sinh thời, tự bạch ,  tác giả cho là  tác phẩm lớn.  
Con đường văn nghệ mới  được chia làm 4 phần , một phụ lục, 2 tiểu mục- kể lại việc thảo luận về luận thuyết văn nghệ, bàn về tả chân tự nhiên, hiện thực, siêu thực ... Riêng Phần lý luận đại cương, ông giải thích  sự liên hệ giửa văn nghệ phẩm với bối cảnh xã hội ra sao.  Tóm lại, xem ra cách  viết luận thuyết về văn nghệ, Triều Sơn chống văn nghệ tháp ngà, văn nghệ vị nghệ thuật, văn nghệ vị nhân sinh... - xem ra, chỉ lý luẫn suông, thiếu  phần suy luận trải nghiệm .   Qua tác phẩm tiểu luận này, tôi nhớ một nhà văn viết lý luận văn nghệ là Hoàng công Khanh với  Quan điểm văn nghệ nhân dân - , tác phẩm viết để phục vụ cho một đường hướng chính trị mà tác giả  hướng tới -  không có giá trị về trết luận văn chương thuần túy.    Với Triều Sơn, ông đề cao tả chân hiện thực mới, lại,  rặt lý thuật suông, chưa đua ra một đề tài thực tiễn , làm sao có thể thuyết phục văn nghệ sĩ  trở về với đại chúng, khi chính tác giả chưa đưa ra một cách để tự thuyết phục bản thân ?


         3. NGUYỄN NĂNG AN 

Một Trúc Chi kh3o cứu về kinh tế học, một Nguyễn hiến Lê về văn học sử Trung hoa ( cùng với Giản Chi=Nguyễn hữu Văn), một Nguyễn bảo Hóa viết về lịch sử Việt nam, hoặc một Trần minh Tiết biên dịch tài liệu quân sự lịch sử thế chiến thứ Hai- thì Nguyễn năng An góp phần dịch thuật về chính trị  Art de commander de psychologie de l' autorité - qua bản việt ngữ Nghệ thuật cầm quyền. ( 2 tập, xuất bản vào năm 1950).   Bản việt ngữ rất thoát, hành văn nhẹ nhàng, giản dị, lột tả được nguyên tác. 


       4. HOÀNG TRỌNG MIÊN.(1918 - 198 x) 

Sinh 1918 ở Huế., qua đời ở Sài gòn năm 198x . Viết văn , viết báo từ tiền chiến. Bắt đầu là một truyện ngắn đăng trên báo Tinh hoa.  tác phẩm Một giấc mơ ghê gớm ( tiểu thuyết, Saigon 1939) -- Việt nam văn học toàn thư  ( Saigon ,1959)  -- Thơ xanh ký Hoàng trọng Miên.  Còn là tác giả một vở kịch có tựa Dưới bóng thánh giá  v.v... Hồi cư về thành, làm  chủ bút tuần báo Đời mới ( Trần văn Ân chủ nhiệm) , Nguồn sống mơi, Thời Trân, Thời báo, Cải tạo loại mới  ... Tác phẩm xuất bản tiếp theo Chỉ vì yêu ( truyện dịch, ký bút danh Hoàng thu Đông) , dịch  Les mains sales của Jean-Paul Sartre, đăng dở dang trên tuần báo Bông lúa -- Nghệ thuật sống dịch tác phẩmAndré Maurois ( Pham văn Tươi xuất bản, tái bản nhiều lần ở Saigon) .   Riêng bộ  Việt nam văn học toàn thư ( Nha Văn hóa Vụ/ Bộ Thông tin Việt nam tài trợ, ấn hành) được giải thưởng Văn chương Toàn quốc(  thời  Đệ II Cộng hòa) - được coi là  một vụ  đạo văn  lớn nhất ở thủ đô miền Nam, Hoàng trọng Miên đã sao chép gần như nguyên bản sách Lược khảo về thần thoại/ Nguyển đổng Chi xuất bản truốc đó ở Hà nội, bị tạp chí Văn hóa Á châu +  nguyệt san Sinh lực phanh phui .*

-----
*  Nguyễn  mạnh Côn, chủ bút tạp chí Văn hữu bênh vực Hoàng trọng Miên (HTM),  tố  cáo  Đường bá Bổn ( Thế Phong)  ở Saigon " tại sao  Đường bá Bổn có sách của  Cộng sản in ở Hà nội, để tố cáo Hoàng trọng Miên  đạo văn? "  Như là kiểu chỉ điểm cho  mật vụ an ninh thời Ngô đình Diệm bắt  người viết bài lên án vụ dạo văn.   Sau này, vào năm 1964, trên tạp chí Bách Khoa, Nguyễn mạnh Côn trả lời phỏng vấn văn chương của Nguiễn -Ngu- Í-   Nguyễn MạnhCôn đã có lời xin lỗi Thế Phong ( vì không biết bút danh Đường bá Bổn là Thế Phong), và tự lên án bản thân (NMCôn) đã viết  bài vu cáo xấu xa đó,  nay xác nhận  Hoàng trọng Miẹn đã  đạo sách Lược khảo về thân thoại /  Nguyễn đổng Chi  xuất bản 1956 ở Hà nội , là  sự thật không thể chối cãi.

 Cho tới năm 2002,   Nguyễn huệ Chi trả lời phỏng vấn báo Văn (California) , khi N HC sang công tác ở Hoa Kỳ, " một học giả Sài gòn là Hoàng trọng Miên [bị]  tờ Văn hóa Á châu nguyệt san, [và] một học giả khác [Đường bá Bổn] viết một bài đối chiếu [ về vụ đạo sách Lược khảo về thần thoại/ Nguyễn đổng chi] là thân phụ Nguyễn huệ Chi]. " 

Phản hồi tức thì, trên báo Người Việt ở California xuất bản ngày 19 tháng 1 năm  2002. tay viết báo   ký tên Công tử Hà đông ( Hoàng hải Thủy)  có bài viết kiểu' đòn sóc 2 đầu'  lên án   Đường  bá  Bổn và Hoàng trọng  Miên' , không phải là học giả như Nguyễn huệ Chi xưng tụng, " ông  Hoàng trọng Miên  là" học giả ( giả)  " ,[còn]  ông Thế Phong là 'học giở [sic)..." 
[  hàm nghĩ chê giáo sư Nguyễn huệ Chi  đến từ Hà nội ' dốt', không biết gì  về hiện trạng văn nghệ miền Nam." 

Với tôi ( Thế Phong), ,rất  bất ngờ, khi  được  biết Nguyễn huệ Chi phong mình  là' học giả'- kể cả, có  là 'học giả 'giả'- đi nữa - mà có  khi là  học giả thật  không chừng?" ' ( bởi báo Journal d' Extre^mr Orient  đã khen  hết lời ,khi Nhà văn tiền chiến 1950- 1945 xuất bản ở Saigon vào 1959). 
   ( CHÚ THÍCH SAU).


   5. DIÊN HƯƠNG (1898- 1963) Tên thật Trần ngọc Án, tác giả Thành ngữ điển tích ( tấp và 2) -- Thi pháp ( Saigon, 1950) . Sách biên khảo rất công phu,  bàn về  thi pháp kèm dẫn chứng, giúp cho người đọc hiểu rõ thâm các thể loại thơ, góp vào loại sách tìm hiểu văn học thêm phong phú. 

     6. BỬU KẾ ( 1913 - 1981).  Nhà biên khảo này viết khá nhiều truyện ngắn. Từ 1948, ông cho đăng sáng tác trên Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà nội-  cùng thời với văn sĩ Nguyễn minh Lang, Quốc Ấn..  Các truyện ngắn của Bửu Kế: Cái nhà của ông chủ tịch -- Sức mạnh loài người-  Mê sách -- Xuyên tạc -- Cái nạn Rắp-pen  -- Đổi thay -- Ngọn đèn khuya ...  Truyện ngắn viết không đặc sắc, nặng  duy lý, có tinh thầm châm biếm hoạt cảnh xã hội thời ấy. ( chỉ là  một thứ phóng sự họat kê hơn là truyện ngắn ) Sau này Bửu kế còn cho xuất bản  truyện dịch Thằng người gỗ -- Tầm nguyên từ điển  há công phu dày công khảo cứu.

   7 THANH NGHỊ ( 1917-  1989) . Tên thật Hoàng trọng Quy, anh ruột của Hoàng trọng Miên. Sinh 1917 ở Huế, Học ở Huế, đậu tú tài 1, nghỉ học,  tự học.  Từ 1936, dùng bút danh Thanh Nghị, từng chủ bút báo  Trong khuê phòng, trợ bút cho báo Asie Nouvelle. Năm 1952, cho xuất bản Việt nam tân từ điển, nói tới các nhà làm từ điển công phu, phải nhắc tới Đào đăng Vỹ, Đào văn Tập, Đào Duy Anh và  nay là  Thanh Nghị.  Sau này,  ông cho xuất bản tiếp từ điển  Pháp Việt -- Việt Pháp --  Anh-Pháp-Việt -- v.v ...

   8  KIÊM ĐẠT.  Tên thật Trần kiêm Đạt, anh ruột thi sĩ Kiêm Thêm. Sinh 1933 ở Huế.  Rời khỏi Trung học Khãi Định, ông đi dạy học,  viết báo Đời mới, Việt chính, Thời đại ( Sài gòn) .  Tác phẩm biên khảo: Nếp sống Việt ( Saigon 1955) -- Tiếng Việt mến yêu ( Sài gòn 1956) -- Khái luận về Thơ mới (Sài gòn, 1956) -- Tìm hiểu thơ tự do ( Sài gòn 1956, viết chung với 3 tác giả khác) -- Tản Đà- Nguyễn khắc Hiếu ( Người Việt Tự Do xb, Saigon 1956) .Sách biên khảo xuất bản mang tựa  đề lớn,  nhưng, viết giản lược, sơ sài,  mổ xẻ nội dung qua quýt..  Chẳng  hạn,  viết về Khái luận về thơ mới ( tập 1) chưa xong, lại quay sang cộng tác với tác giả khác đề bàn về Thơ tự do. ( sách in ra rất mỏng, đâu đó chưa vượt 100 trang).  Tác phẩm kiêm Đạt lượng thì khá nhiều, về lượng ít, giá trị mỏng tanh. 

     9. HỒ NAM=LÊ NGUYÊN NGƯ . Tên thật Lê nguyên Ngư, sính ở Bắc Ninh (Bắc bộ)  Học  Trung học chuyên khoa tư thục Hàn Thuyên ( Hà nội), sau ghi danh  học Năng lực Luật (Đại học Luật Hà nội)  Lúc đầu viết các  bài nho nhỏ đăng trên các giai phẩm báo Hồng Hà, Lứa mới,  sau  gửi bài đăng trên các nhật báo Tia sáng (Hà nội - chủ nhiệm: Ngô Vân) --  nguyệt san Quê Hương (Hà nội, chủ nhiệm Bùi đức Thịnh) -- Đời Mới ( Saigon, chủ nhiệm Trần văn Ân) -- Văn nghệ tập san ( chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục ) -- tạp chí Sáng tạo ( chủ nhiệm: Mai Thảo ) v.v...  Một Kiêm Đạt  ham hoạt động văn học,, in khá nhiều sách  biên khảo , nhưng chẳng đâu vào đâu ; thì  Hồ Nam cũng vậy.   Rất ham hoạt động trên báo chí, viết nhiều mục Tin văn nghệ, bài điểm sách nho nhỏ, gọi là phê bình văn chương, làm thơ ký Vương Tân. Về phê bình văn nghệ, lập trường chưa xác định, trình độ thấp, nông cạn,  kiến thức ảo.  Tuy nhiên, Hồ Nam rất nhiều thiện chí phục vụ văn chương,  đặt hẳn mình vào  nghề viết văn. làm báo-  nhưng - thơ chưa có bản sắc riêng, chắp vá, mượn rung cảm, ít sống thực vối  bản thân.  Bước đầu vao nghề văn, nghể báo chỉ là thử nghiệm, sau 50 năm ,vẫn chưa thể là nhà văn có bản sắc, người viết phê bình văn học  đúng đắn, tiếng tăm.  Có thể   chỉ coi ông như  một nhà thơ được biết đến  ở bộ môn thơ-  vì chỉ ở bộ môn này, Vương Tân ( Hồ Nam) có khả năng hơn hết.  


                                                        Tiết 4
                                 KẾT LUẬN VỀ NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

Tiết mở đầu bàn về nhà văn biên khảo : tôi chắp tay nguyện cầu có một lớp nhà văn biên khảo mới, có tinh thần mới, kiến thức sâu, co tri thức, tâm hồn, đủ tài năng giải tỏa tình trạng bế tắc về  biên khảo văn học.   Nào là Duy Sinh-Nguyễn-dức Phúc Khôi -- Hồ Nam- Lê nguyên Ngư -- Kiêm Đạt -- ...mong có  nhiều Duy Sinh, Hồ Nam nữa.. mới có thể hoàn thành công việc phê bình văn học ở tương lai.  Thí dụ,  có một bạn ngoại quốc đến nước  ta, giả dụ anh ta đật một câu hỏi cắc-cớ: " Lịch sử văn  nghệ nước anh, căn cứ vào tác phẩm, thì là tác giả nào ?"  Vây thì, liệu có thể từ chối rằng không có ? hoặc bạn sẽ trả lời sao ?   Một khi, chưa thể căn cứ vào việc phê bình văn học của một tập hợp ăn ý , đánh giá đúng mức của một số anh em văn nghệ, đồng ý  với nhau trên bút mực được.   Với chính tôi , rất ít tham vọng, càng không dám kiêu căng,  kể cả tự đánh giá bản thân, không hoàn toàn dốt nát , hèn nhát-  vậy thì- tôi chờ mong chờ nhiều lời phê người đi trước, người đồng hành và kể cả người  đến  sau... về bộ sách phê bình văn học này . 

( Lược sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956   gồm 4 tập: Nhà văn tiền chiến 1930- 1945 - - Nhà văn kháng chiến chủ lực 1845- 1950 - - Nhà văn miền Nam 1945- 1950 -- Tổng luận 60 năm văn  nghệ Việt nam !900-19569   -  bản anh ngữ A Glimpse at the Vietnmaese literary , from 1900 to 1956, translated by
Dam xuân Cận,  Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1968.)

Kết luận về nhà văn biên khảo, và dịch thuật-  có Trương bảo Sơn  dịch Tình nghĩa vợ chồng/ Leon Tolstou-- Đào đăng vỹ  dịch Khúc nhạc đồng quê/ André Gide, và trước đó là  Cửa hẹp/ La Porte Étroite, Thanh ngọc Tuyền qua Tạp văn/ Ba Kim -- đến Mặc Đỗ dịch tiểu thuyết tác giả Mỹ  ,S. Fitzerald -- Đỗ khánh Hoan dịch văn chương Anh-- Giản Chi-Nguyễn hữu Văn dịch  triết văn Trung quốc. 

 Và viết về lịch sử Việt nam, ngoài Trần trọng Kim ,là Nghiêm Tổ với Việt nam máu lửa, một tư liệu sự dồi dào. Tuy nhiên,  Nghiêm kế Tổ  còn đôi chút chủ quan, đề cao quá mức Việt nam quốc dân đảng- điều này khiến tác phẩm mất đi một phần gía trị  cần thiết, để Nghiêm kế Tổ  là một sử giả trung thực, không thiên vị.

  Chẳng lẽ, chuyện văn học, chuyện viết về lịch sử nước nhà thì ta  không biết chinh xác-  phải nhờ các văn gia, sử học ngoại quốc,  cách xa ta  biển rộng, sông dài viết lại,  thì mới chịu tin là hay, là đúng,  sao ? 

SAIGON-CHỢ LỚN,CUỐI THÁNG 9. 1057.
thế phong

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

một bài thơ hay của kha ly chàm: tôi là tôi của hôm nay

tôi là tôi của hôm nay/ kha ly chàm
<vnchuongviet.org>

                                                 tôi là tôi của hôm nay
                                                                      thơ  kha ly chàm


           
                                                                                                 kha ly chàm
                                                                                                        tác giả  thi tập  đi về  phía mặt trời   
                                                                                                               nxb văn nghệ  tp. hcm, 2006
                                                                                                                                                          m  (ảnh trên Internet)

)
                                  cuộc chơi ngất ngưởng thần hồn
                                  vo tròn ngu dại máu tồn lên môi
                                  rượu đời lạnh cóng cái tôi
                                  tràn vui tối mặt đứng ngồi thất phu ?

                                   tình đi khuyên mãi lời ru
                                   thấy trong ký ưc trơn tru nỗi buồn
                                   mừng tôi khụy xuống đất vuông
                                   tạ ơn cát bụi cội nguồn lai sinh

                                    câu thơ đẫm rượu hiện hình
                                    diễn tuồng sông núi bất bình nổi điên
                                    tôi nhìn tôi quá linh thiêng
                                    ngậm ngùi sợ hãi rồi ghiền bóng ma

                                     tìm tôi trong mắt di-đà
                                     sắc mùi thời cuộc thở ra nụ cười
                                     khói hương vờn ám mặt người
                                     hoàng hôn rụng xuống vỡ 10 ngón tay

                                     tôi là tôi của hôm nay

                                       CỦ CHI, THÁNG 1/ 2015
                                       kha ly chàm