Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

lê xuyên: 'nhà văn nam bộ' không màu mè, nhân vật thật lồ lộ như đang ở trước mặt ...',/ bài viết: văn quang (saigon) -- (source; việt báo online)

tựa chính' nhà văn lê xuyên những ngày cuối đời'/ văn quang
source: vietbao online


                           lê xuyên: 'nhà văn nam b không màu mè
                  nhân vt l l như đang trưc mt ...'
                                                           bài viết: văn quang



                                                   chú tư cầu/ l ê xuyên  tái bản ở Mỹ (2006)
                                                                                       (internet)



                                                                                                    kinh cầu muống/ lê xuyên
                                                                  ( in trước 1975 073 saigon -- internet)



                                                         lê xuyên [ i.e. bê bình tăng 1927- saigon 2004]  
                                                                           (ảnh  retouché : phan nguyên)
                                                    - sinh tại Phong điền (Cần thơ/ Nam bộ).
                                                    - 1945 đậu  DEPS ( Diplôme d' étude primaire supérieur indochinoise
                                                     - 1963: vào nghề báo, viết phơi-ơ tông trên nhật báo Sài gòn Mai 
                                                                     ( Ngô Quận chủ nhiệm)
                                                    - 1963- 1965 tổng thư ký tòa soạn nhật báo Dân Ý-- Thời thế
                                                                   -- Thần phong ...
                                                    tác phẩm:  Vợ thấy Hương--Kinh cầu Muống -- Chú Tư Cấu--
                                                                     Nguyệt Đồng Xoài -- Rặng trâm bầu ,  v.v... 
                                                     - sau 30/4/1975 đi học tập cải tạo, được trả tự do; về bán
                                                                       thuốc lá lẻ ở gần chợ Nguyễn tri Phương
                                                                                      (quận 10-tp. HCM  )                                                   
                                                      - qua đời ngày 2- 3- 2004 tại quận 10/ tp. HCM
                                                                  " ...cái thân hình gầy gò trần trụi của anh
                                                                             phơi ra, tất cả hỉ còn có thế .."
                                                                                      (lời VĂN QUANG)
                                                                      
'  ... thằng cha  [Lê Xuyên] tâm ngẩm tầm ngầm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết; nên, nó viết được nhiều hơn mình.  Chỉ có nó mới viết được những 'dòng chảy ngầm' của trai gái thôn  quê miền Nam,  thật đến thế và hấp dẫn đến thế. Lê Xuyên khác vơi một số cây bút hoàn toàn Nam bộ; như ông Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, 
ở chính cái 'thật' của anh, không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu, sưu tầm về phong tục, tập quán; dưới hình này, hoặc dáng vẻ khác ...'      VĂN QUANG

   ---------

    (...)

Một buổi sáng sớm, khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh với vợ chồng chủ báo Kịch ảnh (trên đường Cống Quỳnh), tôi lái xe về nhà.  Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố.   Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe [hơi] của ai --  bóp còi, lúc đó anh mới nhìn lên; và, toét miệng cười.  Ít khi ông Lệ Xuyên cười lắm.  Tôi đẩy cửa xe, thò đầu ra; hỏi,

- Ăn gì chưa?
-  ...chưa gì hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
- Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.

Leo lên xe, anh hỏi thẳng,
-... đêm qua được hay thua ?
- Được.
-  ...nhà không còn một xu, tôi để tiền trong túi cũng hết luôn.

Tôi cười, hiểu cái sự  'hết tiền trong túi' của anh, dù mới lãnh lương.   Móc trong cốp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc hôm qua; và, dặn dò rất kỹ:
- Mang về tòa soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
-  ... ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với; lâu rồi không được ăn đồ 'Tây'.

Tôi cười:
-Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
- ... đâu cũng được.

Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có 2 bàn [là có] khách.  Tôi gọi 'mì jambon' món ăn đặc sản ở đây; còn Lê Xuyên gội 'omelette jambon', ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm.

  Ăn xong, tôi bảo, 'ông có tiền rồi, gôi xe tắc-xi về tòa soạn; tôi phải về nhà thay quần áo; rồi còn phải vào sở chào cờ, vì hôm nay là thứ 2.'  Lê Xuyên cười hì hì:

-... cả đời tao chưa biết chào cờ là cái gì. Tao chỉ chào ông chủ báo, khi lần đầu tiên đến làm; Ngô Quân cũng thế, Hồ Anh cũng thế .*
---
  * Ngô Quân  chủ nhiệm  nhật báo Sài gòn Mai , Hồ Anh chủ nhiệm  nhật báo Ngôn luận ở  Sài gòn, vào thập niên 50, 60s. (Bt)

Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời thế, đôi khi vào buổi trưa; tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa -- hôm có tiền thì chui vào Chợ lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt.  Có lần tôi rủ,
- Chúng tớ có cái phòng thuê ở trên lầu 3, để thỉnh thoảng chơi 'phé'; lấy tiền sâu gửi lại tay quản lý, nên bất cứ khi nào cần phòng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?
- ... nằm làm gì, tôi phải về làm việc chứ.
- Ông ngây thơ thật, hay là ngây thơ 'cụ'; ông cứ lên với tôi là biết ngay 'nằm làm gì'.  Ông muốn Tàu cũng có, mà ta cũng có.

Dĩ nhiên đến nước này thì ông bạn tôi phải hiểu; nhưng ông lắc đầu quầy quậy, như thằng con nít bị  bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại tòa soạn; và xác nhận với anh em, " Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ".  Một ông bạn tôi cãi, " ... nó nhát cứ đứng đắn cái gì." -- ' thôi thì nhát cũng được,đứng đắn cũng được; nhưng nó không giống tụi mình'.
Và một điều ai cũng nhận thấy là; 'chưa báo giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ một phòng trà, tiệm nhảy nào'; ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh.'

 Tôi cứ lẩm cẩm nhắc lại từng chuyện, khiến anh thú lắm; đó là lúc anh [như] được sống thêm.

Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông 'tướng vùng'.  Ông tướng nhờ một vị đại tá + trung tá liên hệ với tôi; để nhờ can thiệp.  Tôi chẳng biết trắng đen ra sao; nhưng đã có lời nhờ, thì tôi làm.  Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những gì tôi được nghe; đề nghị 'thông cảm' với phóng viên cho ngưng loạt bài đó -- kẻo làm mất uy tín một người chỉ huy vùng chiến thuật.  Lê Xuyên nói ngay,

-... ông nói thì tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.

Sau đó, tôi điện thoại cho  ông chủ báo Hồ Anh; lúc đó tôi mới biết rằng; đã có 1, 2 ông nghị sĩ, dân biểu can thiệp -- nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này.  Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu; thì không có gì trở ngại.  ...

Rồi bất ngờ , hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất : " Vì có người bạn chúng tôi can thiệp, nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này."  Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động; và, ngay lúc đó, tôi trở nên áy náy-- vì biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đã bị bỏ ra;  bị tôi 'kỳ đà cản mũi'.  Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:

- ... thông cảm với phóng viên; nó bảo ngưng cũng được, viết thế là đủ rồi.

Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói :

-... tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông; thì khác gì 'ăn hối lộ'.  Thôi hôm nào ông được bạc; mình lại đi ăn đồ ' Tây'.  Hôm nay tôi bận quá ông ạ.

Lê Xuyên cúp máy; [còn] tôi thì cứ ân hận; chẳng hiểu vì sao.  Chuyện này còn có nhiều nhân chứng còn sống ở đâu đó, may ra họ còn nhớ.  Tôi thì chẳng bao giờ quên.


                                                                    ***
Hơn 10 năm sau; khi tôi ở trại cải tạo ra. Thanh Thương Hoàng * dẫn tôi tới thăm Lê Xuyên.  Anh ngồi bán thuốc lá  lẻ ở một góc phố.  Chiếc quầy thuốc lá bé tẹo, nhưng cũng đủ che hết tấm thân anh gầy gò. Chúng tôi nhìn nhau; cùng thông cảm rất sâu sắc cái thân phận mình lúc này.  Anh chớp mắt mau, nói cứ như để an ủi hơn 12 năm tù của tôi,
---
  * nhà báo, văn sĩ Thanh Thương Hoàng [ i.e. Nguyễn thanh Chiểu 1930-     ]  , từng là trưởng ban phóng viên  nhật  báo Chính luận, kiêm chủ tịch Nghiệp đoàn ký giả Việt nam. (VNCH);hiện định cư ở Hoa Kỳ (Bt)

- ...trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.

Tôi thẳng thừng thương bạn,
- Còn ông, trông chán bỏ mẹ ... chỉ muốn khóc.!

Hai bàn tay bạn tôi run lên; lật bật đút chiếc chìa khóa vào ngăn tủ kính; để tìm mấy gói 3 số 5
bán lẻ .   ( hồi đó 3 số 5 quý lắm).

-... hút thuốc lá không?
- Không, tớ hút thuốc lào quen rồi; về đây hút thứ nặng hơn mới đủ 'đô'.

Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng.   Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đình gì đó.  Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh, ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm tỉm,; và chân quê. Phải nhìn thấy cái cười tủm tỉm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc tình những đôi trai gái miền Nam hay đến như thế; láu cá đến như thế.

  Tôi nhủ thầm; ' thằng cha này tâm ngầm tầm ngầm mà ghê lắm đây.  Nó không nói ra mà chỉ viết; nên, nó viết được nhiều hơn mình. Chỉ có nó mới viết được những 'dòng chảy ngầm' của trai gái quê miền Nam: thật đến thế và hấp dẫn đến thế.  Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam bộ, như ông Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam; ở chính cái thật của 'anh', không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu, sưu tầm về phong tục tập quán, dưới hình thức này; hoặc, dáng vẻ khác.  Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy'. 

Trước mặt tôi , ông già Lê Xuyên vẫn còn cái hóm hỉnh riêng; nhưng bây giờ thì anh nói, " đếch viết nữa". Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời gọn lỏn, " bỏ đi Tám". Tôi không hiểu nổi 3 chữ "bỏ đi Tám" anh  dùng.  Có một nỗi chua chát nào đó trong tâm sự thật của anh. Đến cái chứng minh nhân dân, anh cũng không muốn làm; nên không có hộ khẩu; cứ như ở lậu, công dân lậu.  Thái độ đó có đồng nghĩa với sự " bỏ đi Tám" của anh không? Chỉ có anh mới hiểu; và, bây giờ anh mang theo .[Lê Xuyên qua đời ngày 2-3- 2004 tại  quận 10, tp. HCM]. 

Cách đây vài năm, tôi có viết về Lê Xuyên ; và, quả là may mắn, anh đã nhận được sự giúp đỡ thiết thực của bạn bè.  Có một vài tờ báo [hải ngoại] muốn đăng lại truyện dài của anh; anh chỉ lắc đầu,
  " chẳng còn cuốn nào"  -- và cả [vợ anh] cũng không kiếm được cuốn nào cả.


                                                                               ***

Ba năm sau cùng, anh không còn đủ sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi + Nguyễn thụy Long [1938- saigon 2009] kéo đến thăm , cố dìu anh ra quán cà-phê cuối ngõ ngồi tâm sự  vặt.  Tôi cho rằng chỉ có lúc đó; [thì] Lê Xuyên mới được sống thật.

 Hai năm sau này; dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi.  Anh như cái bóng trong góc tối của gian phòng chật chội vây quanh, bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh; nào là bàn ghế chai lọ, giường tủ.  Chỉ có cô gái út săn sóc anh; còn vợ + các con lớn  vất vả với công việc hàng ngày, rất ít thời giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh -- dường như anh chán cả cái sống lẫn cái chết, không thèm chú ý đến nó nữa.

Khi tôi đến với anh lần cuối, là lúc anh các con anh đang tắm rửa; thay quần áo cho anh trước khi nhập quan.  Cái thân hình gầy gò, trần trụi phơi ra; tất cả chỉ còn có thế.  Tôi chuyển ngay cho chị
[vợ Lê Xuyên] số tiền; mà, tôi gửi e-mail tối hôm qua; thông tin về sự ra đi của anh, nhanh chóng được đáp ứng. Các bạn ở Virginia, San Jose, Santa Ana, yêu cầu tôi chuyển ngay khoản tiền , khoảng 1000 Mỹ kim, để lo tang lễ cho anh.   Một người bạn khác đưa ngay 2 triệu Vnđ + vòng hoa đầu tiên của bạn bè từ Sài gòn.  Hôm sau chị khoe với bà con đến phúng,

- có bạn bè làm chỗ dựa, nên tôi mạnh tay ; làm đủ thứ việc cho anh ấy. --' mạnh vì gạo, bạo vì tiền', có phải không , bác ? Không có bạn bè, tôi chẳng biết xoay sở ra sao.

Tôi nói với chị,

- Chắc sẽ còn nữa, có một số anh em chưa gửi kịp, xin chị an tâm đi tiếp con đường ai cũng phải đi.

Buổi chiều ngày 5- 3 [2004], đúng 2 giờ là lễ động quan bắt đầu; giữa trời nắng chang chang; chúng tôi đưa anh đến [nghĩa trang] Bình hưng hòa. Có rất nhiều người bên hè phố lặng lẽ tiễn  đưa anh; không ồn ào như những đam tang những nghệ sĩ; mà ở đây, người ta cho rằng; đó là những 'nhà nghệ sĩ lớn',  những con người thầm lặng ấy dõi theo anh, với tất cả tấm lòng. Họ không nói gì, không kèn 'saxo' như trong đám tang Trịnh công Sơn; không có giọt nước mắt dài, ngắn thở than  những danh ca, nghệ sĩ, không có cả những bài điếu văn tưởng niệm 'lâm ly bi đát'; nhưng đầy ắp tình yêu thương từ xa xưa đọng lại,  từ 4 phương trời lãng đãng bay về phủ kín khung trời Sài gòn.

Thế là đủ, vượt lên trên tất cả.  []

    VĂN QUANG

     htttp://t-van.net/?=27861

                                                văn sĩ văn quang   [ nguyễn quang tuyến 1933-  ]
                                                                 (TP chụp tại tư thất VQ, ngày 3 tết Bính thân (2016)


 lời bàn:

 Chàng văn sĩ Văn Quang ' ti hí mắt lươn' ; 'xí trai một tí' , đào hoa hết xảy, nhiều vợ, lắm con ; rủng rỉnh xu hào, lái xe hơi riêng đi làm;  làm văn chương báo chí như trung tá Văn Quang khá vênh vang còn  tài năng  khó mấy ai sánh kịp ! Bài  hồi ức trên kia,  Văn Quang nhận xét rất chuẩn xác : 'Lê Xuyên rất tiết kiệm nụ cười'. 

Quả đúng  vậy, nhớ lại thởi kỳ  (1954- 55) tôi làm tùy viên báo chí  tổng trưởng thông tin + tuyên truyền Phạm xuân Thái , ông bộ  trưởng này, ' cứ sau câu nói  là cười, cười rất tươi, rất đúng điệu của một tay làm chính trị sõi đời.  Có kẻ phán, ' cha Bắc kỳ cũ này ranh ma lắm, theo đạo Cao đài để làm chính trị,  cũng lắm vợ,  nhưng không con thì phải(?; là  một trong những tay thông ngôn tiếng anh rất cừ khôi ở đất Nam kỳ từ thập niên 50s.' . 

khi ấy, chàng công chức 27 tuổi Lê bình Tăng chưa thành hình một nhà báo, nhà văn ; chỉ là một công chức, được trao bình luận chính trị ; dưới quyền điều động của giám đốc Phan văn Thức .

     ( Cao đài , phe tướng Nguyễn thành Phương, như tổng trưởng Thái). 

 tôi không biết Lê bình Tăng có là đảng viên của Cao đài không; nhưng 'sếp Phan văn Thức' của 
anh ; chính tông gốc đảng 'Việtnam phục quốc hội' .

      ( tên gọi chính thức Cao đài/ Phạm công Tắc/ Nguyễn thành Phương).

mãi tới năm 1963, gặp lại Lê bình Tăng, anh cho biết đang làm báo 'Sài gòn Mai 'của đại úy Ngô Quân; và, nhà ở gần nhà  họa sĩ Vị Ý, đường Nguyễn tiểu La . (Saigon 10). Vị Ý [ Nguyễn hoàng Tâm]  khi đó , cũng là công chức của  Nha tuyên truyền / bộ Thông tin; cùng với Lê bình Tăng.

 từ sau 1959,  rời khỏi tạp chí 'Văn hóa Á châu'; ít khi còn gặp  bạn bè làm báo; kể cả Lê Xuyên -- chỉ một lần duy nhất sau 30/4/1975; Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến nơi Lê Xuyên  bán thuốc lá lẻ,  ở gần chợ Nguyễn tri Phương. ( quận 10. )

Lần này, nhìn  Lê Xuyên há hốc miệng, nở  'nụ cười mở toang' , tôi thật sự ngạc nhiên; bởi xưa kia , anh ta rất ít mở miệng ' cười' --  rồi  hỏi han tôi :  làm gì, ở đâu; còn  hút thuốc lá không, v. v...

 tôi nghiện thuốc lá , có tiền thì mua cả bao 'Lucky', không tiền, mua lẻ từng điếu 'Bastos xanh'-- nhưng giờ này, thì đành lắc đầu; bởi , không muốn Lê Xuyên tốn kém.  

Tôi cũng đã biết Lê bình Tăng có chân trong một đảng phái nào đó,  am hiểu tình hình chính trị, sinh hoạt đảng phái; viết bình luận chính trị rất 'cừ'-- còn  có cô vợ 'Bắc kỳ nho nhỏ từ Hà nội rất căn 
cơ' , từ  đồng tiền, bát gạo;  chẳng sai mấy tí, như lời Văn Quang viết, " hiểu cái sự 'hết tiền trong túi' của anh [Lê Xuyên], dù mới lãnh lương'.

     (thời kỳ Lê Xuyên làm tổng thư ký tòa soạn báo 'Thời thế', quần quật từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm,  lãnh lương cao nhất 120.000 Vnđ / tháng ; mà, 
    "... nhà  không còn một xu, tôi để tiền trong túi cũng hết luôn". ( lời Lê Xuyên).  

Văn Quang khi ấy: có thế, có quyền, có tiền,  tay giao du quảng bá rất uy tín đối với giới báo chí, dư luận, 'nắm quyền lực 'đài Tiếng nói quân đội'; can thiệp vào chuyện nào, thì y như kết quả 'trúng phóc' tốt'.

   ( xem câu chuyện  Văn Quang nhờ Lê Xuyên cho ' ngưng đăng một phóng sự nói về một tướng vùng  ở trên, "  vì có một người bạn chúng tôi can thiệp ...            nên chấm dứt loạt phóng sự này ..." ).

Sau 12 năm  học tập cải tạo về, Văn Quang vẫn còn 'quyền lực ngầm', qua những bài báo đăng ở hải ngoại.  Không chỉ,

 "... tôi chuyển ngay cho chị [vợ  nhà văn Lê Xuyên] số tiền mà tôi gửi e-mail tới hôm qua thông tin về sự ra đi của anh [Lê Xuyên] nhanh chóng được đáp ứng. Các bạn ở Virginia, San Jose, Santa Ana yêu cầu tôi chuyển  ngay khoảng 1000  Mỹ kim ; để lo tang lễ cho anh...".

 mà còn nhiều chuyện khác, Văn Quang viết báo, gọi điện thoại can thiệp, đếu có 'kết quá trúng phóc ,'tốt'. 

trước đó, nhiều chuyện Văn Quang đã làm --  như chuyện giúp đỡ đứa con trai bệnh 'đao' của nữ văn sĩ Nguyễn thị Thụy Vũ -- chuyện giúp đỡ thương phế binh VNCH què, cụt trong nước; khiến anh bị nhà cầm quyền ' tịch thu 'computer', nhà bị khám xét, "mời lên làm việc, cho biết lý do sau" -- và,  không chỉ một lần. 

ấy thế mà,  sau một thời gian 'lên bờ, xuống ruộng' không mấy dễ chịu ' kia ; Văn Quang vẫn kiên trì 'kêu gọi  anh  em ở xa có tiền, có của, hãy rộng hảo tâm làm việc nghĩa đối với bạn bè  làm văn chương, báo chí , thương  phế binh (VNCH) trong nước 'có sự khó khăn  thật sự, cần được giúp đỡ '. 

[]
 đinh bạch dân
   July 1st, 2016
----

một trong những tiểu thuyết của lê xuyên
do nhà xuất bản tiến hóa xuất bảnở saigon ( pre 1975)






                                                                             chú tư cầu/ lê xuyên 
                                                           (bản in trước 1975 ở saigon  -- tư liệu 'diễn đàn sách xưa')

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

về văn sĩ dương hà , tác giả 'bên dòng sông trẹm' / bài viết: nguyễn việt --http://cafevannghe.wordpress.com/

tựa chính' bên dòng sông trẹm/ tiể thuyết phơi-ơ- tông
http://cafevannghe.wordpress.com/


                                       vvăn sĩ dương hà, 
                                       tác gi' dònsôntrm 
                                                                 nguyễn việt


dương hà [ i.e.   dương văn chánh [ 1931 -      ]
(ảnh : internet)


Nhà văn lão thành Dương Hà như đã hoàn thành tâm nguyện. Ở tuổi 77, ông vẫn mang nặng nghiệp văn; vừa qua [cho] tái bản một số tác phẩm cũ từng ăn khách; trước những năm 1975; và, sau 1975, còn được dựng thành phim+ tuồng cải lương, lẫn thoại kịch.

trong đợt tái bản đầu tiên, nhà văn Dương Hà cho ra mắt tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm (gồm 2 tập 1+ 2) đưa câu chuyện vào cuộc sống miền quê còn chịu nhiều ảnh hưởng phong kiến; cuộc sống ấy bị xáo trộn, qua những mối tình không cân xứng giữa giàu + nghèo, giữa địa chủ+ nông dân-- cuối cùng là một đoạn kết đầy bi thương. (mỗi tập dày 200 trang, giấy ford trắng, rất đẹp mắt).

Nhà văn Hoàng Hải Thủy từng viết về nhà văn Dương Hà,

"  Tôi từ Hà nội vào Sài gòn năm 1951.  Năm ấy  18 tuổi; tôi học ở trường tư thục Tân Thanh, trường mới mở; hiệu trưởng là kỹ sư Phan Út-- giáo sư chính là 2 thẩy Phan Thụy + Phan Ngô. Trường sở là một nhà tư nhân, nằm trong một góc khuất trên đường Lacoste ( nay; Phạm hồngThái) .  tại đây, tôi gặp Dương Hà, một trong những người viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông [feuilleton] nổi tiếng của làng báo Sài gòn.   Dương Hà tên thật Dương văn Chánh, người miền Nam [Bạc lliêu] anh hơn tôi chừng 2, 3 tuổi.  Năm ấy, Dương Hà và tôi học chung một lớp ở trường [này].  Hai chúng tôi  không thân nhau lắm; nhưng biết nhau vì có mộng viết tiểu thuyết. 
 Chưa hết năm 1951, Dương Hà và tôi đã bỏ học . Năm 1952, Dương Hà nổi tiếng với phơi-ơ- tông  Bên  dòng sông Trẹm , truyện đăng trên nhật báo  Sàigònmới , truyện đầu tay rất ăn khách; được tái bản ngay, sau khi đăng hết trên báo. ...
Độc giả tiểu thuyết phơi-ơ-tông những năm xưa ở Sài gòn, đa phần là phụ nữ. Vào thập niên 50s, 60s, trong xã hội miền Nam, người đi làm là đàn ông, chủ gia đình, kiếm đủ tiền nuôi vợ, con. Người vợ thường ra không phải đi làm; ngoài việc mỗi ngày đi chợ; thường là ra khỏi nhà có chợ ở đầu xóm, bán đủ thức ăn. Ngoài việc trông con, phụ nữ có nhiều thời giờ nhàn rỗi, họ đọc tiểu thuyết đăng từng ngày trên cac nhật báo.
Họ là lớp độc giả chính, trung thành của tiểu thuyết phơi-ơ-tông; rất chịu khó bỏ tiền mua báo.  Báo nào có tiểu thuyết được họ đọc là báo bán chạy; họ thich đọc những chuyện tình ái mùi mẫn, éo le;nhân vật chính là những thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, có khi là con nhà nghèo, vẫn giữ được phẩm giá trong sạch -- bị rơi vào cảnh ngộ oan trái; cuối cùng vượt thắng nghịch cảnh, gặp được tình yêu.
Hoặc nhân vật chính là thiếu nữ con nhà giàu sang, yêu chàng trai nghèo lương thiện. Họ thích những mối tình có 2 người yêu nhau; bị chia cách bời giàu nghèo, sang trọng , hay bình dân; nhưng điều quan trọng nhất là sau cùng tình yêu phải thắng; cặp tình nhân chịu trăm cay, nghìn đắng; sẽ thành vợ chồng , sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi ..."

Bên dòng sông Trẹm là tác phẩm tiểu thuyết đầu tay; và là tác phẩm xuất sắc nhất của Dương Hà. Năm 1990, Bên dòng sông Trẹm được tái bản ở Sài gòn; tới năm 1995 được dựng thành phim.

Từ 1952, Dương Hà chuyên viết tiểu thuyết đăng báo, không làm phóng viên, hoặc, ký giả nhà báo làm việc ở tòa soạn;  anh viết tiểu thuyết cho nhật báo Sàigònmới từ 1952 dài dài cho tới đầu năm 1964, báo bị đóng cửa ...

Thập kỷ 50s, 60s; làng bao Sài gòn có mấy tay viết phơi-ơ-tông tình cảm xã hội; nổi tiếng có Dương Hà, Trọng Nguyên, bà Tùng Long, sau thêm [nữ sĩ] Lan Phương [ tác phẩm xuất bản ký nữ sĩ Lan Phương]-- riêng Dương Hà+ Tùng Long [tác phẩm xb ký 'bà Tùng Long] là  viết tiểu thuyết trụ cột của nhật báo Sàigònmới, từ 1950 cho đến 1964, báo bị đóng cửa.

 Nữ sĩ Lan Phương cũng viết nhiều, nhiều tiểu thuyết đăng báo được in lại thành sách; mội dung giống hệt nội dung những tiểu thuyết của Dương Hà, Trọng Nguyên, bà Tùng Long.  []

    nguyễn việt

    ------

        chú thích:  

 Dương Hà nhắn tin đến đọc giả, tới các tiệm sách cho thuê truyện ở trong, ngoài nước,
" ai còn giữ tác phẩm tiểu thuyết mang tên Dương Hà; mong được tặng lại; hoặc nhượng bán , với giá thỏa thuận . ( cần nhất là 2  tập truyện ngắn 'Bên song của' + tiểu thuyết 'Anh ơi! đừng yêu em'. ...
xin liên lạc qua email :    khaisang@yahoo.com
hoặc Nguyễn  Việt   ( người đại diện nhà văn Dương Hà, qua số điện thoại  0903.639.821  )    --    ( QUẾ PHƯƠNG post)






        nguyễn việt , ký giả nổi tiếng của nhật báo trắng đen 
                                                                                   ( saigon pre 1975)
                                                                trang chủ  http://cafevannghe.wordpress.com/ 
                                                                                     (ảnh; Internet) 




giữa 2 dòng nước/ hoàng hải thủy
(tạp chí văn xb ở saigon trước 1975)


hoàng hải thủy [i.e. dương trọng hải 1933 -     ]

định cư ở Hòa Kỳ cùng vợ, Alice (bên trái)  hiện ở Virginia,
tác giả phóng sự tiểu thuyết đầu tay rất nổi tiếng' Vũ nữ Sài gòn' ,
  lấy tư liệu từ  vũ nữ  nỗi danh Alice(  Bt)
( ảnh : internet)



bên dòng sông trẹm/ dương hà 
(bìa tập 1)  (ảnh kèm theo 

lời bàn:  

 Thời ký 1954- giữa 1955, tôi là tùy viên báo chí cho tổngt rưởng thông tin+ tuyên truyền Phạm xuân Thái (Cao đài, phe tướng Nguyễn thành Phương , tham gia nội các  thủ tướng Ngô đình Diệm ) , tổng trưởng  thông tin  cấp cho tôi được phép xuất bản tờ tuần báo Mạch Sống ( nghị định đăng trên 'Công báo'). Thất nghiệp chẳng biết  làm gi để sống; ; cà phê cà pháo ở quán Kim sơn ( đường Lê Lợi) gặp Dương Hà.  cho  Dương Hà biết, tôi có giấy phép một tuần báo văn nghệ.  Anh đồng ý ngay , dắt tôi tới tay quản lý , tên Lợi ( tôi quên họ)  ở 314 (?)  bến Chương Dương để bàn bạc . Ban biên tập phía tôi có văn sĩ Huy Sơn, nhà báo U.Thao đóng góp bài vở..  Ra số đầu, vào cuối năm  1955;,  ban biên tập phía tôi  đánh giá bài vở; cho nhận xét, là' báo lá cải,+  xu hướng  thân VM kháng chiến ở miền Nam'.  
 Vậy là,  báo chỉ ra được một số, rồi đình bản; văn sĩ Huy Sơn [Dương quang Thuận 1936--  ] xin đồng hóa quân đội Quốc gia, với cấp  bậc thượng sĩ, làm báo Phụng sự,  tại Nha tác động tinh thần ( tiền thân Tổng cục chiến tranh chính trị ); còn tôi  lại thất nghiệp, thuê nhà ờ xóm Chùa Tân Định , viết đôi ba bài báo kiếm sống, bữa đói, bữa no  --  ngồi lì tiếp tục viết bộ  sách  phê bình văn học' Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956' .   (TP)

                                                                                 


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

' 'câu chuyện 'bức chân dung tuổi đôi mươi của tôi ....' / bài viết: maguy tran (source: www.maguytran-pinterville.com )

tựa chính ' đi tìm bà trương thị thịnh hay
câu chuyện bức chân dung tuổi đôi mươi của tôi'
www.maguytran-pinterville.com




đi tìm bà Trương thị Thịnh:  chuyện bức chân dung
của tôi / MAGUY TRAN -- bài đăng trên www.gio-o.com

                                                                                   chân dung madam maguy trần khi 20 tuổi (1962) , 
                                                               nữ họa sĩ trương thị thịnh vẽ theo đặt hàng, từ  vị đại sứ
                                                               Hoa Kỳ rất quyền uy, bên cạnh chính phủ Ngô đình Diệm
                                                                thời ấy,  đó là ngài Henri Cabot Lodge [1902- 1985].  
                                                               Bức tranh không ký tên người vẽ, được ngài đại sứ gửi 
                                                               tặng người bạn, bà Maguy Trần ở Pháp.  Bức chân dung 
                                                               này sau được bưu chính Pháp in trên tem.  
                                                               Sau 50 năm, bà Maguy Trần tìm được tác giả bức chân
                                                               dung ấy, chính là nữ họa sĩ tài danh Trương thị Thịnh ,
                                                               tốt nghiệp khoá đầu tiên trường Quốc gia cao đẳng  Mỹ thuật 
                                                               Gia định.(hiệu trưởng  họa sĩ Lê văn Đệ)-- hiện sinh sống ở
                                                               San Jose.   
                                                               Bà Maguy Trần viết, "... nhờ vào bức tranh trên web,
                                                              mọi sự diễn ra như sợi chỉ Ariane-- lòng biết ơn của tôi đối 
                                                                                 với  www.gio-o.com
                                                                                            (Bt)




                                 'câu chuyn bc chân dung
                     tui đôi mươi ca tôi'
                                                                   maguy tran


Sau khi bị một tai nạn trầm trọng, tôi không còn nhớ tên nhà hoạ sĩ. Tôi chỉ biết đó là một phụ nữ ; và chồng bà cũng là một họa sĩ.

Bức chân dung này do cha nuôi tôi tặng; và, thực hiện theo một tấm ảnh năm tôi 20 tuổi. Môt trong những người bạn thân của tôi, Henry Cabot Lodge Jr., cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việtnam;đã trả lại cho tôi vào đầu thập niên 70 (1970) ở Rome, kèm theo cái khung ảnh lộng lẫy năm tôi 30 tuổi. 

Henry [Cabot Lodge] vào giai đoạn này là đặc sứ của tổng thống Mỹ ở Vatican.  Ông [ta] không có một chút tôn kính nào đối với gia tộc họ Ngô + họ Trần, 'trừ cô' -- ông ta thường nói với tôi như vậy.

 Sau câu chuyện xấu xa chuyển tiền Đông dương; tôi bị tù hơn một năm, ở nhà tù La Roquette; mà tôi biết: nhiều năm sau đó, chính ông ta đã viết một báo cáo để bạch hóa chuyện của tôi; và làm cho tôi được Hoa Kỳ tiếp nhận. Với lòng biết ơn, tôi đã nói với ông ta, "là tên tuổi của ông  mở ra cho tôi nhiều cửa" -- [thì] ông trả lời tôi,"không chỉ cô + can đảm của cô trước những thối tha đó; và 'cái tên chánh án ghê tởm đó"--  [Henry] nói tiếp," vả lại, tôi tự hỏi liệu hắn có bị mua chuộc?" -- "Không"  một người bạn thân khác (Alexandre de M.) đáp lời Henry," chỉ đơn giản, đó là tiêu biểu một thằng tây xỏ lá; và có cả đống [người] như thế."

Những năm tháng qua mau như chớp; và, vào năm 2012; kỷ niệm thứ 50 'cơ sở của tôi', những bạn thân của tôi đã tặng ba tôi chiếc tem do bưu điện Pháp ấn hành. Trong 3 con tem đó, cái này đáng ưa hơn cả; đó là 'con tem có hình người'; và không bán ra công chúng. 

Những ngày tháng này, bắt đầu vào mùa hè 2016, một người bạn của tôi, Ngô kim Khôi, cháu thầy Nam Sơn; người đồng lập sáng lập trường Mỹ thuật Đông dương, với thầ4yTardieu -- hỏi tôi [vềchi tiết bức chân dung này, vì anh ta muốn minh họa trên trang web của tôi về thầy Nam Sơn.

 Tôi chỉ có thể cung cấp cho anh ta kích thước bức tranh.  Lại một lần nữa; nhờ người bạn thân không mỏi mệt Ngô kim Khôi này, [một] họa sĩ sử gia nghệ thuật; nên tôi biết được tác giả bức chân dung ấy, bà Trương thị Thịnh.

Và rồi, nhờ vào bức tranh trên web, mọi sự diễn ra như sợi chỉ của Ariane + lòng biết ơn của tôi với www.gio-o.com. 


Tái bút:  Ngày thứ năm 20 tháng 2 2014;trong cuộc tiếp tân của thượng nghị sĩ Jacques Rocca Serra, chủ tịch viện Thủ công nghệ Mỹ nghệ MAMA,tôi đã gặp bà Đoàn thị Thu Hương, dại diện bộ trưởng văn hoá VN, Hoàng tuấn Anh.  Ngày hôm sau, tôi tặng  một tấm bài có những con tem; và, nhờ tìm cho tôi những dữ kiện về 'tác giả có chữ ký ở phía trên bên phải bức chân dung'. (tức là bà Trương thị Thịnh). 

Hứa hẹn,thề thốt v.v...;tôi không bao giờ được nghe nói tới nữa; lờicủa những người
làm cho bộ, vậy sao?

    MAGUY TRAN
     htttp://www.maguytran-pinkterville.com/



  ---



               bc tranh tìm đưc ngun, 
                      sau hơn 50 năm lc du: 
                         ho sĩ Trương thị Thn


Một nữ đại gia Pháp gốc Việt, tên Maguy Trần; vừa gửi cho Gio-o, nhờ liên lạc với hoạ sĩ Trương thị Thịnh.  Bà Maguy Trần sống ở Pháp đã lâu năm, sở hữu một bức tranh, vẽ chân dung nàng 20 tuổi, [vào] năm 1962 ở Sài gòn. 

bức tranh được chính ông đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge gây chiến tranh Việt nam, gửi tặng [] Maguy Trần.


mãi cho đến tháng 6/ 2016; nữ đại gia Maguy Trần mới tìm được tung tích tác giả bức tranh, là họa sĩ Trương thị Thịnh, hiện sống  ở San Jose, California.


Theo hoạ sĩ Trương thị Thịnh ngày đó; vì đại sứ Henry Cabot Lodge nhờ vẽ bức tranh; được chủ nhân Mauy Trần trân trọng; và, từng được in tem ở Pháp. Quý hoá hơn; nữ đại gia Maguy Trần biết cố gắng truy tìm bằng được ['ai là người vẽ bức chân dung ấy'].


Một câu chuyện tương tự từng xảy ra với nữ tài tử nổi tiếng miền Nam, Việtnam Cộng hòa, là nữ tài tử Kim Vui.  Cô tài tử cũng sở hữu một bức tranh mình khỏa thân, khi đóng phim Chân trời tím/ đạo diễn Lê hoàng Hoa, năm 1971. (* ) Vì bức tranh đã được dùng như là là : do người họa sĩ trong phim vẽ; nên họa sĩ chính gốc không thể ký tên mình [trên bức tranh ấy]

---
 *   biên kịch dựa theo tiểu thuyết Chân trời tím / Văn Quang [ Nguyễn quang Tuyến 1933-   ]  (Bt).

hơn 40 năm sau, trong một dịp tình cờ ở California, nữ  nghệ sĩ Kim Vui gặp được họa sĩ Trương thị Thịnh, tác giả bức tranh, nhờ bà ký tên [trên bức tranh]; tại hội quán báo Người Việt, năm 2012. []


 http://gio-o.com/Chung/TruongThiThinhDiTimBucAnh.htm 



tranh họa sĩ  trương thị thịnh 'lưu lạc chân trời' ,
 nay, 'về hiệp phố'; chờ tác giả ký trên tranh.




      chân dung tài tử kim vui, phim chân trời tím
/ đạo diễn lê hoàng hoa (1971).
( trương thị thịnh vẽ)
photo: saomaitruongxua.com


                                                             họa sĩ trương thị thịnh ký tên trên 
                                                   ' tranh khỏa thân kim vui đóng phim'/ chân trời tím'
                                                                        năm 1971 ở saigon.     



                                                         họa sĩTrương thị Thịnh (trái) + thầy Lê văn Đệ
                                                          hiệu trưởng trường Quốc gia cao đẳng
                                                                    Mỹ thuật Gia định (Saigon)
                                                         (tất cả ảnh kèm bài  trên  www.gio-com)

    -----


 

                                                                      Henry Cabot Lodge Jr. 
                                                                          Republican vice presidential
                                                                                       17"x 24" oil on masonite
                                                                                               published by Time Magazine, Sept. 26, 1969
                                                (Smithosian National Portrait Gallery/ Washington D.C.)

                                                         nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Việtnam Cộng hòa ( từ 1963- 1964)
                                                                                   được mệnh danh ' kẻ sát thủ  tài ba lật đổ chế độ Ngô đình Diệm',

                                                  " President John F. Kennedy appointed Lodge to the position
                                                   to South Vietnam, which he held from 1963 to 1964. The new
                                                   ambassador quickly determined that Ngo dinh Diem, President
                                                   of the Republic of Vietnam  " was both inept and corrupt and that
                                                   South Vietnam was headed for disaster unless Diem reformed
                                                   or  was replaces .."           (WIKIPEDIA entry for Henri Cabot Lodge)

       

lời bàn



có  2 kỷ niệm được nhớ lại nơi tôi, từ những thập niên 50s, 60s -- ấy là --  nhờ sáng nay đọc  bài 'Chân dung bà Maguy Tran' + tranh khỏa thân Kim Vui đóng phim từ 1971 --  trên blog gio-o.

Giữa năm 1955, tôi không còn là tùy viên báo chí tồng trưởng thông tin Pham xuân Thái (Cao đài); vì 'sếp' tôi  bị rời chỗ, dành 'ghế lên' cho ông Trần chánh Thành.


thế là, 'cơm hàng, cháo chợ, vợ người dưng' theo đuổi tôi  --mỗi buổi trưa,  tìm tới quán cơm bình dân trên đường Trương tấn Bửu (nay: Trần huy Liệu, quận Phú nhuận).  Tôi không nhớ là 3 hay 5 dồng, cơm xã hội chỉ trả 3 đồng  thôi .(do chính phủ cấp gạo cho tiệm) dành cho học sinh, sinh viên, lao động nghèo.)  Ở đây, tôi gặp một cặp vợ chồng trẻ đến ăn, sau;  mới được biết người nữ là ca sĩ  Kim Vui. Cũng chẳng trao đổi chuyện trò, chỉ nghe câu chuyện cặp vợ chồng này kể với nhau; thế ra , khổ như nhau ; thì, mới ăn cơm xã hội. 

Cuối năm 1955, tôi thuê nhà ở chỗ khác, không còn gần quán bình dân ấy nữa,  chẳng còn nhớ gì đến cặp vợ chồng nữ nghệ sĩ Kim Vui.


cho đến 1965, văn sĩ kiêm chủ tịch hội Nạn nhân CS Đinh xuân Cầu rủ tôi đi đào vàng ở Phi nôm, Đà lạt. "Thì đi, biết đâu có vàng thật; thì sao?"  Tay này là cựu tù nhân trại Lý bá sơ  (VC), trốn tù về Hà nội, 'ẵm' ngay được cô con gái duy nhất ' kịch sĩ + nhà tài phiệt Vũ đình Long, chủ báo Tiểu thuyết thứ bảy + nhà xuất bản lớn ở Hànội, từ thời tiền chiến'.  Chàng ta cho xuất bản 'Bên kia Bến hải' (Saigon 1955), hồi ức viết về trải nghiệm sống với CS ra sao, được giới chính trị lưu ý, nhất là tòa đại sứ Hoa Kỳ  ve vuốt.

 Đi đào vàng, chưa biết có vàng hay không; nhật báo Sống/ Chu Tử loan tin trên 'Ao thả vịt' ' nhà văn Thế Phong đi  đào vàng ở Dalat , với ...' ;  thế là cả nước biết ; gặp bạn bè, hỏi thăm tíu tít  ! 


Sáng sáng, chúng tôi đào vàng trên một ngọn đồi ở Phi Nôm (cách Dalat khoảng trên 20 cây số); chiều về vào vào các quán cà- phê; tối  đi khiêu vũ ở Night Club, Au sans Souci ... -- có một buổi chiều, tôi+ nàng ThuThủy vào một quán bar-café trên đường Minh Mạng. (cuối dốc, số nhà 20, thì phải) .

vừa nhắp ngụm cà phê phin đen đậm đặc, hút điếu Lucky Strike, nhìn qua cửa kính, Dalat đẹp như tranh. Thì; nàng  ThuThủy nháy mắt, nói nhỏ, '"Này bạn ta, nhìn kìa,  Kim Vui đang cặp kè vào quán cùng một lính viễn chinh Mỹ".

 nhìn và ngắm sắc vóc nàng nghệ sĩ còn đẹp lung linh; như năm nào gặp ở quán cơm bình dân trên đường Trương tấm Bửu. (1955).  Vậy ra ,nàng đã đi bước nữa, anh chồng năm nào,  chiều cao chỉ thấp hơn nàng 'một li ông cụ', bây giờ ở đâu?' 

rồi ;chẳng còn nhớ đến nàng Kim Vui  nữa, sau được biết ' nàng tới quán này với chồng là một tướng , hoặc tá Mỹ'. 

cho tới sáng hôm nay, chúa nhật June 26, vừa đi thờ phượng  ở nhà thờ Tin lành Thị nghè về, gặp lại   'Kim Vui' trong bức tranh khỏa thân đóng phim Chân trời tím từ năm 1971 ở Saigon.' 

 dạo ấy, tôi đã là lính không quân được vài năm, tuy không đi xem phim Chân trời tím/ đạo diễn Lê hoàng Hòa;  nhưng biết phim biên kịch theo tiểu thuyết Chân trời tím  của chàng văn sĩ nhà binh Văn Quang- Nguyễn quang Tuyến [1933-    ] --. chàng này tướng tá chỉ nổi bật, khi mặc treilli, trên áo thêu 2 chữ VĂN QUANG -- nổi tiếng ' văn hay,  xu hào rủng rỉnh sát gái, hào hoa số một, đang nắm chức quản đốc đài Tiếng nói quân đội/ quân lực VNCH'. 

 vậy ra, diễn viên Kim Vui di tản cùng chồng về Mỹ từ sau biến cố 75;  vẫn đem theo 'bức tranh khỏa thân Kim Vui đóng phim năm 71';   cho tới năm 2012, mới xin được chữ ký họa sĩ Trương thị Thịnh trên bức tranh' khỏa-thân- nàng- là -chủ- sở- hữu'.



tới chuyện Madam Maguy Tran, bức chân dung từ 1962, tác giả không ký tên; ngài cựu đại sứ Henri Cabot Lodge  gửi tặng bạn ở Pháp.   Ngài được mệnh danh 'tay sát thủ kỳ tài lật đổ chế độ độc tài Ngô đình Diệm ở miền Nam Việt nam Cộng hòa vào cuối năm 1963'. 


nhớ về Ngài, tôi không quên chuyện được kể trên báo chí,(sau ngày đảo chính 1963) : ' trên một chuyến xe được  tổ chức mời ngài đại sứ đi tham quan, đã được sắp sẵn là sẽ bắn lén. Ngài được ngồi ở phía sau, bỗng nhiên, ngài lẻn ngồi hàng ghế trên từ bao giờ; tay sát nhân bắn chệch, ngài vẫn được bảo toàn tính mạng'. 


cũng như chuyện được loan ra  trước đó: 'có một thiếu tá Mỹ chuyên đảo chánh, tới nước nào ngày trước, chỉ vài ngày sau có chính phủ mới. Khi tới Saigon, bà Trần lệ Xuân,tức Madame Nhu mời khách đi tắm biển Vũng tàu, Long hải . Khi xe  trên đường tới Long hải, giữa đường bị phục kích,  một tụi áo đen từ trong rừng bắn lén; tay thiếu tá Mỹ chuyên viên đảo chính ' trúng đạn, nằm quay lơ như con thú bị săn'




                                                                           Madam Nhu  [ i.e. Trần lệ Xuân  - 22 August 1924-  24 April 2011]
                                                   "...  popularly kown as Madam Nhu, was the de facto First Lady
                                                         of South Vietnam from 1955 to 1963. She was the wife of the
                                                        brother and chief adviser to President Ngô đình Diệm ..."
                                                                            wikipedia


Báo chí ,  Việtnam  thông tấn xã  nhất loạt đưa tin: '  một thiếu tá Hoa Kỳ được bà cố vấn  Ngô đình Nhu mời đi tắm biển ở Vũng tàu- Long hải,  bị VC phục kích bắn lén, tử thương. '

nhưng áp dụng chuyện này với ngài tân đại sứ Henry lại không thành công.' hình ảnh chiếc nón lá đội trên đầu ngài Henry ban đầu ngồi ở cuối xe, lén đổi chỗ, quả là lợi hại không lường. 


có lời bình luận, 'cha ngài là một giáo sư đại học tiếng tăm +  một thi sĩ  Mỹ ít tăm tiếng ; nhờ gien ông bố George Cabot Lodge -- nhìn mặt ngài đại sứ Henry Cabot Lodge , tưởng rằng 'ngờ nghệch bên ngoài ;  lại đáo để thông minh, sắc sảo cực kỳ,  bề trong.[]


  đinh bạch dân
  saigon, june 26 , 2016, 



                                                                  ' chỉ danh nhân, hào kiệt mới đước lên bìa
                                                                                      tạp chí Mỹ ...'