Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

ceux qui sont morts / par thế nguyên

le crépuscule de la violence -les éditions trình bầy, saigon 1960 .


                                 c e u x   q u i   s o n t   m o r t s
                                                            par  thế nguyên 
                                      
  một tiểu sử trích ngang  mới nhất về thế nguyên :( 2012)

 " N hà văn  tên thật Trần Gia Thoại , sinh năm 1942 tại  Nam Định.  Mất 1989 ở tp. HCM., 48 tuổi.
(...)  Năm 1964 xuất bản cuốn truyện vừa  ( khoảng 100 trang) Hồi chuông tắt lửa,   gây  một  ấn tượng  mạnh về đề tài, khung cảnh, chất liệu suy tư, bút pháp cô đọng viết về những xung đột âm ỉ giữa những  con  người khác chính kiến trong lòng một xóm đạo chia rẽ vì quan điểm chính trị đối nghịch thời chống Pháp. (...)  Cuối năm 1960, được CS móc nối.   Từ năm 1967 nhờ gia sản nhà vợ, đứng ra lập nhà xuất bản Trình Bầy, rồi bán nguyệt san Trình bầy vào năm 1970 - tập hợp giới trí thức văn nghệ sĩ, đa  số theo khuynh hướng  Công giáo tiến bộ thiên tả ( ....) 
S au ngày Giải phóng là nhà văn Ngụy  hiếm hoi   được chế độ mới đưa vào Ban chấp hành Hội nhà văn tp. HCM, xem như đại diện cho giới nhà văn tại chỗ;  nhưng  hầu như chẳng có quyền hành, tiếng nói gì đáng kể, ngoài việc giao đi sửa morasse cho tuần báo Văn Nghệ tp. HCM.
C uối cùng, định mệnh  còn ra tay giúp kết thúc sớm cuộc đời hoạt động văn hóa, văn nghệ  nửa đường đứt gánh cay đắng, bằng 1 cái chết hết sức vô duyên.  
Ngồi buồn, dùng dao ( lam  *) ( cắt *  )  mụn  cóc nơi chân, ( rồi *  ) bị nhiễm độc phong đòn gánh,  chỉ qua 1 ngày không cứu sống nổi . ( 1989) .  "
 []
cao huy khanh
-------
* chữ của Biên tập .

nguồn : web: <  tuhoaitan.blogspot.com

Il  faisait beau ce matin- là.   L' opération menée par notre  compagnie entrait dans sa seconde journée.   Dans le ciel de Septembre, quatre Skyraiders portant des aviateurs étrangers se piquaient pour bombarder un village en face de nous.   Toute la nuit précédente, aucun combat ne s' était livré.   Le ciel était  surpeuplé d' étoiles dont chacune aurait été l' âme d' un  des morts de cette guerre qui a duré depuis vingt ans sans qu' aucun signe n' annonce une fin prochaine.

 Là- haut, le brillant métallique des ailes d' avions renvoyait la lumière du soleil et je croyais entendre une région avoisinante  s'effrondrer.   Et dans le fracas des bombardements au milieu
 de la fumée noire et envahissante qui montait, il me semble voir quelques ennemis tomber en même temps qu'un plus grande nombre de femmes et d'enfants .    Femmes et enfants qui n'etaient pour rien dans cette sale guerre òu en fin de compte, vainqueurs et  vaincus n'auraient rien à gagner.   On en resterait là où l'on se trouve au début quad les  francais  * décampaient, vraiment trop tard pour laisser derrière eux la paix et l'indépendance !  Ces anciens colonialistes partis,  d'autres sont venus.   Qu'y a-t-il de changé en dehors d'un vernis d' Indépendance, de Démocratie, et de Liberté ?   À quoi bon  parler d'indépendance et de liberté lorsqu'en réalité les étrangers tiennent en main jusqu'à notre petit bol de riz quotidien.   Ce qui change peut-être, c'est la petite maison de jadis devenue aujourd'hui en vague morceau de débris, et ce sont ces jeunes femmes,  ces jeunes enfants en deuil qui rôdent autour des dépotoirs ...

L à- haut, sur un magifique fond d'azur , les quatres avions continuaient librement et bruyamment leur exploit, à là manière de ces héros du temps de la ruée vers l'or, dans les immenses de
 l' Ouest ...

                                                                        ***

À mon réveil , je trouvai mon corps complètement bandé et l'odeur des désinfectants assommante .
U n obus était tombé juste à notre endroit.   Quatre morts et deux blessés .   Encore, avais-je été le plus chanceux, car je n'y avais laissé que trois de mes côtes  tandis que le vieux caporal du lit de là-bas y avait perdu tous ses deux bras.   Hier, dans l'après midi, sa femme est venue avec leur jeune enfant.   Un instant après,  j'ai entendu le ton s'élever entre les deux époux.   La femme est repartie en lui laissant la petite qui ne devrait pas avoir plus de trois ans.   Après ce départ,
le vieux immobile et  silencieux dans son lit tandis qu'à ses pieds, la petite s'amusait avec une espèce de jouet en plastic.   Le soir est venu sans que la femme soit réapparue.   La petite pleure, crie, tourmentée sans doute par la faim.   Le caporal fait tous ses efforts pour relever son buste et tendre ses deux bras amputés et gonflés de bandes vers elle.   Effrayée, elle pleure encore plus forte.   Je vois le visage du vieux caporal  innondé de larmes.   Puis, comme ses blessures ont été problablement touchées par le mouvement, ce même visage se crispe de douleur et l'homme retombe sur son dos, inanimé.   Quand il se réveille , on a déjà emmené l' enfant.   Une infirmiere
 s' approche du lit essaie de le calmer, mais il se met à pleurer, à crier, à l'injurier.   L'infirmière se hausse les épaules , et en passant devant moi, elle me dit à voix basse que la femme du caporal est venu simplement pour lui remettre la gosse avant  d' aller se remarier.   Je me retourne de nouveau vers lui et le trouve toujours étendu sur son lit, agitant de temps à autre les deux troncons *  de bras qui lui restent comme  pour rattrapper quelque chose.   Ses pleurs et ses cris continuent ainsi à m'empêcher de dormir.    Minuit passé, ils s' adoucissent sans cesser de se faire entendre, à la manière d'une feuille d'étain qui vibre à chaque coup de vent .

J e commence  à m'endormir quand les silhouettes de ceux qui sont morts réaparaissent devant mes yeux, se précisent , me hantent.   Parmi les quatre se trouve un  'conseiller ' américain.   Il s'appelle Vivian Malon, un Noir du  Sud, plus exactement de l'État de Louisiana.  Avant  son enrôlement dans l'armée, Vivian militait dans  la ' National Association for the Advancement of Colored People ', une organisation   fondée en 1909 par des étudiants noirs et quelques israelites * dans le but de lutter contre les discriminations raciales à l'endroit des gens de couleurs , cela se dit du noir, du jaune, du basané, du' rouge' , mais  le blanc n'en est pas une !   Durant son enfance passée à Louisiana, Vivian n'avait pas l'honneur d'aller à l' école parce qu'il n'existait pas d'école réservée aux Noirs et que la législation de l'État ne leur permettait de se mêler aux blancs .   Plus tard seulement, lorque sa famille était venue dans le Nord, à Philadelphie , il trouvait enfin l'occasion de commencer  ses études .   Toutes les frontières entre noirs et blancs ne  disparaissaient pas pour autant.   Le chômage et la misère sévissaient parmi les premiers qui s'affluaient toujours et s'entassaient dans certains quartiers abandonnés par les seconds .  C'était juste à l'époque òu sa famille tombait au dernier échelon de la misère que Vivian s'engagea dans L'Armée américaine, cette Force imposante qui occupe encore la première place dans le monde.   Il y a six mois, d'une base de Nicaragua, et sans trop s'y attendre, Vivian  recut *  l'ordre  de venir en Extrême -Orient , cette  région si lointaine.   La base de Nicaragua est justement l'endroit d'òu, trois ans auparavant, le 17 Avril 1961, mille cinq cent cubains entrainés par une service secret américain sont partis  pour un débarquement contre Castro.   Ces héros ont quitté Nicaragua sur de vieux navires , sans ravitailllemnet ni protection.   Pour ne plus jamais revenir.

L e jour où Vivian se joignit à notre bataillon pour remplacer l'ancien 'conseiller' transféré  à une autre unité, nous lui réservions spontanément une sympathie plus grande qu'aux étrangers venus avant lui .  C'était sans doute à cause de la couleur de sa peau,  le côté absurde et injuste d'un tel comportement ne m' échappât nullement .   Mais inconsciemment, je gardais toujours l'impression qu' entre 'les gens de couleurs', on a  plus de chance de s'entendre.   Que de fois pourtant, je tâchais de croire que les américans ne  viennent  ici parce qu'au fond de leur âme ils sont conscients de porter une divine mission.   Cette mission,  Dieu l'a en  vue depuis l'éternité et l'a confíée à ce puissant et vaillant peuple qu'est le peuple américain, le chargeant de défendre  et d'aider les peuples démunis, que ces derniers se trouvent dans les coins les plus reculés de cette terre.   Cette mission est toute faite de grandeur morale et spirituelle, elle n'a rien à voir avec le système de l'aide américain qui s'applique chez nous.   Et si un G.I. gagne dix ou douze fois d'un soldat viêtnamien, ce serait pour la seule raison que la vie à l'américaine comporte dix ou douze fois plus de besoins.   Il n'existe pas de véritable discrimination.   Il n'est pas davantage question de prendre ces dizaines de milliers d'américains qui sont venus chez nous pour une espèce de
' pipe - line' trans-pacifique destinée à faire rentrer en partie les devises.   Ils sont venus parce qu'ils y sont poussés irrésistiblement par cette divine mission.   Comme d'ailleurs Feu l'amiral-moine Thierry d' Argenlieu, le maréchal  à titre posthume Leclerc et tous les Francais *  du  temps de papa.   C'est donc dans les desseins de la Providence que les productions portant l'omniprésent emblème de l'aide américaine innondent le marché du pays.   Et pourtant, malgré tout cela, malgré le poids de quelque 400 millions de dollars d'aide annuelle, la balance penche encore d'un côté qui nous parait peu favorable.

J e  m'efforce   de maintenir au fond de mon coeur l'admiration et le respect que mérite cette misssion divine,  surtout en pensant à certain américains que j'ai connus et estimés.   Mais d'autres images m'arrivent, entrai^nant les unes les autres comme par enchantement.   Comment, par exemple , oublier certaine scène que l' on retrouve tous les jours en parcourant l'une ou l'autre rue ombragée de Saigon, et ne pas y voir une grave offense à sa conscience d'homme ?   Ici  ou là, des bandes de gosses viêtnamiens, de neuf à dix ans, collent leur nez contre un  grillage de fer et,  à l'autre côté,  des étrangers font la fête avec de jeunes viêtnamiennes.   Veuves joyeuses des morts pour la patrie depuis vingt ans ?   Victimes du chômage dans un pays en guerre ?   Proies inévitables du Mal dans tout coin du monde òu s'installe un Corps Expéditionnaire ? ...

L a contradiction grandit en moi de jour en jour, insistante, interminable, comme une fuite dans quelque conduite d'eau et cela malgré moi.   Je m'apercois * de l'existence  des conflits au plus profond de mon être.   En même temps je réalise que Vivian, tant qu'il restait aux États -Unis, pouvait  être authentique ' noir', mais  qu'un Américain qui vit dans un pays comme le mien, même s'il est noir, est avant tout un Américain, avec tout ce que sacré mot évoque .   C'est sans doute la raison pour laquelle ces derniers temps , la sympathie exceptionelle que nous avions réservée à Vivian  au début refroidissait et devant aussi fragile que le peu de cendre laissée par un feu de camp allumé au milieu d'une nuit òu il faisait particulièrement froid.

P ourtant à cette heure-ci, on dirait que ces cendres se rallument brusquement et je ressens très nettement de la vraie pitié qu'un homme peut  avoir pour un homme.   La pitié que je ressens pour Vivian parait être que celle que j'ai eue pour ce vieux caporal étendu là-bas, dans cet hôpital miliatire.   Dans l'espace d'une seconde et presqu 'à mon insu, je me mets à espérer qu'un jour, la paix revenue, sur quelque colline couverte de pins, un cimetière digne, agréable sera réservé à ces étrangers.   Des hommes qui  auront combattu sur le sol de mon pays, au nom du plus grand mythe de l'humanité.  Evidemment, il n'aura pas de place pour Vivian, pour la simple raison qu'au lendemain de  sa mort, un avion des forces américaines a ramené son corps aux États-Unis, parmi les figures héroiques du temps de la ruée vers l'or, dans les immenses prairies de l'Ouest .

                                                             ***

L es bruits d'un certain remue-ménage me réveillèrent encore une fois.   Dans la salle de l'hôpital, médecins et infermières s'affairaient autour du lit du caporal .  " Il est mort ce matin vers cinq heures, par suite d' une trop forte dose de somnifères " , conclut  solennellement un médecin militaire.   Le ton fut plutôt sévère et sembla impliquer une reproche : ' Ce soldat n'a pas su choisir de mourir le fusil à la main ! '.

S oudain, je sens  l'ironie grandir d'un instant à l'autre pour envahir, recouvrir ciel et terre. J'étouffe, impuissant, dans cette atmosphère sale,  puante ...
 []
                                                                                     
                                                                                                              Traduit par Nguyễn ngọc Lan

THẾ NGUYÊN 
-----
* những từ : francais ,  troncons,  recu, apercois  ...  thiếu dấu cédille ( bởi máy computer không có  dấu  )  -
    và   israelites : -  e thiếu dấu tréma  trên đầu   chữ  .
  - Biên tập chú thích .

source :   Le Crépuscule de la violence ( pòemes, nouvelles, témoignages d'une guerre,
                 traduit par Nguyễn ngọc Lan et Lê  Hào  - Les  Éditions Trình  Bầy, Saigon 1960 - p. 30-39 )

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

có đúng ' tình già' mở đầu phong trào thơ mới ở việtnam ?

  bài  đăng trên  giáo  dục phổ thông ( Saigon)  số 52-53 / 1960.  

       phan khôi qua ' một chuyện tình trong tù '                                                      bài :  thế phong



Lời dẫn :   ... ' Giải mã bí mật ' Tình Già' của Phan Khôi' (  báo  Thể thao văn hóa ) , Lại Nguyên Ân  đặt câu hỏi :
"... Câu chuyện bài thơ ' Tình Già'  có gắn với một chuyện tình có thật hay chỉ thuần túy là hư cấu - muốn biết điều này, dĩ nhiên chỉ có thể hỏi  tác giả .( ...)  Phan  Nam Sinh ( sinh 1940, một trong 10 người con ...)  được cha kể  lại ...  Đây là điều ông ( Phan Nam ) Sinh suy ra từ một đoạn tại truyện của chính cha  mình .   Ấy là bài Một Phan Khôi tự truyện đăng trên Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939 ...) .
"  Tóm lại,  có đúng như , ông Lại Nguyên Ân  tin  vào lời kể  Phan Nam Sinh, sở dĩ có bài thơ Tình già  là bắt  nguồn từ một chuyện tình trong tù  của  cha ông ...  đó là bài thơ mới đầu tiên khởi nguồn cho phong trào thơ mới Việtnam   . ( Tôi  Lại Nguyên Ân,   ... đã tìm ra 2 bài  viết đều mang nhan đề như trên ( Phan Khôi tự truyện), đăng báo vào dịp đầu  xuân các năm 1040- 1942;  nhưng chính bài trên Đông Dương tạp chí  số Xuân 1939 thì tôi chưa kiếm ra.  Tư liệu này nhà nghiên cứu Vu Gia đọc  được gián tiếp qua nhà văn Thế Phong ( Phan Khôi qua  một chuyện tình trong tù' / Giáo dục phổ thông , Sài Gòn,  số Xuân 52-53, 1960 ).
Thếphong.


-----------------------
 -    bà Ch ...  vợ chủ  ngục võ quan tứ phẩm  Nhà lao Quảng Nam    ...  là hồng nhan tri kỷ  để  phan khôi   viết được tình già  ... ? -   tình già  ra đời, có  đúng là  mở đầu phong trào thơ ...  - tình già  chưa phải là bài thơ mới, đúng như mới  ...
 tản đà  cho  bài thơ tình già   thơ phá thể tự do ... - tại sao ? ...  -  lập thân nhứt bại, vạn sự ngõa giải  trong đời phan  khôi ... là thế nào ?
--------------



M ột kiện tướng trong lịch sử  văn học Việtnam  của tiền bán thế kỷ XX, người ấy là Phan Khôi.  Thật vinh dự được cùng sống với ông trong cùng thế kỷ!  .   Trọn cuộc đời chiến đấu cho lý tưởng theo đuổi,  đã dấn thân vào nghiệp văn,  báo.   Sinh năm 1887 ở Quảng Nam, cháu ngoại tổng đốc Hoàng Diệu, đậu tú tài năm 1906, thân sinh ra ông đậu Phó bảng, được cử làm tri phủ.    Năm 1936, thân phụ xin từ quan.  năm 1917, Phan Khôi , cộng sự viên tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh , với tư cách một bỉnh bút .    Từ  1920 đến 1925 cộng tác với nhiều báo: Phụ Nữ tân văn, Đông  Pháp thời báo , Thần Chung,  ... Khi cộng tác với Phụ Nữ tân văn, Phan Khôi  mở đầu cuộc bút chiến văn học với Tản Đà, kịch liệt tới độ  ,Tản Đà có câu  viết rất nặng nề   đối với Phan Khôi : "... trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ...' (  An Nam tạp chí) , và  Phan Khôi  cũng từng chủ trương  tạ chí  Sông  Hương .

N ăm 1945, theo Cách mạng chống Pháp.  năm 1956, chủ trương báo Nhân Văn, đăng thơ châm biếm  chế độ, như Hồng gai, Hớt tóc, Nắng chiều ... và nhất là truyện ngắn Ông Năm Chuột,   và một tiểu luận kháng đối văn nghệ chỉ huy của CS.  rất kịch liệt : Phê bình lãnh đạo văn nghệ .   Năm 1956, ông qua đời ở Hà Nội .

T rong bài này, chúng tôi đề cập Phan Khôi, qua một hồi ký đăng  trên Xuân tạp chí Đông Dương tạp chí , và  sau  đó, Phan Khôi   tung lên  một  bài thơ Tình già  , gọi là mở đầu  phong trào thơ mới ở Việtnam   Tiếp sức  cho  thơ mới  ,có sự đóng góp hình thành thơ mới : Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Đỗ Huy Nhiệm, Vũ Hoàng Chương, J.Leiba, Luu Trọng Lư, Đinh Hùng, Nguyễn Bính  v. v. ...  chỉ riêng một Tản Đà lại  hoài nghi, phải chăng vì   ẩn ức  mối thù xưa- lên án  thơ mới do Phan Khôi đề xướng -  Tản Đà  cho bài  thơTình già  chẳng có gì  gọi là  mới  

                                                             TÌNH GIÀ

                                                Hai mươi bốn năm xưa
                                                Một đêm vừa gió lại vừa mưa
                                               Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
                                             - Ôi đời ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
                                              Mà lấy nhau hẳn là không đặng
                                              Đã đến nỗi tình trước phụ sau
                                              Chi nói cho bằng sớm liệu mà buông nhau
                                               - Hay, mới bạc làm sao chớ
                                               - Buông nhau  mà làm sao cho nỡ ?
                                               Thương được chừng nào hay chừng nấy
                                               Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy !
                                               Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
                                               mà tính việc thủy chung
                                               Hai mươi bốn năm sau
                                               Tình cờ đất khách gặp nhau
                                                Đôi cái đầu đều bạc
                                                Nếu chẳng quen lung, đã nhìn ra được
                                                Ôn chuyện cũ mà thôi, liếc đưa nhau đi rồi
                                                Con mắt còn có đuôi .
                                                    
                                                 PHAN KHÔI

T hật ra, đây không hẳn là một bài thơ mới , đúng  như mới,  quan niệm  vào thời ấy.   Nhưng, nó  lại được coi là bài thơ mới đầu tiên, mở đầu phong trào thơ mới.   Vậy, liệu bài thơ  Tình già  có thực sự  là bài thơ mới   mở đầu cho phong trào thơ mới ?   Đến nay,  nhìn lại, chúng tôi cho rằng Tình già  ít tính chất  thơ mới hơn là thơ có nhịp điệu tự do, được gắn với thơ tự do bây giờ .   Thơ  tự do Phan Khôi trong bài này cũng không phải là thơ tự do phá thể của Tản Đà .   Thơ mới Thế Lữ, Đỗ Huy Nhiệm, Xuân Diệu, Huy Cận, J.Leiba v.v. ... mới đúng là thơ mới .   Nhưng tại sao, người ta, lại cho rằng Phan Khôi  qua bài thơ Tình già là người khởi xướng thơ mới

Có hai lẽ :
một : thoát được lề lối bó buộc của Thơ Đường
hai :  cởi mở , ý thơ thoát hơn lục bát  .

 T hời kỳ ấy , thanh niên, trí thức, bạn đọc  bắt đầu quen thuộc với văn hóa phương tây, chịu ảnhh ưởng văn chương Pháp, nên văn chương  này đã ăn sâu vào tâm não họ.   Từ khi bài thơ mới Tình già / Phan Khôi xuất hiện  , họ có khởi điểm để tạo phong trào thơ mới , và  nhận bừa đi , thơ mới đã thành công ở  bước sau tiếp nối :  Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Đỗ Huy Nhiệm, J.Leiba, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng ,...  v.v....

P han Khôi giỏi luật thơ, từng làm thơ Đường, cả thơ lục bát, bốn chữ  v.v... Tôi chưa được đọc bài lục bát nào của Phan Khôi; nhưng tôi tin chắc, ông đã trải qua thời làm thơ luật; khác với hôm nay nhiều người mới bước vào, làm thơ tự do, cứ tưởng rằng thơ Đường luật không quan trọng, liên hệ gì đến thơ tự do mà họ đang làm - như vậy là thiếu cơ sở .

T rở lại Phan Khôi, qua bút danh khác Chương Dân( Chương Dân thi thoại ), thương đăng thơ trên tạp chí Nam Phong- thì khi ấy, tác giả đã có ý muốn bứt phá, canh tân ý  tứ, như muốn thoát khỏi xích xiềng niêm luật  thơ Đường luật.    Căn cứ qua bài thơ dưới đây, không mấy ngạc nhiên, tại sao Phan Khôi trở thành tác giả bài Tình già , và được coi như người công đầu mở  phong trào Thơ mới Việtnam .


                                                             KHAI BÚT 

                                                  Cột túi  thơ xuân tởn đến già  
                                                  Hôm nay có chất mở bùng ra 
                                                  Thật lạnh như biển, tết rồi tết
                                                  Ra quáy gì đâu, ta với ta !
                                                  Lo phải được như hoa cỏ mới
                                                  Đã đành chơi với vợ con mà !
                                                  Thơ thẩn món thánh ăn ai tá ?
                                                  Chất đống trên đầu  chục chẵn ba .
                                                     
                                                          PHAN KHÔI

N hư vậy, ông làm bài thơ này vào 1917, khi ông tròn 30; hoặc, tính theo âm lịch, năm sáng tác bài này là 1916 . ( Nam Phong  tạp chí ) . Giọng thơ không cần đời, tác giả ở tuổi tam thập,  hẳn liên quan  tới mỗt đoạn đời tù ngụcsau này.   Tham gia Cách mạng  rất sớm chống Pháp, ông bị đưa đi đày ở  tại  Nhà Lao Quảng Nam .   Thời kỳ này, ông làm quen với một thiếu  phụ, tuổi còn trẻ.   Thiếu phụ lại là vợ một vị quan võ hàng tứ phẩm, được trông coi một nhà tù.   Cái điều tai hại nhất , thiếu phụ kia đem lòng yêu thầm nhớ trộm Phan Khôi, tù nhân thuộc nhà lao , nơi chồng nàng cai quản.   Có thể, bà  cảm phục một thanh niên có khí phách, vào tù ra khám, hỏi ra, mới biết ,  không phải tội gì khác, ngoài tội tham gia lật đổ chế độ thực dân Pháp.  Cũng có thể, thiếu phụ làm vợ quan võ hàng tứ phẩm kia, chỉ là sự gả bán, tình yêu của bà chưa nẩy nở kịp, cho đến lúc gặp tên tù chăng ?   Và chính nhờ vậy,  mới có chuyện tình trong tù, rất nên thơ , đầy nước mắt, cũng đầy nguy hiểm.   Sau này, chính Phan Khôi   viết thành tự truyện ; TÌNH TRONG TÙ  hay MỘT PHAN KHÔI TỰ TRUYỆN  đăng trên báo Xuân tạp chí   Đông Dương tạp chí  ( 1939). 

Mở đầu thảm kịch, hay nói khácc đi, vào lịch sử qua cửa hẹp- với Phan Khôi,tác giả quan niệm ra sao ?  Nghe ông kể :

"... N ếu người ta  truy nhận cho chính trị phạm ở xưa ta ba mươi năm về trước cũng có giá trị, cũng hách dịch như chính trị phạm  ngày nay, thì tôi không dại gì  mà không khai ra , rằng, tôi là một chính trị phạm bị án đồ tam niên, giam tại Nhà Lao Quảng Nam  .  Năm 1908, tôi chưa đầy 21 tuổi.   Vào tù, thật ra tôi chưa hề thấy một chút gì đáng lo buốn cả, chỉ không an lòng, khi nào nghĩ đến thầy tôi.    Chừng hơn một tháng, tôi được thư thầy tôi ở nhà gởi cho, trong thư có phàn nàn trách mắng gì tội cho lắm, chỉ có một câu than thở về tôi, làm tôi tỉnh người ra, là câu này :

Lập thân nhứt bại, vạn sự ngõa giải  ( nghĩa là con người  ta, hễ lập thân đã hỏng đi một cái là muôn vật tan nát rã rời ).

Người ta mỗi người có một đầu óc, đến lúc cha con không giống nhau thì cũng không giống nhau.   Thân thế của tôi dầu không có gì làm đáng lo cả, thằng tôi lo hộ cho tôi , thì ai cần ?  Ấy là cái tú tài mới đậu xong đã bị tước khử, về sau không còn được đi thi, như thế con đường làm quan  hẳn cụt rồi, không khéo về nỗi vợ con sẽ còn lôi thôi nữa,   hẳn thằng tôi lo cho tôi vì thế ?

Mà quả thế : sau  một tháng, xảy ngay việc thối hôn, do cha mẹ của người vợ chưa cưới của tôi tuyên bố: thế là hai chữ ngõa giải đã ứng nghiệm được một phần rồi  ..."

T rước hết,  một người làm cách mạng như người thường, có hai điểm vướng mắc : đại gia đình
tiểu gia đình.   Đại gia đình, đối  với Phan Khôi : cha mẹ không vui lòng.   Lẽ đương nhiên, vì quyền lợi con cái, cha mẹ không bao giờ không nghĩ đến tương lai con mình, mong  sau này chúng  thành danh tốt phận.   Sự lập chí của Phan Khôi chưa nhìn thấy lợi trước mắt, đã sớm liên lụy - nên, sự quở trách của cha ông,  là điều bình thường xảy ra.   Đến tiểu gia đình,  là câu chuyện từ hôn  của  nhà gái, đối với Phan Khôi,  đó là ngõa giải ứng nghiệm, từ lời cảnh báo trước của thân  phụ gửi cho con đang  nằm trong Nhà Lao Quảng Nam .

 T rong  đời tù nhân, lần này, ông lại gặp một ngõa giải khác - chuyện tư tình với vợ một võ quan hàng tứ phẩm.   Vợ võ quan trẻ, đẹp, không dễ nén tình cảm khi được mời gọi, dễ  bộc phát- nhất là, thiếu  nữ sớm trở thành thiếu phụ, vợ một võ quan  nhiều tuổi hơn nàng, tất không tương xứng.  Thiếu phụ đã yêu, dễ sinh nhiều mưu mẹo sảo quyệt, làm sao để đạt ước muốn  là được, bất chấp hiểm nguy   rình rập.   Nàng muốn can thiệp cho người tù mà nàng yêu có cơ hội gần gũi, bày tỏ tình yêu qua cử chỉ  rất tế nhị, nói bóng gió mang  lại nhiều hiệu quả :

"...T ôi ( tù nhân )  mở cái gói  ra trước mặt Trưng.  Đố ai đoán biết được gói gì ?   Trời ơi !  Gói trầu cau !   Mười miếng trầu têm kiểu Huế  với mười miếng cau bửa dính, mỗi dậy năm miếng chồng nanh sấu lên nhau thêm mười  miếng vỏ chay và mấy chùm hoa sói.    Cái gì lạ !  Thực tình tôi không hiểu, hỏi Trưng :
-Của ai thế này ? ... Mà lại đưa cho tôi  ?
-Của bà Ch...
Trưng vừa nói vừa cười ngỏn ngoẻn.
- Đưa cho tôi ?  Tôi biết bà ấy là ai ?
-Ấy thế mới lạ , Thầy mới có chuyện lạ, tôi đã nói
Trưng nói câu ấy ra dáng đắc ý lắm,  và hắn bắt đầu làm như hắn là người có công ơn lắm với tôi .
Liền tay tôi gói lại, tôi trao trả Trưng, thêm rằng :
- Anh cầm lấy, tôi không biết.
Trưng xin tôi cứ nhận và kể đầu đuôi:
- Lâu nay tôi phục dịch ở nhà  ông Ch... và tôi đã được tin cậy, nên bà Ch ... có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần .  Bà ấy nói thấy thầy thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn này làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp mặt để nói chuyện ... "

P han Khôi cho người đọc  thầy độ thành khẩn nhất của cảm nghĩ về mối tình, sau khi hình thành một cách lạ lẫm.  Tác giả gợi cho người đọc biết thêm được những âu lo từ nơi ông Ch ...  chồng thiếu phụ ghen tuông , có thể  ám hại tù nhân, bởi họ sẵn có uy quyền trong tay.     Phan Khôi mơ tưởng ngày được trả tự do,  bây giờ ông vẫn nhận gói trầu cau của thiếu phụ đem lòng yêu mình để làm  tin.    Đoc giả đọc tới  đây, hẳn là khó quên một hình ảnh khác, kẻ từ tù trong Người tử tù của Nguyễn  Tuân -  như vóc dáng  oai phong người tử tù tài ba, bản lĩnh, lại văn hay, chữ tốt, được Nguyễn Tuân lồng qua  vai Huấn Cao, nằm dài trên phản, tôo nét bút lông trải trên trên tấm lụa đào.    Phan Khôi cũng kể cho người đọc  nghe kinh nghiệm xương máu của chính tác giả, kẻ tù nhân  văn hay, chữ tốt , gặp hồng nhan tri kỷ, vợ  chủ ngục , liếc mắt  đưa tình , lại được vời vào  dinh  viết câu đối cho võ quan hàng tứ phẩm :

"... S ố là trước đây, nửa tháng, ông Ch... có sai lính vào lao, hỏi thầy đội, trong đám tử tù có ai viết chữ tốt, thì lấy một người ra viết câu đối cho ông ấy.   Tối hôm ấy hơi nóng lạnh, nhưng lấy sự được đi ra ngoài làm sung sướng, nên phụng mạng theo chơn người lính.
Đến nơi , thấy một đống, cũng đến chín, mười cân lụa  đỏ bỏ ngổn ngang trên chiếu giải dưới đất và một nghiên mực lớn mài sẵn .   Một người đàn ông chừng năm mươi tuổi to lớn, mặt đen, mũi to, ngồi trên sập giữa nhàm ấy là  ông Ch... hất hàm  chào tôi.   Một thiếu phụ con trẻ lắm, trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan, cả đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều ngồi bên kia sập.
Nhà không có cái ghế nào cả, tôi ngồi ngay trên cái chiếu dưới đất, chỗ để nghiên mực. ...  Ông Ch ... bảo tôi:
-Có biết uống rượu không thì  - trời lạnh - uống mấy chén mà viết cho dựa tay .
-Bẩm có thì cũng được .
-Nhà còn ' nước' không mình ?
Ông Ch... xây , hỏi người thiếu phụ.  Tôi nghe mới biết người ấy là bà Ch ... vợ ông.
-Có hiếm mấy.
Vừa nói thiếu phục vừa đứng dậy đi vào bên trong, cầm  ra một chai rượu thuốc và một cái cốc  rót đưa cho tôi một cốc đầy  .
Tôi uống cạn cốc rượu thì trải lụa ra viết.   Ông Ch ... sợ tôi viết quấy,  cứ theo nhắc từng chữ.   Tôi thấy làm bực mình, mà không tiện nói, thì ông lại còn vẽ cho tôi chữ này viết thế này, chữ kia viết thê kia.   Tôi chừng muốn phát cáu.   Người thiếu phụ xuống khỏi sập, lại gan nói cùng ông Ch ...:
-Tôi xem người này cầm bút là người viết thạo, xin ông để cho người ta viết tự do.
-Bà nói lạ .  Câu đối lụa ít tiền lắm sao ?
-Nhưng đã có ai làm hư của ông  đâu ?   Ngồi kiềm lấy một bên , thì còn ai viết được nữa chứ ?
Ông Ch ... hình như chịu vợ nói phải, buộc ra khỏi chiếc chiếu, rồi hai vợ chồng đứng coi tôi.
Bây giờ tôi thấy dễ chịu, hươi cây bít như rồng bay phượng múa , hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng thấy tốt .   Người thiếu phụ  cứ  đưa con mắt theo ngòi viết tôi.  Còn hơn đôi nữa thì hết, ông Ch ... bảo vợ :
-Mình ơi mình.  Rót thêm cho va cốc nữa đi !
Người thiếu phụ ngoan ngoãn , rót cốc rượu, đặt trước mặt tôi và nói:
- Nghỉ tay uống rượu đã thầy .
Tôi  vâng lời như cái máy .  Viết xong, tôi cung kính chào ông Ch ...
-  Bẩm quan lớn .
Ông gật.  Tôi lạii hướng về người thiếu phụ :
- Bẩm bà lớn tôi vào .
Thì người đứng dậy;
-Tôi không dám, thầy lên .
 (........) 

Đ oạn cuối,  kết thúc một câu chuyện tình của Phan Khôi trong tù -  một lần 2 người gặp nhau vào một ngày đầu xuân.   Chỉ một lần thôi, rồi, biền biệt , sau,  thiếu phụ lâm bệnh, qua đời. Có 2 giả thuyết đến với tác giả :

một -  người thiếu phụ phẫn uất, vì bị gả cho một anh chồng già, rồi  gặp gỡ , yêu thầm giấu trộm một tù nhân  cùng trạc tuổi tài ba, bản lĩnh, văn hay, chữ tốt, cao thượng, bị lưu đày - trong khi hồng nhan tri kỷ nằm cạnh  bên chồng già,  thằng  Mán  cục mịch, da đen sì,  cái mũi đỏ quạch , thân to tác lớn   kếch sù  ôm thân cây quế  thơm nõn nường  ...
hai - qua một lá thư gửi cho tác giả, , hồng nhan tri kỷ đe dọa    tù nhân thẳng thừng :  nếu không được  yêu  lại, người ấy sẽ quyên sinh ...

N goài  đời thường , thiếu phụ, vợ võ quan lâm bệnh, qua đời , tất nhiều  giả thuyết  được đặt ra.   Phan Khôi, tác giả thanh minh, ông không phải  kẻ chủ xướng ?  Thì ,  ai đây ?  dầu sao đi nữa, dễ mấy ai lại không thương thương cảm mối tình duyên thật oan trái , lãng mạn  cao thượng, giữa vợ một võ quan triều đình, chủ ngục và  kẻ tù nhân đa doan, tài ba, bản lĩnh, được hồng nhan tri kỷ  yêu thầm, giấu trộm ! Chẳng khác bức tranh tình ái thời rose của Pablo Picasso , có tựa The Lovers, nét   cục mịch đầy nghệ thuật ,  to đùng lại  mạnh bạo : một đôi tình nhân có thiên tình sử e ấp, dại ngây hưởng thụ tình yêu, kể cả , nét duyên dáng  ngỡ ngàng của người tình nữ.    Cùng cảm thụ,  nghe lời   kể:

"... N hà có một mình bà Ch ... bà tiếp tôi trong một phòng  xép.   Tôi ngồi trên một cái chõng nhỏ, bà ngồi ghế bên cạnh, tay đặt lên cái  gáy trên cổ, êm đềm nói :
-Chớ anh làm gì mà họ bỏ tù anh ?
Tôi gắng mỉm cười nói băng một câu:
- Thưa bà, bà  còn  thương hại tôi nữa sao ?   Nỗi một cái hoang tôi đã dám tới đây cùng bà cũng đủ lắm rồi,
Bỗng thấy thằng Trưng chạy thình thịch từ ngoài vào, đứng trước cửa sổ đưa tay cao lên, chẳng nói chi hết.  Bà Ch ... đứng dậy mở  cái cửa cho tôi xuống bếp, và bảo tôi cứ đứng yên một lúc sẽ hay.  
 Tôi bấy giờ thấy ngay, nghe có tiếng nói ồ ồ ở nhà trai, tôi mở cửa sổ bếp thoát ra ngõ.   Tìm lại người  lính, tôi trở về nhà lao một mạch.

N gay đêm đó, thằng Trưng nói cho tôi biết rằng, khi tôi đến, bà ấy liền cho hắn ra đứng cạnh ngoài đường, phòng ông Ch ... trở lại thì vô báo.   Quả nhiên ông trở lại, nói các quan còn nửa giờ nữa mới đi.    Nên ông không tội gì mà ngồi chực, về nhà nghỉ chân cho khỏe.   Hắn lại nói  bà phân vân về tôi  mãi : sao đã dặn dò một chút nữa mà tôi lại bỏ về đi ...

T ừ đó bà Ch ... vẫn không tin tức cùng tôi, không còn dịp nào cho hai chúng tôi gặp nhau nữa.   Vì ông Ch ... giữ  bà ấy, cũng như thầy đội nhà lao giữ tôi vậy, hàng ngày không dễ bà ra khỏi cửa và mỗi lúc ông đi việc quan thì đi rồi về ngay, không để bà ở nhà một mình qua ba giờ đồng hồ.
Không biết làm sao được, thỉnh thoảng bà Ch ... lại bảo Trưng nói với tôi, kiếm cách đi ngang qua nhà bà một lần để bà trông thấy.   Qua tháng tư năm sau, ông Ch ...không ở nhà cũ nữa, dọn về ở cái trại lính, cách nhà lao không bao xa.   Từ ấy, bà ấy, cùng tôi dễ va năng trông thấy nhau hơn trước,  nhưng vẫn không có dịp gần kề trò chuyện.   Đến thằng Trưng mãn tù, hai chúng tôi tin tức cũng thưa dần.
Một ngày tháng chạp, thình lình tôi tiếp được lá thư của bà Ch ..., ấy là lần đầu bà viết thư cho tôi, mà cũng là lần cuối.   Trong thư, bà nói, nhân đi chữa lại đồ nữ trang, muốn gặp tôi tại nhà người thợ bạc, câu này tôi nghĩ mãi:

" Dù yêu nhau  mà không được gần nhau , thôi thì sống để dạ,  chết đem đi .." 
T ôi đến nhà thợ bạc, thì gặp bà Ch ... ở đó, nhưng người ta trong nhà đông qúa, chỉ nhìn nhau, mà hai chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê .  Trọn buổi chiều bà ở đó, làm ông cũng tò mò tới.   Khi trông thấy cái sống mũi đỏ chờn vờn trước  cửa, thì tôi đã đảo ngõ sau, thành ta thủy chung với bà, tôi chẳng trao đổi cùng nhau một lời nào.   Tôi không ngờ lần đó  là lần cuối cùng tôi gặp bà Ch ... vì sang tháng giêng, bà lâm bệnh, được đưa về Huế điều trị, rồi mấy tháng sau có tin bà từ trần ... "

C ũng không cần thêm một lời bình nào, về  chuyện tình trong tù của Phan Khôi nữa !  Tuyệt hay và thật cao thượng !  Nhưng  nếu được hỏi, bài thơ Tình già  có phài là bài thơ mới đầu tiên  mở đầu phong trào  thơ mới Việtnam, thì tôi  chưa  lắc,  cũng  chưa gật  đầu ?  
 []
Saigon 1960.
THẾPHONG .
-

---------

-     bài tu chỉnh  ( 6/2012) .
 -   và bài  này đã đăng trên báo Giáo dục phổ thông ( Saigon) , số Xuân 52-53,  năm 1960.
   Chủ nhiệm: Phạm Quang Lộc.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

The Sweet Red Blood in the Earth / a poem by Lê Gianh

we promise one another - poems from an asian war -
selected, translated, introduced   by  don luce  &   ...

            the sweet red  blood in the earth
             a poem by  lê gianh

My brother died a heroic death  -  -
At birth he was of yellow skin
His blood like a vermilion paint
Conversing the traces of tyranny .

My mother died a miserable death
She mourns her children in mutual destruction
Her blood feeds the grass
And the palm trees become greener under the golden sun .

My brother died in the areas of ideologies
Killed by the enemy ' s guns
His blood runs through the land
The moan of regret tolling high on the hill .

Our enemy died
While the wheels of the funeral carriage turns on
His blood remains in the stone statues
In infinite darkness it remains .

I am dying of slavery
My dreams cannot cross the prison bounds
When I die may my blood  become sweet honey ,

Drop by drop covering the traces of inhumanity .

Uncooked rice, dry salt, and water
I swallow my tears .   My stomach aches at night ,
Mosquitos and insects attack my fleshless body ,
Inder my pale skin, blackened bruises stare out .

On a cold evening , mourning clouds hang at the door ,
From the cells come the  echos :
Mother ,  I am struggling with my faithful friends,
Preserving our pride and courage to the last breath . 
 []

  LÊ GIANH

( from    WE PROMISE ONE ANOTHERpoems from an asian war -
 selected, translated by  DON LUCE - JOHN C. SCHAFER &  JACQUELYN CHAGON .
Published by The Indochina   Moblie  Education Project,    Washington, D.C, 1974  - p. 101 - 102 )

kịch tượng trưng, văn phi lý không lý do... / bài: thế phong


bài đăng trên báo giáo dục phổ thông ( saigon )  1 - 3 - 1960 :


          kịch tượng trưng, văn phí lý không lý do
                              trong văn chương hiện tại
                                        bài : thế phong


   ... nguyễn  đức quỳnh, nghiêm xuân hồng, vũ khắc khoan
chấn phong, nguyễn hữu thống ( nhuệ hồng), dương tử giang, 
 bồ tùng linh, anatole france ,  hòang như mai, mặc đỗ,
 hà việt phương, hòai đồng vọng, cung phúc chungtrostky, oppeihemer,  aristote, khổng tử, lão tử, hegel, corneille, nguyễn du, guillen de castro thanh tâm tuyềnluật sư trần thanh hiệp , v.v. ...



M ặc Đỗ cộng tác với thầy cũ là chủ soái Hàn Thuyên: Nguyễn Đức Quỳnh , thành lập nhà xuất bản 
 Quan Điểm  loại mới , với thành phần : Vũ Khắc Khoan , Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Văn Nho,  Vương Văn Quảng,  Trần Văn - và không còn 2 người trong Quan điểm ( cũ) là nhà văn Chấn Phong và luật sư
 Nguyễn Hữu Thống ( 1932 -       ) , bút danh Nhuệ Hồng .

T ạ Văn Nho, Vương Văn Quảng là sỹ sư canh nông ,  Nghiêm Xuân Hồng, luật sư, , chỉ riêng Vũ Khăc Khoan,  kịch tác gia , nhà văn.    Vũ Khắc Khoan, tác giả những  vở kích  Thằng Cuội, Giao Thừa, cũng từng  là đạo diễn trong  ban Sông Hồng Kịch Xã ở Hà nội, trước 1954.   Khả năng kịch, nói chung , bố cục  vở  kịch lỏng lẻo, chưa có cơ hội phát triển -  nên chỉ nên coi kịch tác gia có máu me kịch , chưa thể tạo cho kịch một phong trào xôm tụ.   Rốt cuộc, binh diện kịch, nói chung, vẫn chỉ là con số không to tướng, trong những  ngày Pháp chiếm đóng Hà Nội, từ những năm 1954 về trước- sau này  phong trào kịch cọt kéo dài ở miền Nam cũng không khác hơn !.

Đ a số những vở kịch đăng báo, in thành sách, đã  công diễn , hầu hết gọi là kịch tượng trưng ( tôi bỏ qua một số vở kịch đặt hàng , tuyên truyền hạ cấp ) . Những vở kịch tượng trưng ấy chỉ có tên gọi cho oai, mà không có thực chất.    Đã gọi là  kịch, tức là thái độ, hành động, tình cảm con người xử sự, hoặc tư tưởng được lồng trong vở, được diễn viên cho sống lại linh hoạt, sống thực như đời thường ( ít nhất phải vậy ).   Người đi xem kịch  muốn mình được cảm thông với sân khấu đời, qua màn kịch đang diễn trên sân khấu. - ấy thế mà kịch- gọi cho nó oai ,  kịch tượng trưng, chẳng có  mẫu người diễn tả hành động; khiến người xem kịch, như phải đọc sách có tư tưởng, luận thuyết ( mà lại là  luận thuyết rẻ tiền, ba vạ, chắp vá tư tưởng vụn vặt  - hẳn chỉ tạo cho người xem kịch chán nản, mệt  óc lên gấp đôi.   Sự xuất hiện kịch tượng trưng là biểu hiện sự đi xuống của  hạn chế tư tưởng phát huy, ngăn chặn tự do sáng tạo.   Cho nên, tâm hồn người  làm văn nghệ, nói chung, bị lâm vào tình trạng bế tắc; họ phải kiếm đủ mọi cách để lồng
tư tưởng vào kịch  tượng trưng" xem kiểu  này" mà hiểu được cách khác ".   Trong văn chương, còn có một loại tiểu thuyết vị lai , như Anatole France, viết cuốn  Thế giới vị lai  , người ta sống ra sao,  vào
năm 2270?    Tôi được đọc  tác phẩm này, qua bản dịch của nhà văn Dương Tử Giang  ( xuất bản ở Saigon, không tìm thấy tờ  ghi  ngày, tháng, năm  xuất bản ).   Thế giới vị lai mà nhà văn Pháp đưa ra, là một tiểu thuyết dã sử,  mang hình thức nói về thế giới cũ, nhưng,   nội dung mới, và  người đọc cảm được  là đang diễn ra ở hiện tại.    Hoặc chuyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh , tác giả viết đâu đó vào khoảng 400 chuyện liêu trai khác nhau,  nội dung tả  chuyện xảy ra  ở  thế giới cũ, lại phản ảnh rất rõ nét  đời sống hiện  tại, có nhiều điểm tương đồng.   Mục đích  của  Bồ Tùng Linh không phải không có lý do ., nguyên nhân chính việc trước tác, không hẳn chỉ nói chuyện phiêu lưu trong thế giới ma quái, phiêu lưu mờ mịt.  Nguyên nhân sâu xa mà Bồ Tùng Linh muốn đưa ra, để buộc người  đọc   chuyện  xưa, liên tưởng đến chuyện  xã hội hiện tại thối nát, đọa lạc, ê trề,  bất công, quan chẳng ra quan,  vua chẳng đáng mặt vua ; nói mai mỉa theo kiểu Tú Xương  " sao được cho ra cái giống người ?!"  Cảnh hiếp đáp, ăn trên ngồi chốc, hối lộ, cửa quyền , mua  quan,  bán tước,  dân đen  tối mặt không  được cho ra cái giống người , nên Bồ Tùng Linh lui về ở ẩn,  tập trung sáng tạo, đưa mẫu nhân vật thối  nát thành chuyện ma quái, nửa thật, nửa ngờ  của  quan lại Trung hoa được gợi lên ,để bài xích chế độ - gọi là  phúng thích chính trị ( phamplet politique )  cũng  rất xác đáng.   Mục đích   mỗi chuyện liêu trai    của Bồ Tùng Linh đưa ra, để răn đời  ,  từ thư sinh đến quan  lại, con gái, đàn bà, chồng, vợ, vua, chúa, tôi, con, bậc vương giả, trọc phú ti tiện,  sống ra sao cho được giống người ?

Trở về kich tượng trưng, thực chất  đưa ra , thực chất kịch phải được đưa ra thành đề tài hẳn hoi, như làm thức tỉnh ý nhiệm của quần chúng- thì  Thằng Cuội, Giao Thừa  ,hoặc Thành Cát Tư Hãn .. của Vũ Khắc Khoan chưa làm được ?   Vở kịch sau cùng này đăng tải trên tuần báo Kịch Ảnh (  chủ nhiệm: Quốc Phong ) , vào năm 1957, chưa kể gọi là thành công; nếu không muốn nói là thất bại toàn diện.   Theo nhận định riêng tôi,  mắc vào 2 khuyết điểm chính :

Một :  tác giả thiếu nhận xét về nội tâm của nhân vật kịch, hiện đang sống trong hoàn cảnh xã hội có tính cách khuyên răn, đả phá, hướng dẫn ... Vở kịch chưa thích ứng với rung cảm  thật, suy tưởng  của nhân vật được   gọi là kịch đưa lên sân khấu diễn chưa thành công,. chỉ độc thoại  , chưa có hình tượng sống thật như một con người thật  ngoài đời , chưa hấp dẫn được người đọc đồng cảm.    Nói vậy,  kịch- tác- gia chỉ mới đưa ra được một phần  nào ẩn ức lặt vặt, riêng tư  rất riêng tư  đã tự cho là độc đáo ,  là  điển hình, là  sâu sắc , là nhân sĩ của xã hội chống lại  sự độc tài kiểu Thành Cát Tư Hãn ?

Hai :  kịch tác gia thất bại còn mang theo sự thua sút  về khả năng biên kịch.   Hình như, Vũ Khắc Khoan chưa thể là nhà biên kịch  viết kịch tượng trưng để diễn   sống động  trên sân khấu - dầu ông vẫn tự nhận  là kịch tác gia sáng giá, đứng hàng đầu  kịch của Quốc gia ?

N ói vậy , tôi chỉ muốn nhắc tới một kịch tác gia khác -    đó là Hoàng Như Mai - tác giả
Tiếng Trống Hà Hồi  (TTHH) - đã có lần được Vũ Khắc Khoan đạo diễn trình làng ở Hà Nội trước 1954.   Vậy tại sao Tiếng Trống Hà Hồi, vở kịch tượng trưng , đã thành công ?

 T rọng tâm bối cảnh vở kịch Tiếng Trống Hà Hồi  , là, khi Pháp đang thống trị một số tỉnh thành, trong đó có thủ đô Hà Nội.   Ở đây, nghệ thuật vở kịch là ôn cố tri tân., gợi cho người xem  nhớ đến hoàn cảnh  đất nước khi ấy, bị  Trung Hoa sai Tôn Sĩ Nghị đem quân chiếm Thăng Long.   Hai động tác chính: xưanay  đã được Hoàng Như Mai  lồng vào kịch, cho người xem kịch có đủ tình tiết kịch, để từ đó, dễ  so sánh đạo quân Tôn Sĩ Nghị như quân Pháp bây giờ.   Người xem kịch nhận được ngay Tàu như Tây, đều là phường xâm lăng, đem quân áp chế dân chúng, đặt ách cai trị.   Thời vua Lê Chiêu Thống, cũng chẳng khác chính phủ bù nhìn là bao! .  Động tác thứ 3: phản ứng dân chúng phẫn uất, hướng về cách mạng. cùng sự chán chường của nho sĩ an phận cũng thức tỉnh, khi nghe tin quân vua Quang Trung sửa soạn tiến vào chiếm lại Thăng Long.   Những Đồ Trần, Khóa Vũ, khác gì lực lượng kháng chiến chủ lực, từ bên ngoài sửa soạn trở về chiếm Hà Nội, và dân chúng trong thành đang chờ được giải phóng.  Đời sống vật chất dân chúng
trong Thành, tùy thuộc vào sự phối hợp của lực lượng Pháp và  Chính phủ  Quốc gia- còn tinh thần , đa số, hướng về kháng chiến .

Đ ợt cuối màn kịch , những người có lý tưởng: phần tử làm cách mệnh thì sống, còn phần tử xâm lược phải chết.   Và vở kịch của Hoàng Như Mai  có một tác động tinh thần vô cùng lớn lao,  cho loại kịch, được gọi là  tượng trưng có luận đề.( phản đề + tổng hợp).   Một khi Hoàng Như Mai  đã nắm được kinh nghiệm chủ yếu ,   ( expérience cruciale, danh từ  này của  Bacon ) ,  cung cấp cho người xem kịch biết hòa đồng với vở kịch đang công diễn, là một .   Đó  là sự đồng thuận giữa  biên kịch  hướng dẫn  người xem  kịch  đã tin tới 2 /3 vở kịch.   Hơn nữa, nghệ thuật biên kịch rất tinh tế của Hoàng Như Mai, đã cho người xem kịch, nhìn thấy thắng lợi hiển nhiên trước mắt.    Tất nhiên , phần kết vở kịch TTHH  thắng  100%,  quân Quang Trung đã thắng 20 vạn quân Thanh ở Đống Đa, đúng 5 tết âm lịch.  Đó là điều tất yếu thành công của một vở kich hay;  kể cả biên kịch và diễn xuất.

V ậy sự thất bại, hay chính xác hơn,  kịch ở  miền Nam ( Việt Nam Cộng Hòa ) chưa thể thành công là  lẽ đương nhiên.  Không thể chối cãi,  làm dở, không thể buộc nhắm mắt khen bừa là hay !   Chẳng riêng gì một Vũ Khắc Khoan , chung số phận hẩm hiu thất bại ở bộ môn kịch - tôi đưa ông ra để làm mốc cho một  số người biên kịch thất bại về loại  kịch tượng trưng. 

T rở lại  với vai trò nhà văn Vũ Khắc Khoan , với  nhiều kịch tượng trưng đã xuất bản , hoặc đăng trọn trên báo chí.- tất cả đều chưa có gì  gọi  là  đặc sắc.  Tuy nhiên, nếu kể  đến các vở Thần Tháp Rùa , hoặc Nhập Thiên  Thai, thì đó là 2 vở kịch tượng trưng , ở mức độ  trung bình .     Ông mượn điển tích Lưu Nghuyễn,  ẩn ý mô tả lại sự hiện diện của hai phe: Quốc và Cộng - cả hai  đều chống xâm lăng, dần dà  mâu thuẫn, đi đến phân hóa ; phe làm mất thiên chức làm người , là những người  không còn đứng chung với lập trường chính trị của nhà biên kịch Vũ Khắc Khoan .   Và Vũ Khắc Khoan đã kể lại rằng,  sau khi chán sống chung với tiên nữ trong thế giới thiên đường ( nơi không có tình người , không có sự xâu xé tốt, xấu, mâu thuẫn và hòa thuận,  yêu, ghét,    gian ác, độ lương, hèn mạt, cao thượng v.v ... , thì đó không phải  xã hội loài người  thực sự ) - Lưu Nguyễn trở về trần gian.  Cái  tôi trong chuyện được kể  , đó là người điển hình có tính cách  con người được gọi là Quốc gia , chán thiên đường  mác -xít  không còn tình  người. ( tác giả gọi   chung chung:  là thiên đường) .   Kỹ thuật  biền ngẫu , chọn lựa  câu cú cẩn trọng, đối xứng  - ẩn giấu vẻ kiêu hãnh  của ngòi bút tài hoa, lập ý cao, bản sắc  độc đáo, ít người thấu hiểu !  - văn phong và tính  cách một  trí thức- tiểu tư sản ,  kịch tác gia , nhà văn hãnh tiến mang tên Vũ Khắc Khoan !   

V ì chú trọng với văn biền ngẫu,  nhân vật thiếu  hành động,  ý tưởng mơ hồ ( diễn viên khó   lột tả ) , vở kịch diễn mất tính cách  sống động   của vở kịch.

B ây giờ,  bàn tới một nhà văn khác trong nhóm Quan Điểm loại mới,  Mặc Đỗ.  Tên thật Đỗ Quang Bình, sinh năm 1920 ở  miền Bắc , từng học qua Trung học tư thục Pasteur ở Hà Nội- thời kỳ Nguyễn Đức Quỳnh dạy môn  histoire- géo  ( sử +  địa lý) . Ông khởi sự viết văn  từ bao giờ, thì không rõ; nhưng từ 1950, bài của ông thường đăng trên tạp chí Phổ thông (  cơ quan Hội Ái hữu Sinh viên  Trường Luật Hà Nội) .  Sau 1954, vào Nam, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Bốn mươi , tiếp đến Siu cô nương .   Ở  đây, chỉ bàn tới  cuốn tiểu thuyết Bốn mươi.  

T rước khi phân tích,  điểm qua sinh hoạt, lập trường nhóm này. Một nhà văn lão thành cầm cờ súy  trong nhóm Quan điểm loại mới tuyên bố: "...tiểu tư sản trí thức là ưu tiên số 1". . Đó là Nguyễn Đức Quỳnh ( hiện nay thường dùng bút danh Hà Việt Phương, Hoài  Đồng Vọng , Cung Phúc Chung  .., trong giới văn nghệ  thường gọi ' anh Quỳnh" ), tuyên bố rành rọt: từ bỏ hẳn con người tả đối lập (  thời Hàn Thuyên tiền chiến  vượt mác-xít ( Nhân bản mới / Hà Việt Phương ) -  đề cao giai cấp tiểu tư sản, và chẳng còn môt giai cấp nào  khác lãnh đạo tinh thần, nếu không là tiểu tư sản trí thức .   Cả hai  mặt đấu tranh trực diện (  cách mệnh), tích cực kiến thiết  tư tưởng vĩnh cửu ( triết học)  của thế giới này đều do lớp người tiểu tư sản trí thức hướng dẫn,tạo thành.    Ngay cả chúa Jésus, hay Cakamouni , Karl Marx, Oppeihemer, Einstein, Trostky ... v.v... đều  ở  thành phần tiểu tư sản trí thức cả.   Bời, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp trung gian đứng giữa 2 lớp người: tư bản vô sản - họ hiểu rõ   từ sinh hoạt vật chất, đến đường lối tinh thần; từ cách xử thế đến thủ đoạn lọc lừa, họ đều thông suốt trải nghiệm.   Có thể nói , ông Nguyễn Đức Quỳnh, người cầm cờ súy tiên phong cho nhóm  trí thức của Quan điểm loại mới  - mà Mác- xít lên án  giai cấp  tiểu  tư  sản, trong vai trò trung gian  ( couche intermédiaire hoặc petite bourgeoise ) , khuynh tả khuynh hữu, luôn đứng về phe nào làm lợi cho họ .   Người thứ 2 trong nhóm , đặt cơ sở lý luận , là luật sư Nghiêm Xuân  Hồng ( 1920 -   200 ?       )  - với Đi tìm một căn bản tư tưởng ( sách này lấy tiêu đề một bài tiều luậbn của ông, trước kia đã đăng trên tạp chí Phổ thông ở Hà Nội, trước 1954.) .  Bài tiểu luận  trước kia chỉ có cái tiêu đề là giá trị, nội dung nông cạn, vá víu, đầu Ngô, mình Sở , bây giờ tiêu đề ấy được làm tựa một cuốn sách lý luận  ( Đi tim một căn bản tư tưởng)  như  bình cũ, rượu mới    -    mà chất men  mới này có tay Nguyễn Đức Quỳnh cất ; tác giả gọi là nhận thức quan.   Điều này không sai, bởi lẽ, cuốn sách đầu tiên Quan điểm loại mới ra đời - buộc phải điểm qua các lý thuyết có trước: tả , hữu, cực tả, cực hữu .. , trải qua  từ Aristote, Khổng Tử, Lão Tử, Hegel, Marx, Sartre  v.v...  Tóm lại, những cơ sở triết học   nào tạo cho con người hôm nay, còn phải chịu ảnh hưởng để tồn sinh,  phải đề cập, không bỏ sót.    Vậy thì, chưa thể căn cứ vào cuốn sách đầu tiên  để định giá trị đường lối xuyên suốt của nhóm, nhưng đại cương, có thể  hiểu được lập luận người viết  ( phản đề  ) có hệ thống,  tránh được ôm đồm hiểu biết   ( étalage de connaisances ) , có chủ quan đãi lọc  điều hiểu biết hòa hợp với chủ quan,  lập trường biện giải,  minh chứng, bênh vực luận đề của nhân sinh quan tiểu tư sản trí thức của nhóm Quan điểm loại mới.

Về văn chương  , Mặc Đỗ  với Bốn mươi, liệu nhà văn này có lồng quan điểm  tiểu tư sản trí thức vào  tiểu
thuyết :  thành công hay không thành công  ?  Đọc xong,  tôi nảy  nhiều ý nghĩ tương phản.   Nhóm đề cao tiểu tư sản trí thức ( lý luận  như rất vũng vàng) , còn tiểu thuyết luận đề , phản lại.   Từ đó, luận ra,  hiểu được ,  thuyết  Hiện sinh của Jean- Paul Sartre đã thành công ghê gớm, từ lý luận đến hình tượng sống cuộc đời, qua tiểu thuyết ăn ý như một ,  kể cả lý luận  sáng tác  của Jean-Paul  SartreSimone de Beauvoir ...   Mặc Đỗ  đưa vào truyện  tính cách phi lý   ( 1)  của Albert Camus  vào tiểu thuyết Bốn mươi.    Vậy thì  tính chất   phi lý tây phương   kia ,  cũng như sắc đẹp Tây Thi khác hẳn sự vá víu của  Mặc Đỗ trong tiểu thuyết Bốn mươi.   Sư vá víu  tựa hồ một  mụ nhà quê đất Hồ Nam ( Trung hoa)  làm dáng, khi bắt chước  Tây  Thi đau bụng. Nàng  Tây Thi đau bụng được  vua khen, ban  thưởng; còn  mụ nhà quê kêu đau bụng, thì bị  chồng  cầm roi đuổi đánh , mắng nhiếc  . Hoặc ,  cũng là  một  thứ   quýt - quýt Giang Nam (  Trung hoa )  trồng  ở đất Giang Nam thì có điều kiện thổ nhương, khí hậu, hợp sự tăng trưởng làm cho trái quýt ngọt đậm đà, vẫn giống quýt ấy đem trồng ở Giang Bắc thì trái quýt lại  chua.    Vậy thì, triết thuyết phi lý  của Albert Camus thể hiện trong L' Étranger, Le Malentendu, La Peste, La Chute, L' Exil et le Royaume, Le Mythe se Sisisphe ...  đưa văn sĩ Pháp  đoạt giải Nobel văn chương. ( 1957).     Phi lý của Camus không phài là phi lý của người dân nhược tiểu  Việtnam ( đang muốn vươn lên độc lập toàn diện ) , tất, nhân sinh quan có khác với nhân vật truyện Camus .  Pháp quốc là nước thịnh trị lâu đời, nhìn qua khía cạnh phí lý,  đây, chẳng qua là   con người Albert Camus   lai giòng máu Ả Rập , sống   ớ Bắc Phi - mỗi khi   ông nhin thấy nơi sinh trưởng ra mình, bị đối xử thiếu công bằng giữa  con người và con người ( da trắng, da đen) , nên ông đưa ra nhân vật phi lý  là cần thiết, đa dạng  qua tính cách văn chương.    Tính cách  phi lý trong văn chương Camus lên án  sự  đàng điếm, ê trệ tinh thần, sung mãn vật chất của dân da trắng , và phi lý trong văn chương Camus là để  bênh vực lập trường kháng chiến Algérie. Ở một  truyện ngắn  rất hay ,
 L' Hôte,  (  trong L' Exil et le Royaume),    thì tác giả Camus cho rằng :  nhiệm vụ  con người mất tự do phải biết sự tù đày,  khi anh ta dám đứng lên tranh đấu,  điều này luôn ám ánh , phải  biết  chống đối.   Albert Camus và Sartre giống về quan điểm nhân sinh.    Tại sao Sartre phải dùng văn chương để chống đối, lên án  thế giới này nhớp nhơ quá ( Cette laideur du monde, Sartre reste à  l' affronter (2) .  Đó còn là 2 mục đích  của luân lý chủ nghĩa sinh tồn  ( le but moral sartrien)  được thể hện trong nhân vật tiểu thuyết tư-sự-kể  Roquentin .   Nhân vật Roquentin đã   sống   cùng  nhân sinh quan  luân lý kia . 
   
     Trở lại với Albert Camus -  thì Camus đã biết khai thác triết thuyết phí lý  vào hình tượng sống trong văn chương, dùng khả  năng của mình phối  hợp cơ hội căn bản, như tài liệu sống mục kích ở châu Phi , ghi lại lối sống, cảm nghĩ , suy tưởng , ý chí , tạo thành một   xã hội  trong tiểu thuyết , trình  bày cho thế giới biết.   Khác gì Jean-Paul Sartre đặt con người buồn nản ,  chán chường, phi lý  vào đời sống văn chương trong truyện, khởi đầu từ thành phố  Bouville- từ khởi điểm này,  đưa Sartre sau này trở thành văn sĩ tài danh!
( từ chối Nobel văn chương với số tin kết sù, ' tôi viết văn đâu phải để  nhận  giải ?  ' v.v... )  . Nên nhớ rằng,  Jean- Paul Sartre  xuất bản sách đầu tay rất muộn , vào năm ông 31 tuổi, 5 năm sau đã nổi như cồn.   Cuốn truyện tự-sự-kể ấy la La Nausée, diễn đạt cuộc đời rút từ  bản thân tác giả : thực, thành khẩn, con người  là
 ni ange  ni bête như A, Huxley quan niệm.    Trường hợp  này,   liên tưởng tới một nhà văn Nga khác, Pouckhine cũng nổi tiếng ngay khi viết Eugene Oneguine (3) . Tiểu thuyết sinh tồn của Sartre   là một thể nghiệm sống rất thực,rất cần thiết cho những ai, muốn hiểu đời sống thực con người   thế kỷ XX.   Một nhà phê bình văn chương Pháp, R.M. Albérès, cho rằng :  tiểu thuyết còn là nghệ thuật tạo tác nhiều bộ mặt  khác nhau : khiêu vũ, âm nhạc,  kể cả một bản nhạc hòa âm đơn khúc ; nó sẽ bị coi  là ngụy tạo, một khi  tạo tác  những hình ảnh lu mờ, hoặc tán dương quá mức, xa hơn  cảnh thực .    Tôi  xin phép, nhấn mạnh :  thành khẩn diễn tả  là sự thực trong tiểu thuyết, đã được đãi lọc theo chủ quan định hướng rồi.  

L ại trở với Le Mythe de Sisyphe của  Camus,  có thể gọi đó là một thứ Prométhée?  Vậy Prométhée là  gì?, nôm na, đó chỉ là truyện thần  thoại, dựa trên định nghĩa, và định đề rung cảm, được diễn tả qua văn chương, về thế giới chúng ta đang sống trong một thời đại.    Đặc điểm chính, động cơ rung cảm bén nhạy của tưởng tượng phong phú của con người.   Cũng chẳng khác gì, người ta  đặt khung cảnh chuyện vào một thế giới khác.   Có thể, là thế giới thần tiên, không giống thế giới của chúng ta; mà ở đó, phát sinh rung cảm phi lý, nhưng  người ta tin được kết quả thu lượm được cảm quan bất biến.   Vậy, ý nghĩ suy luận của Albert Camus, thì phí lý ông ta deo đuổi  nhằm đối tượng nào ?   Tại sao ông ta lên án phí lý ?  Thì đây,  phi lý bắt nguồn từ liên tưởng đã mượn  từ  triết gia Chestov ( 4) . Một khi , nhà văn Việtnam lao đầu vào con đường bắt chước  sự phi lý  qua văn chương phương tây,  hẳn,  đã bị sang tay  đền, 3 lần, vừa thiếu chính thống; cả căn bản sống là điều cần có, lại thiếu cả đồng cảnh, để tạo ra sự phí lý cần thiết  - và sự phi lý (  làm dáng)  kia chỉ là sự chắp nhặt, sao chép vụng về.   Phi lý trong văn chương Albert Camus, như tôi vừa phân tích  là có lý do, và  giả thiết sự phí lý này không lý do  đi nữa ,  ( tạm  dịch : l'asburde non de cause )- thì sự phi lý kia,  Camus cũng chẳng hề hấn gì ?  Bởi, con người đã trải qua ý thức làm người đúng nghĩa, sinh ra trong trái đất, có quyền tự do sống cách hợp pháp cùng  chung tiếng nói, phong tục tập quán.  Thí dụ, họ có ý nghĩ viển vông đi chăng nữa,  thì sự phát sinh ý tưởng chán chường chẳng hại gì, mà làm giầu cho khía cạnh mới khác của triết lý sống thêm đa diện, phong phú hơn .     Bởi, con người sống ở thế giới này có muôn mặt, dáng vẻ.

N hưng ở nước ta,  vừa trải qua  trăm năm bị phương tây  áp đặt thống trị, trước 1 nghìn năm  tương tự từ phương Bắc, , xiềng xích, gông cùm.    Con người được sinh ta, trong một nước bị mất độc lập, tự do; nghĩa là chưa làm tròn bổn phận con người, chứ chưa nói tới trí  thức, vẫn phải có bổn phận cùng đồng chủng , đấu tranh tiến tới lấy lại chủ quyền đất nước,  đời sống cá nhân có công bình, no ấm.    Một khi, chưa thực hiện được vậy,  trí thức làm văn chương kia, đã viển vông sao chép, mô phỏng sự chán chường, phí lý - hẳn  đã  không ý thức được phận  làm người  nhược tiểu rồi ! 

Đ iều dẫn giải về văn chương phí lý nhập từ phương tây  - nói cho rõ hơn -   làm sáng tỏ vấn đề ' văn phi lý' của 2 ông Mặc Đỗ và Thanh Tâm Tuyền; khi    Mặc Đỗ viết Bốn mươi  - và Thanh Tâm Tuyền viết
 Bếp lửa sao chép, mô phỏng tệ hại hơn nữa , cái gọi là  văn chương  phi lý kia , làm nền nhân vật tiểu thuyết  mũi tẹt, da vàng đang sống ở thị thành Âu, Mỹ  vậy.  Càng không thể biện minh, đây  chỉ mượn liên tưởng để tạo ra một  tác phẩm Việtnam của Thanh Tâm Tuyền- như Le Cid của Corneille , lấy đà từ
 Las Mocedades / Guillen de Castro - gần hơn , Thanh Tâm Tài Nhân  đến Truyện Kiều / Nguyễn Du, chẳng hạn thế !.

C òn Mặc Đỗ- tả nhân vật trong tiểu thuyết Bốn mươi, thì sao ?    Nhân vật :  con nhà giàu, gia thế, có bạn gái đầm Jacqueline . Ở tuổi tứ thập nhi bất hoặc, 40 đã bày vẽ  hưởng thọ ? , đùa giỡn sa hoa,  trác táng ăn chơi - như vậy, có phải là  cách sống của một trí thức biết sống  ?  Trong khi đất nước  bị phân chia,   Mỹ đưa quân hỗ trợ miền Nam, dân chúng đầu tắt mặt tối, nghèo đói, bệnh tật,   chiến tranh   đe dọa sự sống còn, sự tử vong lơ lửng trên đầu khi ngẩng mặt  - vậy thì - văn chương phi lý, sa đọa kia  của mấy ông văn sĩ  trí thức nửa mùa, vô trách nhiệm, trác táng ăn chơi  trong văn chương, thương vay , khóc mướn, cơm no  rửng mỡ, gái trai đàng điếm- hô to '  tất cả đều là hư không, phi lý !" . Vậy thì, thử hỏi , thứ văn chương phi lý dởm này  có phải là sản phẩm đầu độc tinh thần thanh niên, như hãy quên đi hoàn cảnh xã hội; chẳng khác gì thời Pháp thuộc, thanh niên được  khuyến khích ăn chơi trác táng, tham gia phong trào thể thao  Ducroy, tha hồ uống rượu phông -ten,  hút thuốc phiện - để quên đi  làm loạn, chống đối thực dân cai
trị.   Người viết có quyền lên án bọn trí thức trụy lạc, song, phải  hướng dẫn, phải nói  sự đi lên của  đối tượng tốt khác cần thiết.   Nếu không làm vậy, thì ông Mặc Đỗ, chỉ khai thác cảnh nhơ nhớp, sa đoạ, trụy lạc  của  trí thức; có nghĩa là không dùng văn chương dĩ độc trị độc; mà ông đang lao vào  con đường 
 phóng tay đốt nhà táng giấy, xúi giục thanh niên, trí thức  đi vào con đương đàng điếm, quên trách nhiệm đối đất nước, xã hội- chẳng khác gì  xưa kia thực dân Pháp khai thác sự tiêu cực ấy, đẩy họ vào con đường tự hủy hoại. ( như chúng tôi vừa phân tích ở trên, và tất nhiên không đúng với tuyên ngôn Quan điểm loại mới  ).
  
V à ông Thanh Tâm Tuyền ,  thanh niên lớn lên chưa kịp tham gia kháng chiến; khi toàn dân  đứng lên chống Tây thuộc lần 2 - khi ấy, ông chỉ là chú bé vùng Atêka ( an toàn khu) , không như các chú
 Vệ quốc em  tham gia  giữ nước.   Rồi lớn lên, học hành ở  vùng đô thị, gặp cảnh sống ê chề của dân vùng Tề  do Pháp cai trị  , bị dồn nén mậc  cảm tự ty, tìm lối thóat là dùng văn chương  để làm dáng tranh đấu , như người yêu nước thực sự.    Nhân vật làm cách mạng của ông trong truyện  làm cách mệnh kiểu
' trên không răng, dưới không khố'  .    Còn " thơ tự do " ( trong ngoặc kép" của ông  tự gọi là  'sáng tạo với tư duy mới '- đúng ra,  đó là sự chắp vá    vụng về, non nớt,  dịch lại thi ca tranh đấu của Éluard, Aragon... hơn nữa, còn pha thêm tính chất kỳ bí, hóc hiểm của Surrélisme.  Dadaisme, Lettrisme , tổng hợp thành Tôi không còn cô độc, thơ  tự do Thanh Tâm Tuyền.   ( Saigon 1956) .   Ông làm ra vẻ bi quan,   chán chường, tranh đấu kiểu làm dáng, - nào , tưởng niệm anh hùng, bắt chước nổi loạn, cầm súng xông ra đường , hô to, hét lớn ,  phô trương kiểu F.  Lorca cầm súng ra ngã 4 đường, đòi bắn xối sả vào đám đông( như một thằng điên, bị trầm cảm , rối loạn ) - thơ pha chút rượu nồng tình ái  Aragon,  hà hơi, thở khói  bí hiểm  từ  thơ ca  Picabia, thêm chút ' anh hùng trẻ thơ' Thằng  Cu So  của Nguyễn Đức Quỳnh.    Cái gọi là ' sản phẩm thi ca tự do' kia, cũng như văn xuôi ( Bếp Lửa) , chỉ là mượn  hơi, nổi trõ văn chương hiện sinh, phi lý tây phương, bởi lẽ kinh nghiệm từng trải không có - vậy thì, tác giả ra vẻ làm dáng tới  đâu chăng nữa , không thể lừa dối  tất cả đọc giả cùng thời,  cũng như thời đại tiếp nối.   Ông tự  phong bằng chữ ' ta  hoàng đế của thơ tự do' -  chỉ ít dòng trang sau, tự phủ nhận' không muốn được gọi là  thi sĩ' - hoặc ,'hãy vứt sách của ta ra cửa sổ' .  Lối tuyên ngôn cuội ( không phải  của mình)-  đúng ra ' ăn cắp' lối nói của  Nathaniel ,truyện của André Gide,   Les Nourritures Terrestres  :   " ... bạn đọc sách của ta xong, hãy vứt ra cửa sổ  ... "

...thêm một luật sư, mới  ra ràng, mỏ trắng ( blanc bec) , tự gọi, lý luận gia nhóm Sáng tạo ( Mỹ  chi viện ) , miệng giẻo quẹo hô hào " phủ nhận văn chương tiền chiến nhóm  Tự Lực văn đoàn". ( văn đoàn này chỉ vào hạng' tầm tầm' mà thôi) - hãy  nhìn đây, hãy cậy trông văn chương hậu chiến khởi nguồn từ nhóm Sáng tạo' (   phong trào  phủ nhận văn chương tiền chiến bị " xẹp" như bong bóng xì hơi  , khi  JUSPAO   cắt viện trợ ).   Hãy thử đọc vài câu thơ được gọi  tên tác giả : Trần Thanh Hiệp , thơ tự do cất cánh ' bay cao- cao' phía sau thơ tự do Thanh Tâm Tuyền:

                      ".... cửa sổ
                                       cửa sổ
                                                 cửa sổ ..."
 cửa số này là persienne ( tây : 4 cánh) không phải  fenêtre ta : 2 cánh) - mấy chục năm trước,
 Louis Aragon,  phu quân thi sĩ tài danh Elsa Triolet , từng viết :

                       " persienne
                                     persienne
                                                persienne .. "


                                                               ***

C âu  châm ngôn trên  đầu  tập thơ Tôi không còn cô độc  của Thanh Tâm Tuyền ( TTT) , như trên tôi nói, là của André  Gide.   Còn thơ' bay cao- cao" Trần Thanh Hiệp ' đạo' thơ Aragon (  3 câu này  rất tầm thường ) - đều không phải là rung cảm thật của các vị rồi !   Vây làm sao , bắt phải tin rằng, ý thơ kia trong sáng, tư tưởng siêu quần, thơ tự do khám phá  đầu tiên  sẽ có một tương lai  sán lạn ??? . Vậy thì, đọc thơ quí vị, tôi chị gọi đây là thơ của thợ thơ  có hạng, mũi thính, tai thông, mắt sáng,  tài năng thượng thừa sao chép  - sao quí vị không  ghi thẳng' phỏng thơ tây' có  thực lòng hơn không ?

 Lại phải dùng cụm từ ' cái gọi là ' ( the so-called)   trong' cách mệnh  thi ca, văn xuôi'
 của ' hoàng đế  " đạo" thơ tự do" Thanh Tâm Tuyền - cuộc phiêu lưu  văn chương  đáng khinh  kia, chưa bị đưa ra ' toà công luận văn chương' định tội -  đả xách mé, lên mặt, phủ nhận  tài năng, kinh nghiệm văn chương tiền nhân ,   con số không,  đó là  một cách hạ bệ bẩn thỉu để tự đưa  mình lên .    Nhân vật truyện của TTT chán chường, lại chẳng hiểu tại sao chán chường, ông cho rằng làm cách mệnh chẳng khác gì con ngựa và anh dô-kề .   Nếu  con ngựa phản kháng,  hất anh dô-kề xuống đất; khi tỉnh dậy,  dô-kề tìm con ngựa kia, sẽ thưởng cho nó một bài họcđích đáng.   Đấy là ý, đượcgọi là ' lập ý cao-cao' của TTT trong Bếp lửa.    Chúng tôi, hiểu nghĩa tượng trưng của tác giả, muốn nói lên ; làm cách mệnh  nhược tiểu dân tộc ( con ngựa )  có vươn lên, thì chỉ trong chớp mắt , bị đế quốc ( dô-kề) quật lại nhanh chóng.   Vẫn theo ' lập ý cao-cao' của TTT, lý luân về cách mệnh và anh dô-kề, hẳn cuộc kháng chiến của dân tộc ra năm 1945 sẽ không có được !

N hìn lại,  cuộc thử nghiệm người làm văn chương miền Nam, đã từng mượn thuyết phi lý không lý do tây phương- chúng tôi nhớ ,ở thời tiền chiến, đã có một Xuân Thu Nhã   Tập.    Điển hình bí hiểm kiểu
Francis Picabia  là Nguyễn Xuân Sanh với bài thơ Người Xuân, chẳng hạn vậy.   Thơ bí hiềm cực kỳ, hơn cà Dadaisme, Lettrisme ..  Surréalisme...  Một bài thơ ra đời, kèm theo một bài bình giải, hay đúng hơn giải thích  ý nghĩa  của thơ.   Như có lần, tôi đã viết về trường hợp này :

"... thơ  Nguyễn Xuân Sanh, phải có Đinh Gia Trinh đi bên cạnh, giải thích cái hay, cái đẹp; mà nghệ thuật lại phải giải thích cái hay, cái đẹp tới bao nhều lần ?  ( từng chử, ý, dòng, câu ) - mà người đọc  vẫn chưa thông cảm nổi; tôi nói ngay  đây, ' nghệ thuật chưa đạt'.   Thơ Nguyễn Xuân Sanh không phải' chất lịch lãm' như Đoàn Phú Tứ; cao hơn, thì đó, là lối thơ của Nguyễn Vỹ  với thơ Bạch nga.    Thời kháng chiến, Nguyễn Xuân Sanh không còn làm lối thơ bí hiểm, như' Người Xuân' nữa - ông quay sang viết thơ lục bát, cộng rung cảm thật, nhịp điệu thơ hài hòa rung cảm tác giả; nên chúng tôi, nhận chân giá trị, thơ ông  ở thời kháng chiến có chất thơ thật để là một thi sĩ, qua  'Làng nghẹt trong rừng đêm '.   
Sau ông Đinh Gia Trinh giải thích thơ, bao hàm cái hay, cái đẹp của Xuân Thu Nhã Tập, bây giờ tới lượt Diệu Anh, lại tiếp nối điệu cảm trong thơ Xuân Thu Nhã Tập ..." (5)

T rở lại, văn chương hậu chiến ở miền Nam , kể từ sau 1954- Quan điểm loại mới, Sáng tạo .. sự lập dị của những nhaà ăn, nhà thơ này, chỉ là một cách khoe mẽ, ít thực chất hơn sự lập dị đáng yêu, ngây thơ của Xuân Thu Nhã Tập tiền chiến.  
Mốt thời thượng  thường  chết yểu, , thời gian đào thải, bị quên lãng, sau cùng là chẳng còn ai biết tới nữa.   Cũng chẳng phải là điều lạ lẫm .(6)
[]

 Saigon, 1960
THẾ PHONG

----
(1) Bài  này có đọc lại. ( 2012) .  Đã đăng trên bán nguyệt san Giáo Dục Phổ Thông ( Saigon )
   - số 56, ra ngày 1-3-1960 .     Chủ nhiệm: Phạm Quang Lộc,
(2)  Conscience de l'absurde   hoặc  Philosphie de l' absurde đều được cả
.
       Muồn hiểu rõ hơn, tại sao Pouckhine lại tạo được cho riêng mình một trường phái lãng mạn, do sự cấu tạo, chủ yếu từ vốn sống bản thân, xin đọc thêm: Textes philosophiques của Bíelinski  .( Nxb  Ngoại văn MạcTư-Khoa  / Ed en langues étrangères, Moscou, 1950 - pages: 267- 351) .

 (4 )  LEON CHESTOV ( 1886-1938)   triết gia Nga,  chủ trương  thuyết Irrationalisme , coi lý luận chỉ là thứ yếu trong phạm vi hoạt động tinh thần ( opposée de la pensée rationelle) .
Tác phẩm chính:  L' Apothèose du Mone - fondé.  Có thể xem thêm về triết gia này, trong Histoire de la philosphie russe / N. P. Losski    ( Nxb Payot,  Paris 1954).

 (5)  Lược  sử  văn nghệ Việtnam / Thế Phong  ( tập 1:  Nhà văn tiền chiến 1930-1945 , Nxb Vàng son tái bản , Saigon 1974).

(6)   qua <  Google.com  / search / nhà văn thế phong >  tôi đọc  bài  tái trích  đăng trên Blog  Nguyễn Trọng Tạo , kèm   lời nhắc nhở  :

".... Hơi tiếc là bản đánh máy của ông  có nhiều lỗi chính tả , có lẽ vì do tác giả tuổi caoChủ trang cũng quá kẹt thời gian, nên đành đăng' nguyên bản'  của ông, mong bạn đọc  thông cảm ... ".

Nhà thơ Nguyễn  Trọng  Tạo  đã chỉ ra lỗi  chính tả,  mà chính xác hơn, đó  là  faute typographique  (  coquille)  . Và xin lỗi đọc giả, tôi đã dùng  2  tiếng đồng hồ  buổi sáng nay ( 23 /6 / 2012)  để   sửa  coquille  - và,  nếu anh Tạo không  quá bận rộn , mong  được cho RE post  bài tu chỉnh.  Đa tạ  [].
T.P.