Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

một truyện ngắn nữ văn sĩ dạ ngân : vợ lính ( tuổi trẻ cuối tuần (tp. hcm) 30/4/ 2011)

vợ lính/ truyện ngắn  dạ ngân
báo tuổi trẻ tp.hcm 30/4/2011

                                                    v ợ  l í n h
                                                      truyện ngắn : dạ ngân


                                                    một tác phẩm tiêu biểu/  nữ văn sĩ dạ ngân
                                                                                      (giải thưởng hội Nhà văn Hà nội, 1985)

     Họ gần như là môt hội, không tôn chỉ, mục đích; không được chính quyền kỳ vọng như những hội đàn chính thức.  Thuần túy; những người vợ lính ở cùng một xã; thời đó gọi là vợ bộ đội.  Họ chung nhau những người chồng lá lính trung đoàn, chung nhau tuổi trẻ, chung ngau nỗi niềm -- và chung nhau một cuộc chiến ở trên đầu.  Chiến tranh leo thang; nghe thật hình ảnh, nhưng ráo hoảnh.  Ai có thể hình dung được nó; nếu không phải người trong cuộc ?  
     Nhóm người tôi gọi bằng chị; lấy chồng những năm trước Mậu thân còn được mặc áo dài; được xem đồng đội của chồng hát  'lúa khoai ta gắng trồng, sườn non đến bờ sông'. Những người trong lứa với tôi thường cưới vợ, với bộ bà ba; cưới lẻ bằng bữa tiệc qua quýt, giữa tiếng máy bay đêm; hoặc, những đợt pháo kích của đối phương. Đến em gái tôi thì không có gì cả; sau nữa, là những bà góa; và , người kể chuyện không dám chắc mình đã trung thành và thấu hiểu họ.
     Tính chất hội thuyền của họ dần chuyển thành keo sơn; khi chiến tranh ném họ khỏi xóm làng; và, đẩy những người chồng họ lên vùng ác liệt.  Đàn bà con nít tụm vào nhau, trong những xóm nhà lá ven thị xã; người ở lẫn với heo, bởi họ có nuôi heo thì mới có tiền; gọi là bỏ ống, mỗi năm vài lần rủ nhau đi thăm chồng.
     Sáng sớm thức dậy dội phân heo xuống sông; nước đó lại múc lên giặt giũ, rồi lắng phèn nấu ăn.  Không kịp chờ xem cứt người, cứt heo trên dòng chảy ấy có trôi xa chưa; ai cũng quáng quáng cơm nước, để còn phóng xuống vỏ lãi, về với ruộng vườn trồng tỉa, thu hoạch.  Chân đi như chạy, tay làm như máy, miệng nhai để có cái vào bụng; nhưng bụng thì luôn nhớ đến người đang ở rất xa.  Có bình an không; không nghỉ đến đói khát, hay bệnh tật; chỉ nghĩ đến đáng sống hay là đã ...
     Mọi thứ như được lên dây cót mỗi ngày; sáng bật dậy, lách vỏ lãi qua mấy lượt đồn bót; về đến vườn nhanh nhanh giấu vỏ lãi vào lạch, 3 chân, 4 cẳng lên đồng; về chiều đã phải phóng xe về vùng tản cư để tránh bom đạn về đêm; và, khi đã lịm đi trong chiếc mùng cũ mèm, thì cả người mới được thả lỏng ra vài giờ.  
     Người đi lính không lương, vợ nhà càng không có gì; cứ thế, năm này chí năm khác.
    Thường chiếc vỏ lãi nào còn khả dĩ nhất; thì được hội trưng dụng cho chuyến đi của đợt ấy.  Phải nhân lúc nông nhàn, phải biết rõ trung đoàn đang ở địa bàn nào; và, cái chính là phải đông đủ.  Đông đủ; theo cách thầm thì của những người đàn bà vọng phu, ấy là, phải nhằm lúc 'không có đứa nào trục trặc hết'.
    -- " Con Thắm sạch chưa? "', chị Sáu thủ lĩnh nhóm bỗ bã như chị có sứ mệnh phải thuộc lòng hết vòng kinh [nguyệt] của các thành viên. 
    --" Lần này con mận không để vuột nữa nghen, cái bụng đàn bà cũng như cái cây; rung mạnh thì nó phải rụng chứ. "
     -- " Con Kha, mùa nước chân cẳng nổi rơm, nổi rạ; nhưng chỗ đó phải ráng giữ cho lành lặn, nghe " 
      --" Con Út, (Út là em gái tôi) con Út nhỏ nhất, mấy lần thăm mà chưa có gì; thôi, chứ khi nào nó giữa tháng hẵng đi; được không, tụi bay?"
     Họ kể vô số chuyện buồn cười của những chuyến đi.  Không nghe thấy chuyện nhịn ăn, nhịn mặc; để có quà mang cho chồng và đồng đội của họ.  Không than thở những khi phải rạp mình trên vỏ lãi, tránh đạn pháo tiểu khu dội sang; hay, chuyện bị lính đối phương đổ quân lùa đi vòng vòng trên đồng; để 'thử thần kinh mấy bà vợ cán binh cộng sản, chơi."             Những chuyện về vườn ấy thực sự mật thiết với những chuyện thăm chồng; mặc dù nhìn từ bề ngoài, thì nó chẳng liên can.
     Sở dĩ phải đi đi, về về với ruộng vườn, là để có gạo cho gia đình của mình; có lúa để đóng đảm phụ nuôi quân, có rau, củi cho bữa ăn hàng ngày , giữa 4 bề châng lâng ở chốn tản cư.  Cũng có nghĩa là con người còn lây lất được; còn có cơ hội để nhận nguồn tin từ người kháng chiến; mà, những cái tin bất chợt ấy mầu nhiệm còn hơn cả thuốc men khi đau ốm.
     Thì; chị Sáu trưởng hội, tôi biết chị Mận đẻ dày thuộc loại 'chồng mới động mùng là chửa'; biết chị Kha ước sinh đôi, một lẻo trai giống hệt cha; gái giống mẹ, không cần gì thêm; biết chị A ban đầu mồm miệng "kỳ lắm, kỳ lắm"; giờ thì đâm nghiền, ai không rủ đi thăm chồng thì giận; biết chị B có tính đỏ mặt; mà lần nào cũng bị lính của chồng trêu chọc, đến nỗi khóc tấm tức suốt ... 
     Riêng chị [tôi]; chị lấy chồng sát Mậu thân; tuần trăng mật vừa kết thúc; thì anh vào chiến dịch, mấy tháng sau  mới chồng vợ thêm có mấy ngày; rồi thành bà góa luôn.  Chị hay làm vui cho nhóm; bằng việc bộc bạch những lần 2 người gần nhau; và, quả thật chị đúng là người chưa hết đau thì đã khổ.  Chết danh 'chưa hết đau thì đã khổ'; chị không giận -- chị giận những đứa, chị đã tạo điều kiện mà vẫn cứ viện cớ này kia để khỏi đi thăm chồng.  Lần nào chị cũng đứng mũi chịu sào; khi các em đang vui với chồng ở góc bờ, hau góc chòi nào đó; thì, chị làm khách của trung đoàn, chắc chắn chỉ có bóng đèn mới biết những khi chị buồn khổ; hay là, buồn có nước mắt.
     Chuyện ấy họ không còn được chung nhau một chiếc vỏ lãi nữa.
     Một phụ nữ đứng dậy; nửa công khai, nửa bí mật; đã về tận xóm tản cư tổ chức cho họ đi thăm chồng bằng đường bộ
     Chị Sáu thủ lĩnh thấy mình là người thừa; chị tự nguyện ở nhà coi sóc giúp những đứa con của các thành viên.  Chị Thắm, chị Kha, chị Mận; cô A, cô B, cô C; và, cô em út nhà tôi.      Không thể dùng võ lãi được; đơn giản,  vì chỉ có những chiếc xuồng nhỏ mới có thể lách đi trên những dòng kênh đặc nghẹt lục bình của vùng căn cứ Phụng hiệp.
     Con quỷ chiến tranh đang hồi sung mãn nhất; mùi chết chóc từ những trái bom B 52 ngự trị khắp nơi.  Dân kháng chiến rúc vào những bờ ngăn trên đồng bưng lốm đốm vàng; bởi những đợt khai hoang tận diệt.
     Những vợ lính xuất hiện ở những nơi đó; chắc chắn sẽ là gánh nặng cho các chàng trai trận mạc.  Nhưng chồng không về phép được, vợ ở cách chồng có một huyện; nói như chị Sáu thủ lĩnh, thương chồng, phải ráng mà đi," nhìn tao nè, lần nào cũng có thể là lần cuối, biết đâu?".
     Họ đi từng người một trên chuyến xe lam đường ngắn; nối Vị thanh - Vĩnh tường với kinh Cùng.  Áo sống màu tươi, quần áo gọn nhẹ; bên dưới bánh trái, như thể đi ăn giỗ.  Đêm tập kết là một gia đình nông dân Phụng hiệp tản cư lên ven tỉnh lộ; tại đây chị em phải thay áo màu tối, như thể sắp đi làm đồng.  Người đàn bà giao liên chỉ cho hội thấy một ven cây có tên là Cái Cau; bảo từng người một, đi rời ra; thấy máy bay thì cứ đội nón lá ngồi yên trên đồng; gom lại ở cụm trâm bầu gần vườn kia; người của trung đoàn đang chờ sẵn ở đó, để đưa đi tiếp.
   Tôi biết giang đồng sinh tử ấy; nơi đêm đêm hàng đoàn người kháng chiến tràn từ U Minh lên căn cứ tỉnh; và, ban ngày xe cộ dân sự cùng quân lính đối phương chà qua chà lại; kiểm soát rậm rịch. 
     Dân chúng tản cư vẫn ra đồng làm ruộng; họ lén về vườn kiếm con cá, lá rau; và, lại trở lên lộ, trà trộn vào đó là vợ lính đi thăm chồng -- và cả những cán bộ ra căn cứ như tôi.
     Tôi biết nhóm vợ lính của trung đoàn đang có mặt ở Phụng hiệp; nhưng em rể tôi cầm quân ở đoạn kinh nào thì không rõ được.  Trong kháng chiến; có khi mình tương tư tiếng ghi-ta bập bùng của ai đó; nhưng bãi lửa của từng chòi cứ, đã chia cắt nhau, không ai nhìn thấy ai cả. 
     Tôi hình dung em tôi đang hạnh phúc... vợ trẻ, chồng trẻ gặp nhau ban ngày; có những lùm cây, còn đêm thì tối hút, a tòng.   Nó, cô thôn nữ bị chàng trai Cà Mau ấy hấp dẫn nó mới 16 tuổi; mà tôi rên rỉ không yêu; chị tôi kêu chàng sĩ quan đó lì lợm. Mãi 2 năm sau; từ sự hợp tác ruột của chị Sáu, chúng nó mới được gia đình ủng hộ. 
     Đám cưới không chú rể; một mâm cơm cúng bàn thờ ở chỗ tản cư; má và chị tôi  'đưa dâu' bằng vỏ lãi về vùng trong -- và nhờ quen mặt, lính đồn dễ cho qua.  Đêm tân hôn của nó phập phồng, với 3 lần xuống hầm tránh pháo; và, một lần ' không thể xuống được, vì chồng của nó không  cho xuống.'
    Chuyến đi thăm chồng bằng vỏ lãi; không có chị Sáu thủ lĩnh ấy; vợ chồng chúng nó xuất hiện ở chỗ tôi, vào gần lúc nửa đêm; để '2 chị em được ngủ chung với nhau mấy tiếng đồng hồ'-- lời của chồng nó.
     Sớm mai; em gái tôi lại đi bộ ra đồng; lên tỉnh lộ, trở về với xóm tản cư.  Tôi đã nhắn cho em tôi ' tôi muốn chị em có nhau  giây lát trong dịp này; và,nghĩ, em út tôi cũng chung nguyện vọng ấy.
    Tôi biết chúng nấn ná với nhau tới nửa đêm; vì lẽ gì. Chúng hiện ra trong bóng đêm, bằng bước chân đặc công của em tôi -- và cũng cây đèn pin đưa đường; nó, đứa em rể gan lì ấy biến vào mịt mùng như vậy. 
     Lâu lắm; dễ chừng hơn 2 năm rồi, 2 chị em tôi mới được nhìn thấy nhau.  Em tôi đó, nó yên bề chồng con trước tôi; đó là một lý do , má và chị tôi chần chừ với người chồng bộ đội của nó.  Má và chị tôi không tiếc tình thương với lính; nhưng, chị Sáu đó, 'chưa hết đau thì đã khổ', tránh được vẫn hơn.
     Chòi chứ chung đụng, nam nữ cách nhau một tấm liếp mỏng.  Chị em tôi nằm trở đầu trong chiếc mùng đơn nhỏ xíu của tôi trên nền chòi.  Cây đèn dầu trên vách; gối cao trên chiếc thùng tài liệu, tôi nhìn rõ vẻ mặt, nhìn tâm trạng em tôi; sau khi nó tạm biệt chồng.  
     19 tuổi: mấy ngày trăng mật trong bom pháo; lần này nữa là lần thứ 3, người vợ lính được tắm hơi chồng; vẻ mặt ấy đang thông tin với tôi những gì?  Tóc, trán, da không bắt nắng; nó thanh tân, rạng ngời như mùi hương của trăng mật còn ngây ngất trong từng tế bào, hơi thở, dáng điệu.  
     Tôi chưa có chồng; tôi mò mẫm với bản năng, nhưng tôi cũng biết, em tôi như một bông hoa kỳ diệu trong đêm; thứ hoa có tên là đàn bà.
      Dù vậy; nó vẫn ưu tư, cái cuống ưu tư ấy đỡ lấy nó, dã rượi, bản thân luyến tiếc.
     Nó kể, 'anh ngộ lắm, rất thích cõng em, chỗ nào ướt là đòi cõng, lúc nãy qua cây cầu dừa bắt ngầm qua con rạch; ảnh nói vùng này đỉa nhiều lắm, "ngồi lên đi, anh cõng ."  Nó lấy tóc che một bên mặt lỏn lẻn cười, chuyến đi thăm thứ 3 rồi; mà, cứ thích thủ sẵn đèn pin trên đầu, để soi vợ.  Lặng im.   Rồi nó bỗng hất tóc ra, co người, tay ấp bên má, ' hồi nãy 2 đứa qua nghĩa trang, có rất nhiều mộ, sợ quá !'   
     Nó láo tháo về giấc mơ con gái đầu lòng; chỉ thích đẻ con gái, để nữa khỏi đi  lính.  Lại im lặng khá lâu.  Rồi lật nghiêng, bồn chồn.  Chắc chắn đang nằm và kiểu lật trở ấy, có tên là nhớ chồng, thèm nhớ mùi chồng; không chệch đi đâu được.
     Rất lâu sau, trong lúc tôi tưởng nó đã thiếp đi; nó bỗng ngồi bật dậy, chực khóc, ' sao lần này em thấy ảnh buồn buồn, sắp chuyển quân lên Cần thơ rồi; chắc ác liệt lắm, khó đi thăm lắm!'.  
     Tôi không thể tha thứ cho mình.  Càng xa ngày tháng ấy, tôi càng thấy mình ích kỷ, vô tâm, tệ hại!
     Sao tôi lại cứ muốn em tôi đến với mình; trong khi vợ chồng nó rất cần nửa đêm chồng vợ ấy? 
     Mấy giờ đồng hồ trong chiến tranh là bao lâu;  nó chỉ là một khoảnh khắc vứt đi; nhưng cũng có thể là một chuỗi kỷ niệm, để lưu dấu và để sống.
     Chuyện ấy quả nhiên, một bé gái hình thành trong em tôi; nhưng chồng yêu thương của nó không bao giờ thấy mặt con mình được nữa. 
     Người đi, chiến tranh qua đi; và, mầm cây đã gửi lại, nhưng ta không sao quên được bứt rứt đàn bà của em tôi; khuya ấy! 
      Không sao bì đắp được nữa rồi.  Dù sau này, em tôi đi bước nữa; và, có những đứa con khác. Vô tình, tôi đã cướp mất mấy giờ thần tiên của một người vợ lính yêu chồng, nhớ chồng, thèm chồng-- mà chỉ những người ấy mới biết được điều đó, đeo đẳng họ như thế nào -- phải, chỉ có họ mới biết nó quý giá ra sao; ngay khi người chồng không còn nữa.



       dạ ngân


dạ ngân   [i.e. lê hồng nga 1952 -      ]
 (ảnh: internet)

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

số phận bi thảm 5 nhà văn thơ nổi tiếng thế giới: HEMINGWAY-- ZWEIG -- WOLF -- .LONDON-- E.A. POE [báo tiền phong/ hà nội)

số phận buồn thảm những nhà văn nổi tiếng. 
(báo tiền phong/ hà nội)
 ,

                s phn bi thm 5 nhà văn thơ ni tiếng thế gii:
                e.hemingway -- s.zweig -- s.volf -- 
            j.london -- edgar allan poe
                                                   bích ngọc sưu soạn


                                                 1. ERNEST HEMINGWAY
                                                                            [1899-1961]
                                                   ernest hemingway [1899- 1961]
                                                                                           

     c giả của những tác phẩm nổi tiếng thế giới : 'Ông già & Biển cả' - 'Chuông nguyện hồn ai' - 'Giã từ vũ khí'  ...  -- nhà văn nổi tiếng người Mỹ  Ernest Hemingway -- suốt cuộc đời đã hứng chịu những bất ổn tâm lý.
    Dựa trên những ghi chép về tác giả của các nhà tâm lý học:  nhà văn mắc chứng 'rối loạn tâm lý lưỡng cực'+ những rối loạn khác về tính cách.
    Ngoài ra; có thể nhà văn đã bị nhiều tổn thương não bộ, sau khi chứng kiến những cảnh khốc liệt ngoài chiến trườn; khi còn là lính lái xe cứu thương ở Ý, từ hồi thế hiến 1.
    kể từ cuối thập niên 50, sức khỏe giảm sút rõ rệt. thời đó, những biện pháp trị liệu còn hạn ch; chẳng giúp gì nhiều cải thiện bệnh tật nhà văn,
    Năm 1961, Ernest Hemingway đã  tự tử bằng súng. [ở Cuba].
    Gia đình Hemingway đã sản sinh một tài năng văn chương mang tầm vóc thế giới; nhưng đây cũng là bi kịch. 
    nhiều thành viên trong gia đình nhà văn Hemigway đã lần lượt tự vẫn:  cha + em gái+ em trai ; và, sau này là đứa cháu gái của nhà văn.


                                                     2. STEFAN SWEIG
                                                           (1881- 1942)
                                                    stefan zweig  [1881- 1842]

    Là nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch [Áo quốc] nổi tiếng toàn cầu. Vào thập niên 30, ông đã là tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng: 'Bức thư của người đàn bà không quen biết' - '24 tiếng đồng hồ trong đời một người đàn bà' ... là những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp văn chương của S.Zweig.  
    Cuốn tự-sự-kể Stefan Zweig ' Thế giới hôm qua' [bản tiếng pháp 'Le Monde'd' Hier'] được hoàn thành chỉ một ngày, trước khi ông tự sát. 
    cuốn tiểu sử này tập trung quan điểm của nhà văn vế ý nghiã sự sống.
    Trong những năm tháng cuộc đời, Stefan Zweig cảm thấy càng lúc càng tuyệt vọng: thái độ không khoan nhượng; chủ nghĩa độc đoán; chủ nghĩa Phát-xít ngày càng lan rộng-- khiến ông cảm thấy tuyệt vọng về tương lai loài người + sự hủy diệt của những nền văn hóa.
    Stefan Zweig đã ra đi trong tư thế 'nắm tay đầy thư thái' để lại lá thư tuyệt mệnh,
   " Tôi cho rằng mình nên kết thúc; [tuy] mọi thứ vẫn còn tốt đẹp; và, cuộc sống còn trong khả năng chịu đựng được -- ở đó, lao động trí óc vẫn còn là niềm vui thích trong  trẻo + tự do cá nhân  là mục đích tối thượng trên trái đất này..."


                                                    3. VIRGINIA WOOLF
                                                            (1882-1941)
virginia woolf   [1882- 1941]

    Nhà văn nữ nổi tiếng Anh quốc, được coi như một trong những nhà văn nổi bật nhất của thế kỷ XX. 
     Virgina Woolf là nhân vật có tầm ảnh hưởng đối với văn chương Anh quốc.
     những tác phẩm của bà đề cập sự bất ổn tâm lý + ý nghĩa của sự tồn tại.
     Sinh thời, bà thường phải chịu đựng trạng thái bất an; dẫn đến suy sụp tâm lý.
     thêm bi kịch trong gia đình góp phần làm nặng thêm rối tâm thân ở bà.
    Trong thế chiến 2, sự bất ổn thường trực cũng khoét sâu tâm hồn bà; khi phải chứng kiến thành phô Luân đôn yêu dấu bị [quân Phát- xít Đức] tàn phá.
    Cuối cùng; Virginia Woolf tử vẫn.


                                                     4. JACK LONDON
                                                             (1876- 1916)


                                                jack london [1876- 1916]

   Nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả những tác phẩm nổi tiếng 'Tiếng gọi nơi hoang dã'- 'Nanh trắng' [Nanh trắng: con chó]- 'Tình yêu cuộc sống' ... ; Jack London được coi như một nhà văn đầu tiên l;àm giàu, nhờ nghề viết văn.
    Jack London, người đàn ông có tính khí kỳ lạ, dữ dội;  thường đi từ cảm xúc này tới thái cực cảm xúc khác rất đột ngột -- điều đó khiến người ta tin rằng J.London ,có lẽ cũng mắc 'chứng rối loạn lưỡng cực'?
    một số tác phẩm văn chương của ông từng đề cập sự tự vẫn. 
    được biết thêm trong cuốn tự-sự-kể, tác giả từng kể lại,' có lần uống rượu say, trong lúc không mấy tỉnh táo, đã lao rừ trên thuyền xuống nước, suýt bị chết đuối.'
    trong một tác phẩm khác, nhà văn cũng đề cập một nhân vật chết, đón nhận ' cái chết nhân đạo' bằng một mũi thuốc tiêm. 
     Sau cùng, Jack London bị mắc bệnh sỏi thận -- thời đó -- người ta chưa có cách nào chữa khỏi, nhà văn đành phải sống chung với bệnh tật + chịu đựng cơn đau kinh hoàng.        tuy nhà văn đã được tiêm thuốc giảm đau; cuối cùng Jack London qua đời; vì tiêm thuốc giảm đau quá liều.
    Sự ra đi này gậy nhiều tranh cãi -- có người cho là tai nạn -- có người cho là hậu quả, từ 'cái chết nhân đạo'; mà, nhà văn từng đề cập trong nhân vật tiểu thuyết.


                                                 5 . EDGAR ALLAN POE
                                                          (1809- 1849)
                                                    edgar allan poe  [1809- 1849]
                                                                                         ( tất cả ảnh, kèm theo bài)

     Nhà văn, nhà viết kịch, viết phê bình, nhà thơ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-- ông được coi như 'tổ sư' thể loại truyện trinh thám hình sự, có sức ảnh hưởng mạnh đến thế hệ sau, nhà văn viết trinh thám; như Arthur Conan Doyle, tác giả loạt chuyện xoay quanh thám tử Sherlock Holme ...
    Edgar Allan Poe cũng là một 'thiên tài bị hành hạ', trải qua nhiều bi kịch trong cuộc đời, vợ mấ,t khi bà còn quá trẻ. Poe đau buồn, tìm rượu giải sầu; chết vì chất gây nghiện; thường xuyên rơi vào trạng thái u uất, cái chết ám ảnh -- điều này được thể hiện rõ rệt trong tác phẩm Edgar Allan Poe.
    những trang văn, bài thơ của một trái tim phiền muộn; khiến Edgar Allan Poe trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất Hoa Kỳ vào thời ấy.
   Năm 1848, người ta tìm thấy ông đang nằm trong một quán trọ, tình trạng hôn mê. 
    Cũng không thể kết luận một cách chính xác về nguyên nhân trực tiếp, đã dẫn đến cai chết của một tài năng văn chương, như Edgar Allan Poe. 
    bởi, tình trạng sức khỏe ở những ngày cuối đời Edgar Allan Poe đã quá tệ hại rồi.             thêm vào đó; ông bị đẩy nhanh sự xuống dốc bằng rượu + các chất gây nghiện khác.
          []

   theo BÍCH NGỌC
   (Listverse/ The L. Magazine/ Dân Trí) 
    ( trích lại từ báo Tiền Phong/ Hà nội.)

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

giải thưởng thơ CIKADA ( Thụy điển) lần đầu trao cho một nữ thi sĩ Việt nam: Ý NHI. ( VNExpress)



                      gii tng thơ CIDAKA trao gii cho 
             mt n thi sĩ vit nam: Ý NHI
                                                  bài viết: y nguyên 


                                                   ý nhi  [i.e. hoàng thị ý nhi 1944 -  ]
                                                                                     (photo: courtesy of nhavantphcm)


      Đại sứ quán Thụy điển tại Việt nam vừa thông báo: 'nhà thơ nữ Hoàng thị Ý Nhi [Ý Nhi] được trao giải thưởng thơ CIKADA 2015'. 
    Giải thưởng được trao để vinh danh Ý Nhi; vì 'những bài thơ của bà đã bảo vệ cho tính bất khả xâm phạm của đời sống.'
     Buổi lễ trao giải diễn ra lúc 19 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại đại sứ quán Thụy điển, tại Hà nội.
     Giải thưởng có giá trị tiền mặt 20.000 sek (đơn vị tiền Thụy điển, khoảng trên 50 triệu Vnđ + bằng chứng nhận + 1 tác phẩm nghệ thuật gốm.)
    Giải thưởng Cikada thành lập năm 2004, tên được lấy theo tập thơ Harry Martinson ( thi sĩ Thụy điển/ Nobel văn chương 1974)-- giải này dành trao cho thi sĩ vùng Đông Á--  năm 2015, trao cho nữ thi sĩ Ý Nhi ở vùng Đông nam Á.
     Tên thật Hoàng thị Ý Nhi, sinh 1944 tại Hội an; một trong những nhà thơ nữ hiện đại nổi tiếng ở Việt nam, thuộc thế hệ trưởng thảnh trong Kháng chiến chống Mỹ, nổi bật sau 'Đổi mới 1986' -- với  phong cách 'làm mới thơ việt' .(cả nội dung lẫn hình thức).
     thơ Ý Nhi giản dị, đậm chất trí tuệ, giọng điệu trầm lặng. 
     tác phẩm Ý Nhi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, [một tập bản thảo thơ,  linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan dịch sang pháp văn, chưa in ] -- được giới nghiên cứu văn học đánh giá: một trong những giọng thơ đương đại tiên phong-- [và cũng là tác giả] tập thơ 'Người đàn bà ngồi đan' được giải thưởng văn học năm 1985.
  []

          Y NGUYÊN
           (VN EXPRESS/  thứ ba 24/11/2015 14:14 GMT +7 )


                                                 
                                                   ' tuyển tập thơ Till:igar, in thơ của 12 nhà thơ Việt nam --
                                                                   trong đó có 8 bài của Ý Nhi' (giải thưởng thơ CIDAKA/ 2015)
                                                                                         ( photo: courtesy of Ngân Xuyên)


                                                                       ý nhi: trưởng chi nhánh nxb hội nhà văn vn tại tp, hcm
                                                                                                      .(thập niên 90)
                                                                                       (photo: courtesy of  nguyễn quốc thái)


thế phong ( trái) +  búi giáng ( giữa) + ý nhi ( phải)

Ý Nhi ( phải) khi là trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn Việt nam( Hà nội)
 tại tp HCM,  chủ trương cho tái bản sách tiền chiến + tác phẩm xuất bản ở Sài gòn trước 1975. 
 Bởi vậy. bà đã cho tái bản tập thơ MƯA NGUỒN/  BÙI GIÁNG in ở Saigon từ năm 1962. 

 Phóng viên Laurent Passicousset viết  trên tạp chí Le Mékong,
" Ý Nhi, poétesse et entremetteuse, 51 ans [1995] et toujours si séduisante.  Artriste et responsable de la maison d' édition  de l'Uniom des écrivains à Ho Chi Minh Ville.  Un père résistant, des débuts dans l' édition lorsque le livre servait aussi d' arme de guerre.  Une apparatchik?  C'est plus compliqué.  Madame Y Nhi se situe au carrefour de la vie intecllectuelle de la ville, elle est capable de vous présenter  des écrivains 'venus de la jungle', c;est à dire de Front de Libération duSud, en même temps que leurs anciens ennemies fantoches.. Brasseuse d' opinions et de sentiments, elle compte des amis partout.  Parmi les auteurs diddidents les plus exposés comme parmi du régime. Le reine des relations publiques ? Pas exactement, car elle se fâcher tout rouge.  Lors du dernier congrès des écrivains, elle a mené la fronte pour demander que les délégues de la base aient droit la parole.  Puis elle a claqué le pas sans toute -fois démissionner. Très conue au Vietnam, pas encore à l' étranger, Y Nhi pourait se rendre en France cette année.(...) Elle espère qu' un éditeur francais acceuillera ses oeuvres. Mais surtout, elle a dejà pris contact avec Gallimard pour publier des auteurs saigonnaisd'
 d' avant 1975.
Elle s' en explique:
"  Lorque le 'Renouveau s'est lancé, j' ai compris  l' étendu des dégouts dnas le pays du Sud des écrivains réduits au silence, exclut de la société, forcés à l' exile. Et toute une époque littéraire, de 1954 à 1975, rayée de la culture vietnamienne.' Aujourd' hui je me demande à ce gâchis, je suis triste.  Vingts ans après  la fin de la guerre je me demande s' il sera possible d' effacer un jour le fracture qui persiste entre Vietnamiens du Nord et du Sud." 

 ( LE MÉKONG, N.26/ JUIN 1995- PHNOM PENH, CAMBODGE. p. 17)

.(photo: courtesy of lữ quốc văn)

                                               " một tập bản thảo thơ ( ý nhi); linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan
                                                                                         dịch sang pháp văn, chưa in"
                                                                                                      ( ý nhi  lưu giữ).
                                                                        (ảnh chụp trên đường phạm ngọc thạch, quận 3/ tphcm)


 thế phong ( phải) giới thiệu  nguyễn ngọc lan
dịch  thơ ý nhi sang pháp văn
photo:  courtesy of  lữ quốc văn)
  


bìa 1, tập bút ký 5000 KM XUYÊN VIỆT/ THẾ PHONG
( nxb Thanh niên cấp phép từ 2007, chưa phát hành)
 trần thị bông giấy (trái) + ý nhi ( giữa) lê duyên (phải)  (hàng trên cùng : số 5)
linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan) (trái, ảnh đầu tiên) +  x.... + x....

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

nguyễn đức quỳnh, một huyền thoại: văn sĩ, triết gia, chủ soái hàn thuyên, đàm trường viễn kiến, cố vấn chính trị gia ... ( lê thị huệ phỏng vấn nhà báo, nhà thơ vương tân [ hồ nam-lê nguyên ngư] )

lê thị huệ<gio-o.com> phỏng vấn:
nhà báo, nhà thơ vương tân ...ở saigon


           nguyễn đc qunh,
       mt huyn thoi: văn sĩ, triết gia,
       chsoái hàn thuyên, đàm tng vin kiến...
                                                  vương tân  trả lới phỏng vấn

     
                                                                             nguyễn đức quỳnh [1909- saigon 1974]
                                                                                                 (ảnh: Internet)


            
                                                                 nhận diện vóc dáng nguyễn đức quỳnh (tái bản in ty-pô/
                                                                         đường sáng tổng phát hành, saigon 1964)


        báo Mới ngày 18/6/ 1963 :"  cuốn NHẬN DIỆN VÓC DÁNG NGUYỄN ĐỨC QUỲNH, chỉ là một bản thảo in rô-nê-ô, như tất cả những cuốn từ trước đến nay do Thế Phong tự xuất bản: dạy học được đồng nào bỏ ra in sách hết.  Đọc 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh', người ta có cái khoái là biết được nhiều cái sự bí mật về nhóm Hàn Thuyên và tên trùm mật thám Cút-Xô [ Cousseau], về ông Nguyễn đức Quỳnh, người khác mệnh danh là tay phù thủy văn nghệ; và, nhiều thứ khác, ở Saigon.  Cuốn' Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh chỉ in có 100 số.  Thiên hạ thi nhau đọc và mượn nhau loạn cả lên " - PHAN NGHỊ - 


   ------

                                                                                                         
        lê thị huệ: một số nhân vật được ông [Vương Tân/ hồ nam- lê nguyên ngư 1930-  ] nhắc đến trong cấu trả lời trước; gây tò mò, vì những huyền thoại ở chung quanh họ.  Ví dụ: Nguyễn đức Quỳnh.  Nguyễn đức Quỳnh được nhiều người truyền tụng:  một nhà lý luận về chính trị, văn học. Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác, cụ thể bao nhiêu. Ông có thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn đức Quỳnh.

     vương tân:  nhà văn Nguyễn đức Quỳnh là một huyền thoại.  Ông tự nhận là hậu duệ Nguyễn thiện Thuật, người anh hùng Bãi Sậy, quê ông. 
     Nguyễn đức Quỳnh sinh 1909 tại Trà [Bồ], Hưng yên. (Bắc [bộ].  Con nhà khá giả, học trường Tây, bạn học với Cousseau; sau này là chánh mật thám Đông dương -- một người Pháp [rất giỏi tiếng việt]  có nhiều ảnh hưởng  chính trị tại Đông dương.  Chính nhờ là bạn Cousseau, nên Trương Tửu [Nguyễn Bách Khoa] , chủ nhà xuất bản Hàn Thuyên+ chủ bút tạp chí 'Văn mới'( nxb Hàn Thuyên); để Nguyễn đức Quỳnh kiểm duyệt sách (nxb Hàn Thuyên)không gặp trở ngại.
     Nguyễn đức Quỳnh học trường Tây; rồi đi lính Lê dương, một sắc lính quốc tế của quân đội Pháp.  Được sang Pháp học, Nguyễn đức Quỳnh cộng tác [với] báo 'Khoa học' của nhà khoa học Nguyễn công Tiễn .( cháu 3 đời Nguyễn công Trứ; là anh vợ Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa.)
    Nguyễn đức Quỳnh khởi sự viết nghiên cứu về dân tộc ít người ở tây nguyên; sau mới viết tiểu thuyết.  Những tiểu thuyết 'Thằng Cu So', 'Thằng Phượng', 'Thằng Kình [trọn bộ: tập] được nhà văn Vũ ngọc Phan khen ngợi hết lời, trong bộ 'Nhà văn hiện đại' .
    Những tác phẩm độc đáo của Nguyễn đức Quỳnh; lại ký bút danh Hà Việt Phương, có tựa đề 'Làm lại cuộc đời' . (đăng toàn bộ trên báo Đời mới/ chủ nhiệm: Trần văn Ân, báo quán tại  số nhà xxx đường Trần hưng Đạo Saigon-Cholon.)
     và, tác giả 'ai có qua cầu' (không viết chữ hoa/ bdc) ký bút danh hoài đồng vọng [cũng không viết chữ hoa] , nxb 'Quan điểm' in và phát hành [1957]; lại được người đọc chú ý hơn.  
     Nguyễn đức Quỳnh là nhân vật thích làm quân sư cho thiên hạ.  
     hết làm quân sư cho Cousseau; lại làm quân sư cho tướng Nguyễn Sơn [nguyên tư lệnh quân khu Tư], được tướng Sơn cho vào Hà nội để móc nối với Cousseau.  
     vụ này,nxb Công an nhân dân ở Hà nội cho in một [bộ] tiểu thuyết , tựa đề 'Câu lạc bộ chính khách', do đại tá nhà văn Lê tri Kỷ viết ; bôi bác Nguyễn đức Quỳnh, và nói rõ vụ án Đinh xuân Cầu + Nguyễn văn Hướng bị bắt ở khu Tư, về vụ 'chiến khu Phục Việt'.
    rồi; Nguyễn đức Quỳnh làm cố vấn cho  trung tướng Nguyễn văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô đình Diệm.
    và, Nguyễn đức Quỳnh [còn] làm cố vấn chính trị cho bộ trưởng Công dân vụ Ngô trọng Hiếu. 
    [tên tây Paulus Hiếu, từng trưởng ty Ngân khố Long xuyên, ký tên chung 1 sách dịch với Nguyễn hiến Lê, chủ nhiệm tạp chí Sống, dân biểu Hạ nghị viện VNCH -- tự nguyện đổi họ Ngô-- theo họ Ngô của Ngô đình Diệm] vì ' Hiếu tôn trọng họ NGÔ'.- Bt)
    [rồi sau đó Nguyễn đức Quỳnh] là cố vấn chính trị bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm xuân Hồng. (thời thủ tướng Nguyễn Khánh.)
    Nói về chuyện tại sao làm 'quân sư quạt mo'; Nguyễn đức Quỳnh tâm sự với Vương Tân,' biết thì phải nói', xin ý kiến'thì phải cho'. 
     trả lời thẳng thắn với Vương Tân; 'tại sao ông  ta là cố vấn cho 2 vị tướng:  đều là tướng 'lưỡng quân tướng quốc' [như tướng] Nguyễn Sơn + tướng Nguyễn văn Hinh?
     ông nói cả 2 là tướng tài; nên Pháp + Trung quốc đều phong tướng.
     trả lời câu hỏi : 'tại sao lại làm cố vấn cho bộ trưởng Ngô trọng Hiếu, nhân vật thứ 3 trong chế độ Ngô đình Diệm?' -- [ mà sau này, Nguyễn đức Quỳnh] lại bị mật vụ Dương văn Hiếu bắt giam tù?
     Nguyễn đức Quỳnh [trả lời] 'bị bắt là do lệnh của ông [cố vấn chính trị tổng thống Ngô đình Diệm] Ngô đình Nhu.
     Theo quân sư Nguyễn đức Quỳnh; thì, người chịu nghe ông nhất, là bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm xuân Hồng.[thời thủ tướng Nguyễn Khánh.]-- nhưng không đi tới đâu --vì tướng Nguyễn Khánh tuy phục bộ trưởng Hồng; [lại] chỉ nghe lời người anh em cột chèo Phạm quang Tước.( một cò cảnh sát, ngàng mật vụ.)
      câu hỏi mà nhà văn Nguyễn đức Quỳnh thường trả lời loanh quanh Vương Tân, 'ông ta có làm tham mưu cho Cousseau?' -- [thì được trả lời, tuy] Cousseau là người Pháp giỏi + biết điều; nhưng [Cousseau] ít nghe lời Nguyễn đức Quỳnh.
      nếu [đã] nghe lời Nguyễn đức Quỳnh; thì không xảy ra vụ nổ tàu Amyot D' inville (sic) của Đinh xuân Cầu + Nguyễn văn Hướng. (sau này cả 2 đều bị giam ở trại tù Lý bá Sơ khu Tư.)


                              đinh xuân cầu, tác giả bên kia bến hải+ đôi kính ...
                    (tư liệu ảnh: TP)


     Nhà văn Nguyễn đức Quỳnh để lại nhiều bộ sách + một bộ hồi ký chưa in; quan trọng là ông  đã có nhá truyền nhân [đệ tử] Lý đại Nguyên  [hiện ở Cali.]
     Ông Nguyễn đức Quỳnh có 2 dòng con:
     - dòng lớn có Nguyễn đức Kim, nhà doanh nghiệp lớn ở Hà nội, gần cỡ tỷ phú. [ở miền bắc từ trước 1954.)
     - [dòng sau lập gia đình với bà Lê thị Phúc] có 3 trai + [1 gái]: nhà văn Duy Sinh-Nguyễn đức Phúc Khôi -- Nguyễn đức Quỳnh Kỳ -- [Nguyễn thị Kiên] -- Nguyễn đức Kình.
     nhà văn Nguyễn đức Quỳnh qua đời ngày 6 tháng 6 năm 1974, vì bệnh ung thư báo tử; dù được học trò cưng hết sức chữa chạy.  [bác sĩ bậc thầy Trần ngọc Ninh (tự Ninh lớn, hiện ở Mỹ].
     di cảo của Nguyễn đức Quỳnh +  nhất là tập nhật ký do [thứ nam] Nguyễn đức Quỳnh Kỳ ( hiện ở Mỹ) lưu giữ.
      cái đáng nhớ của Nguyễn đức Quỳnh là để lại cho anh em,là việc ông lập' Đàm trường viễn kiến [chủ quan viễn kiến/ subectif visionnaire] tại nhà ông, cạnh chùa Từ quang của hòa thượng Thích tâm Châu.[mới viên tịch ở Canada.] 
     đó là một diễn đàn để anh em văn nghệ trẻ già, tha hồ phát biểu ý kiến, đưa ra những tác phẩm mới, cũng như trao đổi [ ý tưởng được ghi lại trong cuốn VƯỢT để trên bàn].        ai cũng có thể ghi vào đó; có thể nói là một tập sách rất quý; có đủ bút tích + chữ ký của văn nghệ sĩ, chính trị gia,  v.v .. tới thăm nhà văn chính trị, có ['bộ óc bách khoa'] Nguyễn đức Quỳnh.
    (...) - tạm lược khoảng mươi dòng,  nhắc lại điều đã nói - Bt)
        ........................................

     ( trích ' Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân' / thực hiện: lê thị huệ/ gio-o.com)

             -----


                                                                   bán nguyệt san VĂN
                                                 [chủ nhiệm Nguyễn đình Vượng/ thư ký tòa soạn Trần Phong Giao ] 
                                                           ra số 'vĩnh biệt nhà văn Nguyễn đức Quỳnh'.      


          - một vài tác phẩm biên khảo+ tiêu thuyết của nguyễn đức quỳnh:
                       (bìa sách: courtesy of diên đàn Sachxua.net)


(bộ tiểu thuyết gồm 3 tập:
thằng cu so - thằng phương- thằng kình )

một trong số nhiều sách biên khảo của nguyễn đức quỳnh

(ảnh: courtesy of báo người việt/ usa)
           vào dịp,  đỗ quý toàn chủ trì buổi hội luận về nguyễn đức quỳnh
 nhiều nhà báo, nhà văn hải ngoại tham dự)