nhà văn hậu chiến 1950-1956 - thế phong - 9
nhà văn hậu chiến 1950- 1954 9
thế phong
-------------------------------------------------------
Chương bốn
CÁC NHÀ THƠ ĐIỂN HÌNH
Tiết 1.- Khái quát về các nhà thơ miền Bắc
Tiết 2.- ĐINH HÙNG
Tiết 3.- NGUYỄN QUỐC TRINH
Tiết 4.- Tiểu mục :
SONG NHẤT NỮ - HOÀNG PHỤNG TỴ -
HOÀNG SONG LIÊM - TRẤN NHẬN CƯ-
HUYỀN GIANG - VÂN LONG - BĂNG SƠN -
SONG HỒ.
------------------------------------------------------------
Tiết 1.-
KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ THƠ MIỀN BẮC : 1950 - 1956
Nhìn vào bình diện thi ca miền Bắc ( Chính phủ Quốc gia) , cáo 2 khuynh hương rõ rệt:
- một số nhà thơ vẫn làm thơ theo lối thơ mới.
- môt số nữa muốn mở 1 lối thơ khác, gọi là thơ tự do.
Nghệ thuật thơ mới tiền chiến , những Phan Khôi, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bàng Bá Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm , J. Leiba, Thế Lữ ... chịu ảnh hưởng thi ca Tây phương; nhất là Pháp, để tạo ra thơ mới.
Thơ mới chấm dứt vào thời kỳ kháng chiến bùng nổ - một trong những người mở đầu viết lối thơ tự do : Nguyễn Đình Thi .
Đọc bài Sáng năm xưa, trích đoạn :
" Sáng mắt trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Gió thổi mùa thu vào Hànội
Phố dài xao xác heo may
Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi
Lá rụng đầy ..."
Thợ tự do, hiểu theo quan niệm mỗi ngày một mới, một khác, và Hégel khẳng định chân dung thơ tự do : "... thơ là phần nghệ thuật trẻ nhất của nhân loại ." Nếu thơ trẻ nhất của nhân loại cho đến ngày thơ mới cáo chung ,cùng thời đoạn kháng chiến bắt
đầu : thơ tư do tiếp tục sứ mạng trẻ ấy . Và thơ tự do không riêng chỉ khởi đầu qua Nguyễn Đình Thi, còn nhiều nhà thơ khác. Một thí dụ thơ tự do trong bài nhớ của Hồng Nguyên :
" Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai ..
Súng bắn chưa quen
Quân sự mười bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến ..."
Hữu Loan trong Mầu tím hoa sim :
Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh ...
Ở Hoàng Cầm, qua bài Bên kia sông Đuống :
Em ơi !
Buồn làm chi
Anh đưa em vê bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ ...
càng tự do, bay bổng, ý thơ đẹp, tứ thơ thâm trầm, trong Nhà tôi của Yên Thao :
Tôi đứng bên này sông
Bên kia vùng địch đóng
Làng tôi đấy: xám đen mầu tiết đọng
Tre cau buông tóc rũ ướt mưa sương
Màu trắng vôi lôm lốp mấy khung tường
Nếp đình xưa người hỡi đau gì không ?
đến một Vệ Quốc Em có tên tác giả là MINH TIỆP ** trên báo tường - thơ tự do ở đây là một bài thơ hay, có gái trị tư tưởng, cấu trúc vững, mới ,nhiều tân ý ; chẳng khác gì nhà thơ kháng chiến chuyên nghiệp đàn anh, trong bài Bức tranh sinh hoạt :
" Trung đội anh đóng bên bờ suối trong
Gió núi mênh mông rạo rực lòng
Xóm xa
Rừng rậm !
Đình chơ vơ đứng trên đồi nắng
Cây lũy
Tre thành ..."
thêm một Vệ Quốc Em khác , vẫn là thơ tự do , đăng trên bích báo . Bài thơ Bước đường công tác, từ cấu trúc, tư tưởng nghệ thuật, phải nói là tuyệt vời ! " Một khả năng ở bước đầu đi đã vững, hẳn thiên tài không không chờ tuổi", ở tác giả có tên PHÙNG , như chúng tôi đã nói về PHÙNG : * *
" Lời ai còn nhớ mãi
Lời ai còn bên tai
Lời ai còn vang dậy khúc đường dài
Lời ai khiến ta thêm dài nhịp bước
Tàu qua Yên Bái
Tàu đến Lào Cai
Rồi đỗ lại
Ô kìa biên giới
Cờ hồng bay phấp phới
Ai đi Phố Lu
Ai rẽ Bắc Hà
Làm ơn nhắn hộ ta
Hỏi thăm đoàn Thiếu Sinh Quân
Qua Bắc Hà công tác ...
Đoàn quân bé nhỏ oai hùng
Bước đi mạnh dạn chập chùng đồi nương ..."
-----
* xem tập 2: NHÀ VĂN KHÁNG CHIẾN CHỦ LỰC 1945- 1950 trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 / Thế Phong - Nxb Đại Nam văn hiến , Saigon - hoặc xem ở web NEWVIETART.COM
( France ) .
-----
Thơ không tuyệt đối, nói khác hơn, Thơ Đường chỉ có một giai đoạn của thơ Đường - thơ mới cũng vậy , chỉ sống trong giai đoạn nào đó rồi nhường cho một loại hình thơ trẻ nhất khác. Loại hình thơ trẻ nhất những năm 1950 là thơ tự do (xen lẫn thơ phá thể). Đùng đòi hỏi tuyệt đối loại hình thi ca, như nhà thơ tượng trưng Pháp, A. Rimbaud, từng đòi hỏi vậy - nhưng sự kiện này không tồn tại - rồi với chính thi nhân này , về sau bỏ thi ca đi buôn nô lệ kiếm tiền - " bỏ thơ rồi ly dị thơ " - ( ý kiến Lê Huy Oanh thật chính xác đáng ghi nhận ).
Đại diện xu hướng thơ mới, số nhà thơ còn sót lại từ tiền chiến, hoặc nhà thơ mới nổi lên sau này; làm thơ theo lối diễn đạt thơ mới có cải tiến ( thơ mới phá thể ), đó là Đinh Hùng - lớp nhà thơ cùng thời với Huyền Kiêu, Hằng Phương ( nữ ) Tế Hanh,
Trần Dần ...- với tác phẩm Mê hồn ca ( Hànội 1954) , xuất bản đúng vào chu kỳ Hội nghị Genève chia cắt đất nước : 20- 7- 1954) . Tập thơ xuất đầu lộ diện cho phong trào thơ mới ( giai đoạn cuối ) .
Một số phương danh khác làm thơ mới , như Phan Phong Linh , Trương Uyên , Ho
Hoài Việt .. trong dòng thơ mới còn lại.
Qua xu hướng mới , thơ tự do ỏ Hànội vào giai đọan này, có Nguyễn Quốc Trinh, với thi phẩm Ươm Đẹp, mở đầu thơ tự do thời ấy. Một số nhà thơ khác đồng lứa, như Song Nhất Nữ, Nhất Tuấn, Đức Thái, Hoàng Phụng Tỵ, Hoàng Song Liêm ..., chưa thể gọi là theo xu hướng thơ tự do được ; mặc dâu, đôi khi họ cũng làm đôi ba bài, được gọi là
thơ tự do. Kể cả 2 xu hướng thơ mới và thơ tự do cũng không hẳn có một ranh giới rõ rệt - chỉ nhà thơ không làm thơ tự do ban đầu, thì đều làm thơ mới hoặc thơ phá thể .
Một số nhà thơ Pháp : Baudelaire , Vigny, Lamartine, Musset ... có ảnh hưởng lón lao đến các nhà thơ mới thời tiền chiến, tiếp theo - ở thế chiến thứ hai - các nhà thơ Pháp, như Prévert, Éluard , Breton, Soupault, Breton ... thay chân các nhà thơ cổ điển Pháp.
Như ở trên, chúng tôi nhắc đến thơ tự do, khởi sự tư 1945, bắt đầu là Nguyễn Đình Thi, Yên Thao, Hoàng Cầm, Hồng Nguyên, Tất Vinh, Chính Hữu .. rồi đến Nguyễn Quốc Trinh, sau Hiệp định Genève 20 - 7 - 1954 ở lại Hànội .
Đinh Hùng, nhà thơ siêu thực, người thơ và nhân vật thơ bí hiểm, thần kỳ, diễm ảo ; nhưng không phải là thiếu những bài thơ hay. Trong Mê hồn ca có nhiều bài thơ thoát tục , rũ bỏ cuộc đời đang sống, bước vào thế giới ngõ khói công yên . Ý nghĩa thơ trong đời sống, chỉ là một thứ tiêu dao , như quan niệm của nhà thơ ( anh rể Đinh Hùng ) là Vũ Hoàng Chương :
" Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Bị quê hương ruồng bõ giống nòi khinh .."
Một nhà thơ khác , Trần Thanh Đạm, tên thật Trần Đình Đạm , sinh 1919 - tác giả Đạm hoa (Hànội 1949) - hồn thơ chưa siêu phách đến mức toàn hơi thở ngõ khói công yên của Đinh Hùng - thơ ông còn có nhiều bài làm theo loại thơ mới pha thơ Đường , nhưng không nổi trội. Trần Thanh Đạm qua thi tập Đạm hoa, so với Mê hồn ca, hẳn 1 trời một vực - cũng những vần thơ phản ảnh sự trốn mình, khóc thời đại nhiễu nhương, kiếp phù sinh trôi dạt bến mê hoài công sinh tồn !
Trương Uyên ( báo Giang sơn ) , Huyền Quang ( báo Tia sáng ) , số nhà thơ tiền chiến sót lại, chưa có bản sắc thi ca riêng, một số bài thơ chỉ có tính cách góp mặt trong
chợ thơ mới hậu chiến ( trong thành Hànội) cho đông đảo mà thôi !
Riêng Nguyễn Quốc Trinh mở đường thơ tự do ( trong thành Hànội 1950-54) được coi là khám phá mới về thơ tự do , như Hégel quan niệm : thơ trẻ nhất nhân lọai ở thời hậu chiến thập niên 50 . Nguyễn Quốc Trinh cũng không thể cưỡng được, là chịu ảnh hưởng thơ tự do trong vùng kháng chiến , như vừa nhắc trên kia, hoặc xa hơn, Éluard, Simonov, Aragon, Lorca ...
Thơ tự do không nhận nhịp điệu như thơ mới , song cách gieo nhịp có tiết tấu riêng . Thơ tự do tổng hợp các thi pháp, đủ các loại hình thơ, đôi ba , năm , bẩy tám chữ, , có khi trên 10 . Lối thơ tự do Maiakovski, thơ bậc thang, không phải thơ văn xuôi
( pòeme en prose ) . Âm nhạc hòa hợp với tư tưởng hay là thơ tự do , song quan trọng hơn, vẫn là tân ý. Càng nhiều tân ý bao nhiêu đạt đỉnh cao bấy nhiêu. Cũng có quan niệm cho rằng : nhạc không có tư tưởng là âm nhạc thuần, tư tưởng không âm nhạc là văn xuôi - như thế - Mallarmé có thể gọi là nhà thơ tự do đầu tiên của Pháp - danh xưng thật toàn bích . Còn với Lỗ Tấn , thơ phải : " thơ phải cảm rồi mới hiểu, hiểu trước sau mới cảm, đích thị văn xuôi ".
Nguyễn Quốc Trinh điển hình thợ tự do ở thời đoạn 1950- 1954 ở Hànội , bao trùm Hoàng Phụng Tỵ, Hoàng Song Liêm, Nguyễn Quốc Dương, Song Nhất Nữ, ... Còn số nhà thơ khác , như, Mọc Đình Nhân với Hương mùa loạn ( Hiến Nam , Hànội 1954) , Hương mùa chinh chiến, thơ Hồng Anh, Mùa ly loạn, thơ Anh Quân, thơ Nam Tê - hoặc thơ lẻ đăng trên các báo của Văn Thế Bảo, Vương Đàm , Phạm hữu Khánh , Anh Quân, Nam Tê, ... chưa có bản sắc độc đáo - tuy nhiên, họ là người có tâm hồn làm thơ, ít kết quả nổi trội .
Ngoài Nguyễn Quốc Trinh, còn nhóm thơ Hoa Phượng, trưởng nhóm, Huyền Giang. + Vân Long, Băng Sơn, Hương Huyền ( Lê Thị Hồng Châu ) , Huyền Vân ( nữ ) đều là khuôn mặt thơ khả ái của một giai đoạn.
B8ng Sơn là nhà văn viết tạp bút rất độc đáo, tư tưởng mới, ý tân kỳ, văn thể đặc biệt không thể lẫn với văn phong một ai khác. Tạp bút Băng Sơn thường đăng tải trên các báo : tạp chí Quê hương, Tia sáng, Giang sơn, ... ( Hànội ) và tuần báo Đời mới ( Sài Gòn ) .
Nhà thơ Vân Long còn viết truyện ngắn, đôi ba truyện rất đặc sắc như truyện Đói trên Đời Mới ( Sài Gòn ) - và Huyền Vân với truyện ngắn Tuổi xuân, viết thật hay, đăng trên Quê hương ( Hànội ) .
Huyền Giang với lối thơ 5 chữ rất độc đáo, mượt mà, ý thơ sâu sắc. Sau 1954, ông cộng tác với tạp chí Văn nghệ tập san ( Sài Gòn ) -- cho đăng những bài thơ Ngày mai hoa nở , hoặc một số bài khác trên tạp chí quân đội Phụng sự, hoặc tuần báo Văn nghệ tiền phong, nói về đời sống quân nhân, bởi tác giả, một sĩ quan quân đội miền Nam .
Bình diện thi ca miền Bắc còn phong phú hơn, nhờ sự đóng góp của số nhà văn, thơ khác, như Hoàng Công Khanh, qua bài Lá thư gửi mẹ hoặc Khúc quân hành, thơ Thanh Nam, thơ Trần Nhân Cư, Hoài việt, Huyền Quang, Nguyễn Hoàng Quân . []
thếphong
' một mình một ngựa - nguyên sa - 17
" sao cứ gọi tôi là sa-đích hoài thế "
đó là còn thú [ trần phong giao ] hốt hoảng 17
bài : nguyên sa
Thân gửi,
Loạt bài này càng ngày càng gây những chấn động khoái trá trong văn giới. Anh em nói rằng đó là những cái tát nẩy lửa vào bọn sa-đích văn nghệ . Anh em bảo rằng đừng nản chí, phải tiếp tục làm cho bọn sa-đích hèn hạ, bọn nhỏ con mà lại ra cái điều nghênh ngang, nay đánh người này, mai chửi sỏ người khác, nhìn thấy khuôn mặt của chúng. Anh em bảo rằng, phải có một thằng dám một mình một ngựa, đi vào giữ ổ rắn rết - như thế để cho người viết trẻ về sau yên tĩnh mà viết.
Và anh em đây, không phải là những danh từ suông, ngụy trang lời mờ. Đó là
Nguyễn Văn Trung, Trần Dạ Từ, chứ không phải là những thư độc giả giả mạo . Nguyễn Văn Trung bảo tôi rằng: " ... sao anh lại " bay bướm " thế. Anh phải tiếp tục . Anh có thể viết và nói rằng, theo lời yêu cầu của Nguyễn Văn Trung. Nếu không viết để
" Bông hồng " đó cho tôi. Xê ra cho tôi làm văn nghệ mà coi ".
Trần Dạ Từ bào:
" Phải để cho bọn " đánh được người thì mặt đỏ như vang , khi người đánh lại thì mặt vàng như nghệ " , từ nay chừa cái thói hỗn láo. Chủ nhiệm tạp chí nọ viết thư cho tôi, nói là muốn trích đăng lại các bài " bông hồng " .[ Nguyên Sa, tác giả sách " Một bông hồng cho văn nghệ / Nguyên Sa / Nxb Trình bầy Saigon, 1970 ? ]
Trong khi anh em văn nghệ người nào cũng cười cười khoái trá, bọn sa-đích hốt hoảng nhẩy sổ ra kêu thất thanh :
" Sao cứ gọi tôi sa-đích hoài thế ".
Đó là Trần Phong Giao , tổng thư ký một tờ báo nọ [ tạp chí Văn ]. Trần Phong Giao viết một bài, chửi bới rầm rĩ., đọc xong tôi khoái quá ! Đành " trấn an " ông này : " Cái ông này tài thật, lần nào thấy ông hốt hoảng cất tiếng cũng làm mình được một bữa cười no, lần nào cũng làm cho khói chí tử . Kỳ thấy mồ ! "
Để độc giả có thể hiểu được cái phản ứng của ông tồng thư ký có báo trong tay, oai ghê lắm này, tôi xin phép kể lể về cái kỹ thuật săn chó sói. Trong những bài nói về các mánh lới bẩn thỉu của bọn sa- đích văn nghệ, tôi chỉ nói chung, nói tổng quát thôi. Giống người đi săn chó sói chưa biết đích xác con chó sói nó trốn nơi mô, bèn áp dụng chiến thuật thổi tù và inh ỏi, cho chó săn sục sạo khắp nơi, cho ngựa chạy dầm dập. Người săn thú thiện nghệ biết rằng làm như thế , chẳng sớm thì muộn, chó sói cũng hốt hoảng đâm đầu ra, và thế, là có thể nhìn thấy cái lưỡi đầy máu, hàm răng độc ác, cái mõm bẩn thỉu của nó.
Thật ra ,tôi cũng chưa đi săn chó sói bao giờ, nhưng ấy là, thuở nhỏ đọc bài
La mort du loup của A. de Vigny , biết đại khái như thế. Nhưng có điều cần nói ngay là con chó của nhà thơ Pháp nó im lặng khắc kỷ , vì bị vây hãm. Còn ở đây, là tiếng kêu hốt hoảng và thảm thiết, tiếng chửi rủa loạn xạ .
Ông Trần Phong Giao tự nhiên ông ấy nhẩy sổ ra, ông ấy bảo, là những bài nói về sa-đích văn nghệ là nhằm vào ông ấy . Ô hay , thế có kỳ không ? Nhưng ông ấy nhận, không lẽ mình chối từ ? Tôi chỉ muốn nói về cái hiện tượng văn nghệ tổng quát đang phung phá nền văn nghệ ta từ mấy năm nay. Nói về những tư cách và kiến thức cần thiết cho phê bình văn nghệ. Nay có một ông xưng tên họ , nhận luôn. Âu cũng là cái số nó như thế. Và như thế càng tốt, vì sau này, các nhà làm văn học sử có thể tìm thấy một dẫn chứng cụ thể về cái hiện tượng sa-đích văn nghệ. Thật là điều an ủi lớn lao cho ta.
Tuy nhiên , từ nay đến cuối thư, tôi vẫn đang dùng danh từ chung là sa-đích văn nghệ, mà ít nhắc đến tên Trần Phong Giao. Tôi chỉ thỏa mãn ông này vài lần thôi. Phải dùng danh từ chung, vì còn nhiều sa-đích khác, cứ nói đến một mình ông này, các sa-đích khác sẽ không bằng lòng, sẽ kiện cáo lôi thôi lắm. Bài văn hay cái gọi là bài văn của sa- đích văn nghệ có một cái tựa là " bông hồng hay bông cứt lợn " . Nghe ghê thấy mồ . Không bay bướm. Không văn nghệ. Đi thi thế là zéro sur vingt . [ 0 / 20 ] Văn nó phản ảnh cái tư cách con người. Văn mà " nốp" [ noble ] thì người " nốp " . Văn cu-li thì người cu-li. Văn ma-cà-bông thì người ma-cà-bông . Đó là cái câu văn " le style c'est l'homme " của một tác giả Tây phương, tôi xin phép diễn tả một cách "đơn giản" như thế.
Đấy các anh văn nghệ trẻ, sẽ va chạm với lũ sa-đích tương lai - các anh em nhớ lấy điều này. Lúc nào cũng phải bay bướm. văn nghệ là phải bay bướm. Không bay bướm không thành văn nghệ. Viết cái gì cũng phải cho đẹp. Cái chất văn nghệ là làm gì cũng lấy đẹp làm phương châm. Đặt " tít" [ titre] một bài văn là phải đặt cho bay bướm , cho đẹp. Như " Một mình một ngựa" . Nghe có cái vẻ đẹp kiếm hiệp, hơi cải lương, hơi " Tam Quốc Chí". hay " Khi con thú hoảng hốt " cũng đã có tý bay bướm. Tuyệt đối không nói đến các chữ bẩn như " cứt, đái ". Nghe ghe thấy mồ ! Nó lộ ra cái tư cách không thơm . Tuy nhiên với sa-đích chọn cái tít đó , tôi xin các bạn đừng trách, đừng khinh, mà nên thương hại ! Bởi vì nó đã hoảng hốt đến cùng cực. Sa-đích chuyên môn chê thiên hạ, nay bi chạm nọc, sẽ tức hộc máu. Nhưng nó sẽ nén giận để ra cái điều văn nghệ. Quả nhiên sa-đích sẽ trả lời : " Được một người có uy tín như anh nhắc đến tên tác phẩm và tác giả là một vinh dự lớn lao ". Sau đó, tôi viết ở đây đó vài lời, để đẩy cái uất ức của sa-đích đi xa hơn. Quả nhiên nó sẽ phát khùng. Nó nói : " Thật không vinh dự gì khi một người như ông gọi đến tên mình ". Ơ hay, cái anh này buồn cười nhỉ ?
" Em nói cái gì thì em nói một thứ thôi chứ. Khen cũng được , chê cũng được, nhưng nói một thứ thôi chứ. Tại sao đầu tháng thì kêu là nói tên thì là một điều vinh dự. Cuối tháng lại kêu nói đến tên thì không vinh dự gì ? Chơi cái trò cơ hội chủ nghĩa à ? nay nói thế này mai nói thế khác à ? Tôi không thích chơi cái trò giở mặt đó nghe không ? Nay em đưa qua lên mây , nói rằng qua làm vinh dự cho em. Mai em lại
" hổng chịu " . Cứ làm như cục cưng nhõng nhẽo không bằng ! Thật là thê thảm . Hoảng hốt, hoảng hốt bao nhiêu tội ác do mày gây ra. Mày làm tan nát một đời văn . mày làm tê liệt trí nhớ. Mày làm những bình rượu quý gởi từ bên trời Tây về thành cay đắng."
Nhưng thôi, các bạn , ta hãy để sa-đích ngồi đó với những cay đắng của nó. Ta hãy bước sang điểm khác.
Sa-đích thấy đàn em chửi thuê đánh mướn của mình bị " kê" một quả cứng họng, bị đặt một lô câu hỏi không trả lời được. Tôi không nhắc lại cái sự bế tắc đau đớn này, vì văn nghệ là tiến tới, là tiếp tục sáng tạo chứ không nhắc lại. Chỉ từ sự kiện đó để mở ra một sự kiện mới. Thấy đàn em đau khổ quá, khóc lóc kêu than , sợ đàn em bỏ nghề chửi thuê đánh mướn ; sa- đích bèn bênh :
Thoạt đầu sa-đích nhận lỗi, vì tức giận cùng cực mới viết bậy, viết bạ, quên cả
" ham đọc, hiếu học và ưa suy nghĩ " ( Ôi, cái khẩu hiệu sao nghe mà khoái " !) . Đó là thảm cảnh của con chó sói, bi bao vây, nhẩy sổ ra, cất lên những tiếng kêu thảm thương bi thiết. Tôi xin anh em nhỏ lòng thương xót.
Đó là cái hoảng hốt thứ nhất.
Sự hoảng hốt làm tê liệt khả năng sử dụng ngôn ngữ, làm phát ra những âm thanh thấp kém, biểu lộ sự thèm khát gia truyền. Sách tâm lý học nào cũng nói như thế.
Cái hoảng hốt thứ 2 của sa-đích còn dễ sợ hơn. Anh em hãy nhìn cho rõ hơn, răng nanh nhọn hoắt đầy máu này. Đó là cái hoảng hốt làm tê liệt trí nhớ . Descartes nói đúng " trí nhớ con người giới hạn " . Do đó, nó là nguồn gốc của những nhầm lẫn. Nhưng khi sự hoảng hốt chen vào làm trí nhớ bị tê liệt thì sự nhầm lẫn, than ôi, thê thảm lắm !
Đây là câu chuyện nó như thế này :
( Còn tiếp )
nguyên sa
( 1932 - 1998, Hoa kỳ )
-------
* [...] chữ của Biên tập .
( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân Văn xuất bản, Saigon - tr. 96- 100 )
nhà văn, tác phẩm, cuộc đời - thế phong - 3
nhà văn tác phẩm cuộc đời 3
thếphong
3
Lại về Bà Rịa , nằm tá túc ở nhà bà cô ít lâu; rồi trở lải Saigon. Tôi đành phải lại nhà đại úy Triều Lương Chế * ăn nhờ, ở đậu vậy. Giữa tội và Chế quen nhau, chẳng phải là thân từ lâu, nhưng Chế quí văn tài của tôi một phần và ngay trong thời kỳ tôi bị mắc kẹt tiền nong ở xóm Chùa Tân Định, tôi lại vay tiền anh, chưa bao giờ anh từ chối. Anh hơn tôi 6 tuổi, Chế cũng viết văn, là người có chí khí, đã từng quen ông Ngô Đình Nhu vào thời kỳ trước, cả khi có mặt tuần báo Xã hội. Đồng đảng với Đỗ La Lam **, mà nay, anh không nhờ vả gì, khi ông Nhu làm cố vấn tổng thống Ngô Đình Diệm. Tôi thấy 1 người có tư cách như vậy , nên cũng hết lòng tin cậy , kính phục. Chế có xe hơi, nhờ ở số tiền bán mấy chục ngàn cuốn
sách cho chính phủ -- đề tài chính trị chống CS -- viết theo lối tuyên truyền giai đoạn .
-----
* còn là nhà văn, tác giả cuốn tiểu thuyết tựa đề " Lý tưởng " . Xem thêm trong" Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / Thế Phong " ( tập 4 trong bộ " Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 " ).
** chủ nhiệm báo Xã hội tòa soạn ở đường Ypres , cơ quan đảng Cần Lao trong bóng tối.
--------
Khoảng 1955- 56, tôi có một anh bạn nữa , làm văn nghệ, nhưng chăng có một chút gì gọi là có chất văn chương ca, anh ta viết cuốn Người quân nhân Cộng hòa -- nhờ ông Bộ trưởng phụ tá quốc phòng Trần Trung Dung , có chân trong đảng Cần Lao, viết tựa - ấy thế là anh có 5 chục vạn Vnđ, trừ khấu tất cả tiền mua chuộc anh em kế toán cũng như tay chân dính líu . Bây giờ, cũng vẫn là anh ta, khi phong trào Phật giáo thành công sau vụ đảo chính 1963, anh ta vội bỏ đảng Cần Lao, để đầu thai với pháp danh Tuệ Giác * . Thời kỳ nào anh ta cũng
có mặt, biết dính liền vào guồng máy nào mạnh. Trong thời kỳ còn chính phủ Ngô Đình Diệm, anh ta loan tin rằng, tôi làm mật vụ cho chính phủ trung ương ( mà khi ấy tôi đang bị lùng bắt ). Ông Chánh Bân , bố đẻ một ông trung tá * * , môt buổi lại chơi với anh Phạm Quang Huyến , nơi hiên giờ tôi đang ở nhờ, ăn đậu, cho biết tin này.
------
* Tuấn Giang - Hồ Bá Cao
** ông trung tá kia, nay đã là chuẩn tướng .
----
Tôi bảo cụ Chánh Bân , cũng như lần bắt gặp anh ở ngoài đường, nhắc lại chuyện này , anh ta ( Tuấn Giang ) chối -- nhưng tôi lại tỏ lời cảm ơn anh - vì loan tin như anh ta - thì tôi có thê sống yên ổn . Phải nói thật lòng, Tuấn Giang rất tốt với tôi, một bài trong tập san Hương Quê, viết về vụ Nhân Văn , anh trả tiền cao và sòng phẳng, chứ không trây nợ như với chủ báo khác. Trong thời gian ở nhờ anh anh Chế, sáng, tối, tôi ở thư viện, tiền tiêu vặt , thuốc lá là tiền anh trả qua những bài báo đặt hàng củ chủ báo Tuấn Giang- Hồ Bá Cao. Nhưng ở nhờ nơi nhà anh Triều Lương Chế ít lâu, tôi tự cảm thấy khó chịu, không chỉ nhiều khách khứa của anh lui tói , gặp tôi , họ hỏi xem tôi là ai-- và điều này, tôi cảm thấy tủi hổ, cho rằng khách khứa của anh Chế biết tôi ăn nhờ, ơ đậu -- nên tôi nại cớ phải về Bà Rịa thăm bà cô nghỉ dưỡng sức ít lâu.
Nhưng thật ra, tôi đến ở nhở nhà Uyên Thao thuê ở ngõ đường Đoàn Thị Điểm. Chúng tôi sống bằng cách thuê nhà chung và lo liệu cơm nước với nhau. Chẳng bao lâu, lại vì hình bóng đàn bà ám ảnh -- tôi lại phải sửa soạn từ giã nơi này để ra đi nữa.
Chẳng là Đặng thị Ngọc Oanh đã ra trường , làm y tá, nàng đến tìm tôi, dọ hỏi xem, có bằng lòng cưới nàng làm vợ chưa ? tất nhiên, tôi chối từ, vì tôi rất đói, đòi sống viết báo bấp bênh, tôi không thể nào lấy vợ. Oanh giận tôi và đi lấy chồng. Tôi đau khổ, buồn bực. Rồi để đến bù lại -- bên hàng xóm -- một bà trạc 40 , thuê căn nhà sát cạnh nách nhà chúng tôi. Căn nhà chia ra làm 3 , 4 buồng cho thuê, phía trên trống, nên bà ta dễ dàng hỏi han, trò chuyện với tôi . Bà ta nhắc lại , khi còn ở hẻm Champagne / Yên Đổ / Lý Chính Thắng , bà chợt nhớ ra ở đấy cũng có người quen. Tôi nhắc tới tên ông bà thiếu tá Th. Đây chỉ là câu chuyện làm quà, nhưng không ngờ, bà hàng xóm 40 kia là đàn em của bà thiếu tá Th. Thế là, chúng tôi trở thành thân thiết Bà ta khai lý lịch với chủ nhà, vợ một ông thượng sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận . Nhưng cứ mỗi lần tiền nhà chậm trả, chủ hối thúc, bà ta khất nay mai chồng về sẽ trả luôn một thể. Chủ nhà hoài nghi, lý lịch kia không đúng, có người cho biết trước kia bà là me tây, nếu có chồng là thượng sĩi đang chiến đấu ngoài mặt trận, vậy bà ta làm bé rồi. Mỗi lần nghe họ cãi nhau vậy, tôi là kẻ đứng ngoài, cũng thấy khổ tâm vô cùng. Dầu cuộc sống tôi chẳng khấm khá gì, chạy vạy từng bữa đã khổ, lại còn thêm nghề làm văn sĩ, bản thảo chồng chất đầy va-li, tôi chán quá, măc quần áo đi rong phố xem sao ?
Trong túi chỉ còn 4 đồng bạc, vào thời kỳ này, hiệu Kim Sơn đường Lê Lợi có thể cung cấp cho tôi 1 ly cà phê đen, có thể ngồi lâu hàng mấy tiếng đồng hồ. Đang buồn bực với bao chuyện không đâu, tôi gặp trung úy văn sĩ Văn Quang. Hồi ấy, anh mới tập nghề, nên có về anh quí mến tôi, có thể một phần vì văn tài. Chứ bây giờ, anh ta nổi tiếng hơn tôi nhiều, ấy là đối với độc giả đàn bà, con gái, với truyện dsài feuilleton đăng trên nhật báo, với truyện khuê phòng bán chạy hạng nhất. Văn Quang có ý rủ tôi về ở nhà anh. Chưa nhận lời ngay, trong thầm tâm nghĩ: sáng ra thư viện, trưa về chua biết ăn cơm ở đâu; có lẽ đây là dịp may., nếu tôi nhận lời về chỗ anh tá túc. Anh ta cần tôi xem đường hướng văn chương cho anh, còn tôi của áo cơm đã có anh ta lo.
Như thế cũng tốt, tạm ổn, chẳng ai phiền ai !
Tôi trở về nhà Thao, thì Thắng còn thức. Và 1 anh bạn của hai bạn vẫn còn ngồi chơi ơ đấy. Đêm hôm ấy trời mưa, tôi bị ướt như chuột lội qua sông. Thay quần áo xong, tôi chui vào màn, lơ đễnh cầm cuốn ai có qua cầu * của anh Nguyễn Đức Quỳnh ký tặng ban chiều.
Tôi đi ngủ trước, để đèn ngủ đọc sách. Và chẳng có một chữ nào vào trong đầu . Thao và Thắng cũng đi ngủ sau dó.
------
* tựa sách không viết chữ hoa, trong nghề gọi là sắp chữ bdc, ký Hoài Đồng Vọng.
----
Rồi bỗng nhiên , bà bên hàng xóm lên tiếng hỏi vọng sang -- tôi không hiểu sao bà nói với tôi giong thân mật lạ thường : anh Hai" dìa " rồi hả ? Chợt nghĩ, rằng, đêm nay có thể sẽ phiêu lưu sang phòng bà xem sao ? Dầu chúng tôi mới quen nhau , nhưng tôi cho rằng, gặp bà, tôi sẽ quên hết bực rọc, đau đớn đang hành thân xác. Khi 2 thằng bạn ngáy ngon giấc rồi, trôi bèn leo qua vách ván. Chiếc đèn Hoa Kỳ còn le lói trên bàn ngủ của bà. Chiếc giường trang bị mền mùng, gối ôm, đêm tới nhìn vào, trông phát ngon lạ '; nhất là ngoài kia trời mưa gió. Khi tôi leo sang rồi, tôi tắt phụt ngọn đèn , thì bà lên tiếng hỏi : ai ? Tôi suỵt , khai tên là Hà. Bà hỏi tiếp, sang đây ăn trộm hả ? Tôi đáp không . Bà lại giả đò kém thông minh, vẫn là tật đàn bà giăng bẫy đàn ông , hỏi thêm: vậy qua đây làm chi ? Bèn đáp: câu chuyện còn dài , nói khẽ thôi, chứ không họ biết đấy ! Tôi kể lý do cuộc hành trình. Bá bắt đầu chống cự khi tôi đòi hôn. Vẫn như chị Năm Hưởng lấn đầu tiên đêm nào, với lối ban phát tình dục rất trịch thượng của bậc đàn chị. Môi tôi bắt đầu kề môi bà, tôi nằm nghiêng, úp lấy hình hài người đàn bà. Tôi hứa rằng, bắt đầu từ ngày mai, sẽ nhờ bà nấu cơm cho tụi tơi, đỡ phai mất công ra quán. Đây là một đòn kinh tế chí tử, vì ban ngáy, lúc làm quen với tôi, bà gặng hỏi, sao không để bà nấu cơm cho ăn luôn thể. Ra hàng quán không ngon lại tốn tiền nhiều. Vì bà cần có tiền, muốn ăn cơm phải đưa tiền trước, những 3 người , số tiền kia không nhỏ và bà có công việc làm. Tôi lại còn giáng thêm một đòn chí hiểm nữa, lợi dụng khai thác mâu thuẫn giữa bà và chủ nhà, tôi sẽ kể cho bà nghe chuyện gì mà chủ nhà nói về bà với tôi. Thật ra chẳng cần phải đọc sách Dale Carnegie , tội chắc nắm phần thắng trong tay. Có người đàn bà nào ghét nhau, lại không muốn nghe địch thủ nói xấu mình đâu, nhất là nói xấu lúc vắng mặt và được đệ tam nhân kể cho nghe. Rồi bà hỏi tôi bao nhiêu tiền một tháng , tôi đáp liền: ba ngàn đồng. Bà liền giơ tay ôm lấy tôi rồi âu yếm mở lòng từ phút ấy.
Đêm hôm ấy, tôi mơ một giấc mơ tuyệt đẹp, sau mệt quá, ngủ lịm đi đến tảng sáng không hay. Người đàn bà rất sắn sóc tôi kia, thính ngủ lắm, không bao giờ quên bổn phận cả. Bà căn đúng tảng sáng rồi giục tôi về, kẻo hàng xóm biết.
Nhưng sáng hôm sau, tin này cũng được loan đi chầm chậm. Ở miệng môi một người đàn bà khác, cũng may, họ đi sang Lào ngay vào sáng hôm sau. Thế là phần tôi, lại phải chuẩn bị cách đối phó trong vài ba ngày tới, nếu người đàn bà kia ở Lào về, thì câu chuyện đầy đủ thêm nhiều chi tiết, thì nguy to !
Và tôi trực chỉ tới nhà Văn Quang, thêm một chỗ tá túc mới : 29 c Sư Vạn Hạnh, Saigon 10, trước cửa bệnh viện Nhi Đồng.
***
Cùng trong 1 thời gian này, tôi gặp 1 người quen, trước kia cùng buôn bán với mẹ tôi ở Nghĩa Lộ. Ông bà di cư về Hànội và bây giờ vào Saigon. Nhớ lại xưa kia, tôi cùng ngồi đánh bạc chung với ông, dạo ấy tôi say mê bài bạc mê mệt, như làm văn nghệ bây giờ. Tôi từng lấy hết tiền hàng của mẹ, trút vào sòng tài sửu, đánh xì -phé, biết bao nhục nhã của 1 kẻ ham chơi. Tôi có tật, ham cái gì thì ham cho hết độ, rồi khi thôi, thì không bao giờ thiết tha nữa - bây giờ đây, tôi dửng dưng với cớ bạc, chơi cũng được, không chẳng sao. Chứ không còn như ngày xưa, không có tiền đánh bạc, tôi vẫn ngồi chầu rìa và hút thuốc lá vặt, thật mới thảm hại làm sao ! Có lần tôi đã đánh cắp tiền con của chị chủ nhà, khiến chị phải cảnh cáo, nói nặng: chắc sau này chú có thể vác quần vợ đi cầm để đánh bạc lắm .
Trở lại chuyện gặp ông bà, người quen ấy, cũng ở trước cửa Nhà thờ Bắc Hà, ông cho biết, mẹ tôi mất rồi , ngay sau khi Việt Minh chiếm Nghĩa Lộ vào cuối 1952. Tôi nghe vậy, buồn thê thiết, thế là, 5 năm sau người chết, tôi mới nhận được tin. Xưa kia, lúc còn nhỏ ở nông trại Làng Bữu, mỗi khi nhìn thấy đám tang đi qua, theo sau, có nhiều kẻ khóc lóc, tôi hỏi mẹ, tại sao người ta lại khóc chứ ? Mẹ trả lời: mày bất hiếu lắm con ạ !
Sau này, khi ba tôi bị bắt, rồi mất tích ở nơi nào vùng Việt Bắc ? vì VM bắt đi, ngoài sự nghi ngờ theo Pháp, Người có dính líu với Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930. Nhà giáo ấy bị quản thúc và bị đổi lên mạn ngươc , cũng vì lý do đó. Rồi ba tôi chết đi, tôi không giỏ đước giọt nước mắt tiễn đưa Người. Và đến mẹ tôi, cũng không được một giọt nước mắt.
Tôi bất hiếu thật !
Khi Văn Quang biết tin này, khuyên tôi buồn thì cũng vậy thọi, anh ta đưa tôi đi xem xi-nê, rồi đưa tôi về nhà anh ở đường Sư Vạn hạnh. Văn Quang còn mẹ già, bố làm chánh tổng, lấy vợ hai, bà mẹ anh buồn, nên hay khóc thương thân , uống rượu đế vụng trộm không cho con trai biết. Ngày ngày, Văn Quang đi làm, với chiếc Vespa tồi tàn; còn tôi, ở nhà đánh máy bộ sách phê bình văn nghệ gần 1000 trang đánh máy. Hoặc, tôi ra thư viện. Thường ngày, mổi chiều đi làm về, Quang hỏi tôi xem có thư xanh , thư 1 người con gái xứ Quảng gửi vào. Còn tôi, chờ mong thư gửi từ Hong Kong về, đó là những cánh thư Linh Bảo . Nếu được gọi là sinh thú cuộc đời , tôi chỉ còn sống được nhờ làm văn nghệ cùng những lá thư xa xôi ấy.
Diệu Viên viết thư rất hay, lại là người gốc Huế làm văn chương nữa và nàng hơn tôi 6 tuổi. Nàng đã đủ điều kiện bóp chết lòng si mê của tôi rồi ! Diệu Viên có chồng ở Hong Kong và nàng tòng sự tại Lãnh sự quán Việtnam ở bên đó. Một số thư từ của Diệu Viên , tôi đã trích lại trong tự truyện Nửa đường đi xuống . Mà đã có một dạo, sau khi sách xuất bản, bạn phóng viên văn nghệ tạp chí Bách Khoa, anh Nguiễn Ngu Í rất tọc mạch, muốn xem bản chính lá thư kia. Chắc chắn rằng, lối viết tự-sự-kể của tôi mới quá, khác quá, gây thắc mắc, nghi ngờ cho làng văn chương xứ An Nam chậm tiến này ? Cứ lạ một chút là ngạc nhiên, nghi ngờ, vì họ chỉ biết theo khuôn sáo cũ, chẳng hạn như phê bình Nguyễn Du, Phan Khôi... , phải tôn danh xưng cụ, nếu không, phạm thượng ! Giá Nguyễn Du sống lại , hẳn ông cũng không thể tha thứ được, nghĩa là với bài phê bình dở về ông, lại pha thêm cái giọng không dám đả động đến tiền bối thông minh, giỏi giang , của kẻ hậu sinh ngu dốt , lại không biết mình ngu dốt ? Tôi dám chắc rằng, Nguyễn Du còn sống, hẳn sẽ bằng lòng với kẻ nói về ông, là hậu sinh mà biết giá trị thực thơ văn ông, biết chê điều dở ( tất nhiên là so sánh vào thời gian mà tác giả có mặt ) , ông sẽ hài lòng hơn nhiều -- có phải vậy không, hỡi anh hồn thi sĩ Nguyễn Du ?
Khi tôi xuất bản tập thơ Cho thuê bản thân , trong thi phẩm ấy có 1 bài thơ Cho thuê Nguyễn Du -- thì, một người viết báo, cho rằng tôi là loại văn nghệ sĩ nào ? Vì cho rằng, cả nước An Nam này có một Nguyễn Du làm gia sản, bây giờ tôi cho thuê, không lấy bồi thường; hẳn lịch sử 5000 năm văn hiến này còn gì là giá trị ? Làm như Nguyễn Du có mặt ho đến ngày nay, đã noi hết cho họ hình tượng sống thời đại nguyên tử, hạt nhân ấy không bằng ? Vậy theo lập luận của ho, các văn sĩ hiện thực, siêu thực, cách mạng hiện thực hướng thượng của Việtnam hậu chiến này là thừa hay sao ? Sự có mặt của chúng tôi vô ích chăng, vi có Nguyễn Du là đủ. Như Pháp có J.J. Rousseau, thì cần gì những nhà lý luận cách mạng mới nữa ? Trung Hoa có Lý Bạch, Đỗ Phủ ..., cần gì có Lỗ Tấn, Ba Kim , Mâu Thuẫn , Quách Mạt Nhược ?...
Tôi rất kính trọng văn tài Nguyễn Du, nhưng không phải cái gì Nguyễn Du cũng nhất; đem lên bàn thờ cúng vái, vì Nguyễn Du không thể đại diện cho dân tộc chúng tôi một chiếu dài vô tận đối với lịch sử Việtnam được, mà tôi chỉ đồng ý cho Nguyễn Du điển hình trong thời đại thôi. Một vài ý kiến này đã diễn dịch trong bài thơ đó :
CHO THUÊ NGUYỄN DU
gửi Lữ Hồ
Thắt nút cà- vạt cổ cồn không thấy ghét bám phía sau
lên giọng thầy giảng văn chương khỏi mang tiếng học trò
mang sự lúng túng đền bù thuốc lá châm liên miên
chưa nghiện thuốc nặng sao phà hơi qua lỗ mũi
bảo đảm vợ con trưa chiều áo cơm lên giọng
gõ mặt bàn tiếng văn chương Nguyễn Du
ba trăm năm chưa hết - còn ai khóc Tố Như ?
có chăng phường bất tài ám ảnh mượn danh tràn ?
thi nhân ngày xưa hẳn mặc toàn áo gấm ?
túi đầy tiền rủng rỉnh tay nào với tha nhân ?
tôi không còn hứng cảm thông Kim Vân Kiều
tôi nhổ bọt vào mặt tôi chót khen thi hào
lời khen tặng mười năm ròng không đổi mới
ba ngàn câu thơ chưa làm tôi xúc động
họa chăng đôi ba câu tả thật đời lãng mạn
dăm ba điều kinh nghiệm của lần trao ái tình
một vài cảnh đẹp nước chảy qua cầu tiết Thanh Minh
mua gương Từ Hải vì ai mà lơ láo triều đình ?
một lần ẩn mặt Hồng Lĩnh tìm vần thơ ẩn chìm
và như thế đủ rồi: Nguyễn Du, một ghế ngồi thi sĩ
phủ nhận lịch sử văn chương chiều dài thơ muôn năm
Tôi khinh tôi ra mặt cứ khen tràn cổ nhân
tôi phỉ nhổ mặt tôi thực sự phê bình Kiều danh tiếng
văn học sử này tôi sổ toẹt thi hào vỏ
đại diện một góc cạnh cỏn con nhìn đời nho nhỏ
cả tên làm thơ quan lại nịnh bợ danh tướng công
mong danh tiếng mình mãi mãi gắn bó cùng non sông
ca tụng cái đẹp vẻ hay nhà trường đổi đồng tiền
Tôi hi vọng học trò không bằng lòng lới khen giảng
áo cổ cồn thôi vòng cổ tôi đấm bóng tôi trong gương soi
Cho thuê Nguyễn Du thật cấn thiết không đòi bồi thường . *
THẾPHONG
----
* - đăng đủ trọn bài, thay như trích đoạn trong ấn bản năm 1970 do Nxb Đại Ngã, Saigon tái bản.
- bản này trích lại trong THI TẬP VII / CỤM HOA TÌNH YÊU / Hội thơ Tài tử Việtnam hải ngoại xuất bản, Hoa Ký, 2002 . ( Như Hoa - Lê Quang Sinh, chủ tịch Hội ).
------
Thật tội nghiệp cho Nguyễn Du ! Chỉ vì những kẻ bình giải thơ Tố Như không đúng chỗ, mà ông ta bị mang tiếng với hậu sinh, là tôi đây, lên án ông, chỉ vì bọn giây leo kia làm hại ông rồi !
Nếu Nguyễn Du còn tại thế, thuở sinh tiến cũng không thể đoán được có những hiện tượng ở sau này lại lạc hậu đến vậy ! Chẳng bù cho trí thông minh của Kark Marx , cũng không sao dự đoán nổi, sau này sẽ có chiến tranh nguyên tử, hạt nhân v. v ... Nên bổn phận của người sau phải tổng hợp cái dữ kiện hôm qua cùng cái hôm nay tạo cho ngày mai và sự diễn biến của nhân sinh cứ luân chuyển mãi mãi như vậy.
Nói chuyện Nguyễn Du chán rồi, trôi lại nói về những ngày ở cùng Văn Quang; tôi làm gì, anh bạn làm gì ? Anh ta cũng bắt đầu viết một tiểu thuyết phóng sự Những ngày hoa mộng. Mỗi khi viết xong 1 đoạn , anh bảo tôi đọc và cho ý kiến . Loại văn của anh cũng giống Thanh Nam thôi, tiểu thuyết khuê phòng, chắp vá lớp lang tình cảm léo lắt, cốt giải trí cho đám đàn bà, con gái thành thị sống đầy đủ áo cơm, nhưng muốn lòng mình có một chút bợn sóng, gọi là biết khổ một cách phơn phớt hoa đào trong văn chương, để kích động xác thịt của mình nhiều hơn lên. Tôi nói với anh tương tự như vậy. Tôi còn nhấn mạnh : nếu bố tôi làm văn thơ dở, tôi cũng chê dở như thường, chứ không vị tình, khen tưới là hay !". []
( Còn tiếp )
thế phong
( Nxb Đại Ngã tái bản, Saigon 1970 - tr 50 - 63 )
nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 - thế` phong - 8
nhà văn hậu chiến 1950 -1956 8
thếphong
Tiết 7
HUY SƠN
Tiểu sử.-
Tên thật Dương Quang Thuận. Sinh 1936 tại Hànội. Trên ghế nhà trường trung học tư thục Nguyễn Huệ ở Hànội , ông đã viết văn , bài đăng trên các báo Giác ngộ, Quê hương, Tia sáng ... bạn văn đồng lứa với Huyền Giang, Băng Sơn, Vân Long, Song Nhất Nữ, Hồ Nam ...
Năm 1955 vào Nam, ông viết cho cá báo Thời Đại, Việt Chính, Chiến hữu ( quân đội ) thư ký tào soạn nguyệt san Văn nghệ tập san ( chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục ), Phụng sự
( quân đội ), Lý tưởng ( tạp chí quân chủng Không quân )...
Tác phẩm .-
Trước mồ trinh nữ ( truyện dài, Chính ký, Hànội 1953), Anh đi ngày duyên thắm ( Nxb Hiến Nam, Hànội 1954 - ký tên chung với Hoàng Vinh ), Thương em lạc hướng đời ( truyện dài, Người bốn phương, Saigon 1955), Trường ca ( truyện dài, Saigon 1956 ) ...
Phân tích.-
Viết văn theo xu hướng roman rose. ( tiểu thuyết khuê phòng) , với mục đích câu khách nữ trung hưu; ở đây được xếp vào tiểu thuyết lãng mạn buông lỏng. Truyện
Trước mồ trinh nữ , loại hình truyện dài tài hoa son trẻ, tình tiết éo le, ly kỳ, gút mắc : thêm số sáo ngữ lãng mạn khi xây dựng cốt truyện, như 1 chuyện tình thấp câu khách kiểu bình dân . Nếu đem Trước mồ trinh nữ so với thời gian, thì nhân vật có thể lùi lại, 3, 4 chục năm, chẳng ai thấy khác ! tất nhiên khi so sánh vậy, không có nghĩa đem Trước mồ trinh nữ văn chương + nội dung với các tiểu thuyết tình cảm giá trị của thời tiền chiến.
Ba truyện tiếp theo Trước mồ trinh nữ cùng chung duộc ( Trường ca ) trừ cuốn sau có chuyển biến đôi chút khác hơn.
Huy Sơn chuyển hướng lối viết cách nhìn ở Trường ca như thế nào ? Khi bắt đầu viết, dự định cho một tựa đề Em ơi thuyền đã sang rồi , chỉ cần nhìn qua tựa đề sách: người đọc biết được tác giả muốn nói gì, kém nội dung, nghèo văn chương, so với truyện của nhà văn viết tiểu thuyết trường giang tiến chiến Lê Văn Trương, trong Ngựa đã thuần rồi mời Ngài lên yên .
Dẫu sao đi nữa,, đối với Huy Sơn, sự cố gắng làm mới nội dung văn phiong + nội dung trong Trường ca cũng là điều khích lệ đáng ghi nhận.
Khộng phải chỉ có nhiều đoạn văn tả tình, tâm lý ba xu, cũng có đoạn văn tâm tình lãng mạn đẹp, mượt mà, có hình tượng mới trong Trường ca. Nhưng tổng quát mà xét, từ bố cục truyện thì tùng lắp; sao chép nhiều hơn sáng tạo.
Hoài Thu, một thanh niên theo kháng chiến , sau bỏ về Thành . Rồi quen Khanh , yêu nhau. Chẳng biết lý do nào, Hoài Thu bị Pháp cầm tù, rồi chẳng hiểu sao được trả tự do? Hoài Thu thất nghiệp, lang thang thì tình cờ gặp lại Khanh. Bây giờ Khanh là vợ một luật sư. Mặc dầu vậy, Khanh vẫn cứ lãng mạn , bất chấp dư luận, dón Hoài Thu về nhà ở chung.
Năm 1954, hội nghị Genève dẫn tới sự chia 2 đất nước, Thu vào Nam . Gia đình tan tác, chồng Khanh là Hoàng bị bắn chết, Hoài Thu và Khanh lại tự dso số`ng chung như vợ chồng. Có một lần, Hoài Thu đi họp văn nghệ về khuya, về nhà không còn gặp Khanh, nàng đã bỏ nhà ra đi. Lá tâm thư để lại, cho biết Khanh trở ra Hànội lại ( khoảng đầu 1955, trở về Hànội còn được phép như trong hiệp ước Genève đã ký kết ) .
Huy Sơn chuyển lối viết cũ, bước sang một đề tài mới mẻ, như ông tự cho là
tiểu thuyết luận đề , qua Trường ca; nhưng không phải ở thể loại này ai cũng viết hay được ?
Victor Serge, André Malraux, đến Panait Istrati, không phải là nhà văn viết tiểu thuyết luận đề, mà trước đó chính cuộc đời nhà văn đã là một luận đề đã sống trải được tiểu-thuyết-hóa .
Một nhà văn bình thường không thể là tác giả của tác phẩm luận đề thuộc phạm vi tư tưởng; còn xây dựng tác phẩm có bối cảnh trên, đem vào đó với công thức chính trị lồng qua nhân vật nói ra ( không ý nghĩa, hành động, lối sống) -- hẳn chỉ đem lại sự rỗng tuếch nhàm chán được lạm dụng là tiểu thuyết luận đề. ( chưa bàn tới hay, dở ) .
Dưới đây trích đoạn tiểu thuyết luận đề của Huy Sơn trong Trường ca :
"... Bây giờ Thu chỉ mong có một chính phủ Quốc gia cương quyết về phương diện giao hiếu với Pháp, cương quyết cải thiện bộ máy chính quyền và gột sạch tệ đoan xã hội mới có thể hoạt động kết quả được ..."
Rất nhiều đoạn tương tự, đích thực không thể là văn chương; càng không thể là văn nghị luận chính trị; chỉ là chắp vá tả-pí-lù của cái gọi là văn chương luận đề tranh đấu mà thôi .
Kết thúc, truyện dài Trường ca, tác giả chưa cho nhân vật Khanh về Hànội để làm gì và tại sao lại trở về ? Về Hànội, có phải là cách giải quyết những tinh tiết ở trên mà tác giả đặt ra ? Có thể, tác giả chỉ đưa ra lối giải quyết cách tình cờ : cả tác giả + nhân vật chẳng hiểu sao phải kết thúc để giải quyết vậy ? Có thể, cho Khanh đi biệt tích để câu chuyện được kết thúc lâm ly chăng ?
Huy Sơn thường đưa nhân vật luật sư vào tác phẩm, không phải để phân tích, mô tả hình tượng sống, nếp suy tư -- mà chỉ để tác phẩm có trí thức hơn, làm cho truyện của ông được sáng giá hơn ? Nếu có, nhân vật luật sư rất trí thức ấy chỉ có danh xưng mà thôi.
Kết luận.-
Về tiểu thuyết luận đề của Huy Sơn, khá xác đáng, qua Hồ Nam phê bình Trường ca , vừa như khích lệ bạn văn, còn nói lên cách dựng truyện , xây dựng nhân vật lỏng lẻo, thất bại nhiều hơn thành công của Huy Sơn :
"... "Trường ca " đang dâng , thế hệ Trường ca đã dựng lên bao công trình vĩ đại đến nỗi tác giả không làm sao dựng được nữa. Do đó, nhân vật chính của Trường ca biến thành những người hùng. Không nên nói nữa, vì đến đây nhiều khía cạnh xấu phô bầy, mà là chiến hữu, tôi sợ vạch áo cho người xem lưng ..."
Qua truyện ngắn khác của Huy Sơn, vào thời kỳ chuyển biến khi viết truyện Đèn dầu * - một truyện ngắn hay, đặc sắc, tâm lý nhân vật ăn ý, có cảm xúc hình tượng mới, đủ làm xúc động người đọc. []
( Còn tiếp )
-----
* - tập san văn nghệ " Vào nguồn" , Saigon số 1/ 1957 - chủ trương biên tập : Thanh Thương Hoàng.
-hiện nay tác giả định cư ở Hoa Kỳ , bang Connecticut; viết báo mạng Newvietart.com ( France ) ký bút danh HUY SƠN -DƯƠNG THUẬN.
thếphong