Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

le caillou blanc [ viên sỏi trắng], hồi ký madame ngô đình nhu/ bài viết : nguyễn vy khanh

tựa chính bài: ' hồi ký của bà ngô đinh nhu'
<www.vietcatholic.net>


                                            le caillou blanc
                                              hồi ký madame ngô đình nhu


                                               madame Nhu [ i.e. trần lệ xuân 1924-  roma, 2011]
                                                                                                  ( ảnh: Internet)


(...)

cuối cùng, sau 47 năm im hơi lặng tiếng, bà [Ngô đình Nhu] viết xong tập hồi ký, [vào] ngày 22- 8- 2010,  tại nhà riêng (Tịnh-quang lâu) ở ngoại ô Rome (Italy); do sư thôi thúc của cô gái út Lê Quyên + rể Olindo Borsoi. ( riêng bà xem là do Chúa sắp đặt; vì đã muốn giữ im lặng .- tr, 190) -- và 6 tháng sau, bà qua đời tại bệnh viện ở La mã, ngày 24-4- 2011, thọ 87 tuổi; sau 48 năm sống lưu vong.  

Hôm 24-4-2013 vừa qua, tại một nhà thờ giáo xứ Việt nam ở Paris; nhân tưởng niệm 50 năm, ngày qua đời cố tổng thống Ngô đình Diệm + bào đệ Ngô đình Nhu [phu quân Madame Nhu] -- thứ nam ông bà Nhu là Ngô đình Quỳnh, đã cho ra mắt sách 'La République du
Viêtnam et les Ngô- Đình' (Cộng hòa Việtnam + Gia đình Ngô-Đình) -- mà hơn 1/2 là di cảo của mẹ ông.

 Ông [Ngô đình Quỳnh] cho biết lý do ra đời sách, " Cuốn sách được xuất bản hôm nay, có một phần hồi ức của mẹ tôi, được ghi chép từ 1963; đồng thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử, hãy còn mù mờ, [về] một số sai lầm về hình ảnh của 2 anh em họ Ngô -- mà cả bên Tây phương, lẫn đảng CS Việt nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này, chúng tôi muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn; đồng thời có phần đóng góp của Mẹ (sic) tôi, với nhãn quan có phần huyền bí của bà.  Thế thôi! "  ...)

Tập sách dày 246 trang; nhưng phần hồi ký do bà Ngô đình Nhu viết [chỉ] được hơn 130 trang (tr. 109-241) kể cả phụ lục+ 3 bức thư viết tay chưa công bố của ông Ngô đình Nhu viết, gửi cho đồng môn École de Chartres ngày 20-4-1956+ Tết 1963+ 2-9-1963); nay vẫn được giữ ở ăn khố trường này [ở Paris].

 Phần đầu do 2 người con: Ngô đình Quỳnh, Ngô đình Lệ -Quyên ( tử nạn giao thông, 16-- 2012)-- và bà Jacqueline Willemetz dẫn nhập, với tài liệu gia đình về lịch sử Việt nam; từ sau ngày thành lập đệ Nhất cộng hòa (26-10-1956), đến cuộc đảo chánh 1-11-1963 và sau đó.

Bà Ngô đình Nhu, nhũ danh Trần lệ Xuân, sinh 1924 tại Hànội, thân phụ là Trần văn Chương (con tổng đốc Nam định) , mẹ là Thân thị Nam-Trân-- với bên ngoại bà Nhu là cháu ngoại vua Đồng Khánh, [còn là] cháu họ vua bảo Đại.  Bà Nhu gọi ông Bùi quang Chiêu là 'ông bác' (...)  --  và, cựu thủ tướng Nguyễn văn Xuân cũng là em họ của thân phụ bà.  Bà Trần lệ Xuân học ở trường Albert Sarraut, đậu tú tái Tây.  Năm 19 tuổi, bà kết hôn với ông Ngô đình Nhu.

(...) 

 Mở đầu hồi ký, bà Ngô đình Nhu ghi lại lời [Kinh thánh] trong Khải huyền, " Ai có tai, thì hãy nghe lời Thần khí nói với các hội thánh, 'Ai thắng Ta sẽ ban ma-na đã được giấu kỹ.  Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng đó có khắc tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ nhận lãnh." (Apocalyse 2, 17).  Và; thêm lời trong Luca," Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì sẽ là người lớn nhất'. (Luca 9, 48).

chương 1 'Lý lẽ của định mệnh' như sau, " Vào cuối cuộc đời tôi, sau nửa thế kỷ im lặng; vì y nghĩa đơn thuần nhiệm vụ, tôi ghi lại những gì cần phải được biết.  Đó là sự giải thoát cho tất cả.  Không phải để thỏa mãn tò mò nào đó; nhưng để trả lại những gì mà định mệnh đã đòi hỏi 'kẻ nhỏ nhất' của Thiên chúa vào thời điểm  của kẻ đó.  Tôi bắt đầu cuốn ký ức này, nếu tôi có thể viết xong được; cốt để làm cho người khác, hiểu được những đòi hỏi của một chuỗi dài đời sống đã được định sẵn trước, nhận ra rằng cuộc sống không bao giờ có hành động trái với y muốn của mình; mà trái lại, luôn luôn như là phải như vậy." (tr. 112).

(...) - tạm lược 17 dòng. (Bt)


Từ khi ông Ngô đình Diệm, anh chồng từ Pháp về; được cử làm thủ tướng, nhậm chức ngày 7-7-1954; ông bà Nhu về Saigon để làm phụ tá. Ông bà Nhu + 3 con sống tạm ở nhiều nơi; trước khi về ở trong dinh Độc lập.  Ông Nhu làm báo Xã hội [chủ nhiệm: Đỗ la Lam] ; tòa soạn đặt trong một phòng nhỏ hẹp [trên đường Ypres .[Nguyễn văn Tráng sau này].

Khi đó, tình hình Saigon chưa ổn định, phe Bình Xuyên Bảy viễn + tay chân Pháp liên tục quất phá; bà Nhu đã thành công trong mọi việc; ngoài sức tưởng tượng-- nhân dịp tướng Nguyễn văn Xuân mời ông bà Nhu ăn ở một nhà hàng trong Chợ lớn.  Bà Nhu đã hỏi thắng ông Xuân, tại sao không cách chức trung tướng Nguyễn văn Hinh, tổng tư lệnh quân đội -- thì ông Xuân đã thách thức bà Nhu, nếu tìm được 5 chữ ký, ông sẽ thuận theo lời yêu cầu. 

 Bà Nhu tình cờ gặp những người Bắc mới di cư vào; cùng họ vận động kín đáo, tụ tập trước nhà thờ chánh tòa Saigon ngày 21-9-1954, giơ biểu ngữ [đòi cách tướng Hinh.]  Dù cảnh sát Bình Xuyên được mật báo; có mặt ngay tại trại di cư; với 2 xe tăng -- nhưng bà Nhu vẫn lái chiếc xe hơi Panhard đến, rồi tra hỏi tại sao cảnh sát Bình Xuyên lại ngăn cấm người dân đi chợ.  Dám cảnh sát bỏ đ; rồi trở lại; thì bà Nhu lên xe hơi, rồ máy, bỏ chạy đến trước nhà thờ, nơi những người di cư đang chờ, sau đó họ đã giương cao biểu ngữ ủng hộ kiến nghị của bà Nhu đòi hỏi tướng Hinh phải từ chức. 

 Hình ảnh + thông tin được gởi cho nhật báo tiếng Pháp duy nhất ở Saigon. [báo Journal d' Extrême Orient].  Ông Trần chánh Thành, bộ trưởng thông tin đã kiểm duyệt không cho báo chí tiếng việt đăng tin đó; nhưng báo tiếng pháp đã đăng tải, phổ biến thông tin+ hình ảnh vụ biểu dương mà không được phép của chính phủ.

 Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng Nguyễn văn Xuân đã phải từ chức 3 ngày sau đó; trở thành nạn nhân đầu tiên của bà Nhu . (tr. 165).  Nội các Ngô đình Diệm phải cải tổ; bà Nhu bị người Pháp , với sự giúp đỡ của Mỹ, ép đưa ra ngọai quốc trong vòng 3 tháng; để nội các mới được cải tổ ổn định -- và để bà Nhu không thể ra ứng cử dân biểu quốc hội lập hiến + lập pháp.

  Nhưng vô hiệu; dù ở xa, bà Nhu vẫn đắc cử, với sự ủng hộ của tập thể ngưới Bắc di cư.   Bà Nhu sang  Washington D.C., nơi ông thân làm đại sứ Việt nam ở Mỹ; ông thân đưa bà đến ăn sáng, do thượng nghị sĩ J.F. Kennedy mời. ( sau J.F.Kennedy đắc cử tổng thống.) Sau đó, bà Nhu chuyển sang ở tu viện nữ người Italy ở Hong Kong; tận dụng thời gian để học thêm tiếng Anh. 


                                            TT Hoa Kỳ, J.F. Kennedy (trái) + TT/ VNCH Ngô đình Diệm,
                                                                              cả 2  đều bị chết bất đắc kỳ tử trong năm 1963.
                                                                                                    (ảnh: Internet)

  Bà Nhu trở về Saigon, vào ở hẳn trong dinh Độc lập.  Sau trung cầu dân ý 23-10-1955, thủ tướng Ngô đình Diệm trở thành tổng thống; mở đầu nền đệ Nhất Cộng hòa-- cử ông Ngô đình Nhu làm cố vấn chính trị.  Với chức vụ, ông Nhu đề ra thuyết Nhân vị .( đề cao tính siệu việt, sự tái sinh bởi khả năng con người hành xử đức độ như Thiên chúa dạy-- Mt 19, 28. ).  Theo bà Nhu; [hẳn là] thực dân Pháp chưa buông tha; rút người chuyển sang Căm- bốt [Cambodge] để tổ chức gây rối. 

Vụ tiếp theo là vụ ám sát tổng thống Diệm ở Ban mê thuột; có liên quan đến Lê Văn , người của Pháp; và từng là ủy viên của Thierry d' Argenlieu, khi ấy là chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân Dalat.  

Rồi đến vụ đảo chánh 1- 11-1960; vai trò tướng Nguyễn Khánh, từng là tùy viên tướng Nguyễn văn Xuân, từng tổ chức những buổi pique-nique ở Dalat, có bà Nhu + vua Bảo Đại tham dự.  Nguyễn Khánh xưng là đại diện nhóm đảo chính; còn bà Nhu tin là do Pháp giật dây.  Bà Nhu can thiệp; khi thấy tướng Khánh dùng thủ đoạn đánh vào điểm yếu của tổng thống Diệm là thương người + sợ đổ máu.

  Bà Nhu thúc hối chồng hất cẳng tướng Khánh; và, kêu gọi quân lính trung thành về chiếm lại đài phát thanh.  Tướng Khánh bị đám đảo chánh kết tội phản bội; nhưng đã thua, nên phần lớn bỏ trốn sang Nam vang.  Đại diện CIA gặp anh em tổng thống Diệm: cam đoan Hoa Kỳ đứng ngoài vụ đảo chánh; bà Nhu có mặt ở đó, đã trách móc người Mỹ, " Tôi không mong chờ các ông Đồng minh là bạn [đấy, để] giữ trung lập trong vụ này." 

Thái độ của bà Nhu gây chú ý của Washington; vụ tiếp theo là chuyến thăm viếng Việtnam của phó tổng thống Lyndon B. Johnson ngày 15-2-1961.  PTT xuống máy bay; bất chất nghi thức ngoại giao, thay vì đến chào PTT Nguyễn ngọc Thơ trước, ông đã đến thẳng gặp bà Nhu; khiến ông Thơ phải chạy theo sau PTT Mỹ. 

  Trong một buổi điểm tâm sau đó do PTT mời, có cả ngoại giao đoàn + các dân biểu; PTT Johnson thêm một lần gây bối rối; khi mời bà Nhu sang thăm trang trại của ông ở Texas -- ,bà Nhu từ chối, với lý do chưa có dự tính đó.  Vô tình, bà Nhu nói dí dỏm: sẽ sang thăm, nếu ông PTT trở thành tổng thống. Không ngờ lời nói đó khích động PTT Mỹ; ông kéo bà Nhu ra bao-lơn, nhưng lại vô tình kéo bà Nhu, rồi kéo luôn phu nhân chủ tịch quốc hội -- ông nhìn thấy  mình hớ hênh, bèn chữa thẹn, muốn được bà Nhu giới thiệu thắng cảnh Saigon, từ bao-lơn.  Không ngờ lời nói cho qua chuyện lại thành sự thật sau  hơn 2 năm.  

Năm 1964, ông Ngô đình Cẩn, thành viên cuối cùng dòng họ Ngô còn ở Việt nam, bị xử tử; đã xin tị nạn chính trị với Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Huế; [nhưng sau] lại bị giao cho nhóm đảo chính dựng tòa án kêu án tử hình.  Bà Nhu đã viết thư yêu cầu TT Johnson can thiệp; nhưng ông tỏ ra 'hèn hạ'. (tr. 177.)

(...)  - tạm lược 13 dòng . (Bt)


Sáng sớm ngày 27-2-1962, thêm một vụ chính biến do 2 phi công [hoa tiêu trung úy Phạm phú Quốc + hoa tiêu thiếu úy Nguyễn văn Cử] bắn phá dinh tổng thống. Con cái bà bị thương, bà Nhu phải vào bệnh viện; vì muốn cứu con + bà vú của cô út Lệ Quyên.  Biến cố khiến bà thêm ghê tởm bọn thực dân (tr.180) -- bà ghi rõ vụ bắn phá dinh tổng thống là do 'thực dân'(colon). [Rồi tới] căn nhà từ đường bằng gỗ của gia đình Ngô-đình ở Huế cũng bị phá hủy; do
 " la rage fancaise contre le Vietnam que nous représentons." (tr. 181).

Xảy ra vụ Phật giáo, bà Nhu muốn có đại diện các đảng phái + các nhóm xã hội trong Ủy ban liên phái; nhưng tổng thống Diệm không thuận; vì không muốn  bà [có mặt]. Nhưng khi xong thông báo chung và bên Phật giáo đã ký; ông nhu lại hỏi ý kiến bà, trước khi cố vấn tổng thống ký [nháy].

 Bà thấy lạ; vì các đòi hỏi của Phật giáo đều là những thứ chưa bao giờ cấm; bà đề nghị ký, [lại] ghi tay thêm mấy chữ ' những đòi hỏi trong đấy chưa bao giờ cấm.' Ông cố vấn Nhu đem thông báo chung đến buổi họp sau đó; và, nói lại ý vừa kể; ngoại trưởng Phật giáo Vũ văn Mẫu yên lặng không nói gì, nhưng PTT Thơ phát biểu, " Họ uống trà sâm còn mình uống trà thường khiến mình thành người ngu." .

 Vì thế mà câu nói này; khiến ông Mẫu cạo đầu, từ chức.  Theo bà Nhu; cũng như ông Vũ văn Mẫu này đến cận ngày 30-4-1975; nghe lời thực dân ủng hộ; và, theo tướng Big Minh
( lực lượng thứ 3); [thì] đế quốc mạnh hơn muốn chấm dứt chiến tranh. (tr. 188).

Trước ngày đảo chánh, từ ngày 12-9-1963; bà Nhu và trưởng nữ Ngô đình Lệ- Thủy lên đường đi 'giải độc' ở Âu châu + Hoa Kỳ; trước khi xảy ra vụ ám sát anh em tổng thống, bà + con gái được đông đảo cảnh sát bảo vệ; nhưng sau đó thì bị bỏ rơi -- may là,  có một gia đình người Mỹ do một linh mục giới thiệu, đã giúp đỡ mẹ con bà cho đến khi rời nước Mỹ sang Rome.

 Phần ông cố vấn Ngô đình Nhu; vài ngày trước đảo chính, đã gọi cậu Ngô đình Trác đưa 2 em lên Dalat; dặn dò khi có biến -- hoặc, ông Nhu chết -- thì phải đưa 2 em trốn vào rừng.  Khi xảy ra tiếng súng đảo chánh; các cô cậu đã trốn vào rừng phái sau nhà, trải qua một đêm trong mưa lạnh.  Cả ngày hôm sau đi xuyên qua ông rách, để tránh để lại dấu vết; cuối cùng đến một nơi trực thăng có thể đáp để chờ đợi.  Chỉ trong vòng 3 ngày ; mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại; và, tới được Rome, trước khi mẹ + chị cũng đến đó.

Ngày 15-11- 1963, bà + con gái rời Los Angelès, đi Rome sinh sống.  Bị đế quốc bỏ rơi; nhưng ở phi trường, đầy phóng viên báo chí, truyền hình.  Rồi lúc ghé Paris, bà cũng được đông đảo báo chí, phóng viên săn đón như vậy.  Ông đại sứ Mỹ ở Paris bí, không biết phải trả lời báo chí ra sao, bèn nói, " Chúng tôi có làm gì thì cũng vẫn bị nguyền rủa". Nhưng ít có nhà báo nào dám nói lên hết sự thật; bà Nhu được nhà báo Georges Mazoyer dám bênh vực; ông ta lại vừa được thăng chức, làm giám đốc một nhật báo ở Paris, phát hành buổi chiều; thì bị xe đụng chết, khi đi bộ. 

 Bà Nhu thấy ai đứng về phe bà đều bị biến mất (tr.189-190); kế đó, vào ngày 3-1-1963;  bà Suzanne Labin + Marguerite Higgins được tổng  thống Kennedy gửi sang Việt nam, để điều tra riêng.  Bà là tác giả ' Our Vietnam Nightmare (1965) trong đó, bà cho rằng biến cố Phật giáo chỉ là môt trò 'đánh lừa' (leurre), mục đích không vì Phật giáo mà muốn lấy đầu ông Diệm; và, vì thò lên mâm bạc như thánh Jean Baptiste tử đạo; thì nay, phải quấn cờ Mỹ -- bà có nhận xét rằng các sư sãi rất rành tên các phóng viên ngoại quốc, goi họ bằng tên/ prénom

Vào tháng 8/1964, Hiệp hội các báo chí Hoa Kỳ tổ chức, mời bà Nhu + con gái Ngô đình Lệ-Thủy sang Mỹ làm một vòng; để các cơ quan thông tin báo chí tìm hiểu sự thật (Truth Really) về thực trạng Việt nam -- vì, các cơ quan này không tin lời giải thích của Washing-
ton . (tr.71).  Lúc đó, nước Mỹ chuẩn bị bầu cử tổng thống thay thế tổng thống J.F. Kennedy; chính phủ Mỹ đã từ chối cấp visa cho 2 mẹ con bà Nhu, lấy 'lý do an ninh quốc gia'.  

Ngày 9-5-1975; khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình, bà Nhu tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt nam, 'nhằm tạo thanh thế và ủng hộ cho đảng Dân chủ Hoa Kỳ.' Bà cũng bình luận cảnh đại sứ Martin chờ trực thăng tới đón trên nóc nhà, lá cờ Mỹ cuộn dưới nách: " Cường quốc Mỹ dùng để làm gì, nếu không phải để trốn chạy theo họ."

Năm 1985, khi báo chí Hoa Kỳ làm kiểm điểm 10 năm [làm mất] Nam; bà Nhu đã nhận trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek; nhưng sau cơ quan này đồng lõa với nhau, để không ai liên lạc được với bà. (tr.71). Bà sống 2 nơi, lúc ở vùng Riviera (Pháp); lúc ở nhà bên Rome; bà trả lời phỏng vấn một lần khác; để có tiền mua vé máy bay cho con gái út qua thăm ông bà ngoại tại Mỹ.

  Bà Monique Brinson Demery phỏng vấn bà Nhu vào 2005;  đánh dấu lần đầu tiên bà trả lời báo chí phương Tây sau một thời gian khá lâu, phỏng vấn để thực hiện cuốn sách về bà Ngô đình Nhu, 'Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam' s Madame Nhu ' (New York: Public Affaires, 2013).  Nội dung cuốn sách cho thấy bà Nhu đã nói chuyện với bà Demery về nội dung cuốn hồi ký.




                                              Finding the Dragon Lady/ Monique Brinson Demery
                                                                                    hiên được rao bán trên Amazon.com
                                                           - " ... Finding the Dragon Lady của tác giả Monique Demery
                                                                 vừa được dịch sang tiếng việt nam, với một loại chữ nghĩa, 
                                                   văn thể kệch cỡm " Madam Nhu Trần lệ Xuân quyền lực bà Rồng
                                        ... Tác giả Demery đã có một thời gian 'học' ở Hà nội, nói tiếng việt thành thạo
                                                                               giọng đặc Hà nội. ...
                                             - vào Google, đánh chữ 'bà Ngô đình Nhu' thì có đến 4 triệu tài liệu ... "
                                                                                    -  lời luật sư Trương phú Thứ -
                                                                                                      (ảnh: Internet)


Suốt tập hồi ký, bà Nhu cho người đọc thấy, hiểu rằng bà căm ghét thực dân Pháp + đế quốc Hoa Kỳ. ( gọi chung là 'Occident criminel').  Bà thắc mắc là: ngoài thánh lễ khai mạc Cộng đồng Vatican II (ngày 2-12-1963) có nhắc ý lễ cầu hồn cho anh em tổng thống Diệm. Tòa thánh Vatican đã không lên tiếng; và, không làm gì về cái chết của anh em chồng bà .(và người màToà thánh giới thiệu giúp làm giấy tờ cho căn nhà mà đức cha Ngô đình Thục mua cho mẹ con bà ở Rome; lại lừa dối cướp hết tiền của gia đình bà.).

 Bà kể có thể đã góp phần (qua một phỏng vấn ngay trước đó) trong việc khiến cho Hànội đã phải để cho đức cha Nguyễn văn Thuận (cháu ông Nhu)  ra ngoại quốc chữa bệnh -- và, hơi trách móc Ngài đã không làm gì cho cái chết của chồng + các anh em chồng bà.

Bà cho rằng sau ngày 2-11-1963, anh em tổng thống Diệm bị giết; nước Việtnam rơi vào địa ngục, là do các đế quốc và CS.  (tr. 201). Bà thêm, cái chết Ngô đình Lệ- Thủy, con gái bà, vẫn chưa được điều tra đến cùng. 

  Về phần người Pháp, bà gọi 'tên thực dân' (colon); và, so sánh với quỷ Satan, khi dùng lời Chúa cảnh báo thánh Phê-rô, " Satan lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên chúa, mà là của con người." ( Mt 16, 23) -- vì, thực dân đã lợi dụng danh nghĩa Giáo hội để làm chuyện ác ở Việtnam, đã từ khá lâu rồi.

Bà Nhu cho người đọc hiểu rằng bao biến cố, đảo chánh, ám sát v.v... thời Việt nam Cộng hòa  đều do bàn tay của thực dân+ đế quốc chủ động hết; do đó bà không nói nhiều đến tay sai chúng dùng, là người Việtnam. Bà cho rằng những gì được viết ra, chỉ có đám thực dân là phải tự vấn lương tâm thôi. (tr. 190).


Cuối cùng; những suy niệm tâm linh cuối đời bà;  bà [dâng lờitạ ơn Chúa đã đoái nhìn con chiện Việt nam; qua việc đức hồng y tân cử của Hoa Kỳ đã đến La vang vào ngày 21-8-2009, dâng lời cầu nguyện: " Đức Mẹ La vang cũng là đức Mẹ của quốc gia Hoa Kỳ +của Giáo hội Công giáo".

.  Bà cảm ơn, hiểu  được rằng Chúa đã trao phó cho bà trọng trách làm mẹ ; và, bà đã làm hết mình cho đến cuối đời.



                                       ***

  Qua phần Phụ lục, trong lá thư đề ngày 2-9-1963, 2 tháng trước ngày bị giết; ông Ngô đình Nhu trình bày lập trường Việt nam chính thức của chính phủ Diệm, " Việtnam là của người Việtnam"; trước âm mưu Hoa Kỳ đi chung với Liên xô CS âm mưu đưa phương tiện 
thôi miên  để tuyên truyền, huyễn hoặc các sư sãi; đẩy những kẻ này vào lửa thiêu -- sau khi thông báo cho thông tín viên quốc tế biết để quay phim. chụp ảnh 'cần cứu người tự thiêu'. (1) .Từ ngày ban thiết quân luật vào ngày 20-8-1963; thì hết còn tự thiêu, nhưng 2 thế lực kia lại xúi giục sinh viên học sinh xuống đường, như đã làm ở Đại Hàn [Hàn quốc] và Thổ nhĩ Kỳ-- nhưng ông Nhu cho là thất bại, vì chính quyền bắt đi học và tẩy não chúng.  Ông nhu biết 2 thế lực đó chưa chịu ngừng tay, vì phải biện minh với cấp trên về việc chi 20 triệu đô là Mỹ (2) cho âm mưu này.
  []


   NGUYỄN VỸ KHANH
   MONTREAL, 11- 2013.

---
(1) + (2) - Bt tạm lược.


    www. vietcatholic.net



Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

nhà đạo diễn phim kỳ cựu lê dân qua đời tại quận 12, tp. hcm , ngày 26/2/ 2016/ (TTO)

              nhà đo din phim kcu
                               lê dân 
             qua đi ti qun 12, tp. hcm
                                                      TTO ( báo tuổi trẻ online)


                                                                  lê dân  [i.e.  lê hữu phước 1928- 2016]
                                                                         (ảnh: báo'thể thao& văn hóa)


TTO - Tin từ hợi Điện ảnh tp. HCM cho biết: đạo diễn NSƯT Lê Dân qua đời ở nhà riêng, tại quận 12, tp. HCM;  lúc 11 giờ trưa  ny 26- 2.  Ông từng đạo diễn các phim: Loan mắt nhung, Tình Lan + Điệp, Ông cố vấn, Người con gái đất đỏ, Xương rồng đen. [ phim đầu tiên ' Hồi chuông Thiên mụ' do Lê Dân đạo diễn vào năm 1957].




                                                                phim' hồi chuông thiên mụ] ( 1957)
                                                                                    với các  diễn viên:  lê quỳnh, kiều chinh ...
                                                                               ( đạo diễn: lê dân -- ảnh:o thể thao& văn hoá)



Lễ nhập quan NSƯT Lê Dân từng đạo diễn nhiều phim: Loan mắt nhung, Tình Lan + Điệp, Ông cố vấn, Người con gái đất đỏ, Xương rồng đen ... bị xuất huyết não, hôn mê sâu từ nhiều ngày qua.  Trước đó ông nhập viện từ ngày 9/ 2/ 2016.

Lễ nhập quan diễn ra, lúc 20 giờ tối nay 26-2.  Lễ viếng bắt đầu từ 6 giờ sáng 27-2, tại nhà riêng đạo diễn Lê Dân, [số nhà 123/ 20 Phan văn Hớn, Khu phố 4, phường Tân thới nhất, quận 12, tp. HCM. - báo TT&VH].


 Lễ di quan tiến hành , lúc 6 giờ sáng ngày 29-2, an táng tại nghĩa trang Bình dương. [theo di nguyện, được chuẩn bị trước, mộ ông an táng cạnh mộ vợ ông - báo TT&VH.]

Lê Dân tên thật là Lê hữu Phước, sinh 1928 trong một gia đình trí thức ở tỉnh Tây ninh.(Nam bộ). Được xem là một trong những đạo diễn đấu tiên của nền điện ảnh Việtnam; người góp phần tạo dựng những diễn viên tên tuổi: Thẩm Thúy Hằng ,Kiều Chinh (trước 1975)Huỳnh Thanh Trà, Băng Châu, Diễm My, Việt Trinh, Thanh Thúy ...


Năm 1950, khi đang du học ngành Luật tại Pháp, Lê Dân đi xem Liên hoan phim Cannes, niềm đam mê điện ảnh phát sinh ; ông ghi danh học tại Học viện Cao đẳng nghệ thuật + Viện nghiên cứu Điện ảnh Paris. 


Sau khi tốt nghiệp, [năm 1954] trở về Saigon, làm nhiều phim ... -- năm 1983 , Lê Dân nhận giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt nam (lần 6), với bộ phim Pho tượng.

 Năm 1993, nhận giải Bông sen bạc LHP VN (lần thứ 10), với phim Xương rồng đen. ( Việt Trinh đóng vai nữ chính -- phim này cũng mang về cho Lê Dân giải A hội Điện ảnh Việtnam, 1994).


Năm 1995, đạo diễn Lê Dân làm phim Người con gái Đất Đỏ về cuộc đời nữ anh hùng Võ thị Sáu (Thanh Thúy đóng vai chính); mang về cho ông giải A hội Điện ảnh Việt nam. (1994).

Lê Dân được trao chứng nhận kỷ lục: đạo diễn Việt nam có nhiều phim tham gia các liên hoan quốc tế.


Năm 2010, đạo diễn Lê Dân mang bộ phim Những bức thư từ Sơn Mỹ sang Pháp chiếu, giới thiệu tại Liên hoan phim Cannes.  Bộ phim do Công ty Lê Dân phối hợp cùng trung tâm UNESCO điện ảnh đa truyền thông VN sản xuất, bằng nguồn vốn tự huy động -- dựa trên câu chuyện 'vụ lính Mỹ thảm sát 504 dân thường tại Sơn Mỹ' (tỉnh Quảng ngãi/ Trung bộ) ngày 16-3-1968.


     TTO





loan mắt nhung ( dựa theo tiểu thuyết loan mắt nhung/ nguyễn thụy long)
 lê dân đạo diễn - nhạc: huỳnh anh
          các diễn viên:  thanh nga-- huỳnh thanh trà -- tâm phan
(ảnh: báo thể thao&văn hóa)
                                      


Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

'cái tý thị toàn cầu xứ đài loan' đọc' I am đàn bà của y ban' / bài viết lê thị huệ (www.gio-o.com)

I am Đàn bà của Y Ban ...
www.gio-o.com

                                 cái Tý Thtoàn cu x Đài loan
                                                             đc
                                         I am đàn bà/ Y Ban
                                                     bài viết: lê thị huệ

                                                y ban : " ... tôi là người tử tế trong văn học ..." 
                                                                                                   (vietbao.vn)
                                                                                  (photo courtesy of luanhoan.net)

---------------

- Y Ban là ngòi bút nữ hiện thực hàng đầu ở Hànội hiện nay. 

 -Y Ban bám sát các chi tiết xã hội thời Xã Hội Chủ Nghĩa rất linh động.  Các bức tranh quê, với những nhân vật làm thuê, vác mướn của Y Ban luôn luôn là những nhân vật cứu rỗi câu chuyện, cứu tác giả. Ngay cả những nhân vật, dù có địa vị trong xã hội; như tiến sĩ xã hội trong ...những đoạn mô tả 'cảnh' và' tình' trên của Y Ban rất thành công ...

- Y Ban chứng tỏ là một nhà văn có tai thính và thông minh trong cách xoáy chữ cho tác phẩm; hoặc, cho nhân vật của mình ... 

- những chuyện khá xốc nổi như thế ở Việt nam ; khó có nhà xuất bản nào chịu in ấn. Có lẽ vì vậy; mà, nhà xuất bản Công an nhân dân nhảy vào ..

------------------


I am đàn bà, tuyển tập chuyện* ngắn của nhà văn Y Ban được phát hành ở Hà nội; cuối năm 2006.  I am Đàn bà gồm các chuyện: I am Đàn bà, Gà ấp bóng, Cái Tý, Tự, Người đàn bà đứng tuổi trước gương, Sau chớp bề là giông bão, Tôi &, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Hàng khuyến mãi, Hai bảy bước chân là lên Thiên đường.
---
* tác giả viết ch. (Bt)

I am đàn bà là chuyện, được dùng làm tựa sách, mô tả người đàn bà quê Bắc [bộ], sang làm nghề hầu ở Đài loan.  Người đàn bà trong I am đàn bà đi ở đợ xứ Đài loan; bởi chính sách toàn cầu hóa.  Thị là một người đàn bà quê tràn đầy cá tính tiểu thuyết.  Lúc ở quê, Thị lên rừng kiếm củi, thấy ai vứt con trên cây; đã lượm lấy mang về nuôi.  Khi sang ở đợ xứ Đài loan, Thị nuôi ông chú bị bệnh liệt; đã dám nằm lên ông chủ thỏa mãn cơn xác thân đòi hỏi.

  Và rối; máy camera của thời kinh tế toàn cầu hóa treo trên tường, đã thâu hình, khiến Thị bị bà chủ cho vào tù; vì 'tội quấy nhiễu tình dục'.

 Dân ở đợ trước ngày sang xứ người; chỉ học lõm bõm được vài chữ 'I am', không ngờ có lúc một Thị của chúng ta đã phải kêu thầm lên 'I am đàn bà'.  Một tiếng gọi rất toàn cầu hóa, rất tiếng Anh thời thống trị thế giới English dominates the world hiện nay.

Y Ban là ngòi bút nữ hiện thực xã hội hàng đầu ở Hànội hiện nay.  Y Ban bám sát các chi tiết xã hội thời hậu Xã Hội Chủ Nghĩa rất linh động.  Các bức tranh quê với những nhân vật làm thuê, vác mướn của Y Ban luôn luôn là những nhân vật cứu rỗi câu chuyện, cứu tác giả.

 Ngay cả những nhân vật trong xã hội như tiến sĩ xã hội trong chuyện Tự, trong Người đàn bà đứng trước gương, trong Tôi &; thì, vẫn ở với đời hiện thực của một Hànội; vừa quê mùa, vừa quốc tế , rất đáng yêu.

 Trong truyện Tự , nhân vật chính của một người đàn bà thành đạt; một tiến sĩ xã hội có dịp tiếp xúc với tầng lớp giàu có, địa vị ở ngoài xã hội; nhưng khi về đến nhà thì đời sống riêng, là chung đụng với một gia đình rất tiêu biểu cho cho Hànội thời hậu CS.  Căn nhà ở Hà nội chật chội đến độ không có chỗ kê chiếc giường để bố mẹ nằm chung; không cả một chỗ thầm thì riêng, để vợ chồng trẻ có thể yêu nhau. 

 Những đoạn mô tả cảnhtình trên của Y Ban rất thành công.  Có lẽ cái chất Hànội quê, Hànội [hiện tại], Hànội nghèo khổ; linh động nhất trong mớ ngôn ngữ của Y Ban.  [] chứng tỏ là một nhà văn rất giàu ngôn ngữ xã hội; và, mang chúng vào các bản văn tiểu thuyết một cách rất chuyên tay. 

 Y Ban dụng ngôn dí dỏm, hóm hỉnh; thường làm độc giả bật cười.  Những mớ ngôn ngữ quê, như cái tý, cu, cái chim thằng bé, u em, con giống con má, củ giong riềng, ' hà thiên lộn' (đọc ngược) được Y Ban xử dụng rất bén duyên chuyện.  Y Ban chứng tỏ là một nhà văn  có cái tai thính và thông minh trong cách xoay chữ cho tác phẩm; hoặc, cho nhân vật của mình.  Một tác phẩm thành công phải được thưởng thức, kế đến là cách tạo nó ra được một ngôn phong riêng; bất kể đấy là thứ ngôn phong thô, tục, thanh, ngắn gọn hay dài dòng, xuống dòng; hay, chấm phẩy lung tung, bể chữ, hay viết đúng chính tả v.vv.v... 

 Về phương diện này Y Ban làm người đọc nhớ tới cách dụng chữ của tác giả hơn bất cứ điều gì khác.  Làm cho người đọc nhớ cách dùng chữ của tác giả; hơn bất cứ điều gì khác.  Làm cho người đọc yêu những nhân vật qua cách tác giả nâng niu ngôn ngữ quê của các nhân vật ấy -- như Cái Tý, trong I am đàn bà.

Y Ban viết khá nhiều chuyện về đàn bà ngoại tình; nhưng không khí ngoại tình trong truyện Sau chớp bể là giông bão, thành công ở khuôn mặt nhẹ.  Thường thì chuyện ngoại tình hay làm cho độc giả co giật cơ bắp, ở những mô tả xác thịt.

 Nhưng Y Ban là nhà văn thành công; khi giữ ngòi bút ở thế chênh vênh, ngập ngừng giữa tâm hồn + thân xác.  Ở những chuyện như Sau cơn chớp bể là giông bão, ngòi bút của Y Ban làm chủ được tất cả mọi mặt: văn vẻ, tình tiết, cấu trúc chuyện -- nó là một chuyện ngắn hoàn chỉnh ...

 (...) - tạm lược 15 dòng. (Bt)

Các nữ độc giả; qua những chuyện như , I am đàn bà, thấy rằng sex của các nhân vật Thị và Tôi trong những chuyện này, rất là đàn bà.  Nội chuyện mô tả những xúc động thân xác của người đàn bà, luôn luôn là một sự trộn lẫn giữa tình cảm + nhục cảm ; khác với đàn ông.  Như nhân vật Thị trong I am đàn bà; vì lòng  thương cảm bất lực của ông chủ; mà đã sex với thân xác bại hoại của người đàn ông tật nguyền, cũng như sự ban phát tình thương cho cu Đức, đứa con nuôi của Thị

đấy là một cách cho, một cách mang vui đến cho tha nhân.  Cái cách ứng sex của đàn bà, không chỉ vì dục vọng; vì phải thỏa mãn nhu cầu sex đang rậm rật trong cơ thể như đàn ông, Thị đã 'đéo' (sic) người đàn ông; phần vì Thị có những thèm muốn thân xác; nhưng điều làm Thị hạnh phúc, chính là hành động ấy của Thị;  khiến người đàn ông bại liệt phục hồi sức khỏe-- đã thỏa mãn bản chất 'mang đến cho tha nhân niềm hạnh phúc', của một nguyên mẫu mẹ -- khiến Thị sửng sốt reo vui:

 " ... Đột nhiên thì ắng lạnh.  Có cái gì đang bò trên tóc thị.  Thị im lặng để nghe ngóng. Cái gì đang bò trên tóc thị. Cái gì? Thị đưa tay lên tóc để tóm con gì đang bò trên tóc thị. Thị đụng vào một bàn tay.  Bàn tay đang ngọ nguậy trên tóc thị.  Thị nắm chặt lấy bàn tay đó rồi ngửng đầu reo lên:
" Ôi, tay cu à ?  Tay cử động được rồi à.  Đấy chị biết ngay mà, cu sẽ khỏi bệnh.  Cu khỏi bệnh rồi.  Tay cu cử động được rồi mà.  Hay quá.  Cu giỏi quá.  Để chị thơm* cu một cái nào.
Thị áp mặt thơm vào ám ông chủ.  Ông chủ đã cảm nhận được cái hôn của thị, người ông chủ run lên.  Và điều kỳ diệu hơn tay ông chủ đã nắm được tay thị.
" Ô, cu nắm được tay chị à?  Tuyệt vời quá.  Tuyệt với quá.  Thế thì chị thơm cu một cái nữa nào.  Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi nhé.  Quê chị toàn những người như chị thôi.  Nhất mực vì chồng con nhưng cũng biết thương người. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi. Tuyệt vời quá.  Tuyệt vời quá. " (tr. 32-33)  ...
---
* phương ngữ miền bắc, còn có nghĩa là 'hôn' .(Bt)

I am đàn bà là một chuyện ngắn sâu sắc về cuộc giao hoan giữa các xác thịt + giá trị tâm hồn; tuy có những đoạn mô tả hơi tục cho những linh hồn và những thân xác mẫn cảm. 

(...) - tạm lược 19 dòng. (Bt)

Những chuyện khác xốc nổi như thế ở Việt nam; khó có nhà xuất bản nào chịu in ấn.  Có lẽ vì vậy; nhà xuất bản Công an nhân dân (Hànội) đã nhảy vào đảm nhận.  Rất tiếc cái tên nhà xuất bản Công an nhân dân ngoài bìa; là điểm đã làm cho quyển sách mất bớt một số duyên .  []

lê thị huệ
1/ 2007.

 (www. gio-o.com)
   

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

đặng trần huân + chữ nghĩa bề bề ... / bài viết: vĩnh liêm ( t.vấn& bạn hữu)

đặng trần huân + chữ nghĩa bề bề ...
(t.vấn. bạn hữu)

               đng trn huân+chnghĩa b b
                                                  bài viết: vĩnh liêm


 lời dẫn

 Nhờ Lê ngọc Châu, chủ báo Bách khoa cho mượn, tôi được đọc NHỮNG NGƯỜI THÍCH DẤU HUYỀN (1998) + CHỮ NGHĨA BỀ BỀ (2000) xuất bản ở Huê Kỳ. Đó là 2 trong 5 tác phẩm , Đặng trần Huân cho xuất bản ở Hoa Kỳ, sau khi định cư ở Huê Kỳ vào 1992.  
 Khi còn ở Saigon trước 1975, tác gi 'Chuyện cấm đàn bà' bỏ tiền túi xuất bản tác phẩm--  nhờ nhà văn Doãn quốc Sỹ cho mượn logo nxb Sáng tạo; in tiếp tập 2 vào 1970 + bút ký 'Thành phố buồn thiu'. 
Sang Hoa Kỳ, không biết lái xe hơi, di chuyển bằng xe công cộng; đã nhiều lần lội bộ tới nhà in sửa'mo-rát' cuốn' Hành trình một H.O.' (Thời luận, Hoa Kỳ, 1995); với bao tâm sự thầm kín, chẳng thể tỏ cùng ai tâm sự !
Trước lần tác giả được phép xuất cảnh-- tôi được nghe chuyện kể: 'căn nhà trên đường Bà Hạt (quận 10, tp. HCM) trao lại cho nhà nước quản lý (diện sĩ quan cấp tá QLVNCH); chủ nhà tiếc hùi hụi; vì mua được nó -- phải nhờ cậy từng đồng tiền sách do vợ chồng dành dụm.  Căn nhà này sau được tác giả ghi chú ở bài báo,' nhà tôi được trao lại cho một tác giả  CS viết sách biên khảo làm chủ'. 
Tuy là tác giả viết cùng thời, tôi ít giao tiếp -- rất may, nhờ thiếu úy Địa phương quân Lê cự Phách (thi sĩ Du Tử Lê) dắt tới trại Trần nguyên Hãn (Chợ lớn) gặp, cùng nhâm nhi cà phê; đó là lần đầu tiên được xiết tay trung úy Đặng trần Huân -- và; đươc biết anh là một tác giả nổi tiếng'. 
Thực mà nói, đó là cây viết có học vấn uyên bác, hay cười nửa miệng; mà Tây gọi là 'hautain' (cao ngạo, khinh  khỉnh ' (*) --  có thể ở môi trường báo chí quân đội, phải sống chung cùng số sĩ quan võ biền, chữ ăn đong, lại được 'ăn trên ngồi chốc'; khiến tâm sự vụn mang nhiều chất hài hước, nhạo báng; được Đặng trần Huân dồn vào bút ký, tạp văn in ở hải ngoại sau này.
Đặng trần Huân sinh ngày 7/6/ 1929 tại tỉnh Bắc ninh ( Bắc bộ), qua đời 21/3/ 2003 tại thành phố El Morite, bang California; ở tuổi 74.

 THẾ PHONG
(lời dẫn này, đã đăng trên Blog TP)
---
* qui montre un orgueil autoritaire, méprisant, condescendant  ... ( Le Petit Larousse)



                                             chuyện cấm đàn bà / đặng trần huân
                                                                      ( tái bản nhiếu lần, trước và sau 1975 ,ở
                                                                       trong nước + ngoại quốc)
                                                                              (ảnh: Internet)


(...)

'Chữ nghĩa bề bề' gồm tất cả 19 câu chuyện đã được đăng trên các báo việt ngữ hải ngoại, từ tháng giêng 1998 cho tới tháng 7 năm 2000.  Câu chuyện mở đầu 'Cũng đủ lãng quên đời'.  Đó là chữ nghĩa của nhà thơ Đinh Hùng; mà, nhà văn Mai Thảo đã mượn làm tên cuốn tiểu thuyết.

 [Rồi, tới] chuyện tản mạn về văn chương; nhắc tới chuyện Phạm Quỳnh ca tụng Kiều một cách khá hăng say;' truyện Kiều còn nước ta còn.' (tr. 12)

 [], một chuyện vui khác, một nhà văn ca tụng sách đầu tay rất nồng nhiệt của y sĩ đại tá Nguyễn tuấn Phát, một nhà văn có tiếng đã viết bài giới thiệu sách; có một câu,
" Lâm ngữ Đường viết 'Nghệ thuật sống' thật xuất sắc; nhưng, so với Anh Tuấn-Nguyễn tuấn Phát; đã còn kém xa. Vì; bác sĩ nghệ sĩ đọc lời phê bình, má hơi ửng đỏ .." (tr. 13)

thêm chuyện khác, nhà báo, nhà văn Hà Thượng Nhân hạ bút khen bái 'Bát phở đầu đời' của cựu đại tá Nguyễn tử Đóa [VNCH]; bằng cách so sánh,
" Chỉ với bài thơ nhỏ, tôi dám nghĩ rằng Nguyễn tử Đóa có cái phong các của Bạch Cư Dị , lẫn Đỗ Phủ trong sáng và Đỗ thâm sâu." (tr. 13).

Nhà văn Vũ thư Hiên cũng đã hết lời khen nhà văn Kim Lân (Hànội) mà độc giả miền Nam chưa hề nghe biết tới, trong cuốn 'Đêm giữa ban ngày' ,
"  ... Kim Lân có một truyện ngắn, nhan đề 'Thằng câm'; và, so sánh Kim Lân với văn hào Nga Tourgueniev; cho rằng nhà văn Nga này khó vượt được Kim Lân ..." (tr. 13).

Và; còn nhiều nhân vật nữa; chẳng hạn Trần bích San khen Hoàng dược Thảo, chủ nhiệm báo Sài gòn Nhỏ  -- khi viết lời giới thiệu tập truyện 'Tiểu thư, con gái nhà ai?' của Hoàng dược Thảo -- Trần bích San viết:
" Anton Tchekhov để lại cho nhân loại những truyện ngắn hoàn hảo; đến độ một ngự sử văn học danh tiếng phương tây cho là, không ai có thể thay đổi một chữ; dù chỉ một chữ thôi, tong các đoản thiên của ông. " (tr. 14)

Nhà văn Sơn Nam cũng đã có lần bốc nhà thơ Truy Phong lên tận mây xanh: bài thơ' Một thế kỷ mấy vần thơ' của Truy Phong đăng trên tuần báo Tiến thủ'; được Sơn Nam nhận xét, " một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ 20." (tr. 15)

 Nhà văn Xuân Vũ cũng đã có lần hết lời ca tụng một văn hữu, khi giới thiệu cuốn 'Các nẻo đường quê' của Xuân Tước (xuất bản năm 1944) + truyện ngắn 'Con rắn vú nàng',
" ...trước nhất; đây là một truyện ngắn kiết xuất, có thể xếp vào loại truyện hay nhất Việt nam.  Nếu có nhà xuất bản nào in một tập truyện ngắn chọn lọc Việt nam; thì, xin hãy đọc truyện này." (tr 15).

[Tiếp],  Đặng trần Huân quay sang báo chí, nhắc tới nhà văn [Đinh] Nhật Thịnh và nhà thơ Nguyên Phương -- đã so sánh (quá lố) tờ 'Saigon Post' ở nam California,với tờ 'Paris Match' ở Paris. 

Việc giới thiệu sách cũng được tác giả nhắc tới-- điển hình là nhà văn Hồ Trường An viết lời bạt cho tác phẩm một nhà văn nữ (mà ông ta chưa hề biết mặt); chỉ nhìn ảnh [thôi], cũng đủ để ca tụng nhan sắc + duyên dáng nhà văn nữ này.

Sau cùng, Đặng trần Huân bước sang lãnh vực ca nhạc -- nhắc lại bài viết Vũ xuân Hùng ca tụng ca sĩ Bích Chiêu; đưa nàng lên tận mây xanh, "  ... sang đến nhạc twist; Bích Chiêu đốt lửa, chuốc rượu vào lòng khách nghe; bằng lối trình diễn của loài trăn, loài cọp.  Nàng hát đâu ra đó.  Điệu nào cũng hay, cũng tuyệt. Thật là sống động hết sức!"

Quả đúng là những chuyện tản mạn về văn học; ít người đọc lại để ý tới những chi tiết nhỏ nhặt ấy.  Nhưng những chi tiết nhỏ nhặt ấy là yếu tố làm cho uy tín tác giả bị sứt mẻ phần nào; hoặc, tác phẩm mất đi tính trung thực của nó.



Về từ điển Việt nam, Đặng trần Huân viết 2 bài thuộc về lãnh vực này 'Câu chuyện từ điển Việt nam' (tr. 21) + 'Cuốn từ điển tái bản 8 lần' (tr. 59).  tại sao Đặng trần Huân lại chú ý quá nhiều đến từ điển?
 vi "  ... bất cứ nước nào đã tự hào  là có một nền văn hóa là phải có một cuốn từ điển chuẩn xác cho ngôn ngữ quốc gia mình; hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng, lai căng, vay mượn". (tr 21). ( ...) 
 nhưng những cuốn từ điển từ Hà nội tung ra ...  những chữ có ý nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường cũng được bắt gặp trong các cuốn từ điển [đã xuất bản]; chẳng hạn như: đường kính, lái xe, lô-gích, hồ hởi, sự cố ...

(...)  - tạm lược 8 dòng. (Bt)

 Tác giả Đặng trần Huân đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng; phân tích tỉ mỉ [nhiều] sai lầm của các soạn giả [ấy] ... 


(...) - tạm lược 2 dòng. (Bt)


Vấn đề cải cách tiếng việt được Đặng trần Huân đề cập một cách tỉ mỉ trong bài' Chuyện cải cách tiếng việt' (tr. 33), 
" Nếu chỉ vì ngại khó mà cứ đọc sao, viết vậy; thì, chữ nghĩa không còn là chữ nghĩa nữa.  Hai dấu hỏi + ngã có nghĩa khác nhau; dùng trong những trường hợp khác nhau [nên] (*)  không thể hóa thành 'một' được.  (tr. 40)
 hơn thế ,
 " ...học chữ  hay muốn nói cho đúng; thì cũng phải chịu khó; nên không thể ngại khó mà đơn giản hóa quá mức; đến thành thiếu sót, thiếu nghĩa.  Không thể viện cớ đơn giản để mà đưa đề nghị bắt chước người Mỹ; chỉ cần xưng hô bằng 2 tiếng  I, You cho tiện, để bỏ hết những từ '' ông, bà, cô, bác, chú, thìm, cậu [mợ], con' , cháu  v.v ... thân thương của việt ngữ". (tr 41)
---
*  chữ [nên] của Vĩnh Liêm thêm vào. (Bt)

Vấn đề này làm người đọc nhớ lại vào đầu thập niên 60, học giả Hoàng văn Chí đã đưa ra đề nghị cải cách tiếng việt; ông Chí đề nghị,
 'các danh từ kép thông dụng nên viết liền với nhau; một số chữ quen thuộc cũng không cần bỏ dấu'--  ông viết, " Nước nào cũng viết liền 'danh từ kép'; vì 2 chữ góp-lại chỉ có một nghĩa.  Người Anh, Pháp; viết ''Locomotive' là đầu tầu; họ không viết rời 'Loco Motive', hoặc 'Loco-motive.' Chúngta cứ viết rời chữ; một [] chúng ta bị ảnhhưởng, mà chữ Hán không có cách viết liền. Nên để-ý rằng bâygiờ; khi viết bằng mẫutự La tinh, người Tàu cũng viết danhtừ-kép , như Beijing, Shanghai, Deng Xiaoping.  Người Nhật cũng viết liền Tokyo, Nagasaki; không viết rời To Kyo (ĐôngKinh) ; Naga Saki (Trường Thành).
Chúng tôi viết Học giả với nghĩa  người có học.  Nếu viết rời 2 chữ họcgiả; có thể  hiểu là giả dối (không thực), chẳng khác vú giả, răng giả. Nếu danhtừ-kép nào cũng dùng gạch-nối; thì lại có quá nhiều gạch nối.  Chúngtôi tin rằng đọc tới trang này, các bạn đã thấy quen mắt.  Viết liền cũng là một bước tiếntới việc  miễn bỏ dấu những chữ quá quen thuộc, như Vietnam, Hanoi, Saigon v.v...
Tuy nhiên chúngtôi vẫn phải dùng gạch- nối (-)mỗi lần có thể đọc lầm như Tu-nghiệp; vì nếu viết liền Tunghiệp thì người đọc phải mất công nghĩ-ngợi một chút, xem là Tu-nghiệp hay là Tung-hiệp." ((Duy-Văn Sử-Quan/ Hoàng văn Chí)  -- tr. 16)

(...) - tạm lược 10 dòng. (Bt)

Đặng trần Huân kết thúc ,
" Để kết luận vấn đề ngôn ngữ, chúng tôi thiết nghĩ: tiếng việt nay đã sử dụng được trong bậc đại học; đã có những thuật ngữ diễn đạt được những vấn đề chuyên môn, khói khăn; mà không gặp trở ngại --  chúng ta có thể tự hào về ngôn ngữ hiện tại.  Công việc cần của chúng ta là bảo tồn ngôn ngữ ấy ,sao cho tiếp tục trong sáng; đừng chế ra những cải cách 'lai-căng' làm vẩn đục tiếng việt...(tr. 42)


Về văn học, Đặng trần Huân dành nhiều [trang viết] về' văn học Việtnam hải ngoại,
 " 'Văn học Việtnam hải ngoại: 1975- 1995' " Ngoài bìa  ghi '158 tác gia'; nhưng bên trong có tới 160 tên tác giả được giới thiệu, gồm các nhà văn, nhà thơ + 17 họa sĩ + 2 nhiếp ảnh gia + 1 điêu khắc gia.  Sở dĩ có sự khắc biệt giữa 158 và 160 -- vì có tác giả có tới 2 bài; trừ bài in ở đầu sách' 20 năm văn học Việtnam ở hải ngoại' của Nguyễn hưng Quốc .." 
 ( 16 trang) -- [ Nguyễn hưng Quốc có một bài thứ 2 trong sách , ký tên [thật] Nguyễn ngọc Tuấn' ( tr. 72 )
-  (câu trong ngoặc [...] của Vĩnh Liêm.)

 việc sắp xếp tên các tác giả trong bộ sách; cũng được Đặng trần Huân góp ý,
"...  ngành tạo hình trong văn học hải ngoại; 20 năm trời ;[mà] chỉ có 20 vị họa sĩ + nhiếp ảnh gia+ 1 điêu khắc gia; thì quá nghèo nản. Ta thấy vắng bóng nhiều hoạ sĩ tên tuổi: Tạ Tỵ, Trương thị Thịnh, Thái Tuấn, Võ Đình, Mai Chửng, Hiếu Đệ, v.v.." (tr.72) ...

chưa hết, việc bỏ sót các nhà văn tên tuổi [hiện] ở hài ngoại; Đặng trần Huấn viết,
" ... Các nhà văn có tên tuổi trong nước trước 1975; khi ra ngoại quốc vẫn sáng tác; đã được trích trong bộ sách còn thiếu rất nhiều.  Chỉ tạm kể một số thôi; trong số này có nhiều người rất dễ tiếp xúc: Bình Nguyên Lộc,  Duyên Anh, Vũ khắc Khoan, Thanh Nam, Minh Đức-Hoài Trinh, Duy Lam, Cao thế Dung, Đỗ tiến Đức, Trùng Dương, Lê thị Ý,... v.v..." (tr.76)

Bộ sách này còn nhiều chỗ được Đặng trần Huân nhắc tới ... -- trong bài 'Lạm bàn về một bộ sách văn học '  (tr. 223), ông viết,
" Năm 1986, Võ Phiến cho xuất bản 'Văn học miền Nam tổng quan' được độc giả đón nhận với hảo ý; rồi cuốn sách được nhật tu, tái bản 2 năm sau.  Đây là cuốn đầu trong bộ sách; mà Võ Phiến gọi là' 20 năm văn học miền Nam 1954- 1975' như ghi ở trang 5 -- cuốn tái bản, 1988  ." ( tr. 223)

(...) - tạm lược 13 dòng. (Bt)

Còn rất nhiều nhận xét rất lý thú, sâu sắc về nhiều lãnh vực+ khiá cạnh văn chương chữ nghĩa, xã hội v.v... chiếm hơn 1/2 cuốn sách -- vì [bài báo] có hạn, không thể dẫn chứng hết được. 

(...) - tạm lược khoảng 1 trang rưởi A4, nói về Hoàng văn Chí. (Bt)



                                                            ***

 'Chữ nghĩa bề bề' của nhà văn Đặng trần Huân là một tác phẩm phê bình [văn học] rất có giá trị trong lãnh vực văn hóa, văn học.  Bất cứ ở lãnh vực nào; ông đều phân tách tỉ mỉ và sâu sắc.  Điều gì biết thì ông nói là biết; điều gì viết sai thì nhận là sai ;[rồi ông] hiệu đính ngay.

 Tôi rất thích [sự] ngay thẳng của tác giả Đặng trần Huân. 

vì có như thế; người đi sau, một khi dẫn chứng lời nói của ông; thì cũng sẽ không sợ
 bị 'hố'. 

 VĨNH LIÊM
 ( T.Vấn ) Bạn hữu)