Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

buổi ra mắt sách VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975 ở Đường Sách TP.HCM chiều 31/10/ 2020 / bài viết: Diễm Mi -- nguồn: www.phunuonline.com.vn>

 

Nhà văn Lê Văn Nghĩa tiết lộ “chuyện bên lề” văn học Sài Gòn trước 1975

 31/10/2020 - 19:23

PNO - Hơn 140 câu chuyện bên lề thú vị liên quan đến sự nghiệp, cuộc đời của các nhà văn hoạt động trước năm 1975 được nhà văn Lê Văn Nghĩa tiết lộ.


Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề mở ra một không gian, đời sống văn học trước năm 1975 ít được bạn đọc biết đến bởi ở đó, nhà văn – nhà báo Lê Văn Nghĩa không đi sâu nghiên cứu phong cách văn học, giọng văn của từng tác giả mà góp nhặt những câu chuyện bên lề của họ để giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời, tác phẩm của các nhà văn.

Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề là 1 trong số 45 cuốn sách mới ra mắt trong Tuần lễ Sách hay lần thứ 14 do Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM
Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề là 1 trong số 45 cuốn sách mới ra mắt trong Tuần lễ Sách hay lần thứ 14 do Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM tổ chức.

Trong 141 câu chuyện được giới thiệu, gần như đều do tác giả Lê Văn Nghĩa đọc được từ các nguồn tư liệu sách báo xưa, hồi ký của các nhà văn. Một số ít còn lại, là chuyện bên lề do chính ông khai thác được từ nhân vật mà bản thân có sự gắn bó, thân thiết. Do đó, ở cuốn Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề, nhà văn Lê Văn Nghĩa chỉ nhận mình là "người hệ thống lại, không làm được gì to tát".

"Chỉ là cóp nhặt trong thời đại làm biếng, lười lẫm khi có máy tính với các nút chức năng cắt và dán. Tác giả chỉ có xíu công trạng là đọc, viết và chép lại, trích đoạn những hồi ký, tạp chí, sách vở", ông viết trong lời giới thiệu.


Nhiều câu chuyện bên lề thú vị được nhà văn Lê Văn Nghĩa giới thiệu trong tác phẩm.
Nhiều câu chuyện bên lề thú vị được nhà văn Lê Văn Nghĩa giới thiệu trong tác phẩm.

Trong Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề, ngay từ cách đặt tựa đề các tiểu mục, tác giả Lê Văn Nghĩa đã khéo kích thích sự tò mò từ độc giả. Ông liên tục đặt ra những câu hỏi như Nhà văn nào ký vào sách trực tiếp cho bạn đọc đầu tiên?, Mai Thảo đặt tay chỗ nào?, Nguyễn Đình Toàn – mật đắng hay mật ngọt?, Tại sao Nhã Ca – Tuý Hồng “em chả chơi” với văn nữa?... hay những mệnh đề khiến người đọc muốn tìm hiểu như Nơi tàng trữ thư tình, Tự tử trên chồng sách, “Thơ bị đau”, Nhà thơ đi hỏi vợ, 55 cái nhất của các nhà văn...

Nhà văn Lê Văn Nghĩa nhận mình chỉ “cóp nhặt” để làm nên Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề nhưng dù có “cóp nhặt”, công sức ông bỏ ra cũng không hề nhỏ so với số lượng câu chuyện được tổng hợp.

Văn học Việt Nam giai đoạn trước 1975 tồn tại một khoảng trống, hiện vẫn có một số công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn này nhưng nếu muốn đầy đủ, vẫn chưa thể có một tác phẩm đủ đồ sộ, tường tận mọi ngõ ngách.

Tác phẩm mới của nhà văn Lê Văn Nghĩa là một trong những đầu sách tiếp theo, góp thêm vào "khoảng trống khó lấp đầy" của dòng văn học Sài Gòn trước 1975. Dù chỉ gồm những câu chuyện hậu trường nhưng nếu xâu chuỗi, độc giả vẫn cảm nhận được một không gian văn học Sài Gòn đậm chất.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa ký tặng sách cho độc giả vào chiều 31/10 tại Đường Sách TPHCM.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa ký tặng sách cho độc giả vào chiều 31/10 tại Đường sách TPHCM.

“Nhà văn nào viết ra tác phẩm cũng muốn gửi gắm điều gì đó, còn với tôi, tôi chẳng rõ mình muốn gửi điều gì lớn lao cho Văn học Sài Gòn 1954 – 1975, những chuyện bên lề. Chắc có lẽ, tôi chỉ muốn dành sự tôn trọng cho nhóm tác giả trước năm 1975. Tác phẩm của họ có thể được khen ngợi, có thể không nhưng bạn phải biết rằng, hành trình mỗi tác giả viết ra tác phẩm không dễ dàng, luôn có nhiều câu chuyện đằng sau. Những tác giả, tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trước năm 1975 đã tạo nên hồn cốt của một Sài Gòn ngày xưa”, nhà văn Lê Văn Nghĩa chia sẻ.

Trong thời gian thực hiện tác phẩm, nhà văn Lê Văn Nghĩa gặp nhiều khó khăn khi tình hình sức khoẻ không tốt và quỹ thời gian không có nhiều. Thậm chí, sau khi gửi bản thảo cho Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, ông phải lập tức nhập viện điều trị bệnh.

Còn về hạn chế thời gian, nhà văn Lê Văn Nghĩa lý giải rằng trong lúc hoàn thành cuốn sách, đã có 5 nhà văn được ông nhắc đến trong sách qua đời vì bệnh tật, già yếu. Do đó, ông muốn nhanh chóng ra mắt tác phẩm để như một món quà, một lời tri ân gửi đến những nhà văn, nhà thơ đã đóng góp cho văn học trước năm 1975.


DIỄM  MI


nguồn: báo Phụ Nữ Tp. HCM


                                                              =============


                                                                       

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Những phát hiện thú vị về văn học Sài Gòn 1954- 1975/ bài viết: Lê Công Sơn -- nguồn báo Thqnh Niên On;line

 

Những phát hiện thú vị về văn học Sài Gòn 1954 - 1975

 0 THANH NIÊN
Lê Văn Nghĩa xuất thân là nhà văn trào phúng nhưng khi chuyển sang lĩnh vực khảo cứu, ông say mê tìm tòi các tư liệu quý và nhiều phát hiện của ông qua tác phẩm mới Văn học Sài Gòn 1954 - 1975 những chuyện bên lề (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành) góp phần làm sáng tỏ những câu chuyện thú vị ít người biết.
Bìa sách
 /// Ảnh: Q.Trân
Bìa sách
ẢNH: Q.TRÂN

Nhà văn ký vào sách đầu tiên cho độc giả

Vào những năm 1970, Sài Gòn có khu trung tâm thương mại Tam Đa (Crystal Palace) - sau này là tòa nhà ITC nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.1, TP.HCM) với quầy sách “hoành tráng” của cây bút Tuổi Ngọc Duyên Anh ở tầng 1, thường ghi bảng giới thiệu sách mới luôn được chính tác giả đứng đây ký trực tiếp vào mỗi sáng chủ nhật. Vì vậy sau này mọi người cứ nhầm tưởng Duyên Anh là nhà văn đầu tiên ở Sài Gòn ký vào sách cho độc giả. Nhưng thật ra không phải, vì theo tài liệu mà tác giả Lê Văn Nghĩa sưu tầm được thì chính nhà văn Bình Nguyên Lộc trước đó từng ký tên đầu tiên vào sách cho bạn đọc từ tháng 5.1960. Tác giả Lê Văn Nghĩa dẫn chứng bằng tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy số ra tháng 5.1960, có ghi nhận sự việc này như sau: “Để o bế cho tác phẩm của mình, nhà văn Bình Nguyên Lộc phải đích thân tiếp xúc với độc giả nào chiếu cố đến Ký thác. Do đó mà từ ngày 4 - 11.5, ai đi ngang qua nhà sách Việt Hương ở đường Lê Lợi (Sài Gòn) khoảng từ 3 giờ rưỡi đến 6 giờ chiều đều gặp Bình Nguyên Lộc đứng bán lẻ tập truyện Ký thác với câu đề tặng đúng tên người mua với chữ ký và triện son thứ thiệt của tác giả”.
Ngược với sự rộng rãi dành cho độc giả, nhà văn Bình Nguyên Lộc lại là người thường kiệm lời với bạn văn chương nên nhà văn này chưa từng viết bài cho đồng nghiệp nào cùng thời. Vậy mà ông lại ngoại lệ ưu ái nhà văn Thanh Nam trong bài có tựa Thanh Nam dưới mắt Bình Nguyên Lộc (đăng Nghệ thuật số 36 ngày 18.6.1966). Theo nhà nghiên cứu Lê Văn Nghĩa, thì ra cả hai nhà văn là… bạn nhậu với nhau quá thân thiết. “Qua bài viết mới biết Bình Nguyên Lộc cũng nhậu thầy chạy phà phà, ve sầu kêu ve ve cùng với Thanh Nam. Ông cũng khai thiệt: “Có một đêm quất xong 6 chai dăm ba và hai cái công xôm ma xông, Thanh Nam lại lôi tôi đi tuốt vào quán La Cigale ở tận trong Đakao để quất thêm mỗi đứa một cái Martini và một cái Cinzanno nữa”, tác giả Lê Văn Nghĩa phát hiện.
Những phát hiện thú vị về văn học Sài Gòn 1954 - 1975 - ảnh 1

Nhà văn Lê Văn Nghĩa
Ảnh: HỒ HUY SƠN

Hẻm văn nghệ sĩ ở Sài Gòn vào tiểu thuyết

Vào thập niên 1960, cư xá Chu Mạnh Trinh ở 215 Chi Lăng, Q.Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là đường Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận) từng được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Tác giả Lê Văn Nghĩa lý giải: “Sở dĩ cư xá này nổi tiếng vì nhiều cư dân là văn nghệ sĩ “khủng”. Gia đình nghệ sĩ Năm Châu có lẽ đến sớm nhất từ năm 1957, rồi sau đó những nhà văn, nhạc sĩ cũng dần dần kéo về đây: “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy, mẹ con ca sĩ Minh Trang - Quỳnh Giao, các nhạc sĩ: Hoàng Nguyên, Tuấn Khanh, Song Ngọc, Anh Tài (Tài ngò), nhà báo Hồng Tiêu - nhà văn Bà Tùng Long, nhà văn Vũ Mộng Long, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Chưa kể, Sài Gòn (thuộc địa phận Chợ Lớn khi đó) có xóm Lan Chi cũng nổi tiếng như cồn, vì có họa sĩ Tạ Tỵ mua nhà khu vực này, rồi nhiều nhân vật thành danh: Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư, Hồ Hữu Tường, nhà phê bình văn học Thượng Sỹ, nhạc sĩ Hoàng Trọng, Tô Kiều Ngân cũng an cư tại đây”.
Gần góc đường Điện Biên Phủ - Cách Mạng Tháng Tám (Q.3, TP.HCM) có con hẻm nhỏ phía trước gắn tấm bảng đúc bằng xi măng ghi chữ “Đình Phú Thạnh - 199 Lê Văn Duyệt”, gần khu chợ Đũi tập trung bà con lao động lầm lũi nhưng ít ai biết trước đây từng là “thủ phủ” văn nghệ của đất Sài Gòn. Theo nhà văn Lê Văn Nghĩa, nơi đây quy tụ nhiều anh tài của sân khấu cải lương miền Nam về mướn nhà và say mê... tập tuồng. “Chính trong con hẻm này, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ đã sinh sống khi từ Vĩnh Long lên. Trong tùy bút Mái nhà khu phố (tuần báo Khởi hành, tháng 5.1969) bà có kể con đường về nhà mình. Đặc biệt, Cho trận gió kinh thiên từ trang đầu đã thấy khung cảnh y chang con hẻm Đình Phú Thạnh với những thân phận người, nào Nguyệt, Đồng, bà Tư, con Loan, cô gái bán hoa. Còn Bình Nguyên Lộc tiết lộ từng được gặp Nhất Linh ở đây. Bởi vậy, bây giờ tôi đã hết thắc mắc khi thấy cặp vợ chồng ca sĩ Quang Bình - Trang Thanh Lan cư ngụ tại đây vào khoảng năm 1982 - 1983”, nhà văn Lê Văn Nghĩa kể trong sách. Rồi chuyện Du Tử Lê thấy bút danh Hoài Thi Yên Thy của tác giả Nguyễn Hoàng Hải có vẻ hơi... cải lương nên đặt lại là Nguyễn Tất Nhiên bỗng dưng nổi tiếng; hay chuyện vui là nhà thơ - nhà văn Từ Kế Tường vì mê nhân vật Từ Kế Trường trong truyện Liêu trai của Bồ Tùng Linh nên lấy làm bút danh, ai ngờ khi thơ đăng trên tờ Huyền “bị thằng xếp ty-po làm rớt mất chữ r” thành ra “đóng đinh” bút danh luôn tới giờ...
Sách Văn học Sài Gòn 1954 - 1975 những chuyện bên lề của nhà văn Lê Văn Nghĩa còn có nhiều “bật mí” hấp dẫn, gây tò mò cho độc giả, như: Những cặp vợ chồng nhà văn, Ba nhà văn thân quen của Dưỡng trí viện Biên Hòa, Hai nhà văn nữ là chị em ruột, Cơm không lành canh không ngọt giữa Duyên Anh và Lê Hoàng Hoa, Bùi Giáng điên vì đâu, Nhà văn ứng cử dân biểu… Nhà văn Lê Văn Nghĩa cũng sẽ tiết lộ những câu chuyện thú vị xung quanh nội dung sách trong buổi giao lưu vào chiều 31.10 tại Đường sách TP.HCM. Buổi giao lưu còn có sự tham gia của nhiều khách mời: nhà văn Thế Phong, nhà văn - nhà nghiên cứu Phan Kim Thịnh, Giáo sư Huỳnh Như Phương, nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh, các nhà thơ: Phạm Chu Sa, Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, Lê Thiếu Nhơn, Phan Hoàng...


User
Gửi bình luận

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

bài thơ thi sĩ luân hoán viết về nhà báo, nhà văn PHAN KIM THỊNH [ 1936- ] -- source: www.luanhoan.net>

 Phan Kim Thnh

Luân Hoán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

không gặp nhau thường xuyên

nhưng biết ông vui tánh

nụ cười tăng thêm duyên

trên khuôn mặt rất bãnh

 

ra đời tại  Nhân

phía đông  Nam tỉnh

trên hữu ngạn sông Hồng

giáp Thái Bình tỉnh lị

 

quê ông vốn rất giàu

văn hóa  lịch sử

nơi phát hiện trống đồng

tặng cho  Ngọc 

 

hãnh diện về quê mình

ông ghép làm bút hiệu

 Nhân Phan Thứ Lang

trên khá nhiều tác phẩm

 

ông viết về cuộc đời

nhiều nhân vật nổi tiếng

từng “vang bóng một thời

qua ông còn hiện diện

 

tôi tin chắc nhiều người

tìm đọc  thích thú

tôi không phải  lười

 chưa  đọc thử

 

văn hẳn cũng như người

cởi mở  linh hoạt

ấm áp những nụ cười

cuộc sống giàu âm nhạc

 

nhớ lại mới ngày nào

ông sáng lập Văn Học

tạp chí rất hồng hào

ôngchủ nhiệm bao bọc

 

sau Mai  Bách Khoa

  tôi tìm đến

nhờ ông giúp khai hoa

tập thơ đầu tập tễnh

 

Văn Học như ngôi nhà

đầy thân tình sức trẻ

tôi lụt lịt thiệt thà

sớm linh hoạt mau lẹ

 

cũng chính sân chơi này

tôi giàu lên bằng hữu

những ngọn bút thơm tay

ông chừ thành cố cựu

 

vẫn nhớ ông ra Hàn

thăm thành phố Đà Nẵng

 ghé tôi vội vàng

đêm đầy trăng mùa nắng

 

vẫn nhớ năm bảy lần

tôi ghé qua tòa soạn

ngó cái ghế cái bàn

nhìn ông cười thỏa mãn

 

vẫn nhớ một tối đầy

lời bịn rịn từ biệt

ông đãi món thịt cầy

bởi đời khổ hơn chó ?

 

 chỉ mới gần đây

thấy ông qua giọng nói

dáng không mập không gầy

nụ cười còn trẻ mãi

 

tôi tự nắm tay tôi

nghe từ ông hơi ấm

ông cõng cả Sài Gòn

cho tôi bùi ngùi ngắm

 

lững thững tháng ngày qua

cả hai trên bảy 

đời mỗi một chúng ta

đều  riêng buồn khó

 

tôi nhớ ông rất nhiều

ngồi vân  cây bút

vẽ ông chỉ bấy nhiêu

lòng trắng cùng tuyết xuống

 

chia buồn trưởng nữ ông

mong chị sớm bình phục

tôi tin ông vững tâm

vẫn tiếp tục cầm bút

 

Luân Hoán




 

Tiểu sử Phan Kim Thịnh

 

Tên thật Phan Kim Thịnh
Sinh năm Mậu Dần
Quê quán : Thọ mai –  Nhân –  Nam
Bút hiệu :  NhânPhan Thứ Lang
Từng  Thư  tòa soạn Nguyệt san Quê Hương (Sài Gòn 1960-1962)
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp chí Văn Học (Sài Gòn 1962-1975)


TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN


Một phù thủy làm quân  cho Ngô Đình Diệm , NXB Văn HọcSài Gòn 1970
Trần Lệ Xuân – giấc mộng chính trường, NXB Công an nhân dân, 1998
Bảo Đại – vị vua triều Nguyễn cuối cùng , NXB Công An nhân dân Nội 1999
Thiệu – Kỳmột thời hãnh tiếnmột thời suy vong , NXB Công An nhân dân, 2002
Sài gòn vang bóng , NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002
Giai thoại  sự thật về Bảo Đại – vua cuối cùng triều Nguyễn , NXB Đà Nẵng – 2002; NXB Văn Nghệ (tái bản  sửa chữa  bổ sung), Tp.HCM, 2006
Nguyễn Cao Kỳ - đứa con trở về đất mẹ, NXB CAND,  Nội 2006




lời bàn:


 Tay nhà báo văn nhân đóng đô ở Sài Gòn viết sách, tác phẩm bán chạy như" tôm tươi" , bản quyền  được  trả" hàng trăm triệu đồng/ cuốn" (lời tác giả). Con cái ở Mỹ có lời khen : " ... bố sống vương giả như một văn nhân  giàu sang, sách bán chạy, tiển vào như nước, lắc đầu từ chối" chi viện". 


THẰNG PHẢI GIÓ

Sài Gòn, Oct., 30/ 2020


                                                         ========