Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

hỡi linh hồn tôi / truyện thế phong - 5

hỡi linh hồn tôi - 5 - thế phong
saigon 2003
\
                                                              thếphong

                                                    hỡi linh hồn tôi


                                                                     truyện


Nhớ lại buổi sáng uống cà phê, Ẩn kể chuyện, trung tá Sơn,  chỉ huy trưởng liên đoàn Yểm cứ, báo cáo tư lệnh Sư đoàn 5 KQ: đã bắt được thủ phạm ăn cắp trang bị nội thất, giường sắt, nệm, bản sắt, ghế quay, ở những barrack của Mỹ,  bên hông sân trực thăng, là trung sĩ Tường, báo Lý tưởng,  ở nhà số 5, dãy 3989, khugia binh Phi long.  Chánh văn phòng, thiếu tá Chấn cưới ồ, bảo trung tá Sơn, tin này hoàn toàn phịa, vì, tướng Tiên đọc báo cáo xong, đã phê,  "... Dẹp, ông ấy trèo tường sang mở ' robinet' lấy nước mà thôi, còn đồ dùng thất thoát trong khu barrack Mỹ, thì, các ông lấy rồi, đổ tội cho nhà báo, sao ? Dẹp! " - lại còn hý hửng kể thêm chuyện mới vừa biết được , " Này, mày có biết 1ái xe không ?" -- " Lái xe gì mới được chứ ? " -- " Lái xe díp, chứ xe gì, mầy ?".-- " rất tiếc, tao cóc biết lái, ngọai trừ xe gắn máy ?"  --" biết hỏi vậy, là  tại sao không ? --"  Bởi, tướng tư lệnh KQ muốn can thiệp, đưa nữ đại úy, bạn cũ của mày ờ Quân đoàn  1 về BTL. làm tưởng phòng xã hội, thay đại úy Tâm ". 

Phải rồi, Đỗ nhớ cô  Tâm là bạn của Mỵ Nhân, từ ngày còn học nữ trợ tá ở 38 Tú Xương ấy.  Khi ấy, cô Tâm có một anh bồ ( nay là chồng) , chẳng có công ăn việc làm chắc chắn, nay đóng vai ông nội trợ cho nữ đại úy, coi sóc nhà cửa  ở nhà,  cô chủ đi làm.  Nữ đại úy Tâm ở cùng khu gia binh không quân, đôi khi, Đỗ gặp anh  chồng  cô Tâm, lái xe díp cho phu nhân dạo mát.  Mỗi lần Tâm gặp Đỗ, thì chỉ mỉm cười, hình như để nhớ lại một thời xa xưa  , Chẳng hạn như chuyện Tâm đã lập gia đình với người mình yêu, còn Mỵ Nhân, th ngược lại.  Nên, Tâm hay đùa cợt, khi gặp trung sĩ Tường (Đỗ) thùng thình trong bộ quân phục treilli 4 túi không sửa, lon lá đầy đủ., "... chúng em mời  anh sang nhà chơi vào thứ bẩy  này, Mỵ Nhân nó sắp từ Đà nẵng vào đó ".  Đỗ không hỏi lý do  nào, nữ đại úy tâm xin thuyên chuyển sang đơn vị khác, trưởng phòng xã hội có nhà quân đội cấp, công việc làm thoải mái trong  quân chủng nổi tiếng hào hoa, bay bướm.  Bỗng Ẩn vỗ vai, nói tiếp, " Mày có cảm thấy vui không ?- Ẩn hỏi và Đỗ điểm nụ cười hài hước,
 " -- Vui quá đi chứ ! ". Vì, khi nữ thiếu tá   Mỵ Nhân về đây, thì, hồn thơ và người thơ thường gặp nhau hang ngày.  Ẩn tiếp thêm  nụ cười hài hước, rồi, kể tiếp, với giọng nói oang oang, " ... --sáng nay Ổng ới tao đi ăn sáng , tư lệnh hỏi tao, có phải Mỵ Nhân là người được nhà văn chúng ta viết trong tự-sự-kể không ? " 

Đỗ không hiểu  là Ẩn có rành sáu câu về\ Mỵ Nhân , nhưng, Ẩn kể lại cho tư lệnh nghe, tuy hai là một đó.  Và, tư lệnh biểu, một khi  tân trưởng phòng về đây, sẽ đưa trung sĩ Tường về làm tài xế cho  thiếu tá Mỵ Nhân, thì ,anh chàng nhà văn Đỗ sẽ bớt ngang bướng, hơn chăng ? Khi Đỗ nghe xong, hiểu ngay:  Sếp lớn Không quân đã nhiều lần bình phẩm về tay lính kiểng  giữ đúng tác phong quân phong, quân kỷ, nhưng ngang tàng.    Thì, Sếp lớn của tay văn sĩ lính kiểng kia cũng vậy, tư lệnh KQ cũng chẳng giống một ông tướng  nào khác. Rất nhiều văn nghệ tính, ngay cả Đổ, đôi khi cũng bị hẫng, trước việc  ử sự hàng ngày của Ổng.

Có một lần, trung tá Ẩn xuống nơi làm việc của Đỗ rất sớm,  chuyển lệnh tướng gọi Đỗ lên văn phòng tư lệnh.  Quân cảnh gác trước phòng tướng tư lệnh chẳng hỏi han, khi anh vào phòng - họ biết Đỗ đến , là tướng cho gọi.  chỉ vào báo trước mà không sợ bị la rầy.  Buổi ấy, tư lệnh mời Đỗ sang câu lạc bộ Mây 4 phương trồi  ăn sáng .  Câu lạc bộ nằm trong khuôn viên Không đoàn 33, trước đây Lưu kim Cương, tư lệnh không đoàn , mới tử trận, qua chiến dịch Mậu thân đợt 2,  tháng 5/ 1968 ở nghĩa trang  Pháp.  Lúc tử trận, Lưu kim Cương mang cấp bậc trung  tá, khi chôn cất tại nghĩa trang Mạc đĩnh Chi vinh thăng chuẩn tướng. Vậy là ông tướng KQ này được thằng vượt cấp, lúc mang cấp bậc trung tá thì đã có  lệnh thăng cấp đại tá, chưa được mang lon đại tá thì tử trận, nên được  truy thắng chuẩn tướng.  Buổi tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, rất đông văn nghệ sĩ, từng giao du yêu mến luyến tiếc, như nhạc sĩ sáng  tác ca khúc Anh nằm xuống, tác giả Trịnh công Sơn  chẳng hạn.  Buổi sinh thời,  Trịnh công Sơn giao du thân mật với Lưu kim Cương, , được Cương yêu mến, giúp đỡ.  Có  một lần, tư lệnh không đoàn 33 Lưu kim Cương đề nghị với tư lệnh KQ đưa Trịnh công Sơn vào làm lính KQ, giống nhiều ca , nhạc sĩ khác, Duy Quang, Anh Khoa,  Nguyễn trung Cang, Trí khùng .., thì, chưa chắc Sơn làm được hoàn hảo. Và, sau khi Cương tử trận, Trịnh công Sơn sáng tác ca khúc Anh năm xuống dành riêng tặng bạn, một ca khúc rất cảm động

Buổi ấy, có một  chàng lính-nhà-văn đùa cợt, kể với bạn bè về thuở hàn vi của cậu học sinh  Lưu kim Cương.  Khi là học sinh ở Hà nội trước 1954, chàng phi công tài hoa bây giờ đã  từng có thời gian làm lơ xe chạy đường Hà nội- Hải phòng. Một buổi, lái xe chính đậu xe chở hàng ở Bần yên nhân săn ,nghỉ ăn trưa,  sau , lái tiếp về Hải phòng.  Lái xe châm điếu thuốc lá phì phèo bập bùng trên môi, chợp mắt thiu thiu ngủ không hay -  cậu lơ xe Cương chỉ cờ cơ hội này, lẻn lên buồng lái cầm vô-lăng luyện tay nghề. Chẳng may, xe  bốc chồm lên, đụng phải một người đi đường.  Rồi ,bước vào vòng tử tội, diện bích trong 4 bức tường lao lý, cậu ét lái  nhờ dịp này chạy được một chứng chì  trung học đệ  nhất cấp, đủ lệ bộ nộp vào hồ sơ tuyển phi công Việt nam sang học lái tai Marrakeck của quân đội Viễn chinh Pháp. Tốt  nghiệp, trở về nước, mang lon trung sĩ phi công,   đặc cách thăng chuẩn úy,  thời thủ tướng Diệm mới lên cầm quyền , dần dần leo lên chức chỉ huy trường Liên đoàn Thần phong, bên cạnh bạn thân, Khoa đen , trưởng phòng hành quân, đem máy bay Skyraider AD5  ra Vĩnh linh giội bom.  Cánh diều danh vọng của Cương  ngày càng  lên cao.  , Cương bay bổng  rất nghề.

 Có  một lần ,  tình cờ gặp  một lính đồng hóa văn nghệ gia nhập không quân, Cương hỏi ngay , có lần nào anh bạn  văn nghệ này được nghe tới tên phi công tài danh 'number one'  Cương chưa nhỉ ?  Nhà văn lính mới đồng háo này là bạn học Khoa đen, và, Khoa đen được chứng kiến  bạn cũ ,thưa lại với Cương,
"- ...Thưa tư lệnh không đoàn, tôi cũng là dân học sinh Hà nội, thật mà nói, quen với ngài thì chưa, nghe đồn về danh ngài từ thuở xa xưa, thì có một chút ít.  - Tư lệnh không đoàn chừng mắt nhìn, hỏi tiếp, " - Rồi sao nữa, hỡi nhà văn trung sĩ không quân, xin được cho nghe tiếp. ". Đỗ thủng thỉnh đáp, " -.. chẳng hạn, ngài lái máy bay giỏi trên không trung, cũng như xưa kia, lái xe ô tô trên đường số 5 Hà nội- Hải phòng và ngược lại. Ngài ét- lái ô- tô thuộc ' virages'  như nắm trong lòng bản tay, kể cả ổ gà, ổ trâu, cả khúc gập ghềnh lồi, lõm, ngài lơ xe đều sử dụng  bánh lái tuyệt chiêu, như một hiệp sĩ  thượng thừa.  Về sau này, ngài  nổi tiếng là tay ' lady- killer', hoặc,  làm chủ sở hụi trả ' cachet' hậu hĩnh đối với văn nghệ sĩ đàn ca được mời . Ngài mời ca sĩ thượng tầng như Thái Thanh, Lệ Thu.. vào câu lạc bộ 'Mây phương trời ', đàn ca, thù lao được gửi lại trong bao thư, chỉ một bài hát thôi, còn nhiều hơn lương lính không quân không  phi hành, không chỉ số : 1 vợ + 4 con, như tôi đây chẳng hạn .  Ngài rất say đắm âm nhạc, dùng cà một phi cơ  ' Cargo 123'  bay sang Tokyo, chỉ để mua ván ép  chở về Tân sơn nhất, để ,đóng trần nhà câu lạc bộ, cho âm thanh vang dội'  ép-phê' hơn.  Ngài rất kỷ luật trong việc kiểm soát lệnh cấm trại, cấm quân , bất kể lính hay sĩ quan, ai mắc quân phong, quân kỷ, ngài xử công bằng ..."

Khoa đen  cười vang như nắc nẻ, khích, "... -vậy đâu là bằng cớ cơ chứ,  nhà văn trung sĩ ?". Nhà văn trung sĩ tiếp tục, "...-như  lính tráng kể cho nhau nghe, mỗi lần cấm trại, ngài cùng' bộ sậu tham mưu'  ra  án ngữ trước cổng Phi long để kiểm soát quân nhân xuất trại. Đến ,  cả đại tá Lành, tham mưu trưởng bô tư lệnh KQ , khi lái chiếc Lambrettis' trâu già' cà -tịch cà -tàng từ bộ tư lệnh ra, gần tới cổng Phi long, nhìn thấy ngài đang xua đuổi quân nhân vô lại trại, đại tá đành thui thủi ra về lại bộ tư lệnh.   Một lát sau, đại tá Lành lái xe díp ra, mà lòng vẫn đánh lô -tô,  " thằng Cương đuổi vào thì mất mặt , mà không thể làm thế đối vơi tham mưu trưởng bộ tư lệnh KQ, chắc là ra lọt thôi."  Người kể lại câu chuyện  này, chính là trung tá Tiệp, người có bộ râu quai nón, ở thời  Đệ nhất Cộng hòa từng đặc trách  an ninh KQ.   Cũng có lần ngài đánh xe díp ra  đường Lê Lợi, Tư do.. chặn bất cứ quân nhân nào ở ngoài phố, và, hình như ngài đã buộc một phi công cấp tá ở Biên hào lên ngồi sau xe Dodge 4 + chiếc  xe gắn máy Suzuki 12 về Tân sơn nhất,  vì  thiếu giấy  xuất trại..."

Khoa đen tiếp tục khích, cười vang, lấy làm thích thú,  quay sang tư lệnh Cương, như giới thiệu, "..-- thằng này là bạn thân của tôi và cả anh ruột tôi, khi tôi  ở Hà nội đang theo học ở trường Albert Sarraut.  Chinh ông trung sĩ này, xưa kia đi xe ' đạp' demi-course' , hiệu Follis,  nhìn thấy đoạn đường nào đào ngang  để chôn ống nước, lại không thèm giắt qua, , mà lấy trớn từ xa, nhẩy phốc cùng xe qua một cách ngon lành. . Tôi bảo nó, khi ấy, " rồi ra trên đường đời,. liệu màycòn giữ được chất gan lì ấy ...?".

Tư lệnh không đoàn 33, Lưu kim Cương cười vang, theo tiếng cười Khoa đen,rồi  quay sang phía nhà văn trung sĩ, "-...thế ra, ông biết về tôi cũng đáng nể lắm !".  Cương  hỏi nhà văn trung sĩ, có biết nhà báo Phan Nghị- nhưng quan trọng hơn -  là có đọc cuốn sách viết về Lưu kim Cương, khi làm tư lệnh  KQ ở vương quốc Cần thơ không ? Nhà báo Phan Nghị đề cao , ngoài tài năng phi công Thần phong Lưu kim Cương, ông ta còn là một người yêu văn nghệ đầy mình.   Và, chỉ có thể so sánh  phi công Thần phong Lưu kim Cương với  tướng quân khu Tư Nguyễn Sơn  hồi nào mà thôi . Nhà văn trung sĩ cưới, tiếp lời, "...--  thì nhà báo kia  đã được đền đáp bằng những cuốn sách mà ngài đặt mua, ấy là, chưa kể đến hậu đãi đền bủ bằng một khối  tiền tài, như một Mạnh thường quân coi đồng tiền không lớn hơn Trung hoa lục địa ..."

Bổng, tư lệnh   không quân 3 sao  quay sang bảo trung sĩ Tường, " -... Chúng ta đi ăn sáng chứ ông !".   

Đỗ bận  bộ quân phục treillis 4 túi, lon lá đàng hoàng, cái mũ calot xanh giắt ở lưng quần, đi theo sau tướng 3 sao xuống tam cấp bộ tư lệnh. Chiếc xe díp tư lệnh KQ  mang số ... 13 (số cuối cùng) , bên cạnh có cái xẻng, phía hàng ghế dàn hàng ngang là đại tá phi công Chung,  mặc áo phi hành, nay là chim cánh cụt xuống đất , làm tham mưu phó chiến tranh chính trị , sếp trực tiếp của Đỗ.   Đỗ giơ tay chào kính theo đúng quân phong, quân kỷ, đại tá giơ tay chào lại.   Cả 3 đi lại phía xe díp . Tư lệnh KQ ngồi ghế lái, chỉ tay sang ghế bên trái, " Ông ngồi đây đi".

Trước cảnh. khó xử này, sếp  trực tiếp của anh ngồi ở băng hàng ngang phía sau, với tư thế ngồi quay lưng lại, đây là cách bố trí băng ghế đặc biệt, dành cho cận vệ, quân cảnh, ngồi cầm súng băng dài hộ tống tư lệnh, mỗi khi xe díp di chuyển, để canh chừng từ phía sau.   Trung sĩ Tường thưa với tư lệnh, "...- -Thưa  tư lệnh , lẽ đời như là quan trên trông xuống, người ta trông vào, tôi xin tư  lệnh cho phép tôi được ngồi ở băng  ngang phía sau..".  Tướng 3 sao cười vang, đến nỗi đôi ria mép rung lên, + giọng nói ồm ồm,  
"--... Ông cứ ngồi đấy đi...".

Và, chiếc xe díp  bon bon chạy về hướng câu lạc bộ Mây 4 bốn phương trời, câu lạc bộ có trần đóng bằng ván ép ngoại ,do  tư lệnh không đoàn Cương chở từ bên Nhật về buổi nào,  Đỗ còn như nhớ rõ, khi tướng 3 sao ra lệnh vậy, đại tá Chung nói nhỏ đủ cho trung sĩ Tường nghe, "...-  ông cứ ngồi ghế trên như tư lệnh chỉ thị.".

 Chừng 5 phút sau đến câu lạc bộ, không ai nói với ai thêm lời nào, Đỗ nghi tới chuyện, nếu trung sĩ Tường không biết lái xe díp cho sếp mới,  trưởng phòng xã hội, nếu, nữ thiếu tá  Mỵ Nhân được chuyển về bộ tư lệnh KQ. thật  Còn giờ  này đây, người lái xe díp, tướng 3 sao  chở 1 trung sĩ 1 ngồi bên trái, và một đại tá  không quân ngồi băng sau xe díp, nhìn đường chạy lui.

                                                                                                         ( còn tiếp )

   thế phong

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

có gió chuông sẽ reo / tập truyện ngắn nữ thi sĩ ý nhi / đinh bạch dân giới thiệu

có gió chuông sẽ reo - ý nhi
nxb trẻ, tp, hcm,  2014


                                          có gió chuông sẽ reo - ý nhi :
                                  anh có thể tìm thấy tôi chăng?
                                                đinh bạch dân giới thiệu 

Lời dẫn.

Thường ra,  chúng tôi cùng nhau Breafast at Tân Định ở đường Đinh công Tráng -  nay - chuyển sang Phở H. trên đường Hai bà Trưng.  Quán lắp máy điều hòa, cửa kính trong,  trông thông suốt ra đường.  Chín nạm gầu gân sách, tô phở to, đầy , ăn mải miết chỉ còn lại lưng tô nước. Thế là mừng rồi, Thượng đế  giữ gìn tôi  ở tuổi 82 sống lâu , để hầu việc Chúa . Nhưng,tôi chưa làm được việc gì như lời ngài phán " ăn bánh, uống chén nhớ rao giảng lời hằng sống của Ta" ( không  dám chắc đúng nguyên văn  kinh thánh) . Tôi gửi thiệp mời  Lê Duyên, Lữ quốc Văn nhiều lần dự truyền giảng của chi hội Tin lành Thị  nghè, vào  ngay thứ 5 cuối tháng, thì, Lê Duyên vắng, Văn đi , nhưng đi không lại về không. Bữa  breafast at Tân Định sáng nay, tác giả thết, ấy là Ý Nhi , với ' Có gió chuông sẽ reo' - Đinh Cường, Kim Duẩn minh họa, lời bạt, nhà văn Hồ anh Thái , sách dày 410 trang, khổ 13 x 20cm.   

Vợ tôi quay sang  Lê Duyên, " cô vừa nói 'đẹp trai ngời ngời " ( có người khen vẻ đẹp gái của Lê Duyên ), vậy mà ,mời đi nghe truyền giảng nhiều lần, lại vắng mặt " --" Em bận  3, 4, 5, chủ nhật đi đón cháu nội " -- " ... mẹ cháu Quang nói, mẹ cháu từ chối khéo đấy, tối thứ 5  mẹ đi đón con mà, đâu phải là bà nội " --" Hương , dâu của em nói  sai rồi,  chinh em đi đón đấy chứ! "

Làm chứng đạo cho bạn bè, trí thức, văn nghệ sĩ quả là khó khăn , gian nan như đường đi Ba Thục !?

Hồi vọ chồng tôi còn thợ phượng ở hội thánh Báp tít Ân điển, tôi làm chứng cho 2 văn nghệ sĩ tin Chúa, chỉ một kịch sĩ  Hoàng Thư ( 1921- 2000 )  đứng vững tới lúc qua đời,  xác hỏa táng, hồn về  nước thiên đàng ; còn chàng việt kiều Mỹ , đạo diễn,  nhà báo Lê Văn - Vũ bắc Tiến ( 1915- 2003) bỏ ngang, nửa đường đày đọa,  chẳng sai tí nào lời Chúa phán, kiếm ta để kiếm miếng ăn là điều khốn nạn nhất ! 

 Ý Nhi ,"  anh đưa  bó sách này giùm em cho  HKP nhé.  Vợ chồng TTY. ở Mỹ mới  về chơi, đi Hà nội rồi. Kỳ này, có sách biếu bạn bè, vì, 19 triệu 500 ngàn tiền bản quyền in 2000 cuốn, gía bìa  95.000 Vnđ/ cuốn ,  em mua  hơn 200 cuốn sách, chất đầy nhà, tặng bạn bè và để ngắm ... ".  

quả là, sách in đẹp tuyệt !   Có mã vạch đàng  hoàng - ' biểu ghi biên mục trước xuất bản do thư viện tp HCM  thực hiện '-  in nơi trang 2, tôi không  dể lĩnh hội  lý do, mục đích, quyền hạn  - và, tôi đoán chừng - giống như sách in ở Huê Kỳ,  công dân hay tác giả đăng ký tại thư viện Quốc hội Mỹ , đóng 20 USD, sẽ được cấp số đăng ký, bản quyền có giá trị 75 năm .Tôi mở trong đầu Hồi ký ngoài văn chương ra,  ghi :  ISBN 1 - 886535- 07-8  Copyright by Đồng văn

 Ở cánh gà sau bìa sau tập truyện ngắn Ý Nhi , Đinh Cường vẽ Ý Nhi, ló đôi mắt to ra, mũi dọc dừa, miệng nhỏ xinh xinh, hai  bàn tay đen ôm khuôn mặt- tôi ngắm  nhân vật thực ngoài đời vào sáng nay - - mắt tác giả  không to , mũi không dọc dừa, chỉ có cái miệng nhỏ xinh xinh thì từa tựa, hơi giông  giống. 

Lời bình thư 1, của Việt Phương,  ( cựu thư ký riêng của  nguyên Thủ tướng Phạm văn Đồng, mới xuất bản một thi tập) viết,  " Tôi nhận thấy rằng trong truyện ngắn, cũng như trong thơ, NHI nghĩ bằng cảm, không phải cảm trong nghĩ. Ngôn từ và diễn ngôn rất tự nhiên, như không trau chuốt gì mà tạo ra một khí hâu thơ ... ở chỗ không viết ra chứ không phải ở chỗ đã viết ra ..." - bình thơ , lối viết rất ỡm ờ,  lửng lơ con cá vàng , tôi  chẳng hiểu gì , bèn nhớ tới thơ hũ nút Nguyễn xuân Sanh/ Xuân thu nhã tập - cần thêm  chàng Đinh gia Trinh đi bên, bình thơ đến sùi bọt mép !!! 

  Một lời bình khác của Mai Sơn ( 1 tác giả  + dịch giả )  ," chắc hẳn tác giả là một người lịch duyệt, một người có cái nhìn tinh tế luôn sẵn sàng mang đến cho ta không phải những  nhận xét mà là những khám phá  có tính minh triết ...".

 một già, một trẻ ấy , cả  2, đều được tác giả nhìn bằng con mắt"hậu đãi văn chưong ? ".

Cánh gà 1, in chân dung ảnh của Trần nhã Thụy ( nhà văn + nhà báo trẻ) , và một tiểu sử chính tác giả viết, mới nhất,    " Ý NHI sinh tại Hội an, Quảng nam, học phổ thông tại Hải phòng. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Hà nội  1968.  Từng làm việc ở viện Nghiên cứu văn học, Nxb Văn nghệ giải phóng, Nxb Tác phẩm mới ( nay , Nxb Hội Nhà Văn) . Từ 1987 chuyển vào làm việc tại chi nhánh phía Nam của Nxb Hội Nhà Văn. Hiện sống củng gia đình tại tp. HCM  + 11 tác phẩm đã xuất bản +  2 giải thường ( giải khuyến khích cuộc thi thơ do tuần báo Văn nghệ tổ chức, 1969 - Giải thưởng Thơ của Hội Nhà Văn Việt nam , 1985.)

 Cách đề tặng, ở bây giờ, dường như có khác trước- thường ra là đề tặng tên người được tặng + gia đình - nay đổi  khác" Bản dành tặng nhà văn X..  / 4/ 2014 - ký tên."

 9 giờ kém 15 sáng nay, Lê Duyên  vội vã  đi đón cháu nội , bữa nay thi môn văn, tan sớm- ( quay sang chúng tôi, nàng phán ," trông anh chị như vợ chồng son '. "  Quả là vậy, sau 48 năm vợ chồng tôi lại sống như ngày đầu lập gia đình, vào năm 1966.  Đứa lớn nhất  48 , hiện cùng vợ + 2 con ở Houston - thứ nam  một vợ+ 2 con , mới ly dị vợ ngày 22/ 1/2013,  cưới vợ lần 2 , kiểu tiền dâm hậu thú, trong Chúa gọi là tà dâm - trưởng nữ 2 con , có chồng như độc thân - thứ nữ + chồng 2 con gái , sống hòa thuận trong đấng Christ - út nam  lấy vợ lần 3 -  Đỗ thúy Quỳnh, con gái  với người vợ lần  2 , đến thăm ba, phán một câu xanh rờn, " ba nợ con 20 triệu rồi ! " ( gần 2 năm  ,chàng kỹ sư điện thất nghiệp, chưa trả tiền nuôi con hàng tháng 1, 2 triệu Vnđ ).  

Bữa ăn sáng chấm dứt , không thể kéo dài như xưa - Ý Nhi bèn gọi ơi ới Lê Duyên, " mày có thể  chở tao sang đường Thạch thị Thanh, được không ?". 

 Còn cặp" vợ chồng  son", chồng 82, vợ 77  ra về,  trước đó, ghé qua Đinh công Tráng, chuyển bó sách Ý  Nhi nhờ.

Riêng tôi, một độc giả ,vốn thích thơ Ý Nhi ,  gọi nàng là thi sĩ có ' thơ cho người lớn 
đọc ' - và hôm nay - lần đầu tiên được làm quen với tập truyện ngắn của cô Nương .
( theo lối gọi của cố thi sĩ Bùi Giáng ) 

ĐINH BẠCH DÂN
SAIGON,  APRIL, 22, 2014 

-------

                        LỜI ĐẦU SÁCH CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ REO
            ANH CÓ THỂ TÌM THẤY TÔI CHĂNG
            

Bấn loạn, anh nhìn tờ giấy trắng trước mặt.

Đinh ninh mình đã viết xong bài thơ - một bài thơ từng muốn viết, một bài thơ tự nó tuôn chảy như dòng thác nước trên núi cao chưa ai đặt chân tới, tự nó xanh thắm tựa cánh rừng tháng Ba, tự no ngân lên tiếng chuông của buổi sớm mai còn sương đang đọng trên những cánh hoa lạ tiên bên vệ đường. Tự nó, tự nó ...bài thơ của anh hiện lên trên trang giấy như khuôn mặt anh từng ao ước, với ánh nhìn, nụ cười, làn da, ấm áp, hài hào dịu dàng.  Tự nó, tự nó, bài thơ của anh toàn bích với những từ ngữ đặt đúng chỗ, những khoảng lặng im kỳ bí, những nhịp đập trùng khớp với nhịp thở của anh, nhịp đập trái tim anh ...

Vậy mà, giờ đây trước mắt anh chỉ là trang giấy trắng phau không dấu vết.

Bất lực. Anh ghi lên trang giấy tất cả những từ ngữ anh từng biết.  Têu thương thù ghét nhớ mong cách biệt và đi trở lại nồng nàn hờ hững níu kéo buông thả lụi tàn trắng đỏ xanh vang tím nâu đen cờ bạc cá độ điền kinh thuyền buồm tàu hỏa máy bay xe đạp to nhỏ gần xa cao thấp siêu thực, trừu tượng vị lai hiện đại cổ xưa lãng mạn tân tiến lạc hậu chiến tranh hòa bình tàn khốc bình an thung lũng cao nguyên sa mạc đồng bằng gió tuyết mưa nắng, 1 2 3 4 7 9 21 36 101... Anh hy vọng, một từ nào đó sẽ bật lên như chiếc chia khóa mở cánh cửa đến bài thơ đã mất. Anh chớ đợi một tia chớp bất thần khi những từ va chạm vào nhau để tìm chút ánh sáng.Nhưng vô vọng. Đã bị xóa. Bài thơ đã hoàn toan bị xóa. Con sông vừa nhìn thấy đã tan trong mắt biển rộng lớn, vệt nắng vừa ấm áp trên da thịt đã nguội lạnh, ngọn đèn lung linh trong khóm lá xanh đã vụt tắt mùa vàng đã bạc trắng xác khô, ngôi nhà có ô cửa lớn mở về phương nam nơi cây mận nở hoa xuân chỉ còn trơ lại nền đất gồ ghề sỏi đá, giọng nói thân thuộc đã tắt, khuôn mặt anh chờ đợi đã mờ khuất, rượu đã thành nước lã ... Những con chữ nằm sững lặng như những con cá chết dạt vào bờ biển kia sau cơn bão. Rồi chữ cũng tan đi. Từng chữ từng chữ biến mất vào đâu đó trong khoang trống trước mặt .

Đúng vào lúc anh quyết định đứng dậy anh bỗng nghe thấy một giọng nói xa lạ trong một ngôn ngữ anh chưa từng biết. Anh nhìn quanh cố đoán định nơi phát ra giọng nói nhưng trong căn phòng nhỏ vuông vức, không một góc khuất này, làm sao có thể có thể có ai đó mà ta không nhìn thấy. Và giọng nói đó vẫn không ngừng vang lên, lặp đi lặp lại chỉ những từ quen thuộc, ngắn ngủi. Và anh, không hiểu vì cớ gì vẫn chưa đắm chìm trong thứ âm thanh kỳ lạ đó cho đến khi chứng trở nên quen thuộc. Thoạt tiên, anh nhận ra sự thách đố, vẻ giễu cợt trong ngữ điệu của giọng nói ấy. Rồi đến một lúc nào đó anh hiểu ra ý nghĩa của lời nói vốn dùng chung cho tất cả các ngôn ngữ trên trái đất này, cho mọi nhà thơ. Anh có thể tìm thấy tôi chăng ?  Các nhà thơ, bất luận đang ở đâu, đang nói thứ tiếng nào cũng đều phải nhận ra câu hỏi đó bởi chính là câu hỏi của Bài thơ toàn bích .



Tôi chọn bài thơ nhỏ này để làm lời nói đầu cho tập truyện ngắn của mình  ...

Ý NHI

 (Sđd - tr.5-7)

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

văn sĩ gabriel gracial marquez & thi sĩ bùi giáng: ai tài, ai khổ, ai giàu, ai lẫy lừng hơn ai ? - bài viết : t.vấn (usa)

TVan & Ban huu  ( usa)
tựa của T.Vấn:
Ông (Mạrc ) quez , ông  Bùi [Giáng]


                  văn sĩ gabriel garcia & thi sĩ bùi giáng :
            ai tài, ai khổ, ai giàu, ai lẫy lừng hơn ai ?
                                bài viết : T.Vấn

- ...không một số phận văn chương nào của thế kỷ vừa qua, từ vị thế bên lề , vừa thâu tóm những vấn đề điển hình của văn học và xã hội Việt nam hơn số phận Bùi Giáng..., và, khó tìm được một tên tuổi nào thanh thoát hơn, để, là một biểu tượng chung cho văn học Việt nam đương đại ..."    PHẠM THỊ HOÀI

- " bùi giáng thơ anh chẳng bán  giùi / Búi Giàng, bàn Giúi mải rong chơi  /... Yêu con mọi nhỏ trong rừng rú / Bóp vú Liên xô giữa thành đô /  Mẫu thân, kỳ nữ, ni cô đó / Kim Cương, Trí Hải, Mông- Rô ơi ! ... Thơ anh cười ghẹo, chọc quê / thơ anh lái líu, ê hề hôn mê / Anh về lội suối vàng khe / ... Anh nằm đây có ưu phiền ? Có nghe giọt nước đỡ phiền cõi âm"  
  HOÀNG HƯỚNG TRANG 

- " tối qua tôi đã đọc quyển sách của ngài[G.G.Marquez] một mạch từ đầu đến cuối  "  BILL CLINTON 

- muốn phỏng vấn văn sĩ được giải Nobel văn chương ư?, nộp ngay 50 ngàn đô- la  rồi, ông  ta cho phỏng vấn, tiếp chuyện trong vòng 30 phút .    


Gabriel Garcia Marquez [M] bây giờ đã là môt triệu phú. Ông ta sở hữu 7 biệt thự nguy nga tráng lệ, ở 5 quốc gia khác nhau.  Từ hơn 10 năm trở lại đây, muốn phỏng vấn ông, các tạp chí,  các tờ báo phải  sẵn sàng chi trả 50 ngàn [mỹ kim], hoặc, hơn, cho 30 phút nói chuyện. Các bài viết của ông cũng vậy.  Báo chí thế giới săn đón để được đăng tải [bài vở], với những khoản nhuận bút [khủng].  Giàu có.  Nhưng chưa hết ,M. còn là một nhân vật nổi tiếng mà các giới chức muốn làm quen.  M. là một người phe cánh tả, có mối quan hệ mật thiết với Fidel Castro. Và, mối quan hệ này đã từng  là đề tài gây bàn cãi về Marquez.

Nhà văn Khuất Đẩu , tác giả một bài viết 'Yêu ở tuổi 90'  , nói về tác phẩm 'Hồi ức một cô gái điếm buồn của tôi'/ G.G.Marquez, tỏ ý tiếc cho M., khi biết M.  viết  được cuốn tiểu thuyết về mối quan hệ này - dù trước kia- ông Khuất Đẩu rất mê văn chương  M. 

 Cũng có khuôn mặt  từng là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo thế giới vui sướng được M. trao cho bản thảo ' News of a kidnapping' ( Tin tức về một vụ bắt cóc ) , viết cho nhà 
văn , " Tối qua, tôi đã đọc cuốn sách của Ngài một mạch từ đầu đến cuối "
.[BILL CLINTON] 

Và, vào tháng 1 năm 1998, khi đức giáo hoàng Pope John Paul II đến thăm Cuba,  thì Fidel Castro đã nài nỉ bằng được để Ngài cho phép Marquez được ngồi cạnh Castro, trong cuộc diện kiến lịch sử của một lãnh đạo tinh thần Thiên chúa giáo toàn cầu, dành cho một nước cộng sản.   

Còn đối với dân chúng ở những quốc gia châu Mỹ la tinh, việc được gọi danh thủ Edison Arantes do Nascimento,  được mọi người yêu mến gọi là Pele - thi- Gabriel Garcia Marquez được yêu mến gọi biệt danh Gabo. Làm nhà văn mả được như thế, đáng để àm nhà văn lắm chứ.

Trên trang chính TVan & Bạn hữu, bên cạnh Marquez, chúng ta thấy bài [viết về] Bùi Giáng [Bùi]. Cũng là những bậc thiên tài như nhau, sinh cùng thời, người dân thuộc về một quốc gia, không mấy nổi bật , để được gọi  là 'cường quốc văn chương' như nhau --Columbia so sánh với Việt nam, cũng chẳng gì hơn nhau, thậm chí còn thua về khoản
 ' lạm phát anh hùng'

Cà 2: M. và Bùi đều là ngôi sao bắc đẩu của xứ sở mình. Ông Bùi còn  có phần nhỉnh hơn, vỉ tài năng đa dạng.  Nếu ô M.  là cha đẻ  trường phái hiện thực kỷ ảo, lãng đãng khói sương, thì ông Bùi còn có phần hơn về kỳ ảo hiện thực.  Xin hãy đọc lại thơ ông Bùi Giáng trong chuyên mục Bùi Giáng của Ngộ Không, nhất  là 3 bài viết ông Bùi về [tu sĩ] làm thơ Tuệ Sĩ.  Ông  Bùi còn dịch sách, từ tiếng pháp, tàu,  anh, đức,  cả tiểu luận triết học... Nếu đem so sánh, văn nghiệp ông M. đồ sộ đấy, nhưng đâu có đa dạng như văn nghiệp ông  Bùi ? 

Tác giả Đỗ xuân Tê viết về ông Bùi, ' Bùi  Giáng, ông già ngủ chợ' , rồi, nữ văn sĩ Phạm thị Hoài ( hiện ở Đức quốc) , từng chủ biên  mạng Talawas lừng danh một thời, từng đề xướng có 1 giải văn học mang tên Bùi Giáng - theo Phạm thị Hoài, " càng đọc  Bùi Giáng, tôi thấy bất chấp mọi kì tích, ... trên mọi hạng mục và ngoài mọi luật lệ.   Chẳng hề là giải pháp, là phép mầu, ông chỉ sống đến cùng cùng những mảnh đời mà chúng ta không dám sống, chỉ thâu tất cả những mâu thuẫn, bất hạnh, bất lực, mặc cả khát khao và thành tựu của không ai khác, ngoài chính chúng ta vào một tụ điểm, những thứ không giới hạn ở một miền Nam trước 75, chúng còn nguyên bây giờ, 5 năm sau ngày ông mất.  Không một số phận văn chương nào của thế kỷ vừa qua, từ vị thế bên lề mà thâu tóm những vần đề điển hình của văn học và xã hội Việt nam hơn số phận Bùi Giáng ... và, khó tìm được một tên tuổi nào thanh thoát hơn, để, làm một biểu tượng chung cho văn học Việt nam đương đai ..."

Danh giá đến thế, sao ông Bùi đem  so với ông M.  , xem ra thật ngậm ngùi ! Một người thì tiếng tăm lẫy lừng trẹn toàn cầu, có 7 căn biệt thự sang trọng ở 5 quốc gia khác nhau. Còn người kia , tuy tiếng tăm chưa vượt biên giới xứ sở, phải ngủ bờ, ngủ bụi, còn là kẻ độc thân, và, không làm sở hữu chủ bất cứ thứ gì là vật chất ở trên đời , ngoài những nối tình si dại. .. Ông Bùi từng ký thác, " Kim Cương nương tử có khả năng làm rơi nước mắt bao người, Hà Thanh cô nương, tiếng hát tiêu biểu một thời xứ thần kinh, mẫu thân Phùng Khánh ( ni cô Trí Hải) dịch giả tài hoa của bao tác  phẩm, từng là sách gối đầu giường của nhiều nước ..." 

So sánh thì so sánh vậy, nhưng  thực ra, tôi  không có chút hứng khởi để đi tìm nguyên nhân khác biệt nêu trên, giữa 2 ông  nhà văn : một Columbia, một Việt nam. Nói ra sự so sánh, có thể đã cho là khập khiễng. Chẳng qua nhiều câu chuyện về ông M., vì sự giàu có và danh vọng, mà, làm tủi phận người đồng hương bạc phận của tôi - rồi hồi tưởng đến số phận của những nhà văn 'viết chui'  khác ở trong nước, chỉ còn nhìn thấy đứa con tinh thần, bằng hình thức này , hay hình thức khác, miễn là đến được với độc giả là đủ vui rồi - dù chưa bao giờ và không bao giờ nhận được một đồng nhuận bút. 
(...)
 Năm ngoái. cũng  vào tháng 9, tháng của những thành tựu người Hispanic ( ở Mỹ, chĩ những người Mỷ gốc Tây ban nha, hoặc người có gốc gác quốc gia khác, nói tiếng Tây ban nha - BT] trên đất Hoa Kỳ.  Xin được chép ra đây đôi điều nói về ông Marquez, tôi đã có nhận xét, "  .. là nhà văn chấp nhận sự cô đơn ,'  cuốn tiểu thuyết' Một trăm năm cô đơn' đã đem lại  cho ông M. đủ mọi thứ , mà ai cũng mơ ước được có : tiền tài, danh vọng, tình yêu ( ô M. có thú nhận có nhiều cô gái mê ông và vợ ông , bà Mercedes Barcha.) Bây giờ, sau' 100 năm cô đơn'  ấy, liêu ông M. có còn phải ' chống nhận cô đơn hay không ? '  -- khi chung quanh ông, bao nhiêu là lạc thú trần gian vây phủ ? Nếu đem mệnh đề 
' là nhà văn tức chống lại cô đơn'  mà nói về ông  Bùi, nhà thơ tội nghiệp nước ta, thì, chắc chắn là ' make sense' hơn , so với ông M.   Càng ' make sense' hơn nữa, khi dùng mệnh đề ấy, để, nói về nhà văn 'chui' trong nước hiện nay'. 

t.vấn
15 THÁNG 4 , 2014.

-----
 vài dòng tiểu sử về gabriel garcia marquez.   

Sinh ngày 6 tháng 3 năm 1927 tại Dracataca, Columbia.  Năm 1958 cưới vợ, cô Mercedes Barcha , sanh được 2 trai: Rodrigo và Gonzala. Từ 1999, được các bác sĩ chuẩn đoán, ung thư bạch huyết cầu, v tới 2012 ,ông  bị mất trí nhớ hoàn toàn, gần như lú lẫn. Nhân giải Nobel văn chương 1982. Nhiều tiểu thuyết thuyết được chuyển thể phim ảnh.

phụ lục- BT : 

TRƯỚC MỘ BÙI GIÁNG/ thơ Hoàng Hương Trang 

Búi Giáng thơ anh chẳng Bán Giùi
Búi Giàng, Bàn Giúi mãi rong chơi
Ta bà tám cõi ngày vui múa
Chiều vơi trở lại mái hiên chùa
Nốc đế, vểnh râu cười cõi tạm
Ôm thơ, ngạo nghễ chốn xa mờ 
Yêu em mọi nhỏ (*) trong rừng rú 
Bóp vú Liên Xô giữa thành đô (**)
Mẫu thân, Kỳ nữ, Ni cô
Kim Cương, Trí hải Mông-Rô [Marilyn Moro- BT] ơi !
Gẫm thân anh sướng nhất đời
Vốn dăm ba vạn, thu lời nhiều ghê !
Thơ anh cười ghẹo, chọc quê
Thơ anh lái líu, ê hề hôn mê
Anh về lội suối vàng khe
Bàn chân với nước có đè lên nhau (*)
Ngàn thu rớt hột (*), còn đâu ? 
Lá hoa cồn (*) vân đượm mầu an nhiên 
Anh nằm đây, có ưu phần
Có nghe giọt nước (*) ... đỡ ghiền cõi âm
Biết rằng rồi sẽ biệt tăm
Nhưng đêm nay chỗ anh nằm rất đông
Anh nghe không ? Anh biết không ?
Nào thơ, nào rượu, vang âm mộ phần
Anh còn sướng hơn cõi trần
Bạn anh còn mải gieo vần kiếm cơm
Khói hương nghi ngút chập chờn
Mừng anh đi, với cõi hồn điên thơ
Cái còn là cái đã cho
Anh cho nhân thế một kho thi tài
Anh đã vui suốt cuộc đời
Coi như quả đất nụ cười tròn vo
Cái đau, cái khổ, đói no 
Anh đều đã trải, hư vô mịt mờ
Dạ thưa xứ Huê bây chừ
 Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương (*)
Dạ thưa xứ Quảng vẩn buồn
Thiếu anh, thiếu một nguồn hương diệu kỳ
Thôi anh ở lại, tôi  ...

HOÀNG HƯƠNG TRANG
SAIGON 1999

------
CHÚ THÍCH CỦA HHTRANG .

(*)     những câu thơ hay tựa đề những tập thơ của Bùi Giáng.
         Bùi Giáng từng viết trong sách: mong sau khi chết, các người đẹp mà ông ca tụng
         sẽ đến ... nhỏ lên mộ những giọt nước thải trong người, ông sẽ coi đó la những
         hạt kim cương lóng lánh, mà, các nàng dâng tặng.

(**)   sau 1975, Bùi Giáng ta bà khắp Sài Gòn, tình cờ giữa đường Đồng khởi ( Tự do )
         gặp  một cặp vợ chồng  Liên Xô đi dạo, ông phóng tay bóp vú bà vợ. Bà này la oai oái, 
         gọi công an . Bùi Giáng quay lại tỉnh queo, giải thích bằng tiếng nga với bà ta, " Tô
         không có ý tà dâm, chỉ muốn coi thử cái vú sữa Liên Xô có đủ sức muôi nổi dân VN không ?"
         ( sau 1975, BG tự học nga văn ).

              (  trích theo THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG -
                 Văn Uyển xuất bản , San Jose 2000 - tr. 49-59)










  

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

ÔNG (MẠR) QUEZ ÔNG BÙI (GIÁNG) - bài viết

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

người đàn bà nữ sĩ dalat / truyện ngắn: thế phong - 2

thủy và t6  - 2 -   thế phong
saigon 2007.


                                    NGƯỜI ĐÀN BÀ NỮ SĨ DALAT
                     truyện ngắn: thế phong

                                                                              TẶNG TRẦN HUY BÍCH


Thành phố cao nguyên, một sáng chủ nhật.  Loại du khách như tôi, bao giờ cũng dậy muộn, đêm qua  mải miết trong  quán cà-phê , hoặc, phòng trà, sau đó lội bộ trong gió lạnh quanh hồ Xuân Hương tán phét bên người đẹp .  Ra đến phố, nhìn đồng hồ, đã quá giờ hẹn với một tên bạn  hành nghề giáo sư tư thục.  Tuy  trẻ hơn tôi ăm tuổi, nhưng , bề ngoài lại  ra vẻ  già nua, dáng đi đứng, ăn nói  khệnh khạng .

Anh ta là người của giờ giấc, đúng hẹn, và, mỗi khi phải sai hẹn với ai, anh lấy làm khổ tâm không ít. Tôi hối hả, vội vã, lòng  hơi có lo lắng. Hẳn  anh chàng này đang trách mình, rồi, nhìn đồng hồ tay, lại cho rằng nghệ sĩ  thường lề mề, chậm chạp !  Từ lâu, tôi có ý định đánh lảng thành kiến với bạn bè, về cái gọi là nghệ sĩ tính bất cần đời đó.  Phần lợi chẳng là bao , và, hại không phải  nhỏ.  Khi gặp, câu đầu tiên là xin lỗi , và , nhìn thấy bạn tôi mặc quần áo xong  , tay cầm chiếc tăm xỉa răng, đi lại  phía gương soi, chải mái tóc có nếp đường ngôi thẳng tắp.

Hình như anh chưa lấy làm hài lòng 'vẻ đẹp xấu trai ' thì phải.  Có thể, anh có mặc cảm xấu trai, dáng dấp  hơi hơi  giống triết gia-văn sĩ Giăng-Pôn-Xạc, mắt lé kim. Tôi vẫn thường đùa cợt anh một cách tế nhĩ, khi nghe thấy bạn hữu khen một cô gái đẹp nào đó, thì chêm câu " phụ nữ không đẹp thì uổng,  đàn ông đâu cần đẹp trai, chỉ cần tiền nhiều, tàidư , sức khỏe là đủ ". Dường như anh đoán được ý nghĩ, tôi đang cười thầm anh hay làm dáng, thì lên tiếng bào chữa, đại để giống bài giảng dạy học sinh ,  " ... quan niêm thường tình, làm đàn bà không cần đẹp, uổng , đàn ông cần có tài, có tiền... đúng vầy không ?  Riêng tao, rất không hài lòng về vóc dáng, nên soi vóc dáng mình trong gường , hoài hoài, vẫn chưa dám tự tin ... !".

Tôi gật đầu ngẫm nghĩ về anh chàng giáo sư này, rất ít xưng hô tao, mày, trừ khi chỉ có 2  chúng tôi, khi cảm thấy thân thiết.  Tội cũng rất ưa xử thế lối ấy, tránh được suồng sã, đôi khi đi quá trớn.   Huy bảo tôi, bây giờ thì đi uống cà-phê thôi, nhưng, tuyệt đối cấm ăn sáng .  Chắc đây là cách phạt tôi đến muộn,  thôi thì đành phải đồng ý vậy .  Trên đường đến quán cà-phê, chợt, anh dừng lại, hỏi một câu rất đột nhiên . Rằng tôi có biết tiếng nữ sĩ Vi Hằng ?  Gật đầu, thì Huy hứa,  sẽ đưa tôi đến chơi, sau khi ở quán cà-phê ra.  Và, còn có lời đe dọa, đại để, người ta có chồng con đấy nhé. Thì ra, Huy cho tôi thuộc vào loại người chuyên đi phá hạnh phúc gia cang người khác, không bằng ?  Bảo anh thế, tôi có giọng đuà cợt  " thì phải trả mạng này cho nhau chứ gì ". Huy phê, " tôi biết tính anh quá mà !". 

Vẫn chưa yên tâm, anh lại còn căn dặn thêm, " nữ sĩ chỉ biết tiếng tôi qua tác phẩm, chứ đừng làm cho người ta thất vọng, về tin đồn đời sống tôi bê bối, là đúng nhé ".  gật đầu, trả lời, " ... cuộc đời, sự nghiệp nữ sĩ nhà anh , ai còn  lạ gì ? . Vì, nàng ta đã có một thời là người tình lý tưởng của thi sĩ Quách Thoại. Và, tôi còn biết, bài thơ ' Trăng buồn của thiếu phụ  đổi ngôi ' , do chính nữ sĩ sáng tác, từ động cơ thúc đẩy của Thoại. " Nghe xong, Huy lắc đầu, không phải anh phục tài tôi biết khá nhiều về đời tư văn nhân, thi sĩ 
- mà - anh cho tôi nói dóc để 'ra cái điều' với anh.

Tôi không đính chính, hoặc cố ý biện bạch, bắt anh tin. Và, bấm bụng, sẽ làm cho anh ngạc nhiên, từ một đến hai, và nhiều nhiều nữa. 

Chỉ một lát sau,  chúng tôi ra khỏi quán, rồi, đi thẳng tới nhà vợ chồng nữ sĩ .

                                                         ***

Chiếc tắc-xi đưa chúng tôi qua ven hồ Đà lạt, sau, tiến thẳng  hướng về Sài Gòn. Tài xế tắc-xi hỏi  đi đâu ? , Huy vội vã trả lời, " ... nhà ông Phạm L..., nguyên phó tỉnh 
trưởng . "   Huy nghĩ thầm,  các bác tài ở Đà lạt này, có ai lại không biết biệt thự Ngọc Nga ?   Riêng bác tài này lắc đầu, trả lời cách ngang ngược, trái ý khách , " tôi không cần biết, chỉ đường đi...". Hài lòng về câu trả lời  ngang bướng không kém, tuy không nói ra. Còn Huy,  nhún nhường giải thích,  chủ biệt thự Ngọc Nga là người danh tiếng, từ khi ông ta giữ chức phó tỉnh trưởng hành chánh, ai ai cũng khen ông là người tốt.

Bác tài trả lời , biết sơ sơ thì có,  riêng  bác, thì lại chẳng cần biết ông ta tốt hay xấu.  Và, Huy đành phải chỉ đường cho bác tài.  Quay sang tôi, Huy kể về lai lịch gia đình này.  Như để chobiết thêm : một tiểu sử danh tiếng của một gia đình danh tiếng, tại sao bác tài này không biết ?  Bà cụ ngoại,  người thay mặt ông  thân sinh ra chồng của nữ sĩ Vi Hằng, người coi sóc tư thất của con rể.   Đại để, là bạn thân với gia đình nhà văn sĩ lãnh tụ Tự lực văn đoàn -   bà ta là người đàn bà từng có quá trình tranh đấu cho xã hội, nhân quần,  một trong những người khai thác đầu tiên mỏ than  Nông sơn bây giờ.   Từ khi về ở đây, đất rộng,  bà cho xây đền thờ Phật tại gia,  lập tức,  bị chính quyền Diệm ra lệnh  cấm .  Đó là vào thời kỳ Phật giáo đang bị nhà cầm quyền làm lôi thôi.   Có một đức Cha,  anh ruột tổng thống Diệm, ra lệnh cho địa phương phải phá điện thờ Phật, với lý do, gần kề nhà thờ Công giáo sắp xây .  Bà lên án, nguyền rủa họ dùng thế lực đàn áp tôn giáo khác phái.

Nay, thì chế độ Diệm đã lật nhào, bà cũng chẳng còn ý định  xây điện thờ Phật. cũng chẳng oán trách chế độ, một khi họ không còn  nữa. Huy dẫn giải thêm, vì vậy bà ta rất ghét  ai làm chính trị,  và, bà ta chỉ quý trọng người làm văn nghệ, vì, họ khổ nhiều, sung sướng ít, cứ trông cái gương Nhất Linh- Nguyễn tường Tam, thì rõ. Bà kể, vợ  anh Tam lam lũ, tần tảo buôn bán nuôi lũ con, để chồng tự do đeo đuổi lý tưởng, nguyện vọng ấp ủ.   Và,  Huy không chỉ khen ngợi trực tiếp người giữ tư thất này đẹp ở tâm hồn, mà cả tư tưởng lẫn thường nhật của bà.  Anh bảo tôi, sau này tôi sẻ thấy được trải nghiệm, qua lời nói của  Huy.  Tôi gật đầu, nhưng dè dặt,  kinh nghiệm sống không cho phép dễ tin, một khi chưa được trực tiếp tiếp xúc, cần  có sự trải nghiệm trước đã.

Đường đi xuống đèo, biệt thự nằm nghiêng trên sườn đồi thông. Kế bên, một khách sạn  La Savoienne nổi tiếng  Đà lạt, chi phí  1500 đồng/ ngày  / 3 bữa, theo  chế độ hoàng tử, vương tôn.   Tôi nhớ lại, bởi, con đường này đưa lên khách sạn đó.   Đưa chúng tôi tới nơi, tắc-xi trở lại Đà lạt, chúng tôi bấm chuông biệt thự Ngọc Nga. Nhìn bác tài cầm 30 đồng trên tay, vẫn  không  hài lòng, thầm nghĩ, tôi đoán không phải vấn đề tiền bạc, mà có thể vì sự thất thố cua bạn tôi khi nãy chăng ?

                                                     ***

Một bà già tóc trắng, ăn vận theo lối đẹp tiền chiến, ra tiếp chúng tôi. Anh Huy giới thiệu tôi là văn sĩ, bà cụ  niềm nở tiếp .   Câu chuyện đầu tiên, bà cụ  kể, rất nhiều người Mỹ đến đây đòi thuê nguyên căn, khước từ ngay,  sau khi mời nước, vẫn bỏ công đưa họ đi xem nhà, vườn tược.  Có một anh thông ngôn người việt rất hãnh diện,  hỏi thuê nhà, mà như  hạch hỏi, " Sao bà cụ có nhà rộng thế lại không cho thuê, chủ nhà là ai, có thể tiếp xúc thẳng với chủ, được không ? " .  Bà cụ nổi giận, nói như đập vào mặt, " Chủ là tôi và tôi không cho thuê, thế đấy .  Bây giờ tôi bận việc rồi, xin lỗi các ông ...". - tôi vừa nghe chuyện bà ta kể,  mắt vẫn phóng tầm nhìn ra vườn tược rộng thênh thang.  Sườn đồi thoa thoải, hoa đào mơn mởn nở, và năm nay,  đào nở rộ tới 2 lần, giáng sinh và  tết ta.  Âu cũng là điều lạ, vì tứ trước tới nay, hiếm xảy ra   Đẹp nhất, đồi thông đầy là khô trải, xác lá chơn nhoài, lá thông khô muốt dễ làm trượt chân khách .  Xin phép bà cụ, tôi đi ra vườn, ngắm hoa, tiện thể, óc hồi tưởng nhớ hình ảnh dĩ vãng chôn vùi có dịp trỗi dậy.   Như là, bữa nay tôi lang tháng nơi này, và, trước kia là ai, sau, tới kẻ nào ?   Ấy cứ hay nghĩ vẩn vơ, như lần nào đi bên cạnh  người yêu, nàng thề thốt 2 người có nhau mãi, không ai được xa nhau, thì đùng một cái, kẻ xa tôi, lại chính là nàng.  Phải, chính là nàng đã phụ tôi trước. , lúc này đây,  tôi đâu có trách nàn được  !  

Căn biệt thự này đã lâu đời lắm, lối xây cất từa tựa  trang trại chủ người Ý ở thế kỷ 19.  Trước ông chủ Phạm L... này, tôi đoán thế, không chỉ giàu có, họ còn là nhà nghệ sĩ có  nhiều cảm quan  sành sỏi nghệ thuật.  Gian nhà tầng trệt rộng, cuối phòng, một cầu thang bắc lên lầu.  Ở tầng trệt, nhìn xuống đường, có thể kiểm soát được cả một khúc quanh co, kể cả ngày mù sương rét đậm, khách nhàn du khoác áo lạnh, đi xuống chân đồi, nhìn ảo ảnh chập chờn diễn ra nơi khúc quanh co kia, quả thật tuyệt diệu !   Với người chủ này, tôi nghĩ thế, họ có một cuộc sống thật dài cống hiến cho luật hành chính, thế mà, họ còn  thời giờ nhàn hạ  thụ hưởng  !   Nước Tàu thời xưa, có những bậc phong lưu quân tử, làm quan,  vẫn giàu cảm quan nghệ sĩ, chứ thời này làm gì có cảnh từ quan về sống ẩn tích, mai danh nơi vắng vẻ, quạnh hiu ?

 Thì, bỗng nghe tiếng Huy gọi, tôi trở lên, và chắc giờ này nữ sĩ Vi Hằng về tới.   Nhớ lại, bà cụ là người miền bắc rặt, sao  Vi Hằng lại là người Huế ? , Thì ra, cháu ngoại cụ đã bị,
" gặp cô gái Huế bỏ đi chẳng đành" tóm mất hồn vía rồi !  Đưa tầm mắt ngước lên, xa hơn chút nữa, chiếc xe hơi Peugeot mui trần , 2 chỗ, đã đậu ở parking.  Với cặp vợ chồng son, chiều chiều 2 người  bên nhau ,  lướt  trên  khúc quanh hồ  Xuân Hương mất hút , hướng về hồ Than Thở, hoặc, dìu nhau lên đồi Cù, , quả là thơ mộng !!!  Nhưng, một khi thêm vài  đứa nhỏ, chạy đùa, nghịch ngợm, vây quanh bố mẹ, thì, cảnh thơ mộng kia không còn nữa, và càng bực rọc trước cảnh chật chội của chiếc xe mui trần . 

Huy giới thiệu tôi với vợ chồng họ.  Người đàn ông , ó vóc dáng trí thức làm dáng, nhìn kỹ hơn, trên khuôn mặt có đôi chút thông minh le lói, hay chỉ là,  một khuôn dáng bên ngoài ,  một tay trí thức hợm đời !    Chàng ta bắt tay tôi ,  bặt thiệp,   nghiêng đầu ở độ vừa phải, dáng một công tử bột, cha mẹ giàu cho ăn học, ăn nhiều, học ít, lêu lổng chơi bời, lớn lênt biết cách sửa sang ,. tạo được một diện mạo trí thức đánh bóng.

Người vợ mảnh khảnh , bốn con rồi, vẫn chịu khó giữ sắc, nếu không có đàn con bên cạnh mẹ, ai đoán chắc chỉ cho nàng là gái một con, trông mòn mắt.  Khuôn mặt khá xinh, ẩn hiện nhiều đam mê ngầm, bặt thiệp xã giao ,và, có nước da bánh mật .  Ôi thôi ! da bánh mật của thứ đàn bà đa tình, cộng thêm mác nữ sĩ, tác giả nhiều bài thơ trữ tình, chứa chan yêu đương,  lối sống hiện sinh.   Và có một đấng phu quân trí thức,  ít nghệ sĩ tính, thì quả cô vợ thật khó sống,  chồng đường đường là một giám đốc, hiệu trưởng trường.

Tôi  hình dung ra ngay, nếu chàng phu quân nữ sĩ có là chủ trường đi nữa, một giáo sư không hề lên lớp dạy, một chủ báo chăng nữa, chàng phu quân của nữ sĩ không nặn nổi đôi dòng, thôi thì , chỉ bỏ tiền làm giám đốc chính trị tờ báo , nếu chàng thích làm chính trị, còn làm giám đốc trị sự, nếu chàng ham  làm giàu , v.v. và v.v....  Thực tế giờ này,  tôi đang bị luống cuống, khi xiết tay người chồng + lời khen tặng, " nghe tiếng anh từ lâu,  bữa nay hân hạnh diện kiến ".  Nghe rồi, tôi rất muốn nịnh chàng ta một câu tương tự, tiếc thay anh ta không  là chủ báo, " cũng nghe danh anh từ lâu, và có đọc nhiều bài viết  đăng báo ...".

Không thể có câu nào đối đáp, tôi đành chịu nhận lời khen miễn cưỡng , quả là có đi mà không có lại rồi.  Quay sang phái vợ , nàng nghiêng đầu như con chim gi đá, của lần đầu đứng bên con đực ,  ngoài tổ ân ái mới xây xong.  Nàng nói với tôi, câu khen tặng nồng nàn hơn chồng, tuy ,cũng được biết từ lâu, nay mới gặp mặt - nữ sĩ nói ra không ngô nghê, sáo mép như anh chồng. Với người chồng, chỉ cái tên thôi, chắc  mới chỉ nghe lần đầu đây thôi, sao lại khen nhau là biết tiếng từ lâu ? Còn với người vợ, tôi nói ngay, có đọc nhiều thơ  - như bài Mộng tưởng và cuộc đời, chẳng hạn.  Nàng ngạc nhiên , hỏi dồn dập, có đăng nhiều thơ đâu mà tôi đọc được, hơn nữa, bài ấy là một bản thảo chưa
 đăng ?  Ngó sang Huy, bạn đang lo cho tôi , có thể đang bị hố với nữ sĩ, vì, thấy khuôn mặt anh phản ánh lo lắng. Mà thực ra, tôi đang lâm vào thế bí ,như Huy đoán thật, song, đến câu đáp liều lĩnh, được đọc qua thi sĩ Thọai cho mượn bản thảo.  nàng hạ giọng," à ra vậy ", như đã biết  rồi -  có vẻ như nàng muốn  đánh tan nghi kỵ của chồng  bao lạu nay .  Tôi cố ý vậy, bởi nhớ lại, có lần Thoại cho biết,  Trăng buồn của thiếu phụ đổi ngôi, đúng là một bài thơ nói về sự thất tình lớn lao  giữa cặp tình nhân là con cô, cậu ruột. Nghe tới đây, Vi Hằng hơi thất sắc, gượng trả lời, "  Vâng, chỉ có anh Thoại là có thơ bản thảo của tôi.  Anh và anh thoại tôi là bạn với nhau, tôi có biết, thực ra giữa tôi và anh Thoại. ngoài cương vị  là anh họ, chúng tôi còn là bạn thân, chúng tôi  thân thiết với nhau qua tình bạn nhiều hơn ".  Người chồng im lặng nghe, có sự ghen ngầm ,về chuyện ấy, tôi đoán được từ khi sắp nói ra.  Lại còn có ý định  đem câu chuyện tình của  thi sĩ Edgar Poe  làm thí dụ,  kể chuyện chàng ta yệu cô em họ ra sao, hẳn rằng sẽ làm khổ Vi hằng và anh chồng không ít .  Cũng phải nói rằng, khi ấy, tôi cố ý trả thù ,đối với những tện vô loại, chúng dùng tiền của để cướp tình nhân nghệ sĩ , chúng đâu có cần biết yêu đương là gì, thích là đem tiền ra mua, vậy thì, đây là dịp tỏ bầy quan điểm của tôi thích hợp nhất.

Chẳng  hạn, tôi kể rằng, " ...em ơ đồng tiền tuy bẩn thỉu thật, mà không có tiền sẽ vô cùng khổ, lại gặp nhiều trở ngại đấy, em !  Em cứ yêu chàng thi sĩ kia,  được lắm- nhưng - có thể  mài cái tài cán của chàng để nuôi 2 đứa, được không ?  Tốt hơn hết,  cứ cho là anh không xứng đáng như thi nhân, nghệ sĩ; hay đúng hơn, không được may mắn em ban cho tình yêu đích thực, nhưng, em cần biết là anh có dư tiền của ,để bảo đảm cho đời sống chúng ta thật dư dả. Em vẫn cứ yêu chàng thi sĩ ấy, không ai cấm, nhưng có một  điều sắp nói ra đây,  anh xin cầu hôn em, thì em phải vui vẻ gật đầu đi chứ !. Và, em biết đấy, anh hoàn toàn tôn trọng  mối tình trầm lặng ấy.  Em không thấy sao, người nghệ sĩ yêu muôn vẻ đẹp, nay yêu vẻ đẹp người nữ này, mai có thể yêu vẻ đẹp người nữ khác, có bao giờ chàng ta yêu độc nhất một ai đâu ?  Tình yêu người nghệ sĩ là tình yêu vạn vật, của cả muôn màu, muôn vẻ mỹ miều.  Và, chính  em cũng là một thi nhân, chắc  không thể quên chàng thi sĩ Minh hương Hồ Dzếnh, từng bày bỏ tâm trạng người nghệ
 sĩ " Tình chỉ đẹp khi còn dang dở / Đời hết vui khi vẹn câu thề. "  Vậy thì, em cho phép anh  cùng chung sông một chuỗi ngày dài lâu, khi em hết mang bóng hình chàng nghệ sĩ, hay trái lại, cũng vậy ..."  

Tôi không hiểu người chồng có thể nói được lời tán tỉnh giống vậy không, nhưng chắc chắn chàng phải có một tài riêng biệt nào,  để chiếm đoạt thân xác người đàn bà nữ sĩ làm vật sở hữu.  Vi Hằng không hề giấu diếm ,  "... với anh Thoại,  ngoài mối tình ấy, chúng tôi còn sống bằng tình bằng hữu nhiều hơn...". Đã ngoài 10 năm dài đằng đẵng, nhiều đau đớn ngầm hành hại nàng rồi!   Nhìn sang Huy, tôi thấy anh bắt chuyện với bà cụ, như lảng tránh tham dự câu chuyện giữa tay ba chúng tôi.

Huy là giáo sư dạy ở trường do chồng Vi Hằng làm hiệu trưởng.  Huy được  thuê dạy, được trả lương, vậy thì tránh sao được phiền hà, khi anh dẫn tôi đến chơi, khiến cho vợ chồng  xích mích ! Nếu chẳng may, có chuyện rắc rối, hẳn , tôi là kẻ gây tai họa. Linh cam ở tôi cho biết trước,  Huy đang rất lúng túng, trước câu chuyện từ tôi khơi mào, nhắc  chuyện tình xa xưa giữa Quách Thoại + Vi Hằng.   Bây giờ, Huy đã đi vào phòng khách, ngồi chung với chúng tôi. 

Người chồng mặt mày xa xầm, bực dọc, có vẻ như lại ghen tải dĩ vãng vợ mình, bằng cách đuổi lũ nhóc nghịch ngợm, đang giơ súng nhựa bắn pháo pàng pàng, làm nhức óc người lớn.  Bà cụ ngoại vẫn thao thao bất tuyệt, nói về tài  sưu tập tài liệu báo Phong hóa,  Ngày nay, Tri tân , v.v... -  nhân dịp này nhắc tới các văn sĩ tiền chiến có công tô điểm  sự nghiệp văn chương quốc âm rạng rỡ.  Rồi, bà đưa cho xem một tờ báo hàng ngày mới xuất bản đây, đăng bức tranh  hí họa: người cha đang ăn cơm, mắt không rời đọc báo.  Nhìn đồng hồ, thấy gần 1 giờ chiều, đến giờ đi làm, bảo con cất tờ báo đi, chiếu ở sở về nuốt tiếp.  Huy bình luận, cái tay công chức nào đó thật vất vả, chứ như cô  Vi Hằng đây, tuy  là công chức, vẫn thảnh thơi.  Vì ,đã có  đức lang quân  (quay sang người chồng)  đưa tới sở làm đúng giờ giấc, vừa là công chức gương mẫu, vừa là một thi sỉ nỗi tiếng ở xứ hoa đào này.  Câu chuyện  khôi hài này, Huy chỉ muốn làm tan loãng vẻ bực bội của người chồng, khi nghe tôi kể chuyện bài thơ phải gió căn răng nào đó, liên quan tới vợ anh ta,  thế thôi .

Riêng tôi lại không nghĩ vậy, vẫn tảng lờ nói chuyện với người vợ, rất bặt thiệp với người chồng -  khiến anh ta muốn bắt lỗi, lại chưa tạo được cơ hợi, trừ sự cố ý gây hấn thì không kể .  Tôi  kể  chuyện Quách Thoại và chuyện tình đau đớn,  lại còn nhắc cả chuyện bạn bè văn chương trong nhóm  Sáng tạo,  chủ nhiệm nhận viện trợ Hoa Kỳ làm  báo ,giàu xụ,  mua xe hơi vi vút lui tới  trà đình, tửu quán, bỏ bê bạn bè thiếu thốn, nghiện ngập như Thoại chẳng hạn . Khi Thoại qua đời,  họ thương vay khóc mướn, sống chẳng cho ăn, chết làm văn  tế ruồi !  Người vợ nghe chuyện, bùi ngùi nghe kể chuyện về người anh họ qua đời trong nhà thương thí Hồng Bàng,  tôi viết sách  lên án  vụ việc * ,   người anh ruột làm văn, viết báo đòi kiện tôi ra tòa. 
---
*  Hàn mặc Tử & Quách Thoại, nhà thơ siêu thoát / Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1957. 

Vi  Hằng  ăn nói kín đáo, vóc dáng son sẻ,  dễ nhìn, hẳn còn làm khổ nhiều kẻ thèm muốn. Thật ra, tôi có dụng ý, khêu lại một quá vãng thật diễm lệ, hoặc, cái tương lai, bất cứ tương lai gì, miễn làm chán nản hiện tại. Bởi, tôi  biết, không một người đàn bà Huế nào chịu yên vị với hiện tại.  Riêng tôi, cố ý hành hạ người chồng  của Vi hằng.   Chàng hiệu trưởng như đang bị thấm đòn,  nhìn vợ mình đang lo lắng, suy ngẫm một điều gì đó , không mấy vui.  Nàng được coi là vợ của mình, ngẫm ra, có vẻ mờ ảo quá,  thât ra có thể chỉ làm chủ được thân xác nàng, mà ,không có phần hồn.  Có trong tay ở thực tại, mà dường như mất, là vợ mình thật, song biết chắc tâm hồn, tư tưởng của nàng không còn tùy thuộc nơi người chồng, niềm ray rứt kia hành hạ người chồng nhiều hơn. Tôi cứ hay bi thảm hóa, thế thôi, mà ,chắc gì người chồng kia nghĩ được vậy. 

 Nhìn đồng hồ, hơn 11 giờ trưa, tôi có cái hẹn với gia đình một cô em, vì, tôi chớm để ý tới cô ta.  Xưa nay, với ai cũng thế; nhất là  đối với giai cấp bình dân lao động, tôi lại càng phải tỏ ra giữ đúng lời hứa.  Mười hai giờ trưa nay, họ mời ăn bữa cơm.  Cũng nên giã từ gia đình Vi Hằng, tôi tưởng làm anh chồng tức bực như thế , tạm đủ. Một thứ tình cảm trả thù cho nghệ si bị kẻ bình thường, như người chồng Vi Hằng dùng tiền của cướp người yêu  của Thoại đã được trả thù. Chính tôi không ngờ tôi có thể đóng tuồng tích mê đắm Vi Hằng, khiến anh chồng như tức điên lên, ghen tuông với vợ về một tình yêu xa xưa ờ Huế.  Có lẽ tôi đã đóng 2 vai kịch , đóng thật nổi, mới làm cho kẻ  ngồi nghe chuyện tin là chân thành, còn khó hơn, làm sao đạt được, khi có nguồi chồng chứng kiến.

Tôi xin phép bà cụ, lẫn vợ chồng Vi Hằng, tôi đã có cái hẹn không thể ở lại dùng bữa trưa với họ.  Không một ai giữ tôi  lại, nhất là người chồng khôn khéo cách  tiểu sảo , kẻ rất muốn tống khứ tôi,  cho  rảnh mắt.   Bây giờ , bà cụ lên tiếng, giữ tôi ở lại dùng bữa qua loa , rồi hãy đi.  Huy cũng góp ý, tôi đành ở lại, nói thẳng là dùng bữa qua loa thôi, còn để bụng trở vê nhà cô em.   Cả gia đình Vi Hằng đồng ý như thế, và, sắp chỗ ngồi, người chồng ngồi đối diễn tôi,  Vi Hằng ngồi đầu bàn. Bỗng nhiên, người chồng quạu cọ, nói với vợ, " ... em ngồi đằng này chứ, sao ngồi xa vậy  ? ".  Nhìn sang Huy, tôi ngỏ ý, báo cho biết dường như có sự xung đột tỏ lộ  công khai.  Còn Vi Hằng chiều theo ý chồng,  hơi khó chịu, sau đó quay sang bắt chuyện với tôi, " .. quyển 'Tuyển truyện Tê- Pê ' của anh in đẹp đấy, trông giống sách Pháp lắm, có điều hơi khó bán  - bởi, lối trình bày, khổ sách vuông, lối viết  lại đòi hỏi  một loại độc giả loại riêng ..."

Tôi im lặng, người chồng  khen chung ý vợ, còn tôi quay sang phía Vi Hằng,   "...thực ra,  một bạn  bỏ tiền in  . Anh ta cũng là tay văn sĩ viết truyện ngắn cừ khôi,  yêu tôi mà xuất vốn in đấy"---  "- truyện ' Người đàn bà không tóc' anh viết rất lạ"- Vi Hằng tiếp lời . Tôi hơi bị lúng túng, vì lẽ, truyện ngắn  mà Vi Hằng khen ,thuộc lọai tả chân hiện thực. Một người đàn bà làm điếm , khi yêu,  rất chung tình, m2 tệ thay,  xã hội không cho phép chị ta làm lại cuộc đời. Ẩn ý của tôi, lên án xã hội dân chủ no ấm phồn vinh giả hiệu của chế độ Diệm. Sau đó, Vi Hằng hỏi tiếp  chuyện khác,  có một nhà báo viết văn , tên là Duy Khôi , con  chu soái văn chương Đàm trường viễn kiến. Viết phê binh điểm sách rất xuất sắc,  lại nổi tiếng  háo sắc  vào lọai thượng thừa.  Rất thích rủ rê đàn  bà, con gái đi ăn chơi,  nàng nào ngồi lên chiếc xe hơi Hillman  rồi, có ngùng nguẩy, " em  ứ chịu đâu " , thì khó thoát để chàng hôn một cái .  Có một tay nhà báo lúc đầu là phóng viên báo Tự do, sau  làm thư ký toà soạn báo  Quật khởi, sửa soạn cưới vợ. Trong làng với nhau, Duy Khôi và  Quân Anh không thể không quen biết . Có một lần, nhà báo Duy Khôi đưa xe hơi tới nhà  người vợ sắp cưới của Quân Anh,  báo tin dữ, anh ta bị tai nạn , bất tỉnh đang nằm ở bệnh viện .  Nàng vội vã theo Duy Khôi,  lên xe hơi , Duy Khôi  lại đưa thẳng nàng ra xa lộ, thay vì vào bệnh viện cấp cứu...  

Tôi chỉ được  nghe kể tới đây, không hỏi thêm chuyện gì tiếp xảy ra. Và, được nghe kể lại, cô nàng khóc lóc sau chuyện  đi thăm Quân Anh ,  lại bị đưa ra xa lộ hóng gió  Chẳng ai  thèm trách cứ Duy Khôi , vì biết thói trăng hoa chàng này - hậu quả, đám cưới Quân Anh với cô bé ấy, hình như không được diễn ra.  Có thể, Quân Anh nể Khôi , chỉ là phần nhỏ, vì  nể danh văn sĩ  chủ soái Đàm trường viễn kiến, thân phụ Khôi.  Ấy là tôi đoán vậy !

Ăn xuống vội vã, rất qua loa , tôi xin phép rút lui trước. Tôi nói với Huy, " thôi bạn về sau nhé".  Biết chắc rằng, khi tôi ra đi rồi, Vi Hằng sẽ trở thành nạn nhân của chồng. Sau cùng, Huy không ở lại,  cũng đứng dậy  theo tôi.   Người vở nhắc chồng tiễn khách.   Chúng tôi  lấy cớ đi xe đó tiện hơn.  Người chồng xiết tay giã từ chúng tôi rất vui vẻ, như để che mắt, có sự nứt rạn.  Người chồng hỏi địa chỉ tôi trên cao nguyên , " anh ở nhà người quen hay khách sạn, thế nào vợ chồng tôi cũng sẽ  tới thăm anh .." Tôi có cảm tưởng như anh ta muốn gặp tôi để trả đòn thù  ?  " --- " " ...đươc anh chị lai thăm tôi, quả là hân hạnh.  Giả thử,  chủ nhà trọ nói đi văng,  xin anh chị cứ bước thẳng vào nhà. Bởi, đó là dấu hiệu cho chủ trọ biết, anh chị là khách thân. Đã có 1 lần. bọn cao bồi tới nơi tôi ở tại Đà lạt để đe dọa hành hung, bởi , một đêm nào đó, tôi mời một vũ nữ  bạn của họ,  dạo quanh hồ.  Tôi ra tiếp  họ, bị đấm xưng mặt .  Tư bữa ấy, chủ trọ trả lời =ai hỏi tôi đều  không có nhà ...". 

Ra ngoài đường rồi, tôi nói với Huy, "  ...liệu anh có sợ bị liên lụy không ? " . Anh trả lời chậm rãi, cứ làm như anh ta chỉ sống nhờ vào một trường ấy ?  Tôi làm ra vẻ lo nồi cơm cho anh, không dạy ở Đà lạt, thì về Sài gòn, thiếu gì chỗ để dạy ?  Huy  lắc đầu, chuyện   đâu có đến nỗi  to tát đến thế.  Huy trách tôi  hay gây chuyện,  biết vậy, anh không đưa tôi tới thăm nữ sĩ Vi Hằng, có phải tốt hơn  không ?


                                                         ***

Hôm sau, bà cụ ngọai hớt hải lên phố chợ Đà lạt, kể chuyện vợ chồng  cãi nhau, sau khi chúng tôi về.  Ấy là,  chuyện tình ngày cũ, người vợ nói thẳng với chồng, "  chính là mi bóc lột đời tau đến cả mười mấy  năm nay. nay, tau không còn gì mà sợ ..." . Chồng lên án vợ, giống nghệ sĩ là chúa đa tình, chưa thấy trai,  đã liếc mắt rước vào, từ nay cấm tiệt. không cho thằng  văn sĩ, thi sĩ tới gặp vợ nữa. Hành văn tục tằn còn hơn hơn nữa. 

Bà cụ lên phố báo tin cho Huy, nếu chị ta có tới tìm địa chỉ ông bạn nhà văn gì đó, thì  không cho, và  hãy khuyên ông nhà văn đừng đến tìm cháu dâu bà làm gì, bởi sẽ có chuyện chẳng lành.   Khi Huy nói vậy, tôi giả đò, như đã có hẹn tới thăm nữ sĩ,  " Ngay tối nay  cà phê Tùng, sau đó đến Tulipe hay Night club, là tùy ý nữ sĩ  ."  Huy  nghe tới đây,  giận dữ, " Không nên, không nên làm vậy  !".  Tôi cười thầm, trả lời, " không tin tôi, thì anh hỏi thẳng nữ sĩ nhé  ? ". 

Ngay sáng hôm sau, tôi ta bến xe mua về Sài Gòn .   

Lần sau, tôi  lên Đà lạt, kỳ này chẳng tới thăm một ai, kể cả Huy>  Và,  truyện Người đàn bà nữ sĩ Đà  lạt đang nhảy muá trên chiếc máy  chữ xách tay.

thế phong

      ( Sđd :  tr. 25 -  42 ) 


   






                                                                                 

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

đọc lai 1 bài thơ vĩnh biệt phạm công thiện, sau 3 năm [1941 - houston 3 / 2011] - thơ trần vấn lệ.

vĩnh biệt phạm công thiện
thơ trần vấn lệ < vanchuongviet.org>

                                         VĨNH BIỆT PHẠM CÔNG THIỆN
                     thơ trần vấn lệ

Mày biết tao một buổi mà mày đã "xong rồi".  Chết mà được, hỡi 
ôi ,đời không buồn thêm nữa!

Hôm qua không mưa gió.  Mày đi. Đi thản nhiên. Mày chắc nhớ, chưa quên cái tờơi trên Đà lạt.

7 Trần bình Trọng, có dạo mày đi qua, đi qua. Ở đó, Hoàng vĩnh Lộc, ở đó, Bùi Giáng, sống chưa hết tuổi già.

Con Mộng Ngân hít hà : "Ôi mấy cha nội đó, nhiều khi mưa gió, ồn muốn nát nhà tôi. "

Tao cũng ở đó một thời, khi máy vô Yagut, số 12, dưới hủm một phòng đầy văn chương.

Mày bỏ xuống Nha trang, mày đi tu đạo Phật, mày là người giỏi nhất, thuộc 72 vạn kinh.

Nhiều năm tao hỏi mình : Phạm công Thiện đâu nhỉ ? Ông già Lê Phì, nói :  " nó đã về Trời ".

Hồi đó, mày mày ơi, mày sống mà chưa chết. Con Rắm còn bò miết trên đồi Cù đấy thôi !

Tao giận mày một thời, tu chia hai đường Đạo, con đường nào Sáng tạo, con Rắn cho Trần gian ?

Mày ở Tiền giang, mày viết " Ý thức...".  Mày làm ong hút mật trường Vạn hạnh lêu nghêu.

Thiện ơi. Có một chiều mình gặp nhau ở Mỹ,  Mày nhìn tao, hỏi
khẽ :" Đà lạt giờ vui không" ? 

Hăm mốt năm trôi sông, bây giờ thì mày chết.  Thôi, mày đi bình an .

Đà lạt mình vội vàng sông một thời tạm bợ.

Nước Mỹ không muôn thuở ...,  mày đành Thiên thu. *

trần vấn lệ

---
*  Phạm công Thiện tuổi con Rắn, 1941. sinh tại Định tường ( sau 4.75 , gọi là Tiền giang). Tôi quen PcT , [khoảng] đầu thập niên 60, lúc đó PcT đang dạy tại trường Việt Anh,   giáo sư Lê Phỉ là hiệu trưởng.  PcT trọ tại 7 đường Trần bình Trọng, chủ nhà là cô Mộng Ngân, con gái đại úy Quý, tử trận ở Đơn dương.  Đạo diễn [điện  ảnh] Hoàng vĩnh Lộc và thi sĩ Bùi Giáng cũng thuê phòng trọ [tại đây].  Phạm công Thiện có một thời ở tại 12 đường Yagut, phòng 'sous sol' .  Năm 1967, PcT về Nha trang, tiu đạo Phật, sau đó về Sài Gòn, dạy  tại đại học Vạn hạnh

Tôi và Phạm công Thiện  gặp nhau lại, tình cờ, ở nam California, năm 1990, tại nhà bà Tưởng thị Kim Xuyến, lần duy nhất, và , PcT là người 'tự tin', rất 'tự hào' mình là con Rắn !
   (Chú thích : TVL)


Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

hỡi linh hồn tôi / truyện thế phong - 4


kỳ 4


                                               HỠI LINH HỒN TÔI ...
                                                         truyện thế phong
                                         

Sau buổi điểm danh sáng, Đỗ được thông báo, 8 giờ trình diện đại tá Dinh, tham mưu phó Chiến tranh chính trị (CTCT).  Đầu óc anh nổ tung, đặt câu hỏi - có thể vì chuyện ra lệnh cho Biên hít đất, thầy dạy Pháp văn cho con gái đại tá mách bu chăng ?  Hay là, đã mấy lần được thông báo trước hàng quân, từ binh nhất đến thượng sĩ nhất, có 2 năm thâm niên cấp bậc, phải khai báo với thượng sĩ thường vụ văn phòng đại tá- mà anh lại không chịu lên khai báo, bô bô nói chỏng, nào là đi lính như anh, được đeo lon trung sĩ, thì, không phải lập bàn thờ tổ tiên nữa.  Vì,  như vậy đã làm rạng rỡ gia đình lắm rồi.

Trước khi lên văn phỏng, anh xốc quần áo chỉnh tề, đứng trước gương soi, rồi mới gõ cửa phòng đại tá.  Bước vào, giơ tay lên trán chào kính, xưng hô cấp bậc, tên thật, số quân.  Thì, anh đã liếc thấy đại úy , trưởng phòng xã hội, ngồi ở ghế khách .

Nhìn thấy trung sĩ Đỗ, đại úy không vui bởi nhớ tới  đêm nào điểm danh, gọi một hạ sĩ đến, ra lệnh, " Mày buông mùng cho tao ngủ, nghe mày ? "- và,chỉ tay ba-lô của sếp ở cuối phòng.-- " Đại úy  nhắc lại một lần nữa, được không ? " --  " ... có gì mà không được, mày ? " Thằng này láo, tao nói mày đi buông mùng, tao buồn ngủ quá trời ! ".  --" Xin lỗi, ông ở bộ binh chuyển về, không biết đó thôi.  Không quân, từ lính tới quan, thằng nào cũng giống thằng nào, tự buông mùng mà ngủ, nghe cha nội ?".

Quả thật, đại úy không biết lối sống không quân, ông tên là Trường.  Cách đây ít lâu,  ông đại úy này từng là quận trưởng Nhà Bè, bị thay thế, chạy chọt về làm phòng Xã hội quân chủng Không quân- mà thường ra - chức vụ này do nữ quân nhân đảm trách.  Ông không thể quên, sau khi hạ sĩ nói vậy, kẻ cười lớn tiếng nhất là trung sĩ Đỗ đầu têu, làm tất cả lính tráng có mặt cười hùa theo.  Và, ông không thể nào quên bản mặt thằng trung sĩ này.

 "Báo cáo nhanh ,  gọn" - đại tá ra lệnh. -- " ... bố tôi đi cày, mẹ đi cuốc, khuyên con sau này đi lính thời loạn, nếu được thăng chức  thầy đội, thì không phải lập bàn thờ tổ tiên, .vì vậy, tôi không cần phải khai bao thâm niên cấp bậc, thưa đại tá ". 

Đại tá ra lệnh cho đại úy Trường, " ... áp tải nó xuống Tổng hành dinh nhốt, chờ lệnh sau".  Mặt ông đại tá nóng bừng, giọng sừng sộ,  thân hình cao lênh khênh, nói giọng Huế - tiếng chửi thề "đù mạ" nghe thật tức cười !.  Đang trong tình trạng bối rối, anh không thể không bật cười, nhớ tới hình ảnh bá cố vấn Trần lệ Xuân, thời tổng thống Diệm, bà ta ngồi trên ghế bành màu đỏ chót trước tòa Đô chính, hiên ngang đứng dậy, lắc lắc cái  đầu làm duyên, hô khẩu hiệu : " Phụ nữ Việt nam muôn năm " ,  giọng Huế, nghe như
" Phụ nữ Việt nam muốn nằm"..  Đại úy Trường hỏi anh, câu đầu tiên, "  Trung sĩ không được giải ngũ kỳ này,  bất mãn hả ?".

Việt Cộng tấn công xuân mậu thân, đúng 30, rạng ngày mồng 1 tết âm lịch . Ngay sau đó,  bộ Tổng tham mưu ra  sự vụ văn thư, đình chỉ tất cả lệnh giải ngũ, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đều phải ở lại quân ngũ.  Đại úy Trường, tưởng  là Đỗ bất mãn, bị lưu ngũ, và, không biết rằng mới được đồng hóa trung sĩ.  Song, đại úy vẫn không thể quên bản mặt đáng ghét, đêm nào.  Đỗ trả lời, " Không". -- " Tôi chưa gặp trường hợp nào như thế này.  Thâm niên cấp bậc 2 năm thì phải khai , để lên lon, thêm lương, lại sớm thằng chức 'quan quản' , lên lương cho vợ con nhờ.  Anh có đông con không ?".   Đỗ trả lời, bằng cái gật đầu.

Đại úy ra vẻ thương xót trung sĩ, lại tỏ ra mình thân cận với cấp trên,  " Anh không biết đó thôi, đại tá thuộc gia đình vọng tộc, thân sinh, tổng đốc, ông nghiêm khắc, nhưng tâm phật, thương lính tráng như con cháu, chẳng nỡ hại ai bao giờ ! Anh không biết câu trả lời vừa rồi làm hại đời quân ngủ của anh, sao ?".  Không nói ra, anh biết đại tá không phải là con trai tổng đốc Võ Chuẩn, chỉ gọi tổng đốc là bác thôi.  Nữ văn sĩ Linh  Bảo * mới đúng là con gái ruột Võ  Chuẩn. Vị đại úy nói tiếp, " Anh không biết rằng câu nói của anh đã chạm 'nọc ổng'.  Tuy công tử thật, không bằng bối, đi lính Tây, đóng vai thầy đội như anh, rồi được quan thầy Tây thương, đề bạt theo học khóa 4 Trường Võ bị liên quân Đà lạt.  Ổng là sếp cũ của  tư lệnh Không quân đấy ".--" Có phải đại tá từng là chỉ huy trưởng Phi đoàn quan sát 110, còn tư lệnh lúc bấy giờ, là phó ?". -- " Thế sao anh nói mới vào lính ?".
---- 
 * Võ thị Diệu Viên, (1924 -   )

Đến Tổng hành dinh, đai úy trao đổi vài câu với chuẩn úy Trâm, giao anh lại cho họ,  còn vẫy tay thân thiện bai- bai.   Đỗ ngồi đây để chờ lệnh mới, có thể bị nhốt, giam tại trại giam khu vực Tân sơn nhất, thuộc Không đoàn 33, hoặc xa hơn, được gửi sang trại giam Tổng tham mưu. Có lần, thượng sĩ Cường nằm ở đây 15 ngày. Thượng sĩ Dương hùng Cường viết báo, chuyên trách mục châm biếm trên tuần báo Con Ong, chủ nhiệm Minh Vồ.

 Một buổi  sáng, ở câu lạc bộ bộ Tư lệnh KQ, co 2 vị mang sao và một đại tá ngồi trong bàn ăn, dãy dành cho hạ sĩ quan + binh sĩ.  Tư lệnh vuốt hàm râu, nói  lớn, giọng ông ổng, với 2 vị bên cạnh,

" Ê ! 'Bôn Lành'  , mầy có sước danh mới, sao chưa thấy nấu nồi chè, khao, mầy ...? " Tư lệnh phó thưa lại, " Thưa tư lệnh, tui có tên mới, hồi nào cà ? " --  "... làm bộ giả nai, mầy ?  Mầy không đọc báo ' Con Ong' sáng nay sao ?"--" Dạ, thưa chưa , tư lệnh ?" -- Thiệt sao, mầy ?" --" ...thiệt đó, tư lệnh "--  À, , mầy tên Võ xuân Lành, phải 'dzậy' không ?  Nhà báo không quần  Dê húc Càn  đổi tên cho mầy rồi, có xước danh 'Bôn lành'. , cấm nói  lái, a...  Như em ơi, tên em mỹ miều quá, Thu Đạm này, ê,  tao cũng cấm mày không được nói lái luôn  ?" .

Tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng Võ xuân Lành chậm hiểu, tư lệnh lại bồi thêm, "  Thu Đạm nói lái là tham đụ, còn Bôn Lành, lái khu trục hết xảy, mầy tự hiểu lấy, em cưng ?".   Rồi, bật cười khà khà, cười đến nỗi rung râu mép, hàng ria  rậm tua tủa như bàn chông rung theo.  Tham mưu phó CTCT hiểu nhanh hơn -  biết thượng sĩ Cường thuộc khối Chiến tranh chính trị , viết báo châm chọc tư lệnh phó như thế này, thì tham mưu phó chỉ còn cách độn thổ.  Nháy mắt, gọi nhà hàng căng- tin ghi tiền vào sổ bụi đời. Rồi, đứng dậy trước, xin phép 2 xếp lớn về văn phòng trước.   Đại tá Võ Dinh tới bàn làm việc,  hùng hục bấm chuông gọi thiếu tá Khải, sếp trực tiếp thượng sĩ Cường lên nhận lệnh .  Ít tiếng đồng hồ sau, thượng sĩ Cường bị đưa sang trại giam Tổng tham mưu, cùng giấy phạt 15 ngày trọng cấm.

Đỗ nghĩ tới câu trả lời vừa rồi khiến đại tá Dinh bực bội, mặt nóng bừng, hẳn 15 ngày phạt,cũng không là chuyện lạ.  Bỗng, có người vỗ vai, quay lại, gặp trung tá Ẩn, " Ê, sao mày bị giam hả ?".   Đỗ gật đầu, thay lời.  Vì thường ra, cặp trung tá trung sĩ này,  đi với nhau., mặc quân phục , lon lá hẳn hoi, xưng hô tao, mày bình đẳng - kể cả trung sĩ xưng hô tao, mày với trung tá.   Trung tá Ẩn tiếp, "  Tao mới được tin, mày bị giữ ở đây.  tư lệnh biểu tao  xuống lãnh mày về, hồi sau phân giải. ".

 Ra lệnh cho chuẩn úy Trâm, với lời ngắn, gọn, " tao lãnh nó, nghe mầy".

Hai tên xuống câu lạc bộ , ngồi vào bàn, gọi cà-phê., trung tá Ẩn hỏi, " Mầy nói gì, để ổng ( đại tá Dinh) lên cơn ? ".  Đỗ kể đấu đuôi xong, trung tá Ẩn bình, "  Mày chọc vào ổ rắn lửa, chết chắc rồi !.  Tư lệnh gọi tao lên, biểu, " Ê, bạn mầy lâm nạn rồi, xuống Tổng hành dinh lãnh, rồi báo cáo tao, nghe mầy ? ".   Mầy có nhớ khi tập truyện ngắn 'Chết non'  chưa phát hành, thì thằng Dê húc Càn nhận lệnh thằng Khải, cầm bản thảo về đọc, viết phê bình văn chương, kiểu  'nâng bi tương đái, rước gái tướng chơi. ', khen không kịp thở, đăng trên báo nhà, tờ Lý tưởng.  Tác giả đọc xong, đỏ mặt như gái sắp lên giường chung gối với tân lang, lắc đầu quầy quậy - thế là thằng Khải lẫn lính lác, đều mát điểm. Tao thấy ổng còn  có tư cách, chứ sếp lớn làm văn chương, thì dở khen hay, khá hay thì bốc tuyệt vời, chẳng hạn vậy ?".

Đổ kể đầu đuôi  câu chuyện cho Ẩn nghe, rồi trở về sở làm việc. Thấy mặt Đỗ, sếp Khải ngoắc vào , buộc trình bày nguyên cớ nào mà đại tá Dinh ra lệnh nhốt.  Nghe xong, sếp  nhắn nhù, " Ông nhớ giải trình với Sao nhé, còn về phía đại tá để tôi lo ,mà xong ngay thôi.  Nhưng này, tôi hỏi thật ông, vậy ra ông không biết xưa kia sếp lớn  cũng từng đeo lon trung sĩ như ông bây giờ, sao ?. Và, ông không có y nói móc sếp lớn đấy chứ , khó sống lắm đấy !? " .  Đỗ gật đầu, cầm nón kết  ra khòi phòng; thì, sếp Khải gọi giật lại,  "À, nay ông Đỗ, đối với mấy cậu lính văn nghệ, thì điểm danh  ứng chiến phiên phiến thôi, đại tá cũng chỉ thị vậy rồi.".  Đỗ tuân lệnh, lại gật đầu, giơ tay chào kính, về nhà trong khu gia binh.  Vừa ra khỏi cổng bộ tư lệnh, thì, như có tiếng ai gọi với  từ phía sau.  Hóa ra trung tá Ẩn,  " Nhà mày còn gạo không ?" -- " Còn"  -- " Cho tao vài lon, nhà tao  sạch láng rồi, mậy ? " 

Trung tá phi công,đã cỡi máy bay khu trục,  trên dưới 5 ngàn giờ bay. từng nắm chỉ huy trưởng căn cứ 92. Nay một vợ, 6 con lóc nhóc đang tuổi lớn , ăn như tằm ăn rỗi, nhà ở khu gia binh sĩ quan, vợ ở nhà trông con. Tuy phu quân giữ chức vụ trưởng phòng hành quân chiến cuộc bộ tư lệnh,  có tiếng  mà không miếng, viết báo quân chủng  Lý tưởng ư ,  có vẻ  chẳng nhận được đồng xu, bạc cắc nào ? 

 'Nó' thường than  với Đỗ, có cách gì kiếm tiền lương thiện, chứ không thể buôn thuốc phiện, buôn vàng, từ Lào về, như bạn bè, có đứa đã giàu xụ.  'Nó' coi Đỗ, như cố vấn văn chương, đọc thơ, và truyện ngắn bản thảo  liệu 'ông cố vấn' có cách nào,đưa bài ra báo ngoài đăng, kiếm tiền  cắc đong gạo không ?  Và cả việc đem bán tác phẩm cho nhà xuất bản bên ngoài nữa, như,  Đỗ từng giới thiệ tập truyện ngắn Chết non, với nhà xuất bản Vàng son in lại, tác giả  được trả bản quyền 100 ngàn đồng, in 1000 cuốn. Ẩn nhắc lại , giai thoại tác giả được trả bằng chi phiếu, đại tá chánh văn phòng xin ý kiến  tư lệnh, ra ngân hàng lãnh; thì ổng lắc đầu,   và , bắt lộng  chi phiếu dưới kiếng bàn, để đó , ngắm chơi.

Đỗ ngổi bên trái xe díp, Ẩn lái, đi sang tòa báo quân đội Tiền tuyến đưa bài in.  Chủ bút Phan lạc Phúc nghe thấy họ chuyện trò, xưng hô mày, tao, thật ngạc nhiên - bởi, cả 2 mặc quân phục,  đeo lon lá  trung tá, trung sĩ đàng hoàng. Sĩ quan xưng hô với hạ sĩ quan mày, tao, đâu có gì lạ - nhưng- hạ sĩ quan gọi trung tá bằng mày, tao; thì, chẳng lẽ chúng nó đều cá mè một lứa? Có lần ,trung tá Phúc hỏi thẳng  trung tá Ẩn,  " ...thế ra 2 ông xưa kia là bạn học với nhau ? " -- " Không" - Ẩn đáp -- " ...vậy thì, cách xưng hô cùa vị làm tôi bỡ ngỡ lạ thường !".

Từ đó, Ẩn  có thêm tiền bài, sau , còn in được tập truyện ngắn Bay trong hoàng hôn, tiếp theo, Đào ngũ - có lần, Đỗ đùa, "  Ê, mày viết cho trúng hỏi, ngã, mày là dân Sóc trăng , thường lẫn lộn hỏi, ngã, tác phẩm 'Đào ngũ' của mày , dễ  là 'Đào ngủ' mấy hồi ?- nói dễ hiểu  hơn,"   lính tráng đào ngũ đi kiếm đào ngủ đấy,  em ! " . Hai đứa cùng cười lớn tiếng.  Đỗ còn kể cho bạn nghe, thêm chuyện nữa. Có một nữ đồng nghiệp, thấy bạn mình xuống ca, lại nói chưa chịu về nhà ngay, còn đi đâu đó. Cô ta nhắc bạn , " về nhà đi, còn đi chợ, nấu cơm cho chồng con ăn chứ". Người khách đứng cạnh nói chuyện với cô bạn, thêm lời , " ... nấu cơm cho chồng con ăn ", thì đúng là chồng cô,  mà con cũng là con cô.  , chứ nói  "nấu cơm cho 'con chồng' thì lại là dì ghẻ rồi  !".

 Cả hai lại cùng cười lớn tiếng, thật thoải mái .

Xúc gạo cho bạn rồi , Đỗ thấy hoàn cảnh sống của  vợ  chồng anh, ít lâu nay có khá hơn.  Xưa, có lần, hết tiền mua sữa cho con bú, anh lặn lội, chạy đôn đáo đến nhàcủa bè bạn xoay sở.  Lúc cầm được 500 đồng từ tay Trần tuấn Kiệt,  mừng mừng, tủi tủi - rồi nhớ thấm thía nỗi cay đắng, chạy gạo của thi sĩ  Nguyễn hoàng Quân.  Anh còn nhớ, bài thô đăng trên  tạp chí Tia sáng đặc san, trước 1954 ở Hànội.  Bây giờ, anh nhẩm đọc một mình,

                                     Chân đã mỏi rời lê mấy phố 
                                     Bạn bè tình nghĩa có bao nhiêu?
                                     Em tôi mắt nhỏ bên song cửa
                                     Trông đợi tiền đong bữa gạo chiều

                                      Bụng lép ra đi từ sáng sớm
                                     Mây thằng bạn kiết rủ chơi rong
                                     Chè tàu, thuốc là ' la-cà-sĩ '
                                     Bấm bụng cho qua phút đói lòng

                                     Thiên hạ có đi thì có lại
                                     Kiếp nghèo tình nghĩa cũng bằng không 
                                     Bao giờ bẻ bút xoay nghề khác
                                     Em khỏi bên thềm đứng ngóng trông

                                     Trờ về cát bụi đầy hai túi 
                                     Em bảo, " Chiều nay hết gạo rồi " 
                                     Chớp chớp hàng mi, tôi nói nhỏ 
                                     Kinh thành đen bạc lắm em ơi !
!
                                     Thăm thẳm trời xanh như mắt em
                                    Thơ tôi vàng úa mộng  im lìm 
                                    Thơ vàng mắt thắm không ra gạo
                                    Gạo hết em ơi vũ trụ chìm
                                       NGUYỄN HOÀNG QUÂN


Đỗ nhủ thầm, phải trải qua cơn đớ, rồi đọc tơ Bữa cơm chiều mới  thấm thía. Nhà của Ẩn hết gạo, sáu  cái tàu há mồm cùng kêu la đói quá, thì,  " Ẩn ơi, thơ mày có hay mấy, thì vũ trụ cũng chìm", như lời thơ Nguyễn hoàng Quân  thôi, chẳng khác hơn được đâu?  Còn tao,  con khát sữa, còn khổ gấp bội, phải chạy rạc cằng ,kiếm sao cho ra tiền mua sữa; không có thì không thể về nhà   Sau này gặp thằng Kiệt ở đâu, tao vẫn không thể quên tờ giấy bạc 500 đồng bữa nào náo cho.  Và, khi thấy nó đói rách, không cần  mở lời, tao cũng chia xẻ ngay đồng tiền  thân ái vơi nó .  Cũng không thể quên, có lần, nó giới thiệu Du Tử Lê với tao,  cùng tập thơ đầu tay, cần được viết tựa, thì, tao khô ng thể không cầm bản thảo,  đã cầm về rồi, không thể không đọc.  Và,  thơ bạn trẻ ấy hợp với khẩu vị thưởng thức của tao, tất nhiên tao không thể chối từ viết tựa rồi .  Vì lý do đó, mày thấy trên đầu tập thơ ấy, có 2 câu thơ của tao, thừa nhận tài năng thi ca chàng Du Tử.

Về đến nhà, Khuê nhắc chồng về  robinet, nước uống không còn một giọt chảy.  Nhìn  mấy robinets đều khô ran, Đỗ cầm hai xô chạy sang nhà Ẩn, rồi nói như đùa, " Nhà mày có nước không ?  Có, thì cho tao "hai xô tràn đầy lòng yêu nước ".  Mày nhớ rằng không cần phải kích động lòng yêu nước của lính tráng thuộc quyền, như tướng huấn dụ sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, nữ quân nhân, ở sân cờ mỗi sáng thứ hai.  Mày có hiểu tại sao lại như vậy không ? Bởi, Saigon mùa hè hừng hực nóng, ít ra đòi hỏi mỗi chúng ta, từ tướng đến binh nhì, có " it nhất 2 lần yêu nước trong ngày.  Có phải vậy không ?".
-- nói xong, xách hai sô nước về nhà.

Đỗ nhìn qua bên kia hàng rào, dãy barrack dành riêng cho sĩ quan Mỹ, nay, vắng như chùa bà Đanh. Họ đã cuốn cờ sao sọc ở sân bay Tân sơn nhất về nước từ đầu  năm 1973. Nhìn nhà cửa không người ở, mới cảm được sự lạnh tanh, không còn sinh khí sự sống.   Cho đến khi anh nhìn thấy sự sống khác đang từ những robinets khóa, rỉ rỉ dòng nước, sức sống nơi đây vẫn như tồn tại.  Trong óc, nảy ra ý, thủ sang bên đó xem, và có thể, chỉ cần mở khóa,  dẫn nước về, thì ta có lòng yêu nước tràn trề rồi.   Quả đúng như ý nghĩ của anh, mở con tán ra,. nước chảy ào ào.   Rồi khóa lại, anh về nhà tìm ống nhựa chiến lợi phẩm của Mỹ bỏ lại, dùng vào việc dẫn nước về dùng.  Anh không có kinh nghiệm của thợ ống nước, nhưng, cứ nối đầu mỗi ống với nhau, mở  khóa robinet, thế là nước chảy tràn lan.  Anh đào 2 hố lớn thật sâu, đủ chôn 2 thùng phi nối nhau, để chứa nước dẫn về vườn nhà, khi  nào đầy thì khóa lại ở phía dãy barrack của Mỹ.   Một lần,  khi vừa khóa xong,  định tâm leo rào về,  tới vườn nhà rồi, thì, từ bên dãy barrack, có tiếng gọi  . Quay lại nhìn, một đại úy cùng một quân cảnh, đeo Colt 45 xệ ngang hông, vẫy gọi anh, hỏi giọng nói xách mé, " Có phải là trung sĩ Tường không ? " --" Đúng, có việc gì, nói ".

Giọng nói trung sĩ Tường  xấc, không kém viên đại úy.  Bấy giờ đã đến gần nhau, anh nhìn rõ bảng tên P.THAI và quân cảnh, tên HỔ. Thượng sỉ quân cảnh mang tên Hổ này,  đã rất nổi danh trong Không quân, là hắc ám. Sĩ quan ra cổng không giấy xuất trại còn ngán ngẩm, huống hồ hạ sĩ quan, binh sĩ. Đại úy Thái còn trẻ, tốt nghiệp trường võ bị Thủ Đức, được chuyển về làm  tại phòng Kiến tạo Sư đoàn 5 KQ.  Thấy viên  hạ sĩ quan cởi trần, mặc quần đùi, tướng tá đô con, ăn nói ngang ngửa, đại úy bèn hỏi hắn ta, như hỏi cung
, "  Ê, từ lâu , dãy 'barrack' này mất rất nhiều đồ, nay, mới bắt gặp \lính tráng trèo rào, sang  bẻ khóa lấy nước, thì, sao lại không thể không dính líu vào vụ trộm cắp đồ trong 'barrack' sĩ quan Mỹ,  nhỉ ?". -- " Không thể vu cáo láo lếu như vậy được, một khi chưa có' preuve palpable' ? -- "
 À, thằng này lại nói tiếng tây, lý sự cùn, ông cho ra tòa án Mặt trận, cho biết mặt ."   Biết không thể đấu lý, trung sĩ Tường trả lời gióng  một, " Cứ làm đi ". 

Rồi viên trung sĩ lừng lững vào nhà, đóng chốt cửa sau lại, ra phía phỏng trước.  Vợ đi làm chưa về, các con đi học, cũng chưa về -- nhà chỉ có một mình, cảm thấy rờn rợn, sợ hãi.  Nhìn khẩu Carbin mới  lãnh treo trên tường, lấy xuống, đặt bên cạnh  sa-lông.  Rút một điếu thuốc lá trong bao Chesterfield, bật quẹt châm lửa, ngồi gác chân lên thành ghế, nhìn khói thuốc bay lên trần nhà.  Cần suy nghĩ, thì đó là thói quen khó bỏ, lại nghe thấy tiếng léo nhéo, giọng quen quen; " biết số nhà rời, ghi lại mai đầu giờ mời lên làm việc "- tiếng nói ra lệnh của  vị đại úy , ra  chỉ thị cho thượng sĩ quân cảnh.

 Trung sĩ Tường vẫn ngồi án binh bất động, và, nghĩ rằng việc chưa đến nỗi nào, dầu hung hăng mấy, chẳng dám phá cửa./ Nhưng, anh vẫn đề phòng, với lấy khẩu Carbin, lên đạn, đặt vào chỗ cũ, và, tiếp tục nghe tiếng léo nhéo càng lúc càng xa, " Thế là tìm được thủ phạm rồi, trình lên trung tá Sơn Yểm cứ cho nó đi tù là vừa ! ".  



                                                                                                      ( còn tiếp)

thế phong