Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : hà liên tử+ kiên giang-hà huy hà / thế phong - 37

nha văn hậu chiến 1950-56 - kỳ 37-
hà liên tử + kiên giang-hà huy hà 

                                             
                                                         Tiết 9
                                                   1. HÀ LIÊN TỬ

Tên thật Nguyễn ngọc Biện,  Sinh năm 1927 ở Tân an,  tỉnh Long an (Nam bộ) . Tác giả nhiều b2i thơ đăng trên các báo Đời mới, Thế giới, Quân đội, Văn nghệ tiền phong ...
Tâm trạng cá nhân rung cảm với xã hội đang sống, hướng vê tình yêu là chủ đề trong thi ca Hà liên Tử.   Bản sắc thơ chung chung, chưa rõ bản sắc riêng.

Trích thơ

                                                HẸN

                                         Nhớ ngày đi 
                                         Không kịp giã xóm làng
                                         Hồn sông núi nặng mái đầu xanh tóc!
                                         Nhà ai lửa bốc 
                                         Vườn ai tan hoang 
                                         Không đồng nắng giải sương chan 
                                         Lúa xanh không cày, dạ càng xác xơ
                                         Bao nhiêu là tâm tư
                                         Rưng rưng sầu thế hệ  
                                         Môi cười ngạo nghễ
                                         Nam nhi hề ra gánh lấy giang sơn 
                                         Nhớ ngày ra đi không kịp giã xóm làng 
                                         Dặm ngàn bặt nẻo 
                                         Tin về vắng như chim câu
                                          Khói lửa nhiệm màu 
                                          Lung linh sóng mắt 
                                         Sa trường tanh máu giặc
                                          Hồn nào ngược nẻo bóng quê hương
                                          Thế rồi 
                                          Giữa một chiều sương
                                          Ngang qua xóm nhỏ
                                           Ba lô xười nghiến áo mốc bụi đường 
                                           Tình ai khép nép 
                                           Mắt nhìn lưu luyến chút tơ vương
                                           Rồi thôi
                                           Bóng khuất 

                                           Mấy gió bâng khuâng hay lòng se thắt
                                           Đường sương chiều loang nhẹ vương chân trai
                     
                                           Này nhé 
                                           Hỡi tấm lòng mong đợi
                                           Ra đi là quyết hẹn mai về
                                           Quê nghèo không vắng nữa 
                                           Những bàn tay xiết chặt
                                           Đồng tâm xây dựng 
                                           Ấm mái nhà tranh
                                           Ruộng vươn lên sắc xanh 

               
                                           Hò ơi
                                           Có cô con gái mắt lành 
                                           Say say nắng mới nghiêng vàng nón che 
                                           Gió mưa lay nhẹ cành tre 
                                           Xôn xao khúc hát đồng quê vụt ngàn
                                           Ai về qua mấy thôn trang 
                                           Con đò xưa vẫn còn sang đôi bờ 
                                           Nhưng thôi đừng hẹn mong chờ .[]
                                                                        TRÍCH BÁO  QUÂN ĐỘI 

                                                           HÀ LIÊN TỬ


                                         2.  KIÊN GIANG - HÀ HUY HÀ

Tên thật Trương khương Ninh.  Sinh năm 1929 ở Rạch giá (Nam bộ). Cón ký Hà huy Hà, sống bằng nghề viết báo, viết kịch bản sân khấu cải lương.  Tham gia kháng chiến ở Nam bộ với thi sĩ Nguyễn Bính, văn sĩ Sơn Nam vv...  Bỏ bưng ra thành hoạt động báo chí, văn chương, cộng tác với nhật báo Tiếng chuông, Đời Mới, Nguồn sống mới,v.v... Sau, ký chung một bút danh Kiên Giang- Hà Huy Hà.  Tác giả nhiều vở tuồng, cón  ký Cửu long giang. Và thơ, thì, đăng rất nhiều trên tuần báo Đời mới, Nguồn sống mới  ở Saigon từ 1953 -  1954 .  Giọng và hơi thơ Kiên Giang- Hà Huy Hà là  lục- bát- tình-thơ --  hệt Nguyễn Bính  thời tiền chiến.  Nhiều bài viết theo thể lục bát, thơ mới rất ít, càng ít hơn ở thể thơ tự do.  Như thi sĩ Thanh Thuyền, Hoàng trúc Ly, ông chỉ trội ở thể thơ lục bát, diễn đạt nhiều về nội tâm. Đợi anh về, một bài tho dài hơi,  ca tụng lòng thủy chung người nữ đợi chờ chinh phu ngoài mặt trận.  Thơ ông có một bản sắc rất riêng biệt.


Trich thơ 
                               TÌNH QUÊ, TÌNH NƯỚC

               Ai yêu nước Việt hơn người việt 
              Nhau rún chôn sâu giữa đất lành
              Bông trái muôn màu không ngớt chín 
              Sông đầy nước bạc, núi xanh xanh
                              Luống cầy màu  mỡ  thơm mùi đất 
                              Vun bón rẫy vườn bông trái thơm 
                              No ấm cũng như bông với trái 
                              Áo đời vẫn ấm hột cơm ngon
              Kìa nước trường giang  chảy uốn quanh
              Giữa dòng sông mát bóng dừa xanh
              Có cô lái trẻ nâu tà áo
              Nhớ nhà, nhớ đất, nhớ quê hương
                              Nhớ quê có những đêm trăng sáng
                              Sang cả vườn  xanh, sáng mộng vàng
                              Con trẻ quây quần theo gót mẹ
                              Lên chùa cúng Phật để dâng hương
              Nhớ tiếng võng đưa trăm điệu nhạc
              Hòa theo tiêng hát giọng ầu ơ
              Từ môi người mẹ thân yêu quá
              Gợi lại bao tình thuở ấu thơ
                               Tiếng chày nằng nặng trên không gian
                               Cùng tiếng gà trưa gáy trễ tràng
                               Tiếng tập đánh vần cùng nhịp thước
                               Buồn như nước chảy giữ trường giang
               Ai quên cho được mái tranh nâu
               Luống đất bờ ao với nhịp cầu
               Mồ mả ông bà nằm giữ đất
               Lòng người lòng đất cảm thương nhau
                                Quê hương là máu là xương thịt
                                Nước mắt mồ hôi của giống nòi               
                                Tranh đấu từ bao nhiêu thế kỷ
                                 Bảo tồn gấm vóc đến muôn đời
               Còn sống ngày nào trên đất nước
               Tình nước thúc giục súng với gươm
               Lòng dân võ trang bằng tình cảm
               Tay dân võ trang bằng súng đạn

                                 Dân  đứng lên siết chặt quân hàng
                                 Giặc vào đây giặc sẽ rã tan []

                 1954
                  KIÊN GIANG
                     TRíCH NGUÔN SỐNG MỚI

                                                                  (kỳ sau: Thế Viên  + Chế Vũ)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

ghé carmel, đất của diễn viên cao bồi ronald reagan :: từ thống đốc lên nắm 2 nhiệm kỳ tổng thống hoa kỳ/ : đặng trần huân

những người thích dấu huyền-
văn mới xuất bản, usa 1998


            ghé carmel, đất của diễn viên cao bồi ronald reagan: 
              từ thống đốc, lên nắm 2 nhiệm kỳ tổng thống hoa kỳ
                                             bài viết: đặng trần huân

(...)- tạm lược khoảng 2 trang. BT

 Tôi cũng là một quân nhân, lên tới mai trắng đấy, nhưng không có khóa để họp * .  Lang thang như khi xưa người Do Thái.  Lang thang như khi xưa người Do Thái tim nơi trú ngụ.  Nói đúng hơn, thì có khóa, nhưng tan tác trên xứ người, chỉ cỏn mấy mạng, lại chia nhau trấn đóng mấy miền.   Cho nên, thỉnh thoảng ăn ké khoa họp với các khóa của bạn bè.
----
 Ở Mỹ, ngoài những tổ chức chính trị, còn nhiều hội đoàn: đồng hương, trường học cũ, đồng nghiệp, quân nhân VNCH - có những ngày hội , quân, binh chủng, các khoá sĩ quan Đà lạt, Thủ đức v.v... Cựu thiếu tá Đặng trần Huân xuất thân,  sĩ quan Bảo chính đoàn, được đào tạo ở miền bắc, trước 1954.  Lực lượng  Bảo chính đoàn  đã  bị giải thể sau 1954,  tác giả  được sát nhập vào quân đội Quốc gia. Sang Hoa kỳ, tham dự các khóa họp  bạn bè,  như bị lạc lõng.  Bài viết này  mang tựa"Có khoá đâu mà họp", tác giả  tự nhận , đành đi nhóm ké với  bạn hữu. (BT) 

Đầu tiên là khóa 14 Trường Võ bị Quốc gia Việt nam (Đà lạt), với những người bị kẹt lại.  Lê văn Trọng ( khoá 14) và tôi chung một trại, lại gần nhà nhau, trở thành đôi bạn thân trong những ngày chờ xuất cảnh..   Khoá 14 Đà lạt còn Trần hoài Châu [viết văn ký Thế Hoài], anh mất trước ngày lên đường [xuất cảnh].  Nguyễn quang Hoàng cũng ở tù ra và bạn cũ của tôi.  Bốn chúng tôi thường gặp nhau. Cho tới ngày Trọng sắp lên đường, trong bữa ăn tiễn hành, Trọng mời một số bạn đồng khóa ( cũng có tôi , tham dự vào, tôi như kẻ lạc lõng).  Một bà vợ của một anh trong khóa, ghé vào tai, hỏi nhỏ chông, "  .. anh ngồi bên trái anh bạn X..., cùng khoá mình à?  Sao mọi khi em không gặp." -- câu hỏi thoáng qua tai, tôi trả lời chị, " Tôi khoá 40 chị ơi  ( thật ra cả 2 khoá đang học dở dang ở Trương Võ bị quốc gia Việt nam, chỉ tới khoá 31,  là chót). Hôm nay vui quá, tôi đi lạc."  Lúc đó, Trọng mới giới thiệu -  những anh chưa biết tôi, bấy giờ mới ồ lên, 
" Nghe tên mãi, nay đứt phim mới được biết mặt."- rồi cũng trò chuyện vui vẻ.

Sang Mỹ, tới đầu tháng 7, tôi cũng có dịp kể với Khoá 4 phụ Thủ đức, thung lũng Hoa vàng
 ( San Jose.CA)  trong lần tổ chức kỷ niệm khóa.  Tôi từ Little Saigon lên San Jose, cùng anh chị Phạm văn Thiệp.  Tới San Jose, tôi về nhà người cháu ở thành phố này, rồi 2 ngày sau trở lại sinh hoạt với anh em khóa.

Cuộc đi chơi ngày 3.7. 1994 được tổ chức khá vui, và chu đáo.  Khởi hành từ tư gia anh chị Giao Chỉ, chúng tôi đi qua Fort Ord, trại của Biệt động quân Mỹ ( Ranger), có những đồi cỏ bên đường trồng xen nhau, các loại cỏ mầu nâu xẫm, nâu nhạt, vàng úa, xanh-  trông xa như ngọn đồi mang màu áo rằn ri binh chủng.  Qua trại Ord, tới thành phố Monterry, bên bờ Thái bình dương. Thành phố đẹp, nhà cửa sang trọng ẩn hiện, sau những lùm cây bách diệp.  Có hồ cá, bán vé cho du khách vào coi.  Bở biển đẹp, nhưng sâu và lạnh, nên không thấy ai tắm.   Có thể có nhiều cá mập rình mò?  Vì, chính cũng ở duyên hải phía Tây, trên xa lộ 101, chúng tôi dừng ở quãng bờ biển Pismo quá về phái Nam, đã trông thấy những chú cá mập lượn lờ trước mặt, đuôi nhô cao lên mặt nước.   Khu Bến Cá của Monterry  vui nhộn, có thua gì Fisherman's Wharf ở San Francisco,   hải sản,  đồ kỷ niệm bán đầy trên những con đường chính, cá tôm nấu chín, bán từng xâu , từng hộp cho du khách to go vừa đi vừa ăn.

Rời Monterry, nơi cư trú một thời của nữ sĩ Linh Bảo [tác giả] Những cánh diểu, chúng tôi thăm một thành phố nhỏ hơn, Carmel nhỏ xíu, mà du khách dập dì chơi, chen chúc đậu nghẹt cứng lối đi.  Đất ít, xe nhiều, tranh giành bến đậu như một bông hoa hương sắc, lại quá nhiều ong, bướm, không thể sức nào chiều lòng cho hết.  Carmel Plaza, 3 tầng với 40 cửa hàng, nắm địa vị ưu thắng của thành phố.  Tiệm ăn, tiệm kem, tiệm sách, tiệm ảnh , siêu thị, vải vóc, đều tập trung ở nơi này.  Phố chính Ocean Avenue, tưởng như là đại lộ, nhưng, chỉ có một khúc ngắn ngủi-  nhưng khúc phố này vui lại sầm uất.

Thành phố Carmel này có thời nằm dưới ách thống trị của diễn viên gạo cội cao bồi Clint Eastwood.  Nhưng hoạn lộ chẳng thênh thang, nên sau một nhiệm kỳ thị trưởng, Clint lại trở về nghề cũ.   Trái với đồng nghiệp Ronald Reagan- cũng diễn viên gạo cội cao bồi-  từ thống đốc Cali lên 2 nhiệm kỳ tổng thống , mà, vẫn còn nhiều người luyến tiếc, vì hiền pháp không cho ứng cử
 kỳ 3.  Ông lừng danh trong lịch sử Hoa Kỳ, và, giã từ luôn điện ảnh.  hầu như đa số người việt quốc gia, ( quốc nội+ quốc ngoại) đều quí mến vị tổng thống của đảng Cộng hòa.  Trong tương lai, giá mà ông Cộng hoà đứng đầu hạ viện Newt Gingrich ra ứng cửa tổng thống, chắc chắn sẽ mất nhiều phiếu của khối người  Mỹ gốc Việt, vì, hào quang của Reagan chưa thấy vương vất nơi Gringrich.

Bữa ăn trưa đã chiếm trên bờ biển thật vui nhộn.  Các bà chị ở tuổi xấp xỉ giữa 5 và 6 chục cũng vui đùa, như những thiếu nữ cập kê.  Lâu lâu có dịp xa nhà, không có dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại trước mặt, mà, chỉ có những cặp uyên ương mỏi cánh, cũng phải có quyền tươi trẻ với thời xuân một vài ngày chứ.

Trong bữa ăn trưa đặc biệt này, tôi đứng gần Lê Phúc, cựu phóng viên đài truyền hình BBC, cũng là người ngoại khoá, lạc vào chốn vui kè này, như tôi, thế là Bá Nha gặp Tử Kỳ. Tôi cũng được giới thiệu  và được biết những cựu sĩ quan khoá !4 phụ  (Đà lạt), từ xa về họp, như Phạm huy Sảnh * từ Seattle , WA xuống, Vũ huy Ninh và Nguyễn khắc Điều mang theo cháu ngoại họp  khóa, với ông, bà từ quận Cam lên.  Từ San Diego CA, cũng có các anh Trần Tom ( cái tên Tom, nghe như tên người Mỹ, thực ra 100% việt, từ khi chào đời).  Nghe như tiếng trống cô đầu, vì biết đâu, anh chả còn một chú hay một cô em gái, mang tên Chát) Trần gia Hội, ông già lúc nào cũng ngất ngưởng say, nhưng, lai xe vài trăm miles, như không.  Trần Điền, người đã ôn tập cho chúng tôi môn chiến thuật trong khóa Bộ binh cao cấp tại Trường Võ bị Thủ đức, từ những năm 1971.  Tại địa phương, các anh đồng khóa như Nghiêm kế, Vũ thượng Đôn, Bùi quý Chiến ( tức Chiến điếc) đóng góp rất tích cực, nếu không, cuộc họp khó thành.
----
* cựu trung tá Dù, tửng chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến quốc gia, thời điểm 1967.[BT]

Trong bữa ăn tối 3.7.1004 tại quán Minh's của Hùng Sùi, tôi  lại gặp như Hảo, phụ trác h đài phát thanh Mẹ Việt nam, chị muốn phỏng vấn tôi, nhưng, có điều gì đâu để mà nói.  Chị vẫn trẻ như xưa, nước da trắng bóc, như hồi ngồi trông tiệm bán băng nhạc tại Thương xá Tam Đa, Saigonv.  Đất nước loạn sau 1975, chị không đi Mỹ cùng phu quận [nhạc sĩ] Phạm mạnh Cương].  Hiều năm sau, chị mới tới Hoa Kỳ, và, trở thành bà Phan thiện Vinh.  Anh Vinh cũng ở Khoá $ phụ, không biết mùi chinh chiến ở Việt nam, bới là,  sĩ quan liên lạc tại Washington từ thập niên 60.(...)


                                                             ***

\Từ khi còn ở Việt nam, trong những ngày thất nghiệp, sau khi ra khỏi nhà tù, tôi qua nhà Lê văn Trọng  ở đường Nhựt Tảo ( chỉ cách nhá tôi vài trăm mét*) , và, Trần quang Mẫn ở Alhambra, Cali, tôi quen thêm nhiều anh em trong khoá này.   Anh Nguyễn quang Hoàng khóa  14, sống với tôi đâu khoảng nửa năm trện đất Mỹ-  mà 20 năm về trước, cùng theo học các kháo chuyên môn tại Fort Gordon GA và Fort Bragg, NC . Nhà anh ở đường Nghĩa Phát, cắt ngang đường Nguyễn văn Thoại, cũng gần, nghĩ anh cũng thoát được như anh Mẫn, vì 2 người ở gần nhau.  Nghi lại cũng thấy lẩm cẩm, đâu cứ phải ở gần nhau thì phải đi cùng nhau, sao?  Có chuyện, cùng ở một ngôi nhà, mà, kẻ đi, người ở chẳng biết ý nhau.

 Nhà thơ Du tử Lê ( tục danh đại úy Lê cự Phách ,cùng làm việc với tôi, mà, chiều 29- 4 -75, không thấy mặt anh- lúc đó, tôi là trưởng phòng Thông tin & báo chí/  cục Tâm lý chiến.  Nhiều người cho rằng anh đã chết trên cầu Rạch  Chiếc,trên xa lộ Biên hòa, vì, từ nhà, ở làng Báo chí, tới sở làm, đi qua  gần cầu này- và trận giao tranh cuối cùng, trước khi cộng sản  tới thủ đô Saigon, để lại trân cầu một số xác thường dân.  Mấy ngày sau, gặp vợ Du tử Lê, chị ta củng hỏi tôi tin tức chồng chị," Em chắc nhà em chết và mất xác rồi! Em chờ 1, 2 tháng, nếu không thấy tin tức gì, em cho các cháu đi Pháp, vì em có quốc tịch Pháp".

 Vài năm sau, anh chị Du tử Lê gặp nhau tại Mỹ, để rồi sau lại chia tay nhau ở Mỹ. " Tương phùng là để biệt ly/ Biệt ly là một lòng đi qua lòng " ( thơ Trần huyền Trân).

     Mãi 1 năm sau, trong một bài tâm sự trên báo, chị vợ Lê cự Phách mới kể cho mọi người biết: chiều 29. 3. 74, chị đã khuyên chồng đừng lo lắng cho vợ con, và, khuyến khích anh tìm đường rời khỏi Việt nam.  Anh đã đi thoát, một mình !  Chị kể rằng: trước sự tan vỡ của gia đình chị sau này, 2 bên họ hàng thường cho rằng, quyết định khuyên anh lên đường đêm 29 tháng 4 , là điều lầm lỗi lớn nhất trong đời chị.  Khi đó,[đối phương] ở ngay sát cạnh mình, rối bời tâm sự, khi chị nói rằng chồng chị đã chết, tôi cũng tin là thật, mặc dầu trong lúc nhiễu nhương, có ai dám nói thật gì với nhau, ngay cả với người thân thuộc.) 
-----
*  căn  nhà  cựu thiếu tá Đặng trần Huân nằm trên  đường Bà Hạt (Saigon 10). Luật qui định, từ cấp thiếu tá trờ lên , khi được phép xuất cảnh, nhà ( nếu có) phải trao  lại cho nhà nước .  Sau, căn nhà này được giao cho một giáo sư, viết sách biên khảo ( tôi quên tên), và đọc thấy ở một  bài báo nào đó, tác giả Đặng trần Huân nhắc lại chuyện này, mạt sát ' giáo sư cướp của, lấy nhà"- tác gỉa  hết sức  khổ tâm, vì căn nhà này,  do tiền gom góp  gia đình  dành dụm mới tậu được. (BT)


                                                                     ***

(... ) - tạm lược khoảng 2 trang  rưỡi. (BT )

Tôi nghĩ tới khóa của tôi.  Hồi tưởng lại về những tháng cuối năm 1953, khi đất nước đã chia thành 2 phe: Quốc, Cộng, nhưng, ranh giới chưa chính thức,  rõ rệt.  Thanh niên đang được động viên đi học sĩ quan tại Thủ đức.   Tôi cũng là một trong số những người sẽ phải đi trình diện, mà, lòng không muốn xa nhà, xa người yêu.  Đúng dịp, bộ tư lệnh Bảo chính đoàn  tổ chức thi tuyển sinh viên cho khóa Tác động Tinh thần  đầu tiên-   tôi nộp đơn.  Và sau đó, cũng gần 700 thí sinh dự thi viết, rồi chọn được 50 người thi, tôi đứng đầu danh sách người trúng tuyển.  Anh Lưu danh Du đứng thứ 2, khu khám sức khoá, đa số đám thư sinh này, anh Du và tôi, trong số người bị loại, vì pignet phải 42 trở xuống. Về sau, bộ tư lệnh đặc biệt giàm pignet xuống lấy mức 45 làm chuẩn. Tôi được chọn, còn anh Du bị loại, pignet tới 47.  Về, sau anh Du cũng hoạt động trong ngành tâm lý chiến, làm việc tại Úc và Nhật bản.

 Năm mươi thí sinh trúng tuyển kỳ thi  viết, qua kỳ thi nói , bốc thăm diễn thuyết về một số đề tài chính trị, chỉ lấy 45 người để dự lớp huấn luyện ngay tại  trụ sở trung ương đoàn, trên đường Quán Thánh, Hà nội  . Giảng viên, ngoài môn quân sự, có các giáo sư, như Nguyễn tường Phượng, Lương danh Môn, Hồ hán Sơn ... Sau khóa học, người đỗ đầu là cựu trưởng ty thông tin tỉnh Nam định, Nguyễn thi Sỹ, mang cấp bậc thiếu úy - còn tất cả là chuẩn úy.  Khóa của chúng tôi khai giảng, lúc khóa 5 Bảo chính đoàn đã học quân sự được nửa khoá tại Bình động, Kiến an. Vì vậy, ai hỏi chúng tôi học khoá nào, chúng tôi trả lời Khóa 5 rưỡi.  Tôi nghiệp, mỗi người được phân phối đi một tỉnh, và, 3 tiểu đoàn dã chiến.

Su hiệp định Genève, chỉ còn hơn 10 người vào Nam.  Phan Nghị không đi theo đơn vị, mà tới khi gần hết hạn di cư [cuối tháng 8.1955], mới tới trình diện, bị gíang xuống Binh 2. Phan Nghị xin giải ngũ, làm đài phát thanh, viết báo. Nguyễn mạnh Côn cũng vào Nam, nhưng bị giải ngũ từ ngoài Bắc, khi anh thú nhận là nghiện thuốc phiện.  Về sau, Nguyễn mạnh Côn mang lon thiếu úy đồng hóa, phụ trách nguyệt san Chỉ đạo/ nha [Tác động tinh thần] bộ Quốc phòng.

[Sau 30- 4-75, đổi chủ] , các bạn  khóa tôi co`1 vài người xuất cảnh. Chánh án Nguyễn sĩ Hiệp ở Garden Grove CA, Ngô mậu Lâm ( con chưởng lý Ngô khánh Thục) ở Gretne CA; Nguyễn văn Thiện ở Miami, Phạm đức Ban ở Buena Park CA; Vũ  Tăng ở Canada, và, tôi ở  East of Los Angeles..

 Nguyễn thi Sỹ đã lên danh sách HO, nhưng cuối cùng ở lại, cùng cô con gái út lấy chồng vào giờ chót.  Phan Nghị quyết định ở al5i từ lâu, vì anh cộng tác với bán nguyệt san Kiến thức ngày nay ở tp HCM, với lương hậu hỹ.  Nguyễn mạnh Côn đã tuyệt thức chết trong trại cải tao.

Sĩ quan Bảo chính đoàn qua đời,  đó là cựu trung tá Đỗ duy Nhượng ( nguyên chỉ huy trưởng trung tâm Yểm trở Tiếp vận tiểu khu Phước tuy)  mất ngày 21.11. 1995...

     (...) - tạm lược bỏ gần 1/2 trang. BT


                                                                  ***

Chẳng gì, thì,  Bảo chính đoàn cũng có tới 7 khóa sĩ quan, chứ ít đâu! Từ khoá 1 tới kháo 6 quân sự và Khóa 5 rưỡi/ Tác động tinh thần.

                               Thế là tôi sẽ có dịp họp mặt
                                Để khỏi phải đi ké, đi hoang !

            THÁNG MƯỜI 1996
          đặng trần huân

                 ( sđd : tr.   69-80)








Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

về kinh bắc/ hoàng cầm - cứ tạm cho là " thơ tân tượng trưng? đi "- bài viết: hoàng hưng


              về kinh bắc/ hoàng cầm  
         cứ tạm cho là 'thơ tân'tượng trưng' đi?
               hoàng hưng

Có một bài thơ Về Kinh Bắc, không nổi tiếng với công chúng rộng, nhưng được đánh giá cao trọng, trong giới bạn thơ của tác giả , và, cũng là một trong những bài tâm đắc nhất của ông. Tôi nghĩ bài này chứa đựng những gì là Hoàng Cầm nhất, trong giai đoạn trở Về Kinh Bắc,  của hoài niệm bằng con mắt mộng-thơ [ở]cuối thập kỷ 1950

         Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh, 
         đi mãi tìm sim chẳng chín 
         Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
          gặm cỏ mưa phùn
          Dòng dã gọi về đồng sương
          Đôi ba người lận đận
          Đêm nay mẹ chẳng về chuồng
          Ta, con chào mào khát nước
          về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm
          Cây ổi giơ xương
          chống đỡ mưa dông sập và đánh úp
          Ô này tám đỏ ra hoa       
          Ta con chim cu về gù rặng tre
          đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
          đưa mộng lành những phương trời lạ
          về tụ nóc cây rơm
          Ta ru em
           lớn lên em đứng tìm mẹ phía cơn mưa
           Ta con phù du của trời chật chội
           Đứng canh bèo đo gió lặng tìm sao
           Uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
           vừa rụng chiều nay
           dềnh mặt nước hương sen
           Ta soi
           chỉ còn ta đạp lùi tinh tú
           Ngủ say rồi đôi cá đòng đong

Bài thơ kết thúc Về Kinh Bắc.  Bài thơ làm nên tất cả Nhịp cuối trong cuộc tuần du 8 nhịp. Tôi qua 7 nhịp, từ những kim môn thủy hỏa thổ , qua những trang kiếp trước, giũ bụi gia phả, qua những hội hè Kinh Bắc -- cuối là trở lại Về với Ta.

Về với Ta, là , về với những tiền kiếp chăng ?  Kiếp con bê vàng, con chào mào, con chim cu, con phù du- đều là những con vật bé bỏng, yếu đuối của lang quê Bắc bộ.

Mở đầu,  gặp lại chủ âm bơ vơ vô vọng của kẻ đi tìm, nhưng không bao giờ gặp cái mình tìm, chủ âm day dưa qua nhiều bài 'chị-em' ( lá diêu bông tưởng rằng tìm thấy, thì, chị bào không phải, xin chị một quả (ổi) chín , thì, quả chín  quá tầm tay, xin chị một quả xanh, thì, quả xanh chim khoét thủng.

Bây giờ là con bê vàng đi tìm sim chẳng chín.  Con bê đi lạc, con bê đi tìm vô vọng, rồi đành nằm xuống gặm cỏ mưa phùn ( ai từng sống ở miền bắc, mới thấm thía với cái lạnh triền miên, tê tái ,thấm xương của mưa phùn tiết đông xuân.) - cuối cùng cất tiếng gọi một cách tuyệt vọng, gọi, đã biết, sẽ chẳng có lời đáp, vì, mẹ cũng đã lạc bước đâu đó mất rồi," Đêm nay mẹ chẳng về chuồng".  Nỗi ám ảnh thiếu mẹ, lạc mẹ,  mất mẹ- là chủ âm của khổ thơ đầu, lãng đi, qua 2 khổ thơ tiếp, lại chỗi lên trong mấy câu thơ, như ở đâu rơi vào giữa chừng bài thơ :

       Ta ru em 
       Lớn lên em đừng tìm mẹ
       Phía cơn mưa

cho đến bây giờ, sự bí ẩn của khổ thơ vẫn còn nguyên, không ai giải thích được, tại sao em lại đi tìm mẹ phía cơn mưa. Không giải thích được, chỉ biết câu thơ làm ta não hết cả lòng, ta lập tức hình dung,[vào] một buổi chiểu trên canh đồng mênh mông, cả một phía  trời, cơn mưa đen ngòm, có một con bê, hay một thằng bé, con bé, lủi thủi đi tìm mẹ, mà không biết tìm ở đâu?    Tất cả chúng ta, ai mà chẳng có  một con bê, một đứa bé như thế ở sâu thẳm trong lòng.  Thơ Hoàng Cầm ở giai đoạn này, thường vẽ ra, gợi ra những nỗi bơ vơ tội nghiệp như thế đấy. 

Rồi, những liên tưởng không thể không phát động.  Có phải một thời người ta cứ đi tìm cái thứ lá diêu bông nào đó ( diêu bông :phiêu diêu+ bông lông) không ai biết rõ,  không bao giờ thấy, người ta lầm lạc, cố nhào ra phía cơn mưa ,mà, đi tìm mẹ.  Và, nhà thơ có kinh nghiệm cay đắng  đời mình, phải thốt lời nhắc nhở, " Lớn lên em đùng tìm mẹ phía cơn mưa" .  Nhắc em, nhưng hình như, đúng hơn, tự nhắc mình, tự nhủ  phải lớn lên nhanh, khỏi cái thời bê vàng ngơ ngác.  Lời nhắc là một lời tổng kết nhân sinh.

Ở bài này, ta cũng cũng gặp lại những thi-ảnh đẹp, và, là nhìn thấy ở khâu nhập (Nhịp Một) của một quê hương khắc nghiệt, mà vẫn hiền hòa, thơ mộng, đầy mầu sắc cổ tích :

            Cây ổi giơ xương
            chống đỡ mưa dông sập và đánh úp
            Ô này tám đỏ ra hoa
            Ta con chim cu về gù rặng tre
            đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
            đưa mộng lành những phương trời lạ
            về tụ nóc cây  rơm

Rồi,  như thế để bộc lộ sự đa dạng của con người tác giả, và, lại hòa mình trong con
phù du ( xin thưa ngay rằng" ở đây có sự lầm lẫn về tên gọi, có thể có gốc từ vùng quê tác giả, con phù du mà tác giả nói đến chính là con nhện nước.)  Điều này, người viết
[Hoàng Hưng] đã hỏi kỹ tác giả, và, được ông minh định :

            Ta con phù du ao trời chật chội
            Đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao
            Uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
            Vào rừng chiếu nay 
            Dềnh mặt nước hương sen 
            Ta soi
            chỉ còn ta đập lùi tinh tú.

Chú nhện nước bé bỏng, mong manh, bỗng làm ngay một thế đứng giữa trời, khát vọng tầm vũ trụ, đồng thời cúi xuống những giọt nước mắt.  Câu thơ bi-hùng một cách tội nghiệp.  Để ... cuối cùng, chìm theo vào giấc ngủ lờ đờ của đôi cá đòng đong!

           Ngủ say rồi đôi cá đòng đong

Nhạc điệu , và, thơ Hoàng  Cầm [ở đây biểu hiện] một cách điển hình, dan díu, đón đưa buông bắt, có thể hiện ra tất cả hồn quan họ về tiết tấu, và, sự hòa hợp các âm chữ trong thể thơ tự do không vần.  Tôi hình dung một hình thức âm nhạc,  [chẳng hạn điển hình ở] bài  này, làm bè chủ phối với khí nhạc  (chứ không  phổ nhạc)- đó,  mới  là 'Hoàng Cầm ca'.

 Sức quyến dụ của nhạc thơ hòa với sự mờ mờ, tỏ tỏ- đôi khí bí ẩn của ý thơ -  nhất là của một số thi-ảnh gần như là biểu tượng, đã tạo nên sự ám ảnh, khêu gợi của những bài thơ thành công - nhất là Về Kinh  Bắc [chẳng hạn]- ( riêng bài này, ta có một Hoàng cầm của thi pháp' tượng trưng 'thời mới- tôi [Hoàng Hưng] tạm  đặt tên 'thơ tân tượng trưng'. []

      hoàng hưng

< văn chuongviet.org> - tựa chính của tác giả " Về với Ta ". 


VÀI HÀNG TIỂU SỬ

- tên thật Hoàng thụy Hưng.
- sinh 24-11- 1942 tại Bắc ninh (Bắc bộ)
- năm 1960-61, tình nguyện lên Tây bắc phục vụ
  trong quân đội( dạy học cho sĩ quan,trình độ cấp 1).
- tốt nghiệp khoa Văn, đại học Sư phạm Hà nội 1965.
- dạy học cấp III ở Hải phòng ( 1965- 1972)
- phóng viên các bào 'Người giáo viên' 1973-82).
- bị bắt giam và tập trung cải tạo tù, vì tội trạng'lưu truyền     văn hóa phản động"- từ 7 tháng 8 năm 1982 tới 29 tháng 10 năm     1985).
- phóng viên văn học báo'Lao động', từ 1990- 2003- nghỉ hưu). 

   tác phẩm :

- Đất năng ( chung với Trang Nghị, nxb Văn học,Hà nội 1970)
- Ngựa biển ( thơ - nxb tp. HCM, 1988)
- Người đi tìm mặt ( nxb Văn hóa-thông tin, Hà nội 1999)
- Hành trình( nxb Hội Nhà văn, Hà nội 2005)

- một số bài thơ được chuyển ngữ qua tiếng Pháp, Mỹ, Đức,
  Canada, Hungary, Hà lan.

- dịch giả một số tác phẩm văn chương ra việt ngữ.
- năm 2003, được mời sang Pháp, Mỹ v.v...,  nói chuyện văn         chương.

- tự bạch,

  "... tôi bị [bắt], vì khi tôi cầm trong tay tập thơ  bản thảo 'Về Kinh bắc'/ Hoàng  Cầm ( 1982), từ tp. HCM ra Hà nội, ( Hoàng Cầm [ký] tặng tôi bài thơ ( bản thảo
  viết tay) 'Về Kinh bắc.')  -  bị kết án lưu truyền văn hóa phản động".
   [] 

              
                

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

hồi ký nguyễn đăng mạnh : hoàng cầm

hồi ký nguyễn đăng mạnh
hà nội 2008

                                                       hoàng cầm
                                                        nguyễn đăng mạnh

Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào chân dung Hoàng Cầm người và thơ.  Giờ, tôi chỉ chép lại 2 câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra.

1. Chuyện tiết mục quan họ bị đả đào

 Năm 1954, chiến thắng Điện biên phủ,  lúc đó, Hoàng Cầm phụ trách đoàn văn nghệ quân đội, thuộc Tổng cục chính trị.  Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc  Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí, xem vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.  Đang diễn,  thì, ở  một góc hội trường, bỗng có một đám bộ đội đứng dậy, hô đả đảo.   Chỉ huy đám bộ đội này là một sĩ quan nổi tiếng anh hùng lúc bấy giờ,
tên là Thái Dũng.  [Quân] Pháp rất nể nhân vật này, gọi anh capitaine Manchot (đại úy cụt tay). Thấy Thái Dũng hô lớn, " Trong quân ngũ không được hát hỏng nhảm nhí.  Đi xuống !"*

Đám văn công sợ quá, vội hạ màn.   May có Nguyễn chí Thanh can thiệp, ông nói , đại ý, " Chúng ta chiến đấu vì độc lập tự do cho tổ quốc, nhưng, cũng vì điệu hát này đấy !".* [Và], ông ra lệnh cứ tiếp tục biểu diễn.  Nhưng, các diễn viên mất hết tinh thần, không còn bụng dạ nào àm diễn được nữa.

Chuyện này giải thích trong chiến tranh, vì sao, tình yêu trái gái, bị coi là lãng mạn, tiêu cực, một đề tài văn học mà hồi ấy phải kiêng kị.

2. Tố Hữu ra lệnh bắt Trần Dần.

Hồi Hoàng Cầm cho in tập Giai phẩm mùa xuân có đăng bài của Trần Dần, Tử Phác.  Tố Hữu bèn triệu tập mấy người đến họp.  Hoàng Cầm, Văn Phác  (phụ trách tổ chức của bộ  Văn hoá), Tố Hữu, Chế lan Viên cầm  Giai phẩm mùa xuân [giơ lên], hỏi mọi người, " Các anh thấy tập sách này thế nào? ". Không ai dám trả lời, vì, không đoán được ý của Tố Hữu.  Chế lan Viên nhanh trí, đoán trúng ý thủ trưởng, " Cuốn sách này đại phản động !".  Tố Hữu hỏi Văn Phác,
 "  Hiện nay chúng nó đang ở đâu ?" - Văn Phác, " Thưa, các anh ấy đi thực tế ở Yên viên ". Tố Hữu [ra] lệnh, và, Hoàng Cầm còn nhớ: chỉ có 6 tiếng : " , Gọi nó về, bắt lấy nó !

Thế là, Văn Phác làm giấy tờ để bắt Trần Dần và Tử Phác.   Và đấy là lời Hoàng Cầm thuật lại.

Chiều hôm ấy, có một xe ô- tô nhà binh đến  Yên viên.  Trần Dần, Tử Phác được gọi đến, lập tức bị bịt mắt- Trần Dần thấy trên xe có lính mang súng, lưỡi lê tuốt trần,   Hoàng.Cầm kể, Trần Dần là tay có thần kinh rất vững *. Anh ta bình tĩnh lắng nghe, để đoán xem, xe đi hướng nào.  Qua một cái  cầu dài, thế là đã vào Hà nội. Nhưng, xe lại chạy lòng vòng khá lâu, thế rồi lại đi qua Hà nội-  đến một chỗ nào đấy, rồi  đỗ lại.  Người ta dắt Trần Dần, Tử Phác đi xuống một địa điểm ở sâu dưới đất, vì, cứ thấy đi xuống nhiều bậc, xuống mãi. Trần Dần nghĩ bụng,  chắc bị thủ tiêu. 'Thủ tiêu ở đấy thì bố ai biết được '?*  Coi như mất tích, anh tìm cách phải lên được mặt đất.  Sáng ra, thấy nơi đấy là một cái hầm được đào sâu ở dưới đất, ánh sáng lọt xuống từ nóc hầm, qua một ô cửa sổ có chấn song, ở trên, thoáng nhìn, có một anh lính gác.  Trần Dần thấy trong hầm có một cái phản gỗ, một bình nước.  Anh kéo cái phản ra một chỗ, ánh sáng từ trên nóc hầm rọi xuống, cởi áo ngoài, để phơi áo sơ-mi trắng bên trong, lấy cái lưỡi lam mỏng trong túi, rồi nằm ngửa trên phản, lấy lưỡi lam cứa vào cổ, máu phun ra ngực áo, rồi giẫy, đạp ầm ầm, cốt cho anh lính gác nghe thấy.   Anh lính gác nhìn xuống, thấy thê lương quá. " Nó tự tử, phải cấp cứu ngay".* 

Một lát sau, cửa hầm đực mở tung, người ta đưa Trần Dần đi cấp cứu, ở một bệnh viện gần đó. Té ra là một bệnh viện ở Hà đông, May cho Trần Dần, vớ được người quen, bèn, viết mẩu giấy nhỏ, đưa đến Tổng cục chính trị, nới công tác. [Thủ trưởng]  Nguyễn chí Thanh lập tức đến bệnh viện, ra lệnh tha ngay Trần Dần và Tử Phác.

Hoàng Cầm rất phục Trần Dần, '"thằng cha thần kinh rất vững" *- Hoàng Cầm từng bị bắt giam .( vì, Hoàng Hưng  có ý định đưa bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc đưa sang Pháp in) . Hoàng Cầm nói tiếp, " Tôi nhát lắm, mọi tội nhận hết" .( hết hạn tù, được tha, còn xin ở lại, vì, chưa kịp viết kiểm  thảo-   lời Tô Hoài thuật lại cho tôi biết.) Sợ nhất là ở trong tù, nghe có tiếng phát ra đều đều, không biết từ đâu, " Khai thật đi,  khai thật đi... Khai thật, rồi về với vợ con!"*

Chuyện nghe, khá sợ- một hình thức khủng bố về tâm lý.  Chẳng biết Hoàng Cầm có thêm thắt gì vào' sự thật ấy không" . Nhưng, quả là đáng sợ thật, vì đôi khi Hoàng Cầm cũng hay tưởng tượng thêm ra , thêu dệt [cho lâm ly].


                                                             ***

Ai nấy đều thấy, thế giới nghệ thuật thơ  Hoàng Cầm là Kinh Bắc (thời xưa). Đó là quê hương của ông, và, cũng là quê hương nghệ thuật của ông, nơi hồn thơ,[mà]ông thường lẩn quất đi về.  Rời Kinh Bắc là Hoàng Cầm hết thơ.  Mà phải là Kinh Bắc ngày xưa. Kinh Bắc của núi sông,  đồng ruộng miền bắc, từ thời Ỷ Lan nhiếp chính, từ thời nhà Lý mất ngôi,  từ thời bà chúa Chè về với Trịnh Sâm- sau đó, lưu lạc nơi đâu không rõ, khi Trịnh Sâm qua đời,[thì]  Kiêu binh nổi  [loạn]. Một quá khứ đau buồn. Một nỗi buồn vương giả. Cho nên, Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm vàng son,  diêm dúa, lấp lánh châu ngọc, là xiêm y xanh, đỏ, là vũ đạo uốn éo, là tiếng hát cách điệu  ý ới, ý a...!* Không phải ngẫu nhiên mà  Kim Lân, Tô Hoài, Lê Đạt, cho thơ Hoàng Cầm là vàng mã, trang kim.  Nhưng mà buồn, là sự tàn tạ, là cõi  xa xăm của lịch sử đau thương của những triều đại suy vong.

Một đặc điểm nữa cũng dễ thấy, ở chỗ : Hoàng Cầm nặng về âm tính, nói rõ hơn là 'rất đĩ', ...ông thường cố tình lập đi lập lại những hình ảnh gợi dục: ' môi trầu đờ đẫn', " ngực yếm phập phồng','bầu vú lửa', ' tóc xiêm' * ...-  [ mà nhà văn] Kim Lân khó chịu, cho là  thưỡn thẹo, già mà tình tứ, dơ dáng .*..

Nhưng, thơ Hoàng Cầm chỉ thật sự là thơ - khi có  cảm xúc chân thật, lời thơ tuôn trào theo bản năng tự nhiên - hễ ông cố gò theo lý trí, thì thơ chỉ có xác ( xác Kinh Bắc và cà cả xác tình dục), chứ không có hồn.  Nguyễn đình Thi, Huy Cận cho :  ' thơ Hoàng Cầm là trò chơi chữ, là chữ nghĩa hình thức.'  

 Đọc thơ Hòang Cầm giống như tiêu tiền :  những đồng tiền lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Nhưng, lẫn vào tiền thật, có vô số tiền giả Đúng thế !Thơ Hoàng Cầm có vàng bạc thật ( siêu thơ-  tôi nói vậy ) và, có không ít vàng bạc giả."

----
*  chữ nghiêng của BT

      nguyễn đăng mạnh

      ( Sđd: tr. 72- 74)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

nhà văn hậu chiến : 1950- 1956: phan minh hồng (1932- 1972)

nhà văn hậu chiến - 36- thếphong
đại năm văn hiến, saigon 1959

                                            phan minh hồng ( 1932- 1972)
                                                            thế phong
 c
Tên thật Phan văn Đường.  Sinh năm 1932 ở Hà tĩnh,  từng học ở Chủng viện Xã đoàn ( Nghệ an).  Năm 1952  bắt đầu làm thơ, và nổi danh sau ngày phân chia đất nước, 1954.  Đã xuất bản :  Mùa giao cảm ( Cửa ngõ nước Việt, 1956), Vượt sóng ( Lam Hồng, 1957), ...  Thơ Phan minh Hồng chưa có bản sắc độc đáo như thơ Thanh Thuyền, Hoàng trúc Ly..; nhưng, thơ có đường độc đáo khác, thám hiểm biển cả, ( lính hải quân VNCH)

 Mùa giao cảm, tập thơ đầu tay, phản ánh  đoạn đời niên thiếu , thi phẩm nổi hơn  là Vượt sóng.  Thơ nói về biển cả, ở đây, không cố định cái neo, chiến hạm, biển, sóng , mà biểu hiện  nỗi yêu thầm lặng biển cả.  Hình ảnh của biển cả trong thơ tác giả  dịu dàng,  người đọc tưởng nhớ, yêu thêm  đại dương mầu xanh -   ông, người làm thơ đầu tiên khai thác biển cả trong thơ mãnh liệt, có sức sống hòa hợp với con người.  Tuy,  thi phẩm Vượt sóng chưa đủ làm thoả mãn người đọc hoàn toàn, nhưng, hình ảnh bản sắc thơ nói vể biển cả của ông đã có giá trị ở một tầm nhất định.

Trích  đoạn :

                                                    QUÊ EM

                                                    (...)
                                         Tới  Manila thủ đô
                                         Vẫn những ruộng đồng
                                         Lúc trĩu bông vàng no ấm
                                         Vẫn những dòng sông
                                         Tháng ngày truyền muôn sức sống
                                          Những bãi mía xanh cây tím
                                          Ủ ngọt tình thương
                                          Nhưng dãy tre làng lả ngọn
                                          Khói lam chiều vờn quanh mái tranh
                                          Vẫn những đàn em quê nho nhỏ
                                          Cỡi trâu nghe chim hót trong cành
                                          Vẫn những tháp thánh đường cao vút
                                          Anh thầm nghe lời nguyện ước cầu kinh
                                          Những hồi chuông ban trưa văng vẳng
                                          Là ngọn cỏ lan mãi tới trời xanh
                                          Anh đã gặp nguy nga tráng lệ
                                          Nhà cao đường rộng kinh thành
                                          Người như nêm và rừng xanh đỏ
                                          Hân hoan trong cuộc sống đang lên
                                          Nghĩa là anh đã gặp quê anh
                                          Trong những nét quê em yêu dấu.

                                           Em ơi ! đời anh đời chiến đấu
                                           Ghé quê em tìm hiểu nghĩa yêu thương
                                           Rồi ngày mai qua sóng gió quê hương
                                           Anh lại quay về Việt nam đất mẹ
                                           Sẽ nhớ người em Phi nhỏ bé
                                           Yêu bao nhiêu khi môi hé Việt nam
                                           Việt nam anh đây tình thắm hân hoan
                                           Anh gửi em qua lời thơ tha thiết
                                            Anh nhớ lời em : chiều hôm chia biệt
                                            Chẳng buồn nhiều mà sao đã nao nao
                                            Sẽ gặp nhau xin hẹn một hôm nào.

                                              1957
                                                                            TRÍCH BÁO ' LUYỆN THÉP'

                                              PHAN MINH HỒNG.

                                                 ( kỳ sau: Hà liên Tử +  Kiên Giang-Hà huy Hà)

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

đôi bài thơ chưa đăng của cố thi sĩ mai trung tĩnh [1937- 2002 usa] - đinh bạch dân giới thiệu


               
                                  đôi bài thơ chưa đăng 
                                 của cố thi sĩ mai trung tĩnh 
                                                      đinh bạch dân


                                    1. LẠI NHỚ VỢ GIỞ THƯ RA ĐỌC
                                            GỬI THẢO, VỢ YÊU QUÝ CỦA ANH

                                    Hôm nay lại chủ nhật rồi  
                                    Bao nhiêu chủ nhật anh ngồi nhớ em
                                    Nhớ nhiều chỉ giở thư xem
                                    Đọc cho hết chữ, đọc dăm bẩy lần 
                                     ..................................
                                    Thương em tự trách cúi đầu 
                                    Thôi bao chuyện cũ xin vào lãng quên 
                                    Giờ anh cần một niềm tin
                                    Làm sao sống nổi bình yên trở về 
                                    Nên dù tủi nhục ê chề
                                    Hết cơn tù tội gặp người vợ xưa 
                                    Và quên những chuyện bây giờ 
                                    Quên đi quên hết giấc mơ dị kỳ 
                                    Đời anh mất chẳng còn gì 
                                    Chỉ còn hơi thở thầm thì trái tim 
                                    Anh dành tặng cả cho em  
                                    Hỡi người yêu dấu vợ hiền của anh 
                                    Mai kia trái đất tan tành
                                    Hồn anh vẫn nhớ mối tình của em .

                                   * MTT VIẾT TRONG LÚC ĐANG Ở TRẠI CẢI TẠO ĐỢT NHẤT. 
                                                KHÔNG THẬY GHI  NĂM NÀO ?  [VŨ THỊ THẢO]


                                                           2. MAY MÀ CÒN MỘT CHÚT NÀY ĐÂY
                                                                                               GỬI THẢO

                                                           Anh trở  lại mái gia đình êm ấm
                                    Vẫn còn nguyên : em và cả các con
                                    Lòng chung thủy đã thời gian thử thách
                                    Công ơn này anh biết trả sao đây ?

                                    Anh nghĩ lại những năm còn khốn khó
                                    Bao nguy cơ chờ bẫy sập đời em
                                    Nhưng can đảm một tay mềm chống đỡ
                                    Không xảy ra mà lại vững vàng thêm

                                    Cảm ơn em, một con người qúy hiếm
                                     Những công danh phù phiếm cả mà thôi
                                     Đây mới thực cái gì cần nói đến
                                     Sau bao nhiêu lỡ dỡ nát tan rồi !

                                                    1982
                                                                 KỶ NIỆM NGÀY ĐẦU TIÊN SAU 7 NĂM XA CÁCH.
                                                                 [SAU KHI] ĐI TẬP TRUNG CẢI TẠO.

                                     mai trung tĩnh

     

    Lời dẫn

"   Nghe đi, vợ anh Mai trung Tĩnh ở Mỹ gọi cho anh"- vợ tôi nói vậy.  Có thề đã gần 20 năm,  lần đầu, tôi được nghe lại giọng nói quen xưa.  Chị cho biết đã đọc một bài viết về Mai Trung Tĩnh của tác giả Trần áng Sơn ( đã qua đời ở tp.HCM 18.5.2014), do Thế Phong đăng trên web Thếphong.  Ấy là, một bài được trích dẫn trong bộ sách gồm 3 tập, Trần áng Sơn viết về một số văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa, trong đó,  dẫn chuyện tình giữa MTT và nữ thi sĩ  Lê thị Ý ( 1939 -    ).  Dư luận chung chung, chỉ biết MTT không lấy Lê thị Ý, vì , bà mẹ thi sĩ chê gia đình Ý nghèo - sau khi MTT lập gia đình, Lê thị Ý bỏ Saigon, lên Pleiku buôn bán, sau đó về lại, đủ tiền xây một căn  nhà lầu  ở  39 Nguyễn thiện Thuật, Saigon 3.  Nàng  Ý vẫn' phòng không' cho tới  nay   Có thể, sự rạn nứt giữa 'cặp tình nhân này' , từ khi Nguyễn thiệu Hùng bị gọi động viên, khóa 16 Trường Võ bị Thủ đức( cùng khoá văn sĩ Nguyên Vũ-Vũ ngự  Chiêu). 

 Chủ nhật bị cấm trại, không được về phép , nằm trại bơ vơ một mình, không ai tới thăm, người yêu mất tăm trong chốn bụi hồng. Không thể lấy vợ  cùng nghiệp làm thơ , một kẻ làm thơ đã đa đoan, rước thêm một nữa, thì đa đoan gấp 2.  Và, gặp một cô nàng cùng ngõ nhà (đường Võ Di Nguy- nay Phan đình Phùng, quận Phú nhuận), chỉ  mới nhìn thôi,  đã không thể ăn ngủ bình yên.  Bèn, viết một lá thư tình,  tình tang cùng cô bé 'xinh xinh rợn đẹp tơ hồng' ấy, không hiểu sao đứa em đưa thư , nàng bằng lòng nhận.  Cảm ơn Chúa! ( MTT là tín  hữu Công giáo).  Thế rồi, nên vợ chồng, thi sĩ trung úy Nguyễn thiệu Hùng làm lễ thành hôn cùng cô Vũ thị Thảo vào 1967, sau 3 năm làm quen.

 Biến cố 30 tháng 4, 1975,  đại úy Nguyễn thiệu Hùng, trưởng ban chương trình đài Tiếng nói quân đội, bị tập trung, đi học tập cải tạo lần 1.- khoảng 7 năm"- lần 2,  vì tội 'làm cách mạng chống đối', gồm thi sĩ Vương đức Lệ + Thái  Thủy +  nhà lý luận chính trị  Châu Sơn-  thêm 1 lần học tập nữa.  Được trả tự do, 3 trong 4 sang định cư ở Huê Kỳ ( nay, 3 đã qua đời) -  riêng  nhà lý luận Châu Sơn (1933-      )  còn ở  lại quê nhà, sáng thức dậy, vật vờ  trên chiếc xe lăn, nhớ bạn,  thương thân, nhớ đời !

     ĐINH BẠCH DÂN
      SAIGON, JUNE 14, 2014


Phụ lục : Một bức thư tay , phu nhân cố thi sĩ  Mai Trung Tĩnh gửi từ Maryland ( Priority mail/  United Postal Service/$24, 75 ) . " Không quá đắt đâu, một thư gửi Priority, tính ra   gần 500 ngàn VN đ. - mà không mất ,thi tốt quá rồi.  Nếu muốn nhanh nữa, gửi Express, thư gửi hôm nay, mai nhận được, đưa tận nhà, phải trả $50  ! " [ lời  bà THAO VU].



                                                                    Maryland, May 28/ 2014

             Anh Tường kính,

Hôm nay, em đi gửi thư cho Anh ( Priority), gửi như vậy yên tâm, là anh nhận được mà lại đi nhanh nữa.  Thư từ về Việt nam không phải chắc chắn, cái nào cũng nhận được, vì,  em đã bị mất 3, 4 lần, khi em viết thư cho bạn em ở VN.

 Anh kính, em chỉ gửi mấy tấm hình hồi đó của anh Hùng thôi - còn của em , em không gửi. Như thế tạm đủ rồi, phải không anh ?  Em cũng gởi thêm 2 bài  thơ 
[mà] anh Hùng viết cho em, khi ở trong tù, và,  bài thơ viết sau khi ra tù.  Bài thơ  em [chép] tay, vì , em quên mất một câu, em đành bỏ trống, [thay bằng [........]. Còn mấy bài thơ khác, thì,  bị mất hết rồi, vì,  em để trong tập viết của anh Hùng - anh Hùng bị bắt lần thứ 2, họ [tịch thu]  nhiều sách vở lắm.

Anh Phong , thực ra em chẳng muốn nói năng gì cả, vì, anh Hùng chết rồi, nói ra, để được cái gì , và, chẳng ích lợi gì cho mình, nhưng ,vì người viết [Trần áng Sơn] viết sai sự thực 100% về anh Hùng [Mai trung Tĩnh] và bà mẹ chồng em.  Nghĩa là, chồng em sống với em không trung thực, sống với người này mà tưởng nhớ tới người kia ?-  [ và, lại viết sai về] mẹ chồng em độc ác quá, ngăn cấm con- [như thế oan ức] cho mẹ chồng em. Chính vì thế, em kiếm anh, để nói cho anh hiểu, và như thế, đối với em, em cảm thấy là đủ [bổn phận đối với mẹ chồng em] rồi.  Còn vụ
  [ anh Hùng học ở Trường Võ bị Thủ đức năm nào ]-   đó là vào năm 1963-  vì, em đọc một bài viết của ông Lê văn Phúc ,viết về anh Hùng, em mới biết.

Em xin tạm ngưng viết nơi đây, một lần nữa, em xin cảm ơn Anh đã lắng nghe lời tâm sự của em. 

Kính Anh
 THẢO 
(ký tên]

------
* Em và anh Hùng quen nhau (1964), 3 năm sau mới cưới [1967]




    



    


                                     
                                                   

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 8

hỡi linh hồn tôi- thế phong
saigon 2003

                                                  hỡi linh hồn tôi
                                                            thế phong


Chương trình đi Huê Kỳ diễn  thuyết văn chương vẫn bị trục trặc.   Qua thư từ trao đổi với Dr. Paul Engle, giám đốc chương trình Internationbal Writing Program ở Iowa.  Bác sĩ kiêm thi sĩ cho biết: vé may bay,  đài thọ ăn uống, ở tại Mỹ đều do chương trình hội thảo văn chương quốc tế  Iowa đàit họ.  Và,  chỉ cần có visa của tòa đại sứ Huê Kỳ ở Sài gòn cấp chiếu khán nhập cảnh là xong.  Tỏa đại sứ, ông Lincoln, đại diện đại sứ Bunker, trả lời, cho biết không thể cấp visa nhập cảnh vào Mỹ cho Đỗ, cũng không đưa ra lý do nào rõ rệt cả. Họ chỉ cho biết thêm, nếu Đỗ thấy cần thiết thì xin gặp mặt họ lần sau,  tại đại sứ quán.   Nhưng Đỗ cũng biết lờ mờ, họ vịn vào cớ: hội thảo có nhiều nước Cộng sản tham dự, và, nhất là , trong một tập tuyển thơ We Promise One Another, in ở Washington D.C. năm 1971, do Don Luce,  John Schafer và Jacquelyne Chagnon sưu soạn, gồm tác phẩm của 3 thành phần chính trị : Hà nội, Mặt trận giải phóng miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa- thì, thơ Đỗ được in trong đó-  hẳn là đại sứ quán ở đây liệt vào " văn chương đen"   phản chiến.

 Đỗ biết qua loa về Don Luce, người chủ trương, rất giỏi tiếng việt, từng ký bút hiệu  Đoàn Lân,  trích một số bài chống chiến tranh,  trên tạp chí Trình bày,  Thế Nguyên chủ nhiệm kiêm chủ bút.  Anh chàng Don Luce kia đã từng hướng dẫn một số thượng nghị sĩ Huê Kỳ sang Sài gòn,  đến thăm tù nhân chính trị bị giam ở chuồng cọp Côn đảo năm 1970, gây một dư luận báo chí, truyền thông rất ồn ào, việc Mỹ tham chiến ở Việt nam.  Trong tuyển tập thơ ấy, giới thiệu thơ Nguyễn Du, họ gọi  là bậc thầy văn chương cổ điển, ' an  ancient master' -   tiếp theo , thơ Phan chu Trinh, Nguyễn đình Chiểu. Thơ ờ phía Cộng sản Hà nội : Xuân Thủy, Lưu trọng Lư, Tố Hữu..,, Giải phóng miền Nam  :  Thu Bồn, Giang Nam, Hồ Bắc, Nhuệ Hà ..., Việt Nam Cộng Hòa :    thơ và  lời nhạc phản chiến nhạc sĩ Trịnh công Sơn, Phạm thế Mỹ, thơ Thích nhất Hạnh, Nhất Chi Mai, một bài thơ của Đỗ dải dằng dặc, chiếm 18 trang, tựa đề  What a Sight, 550 Gi's in Vietnam -  lại có cả những bài thơ sinh viên, học sinh tranh đấu ở thành thị miền Nam, như Hoàng minh Nhân, Thy Can ...  Một số bài thơ trong tù :  Phan chu Trinh, Hồ chí Minh, Thép Xanh, Cửu Long, Lê  Giang,  Thảo Giang.. ., chỉ cần một ít phương danh ấy,  trong tuyển tập thơ, thì, bác sĩ  thi nhân nổi danh Huê Kỳ, có viết  bao thư đòi can thiệp,  hoặc, trong một thư gửi cho  Đỗ, một câu cuối  " show it to them ..."  cũng chẳng ích gì ?!   Bài thơ What a Sight, 550, 000 Gi's in Vietnam của Đỗ,  trước đó,  đã đăng trên  tạp chí TENGGARA , thuộc Viện đại học Malaya- nay, được nhòm  Don Luce chọn đăng , không hề xin phép tác giả, lại còn sửa ý, thay vài chữ trong bài thơ .  Sửa ý, thay chữ  là những từ được sửa đổi chính xác hơn, propre hơn , bảo đảm cho nội dung bài thơ chống chiến tranh xâm lược  Mỹ sâu sắc hơn.  Cái khôi hài là, đã không xin phép  Đỗ, 1 trong những tác giả, mà, trong sách ghi : ' bộ ba"  giữ bản quyền: "... We Promise One Another "  ( poems from  an Asia work, published by 'The Indochina Mobile Education Project' Washington D.C., Copyright 1971". 

Đỡ nhớ lại,  lần  uống cà phê với Thế Nguyên, cuốn sách kia được gói kín,  khi trao tay cho Đỡ, với lời nhắn nhủ, " Sách  có in thơ anh, nhưng về nhà hãy đọc ".   Đỗ  rất cảm phục, càng thấm thía về thái độ ứng xử Paul Engle, ấy là có sự kiên trì hệt tính tình người phương Đông,, ròng rã đạt thư mời Đỗ sang Mỹ trong vòng 4 năm liền, mà, cho tới nay chưa có kết quả gì.

Hàng ngày Đỗ học anh ngữ tại Staff Development Center, đâu đó trên dưới 3 năm, qua lớp 6 cuối cùng, nhưng vẫn chưa được di, nên, Đỗ  fail on purpose để được học 'đúp' lại- lòng thầm nghĩ - đỡ hơn nhiều là  phải đi làm 2 buổi trong bộ tư lệnh Không quân. Hiện nay,  không còn được viết cho báo quân chủng Lý tưởng nữa,  Đỗ được thuyên chuyển sang làm báo Chính huấn, cơ quan cổ võ sĩ khí chiến sĩ Không quân.  Sếp Bùi hoàng Khải, một người chỉ huy khôn ngoan, chỉ nhìn vào sự chịu đựng nổi mấy ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đồng hóa vào quân chủng, dưới quyền ông sếp ấy được lâu như thế, thì, sếp Khải đáng được tôn xưng rồi !  Rất hách với thuộc cấp, bọn Đỗ thuồng đùa,  đốc phủ sứ, nhưng, sếp có trách nhiệm với thuộc cấp, mỗi khi họ bị cấp trên cao hơn khiền, hoặc , vi phạm kỷ luật quân đội, thì sếp đưa đầu nhận báng,  Gặp sếp, nhìn ngay thấy hàm rằng trắng, đều tăm tắp như hột bắp, cười tươi, và, mỗi lần Đỗ xin phép miệng đi thăm các không  đoàn, sư đoàn Không quân- cả  lần Đỗ trình thư bà Baker,  Trung tâm văn hoá Mỹ, giới thiệu đi học anh ngữ- sếp Khải chấp thuận ngay bằng miệng.  Ngoài việc đứng mũi, chịu sào, trưởng phòng chính huấn bộ tư lệnh KQ, còn làm chủ riêng nhà xuất bản Bùi hoàng Khải,  chỉ in in truyện đầu tay Chết non / Trần văn Minh, tập sau,  Đắc Khanh & màu sắc quê hương/ thơ Phan lạc Giang Đông.  Và,  đại úy Khải còn là tổng thư ký Hội Túc cầu Việtnam ( túc cầu: tên gọi bóng đá trước 1975 ở miền Nam ) , chức vụ này giúp có cơ hội ra nước ngoài, hướng dẫn cầu thủ bóng tròn đá giao hữu toàn khu vực Đông nam Á.  Có đôi lần, ông cử trung sĩ Đỗ ra bên ngoài, giao dịch với hội  mà ông làm tổng thư ký..

Bạn bè cũ xưa,  ở trong quân chủng không quân, thường lại tìm trung sĩ Đỗ, vào buổi sáng.  Lần này là một đại úy, trưởng đoàn Truyền tin không đoàn 33. Gặp bạn cũ,  trung sĩ Đỗ thường ngóc miệng nói lớn, "  Ê mày, Chính lùn , giả thử thôi nhé- nếu mày qua đời, thì con đường mang tên Nguyễn mai Lâm,chạy ngang qua Trường tiểu học Tân sơn, phải được nối dà, để mang tên  cậu em ruột phi công thiếu úy Nguyễn mai Lâm qua đời, là đại úy Nguyễn mai Chính đấy !"

Anh trai của Chính,  phi công thiếu úy Lâm cùng khóa học lái máy bay với tướng Kỳ ở Marrakeck, đã tử nạn trong một phi vụ ở Nhà  Bè, sau , được đặt tên cho một con đường trong cư xá không quân, dẫy nhà có tư thất đại úy Bùi hoàng Khải.  Còn đại úy Nguyễn mai Chính, bạn học cũ từ Hà nội với trung sĩ Đỗ,  gặp nhau,  vẩn thường xưng hô 'tao,. mày' , bất chấp ở đâu, ngay trong công sở quân đội.   Chính gọi điện thoại tới sở Đỗ, nói oang oang, " Chiều nay 16 giờ, mày xin phép được, thì đi Đà nẵng với tao.  Có sẵn chiếc 'Caribou' bay ra ngoài ấy, để dự lễ kỷ niệm phi đoàn Phi hổ 516. Ê này, mày có nhớ thẳng bạn học lớp 6A2, tên ngồi đầu bàn B ấy là Lê bảo Hùng
 ( anh ruột nữ danh ca Lệ Thanh sau này)- tới NÓ , ấy là thằng chỉ huy trưởng 516 bây giờ-  còn tao, ngồi hàng cuối bàn,  nhớ ra rồi chứ gì. --" Nhớ, mà tao chỉ nhớ NÓ mang máng  thôi, và, từ năm học ấy, sau này chưa hề gặp lại một lần nào. . Này Chính, hình như  lớp 6A2 tụi mình,còn có một tên ngồi cuối lớp, loại độn sổ, đó là thằng Vượng,  nay là dân Không quân  ở không đoàn giới tuyến,  mày có nhớ không hả  Chính ?" --" Không sai, Vượng hiện nay là Liên đoàn trường  Tiếp liệu, và Nguyễn tấn Định ở Yểm cứ, mày có quen tay này không, rất văn nghệ . Này trung sĩ Đỗ , bạn ta ơi, hình như (lại hình như) mày còn cô bạn gái xa xưa , hiện nay làm trưởng phòng Xã hội quân đoàn 1.Vậy thì, mày nên ra Đà nẵng lần này, tiện thể thăm người xưa  nữa chứ.  Lại hình như , mày có khá nhiều bạn văn chương trong quân đội,ở quân đoàn 1 còn  có ông trung tá gì... ấy, cháu ngoại nhà văn Nhất Linh- mày ra đó tới thăm anh ta luôn thể, tha hồ" đấu phét văn chương nghĩa lí ". Này ông trung sĩ văn nghệ họ Đỗ ơi, cứ bạo dạn lên xin phép miệng sếp Khải của mày, rồi sau đó, nhớ 'phôn' cho tao để báo kết quả nhé ? "

Nguyễn mai Chính không phải dân  làm văn nghệ, thằng bạn học cũ rất nhiều văn nghệ tính, thích giao du với văn nghệ sĩ, lại biết sở thích riêng bè bạn, đánh trúng tâm lý, mỗi khi muốn nói điều gì.  Chính  phôn tiếp, " Sở dĩ thằng An mời tụi minh ra ngoài ấy, nên gọi cho sếp phi đoàn trưởng 'Caribou' giữ 2 ghế dành cho tao và mày.  Nó chu đáo quá đấy thôi, chứ lính không quân tụi mình xin 'pắc' đâu có khó khăn gì.  bay theo phi vụ bạn bè, hoặc,  muốn có lệnh di chuyển cũng xong ngay, bởi ,đã  có thằng Phát ( có ý nhắc tới đại úy  không vận Nguyễn văn Phát, nguyên trưởng trạm hàng không quân sự Đà lạt, nay thuyên chuyển về Khối không vận Tổng tham mưu) chỉ cần báo trước 1 ngày, có lệnh di chuyển đi nơi nào muốn đi. Vậy thì, mày đã xin phép sếp Khải chưa ? 

Sếp Khải gật đầu, Đỗ về nhà, báo cho vợ, đem theo handbag gọn gàng, đi sang phía đoàn Truyền tin 295, cạnh ngay piste bay.

Từ Tân sơn nhất bay được gần một tiếng đồng hồ, trời bắt đầu mưa, cánh phi cơ ướt-  Đỗ nhìn thao tác trưởng phi cơ điều khiển, hình như có đôi chút khó khăn; nhưng, khách ở trên phi cơ nhìn ra ngoài kia, bầu trời mưa một mầu trắng toát, lòng cũng nao nao.   Trưởng phi cơ quay lại, nói chuyện với Nguyễn mai Chính, ".. Thằng bạn thân của tôi, hoa tiêu Hùng, sáng nay bay chiếc Caribou', chở tướng tư lệnh Cảnh sát quốc gia đi thị sát, máy bay bị rớt ở ngoài khu vực Nha trang, máy bay bay ở cao độ thấp.  Tối qua, nó cùng bọn  tôi binh' xập xám' trong phòng hành quân phi đoàn, nó thua sạch túi.  Sáng ra, một thằng bạn thân mời nó cùng đi ăn sáng, lắc đầu, nó bảo không đói, chẳng muốn ăn.  Thằng bạn được bạc bảo nó' không ăn sáng thì làm sao sáng nay mày có thể bay cho VIP, tướng Phong, đi thị sát miền Trung, mày nhớ là bay từ sáng sớm đến chiều, rồi ' vertigo'  đi đứt đời, em cưng !".  Hùng nhoẻn miệng cười," đâu có thể dễ vậy ,em cưng !"   Nó bay từ sớm tinh mơ, mà bụng trống rỗng, nó vẩn 'cày' như điên cho tới tận trưa.  Vốn tính tỉnh khách khí, không thèm ăn trưa, và, nếu có mời ăn, thì phải năn nỉ, ỉ ôi nhiều lần, may ra nó mới gật đầu.. Chiều nó lại tiếp tục 'cày', có thể bị đói lả, yếu sức, bị 'vertigo', máy nay lao thẳng đầu vào núi .'

Nghe chuyện tới đây, Chính mủi lòng thương cảm chiến hữu ra đi một cách 'lảng xẹt'..

Đỗ, thì nhớ lại câu chuyện một phi công lái chiếc DC3, cũng thuộc Không đoàn 33, đưa một VIP đi Vũng tàu.  Buổi trưa, sĩ quan cận vệVIP  quân bẵng,  không mời phi công ăn trưa-   hoa tiêu tính  khách khí,  chẳng khác gì phi công Hùng, anh ta bị lả đi,  Rồi khi gạt cần để bốc phi cơ lên khỏi phi đạo, kềm không nổi, mất thăng bằng, phi cơ lao xuống bãi cỏ ngoài vòng đai.  Cũng may là vậy,  nếu máy bay lao vào vòng đai có gài mìn chaymore, hẳn toi đời, cả phi công lẫn khách VIP.  Sau đó, chàng hoa tiêu thoát chết, tỉnh bơ trả lời, ấy là, quên ăn trưa nên mới sinh ra cảnh tức cười này. Vô cùng xin lỗi mạng vàng của VIP. Sĩ quan cận vệ thở phào, hết hốt hoảng, nói với phi công: đây,  một kinh nghiệm xướng máu quí báu trong đời làm cận vệ .  Từ nay, khách được mời cơm trước tiên là phi hành đoàn, nhất là hoa tiêu  trưởng   VIP lau mồ hôi, sau khi thoát  khỏi tai nạn, nhìn trên vai trưởng phi cơ,  chỉ có 2 cánh mai vàng, thì VIP nhắc ngay cận vệ, về Saigon, đầu tiên phải nhắc VIP gọi cho Tư lệnh Không quân & khối Quân vận Tổng tham mưu,  đề nghị : từ nay hoa tiêu lái máy bay cho VIP , phải từ cấp đại úy trở lên, mới đủ kinh nghiệm, tính tình bớt sốc nổi như hoa tiêu trung úy này chẳng hạn - tính tình bồng bột,  khách khí, quên không mời ăn trưa thì không ăn trưa, suýt gây tai nạn tử vong cho khách VIP .


Dầy thời tiết xấu, tới hôm ấy Mai Chính và Đỗ đến phi trường Đà nẵng an toàn.  Phi đoàn trưởng Phạm bình An,  trưởng phòng hành quân Trịnh đức Tự,  lái xe díp chờ sẵn ngay ở parking.  Vẫn chưa ngớt mưa từ  ban chiều, gặp nhau, phi công Tự nói ngay, "... Tụi này đọc bài của M.r Đỗ viết về cái chết Trần duy Mỹ, mà này, sao ông không nói rõ hơn : chẳng hạn tại sao Mỹ chết ?  hay là không muốn nói đến ,  cho là ' cái chết lảng xẹt',  phải vậy không ?  Hoa tiêu không chết vì phi vụ, mà thần chết gây sự ra đi kia, chỉ vì hoa tiêu bị ' phụ nữ đổ bệnh xã hội'.  Thật chẳng khôi hài lắm sao, ông nhà báo ?  Cũng giông giống như chuyện khôi hài, kể ' phi  cơ và phi công' ấy mà !  Ông nhà báo có nghe chuyện này chưa nhỉ ? "

" Trong vòng  mươi, mười lăm năm nữa, Không quân chúng ta sẽ đào tạo nữ phi công.  Có nghĩa là, gặp người nữ đẹp, sẽ phải đặt câu hỏi: " -- Em ơi em có thích' lái phi cơ' không, cô em xinh như mộng kia ?  Giả thiết cô em đẹp 'rợn tơ hồng' ấy, lắc đầu ngúng nguẩy, --" Em chẳng thèm lái phi cơ ".--"" Vậy thì, cô em ơi hỡi, cô thích lái cái gì, 'bi' giờ ". -- " Em chỉ thích lái phi công thôi". --
" Vậy thì được lắm ! , nhưng giai nhân ơi, em có biết sự khác biệt giữa 'phi cơ và phi công' ra sao, không nhỉ ". --" Anh lại 'đía nghề' rồi !"-- Cái đó , nghề của chàng, mà !"  --" Thế thì, anh giảng cho em hiểu thấu đáo hơn đi. Em nói thì nói vậy thôi, chứ thật ra em chẳng biết 'phi cơ và phi công' khác nhau như thế nào đâu ?" - giọng. hoa tiêu hùng hồn, "  Dễ thế mà em không chịu hiểu đấy thôi.  Này nhé, có sự khác biệt dễ thấy, chỉ khang khác một chút xiu xíu thôi. Giai nhân ơi, cô em lắng tai nghe đây này," Phi công lên cao,  cái ấy lại càng lcăng lớn , trái lại, phi cơ càng lên cao lại càng nhỏ xíu đi.."   . xin lỗi anh, cho em chửi thề một câu, " ... tổ cha  cái nghề của chàng phi công xạo sự..."

Đỗ trả lời Tự, "  Biết rồi !  câu hỏi đầu tiên mà ông hỏi về cái chết của Duy Mỹ đã nhé.  Hoa tiêu Mỹ chết được vinh thăng thiếu tá, vì bệnh của người nữ xin "được lái phi cơ trực tiếp qua  mộttrưởng phi cơ Duy Mỹ thôi. " Có đúng hay là sai, hả ông Trịnh đức Tự ?" --" đúng 100%, nhà báo kể nốt phần sau đi ".  --" Lúc đầu hoa tiêu Duy Mỹ lâm bệnh,  y sĩ thiếu tá Hà xuân  Du chữa mãi, bệnh không hề thuyên giảm, sau, tìm ra bệnh, thì qua muộn '"- -" phi công Mỹ ra đi trước phi cơ chứ gì?".  Tôi có biết đầy đủ sự kiện, sở dĩ chưa viết hết sự thật về cái hết này: bởi lẽ, cái chết của Mỹ làm run tay cho người thắp nén hương " những người chết trẻ".--  "Vì thế, nhà báo mới viết một bài khác ,đủ chi tiết hơn,  đăng ở báo' Đời 'của Chu Tử, để ' kiếm được một số tiền nhuận bút lớn'- thay vì ,viết báo nhà Khộng quân chẳng có xu mẹ nào, mà thằng cha chủ bút tện L. (  cố vấn Mỹ gọi là Lick"  còn xóa, gạch tứ tung, ngang dọc , mới được đăng". 

                                                                                       ( kỳ sau tiếp) 
           
   thế phong