họa sĩ đằng giao đến thăm + tặng sách mới xuất bản/ thế phong
họa sĩ đằng giao đến thăm + tặng sách ảnh ...
thế phong
họa sĩ Đằng Giao [i.e. Trần duy Cát 1940- ]
(jaquette1 bìa 1 sách SƠN MAU ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO.)
họa sĩ Đằng Giao đến thăm
+ tặng sách ảnh 'The Lacquer Paintings of Đằng Giao' (*)
thế phong
Sau cơn mưa chiều vừa dứt, có tiếng chuông reo. Vợ tôi ra mở cửa:
" Thưa, có phải nhà ông Thế Phong?"
" mời anh vào, nhà tôi có nhà."-- vợ tôi trả lời.
một lão niên đứng trước cửa nói với tôi:
"Đằng Giao đến thăm anh + tặng sách mới in. Tôi được anh Văn Quang cho địa chỉ đấy... Vậy là chúng ta đã quen biết nhau đã trên 5 chục năm rồi -- và, năm nay tuổi tôi cũng đã gần kề 80.."
" ông sinh năm 1940, năm 1964, ông cắt chữ trình bày 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh' tái bản, tôi vẫn nhớ..."
" tôi không dùng đi dộng, chị cho tôi mượn điện thoại bàn ..."- họa sĩ nói với vợ tôi.
vợ tôi trao điện thoại bàn, anh gọi cho phu nhân:
" ... anh đang ở nhà anh Thế Phong, tặng sách xong, anh về ngay thôi ..." -- lời họa sĩ nói với vợ, Chu thị Thủy, con gái cố nhà văn , nhà báo nổi tiếng Chu Tử của Sài Gòn cũ."
quay sang vợ tôi:
" chị cho tôi số di động của anh + điện thoại bàn, được không ạ?, cả địa chỉ email của anh nữa...-- tiện thể; chị cho tôi mượn cái bút để tôi ký tặng sách anh ấy...hôm nay ngày mấy nhỉ? ... "
" 28 tháng 09, thứ 6..."-- vợ tôi trả lời .
tặng sách xong, anh nhìn lên tường; thấy tranh của Tạ Tỵ; anh hỏi:
" anh có tranh của Nguyễn Gia Trí không nhỉ?"
" không... tôi nhớ là phủ Tổng thống VNCH có mua một bức tranh rất đáng giá của họa sĩ Nguyễn Gia Trí ..."-- tôi trả lời.
" đúng vậy, tranh 'ông thầy tôi' bán hàng nghìn đô- la; sau Giải phóng, tranh của ổng bị "ký" 'chữ ký giả".
có một lần, một khách ngoại quốc mua tranh Nguyễn Gia Trí; rồi anh ta đem đến khoe với tôi; nhìn, tôi biết ngay 'chữ ký 'giả' -- còn ông ta, thì cứ khăng khăng: 'chữ ký thật 'của Nguyễn Gia Trí' .(*)
lúc này, tôi đang theo học 'vẽ tranh sơn mài' với 'ông thầy tôi'; tôi bèn đưa ông khách đem tranh tới nhà 'ông thầy'.
khi nhìn tranh; 'ông thầy tôi' gập tranh lại trả ông khách, lắc đầu; và mời ông khách + ' bức tranh
"giả" ký tên Nguyễn Gia Trí" rời khỏi nhà ngay lập tức."
họa sĩ tiền bối Nguyễn Gia Trí (1960) -- tư liệu ảnh: họa sĩ Đinh Cường
" hình như anh có đi xe gắn máy; gửi xe ở ngoài sân banh" - lời vợ tôi.
" tôi đã khóa rồi, và nhờ anh gì ở ngoài trông giùm " -- họa sĩ trả lời vợ tôi; rồi quay sang hỏi tôi:
" ông còn đi xe gắn máy; và, còn đi uống cà phê không?"
" vẫn đi xe máy và "uống cà phê một mình"; vì bạn bè thân chết hết rồi! ' - tôi trả lời.
" tôi có đọc vài bài của anh, nhớ viết cho một bài về sách của tôi mới xuất bản nhé"-- lời họa sĩ Đằng Giao.
"... gật đầu, khi tôi tiễn anh ra cửa..." (**) .
chụp trước năm 2000/ Saigon -- ảnh < Newvietart.com>
"... năm 1964, ông [Đằng Giao] cắt chữ trình bày
'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh' tái bản, tôi vẫn nhớ ..." -- lời Thế Phong.
--------------------
(*) - vào khoảng 11 giờ trưa, họa sĩ Đằng Giao gọi điện thoại, cho biết: " ... có chuyện này thật quan trọng; mà hôm qua tôi chưa kể cho anh nghe; là tại sao cuốn sách của tôi lại có tựa' SƠN MÀI ĐẰNG GIAO"-- ấy là vào thập niên 80' s [thế kỷ XX] , anh Hiếu Chân [nhà báo Nguyễn Hoạt] + anh Hà Thượng Nhân [Phạm Xuân Ninh] đưa tôi đến gặp " bậc tổ sư sơn mài Nguyễn Gia Trí". Ông khuyên : "...đừng bắt chước cách vẽ sơn mài của tôi; hoặc một ai khác; và, tự anh phải có
' một lối vẽ sơn mài riêng anh'; không giống ai khác, kể cả tôi.". Từ đấy; tôi suy ngẫm , và sáng tạo ra " lối vẽ sơn mài rất riêng Đằng Giao". Vì vậy, nên sách mới có tựa" SƠN MÀI ĐẰNG GIAO"-- điều này thật quan trọng . Sau này, nếu anh có viết bài về cuốn sách ảnh của tôi; mong anh nhớ đến chi tiết này...".
(chú thích của TP : 12h/ AM ngày thứ bảy 29/09/ 2018. ).
(**) - ' Sơn Mài Đằng Giao/ The Lacquer Painting of Đằng Giao' (bilingual) --Saigon Books, đối tác liên kết in ấn, phát hành+ nxb Hồng Đức, 65 Tràng Thi, Hà Nội cấp phép -- In 1000 cuốn, khổ 25 x 25.5 cm tại Xí nghiệp in FAHASA, dày 168 trang, thiết kế bìa + trình bày: Xuân Thảo . Giá bìa: 400.000 VN đ.
***
Trong sách ảnh 'The Lacquer Painting of Đằng Giao', họa sĩ tự bạch:
"Ấn phẩm này ra đời với lòng tri ân của một người làm hội họa. Tri ân cuộc đời đã cho tôi nhiều thăng trầm ; để có được nghị lực vượt qua-- và, theo đuổi giấc mơ của đời mình, trở thành một người vẽ sơn mài. .(...) Tranh của tôi chỉ ghi lại những nét đơn giản của cuộc sống; vì thế chỉ là hoa lá, là nắng xuân, là cây đa, bến cũ, là mái chùa cô tịch, là vẻ đẹp thiếu nữ, là vỉa hè phố cổ, v.v. ...-- và, cũng là một gia tài tinh thần để lại cho gia đình, vợ và các con tôi. Cũng sẽ là món quà gửi tặng lại với lòng biết ơn những người thân yêu trong cuộc đời tôi, qua tình quyến thuộc và tình bằng hữu. ./."
(tr. 7)
"This publication came into being because of the gratitude of a painter. Gratitude that life has given me many challenges that required resilience to overcome, in order to pursue the dream
of my life, to become a lacquer painter. (...) My paintings are as simple as flowers and leaves, spring sunshine, banyan trees, old landing piers, secluded pagodas, beautiful women in their youth, and the sidewalks of an old town. (...) -- and also a spiritual gift to my family -- to my wife and to my children -- and to my beloved relatives with gratitude and friends as well ./. "
(p. 9)
bìa 1: SƠN MÀI ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO
bìa 4: SƠN MÀI ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO
một bức tranh trong sách ảnh họa sĩ Đằng Giao
2 bức tranh trong sách ảnh của họa sĩ Đằng Giao
(chụp trước bàn viết Thế Phong/ ngày 29/09/2018.)
Thế Phong dưới mắt họa sĩ Đằng Giao
( Saigon 1999)
Thế Phong
Sài Gòn, thứ 7 29/09/ 2018.