Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 3

hỡi linh hồn tôi  - 3- truyện thế phong
               - saigon 2003



                                 hỡi linh hồn tôi
                                         truyện  thế phong


    Lần đầu tiên trong đời, nhìn thấy con trai nặng hơn  ba kí-lô đỏ hỏn, khá bụ bẫm, tự dưng lòng người bố  xúc động và hiểu được trách nhiệm làm cha là như thế nào ?  Khi lẹn Đà lạt, sau ít ngày đầu tiên, anh đã liên lạc với thiếu tá phó Nội an tỉnh Tuyên đức, để trông coi đoàn Xây dựng nông thôn Đà lạt, mà, đa số khóa sinh mới tốt nghiệp ở Vũng tàu.  Thiếu tá phó Nội an đồng ý để anh làm Thị đoàn trưởng, theo hệ thống chỉ  huy của Tỉnh đoàn trưởng XDNT Tuyên đức- và - việc này chỉ cân thông qua đại úy Vũ đức Nghiêm là cong.

     Cầm giấy giới thiệu của phó Nội an đến nhiệm sở tìm đôi ba lần, đều đước báo là đi vắng, mặc dầu, xe díp có đậu bên ngoài.  Anh tùy phái nói với anh, ông ấy có mặt đấy, không muốn tiếp đó thôi.  Đỗ đành đến bưu điện gọi điện thoại, thì, Nghiêm không thể trò chuyện ở công sở, mà, phải đến nhà riêng của y,  ở đường Trần hưng Đạo.

     Buổi tối đi bộ trên con đường heo hút vắng lặng này, giúp anh suy nghĩ được nhiều chuyện triết lý sống thật bổ ích.  Nghiêm xuất thân khóa sĩ quan đầu tiên của quân đội Quốc gia, khóa 1 Nam định- Thủ đức. Bạn cùng khóa trong quân ngũ, có kẻ đã bước lên thang danh vọng tột đỉnh.  Như tướng Kỳ làm thủ tướng,  tướng Thắng đặc trách bộ Xây dựng nông thôn chẳng hạn.  Còn Nghiêm, thì mới chỉ là Tỉnh đoàn trưởng XDNT một tỉnh, nhưng Nghiêm tự hào kể lại với bạn bè,

   ' nó là tướng thì cũng thua tao, tao còn là nhạc sĩ tài danh, không chỉ nổi tiếng trong nước, mà, hy vọng còn vang dội ra bốn bể, năm châu ...'.  

     Nghiêm đã bác bỏ việc thiếu tá phó Nội an đề bạt Đỗ làm Thị đoàn trưởng, và, trong thâm tâm nghĩ, rất có thể sau này Đỗ thay thế. 

     Tối hôm ấy, Nghiêm tiếp nhận sách tặng Thephong by Thephong:; the writer, the work & the life, chuyển ngữ qua tiếng anh của dịch giả Đàm xuân Cận. Nghiêm đưa ra lý do, ' tôi thật tiếc, là sếp Nội an thay đổi ý, vì, không có ngân sách đài thọ, nên, chúng ta không có cơ hội làm việc với nhau ...'

    thì, Đỗ đã thấy rằng : anh đã không làm được công việc như Virgil Gheorghiu đã làm, tác giảkể lại trong cuốn tự sự kể Lữ hành đơn độc *.  Bởi lẽ, khi Gheorghiu tuy đã tặng viên tướng cuốn sách có chữ ký, nhưng, viên tướng kia đã thất hứa không giúp như hứa -  nên Gheorghiu ghim lại cuốn sách, không đưa tặng nữa. Việc đổi ý của tác giả sở dĩ có, vì tư viên tướng.   Ra về, tác giả đem theo cuốn sách, trên đường ngưng lại, cầm sách giở trang ký tặng , xẻ bỏ.   Còn Đỗ lại không làm được vậy, đối với Nghiêm.- anh chỉ xé giấy giới thiệu của phó Nội an gửi cho nghiêm mà thôi. Thật tiếc đã ký tặng mà không đòi lại.
----
 *  bản tiếng pháp  L' homme qui  voyagea seul / Gallimard xuất bản năm 195 ? 

    Buổi sáng hôm ấy , ông phó Nội an chủ tọa lễ ra quân đoàn XDNT Tuyên đức trên đồi Eo Gió,anh được mời tham dự, để làm quen với công việc sau này.  Như vậy, quả Nghiêm đã không muốn Đỗ nhận việc, chứ không phải từ cấp trên anh ta.

    Đi bộ từ đồi Eo Gió về đường Phan đình Phùng Đà lạt, không dưới 10 cây số, chân lê bước cao, bước thấp, với tâm trạng rối bời.  Lại một lần nữa, ý nghĩ này lại luẩn quẩn trong tâm trí anh, ' Đà lạt với anh không phải là nơi kiếm được tiền, mà chỉ để tiêu tiền mà thôi '.  

    Hai bên đường hoa quỳ dại nở vàng, với anh thật tuyệt vời, khi ngắm chúng vào thời xa xưa - bây giờ -  trở nên vô vị.   Trong đầu óc Đỗ, bây giờ chỉ nghĩ làm sao có việc, hàng tháng được lĩnh lương cố định nuôi vợ con.  Trên đường về khát nước, chân mỏi rã rời, thì, nghe có người ới tên anh.  Quay lại, nhận ra ngay Bùi Thức, một sĩ quan giảng dạy tại trường Võ bị Đà lạt.  Anh bạn có viết văn, truyện ngắn thường đăng trên tạp chí Thẩm Mỹ ở Sài Gòn - trong tập đoàn  báo chí bà Bút Trà / SàiGòn Mới, rất nổi tiếng ở miền Nam, từ thập niên 50.  Bùi Thức cho anh địa chỉ ở khu cư xá Chi lăng, và, nhắc đi nhắc lại : thế nào cũng tới chơi.  Anh ta còn thêm lời : vợ anh biết Đỗ ở Đà lạt mà không tới thăm họ, hẳn là một sự bất nhã không tha thứ được !  Búi Thức còn nói đùa,  đi bộ ở  đây thật tốt, và, anh ta còn chỉ cho Đỗ biết: từ Chi lăng về chợ Đà lạt có xe ca đấy.  Đỗ gật đầu, chân vẫn lê bước, và, khát nước kinh khủng, mà túi không còn lấy một đồng bạc.  

    Và,  Đỗ vẫn nhớ vào năm 1957 ở Sài Gòn, khi đi dự đám cưới thằng bạn văn sĩ Tuấn Huy, túi cũng như bây giờ, không có một đồng - phải xin Thức 20 đồng đi tắc xi.

     Ít ngày sau, nhằm ngày chủ nhật, Đỗ lại lội bộ lên khu cư xá sĩ quan ở Chi lăng, tìm nhà vợ chồng Bùi Thức. Ở lại ăn cơm, rồi đánh chắn, Thức đùa: được tiền thì mang về, thua thì không cần phải trả nợ vay họ.  Thâm tâm Đỗ chỉ mong được bạc, như là đánh chắn kiếm gạo, nhưng may mắn, chưa lần nào được đáp ứng.


                                                 ***

     Một buổi trưa khác ở Đà lạt,Đỗ đang giặt quần áo cho vợ, tã cho con, chất đầy trong chậu lớn, thì, nghe  thấy có tiếng  qi gọi.  Đỗ đi ra., nhìn thấy Hùng kiến trúc sư, con bà cô  Thảo lên Đà  lạt, tiện thể ghe`1 thăm.  Hùng nói
 ngay : mục đích đến thăm,  xem mặt bà chị mặt ngang, mũi dọc ra sao mà dám nhận làm vợ người anh họ hoang đàng như Đỗ.  Hùng ngắm nhìn cháu nằm bên cạnh chị, bụ bẫm, hiện cháu đang bị tiêu chảy.  Rất nhiều tiên chi để mua thuốc chữa trị, chẳng kết quả bao nhiêu.  

     Đỗ tiễn Hùng ra cửa, thì, nhận được thư Thế Nguyên ở Sài Gòn, báo tin cuốn truyện Khu rác ngoại thành sắp in xong.  Thế Nguyên cũng báo cho biết bản quyền được đầu nậu Thánh, tay lái sách bỏ tiền in ấn, phát hành, sẽ trả tác giả 3000 Vnđ.  Đỗ tính nhẩm , anh có thể mua được 3 vé máy bay khứ hồi  Đà lạt-Sài Gòn.   Tự nhiên, trong trí anh nảy ra ý, ở Đà lạt này không có cách gì kiếm ra tiền, và, anh đang cần tiền mua thuốc cho con; cách hay nhất về Sài Gòn lấy tiền nhuận bút và sách biếu tác gỉa.  Bây giờ không thể đi đường bộ, vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô liên tục, nhất là đoạn đường cây số 135 từ Sài Gòn lên Đà lạt.  Như thế, sẽ mất 900 đồng vé máy bay khứ hồi, tiêu vặt dọc đường dẻ sẻn mất vài trăm, còn lại khoảng 1800 đồng dành mua thuộc tiêu chảy cho con.  Đỗ bàn với Khuê về việc này. nàng đồng ý ngay , vét còn được 500 đồng đưa cho chồng.  

    Về đến Sài Gòn,  anh đến gặp bạn với  niềm hí hửng: có tiền, có sách, lại được nhìn thấy diện mạo đứa con tinh thần đẹp đẽ hay xấu xí ?  Cầm 20 cuốn sách biếu, nhưng, không tiền bản quyền, Đỗ nhớ lại lời nói của bạn :

    - Biết anh cần tiền mua thuốc cho con, nên đã gửi ngay bưu phiếu cho anh từ mấy bữa rồi.

   Đỗ ra về, không mấy vui. mắc dầu có đứa con tinh thần bên cạnh, anh cũng không buồn mở ra xem.  Anh vội vã trở lại đường Phạm ngũ Lão  văn phòng liên lạc đi và đến của hãng Hàng không Việt nam, mua vé sớm nhất trở về lại Đà lạt.


                                    ảnh, từ trái sang , trên xuống :

                                            - mục sư Roberston ( Báp-tit ) chủ hôn  
                                            - bé trai :  Đỗ Mạnh Tường Khê  
                                          - chồng sốt ruột chờ tin vợ sanh con đầu lòng,
                      ở nhà bảo sanh tư, 209 Phan đình Phùng, Dalat.
                                          - đám cưới :   ngày  30 tháng 1- 1966 ( Dalat Palace):
                                             phù rể Giăng, chú rể, cô dâu, và, cô  phù dâu, Châu. 
                                             

                                                        ***


    Chiếc máy bay DC3 đang bay trên vùng trời Biên hòa, thì, bỗng có tiếng xì xào của khách bàn tán rằng : máy bay hỏng hóc động cơ, thỉ phải ?  Đỗ rất bình thản, có thể bu-gi đóng chấu- anh có ý nghĩ khôi hài - ở trên không, al2m sao cạo được bu-gi, như đối với xe gắn máy, xe hơi dưới đất.  Anh chẳng mảy may sợ sệt,  cứ cho máy bay có rơi,  rồi, chết đi chăng nữa - thì - vợ cũng nhận được tiền bồi thường.   Vả, một số tiền khá lớn, có thể nuôi con ăn học sau này.  Và thật sự, máy bay trục trặc chỉ là dự đoán vu vơ, từ một hành khách; bởi lẽ, cô chiêu đãi viên hàng không đang trấn an, qua tiếng nói dịu dáng từ loa phát ra.

   Về đến Đà lạt,  vợ cho biết con trai đã bớt tiêu chảy.  Anh vội vã ra bưu điện lĩnh tiền.  Trên đường về Phan đình Phùng, có tiếng ới ới của một giọng nói quen thuộc; quay lại, gặp một số bạn cũ từ Sài Gòn lên Đà lạt, theo phái đoàn chính phủ, đi làm phóng sự, tường trình.  Cảm tưởng đầu tiên khi gặp lai bạn bè cũ, chúng nó như la giàu có, rủ rê đi cà phê, cà pháo, thì, bản thân Đỗ không vui vì việc này; bởi lẽ túi anh rỗng.   Đỗ từ chối thẳng thừng, mặc dầu anh rất thèm bữa ăn ngon ở hiệu, mà, từ lâu không được bén mảng tới.  Cứ mỗi lần anh nghe radio loan tin phái đoàn này nọ sắp đến Đà lạt, là một lần tránh mặt đi ra khu bờ Hồ, hay khu Hòa bình, mà đành chọn đường vắng, cốt tránh gặp họ.

   Thường ngày, vợ chồng anh có rất ít bạn bè đến thăm, nếu có, thì đôi ba lần Bùi Thức đến mà thôi. Bởi anh giấu địa chỉ, không muốn cho ai biết.  

    Buổi tới ở đại gia đình này, cha mẹ vợ, con cái; cứ sau bữa ăn tối, thì ngồi lại với nhau đánh chắn, không sát phạt, lại có nhiều cảm giác thích thú.  Về khuya thường ra đói bụng, đánh chắn xong ai thắng, thì dùng tiền ấy mua bánh mì nóng về  cùng ăn.

    Trời Đả lạt về đêm lạnh, ăn bánh mì không cũng đủ ngon.  

    Nhưng, bữa nay, mẹ vợ Đỗ không vui như mọi lần, bà có giọng nói kỳ-kỳ, khác hẳn trước ;  chỉ cần mở cánh cửa tủ mạnh tay, vang lên âm thanh kèn kẹt là bà chau mày, khó chịu.  Đỗ đoán ngay ra được, đây là cái cớ, để bà thể hiện sự túng bấn trong gia đình, khi có thêm vợ chồng anh và cháu Mạnh.  Vợ chồng anh đã về ở nhờ bên ngoại trên 3 tháng.  Và ngày tết ta cận kề, thì đồng tiền lại càng cần thiết, để chi tiêu vào dịp này.  Con cái lớn trong gia đình có việc làm, nhưng chẳng đóng góp được là bao !  Có ngày bà đi chợ mà trong túi không còn đồng xu, cắc bạc, bà đi thu xếp từng tờ báo cũ thật ngay ngắn, vuốt thẳng, cột  lại cho vào giỏ đi chợ bán lấy tiền chợ. Đỗ nhìn thấy và biết thế, lại ngó lơ, như không hay biết gì; song vẫn đập vào mắt.

    Trưa hôm ấy, Đỗ lấy cớ đau bụng không ăn cơm trưa, lòng no nê chán chường, Đỗ rủ Khuê :

    -Em mặc áo vào chúng ta đi dạo một vòng được không ?

   - Anh chờ em một tí, em cũng định rủ anh đi dạo, có chuyện muốn nói với anh.

   Gần tết ta, trời Đà lạt lạnh buốt, vợ chồng đi bộ dọc theo lối tắt đường Phan đình Phùng sang Hai bà Trưng, Đỗ nói với vợ :

    - Em thấy thái độ của mợ dạo này thế nào?

    - Mợ buồn, vì đồng tiền eo hẹp, tết gần đến, lại phải nuôi vợ chồng mình và cháu bé.  Sáng nay mợ đem báo cũ đi bán chẳng được bao nhiêu tiền, đi chợ về, mắt kèm nhèm, vấp ngã ở đầu hẻm, chân sưng vù.  Em thương mợ lắm,và, chưa có cách gì để có tiền đưa cho mợ. Anh có cách gì không ?

    - Sáng qua anh nhận được thư một thằng bạn cũ ở Hà nội, nay nó là chỉ huy
trưởng Lữ đoàn phòng vệ phủ tông thống.  Thư trả lời, nó bảo cứ về Sài Gòn, nó sẽ kiếm cho chân binh nhì, lính kiểng hợp lệ tình trạng quân dịch, rồi viết báo kiếm sống nuôi vợ con.  Anh nghỉ chẳng đi đâu thoát được Sài Gòn, cóc chết ba năm lại quay đầu về núi.  Ấy là, thằng Quang còn tử tế; chứ thằng Sảnh, cũng trung tá Nhẩy , nay, chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến, đã không thèm trả lời thư anh lấy một lời, khi, bạn bè cũ cậy nhờ.  Anh chẳng trách gì Sảnh, chỉ nghĩ, tình đời đối xử với nhau lúc này mới dễ biết.

    Khuê gật đầu đồng tình ngay, một điều mà anh chưa dám nghĩ là có sự đồng tình.  Vợ anh cũng rất tỉnh táo nhận xét về mẹ vợ khó chịu đối với con rể nghèo túng, bị khinh khi, chứ không bênh mẹ.

    Buổi chiều hôm ấy, thất đáng nhớ đời !  Một chiều đông xám vào năm 1967, không gian chùa Linh sơn, vợ chồng Đỗ đứng dây, nhìn xuống phố núi.  Chồng nói với vợ :

   - Khuê ơi, tình cảnh này chúng ta không thể tiếp tục ở lại Đà lạt được rồi.  Với anh, thì, Đà lạt chỉ là nơi để tiêu tiền, chứ không thể là nơi kiếm ra tiền !  Chẳng thể trách ai,  chỉ tại sự túng bấn đưa đến điều ra, tiếng vào nặng nhẹ của mẹ vợ.  Một khi có tiền đưa thường xuyên, chắc hẳn những buổi đánh chắn gia đình còn vui hơn nhiều.  Còn bây giờ, không đường nào khác, ngoài, trực chỉ về Sai Gòn .

    Khuê gật đầu, trong óc nàng có phương án chi tiết hơn chồng dự tính. Khuê đáp :

    - Tiền xe, ăn đường, em tính đến Bích mượn.  Anh còn nhớ Bích chứ, năm 65 anh lên Đà lạt tim em,  vì, em  làm phù dâu  Bích, lập gia đình với ông Lượt , bạn anh, quân cảnh ở Vũng tàu ấy.  Bích là con gái chủ nhà in Công đồng ở đường Minh Mạng. Em chắc thế nào Bích cũng cho mượn anh ạ.

    Đỗ không thể quên chú rể ấy là trưởng đồn quân cảnh, cũng là một trong những người si mê cô Tỵ.  Lượt từng nói đùa - lương Lượt 7 ngàn- lương Đỗ thì 8, lại được nuôi cơm 3 bữa, quần áo có người giặt, ngủ trại, giường nệm, drap trắng, sang như tiêu chuẩn Mỹ.  Nếu so sánh, thì, cô Tỵ mết Đỗ hơn Lượt là chắc rồi !  Bởi vậy, Lượt đành lập gia đình ở Đà lạt, với con chủ nhà in Công đồng có đạo Công giáo thôi.

    Đỗ nhớ buổi vợ Lượt đến nhà tìm Khuê ,bắt gặp Đỗ ôm con gà trống nhỏ bằng nắm tay, gí mỏ nó vào cửa kính bắt ruồi.  Chẳng hiểu sao con gà biết Bích là người lạ, nó muốn vượt khỏi tầm tay anh để mổ Bích.  Con gà sống này là bạn thiết của Đỗ, nó làm anh khuây khỏa trong ngày sống phiêu linh, sống chẳng ra sống ở Đà lạt này.  Anh chỉ mới nuôi nó được ít lâu, săn sóc, chăm bẵm , và nó rất thích được bồng bế trong tay, đưa nó lên cử kính bắt ruồi. Thức ăn của nó bằng ruồi nhiều hơn cơm, gạo - nên chất tươi thực phẩm ruồi khiến tâm tính nó rất dữ dằn.  Nó mổ choác một cái, chú ruồi biến mất, không còn loay hoay bò chậm chạp trên mặt kính nữa.

    Đỗ nói với vợ :  

  - Về lại Sài Gòn, anh sẽ nhớ  nhất con gà, chẳng còn ai nuôi nấng, cho nó ăn ruồi trên cửa kính nữa ?

   Vợ chồng về đến nhà, anh đi tìm con gà, nó đang tìm ăn đâu đó; khi, nhìn thấy Đỗ, nó chạy miết lại phái anh thật mừng rỡ.  

   Buồi chiều áp tết năm ấy, không hiểu sao thời tiết còn lạnh như kỳ Giáng sinh . Một chiều trong đời thật khó quên của vợ chồng anh, thấm hiểu nghĩa lý cuộc đời thật sâu đậm !. 

    Từ trên cao nhìn xuống phố, một Đà lạt thật buồn, với nhiều dẫy nhà tầng thang; xa xa, ngọn thông nhấp nhô trên đồi xa, đứng thẳng trước nhiều cơn phong ba của mưa đồi, gió núi. Và, mai này đây phải xa Đà lạt, không riêng vợ chồng Đỗ - mà - Đà lạt từ muôn đời thời hồng hoang, đến khi được bác sỉ Yersin khám phá ra thiên đường cao nguyên .  Vua Bảo Đại xí phần gọi al2 Hoàng triều cương thổ. 

     Vợ chồng Đỗ giã từ Đà lạt, trời vừa xẩm tối. 

      Riêng anh quay lại nhìn đoạn đường xe chạy; bật nhớ đến con gà đang chúi đầu ở một nơi đâu đó, không biết diều có căng, đầu có ngoẹo cổ ngủ sớm không ?

                                                                            ( Còn tiếp)

   Thế phong

 

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

t.t.kh.- nàng là ai? thế nhật [thế phong] : bà vân nương: tôi không phải là t.t.kh. - 17

ttkh- nàng là ai? - 17- thế nhật [thế phong]
nxb văn hóa- thông tin tái bản, hànội, 2001



                       bà vân nương [trần thị vân chung] : 
                  tôi không phải là t.t.kh
   
   LTS - Trong nhiều số báo vừa qua, Thanh niên đã đăng các ý kiến của bạn đọc về cuốn TTKH- nàng là ai ? , kể cả ý kiến của tác giả Thế Nhật., Và, trong số báo ra ngày 27-1-1994, chúng tôi đã gút lại vấn đề này.  Chúng tôi cũng đã thông báo, chỉ khi nào có ý kiến của 2 người trong cuộc, là nhà văn  Thanh Châu và bà Trần thị Chung, thì, chúng tôi mới công bố cùng bạn đọc.  Sau đây là nội dung bức thư ngỏ của bà Trần thị Vân Chung gửi từ Pháp vể cho Nxb Văn hóa, nhà văn Thế Nhật và nữ sĩ Thư Linh.  Vì tờ báo khuôn khổ có hạn, chúng tôi xin trích đăng một số đoạn cần thiết, để, bạn đọc tham khảo và nắm rõ vần đề đã gây dư luận lâu nay.
     BÁO THANH NIÊN


       Cuốn sách TTKH- nàng là ai?  đã tới tay tôi ngày 28-9- 94, do nữ sĩ 
Thư Linh gửi.

   Đọc xong cuốn sách, tôi nhận thấy đây chỉ là chuyện mơ hồ, hư cấu, do sự tưởng tượng của nữ sĩ Thư Linh. Người cung cấp tài liệu giả tưởng cho tác giả Thế Nhật.  Chỉ  là một thứ tiểu thuyết, không thể coi như một tài liệu văn học, như quí vị mong muốn.

    Bởi vì, đã gọi là tài liệu văn học, thì sự việc và nhân vật phải cho thật đích xác.  Cuốn sách đã nêu đích danh tôi : Vân Nương- Trần thị Vân Chung, nên tôi gửi thư này tới quí vị, lên tiếng đính chính những điều sai trái, nhầm lẫn trong cuốn TTKH- nàng là ai ?

    Chỉ tiếc hành động của quí vị đã quá hấp tấp (nếu không muốn nói là quá sơ xuất!).  Vì theo thông lệ,  trước khi xuất bản một cuốn sách thuộc về tài liệu văn học, gọi đích danh đương sự, nêu hình ảnh, chà đạp lên đời sống cá nhân v.v... quí vị cũng nên thận trọng trong hành động , phai lắng nghe ý kiến của cả 2 bên.  Quí vị có thể liên lạc thẳng với tôi xem thực hư ra sao, để tránh những lỗi lầm tai hại.

    Điều trước nhật tôi xin thưa :' Tôi không phải là TTKH !'

    Dưới đây, tôi xin nêu rõ từng điểm sai trái, bia đặt trong cuốn TTKH- nàng là ai ?'

    1- Trong sách viết chúng tôi làm đám cưới năm 1934.   Tôi sinh năm 1919, nếu lấy chồng năm 1934, tôi mới 15 tuổi hay sao ?   Trong sách viết tôi gặp ông Thanh Châu năm 17 tuổi, sao mâu thuẫn vậy ?  Sao quá vụng tính toán cho thời gian không ăn khớp với nhau !

    2- Chúng tôi hơn nhau 3 tuổi.  Nhà tôi tuổi Bính thìn (1916), tôi Kỷ mùi 
(1919), sao lại viết hơn nhau 9 tuổi ?  Có lẽ (tác giả) muốn chứng minh cho đúng thời gian xuất hiện thơ TTKH vào năm 1937, và, cho hợp với câu thơ 
' Tóc úa giết dần đời thiếu phụ '' Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi' chăng ? 

     3- Nói về gia đình tôi, cũng không đúng ! Bố tôi không làm quan ( cũng như khi làm đám cưới, nhà tôi chưa là ' quan huyện' !).  Chúng tôi có 8 anh em ( 3 trai 2 gái)  chứ không phải 5 người.  Tôi  là thứ 3, không phải trưởng nữ, thế nên, tôi đã có bút hiệu Tam Nương.

    4- Tôi không viết bút ký, hay có thơ đăng báo' Ngôn luận'  trước 1975, cũng như bút hiệu Lê phương Đông, chứ không phải là Lê đông Phương. 

    5- Nhà tôi bị chính phủ Ngô đình Diệm bắt giam tại khám Chí hòa 3 năm
 (1960-1963), chứ không bị đày đi Côn đảo.

    6- Năm 1976, tôi vẫn ở cư xá Nông tín, đường Trương minh Ký (cũ), tứ năm 1972 đến 1982.  Mãi tới năm 1980, nhà tôi đi cải tạo về, chúng tôi có giấy xuất cảnh, mới bán nhà, dọn về ở nhờ nhà chị Mộng Tuyết, đường Nguyễn minh Chiếu (cũ) vào năm 1982.

    7- Câu chuyện (chị Thư Linh và tác giả Thế Nhật) tạo dựng vào năm 1976, ông Thanh Châu gặp tôi ở nhà em Minh (vợ nhà thơ Hà thượng Nhân) cũng hoàn toàn thêu dệt, vu khống.  Sự sỗ sàng của người đàn bà có chồng rồi mà còn có cử chỉ vô luân, tồi bại, như đã miêu tả trong cuốn sách 'TTKH- nàng là ai ?' (từ tr. 54 tới 65), nếu, chúng tôi có mặt tại quê nhà, [thì] đã đưa ra tòa, kiện về tội mạ lỵ và vu khống.

     8- Vì, sự thật, năm 1976 ông Thanh Châu vào Nam có nhờ cô em họ tôi dẫn tới thăm, gặp tôi ở nhà cư xá Nông tín, đường Trinh minh Ký (cũ).  Cuộc thăm gặp này chỉ có tính cách như 2 người bạn cũ gặp lại, với sự hiện diện của cô em họ, rất đàng hoàng, đứng đắn.   Vì trải qua 40 năm, cả hai bên đều đã an phận từ lâu , cả hai bên đều có bổn phận với gia đình mình.  Hơn nữa, ông [Thanh Châu] cũng là bạn thân của ông anh ruột tôi, từ hồi còn ở Thanh hóa.  Tôi còn gặp ông [ta] một lần nữa  tại nhà anh chị tôi- khi ông đến chào để vế Bắc.   Như vậy, tôi nghĩ đâu có gì để đáng nói, khi, coi nhau như bạn.

    9-  Bôi nhọ nhà tôi,  đúng  là người chết rồi, vẫn, không được buông
 tha:
' ... Bà cũng nhớ đến ngày phu quân mê một nữ thư ký ở văn phòng luật sư, nơi ông làm việc...' . ( TTKH- tr. 60-61).

     Tôi xin thưa:
 
     'Trước sau văn phòng luật sư của nhà tôi, chỉ có 2 cô nữ thư ký: một cô là phật tử trong gia đình phật tử chùa Quán Sứ, Hànội.  Khi vào Nam, cô đã là huynh trưởng của 4 đứa con chúng tôi, trong gia đình phật tử chùa  Phước hòa, Sài Gòn vào thời gian đó.  Vài năm sau, cô đi lấy chồng; nên, đã thay thế con gái của một người bạn chúng tôi, và, cũng là bạn chơi phong lan của nhà văn Nhất Linh-Nguyễn tường Tam - một gia đình nho phong ngoài Bắc, vào Nam nắm 1954 - và tuy  làm thư ký văn phòng- chúng tôi vẫn coi 2 cô như con, cháu trong nhà.

     Tóm lại tất cả 9 điểm kể trên (sách [TTKH], viết)

     - đều không đúng trường hợp và con người thật của tôi.

     - chứng tỏ chị [Thư Linh] đã cung cấp 'tài liệu giả tưởng' cho tác giả Thế Nhật, để, gán ghép tôi làTTKH- một nữ sĩ thời danh đã có  những vần thơ trác tuyệt, đã được sự cảm phục, của tất cả người Việt nam ưa chuộng văn chương, suốt hơn nửa thế kỷ nay. ( trong đó có cả tôi nữa)- với mục đích gì ?

    - vì danh, lợi chăng ? Nhưng thật đáng tiếc, đạo lý và lương tâm, đã không cho phép tôi nhận ẩu, vì, mạo danh một nữ sĩ nổi tiếng, cũng như đạo văn, là một tội xấu xa nhất trong văn giới.

    Cho nên, một lần nữa, tôi phủ nhận tôi là TTKH !...

      Mong trả lời từng điểm một cho minh bạch.
       []

           vân nương- trần thị vân chung
           VIẾT TẠI PHÁP, NGÀY 4 NOVEMBRE, 1994.

      <  trích  tuần báo Thanh niên - số 142 ( 538) ra ngày 4-12-1994>

   --------- 
      
  * [... - chữ của người biên tập...] 
     - tạm lược bỏ bài phỏng vấn ' Nhà văn Thanh Châu  nói về TTKH '-
       Đoàn minh Tuấn thức hiện.[BT]

               kỳ sau: 
           thế phong trả lời 9 điểm của bà vân nương' tôi không phải ttkh'.

     

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

lời tình buồn - love blue - les paroles tristes ... - le parole tristi per un amore / thơ chu trầm nguyên minh

love blue - les paroles tristes ... - le parole tristi per ...-
tình buồn - thơ chu trầm nguyên minh  ( 1943- 2014)



                    I.  lời tình buồn
                 thơ chu trầm nguyên minh
                với các bản dịch tiếng anh, pháp & ý                 
                     love blue - les paroles tristes
               pour un  amour -  le parole tristi per un amore - 


      lời ngỏ:

      Bài [Lời tình buồn] viết vào đầu tháng 1/2014, lúc anh ChuTrầm Nguyên Minh nhập viện.  Dù rất mệt, nhưng, anh cũng rất cố gắng viết, [rồi] gửi cho tôi  bài viết + nguồn gốc,..., tư liệu. 

     Vừa rồi,  khi đến thăm anh ở bệnh viện Triều An, anh nói còn thiếu bản dịch tiếng anh. Tôi có nhờ HKO, nhưng, lúc này chị rất bận. Anh [lại] bảo tôi viết mail gửi cho nhà thơ [nữ] Đặng Lê Khánh - mới đầu - chị ngại dịch thơ, nhưng rồi, tôi cũng nhận được bản dịch, qua mail. 

   Tôi copy... gửi cho anh - lúc này anh ChuTrầm Nguyên Minh đã phải thở oxy, không [tự] mở mail được . 

   Ngày 18-2-1014, tôi gọi điện thoại cho anh, đến chiều, mới liên lạc được.  Chị Tùng Vân trả lời : anh đang ngủ, lúc sáng chị đã mở mail, và, đã đọc bài viết cho anh ấy nghe.  Anh [tỏ ra] xúc động - đến16 giờ cùng ngày, anh giã từ bạn bè.

   Tôi gửi bài viết này, như thắp nén nhang , không màu, không khói, để, tiễn anh [ChuTrầm Nguyên Minh] về cõi vô thường. 

   Và, tưởng nhớ những ngày chung sống cùng anh và [các] bạn ở nhà bác sĩ Thiện , tại Paris.
---
* [...] - chữ của người biên tập, hoặc,  tạm lược .
               - không trích ca khúc . (BT)

  TRƯƠNG VĂN DẦN
    ( Saigon)


                          
                1- lời tình buồn
                                    thơ   chu trầm nguyên minh

                    Anh ở lại còn ai vuốt tóc 
                    Lời tình thơm sách vở học trò
                    Đêm xuống rồi em buồn không hở
                   Trời xa mù tầm tay với âu lo

                                   Anh đi rồi còn ai đưa đón 
                                   Áo em bay khuất mất thiên đường 
                                   Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi 
                                   Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

                    Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng
                    Cổ em cao tay mười ngón thiên thần 
                    Tóc em xanh trùng dương sóng lượn 
                    Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng

                                    Anh đi rồi còn ai tình tứ
                                    Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ
                                    Phúc * yêu dấu lần quá khứ 
                                    Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô

                     ---- 
                       * một bạn của tác giả gửi email   :  PHÚC hay PHÚT?            
                                           tác giả trả lời : PHÚC -  vậy là tên một người.
                                       (BT)


                                           2- love blue
                            TRANSLATED INTO ENGLISH by ĐẶNG LỆ KHÁNH 

               Once I am away, no one will softly touch your hair
            Loving words - sweet as school years -  no longer
                                                               murmured to your ears
               Night is falling now, are you feeling heartbroken
               Misty fog is dripping down filling 
                                                        yours arms with worriment
                                                                                    

               Once I am away, no one pick you up and see you off
               Paradise becomes unread, so is your fluttering dress
               Being twenty something , we are waiting for embraces
               No word nor language can describe my love enough

                                                                                            
                  Once I am away, there will be no one will 
                                                             adore you graceful neck
               And your fingers so heavently delicate
               Your long hair flows like soft wawes in the ocean
               Standing here in sudden sadness 
                                                             I am no longing for none.
                     
               Once I am away, there will be no one share your love
               The night sky is filled with songs 
               The joy of loving you soon be flowing into the past
               And your first kiss will bw filling into emptiness
                      



                        3- les paroles tristes pour un amour
                    TRADUIT EN  FRANCAIS ET ITALIEN PAR ELENA PUCILO TRƯƠNG


                   Je suis parti ... Qui te caressa les cheveux ?
               Les mots d' amour parfument encore les cahiers
               Tu seras triste quand tombera la nuit
               Et le ciel brumeux te remplira de souci

               Je suis parti ... Qui t'accompagnera ?
               Vole la bande de l' áo dài, en voilant le paradis
               À vingt ans, les bras sont ouverts
                                                         en attendant un amour
               Par quels mots je pourrais exprimer tout 
                                                                     mon sentiment ?

               Je suis parti ... Qui adorera
               Ton long cou et tes doigts d' ange
               Tes cheveux flottants comme une vague de l'océan
               Et le regard se perd dans la tritesse ... avec émotion

              Je suis parti ... à qui tu t' es confiera ?
              Le ciel noturne murmure la nostalgie mélancholique
              La chance de t' avoir aimée, maintenant me fait oublier
                                                                                          notre passe
              Et le premier baiser sombre déjà dans le rien.

                         


                     bản dịch sang tiếng Ý của  ELENA PUCILO TRƯƠNG

                   4-   le parole tristi per un amore


                   Sono partito , chi ti  accrezzera '  i
               Le parole d' amour profumano ancora i quademi
               Sarai  triste quanda calera ' la notte
               Et il cieto nebbiaso ti riempirá di preoccupazione

               Sono partito ... chi  ti accompagnera ?
               Il lumbo di  áo dài vola, velando il paradisa
               a vent' anni, le braicca sono aperte in attesadi
                                                                                  un amore
               Con quali parole poetri esprimere tutto il mio
                                                                             sentimento ?

                Sono partito ... chi odorera'
                Il tuo  lungo collo e le dieci dita d' angelo
                I tuoi capelli, fluttuanti come l'onda dell' oceano ?
                Et lo sguardo si perde nella tristezza ... 
                                                                            con emozione

                Sono  partito ... con chi ti confidera ?
                Il cielo notturno sussurra la malineonia nostalgia
                La fortuna d' avertianato ora mi fa dimenticare
                                                                         il nostro passato
                Ed il primo bacio già  sprofonda  nel nulla ...
                  []

                    trương văn dần
                     sưu tập, giới thiệu


                      
                                  < web  vanchuongviet.org >

                        ---------------------------------



            II -  lời cảm ơn muộn màng 
              [v/s ] chu trầm nguyên minh
               tạp văn : ban mai

               Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
                     Lời tình buồn sách vở học trò
                     Đêm xuống rồi em buồng không hở
                     Thời xa mù tầm tay với âu lo
                                      THƠ  CHU TRẦM NGUYÊN MINH


    Bài hát của nhạc sĩ Vũ thành An tôi vẫn thường hát, nhưng, không hề biết, đó là bài thơ ' Lời tình buồn' của Chu Trầm Nguyên MinhVũ thành An đã phổ nhạc.

    Hơn một năm trước, tôi nhân được một bưu phẩm từ Sài Gòn về, mở phong thư, là tập thơ ' Lời tình buồn' của tác giả tặng.  Nét chữ đẹp, tỏ ra một con người mực thước, sau này, toi mới biết tác giả,. ngày xưa  là thầy giáo dạy toán, bạn cùng làm tạp chí 'Ý thức ' với anh Nguyên Minh, từ trước 1975 ở Phan thiết.  Nhà thơ đọc tạp chí 'Quán Văn'  thường xuyên, nên, biết tôi qua những người bạn ở sài Gòn.

    Tôi chưa từng gặp anh và cũng chưa có dịp cảm ơn anh tập sách.  Thật kỳ lạ, tối hôm qua, tần ngần bên tủ sách, tự nhiên tôi thuận tay lấy tập sách của anh, đọc một mạch.  Tập thơ in đẹp, trang trọng, với những phụ bản của Đinh Cường, Thân trọng Minh, Thanh Hồ, Lê thánh Thư, Nguyễn sông Ba, Vũ thanh Hằng [ phu nhân Thân trọng Minh] . Gồm 47 bài thơ và 5 bài viết của bạn văn về tác giả.

     Hôm nay, mở trang web 'vanchuongviet', sững sờ, khi thấy hàng chữ phân ưu anh vừa mất một ngày trước.

    Tôi trằn trọc không ngủ được, cảm giác mình có lỗi, vì, chưa có dịp nói lời cảm ơn, chưa kịp đọc  tác giả, khi anh còn sống.

   Tôi viết những dòng này , như một lời tạ lỗi, lời cảm ơn muộn màng đến một bạn văn là bậc' đàn anh của  mình '.

   Cuộc đời anh đã sống hết mình với chữ nghĩa, sau hơn 30 năm không cầm bút - có lẽ - anh đã yên lòng phần đời cuối bên bạn bè yêu thương.

    Anh đi rồi, nhưng, bài thơ ' Lời tình cuối' được phổ nhạc của anh, tôi tin vẫn sống mãi ở các thế hệ sau, khi nào, cuộc đời này vẫn còn những người tình, thì, vẫn còn tiếng hát .

                 Anh đi rồi còn ai đưa đón
                 Áo em bay khuất nẻo thiên đàng
                 Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi
                 Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương.
                     THƠ CHU TRẦM NGUYÊN MINH

      ban mai
      21- 2- 2014

---
 * [...] chữ của người biên tập. (BT)

                             < web <vanchuongviet.org>
              




      


                                            
                                       
                  
                  
                    

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

' ... dầu sao ông cũng là một nhà thơ tiêu biểu nhất ... ' - nguyễn đăng mạnh nói về tố hữu

hồi ký nguyễn đăng mạnh
hà nội  2008


               '... dầu sao ông cũng là nhà thơ tiêu biểu nhất...' 
                                             nguyễn đăng mạnh  nói về  tố hữu


   :  '... theo tôi, tốt nhất là thuật lại những lần được trò chuyện cùng ông ,  trước 1986 .  Chính những lời phát biểu của ông về chính trị, về thơ ca, sẽ giải thích cụ thể sự thăng trầm của số phận ông , ..., vì vẫn phải giảng thơ ông trong nhà trường, vì, dù sao, ông cũng là một nhà thơ tiêu biểu nhất, có vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt nam hiện đại và trong chương trình môn văn ở các trường phổ thông và đại học ... '
         NGUYỄN ĐĂNG MẠNH


 Nhớ lại ba, bốn chục năm  về trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ vừa qua, biết bao thế hệ đã từng mê thơ Tố Hữu.  Mê thật sự. Đọc những bài như Bài ca mùa xuân 61 mà chảy nước mắt.   Hồi ấy, ông rất xứng đáng với danh hiệu ' lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng  Việtnam '.   Để phục vụ cách mạng và kháng chiến, thơ ca hồi ấy bám rất sát từng nhiệm vụ chính trị, nên, thường viết chung một số đề tài : anh bộ đội, anh giải phóng quân, Bác Hồ, anh Trỗi, mẹ Suốt, chị Trần thị Lý, miền Nam thành đồng  Tổ quốc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội ...

  Ngẫu nhiên mà thành ra những cuộc thi thơ toàn quốc.  Trong những cuộc thi như thế, Tố Hữu hầu như chiếm giải nhất .

    Vinh quang Tố Hữu đâu chỉ ở tư cách nhà thơ .  Về chính trị, ông cũng vọt lên vòn vọt, có lúc tưởng như là người kế cận  Lê Duẩn, thay Lê Duẩn đến nơi.   Cho nên ngày Tết, người ta sắp hàng nối đuôi nhau ra tận ngoài đường, để chúc tết Tố Hữu .
     Loại như Nguyễn văn Hạnh, Hà xuân Trường, thì, phải xếp hàng mãi tít ngoài đường, rất xa.  Còn Hoàng xuân Nhị, thì, chỉ rình chen ngang ... 

  Lúc bấy giờ, viết về Tố Hữu cũng danh giá lắm !

    Tôi nhớ, có lần anh Lý hải Châu [ giám đốc nhà xuất bản Văn học] ngỏ ý giao cho tôi làm Tuyển tập thơ Tố Hữu.  Định thế thôi,  chứ đã giao thật đâu ?.  Vậy mà, tiếng đồn ra, nhiều người đã mừng cho tôi.  Anh Xuân Diệu gặp tôi, bắt tay, chúc mừng :
   ' ... thế là, Mạnh bắt đầu tiếp cận với nhà đỏ rồi đấy !' 

    Thế mà bây giờ, không thể ngờ Tố Hữu xuống giá nhanh chóng, và, thảm hại đến thế  - ở cả 2  tư cách : nhà chính trị và nhà thơ. 
    Hầu như, các thế nhà thơ bây giờ không còn  làm theo phong cách Tố Hữu nữa.
   ở khoa Văn đại học Sư phạm Hà nội ( có lẽ khoa Văn trường đại học khác cũng thế ) - có điều này - nếu, Tố Hữu sống lại, chắc sẽ buồn lắm : 

   '  hàng năm cán bộ giảng dạy phải hướng dẫn hàng trăm sinh viên cao học, hàng chục nghiên cứu sinh làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ.  Đề tài ngày càng bí, quanh đi quẩn  lại, khai thác mãi những Vũ trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Khải, Nguyễn minh Châu ..., hầu như đã cạn kiệt . Rất bí . Cả thầy lẫn trò đều bí [ như nhau] .

   '  vậy mà, không ai chịu làm về Tố Hữu, tuy, Tố Hữu vẫn chiếm một vị trí quan trọng, trong chương trình phổ thông và đại học, như một tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việtnam.'

   Kể cũng lạ !

   Tôi cho rằng : hiện tượng này này cần được giải thích, nhất là đối với thế hệ lớn lên sau 1975, đặc biệt , là sau 1986 - khi đất nước bước vào thời kì đổi mới.  Tất nhiên, giải thích theo quan niệm lịch sử .

    Theo tôi, tốt nhất là , tôi  thuật lại những lần được trò chuyện với Tố Hữu trước 1986.  Chính những lời phát biểu của ông về chính trị, về thơ ca, sẽ giải thích cụ thể sự thăng trầm của số phận ông. 

    Ngoài ra, cũng phải hiểu ông, đã quan niệm về thơ như thế nào và làm thơ như thế nào ?  Vì, vẫn phải giảng thơ ông trong nhà trường - vì - dù sao , ông cũng là một nhà thơ tiêu biểu nhất , vẻ vang nhất , có vị trí quan trọng nhất trong nền  thơ ca Việt nam hiện đại  va trong chương trình văn ở các trường phổ thông và đại học .

    Tôi được gặp riêng Tố Hữu 2 lần - không kể những lần được nghe ông nói chuyện ở hội nghị.   Qua 2 lấn tiếp xúc, tôi thấy ông là người thông minh, nói rất giỏi.   Một nhà hùng biện.  Ông rất tin ở những điều mình nói, như là những chân lý tuyệt  đối.  Nói rất sôi nổi, say sưa, không cho ai cắt ngang dòng biện thuyết của mình.

   Cuộc tiếp xúc lần thứ nhất vào năm 1967 : Địa điểm: nhà riêng Tố Hữu , Phan đình Phùng [ Hà nội ] .

         [ ...      tạm lược khoảng 7, 5 trang A4  ... ]


                                                                   ***

     Tố Hữu trông người nhỏ nhắn, nhẹ nhõm như một thu sinh.  Nhưng, rất hách. Tôi đã nghe [ nhà thơ ] Hoàng Cầm nói : ông đã từng ra lệnh bắt Trần Dần , Tử Phác... bằng 6 tiếng ngắn, gọn ,
    ' Gọi nó về, bắt lấy nó '. 

     Tôi đã chứng kiến Nguyễn đình Thi sợ ông như thế nào, tôi ví,
    '  như con cua co dúm người lại trước con ếch '.

     Tôi đã nghe Hoàng ngọc Hiến thuật lại về Tố Hữu, trong cuộc họp nhà văn đảng viên, hồi tháng 6, 1979. 

     Nguyên Ngọc trình bày bản đề cương chống ... , 
    Tố Hữu  đã quạt cho Nguyên Ngọc một trận, cho đây là hiện tượng ngược dòng - ông có cách nói mỉa mai rất ác.   
    nhân thấy Nguyên Ngọc, người thấp, nhân [dịp] làm đổ cái mi - crô trên bàn chủ tịch đoàn, ông nói ,
      ' Cái bục này đối với  tôi hơi cao, [ nhưng ] đối với anh Nguyên Ngọc thì cao quá '! .

        Ông còn  đến vuốt râu Nguyên Hồng,
       ' ... để râu sớm quá đấy, để, trốn họp chi bộ chứ gì !'.  

     Gần đây, Kim Lân còn cho tôi biết, hôm ấy, Tố Hữu đến chỗ Kim Lân, nói, ' Dạo này viết ít quá đấy !' - Kim  Lân buột miệng, nói , '  Bác lại phê bình em rồi ! '.
    Có vậy thôi, nghĩ mà sợ quá, Kim Lân [ lại ] nói ,

    ' ... tôi nhớ, trong truyện Tam quốc, có 2 anh bạn thân, sau, một anh  làm to , anh kia đến chơi, nói suồng sã về những kỉ niệm thuở hàn vi .  Sau, bị tay kia cho người đuổi theo thủ tiêu - Sợ quá !... '.

    tôi chắc Kim Lân sợ, thì có sợ - nhưng làm gì đến nỗi thế,
    'Bọn nhà văn là chúa hay phóng đại !'

     Nguyễn Khải cũng kể lại: hôm ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu,   nói nhỏ với anh
   ' Ông Lành đang nói, sao cậu lại cười ?' .
   Nguyễn Khải sợ quá, vội chối, ' không, răng tôi nó bị hô đấy chứ, tôi có dám cười đâu..?'.

    Gần đây, anh  Hoàng Dũng,  [ cán bộ giàng dạy khoa Văn đại học Sư phạm tp. HCM ] học trò thân thiết của Nguyễn tài Cẩn, cho biết, 
    Tố Hữu có lần gọi Huy  Cận , bảo, phải biên soạn cuốn  từ điển về thơ Tố Hữu,
' Pouckhine có từ điển, sao Tố Hữu lại không có từ điển ?'.
    Huy Cận  nhờ nhà ngôn ngữ học Nguyễn tài Cẩn giúp cho việc này.

     Nguyễn tài Cẩn từ chối không được, bèn, dùng mẹo nhận mà không  làm - tuy vậy- thỉnh thoảng lại giả vờ đến Tố Hữu xin ý kiến về câu này, chữ khác của thơ ông
     Bây giờ Tố Hữu chết rồi, [ Nguyễn tài Cẩn] vẫn chưa có một trang từ điển nào cả. 

     'Anh đồ nghệ láu thật !'


                                                                       ***

   Năm 1986,  Đại hội Đảng lần thứ VI,
  Tố Hữu mất hết mọi chức vụ , từ đột đỉnh vinh quang tụt xuống đất.  
    Đau lắm !  

  Từ Sơn đến chơi thấy nhà như có tang.
  Ông nói với Từ Sơn,
' ... chúng nó tiếc gì mà không cho mình làm cố vấn !'
  rồi , kéo Từ Sơn ra ngoài vườn, như, sợ  có kẻ nào nghe trộm,
' Có gan lên chiến khu làm cách mạng lại không ?' 
   Đúng là cay cú đến mức điên rồi !

    Tố Hữu rất ghét thi hoa hậu.  Ông nói với Hoàng Điệp : [ nxb Văn hóa -thông tin ]  
    ' ... thi hoa hậu để khoe mông, khoe đùi chứ gì !  Làm như  thế, những phụ nữ xấu người ta tủi.   Sao không thi bắn súng ...?' 

    Tất nhiên Tố Hữu rất ghét Goocbachốp, chị Tố Nga [vợ Hoàng ngọc Hiến] bắt chước giọng Huế của ông, rất vui,

 '  Miềng có Hồ chí Minh của miềng chứ ! Thấy người ta chốp chốp cũng  chóp chóp ...'

    Những năm cuối đời, ở Tố Hữu, có chuyện này cũng lạ : 
   'thường phủ nhận  những điều mình đã nói, đã làm '.

    trong cuốn Chân dung & đối thoại, Trần đăng Khoa nói chuyện [về]  Phù Thăng - có một thời bị quy chụp rất nặng - Khoa cũng thuật lại cuộc phỏng vấn Tố Hữu về việc sáng tác bài Hoan hô chiến sĩ Điện biên - Tố Hữu trả lời: không hề biết chuyện Phù Thăng.  Còn những điều Trần đăng Khoa hỏi ông về bài Chiến thắng Điện biên,
 bịa

    thực ra,  Tố Hữu từng viết bài phê phán Phù Thăng, còn về cuộc phỏng vấn ông về bài Hoan hô chiến thắng Điện biên , thì, Khoa nói với tôi,   ' Em có ghi lại hẳn hoi, đậu có bịa ...'

      Lại còn chuyện Nhật Hoa Khanh công bố một bài phỏng vấn Tố Hữu rất dài. 
      Đọc bài phỏng vấn này,  thì, Tố Hữu nói ngược hẳn [với ] những điều ông nghĩ, ông viết.

  ' và việc ông  làm trước đây, đối vối các nhà văn,  nhóm 'Nhân văn giai phẩm '.  Ngược hẳn lại, như quay 180 độ, khiến, rất có tin là có thật.'  

     Trần đăng Khoa cho rằng : Tố Hữu quả là hay phủ nhận  những điều  mình đã nói, đã làm; nhưng, không đến nỗi quá quắt, như, trong bài phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh.

    Tô Hoài  nói : những sự kiện, những chi tiết trong bài phỏng vấn đều có thật cả, chỉ có điều, Tố Hữu nói ngược lại.

     Nhật Hoa Khanh nói :   đã ghi âm, còn giữ băng ghi âm.

     Tó Hữu , sau khi mất hết chức vụ, vẫn rất hách [ xằng] ,

      trong một cuộc gặp mặt  các nhà văn  lão thành - Hữu Thỉnh tổ chức vào đầu xuân hàng năm , mời các văn Hà nội, từ 70 tuổi trở lên,  gặp nhau chúc tết, mừng tuổi -  thì -Tố Hữu đến muộn,  nhìn khẩu hiện treo trên tường :

                        ' Hoan nghênh các nhả văn cách mạng lão thành ' 

      bèn, thủng thẳng ,   ' Láo, những liệu có ' thành'... không chứ ! '

    Tính cách như thế,  văn nghệ sĩ đều không ưa.   Khi Tố Hữu  có chức, có quyền, người ta sợ, người ta phải đến - như xếp hàng chúc tết ông ta chẳng  hạn .
   Nay, hết chức, hết quyền, người ta lảng hết. 

  Tôi nhớ đên đám tang Lưu quang Vũ + Xuân Quỳnh, ở 51 Trần hưng Đạo, người đến viếng đông lắm.  Viếng xong,  mọi người sang phòng bên  uống nước, trò chuyện.

  Tôi thấy Tố Hữu ngồi một mình.  Chẳng có ai [ thèm] nói chuyện với , ngồi một lúc, lặng lẽ ra về.

   Hết quyền lực rồi, Tố Hữu vẫn có tật nói nhiều. Hôm báo  Văn nghệ [ trung ương ]  tổ chức hội thảo về cuốn Chân dung & đối thoại  của Trần đăng Khoa, 

    Tố Hữu có đến dự :  một mình ông nói hằng tiếng đồng hồ.  

    Lúc ông đã mệt nặng, Nguyễn Khải có đến thăm. 

    Nguyễn Khải nói :  ông đã mệt lắm, nói không ra tiếng, vậy ma, miệng vẫn  mấp máy, lắp bắp, đúng là  mắc bệnh nói nhiều, thì phải .

    Ca dao có câu :
                                                   Rượu lạt uống lắm cũng say
                                         Người khôn nói  lắm, dẫu hay cũng nhàm. 

            nguyễn đăng mạnh
                              LÁNG HẠ, NGÀY 22-5-2007.