Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

bài đáng đọc : " khi nhà văn ANDRE GIDE nhìn rõ được Màu Đỏ "/ Từ Vũ / Paris -- trích: Việt Văn Mới ( Paris )

 Việt Văn Mới

             




KHI NHÀ VĂN ANDRÉ GIDE
NHÌN RÕ ĐƯỢC MÀU ĐỎ

  



N ăm 1936, được mời đến thăm Liên Xô , nhà văn Pháp André Gide không gò bó lời nói và không bẻ cong ngòi bút của ông khi trở về nước.

Sự thật đôi khi phải trả giá đắt. Kinh nghiệm cay đắng trong chuyến đi đã được Gide ghi lại trong cuốn Retour de l’URSS mà ông cho xuất bản vào tháng 11 năm 1936 tại Paris.

Chuyến du lịch viếng thăm Liên Sô của nhà văn, đã trải qua hai tháng từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 22 tháng 8 năm 1936, trên quê hương chủ nghĩa xã hội.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô có ý định cho "nhà văn Pháp vĩ đại nhất còn sống" (cùng với Paul Valéry) được chứng kiến những nét quyến rũ của đất nước họ, và cũng là để cho André Gide phải "lóa mắt" như các ông Romain Rolland (Nobel de Littérature 1915) thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Leningrad và những người cộng sản nhìn thấy ở ông là “một người bạn lớn lao trong đội ngũ tiên phong của nhân loại” và Henri Barbusse trước đây, những người trở về Pháp năm 1935 đã cung cấp "dịch vụ sau khi hàng đã bán" (S.A.V) để phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản. Nhà sử học Sophie Cœuré giải thích trong phần mở đầu của tập Retour de l'URSS: “Du lịch chính trị chắc chắn là công cụ mới nhất của quyền lực mềm này trước khi có lá thư...

Đối với Staline thì Gide đúng là người có tất cả các đảm bảo của một popoutchik ("người bạn đồng hành" của đảng Cộng Sản): Gide là một nhân vật đáng quan tâm trong ủy ban chỉ đạo của tờ Commune, tiếng nói của Hội Nhà văn và Nghệ sĩ Cách mạng (Pháp), một tờ báo thân cận với Đảng Cộng Sản trong đó có sự hiện diện của các nhà văn Aragon và Paul Nizan .

Một số tác phẩm của Gide đã được dịch sang tiếng Nga, và vào năm 1932, những trang trong Nhật ký của ông (1929-1932) được phổ biến trên NRF dường như thể hiện tình yêu và sự ngưỡng mộ bất diệt của ông ta đối với Liên Xô. “Ai sẽ nói những gì Liên Xô đã dành cho chúng ta? Hơn cả một quê hương được lựa chọn: một tấm gương, một người dẫn đường ”, tác giả nhắc lại ở phần đầu của cuốn sách làm chứng của mình.

Gide và 5 người bạn đồng hành (Jef Last, Louis Guilloux, Jacques Schiffrin, Pierre Herbart  và Eugène Dabit) đã liên tục thực hiện các chuyến viếng thăm: Moscow, Leningrad, Sochi, Sevastopol ...

Nhà văn đã có bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ để bầy tỏ sự ngưỡng mộ Maxim Gorky (1868-1936) nhà văn Sô Viết vừa từ trần được xem như một trong những người đặt nền móng cho hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Liên Sô; André Gide đã thuyết trình, nâng ly chúc tụng trong nhiều bữa tiệc, khám phá các "nhà máy kiểu mẫu", các kolkhozes và sovkhozes ... Nhưng, vô cùng nhanh chóng, đôi mắt của André Gide không bị choá loà mà ngược lại còn mở rộng ra nhìn rõ thực tế đang hiển hiện trước đôi mắt ông: sự khốn cùng của môi trường xung quanh, lớp sơn chì bọc bề ngoài, lối suy nghĩ một đường duy nhất. ... Tổ quốc của những người lao động đã hiện ra với ông như một "xã hội ảo tưởng" rộng lớn: một màn khói mù mịt bao quanh nền kinh tế thị trường sản xuất để che kín một chiến dịch đầu độc tổng quát mà mọi sai lệch với đường lối của Đảng đều bị trấn áp.


 “Sự phản đối nhỏ nhất, sự chỉ trích dù là nhỏ nhất cũng phải hứng chịu những hình phạt nặng nề nhất. Và tôi nghĩ rằng ở bất kỳ quốc gia nào khác ngày nay trên thế giới, ngay cả chế độ quốc xã của Hitler, đầu óc tinh thần ở đây (Nga sô) ít tự do hơn, bị bẻ cong hơn, sợ hãi hơn (bị khủng bố), bị nô lệ hơn.

Một tuyên bố báng bổ từ người đã từng là một cảm tình viên của ủy ban chống phát xít này ... Những kẻ bợ hót gièm pha sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta vì đã dám đưa hai chế độ đối kháng lại sát nhau để so sánh, trong lúc ở Tây Ban Nha, các chế độ phát xít của Hitler, Mussolini và Liên Xô đối đầu nhau bằng cuộc chiến tranh "xen kẽ".

KHÔNG TUÂN THỦ

Nhưng điều khiến Gide buồn nhất là phải nhận ra rằng, ngoài những thất bại thảm hại so với những hứa hẹn của xã hội chủ nghĩa, tình trạng nghèo đói của xã hội Liên Sô vẫn chưa được xóa bỏ ngược lại còn qúa xa vời , và sự bất bình đẳng xã hội vẫn còn rất rõ ràng. Về mặt nghệ thuật, bà con nghèo khổ của cách mạng, nhà văn nhận ra được rất rõ ràng: Nếu không phục vụ cho cách mạng thì nghệ thuật không có chỗ đứng trên đất nước của những người vô sản này. " nếu nó không nằm trong dòng, nó sẽ bị hủy bỏ. […] Những gì chúng tôi yêu cầu ở nghệ sĩ là phải nhất quán ”.

Gide không cúi gập mình tuân theo những quy luật đã được người khác vạch ra , dù là trong đời sống cá nhân hay trong các bài viết của ông. Ông cũng đã chứng minh điều này bằng cách tố cáo chủ nghĩa thực dân săn mồi hoặc quan hệ phụ nữ trong Voyage Au Congo (1926). “Nghệ thuật phục tùng một chủ nghĩa chính thống, ngay cả nghệ thuật nghe có vẻ đúng đắn nhất của các học thuyết, cũng đã bị mất. Nó đã bị chìm vào chủ nghĩa conformisme (tuân thủ) . Những gì cách mạng có thể và phải cung cấp cho nghệ sĩ trên hết là sự tự do".


Quyền tự do mà cách mạng Xô Viết hứa hẹn đã vụt tắt trong tâm trí Gide : “Chế độ độc tài của giai cấp vô sản, như đã được hứa hẹn với chúng ta ... chúng ta sẽ còn phải đi một chặng đường thật dài. Đúng : một chế độ độc tài, tất nhiên; nhưng duy nhất chỉ của một người , không phải là của mọi người vô sản thống nhất. Tự do được trân qúy này, Gide đã tự mình giải quyết khi đặt bút viết tập sách du lịch của mình, bất chấp tất cả những áp lực ép buộc ông phải giữ im lặng trước những thực tế khắc nghiệt của một xã hội Xô Viết "đang được tạo dựng".

Những câu tường thuật trong Retour de l’URSS của ông không khoan nhượng. Giới văn học Pháp chờ đợi tập sách và đã được phổ biến qua hơn 150.000 ấn bản rồi sau đó được chuyển dịch ra 20 thứ tiếng trên thế giới.

Ngay lập tức Gide được Cộng Sản (Pháp, Liên Sô ...) gắn cho các tên : "một tên giả mạo, một tên tư sản phản động hoặc một kẻ phản bội ... " - sách bị đốt cháy trước công chúng tại Liên Sô.

Nhưng sao cũng được! "Sự thật dù đau đớn đến đâu cũng sẽ có thể chữa lành", André Gide cũng đã viết như thể để dự trù trước cuộc "săn người" mà đối tượng chính là ông.

Viết tại La Serenité lúc 19giờ ngày 09.3.2022 theo Xavier Donzelli .





VVM.09.3.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

bài đáng đọc : " Phạm Xuân Nguyên tiết lộ ' buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến "/ Nguyễn Hằng -- trích: Dân Trí - 23/ 11/ 2020 .

 Báo điện tử Dân trí - Tin tức cập nhật liên tục 24/7

Mới nhấtInternational VersionInternational Version
Hà NộiThứ 3, 28/02/2023
14°C

Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến

00:00/05:47

(Dân trí) - Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu, dịch giả Phạm Xuân Nguyên, trước khi dịch giả Đoàn Tử Huyến “về trời”, họ còn gặp gỡ, ăn uống vui vẻ tại nhà mình. Đoàn Tử Huyến vẫn say mê chụp ảnh cho bạn bè…

“Buồn quá, sáng chủ nhật (22/11/2020) thức dậy được tin Anh vừa qua đời lúc khoảng tám giờ sáng nay tại nhà thông gia ở Sơn Tây. Mới hôm thứ Năm (19/11) Anh còn đến nhà mình vui cùng bạn bè…”, lời cảm thán của nhà nghiên cứu, dịch giả Phạm Xuân Nguyên khiến nhiều đồng nghiệp, bạn bè sửng sốt, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của dịch giả Đoàn Tử Huyến.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà nghiên cứu, dịch giả Phạm Xuân Nguyên cho biết, cách đây vài hôm, dịch giả Đoàn Tử Huyến đã đến nhà ông ăn cơm, gặp gỡ nhiều bạn bè yêu văn thơ. Khi đó, Đoàn Tử Huyến không có dấu hiệu mỏi mệt.

Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến - 1
Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến - 2

Dịch giả Đoàn Tử Huyến tại buổi gặp gỡ bạn bè tại nhà dịch giả Phạm Xuân Nguyên ngày 19/11. (Ảnh: FB Nguyen Pham Xuan)

“Tôi và anh Đoàn Tử Huyến là bạn bè thân thiết. Nhìn vẻ bề ngoài, chúng tôi khá giống nhau về râu, tóc, nét mặt… Trước đây, có bộ ba Dương Trung Quốc- Đoàn Tử Huyến- Phạm Xuân Nguyên nhìn giống nhau. Sau này có thêm ông Văn Như Cương cũng để râu tóc bạc…

Thứ 5 tuần trước, anh Huyến còn đến nhà tôi chơi, gặp gỡ ăn uống cùng bạn bè. Hôm đó, nhà thơ Hoàng Thị Minh Khanh (80 tuổi) có ra tập thơ mới. Trước đây, chị có bài thơ “Gửi sông La” được nhạc sĩ Lê Việt Hoà phổ nhạc, bài hát rất hay và được người xứ Nghệ, Hà Tĩnh rất yêu quý. Chị cũng rất yêu quý những người bạn văn chương xứ Nghệ.

Khi ra tập thơ mới, vốn coi tôi như người em trai nên chị nhờ tôi mời một số bạn bè tụ tập ở nhà tôi. Nhân cuộc đó, chúng tôi nhớ đến Huyến. Huyến là người Đức Thọ, nơi có con sông La ấy.

Tôi đã báo trước cho con dâu anh Huyến rằng “hôm sau chú đón bố Huyến lên nhà chú chơi”. Con bé rất vui. Vì từ khi bị tai biến, ông thường thui thủi một mình ở nhà với cái máy tính. Bởi con cái còn phải đi làm. Từ hồi ông bị tai biến, cứ có dịp là bạn bè đến đón ông ra ngồi quán cafe hay gặp gỡ cho ông vui.

Khi đến nhà, anh vẫn đi lại bình thường, vẫn chụp ảnh. Anh có đam mê là chụp ảnh mọi người. Anh cũng góp vui vào câu chuyện cùng mọi người. Khi về, tôi đưa anh về tận nhà. Anh không có biểu hiện gì về sức khoẻ, còn rất vui. Chia tay, chúng tôi còn hẹn gặp lại vào lần tới…

Vì thế, khi nghe anh Nguyễn Đình Toán báo tin anh Huyến mất sáng 22/11, nhóm bạn vừa gặp anh hôm thứ 5 vừa rồi là sững sờ nhất. Nghe nói, anh Huyến được vợ chồng con trai đưa đến nhà thông gia ở Sơn Tây chơi. Anh ra đi tại đó…

Cách đây 4 năm, anh Đoàn Tử Huyến từng bị tai biến. Năm 2016, đúng 4h giờ sáng đêm giao thừa Bính Thân, gia đình đang trên đường về quê ăn tết thì anh Huyến bị tai biến mạch máu não. Từ bệnh viện Vinh, ông được đưa ra Hà Nội, bệnh tình nguy kịch tưởng chừng ông khó qua nổi nhưng sau khi trải qua ca mổ não sáng 1 Tết, anh đã dần dần hồi phục.

4 năm qua Đoàn Tử Huyến hồi phục tương đối về sức khỏe nhưng bị rối loạn chức năng ngôn ngữ của não bộ khiến việc đọc khó khăn, nhưng anh vẫn nhớ mọi việc trong quá khứ rất rõ ràng”.

Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến - 3

Nhà nghiên cứu, dịch giả Phạm Xuân Nguyên (phải) và dịch giả Đoàn Tử Huyến là bạn bè thân thiết. (Ảnh: FB Nguyen Pham Xuan)

Đánh giá về Đoàn Tử Huyến, dịch giả Phạm Xuân Nguyên nói: “Với anh Đoàn Tử Huyến, tôi có thể nói một chữ là một người CHƠI. Với ý nghĩa phóng túng, đẹp đẽ của từ này.

Anh chơi sách- là một trong những người làm sách tư nhân sớm, làm ra những cuốn sách, dịch những cuốn sách mà mình thích thú để đưa đến độc giả những cuốn sách ưng ý.

Anh đi học ở Nga về, đi dạy tiếng Nga, sau đó anh chuyển ra ngoài và từng có thời gian làm ở Nhà xuất bản Lao Động. Từ đó, anh bước vào công việc xuất bản, làm sách. Trong biển sách bao la, anh góp phần nhỏ bé của mình giúp cho bạn đọc có được cuốn sách tử tế, có được cuốn sách hay.

Bản thân anh là người dịch văn học. Với vốn tiếng Nga, hiểu biết về văn học Nga và vốn tiếng Việt, anh đã bắt tay vào dịch văn học Nga. Anh chọn những tác giả xuất sắc, tiêu biểu của văn học Nga để cùng với các dịch giả khác đưa đến cho độc giả Việt Nam những tác phẩm xứng đáng, phong phú về văn học Nga.

Đặc biệt như cuốn tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” (M.Bulgakov) được Đoàn Tử Huyến dịch và được trao Giải thưởng Văn học dịch (Hội Nhà văn 1990 - 1991).

Đấy là cuộc chơi trên chữ nghĩa của anh. Và với cuộc chơi nào của anh cũng đầy đam mê, thích thú.

Rồi cuộc chơi nữa của anh là lập ra Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. Kể từ khi ra đời, Trung tâm này hoạt động rất hiệu quả: in sách, tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi quy tụ được nhiều gương mặt văn nghệ sĩ cũng như đông đảo công chúng yêu sách. Trung tâm này đã trở thành thương hiệu trong đời sống văn hoá ở Thủ đô.

Với cuộc chơi ngoài đời, với bạn bè; Đoàn Tử Huyến là người hào sảng, phóng túng, thích đi đây đi đó. Anh kết bạn với nhiều người, uống rượu được. Với bạn hữu, anh rất nhiệt tình, chu đáo.

Giờ anh giã từ cuộc chơi ở cái tuổi 70 một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ. Đấy cũng là cách chơi của anh với cõi vô cùng”.

Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến - 4
Phạm Xuân Nguyên tiết lộ về buổi gặp mặt cuối cùng với Đoàn Tử Huyến - 5

"Khi đến nhà, anh vẫn đi lại bình thường, vẫn chụp ảnh. Anh có đam mê là chụp ảnh mọi người. Anh cũng góp vui vào câu chuyện cùng mọi người". (Ảnh: FB Nguyen Xuan Pham)

Dịch giả Đoàn Tử Huyến sinh năm 1952 tại Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp ở Liên Xô, về nước giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao Động.

Ông cũng từng là ủy viên Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội đồng Văn học nước ngoài, Hội Nhà văn Hà Nội.

Đoàn Tử Huyến đã dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học Nga như: Tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” (M.Bulgakov), tập tản văn “Giọt rừng” (Mikhail Prisvin), tiểu thuyết “Trái tim chó” (Mikhail Bulgacov), truyện dài “Đêm sau lễ ra trường” (Vladimir Tendriacov), tiểu thuyết “Đấng cứu thế” (Miguel Otero Silva), tập truyện ngắn “Những ô cửa màu xanh” (Nhiều tác giả), tập truyện ngắn “Khóm hoa tử đinh hương” (Nhiều tác giả)...

Ông cũng là người biên soạn và dịch chung các ấn phẩm như: “Trịnh Công Sơn một người thơ ca một cõi đi về” (Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn); tiểu thuyết “Bố già” (tác giả Mario Puzo, dịch chung với Trịnh Huy Ninh; Đoàn Tử Huyến); “Kiệt tác Bulgacov”. Văn học hậu hiện đại: “Những vấn đề lý thuyết” (Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn; “Tuyển tập truyện vừa và ngắn A. Cuprinm” (Đoàn Tử Huyến, Minh Hạnh, Nguyễn Kim Giao dịch); “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” (Đoàn Tử Huyến, Hoàng Thái dịch); “Cái chuông điện” (Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đình Tài dịch; Vũ Quần Phương giới thiệu)...

Ông được trao Giải thưởng Văn học dịch (Hội Nhà văn 1990 - 1991) cho tác phẩm “Nghệ nhân và Margarita” (tiểu thuyết của M.Bulgacov).

Tang lễ dịch giả Đoàn Tử Huyến sẽ được tổ chức từ 7 giờ 15 - 9 giờ 15 ngày 24/11 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy, số 1 Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội. An táng tại quê nhà, xã Hoà Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh