đại hội nhá văn việt nam lần thứ IV : một đại hội không thể không noi đến... / bài viết: nguyễn đăng mạnh
hồi ký nguyễn đăng mạnh
-phổ biến hẹp- hà nội 2008.
đại hội nhà văn việt nam lần thứ IV
một đại hội không thể không nói tới ...
hồi ký : nguyễn đăng mạnh
(...) Kết thúc thập kỷ 80, có một sự kiện văn học không thể không nói đến : Đại hội nhà văn lần thứ IV. Tội nhớ trên giường bệnh, Nguyễn minh Châu nói thế này, giá đạo hội làm luôn từ 1986, 1987, thì bọn bảo thủ chỉ có quỳ lạy. Chuẩn bị đại hội kéo dài quá, giờ thì bọn bảo thủ lại nổi lên rồi. .. Tuy vậy, Đại hội nhà văn lần thứ IV tổ chức vào năm 1989 cũng vẫn rất vui, rất sôi nổi.
Đây là đại hội đầu tiên đầu tiên và duy nhất, tính cho đến ngày hôm nay, được triệu tập toàn thể hội viên. Đại hội thể hiện một sự phân hóa rất quyết liệt. Từ chuyện to đến chuyện nhỏ, rất nhỏ, thậm chí lặt vặt nữa, đều nổ ra xung đột, không thể hòa giải với nhau được. Chuyện to, như bãi chức tổng biên tập báo Văn nghệ của Nguyên Ngọc, chuyện đánh giá tình hình văn học những năm 1987, 1988, là khởi sắc hay tiêu cực, do buông lỏng lãnh đạo, vụ Bùi minh Quốc, Hà sĩ Phu mắc nạn ở Đà lạt, vụ Nguyễn văn Hạnh đọc thư Trần Độ, việc bầu tổng thư ký hội Nhà văn trực tiếp hay gián tiếp- chuyện nhỏ thì như việc bầu chủ tịch, thư ký đoàn, và, ban kiềm phiếu, đếm phiều, [làm sao] tránh được gian lận.
Sự phân hóa diễn ra cả trong giờ nghỉ. Ngồi uống cà -phê hay bia bọt với nhau ở căng-tin, cũng như phe nào ngồi riêng với phe ấy. Ai ngồi nhầm chỗ, lập tức bỏ đi ngay.
Hội nghị kéo dài tới 11 ngày, thỉnh thoảng lại dừng lại để họp riêng đảng viên. Nhưng họp đảng viên cũng thế thội. Những đại biểu thuộc phái cơ hội chủ nghĩa, lên diễn đàn thường bị hét, hy vỗ tay đuổi xuống, như Mai Ngữ, Anh Đức, Hoàng xuân Nhị v.v... Trần bạch Đằng trong chủ tịch đoàn, bị Dương thu Hương đuổi, vì không phải phiên mình điều khiển, cũng khệnh khạng ra giải thích theo
[luận điệu] phe bảo thủ- theo Nguyễn trọng Tín, đây là trường hợp không thể có, đối với 'ông vua không ngai' này ở miền Nam.
Cuộc xung đột, có khi còn diễn ra ở hậu trường đại hội, bằng nhửng lời đe dọa, dùng đến cả bạo lực. ( có đại biểu đề nghị, chủ tịch đoàn bảo vệ mình, vì có kẻ đe dọa hành hung.) Một số đại biểu thuộc cánh bảo thủ quá hoảng hốt, buổi tối chạy đến kể lể, khóc lóc, cầu cứu Lê đức Thọ. ( ' Bác Sáu à, bácSsáu ơi / Nhà ta nó phá tan rồi còn đâu'- NGUYỄN DUY.)
Sự phân hóa 2 phe nói trên trong đại hội, đã được Nguyễn Duy mô tả rất vui, trong một bài vè[ cái] gọi là Đại hội nhìn từ gần.( nhại lại bài thơ 'Tổ quốc nhìn từ xa' của anh.)
Dưới đây, trích vài đoạn:
Thủa trời đất nổi cơn Đại hội
Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai xuyên tạc cho nên nỗi này
Trống Hà thành lung lay bóng nguyệt
Sương Ba Đình mù mịt thức mây
Mấy lần nghị quyết trao tay
Đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương
(...) Ngôn luận chiến ào sấm nổ
Tưởng cơ đồ sụp đổ đến nơi
Bác Sáu ơi,. bác Sáu ơi
Nhà ta nó phá tan rồi còn đâu
Trang giây trắng một mầu quan ải
Oan khiên này biết giãi cùng ai
Giận hờn mấy kẻ đơn sai
Văn đàn bỗng hóa võ đài phải chăng?
(...) Nguyễn Khải lặn mất tăm đâu đó
Chính Hữu chờ sóng gió qua mau
Bùi bình Thi rút ván cầu
Phạm tiến Duật ẩn mình đâu mất rồi !
Chàng Hữu Thỉnh dở cười dở khóc
Ngọc Tú nàng rứt tóc vò tai
Đỗ Chu té ngựa vòng ngoài
Gặp ai cũng hỏi rằng ai nhờ mình
(...) Nguyễn văn Hạnh một mình một ngựa
Phá vòng vây ở giữa sa trường
Không lùi bước chẳng tạt ngang
Đã vì đồng đội gian nan xá gì
Biết cứu nạn lắm khi mắc nạn
Tâm huyết nhiều mất mạng như chơi
(...) Đại hội bỗng chia làm hai phái
Phái vui tươi và phái hầm hầm
Chúng ta cùng bạn làng văn
Cớ sao mãi cứ gằm gằm khó coi
(...) Mai Ngữ sử dao găm súng lục
Mắt Liên Nam đục đục điên điên
Thu Bồn nộ khí xung thiên
Bỗng đâu một trận Mai, Liên ào ào
Thu Hương nó pháo tầm cao
Tường Hạnh hụt một đường dao bất ngờ
Trần Độ vắng mặt bao giờ
Phất phơ để lại một tờ tâm thư
Nguyễn văn Hạnh dịch ngôn từ
Đoàn chủ tịch cũng ầm ừ cho qua
(...) Anh Đức mặt vênh vênh váo váo
Mắt đăm đăm liếc xéo hội trường
(...) Thùy Mai nước mắt lưng tròng
Cõng Bùi minh Quốc khỏi vòng hiểm nguy
(...) Buổi bế mạc chấp hành ra mắt
Chín người đà đứng sắp hàng ra
Tổng thư ký của hội ta
Tướng công họ Vũ tên là văn Ngan .
NGUYỄN DUY
Đại hội nhà văn lần thứ IV có thể coi là ngày hội lớn, cuộc vui lớn cuối cùng của phe cấp tiến.Đạo hội càng về cuối chấu, càng nhạt. Với sự sắp đạt điều khiển hội nghị một cách khôn khéo, vừa đánh vào chỗ yếu của phe cấp tiến. ( không có tổ chức chặt chẽ, thiếu cương lĩnh đàng hoàng, không có mưu mẹo gì cả, mải vui chơi, chủ quan, mất cảnh giác ...), vừa dựa vào quyền thế của lãnh đạo chóp bu- kết thúc đại hội, về cơ bản, phe bảo thủ đã giành được thắng lợi.
[]
(...)
nguyễn đăng mạnh
( sđd- trang 81)