Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

'lời của " bà đỡ đẻ" cho tác phẩm Du Tử Lê " được mở mắt" chào đời ở Sài Gòn " / Nguyễn Vĩnh Nguyên -- source TTO

' lời của "bà đỡ đẻ"cho tác phẩm Du Tử Lê 
"được mở mắt"chàđời ở Sài Gòn '
tựa chính:" Nhớ Du Tử Lê - nụ cười rộng lượng  ..." ]
nguyễn vĩnh nguyên



TTO - Vĩnh biệt tác giả của ' Khúc Thuỵ Du', Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên- người làm việc cùng ông trên nhiều ấn phẩm mang tên Du Tử Lê ra mắt bạn độc giả Việt Nam gần đây .


Tôi đã " trách móc "  ông rằng, ngay những ngày đầu tập tễnh vào nghề xuất bản , tôi đã gặp một ca" khó đỡ , đó  là ông.

Ông cười, cái cười nhẹ nhõm, độ lượng của người từng trải, ánh lên sự đa tình phong lưu, như thể nhìn thấy hết những vướng mắc của kẻ hậu sinh phải đứng vào thế cân đong từng chữ, từng câu thơ trong các thi phẩm của ông, để tìm cho xuất hiện công khai trở lại ...

Mọi lá thư ông viết, dù cho có tranh luận " mất còn"  về chữ nghĩa, thì vẫn với một giọng điệu hết sức từ tốn, nhẹ nhàng.  Đó cũng là tính cách sống ở đời của ông. Hài hoà, bặt thiệp, giữ tình thân ái với mọi người, tránh mọi sự sứt mẻ tình cảm.

Cứ có cảm giác trong tình huống nào ông cũng nở nụ cười đa tình và rộng lượng để xoá mọi gai góc bày ra. Cuộc sống ông trôi bềnh bồng và phiêu du trong nụ cười đó.  Hệ luỵ cũng có mà điều tiếng cũng có.

Rồi có hề chi, chính cái hình dáng nụ cười trời sinh ra để đối đãi với ngoại giới, tới lúc, cũng biết lặn vào bên trong mà nội trị cho một tâm hồn sóng gió, không ít vết thương, bất trắc, đa đoan của thế cuộc, của tình trường.

Hình mẫu thi sĩ "nòi tình" như thế, gần như tuyệt chủng trong đời sống khô cặn này rồi .  Có khi tôi nghĩ vậy về ông, để sẵn sàng gạt bỏ hết những gì mà với định kiến, người ta dễ dán vào ông, một phần cũng do sự cả nể và dĩ hoà vi quý của ông.

Trong 2 năm trời, tôi "đi" cùng ông 2 tập thơ và một tập tuỳ bút.  Không ngờ, đó là những cuốn sách cuối cùng của đời ông.  Mà không.  Trong ngắn kéo của chúng tôi vẫn còn một bản thảo cuối cùng, 20 tuỳ bút viết về sinh hoạt văn hoá của sài Gòn trước 1975.

Bản thảo hoàn thành khâu biên tập chi tiết vào đúng một tuần trước khi ông trút hơi thở cuối cùng.  Ông cố gắng hoàn thiện những trang bản thảo với hi vọng cuốn sách xuất bản trên quê hương vào cuối năm nay, để tháng 3-2020 tới, có cớ mua vé máy bay trở lại tp. HCM.

"Trước giờ sách in trong nước, chủ trì đến ký tặng; lần này chủ sẽ có buổi nói chuyện với người đọc Sài Gòn, Huế, Hà Nội...", ông viết trong email gần nhất.

Dữ định là vậy, nhưng sinh tử ai ngờ.

Khi hay tin ông mất, tôi đã thấy ít nhiều day dứt.

Nhớ lại một chiều tháng 5 vừa qua, khi vừa đáp máy bay xuống tp. HCM, cầm tập thơ mới nhất vừa ấn hành  - Chúng ta, những con đường, ông nói  trong nước mắt dự cảm: " Chú nghĩ đây là những bài thơ cuối đời rồi.  Vậy là vẫn kịp thêm một lần về ..." .

Và suốt buổi chiều ấy, trên vỉa hè Sài Gòn, ông già thi sĩ tuổi thất thập kể co tôi nghe những chuyện tình đi qua đời mình ...

Sẽ còn nhiều điều ông mang đi, tôi tin vậy. Nhưng tôi cũng tin rằng loài chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm đã tìm thấy lại những gì đã đánh mất trong sinh phần hữu hạn này, " trong vụng nước cuộc đời" quá ít ngày lặng sóng.

Tiễn ông Du Tử Lê với bao điều chưa kịp nói.  Nhưng những lời chú thích - ngoài thơ, ngoài những lời ca mà ông mang đến [cho] người đời, cho tiếng Việt, như một làn hương say đầy quyến rũ - thì đâu quan trọng gì  ...

Trái tim nhà thơ Du Tử Lê đã ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút ngày 7-10 tại nhà riêng ở Garden Grove
 ( Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi, theo thông tin từ người nhà của ông.

(...) - xin lỗi tác giả, tạm lược khoảng mươi dòng . (BT)

Sự nghiệp thơ của Du Tử Lê  từng được một học viên cao học tại Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội là Trần thị Như Ngọc chọn làm luận văn tốt nghiệp, nhan đề " Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật."

[]

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN 


lời bình của Thằng Phải Gió :

-  bài viết rất' tốt 'của bà đở đẻ cho tác phẩm Du Tử Lê được mở mắt chào đời ở Sài Gòn -  đó là nhà văn " trẻ" Nguyễn Vĩnh Nguyên.   Sinh 1979 tại Khánh Hoà, lớn lên tại Ninh Thuận, tốt nghiệp Sư phạm Khoa Ngữ văn Đại học Dalat ( khoá 1971- 2001) và hiện sống bằng nghề viết báo + biên tập xuất bản cho một nxb ở tp. HCM.   Biên tập sách cho một tác giả Việt kiều Mỹ không hẳn là chuyện "dễ ăn" , anh tự -sự kể: " ... ngay từ những ngày tập tễnh vào nghề xuất bản, tôi đã gặp một ca" khó đỡ ", đó là ông [ DTL[ ".

TPG

CHÍNH TRONG "Sàigòn-hiện-tại phe-thắng cuộc " CHỢT TÌM RA ĐƯỢC " một Sàigòn rất riêng.thuở ngày xưa" / TRẦN THỊ BÔNG GIẤY -- trích ' Viết cho người đã chết" / Văn uyển xb , San Jose 2017.

CHÍNH TRONG  " Sàigòn-hiện-tại ... tìm ra được " MỘT SÀIGÒN  RẤT RIÊNG ..." 
                                       TRẦN THỊ BÔNG GIẤY



- tác giả " Gái Hà Nội Khóc Ai? / Văn Thanh "  ( thuộc lớp đàn em của Trần Dần, Phùng Quán ..., Nguyễn Hữu Đang  )  vựợt biên sang Mỹ từ 1980, hiện định cư ở San  Francisco ...

- Văn Thanh vẫn bị vướng cái máu Bắc Kỳ, coi thường phụ nữ , nhìn Trần Thị Bông Giấy [TTBG] " rất thấp",  so với các tên tuổi cỡ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê ...

_... trong giới nhà văn nữ, đáng so sánh với Trần Thị Bông Giấy [ TTBG] bên Mỹ chỉ có mi Dương Thu  Hương bên Tây, ngoài ra vưt đi hết ! -- lời Văn Thanh . 

- ...


(...)

Hôm thứ bảy, June 3/ 2017  vừa qua, trước lúc giã từ San Jose để đi San Francisco  đáp chuyến bay về Sàigòn khuya hôm ấy, Thu  Vân [ TV] viết vội cái e-mail cho anh Văn Thanh, mời ra phi trường uống café.  (nhà của anh Văn Thanh ở San Francisco) . Chỉ mời mà không hy vọng gặp, nào dè "ảnh" đến thật. Anh em ngồi trò chuyện rất lâu trong lúc chờ giờ hành lý kiểm tra, trước khi lên máy bay .


TV xin nói rõ một chút về anh Văn Thanh, tác giả cuốn' Gái Hà Nội Khóc Ai?' , xuất bản năm 1994.
 ( thêm cuốn nữa mà TV không nhớ rõ cái đề tựa) .

Anh là nhà văn xuất thân từ Hà Nội, lớn hơn TV gần một chục tuổi,(*) thuộc lớp đàn em của các thi sĩ Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang  ở miền Bắc.  Vượt biên sang Mỹ, định cư tại San Francisco từ cuối thập niên 1980.
----
(*) -  sinh vào khoảng năm  1940 . (BT) 

Thời gian giao tiếp với tờ ' Văn Uyển'  đầu năm 1991, Văn Thanh vẫn bị vướng cái máu Bắc Kỳ coi thường phụ nữ, nên nhìn Trần Thị Bông Giấy[ TTBG] " rất thấp"  so với các tện tuổi cỡ Phạm Duy,
Mai Thảo, Du Tử Lê hoặc TNH. [ Trần Nghi Hoàng].

20 năm trôi đi, đá vàng đã tỏ, biết ngựa hay ngựa ở những bước chạy đường dài đường ngắn, Văn Thanh đâm quay lại " trở thành người bạn tâm đắc chữ nghĩa của TV !" 

Dù vậy, điều nói  trên hỉ là trong lãnh vực văn chương, chứ ngoài ra, Văn Thanh đúng là người bạn rất có lòng của TV trên nhiều mặt thực tế đồi sống.  Anh hay nói : " Vơi BG và Âu Cơ, bất cứ cái gì tôi có thể làm cho thì sẽ làm ngay không tiếc . "

Anh chuyên nghề điện lạnh.  Vậy là, hễ nghe TV báo qua e-mail cái tủ lạnh không đông đá, cái máy giặt lắc kêu ồn quá, tức thì Văn Thanh hay xe ngay từ San Francisco xuống San Jose, chữa tủ lạnh hay kiểm tra máy giặt cho TV !

TV tri ân tình bạn ở những cái nhỏ nhoi như vậy.

Ngoài ra ,Văn Thanh lại là tay phê bình văn chương có trình độ.  Thuở còn nhìn TV " thấp hơn"  các đại gia văn nghệ, Văn Thanh vẫn đã có cái nhìn trung thực về 2 tập ' Một Truyện Dài Không Có Tên " .

Anh vốn tánh lành.  Nhiều lần " bị" TV " sát xà phòng vào mặt" trong các cuộc  chuyện trò chữ nghĩa, anh không hề giận  ;lại cũng là " nhà văn duy nhất" còn liên lạc vời TV trong số nhiều " nhân vật"  từng hiện hữu trên cái sân khấu " Một Truyện Dài Không Có Tên"  đầu thập niên 1990.

Mọi bài viết của TV, Văn Thanh đọc rất kỹ, xong mổ ra từng chữ, phô bày tường tận điểm hay điểm dở.  Có người bạn văn chương như thế quả là thú vị ! ( không " lừng khừng, cực kỳ hà tiện lời lẽ" như Uyên Thao đã đối với chữ nghĩa  TTBG đâu !) .

Thành ra cái gì Văn Thanh góp ý, TV thấy giống như chính mình đã nghĩ, nên rất lắng nghe trân trọng .


Trở lại buổi chiều ở San Francisco.

Bất ngờ nghe Văn Thanh nói:
- Tôi đọc đi đọc lại những gì BG viết, ngẫm được một chuyện, sẽ có hôm nào xuống thăm BG để nói ra nhận xét ấy .  Không ngờ nhận e-mail báo tin về VN nên hay đến ngay .

-Ý anh muốn nói gì?
- BG giàu hơn tất cả mọi nhà văn nam nữ khác, kể từ trong nước ra đến ngoài hải ngoại.

Nhìn cái vẻ ngẩn ngơ không hiểu của TV, Văn Thanh giải thích:
-Chữ giàu tôi muốn nói là ở điểm, BG trải nghiệm đầy đủ MỌI kinh nghiệm sống trên nhiều phía đúng mà ở những nhà văn khác may ra chỉ được có MỘT.
TV lắc đầu:
- Hoàn toàn không hiểu.  Sao dân Bắc Kỳ anh nào cũng nói năng tối nghĩa?

Văn Thanh gật đầu:
-Này nhé. Ngòi viết BG được hỗ trợ bởi rất nhiều ưu điểm, thứ nhất là âm nhạc.
Anh thêm:
-Mà là loại âm nhạc kinh điển cao cấp nữa chứ.
Với điều này Văn Thanh kể:
-Bữa nọ nhờ BG dẫn giải cho biết lai lịch và âm điệu bản Chanson de Slolveig của Grieg mà tôi đem ra phô trương với Trần Nhật Hiền -- Hiền sợ quá kêu lên ; " Trình độ âm nhạc của anh Văn Thanh thuộc hàng cao cấp chứ đâu phải giỡn !"


(TV ghi chú:
- anh Trần Nhật Hiền xuất thân trường Nhạc, học trò violon của thầy Đỗ thế Phiệt, vào trường trước TV 1 năm, nhưng vì tình trạng lính tráng thuở ấy nên chỉ học tới năm Trung đẳng thì nghỉ, nhập ngũ, chưa lên tới năm cuối Cao đẳng để  thi lấy bằng tốt nghiệp ) .

( trở lại câu chuyện buổi chiều trên phi trường San Francisco).

Văn Thanh nói:
-Đọc BG kỹ càng, thấy giọng văn nhiều khi bị nghẽn vì những nỗi niềm ức chế, nhưng nhờ âm nhạc mà trở nên trơn tuột.  BG khác bọn nhà văn chung quanh ở độ đầy âm nhạc.  Bọn chúng nó và ngay cả tôi nữa đếch làm gì có được cái âm nhạc để đỡ cho những khi chữ nghĩa bị nghẽn. Đó là ưu điểm thứ nhất.

(TV rất thích lối nói chuyện phang phang kiểu Bắc Kỳ của anh Văn Thanh với các từ " đếch- điếc", ": bọn- biếc" ..., anh Uyên Thao ạ) .

-Còn ưu điểm thứ 2 là độ sống của BG từ VN qua tới Âu châu rồi tới Mỹ.  Thời bình cũng như thời chiến đều nếm đủ.  Bọn nhà văn hải ngoại chúng nó chỉ biết độ sống ở VN trước 1975, chứ qua Mỹ thì chúng bị 'ách' lại vì biết bao chuyện gạo tiền cơm áo phải lo, thì giờ đâu mà hít thở cái mùi xứ
Mỹ .  Còn bọn nhà văn trong nước chúng biết đếch gì về văn minh  ngoại quốc, lại bị kềm kẹp bởi ý thức hệ, chữ nghĩa viết ra pha mùi thùi hận, làm đếch gì truyền đạt được đến độc giả sự cảm nhận không khí tự do .

Văn Thanh kết luận:
-BG ví như một kiếm khách đứng ở ngã ba đường, mà không, phải nói ở ngã năm, ngã sáu đường; nhìn thấy hết, viết ra hết bằng sự hiểu biết phong phú và cái Tâm chân thật.  Văn chương vì thế mà lôi cuốn được độc giả.

TV bật cười:
-Anh có đang"ca" bạn anh không? Bây giờ sắp phải đi, mai mốt về sẽ đãi anh một chầu café cám ơn nhé ?

Văn Thanh tiếp:
-Tôi định không nói, sợ BG giận. Nhưng đã nói rồi thì cứ nói hết, BG có giận cũng mặc kệ!
-Giận gì? Trong người BG chỉ có chữ Được hay Mất, chứ không bao giờ là chữ Giận lèng èng kiểu đàn bà, con nít.  Anh coi thường BG đến vậy sao ?

Văn Thanh gật:
-Thế thì nói. Ở 2 tập " Truyện Dài Không Có Tên", BG chỉ quơ quào lung tung mà không chịu rút ra cáo bảo kiếm đang giắt sau lưng, thật phí. tài năng BG đâu phải chỉ dùng để quất ca1ilu4 văn nghệ hải ngoại? Phí quá !

Thấy vẻ ngẩn ngơ của TV, Văn Thanh cười khà khà:
-Bảo kiếm chính là cái Tâm và cái tài, là sự hiểu biết phong phú trên nhiều vùng trời khác nhau mà BG đã có.

Rồi Văn Thanh buông thõng:
-Trong giới nhà văn nữ, đáng so sánh với TTBG bên Mỹ chỉ có mỗi Dương Thu Hương bên tây, ngòi ra vứt đi hết !

(TV nghe câu này chẳng khoái tí nào anh Uyên Thao ạ.

Tại sao?
Giải thích

Thứ nhất

TV chẳng bao giờ muốn "tự so sánh" hay" bị sự so sánh" với ai.  TV thường nghe nhiều người nói: "BG có cái vẻ giống Khánh Ly" thì bực mình lắm nhưng không đáp trả. Đến một hồi, lại nghe một anh bạn quen biết lâu năm, nói lên cùng nhận xét. TV bây giờ mới dấm dẩn hỏi: " Sao lại nói TÔI GIỐNG Khánh Ly? Khánh Ly đâu có gì khiến tôi có thể tôn làm thần tượng mà bắt chước để làm cho giống? Phải nói rằng Khánh LY GIỐNG TÔI  chứ! ".  Anh bạn gật gù: " À há! Có lý ! Có lý !"

Thứ 2:

Trong giới văn nghệ Cali. có truyền tụng câu: " Bắc TTBG, Nam Hoàng Dược Thảo" dựa theo câu
" Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung Phục" trong truyện Kim Dung-- nghe đã khó chịu, nhưng còn tạm hấp nhận. Lý do: Vì TTBG là Tiêu Phong hào sảng, tài ba,đường đường một đấng, thì thích quá ! Vả lại Hoàng Dược Thảo là dân Miền Nam, thấy cũng OK.

Chứ còn ví TTBG với Dương Thu Hương thì ê mặt thật. Chữ nghĩa TTBG đã dành đâu có "tà" như Hoàng Dược Thảo, một gái Bắc-Kỳ-Miền-Nam, lại không bao giờ "tôm cá, chanh chua  kiểu gái-Bắc-Kỳ-miền Bắc như Dương Thu Hương.

Gái Miền Nam ( mà lại gái-Huế-miền-Nam) hẳn phải sang hơn nhiều trên đủ mọi mặt!

Văn Thanh ví như vậy, anh Uyên Thao nghe, có thấy tôi cho TTBG không ?


               
                                                                     ***

Nhớ lại câu chuyện với Văn Thanh trên sân bay San Francisco 5 ngày trước mà thấy lòng càng ngấm nổi đau mất nước trong buổi chiều Sàigòn hôm nay đứng nhìn mưa rơi qua làn kính. Cái khổ của TV là KHÔNG PHẢI đã  "trải qua nhiều quá" như anh Văn Thanh nói), mà chính là ĐÃ GIỮ LẠI QUÁ NHIỀU những cái gì từng đã trải qua .

(...)  - xin lỗi tác giả,   tạm lược  khoảng gần 2 trang.  (BT) 


Bây giờ, bất cứ lúc nào nghe bài hát ' Chiều Trên Phá Tam Giang', Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thuỳ Yên là TV lại thấy lòng rung động kỳ dị.

 Thấy, mình thật giàu nhờ những kỷ niệm  vẫn đượ trân quý trọng kho tàng ký ức. Thấy, hiện ra trước mắt hình ảnh từng con người trong từng bộ áo phong sương ... Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Thuỷ Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Quân Y, Pháo Binh, Người Nhái, Lôi Hổ, Biệt Kích  ... quân binh chủng nào TV cũng đều có những người tình, người bạn.

 Thấy, mình đang là cô gái nhỏ Sàigòn được nhớ từ các người tình, người bạn ấy trên nhiều bãi chiến trường sôi động của cuộc chiến Bắc Nam :

           Chiều trên phá Tam Giang
           Anh chợt nhớ em
           Nhớ ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ
           đến bất tận
           Em ơi! Em ơi ! 
           ..

     (...) - xin lỗi tác giả , cho ngưng tại đây . (BT) 

      []

   ( từ trang 119- 126 VIẾT  CHO NGƯỜI " ĐÃ CHẾT" ( tâm bút TTBG) .


                                                                         TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
                                   - bài viết được chỉnh sửa xong lúc 6 giờ; 40 chiều thứ Năm
                                     June 8/ 2017, tại khách sạn Vina Terrace số 33-35 đường
                                     Lê Anh Xuân, Sài gòn )

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

một bài thơ đáng nhớ Trần Hoài Thư : " Khi vợ ngậm miệng không chịu ăn " -- source : blog Trần Hoài Thư

khi vợ ngậm miệng không chịu ăn (*)
Trần Hoài Thư



1

Đồ ăn mang đến mang về 
Trời ơi, không biết nấu gì mình ăn 
Hay mình sắp ỏ cõi phàm
Nên dọn thân thể tẩy trần bẩn nhơ ?


2

Mình đòi chiếc áo trầm hương
Có đây, tôi sẵn sàng mang ho mình
Gắng lên, nắm chậc (**)  thanh giường  
Nhích lên một tí ( để) tôi luồn dưới lưng

Sao mình không nhích tấm thân
Khiến tôi ì ạch tưởng chừng đứt hơi


3

Áo lam đã mặc cho mình
Ướp mùi hương khói nhang đen phổ môn
Tròng vào cổ chiếc yếm khăn
Lạy trời mình mở miệng ăn, tôi mừng .


4

Ông già (***) chăm sóc bà già
Bà già hét, ông già cười nhăn răng
Hét đi! để trút nợ nần
Cho tôi chia với, muối gừng mặn cay !


5

Bạn nai ghé vểnh đôi tai
Hỏi rằng ông cứ gõ hoài làm chi ?
Thưa rằng, tôi gõ bài thơ
Kêu người chết, gọi hồn về nhập quan


6

Ngày ngày vào Dining room
Lãnh đồ ăn, giữ những hàng xe lăn
hào ông bạn ngồi phía trong
Tuy dị chủng cùng chung tháng ngày
Tháng này đạn xẹt pháo bay trên đầu

Nhưng hôm nay, ông ở đâu
Ông đi đâu không một câu gĩ từ
Có chăng là cái bóng mờ
Như sương như khói từ trời Dakto ... 

TRẦN HOÀI THƯ


  ----- 
(*)            -   bài thơ tác giả đề cập vợ  mình, Nguyễn Ngọc Yến bị đột quỵ , liệt 1/2 người bên trái
                     từ tháng `12/ 2012.    Trần Thị Nguyệt Mai  viết: "...  Từ đó, anh Trần Hoài Thư mất hẳn
                     một cánh tay đắc lực- và cũng từ đây anh THTphải kiêm nhiệm tất cả mọi việc của chị 
                    [ Yến]  ... như nấu ăn, giặt giũ (...)  Nhưng dầu như thế (...) khi khoẻ hay  khi bị bệnh Gout
                     hành hạ đến tận cùng, nơi tầng hầm ngôi nhà ở Plainfield (  New Jersey), anh vẫn
                     dành thời gian  ít ỏi ủa mình cho việc sửa máy móc/ tìm kiếm/đánh máy tài liệu/ thực hiện
                     những số báo TQBG [ Thư Quán Bản Thảo]  thật giá trị "  .    []  
                                        <www.hocxa.com>VanHoc>TapChi>TQBT_TranThi ...  
                     
(**)          -   nắm chậc :   có thể là nắm chặt chăng? 

(***)        -    sinh năm 1942 ở Dalat, tên thật Trần Quí Sách, cựu sĩ quan QLVNCH,  có 4 năm học tập
                      cải tạo,  hiện định cư ở Hoa Kỳ, tác giả  khoảng 30 đầu sách ( thơ, văn), sáng lập tạp chí 
                      THƯ QUÁN BẢN THẢO + nhà xuất bản THƯ ẤN QUÁN . 

                                                               []




Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

' ai đã thiết kế Dinh Độc Lập ( nay Hội trường Thống Nhất tại tp. HCM ) và nhiều công trình lớn khác ...? " / bài viết: Nguyễn thị Bích Hậu -- source: Nugenyst Path gửi qua mail tới ... thephong thephong @ ....


ai đã thiết kế Dinh Độc Lập ( nay: Hội trường Thống Nhất tại tp. HCM )
 và nhiều công trình khác ... ?" 
(tựa chính: " Ngô Viết Thụ, Một trí thức lón ... " )

NGUYỄN THỊ BÍCH HẬU



ThePhong ThePhong  ... 
tới Nugenyst 

- cảm ơn ông vẫn luôn gửi bài cho đọc. Năm qua tôi bị bệnh suốt, đến tháng 4/ 2019 mới khỏi hẳn . Quên nhiều, trí nhớ sút kém hẳn ở tuổi 87 . Ông nhớ gửi cho tôi "địa chỉ mail của ông", để  tránh  "nhọc công  search nhé". Gửi lời thăm chị + các cháu.

TUONG
Saigon 22 Oct. 2019




Khôi nguyên La Mã ( Rô Ma) , kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo ở Lang Xá, xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên- Huế .  Cha ông là Ngô Viết Quang, cũng từng là người thiết kế kiến trúc và trang trí cho một số công trình của dòng họ tại Huế . 

Lớn lên trong môi trường đó, Ngô Việt Thụ rất giỏi về Hán Nôm và cũng là một thợ tiện có tay nghề .

Hết trung học, ông thi đậu Cao đẳng kiến trúc Đà Lạt ( một campus của  Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và khăn gói lên đường .  Lạ đường, lạ xá, ông thấy một thiếu nữ bên đường, bèn hỏi thăm; sau này trở thành phu nhân của ông.

Su này cha của Võ thị Cơ tìm một chàng sinh viên thật giỏi và có đạo đức, để làm gia sư cho cô con gái cùng mấy đứa em trong nhà. Và chàng sinh viên mà ông ưng ý lại chính là ...

Ngày dó, Ngô Viết Thụ nổi tiếng là một chàng sinh viên kiến trúc học giỏi và đẹp trai.  Lúc đầu anh chỉ mới xem cô gái Võ thị Cơ khi ấy như người em, cho nên dù quen và đi chơi với cô gái này , cô là người có phẩm hạnh đáng quý hơn hết. Vì vậy mà tình cảm giữa 2 người dẫn đến nảy nở, phát triển và làm đám cưới vào năm 1948.

Đám cưới với chàng sinh viên nghèo được cha cô Cơ hết sức ủng hộ vì yêu quý người tài. Và, vì nhà có điều kiện để giúp  con rể có tiền bạc đi qua Pháp du học.  Người vợ trẻ vì không muốn [ chồng  phải nhờ cậy vào bố mẹ quá nhiều] (*)  nên cô giúp cha mẹ buôn bán .

------
(*) những chữ nghiêng  trong [ ....... ] của BT .

Kiến trúc sư Thụ cảm [nhận] ân tình của vợ, không dám ham chơi như các bạn đồng học tại Paris, mà dành hết thời gian vào việc học mong có ngày  thành tài.

Sau này ông kể có nhiều buổi dạ vũ , lại [ có người] lên gõ cửa phòng để trêu ghẹo, nhưng ông vẫn lặng lẽ ngồi trong phòng miệt mài vẽ các đồ án, bên cạnh là tấm hình  vợ bồng con gái đầu lòng.

Tại Pháp, Ngô Viết Thụ miệt mài học tập ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.  Trong quá  trình đó, ông xuất sắc đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức  [vào] năm 1955, do ông bão vệ
đề án,

Cũng năm 1955, Học viện Hội hoạ và Điêu khắc tổ chức " Giải thưởng lớn Rôma" thường được gọi " Giải Khôi nguyên La Mã" -- đây là giải thưởng có truyền thống lâu đời từ năm  1663 ở Pháp [ về] âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc.  Vì là giải thưởng rất danh giá và lâu đời nên cuộc thi quy tụ được hàng trăm thí sinh xuất sắc nhất châu Âu.

Ngô Viết Thụ được ưu tiên mời tham gia cuộc thi này . Vì trước đó ông đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức, nên không cần tham gia vòng ngoài mà trực tiếp vào thi 3 vòng sau cùng chung kết với 10 thí sinh còn lại.

Để chuẩn bị cho bài thi của mình, Ngô Việt Thụ đã miệt mài vẽ kiến trúc công trình Ngôi Thánh đường trên Địa Trung Hải .  Đến lúc chỉ còn 1 tuần nữa là hết hạn thì ông mới nhận ra rằng mình  sai, nên quyết định bỏ hết phương án đã vẽ trong thời gian trước đó; để thay thế bằng một phương pháp hoàn toàn mới.

Ông đã tự thiết kế một thiết bị nhỏ giúp ông một mình vẽ nhanh một đồ án trên một diện tích giấy rộng trên 10 thước vuông mà chỉ mất chưa đầy 1 tuần.  Đồ án tuyệt vời này đã giúp ông thành công.  Cánh nhà báo lúc đó còn điều tra và giải thích rằng 1 phiếu nghịch mà Ngô Viết Thụ nhận được , là do trong số 29 vị giám khảo, có 1 vị có học trò cùng tranh tài, nên ông ta bỏ phiếu thuận đi.

Khi kết quả được công bố, bạn bè của Ngô Viết Thụ, chủ yếu là người Pháp, đã sung sướng công kênh ông lên vai trên những con phố ở Paris trong niềm vui sướng vô hạn .  Cho đến tận hôm công bố giải" Khôi nguyên La Mã" này.

Năm 1955, ngay say khi biết tin đoạt giải, Ngô Viết Thụ chạy ra bưu điện gửi 2 điện tín  về Huế cho cha mẹ; và về Đà Lạt cho vợ con. Gia đình ông rất hãnh diện và nhận được nhiều lời khen .

Lúc này danh tiếng của Ngô Viết Thụ đã bay xa.  Rất nhiều công ty ở Pháp, Ý và châu Âu mời ông về làm việc với mức thu nhập cao . Ông cũng hoàn toàn có thể cùng vợ và gia đình đến Paris .

 [ Song] cha của ông ở Huế đã nhận lời của lãnh đạo chính quyền Sài Gòn lúc đó muốn mời ông về VN giúp đất nước,  cha của ông viết một bài thơ và nhờ giáo sư [ Bửu] Hội mang giúp sang Paris cho con.   Ngô Viết Thụ hiểu ý và hoạ lại bài thơ  " Cá gáy hoá long" , đại ý nói mình không nên quên nguồn gốc và sẽ về giúp đất nước .  ...

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông về nhận chức Bộ trưởng bộ Xậy Dựng vào năm 1960, khi ông mới 24 tuổi.   Bộ này vào thời kỳ ấy nắm luôn cả Xổ số Kiến thiết, vốn đang hái ra tiền . Ông nói điều này với vợ, và vợ khuyên ông không nên nhận, vì ông vốn là người giới nghệ thuật sáng tạo, chứ không phải là chính khách.

Ông liền từ chối vị trí này, nhưng trước thịnh tình của Tổng thống, ông nhận làm cố vấn,và sẽ mở
 " Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ" cho phủ tổng thống. Từ đó, Việt Nam Cộng Hoà cùng văn phòng của ông nghiên cứu phát triển, rồi Tổng nha Kiến thiết thực hiện.

"Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ" của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ /  Sài Gòn . 

Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn, như Dinh Độc Lập ( 1960), Viện Năng lượng Nguyên tử VN ( 1962- 1965),  Làng Đại học Thủ Đức ( 1962), Công trường Mê Linh ( 1961), cùng một số công trình lớn  khác nhưng không thể xây dựng do thời cũ .

Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dư của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ
 ( H.F.A.I.A.) , cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H. Van den Broek,  Ame Jacob, Herman Larrain-Errazuiz,  Emillo Duhart H. ,  Jerzy Hyniewlecki và John B. Parkin.


                                                                             ***

Sau tháng 4/ 1975, Ngô Viết Thụ phải đi học tập cải tạo 1 năm. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Lâm Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con.  Đến lúc Ngô Viết Thụ hết hạn trở về, bà qua đời,  với sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình.

Năm đó, ông Thụ mới 51 tuổi; bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác; nhưng ông vẫn quyết "ở vậy một mình".

Trong những năm tháng này, ông thiết kế Ty Thuỷ lợi Đắc Lắc ( 1976), Bệnh viện Sông Bé / 500 giường ( 1985),  Khách sạn Century Huế ( 1960), phác thảo Chùa Trúc Lâm Đà Lạt ... .

 Trên quy mô mở rộng hơn , ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội ( đến năm 2000),và Quy hoạch Hải Phòng.  Ông là thành viên ban Giám khảo quốc tế trong cuộc thi.

Ngô Viết Thụ không chỉ là một kiến trúc sư, ông còn là một nghệ sĩ đa tài .

 Ông từng là tác giả các bức tranh nổi tiếng như Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn Hà cẩm tú . Bộ tranh này vẽ rộng khoảng 1 mét.  Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân vế quy hoạch kiến trúc, điêu khắc, và hội hoạ-- trong đó có triển lãm tại Toà Đô Chính / Sài Gòn  (1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn ( 1963)  và tại Smithsonian và một số thành phố khác ở châu Âu ( Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (1963).

Ộng cũng là một nghệ sĩ điêu khắc ( tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước Toà Đô Chính/ Sài Gòn, nay không còn  -- và [ ông cũng ]sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc, như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kim và sáo ...

Ông qua đời vào ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng, số 22 Trương Định, Quận 3, tp. HCM , do tai biến mạch máu não.   KTS Ngô Viết Thụ [ dặn lại trước khi cáo chung, là]  khi linh cữu xe tang phải trụ lại trước những tác phẩm đắc ý nhất,trong số các tác phẩm kiến trúc mà ông đã thực hiện buồi sinh thời .

Ông bà có 8 người con, chỉ 1 người theo nghề kiến trúc, đó là kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. Anh TN, tiến sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại học Washington ( Mỹ) và bằng Thạc sĩ  Đại học Berkeley, Mỹ.Anh từng thanh công với nhiều dự án ở Mỹ, như ở dại học Washington tại Seattle, Đại học California tại San Francisco, dự án quy hoạch nhà ở thương mại cao cấp Lachin sông Hoàng Phố
( Thượng Hải/ Trung Quốc) ; quy hoạch đô thị mới ở  Filinvest  ( Philippines) , Almden Plaza ( Mỹ ) v.v. ... thành viên nhóm thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn   ...

KTS Ngô Viết Thụ thật là một trí thức lớn, tinh hoa của dân tộc. Người vô cùng tài ba, đức độ, sống trọn tình, vẹn nghĩa với gia đình, đất nước-- và được công nhận trên trường quốc tế.  ...


NGUYỄN THỊ BÍCH HẬU



nguồn: cựu Kq / VCNCH - anh PHAT NGUYEN ở Cali gửi tới ...
          < https://mail.google.com/mail/uO#nbox/FMfcgxwDrttVpbLtsmvtLVKptWkKKsz >


Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

' du tử lê là con ngựa tía ' / thơ trần vấn lệ -- trích từ ' blog đồng hương kontum '


du tử lê là con ngựa tía
TRẦN VẤN LỆ
(tựa chính: ' Vĩnh biệt  Du Tử Lê '



Con ngựa tía tự dưng mà mọc cánh 
bay qua biển lớn về quê nhà
ta rơi nước mắt, thôi chào biệt
cũng kịp gửi chàng một đoá hoa


Du Tử Lê là con ngựa tía
trời sinh ra để chở thơ thôi
thơ tình ... rồi những bài thơ tận
lòng tận tình rồi mấy trắng trôi!


Ta gửi cho chàng hoa tương tư 
nửa cho Thánh nữ ở trong thơ
nửa cho chinh chiến ngoài biên ải
nguyên vẹn nha chàng -- Một giấc mơ!


Ta nhớ chàng sao! Nhớ  nụ cười
hình như chưa thấy tắt trên môi?
hình như bia mộ không hề có
và chẳng bao giờ ngựa có đôi !

Trần Vấn Lệ


(trích từ Blog Đồng Hương Kontum )  


-----------------------------


lời bình THẰNG PHẢI GIÓ.

 - Du Tử Lê ra đi, báo chí trong+ ngoài nước, bạn bè,người người thân sơ  " ăn theo tán tụng"  .Chưa bao giờ thấy báo chí nói nhiều về "  ngôi sao thi ca  Du Tử Lê " như thê ngoài báo chí TW( trung ương) thì một  tỉnh xa tít mù khơi, tỉnh Yên Bái  -- tờ YenBai Online cũng đề cập DTL  qua đời .

-    chỉ có 2 vị, một  là cựu phi công Không quân VNCH,  Trường Sơn- Lê Xuân Nhị  gọi DTL là " thằng hèn" .                          <  www.chinhnghia.com>

- và, một 'Thánh nữ Ca sĩ ' bêu rếu,  đại để : thằng cha Bắc Kỳ trở mặt quay về nước  vừa kiếm lợi bạc tiền vừa nâng danh lên cao vút tận trời xanh  ---  hãy nhớ lại đi, trước kia là Phạm Duy , chửi CS " đã đời", sau lạ i đem thân xác về chôn ở VN ( Bình Dương). 


'Thánh nữ 'ca sĩ này nổi tiếng từ trước 1975 ở Dalat, sau ở Mỹ,   từng  là ' cựu phu nhân  của DTL', có tên thật Lâm Phúc Anh ( cha gốc Hoa, mẹ, người Triều Châu ) sinh  ngà y 17 / 07 / 1952 ở Hàng Bô -- thời kỳ này quân đội Viễn chinh Pháp đêm đêm  nện gót giày đinh rầm rập  trên khắp phố phường Hà Nội ! 

TPG. 
Saigon , 17  October, 2019. 


       
                                 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

'nói chuyện với "đàn ông( (?) DU TỬ LÊ " / Trần Thị Bông Giấy -- trích từ ' Một truyện dài không có tên/ Trần Thị Bông Giấy ' ( tập 2) -- Văn Uyển xuất bản, San Jose 1998.


nói chuyện  với " ĐÀN ÔNG (?) DU TỬ LÊ "  
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY


-  " 8 năm trước, tháng 2/ 1987, lần đầu được hân hạnh (!) đón tiếp ông và chị ca sĩ Lê Uyên đến ăn cưới và cư ngụ tại nhà chúng tôi dăm bữa, chứng kiến tận mắt trận đánh tơi tả mà chị Lê Uyên đã dành cho  ....    " --  lời  Trần Thị Bông Giấy .

- "... một lần khác, tại Santa Ana, tháng 7 / 1987 , tôi và Trần Nghi Hoàng được ông mời ngụ lại nhà ông một ngày,  ... lại nhìn  thấy  cái cảnh " ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường, 2 tay che đầu, mặc cho chị Lê Uyên d ....  "  -- vẫn lời Trân Thị Bông Giấy.


 " ... Một thi sĩ nổi tiếng 50 tuổi, thi ca được gỉảng dạy tại các đại học Âu châu , ...  đại học Mỹ ... là thiên tài, thi hào, thi bá ... " như ông mà cuộc đời sao cứ mãi long đong ... hôm nay bị vị nữ lưu này thượng cẳng chân hạ cẳng tay, hôm sau bị đấng nữ lưu kia viết bài, kêu đích danh chửi bới trên báo ... hỏi làm sao ai ...   " -- vẫn  là lời Trần Thị Bông Giấy .

"- ...  thi hào thi  bá Du Tử Lê ... bị 3 quan lớn Mỹ phạt đền bồi thường cho tờ Dân Tộc 2 trăm ngàn đô- la.  Anh chàng sợ quá ... và không luôn cả đồng xu teng trong túi  . Anh chàng bèn trây măt xin gặp người đại diện tờ Dân Tộc để điều đình kiểu  "anh em một nhà cả, tha cho em lần này làm phúc, em hứa ... "  -- -- cũng vẫn là lời Trần Thị Bông Giấy .





Lời tác giả

Gửi riêng ông Văn Thanh ( tức Lý Kiệt Luân) .

Tôi rất cảm kích khi vào đêm thứ hai 17 / 4 / 1995 tại nhà ông ở San Francisco, được ông cho nghe
 ( 2 hôm sau lại tặng cho một bản sao lại) cuốn băng ghi âm bằng điện thoại của ông phỏng vấn ông Du Tử Lê .  tôi rất đồng cảm theo cái cười nửa phần ngạo nghễ, nửa phần thương hại của Trần Nghi Hoàng  khi dứt cuốn băng ấy . Định bỏ qua như với câu chuyện tầm phào, nhưng rồi không được.  Chuyện văn học là chuyện chung thiên hạ.  Ông Văn Thanh và ông Du Tử Lê cũng là nguồi thuộc giới văn học.  Những chuyện riêng giữa 2 ông vẫn phải là chuyện chung, mà giới văn học và độc giả cần biết.  Nhất là trong câu chuyện riêng ấy đã có các liên quan đến cá nhân tôi và Trần Nghi Hoàng  (*) .   Theo chiều hướng đó, tôi không có quyền im lặng. Phơi bày và đối diện Sư Thật vẫn là điều tôi yêu thích và hành xử trong đời sống.

Một lời xin thưa với ông Văn Thanh:
" Dù rằng sau bài viết này của tôi, phản ứng tình cảm của ông Du Tử Lê đối với ông có xoay chuyển như thế nào, tôi và Trần Nghi Hoàng ( những con người đã trưởng thành thật sự) vẫn trước sau như một, qúy trọng ông và lúc nào cũng mở rộng cửa đón tiếp ông ! 

TTBG

------
(*)  -   đã ly dị, Trần Nghi Hoàng  hiện sống ở Hội An ( Trung Bộ) hành nghề dạy Anh văn và dịch  
            sách\, tiếng Việt sang Anh ngữ . (BT chú thích, 2019). 


Thưa ông Du Tử Lê

Đêm thứ hai 17/ 4/ 1997 vừa qua, nhân đi San Francisco chơi, tôi và Trần Nghi Hoàng có ghé đến thăm ông Văn Thanh.  Tại đây, chúng tôi được ông Văn Thanh mở cho nghe cuốn băng ghi âm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại viễn liên San Francisco - Santa Ana của ông Văn Thanh vối riêng ông. Để trả lời cho câu hỏi của ông Văn Thanh; rằng :

" Tại sao trong các bài tổng kết tình hình văn học VN hải ngoại hằng năm của giới báo chí, đã không thấy để cập đến (sic) các tác phẩm xuất hiện đều đặn của Trần Nghi Hoàng và Trần Thị Bông Giấy; đồng thời là tờ tạp chi Văn Uyển (một năm 4 kỳ) đầy những đóng góp văn học, do Trần Nghi Hoàng & Trần Thị Bông Giấy chủ trương ?

ông Du Tử Lê đã phát biểu cách hằn học, như sau :

" (* ) Tôi rất ' appreciate'  với tấm lòng anh dành cho tôi thì trong đó nó chỉ có điều mà tôi rât là không hài lòng là khi đề cập đến  sĩ] (*) (sic)  trường hợp của anh Trần Nghi Hoàng; thì lý do mà khi tôi lên chơi trên đó, là vì trong câu chuyện của chúng ta hay nhắc đến anh Hoàng, thì tôi góp ý thêm  là anh quên một điều ; là có lần tôi nói trước mặt anh em ở trong cái quán có cả anh, anh Trần Quảng Nam tôi nói là đừng có trách anh em văn nghệ ở đây -- là bởi vì thứ nhất anh Trần Nghi Hoàng không có gì để anh em văn nghệ nói tới cả, không biết anh còn nhớ không ? Và thứ hai nữa anh ( cà- lăm)  anh chị Trần Nghi Hoàng là cái người có phương tiện hơn anh em nhiều lắm ( cao giọng the thé ) thì , thì cái chuyện anh em văn nghệ họ có nhắc đến ai thì họ cho rằng có điều gì để mà nhắc hay không mà thôi; còn, còn không có gì để nhắc cả thì đâu có gì để mà nhắc . ( giọng đanh hẳn) .
-----
(*) - chép nguyên văn từng chữ của ông Du Tử Lê trong cuốn băng ghi âm, luôn cả chữ " cà-lăm"-- ngoại trừ những chữ trong ngoặc đơn và các dấu chấm, phẩy là do TTBG bổ túc .

Kỳ đó anh đặt vấn đề với lại, với tôi đó là giống như thể anh em văn nghệ ở đây tẩy chay anh trần Nghi Hoàng đó, thì tôi bảo không phải như vậy.  Tôi cải chính cho anh em; và, bây giờ là cái quan điểm riêng của tôi -- và tôi, tôi mong rằng cái tương quan giữa anh và tôi mình không bao giờ phải đề cập đến ( sic) anh Trần Nghi Hoàng cả; mặc dù ( đổi giọng ngần ngại do dự và chậm hẳn lại) là do anh Hoàng có, tức là chị vợ [ của ]  (*) anh Hoàng, tức là chị  Trần Thị Bông Giấy, chị có đề cập đến (sic) tôi trong cuốn sách của chị; thì tôi cũng đã nói rồi, tức mà nói nếu mà cái tên của tôi  nó có giúp ích cho chị bán thêm được vài cuốn sách ( cao giọng, điệu tức tối) -- và, cái tên tuổi của chị được vài người biết đến thì đó là cái điều vinh dự cho tôi ( tức giận rõ rệt)  chứ không phải trở ngại gì cả. 
-----
(*) -  chử đậm  nghiêng trong ngoặc [ ... ] của Biên Tập  .    Có lẽ bài trả lời  phỏng vấn trực tiếp " nói ra rồi thâu băng" , có nhiều  câu chưa" được chỉnh". Thì dụ : " chị vợ  anh Hoàng ", người đọc có thể hiểu, là " bà chị của vợ anh
 Hoàng " --  hoặc   dùng hai chữ  liền nhau" về về, anh anh " nếu thiếu dấy phẩy ở giữa,  dễ bị hiểu lấm ' chữ thừa "
 ( chú thích: BT).

Rồi cái việc thứ 2 nữa, là tôi tin rằng anh hiểu cái điều tôi nói; sở dĩ mà tôi phải nói cái điều này về tôi một chút; ấy là để mà ' clear'  cho anh dễ hiểu thôi, chứ thật tình là tôi không muốn nói. Anh cũng hiểu  là một cái người như tôi ở cái tuổi 50, tức là tôi còn sống, thơ của tôi, thơ của một cái thằng làm thơ còn sống mà đã được dạy ở đại học Âu  châu, và thơ của tôi, một người còn sống được dùng làm tài liệu tham khảo ở đại học Mỹ và báo chí cũng như sách vở khi tôi còn sống họ đã dùng nhưng chữ như là thi hào và thiên tài dùng cho tôi thì nó không có lý do gì để tôi phải bận tâm về, về bất cứ  ai ( cao giọng, điệu vội vã, cà-lăm), anh, anh  không biết có hiểu ý tôi nói không?   ( Văn Thanh mau mắn, âm điệu bợ đỡ: " Có có  ") càng, càng  càng không phải là anh Trần Nghi Hoàng ( giọng chua hẳn, lắp bắp, âm xúc động tức giận ). Cái bận tâm của tôi là cái thơ VN nó có đua tranh nổi với thế giới  không, chứ không phải bận tâm về anh Trần Nghi Hoàng
 ( gằn giọng) ( Văn Thanh la to, điệu xum xuê: " Đó, đó, tôi phục vụ anh ở cái chỗ đó ! " ) . Ngay cả như anh Thanh Tâm Tuyền, anh Tô Thuỳ Yên và kể cả những ngươi trong quá khứ tôi rất kính trọng như là ông Xuân Diệu, Huy Cận nó không có ở trong tôi mà . ( điệu kiêu ngạo rõ rệt) . Tại vì cái  vấn đề là thơ của tôi  là thơ VN so với thế giới sẽ như thế nào, chứ vấn đề của tôi không phải là ông Huy Cận, Xuân Diệu, hay là những ông như là ông Thanh Tâm Tuyền, ông Tô Thuỳ Yên, ( cao giọng) và càng càng không phải là ông Trần Nghi Hoàng. Tôi tôi muốn clear một lần như vậy. ( Văn Thanh giọng khúm núm: " Dạ, dạ !" ) . Thành ra để cho nó tiện đó, thì có lẽ là xin anh Văn Thanh đừng viết cái bài đó nữa nếu cái bài viết ấy nó có liên quan đến anh Trần Nghi Hoàng, bởi vì tôi không muốn vì cái lòng anh yêu tôi đó mà nó tạo  một cái thắc mắc cho độc giả hay cho ông Trần Nghi Hoàng thì nó tội nghiệp cho cả 2 phía, thứ nhất là tội nghiệp cho tôi, một cái người hoàn toàn khác biệt với ông Trần Nghi Hoàng, không không hề đi cùng đường với nhau, và thừ 2 là tội nghiệp cho anh Hoàng vì anh Hoàng chắc anh cũng không đi cùng đường với tôi đâu, mà đâm ra nó thành cái vấn đề như là trong thư anh đề cập tới (sic) (*)  là cái vấn đề giống như thể là tại sao những người ở hải ngoại này lại đứng thành hai ba phía để mà chống nhau đó . Nó nó có conflict đâu mà chống? Chẳng hạn như tôi với ông Hoàng cùng đi một đường, chúng tôi cùng mở một cái tiệm tạp hoá như nhau thì có thể chúng tôi cạnh tranh nhau được. Nhưng mà trong mắt nhìn của tôi bây giờ , tôi ( giọng kiêu ngạo rõ rệt)  dưới mắt của tôi ( gằn từng chữ) không có một người nào đi cùng đường với tôi cả, bởi vì cái người đi cùng đường với tôi bậy giờ là thế giới  ( rít cao 2 chữ  thế giới)   chứ chứ không phải là những cái người đã nổi tiếng hay sẽ nổi tiếng ( xúc động tức giận) lại càng không phải là anh Hoàng ( cao giọng) . ( Văn Thanh giọng hoan hỉ: " ừ, ừ" !") . Tôi muốn clear một lần về cái chuyện đó. Và sau cùng tôi muốn nói về trường hợp là tôi rất là appreciate cái lòng anh yêu tôi mà anh đã nghĩ đến, cũng như anh đã đã dè hứng cho tôi những cái hiểu nhầm đưa đến thì tôi muốn clear một lần và tôi mong rằng cái tương quan của mình sẽ không bĩ vướng bận vào anh Trần Nghi Hoàng nữa ..."

----
(*) - sau chữ đề cập không cần chử " đến" + " tới" . ( ý của BT) . 


Thưa ông Du Tử Lê,

Nhận thấy rằng đây không phải chỉ là một cuộc trò chuyện tầm thường kiểu " đàn bà ngồi lê đôi mách"  giữa ông và ông Văn Thanh về một nguồi vắng mặt, trong ấy lại còn đề cập đến (sic)  một khía cạnh văn học có liên quan đến cá nhân tôi ( Trần Thị Bông Giấy) và chống tôi ( Trần Nghi Hoàng) , tôi đã phải chẳng đặng đừng xin có đôi lời thưa chuyện cùng ông .

Tám năm trước, tháng 2/ 1987, lần đầu được hân hạnh (!) đón tiép ông và chị ca sĩ Lê Uyên đến ăn cưới và cư ngụ tại nhà chúng tôi dăm bữa, chứng kiến tận mắt trận đánh tơi tả mà chị Lê Uyên đã dành cho ông buổi khuya 16 /2 / 1987 ngay sau đám cưới chúng tôi, tôi thấy thật thương hại cho ông.

Một lần khác, tại Santa Ana, tháng 7/ 1987, tôi và Trần Nghi Hoàng được ông mời ngụ lại nhà ông một ngày, thì cũng cái ngày đói quả tình kinh hoàng đối với tôi khi nhìn lại lần nữa nhìn thấy cái cảnh ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường, 2 tay che đầu, mặc cho chị Lê Uyên dần đòn. Dáng điệu ông khi ấy trông thật hèn nhát và đáng tội nghiệp , đến độ anh nhạc sĩ Trần Duy Đức, một bạn thân của ông, cũng có mặt phải kêu lên: " Anh Lê à, càng ngày tôi thấy anh càng tồi tệ ! " 

Nhiều năm qua đi, tuy không liên lạc với ông và chị Lê Uyên nữa, nhưng tôi vẫn hay biết đâu đó về những trận đòn mà các " bồ tát, thánh nữ" dành tặng riêng ông. Mãi đến hôm nay, được ông Văn Thanh cho nghe cuốn băng ghi âm giữa ông  và ông Văn Thanh, cảm nghĩ thương hại trong tôi trở nên càng thêm đậm đặc.

Quả tình tôi, tôi tội nghiệp cho ông, ông Du Tử Lê ạ .  " Một thi sĩ nổi tiếng 50 tuổi, đang còn sống, thi ca được giảng dạy tại các đại họ Âu châu và được dùng làm tài liệu tham khảo trong các đại học ở Mỹ; một người được gọi là thiên tài, thi hào, thi bá "như ông, mà cuộc đời sao cứ mãi long đong kiếp Thuý Kiều hồng nhan bạc phận, hôm nay bị vị nữ lưu kia này thượng cẳng chân hạ cẳng tay, hôm sau bị đấng nữ lưu kia  viết bài, kêu đích danh chửi bới trên báo, hỏi làm sao ai mà không thương hại cho được?

(...) - xin lỗi tác giả , tạm lược khoảng 5 trang  (BT)

Một người đàn ông ( hay một con người ) thật sự  không bao giờ có thái độ ăn cháo đá bát với kẻ mà mình đã thụ ơn. Tôi xin nhắc cho ông Du Tử Lê nhớ một cậu chuyện.

Năm xưa ( cũng lại năm xưa !) 1984, có anh chàng dáng dấp gầy đét, tính tình nhỏ hẹp, thái độ kênh kiệu hợm hĩnh.  Anh này làm nghề chủ báo, lại cũng làm thơ, viết văn loạn cào cào dưới bút hiệu Du Tử Lê .  Một bữa đẹp trời, anh Du Tử Lê bèn phang đại trên tờ  Tay Phải của anh ta ở Santa Ana ( để kiếm độc giả !) những bài viết vô ý thức, gọi tờ tuần báo Dân Tộc ở San Jose là Cộng Sản.  Ban biên tập tờ Dân Tộc bèn vác đơn kiện anh nhà báo lá cải kiêm thi sĩ, kiêm văn sĩ, kiêm thiên tài thi hào thi bá  Du Tử Lê.  Anh nhà báo đủ thứ danh vị thua kiện, bị 3 quan  lớn Mỹ phạt đền bồi thường cho tờ Dân Tộc 2 trăm ngàn đô-la . Anh chàng sợ quá . Cả thiên hạ đều biết anh ta chỉ có cái tật ưa nổ cho sướng miệng, ngoài ra chẳng có chút tài năng nào trong người và không luôn cả đồng xu teng trong túi.  Anh chàng bèn trây mặt xin gặp người đại diện tờ Dân Tộc để điều đình kiểu " anh em một nhà cả, tha cho em làm này làm phúc, em hứa sẽ xin chừa !"  Trần Nghi Hoàng khi ấy là chủ biên trang Văn học Nghệ thuât tờ Dân Tộc.  Qua sự giới thiệu của anh Trần Lam Giang và cũng vì thương tình hoàn cảnh của anh nhà báo đủ thứ nghề ( kiêm luôn nghề chửi mướn bằng chữ nghĩa), Trần Nghi Hoàng bèn đứng ra dàn xếp giùm. Trong cuộc gặp gỡ thương lượng tại quán Đắc Phúc ở San Jose, trước mặt anh nhà báo  Du Tử Lê ( người bị kiện) và Trần Nghi Hoàng ( người hoà giải 2 bên kiện cáo ), ông Vũ Thế Ngọc ( đại diện phía nguyên đơn)  đã chỉ mặt anh chàng Du Tử Lê mà bảo : " Không sao, mọi việc cũ chúng tôi sẵn sàng bỏ qua, nhưng từ đây nên viết lách cho đàng hoàng đi ! " 

(...) - xin lỗi tác giả,  tạm lược khoảng 7 trang rưỡi . (BT) 


                                                                       ***


Kiểm điểm lại quãng thời gian  biết ông Du Tử Lê từ tháng 2/ 1987 đến nay, tôi thấy chỉ có một " U Lê Uyên' (*)  là người thật lóng với ông trong mụ đích uốn nắn ông trở thành một người đàn ông thật sự  -- dù phải nhận rằng đôi khi chị ấy có hơi nặng tay một tí ! 

-----
(*) - u cũng như bầm ... là " mẹ" phương ngữ miền Bắc (VN) .
         (BT) 

Tiếc thay cho ông Du Tử Lê đã không sớm nhận ra cái giá trị quý hoá trong con người chị Lê Uyên !  Tiếc cho ông, nhưng cũng mừng cho chị ấy . Vì, theo cái đà tôi nhận biết, ông đã ngoài 50 tuổi, già rồi, chắc cũng khó có ai uốn nắn lại được cho nên người đàng hoàng, phải không, ông Du Tử Lê ?

Kính chào ông ,

[]


                                                                                                              Ký tên


                                                                                 TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
                                                                            San Jose, thứ Ba 25 / 4/ 1995 


----------------

(*) -  bài đăng lại trên blog Virgil Gheorghiu/ TP,   chỉ có tính cách ' thông tin một sự kiện văn chương có qua có lại '--   bút chiến giữa 2 tác giả ' --   hình như có nhiều độc giả chưa có dịp đọc qua .  

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

2 nhà thơ lớn miền Nam đã ra đi: Du Tử Lê [ 7/10/ 2019 , ngày giờ bên Mỹ} + Trần Tuấn Kiệt 8 / 10/ 2019 Sài gòn )

2 nhà thơ lớn miền Nam đã ra đi :
 -   DU TỬ LÊ  ( 7/ 10/ 2019 , ngày,. giờ  Hoa Kỳ )
 + TRẦN TUẤN KIỆT ( 8/ 10/ 2019 , ngày giờ SGN) . 


Tôi biết tin 2 nhà thơ lớn miền Nam đã ra đi, qua blog  t-van.net :

 "... Cả 2 đều là những khuôn mặt đáng chú ý nhất của thi ca Việt Nam nói chung, kể cả ở giai đoạn trước và sau dấu mốc tháng 4 năm 1975 --  với Trần Tuấn Kiệt trụ lại Việt Nam và Du Tử Lê sinh sống ở Mỹ..."  ( T.Vấn & Bạn Hữu  ngày 11/ 10/ 2019). 

Dưới đây , blog Virgil Gheorghiu  trích 2 bài thơ hay của 2 thi sĩ  miền Nam đều được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc Việt Nam Cộng Hoà   .(trước 30/ 4/1975 ) .

  THẾ PHONG
   


                                                        1-  ĐÊM, NHỚ TRĂNG  SÀI GÒN 
                                                                     DU TỬ LÊ
                                                                 [ 1942- 2019 usa]


                                                         Đêm về trên bến xe lăn
                                                         Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
                                                         Tim tôi đèn thắp 2 hàng
                                                         Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây
                                                         Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa


                                                         Đời tan, tan nát chiêm bao
                                                         Tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào

                                                       
                                                         Đem về trên chiếc xe qua
                                                         Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh
                                                         Nhớ em, kim chỉ khứu tình
                                                         Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
                                                         Nhớ mưa, ôi nhớ mưa !


                                                         Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
                                                         Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do


                                                         Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
                                                         Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường . (*)
                                                     
                                                         DTL
                                                                      ( trich t  t-van.net )
                                                                   
                                                                       ------------
                                                                       (*) - Phạm đình Chương đã phổ nhạc , ca khúc mang cùng tên. 



                                                         2-   ĐỪNG QUÊN
                                                               TRẦN TUẤN KIỆT
                                                               [1939- 2019 saigon]



                                                         Em đừng quên những cánh đồng
                                                         Đừng quên gốc rạ chiều đông sương mù
                                                         Đừng quên vai áo mùa thu
                                                         Còng lưng gánh lúa phiêu du tháng ngày
                                                         Đừng quên mưa gió buổi mai
                                                         Con thuyền  sóng vỗ bên trời tăm tăm
                                                         Đừng quên nước chảy có nguồn
                                                         Con sông có khúc nỗi buồn có duyên
                                                         Em đừng quên nụ cười hiền
                                                         Trăm năm là mấy ưu phiền lử binh ?
                                                         Đừng quên trời rộng phiêu linh
                                                         Chút hồn thơ đã quen mình nhỏ nhoi
                                                         Em đừng quên nhé em ơi
                                                         Tấu lên khúc hát bên đời véo von
                                                         Giấc mơ đôi mắt hoe tròn
                                                         Nụ hôn đầu nhớ hoàng hôn lửa tàn
                                                         Em đừng quên nhé -- Việt Nam
                                                         Lời ta đã nhắn quá ngàn biển xanh .

                                                         Sa Giang- TRẦN TUẤN KIỆT
                                                                          

                                                           []

                                                           LƯU Ý:  - bài này thay thế bài trước, đã xoá .
                                                                                         (TP)



                                                     

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

' ghi lại một vài chuyện đã quên, lại nhớ ... trong chuyến về THĂM LẠI SÀIGÒN, ... / tạp văn: ngọc tự -- source: t-van.net/?p=40669 ( bài : 3/ hết)


ghi lại một vài chuyện đã quên, lại nhớ ...
trong chuyến về THĂM LẠI SÀIGÒN, ...


[tựa chính:  dòng chữ đánh thức những điều chuyện ]
 ( bài 3/ hết)


ngọc tự


- ca khúc Oẳn Tù Tì của Tôn Thấp Lập sáng tác sau  30/ 4/ 75 : " ... có nhan đề+ nội dung+ tiết tấu+ giai điệu ' y changOẳn Tù Tì của  Nguyễn Trung Cang viết  từ năm 1971-72 ở Sài gòn, phổ thơ của Ngọc Tự [ Trần]...  " --  có phải  là một " vụ đạo ...  ? " 


Nhân nhắc đến Nguyễn Trung Cang và Minh Phúc, một người anh em khác , thuộc giới nhạc sĩ, hiện nay vẫn còn đang tiếp tục sinh hoạt ca nhạc, hỏi tôi có biết bản nhạc  Oẳn Tù Tì  của ông nhạc sĩ Tôn Thất Lập.

 Bài này sáng tác vào thời gian sau, mà nhan đề và nội dung cũng như tiết tấu, giai điệu có vẻ như na ná với bài Oẳn Tù Tì của Nguyễn Trung Cang,  viết từ năm 1971- 1972, phổ theo một bài thơ  cùng tên của tôi  . [ Ngọc Tự ( Trần) ] .

  Bài này Minh Phúc và bà xã Minh Xuân ( ban nhạc " Ba Con Mèo"  ngày xưa) đã hát trong băng  cassette hồi thập niên 1980 bên Cali .  Ông ca sĩ Elvis Phương cũng có trình bày bài này.

Tôi nói Nguyễn Trung Cang đã mất lâu rồi, và tôi cũng không thể thẩm định. Chuyện trùng hợp hay chịu ảnh hưởng trong việc khai thác một đề tài thông dụng như thế, cứ cho là điều tường tình, dễ hiểu. Vả lại, cũng không nên bận tâm vì chẳng phải là vấn đề được chú ý .  Việc gì liên quan đến âm nhạc là công việc của những người sinh hoạt âm nhạc.

Thoáng vui  với gợi nhắc, tôi nhớ ngay 2 đoạn đầu của bài thơ Oẳn Tù Tì:

        " oẳn tù tì ra cái gì ra cái này "

                                       ngập ngừng em giơ đằng trước một bàn tay
                                       những ngón thon mềm đã kết hình cái kéo
                                       mặc dầu ra búa tôi vẫn chịu thua ngay

                                       bởi em không được sẽ khóc lại phải đền
                                      như lần chơi rải gianh mà tôi trót quên
                                      bảo đục ăn giấy thành ra em làm giận
                                      bắt bướm xin hoà tôi xuống mãi dưới đền  ...  (*)

------
(*) - tác giả Ngọc Tự [ Trần] không ưa viết  hoa ( chữ) , kể cả tên tác giả chỉ viết chữ thường ( bdc) . Cũng như trước 1975, nhà văn chủ soái Đàm Trường Viễn Kiến Nguyễn đức Quỳnh [ 1909 - 1974 saigon], tác giả ai có qua cầu chỉ viết chữ thường, không viết hoa. 
      (BT) 

Còn mấy đoạn tiếp theo sau nữa thì quên hẳn không nhớ nổi nguyên văn, chỉ nhớ đại ý tả nhân vật tôi ấy bị ngã xuống ao, ướt bẩn cái áo chúc bâu mới.  Về nhà được trận đòn đau, nhưng không dám khóc, sợ xấu hổ với cô bạn nhà bên. Nơi đoạn kết, thời gian trọi đi xa lắm, bất chợt có lần mở ra đọc lại bài thơ cũ viết về kỷ niệm trò chơi trẻ con ngày cũ, nét chữ đã phai mầu, lòng bỗng bâng khuâng.

Tác giả bài thơ là một ông " thi sĩ Thi văn đoàn", học đệ Tam, đệ Nhị.  Nôi dung kể lại chuyện một lần chơi trò thuở lên 9, lên 10 với cô bạn hàng xóm tuổi nhỏ; nơi những ngày nghỉ hè ở một  trại định cư vùng Thủ Đức  . Thời gian ấy trại mới được thành lập, chung quanh còn bao bọc bởi rừng thưa, có những ao, chuôm, đình, chùa, miếu, đền khắp nơi; chứ không phải đã bị đô thị hoá như về sau.

Ngoài bài này, tôi còn có thêm ít nhiều kỷ niệm chữ nghĩa với Nguyễn Trung Cang, khi bắt đầu có ban nhạc Phượng Hoàng.

Ban nhạc Phượng Hoàng do Nguyễn Trung  Cang và Lê Hựu Hà thành lập năm 1971, mọi người đều đã biết.  Dù Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang khi ấy đều đang ở trong lính; nhưng phục vụ đơn vị tại Sàigòn, nên ó nhiều thuận lợi với sinh hoạt ca nhạc.

Lê Hựu Hà học khoá 4/69 Sĩ quan trừ bị Trường Bộ Binh Thủ Đức, sau tôi một khoá. Ra trường được về Cục Quân Nhu.  Hồi đó, nhiều buổi tối trong tuần, tôi vẫn thường xuống Câu lạc bộ sinh viên sĩ quan, ngồi uống chai bia nhỏ, xem Băn văn nghệ do Lê Hựu Hà phụ trách, trình diễn ca nhạc.  Tôi nhớ nhớ dáng người nghệ sĩ của Lê Hựu Hà đứng ôm đàn và say sưa hát liên tục những bản nhạc ngoại quốc, rồi nhạc ngoại quốc lời Việt.

Riêng với Nguyễn Trung Cang, rất thân gần và tin tưởng tôi như người bạn tâm giao, để thổ lộ mọi chuyện gia đình cũng như cuộc sống . Nguyễn Trung Cang bày tỏ ý định muốn viết một loạt nhạc trẻ bằng lời Việt thuần tuý, cùng với Lê Hựu Hà; để ban Phượng Hoàng được chủ động theo phong cách riêng khi trình diễn, không muốn sử dụng nhạc ngoại quốc được Việt hoá, qua việc đặt lời lại bằng tiếng Việt của cá tác giả khác .  Thế nhưng, vì từ nhỏ theo học chương trình Pháp, nên vốn liếng văn chương, ngôn ngữ tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang rất thiếu, không đủ để có thể diễn t  các đề tải lãng mạn hay suy tưởng.  Và Nguyễn Trung Cang muốn tôi giúp điều này.

Tôi giới thiệu cho Nguyễn Trung Cang tìm đọc những tác phẩm của các nhà thơ thời danh lúc đó, đồng thời cũng đưa thêm quyển  Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ & Triết Học của Phạm Công Thiện, để Cang có tài liệu về những tư  tưởng các triết gia hiện sinh; mà tuổi trẻ VN chịu ảnh hưởng, hầu sử dụng, nếu cần đến.

Nguyễn Trung Cang nói chỉ muốn có những gì của anh em gần gũi trong nhà, thuận lợi và dễ dàng hơn, tránh việc có thể gặp phiền phức như vấn đề bản quyền . Thêm nữa, chắc chẳng tác giả nổi tiếng nào muốn một nhạc sĩ vô danh hạm đến các tác phẩm của họ.

Tôi đã đưa cho người anh em của tôi toàn bộ " gia tài chữ nghĩa" , gồm 4 tập thơ tự do đã ấn hành, không phải được in trang trọng; mà thực hiện theo hình thức in rô-nê-ô, với số lượng trên dưới 200 quyển mỗi tập, chỉ dành phổ biến trong văn hữu.  Và cả tập thơ tình còn ở dạng bản thảo chép tay đóng tập, thuở học trò mới lớn, bắt đầu tập tễnh văn chương thơ phú; trong đó có bài Oẳn Tù Tì nói trên.

Sau đấy, cùng với sự xuất hiện gây chú ú của ban nhạc Phượng Hoàng, là các nhạc phẩm thể loại nhạc trẻ của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.  Riêng nhạc của Nguyễn Trung Cang,  có một vài bài phổ thơ tôi hay lấy ý và hình ảnh.  Có bài được chào đón khi mới ra đời, mấy bài khác thì giối hạn hơn; hay chỉ được Phượng Hoàng trình bày trong chương trình riêng. Lúc in ấn dạng rời, bên cạnh tên  tác giả Nguyễn Trung Cang, còn ghi kèm chữ phổ thơ hay ý thơ ở trước tên tôi . Tôi nói với Nguyễn Trung Cang bỏ đi, vì chi tiết này không cần thiết.  Sau in thành Tuyển tập nhạc, vẫn còn để lại nơi 1, 2 bài gì đó. Tôi được tặng tập nhạc này và cuốn băng ph1t hành ngoải thị trường, trong đó có những bài của Nguyễn Trung Cang.

Có lần, Nguyễn Trung Cang đưa cho tôi một số tiền, nói là phần của tôi trong khoản tiền mà nhà sản xuất chương trình trả cho bản nhạc Thương Nhau Ngày Mưa vừa được thu âm. Tôi từ chối không nhận, Nguyễn Trung Cang bảo là nguyên tắc phải tôn trọng.  Dù không ghi kem chữ ý thơ của tôi trên bản nhạc như tôi muốn; nhưng rất thật lòng khi viết bài này. NTCang nói đã lấy cảm hứng và sử dụng những ý tưởng, nhiều hình ảnh thật đẹp, cùng mạch chữ trong mấy bài thơ của tôi nói về tình yêu, giữa khung cảnh dưới mưa lãng mạn.  Mấy bài thơ này nằm trong một các tập thơ tôi đã đưa cho NTCang .

Hồi đầu năm 1981, khu vừa ra khỏi trại rù Cải tạo ngoài Bắc về; tôi có ghé nhà NTCang ở Khu cư xá bên hông chùa Xá Lợi, tưởng sẽ vui mừng gặp nhau -- đâu ngờ NTCang đang ở trong Trung Tâm Bình Triệu.  Hôm đó là ngày giữa tuần, mẹ Cang nói đến Chủ Nhật sẽ đi thăm nuôi.    Tôi ghi mấy chữ thăm hỏi thân tình gửi theo.  Tuần sau quay lại để biết tin tức Cang, bác gái nói Cang cầm tờ thư đọc, rồi ngồi khóc.

Ngày còn ở đơn vị, tôi đã biết NTCang có vướng vào chuyện nghiện ngập. Ngoài việc để chống chỏi với căn bệnh suyễn kinh niên luôn hành hạ, hình như òn một nỗi uẩn nào đó. Cũng mấy làn NTCang quyết tâm từ bỏ, nhưng rồi ...

Nguyễn Trung Cang mất hồi 1985, lúc chưa tới tuổi 40.   Thời gian ấy, tôi đang ngồi tù lần nữa, từ tháng 4/1984 trong vụ án liên lạc với Văn Bút Hải Ngoại; mà sau này quen gọi theo nhan đề quyẻn sách " Những tên biệt kích cầm bút"-- nên không biết việc NTCang từ trần.  Đến ngày mãn án về lại đời thường, không còn liên lạc với gia đình NTCang; nhưng tôi có biết cô em gái bên vợ của Cang chỗ ở  nơi đường Phạm Ngũ Lão/ Sàigòn.  Tôi nghe nói đến điều không vui ( theo cách nhìn chủ quan cực đoan của cá nhân tôi) trong gia đình của người bạn thân mến của mình, nên buồn quá !  Thời gian sau, tôi cũng biết một điều vui, đó là on gái của NTCang về làm dâu trong gia đình một nhà may nổi tiếng ở Dakao.

Chửng như những con người tài hoa thường mệnh yểu.


(...) - tạm lược  khoảng 2 trang 5,  nói về  thi sĩ Phan Lạc Giang Đông [ 1940- 2001 Mỹ] 
         + vợ ( mới) , cô P.N ở VN....  v.v ...
               (BT)


*

Trong suốt chiều dài quãng đời đã qua của mỗi người, hẳn phải có biết bao nhiêu điều chuyện tại từng nơi chỗ, bên cạnh từng khuôn dáng thân quen một thời.  Và vây quanh là những sắc màu thời gian khi ấy, ẩn hiện ghi dấu thành các vết tích đậm nét. Rồi mọi thứ như thể được sắp xếp cẩn thận, nằm im khuất loanh quanh trong từng ngăn kéo ký ức.

Bỗng nhiên những điều chuyện trong ký vãng dài xa như thể đã bị lãng quên ấy, từ một đánh thức khe khẽ bất chợt nào đó sẽ lại lần lượt ùa về trong ta, đem theo thật nhiều tâm tưởng bồi hồi làm xao xuyến.

Xin cảm ơn những dòng chữ xuất hiện vô tình, như những nhịp tay vừa được gõ xuống từng phím chữ, thêm một động tác trên mặt bàn phím quên nhớ, đã đánh thức trong tôi bao điều chuyện, lưu trữ rải rác đâu đấy ở mạch chiều dài thời gian. Rồi bây giờ đây, lần lượt chuyển hiện lên màn hình trí tưởng, những khung ảnh đầy ngỡ ngàng bâng khuâng . 

    (hết)


ngọc tự
Houston tháng 8 & 9/ 2019.


c T.Vấn 2019


                                      

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

' ghi lại một vài chuyện đã quên,lại nhớ... trong chuyến về THĂM LẠI SÀI GÒN , ... ' / tạp văn: ngọc tự -- source: t-van.net/?p=40669 (bài 2)


ghi lại một vài chuyện đã quên, lại nhớ 
trong chuyến về THĂM LẠI SÀIGÒN, ...'


[ tựa chính: "  dòng chữ đánh thức những điều chuyện ..."
ngọc tự


(tiếp theo  bài 1)

Một hôm khác,  tôi đến khu  Chung cư Nguyễn Thiện Thuật thăm anh Văn Quang, người mà tôi vô cùng quý mến. Trước nay, anh vẫn coi tôi như một đứa em, giống như Nguyễn quang Thắng, con trai độc nhất của ông chú ruột anh .

 Thắng là bạn chí thân với tôi từ hồi họ đệ Ngũ, đệ Tứ những năm 1962,  1963.  Vì  thường xuyên đi chơi cùng nhau suốt, kể cả việc vẫn hay có mặt trong nhiều sinh hoạt gia đình, họ hàng nhà bạn; nên tôi cũng đã biết ông anh nhà văn của bạn mình từ dạo đó . Hồi đi tù cải tạo của CS ngoài Bắc, tôi có thời gian mấy năm ở chung trại Phong Quang ( Lào Cai) rồi Vinh Quang ( Vĩnh Phú ) với anh Nguyễn quang Hà, người em kế anh, nên thêm gần gũi.

Khi tôi bấn chuông, chị Ngân là người mở cửa; và, anh ngồi nhỏm dậy từ giường trong, chậm chạp bước ra salon phía trước và dáng người không mấy khoẻ.

 Tôi biết anh cũng nhiều lần ra vào bệnh viện như anh Thế Phong vậy.  Anh và anh Thế Phong, anh Hoàng Hải Thuỷ cùng độ tuổi ngang nhau (*) ; nhưng lúc này, có lẽ sức khoẻ của anh và anh Thế Phong còn khá hơn anh Hoàng Hải Thuỷ nhiều .

 Anh nói hàng ngày chỉ nằm theo dõi các chương trình thể thao trên TV.  Việc ăn uống cũng tạm ổn, trợ lực thêm bằng sữa Ensure nên không gặp vấn đề gì.Và anh chỉ đọc emails của bạn hữu rồi trả lời chứ không còn viết lách từ lâu.  Cách đây vài năm,tôi biết anh đã có lời chào từ giã bạn đọc rồi .
------
(*)  - Văn Quang [ Nguyễn quang Tuyến 1933 -     ]
       -  Hoàng  Hải Thuỷ  [ Dương trọng Hải 1933-     ]
       -  Thế Phong [ Đỗ mạnh Tường 1932 -        ]
          (BT)

Một dạo, sau khi đi tù cải tạo về,   ngoài chuyện văn chữ của anh rất quen thuộc với độc giả hải ngoại, anh có tay nghề tay trái là dàn trang, trình bày sách trên  computer ( lay out) .  Anh vào nghề do mày mò tự học với cháu anh và là một trong số những người đi đầu, hồi mới có kỹ thuật này ở Sài gòn lúc ấy. Cũng có vài học trò theo nghề với thầy . Công việc thật bận rộn trong niềm vui, kéo dài được ít lâu,  trước khi anh chuyển về sống dưới Lộc Ninh một thời gian; rồi  quay lại căn nhà ở Chung cư này .

Anh nói thỉnh thoảng cũng có thể đi loanh quanh trong giới hạn nơi hành lang tầng lầu, chứ không dám xuống tầng trệt dưới đất, hay đi xa hơn .  Tôi thầm nghĩ, thật mừng cho anh; bây giờ đã luôn có chị Ngân bên cạnh để lo lắng mọi thứ . Chị thật hiền và nhỏ nhẹ ít nói . Chị là người phụ nữ ở bên cạnh anh Văn Quang lâu dài nhất, trong số những người phụ nữ đã đi qua đời anh, dễ chừng cũng có đến 20 năm rồi; và, hiển nhiên chị cũng sẽ là người cuối cùng đấy.

Tôi cũng có biết về cuộc tình và mái gia đình đầu tiên của anh với chị N.D. , cô thiếu nữ duyên dáng gốc Hànội, dân Trưng Vương, yêu thích văn thơ và vô cùng mộng mơ lãng mạn; nhưng cũng thật mạnh mẽ, đầy quyết đoán . Tiếc rằng gia đình anh chị đã tan vỡ chia ly sau khoảng 7 năm ngắn ngủi -- dù họ đã có con cái ( có thể vì con người nhà văn thời danh khi đó quá đào hoa chăng? ) .  Cũng thật đẹp, là dù chia tay, anh chị luôn tôn trọng nhau, xem nhau như bạn bè và vẫn giữ liên lạc .

Do hoàn cảnh đưa đẩy, chị N. D. đưa các con có với anh Văn Quang sang Hoa kỳ rất sớm, từ trước thời điểm 30. 4. 1975 vài năm. (*)

--------
(*)  - trong đời sống thực tế, sau khi ly dị với Văn Quang, Nguyễn thị Ngọc Dung lấy một nhà ngoại giao Mỹ  công tác ở   sứ quán Hoa Kỳ / Sài gòn -- và ít lâu sau về Mỹ , như :  "  ...  chị N.D. đưa các con với anh Văn Quang sang Hoa Kỳ ... " ( lời Ngọc Tự)  -- nhưng  chị N. D. còn mang theo một bức tranh rất quý giá của hoạ sĩ  tài danh  Nguyễn Trung  vẽ  " dành tặng riêng N.D.".  ( giữa 2 người có tình bạn rất thân thiết).    Một bui tôi ti quán cà phê  trên đường Bà Lê Chân/ Tân Định, nghe tin  hoạ sĩ Nguyễn Trung  đã "ngồi  xe lăn", Chủ quán là con trai cố hoạ sĩ Thái Tuấn, anh Kỳ  loan tin xong, chép miệng thở dài thương cảm cảnh ngô chàng  hoạ sĩ tài ba, gốc Sóc Trăng ( Nam Bộ ), sinh năm, 1940. 
         (BT ) . 

Và rồi một thời gian sau, chị là khuôn mặt hoạt động văn học nghệ thuật quen thuộc trong Cộng đồng Việt Nam tại vùng Virginia/  Hoa Thịnh Đốn, qua hàng chục năm cho tới bây giờ .  Tác gỉả N.T.N.D. đã có 9 tựa sách các loại được xuất bản, cùng rất nhiều sáng tác thơ văn, xuất hiện đều đặn trên tờ báo mạng cũng như báo in định kỳ ' Cỏ Thơm ', do chị chủ trương và phụ trách điều hành, từ hơn 20 năm nay . 

Văn tài như thế đâu có thua kém gì ông nhà văn Văn Quang.

Còn nhớ hồi tháng 12/ 2006 , khi tôi đến cháo anh, trước khi lên đường đi Mỹ; anh Văn Quang có nói chị N.D.  sắp về Việt Nam thăm họ hàng, và cậu con trai  lớn của ngày tháng ấy cũng sẽ về theo thăm bố.

Khi nhắc tới anh Văn Quang, anh Hoàng Hải Thuỷ hay nói vui về hình ảnh ông" thuyền trưởng
 2 tàu" .  Nhưng như vậy có tính khái quát; chứ căn cứ vào tổng số 10 người con mà anh âu yếm nhắc đến, hiện tất cả đều đang sinh sống ở hải ngoại, chắc phải nói tới tiến trình " 3 dòng thác cách mạng ",  như cách nói vui thường  nghe thấy ở bên nhà một thời, để diễn tả về các nguồn xuất xứ của một sự việc.

Hỏi thêm huyện sinh hoạt gia đình, anh cho biết: dạo trước còn khoẻ, cũng từng tính đến chuyện sang Hoa Kỳ một chuyến để thăm con cháu và bạn hữu; nhưng nhiều người nói không nên nộp đơn . Ngoài sự có thể không cho phép từ phía chính quyền VN đối với anh, chừng như Lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng có một nguyên tắc là sẽ từ chối cấp Visa du lich thăm thân nhân -- cho ai đã được làm hồ sơ bảo lãnh định cư . ( Cô con gái lớn của tôi đã rơi vào trường hợp như thế, khi đi  phỏng vấn sang Hoa Kỳ thăm bố mẹ.) .

Hồi trước, hồ sơ bảo lãnh O.D.P. của anh cũng đã hoàn tất, nhưng rồi cuối cùng anh chọn ở lại. Lúc phỏng vấn, từ một lý do gia đình hơi tế nhị biết được hơi trễ, anh muốn xin chuyển sang chương trình tỵ nạn H.O.  Phía cơ quan trách nhiệm cho biết "phải xem như đơn mới bắt đầu nộp, không thể chuyển ngay theo nguyện vọng của anh." Như vậy chắc chắn thời gian phải đợi chờ sẽ rất lâu, suy nghĩ này đã khiến anh thôi không nghĩ đến việc ra đi, là thế .

Anh còn nói với tôi về việc chị Hoàng Hải Thuỷ từ trần bên Hoa Kỳ hồi cuối năm 2018 mới rồi; và, tỏ ra rất ưu tư cho anh Hoàng Hải Thuỷ, người bạn thân thiết của anh, nơi tháng năm còn lại .

Tôi cũng biết điều đó.

Không dám ngồi chơi lâu hơn, tôi xin kiếu từ ra về .  Anh cảm ơn tôi vì đã đến thăm anh trong tâm tình quý mến.  Anh chuyển lời thăm hỏi tới các bạn hữu của anh bên Hoa Kỳ , cũng là những hiền huynh của tôi .


*

Khi ghé thăm quán  Hoa Vàng của anh Phạm Thiên Thư trong khu Bắc Hải, những tưởng tôi sẽ được ngồi hút thuốc, uống cà- phê tán gẫu chuyện đời với  ' ông lão nông thi sĩ', thân tình như những buổi sáng trước đây cùng với nhiều bạn hữu; nhưng hụt hẫng.  Quán đã đổi chủ khác từ bao giờ và người chủ mới  không cho tôi biết được một tin tức nào về anh Phạm Thiên Thư, người bạn hơn tuổi mà tôi quen biết từ những năm 1967- 1968 qua bạn tôi, Phan Lạc Giang Đông. Tôi đứng tần ngần một lúc rồi thẫn thờ lên xe chạy  đi thẳng, không ngoảnh đầu nhìn lại cái bảng hiệu quen thuộc.

Tôi cũng bỏ lỡ dự định sang vùng Tân Thuận thăm vợ chồng Lý Thuỵ Ý.  Cũng thật tiếc vì  không thể tìm thăm anh Lê Hoàng Long (*) , anh Kha Thuỳ Châu, anh Nguyễn Cái Thế  ...

-----
(*) - nhạc sĩ Lê Hoàng Long [ 1928 -    ] tác giả 1 ca khúc duy nhất rất nổi tiếng " Gợi giấc mơ xưa", còn là tác giả 
" Chuyện tình các nhạc sĩ  tiền chiến " ( Nxb Văn hoá-Thông tin , Hà Nội, 1996).  v.v. ..

Có những việc không thực hiện được như dự trù, một phần do thời tiết Sàigòn luôn nắng nóng, gay gắt cực độ. Thêm vào đấy, tình trạng giao thông ngoài đường phố của đủ các loại phương tiện, luôn luôn quá sức hỗn độn vô trật tự, bất chấp luật lệ, cùng nhiều thứ tệ nạn khác, là mối đe doạ đầy bất an cho một người đã có tuổi, chân chậm, mắt mờ; vì cận thị nặng như tôi.  Con cháu muốn trực tiếp đưa tôi đi các nơi chỗ và giới hạn việc tôi đi ra đường một mình bằng xe gắn máy, hay cho dù bằng phương tiện tắc xi Uber rất thông dụng.  Tôi thì ngần ngại vì sợ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của con cháu . Thôi, cũng là những điều suy nghĩ cần thiết .

Đọng lại trong tôi một vài câu chuyện vui buồn thật đáng nhớ nữa, khi gặp nhóm mấy anh em khác cũng cùng đơn vị cũ trong phi trường Tân Sơn Nhất, nơi cuộc rượu nhỏ hay lúc ngồi với nhau quanh bàn cà- phê.

Chúng tôi cùng trạc tuổi nhau và hồi chưa đi sang Hoa Kỳ, vẫn có nhiều dịp gặp gỡ nhau luôn, nhất là những lúc vui buồn, khi có cưới hỏi hay tang sự trong gia đình một anh em nào đó; hoặc, họp mặt dịp tất niên ... nên trò chuyện thân mật, gần gũi tự nhiên hơn .

Tuy không được đầy đủ tất cả mọi người như mong muốn, nhưng thật cảm động, vì có người chạy xe gắn máy từ Lái Thiêu, bất chấp đường xá và tuổi già sức yếu . Người thì tạm gác lại mọi thứ công việc riêng tư để góp mặt trong các buổi hẹn hò gặp gỡ .

Ngay khi tay bắt mặt mừng nhìn thấy nhau, một người đã hỏi tôi có gặp phiền phức gì lúc về tới phi trường Tân Sơn Nhất không .  Ông bạn này nói vẫn thường hay truy cập các thứ trên mạng, nên mấy năm trước; khi một lần đánh đến tên tôi, để tìm các bài viết có liên quan, tình cờ bỗng gặp đường dẫn của cơ quan giáo dục nào đó, giới thiệu nhiều đoạn ' video clip' ngắn,về cuộc phỏng vấn tôi xoay quanh nhiều thứ vấn đề; trong đó có liên quan đến chế độ và nhà nước CS hiện tại .  Vì thế nghe báo tin tôi về Việt Nam, thấy lo ngại cho tôi quá .

Lúc ấy mới chợt nhớ ra, tôi cũng hơi giật mình . Tôi nói để bạn mình biết, đấy là cuộc phỏng vấn do ' ' Hội Bảo tồn Lịch sử & Văn hoá người Mỹ gốc Việt' thực hiện từ hồi giữa năm 2011.  Không chỉ riêng tôi, mà Hội còn  phỏng vấn rất nhiều người, để tiến hành chương trình " 500 cuộc phỏng vấn người Mỹ gốc Việt". nhằm mục đích giới thiệu với người bản xứ, cũng như các thế hệ con em người Việt mai sau, biết về sự hiện diện của người VN tại đất nước Hoa Kỳ .  Chương trình hình như được sự tài trợ của Đại học Rice, và nằm trong dự trù sẽ soạn thành giáo trình sử học.

'Video clip' này đâu ai biết đến, ngay cả tôi mãi hơn mấy năm sau cũng mới được xem, cũng là do sự tìm thấy trên mạng, chứ không có thông tin nào hướng dẫn . 
   (Oral history interview and transcript_https://scholarship.rice,edu> ... )

Tôi tham dự chương trình phỏng vấn từ sự mời chọn ngẫu nhiên, dù lúc đó mới sang đây được hơn 4 năm . Hoàn toàn không biết trước nội dung để chuẩn bị . Khi thu hình trực tiếp, người phỏng vấn hỏi đến đâu, về điều gì, theo đó trả lời thẳng vào vấn đề . Cũng chỉ xoay quanh cuộc sống nơi từng thời đoạn của cá nhân một con người, qua từng thời đoạn của đất nước, bắt đầu từ nơi chôn nhau cắt rốn cho tới khi đặt chân đến xứ sở Hoa Kỳ.

Ngoài bạn hữu thân tình, chắc  chẳng ai để ý chuyện một con người bình thường như tôi đâu .

Có điều mấy tháng vừa đây, 'video clip'  này được Viet Stories nối lại liên tục, không còn ngắt rời từng đoạn như cũ, và đưa lên ' Youtube' cùng với hàng loạt 'video clip' phỏng vấn rất nhiều người khác, thuộc chương trình mà tôi nói đến bên trên .

Tôi cũng được đọc những dòng ' comments' đầy hảo ý;thật ngạc nhiên với con số hơn 6 ngàn người đã xem' video clip'  phỏng vấn tôi, thời lượng dài hơn 1 giờ đồng hồ . Con số người mở xem hình như có tăng thêm dần.

Thật may, nếu việc này xảy ra  trước ngày tôi về VN, có lẽ đúng như sự lo ngại của bạn tôi; không chừng tôi sẽ gặp phiền phức với mấy tay cán bộ an ninh CS cũng nên .  Ai mà không biết [ họ] đa nghi mọi thứ còn hơn ông Tào Tháo nhiều.

Hàn huyên thăm hỏi nhau đủ thứ chuyện gần xa, cũ mới; chúng tôi không quên nhắc lại những ngày buồn vui phi trường TSN; và, từng khuôn mặt  người còn,người mất .

Bắt đầu điểm danh, Nguyễn Trung Cang qua đời rất sớm ở Sài gòn hồi 1965.

Phan Lạc Giang Đông năm 2001 ở Seattle ,  tiếp theo anh Ngô Mạnh Thu năm 2004 bên Cali, rồi Duy Quang năm 2012 ở Cali, sau thời gian về VN ca hát .  Và gần đây là Minh Phúc, tháng 4/ 2019 cũng bên Cali.  Hồi nghe tin Minh Phúc vướng phải một chứng bệnh nan y, tôi có gọi điện thoại,
 rồi ' email' liên lạc thăm hỏi để trấn an.

Tiếp đến là những người khác nữa, cũng cùng đơn vị, lần lượt từ trần vào thời gian sau này .

Thôi thì chuyện tử biệt cũng là điều đâu có thể tránh khỏi trong cõi người.

Đây là mấy anh em trong số anh em huynh đệ thật thân gần hàng ngày tại Đoàn Công tác Chính huấn/ Văn phòng Tham mưu Phó CTCT/ BTLKQ -- nơi tôi phục vụ trực tiếp, suốt những năm đời lính ngắn ngủi trong vòng rào phi trường Tân Sơn Nhất, từ cuối 1969 cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975.  Họ đều là những người có chút ít tiếng tăm trong sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc ngoài xã hội, trước khi nhập ngũ vào Không Quân.


       - kỳ tới: 

-  bài Oẳn Tù Tì / Nguyễn Trung Cang, phổ thơ Ngọc Tự [ Trần] trước 1975 -- thì sau 30 /4/ 1975,  nhạc sĩ Tôn Thất Lập ( ở tp. HCM) cũng có bàn Oẳn Tù Tì., nhng " ... nhan đề, nội dung, tiết tấu, giai điệu có vẻ na ná như bài Oẳn Tù Tì/ Nguyễn Trung Cang, viết từ năm 1971- 72 ở Sai gòn .

  Trong bài " Dòng chữ đánh thức những điều chuyện / Ngọc Tự " đăng trên blog t-van.net, có đoạn:

" Tôi nói Nguyễn Trung Cang đã mất lâu rồi , và tôi cũng không thể là người thẩm định [ dầu lời trong ca khúc là thơ Ngọc Tự] . ... Vả lại, cũng không nên bận tâm, vì chẳng phải là vấn đề được chú ý ... "


ngọc tự