Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

thơ hoàng như mai ( 1919 - 2013 )

 tuổi trẻ chủ nhật tp. hcm 
 phát hành  ngày 29-9- 2013 

                                      hoàng n mai : 
                                    thơ cho người lớn đọc 
                                                 ( 26 - 9 -  1919   -   27 - 9 -  2013 )



 sân ga                                                               sân khấu
Chia tay thì chóng gặp thì lâu                                       Buông bức màn rồi danh vọng hết
biết nói gì đâu lúc đợi tàu                                             người về lòng rũ sạch sầu thương
mừng thấy cờ hồng bay cả nước                                    người vào  cởi  áo lau son phấn
riêng buồn tóc  bạc tiễn đưa nhau                                 trả cả vinh hoa lẫn đọn trường
ngoảnh nhìn lớp cũ không còn mấy                                 1948
muốn níu  ngày mai có được đâu!
nghệ sĩ trót sinh giàu cảm lụy *
chẳng ca vọng cổ cũng u sầu 
    1976
----
*  câu thơ này không phải thơ HNM,
     tác giả  quá yêu thơ Tẩy Xìa (TchyA) 
     quên ghi chú chăng ?
       (TP )  


     mất xe đạp                                               tết nhâm thân 
Đã mất người thân  mất bạn bè                                       Nghĩ mình xuân hết tự bao giờ
mất rồi tuổi trẻ tuổi say mê                                             hỏi có gì xuân khai bút thơ
còn gì để mất?
còn chi nữa!
tưởng thế ai ngờ lại mất xe                                             Hòn ngọc Viễn đông chồng thất thểu
                                                                                         Hà thành hoa lệ vợ bơ phờ
Từ độ nặng mang tình đất nước 
miệt mài theo đuổi cuộc trường chinh                             Cha là hàn sĩ con còn khổ
đường ngang ngõ tắt người lên trước                             Ông chỉ thường dân cháu mất nhờ
tụt lại đằng sau có một mình 
                                                                                           Năm mới toan tìm phương kế mới
Đã trót vương mang chút mộng hồn                                 nhớ ra tuổi đã sáu mươi tư 
sông hồ lê bước gót chân mòn                                               1982
đành rằng trọn kiếp thân lưu lãng                                      
nhưng nghĩ mà thương cho đứa con                                                                                                                                                                
                                                                                                                         
                                                                                                 
                                                                                       cảm tác
                                                                                            Tuổi cổ lai hi sắp đến nơi
Hành trình dân tộc còn xa lắm                                           sổ đời tính thử khóc hay cười   
đường thế gian truân dài nắng mưa                                  sức trai thác đổ buồn dong ngược 
cha đã chậm rồi con lại chậm                                            đầu bạc chiều tà nước chảy xuôi 
lang thang chân đất đến bao giờ ...                                    hoài bão mênh mông bằng vỗ cánh
(4-1980)                                                                                    thời gian vùn vụt én đưa thoi
                                                                                             mới hay nhân thế phù du quá
                                                                                             thua được cờ hơi một ván thôi 
                                                                                                  8-1986
    thư không gửi
Ôi viết mòn tay nghĩ nát đầu                                                                       bảy mươi tư
những điều vô ich chuyện đâu đâu                                      Quá bẩy ba rồi sang bảy tư
mà lời tâm huyết trao tri kỷ                                                 mắt mờ răng rụng sức đà hư
chẳng một dòng thư chẳng một câu
                                                                                              Ngựa dù nghìn dặm còn khi mỏi
Nhân thế xưa nay thường vẫn thế                                        Đời hết xuân hè phải đến thu
sáng trưng bạch lạp tiệc truy hoan   
thâu đêm cuồng loạn thiêu thân thể                                     Muốn mọi ước mơ thành hiện thực
lệ nến long lanh rỏ mặt bàn                                                  thì muôn năm sống vẫn phù du
                                                                                                 
Cầm bút băn khoăn viết cái gì                                              Huống  chi tuổi đã xưa nay hiếm             
cái gì đích thật cái gì nghi                                                    thế sự coi như chuyện tạc thù  
ấy là ảo giác hay chân tướng                                                     2- 1992
bất lực thay đầu óc nghĩ suy
                                                                                                                  ru mình
Cái thực nhiều khi là cái mộng                                             Rồi đây mình cũng đi xa
tầm thường là kẻ rất cao siêu                                               năm ba năm nữa biết là bao nhiêu
kìa trông cái tốt đang hư hỏng                                             Chừng như chiều đã qua chiều
 cái xấu đang khoe vẻ mỹ miều                                              chừng như sương đã xuống nhiều ướt vai
                                                                                                ............................................
Thư viết xong rồi chưa gửi đi                                                Ngủ yên đi... Ngủ yên đi ...
há đem tình nghĩa hại nhau chi                                             cũng như giấc ngủ mọi khi bình thường
ao sen hồn bạn đang trong vắt                                               Nơi đây cuối một chặng đường                 khuấy đục bùn tanh ích lợi gì                                                  mai đây khởi thủy một chương mới đời
                                                                                                 Vòng đi vòng lại luân hồi
Quân tử giao tình như nước trong                                          vẫn là mình đó mình thời đã quên
phải chăng lòng đã hiểu nơi lòng                                           Ngủ bình yên ... Chết bình yên
 không cần nói những lời thiên hạ                                          Cũng như giấc ngủ hằng đêm mọi lần...
 nói với nhau bằng sự cảm thông                                            Thiu thiu.. mi mắt nặng dần...
                                                                                                 Xin chào hết thảy người thân!
                                                                                                 Giã từ !
[]                             
   
      thơ hoàng như mai 
                         ( 26 - 9 -  1919    -   27 - 9 - 2013)


--------------

            PS.   Bùi Mạnh Nhị  đưa 8 bài thơ của ' thầy Mai' đăng trên  báo Tuổi trẻ ( tp. HCM ) , sau khi  tác giả Hoàng như Mai  qua đời.  Nhưng, từ 1983, tập thơ đầu tiên  HNM đã được xuất bản ở  tp, HCM - công lao của gsts Huỳnh như Phương (1955 -     ) và giáo sư Nguyễn Lộc ( phu quân Ý Nhi ) :

      '...  Dầu lúc này, Đổi Mới đã 7 năm, cái buồn được  cấp quota, nhưng  (...)  thầy Lộctôi 
( HNP)  chỉ nói với thầy Mai đọc lại trước khi in (...).  Nhin thấy trong Mục lục, có mấy bài đánh dấu + bên cạnh, thầy Mai hiểu ngay [ nỗi ] băn khoăn của chúng tôi , và đã viết cho tôi ( HNP)  một lá thư mà tôi còn giữ đây ( một số bài không thể in vào tập thơ :  [ bài ] Tết Nhâm tuất 1982  [ chẳng hạn ]'

      < WEB:  VIETSTUDIES  /  TRAN HUU DUNG  >   ( USA )
   

Lời dẫn.

    Trong bài Gặp gở kịch-tác-gia Hoàng như Mai ở tuổi 93 (  vanchuongview.com / tp.hcm ) -  tôi bày tỏ sự tiếc nuối  về  2 vị :  Nguyễn LânHoàng như Mai -  trẻ  thì văn chương tài ba , bỏ nửa chừng - sau , cả 2 trở thành cây đại thụ nền giáo dục ...

    Ở đầu đời , văn sĩ trẻ Từ Ngọc gửi  bản thảo tiểu thuyết Ngược giòng  để dự thi giải văn chương Tự lực văn đoàn,  bị văn sĩ Khái  Hưng  ( trong ban giám khảo)  thuổng cốt truyện , ông ta  viết thành tiểu thuyết Thoát ly đăng  feuilleton trên báo Ngày nay.  Tác giả gửi truyện dự thi chạy đôn đáo xuất bản Ngược giòng trình làng, để có chứng cớ so sánh việc Khái Hưng đạo văn

     Vũ trọng Phụng ( dưới bút danh Thiên Hư) hết lòng  bênh vực Từ Ngọc , viết nhiều bài  trên báo 'Đông dương tạp chí':

     " ... Nếu sự ấy mà có thật thì hẳn có một sự ghê gớm cho Tự lực văn đoàn, báo Ngày nay, cho ông Khái Hưng.  Trái lại, nếu Từ Ngọc không chứng minh được Khái  Hưng mượn cốt truyện của mình, sẽ mắc tội vu cáo và báo  Ích hữu liên đới chịu trách nhiệm..."
         ( Thư viết ở Saigon / Thế Phong - Văn Uyển xb, 2000 )

      Thế rồi, chuyện Khái  Hưng  đạo văn rơi  vào quên lãng,  chẳng còn mấy ai nhớ tới.  Lẽ phải bao giờ thuộc về kẻ mạnh - châm ngôn tây nói vậy -  con cá kình Khái Hưng  vùng vẫy, quẫy mạnh trong biển văn chương tiền chiến .    Chú nòng- nọc- văn- sĩ đứt đuôi,   mất tăm  trong làng chữ nghĩa , kể từ dạo ấy,  không còn  tác giả Từ Ngọc xuất hiện trên văn đàn tiền chiến  - sau đó -vài chục năm văn sĩ Từ Ngọc  trở thành cây đại thụ  trong nển giáo dục:  nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân -  thầy các bậc thầy - chẳng khác gì  :

    " ...Con đường hoạt  động giáo dục của giáo sư Hoàng như Mai  gắn bó  với hoạt động văn hoá.  Trong kháng chiến chống Pháp , thầy đã cùng các nghệ sĩ nổi tiếng , sau này là nghệ sĩ nhân dân như Sỹ Tiến, Đào mộng Long thành lập đoàn kịch Độc lập lưu diễn suốt ừ Huế vào Nam.  Đến năm 1947, chiến tranh mở rộng, tổ chức kháng chiến Phú Yên khuyên anh em đoàn kịch trở ra Bắc, thế là tất cả lại lặn lội núi rừng, đường trường về Hànội.  Giai đoạn 1948, 1949, thầy là bí thư, tổng thư ký hội Văn hóa kháng chiến Hưng yên , nơi quy tụ rất nhiều người tài danh, như họa sĩ Lương xuân Nhị, nhạc sĩ Nguyễn đình  Khoa , [ kịch sĩ Hoàng Thư ] ... Thầy cũng là người  trực tiếp phụ trách đoàn kịch Văn hóa.  Những năm tháng này, thấy đã viết các vở kịch Tiếng trống Hà hồi, Sát thát, Người tù binh ... Những vở kịch này, đặc biệt là Tiếng trống Hà hồi đã được biểu diễn ở Hànội [  1950  ], Hải Phòng, sau đó ở Huế, Sài Gòn ..." 
     ( BÙI MẠNH NHỊ  :  Cây đại thụ của nền giáo dục, văn hóa VN   /  báo Tuổi trẻ tp. HCM / ngày 29-9-2013).

       Kịch -tác- gia Hoàng như Mai  trở thành giáo sư, nhà giáo nhân dân, thẩy các bậc thầy, là cây đại thụ  nền giáo dục hôm nay- quả đúng như vậy!

         riêng  tôi , chỉ nhớ  Hoàng như Mai qua văn chương , như từng thích thơ Ý Nhi , mà tôi  gọi là  thơ dành cho người lớn đọc : 
                               
                                 ....Hòn ngọc Viển đông chồng thất thếu
                                   Hà thành hoa lệ vợ bơ phờ

                                   Cha la hàn sĩ con còn khổ
                                  Ông chỉ thương đàn cháu mất nhờ 
                      
                                  Năm mới toàn tìm phương kế mới
                                  nhớ ra tuổi đã sáu mươi tư
                                      THƠ   HOÀNG NHƯ MAITẾT NHÂM THÂN, 1982 
     hoặc

                                Đã mất người thân mất bạn bè
                                mất rồi tuổi trẻ tuổi say mê 
                                còn gì để mất ?
                                còn chi nữa! 
                                tưởng thế ai ngờ lại mất xe 
                                   ...
                               sông hồ lê bước  gót chân mòn
                               đành rằng trọn kiếp thân lưu lãng
                               nhưng nghĩ mà thương cho
                                                                          đứa con
                                     ...      
                              cha đã chậm rồi con lại chậm
                              lang thang chân đất đến bao giờ ?
                                   THƠ  HOÀNG NHƯ MAI   /  MẤT XE ĐẠP -  4 / 1980
 và   :

                              Tuổi cổ lai hi sắp đến nơi
                              sổ đời tính thử khóc hay cười?
                                 ... 
                              đầu bạc chiều tà nước chảy xuôi
                                 ... 
                              mới hay nhân thế phù du quá 
                              được cờ chơi một ván thôi  
                                THƠ   HOÀNG NHƯ MAI  /  CẢM TÁC -  8-1986
     còn nữa : 

                         ...  Muốn mọi ước mơ thành hiện thực
                              thì muôn năm sống vẫn phù du

                              Huống chi tuổi đã xưa nay hiếm
                             thế sự coi như chuyện tạc thù 
                              THƠ   HOÀNG NHƯ MAI / BẢY MƯƠI TƯ  -  2 / 1992 )
  vẫn chưa hết : 

                        ... Cái thực nhiều khi là cái mộng 
                            tầm thường là kẻ rất cao siêu
                            kìa trông cái tốt đang hư hỏng 
                            cái xấu đang khoe vẻ mỹ miều
                                 ...
                           ao sen hồn bạn đang trong vắt 
                          khuấy đục bùn tanh ích lợi gì 

   và,  sau cùng : 
       
                          Rồi đây mình cũng đi xa 
                          Năm,ba năm nữa biết là bao nhiêu
                              ...
                         Nơi đây cuối một chặng đường 
                         Mai đây khởi thủy một chương một đời
                         Vòng đi vòng lại luân hồi 
                         vẫn là mình đó mình thời đã quên
                        Ngủ bình yên ... Chết bình yên
                        cũng như giấc ngủ hàng đêm mọi lần
                        Thiu thiu... mi mắt nặng dần ...

                        Xin chào hết thảy người thân!
                        Giã từ!
                              THƠ  HOÀNG NHƯ MAI / RU MÌNH 


        Vĩnh biệt Hoàng như Mai :  kịch-tác-gia ,  thi sĩ tài hoa  !!!

      ĐƯỜNG BÁ BỔN
      Saigon  Sept.  29 - 2013. 

         

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

nhà văn hoàng lại giang : ' anh từ đâu đến ... - bài viết: hoài việt

những khuôn mặt văn nghệ sĩ / hoài việt
nxb hànội 2003. 

                                             nhà văn hoàng lại giang:
                                             anh từ đâu đến ... 
                                                            bài viết : hoài việt

                Vài hàng tiểu sử :

     Hoàng lại Ginng tên khai sinh Nguyễn văn  Bé
     1938   :   ra đời tại Bình định, thuở nhỏ học trường làng.
     1955  :   tập kết ra  Bắc, theo học  trường Học sinh miền Nam.
     1960  :   khoa văn đại hoc Tồng hợp Hànội,
     1955  :   ra trường, công tác tại nxb Văn học ( Hànội )
     1977 :   vào Nam làm biên tập, sau, trưởng Chi nhánh nxb Văn học tại tp. HCM.
     1998  :  xin nghỉ hưu, cư ngụ tại tp. HCM. 
   
      tác giả khoảng 15 đầu sách: tiểu thuyết +  biên khảo. 
     <  Google / search / Hoàng Lại Giang - Sach xua >

     Nghe giọng anh nói, tôi cứ tưởng anh là người Nam bộ.  Nhất là khi biết bà mẹ và các em anh sống ở Tây ninh.   Nhưng không phải thế, anh chính là người Bình định, thuộc khu  5  cũ,   Quê đã vậy, tên cũng khác.  Tên khai sinh : Nguyễn văn Bé. Anh người nhỏ con , bố mẹ đặt tên như vậy cho dễ nuôi.  Còn cái tên Hoàng lại Giang vẫn ký trên đầu các tác phẩm  của anh,  do anh lấy tên một con sông quê hương mà đặt .   Lại Giang, một con sông  nước ở đầu nguồn chảy ngược - chảy ngược  có ẩn ý gì đây - đọc anh, tôi nghĩ thế.

    Quê hương anh, dưới thời chính quyền cũ, đã bị tàn phá tan tành.  Mẹ anh phải đưa con cái vào sống dưới sự bảo trợ Tòa thánh  Cao đài Tây ninh để tránh cho chúng khỏi bị bắt đi quân dịch.  Mình anh, theo đoàn học sinh  Khu 5.  Anh được vào học  trường Miền Nam  24 ở Hà đông, rồi Trường 14 ở Đông triều.  Học hết bậc phổ thông, anh đậu vào đại họcTổng hợp Văn.  ra trường được đưa về công tác ở nhà xuất bản Văn học.  Người đầu tiên dưa anh về  là Khương minh Ngọc, rồi Kim Lân, Đoàn Giỏi... Có lúc, anh phụ trách  phần văn học hiện đại cùng Phạm Hổ, Hoàng minh Châu .  Thời đó, nhà thơ Quang Dũng cũng đang làm biên tập ở nhà xuất bản  [Văn học].

     Năm 1968, anh được điều đi B ngắn.  Vào đến Nghệ an, nhưng rồi lại quay trở ra Hànội.  Sau đó, anh cùng Lữ huy Nguyên vào Quảng trị trong những ngày ác liệt nhất.  Nhắc đến chuyến đi này , Hoàng lại Giang không quên cái nóng như rang trên vùng đất cát vào mùa gió Lào, nhất là khi phải đào hầm chui xuống dưới đất để tránh bom đạn địch.  Không nói chi đến chuyện ăn uống kham khổ, ngay cả việc đại, tiểu tiện cũng phải khoét lỗ mà dùng.  Nhưng, nếu không thâm nhập vào thực tế ấy, thì không có  tập ký sự Trong vành đai Mỹ ( nxb Văn học, 1969).  Đó là  tác phẩm đầu tay của anh, có điều, Hoàng lại Giang không chỉ phản ánh thực tế theo kiểu chụp ảnh.  Anh ca ngợi cái chất anh hùng của dân tộc, nhưng sự mất mát hy sinh to lớn, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của con người Đại Việt - nhưng anh không né tránh cái mà người ta muốn né tránh , khi nói tới cái giá phải trả.  Càng về sau , trong những tác phẩm của anh, càng thấy điều đó.
    (...) 
    Đọc Hoàng lại Giang từ khi anh mới bước chân vào làng văn đến nay, đã thấy có nhiều cái khác.  Trong vành đai Mỹ là một cái nhìn  hiện thực, từ Cửa Việt, Cồn Tiên, Dốc Miếu... từ đất Quảng trị khô cằn phải oằn lưng ra gánh chịu hàng trăm ngàn tấn bom đạn với tất cả lớp đất cát tiền sử, ta mới hiểu sự mất mát, đau thương, to lớn mà đồng bào ta phải gánh chịu. Nhưng rồi  qua cuốn tiểu thuyết Cửa Sa-va
( nxb Văn học, 1976), qua tập truyện ngắn Chuyện về những người bạn ( nxb Lao động, 1979) và Đêm miền Đông ( truyện vừa, Sở VHTT Tây ninh, 1988,  Văn học tái bản 1985) - cái nhìn của Hoàng lại Giang đã sâu hơn, chín hơn.  Có thể vỉ hiện thực của miền  đất từ vùng ba biên giới vào đến tận cơ quan trung ương Cục miền Nam  mà anh  phải luồn rừng, lội suối, trèo đèo đi qua đã cho anh chứng kiến những sự việc, những con người , trong đó có những bạn bè lớp học anh ở trường miền Nam, hay, bạn chiến đấu  cùng lứa, anh nhìn ra những vấn đề  chiến tranh.  Anh đã được nghe những tấm gương chiến đấu hy sinh cực kỳ oanh liệt của họ, anh được nhìn thấy những nấm mồ rải rác biên cương miền viễn xứ, anh đã chứng kiến  tinh thần lao động cần cù của họ, ở một vùng đất mà họ được đưa đến để khai phá.   (...)

    Một đề tài khác mà  Hoàng lại Giang cũng rất hay đề cập; đó là tình yêu. ... Những  tác phẩm  viết về tình yêu, như :  Người đàn bà mà tôi ao ước  ( 1987, 1988), Ký ức tình yêu ( 1987), Tình yêu & tội lỗi
( 1988, 1989, 1998), Nỗi bất hạnh & tình yêu ( 1989) ... Những tác phẩm đó là một phần nói đến cuộc sống tình ái riêng tư, nhưng cũng từ đó, nói lên những điều bất thường bắt gặp trong tình yêu ở cuộc đời này, cả mặt phải, mặt trái.

      Theo đuổi 1 người con gái, mà sau này là vợ anh, một người lao động bình thường ,quê xứ Nghệ, trong chiến tranh, anh từng lặn lội lên rừng xuống biển   để   nhìn cho được mặt nàng mới thôi.

     Qua tình yêu còn là một cách nhìn về chiến tranh, về nhân phẩm con người.  Tôi đã đọc, thấy trong tiểu thuyết Ranh giới đời thường ( 1989, 1990) - một vài bộ mặt thật mà tôi bắt gặp trước đây trong các tác phẩm về đề tài khác của anh :  nhưng kẻ lợi dụng tấm thẻ đỏ để làm những chuyện  bất minh, những tên cơ hội bị tha hoá đã góp phần làm nghèo đất nước ...    Trong mấy tác phẩm vừa kể trên, Hoàng lại Giang đã dự báo sự thoái hóa trầm trọng của 1 số đảng viên, cán bộ ở các cấp. ..

     Mấy năm gần đây, Hoàng lại Giang bước sang một vùng mà trước đây chưa phải là đất dụng võ của anh; loại truyện danh nhân.  Từ Phan thanh Giản  , rồi Khuất Nguyên, Tô đông Pha, Lê văn Duyệt, Trương vĩnh Ký :  5 tập truyện của anh tiếp tục ra đời, trừ Khuất Nguyên  Tô đông Pha (  danh nhân Trung quốc ) 3 cuốn Phan thanh Giản, Lê văn Duyệt và Trương vĩnh Ký đã gây nhiều dư luận khác nhau.  Sau  một số bài phê bình Phan thanh Giản của anh là một cuộc hội thảo được tổ chức ở tp. HCM.  Trong các bài phê bình trên báo, cũng như trong hội thảo, vấn đề được đặt ra là: nên đánh giá  nhân vật này như thế nào:' công hay tội '?   Dư luận chưa thật thống nhất,  nói chung,người ta ủng hộ anh
trong cách nhìn lại Phan thanh Giản trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.    Với Lê văn Duyệt, từ nấm mồ hoang đến Lăng Ông cũng vậy.  Lê  văn Duyệt, đại công thần khai quốc thời Gia Long, vì sao , bị vua Minh Mạng sai quật mồ, đánh vào quan tài và dùng xích sắt - do bị kết tội 7 điêu đáng xử trảm và 2 điều đáng xử giảo, rồi sau đó, chính vua Minh  Mạng  lại cho tháo khoán - vì giấc mộng không đâu.  Đến Trương vĩnh Ký cũng vậy.  Đây là một nhân vật gây ra nhiều điều suy nghĩ rất khác nhau trong các giới, nhất là trong giới trí thức :  yêu nước hay không yêu nước?- làm việc với Pháp hồi đầu, khi Pháp thực dân xâm lược nước ta và đặt chân lên đất Nam kỳ hành trạng trong suốt những năm tháng ấy, còn có vấn đề gì khác không, nên coi việc đó như thế nào?  Con người  được coi là bác học của Việtnam và  thế giới đầu thế kỷ XX nên được đánh giá thế nào cho phải đây? Mới rồi, cũng ở thành phố HCM đã có
một cuộc hội thảo về nhân vật này.

    Ngòi bút Hoàng lại Giang đã thọc vào những chuyện gai góc ấy.

    Đọc lại truyện danh nhân của anh, trước hết phải thấy công phu sưu tầm, tra cứu, chắt lọc để dựng truyện của anh thật đáng nể.  Con người nhỏ thó ấy đã lao động ngày đêm không mệt mỏi  để cho có những đứa con tinh thần tầm cỡ chào đời . Nhưng,  nếu như đọc, để biết chuyện là chưa đủ.  Hoàng lại Giang muốn tìm được những người tri kỷ hiếu anh vì sao lại chọn nhân vật ấy?

     Khuất Nguyên, quan đại phu nước Sở, tài cao chí lớn, vì sao phải mang nỗi buồn Ly Tao?  Con người ấy suốt đời  chỉ 1 niềm nghĩ đến nước, đến  dân mà bị bọn quyền gian vu hãm, bị đầy đọa, quăng lên, quật xuống - rốt cuộc đã tìm đến một kết thúc bi thảm :  nhảy xuống sông Mịch La tự trầm.  Chỉ vì, không chịu khuấy bùn vẫy nước cho đục mà theo  , không chịu húp men, uống bã mà say theo , bọn mặt người dạ thú trong cuộc đời ô trọc.  Tô đông Pha cũng vậy.  Họ giống nhau  về nhiều điểm, trong đó, có một điểm rất nổi bật về nhân cách của họ.

    ' Tô đông Pha không vội vàng đánh giá Vương an Thạch với những biện pháp của ông Vương là đúng hay sai, nhưng việc Vương đặt ra một ' thị vấn'  chuyên tìm các bài viết của người khác, để vạch lá tìm sậu, rồi truy chụp mà tống lao người ta, thì ông nhất quyết không theo ...'

    Với 3 nhân vậ người trong nước: Phan thanh Giản, Lê văn Duyệt, Trương vĩnh Ký - Hoàng lại Giang muốn đặt lại vấn đề.

    Ở một nước  như nước ta, của cải vật chất và tinh thần của cha ông xưa, trong đó có những tài nguyên trí tuệ vô giá, bị bọn xâm lược phương Bắc, rồi phương Tây cướp mang đi, lại bị các triều đại phong kiến trong nước khuynh loát nhau mà hủy hoại hết, rồi còn bị cái công tác lưu trữ yếu kém góp phần làm thất thoát , thì chưa  thể hoàn toàn căn cứ vào những gì còn lại mà định giá.

    Dường như Hoàng lại Giang muốn cố gắng bổ khuyết vào chỗ thiếu sót đó.  Một cách có ý thức.  Hoàng lại Giang đã cần cù, kiên nhẫn làm công việc của một chàng nhặt quặng trong thiên nhiên, không quản gì nắng hay bão giông.  Vốn anh là người thường muốn  tìm đến sự thật.

    Tuy anh không còn trẻ, nhưng cũng chưa già lắm, nhất là trong tư duy sáng tạo, mong rằng chúng ta còn được đọc nhiều tác phẩm loại truyện danh nhân của anh.

    Hãy tin rằng lịch sử là công bằng, rất công bằng.  Sẽ có những vấn đề được nhìn lại dưới các góc cạnh mà lịch sử rồi đây sẽ cung cấp cho chúng ta: sự việc hay con người cũng thế. []

      hoài việt

-----
*  tựa bài trong sách   : Người thường muốn tìm đến sự thật.


       ( Sđd . tr.  217 -  226 )

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

nước như nước mắt - truyện ngắn nguyễn ngọc tư

khói trời lộng lẫy  / Nguyễn ngọc Tư
nxb trẻ, tp hcm + saigon media book , 2012

     Lời dẫn.-

     Nguyễn ngọc Tư sinh 1976 ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau  .  Cánh đồng bất tận , tập truyện   rất thành công,  sau,  được chuyển thể phim ,  rồi  sau đó,  đã được dịch sang tiếng Hàn, Thụy điển.  Bản dịch tiếng Thụy điển của dịch giả  Tobias Theander. 
     tác giả nhận được trả nhuận bút  + chuyển thể phim -  đâu đó khoảng 0, 8 million  USD -
(... ' The Floating Lives, a movie based on the book, has generated revenues of 17 billion  VND in 2010 ( around 0, 8 million USD ...)  /  Vikipedia  ) - và hình như chưa 1  văn sĩ free- lance writer ở Việtnam  từ xưa tới nay đạt được  !   
     một nữ văn sĩ  tài hoa, khoảng trên 10 năm -  có trên mươi  tựa sách -  văn chương nàng đã  vượt bên giới  quốc gia ,  và được trao giải thưởng trong,  ngoài nước .     
     Nước như nước mắt đầy nhân bản tính  * : tình yêu thắng thù hận -  tác giả  viết tuyệt hay,  một hơi văn dài  ( une longue haleine ) , khác hẳn hầu hết nhiều truyện  Nguyễn ngọc Tư  từng viết,  hơi văn ngắn  !
----
*  đầy tính nhân văn -  viết theo lối nói  hiện đại.  (BT) 

      ĐƯỜNG BÁ BỔN
     SAIGON   SEPT. 26, 2013.

                                                     nước nnước mắt 
                                                         truyện ngắn :  nguyễn ngọc tư 

       1 . Chồng Sáo chết vì mấy lá ngò gai

       2.  Nhà chức trách  nói rằng họ đang tìm sự thật nhưng có thể chồng Sáo đã lên bè rẫy Đại Thanh trộm của họ, lúc người ta bắt gặp đã xảy ra xô xát nhỏ, anh lao xuống sông định trốn, chết nước là chuyện rủi ro không ai ngờ... ' Những người đầu tiên trông thấy xác chồng cô đều chứng kiến trên tay anh ta còn cầm một sơi dây chuyền vàng đã đứt ', nhà chức trách bảo vậy.   Sáo  nói không phải đâu, anh Thi, chồng tôi chỉ muốn lén hái vài lá ngò. .  Nhà chức trách hơi xẵng giọng, chúng tôi dựa trên nhiều bằng chứng quan trọng.  Sáo cãi không phải đâu, chồng tôi cần có chút ngò gai thôi.    Họ kiên nhẫn kêu vài nhân chứng tới nói mấy câu chuyện ngập ngừng.

    Sáo cãi phăng đi.  Ngay khi Sáo ôm xiết chồng đang nằm thõng thượt trên cái bàn dài đặt giữa văn phòng nhà chức trách, ngay khi nó vùi mặt mình vào cơ thể lạnh lẽo chi chít những chỗ tím bầm, ràn rụa tìm kiếm hơi thở của anh núp trốn đâu đó, trong rún, trong mắt hay ở bên sườn.  Khi lướt qua đôi môi dập nát, nó nghe phảng phất thưởng thức mùi vị chúng ngay khi vừa hái được.  Anh vẫn chưa nuốt trôi khỏi cổ, ỳ nghĩ đó làm  nó nghẹt thở.  Người ta đang nhâm nhi  ngò gai , thì  không ngó ngàng tới vàng bạc đâu.  Sáo nói và xốc ôm chồng tha về ghe.

    Dưới sạp ghe hai con cá Bạc đầu đã chết.  Cặp cá này 6 tiếng đồng hồ trước vợ chồng Sáo giăng lưới bắt được.  Cá bị nước đuổi ốm tong teo nhưng chồng Sáo sướng quên trời đất, và như con nít, anh đứng múa may quay cuồng ở đầu ghe, kếu hết sẩy, hết sẩy, nói phước đức ông bà  để lại.   Chưa bao giờ Sáo thấy anh hạnh phúc, hân hoan đến vậy, đến nỗi nó đã chạnh lòng ngay lúc đó, anh đâu có từng tỏ ra quý mình như quý cặp cá này.

     Cá Bạc đầu luôn đi thành đôi, là loại cá rất hiếm hoi.   Sục sạo như chồng, Sáo cũng chỉ một lần thấy chúng.   Mà chồng  Sáo hồi còn sống thường thắt thẻo nói vợ chồng nào hiếm muộn con cái nuốt mật cặp cá Bạc đầu thể nào cũng cấn thai.   Bà hay ngồi ở cửa trước hóng coi trẻ con bên xóm đang chạy giỡn, tiếng thở dài của bà lững thững bay về phía Sáo nhoi nhói.  Chồng Sáo cà rỡn  :  bắt được cá bạc đầu rồi vợ con sanh một lần bảy đứa, cho má giữ mệt nghỉ ...  Má chồng không chờ được, lúc  bà chết bên vách vẫn còn giắt mớ vỏ tỏi - thứ đàn bà đẻ dùng để xông da thịt cho thơm.  Chồng Sáo đã được ăn cá một lần hồi mười lăm tuổi mà mỗi khi anh nhắc lại nồi canh cá nấu mẳn.   Sáo lại thấy nước miếng rỉ ra rưng rưng bên mép anh.   Người Châu thổ hay nói :  bắt tao tả đau bụng đẻ ra làm sao chẳng khác nào kêu tả mùi vị con cá Bạc đầu  -  tức là chẳng thể chia sẻ cảm giác với người khác, nếu họ không tự mình trải qua.

      Sách Bi ký chép lại  :   năm 813 đã có 1 làng chài lưới bị tàn sát vì giữ lại cá bạc đầu mà không cống nộp cho vua. Một trăm ba mươi bốn người trong làng đã chết.

       Ba chồng  Sáo quý cuốn sách đó như 1 gia tài, nhưng nhà nó đã làm mất vào 1 bữa nước đột ngột dâng.

     Giờ còn cá của những đồn đãi, con cá huyền thoại, con cá vì nó mà người ta sống, chết đang nằm trong ghe nhà Sáo, đuôi mầu xám đậm rồi phai dần cho đến phần đầu thì trắng muốt tựa bông lau chín.  Cái chết cận kề không làm cho chúng thôi quấn quýt.   Chúng chạm râu vào nhau khẽ khàng, như âu yếm, như đờ đẫn, như dịu dàng,  lại như kiệt sức.   Phải, nước đuổi đã quá 2 tháng rồi, đến con người cũng phờ phạc đi.

    3.  Mùa nước đuổi bắt đầu từ giữa tháng Giêng.  Ngó nước  bắt đầu linh đinh bờ bãi, người ở xóm Rẫy thở dài ứ hự, chắc năm sau ăn Tết trên ghe .

    Cứ mỗi năm nước đuổi lại tới sớm hơn, mùa mỗi năm mỗi dài hơn.  Tết chưa tàn vợ chồng Sáo đã lụi hụi dọn đồ đạc lên ghe, bông vạn thọ trồng trong cái khạp lủng để trước hàng 3 còn chưa bung nở hết.   Chông Sáo cứ tiếc là ghe chật quá, không rinh cái khạp đó đem theo được.

     Anh còn muốn bứng cả cây cỏ quanh nhà theo, nếu có thể.  Nên trên ghe lủ khủ những bụi hành , sả, vài cây ớt,  ít hẹ, ngò om... Mấy thứ cỏn con này hay làm chồng Sáo bận lòng, ăn cá chốt nấu cơm mẻ mà thiếu sả ớt, cá trê nướng mà không gừng ... là anh băn khoăn lắm.  Anh nói thà không ăn, chứ ăn vầy không đúng điệu.

    Chồng Sáo ưa nói hài từ đúng điệu.  Coi kìa, đêm nay trời trong nhưng trăng tròn quá nhìn không đúng điệu, phải khuyết chút, ngó hay hơn.  Nắng vầy mà có bóng cây để treo võng nằm chơi là đúng điệu.   Con cá lóc này phải có rơm khô chất lên đốt nướng trui mới đúng điệu.   Sống giữa trời nước bao la vầy mà không có nước để tắm cho đúng điệu, nghĩ mà tức.

    Sáo nhớ chồng nó nói câu đó, khi đang ngồi ễnh ra, se miết mấy ngón tay da cổ làm đất rụng xuống lả tả.   Gọi là tắm khô, kỳ cọ bằng mồ hôi xong sẽ tắm ướt bằng 2 gầu nước.  Nhưng có bữa chồng Sáo tắm cả xô, tắm đúng điệu.  Chữ đúng điệu nhiều lúc làm Sáo sợ.   Nhất là khi nghe bảo : em nằm day lại tui gãi cho đúng điệu cái coi .  Đêm nào trước lúc ăn nằm với nhau, bao giờ chồng cũng gãi lưng Sáo, trong 1 trình tự lớp lang đúng điệu, bắt đầu từ những ngón chân cọ vào bắp chân Sáo, sau đó này sau đó kia, anh nhẩn nha đến nỗi nó thiu thiu ngủ luôn bỗng nghe cái gì đó xộc tới chơi vơi.  Nó không thích vậy, nhưng không dám nói, biết đâu vì cái khoảnh khắc  chơi vơi đó mà trẻ con không chịu ra đời.

    Sáo còn hồ nghi vì 2 chữ đúng điệu  mà nhà nó nghèo.   Gieo mấy cái giồng cải, chồng Sáo nói lá cải chưa mướt mà nhổ bán là không đúng điệu, nhưng chờ tới lứa,  cào cào ở đâu bay lại ăn đám rau rách nát.   Có năm trồng dưa hấu, thấy dưa hấu lớn trái lại đang được giá,  Sáo đòi bán cho thương lái.   Chồng bảo chờ cho dưa chín thêm ít nữa, cho da trái dưa căng bóng mới đúng điệu.  Ai ngờ trời trở mưa một trận, không kịp cắt, dây dưa nổ lụp bụp như pháo, nứt vỏ hết.   Trắng tay.

    Mùa đó là mùa dưa cuối cùng trên đất nhà Sáo.  Năm sau nước đuổi tới nơi, cứ nghĩ nước tràn quanh quẩn những vùng gần biển thôi, nhưng nước theo sông ngày càng vào sâu hơn, tràn bờ bãi, ngấm vào chân ruộng.  Người ta kéo nhau đi đào đất đắp bờ, nhưng đắp tời đâu, nước theo tới đó, cơi nhà tới đâu nước ngập tới đó, không lẽ ở trên mái nhà, thôi kéo nhau lên ghe ở cho rồi.  Cây trái tàn rụi, chỉ cỏn có Đuôi  Mèo là sống được, đem bán rẻ mạt cho những người chăn nuôi bò ở bên kia biên giới, chẳng được bao nhiêu tiền.

    Chồng  Sáo không lấy chuyện đó làm phiền, cả khi ôm cái lư hương cha mẹ rút lên ghe, chờ qua mùa nước nổi, anh vẫn làm mặt tỉnh queo.   Cả xứ này bỏ đất mà đi chớ đâu phải chỉ nhà mình, chồng Sáo nói vậy.   Chỉ một lần duy nhất chợt thèm ớt giữa bữa cơm, mà cây ớt đem theo đã chết queo, anh mới dựng đũa kêu trời.

    Trời im ắng ở trên cao, trong ngằn ngặt, trong như nước mắt.   Nắng quay quắt như vắt như  vo con người thành những hòn đá khô khốc, có thể lăn cọc cạch .  Vợ chồng Sáo neo ghe ngay trên đất vườn mình, cạnh mái nhà mình, lây lất sống nhờ chài lưới những con cá nước đục còn sót lại ốm ròm trên  mình  đầy ghẻ lở ... sau đó thì tới đám cá nước trong len lỏi vào sâu  trong đất liền, 2 đứa kiếm được chút đỉnh tiền gạo và không đến nỗi cực ăn.   Nhưng có bữa chỉ bắt được cá  Sầu Ngư, đành ăn cơm với muối hột.

     Sầu Ngư bình thường vẩy màu xám bạc chỉ nhẩn nha ăn bèo rong trôi dạt, đến mức đuổi thân cá trở nên đỏ thẫm.   Chúng có thể sống tỉnh queo nhờ rỉa xác súc vật chết trôi, trong đó có cả xác người.   Chồng Sáo vừa ghét vừa  ghê sợ chúng, anh xỉa xói: ...cái thứ ham sống tới nỗi bất chấp tội lỗi... Sáo mắc cười quá, mắng cá mà như mắng người.

    Sáo đâu có ngờ có ngày mình phải bảo vệ chồng khỏi miệng cá Sầu Ngư .

    4.  Chồng Sáo  ốm reo, nằm gọn đeo trong cái hòm được ghép tạm bằng mấy tấm ván ngựa xóm giềng giúp mò lấy từ dưới nhà lên.  Lúc lau  rửa cho chồng, men tay theo từng tấc thịt da dường như tan chảy, Sáo thấy buồn quá.   Không thể chôn xuống đất, người ta tìm cách dìm hòm xuống nước, lấy dây buộc níu vào cột nhà, chờ nước rút, mới đem âm thổ.  Vị mặn của nước ngấm vào sẽ làm chồng Sáo lâu tàn rữa, họ nói vậy.

    Xóm giềng lặng lẽ tiễn chồng Sáo.   Cũng mệt mỏi và đuối sức như những con cá nước đục khắc khoải sống với cái vị mặn mòi xa xót của biển, họ chới với , khi bị bưng lìa khỏi đất, khỏi cái màu xanh rười rượi của cỏ cây.   Cả cái chết cũng không phải xa lạ, nó diễn ra mỗi ngày, người ta chết đuối, chết vì khát, vì thèm tắm, vì nhớ vị của trái ổi chát, vì giành nhau cành củi trôi sông ...

    Riêng chồng Sáo thì chết vì thèm rau.  Hàng xóm bảo : không phải, nó chết vì nghèo đó chớ.  Vì  nghèo, nên không đi ra khỏi  cái xứ trần ai này được.   Vì nghèo nên phải bỏ mạng , vì gặp phải bọn cậy giàu , coi sinh mệnh người như cỏ rác. Bứt mấy cọng ngò thôi mà, có phải thù oán gì cho lắm đâu mà nhẫn tâm quá thế ?    Sáo cũng muốn đi hỏi người của bè rau Đại Thành câu đó.  Sao vậy, tại sao,
 vì sao ?
     - Thời thế loạn rồi, đất không còn thì có thứ gì còn.

     Ông bán xôi dạo thở hắt  ứ hự.  Ông  nói bữa trước đi ngang bè rau, nghe có tiếng kêu cứu, nghe trên đó :  rầy sao mầy không chết đi, sống làm chi mà làm khổ người ta.   Không biết  người ta là ai,  mắc mớ gì tới cái bọn sống sung sướng trên cái bè rau đó.

    Sáo nghe xong, tưởng trong lồng ngực có thứ gì vừa dứt phựt, nó hức lên  :  anh ơi  sao anh  tới chỗ đó mà chết.  Ủa, vậy chồng mình  chết chỗ khác thì mình đỡ đau lòng hơn sao ?  Sáo giật mình nghĩ vậy, khi vừa khóc dứt.  Trong nỗi ân hận, Sáo  ngồi dựa vách ghe, mong xóm giềng cứ ngồi chơi, nếu không muốn nhắc tới chồng nó,  thì cứ nói chuyện bâng quơ, chuyện những vùng đất cao cẳng xa xôi,  nước biển không bao giờ đuổi tới, chuyện ở đâu đó, con chó đẻ ra con dê, cây dừa có  chín đọt ... Hoặc, họ  không nói gì, cũng được, ca hát cũng được... Nhưng, họ phải về. phải sống.  Cuối buổi sáng là nhà chức trách xả  nước ngọt ở các máy nước công cộng, không kịp chèo ghe đi lấy, sẽ không có nước nấu cơm,tắm giặt ...

     Sáo chỉ còn một mình .
     Một mình.

     Sáo lết đi bắc xoong cơm lên bếp lửa.  Cảm thấy tay áo giơ lên  còn không nổi.  Bụng không đói miệng thì đắng, nhưng Sáo phải ăn, để cho người ta trả lời tại sao chồng nó chết.  Đợi chán, Sáo lại chèo ghe tới chỗ nhà chức trách thăm chừng, khi thì thấy vài anh say sưa chơi cờ, khi thì thấy một anh ngủ gục bên bàn làm việc, kệ ruồi o e trên mép.   Như thể có rất nhiều sự thật nằm nhấp nhổm  trong ngăn kéo, và họ đang chọn một cái sự thật hợp với tướng tá xơ rơ, túi áo lép kẹp của Sáo.

    Hơi thất vọng, Sáo chèo trong chảo nắng mặn trở về, bỗng nín thở, nhìn thấy cái lưng dài nhằng của chồng mình trên mái nhà.  Em chồng Sáo mang nó về, cả đôi chân mày rậm.  Nó thảng thốt hỏi chị Hai làm gì vậy.  Sáo nói chị đâu có làm gì.  Trời ơi chị xởn tóc chị xơ cờ kìa.

     Em chồng  Sáo như thể kêu Sáo nín đi, như thể Sáo xởn tóc là một cách khóc.  Sáo chỉ gượng cười rồi luýnh quýnh đi nấu cơm cho em chồng ăn, bận bịu làm sự sống quay trở lại trong nó.  Sáo đã quen sống và làm lụng vì ai đó.  Như bà nội Sáo vì thương chồng mà bơi xuồng đi cưới 2  bà vợ bé cho chồng, như má Sáo vì chuộc chồng khỏi núi nợ ở trường gà mà phải bán hết đất lên ghe sống lênh đênh.   Năm mười chín tuổi, nghe má ao ước : ... lúc chết được nằm trên đất của mình...,  Sáo lấy chồng.  Lấy người má nó chọn, lý do : thằng đó có tới 2 chục công đất . Sáo nhìn thấy  chồng lần đầu, khi anh đang ôm con gà tre đi trên đuông, miệng ngậm vung vinh cọng cỏ mần trầu, nó tự hỏi,  đây sẽ là chồng mình  sao ?  Lễ ăn trầu uống rượu rồi, chồng vỗ mông Sáo, nó  lại hỏi đây là chồng mình sao?   Hôm cưới nghe chồng phả  hơi rượu nóng rực vô vành tai, vẫn hỏi chồng mình đó sao ?  Nhưng lúc Sáo cài khuy áo lại, ngó cái người đang lật đật ngủ queo đó, nó nghĩ đây là chồng mình.   Nghẹn căng ứ mũi.

    Má Sáo vui lắm, gói ghém mấy lễ, bà mua 2 công đất dành để chôn.  Nhờ con gái  hiếu thảo mà thím đổi đời rồi, má giả đò vu  vơ khoe với một khách thương hồ quen, không lâu sau, anh ta cũng lấy con gái nhà giàu dưới chợ.

    Nước đuổi vào sâu Châu thổ, đất - thứ mà vì nó mà Sáo lấy chồng - trở nên vô nghĩa, như cái tên xóm Rẫy mà còn cái rẫy nào đâu.

    Giờ đến cả chồng, Sáo cũng làm mất.

    Em chồng rút trong túi xách ra bộ đồ tây mới cáu cạnh đặt cạnh đôi dép da mà nó đã mua cho chồng Sáo từ năm trước.  Món quà còn nguyên niêm mạc, chồng Sáo chưa đi lần nào, anh nói chờ kiếm có quần áo đẹp mặc cho đúng điệu.   Có lần đi chợ gặp em chồng. Sáo kể, nó  buột miệng chửi thề :
Má, thằng  cha cầu kỳ quá, con nhà lính tính nhà quan ... Giờ, thì em  chồng im lìm ngồi vuốt mớ đồ của anh nó.  Bao giờ chồng nhập thổ, Sáo sẽ chôn chúng theo .

      Ngó cái cảnh đợi công lý của Sáo, thằng em chồng cười khào, con dao bấm trên tay cứ lè lưỡi ra tanh tách, sáng quắc.   Nó hỏi : công lý ở trong tay mình mà, chị Hai ...

    Em chồng đi giang hồ từ nhỏ, lưng  giờ đã 22 cái thẹo, đó là những lần em thực thi công lý hay bị công lý của nhóm giang hồ khác thực thi lên.   Không theo người ta không biết mình dân giang hồ, em khoe vậy, giống như ở chợ hay gắn chữ văn hóa cho người ta biết là có văn hóa vậy.  Em chồng cũng
thường khoe công lý của em nhanh hơn, luật của em công bằng, sòng phẳng hơn.  Không tin không được, nhiều lần nó tìm lại những món đồ nhà Sáo bị trộm lấy đi, dù chúng, đã bị thay hình đổi dạng, bị tháo rã ra bán đầu một nơi mình một nẻo.  Nó còn dẫn thằng ăn trộm về biểu: xin lỗi anh chị Hai tao, mầy!, và thằng kia cun cút cúi đầu.

     Nhưng đó chỉ là thằng trộm nhỏ thó hom hem, giờ em chồng Sáo sẽ đối đầu với một bè rau đông người lắm của.   Em chồng đi rồi, Sáo nóng ruột bồn chồn quá, như thế chỉ cần vo gạo rồi ôm cái nồi vào bụng, gạo sẽ thành cơm.   Mấy bữa sau nghe ở máy nước công cộng người ta hể hạ bàn tán, nói xe của nhà Đại Thành dưới chợ bị đập phá, tụi giang hồ còn đánh thuốc chết mấy con chó, tươi xăng định đốt biệt thự, may mà nhà chức trách tiếp cứu kịp.

    Bữa say nữa, người ta rủ sáo đi coi một bảo vệ của bè rau bị dìm chết.  Sáo không đi, no không chắc mình sẽ hả hê nhìn thi thể đó.  Sáo sợ cái bàn lạnh ngắt giữa căn phòng lạnh ngắt, nơi hơi thở một con người bỗng dưng biến mất.   Ở đó, biết đâu cũng có con  đàn bà gột rửa da thịt chồng bằng nước mắt, mong gọi những hơi thở trở về.

     Nhưng buổi tối hôm đó, Sáo đã phải xuôi ghe tới văn phòng của nhà chức trách, vì em chồng Sáo.  May phước, em chồng  không nằm trên bàn mà bị trói gô, khiến cái lưng dài thượt gần như cuộn tròn lại.   Sáo thở phào nhẹ nhõm, dù hoàn cảnh của thằng em hiện giờ rất cay đắng.   Vậy mấy bữa qua Sáo đã bồn chồn lo lắng cho ai ?  Nó tử hỏi, người mướt mồ hôi lạnh.  Ngó vẻ mặt đờ đẫn của Sáo, em chồng cố an ủi mà giọng nói cứ nghiến sít sìn sịt:

      - Chị buồn cái con c... gì, tụi nó bắt  tui như bắt cóc bỏ dĩa.  Chỉ uổng là tui chưa kịp bẻ cổ thằng Giang.

     Câu nói làm Sao rúm ró.  Sáo biết người đàn ông tên Giang đó, lầm lì ít nói, da ngăm đen , mắt sâu, hai bàn tay đều chai.   Và tóc gội sương gió cứng đến nỗi ai đó để anh ta  gối đầu lên đùi,  họ sẽ vừa nhột ran vừa đau nhoi nhói.  Người đó đã từng hiền lắm, ngập ngừng mãi mới dám nắm bàn tay con gái, nhưng theo lời em chồng Sáo, thì giờ anh ta đã đổi thay quay quắt như con cá Sầu Ngư.   Sáo muốn đi tìm anh ta nhuốm đỏ tới mức nào.

    Sáo sẽ đi.  Nó quyết định vậy, khi nhìn theo người em chồng bị người ta đưa đi mất.   Nhanh đến nỗi Sáo nhận ra công lý thật đâu có già nua hay chậm chạp hay đui mù.   Sáo thấy mình vừa mất hết, cả người thân cuối cùng và chút niềm tin cuối cùng.   Nhưng cái cảm giác đó thật sự rõ ràng khi nước  bắt đầu rút.   Sáo đào xuống năm lớp đá, rồi kéo cái thứ đất ngâm lâu bủng beo trong nước, đắp lên cho chồng.

    Chờ những mầm cỏ đuôi Mèo lún phún lên xanh, Sáo chèo ghe đến bè rau Đại Thành .  Nhắm mắt thì nó cũng chèo được tới cái chuỗi xanh ngằn ngặt ở ngã ba sông Sắc, chỗ sông Mê cắt qua.


    5. Bè đang tuyển người làm.   Những nhân công cũ sợ giang hồ đòi công lý, nên xin nghỉ quá nửa.   sáo bị xua đuổi ngay khi trờ tới, họ nhận ra vợ của thằng oan gia bứt ngò.  Nhưng vì người ta biết Sáo, nên nó vẫn cắp cái nón trong nách nấn ná chờ.   Hồi lâu có người kêu :  cô kia tên gì để tôi ghi hồ sơ ? Ông ta hỏi mà vẻ mặt thảng hốt như không hiểu  cái câu vừa rồi sao lại tuôn ra khỏi miệng, như thể đang nghĩ mướn con này chẳng khác nào rước giặc vô nhà, sao ông chủ mình ngu vậy ?

    Cũng ngơ ngác , Sáo nói tên mình.   Ngay lập tức, trên danh nghĩa nó trở thành người của bè rau.   Dù sáo chỉ muốn tới hỏi người đàn ông tên Giang đó có thật đã muốn chồng nó chết không.  Sáo nghĩ người đó sẽ im lặng, hoặc nói không, vậy đỡ quá.  Chối bỏ nghĩa là còn biết sợ hãi.  Nhưng con rể của nhà giàu Đại Thanh, người quản lý bè rau mênh mông này, anh ta nói có. Anh ta nhìn thẳng vào Sáo :
  nói có , nó- đáng-chết... Anh ta vẫn rám nắng chắc chắn vạm vỡ như năm, bẩy năm trước, nước mắt vẫn rươi rượi sâu.  Mặt anh ta phẳng lặng, giọng cũng đều đặn thản nhiên, mà buốt nhức :

     - Em sẽ làm gì tôi ?

      Sáo chết trân  Nó không biết.  Nó đinh ninh là anh ta sẽ chối bay chối biến và nó cắp nón ra về, an ủi mình đã tìm được sự thật giống như sự thật.  Nhưng anh ta thừa nhận, trâng tráo , như Sáo không thể làm gì được.  Sao sẽ chạy tới nhờ nhà chức trách đang ngủ gục hay sẽ đòi công lý bằng dao bấm giống như em chồng ?

    Ngơ ngác, Sáo bỏ đi.  vài ba bận chèo ghe trở lại, cũng chừng ấy lần lủi thủi quay về, Sáo nghĩ  chắc tại phải chèo xa mệt mỏi, nên sự căm thù hao hụt.  Nó quyết định ở lại làm công cho bè rau.  Ở đây, nó sẽ tích tụ được những cơn giận dữ, đến khi chúng căng chặt, nổ tung thì đường đến căn phòng của tên gian ác cũng gần.

     Và nơi này làm cho Sáo không bao giờ nguôi oán giận.  Sáo gánh nước tưới những giồng ngò gai và tưởng tượng cái tối chồng mình khoái chí nhấm nháp chúng, chắc anh không kịp rửa, chắc trong vị cay nồng có lẫn oi oi mùi rơm mục.  Sáo ngồi bó rau bồ ngót ở sàn  nước và nghe bàn chân tê tái , bởi ý nghĩ, chồng mình bị đã bị người ta đánh đập, lăn lộn đau đớn ở đây ( dựa theo sự thật của ông bán củi).  Trầm mình  dưới khúc sông bên hông bè để ủ rơm tươi, Sáo đánh dấu lên dòng nước, chỗ người ta dìm chồng nó xuống ( vịn vào sự thật của thím bán bánh dừa ).

     Có lần  lửa bùng lên tới mặt, Sáo đã chạy tới căn phòng đó, khi xô cửa, bỗng bàn tay Sáo chui tọt vào vạt áo.  Một đứa trẻ đang ngồi trong lòng người đàn ông, nó đang vùng vằng cằn nhằn cha không biết chải tóc làm đầu nó đau lắm luôn.  Anh ta nhác thấy Sáo, liền nói :  cô để lần sau .... Ừ, Sáo không muốn khi xiên con dao trong túi nó qua ngực người đàn ông đó lại có đàn bà và trẻ con trông thấy.  Đi men theo những giồng gừng về dãy nhà ngang nơi dành cho những người làm công ngủ, tiếng con nít thỏ thẻ vướng chân làm sáo trợt chân té sấp.   Nó gượng bò dậy khỏi những vũng nước xăm xắp, nghĩ phải chi mà vợ chồng nó cũng có đứa con như vậy, chắc bọn nó sẽ có nhiều chuyện để nói với nhau, sẽ không phải tìm kiếm mỗi đêm, dù nó mệt đến rã rời, chỉ muốn ngủ thôi.   Và đứa con sẽ làm Sáo thôi nhớ tháng ngày trôi nổi.

     Trưa thứ bảy ca- nô đưa trẻ con ra bè, chiều chủ nhật trẻ con vào trong chợ.  Vợ của người đàn ông, tức bà chủ của Sáo, thì tới bè mỗi buổi chiều, lúc các máy nước công cộng đã khóa chặt và những người không  lấy nước kịp sẽ ghé qua chỗ chị ta mua nước với giá cao.   Cuối chiều cho tới nửa đêm, thương lái nườm nượp tới để giành giật nhau từng bó rau, chị ta đứng bán, rồi sáng hôm sau cũng biến mất sau con đê kiên cố sừng sững như tường thành bọc quanh thành phố.   Nó cao tới mức những người lam lũ như Sáo cảm giác bị bỏ rơi, bị rời ra, thấy mình nhỏ nhoi như kiến, cỏ.  Nó nhắc nhở nắm xương của ba Sáo đã lạc mất bên dưới tầng lớp lớp nhà cao.   Nó nhắc nhở ba mưới sáu bậc thang mà Sáo đã dò dẫm từ mặt đê xuống ghe cùng với xác chồng.

     Nên nhìn thấy bà chủ là Sáo nghe giận.  Chị ta cứ lai vãng hoài, nên mỗi tuần Sáo chủ còn lại chứng bốn mươi tiếng đồng hồ để tiếp cẫn kẻ thù, mà không phải lúc nào kẻ thù cũng ở một mình, bởi người làm công cứ dập dìu qua lại.  Trắc trở nhiều khi đến từ trong Sáo, bởi, đôi lúc đứng nhìn một vạt cải con xanh non, đôi lúc đi ngang giồng quế đang trổ bông, hay bước chân giẫm lên một lá gừng già... mùi thơm  nồng nàn làm người Sáo lỏng lơi ra, nhẹ bỗng.  Vậy đâu có được.  Nó ở đây để đòi công lý cho chồng, sao lại quên , chỉ vì mùi hương của những thứ cỏ cây này.

    Nhưng trước những đọt ổi non, những giồng rau húng lủi, đống rơm mới... Sáo vẫn không cầm  lòng  nổi.  Sáo đã phải nhớ chúng biết bao nhiêu, từ khi nước đuổi lấp ló phía chân trời .

     6. Sáo sống  gần như đơn đọc trên bè.  Thui thủi.  Bạn  làm công dè dặt, đám bảo vệ canh chừng, và Sáo biết mình đi đâu, làm gì, cũng có người ngó theo, khi da diết mãnh liệt, khi hờn mát, khi chua chát.  Có cảm giác người ta rọng nó ở lại bè rau chỉ để Sáo quẩn quanh trong tầm mắt, nó không phải thả ghe chơi vơi chài lưới chật vật kiếm sống trong mùa nước đuổi.

     Sáo hơi tuyệt vọng, nó vẫn chưa trả được thù chồng.  Người xóm Rẫy ghé qua bè mua rau đổi nước cắt sáo bằng ánh mắt căm ghét đến rát mặt, ý nói: thứ người gì tệ bạc, đi làm tôi mọi cho giặc ... Sáo  càng nôn nóng, sợ năm dài tháng rộng mới màu xanh ngằn ngặt trên bè sẽ loang hết mảng tím bầm trong lòng nó.  Vậy đâu có được.  Nhưng kết thúc bằng cách xiên một mũi dao thì quá dễ cho anh ta.  Cái cảm giác sống mà mất hết, nhìn thấy mọi thứ chung quanh tàn rữa mơi ghê.  Nhưng những thứ mà kẻ thù yêu quý, Sáo không thể chạm vào.  Trẻ con , đàn bà, và cả những giồng rau trái thênh thang trên bè - thứ mà mùa nước đuổi trắng xóa những chân trời, chúng là vàng. Có thể anh ta còn quý giá hơn.  Sáo đang tìm kiếm.  Nó tới gần anh ta hơn, tới mức có thể nghe giữa những cơn nín thở là tiếng nuốt nước bọt lục cục trong cổ họng.  Có lần, vô tình cùng khiêng chung 1 cái lu, sáo bỗng thấy cảnh này sao giống đôi vợ chồng đang chuẩn bị đón mưa đầu mùa, ý nghĩ làm nó giật mình, buông tay, làm lu rớt xuống mấy ngón chân anh ta tươm máu. Sáo đau, đến nỗi nó tin rằng nếu lưỡi dao thấu qua ngực anh ta chắc nó là người gục xuống.

     Phát hiện đó làm Sáo về luẩn quẩn gần mộ chồng ân hận cả ngày.  Oán đong đầy lại.  Sáo bắt đầu ráo riết tim kiếm, bằng cách nhìn rười rượi vào mắt anh ta, mỗi khi chạm nhau giữa mấy luống cà chua, dưa chuột.   Bằng cách vu vơ hát lên một câu hát cũ, hoặc ra ngồi nhìn trời nước chỗ cây quao.  Trời ơi, khi mà mỗi tấc đất trên bè này đều là một tấc vàng, thì người ta bung trồng lên đó 1 cây quao, chẳng làm gì cả, trái không ăn được, lá lại hôi rình.

    Anh ta không thèm giải thích.  Con người kỳ cục đó hùng hục làm giàu, nhưng khi có Sáo thấy anh ta đứng ngó bạn hàng vây quanh vợ mình, ngó những xấp tiền xập xòe bằng cái nhìn trống rỗng, tựa như chúng vô nghĩa.  Dù nhiều tiền thì gì cũng có, có cả nhà chức trách hồ hởi ghé chơi.  Bạn làm công lâu năm vui miệng kể lại hồi lập bè, anh ta cũng chỉ nói với vợ một câu: tôi ra sông làm rẫy, em ưng thì theo ... Bè dứt  khoát phải đặt ở ngã ba sông Sắc, người xóm Rẫy đi chợ đằng nào cũng phải ngang qua.  Vợ anh ta nghĩ, chắc chồng nhớ sông, nhớ quãng đời lênh đênh nên quyết ra bè sống.  Sau này nước đuổi, rau trái quý như vàng, bên nhà vợ khen con rể biết nhìn xa, trông rộng.  Sáo nghe chuyện, nghĩ, thì anh ta hại chồng nó chết mà có giải thích gì đâu.

     Mỗi khi nhìn những bông quao trắng muốt, Sáo nghiến ngầm trong bụng:  thằng gian ác thắng thằng gian ác, mình căm thù mình căm thù mình căm thù. Như thế, không đinh ninh vậy, thì sáo sẽ coi anh ta như người yêu cũ mất.  Vậy đâu có được.

    Một bữa, người ta cho phun thuốc khắp nơi trên bè.  Mọi bán mu vốn đang tấp nập nỗng ưng ngưng bặt.  Bà chủ của Sáo cũng không trèo  đê ra với chồng.  Tắm đêm giữa chừng, Sáo để nguyên quần áo ướt xông vào căn phòng người đàn ông đó.  Anh ta nằm im lìm như mặt ao ngày không gió, cả khi bọc tay nó trong bàn tay chai cứng vì từng hèo chống sông hồ.

    - Em đi với nghen ...

     Sáo muốn khóc.  Câu nói này Sáo đã nghe lần đầu dễ chừng bẩy năm trước, hồi chưa lấy chồng.  Sáo đung đưa chân khỏa nước trên sông, nói má em bệnh không ai lo.  Lần thứ hai, ngồi dưới chòm quao lập lò đom đóm, nó nói với má em nhận lễ của người ta rồi.  Lần thứ ba là vào một mùa mưa,bữa đó đi chợ, đứng đụt mưa ở hiên nhà người ta, gió tạt làm 2 ống quần sũng nước.  Sáo bỗng nghe ai đó nói : em đi với tôi nghen.... như tha thiết, như thương hại, xót xa... Nó đi hết chặng đò rồi, về tới nhà vẫn còn nghe.  Chục bữa sau vẫn nghe.  Sáo không đi chợ nữa, cần gì thì chồng đi, hoặc nhờ hàng xóm tiện thể mua giùm.

    Nhưng Sáo có cai bao nhiêu cửa, có ngồi miết trong buồng thì vẫn nghe: hãy đi với tôi ... Bằng  thứ âm thanh  chỉ mình nó biết, nó nói đâu có được:  tui mắc nấu cơm cho chồng tui, người khác không biết ý ổng, nấu ăn sẽ ấm ức lắm... Như bữa ở chợ,  Sáo nói mắc đi mua chỉ về cho chồng vá chài.  Sáo luôn phải bận bịu, vướng víu vì ai đó, dù đôi lúc giữa đêm Sáo mặc lại áo, nó nghĩ đi với Câu Nói, thì giờ mình được ngủ rồi.

    Lần cuối cùng, Sáo nghĩ tới chuyện nắm tay. Câu Nói ra đi, là khi chồng Sáo nhảy lên  chiếc xuồng câu bơi đi hái trộm ngò gai nêm canh cá Bạc đầu.  Nhìn theo anh rẽ lân tinh lấp lánh như con tôm mon men vào ven đó, Sáo nghĩ, nếu con cá, cọng ngò co thể làm anh vui vẻ tới vậy, thì không nó cũng không sao.  Nó muốn có 1 đứa con được tạo bởi tình yêu, chớ không phải bởi phép màu nào cả.   Đang nghĩ bùi ngùi bỗng có người tới gọi :   chồng bây bị người ta  đánh té xuống nước hết queo rồi.  Sáo chôn cất cuộc đi, vì mắc tang tế, đòi công lý cho chồng, cúng quẩy người nhà chồng.  Chớ ai.

     Hôm đó, Sáo chôn cất luôn những ý nghĩ  chạy trốn vẩn vơ.  Giờ người đàn ông này lại bảo: Em đi với tôi nghen - Cũng câu nói hôm xưa, giờ nhuốm  màu vô vọng - Chồng em có còn đâu ... Sự vô vọng của 5 chữ đằng sau phà hơi lạnh tới cả cái gật đầu của Sáo:  ừ thi đi.

    7. Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi.  Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ, Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng, giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài.  Người đàn ông bơi bên cạnh Sáo không 1 lần ngoái lại.  Sang hôm qua, khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã siết nó đến nỗi nó kêu đau.  Như không có lần sau.  Giây phút đó, Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được.  Là Sáo.

    Nó rớt nước mắt.  Đi cùng nó có gì vui đâu mà người này cứ đòi phải đi cho được, bảy năm trời không chịu thôi.  Ừ vậy thì đi.  Hai đứa bơi mãi trong ánh lân tinh réo rắt dìu dặt.  Nước tràm trụa trên mặt, nước mặn xót mấy cái chân răng.  Bơi đến kiệt sức, đến trống rỗng, đến mức có thể chìm trôi, có thể quên hết quá khứ.  Chớ Sáo biết đi đâu với người đã làm chồng nó chết, bởi một cơn nóng giận, bời một lầm lẫn, tưởng đạp rào là sẽ được bước qua.

      Quanh 2 con người đau đớn, cá Sầu Ngư đang nhởn nhơ họp bầy.

 ... Đoạn, có người hỏi, rồi 2 đứa đó ra sao.

    Tôi không biết, tôi đâu có lội theo chi. Thấy đi thì biết đã đi, vậy thôi. []

            nguyễn ngọc tư


            ( trích KHÓI TRỜI LỘNG LẪY /  NGUYỄN NGỌC TƯ -   Nxb Trẻ + Saigon Media Book tái bản lần 
             thứ 4  :  3000  cuốn,  khổ 13x 20 cm,  sách dày 178 trang .  In xong và nộp  lưu chiếu tháng  5/ 2012 . )
         


   

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời - thế phong 18 - 2

nhà văn tác phẩm cuộc đới / thế phong -
 nxb đại ngã saigon tái bản năm 1970

                                          nvăn tác phẩm cuộc đời 
                                                             tự-sự-kể   :   thế phong

    18 - 2

     Tôi bỏ lại thành phố ra đi.   Trong lúc tiền không 1 đồng, tôi đánh ôm chồng sách cũ đem đi gán cho một hàng sách cũ.   Tôi chẳng biết tên anh la gì, song thường gọi:  anh Ba, góc Lê văn Duyệt + Trần quý Cáp mua và bán sách cũ, mới *  Anh Ba đối với tôi rất tốt, anh lại biết giá trị sách nào thuộc loại quý, hiếm.  Nhờ vậy,  những lần nhà hết gạo, tôi lại đến nơi anh và ít khi không có tiền  đem về.  Nên,  bạn bè gặp sách chính trị, văn học tiếng Pháp bán  son ở ngoài lề đường - ho hỏi tôi: đấy có phải  là một cách muốn phổ biến sách ấy cho người khác đọc không ?  Lắc đầu, trả lời thành thật : hết tiền mua gạo. đem bán độ nhật.   Thì anh bạn đặt câu hỏi ấy lắc đầu không tin -  bèn đùa : đàn ông đàn ang gì mà  hệt đàn bà con gái, nói thật tưởng đùa, rồi đùa lại yên chí là thật !   Nghĩ sâu sa hơn,  bề ngoài nhìn vào tôi, có ai thấy điểm nào lột ra vẻ khố rách, áo ôm đâu ? 

------
* sau, biết tên thật: Phạm minh Đỗng  - miền Nam kêu ĐỔNG  - người nhỏ thó, thấp mặt hơi choắt, ăn nói xuề xòa, lòng tốt vô biên.

       Saigon  vẫn chỉ thích đánh giá qua cái nhìn  bề ngoài  ! liệu Paris có đúng là mẹ sinh ra nó ở thế kỷ  trước không ?  Nhờ anh Ba, có khi tôi thiếu bạc trăm hay bạc chục, anh đưa ngay- vì thế - tôi có tiền mua giấy duplicateur in sách rô-nê-ô. 

     Cái khó khăn nhất hiện thời: không có chiếc máy chữ cỡ trung để đánh stăng- xin -  tôi  xin phép anh Trịnh hoài Đức, quản lý báo  Văn hóa Á châu  ( nay đã dọn về 34 Phạm đăng Hưng, Dakao)  cho phép tôi đến đánh máy - Ở đây có  chiếc máy chữ  Remington,  Mỹ viện trợ,  bàn phím có nấc điều chỉnh, anh không thể đánh mạnh tay và chỉ cần lướt nhẹ tay.*   Chiếc máy chữ ấy rất hợp với tôi,  tựa hồ như đời tôi đang thèm muốn  người vợ hiền thục vượng phu ích tử  vậy !  Tưởng tượng trong đầu, trên bàn có chiếc máy chữ và những cuốn sách bày cần thiết tra cứu, phía sau là chiếc tủ bày toàn sách cần thiết, ngẫm đến đây lại tự thương thân không ít ! 
-----
 *  nấc điều chỉnh, để khi nếu đánh mạnh tay, không làm rách tờ stăng-xin, cứ một  nấc đều đều như vậy, in ra rất đẹp - còn thêm bộ clavier tiếng việt đúc ngay khi sản xuất, dấu được ép kín không nhô lên, nhìn chữ tiếng việt rất mền mại gần như  chữ la- tinh không dấu.  Tập Nhà văn hậu chiến 1930- 1956  / tập 4 / trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956  / Thế Phong  -  bản tái bản  sử dụng chiếc máy chữ này, ruột sách in rô -nê-ô mực đều, rõ, chữ dễ đọc.

  Nhớ lại khi tôi ở  đường Trương minh Giảng, mượn được chiếc máy chữ, khi qua cầu TMG, bị cảnh sát ách lại kiểm tra giấy tờ.  tất cả giấy tờ tùy thân đủ , duy chỉ thiếu biên lai chiếc máy chữ, thế là người và tang vật bị đưa về  bốt Cảnh sát  trong Cư xá Đô thành ( Saigon 3) .  Hồi đó, cành sát, mật vụ, rờ-sẹc  nhiều như ruồi, canh gác các ngã 4 đường - thấy ai khả nghi,  ách lại kiểm tra. Và,  tôi được 1 cảnh sát viên áp giải đưa về quận để giam.  Thôi thì, tặc lưỡi như Thạch Sùng tiếc của,  đành phó thác  cho định mệnh xoay vần, muốn ra sao thì ra !  Đời là cái cóc khô gì mà yêu nó ! tôi ngồi bó gối trong xó  đến gần tối -  nghe lệnh tập hợp : ...  chúng bay ra đây,  đi khiêng gạo , mau lên ... !' Tôi nhớ đi khiêng gạo  đem tới  nhà ông Cò ở đường  Hai bà Trưng ( gần ngã tư Phan thanh Giản ) . Tới gần khuya, 1 cảnh sát viên  chở tôi đến nhà  bạn tôi đã cho mượn chiếc máy chữ để  kiểm tra.   Nhà bạn tôi ở đường Trần hưng Đạo B, ngã tư Trần bình Trọng , số nhà  7 trăm bốn mấy ....  cảnh sát bấm chuông, tôi  hy vọng bạn tôi có nhà sẽ thoát tội- nhưng- lát sau người đàn bà ra, không nhớ tôi là ai, lắc đầu  , không xác nhận.  Bị ăn cái bợp tại nhẹ,  tôi năn  nỉ: ...thưa Sếp, tôi là học sinh, Sếp thông cảm, tôi không dám nói dối, tôi mượn em của chị ấy, tên  Lộc'. - ' Thôi được, lần này tạm  tha! 

     Một đêm muỗi cắn,ngồi bó gối, không sao ngủ được, còn tên kia  quấn hết  manh chiếu ngáy ngáy khò khò trong góc.  

     Sáng mai,  2 cảnh sát viên chở tôi lần 2, trên đường đi, tôi bị  ngồi giữa mắt nhắm cầu nguyện lạy trời  sáng nay  Lộc có nhà , không thi no đòn !  ... mày lẩm nhẩm cái gì đấy. có thật mày là học sinh không, học lớp mấy,trường nào, khai gian là chết đó em ! '   - Thưa Sếp tôi đã khai đúng bữa qua có ghi sổ rồi!' - Được, sao xa thế, đến chưa ? 

       Lần này tôi được bấm chuông, tuy không có súng gí vào  lưng, 2 tên cảnh sát đứng kềm.  Lõ mắt nhìn vào, lạy trời  Lộc   có  nhà  , tứ trong nhà có tiếng dép lẹp kẹp ra: .  Kìa Tường, mày ... '  Môt cảnh
sát  hỏi lý do, và Lộc  xác nhận chiếc máy chữ  Triumph  là của anh ta .  
    Thở hát ra :  ...cảm ơn Trời!

    Từ nhà trọ sang trụ sở hội Văn hoá Á châu , đạp xe đạp gần 1 tiếng đồng hồ.  Tôi đánh máy cho tới   trưa, rồi về  ăn cơm. chiều lại đến. Căn nhà gồm trệt và lầu,  dưới nhà  , văn phòng phủ Tổng ủy tị nạn trực thuộc tổng thống phủ, có công an gác -  tôi lên lầu tỉnh bơ - ngồi vào bàn đánh  máy.  Có lần gặp    giáo sư Nguyễn đăng Thục ,  ông ta vừa  là hôi trưởng vừa chủ nhiệm báo của tôi trước  kia,  giáo sư  hỏi tôi:  ... sao, vẫn chưa bị bắt à ?  Chẳng hiểu nói đùa hay cố ý, quả là tôi lo cho số phận mình nhiều hơn.  Bèn giải thích cho nhà văn hóa hiểu:  dạo này in rô-nê-ô , sách dịch nhiều hơn sáng tác- cốt  để vừa lòng  nhà văn hóa.   Trước kia,  anh không chịu cho đăng sáng tác, cho rằng tình trạng văn nghệ nước ta chưa đat đến  trình độ sáng tác, mà phải dịch trước .    Thấy tôi đưa sách đang đánh  stăng-xin cuốn ký sự lịch sử của Roubaud, anh hài lòng - và tôi cũng tạm yên lòng - không còn lo ngại  có thể nghi ngờ tôi đến  đây đánh máy truyền đơn không chừng ?  Mà thật ra cũng chẳng oan gì, loại văn chương như Con chó liêm sỉ nào có khác gì truyền đơn cách mạng, có xúc động , nhạy cảm nữa, đòi đứng lên đạp đổ đời sống trâu chó hiện hành.

    Làm thường trực ở hội, có  anh Khiêm.  Là người có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo tranh đấu, nên tôi  vững tâm.  Đôi khi, anh Khiêm đưa cho tôi xem bản thông tin từ chùa Xá lợi phát ra, lên án chính phủ Diệm đàn áp tôn giáo.   Có cả bài thơ  Vũ hoàng Chương nữa, anh Khiêm nói với tôi: bài thơ này có chí khi đấy chứ, tôi gật đầu tán thành bừa bãi, thâm tâm  nghĩ khác.  Như  tôi đã viết về nhà thơ này ở phần trên: nhà thơ  ủng hộ chế độ vì ông ta được giải thưởng văn chương, bây giờ làm thơ đả kích chế độ Diệm đàn áo Phật giáo, nên tin hay ngờ ?

     Viết sách đã khó nhọc, lao tâm, lao lực;  lại không xin  giấy phép ,  sách in rô-nê-ô, đi gửi, rồi  thu tiền về, + nhiều thứ lặt vặt khác nữa hành hạ thật thấm thía, đau đớn  tới tận xương tủy. Khi chúng tôi có tiền, không cần phải chạy vạy, nay có được đồng nào  lo in bìa , mua giấy duplicateur in ruột, ráp dần
dần lại thành quyển sách. Lối in sách của nhà văn nghèo mới thảm hại làm sao !   Khi Lê xuân Khoa * cho biết, in rô-nê-ô có khó gì đâu: ấy là anh chỉ nghĩ là có tiền rồi thuê in, chỉ cần chút khôn ngoan ,  đánh lạc hướng không cho công an, mật vụ biết in sách lậu , văn chương nổi loạn  mà thôi !   Nhưng  những cái lo khác mới đáng kể, có lần Lê xuân  Khoa bảo tôi : đọc tới nửa cuốn sách, bỗng chột dạ, tự hỏi, sao như vậy   lại có thể được cấp phép  ?- anh  ngưng đọc,  mở trang đấu, lật sang trang cuối  xem có giấy phép không , không thấy ghi,  giật mình.
---
 *   giáo sư Lê xuân Khoa , chủ bút tạp chí Văn hóa Á ch6u - Nguyễn đăng Thục , chủ nhiệm. 

     Mỗi lần in sách rô-nê-ô, tôi lo tiền thôi đã  quá  khổ sở và  thật khốn nạn !  Sách  vẫn ra đều đặn.    nhưng  không bầy bán ở ngoài phố nữa,  không tặng báo chí nữa , đề nghị đọc giả của Đại Nam văn hiến trả tiền từng cuốn một , sách sẽ được giao tận nhà.    Bàn với Thế Nguyên *   nên viết một lá thư, gửi cho khoảng 5 chục anh chị em làm văn nghệ, hoặc  đọc giả bấy lâu  vẫn là bạn đọc  nòng cốt trả tiền, sau khi nhận được sách.  Ít ra 3 chục người mua., mỗi tựa sách in rô-nê-ô là 50 đồng, mỗi tháng xuất bản 2 cuốn, như vậy có thể hoạt động được.
----- 
* điều khiển nhà xuất bảnTrình bày bây giờ,

     Tôi đã lường trước được sự từ  chối của nhiều người văn nghệ, hay trí thức đọc sách. Người làm văn nghệ thường được biếu sách, nhiều khi họ chẳng đọc. Một số trí thức đọc sách, nhưng thích đọc sách ngoại ngữ.  Dân tộc ta chưa phải  cường quốc, tất không phải  một thủ đô tung đi khắp nơi những sáng tác phẩm, để cho thế giới đón nhận : mà chỉ  thu lượm, tác phẩm văn nghệ từ các nước lớn làm thời trang văn hóa.   Rồi bắt chước.   Lần này, xuất-bản-cục  Đại Nam văn hiến buộc họ đóng tiền , nếu họ muốn đọc sách -  tất nhiên thái độ này sẽ làm họ phật lòng - hạ mức ưu đãi của thành phần trí thức văn nghệ được hưởng.  Họ có thể bỏ ra 1 trăm đồng / tháng mua  2  sách chúng tôi xuất bản, nhưng điều tiếc nhất, họ mất đặc quyền  tinh thần kia.  Nhưng họ phải đọc, không nhiều lấn thí ít, không  nhiều cuốn, nhưng ít nhất là một không thể không đọc.  tất nhiên, sách đó phải là sách hay, dám có thái độ về lập trường chính trị; tác phẩm văn nghệ  phải sống động.
     Như vậy, xuất-bản-cục đã dám mong rằng sẽ có một vài dự định thực hiện được.  In rô-nê-ô là một hình thức đấu tranh, nói lên được thực trạng sinh hoạt một nước có nền kính tế, chính trị, xã hội bất ổn.  In rô-nê-ô  còn là  cách giải tỏa  những bản thảo của tôi và một số anh em đang tồn kho- nếu không in được- dầu  là in  rô-nê-ô  đi nữa  -   anh em sẽ không thể sáng tạo thêm cái mới.  In rô-nê-ô là phương tiện chính  nhà văn trù liệu, không bị  xếp vào  món ăn  tinh thần chiều theo thị hiếu và  ý muốn 
 ( thương mại) của nhà xuất bản .  

       Tôi  viết một, hai  bài về lý do tại sao phải in rô-nê-ô đăng trên tuần  báo Tân dân / Nguyễn đắc Lộc  chủ nhiệm, 1 bài trên  tạp chí Sống / chủ nhiệm: Ngô trọng Hiếu. 
     Nhà thơ  Hoàng Trinh gặp tôi ờ Câu lạc văn hóa* đâu đó khoảng 1960 , anh ta  phát biểu rất hùng hồn : '.. .chúng ta đâu có ở trong vùng kháng chiến đâu ? - qua con mắt phục vụ chính  quyền của ông giám đốc phát thanh.  Khi chưa tham gia chính quyền, nhỏ hoặc lớn, rất có thể Hoàng Trinh rất  thích tác giả Virgil  Gheorghiu - và  anh từng  dịch được ít trang cuốn La vingt-cinquième heure. , nhưng khi làm giám đốc -  tôi  đưa bản dịch in rô-nê-ô  Chiếc roi ngựa / Gheorghiu  -  anh hỏi tôi: tại sao dịch Gheorghiu ,và nhất là dịch cuốn này ?   Giữ im lặng, nhưng tiếng trả lời trong lòng, phản ứng rất  mạnh đấy:  dịch để làm gì ả?  để chửi  chế độ Ngô  đình Diệm, quất những chiếc roi ngựa vào mặt bọn phong kiến Phanariote Việtnam, chứ còn làm gì ?!  Nhưng được một điều, anh Phạm xuân Ninh ( tức nhà thơ Hoàng Trinh)  rất  nhiệt tình mua ủng hộ sách Đại Nam văn hiến  trong vòng 2 năm liềm, trả tiền trước từng tam cá nguyệt.   Nhưng mỗi lần đến nhận tiền, quả là khó nhọc,  phải canh giờ nào anh  có mặt ở nhà, giờ nào anh ngủ trưa, giờ ăn, giờ thức dậy đi làm-  song, với nhiều người  khác- đi 5 lần 7 lượt, có khi  ròng rã, 2, 3 ngày chưa gặp được mặt.  Có người mua sách Đại Nam văn hiến chịu 2 năm liền, người của xuất bản cục  đi đòi tiền, không dằn được kiên nhẫn, đã cất tiếng chửi thề. 
-----
* tọa lạc  tại  142 đường Tự do, Saigon 1. Chủ quán là cựu tổng trưởng Thái, được một ai đó trong chính quyền 
Ngô đình Diệm cung cấp tài chính ?( có thể bác sĩ Lý trung Dung, chủ tịch   Mặt trận Tự do Văn hóa , làm chính trị , lăm le chức bộ trưởng nào đó  ?

     Có 1 lần,  anh Triều Đẩu thấy vậy,   nói với tôi :  chúng ta đi đòi tiền, chứ đâu có đi xin đâu ?Nhưng  nhà văn Triều Đẩu mới chỉ mới bắt gặp 1, 2  lần đến nhà Thiệp  đòi tiền mua sách, tới lần thứ 5, 6 , thì  được trả sóng phẳng - chứ  còn bao kẻ khác , như kỹ sư  Đ. Đ. Chỉnh  chẳng hạn; 2 năm  mua sách, tính ra rất nhiều lần tới nhà đòi, bấy nhiêu lần về không  !  Hoặc nhìn qua nét mặt  bà cụ mẹ của Lộc ở  7 trăm 4 mươi mấy Trần hưng Đạo B, đòi tiền mua sách , đi không lại về không; lại bị bà cụ trả cho cụ nhìn khó chịu, vừa đi vừa về đạp xe đạp mất  gần 2 tiếng đồng hồ.  

     Thế là, tôi đành phải bỏ , không đòi nữa, ấy là với Lộc. tên bạn  học cũ ngày xưa rất thân . 

      Hoặc, một họa sĩ trẻ tuổi tên Đ. C. chẳng hạn, mua sách  xuất-bản-cục, khi anh ta đang học ở ở Huế, sách phải gửi ra ngoài ấy. lúc  trở vào Saigon ( nhà cha mẹ ở đường Trần quốc Toản )  tôi đến đòi tiền, anh ta khất nợ.  Năm sau,  lại vào Saigon  , tôi đến nhà, anh trả lời lạnh lùng không nhận được sách -  tuy  trước đã  hứa sẽ  trả tiền .   Sự thông minh  man trá này chỉ  là chuyện vặt - bởi lẽ - xuất -bản -cục gửi  bưu phẩm theo lối  thường -  về bằng chứng -  đành chịu thua.  Nhưng có 1 lần, bất chợt,  đến nhà anh ta  ở 3... Trần quốc Toản - gần chợ Tân định - không phải việc  đòi tiền mua sách, mà là chuyện Ninh Chữ in thơ trong nhà xuất bản, nhờ tôi qua  nhà  họa sĩ Đ.C. lấy bìa đã  trình bày.  Cô em gái     cho biết : anh cô  vắng nhà, cô  tìm một tờ giấy trắng để tôi ghi mấy chữ - thì , tôi bắt gặp cuốn Hồi chuông tắt lửa / Thế Nguyên ( in rô-nê-ô) có chữ ký quản nhiệm +  dấu  son, nằm chình ình trên bàn viết của C.   
         Và nhớ  rât chinh xác,  cuốn Hồi chuông tắt lửa này được gói chung với số sách đã gửi ra Huế  cho C.  Giả thiết,  trả lời không nhận được sách, sao cuốn truyện Thế Nguyên lại có  trên bàn viết  ?  Thà,  không trả  thì thôi,  ăn quỵt có đáng là bao đâu  , rồi  vịn  cớ, không nhận được sách ?
        Và tôi không tiết lộ cho anh ta biết đã nhìn thấy cuốn Hồi chuông tắt lửa trên bàn viết ?  

       Tự  nhủ, không nên  gặp  bạn này  nữa , số sách gửi đâu đó chỉ vào khoảng 700 đồng - thật ra rất 
 rẻ , để đoán định nhân cách con người + tư cách  người nghệ sỉ chàng họa sĩ  trẻ sinh năm 1939! 

      Lại nói thêm về Hồi chuông tắt lửa / Thế Nguyên   xuất bản vào tháng 8 / 1963, giữa lúc Phật giaó + chính phủ Diệm tới hồi gay cấn -   tôi nhận được một lá thư , tuồng chữ lạ, nằm trong số thư từ trong hộp thư 1123 Saigon  thuê bao.   Mở ra xem,  hóa ra của Nguyễn văn Trung  đang dạy ở đại học Văn khoa Saigon.   Trong thư, ông ta muốn mua 1 cuốn truyện Hồi chuông tắt lửa của  xuất bản cục , và mong được gặp mặt tác giả . Rất mong nhà xuất bản giúp đỡ cho được gặp tác giả,  để ông ta đóng góp trực tiếp một số ý kiền về cuốn truyện, kể cả  tán  thưởng + sự  bất đồng một vài điểm rất quan trọng.
  
      Phải nói ngay rằng :  đây là một khích lệ đang lưu tâm của giáo sư Trung, người trước kia đã lên án  người chủ trương Đại Nam văn hiến xuất-bản-cục tên phá hoại văn hóa văn nghệ miền Nam 
tự do !!!. Vậy là nhà xuất bản đã đạt được ý định trước kia:  - họ - chống đôi nay đã phải đọc sách,  hoặc tìm mua, tìm mượn loạn cả lên như Phan Nghị viết trên nhật báo Mới  khi tìm đọc Nhận diện vóc dáng  Nguyễn đức Quỳnh / Thế Phong .

      Ông Nguyễn văn Trung khi còn  là  khoa trưởng Văn khoa ở Huế -  tôi đã cho ông ta một ghi chú  trong bài trả lời Nguyễn  mạnh Côn    + Hoàng Trọng Miên vs đạo sách Nguyễn dổng Chi ( Hànội) - khi ấy, tôi xếp ông Nguyễn văn Trung đồng hạng  Nguyễn mạnh Côn :bọn văn công  chính quyền, bọn đạo văn - vì ông Lê thanh Châu  bạn của ông Trung , giáo sư viện Đại học Huế  đã bị Phạm công Thiện lên án đạo văn của  một vị có tên Moeller gì đó, rối đưa vào sách của ông Lê thanh Châu, không ghi chú. Bài báo này PCThiện viết trên tạp chí Bách khoa  /  Lê ngộ Châu .

     Và tôi  còn ghép tội ông Nguyễn văn Trung, qua bút danh khác Hoàng thái Linh, tác giả bài Trường hợp Sagan ( đăng trên tạp chí Sáng tạo / Mai Thảo)  là đích thị phỏng dịch tư Le cas de Francoise  Sagan / Charles Houbrier. 

     Tuy rằng, sau tôi có đính chính tôi lầm (  mới đấy thôi) , chứ khi trước, ông Trung đã  định kéo bè cùng  Nhà Văn hoá Vụ. Bô Thông tin  kiện tôi vu khống. ( vụ tôi trả lời Nguyễn mạnh Côn  bênh vực Hoàng trọng Miên đạo văn đăng trên tạp chí Văn hữu / cơ quan Văn hoá vụ) .

     Bây giờ, chính giáo sư Trung  viết thư tay ca tụng nhà xuất bản Đại Nam văn hiến , xin mua 1 cuốn truyện, xin  gửi  tới địa chỉ ... đường Duy Tân ( lầu 3)  giao sách,rồi  nhận tiền.   Sách đã giao ( cho vào hộp thư), cửa khóa, nhà đi vắng, không lấy được tiền - tôi vẫn  thúc giục cậu cháu đến   nhận tiền - không phải vỉ 50 Vnđ - nhưng ,tôi đòi hỏi sự sòng phẳng ,  bán sách phải được trả tiền .

      Nhớ tới một số nhà báo, nhà văn , nói chung ,trí thức Việtnam không chịu mua sách báo trong nước mà chỉ muốn được biếu, hoặc tặng.   Còn việc  đọc hay không không cần biết, nhưng, đó là cái lệ , cứ tặng bừa bãi trước  đi.   Đối với tôi,  điều này ngược lại, tặng ra tặng, mua ra mua.   Nhớ 1 lần đi thu tiền sách ở góc đường Pasteur + Lê Lợi, chủ 1 sạp báo bảo tôi: ông  Mai Thảo, ông Lê tràng Kiều ( tự xưng tên )  mỗi người  lấy 1 cuốn  Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỷnh  mà không trả tiền. Các ông ấy  bảo :  nói với  tác giả sách này như thế,  thì ông ta  sẽ biết ngay thôi ...' 

     Trả lời chủ sạp báo:  nhắc họ rằng dù là nhà văn, nhà báo .. nhà gì đi nữa, lần sau lấy sách, báo phải trả tiền sòng phẳng -  một người thu tiền  Nxb Đại Nam văn hiến  dạy họ thế.

                                                                                                                          (còn tiếp )
   thế phong
  
       ( Sđd : tr.  268 - 278 )