Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

' ghi lại một vài chuyện đã quên, lại nhớ ... trong chuyến về THĂM LẠI SÀIGÒN, ... / tạp văn: ngọc tự -- source: t-van.net/?p=40669 ( bài : 3/ hết)


ghi lại một vài chuyện đã quên, lại nhớ ...
trong chuyến về THĂM LẠI SÀIGÒN, ...


[tựa chính:  dòng chữ đánh thức những điều chuyện ]
 ( bài 3/ hết)


ngọc tự


- ca khúc Oẳn Tù Tì của Tôn Thấp Lập sáng tác sau  30/ 4/ 75 : " ... có nhan đề+ nội dung+ tiết tấu+ giai điệu ' y changOẳn Tù Tì của  Nguyễn Trung Cang viết  từ năm 1971-72 ở Sài gòn, phổ thơ của Ngọc Tự [ Trần]...  " --  có phải  là một " vụ đạo ...  ? " 


Nhân nhắc đến Nguyễn Trung Cang và Minh Phúc, một người anh em khác , thuộc giới nhạc sĩ, hiện nay vẫn còn đang tiếp tục sinh hoạt ca nhạc, hỏi tôi có biết bản nhạc  Oẳn Tù Tì  của ông nhạc sĩ Tôn Thất Lập.

 Bài này sáng tác vào thời gian sau, mà nhan đề và nội dung cũng như tiết tấu, giai điệu có vẻ như na ná với bài Oẳn Tù Tì của Nguyễn Trung Cang,  viết từ năm 1971- 1972, phổ theo một bài thơ  cùng tên của tôi  . [ Ngọc Tự ( Trần) ] .

  Bài này Minh Phúc và bà xã Minh Xuân ( ban nhạc " Ba Con Mèo"  ngày xưa) đã hát trong băng  cassette hồi thập niên 1980 bên Cali .  Ông ca sĩ Elvis Phương cũng có trình bày bài này.

Tôi nói Nguyễn Trung Cang đã mất lâu rồi, và tôi cũng không thể thẩm định. Chuyện trùng hợp hay chịu ảnh hưởng trong việc khai thác một đề tài thông dụng như thế, cứ cho là điều tường tình, dễ hiểu. Vả lại, cũng không nên bận tâm vì chẳng phải là vấn đề được chú ý .  Việc gì liên quan đến âm nhạc là công việc của những người sinh hoạt âm nhạc.

Thoáng vui  với gợi nhắc, tôi nhớ ngay 2 đoạn đầu của bài thơ Oẳn Tù Tì:

        " oẳn tù tì ra cái gì ra cái này "

                                       ngập ngừng em giơ đằng trước một bàn tay
                                       những ngón thon mềm đã kết hình cái kéo
                                       mặc dầu ra búa tôi vẫn chịu thua ngay

                                       bởi em không được sẽ khóc lại phải đền
                                      như lần chơi rải gianh mà tôi trót quên
                                      bảo đục ăn giấy thành ra em làm giận
                                      bắt bướm xin hoà tôi xuống mãi dưới đền  ...  (*)

------
(*) - tác giả Ngọc Tự [ Trần] không ưa viết  hoa ( chữ) , kể cả tên tác giả chỉ viết chữ thường ( bdc) . Cũng như trước 1975, nhà văn chủ soái Đàm Trường Viễn Kiến Nguyễn đức Quỳnh [ 1909 - 1974 saigon], tác giả ai có qua cầu chỉ viết chữ thường, không viết hoa. 
      (BT) 

Còn mấy đoạn tiếp theo sau nữa thì quên hẳn không nhớ nổi nguyên văn, chỉ nhớ đại ý tả nhân vật tôi ấy bị ngã xuống ao, ướt bẩn cái áo chúc bâu mới.  Về nhà được trận đòn đau, nhưng không dám khóc, sợ xấu hổ với cô bạn nhà bên. Nơi đoạn kết, thời gian trọi đi xa lắm, bất chợt có lần mở ra đọc lại bài thơ cũ viết về kỷ niệm trò chơi trẻ con ngày cũ, nét chữ đã phai mầu, lòng bỗng bâng khuâng.

Tác giả bài thơ là một ông " thi sĩ Thi văn đoàn", học đệ Tam, đệ Nhị.  Nôi dung kể lại chuyện một lần chơi trò thuở lên 9, lên 10 với cô bạn hàng xóm tuổi nhỏ; nơi những ngày nghỉ hè ở một  trại định cư vùng Thủ Đức  . Thời gian ấy trại mới được thành lập, chung quanh còn bao bọc bởi rừng thưa, có những ao, chuôm, đình, chùa, miếu, đền khắp nơi; chứ không phải đã bị đô thị hoá như về sau.

Ngoài bài này, tôi còn có thêm ít nhiều kỷ niệm chữ nghĩa với Nguyễn Trung Cang, khi bắt đầu có ban nhạc Phượng Hoàng.

Ban nhạc Phượng Hoàng do Nguyễn Trung  Cang và Lê Hựu Hà thành lập năm 1971, mọi người đều đã biết.  Dù Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang khi ấy đều đang ở trong lính; nhưng phục vụ đơn vị tại Sàigòn, nên ó nhiều thuận lợi với sinh hoạt ca nhạc.

Lê Hựu Hà học khoá 4/69 Sĩ quan trừ bị Trường Bộ Binh Thủ Đức, sau tôi một khoá. Ra trường được về Cục Quân Nhu.  Hồi đó, nhiều buổi tối trong tuần, tôi vẫn thường xuống Câu lạc bộ sinh viên sĩ quan, ngồi uống chai bia nhỏ, xem Băn văn nghệ do Lê Hựu Hà phụ trách, trình diễn ca nhạc.  Tôi nhớ nhớ dáng người nghệ sĩ của Lê Hựu Hà đứng ôm đàn và say sưa hát liên tục những bản nhạc ngoại quốc, rồi nhạc ngoại quốc lời Việt.

Riêng với Nguyễn Trung Cang, rất thân gần và tin tưởng tôi như người bạn tâm giao, để thổ lộ mọi chuyện gia đình cũng như cuộc sống . Nguyễn Trung Cang bày tỏ ý định muốn viết một loạt nhạc trẻ bằng lời Việt thuần tuý, cùng với Lê Hựu Hà; để ban Phượng Hoàng được chủ động theo phong cách riêng khi trình diễn, không muốn sử dụng nhạc ngoại quốc được Việt hoá, qua việc đặt lời lại bằng tiếng Việt của cá tác giả khác .  Thế nhưng, vì từ nhỏ theo học chương trình Pháp, nên vốn liếng văn chương, ngôn ngữ tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang rất thiếu, không đủ để có thể diễn t  các đề tải lãng mạn hay suy tưởng.  Và Nguyễn Trung Cang muốn tôi giúp điều này.

Tôi giới thiệu cho Nguyễn Trung Cang tìm đọc những tác phẩm của các nhà thơ thời danh lúc đó, đồng thời cũng đưa thêm quyển  Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ & Triết Học của Phạm Công Thiện, để Cang có tài liệu về những tư  tưởng các triết gia hiện sinh; mà tuổi trẻ VN chịu ảnh hưởng, hầu sử dụng, nếu cần đến.

Nguyễn Trung Cang nói chỉ muốn có những gì của anh em gần gũi trong nhà, thuận lợi và dễ dàng hơn, tránh việc có thể gặp phiền phức như vấn đề bản quyền . Thêm nữa, chắc chẳng tác giả nổi tiếng nào muốn một nhạc sĩ vô danh hạm đến các tác phẩm của họ.

Tôi đã đưa cho người anh em của tôi toàn bộ " gia tài chữ nghĩa" , gồm 4 tập thơ tự do đã ấn hành, không phải được in trang trọng; mà thực hiện theo hình thức in rô-nê-ô, với số lượng trên dưới 200 quyển mỗi tập, chỉ dành phổ biến trong văn hữu.  Và cả tập thơ tình còn ở dạng bản thảo chép tay đóng tập, thuở học trò mới lớn, bắt đầu tập tễnh văn chương thơ phú; trong đó có bài Oẳn Tù Tì nói trên.

Sau đấy, cùng với sự xuất hiện gây chú ú của ban nhạc Phượng Hoàng, là các nhạc phẩm thể loại nhạc trẻ của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.  Riêng nhạc của Nguyễn Trung Cang,  có một vài bài phổ thơ tôi hay lấy ý và hình ảnh.  Có bài được chào đón khi mới ra đời, mấy bài khác thì giối hạn hơn; hay chỉ được Phượng Hoàng trình bày trong chương trình riêng. Lúc in ấn dạng rời, bên cạnh tên  tác giả Nguyễn Trung Cang, còn ghi kèm chữ phổ thơ hay ý thơ ở trước tên tôi . Tôi nói với Nguyễn Trung Cang bỏ đi, vì chi tiết này không cần thiết.  Sau in thành Tuyển tập nhạc, vẫn còn để lại nơi 1, 2 bài gì đó. Tôi được tặng tập nhạc này và cuốn băng ph1t hành ngoải thị trường, trong đó có những bài của Nguyễn Trung Cang.

Có lần, Nguyễn Trung Cang đưa cho tôi một số tiền, nói là phần của tôi trong khoản tiền mà nhà sản xuất chương trình trả cho bản nhạc Thương Nhau Ngày Mưa vừa được thu âm. Tôi từ chối không nhận, Nguyễn Trung Cang bảo là nguyên tắc phải tôn trọng.  Dù không ghi kem chữ ý thơ của tôi trên bản nhạc như tôi muốn; nhưng rất thật lòng khi viết bài này. NTCang nói đã lấy cảm hứng và sử dụng những ý tưởng, nhiều hình ảnh thật đẹp, cùng mạch chữ trong mấy bài thơ của tôi nói về tình yêu, giữa khung cảnh dưới mưa lãng mạn.  Mấy bài thơ này nằm trong một các tập thơ tôi đã đưa cho NTCang .

Hồi đầu năm 1981, khu vừa ra khỏi trại rù Cải tạo ngoài Bắc về; tôi có ghé nhà NTCang ở Khu cư xá bên hông chùa Xá Lợi, tưởng sẽ vui mừng gặp nhau -- đâu ngờ NTCang đang ở trong Trung Tâm Bình Triệu.  Hôm đó là ngày giữa tuần, mẹ Cang nói đến Chủ Nhật sẽ đi thăm nuôi.    Tôi ghi mấy chữ thăm hỏi thân tình gửi theo.  Tuần sau quay lại để biết tin tức Cang, bác gái nói Cang cầm tờ thư đọc, rồi ngồi khóc.

Ngày còn ở đơn vị, tôi đã biết NTCang có vướng vào chuyện nghiện ngập. Ngoài việc để chống chỏi với căn bệnh suyễn kinh niên luôn hành hạ, hình như òn một nỗi uẩn nào đó. Cũng mấy làn NTCang quyết tâm từ bỏ, nhưng rồi ...

Nguyễn Trung Cang mất hồi 1985, lúc chưa tới tuổi 40.   Thời gian ấy, tôi đang ngồi tù lần nữa, từ tháng 4/1984 trong vụ án liên lạc với Văn Bút Hải Ngoại; mà sau này quen gọi theo nhan đề quyẻn sách " Những tên biệt kích cầm bút"-- nên không biết việc NTCang từ trần.  Đến ngày mãn án về lại đời thường, không còn liên lạc với gia đình NTCang; nhưng tôi có biết cô em gái bên vợ của Cang chỗ ở  nơi đường Phạm Ngũ Lão/ Sàigòn.  Tôi nghe nói đến điều không vui ( theo cách nhìn chủ quan cực đoan của cá nhân tôi) trong gia đình của người bạn thân mến của mình, nên buồn quá !  Thời gian sau, tôi cũng biết một điều vui, đó là on gái của NTCang về làm dâu trong gia đình một nhà may nổi tiếng ở Dakao.

Chửng như những con người tài hoa thường mệnh yểu.


(...) - tạm lược  khoảng 2 trang 5,  nói về  thi sĩ Phan Lạc Giang Đông [ 1940- 2001 Mỹ] 
         + vợ ( mới) , cô P.N ở VN....  v.v ...
               (BT)


*

Trong suốt chiều dài quãng đời đã qua của mỗi người, hẳn phải có biết bao nhiêu điều chuyện tại từng nơi chỗ, bên cạnh từng khuôn dáng thân quen một thời.  Và vây quanh là những sắc màu thời gian khi ấy, ẩn hiện ghi dấu thành các vết tích đậm nét. Rồi mọi thứ như thể được sắp xếp cẩn thận, nằm im khuất loanh quanh trong từng ngăn kéo ký ức.

Bỗng nhiên những điều chuyện trong ký vãng dài xa như thể đã bị lãng quên ấy, từ một đánh thức khe khẽ bất chợt nào đó sẽ lại lần lượt ùa về trong ta, đem theo thật nhiều tâm tưởng bồi hồi làm xao xuyến.

Xin cảm ơn những dòng chữ xuất hiện vô tình, như những nhịp tay vừa được gõ xuống từng phím chữ, thêm một động tác trên mặt bàn phím quên nhớ, đã đánh thức trong tôi bao điều chuyện, lưu trữ rải rác đâu đấy ở mạch chiều dài thời gian. Rồi bây giờ đây, lần lượt chuyển hiện lên màn hình trí tưởng, những khung ảnh đầy ngỡ ngàng bâng khuâng . 

    (hết)


ngọc tự
Houston tháng 8 & 9/ 2019.


c T.Vấn 2019


                                      

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ