Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

nhật ký cuối năm ở sài gon ... / thế phong -- (bài mới)

nhật ký cuối năm ở sài gòn của ... 
thế phong




thứ 7,  28 december, 2019


- Nhà văn 712 hẹn ăn sáng ở 45 Lê Quý Đôn (quận 3/ tp. hcm) vào lúc 8 giờ sáng.
 Dựng xe Honda vao lề quán, một tay bảo vệ hỏi ngay: 

- năm nay chú bao nhiêu, 70 chưa ?
-  70 thì đã qua rồi, 17 năm  .
- 87 sao, già còn phong đ quá vậy ? -- lời nói tay bảo vệ .
- ơn của Thượng Đế ban cho đấy -- tôi trả lời.


vào quán , một nữ tiếp viên hỏi:
- chú đi mấy người?
- , 3, 4 gì đó.
- mời chú ngồi bàn này -- tiếp theo, cô  ban ' nụ cười promotion rất ngọt ngào.



                                                             
 Nhà văn 712 tới đầu tiên,ngồi xuống ghế, mở túi xách lầy 2 cuốn, đẩy sang phía tôi,  kèm theo bút bi.   Đó là 2 cuốn Khu Rác Ngoại Thành/ The Rubbish Tip Outside the City & other Stories (bilingual) và Hà Nội 40 năm xa,  xuất bản ở Sài gòn vào năm 2006.   Chữ ký+ ngày, tháng, năm , kèm đôi dòng  " tặng nhà văn  Lê Văn Nghĩa,  một chữ ký". 

-bật nhớ ngay vào cuối tháng 11, một nữ độc giả đã tới trước nhà tôi, còn hỏi cô giáo hàng xóm: " làm ơn chi tôi nhà ông Thế Phong". Khách trạc tuồi trên dưới 30, thân hình tầm cỡ, ăn nói mạnh dạn : " chú là nhà văn Thế Phong  phải không? Cháu đến xin chữ ký." 

-vào phòng khách, cô đưa cuốn sách dày cộm, do Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất bản trước 1975 , nói về các hiệp hội văn hoá, văn nghệ, tiểu sử các nhà văn, thơ . Cô giở tới trang tiểu sử của Đỗ Mạnh Tường, rồi lên tiếng: 

-  mọi người đều in ảnh, sao chú lại không có ? Chú ký vào đây cho cháu .

- lúc đó tôi là airman Không lực VNCH , có nhận được thư ban Biên tập sách thuộc Quốc Vụ Khanh phỏng vấn + chân dung ảnh. Tôi không phúc đáp , nhưng khi sách ra vẫn thấy tiểu sử của tôi (tư liệu của Cao Thế Dung, chỗ in chân dung ảnh là khung để trống). Có điều buồn cười, một bút hiệu khác Đường Bá Bổn, in sai thành Đường BÉ Bổn-- và tất cả văn nghệ sĩ  đều có chân dung ảnh, trừ 2 người trong Không Quân là Cung Trầm Tưởng và tôi.  Khi Cung Trầm Tưởng hỏi : " hình như chỉ có 2 thằng không có ảnh, là tao và mày thôi." -- " đúng vậy, vì tao không trả lời thư phỏng vấn của Phủ Quốc Vụ Khanh"- tôi trả lời.  

- chú biết cuốn này cháu mua bao nhiêu không? (tôi lắc đầu, cô tiếp)  - 700 ngàn đấy, chú ! 

- xin lỗi cô, vậy cô là nhà sưu tập sách in ở Sài Gòn trước 1975, và cô có thể cho tôi biết phương danh không nhỉ?

- cháu là Tiêu Diêu, cảm ơn chú đã cho chữ ký. Kính chào chú, cô, cháu ra về. 




trở lại vơi câu chuyện của nhà văn 712:

-  chú là người đề tựa thơ đầu tay , lại rất ưu ái Du Tử Lê, và dẫn anh ta  giới thiệu với Đinh Hùng --  và, sau 75, rất nhiều lần DTL về Sài gòn, có lần nào đến thăm chú không?

- không, tôi trả lời .

- tiện thể,  có một chi tiết rất vui về cuốn Năm sắc diện, năm định mệnh , DTL viết về 5 người, trong đó có tôi. Khi tôi lên Dalat cưới vợ (30 / 1/ 1966)  đem theo cuốn sách ấy,  Cô ruột tôi, bà Đỗ Thị Thảo tình cờ đọc được cuốn sách này, trong đó một câu:

" Thế Phong vốn tứ cố vô thân, sống và học hành ở Hà Nội  từ năm 1950 đến 1954  "

-- cô tôi giận dữ vì câu viết của DTL , bỏ về Sài Gòn ngay, không đứng chủ hôn cho đám cưới cháu ruột nữa.(bởi vì bà cô đã nuôi cơm áo, chu cấp tiền học  cho cháu  2 năm : 1952- 54). Cũng may , bố mẹ vợ tôi vẫn cho phép đám cưới tiến hành -- thế vì bà cô làm  chủ hôn --  thì người anh nuôi cơm áo tôi ở Ngã 4 Bẩy Hiền  từ mấy năm nay  để tôi  ra thư viện đọc sách+ viết  lách. Công ơn này do Cao Thế Dung giới thiệu , từ khi anh Phạm Quang Huyến còn ở xóm đạo Tân Chí Linh, chưa chưa đổi về Ngã 4 Bảy Hiền. 

- chú có thể kể thêm về thân thế DTL không? -  lời nhà văn 712 .

- thân thế  chàng này khá lạ kỳ. Xuất thân Sĩ quan Bảo An, không  phải  sĩ quan tốt nghiệp các trường Võ khoa. Ở Hà nội trước 1954, có Bảo Chính đoàn, Bảo An, lực lượng quân sự do  tướng Nguyễn Văn Vận, tư lệnh Quân khu 3 tuyển dụng.   Lê Cự Phách thi vào Bảo An dễ dàng, vì nếu thi vào các trường Võ Khoa thì hơi khó , bởi bàn tay cái  có 6 ngón , thân hình èo uột.  Tốt nghiệp thiếu uý ít lâu,  sau  chuyển vào Nam theo đợt di cư, làm dưới quyền trung uý Bảo An  Đặng Trần Huân ở Trại Trần Nguyên Hãn ( Chợ Lớn).

-  tôi đến thăm Đặng Trần Huân nhà báo viết cho Bách Khoa ;  thì gặp Lê Cự Phách
 ( tên thật của Du Tử Lê)  lần đầu tiên. 

-rồi tới 1965, tôi ra Nhà in Nguyễn Trọng ở gần  Lăng Ông /Bà Chiểu, thì gặp lại Trần Tuấn Kiệt đến  in sách ở đây -- bởi nhà in Nguyễn Trọng đối với văn nghệ sĩ rất tốt , có thể chịu tiền in ấn, trả sau --  với giá ' rất phải chăng'. Anh Kiệt  rút trong túi quần, đưa tôi  bản thảo tập thơ đầu tay  Du Tử Lê,  kèm lời mạ kền :" ông đọc, thấy được viết cho nó bài Tựa"Tôi viết Tựa  bằng 2 câu thơ ; và nảy ra một ý nghĩ trong đầu; cứ đưa cho Hồ Nam- Vương Tân đang phụ trách Trang Văn Nghệ nhật báo Quyết Tiến (?), nếu anh ta bằng lòng viết 
Bạt , thì chắc chắn tập thơ sẽ được nhiều độc giả  biết tới.

Hồ Nam- Vương Tân nói ngay: " mày viết Tựa thì tao viết Bạt" -- rôi tôi đưa Du Tử Lê đến giới thiệu với Đinh Hùng, lập tức một chương trình giới thiệu thơ DTL  trên Tao Đàn của Đài Phát thanh Sài Gòn .  Tiếp theo, Du Tử Lê viết Năm sác diện năm định mệnh, nói về Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Kiều Ngân, Đinh Hùng và Thế Phong . (đến nay, 1/ 2020 trong số 5 tên kia,+  Du Tử Lê; thì chỉ còn một  TP . ). 

-sách được in ở nhà in Văn Đàn, do tác giả bỏ tin,  in đẹp, phát hành rộng rãi, báo chí nối đuôi giới thiệu, đưa DTL lện tận mây xanh.  Sau đó, chàng thiếu uý Bảo An được đưa về làm thư ký toà soạn tạp chí Tiền Phong ( báo dành riêng cho sĩ quan VNCH/ có ghi rõ trên manchette). Danh tiếng thi sĩ DTL bốc lên như diều , đại uý Lê Cự Phách có chỗ đứng vững chãi trong  Cục tâm Lý Chiến, 2 bis đường Hồng Thập Tự. 

- ngày 30/ 4 1975 VNCH bị xoá tên, đại uý Lê Cự Phách là một trong những người tị nạn sớm nhất ở Hoa Kỳ.  Những thi phẩm của DTL nối đuôi nhau xuất bản, thơ được một số Trường Đại Học Hoa Kỳ  đưa vào bình giảng, danh tiếng vút cao trên bầu trời văn chương  hải ngoại --  tới ngày giã từ đời ( 7/ 10/ 2019) Du Tử Lê được  tụng ca như" một ngôi sao thi ca chói sáng rực rỡ trên bầu trời văn chương hải ngoại ". 

tới đây, câu chuyện ngưng lại thôi -- nhà văn 712 lên tiếng:

ông nguyên chủ nhiệm nguyệt san Văn học đã tới rồi.

- một ' khứa lão  báo chí +văn chương vẫn đi từng bước, bước vẫn mạnh hiện ra trước quán 45. Đầu đội mũ bê- rê xám, áo jacket xám , túi thêu US ARMY, vai đeo túi xách .  Tôi nói đùa: " tay này  được coi như số 1, khi nói về cuộc đời hoạt động chính trị của "ông trùm mật thám chế độ Ngô Đình Diệm "-có lúc ' bốc phét quá đáng', nhưng không thể  tìm đâu ra luận chứng để phản bác -- vì  chàng ta rất nhiều tư liệu " mật" về gia đình họ Ngô, từ đức cha Ngô Đình Thục, tổng thống Ngô Đình Diệm , cố vấn chính trị Ngô Đình Như + Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân + cậu út lãnh chúa miền Trung, Ngô Đình Cẩn.  Khứa  lão báo chí văn chương cũng từng bị  báo chí Sài Gòn chỉ mặt điểm danh " bưng nguyên con  cuốn sách của Cao Thế Dung + Trần Kim Tuyến, với bút danh Quốc Đại , bán  đứt 10 triệu đồng cho Nhà sách Thăng Long -   chuyện"đạo sách, chép văn, thay tên , đổi họ "cũng qua đi,  rơi vào quên lãng "-- và, một Phan Kim Thịnh [ 1936-    ] tuyện bố  hùng hồn :

   " ...  có thằng nào được trả bản quyền cao nhất nước không? chỉ một Phan Kim Thịnh - thôi -- và , nay mai  PKT sẽ  cho ra mắt:  

" Dương Văn Minh, tay cầm cờ trắng, đón Bắc quân hiên ngang chiếm thủ đô Sài Gòn -- và  VNCH thì  tan hàng rã đám vào 30/ 4/ 75 --  có 2, 3  tên biết tin này,  đòi mua, trả bản quyền tác giả lên tới con số ngất ngưởng:  200 triệu  VN đ..."  




                                                              ***
  

- Một bữa sáng ở quán có chỗ ngồi thoáng mát,  cảnh quan đẹp-- nhưng món ăn không my hợp khẩu vị tôi -- tô " mì cật"  được bưng ra,  lèo tèo 1, 2 miếng cật, miếng gan èo uột, nước giùng kém ngọt , mì thì nhiều -- tôi và Phan kim Thịnh xẻ những lát mì vàng sang  của  nhà văn 712.    Lướt mắt qua bill, một tô mì ở đây, tôi có thể ăn" gần được 2 tô mì cật  ngon lành ở tiệm mì đầu đường Vạn Kiếp / quận Bình Thạnh. "

- và,  tôi vẫn  ngậm lời cảm ơn  nhà văn 712 rút tờ giấy bạc  500.000 VN đ , rất vui vẻ "đãi bữa ăn sáng ở quán 45 --  hinh như đã là lần thứ 2."   ./.


 t.p
 Sài Gòn , 30 december, 2019. 

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

2 bài thơ đáng nhớ viết về Giáng sinh :" ĐI LỄ NỬA ĐÊM/ Cao MỴ Nhân &..'GÍANG SINH/ MÓN QUÀ NHỎ / THÂN TẶNG. thơ NGUYỄN QUỐC THÁI -- nguồn : Internet


đi lễ nửa đêm
cao mỵ nhân



Rằng em chưa hết yêu đâu
Chênh vênh anh đứng trên cầu nhân sinh
Chúa không ruồng bỏ chúng mình
Anh không từ tạ cuộc tình hồn nhiên
Merry Christmas bình yên
Đưa em đi lễ nửa đêm đón Người
Thiêng liêng ngự trị đời đời
Ba Ngôi hiệp nhất khắp trời hoa đăng
Em thưa: Lòng Chúa mênh mang
Trái tim Thiên Chúa rỡ ràng bao la
Yêu từ trái đắng nở hoa
Thơ em phong tặng tình ca kiếp này
Lặng thầm dấu Thánh in đầy
Merry Christmas đắm say nẻo về
Thiên đàng lộng lẫy đam mê
Hồi chuông thức tỉnh hồn si cao vời  ...

c.m.n
(usa)

(Cao Mỵ Nhân Blog)




giáng sinh,
món quà nhỏ 
thân tặng
nguyễn quốc thái



Nửa đêm , Chúa ướt đẫm mồ hôi trốn khỏi hang đá
đến rủ tôi : Đi chơi
Đi chơi, tôi kêu lên, lòng thênh thang một cánh diều
Chúng tôi nắm tay nhau reo chạy vui quá đỗi 
Nghe cỏ thở dưới chân mầu xanh. 

Chúa treo trên thập giá lâu ngày chạy không quen
trông tức cười
-Bạn chạy trông tức cười, tôi nói và giả bộ.
Chúa kí đầu tôi, Chúa giắt tôi chạy
Chạy đến trái tim em bát ngát, tiếng sóng v
Buồn vui, buồn vui chúng ta vỗ tay ca hát
Ca hát mỏi miệng chúng ta nằm quay lơ
Chúa nằm quay lơ trên đất thở hổn hển
Chúa nằm gốđầu lên tay nhìn bầu trời,
Các ngôi sao mủm mỉm cười
Chúa có đôi mắt như 2 hạt dẻ trông lãng mạn hết sức,
cầm tay tôi khẽ hỏi
-Cậu có thấy đất ấm áp dịu dàng
thơm ngát như tóc người yêu của cậu
Chúa nhìn tôi nháy mắt - Em yêu dấu
chắc những gì chúng ta nói với nhau Chúa đã nghe thấy hết
-Cậu có thấy máu rần rật
dưới tiếng đất cựa mình
Đất, quê hương mến yêu - nơi chúng ta làm người
Nơi chúng ta lớn lên
Biết yêu thương, biết hy vọng
Biết giận dữ, biết thứ tha
Nơi tớ không làm chúa mà làm người,
Ôi người, sinh vật tuyệt diệu
Và Chúa vỗ tay cười tở mở
Và tôi thấy đất rung rinh rên nhẹ.

Trong huyết quản những đám mây gọi nhau,
những ngọn đèn vừa ngủ dậy giụi mắt
Những trái cam mặt thẹn đỏ,
rừng hắng giọng, núi làm bộ trang nghiêm
Những em bé mặc áo mới bay chuyền trên hè phố
Chúng chụm đầu nhau thì thầm và bật gọi:
Giáng Sinh! Giáng Sinh!
Giáng Sinh, chúng rượt nhau ầm trái đất
Và trái đất tíu tít cùng vũ trụ
Và tôi với Chúa nắm tay nhau chân sáo nhỏ
Và tôi với Chúa vật nhau trên cỏ
Cỏ xanh - như những ngón tay em - vuốt ve thủ thỉ

Chúa kêu mệt quá mệt quá
chạy chơi như vầy mệt nhưng khoẻ
Ở trong nhà thờ mãi ốm yếu và nhức đầu
Ở trong nhà thờ mai thiếu nắng  gió
da dẻ tớ trông xanh xao
Cậu như vậy mà sung sướng, thi sĩ -
trái đất này quyến rũ quá phải không
Câu hãy bay nhẩy cùng mồ hôi và sáng tạo
Hãy bay nhẩy cùng thương yêu cùng nhân loại
Hãy bay nhẩy cùng người yêu cùng kỷ niệm
Cùng Giáng Sinh - món quà nhỏ tặng cậu.

Và tôi cất cánh bay cùng trái đất
Bay cùng Giáng Sinh hồng hào khoẻ mạnh
Bay khắp vũ trụ
với những ngọn nến run như nụ hồng nhỏ.


n.q.t. 
(sài gòn) 

< phamcaohoang.com/2019/12/1375-tho-nguyen-quoc-thai-giang-sinh.html >

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

hỡi linh hồn tôi/ truyện vừa: thế phong -- nguồn: https://t-van.net/?p=3760



hỡi linh hồn tôi

thế phong


 kỳ 2




Đỗ nhìn Mai A năm trên giường, mắt nhắm như ngủ -- một ý tưởng nẩy trong óc, bây giờ anh cứ ôm nàng hôn lên mắt lên môi; rồi sau đó đóng cửa lại, thì căn nhà thuê chỉ còn anh với Mai A quấn quít bên nhau. Và có thể trên 90%, Mai A không phản đối.  Cả một thứ 7 hôm qua, anh đã cùng một cô gái được rủ đến làm tình; để mai này người tình đến, anh sẽ không làm hại đời cô. Đó là biện pháp anh thường áp dụng đối với nhu cầu sinh lý đòi hỏi ở tuổi thanh niên. Có lần đi chơi với người khác phái  trong nhiều tiếng đồng hồ, khi về nhà cơn đau phản đối dưới bụng như lên cơn hành hạ; anh phải tới tìm cô  quen trong xóm hoa để hoá giải.  Và anh từng được chứng kiến vợ người bạn ghen tuông tình ái trăng hoa của chồng; thì thường bắt chồng vào phòng the âu yếm xong mới thả cổ cho đi. Còn giờ này đây Mai A đang  vít cổ anh xuống, hẳn rằng khó tránh nụ hôn. Anh tự nhích mông ra phía ngoài, và anh ngã xuống đất. Mai A ngoái cổ nhìn theo, hỏi:

-Anh có sao không?

-Không.

Và anh nhìn đồng, thì đã gần 6 giờ chiều, anh nói tiếp:

- Tối nay đến quán Thăng Long ăn chả cá nhé. 



Quán này ở Đa kao, chủ là vợ nhà văn Hoàng Đạo, trong Tự Lực văn đoàn. Đỗ thường đến đây một mình; hoặc đi với ai đó, thì chỉ có Mai A mà thôi. Và anh luôn gặp Lý Thắng, nhà báo có viết truyện dài đăng báo từng kỳ  trên một tờ nhật báo nào đó, anh ta đáng quấn quýt bên người tình bậc chị-- như là để săn sóc người anh nghĩa tử qua đời đã từ lâu.  Khi anh và Mai A đến quán, ở quầy thu tiền là bà chù ngồi, bên cạnh cô con gái gật đầu chào Mai A (bạn học cũ thời trung học) -- và chàng nhà báo nói giỏi hơn là viết vẫn đang lăng xăng bên bà chị. 

Chọn một bàn có 2 chỗ ở cuối phòng, bữa nay chắc anh sẽ phải dốc cạn bầu tâm sư ấp ủ cho cô hiểu hết; vì tuần tới cô ấy sẽ về thăm bố và dì ghẻ ở Ban Mê Thuộc-- rồi sau đó cô  ra trường nhận công tác. 

Đỗ nói chuyện rất cởi mở, vì lần này không bộc lộ hết; tất sẽ không bao giờ còn có cơ hội thứ 2 nữa. Chẳng hạn bắt đầu bằng chuyện lý do tại sao anh viết thư gửi bao đảm cho bố cô.  Trong thư có đoạn:

"... Từ nay tôi sẽ hoàn trả con gái của ông vẫn còn hoàn toàn trinh nguyên; kể cả một nụ hôn -- hẳn là ông rất hài lòng v điều từng ước muốn. Tôi chưa là người cha như ông có cô con gái  lớn đến tuổi gả chồng-- và ông thì nhất định không gả cho tôi, một nhà văn trẻ không thể nuôi sống bản thân bằng ngòi bút, chỉ sống nhờ vào các bài báo lẻ đăng báo . Chỉ mới đây thôi, tôi viết cho tạp chí 'Văn hoá Á châu' , thì một trang  in được trả 200 đồng+ 1.500 đồng phụ trách thêm vai thầy cò sửa mo-rát (correcteur) . Một tháng chỉ cần viết 2 bài, trên dưới 30 trang, hàng tháng kiếm được gần 10 ngàn đồng.  Tôi ăn cơm ở 'tiệm cơm xã hội'  300 đồng/ bữa (chính phủ trợ cấp cho cửa hàng vài tạ gạo ) chủ chỉ cần mua thức ăn -- treo bảng" tiệm cơm xã hội " dành cho giới lao động+ sinh viên, học sinh ăn bữa trưa hàng ngày.

 Đó là chuyện của tháng trước khi tôi chưa bị"thôi việc ở báo " "Văn hoá Á châu"--  báo và " Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu"  được "Asia Foundation" của Mỹ tài trợ cho một nhóm giáo sư đại học+ trí thức miền Nam làm văn hoá, chịu sự điều động của Sở Thông Tin Hoa Kỳ, đứng đầu là giáo sư Nguyễn Đăng Thục.

 Và tôi từng được nghe giáo sư Thục ca tụng nhà thơ Mỹ W. Whitman, tác giả tập thơ "Lá Cỏ" :

"... Anh cầm dương vật anh
cứng như chiếc đinh sắt
rót vào em ngàn năm tương lai ... "

thì chủ nhiệm tạp chí ' Văn hoá Á châu' cho rằng đây là những vần thơ tuyt tác của nhà thơ Huê Kỳ. Còn nói về thi ca Việt Nam chúng ta, theo ông ấy, chưa có tm vóc cao và lớn; hay và đậm đà dân tộc tính.  Vậy thì từ nay (ông quay sang Lê Xuân Khoa, thư ký toà soạn" Văn hoá Á châu' ), tạp chí chỉ nên dịch thơ của thi sĩ Mỹ; chớ vội vàng đăng thơ trong nước làm gì cho tốn giấy mực; mà nhất nhất là phải dịch thơ các nhà thơ Hoa Kỳ, tầm cỡ như Whitman . 

Đỗ nghe tới đây  nóng mắt, trả lời ngay rằng : "nếu dịch và đăng thơ "porno"  kiểu Mỹ trên tạp chí" Văn hoá Á châu' ; theo tôi cũng cần phải "trả tiền như đăng  quảng cáo" vậy. "

Giáo sư Thục hếch mũi lên, đỏ mặt, trả lời đốp chát; cứ như đã ngửi thấy mùi đô-la Mỹ sẽ không rót viện trợ vào Hội Nghiên cứu Liên lạc Văn hoá Á châu nữa",giáo sư cảnh báo 
" nên  ăn nói cẩn thận, tai vách mạch rừng, đến tai Cố vấn Mỹ thì khốn đấy!  Các ông có nhớ không 1 đô la ăn 3500 VNđ kia đấy!". 

Thưa ông Cao Phương,

Sở dĩ đem chuyện này kể với ông, thân sinh bạn gái mà tôi hết lòng yêu dấu-- vậy thì nếu tôi là ông; thì cũng chẳng gả con gái cho "thằng nhà báo viết văn trẻ tuổi chẳng có nghề ngỗng gì ra hồn" -- dầu con gái ông có yêu" hắn" đến mấy đi nữa ?!-- nhất là bây giờ "hắn" ta đã bị nghỉ việc;  và thư ký toà soạn cùng cánh với" hăn"đã bị giáo sư Lê Thành Trị mới tốt nghiệp xã hội học ở Bỉ về, có chân trong đảng" Cần lao"  thay thế, ông Trị sẽ làm chủ bút tạp chí "Văn hoá Á châu", cùng với giáo sư Nguyễn Đăng Thục vẫn là chủ nhiệm.

Và, thưa với ông bố vợ "hờ":

- cứ cho con rể "hụt" của ông  có thể nhịn đói 3 ngày, nhưng con tôi (có giữa với con gái ông)  thì không thể nhịn sữa trong vài giờ. Vì thế,nên tôi đã phải giải giới "cái vật cứng như đinh sắt" (thơ đại thi hào Mỹ , Whitman) ấy là:- "trước khi hẹn hò với con gái ông ở nhà tôi thuê ở xóm đạo Tân sa châu vào buổi chủ nhật  hôm sau-- dầu tôi có  muốn "làm cái việc kia" với con gái ông -- tôi đành" hãm phanh" lại-- kể cả nụ hôn hiến dâng tự nguyện của con gái ông với tôi , cũng là vậy. 

Có một điều tôi phải cảm ơn ông - là con gái ông đã cho tôi mượn hồn thơ cao thượng, để có nguồn rung cảm sáng tác. 

"Cái ngày chủ nhật cuối cùng ấy",  con gái ông dành cho  tôi trọn ngày. Cô  nấu bữa cơm trưa tại nhà tôi  xóm đạo Tân sa châu, ăn xong cô nằm nghỉ trên giường tôi thường nằm, cô vít cổ tôi xuống , tôi đành ngoảnh mặt quay đi, lòng đau như ướp muối. Có thể  người con gái này cũng không thể khác hơn bất cứ ai, yêu nhau đã 5, 6 năm; người tình không hề đòi ôm người yêu vào lòng; hoặc một nụ hôn tình ái, dù nhiều lần sẵn cơ hội. 

Chẳng hạn lần đi xem phim 'Orfeu Negro' chẳng hạn.  Có thể nào người tình của con gái ông tuy là đàn ông thật;  nhưng lại lãnh cảm chăng?   Hay là" cái để người ta phân biệt được là đàn ông" đã mất công năng sử dụng? Và ,người được gọi là" người tình của con gái ông"  khi còn ở Tây Bắc, khoảng đâu trên 10 tuổi vẫn thường xuống sui, nước trong vắt để tắm chung với các cô gái Thái trần truồng, váy áo tốc lên để trên mái tóc.  Khi các cô gái Thái thấy bạn trai con gái ông đòi tắm chung, thì lên tiếng phản đối:".. ai cho mày xuống suối tắm chung với tụi tao?" --" Sao chúng mày không cho tao tắm chung?" -- Bởi mày là con trai, sao tắm chung với con gái cho được?" -- một cô gái Thái vừa cười vừa  đuổi , không cho tắm chung. 

- vậy thì , bạn trai con gái ông không vừa gì, cầm "vật chưa cứng như dinh sắt" (thơ Whitman/ Hoa Kỳ)  kéo ra phía sau, trông cũng giống hệt" cái của các cô gái Thái" .  Thế là tiếng cười nhất loạt của các cô gái Thái vang, lên, sau đó  im lặng như đồng tình cho bạn trai con gái ông tắm chung.   Tất nhiên phải nói đó là" tiến thời kỳ" trước khi quen con gái ông,đâu đó khoảng  trên mươi năm . 

Có một điều hơi lạ về cách đặt tên con cái trong gia tộc của ông. Tên mỗi cô ,cậu được gọi Ở GIỮA, như lối "middle name" Hoa Kỳ-- chẳng hạn con gái ông là Cao MỴ Nhân, tên gọi chính Ở GIỮA.   Hình như ông có  đứa bé trai, ông đặt tên  Cao VĂN Nhân lại không sống được tới tuổi trưởng thành; nên hiện nay con gái ông có bạn trai là một"văn nhân", khiến ông ghét cay đắng -- nhất định không gả, nếu" hắn" ngỏ lời xin dạm hỏi. 

Vậy thì hôm nay đây, cùng với lá thư này gửi ông--"hắn" trả con gái của ông vẫn " nguyên 100 %  đấy" bố già" ạ" --  bố già có thấy giống kiểu bọn lính tráng bây giờ mỗi khi uống bia, rượu, cầm ly lên "100 % em ơi!" , rồi nốc cạn  -- hẳn 100% kia không còn nguyên 100% nữa-- khác hẳn với  tôi gửi trả con gái ông vẫn còn " nguyên 100 %' ". 

Trước khi gũi thư bảo đảm cho ông, thì cách đây vài ngày-- tôi đã vào Tân sơn nhất, đến khu Cư xá Hàng không dân sự, nơi nhà ông và gia đình ở khi xưa; để nhớ lại một đêm vào năm 1956, trung uý Nhảy dù Hoàng Ngọc Liên dẫn tôi vào nhà ông lần đầu  để gặp con gái ông. "Tay trung uý thi sĩ" chở tôi trên chiếc xe gắn máy Suzuki 12 vào sân bay, khi đến cổng Nhà Kiếng thì bị "ách" lại-- bởi  hôm sau tổng thống Ngô Đình Diệm sang New Dehli thăm nước bạn, an ninh được đặt lên hàng đầu kiểm soát.   Hoàng Ngọc Liên  trình "Thẻ nhà báo quân đội" cho quân cảnh, rồi mới được phép  cõng tôi lọt được qua cổng Nhà Kiếng,  vào Khu Cư xá hàng không dân sự. 

Và thư này đến ông, qua địa chỉ Nha Hàng không dân sự Ban Mê Thuộc-- trong thư tôi viết có lời nào làm khiến buồn phiền , mong ông rộng lòng tha thứ; thật tâm tôi không có ý làm ông phật lòng.  Và tôi cũng phải thưa với ông một điều thật cao thượng mà con gái ông đã  ' ban' cho tôi nhớ" đời". 

-Ấy là lần vào cận tết âm lịch, tôi tiễn cô ta vầ Ban mê Thuộc ở bến xe Ngã Bẩy. 

Cô ấy đưa cho tôi một phong bì gọi là chúc tân xuân; mà tôi  biết chắc chắn rằng có tin
"lì xì ở trỏng."  Một người con trai không muốn để cho bạn gái mình coi nhẹ, thì nhất nhất không được cầm "ngân ảnh" (chữ dùng thay" tiền") của "bạn tình, người nữ".  Tôi biết trong thư có tiền, sao cúi đầu đưa tay nhận ? Bởi, năm ấy tôi "khốn khó cùng đường vào ngày cận tết, nợ đòi" tám hướng" : tiền nhá trọ, tiền mua chịu gạo, nước mắm, than, củi..."  .Nhưng bề ngoải vẫn "phịa" chuyện" nay mai đi du học, vài năm sau về mới nói chuyện vợ con. Nhưng chỉ là nói "xạo" , nào là" tứ cố vô thân" , chẳng còn ai thân tình để gửi ảnh; thế là đem hết tập ảnh của tôi chụp nhiều năm  gửi con gái ông giữ hộ. 

Thưa ông bố vợ" hụt",

- tôi cảm ơn ông bà (mẹ bạn gái tôi đã qua đời)  sinh ta được cô  gái có phương danh MAI A, hồn thơ của tập thơ " Nếu anh có em làm vợ " của tôi ". (Đại Nam văn hiến xuất bản, Sài Gòn 1959)

Ký tên
ĐỖ



Đỗ nói hết cho Mai A nghe,  nàng gục đầu vào vai anh từ bao giờ.  Nàng không muốn trở về Trại Caritas, cô muốn trở lại căn nhà tôi thuê -- mà buổi trưa nàng nấu nướng cho 2 người-- nhưng Đỗ vẫn gọi tắc-xi, đẩy cô lên xe, cầm tiền đưa cho bác tài,:

- Còn thừa, anh giữ lấy, đưa cô ấy về 38 Tú Xương, Sài Gòn 1. 



                                                                                (Còn tiếp) 

t.p.







Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

'mùa giáng sinh, nói chuyện ... mới/ mục sư nguyễn đình liễu -- nguồn: https://hoidongphuchunglienhiep.org/mua-giang-sinh-noi-chuyen-moi/

mùa Giáng sinh, nói chuyện ... Mới 

14/12/2019



Kinh thánh: 1-sai 55: 1-3; Ma-thi-ơ 11:28; II Phi-e-rơ: 9; Khải huyền 3: 20 (*)



Kính chào quý độc giả, thính giả thân mến,


Vậy là mùa Giáng sinh lại về với mỗi một người trong chúng ta, dù chúng ta có mong đợi hay không?  Thời gian cứ theo quy luật của Tạo hoá mà xoay vần theo đúng 'lập trình' đã định, không ai có thể can thiệp vào được, ngoại trừ một mình Đức Chúa Trời toàn năng.  Ngài đã từng làm điều đó trong lịch sử nhân loại .  (sách Giô-suê, chương 10, câu 12-13; sách Ê -sai, chương 38, câu 7:8) .

Những ngày vừa qua, tôi đã thưa chuyện với bạn về 'Mùa Giáng sinh, nói chuyện ... yêu', rồi 'Mùa Giáng sinh, nói chuyện ... quà' . Nay, xin tiếp tục thưa với bạn 'Mùa Giáng sinh, nói chuyện ... mới'. 

Có bao giờ bạn nhận được lời mời dự một sự kiện nào đó chưa? Chắc chắn không nhiều thì ít, bạn cũng đã từng có vài lần trong đời nhận được lời mời dự một sự kiện nào đó, như một buổi tiệc cưới, một buổi Lễ ra trường; hoặc một buổi Lễ kỷ niệm nào đó như Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh,  chẳng hạn ... .

Theo lẽ tự nhiên, khi nhận được một lời mời nào đó, bạn có thể đi dự hay không? Vì bạn có ... quyền đó. Nhưng tôi tin, khi nhận những lời mời dự những buổi Lễ như trên, bạn hay tôi chúng ta thường có chiều hướng là sẽ tham dự hơn là ... từ chối -- vì đến những dịp như thế sẽ làm cho chúng ta vui hơn, vì gặp được nhiều người, và cũng có ... nhiều chuyện để nói với nhau  nữa.  Và một khi mình được người ta mời như thế, có nghiã là người ta chưa  ... quên mình, người ta cũng còn ... nhớ đến mình;  phải không bạn ? .

Tôi đã từng nhận được nhiều lời mời như thế và tôi thường hay đi dự, chứ ít khi từ chối. Chỉ khi nào bận công việc gì đó thì mới không đi thôi.

Bạn đã từng có nhận được thiệp mời dự Lễ Giáng sinh ở một nha thờ nào đó chưa? Và khi bạn nhận được thiệp mời như thế, bạn có tham dự không? Khi bạn đến tham dự, bạn có thấy vui không? Những người trong nhà thờ có thân thiện, dễ gần không? Buổi Lễ có ý nghĩa không? Tâm trạng bạn như thế nào sau khi tham dự một buổi Lễ Giáng sinh tại một nhà thờ nào đó?  Và nếu được mời lần hai, lần ba ...bạn có tham dự nữa không ??? .

Nếu người ta mời bạn đi dự một buổi Lễ nào đó một, hai, hoặc ba lần mà bạn chối từ, không đi dự; thì phần nhiều, người ta sẽ ... không mời bạn thêm lần thứ tư hay thứ năm nữa? Vì người ta nghĩ, có lẽ bạn không thích những buổi Lễ hội như thế, hoặc không thích chốn đông người -- và, người ta sẽ thôi, không muốn ... làm phiền bạn nữa .


Bạn thân mến,


Lễ Giáng sinh hàng năm sẽ cứ đến theo lẽ tự nhiên, và các nhà thờ là những nơi thờ phượng Chúa, người ta sẽ tổ chức những buổi Lễ để kỷ niệm những sự kiện không tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại -- sự kiện CHÚA VÀO ĐỜI.

Và thường thì những nhà thờ có gửi ra những thiệp mời những người chung quanh nhà thờ chưa tin Chúa cũng đến dự để cùng chiêm nghiệm sự vào đời của Chúa Cứu Thế, và người ta hay mời gọi những người chưa tin nhận Chúa để hưởng sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời ban cho những ai bằng lòng tin thờ Chúa Giê-xu.

Bạn có từng đến một nhà thờ Tin Lành nào đó để dự Lễ Giáng sinh chưa? 

Bạn có nghe những người trong nhà thờ mời bạn mở lòng ra tin nhận Chúa Giê-xu, sau khi kết thúc buổi Lễ không? Và bạn đã tin nhận Chúa Giê-xu vào một dịp Lễ Giáng sinh nào đó không? Sau khi tin Chúa, bạn có trung tín đi nhà thờ để thờ phượng Chúa và học Kinh thánh cho đến ngày nay không? Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên là '' ; thì tôi xin chúc mừng bạn; vì bạn và tôi đều là anh em với nhau, bởi chúng ta có cùng một Cha là Đức Chúa Trời.

Giáng sinh năm nay, tôi hy vọng bạn cũng sẽ nhận được thiệp mời dự Lễ Giáng sinh ở một nha thờ Tin Lành nào đó, và mong ước bạn sẽ sắp xếp thì giờ để đến dự, bạn nhé !


Thưa bạn,

Có nhiều lời mời bạn nhận được trong cuộc đời này, nhưng không có lời mời nào quan trọng và cần thiết cho bạn bằng lời mời của Chuá Giê-xu đã mời bạn đến với Ngài. Chính Chúa Giê-xu đã có lời mời gọi như sau: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các con được yên nghỉ." (sách Ma-thi-ơ, chương 11, câu 28). 

Bạn có đang mệt mỏi và cảm thấy gánh nặng trong cuộc đời này không? Bạn có đang cảm thấy cuộc đời thiếu vắng niềm vui và ý nghĩa không? Bạn có đang cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng không? Nếu vậy, thì xin mời bạn hãy đến với Chúa Giê-xu, chắc chắn Ngài sẽ ban cho bạn một sự yên nghỉ trọn vẹn trong Ngài. Tôi đã từng nghe được lời mời gọi tha thiết này của Ngài và tôi đã đáp ứng lời mời ấy, đến với Ngài cách đây nhiều chục năm -- và Ngài đã ban cho tôi một cuộc đời đầy yên nghỉ và đầy ý nghĩa. Có Chúa Giê-xu trong cuộc đời, tôi cảm nhận được một sự thoả lòng thật sự, một sự bình an đầy trọn trong tâm hồn.

Cảm tạ Chúa Giê-xu thật nhiều!

Bạn có biết , Chúa Giê-xu đã đến trong thế gian này với một mục đích và chỉ một mục đích mà thôi, ấy là Ngài đến để tìm cứu người bị hư mất như bạn và tôi, không? Kinh thánh chép rằng:"Vì Con Người (tức Chúa Giê- xu) đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất". (sách Lu-ca, chướng 19, câu 10). 

Chúa Giê-xu đang đứng ngoài cửa lòng của bạn và tôi, và Ngài ... gõ cửa, chờ bạn và tôi mở cửa lòng, thì Ngài sẽ bước vào cuộc đời bạn và tôi để biến bạn và tôi trở nên con cái của Ngài, hưởng hãnh phước đời đời mà Ngài đã sắm sẵn cho những người tin nhận Ngài. 

Tôi đã nghe tiếng gõ của Ngài và mở cửa lòng mình ra cách đây mấy chục năm rồi, và Ngài đã bước vào cuộc đời tôi, ban cho tôi một cuộc đời thật phước hạnh và bình an,

Thế còn bạn? Bạn có nghe tiếng gõ cửa lòng của Chúa Giê-xu và mở cửa lòng của mình ra để mới Ngài bước vào cuộc đời của mình chưa?

Chúa Giê-xu vẫn đang đứng ngoài của lòng của bạn và ... gõ cửa -- và chờ bạn mở cửa lòng ra đó! Ngài rất kiên nhẫn để chờ đợi bạn đến với Ngài đó. Lời Kinh thánh chép về sự kiên nhẫn của Chúa,  rằng: "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn". (sách II Phi-e-rơ, chương , câu 9) .

Tại sao Chúa lại kiên nhẫn như thế? Lý do duy nhất là vì Ngài thương yêu bạn và muốn cứu bạn, Ngài không muốn bạn chết mất trong tội lỗi của mình.

Ngay từ trong thời Cựu ước, Đức Chúa Trời cũng đã ban cho con người chúng ta một lời mời rất chân thật và đầy ... hấp dẫn:"Hỡi tất cả những ai khao khát, Hãy đến nơi các nguồn nước. Và người không tiền bạc, hãy đến mua và ăn. Hãy đến mua rượu và sữa, mà không cần tiền và không phải trả phí tổn. Tại sao các ngươi tiêu phí tiền cho vật không phải là bánh, lao lực cho vật không làm cho mãn nguyện. Hãy lắng nghe Ta, hãy ăn vật ngon, thì linh hồn các ngươi sẽ vui vớđồ béo bổ. Hãy nghiêng tai và đến cùng Ta. Hãy nghe thì linh hồn các ngươi sẽ sống ". (sách I-sai, chương 55, câu 1-3). 

Bạn có cảm thấy tâm linh mình đang đói khát, đang thiếu thốn không? Hãy đến với Ngài để được no đủ, và không còn thiếu thốn nữa.

Có phải chăng bạn đã trải qua kinh nghiệm này. Đã có nhiều lần khi gặp nan đề: đau ốm, bệnh tật; hoặc những nguy cấp trong cuộc đời, bạn đã chạy đến thầy này, thầy nọ; nương nhờ thần này, thần kia-- và tốn kém rất nhiều tiền bạc cho những đối tượng đó, để rồi ... tiền mất, tật mang ???

Trong khi đó, Chúa đang mời gọi bạn và tôi,  rằng: "Hãy lắng nghe Ta, hãy ăn vật ngon, thì linh hồn các ngươi sẽ vui với đồ béo bổ. Hãy nghiêng tai và đến cùng Ta. Hãy nghe thì linh hồn các ngươi sẽ sống". 

Tôi đã lắng nghe lời mời gọi của Chúa và đến cùng Ngài, linh hồn của tôi đã được sống và sống một cách sung mãn.

Bạn có lắng nghe lời mi gọi của Chúa và đến với Ngài được sự sống chưa?

Mùa Giáng sinh là dịp tiện để bạn tiếp nhận lời mời của Chúa Giê-xu và tiếp nhận Ngài làm Chúa, làm Chủ cuộc đời mình để cuộc đời [bạn] được bình an, phước hạnh.

Bạn có thể từ chối nhiều lời mời khác trong cuộc đời này, nhưng có một lời mời; tôi thiết nghĩ, bạn không nên từ chối, đó là lời mời tha thiết của Chúa Giê-xu:"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng ưu tư, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các con được yên nghỉ". (sách Ma-thi-ơ, chương 11, câu 28).

Tôi cam đoan với bạn rằng, bất cứ khi nào bạn đáp ứng lời mời gọi của Ngài mà đến với Ngài, thì chắc chắn Ngài sẽ ban cho bạn một cuộc đời mới phước hạnh, bình an;  mà bạn chưa từng kinh nghiệm trước đo bao giờ.

Tôi có nghe câu chuyện kể rằng: Có một vị giám đốc một công ty nọ, là một người tin kính Chúa. Ông ta rất thương yêu công nhân của mình và ông mong muốn cho nhiều công nhân của mình biết Chúa, tin Chúa; để được hưởng một cuộc đời phước hạnh như ông đã được hưởng. Ông thường gởi thiệp mời công nhân đến dự các buổi truyền giảng Tin Lành tại nhà thờ mà ông ta đang là thành viên. Nhưng nhiều công nhân từ chối lời mời của nhà thờ.  Một hôm, ông ra một thông báo cho toàn công nhân trong công ty, là lúc 12 giờ khuya ngày ... tháng ... năm ... , xin mời đến văn phòng của ông ở công ty để dự họp. Đúng ngày giờ trên, ông bước vào văn phòng -- và thấy đông đủ công nhân có mặt,không thiếu một ai. Sau vài lời chào mừng sự hiện diện đông đủ của công nhân, ông nói: "Tôi chỉ là một giám đốc bình thường mời quý chị em đến vào 1 giờ khuya như thế này; mà các anh chị em đến rất đông đủ; vậy mà biết bao lần nhà thờ chúng tôi gởi lời mời từ Chúa Giê-xu, là Chúa của các chúa, vua của các vua, Đấng quyền năng có một không hai đến cho quý anh chị em để mời anh chị em đến với Ngài ,hưởng phước hạnh Ngài ban cho; mà nhiều anh chị em lại hờ hững, từ chối, không chịu đến; là sao? 

Nghe giám đốc nói chí lý, nhiều công nhân cảm động và bằng lòng ti nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chuá của mình.


Thưa quý độc giả, thính giả thân mến,

Mượn ý nghĩa câu chuyện đơn sơ trên, nhân mùa Giáng sinh này; một lần nữa tôi trân trọng gởi lời mời của Chúa Giê-xu đến với bạn. Ước mong bạn sẽ nhận lời mời của Ngài; mà sàng mở lòng ra tiếp nhận Ngài ngay hôm nay , khi còn có cơ hội thuận tiện, để cuộc đời bạn được bình an và thoả nguyện; không còn bối rối, lo âu nữa.

Tôi muốn mượn mấy vần thơ Giáng sinh của cây bút Bình Tú Ngọc, như lời mời gọi bạn; như sau:

"Giê-xu Christ giáng sinh nơi máng cỏ
mấy ngàn năm Chúa đến tìm người
mấy ngàn năm Chúa tìm bạn, bạn ơi!
đêm nay nữa bạn có tím gặp Chúa?

Đêm nay nữa, bạn có tìm gặp Chúa
mở lòng ra mời Chúa ngự vào trong
bao tội lỗi huyết Chúa tẩy sch ròng
làm con Chúa, hưởng bình an, phước hạnh "

Hy vọng, mùa Giáng sinh năm nay, bạn sẽ hân hoan đón nhận lời mời gọi của Chúa Giê-xu, Đấng đã từ Thiên đàng xuống trần gian này; để tìm và cứu bạn và tôi -- để bạn cũng sẽ trở thành con cái của Đức Chúa Trời, như chính tôi đã trở thành vậy.

Mong muốn với tất cả tấm lòng chân thành của tôi, nơi đâu!


California, mùa Giáng Sinh 2019
Mục sư NGUYỄN ĐÌNH LIỄU


trích từ Hội đồng Phục hưng Liên hiệp -- < HDPHLH.ORG >