Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

2 bài thơ ấn tượng của trần san âu cơ (san jose)


trần thị bông giấy & các tác giả
CON TẰM ĐẾN THÁC VẪN CÒN VƯƠNG TƠ
Văn Uyển xuất bản, San Jose 2004


                                                       trần san âu cơ
                                    -----------------------------------------------------------------
                                                  ONCE LONG AGO


                           trần san âu cơ [i.e. trần nghi âu cơ 1987-        ]
                                                (ảnh chụp  từ   Con tằm đến thác hãy còn vương tơ.)


Once long ago
               In a faraway paradise
I was a prisoner
               I was tangled and trapped
To an intricate wall
               Like a maze
               The path antecedent to one's distinction
Is winding and tortuous

                As the silky hair of a child
                       Etching towards the center

The center

               A creature lies
                         Disguised as a gruesome thing
It might not be what it seems
              Repulsive and frightening at first glimpse
A little creature
               Hiding from the brutal reality of the world
                          Exaggerating, am I?
                                 No, I don't think so

As each day comes

              And fades away
               I meander down
                         The avenues of yesterday
Never knowing
               What tomorrow decides to hurl at me
               As each day, hour, minute second succumbs
I grow to know and learn
The habits of this creature
               Eccentric
               Pusillanimous
               Impulsive
I behold the phantom of an image
               Beckoning me to follow
Down the sparking, fine strands
               So frail, yet enduring
I never knew what I held
               Till the day it blew away
               It was my spider web
                            Complicated
                             Simple
                The thin lines
Swirling all about
                In dizzy circles
Or sometimes
                Just connected by random lines
One never sees the complexity of those whiskery lines
                           They are just lines
                 Meeting at all intersections 
But I do
                  They form a picture
                        A picture of hidden perfection
                           Surrounding a little girl
                               She was my spider web
                               She wrapped around me
                           She had captured my heart
                   But in the end
She broke away

                   Once, long ago

                          In a faraway paradise
I stumbed into the arms of this child
                 I fell into her heart and her soul
I thought I was trapped in her web
                         But maybe.
                          I was really her
                   That I was protecting
                          I embraced her
                   I soaked up her energy
                           I drank, ate and breathe her in
                   I grasped her fire
Only in the end
       She broke
             And flew away

                       []


                               THE WORLD BEYOND


I see you, young child, I see you well
I see you standing there in your protected shell
Wondering why you're seeing a man
So full of wilderness, that needs to be tame
You're curious to know, you don't know why
You want to ask, but you're to shy
I'm here to show you the world beyond
The world in which I hold a bond
I, a man of age has seen so much
I need no more a gentle touch
The world and God has shown me truth
It'is stripped me of my innocence and youth
I cry no more, for I have dried
I have been arrested, judged and tried
Convicted of a crime that holds no sense
The crime of rebel, freedom and difference
I have no loved ones save alone my art
I've chosen my path in life, straight from my heart
I ask you child, what do you see?
What do you see, when you're looking at me?
A filthy creature that needs a hand
A lonely soul that hungers a friend
In that's what you see, child, is that what I am?
Then I must tell you child again and again
You are mistaken, you are wrong
You're missing the sunshine, sunset and dawn
I'm spirited being, with much to give
I know so much, you must believe
The Lord has given me valuable talent
A gift of endurance, He has sent
So open your shell, now, open it up, child
I was always a prison I see so vile
You were imprisoned by it all your life
It prevented the world to come in your sight
I kept you from becoming who you truly are
With help, my dear, you can travel far
Come, my child, come with me,
Need not fear, there's much to see
I've  been so far, I've seen so much
I've so many tightly in my clutch
There, behold, I've built a magical palace
I see now soon, I will leave the race
The race of talent, beauty and love
I'm leaving soon, to the Heaven above
Life can do me no more harm
I've done so much with my own two arms
There, my child, there you see
The world has much for you to be,
Again, I bid you, again I bid
Come my child, come and live
Your time will come and you will know
You can rise higher than you friend and foe

  CALI, SEPT. 26/2003
 TRẦN SAN ÂU CƠ

  (tr. 429. 431  Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ/ Trần thị Bông Giấy/  Văn uyển xb, San José 2004.-   tác giả ký tên thật TRẦN NGHI ÂU CƠ.   Sau khi vợ chồng Trần nghi Hoàng +_ Trần  thị Bông Giấy ly dị ,  Trần NGHI Âu Cơ  dùng bút danh TRẦN SAN ÂU CƠ.  ( BT )

  
                                                  con tằm đến thác vẫn còn vương tơ
                                                          văn uyển xuất bản, san josé 2004
           
chữ ký của nữ văn sĩ   trần thị bông giấy.
thế phong nhìn chữ viết TTBG,  phán :
" chử nàng bay bướm quá / số nàng số  đào hoa. cứ như lời thầy dạy/ nàng sẽ khổ tới già."

trần nghi hoàng, hiện sống ở hội an 
- hành nghề  dạy anh văn, và dịch thơ tiếng anh cho bạn văn.
(ảnh: Internet)

                                                      nữ văn sĩ   trần thị bông giấy [1950-    ]
                                                                            (ảnh chụp lại từ  Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ)


                                                     từ trái qua 
                                                                                TRẦN NGHI ÂU CƠ (hàng thứ 3 ) -,cô bé 13 tuổi,   luôn luôn
                                                                                 mang theo  cuốn truyện ( paperback) , tai đeo máy nghe nhạc.
                                                                                                        (ảnh tư liệu TP) 
                                                                                 
                                                   
        vài dòng tiểu sử:

tên thật  : Trần Nghi Âu Cơ
bút danh:  Trần San Âu Cơ
sinh ngày 9-10-1987 tại San José, California
tốt nghiệp ngành Văn chương & Sáng tác & Xuất bản
tại San José University.
hiện tiếp tục học Cao học (Matser) tại Đại học San Francisco.
  
      (theo newvietart.com / france)                                     :

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

cái chết báo trước vỗ về thi sĩ. / thơ mai trung tĩnh / tạp chí trình bày xuân tân hợi, saigon 1971.


         
                              mai trung tĩnh
                               ------------------------------------------------------------------             
                            cái chết báo trước vỗ về thi sĩ


                                                                tạ tỵ  vẽ  mai trung tĩnh
                                                                     (in kèm  trong báo Trình bảy)


Em thấy không
Bây giờ anh thường im lặng
Anh không cười nói như ngày trước
Sớm anh đi, chiều trở lại trong tủi nhục âm thầm

Những bước nặng nề tuổi gì tới viếng
Anh muốn ngủ dài một giấc muôn năm
Chằng còn héo hon dần như thế kỷ

Em thấy không
Chúng ta nổi nênh ngày tháng làm người  sống sót

Đi tìm đất đai dựng chỗ ngủ nhờ
Đất đai hiếm, khó tìm hơn chân lý
Đi tìm thực phẩm hèn mọn nuôi thân
 Chỉ gặp xác người thay vì lúa mọc

Em thấy không
Bây giờ không phận chúng ta biên thành những
                                                        phi trường khổng lồ
Anh nhìn lên toàn phi đạo dọc ngang
Còn chổ nào cho cánh diều tuổi thơ của những 
                                                          đứa em bay bổng

Em thấy không
Bây giờ anh sống thật thản nhiên
Như bà mẹ ngày ngày cho con bú sữa
Như nhưng người em gái  lớn phải lấy chồng
Ai mất ai còn, anh nào có biết
Khi từ sinh gần gũi quá tình nhân
Khi anh sống mà nghe vỗ về bằng cái chết.

                            MAI TRUNG TĨNH
                                              (i.e nguyễn thiệu hùng 1937- 2002 usa.)

                                  ( tr. 87-88-  tạp chí Trình bày số Xuân Tân hợi.)
                                   - tựa chính bài:  'cái chết vỗ về'.)



PROSE POEMS by MAI TRUNG TĨNH
                                                                                         Dai Nam Van Hien Books/ Australia 2014.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

công tử nguyên sa - thơ nguyên sa / tạp chí trình bày, xuân tân hợi 1971

                                                               nguyên sa   
                                                             [i.e. trần bích lan  1932 - 1998  ]
                                            " tự bạch bản thân NGUYÊN LÀ HẠT CÁT, nên lấy  bút danh NGUYÊN SA"
                                                  (theo tư liệu bác sĩ  Lê trung Ngân < bacsingan.vnweblogs.com>





                                                       nguyên sa
                            --------------------------------------------
                             công tử nguyên sa


                  Ta là công tử đời xưa
         Gặp nàng xuống ngựa đứng chờ rất ngoan
               Tay cầm chiếc lọng vua ban
        Vai mang võng tía có nàng nằm trên
               Ta đi giữa phố Sàigòn 
        Với thơ với nhạc với làng mạc quen 
              Với trăng trên áo hoa vàng
        Với chim thần thoại chỗ gần cuối môi 
              Ban mai ở chỗ nàng ngồi
       Buổi chiều bên suối đêm dài dưới chân 
             Chín lần ở dưới gót chân
       Chín con rồng đỏ có hình dáng ta
             Nhẹ nhàng áo gấm hào hoa
       Xin trời biển với chiều tà chút mây,

                            mưa

          Suối cũng như mây
          Cành cây hoa tươi buổi chiều ngọn cỏ
          Trời mưa rồi đó em biết không

           Em biết chưa
           Nàng là nguyên nhân của chân tay rạo rực
           Mưa là nguyên nhân của thân thể bồn chồn
           Mưa ướt tóc tất nhiên ướt vai
           Từ xác thịt co ro
           Trí tưởng hào hứng cất cánh bay
           Kỳ lạ

           Ta nói cho em biết sự thật này
           Sự thật vật lý
           Tình yêu cũng như mưa
           Chưa ngẩng đầu đã ướt

           Đã nói phải nói hết
           Dù chuyện trên núi cao
           Núi có đá rầu rĩ
           Núi có cỏ thì thầm
           Núi có cây khờ khạo
           Thạch động sâu hút và lặng im
           Sáng cũng như đêm
           Mưa ở đây
           Đã đành mưa trên núi

           Em hãy để dưới gối
           Em hãy cài lên tóc
           Em hãy lót vào chân
           Em hãy may thành áo
           Hãy âu yếm và hành hạ
           Hãy chờ đón đuổi bắt xua đẩy
           Trái núi
           Tức là ngọn cỏ
           Hãy âu yếm và hành hạ
           Ngọn cỏ đó
           Chớ ngọn cỏ nào
           Ô hay
           Trời mưa
           Sao chẳng hết

           Mắt có chỗ xoáy
           Đến tận sông
           Tai có chỗ sâu
           Dưới cùng biển
           Vừa tỉnh giấc thuyền đã trôi
           Trong chiêm bao toàn sóng

           Em đã ngủ giấc chiêm bao đó chưa
           Chính là nơi  trú ngụ của mây
           Nhà của mây dĩ nhiên nhà của suối
           Suối nặng chĩu hoa tươi
           Vai bay buổi chiều
           Cỏ xanh đây
           Suối gối đầu lên đây
           Em gối đầu lên đây

           Mưa ướt vai rồi đó.

             thơ NGUYÊN SA
               ( tr. 41-43)


             BÀI TỰA CHO TẬP THƠ KIỂM DUYỆT
             --------------------------------------------                                       nguyên sa



                        chú rể Trần bích Lan & cô dâu Trịnh thúy Nga 
                                                                         (ảnh chụp ở Paris 1955)



                            tạp chí Trình bầy xuân Tân hợi, 1971.
                                                                       in  thơ và tiểu luận Nguyên Sa 

Những năm sáu mươi, 4 chục bài thơ, khi được in ra khổ 14x20,5 sẽ dầy chừng trên 150 trang, tác phẩm trong thư mục của Trình bầy, ghi số 61- sau kịch bản Điệu buồn của Charlie số 60, trước truyện dịch Một kẻ khác, số 62-- đưa lên bộ Thông tin tháng 5/1970; bây giờ đã là năm 1971-- sách ghi trong thư mục thượng dẫn, đã lên tới số 64, vẫn chưa được trả lời.

Nhà nước là một nhân vật buồn cười.  Đó là sự tế nhị. Nhà nước không nỡ nói thẳng cho người làm thơ
biết :

...này thi sĩ thơ của mày nói với tình đối với đồng loại nó, hòa bình, trong mọi trường hợp, đều đáng quý hơn chiến tranh; bài dài này quấn vội chiếc khăn tang cùng kích thước lên đầu người quả phụ, bài ngắn kia gồm tổng số chữ trên một tấm bia, cơn phẫn nộ của hàng triệu người, nỗi buồn bã dưới chữ kia là những ngậm ngùi; ngủ cũng không hết, chết không quên -- thơ như thế làm sao cho in ra được, tao đâu có thích những thứ đó; đứa nào khóc kệ nó, đứa nào buồn mặc xác, đứa chít khăn tang ráng chịu, đứa mất cha mất mẹ, rồi trời sinh voi sinh cỏ có sao; chiến tranh cứ tiếp diễn, càng lâu càng quý; mày hãy lo phận mày, hãy ăn ngày 2 bữa như mọi động vật khác; hãy la cà các quán cà phê văn nghệ để nói xấu sau lưng các người khác mà chẳng cần sờ lên má xem má mình đầy sẹo; hãy bằng lòng và hãy câm mồm.   Thi sĩ dốt nát, thơ của mày, tao cấm đó.  Tao cấm tình yêu.  Cấm hòa bình.  Cấm sự sống.  Nhà nước củng lại không cho in--  không--  bằng sự thỏa thuận đó, nói lên ý nghĩa đừng có nhiều điều mình làm quả thực là những điều không phải; guồng máy đang nắm giữ, không phải là guồng máy tốt, mang lại cơm áo cho người cần đủ dùng hàng ngày, mang lại an ủi cho người cô đơn, hạnh phúc cho người đau khổ...  ( BT cho  in chữ nghiêng.)

                                  ***

Nhà văn Thế Nguyên giục giã từ Tết năm ngoái, tới tháng Năm, tôi mới trao tập thơ cho anh.  Tôi nói: chắc nó không cho đâu -- Thế Nguyên bảo: được được hồi này có vẻ dễ. Đó là khoảng  gần nửa năm sau, khi 100 nhà văn lên tiếng phản đối việc kiểm duyệt sách vở.

Tôi là người dễ vui, dễ buồn; dễ hào hứng, dễ chán nản.  Tôi tin cùng với niềm tin của bạn tôi. Những ngày tháng trước ; tôi hào hứng trước những phản ứng của các nhà văn đối với cơ quan kiểm duyệt của nhà nước.  Tôi nghĩ phải rồi, chúng ta cũng nên viện dẫn hiến pháp ra để phản kháng; hiến pháp xác định kiểm duyệt tư tưởng, tác phẩm dưới mọi hình thức đều bị bãi bỏ, cấm chỉ.  Điều luật xây trên một căn bản thật vững chắc: con người khác động vật chỉ vì nó biết suy nghĩ và sự suy nghĩ đo được cụ thể hóa, biểu lộ ngôn ngữ nói và viết.  Cấm nó viết tức là cấm nó nghĩ, tức là cấm nó là nó, cấm nó làm người. Triết lý sơ đẳng cũng biết những điều đại khái như thế, và hiến pháp hay quá đã biết xác nhận, biết phục hưng tư cách người cho con người và hậu quả hợp lý là cấm chỉ mọi cơ quan trái ngược với căn bản đó.  Ta phải phản đối cơ quan vi hiến là sở kiểm duyệt, đòi hỏi sự châm dứt sự hoạt động của sự kỳ cục đó.

Tôi cũng thấy anh em có lý lắm, khi đưa thêm ra lý do thực tế.  Tại sao bãi bỏ kiểm duyệt cho nhật báo và tạp chí; mà không tổng quát hóa biện pháp đó cho sách vở.  Các nhân vật nhà nước như cụ Mai thọ Truyền, trong buổi ra mắt cuốn Con Voi * nói vớ vẩn. Bãi bỏ kiểm duyệt được, vì báo phất phơ trên bề mặt, sách nguy hiểm hơn nhiều, ăn sâu vào tâm hồn; người đọc sách đọc kỹ, nguy hại khi đó to lớn lắm; bãi bỏ kiểm duyệt không được.  Ơ, ơ!!! Các chức sắc nhà nước ta lạ ghê. Làm như thể người đọc không biết cắt lấy bài báo mà họ thích thù để đọc kỹ; làm như người nào cũng đọc vội tờ báo; rồi xử dụng nó vào những công tác giống nhau -- làm như nhà văn và nhà báo không bình đẳng trước pháp lý.  Người viết văn cũng bị ràng buộc bởi những chế tài như nhà báo.  Cuốn sách viết thấy có hại, hành xử quyền tịch thu và truy tố vẫn nằm trong tay người cầm quyền. Mà tịch thâu sách còn kịch độc hơn tịch thâu báo. Báo bị tịch thâu, chỉ không gửi đi tỉnh được thôi; ờ Sàigòn phát hành cổ động vẫn đầu đều.  Báo tờ nào không phát hành được; đem ra bán kí-lô, lỗ chút đỉnh; nhưng không tàn nhẫn như sách, bởi giấy báo nhà báo được mua giá rẻ, có bông giấy.  Tại sao lại áp dụng 2 hệ thống đơn vị cho 2 sự vật thuộc cùng một loại, là sự vật chữ nghĩa.
---
*    tâp truyện ngắn  của một văn sĩ Ba Lan được Diễm Châu dịch ra việt ngữ - nxb Trình bầy ra mắt sách ở khách sạn Continental, có mời ông Mai thọ Truyền tham dự. BT

Tôi cũng cho là hay lắm, khi một nhà văn viết thư ngỏ cho ông tổng trưởng Thông tin, hoặc, rộng hơn cho chính phủ; để phản kháng, chất chính, lên án, bày tỏ chỗ này những lời bi phẫn, chỗ kia những tiếng chì chiết.  Như thế là phải.  Phải nói cho mạnh, mạnh thế chưa đủ; phải hơn nữa mới mong biểu lộ được một phần cơn phẫn nộ kết tinh bởi bàn tay bóp cổ văn chương.  Nói chì chiết, nói cay độc, nói như dao tưởng phớt qua mà cắt da cắt thịt, đứt ruột đứt gan là tiếp tục đúng cái truyền thống phản kháng của tiền nhân, bằng nội dung cũng như hình thức.

Một lúc, tôi bàn với Diễm Châu *, rằng mình phải đánh cái "võ" đó, bằng một thư ngỏ gửi ông tổng trưởng Thông tin, nhân dịp đầu năm -- đăng trong Trình bầy số Xuân; nhỏ nhẹ và khiêm tốn, thưa với người tục lệ đáng yệu của quê hương chúng tôi như thế-- mỗi năm hết Tết đến, có nợ ai thì trả, có vay ai phải cất tiếng nói lấy một đôi lời.  Cuốn sách người giữ của tôi, những cuốn người giữ của anh em bằng hữu tôi, đòi người cũng chẳng trả, xin cũng chẳng cho -- chúng tôi muốn biết số phận của chúng ra sao. Người để chúng ở đâu.  Có treo lủng lẳng nơi cửa vào cho hoa cúc vàng, trái quất đỏ, thủy tiện từ Hồng- kông mang về, hoa đào từ Đài-bắc gửi tới, thêm hương thêm sắc.  Hay người treo chúng ở trong bếp ùng với lạp xưởng, giò thủ, bánh chưng; để phòng vệ cho những món ăn khác biệt đó khỏi bị kiến ăn, chuột gặm.
---
* Diễm Châu-Phạm văn Rao [1937-2007] khi ấy là thư ký toà soạn Trình bầy. (BT)

Những lúc ngồi vào bàn, gõ tay lóc cóc vào chiếc máy chữ, những ý tưởng khác chợt đến. Tôi chợt nhận thấy bạn hữu và chính mình đã quá lạc quan, đã đanh giá thấp tha nhân, đã nhận định nhầm thực tại trước mặt. (...) 

Chính trị là một động vật được đào luyện như thế. Có lẽ những anh em khi phản kháng, bằng những lý do pháp lý và thực tế, nhằm làm lay chuyển bằng tình cảm thư từ, cũng đủ sáng suốt để thấy rằng hy vọng chẳng bao lăm (...) -- nhưng mình không thể không làm như thế. (...)

Tôi muốn nói : chúng ta nên in những tác phẩm bị cấm ra, dưới hình thức ronéo để cùng nhau đọc chơi.(...) 

Tôi chẳng thể nhầm tưởng rằng tác phẩm, mỗi khi in ra bằng ronéo, 5, 7 chục cuốn, 1, 2 trăm cuốn sẽ là khởi đầu của những cơn địa chấn. Người này đọc thầm vào tai người khác. Bạn hữu chép tay đưa tới cho bạn hữu.  Người yêu ngầm giấu gửi tới người yêu.  Niềm in lặng đó là niềm im lặng của biển cả, làm đứng dậy, làm bước xuống, làm được mặt trời, làm được núi non, làm được hành tinh, làm được thế giới, làm được hạnh phúc. 
  (...)


                                  ***

Buổi tối đã 5 năm  rồi, trong Trung tâm 3 *; Cao thế Dung và tôi ăn phở dưới mưa, với chiếc nồi nhôm thuổng được của nhà bếp.  Chúng tôi bàn về Thế Phong, tôi nói với Dung: nó là thi sĩ.  [Cao thế] Dung chới với, tay bắt lấy những chữ như phao vật vờ, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, tôi giằng lấy tất cả những thứ đó ném ra xa, nó là thi sĩ.  Thơ của người làm thơ mới là nó, những thứ khác chẳng thể là nó.  Sự ghen tuông, ngọn lửa ghê gớm của thi ca nó như thế, nó không chấp nhận sự phụ rẫy, lãnh đạm; và ngay cả những săn sóc chưa tới, những đam mê không chín, những cơn say chưa chìm xuống tận cùng. 


Thế Phong (bên phải)
          (ảnh : Nguyễn quốc Thái [1943-    )

---
* Trần bích Lan bị gọi nhập ngũ,  đầu tiên được đưa tời Trung tâm nhập ngũ Quang Trung; sau chuyển qua trường Võ bị Thủ đức. (BT)

Mỗi lần những cuộc chơi của đời sống lôi kéo tôi, kinh nghiệm ghê gớm về sự hờn giận, sự thiêu đốt tàn phá của lửa lại hiện ra.

Năm 1970 vừa trôi qua, chẳng hạn là những tháng, tôi có liên hệ với báo chí hàng ngày nhiều hơn cả. Thoạt đầu là sự vui anh, vui em. ở đó có Kiều Phong
[Lê tất Điều], có Trần dạ Từ, có Bồ Hòn; đó là chỗ cho ta nhậu, cho ta xì-phé chút đỉnh, la-ve chiều vài chai, rượu mạnh hơn chút ít -- cái môi trường đặc iệt hừng hực những quyến rũ của báo chí với người đã cảnh giác nó, như một cám dỗ khó cưỡng, một nguồn gốc của tội lỗi, vẫn khó tránh.   Viết chới một tí với anh em đi. Ờ thì viết.  Sẵn có cái cậu [Nguyễn]Nhật Duật * này đang nhi nhô, ta làm như một nhân vật kỳ bí từ núi cao nào về -- chỉ cho nó mấy đường gươm, này đây cái anh sư giả vờ Phạm công Thiện đánh bạc bịp trông thật đáng thương; giúp cho nó siêu thoát. Dính vào, dứt ra chẳng được, những bạn hữu từ tờ Độc lập bị đuổi ra đường vất vơ vất vưởng dựng lên tờ Tự Chủ cũng thiểu não; đánh một ván bạc mới Báo Đen, không thể không giúp một tay.  (...)
---
*  loạt bài Hư Trúc [Nguyên Sa] viết trên báo đả kích " bọn sa đích Trần phong Giao, Nguyễn nhật Duật, Sơ dạ Hương[Nguyễn quốc Trụ  ."( chữ : Hư Trúc) -   sau in thành sách ký Nguyên Sa. (BT)


                        Trần phong Giao [ i.e. Trần Tĩnh [1932- 200x)
                                                                           (ảnh: Lê phương Chi/ tạp chí Bách khoa)
  

Thơ có một cuộc đời, là một thế giới, chữ của nó chẳng phải chỉ là dấu chỉ như văn xuôi -- nói khác đi, là sự phủ nhận chính nó, nhưng thế giới đó, sự vật kỳ lạ ấy vẫn có một tương quan mật thiết với những thế giới khác, nó là một thế giới "ký hiệu- sự vật" mà vẫn có một tương quan nào với thế giới của " ký hiệu thuần túy."  Cho nên có thơ nói về tình ái, có thơ nói về chiến tranh, thơ khao khát hòa bình.  Nó có thể làm đứng dậy, làm bước xuống, làm núi nằm, biển dựng, có thể vuốt ve ,khóc lóc, mừng rỡ, lo âu, siêu thoát, dằn vặt; nhưng khuyên nhủ hãy nhắm tới; hay; hãy đừng nhắm tới; đều là giáo điều, đều làm cho thế giới " ký hiệu tồn tại" trong xung đột ngưng lại, chết chóc và sự lấn áp đều từ một phía duy nhất. Một cách đơn giản tôi gọi nó là giáo điều.
   (...) 

Cho nên làm xong tập thơ của 10 năm thì phải in nó ra. Bộ Thông tin không cho in trên nền long ly quy phụng thì in ronéo, như một phân định rõ rệt hoài niệm, về hạnh phúc và chính hạnh phúc, cái thuộc về một nguồn gốc và chính nó và cũng là sự chia sẻ phân định tìm thấy với bằng hữu.  Lưu luyến với hoài niệm hạnh phúc mà bỏ quên chính nó-- và nguồn gốc từ đó nó hiện ra là khởi đầu của phản bội. []

   NGUYÊN SA

      (tr. 117-124tạp chí Trình bầy Xuân Tân hợi 1971.)


     
tạ tỵ vẽ nguyên sa (phiên bản 2)


 thơ nguyên sa

thơ nguyên sa

một bông hồng cho văn nghệ

đông du ký

 hồi ký

một mình một ngựa /nguyên sa 

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

hai phi công văn sĩ tiêu biểu của không lực việt nam cộng hòa... / bái viết: nguyễn mạnh trinh (usa)



   HAI PHI CÔNG VĂN SĨ TIÊU BIỂU
  KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA...

                               bài viết: nguyễn mạnh trinh


 nguyễn mạnh trinh : 
          " Tôi cũng là KQ, nên khi , viết  những trang chữ này cũng cảm thấy hãnh diện của một người được chia sẻ..."  



(...)

Không quân Việt Nam Cộng Hòa có một thời gian ngắn 2 chục năm để thành lập và phát triển không lực.  Trong thời gian ấy, đã có nhiều tác giả và tác phẩm có nét riêng của những cuộc sống nhiều thay đổi; của thời thế lịch sử - và- các nghịch cảnh của từng đời thường mỗi cá nhân.  cái chung bàng bạc trong cái riêng của một nền văn học khai phóng , và tự do; nên phản ánh được một phần nào nỗi niềm của một thế hệ thanh niên trong chiến tranh. 

 Một điều kiện khá lạ : trong các vị tư lệnh không quân; có tới 2 người là nhà văn có tác phẩm biểu trưng được phần nào tinh hoa quân chủng.

Đó là nhà văn Toàn Phong-Nguyễn xuân Vinh và nhà văn Trần văn Minh.


                                  văn sĩ tòan phong  [i.e. nguyễn xuân vinh 1930-       ]
                                         cựu đại tá nguyễn xuân vinh
                                                         tư lệnh Không quân VNCH, từ 2/1958 - 8/1962

                                                                   (ảnh in kèm, bài" Những nhà văn KQ")

Đời phi công là những bức thư  của một phi công gửi cho người yêu, tên là Phượng.   Những bức thư kể lại một cuộc sống vừa lãng mạn, vừa văn chương; chuyên chở được suy tư và ước mơ của một phi công Việt nam thời chiến.  Đọc những trang sách Đời phi công,  không khỏi liên tưởng tới những trang thơ hào hùng [trong] Chinh phụ ngâm; hay những trang sách của Saint Exupéry, qua những không gian bao la, của những chuyến Bay đêm, Hoàng tử Bé  [ Vol de nuit-- Le Petit Prince], của những giấc mơ đi thăm viếng gỉai ngân hà. 

Đời phi công đã ảnh hưởng tới tuổi trẻ thời đó; và hình ảnh những chàng trai phi công; đã là một mơ ước của nhiều người. Đọc Đời phi công, như phiêu lãng với nghiệp dĩ  một đời; mở ra vòng ôm rộng lớn của tổ quốc không gian.

  Tập truyện ngắn này đã được Giải thưởng văn chương năm 1961. [ thời đệ I Cộng hòa/ tổng thống Ngô đình Diệm.]


Trong một bài phỏng vấn, tác giả Đời phi công, đã nói về tác phẩm đầu tay :

"... 'Đời phi công' là một tuyển tập những bức thư của một phi công, viết cho một thiếu nữ.  đang là sinh viên đại học ; để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày bay trên mây gió trời.  Tôi bắt đầu viết vào năm 1959; và,  đăng mỗi tuần một kỳ trên 'nhật báo Tự do', một tờ báo có nhiều độc giả trên toàn quốc - mà giáo sư Phạm việt Tuyền làm chủ nhiệm. 

Giới trẻ hồi đó hay đón đọc, vì ai mơ mộng, cũng có thể tưởng tượng được rằng : sau này trở thành phi công,thì mình cũng có thể là người viết những bức thư tâm tình đầy thi vị như thế này. (...) *
---
*   Nguyễn mạnh Trinh  lược bỏ. (BT)

Nhiều mục đích nêu lên tình người và tình yêu tổ quốc cùng không gian, mà tôi viết.  Nhờ sự phổ biến sâu rộng của cuốn sách này nên giới thanh niên, sinh viên hiểu biết thêm về Không quân Việt nam - và - chúng tôi đã tuyển được nhiều thanh niên ưu tú, để gửi sang theo học  những khoá huấn luyện; bay những phi cơ tối tân của Không quân, hải quân Hoa Kỳ ... "


                                       văn sĩ  trần văn minh  [ 1932-  1997  ]                                                                            cựu trung tướng Trần văn Minh
                                                                 tư lệnh Không lực VNCH- từ 1967 đến 30-4-1975.

                                                                       (ảnh in kèm,  bài "Những nhà văn KQ."


Tác giả những tập truyện ngắn 'Chết non' và 'Trong đục' ở trong nước, và 'Chốn lao xao' ở hải ngoại. Ở phần tiểu sử ở cuối tác phẩm' Chốn lao xao' [ có đoạn: 

"... Tác giả Trần văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội.  Ông viết văn, làm thơ, [bài đăng] trên các tập san không quân,  dưới bút hiệu: Trần Trụ Y-- Trần mộng Thường -- Mđ. [Minh đù] -- Cô Dương ... và có 2 tác phẩm đã xuất bản, với tên thật là Trần văn Minh. Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất  hài hước trong nghịch cảnh: vui, tếu trong gian nan - biểu tượng sức sống trẻ trung của một quân chủng oai hùng, hào hoa- mà chính ông là 'cánh chim đầu đàn'.

Tới những truyện ngắn viết ở trong nước, đến những bài cảm hứng  ngắn viết ở hải ngoại- tác giả Trần văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống; nhưng vẫn là một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai, nhưng vẫn độc đáo, tình nghĩa; nhất là đối với những người đã có chung 'màu cờ sắc áo.' (...) 

Trong Chốn lao xao,  có lần,  ông cựu tướng nhà văn tâm sự:

" ... Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cá lạc hằng ấp ủ của tôi, thì thật đơn sơ; là sẽ đưa 'hường nhan tri kỷ'  về-  lấy lại mái nhà xưa  trong [cư xá không quân] Tân sơn nhất, không có tiếng động phản lực gào rú ngày đêm -- đêm mưa này gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi; 2 đứa nằm  yên lặng trong bóng đêm, nghe tiếng mưa rơi rào rạt rạt rào trên mái ngói; nắng chiều 'tầu tiêu' [tàu lá chuối tiêu] ngoài vườn cũ sau hè ; nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong mưa gió -- để làm gì, tôi không biết nữa.  Chỉ thế thôi !

Có chút xíu thế thôi - mà hỡi ôi !   mười mấy mùa mưa đã về trên trại Phi long, dập vùi tả tơi hoa lá; mà mộng chưa thành; [thì]  đầu bạc, gối mỏi, lưng đã chùn, thân người đã xác xơ ...             ( TRẦN VĂN MINH/  CHỐN LAO XAO. )


                                           'cánh chim đầu đàn'  một thời
                                                                   của Không lực VNCH trò chuyện với tư lệnh Sư đoàn4 KQ ( giữa)
                                                                                             và trung tướng Ngô quang Trưởng.(bìa phải.)
                                          (ảnh  in kèm "Những nhà văn KQ".)

       NGUYỄN  MẠNH TRINH
           ( "Những nhà văn Không quân [VNCH]" )

        ( trích lại,  từ Blog Luân Hoán (USA)


        lời bàn:

tháng 7/ 1967,  đồng hoá vơi cấp bậc trung sĩ, quyết định do bộ Tổng tham mưu QLVNCH- ấy là- từ sự giới thiệu rất tận tình của nguyên trung tá KQ Vũ đức Vinh ( văn sĩ Huy Quang đã qua đời ở Hoa Kỳ.), và bác sĩ  bộ trưởng Chiêu hồi Nguyễn tấn Hồng ( nguyên phụ tá quân y  KQ,  hiện nay ở Canada)  với chuẩn tướng Trần văn Minh, tư lệnh KQ.   Cũng là để  cảm ơn tướng Minh con -   ( vì  VNCH thời ấy có 2 tướng: một; trung Trần văn Minh tốt nghiệp Saint Cyr.-gọi là Minh lớn-  và chuẩn tướng Trần văn Minh được gọi là Minh con; hoặc Minh đù- bởi sau mỗi câu, ông hay đệm tiếng đù.  Và, sau này làm thơ lè phè MINH ĐÙ.

  Khi  tư lệnh KQ đưa tôi tập truyện ngắn CHẾT NON ( in 1965, một  trung úy KQ in, chỉ phổ biến trong Không quân)- tôi gợi ý nếu muốn tái bản-   tôi sẽ đưa tâp truyện ngắn CHẾT NON/  cho anh Phạm quang Nhàn, giám đốc nxb Vàng son  in ấn, phát hành rộng rãi.  Tôi  nhờ hoạ sĩ Tạ Tỵ vẽ bìa, phác họa chân dung tác giả.  Sách ra mắt tác gỉa được trả bản quyền 100.000 Vnđ. ;tư lệnh tac giả ra lệnh cho chánh văn phòng giữ.  Đại tá Ry khoe với tôi, "   Number One đôi lúc cũng kẹt tiền,  tôi gợi ý lấy tờ ngân phiếu ra đổi , thì tư lệnh lắc đầu...")

 Với lương trung sĩ đồng hóa , 1 vợ + 2 con, được lĩnh mười mấy ngàn, không  viết báo ngoài; quả là eo hẹp tài chính-  tôi đành dọn nhà vào ở trong cư xá gia binh,  ở  nhở nhà thượng sĩ Bảng , nhiếp ảnh viên báo Lý tưởng. Ông thượng sĩ già tốt bụng, dành cho một phòng nhỏ.
 ( nguyên căn nhà trệt xưa là nhà tắm , dành cho hạ sĩ quan Không quân Pháp ).  

 1 tết Mậu thân 1968. phi trường TSN bị tấn công, súng nổ rầm rầm như pháo ran,  tiếng phản lực, rú gầm trời  - có lẽ vậy-  một con rắn lớn dài  hớn 1 thước ở dưới cống bò lên, quấn thân quanh giường em bé, con trai tôi đang ngủ. Thằng  trai lớn gọi bố inh ỏi , tôi cuống cuồng , chụp ống thuốc muỗi  Insectiside , xịt lung tung; bỗng dưng con rắn bò xuống đất, quanh phòng.  Tôi hô hoán lên, thượng sĩ Bảng giúp 1 tay,  đánh chết con rắn. 

Một ít lâu sau, bà cụ mẹ thượng sĩ  nói vào nói ra, không muốn chúng tôi ở nhờ nhà của con bà nữa.  Vợ nói nhỏ vào tai chồng, " hay là mình xin ông tướng cấp cho một miếng đất nhỏ gần đấy, để cất tạm cái chòi lá , có chỗ chui ra, chui vào ."  Nghe bùi tai, một lần tướng tư lệnh mời ăn sáng ở Câu lạc bộ 4 phương trời  bên Sư đoàn 5  - tôi  đưa ý kiến do vợ tôi mớm lời. Ông tướng không nói gì, gọi phục vụ đưa ra miếng giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết,"  cấp cho TS Tường 1 căn nhà / ký tên MINH." Tôi đưa mảnh giấy cho thiếu tá Chấn, chánh văn phòng tư lệnh sư đoàn 5 KQ chuyển.    Và, ít lâu sau, tôi được cấp  căn nhà ở dẫy Phi long, dài 8 x 10m. 
 ( của một thượng sĩ già giải ngũ, ông này bảo tôi  chi 50.000 Vnđ tiền tôn lợp mái căn  phụ cơi nới thêm.)  Khi dọn nhà đi, bà cụ mẹ anh Bảng không tin, " nói thì nói vậy thôi,  cô chú cứ ở, bây giờ xin nhà ở trong khu này khó lắm. Nghe nói có cả  1 chồng đơn dầy cộm xin cấp nhà; kể cả các hạ sĩ quan con ông cháu cha,  hoặc có thế lực, mà đã có ai  đã được cấp nhà đâu?  Chú ấy quen ông tư lệnh hẳn có khác người rồi ... ?!". 

 Ở lính được 7 năm ngoài, thì tới đầu năm 1973, lực lượng Hoa Kỳ cuốn cờ rút về  Mỹ-  rồi Trại David dành cho lực lượng quân sự  2 bên trú ngụ - tôi vẫn chưa có y hướng gì là miền Nam sắp mất. Dân chúng ở ngoài chạy tán loạn vào phi trường tìm đường di tản. Vợ của cậu em, con bà cô ruột ở ngoài,  giắt 2 con nhỏ vào cư xá, gặp vợ chồng tôi di tản theo chuyến bay Babylift.     Vợ tôi cuống cuồng hơn , giục tôi , " hay anh lên xin Tướng di tản đi..." Vợ tôi tin chắc như chuyện xin tướng miếng đất làm chòi ở, thì lại được cấp nhà. Và cũng đã  có lần, vợ tôi  được nghe chuyện:  ông Tư lệnh KQ thấy tòa đại sứ Hoa Kỳ ( thời đại sư. E. Bunker) làm khó dễ, không cấp visa cho tôi tham dư International  Writing Program ở Iowa -  mặc dù đã đã 5 lần 7 lượt bác sĩ Paul Engle thúc giục cầm thư  "show it to US Embassy "-  mà tòa đại sứ Hoa Kỳ vẫn từ chối cấp visa cho tôi- còn tiền ăn uống, ăn ở do dại học Iowa đài thọ. 

 Lý do , chỉ vì trong cuốn tuyển thơ WE PROMISE ONE ANOTHER  * ( in mimeographed xuất bản ở Washington D.C. 1971)  do Don Luce, Johen C. Schafer, Jacquelyn Chagnon  sưu tập in một tuyển tập thơ văn phản chiến, chống đối cuộc chiến tranh Hoa Kỳ can thiệp vào Việt nam. Phần đầu đăng thơ các ancien master Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu,  Phan chu Trinh, rồi đăng thơ  miền Bắc :  Hồ chí Minh, Tố Hữu, Xuân Thủy,  Lưu trọng Lư, Tế Hanh... tới  Mặt trận Giải phóng miền Nam : thơ Giang Nam, Thu Bồn,  Cửu Long v.v..  sau cùng  VNCH;  thì  có  thơ Nhất chi Mai,  nhạc Trịnh công Sơn,Phạm thế Mỹ, và bài tho WHAT A SIGHT, 550,000 GI' s  IN VIETNAM,  thơ Thế Phong v.v ...

  Vì lý do đó , Mỹ từ chối không cấp visa .

  Biết vậy, tướng Minh tư lệnh  KQ phán,"   Mỹ không cho anh đi dự hội thảo văn chương; thì tôi cho anh đi làm hạ sĩ quan liên lạc, được không ? . Sang đó, anh muốn đi hội thảo, đi đâu tùy ý...".    Nhưng, khi ấy , tôi +  1 vợ + 5 con, đứa nhỏ nhất mới  chào đời; nhà không có người làm, bên ngọai thì ở Dalat-  tôi  cảm ơn  lòng tốt của tác giả CHẾT NON.

Nghe vợ nói vậy, tôi chỉ ừ ào cho qua,  chứ lên gặp tướng Minh,  để xin di tản thì khó nói quá.   Vợ tôi cằn nhằn, " không qua khỏi 1 tháng 5 năm đâu, người ta đi di tản ào ào, muốn vào phi trường không được; còn mình ở  trong phi trường, dễ đi quá ;  thì lại  ỡm ờ ".

 Sáng 29 tháng 4/1975, tôi chở vợ+ 5 con vào Air Terminal đê tìm cách di tản, thì,  giữa lúc ấy ở đây, phi đạo bị pháo, nhiều chiếc C.123, C.130  trúng pháo kích, khói  bốc ngút ngàn.  Thế là chở nhau ra Tân định, xin ở nhở bà chị vợ ; được ít ngày - gặp  Đàm xuân Cận , anh cho biết có căn nhà 118/12 Trần khắc Chấn bỏ trống, cho ở nhờ.   Cho tới đầu tháng 10/ 1975, nhờ bà chủ bánh cuốn Thanh Trì  ở cho biết: trong hẻm Trần khắc Chân,  có căn nhà trệt, lợp tôn , chủ nhà có 2 căn, nên muốn bán- nếu nhà không có người ở,  thì  Ủy ban quân quân sẽ trưng dụng.  

Đúng dịp đổi tiền lần thứ, 500 đồng VNCH ăn 1 đồng tiền mới, chúng tôi đổi được 175 đồng, vay thêm người bạn, mua được căn nhà hiện đang ở cho tới nay. Thật cảm ơn Nguyễn sỹ Hưng cho mượn 25 đồng tiền Ngân hàng mới. (  cũng đã nghe tin bạn Hưng qua đời ở Mỹ rồi.) 

Cuối 1974,  KQ Nguyễn văn Phát hiện định cư ở Bolsa,  gửi cho tôi đọc một đoạn hồi ký của cựu tướng tư lệnh KQ  Trần văn Minh tự -sự- kể; vào những ngày cuối củng của tháng 4/ 1975- vơ con ông tướng đi trước- còn  ông vẫn  lam việc tại văn phòng tư lệnh. . Một sáng,  cố vấn KQ Mỷ tới  mời ông đi họp, xe díp Mỹ lái, họ không đưa ông vào DAO để họp;  mà  ra bãi  trực thăng, chở thẳng tư lệnh KQ  ra ngoài hạm đội Mỹ.

 Và, tác giả  CHẾT NON tỵ nạn ở Mỹcũng đã đọc HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG xuất bản ở Bolsa -  ông đã gửi 100 usd tặng tôi, qua KQ Phát  ở Bolsa chuyển. 

Sáng nay, đứa con trai út  mời chúng tôi đi ăn phở gà Hương Bình, uống cà phê ở Highland Coffee.   Vợ  tôi nói vợ chống Đỗ Thông,"  Mỹ không cho bố đi dự' International Writing Program' ở Iowa, vì tòa đại sứ Hoa kỳ Saigon không cấp visa- thì ông tướng tư lệnh KQ  hứa cho bố đi làm hạ sĩ quan  liên lạc ở Mỹ, rồi tha hồ đi họp văn chương - nhưng  nhà mình  không người làm, mẹ ở nhà một nách 5 đứa , nên  bố không đi nữa. Tối tối bố bị cấm trại,  sáng về,  giặt 1 chậu lớn  tã lót,  ấy là lúc con mới ra đời đấy!"

Ngụm một hơi Expresso petite trong tách nhỏ bủn xỉn, giá không rẻ, 440 Vnđ( so với Expresso nhõ to đùng của Starbucks,  chỉ phải trả 550 Vnđ  -  tôi ngồi ngay ngắn lại bên cạnh vợ,  để vợ chồng Đỗ Thông chụp vài pô kỷ niệm.

 Thế là đã 40 năm qua rồi, chóng thật! "

  THẾ PHONG
   30 April, 2015.

----
*  "  Thế Phong  is an airman working with the press office of the Vietnamese Air Force.  He spent two years working for the American military in Viet Nam and was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the Government of the Republic of Vietnam's pacification program.  Working closely with the American military in South Viet Nam, he has had an opportunity to observe the effect the presence of GI's has had on Viet Nam society. Many of his poems contain lurid details of the actions of Americans in Việt Nam. Included here are excerpts from a longer poem."

(P. 33-  39  WE PROMISE ONE ANOTHER /    published b The Indochina Mobile Education Ptoject, Washignton D.C. , 1971.)