Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

hai bài thơ hay từ hoài tấn (saigon)

2 bài thơ tháng 7/ từ hoài tấn

                    GIẢ DANH
     thơ từhoàitấn

Trùm đầu bằng sự ngu muội
Ký ức rêu xanh
Hàng ngày tôi hiện diện ở đây
Như kẻ đánh mất hình bóng
    Ở cõi trần
    Sự ám ảnh bất tận
    Là nỗi lắng quên
Như được một lần bày tỏ cùng sự thật
Kẻ ẩn mình ăn năn
     Không còn thời gian cho sự hối lỗi
     Cuộc đời đắm mê ngoài tầm bắn 
                            của quá khứ
Trình bày tôi kẻ giả dối
Đội mũ xéo.


    KHI MÙA THU

Khi mùa thu đi ngang qua lòng dửng dưng
lá vàng rơi  mặc
Ẩn giấu trong tận cùng
Sự thèm thuồng thiếu nữ 
   Ngày nằm ngang khúc đường ray
   Thưởng thức nỗi tàn hơi giờ chập tối
Tung hắt lên trời
Không đội mũ
Đêm trần ai
Bẽ bàng sự giả tạo
   Như lớp vôi trên nét mặt người đàn bà
   Vỡ ra
   Khi mùa thu tới.

 TỪ HOÀI TẤN 
                 <Google/ search/ từ hoài tấn>
-------


 - tên thật Hồ văn Hiến.
 - sinh 1950 ở làng Chuồn, Thừa Thiên/ Huế
 - đã xuất bản nhiều thi tập, mới nhất
  ' ĐI , ĐỨNG...VÀ CHẠY VỚI THỜI GIAN'
  + 'PHỤC HƯNG TÔI & EM'
      (nxb hội Nhà văn, Hà nội 2012)


       


Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

một bài thơ hay thái thăng long (saigon)

blog nguyentrongtao

                                   CÁM ƠN NGƯỜI
               thơ tháithănglong


Người đã cho tôi tình yêu
Người đã cho tôi biết nhớ
Người đã cho tôi nỗi đau năm tháng
                          rập rình
Người đã cho tôi
Yêu quê hương nghèo kiệt xác
Người đã cho tôi
Nhìn vào dối trá, thì tìm ra chân lý

Mộng du ơi! hỡi đất nước đầy vơi
Nước mắt trăm năm
Đọng thành thác đổ

Nỗi đau trăm năm bỏ lỡ
Những cánh rừng xanh,ai chém nát,
                        không mùa

Những đám mây tha hương
Những người tha hương cơ cực
Đôi mắt em đói rách héo hon

Người đã cho tôi
Trái tim biết yêu đầy sức mạnh
Người đã cho tôi,rời xa cám dỗ

Những ban mai tinh khiết đến lạ lùng

Ôi, cơn mưa quê hương dịu ngọt
Ôi, tim yêu đã lọc tâm hồn
Thao thức đêm đêm
bao miền quê ấy

Sóng khóa đảo xa
tổ quốc vô cùng

Người đả cho tôi nhìn và thấy
Bao câm lặng giờ đây bỗng chốc vỡ òa...

Tôi đi như kẻ say
Trời đất trong thơ
Tôi đi, nước mắt ai rơi

Nhìn thiếu nữ tuổi 20 lẫm liệt
Yêu những điều sẽ đến
Chờ và mong dâng hiến cho đời

Bao lạnh nhạt,thờ ơ,không thể 
                         nên người
Người cho tôi tình yêu
Câu thơ đau từ máu .

 THÁI THĂNG LONG
  18-7-2014

----

  *   thái thăng long sinh 1950 tại phủ Tây hồ, Hà nội.
    - tốt nghiệp ngành Ngữ văn, đại học Tổng hợp tp. HCM.
    - từng trưởng chi nhánh nxb Thanh niên  phiá Nam
      đã xuất bản:
    - Hà nội của  tôi   ( nxb hà nội, 1985) 
    - Chiều phủ Tây hồ  ( thơ, nxb Trẻ, tp HCM, 1994)
    - Đồng hành thế kỷ   ( thơ, nxb thanh niên, 2000)
       v.v. ...

    - môt số bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.

       []

           <Blog Nguyễn trọng Tạo>  

       


Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

báo người việt (usa) phỏng vấn về đời làm văn của văn sĩ tài danh nhật tiến.

đinh quang thái phỏng vấn nhật tiến-
báo người việt (usa)

                                     phỏng vấn về đời làm văn
                        của văn sĩ tài danh nhật tiến
                                           đinh quang anh thái thực hiện


 LNV- Nhật Tiến là một tên tuổi lớn trong làng văn Việt nam [từng được giải nhất tiểu thuyết của'Giải thưởng văn chương Toàn quốc (VNCH)'. còn là học sinh ban trung học ở Hà nội, tiếp tục viết, khi vào Nam sau 1954. Ra hải ngoại, ông vẫn in tác phẩm , Nhật Tiến viết nhiều thể loại:  truyện dài, truyện ngắn, kịch,truyện tuổi thơ, và, đã cho xuất bản trên 20 tác phẩm- trong đó, nổi tiếng nhất là' Những người áo trắng, 'Thềm hoang', 'Người kéo màn', Chim hót trong lồng', 'Giấc ngủ chập chờn' ... Một số truyện ngắn của ông đã được dịch sang anh, pháp ngữ. Ở tuổi ngoài 70, ông vẫn tiếp tục với chữ nghĩa, và, vừa hoàn tất 2 cuốn ' Hành trình chữ nghĩa' + ' Nhà giáo một thời nhếch nhác dưới mái trường XHCN'.  Nhân dịp này, ông dành cho báo 'Người Việt' cuộc trò chuyện văn học sau đây 
                                            ĐINH QUANG ANH THÁI 



NGƯỜI VIỆT : - Nhìn lại những bến bờ chữ nghĩa trên 1/2 thế kỷ, ông nghĩ như thế nào ?

 NHẬT TIẾN :- Cũng chẳng khác gì 'vạn nẻo đời thường, những bến bờ chữ nghĩa' - trong tâm khảm tôi, cũng ghi nhiều dấu ấn, lắm lúc chẳng hay ho gì,'vui ít, buồn nhiều ' , ngọt ngào cũng có; nhưng cay đắng nhất, thì luôn luôn ngự trị trong đầu. Tham vọng thì lớn,  mà,  thực hiện chẳng được bao nhiêu. Ây vậy, mà qua một chặng đường dài, đã có đến 60 năm, tôi vẫn không muốn thoát ra, để rồi văn chương vẫn cứ còn vướng mắc, bởi những dằn vặt chữ và nghĩa. 

NGƯỜI VIỆT : - Từ lúc còn là học trò ông đã có nhiều bài đăng trên báo chí Hà nội, bước đầu viết văn [của ông] ra sao ?

NHẬT TIẾN : -  ... từ hồi còn học lớp Nhất trường Lò Vôi (Hà nội), tôi đã có lòng yêu mến văn chương chữ nghĩa.  Có thể nói, ngay từ hồi đầu, tôi đã đọc rất nhiều, đặc biệt là những tác giả thời tiền chiến, như Lê văn Trương, Khái Hưng, Nhất Linh, Trần Tiêu, Nguyên Hồng, Nam Cao, Trương Tửu ... Có lẽ từ đó, khiến tôi nẩy ra ý thích viết văn, và, bắt đầu sinh hoạt trong các bút nhóm học trò.  Một thời gian sau, tôi có truyện ngắn được đăng trên nhật báo 'Giang sơn' ( Hà nộ) - chủ nhiệm: bác sĩ Hoàng cơ Bình).

NGƯỜI VIỆT.-  Những bạn văn cùng thuở thiếu thời của ông, còn bao nhiêu người tiếp tục cầm bút ?

NHẬT TIẾN: -... sau 1954, bạn học sinh chúng tôi, nhiều người cũng di cư vao Nam, và, phải nói rằng :  chính miền Nam sau này, là nơi khiến cho những tinh hoa văn nghệ tiềm ẩn từ thuở còn cắp sách ở trong họ,  được đơm hoa, kết trái.  Tôi có thể kể
 Thế Phong, Huy Sơn,  Nguyễn đình Toàn, Dương vy Long, Song Hồ [qua đời ở Hoa Kỳ], Vũ mai Anh, Hùng Phong -Nguyễn  đức Cầu.  [qua đời sau 1975 ở Long xuyên/ Nam bộ]

NGƯỜI VIỆT: - Riêng cuốn 'Giấc ngủ chập chờn' , ong cho thấy thân phận bèo bọt của người dân trong chiến tranh- trong khi [chính phủ] Hà nội  lên án cuốn này là 'cực kỳ phản động'.  Xin nghe ý kiến ông.

NHẬT TIẾN.- ... cuốn này tôi viết về đời sống dân chúng tại một vùng'xôi đậu', tức là  một vùng không do Quốc gia hay Việt Cộng kiểm soát hoàn toàn.  Vì thế, có nhiều hoạt cảnh ở phía sau cuộc chiến được phơi bày, mà, qua đó, nêu lên được đời sống khắc nghiệt, thân phận đớn đau của dân chúng miền quê trong vùng khói lửa.  Chinh điều này đã làm lộ rõ chiêu bài bịp bợm, giả trá về  'MTGPMN  - là do quần chúng miền Nam nổi dậy chống quân xâm lược Mỹ-  mà [chính quyền Hà nội] rêu rao trên chiến trường quốc tế'. [Cuốn] 'Giấc ngủ chập chờn' [của tôi] bị phê phán rất nặng, sau khi CS chiếm Sài gòn. 

NGƯỜI VIỆT:- Khi ông còn ở trong nước sau 1975, ở hải ngoại đã có bài viết, nói rằng:
'nhà văn Nhật Tiến đeo băng đỏ, dẫn công an đi bắt những người cầm bút miền Nam - sự thật của vấn đề  này thế nào, thưa ông ?'.

NHẬT TIẾN:- ... đây là một sự bịa đặt trắng trợn của một ngòi bút, tự nhận mình nhà văn, bút hiệu Nguyễn thiếu Nhẫn [hải ngoại]- và tôi lấy làm tiếc [bài báo kia] lại được đăng trên tờ báo của một nhà thơ có uy tín, và, vốn là chỗ, được tôi quen biết cả vợ chồng.  Đó là tờ 'Saigon Times' xuất bản ở Los Angeles của nhà thơ thái Tú Hạp [và vợ , Ái Cầm], vào thời điểm 1995- khi chuyện bịa đặt xảy ra, nhiều văn nghệ sĩ còn đang nằm trong tù, tôi làm sao mà cãi [lại]. Nhưng đến nay, năm 2012, tức hơn 20 năm qua rồi, có ai lên tiếng cáo tôi 'đeo băng đỏ, dẫn công an nhân dân đi bắt văn nghệ sĩ đâu' ? Ngoài ra, nếu cần, thì ai cũng thể 'phone' đến hỏi từng người đã ra tù, để tìm hiểu, tuy chẳng có ai xác nhận điều đó đâu.  Lý do ư, rất dễ hiểu, vì chuyện đó là hoàn toàn bịa đặt, bởi một người;  mà, tôi nghĩ là chưa có tư cách cầm bút [đó là Nguyễn thiếu Nhẫn].

NGƯỜI VIỆT: - Sau khi ông vượt thoát khỏi Việt nam đến Mỹ định cư , một bài báo việt ngữ, viết, " ... ông quay về Việt nam  mang theo cả chục ngàn đô-la, để hợp tác xuất bản sách trong nước.  Nhưng, rốt cuộc sách không có, tiến [đô]' mất tăm. Xin nghe ý kiến ông, về bài báo này."

NHẬT TIẾN:-  "... đây là lý do mà tôi trả lời câu hỏi trên, tôi đã nói rằng' khi nhìn nhửng 'bến bờ chữ nghĩa', trong tâm khảm của tôi cũng ghi nhiều dấu ấn. [Thật ra] chẳng hay ho gì.  Ở hải ngoại, tự do tuy là quí, nhưng nó đã bị làm dụng đến độ quái gở.  Ông Nguyễn hữu Nghĩa, chủ bút tờ 'Làng Văn'ở Canada, đã loan tin: tôi [Nhật Tiến] quyên góp được $18,000 của văn nghệ sĩ hải ngoại, đem về nộp cho ông Hoàng lại Giang [trưởng chi nhánh nhà xuất bản Văn học ở tp.HCM] để xin [được] in 'một tuyển tập văn chương hải ngoại'- mà, bài vở trọng tuyển tập này, tôi cũng đem cắt, xén, kiểm duyệt bớt, để làm hài lòng chính quyền CS.  Rồi, cũng vẫn theo ông Nguyễn hữu Nghĩa, thì tuyển tập đã không ra mắt, mà tiền [đô] thì mất tăm.    Sự thực là việc thực hiện tuyển tập này do họa sĩ Khánh Trường chủ trương.  Ông ta thu thập bài vở của 35 văn nghệ sĩ hải ngoại, để, sẽ in vào một tuyển tập văn chương.
( với điều kiện là chính tác giả tự lựa chọn bài của mình, nhà xuất bản không được sửa một chữ nào, khi in ấn).  Ấn phẩm này [dự trù] là $2,000, quyên góp được từ bạn bè, thân hữu; [sẽ được] gửi về Việt nam- chờ khi in xong mới xuất ngân.    Nhưng về sau,  vì 'đám bảo thủ'  trong nước cấm cản sao đó, sách không ra được, [số tiền quyên góp kia] sẽ gửi trả lại  họa sĩ Khánh Trường ( để ông này hồi trả các vị đã góp).  Nhà văn Hoàng lại Giang, trưởng chi nhánh nhà xuất bản Văn học ở tp. HCM)- trên thực tế, [ông này] chưa hề cầm một xu teng nào, trái hẳn chuyện dựng đứng của Nguyễn hữu Nghĩa [ báo 'LàngVăn' ở Canada].

NGƯỜI VIỆT:- ... ông có nghĩ văn chương ta có một cái 'nghiệp' ?

NHẬT TIẾN:- ... thi hào Nguyễn Du từng viết, " Đã mang lấy nghiệp vào thân / cũng đừng trách móc trời gần trời xa. "

NGƯỜI VIỆT :- ..ông có tâm sự nào muốn nói thêm với độc giả [báo] 'Người Việt' 

NHẬT TIẾN: - ... trong số bạn đọc nhật báo' Người Việt' - tôi đoán, cũng có một số vị độc giả của tôi.  Tôi chỉ xin gửi gấm vài lời. Rằng, " trong 60 năm cầm bút, tôi chưa bao giờ thấy hối tiếc về những gì mình đã viết ra-  và, tôi sẽ tiếp tục không làm phụ lòng những độc giả đã yêu mến, đã theo dõi, hay là, đã âm thầm cảm thông với tôi, trong nhiều vấn đề liên quan đến đất nước."

NGƯỜI VIỆT: -  Xin cảm ơn ông dành thời gian cho chúng tôi.  []
      
    ĐINH QUANG ANH THÁI
    <báo 'Người Việt'/ USA >
   - tựa gốc bài : " Nhà văn Nhật Tiến," 60 năm cầm bút, vui ít, buồn nhiều".

-------

   NHẬT TIẾN

Sinh ngày 24 tháng 8 năm 1936 tại Hà nội, trong một gia đình trung lưu, sống ở ngõ Tạm thương.
- họ Bùi.  
- có 2 người theo nghề văn chương : 1) văn sĩ Nhật Tiến [di cư vào nam 1954]-  2)văn sĩ Nhật Tuấn [1942-   ] ở lại Hà nội,sau hiệp định Genève 20-7-1954.  
- thuở nhỏ, ông theo trường tiểu học hàng Vôi, bậc trung học ở trường Chu văn An.(Hà nội).
-   1952, ông bắt đầu viết văn,truyện ngắn đầu tiên'Chiếc nhẫn mặt ngọc' đăng trên Trang Học sinh/ nhật báo Giang sơn ở Hà nội( chủ nhiệm: Hoàng cơ Bình).
- Năm 1954, di cư vào Nam, đầu tiên sống ở Đà lạt, sau về Sài gòn. dạy lý hoá ở trường tư thục Tân thạch ( Bến tre), Trung học Hưng Đạo
 ( Sài Gòn) v.v...
- 1959, chủ trường nhà xuất bản Huyền Trân, in tiểu thuyết đầu tay
'Những người áo trắng' - sau đó, Nhất Linh chọn in một số tiểu thuyết mang logo Đời nay- và, nhà phát hành Nam Cường bỏ tiền in ấn, phát hành, trả nhuận bút.(khoảng 12%, đối với các tác giả:Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo, Tường Hùng, Nhật Tiến vv...;  còn tác phẩm Nhất Linh chủ biên,được trả nhuận bút cao gấp bội, đâu đó 24&.  
- thời điểm cuộc chiến gay go, cuối 1968, Bùi nhật Tiến tình nguyện vào lính Bảo an, phục vụ tại Cục Chính huấn, một hình thức hợp thức hóa tình trạng quân dịch.
- năm 1962, đoạt giải nhất văn chương(tiểu thuyết) của Giải thưởng văn chương Toàn quốc ( Đệ I Cộng Hòa/ Ngô đình Diệm). 
- năm 1971, chủ trương báo'Thiếu nhi, do chủ nhà sách Khai 
Trí (Nguyễn hùng Trương) bỏ vốn,đứng tên chủ nhiệm, phụ trách trị sự, phát hành.
- sau ngày 30-4-1975, vợ chồng Bùi nhật Tiến mở quán cà phê ở ngoài lề đường một thời gian- đến 1979, vượt biên bằng thuyền, một người nữ  bị 'bọn hải tặc Thái lan'làm nhục, trước khi đến bến bờ đất tự do, và được định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1980.
-  ở Mỹ, ông theo học ngành điện toán, trở thành chuyên viên. 
- 1998 nghỉ hưu, hiện cùng gia đình sống ở Santa Ana, California.
- vợ ông, bà Đỗ phương Khanh có viết báo, làm văn [tài tử], đã xuất bản được một tập truyện ngắn.(?)
 - tác giả  khoảng 20 tựa sách, tiểu thuyết,kịch,truyện thiếu nhi.  - tác phẩm Nhật Tiến để đời,có thể kể'Những người áo trắng','Thềm hoang','Chim hót trong lồng' và 'Người kéo màn'.[] 
                        [BT VIẾT THEO MỘT SỐ TƯ LIỆU SƯU TẬP TRÊN MẠNG]
        




Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

tô hoài và 2 người khác, [ nguyễn tuân + nguyễn khải ]- bài viết: đỗ xuân tê (usa)

T.Van & Ban hữu / USA 
July 18, 2014

                                          tô hoài & 2 người khác,
                            [nguyễn tuân + nguyễn khải]
                                                               bài viết: đỗ xuân tê


- tôi[Đỗ xuân Tê] không thuận tình, khi đọc trên Google, "... tác phẩm mang lại một diện mạo mới cho văn chương Việt nam, trong thời văn học hiện đại."-  thì thật là ..."

-  ... và, BA NGƯỜI KHÁC, văn phong có lạ, nhiều chỗ lối lột tả  đi xa với  nét dung dị đời thường, có những đoạn văn tả sự hủ hóa, mà một ông già [như nhà văn Tô Hoài] không còn lửa, để ...

- cả 3 nhà văn họ NGUYỄN: Nguyễn Tuân, Nguyễn  Sen {Tô Hoài], Nguyễn Khải chuyên ngồi'chiếu trên của một thời văn chương minh họa'- đều được trao giải HCM, giải văn chương cao nhất về văn học nghệ thuật
(đợt đầu tiên 1996)- đã không giấu diếm, va, thành thật tỏ lộ với đời là " họ biết ...  ".

- tôi, [Đỗ xuân Tê] say mê tìm đọc [Ba người khác]- và, không bao giờ thấy cũ, đó là tội ác của một thời, vân chưa được nhìn nhận đúng mức , không những nạn nhân của các thủ phạm cao nhất có lới xin lỗi, ấy là, chưa kể của cải, ruộng vườn, một thời chắt chiu của chồng, cha, người thân của họ - vẫn nằm trong tay một số ...



Khi còn là học sinh trung học, trong các  giờ việt văn, tôi thường không nghĩ là : khi tròn thấp thập, tôi vẫn có dịp thấy nhà văn Tô Hoài còn sinh hoạt với hội Nhà văn Hà nội, ở tuổi 94.  Cũng chẳng thể ngờ là ở tuổi 85, ông vẫn còn cho ra đời tác phẩm cuối cùng-  một tác phẩm chỉ dày 250 trang, có cái [tựa] hơi lạ,  Ba người khác - mà bình sinh, khác hẳn lối viết 'lối tư duy', cả về dề tài lẫn bối cảnh sự việc, mà gây ngạc nhiên: vừa nhiều tình cảm kẻ khen, người chỉ trích trong giới phê bình, [cùng] bạn văn tiền bối lẫn hậu sinh.

Nhiều người trong số độc giả, kể cả tôi [ĐXT], một người làm quen với [tác giả] từ tuổi Dế mèn, dù đã di cư vào Nam - nhưng - vẫn ngưỡng mộ văn tài của ông, khi học thuộc lòng nhiều đoạn văn tả chân về loài vật và nếp sống,  để lấy ý+ cách viết cho các bài tập làm văn - mà,  các học sinh ở miền Nam khi ấy, luôn trau dồi để đạt điểm cao cho môn học quan trọng nhất trong chủ đề thi trung học + tú tài.

Thành thật mà nói, Tô Hoài chưa hẳn là bút danh độc đáo, qua những tác phẩm tuổi thơ của ngày ấy, được anh em chúng tôi mê đọc.  Tên tuổi [tác giả] một phần nào mờ nhạt, so với những cao thủ viết văn xuôi, nhóm Tự lực văn đoàn, và, còn tụt hậu, nếu  đem so sánh với những nhà văn thơ lẫy lừng tiền chiến .  Nhưng văn của ông không thể bị loại trừ, ở trong sách giáo khoa + đám học trò chúng tôi mê môn VIỆT VĂN, không thể bỏ qua, hoặc, làm ngơ những tác phẩm đầu [đời] sáng giá nhất của Tô Hoài,
 ở những năm đầu  thập niên 40 : Dế mèn phiêu lưu ký, O Chuột, Quê người, Xóm Giếng ngày xưa, Cỏ dại -   đã được [tái bản] ở mấy năm sau này.

Bẵng đi một thời gian dài, đất nước chia đôi, cuộc chiến triền miên cả nam, lẫn bắc, tôi [ĐXT] mất dấu chân Tô Hoài, và, trớ trêu,  chỉ tình cờ gặp lại [tác giả] trong mấy cái rương sách dành cho tù hình sự , ở các trại giam miền bắc, sau 1975.  [Và], tôi có dịp đọc lại Dế mèn phiêu lưu ký- và ,cũng chẳng còn gì để đọc -  thì phải đọc cả vài cuốn của ông ta viết về vùng Tây bắc, nơi chúng tôi đang sống.   Phải nói là tôi thất vọng, vì, Tô Hoài trước và sau 1945 [đã] khác xa , một trời một vực; Quê ngưới (1941) đến Quê nhà (1981) - tác giả đạt giải văn học cao nhất của miền Bắc - [thì quả thật]Tô Hoài đã là con người khác.

 [Bởi, Tô Hoài] đã chọn con đường đi+ lối viết minh họa, nhằm phục vụ cho Đảng (bản thân là đảng viên từ 1946)-   và, trở thành khuôn mặt thường trực trong ban chấp hành của hội Nhà văn Việt nam
[trung ương] từ bao thập niên , liên tục làm chủ tịch hội Nhà văn Hà nội  [địa phương].  [Tô Hoài] có công viết, khám phá mảng đề tài về miền Tây bắc: đi nhiều, viết khỏe-  và,  được trả công bằng rất nhiều chuyến đi nước ngoài, [gọi là] trao đổi kinh nghiệm giữa nhà văn khối CS thế giới, cùng các nước khối thứ 3.  Người ta biết ông, và tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đây cũng là đặc quyền, và, hình như ông là người đã xuất ngoại nhiều nhất, trong số các nhà văn [của đảng CS] . Chính điều này đã quấn quít chân ông, không thể xa rời, để trở về với một Tô Hoài thời Dế mèn phiêu lưu ký-  đến nỗi, Nguyễn Tuân, bạn văn gìà của ông phải thốt lời , "... mày là thằng đi nhiều, còn tao chỉ là thẳng' đi vờ'. " - thì đủ hiểu chế độ ưu ái [Tô Hoài] như thế nào [rồi].  Cho tới những năm đầu thập niên mới - 10 năm trước ngày về cõi - ông đã [cho] ra mắt một tác phẩm nặng về ký ức của một nhà báo, người trong cuộc, biết nhiều, từng can dự trực tiếp và một số sự kiện thất nhân tâm trong xã hội miền bắc, sau 1954 .  [Đó là] cao trào Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), để trình bày,  như một món quà lại quả, trước khi đi xa -  với cái [tựa] Ba người khác, do nhà xuất bản Đà nẵng in, phát hành.  Dư luận đã bàn nhiều, và, các nhà phê bình đã chăm sóc khá kỹ - người viết [ĐXT] không đi sâu -  nhưng, chính bản thân của một gia đình  từng là nạn nhân của  chính sách bất nhẫn ầy - [ Chính là] Tô Hoài, (chứ không phải PVĐ) đã can đảm [nói lên] qua tư cách  nhân chứng, khơi lại vấn đề, dù đề tài đã cũ, " ai viết người ấy chịu tôi" - nhưng người của Đảng [là Tô Hoài] viết và minh họa, [thì lẽ] tất nhiên có hiệu quả đa chiều.   Riêng về [chính sách] CCRĐ, nhiều nhà văn đã quay lại đề tài này trong thời mở cửa, khi Đảng mở trói cho văn học.  Tôi [ĐXT] say mê tìm đọc[Ba người khác] - và ,không bao giờ thấy cũ, [đó là] một tội ác một thời vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức, không những nạn nhân chưa được các thủ phạm cao nhất có lời xin lỗi,[ấy là] chưa kể nhà cửa, ruộng vườn, một thời chắt chiu của chồng, cha, người thân của họ - vẫn còn nằm trong tay [một số] bần nông.

Cũng cần nói thêm, qua  bộc bạch của Tô Hoài, ông đã thai nghén, viết xong BA NGƯỚI KHÁC, từ năm 1992, nhưng [không được phép cấp phép] - mà, phải chờ tới 13 năm sau,  nhờ nhà [xuất bản Đà nẵng] của ông [Nguyễn] bá Thanh [nguyên bí thư Đà nẵng]- thì tác phẩm [kia] mới được ra mắt.  Tôi [ĐXT] đem điều này bày tỏ, bởi lẽ,  nhà văn [Tô Hòai] ở tuổi 70, cũng là thời mở cửa, mới thực hiện sáng tác [này].   Va, cũng là dịp để dối già, khi trút ra tất cả những điều cần viết đúng với lương tâm, chữ nghĩa người cầm bút [đúng nghĩa].  Cho nên, văn phong có lạ, nhiều chỗ có lối lột tả, đi xa với nét dung dị đời thường. Cụ thể, những đoạn văn [tả sự] hủ hóa, mà, một ông già bình thường, [thì] không còn lửa để viết [như vậy].  Nhưng với tôi [ĐXT] ,thì không thể thuận tình- khi đọc trên Google, có chỗ ghi lại, " tác phẩm mang lại một diện mạo mới cho văn chương Việt nam, trong thời văn học hiện đại". - thì thật là chưa đủ cơ sở cho sự đánh giá chủ quan này .

Quay lại chủ điểm  bài viết này, tôi [ĐXT],  muốn nhân bàn vê Tô Hoài: người  có chiều dài tác nghiệp nhất trong văn học sử Việt nam, bất kể quan niệm chính trị, ở trong nam , hay , ngoài bắc, vào những ngày của đời [tác giả], gần như [là], muốn nhắn [tới] những người hâm mộ, hoặc, chỉ trích [tác giả] , qua  một thông điệp, ' muốn sống yên thân để tồn tại trong một chế độ toàn trị, cách duy nhất là phải phải biết sợ.' Chính [tác giả] cũng biết sợ, và vì vậy, [ nhà văn] tốn tại.  [ Tô Hoài] và  'hai  người khác' những bạn văn cùng thời, tuy tuổi tác cách biệt, là Nguyễn Tuân (1910) , Tô Hoài ( tên thật Nguyễn Sen, 1920),  Nguyễn Khải ( 1930), đều thuộc 'nhóm biết sợ' . Cả 3 nhà văn học họ NGUYỄN :  Nguyễn Tuân,, Nguyễn Sen [Tô Hoài], Nguyễn Khải, 'chuyên ngồi chiếu trên của một thời văn chương minh hoa' - đều được trao giải HCM, giải văn chương cao nhất về văn học nghệ thuật ( đợt đầu tiên 1996) đã không giấu diếm, và, thành thật tỏ lộ với đời là 'họ biết sợ để tồn tại' .

Ba người có lối tò lộ khác nhau.  Tô Hoài thông qua tác phẩm Ba người khác-  Nguyễn Khải dùng chúc thư chính luận Đi tìm cái tôi đã mất-   Nguyễn Tuân  nổi tiếng, khi viết Phở+ các món ăn ngon  chốn Hà thánh, chẳng còn úp mở, nhìn nhận ông ta thích ăn ngon, ngủ yên, và, ... phải biết sợ để[được sống] yên .

Trong 3 tác giả., tôi [ĐXT], tôi đã có bài viết về Nguyễn Khải, phải nói, là người khôn ngoan nhất ,  Tô Hoài thì tròn trịa - [còn] Nguyễn Tuân, người anh cả trong nhóm lại thực dụng, bộc toạc trong hành xử, vì chính ông ta cũng đã có thời bị kiểm điểm, và, phải đi 'thực tế' ở miền núi cùng mấy ông Nhân văn giai phẩm. Sau này, được xét lại,  ông ta  'bỏ ngông, chịu hèn, biết sợ '.  Vốn là tay cao thủ về tùy bút, ông ta hay viết tạp ghi, mà tạp ghi thì nhiều điều cần nói ra, nên, ông ta  cũng hay va vấp, bị đám 'bồi bút'  soi mói, quy chụp về con người có gốc tư sản, không chịu được khổ, thích ăn ngon (mà chẳng được no bao giờ !)

Nay, thì cả 3 ông vang bóng một thời, thảy, đều về cõi cát bụi chân ai, dòng đời một kiếp, bôn ba cho lắm cũng chỉ có một cái TÔI MỘT THỜI, chỉ là CÁI TÔI ĐÃ MẤT, cái TÔI TÌM ĐƯỢC *, thể hiện trong Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân -  trong lúc cuối đời là đáng quí, [nên] được viết chữ hoa. []

  đỗ xuân tê
------
*  chứ hoa của người biên tập. (BT)

              ( T.Van& bạn hữu- July 18, 2014)

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

ý nhi:" viết rất chậm, và, sống còn chậm hơn ..." - blog thi sĩ thanh thảo.

blog thi sĩ thanh thảo

                     nữ thi sĩ ý nhi,
         " viết rất chậm, và, sống còn chậm hơn ..."
                                                bài viết: thanh thảo

Thật hiếm thấy một nhà thơ nữ  nổi tiếng nào ở ta, mà lại điềm đạm, và, không hề biết 'hoắng' như nhà thơ Ý Nhi.   Chị Nhi học trên tôi một lớp, ngay từ khi còn học ở khu  sơ tán Đại từ, Thái nguyên - chị đã có nhiều thơ đăng báo Văn nghệ.  Lúc ấy,  có được một bài thơ đăng báo là rất khó, và, ai chỉ cần có dăm bài thơ đăng báo là đã được biết tên một cách khá rộng rãi rồi.

Ngoài bắc hồi ấy, người ta yêu thơ rất đông. Và, thơ luôn là một trong những chủ đề được cả xã hội thường đề cập, hay bàn tán.  Nếu hồi ấy đã từng có một 'hiện tượng thơ Lý phương Liên ', một nhà thơ nữ vừa xuất hiện trên thi đàn, thì, đã được cả miền bắc biết đến, và, ngưỡng mộ -   thì, nhà thơ Ý Nhi lại thuộc 'típ' lặng lẽ .  Chị đi lên qua từng bài thơ, trưởng thành qua từng tập thơ. Và, cũng nổi tiếng một cách lặng lẽ, hiểu theo nghĩa, không một vụ 'nổi đình đám' nào.  Cứ từ từ như vậy, thơ Ý Nhi lặng lẽ chinh phục người yêu thơ- sau này được yêu mến ở cả 3 miền đất nước.

Là con gái nhà nghiên cứu tuồng nổi danh Hoàng châu Ký, nhưng, không phải nhiều người biết đến 'lý lịch' này của Ý Nhi - vì, chị gần như không bao giờ nói.   Mà,  kỹ thuật 'PR' đều rất xa lạ với Ý Nhi- và, chị tỏ ra vụng về, khi phải nói về bản thân mình.  Đó là điều khiến tôi thấy cảm phục nhất ở chị. Thơ, có lẽ cũng chẳng phải 'PR', hay quảng cáo một cách quá đáng. Vì, cho tới bây giờ, trên khắp thế giới, thơ vẫn chưa nhập được vào kinh tế thị trường. Và, những nhà thơ, dù là nhà thơ lớn, nhà thơ nổi tiếng, vẫn không thể lấy 'tia-ra' [tirage] những quyển sách thơ của mình để làm 'chứng chỉ'. Nếu một nhà văn xuôi tài ba và độc đáo như Salinger-  mà còn chọn cho mình cách sống mai danh ẩn tích, chỉ bình thản viết, chứ không hề muốn quảng danh-  thì, hà cớ gì các nhà thơ lại phài nôn nao lên, vỉ chuyện danh tiếng cá nhân mình ?

Ý Nhi hình như bình thản theo tính cách cá nhân chị, mà,  cũng bình thản , vì nhận được  sự lặng lẽ tồn tại của thơ.  Nhiều lần gặp chị Ý Nhi, tôi rất ít khi nghe chị nói về thơ mình, mà, nói nhiều hơn đến thơ đồng nghiệp, [qua] các thế hệ khác nhau.  Đó cũng là điều, theo tôi,  là rất đáng quý ở chị.  Không thiếu các nhà thơ chỉ chăm chắm chờ cơ hội để nói về ... mình, và, thơ mình.  Không ai lấy làm điều về chuyện đó.  Thơ chị [Ý Nhi]  lại không dao to búa lớn đã đành, mà, không có tình triết lý cao siêu- hay làm bộ cách tân dữ dội.  Vậy mà, thơ ấy vẫn đi vào lòng người, vẫn được nhiều người yêu thích.

Những cuộc hội họp 'hoành tráng' về thơ, đều thấy vắng bóng Ý Nhi (...) -  theo chị nói - mỗi buổi sáng, chị đều chăm chỉ đọc các báo Thanh niên, Tuổi trẻ [tp. HCM] cho chồng, giáo sư Nguyễn Lộc nghe.( bị bệnh, khó khăn tự đọc bao)-  sau đó, chị ... đi chợ, bận công việc [bếp núc].  Phần còn lại của ngày, có lẽ, chị đọc sách,  thảng, làm thơ.  Chị thú nhận là, dạo này viết rất chậm, và sống còn chậm hơn. Nhưng hình như, bây giờ, người ta đang tuyên truyền cho cách sống chậm, và ăn chậm.  Tôi hỏi chị ý Nhi," vậy chị có thấy làm thơ chậm cũng là 'hợp mốt' không "?

 Chị Nhi cưới, " ... nhưng, tôi đâu biết sống'theo mốt'. Tôi chỉ sống vậy thôi ." []

   thanh thảo

       < blog' bich khê, thi sĩ thần linh'>
        - tựa bài tác giả" Ý Nhi... điềm đạm".




Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

một bài thơ hay vũ dy ( đắc lắc)

<vanchuongviet.org>

                             những con voọc không nơi nương trú
                  trên ngọn núi Cưyangsin *
                                  thơ vũ dy

-----
*   một ngọn núi  hùng vĩ thuộc tỉnh Đắc Lắc.  (BT)
                                                         

Trên đỉnh núi tôi chờ lũ voọc buồn  
 đi tìm bạn dưới núi hòng hôn 
 bây giờ ngày tháng dài theo chân núi Cưyangsin 
 buổi chiều sụp đổ 
 đêm tối trên một ngọn núi mênh mang
 chỉ còn tiếng hú vọng từ tôi 
vọng lại tôi

Ta tìm chút gió trên mặt em trống rỗng
   trong ngu ngác mắt voọc trước họng súng kẻ săn 
ngày thổi qua thổi mãi phía rừng thổi  lại
hoa máu vút nở lã bay bay
phiêu về phía biển
ta bỏ bầy đàn rớt lại em, hình hài lũ voọc
ôm vết thương, loài lình trưởng xa rừng bỏ lại
máu óc trong chiều bỏ lại
bỏ cảnh rơi theo

Ẩn phục rừng cũ ngày mưa
buổi chiều vây hãm lá ướt
 đêm cứ đen xanh ngày tôi về tóc bạc
loài mưa núi khóc
những cung đèn chông chênh
rập rình nỗi chết
ta ngu ngơ bầy đàn
hỏa mù không giữa rừng không
đợi người

Có lúc mang hồn lũ leo trèo ma mãnh
cuốn theo những cuộc chiến lãnh địa không khoan nhượng
những chiếc bẫy lửng lơ chờ đợi
treo nghiêng như mắt em dụ dỗ

Đêm chạy theo khúc hú buồn
không nơi nương trú những con voọc ngồi
hoang mang giấu mặt. []

 DƯỚI NÚI  CƯYANGSIN, THÁNG 2/ 2008
 vũ dy

< vanchuongviet.org >
- tựa  chính bài thơ:  " Những con voọc buồn".

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : thế viên + chế vũ - kỳ thứ 38.

nhà văn hậu chiến 1950- 1956-
đại nam văn hiến xb , saigon 1959

                                                            3. thế viên
                                                                         (1935- 1993)

Tên thật Hồ thế Viên, sinh trưởng ở Huế.  Học qua trường Khải Định, khi còn theo học ở ban  trung học, đã có thơ đăng trên tuần bao Đời mới (Sài gòn, chủ nhiệm: Trần văn Ân),  Văn nghệ mới, Thẩm Mỹ, Văn nghệ tiền phong (Sài gòn) . Tờ tuần bào cộng tác về sau này Ở Saigon , lúc đó, ông đã trở thành giao sư trung học ở Phan thiết. . Bài thơ đặc sắc : Ta mua thêm rượu thêm trầu cưới em,  rất trữ tình , có hình tượng  mới, hoặc Bài ca Việt sử,  ca tụng sự tồn vong dân tộc.  Thơ Thế Viên ca tụng thiên nhiên, tình yêu lứa đôi.  Tóm lại,  Thế Viên, tuy chưa xuất bản  thi phẩm *,  nhưng, nhiều bài thơ đăng báo bộc lộ, bản sắc độc đáo thơ trữ tình .  Ông qua đời ở Sài gòn năm 1993
-----
* đã xuất bản nhiều tập thơ : Đau thương, Khuôn mặt của chúng ta, Nỗi buồn của anh v.v.. (TP)

trích thơ 

                                                 CUỐI CÙNG

                              Giữa cuộc sống trần gian đầy hoa bướm 
                             Tôi mê say trong câu hát tiếng cười 
                             Đẹp môi hồng những lứa tuổi hai mươi 
                             Tim son trẻ đời đâm bông trái 
                             Trong những phút thần tiên trao ân ái 
                             Trong những giờ e ngại buổi yêu đương
                             Thời gian qua trong cảnh mộng thiên đường 
                             Tôi réo gọi những muôn hình muôn sắc
                             Của trăng sao, của trời đêm dày đặc
                             Của ban mai của nét mặt hoa niên  
                             Của mùa thu trong giếng mắt u huyền 
                             Của em gái mưới lăm năm tóc xõa
                             Ngày cuối cùng nợ đời tôi phải trả 
                             Chết hình hài nhưng sống ở tâm linh 
                             Của cảnh đẹp trần gian về xứ lạ 
                             Tôi sẽ mua những tiếng cười rộn rã  
                             Của người yêu như dâng cả môi hồng 
                             Và nét u hoài giữa đáy mắt trong
                             Của thiếu nữ khi dâng cả moi hồng  
                             Và nét u hoài giữa đáy mắt trong 
                             Của thiếu nữ khi chờ mong tình ái
                             Tôi sẽ về và mong ngày trở lại  
                             Cuộc đời tròn hoang dại tuổi ban sơ
                             Ôi ! Người con gái bé bỏng tóc buông hờ,
                             Cuối cùng chết, tôi say mê tuổi trẻ.
                                                                     TRÍCH BÁO  VĂN NGHỆ TIỀN PHONG

                                    THẾ VIÊN

                                                               4. chế vũ
                                                                    (1931- 1961)

Tên thật Hồ xuân Tịnh.  Sinh năm 1931 ở Huế, chính quán thành phố Vinh.  Thời kỳ kháng chiến đã hoạt động văn nghệ, vào Nam,  mới xuất bản thơ. Đã cho xuất bản  Hoa tâm tư (thơ,1956) gồm hơn 2 chục bài, hầu như nguồn cảm hứng vay mượn tâm tư người đi trước.  Kỹ thuật chưa có gì đặc sắc, thích dùng từ ngữ sáo, rỗng.  Nguồn cảm hứng cá nhân vị kỷ, nhưng thật ra, cũng chưa thành khẩn nói lên được ý muốn ấy.  Chịu ảnh hưởng, gần như là quá trung thành trong thơ Xuân Diệu, khiến trở nên khờ khạo,   Chẳng hạn, ở bài  Tha thiết, chẳng hạn.   Vế sau, thơ ông có khác đi, đằm thắm giọng thơ của một thi sĩ có tâm hồn thơ, dấu sao vẫn chưa có  thể nói là thuần thục, tiếng thơ chưa bứt lên được để lộ rõ bản sắc.  Trong thi phẩm Hoa tâm tư, có đôi bài hay, chẳng  hạn như bài Em tôi,  rất xúc cảm .

  Phê bình tập thơ đầu tay  của Chế Vũ, Uyên Thao nhận xét có phần xác đáng,"... Thơ anh [Chế Vũ] tỏ ra hứa hẹn một tương lai đẹp đẽ, songđiều kiện để tiến tới là : 'vấn đề chỉnh bị con người', theo quan niệm riêng ấy, chúng tôi hy vọng- và, chắc anh sẽ tự thắng trong những bước đường tới.  Và, tuy chưa hề nghĩ, sẽ viếng (?) cho anh một vòng hoa, chúng tôi vẫn sẵn sàng gửi lời chào mừng anh ở ngày tới.  Riêng trong 'Hoa tâm tư', ngoài hết mọi điểm đã trình bày, tôi muốn nhấn mạnh cùng Chế Vũ"  ...hãy nên quay về với những cảm hứng của mình, hơn là vay mượn ..." (  tạp chí 'Sinh Lực' số 2, ra ngày 3-12- 1956.)

Phan minh Hồng dồn đọng tâm tư trong tập thơ đầu Mùa gia cảm, xét ra ,cùng ý nghĩa với Chế Vũ, ở  tập thơ đầu tay.  Hoa tâm tư của Chế Vũ  phan ánh tâm tư xáo loạn trong tâm hồn,  mà, chưa thể diễn tả được.  Chỉ ít lâu sau,  qua những bài thơ đăng trên báo Tầm nguyên : Đêm không ngủ - tho Chế Vũ đã đạt  được cảm xúc mới , nội dung tiến bộ không ngờ.  Tiếp theo,  những bài  Tìm em ở đâu,  Giá anh không là thi sĩ,   Cho mai sau, - thi ca Chế Vũ nói về tình yêu đôi lứa  thanh xuân , rất chân thành, rung cảm độc đáo, chính thật của tác giả-  như triết học, là engagement en soi .(nhận phận mình). Thái độ ấy thật can đảm,  khi biết rằng muốn đi vào nghiệp thơ có bản sắc riêng, phải bước đi hết lòng,  trong sự mạnh bạo cải tiến.   Chúng tôi bật nhớ tới Panait Istrati, tác gỉả Kyra Kalina, nhà văn nổi tiếng Rumani, có lúc phải ăn rau sà-lách trừ bữa, đi trạc tàu (không tiền mua vé), bỏ gia đình, thân quyến  ở quê nhà, mạo hiểm tới  Paris,   chỉ để học và viết văn.   Khi đã thành danh, cho xuất bản  một tự sự kể Vers l'autre flamme, tác giả vẫn chưa hiểu hết thế nào mới đúng  engagement en soi? ( tự thán, "  thật đau đớn cho tôi để trở thành một văn sĩ tăm tiếng, mà ban đầu tôi rất háo hức !" ). Không biết thi sĩ Chế Vũ có đồng tâm tư với Panait Istrati không, khi tác giả thi phẩm Hoa tâm tư đã thành công,  có  điạ vị  của  một thi sỉ tiếng tăm, lại qua đời rất trẻ, ở tuổi 30 ( độc thân .)  

Bài thơ trích dẫn dưới đây: Tìm em ở đâu, mang một hình tượng mới, chan hòa tình cảm cá nhân hào nhịp cùng nhịp sống mới nhiệm màu.

                                                     TÌM EM Ở ĐÂU?
                                                                        thơ CHẾ VŨ

                                              Anh biết tìm em ở đâu ? 
                                              Chẳng lẽ tìm em trên hết địa cầu 
                                              Ngày đi không chờ đợi
                                              Thao thức tàn canh đêm dài trăng trối 
                                              Lòng thẳm như hố sâu
                                              Tuổi xé ba mươi  
                                              Vẫn chưa một lần phạm tội  
                                              Sao còn bắt anh chờ đợi.
                                              Sao còn bắt em  mắt buồn ngõ tối?
                                              Vẫn biết cuộc đời không bùn lầy lội
                                              Không là đêm ba mươi  
                                              Trăng còn bên kia thế giới 
                                              Nhưng ai có thích đợi chờ
                                              Cuộc đời đi hoang qua muôn ngàn tuổi
                                              Ta sẽ tìm nhau ở đâu ? 
                                              Đời còn chưa hấp hối
                                              Vẫn yêu nhau bạc đầu 
                                              Vẫn đi tìm dẫu suốt đêm sâu .
                                              Tại hôm nay nghe cuộc đời mưa gió 
                                              Nghe mười phương nắng nở 
                                              Tim anh se buốt đợi chờ
                                              Vẫn không hề phẫn nộ 
                                              Vẫn qua đêm dài nín thở 
                                              Đi tìm đôi mắt em
                                              Đi tìm một ánh sao đêm 
                                              Cho cuộc đời vui như hội chợ.
                                              Giờ định tìm em ở đâu?
                                              Đừng bắt tìm em trên suốt địa cầu  
                                              Chân anh từng biết mỏi
                                              Anh sẽ có trọn đời không phạm tội 
                                              Cho lộc trời  rót xuống trần gian 
                                              Anh thích làm người, lòng chan chứa yêu thương
                                                          (TRÍCH  KHÁT VỌNG/  thơ CHÊ VŨ  ( SAIGON 1959)
                                                  C.V.  

                                            thế phong

                                                                            ( kỳ sau: Diên Nghị + Huyền Viêm )

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

hồi ký nguyễn đăng mạnh : tô hoài - kỳ chót.

hồi ký nguyễn đăng mạnh- kỳ chót-
hà nội 2008 ( phổ biến hẹp)

                              tô hoài với quan niệm 
                   con người là con người
                               hồi ký nguyễn đăng mạnh


[Tô Hoài] biết cả chuyện Lưu trọng Lư túng tiền, ăn cắp xe đạp của Chế LanViên đem bán.  Học Phi thì hủ hóa nhiều quá, biết tội, nên xin đi B.  Còn Trần huyền Trân, sở dĩ bị khai trừ, vì lấy vợ là nghệ sĩ, vợ chồng cứ dắt nhau đi lang thang biểu diễn, không sinh hoạt đảng.

 Lê văn Trương thuộc thế hệ đàn anh, nhưng Tô Hoài có tới nhà, nhưng ông ta rất sợ, khi nhìn trên bàn viết của Lê văn Trương có bày cái sọ người.[đầu lâu.]   Lê văn Trương tiêu sài rất hoang phí, bởi viết rất khỏe, nhà xuất bản trả nhiều tiền bán sách, nên thuê 2 tay đàn em, một tên Hiền, tên kia  là [Đặng đình] Hồng viết thuê, ký tên Lê văn Trương.  Tô Hoài không thích [con người] Lê văn Trương, nhưng lại thích nhân vật người hùng của Lê văn Trương. Triết lý sức mạnh của Lê văn Trương, là do Trương đọc bản dịch tác phầm Nietzsche, do Phạm ngọc Khuê và Trương Tửu [ nhóm Hàn Thuyên].

Về vụ Nhân văn - giai phẩm, thế mà không phải ai cũng biết rõ.   Tô Hoài thì nắm được từ gốc đến ngọn.  Theo Tô Hoài, đó thực chất là một vụ án chính trị, nhưng vì quàng vào một số nhà văn, nên, người ta cứ tưởng là một vụ án văn chương.  Nhân sai lầm của cải cách ruộng đất, và, ta chuẩn bị cải tạo tư  sản ở Hà nội- có 2 [người Pháp] -  một là Dudley, tổng giám  mục nhà thờ  địa phận Hà nội,  người kia là một ùy viên văn hóa sứ quán Pháp, tên Durand Fischer [đứng sau] xúi giục mấy ông trong đảng Xã hội; Hoàng văn Đức, Đỗ đức Dục, Vũ đình Hòe đòi  Đảng đối xử ngang bằng đảng Lao động [CS.] Tùy viên văn hóa Pháp Fischer liên hệ với Nguyễn hữu Đang, Thụy An-Hoàng Dân, Minh Đức- Trần thiếu Bảo. Lúc này, tư nhân ra báo không cần xin phép [hồi ấy, ta theo chế độ của Pháp] , sau đó, ta cho bắt 3 người  dính líu tới Pháp: Nguyễn hữu Đang, Thụy An- Hoàng Dân, Minh Đức- Trần thiếu Bảo . Còn 2 người Pháp bị trục xuất khỏi Việt nam, chỉ sau 1 tuần lễ.   Còn Hoàng văn Đức, Đỗ đức Dục, Vũ đình Hòe thì lặng lẽ ' cho thôi giữ chức thứ trưởng'.  Chuyện có thế thôi, có thể tổng kết rõ ràng, nhưng chẳng ai làm cả.  bây giờ sửa sai, thì lặng lẽ kết nạp lại vào hội Nhà văn và tặng giải thưởng Nhà nước cho mấy ông Lê Đạt, Trần dần, Hoàng Càm... Cho nên, vụ án vẫn mù mờ, khiến cho nhiều người chưa hiểu rõ.

Tổng chỉ huy chống Nhân văn-giai phẩm là  Hoàng văn Hoan, và, Tố Hữu chỉ là người thừa hành.

Ta có một trại giam tủ chính trị ở Quảng bạ [Hà giang], có người bị giam suốt đời ở đó, như Chu bá Phượng.  Riêng Nguyễn hữu Đang  thì bị giam 15 năm, khi ra tù, phụ cấp cho 4o đồng/ tháng. Nguyễn hữu Đang ra tù không hề biết có cuộc chiến tranh chống Mỹ và sự kiện giải phóng miền Nam 30-4-1975.

Tô Hoài đúng là người cái gì cũng biết.  Mà toàn thiên về phí mặt trái cuộc đời, mặt trái của người đời. Nhưng, hiểu biết tỉ mỉ, thóc mách như thế, ong ta cứ nhẩn nha, đêu đều kể lại với tôi.  Có lẽ, vì ông  ta thấy tôi khoái những chuyện ấy, và, ông ta cũng thích kể cho nghe những chuyện ấy. Vậy là đã rõ.  Tôi bèn viết bài Tô Hoài với quan niệm con người là con người .  Tôi cho rằng tư tưởng chi phối mọi tác phẩm của Tô Hoài là thế.  Nghĩa là, trên đời này, chẳng có ai là thần thánh gì hết.  Cho nên, Tô Hoài có cảm hứng đặc biệt viết về đời thường, người thường, chuyện  thường, cứ đều đều một giọng văn sành sỏi, lọc lõi- có thể che giấu một nụ cười tinh quái, có phần khinh bạc.  Tô Hoài có lúc còn chủ trương viết những chuyện chẳng cần có chuyện,  càng nhạt càng hay .  Có lần, ông nói với tôi: như vậy là tự thấy là một thuyết kì quặc của mình, ông ta từng nghĩ như thế đó. Có thể mỹ hoc của Tô Hoài là như vậy
chăng ?

Tất nhiên trong thời chiến tranh, ông ta  không phải theo khuôn theo xu hướng chung của nền văn học cả nước, nghĩ là phục vụ chính trị, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng.  Nhưng ngay trong thời ấy, đôi khi ông ta cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh 'người thường', ở những nhân vật rất anh hùng. Như một nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm [của Tô Hoài] chẳng hạn.  Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt.  Thậm chí, dân Hà đông còn kéo đến phản đối tác giả, cho ông đã bôi nhọ người cùng quê.

Còn những tác phẩm, như Truyện Tây bắc, Tuổi trẻ Hoàng văn Thụ. Kim, Đồng, Vũ a Dính, Miền Tây, thì đúng là  chuyện anh hùng.  Nhưng ông ta tự đánh giá: chỉ có những trang tả cảnh núi là đáng kể, ngoài ra, không có gì đặc sắc.  cảnh chiến đấu viết không bằng cảnh phong tục. Nhưng, truyện của Tô Hoài viết từ sau 1975, nhất là từ sau 1986 mới thực sự là Tô Hoài : Chiều chiều- Cát bụi chân ai-  Ba người khác-  Giấc mơ ông thợ dìu...- chuyện đời thường, người thường nổi trội  hẳn lên.  Nhưng thường mà vẫn lạ,  mới là văn Tô Hoài.  Phát hiện những cái lạ trong những chuyện vặt vãnh đời thường, chính là chỗ sắc sảo, lọc lõi, tinh quái của ông ta.   Vì thế, tôi gọi Tô Hoài là nhà văn của chuyện đời thường.

 (...) - tạm lược 21 dòng. BT.

Vế mặt học, thì Tô Hoài rất chịu khó.  Cái [vốn] học ở nhà trường không nhiều, nên ông ta  phải cố gắng tự học. Ông ta học tiếng Pháp [từ thày dạy] là [nhà văn] Nam Cao , nhờ bà dì , tên Phượng cùng dạy ở trường tiểu học tư thục  Công Thanh giới thiệu  với Nam  Cao . Bà Phượng là nguyên mẫu nhân vật Oanh trong Sống mòn, giới thiệu Nam cao dạy tiếng Pháp cho Tô Hoài...

Hồi Pháp thuộc,  đọc [sách] ở thư viện lớn ở phố Tràng  Thi, thì phải có bằng thành chung (diplôme)- mà, Tô Hoài chỉ mới học hết cấp tiểu học.bèn  đến nhà Vũ ngọc Phan, nhờ giới thiệu với thư viện trung ương ở Tràng Thi.  Nhưng Vũ ngọc Phan có một biệt thự ở Thái hà ấp, ông Phan cho phép Tô Hoài đến thư viện riêng để đọc, và ông Phan hướng dẫn thêm cho.  Nhà của Vũ ngọc Phan cũng gần nhà cụ  Lê Dư, biệt hiệu Sở Cuồng, bố vợ ông Phan. Mấy chị em: Hằng Phương, Hằng Huấn, Hằng Phấn *, cọn cụ Lê Dư rất đẹp gái . các cô [tiểu thư] thường ngồi xe nhà đi học, bao nhiêu cậu trai bám theo.   ' [Thi sĩ] Đinh Hùng ghen với Tô Hoài, về cái số may mắn ấy, thật ra, lúc đó Tô Hoài chỉ là một cậu trai nhà quê, mặc áo the thâm, đi guốc mộc, thì liệu có 'ăn thua gì với [gia đình quí tộc] kia! ...
----
* Hằng Phương là vợ Vũ ngọc Phan, còn một cô lấy Hoàng văn Chí [Mạc Đình,  người sưu sọạn 'Trăm hoa đua nở ...'], một cô khác làm vợ tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Khu Tư. BT 

 Tô Hoài rất chịu khó đọc tác phẩm các nhà văn khác, đọc cả sách lý luận phê bình... đọc từ Phan cự Đệ,  Hà minh Đức, Nguyễn đăng Mạnh đến Phong Lê, Trần hữu Tá, lại đọc cả Văn Giá [ 1959-     ],
 có lời nhận xét hẳn hoi.

(...) - tạm lược khoảng 20 dòng. BT.

Tô Hoài chủ trương chỉ viết về cái gì đích thân mình mình có sống, xó quan sát được, viết bằng [kinh nghiệm] thực tế và tình cảm riêng mình, không thích viết những cái chỉ nghe người khác kể lại.  Một đầu óc rất tỉnh táo, chỉ tin ở sự thể nghiệm của bản thân.  Ông ta đi làm cải cách ruộng đất tới 4 lượt, từng là đội phó phụ trách tòa án [nhân dân]. Vậy mà, ông ta kết luận tr1i với đường lối giai cấp của Đảng, ở nông thôn, " Cơ sở cái cách trước 1945 phải là trung nông trở lên, chứ dựa vào bần ố nông, nó đói, nó bán 'cách mạng' ngay ". 

Viết văn, Tô Hoài không băn khoăn vể chuyện thể loại, chỉ cốt nói được rõ ràng ý định của mình.   Nhưng, tôi thấy, dù,  viết tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, hoặc viết về đề tài gì , tác phẩm của ông ta cũng có tính chất hồi ký, tự truyện- hình như ông ta có thói quen, có thể gọi là tư duy - hồi cố hay cảm hứng hồi tưởng.  Tô Hoài nói : ông tán thành quan niệm quan niệm của André Maurois, rằng sự thật của quá khứ khi hồi tưởng lại không tách biệt với cái hiện tại - quá khứ, hiện tại lẫn vào nhau  như là đồng hiện vậy. Tôi đọc bài ký Ông già ở Agra, thấy đúng như thế. Tôi rất thích tác phẩm này của ông ta. ( Andre Maurois đề tựa cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, có câu " Sự cặp đôi cảm giác hiện tại với kỉ niệm sống lại, đối với thời gian, cũng chính là kính hội tụ đối với không gian".)

Tô Hoài cho viết truyện, thì phải lấy nhân vật làm gốc.  Chữa văn là chữa nhân vật. Thừa hay thiếu  cũng là từ nhân vật. Ông ta tán thành kinh nghiệm Fadéev," Viết một câu, rồi câu thứ 2, thứ 3, cũng đều đều như câu đầu tiên, tức là tuột dần vào một thứ tẻ nhạt khó chịu.  Phải tránh đặt câu giống nhau, phải làm sao cho câu văn nổi bắp, nổi gân lên.'. Phải viết sao cho người ta đọc văn mình, đọc đi đọc lại, vẫn thấy hay.  Có truyện đọc lần đầu thấy hay, đọc lại không thấy hay nữa.  vẫn phải đọc đi đọc lại, phải thử đi thử lại mới đáng tin...".

Tô Hoài đi nhiều, xê dịch còn hơn cả Nguyễn Tuân.  Trước cách mạng tháng 8, ông ta đã đi khắp bắc, trung, nam. Vừa đi, vừa viết, bài gửi về cho nhà xuất bản Tân dân , và nhận được nhuận bút qua đường bưu điện.  Ông ta cho biết, truyện Trăng thề viết ở Dầu Tiếng [Nam  bộ] (...) - lược 5 dòng .BT) Tô Hoài có một trí nhớ tuyệt vời , ông ta lên Đà lạt viết Chiều chiều, không đem theo một tài liệu nào hết. Viết xong, về nhà mới kiểm tra lại tư liệu.

 (...)- tạm lược 6 dòng. BT)

Tô Hoài quê làng Cát động, huyện Thanh oai-  nhưng sinh ra ở Nghĩa đô, mãi tới năm 20 tuổi mới về quê nội.   Mà cũng chỉ thỉnh thoảng thôi.  Ông thân sinh bỏ đi sài gòn biền biệt, từ khi ông ta còn nhỏ. Nhà có khung cửi, ông ta cũng biết dệt-  bởi, Nghĩa đô có nghề dệt lĩnh, dệt lụa, làm giấy. ông ta lớn lên trong cảnh tàn tạ của làng quê.  Nghề dệt, nghề giấy đều lụi tàn.  Năm đói Ất dậu (1945), người chết la liệt, ở nội thành được phát 'bông'  mua gạo.  Nghĩa đô thuộc ngoại thành, người ta chỉ phát bông mua gạo tới Thụy Khuê thôi.

Đấy, quê hương, nơi đi về của kí ức Tô Hoài là như thế.  Cho nên, truyện của Tô Hoài nói chung là buồn. Chuyện nhà cửa, làng xóm đều buồn. Toàn kí ức buồn, mà lại, kí ức tuổi thơ bao giờ cũng buồn sâu đậm, lại lâu bền nhất.  Bản thân ít được học. lang thang, lêu lổng, bắt chim, đúc dế. Lớn lên, có thời gian  làm ' anh bán hàng cho hiệu giầy Bata', mỗi tháng đâu được 5, 6 đồng.  May mà có nghề làm văn, làm báo, cái nghề không cần vốn liếng gì, cũng chẳng cần bằng cấp để bám vào. * Nhưng, cũng như  Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Trần huyền Trân ... Tô Hoài thuộc loại nhà văn lăn lộn với đời.  Có thể nói, 'rất bụi', khác hẳn với cánh viết văn, làm báo sang trọng như Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ ngọc Phan, Nguyễn lương Ngọc, hay có trí thức như Nguyễn Tuân, Đoàn phú Tứ, Thạch Lam, Hoài Thanh ..., hoặc, ăn lương viên chức, lương giáo học như Nguyễn công Hoan, Bùi Hiển ...
---
 * trong một tự sự kể của Tô Hoài cho biết ,ông ta và nhà văn Doãn quốc Sỹ bắt đầu viết văn cùng một thời, ở làng Hạ yên quyết (ngoại thành Hà nội). Hồi ấy, vẫn theo Tô Hoài, ' anh ta viết một truyện ngắn vể cô con gái Tú Mỡ , ký bút danh Dương quan San.' Sau này, cô gái lớn của Tú Mỡ, được gả cho nhà văn Doãn quốc Sỹ ( 1923-   , hiện định cư ờ California. ) BT.  

Thời trước, loại làm văn, viết báo như thế, xã hội viên chức nền nếp, sạch sẽ- thường ra rất khinh bỉ[ lọai viết văn làm báo ' bụi bặm' như Tô Hoài ...] cho là lọai vô học, vô nghệ nghiệp... Nhưng, cuộc sống như thế, lại là  cái vốn liếng độc đáo của họ, mà , các cây bút kia không thể có được.

Tô Hoài là nhà văn của đời thường, chuyện thường, và, ông ta cũng thích sống như người thường. Mình là cái gì mà cao đạo !  Mà cần gì phải cao đạo ! Cho nên,  đời cho hưởng cái gì, hưởng cái đó, không chê - chắc ông ta nghĩ thế.  Về mặt này, ông cũng chẳng giấu tôi điều gì . Vả, tôi cũng tránh thủ hỏi, ông ta [trả lời] một cách thoải mái:

- gái H'Mông thế nào ?
- Anh đã biết 'mùi đầm' bao giờ chưa ?
 - Hồi cải cách ruộng đất, cán bô hủ hóa thoải mái. Anh thì sao ?
- Nguyễn Khải cho tôi biết, anh có chuyện với L.M. Có đúng không ?
Tô Hoài trả lời rất thoải mái:
- gái H'Mông nguy hiểm lắm ! Nó ngủ với cán bộ, hôm sau đi khoe cả làng, cả bản.  Nhiều anh bị kỷ luật, có anh bị xử bắn vì chuyện ấy.
- tây đần, nó quần nhau, đùa nhau rất mệt. ta không chịu nổi. Lính tập, bồi bếp ở bên tây, dính với đầm, sợ lắm !
 Tôi có lần sang Rumani, có một cô phục vụ đòi hỏi ghê quá. Mình phải xin giấy chu71nbg nhận huyết áp cao mới thoát được.
 Hồi cải cách ruộng đất ấy," có ! có "!
 - Chuyện ấy ,sao Nguyễn Khải nó biết được nhỉ ?  - tay N.D. chồng L.M. có lần mắng vợ, " Đi mà ở với thằng Tô Hoài !". 

Tô Hoài rất thích bia, rượu.  Thỉnh thoảng, tôi đến tìm ông ta, rồi rủ  nhau đi uống bia.  Ông ta yếu bụng, nên  cũng hy uống rượu mạnh. Ly rượu mạnh, Tô Hoài tu một hơi cạn ly. Nay,  nhà văn đã cao tuổi, sức khỏa xem chừng xuống, lại bị tiểu đường, thời kỳ 2. Huyết áp không ổn định, lại còn bị gút.
Tô Hoài là một pho từ điển sống về nhà văn, về đới sống muôn mặt, về kinh nghiệm viết văn. ông ta là một kho chữ nghĩa..., người như thế bấy giờ là của hiếm !

Một, trong những may mắn của đời tôi [Nguyễn đăng Mạnh] là được tra cứu cuồn từ điển Tô Hoài. Không biết đến bao giờ, mới khai thác hết được mà, ông thì tuổi đã cao. [Còn] tôi,[thì] tuổi, cũng đã cao ...

  nguyễn đăng mạnh

         ( sđd :  tr. 233 - 240)

  ---------------
        NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

  - sinh 1930 ở Nam định (Bắc bộ), nhà giáo, 
  giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học.
  -  thiếu thời học ở trường Chu văn An 
  ( Hà nội.)
  - CMT8 bùng nổ,trường sơ tán lên Phú thọ,sau
   bị giải tán.
  - lên Tuyên quang theo học trường Sư phạm.
  - giáo sư khoa Ngữ văn trường đại hoc Sư phạm
  Hà nội. 
  - hiện sống tại tp.HCM.

  - càng  nổi tiếng hơn, ấy là năm 2008, khi cho
  phổ biến hẹp tâp hồi ký [Hồi ký Nguyễn đăng Mạnh]
  - báo chí,truyền thông trong,ngoài nước - có nhiều
  bài phê phán [báo chí lề phải] -khen it,phản bác
  nhiều hơn.
        theo WIKIPEDIA tiếng việt.