Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CHÍNH TRONG "Sàigòn-hiện-tại phe-thắng cuộc " CHỢT TÌM RA ĐƯỢC " một Sàigòn rất riêng.thuở ngày xưa" / TRẦN THỊ BÔNG GIẤY -- trích ' Viết cho người đã chết" / Văn uyển xb , San Jose 2017.

CHÍNH TRONG  " Sàigòn-hiện-tại ... tìm ra được " MỘT SÀIGÒN  RẤT RIÊNG ..." 
                                       TRẦN THỊ BÔNG GIẤY



- tác giả " Gái Hà Nội Khóc Ai? / Văn Thanh "  ( thuộc lớp đàn em của Trần Dần, Phùng Quán ..., Nguyễn Hữu Đang  )  vựợt biên sang Mỹ từ 1980, hiện định cư ở San  Francisco ...

- Văn Thanh vẫn bị vướng cái máu Bắc Kỳ, coi thường phụ nữ , nhìn Trần Thị Bông Giấy [TTBG] " rất thấp",  so với các tên tuổi cỡ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê ...

_... trong giới nhà văn nữ, đáng so sánh với Trần Thị Bông Giấy [ TTBG] bên Mỹ chỉ có mi Dương Thu  Hương bên Tây, ngoài ra vưt đi hết ! -- lời Văn Thanh . 

- ...


(...)

Hôm thứ bảy, June 3/ 2017  vừa qua, trước lúc giã từ San Jose để đi San Francisco  đáp chuyến bay về Sàigòn khuya hôm ấy, Thu  Vân [ TV] viết vội cái e-mail cho anh Văn Thanh, mời ra phi trường uống café.  (nhà của anh Văn Thanh ở San Francisco) . Chỉ mời mà không hy vọng gặp, nào dè "ảnh" đến thật. Anh em ngồi trò chuyện rất lâu trong lúc chờ giờ hành lý kiểm tra, trước khi lên máy bay .


TV xin nói rõ một chút về anh Văn Thanh, tác giả cuốn' Gái Hà Nội Khóc Ai?' , xuất bản năm 1994.
 ( thêm cuốn nữa mà TV không nhớ rõ cái đề tựa) .

Anh là nhà văn xuất thân từ Hà Nội, lớn hơn TV gần một chục tuổi,(*) thuộc lớp đàn em của các thi sĩ Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang  ở miền Bắc.  Vượt biên sang Mỹ, định cư tại San Francisco từ cuối thập niên 1980.
----
(*) -  sinh vào khoảng năm  1940 . (BT) 

Thời gian giao tiếp với tờ ' Văn Uyển'  đầu năm 1991, Văn Thanh vẫn bị vướng cái máu Bắc Kỳ coi thường phụ nữ, nên nhìn Trần Thị Bông Giấy[ TTBG] " rất thấp"  so với các tện tuổi cỡ Phạm Duy,
Mai Thảo, Du Tử Lê hoặc TNH. [ Trần Nghi Hoàng].

20 năm trôi đi, đá vàng đã tỏ, biết ngựa hay ngựa ở những bước chạy đường dài đường ngắn, Văn Thanh đâm quay lại " trở thành người bạn tâm đắc chữ nghĩa của TV !" 

Dù vậy, điều nói  trên hỉ là trong lãnh vực văn chương, chứ ngoài ra, Văn Thanh đúng là người bạn rất có lòng của TV trên nhiều mặt thực tế đồi sống.  Anh hay nói : " Vơi BG và Âu Cơ, bất cứ cái gì tôi có thể làm cho thì sẽ làm ngay không tiếc . "

Anh chuyên nghề điện lạnh.  Vậy là, hễ nghe TV báo qua e-mail cái tủ lạnh không đông đá, cái máy giặt lắc kêu ồn quá, tức thì Văn Thanh hay xe ngay từ San Francisco xuống San Jose, chữa tủ lạnh hay kiểm tra máy giặt cho TV !

TV tri ân tình bạn ở những cái nhỏ nhoi như vậy.

Ngoài ra ,Văn Thanh lại là tay phê bình văn chương có trình độ.  Thuở còn nhìn TV " thấp hơn"  các đại gia văn nghệ, Văn Thanh vẫn đã có cái nhìn trung thực về 2 tập ' Một Truyện Dài Không Có Tên " .

Anh vốn tánh lành.  Nhiều lần " bị" TV " sát xà phòng vào mặt" trong các cuộc  chuyện trò chữ nghĩa, anh không hề giận  ;lại cũng là " nhà văn duy nhất" còn liên lạc vời TV trong số nhiều " nhân vật"  từng hiện hữu trên cái sân khấu " Một Truyện Dài Không Có Tên"  đầu thập niên 1990.

Mọi bài viết của TV, Văn Thanh đọc rất kỹ, xong mổ ra từng chữ, phô bày tường tận điểm hay điểm dở.  Có người bạn văn chương như thế quả là thú vị ! ( không " lừng khừng, cực kỳ hà tiện lời lẽ" như Uyên Thao đã đối với chữ nghĩa  TTBG đâu !) .

Thành ra cái gì Văn Thanh góp ý, TV thấy giống như chính mình đã nghĩ, nên rất lắng nghe trân trọng .


Trở lại buổi chiều ở San Francisco.

Bất ngờ nghe Văn Thanh nói:
- Tôi đọc đi đọc lại những gì BG viết, ngẫm được một chuyện, sẽ có hôm nào xuống thăm BG để nói ra nhận xét ấy .  Không ngờ nhận e-mail báo tin về VN nên hay đến ngay .

-Ý anh muốn nói gì?
- BG giàu hơn tất cả mọi nhà văn nam nữ khác, kể từ trong nước ra đến ngoài hải ngoại.

Nhìn cái vẻ ngẩn ngơ không hiểu của TV, Văn Thanh giải thích:
-Chữ giàu tôi muốn nói là ở điểm, BG trải nghiệm đầy đủ MỌI kinh nghiệm sống trên nhiều phía đúng mà ở những nhà văn khác may ra chỉ được có MỘT.
TV lắc đầu:
- Hoàn toàn không hiểu.  Sao dân Bắc Kỳ anh nào cũng nói năng tối nghĩa?

Văn Thanh gật đầu:
-Này nhé. Ngòi viết BG được hỗ trợ bởi rất nhiều ưu điểm, thứ nhất là âm nhạc.
Anh thêm:
-Mà là loại âm nhạc kinh điển cao cấp nữa chứ.
Với điều này Văn Thanh kể:
-Bữa nọ nhờ BG dẫn giải cho biết lai lịch và âm điệu bản Chanson de Slolveig của Grieg mà tôi đem ra phô trương với Trần Nhật Hiền -- Hiền sợ quá kêu lên ; " Trình độ âm nhạc của anh Văn Thanh thuộc hàng cao cấp chứ đâu phải giỡn !"


(TV ghi chú:
- anh Trần Nhật Hiền xuất thân trường Nhạc, học trò violon của thầy Đỗ thế Phiệt, vào trường trước TV 1 năm, nhưng vì tình trạng lính tráng thuở ấy nên chỉ học tới năm Trung đẳng thì nghỉ, nhập ngũ, chưa lên tới năm cuối Cao đẳng để  thi lấy bằng tốt nghiệp ) .

( trở lại câu chuyện buổi chiều trên phi trường San Francisco).

Văn Thanh nói:
-Đọc BG kỹ càng, thấy giọng văn nhiều khi bị nghẽn vì những nỗi niềm ức chế, nhưng nhờ âm nhạc mà trở nên trơn tuột.  BG khác bọn nhà văn chung quanh ở độ đầy âm nhạc.  Bọn chúng nó và ngay cả tôi nữa đếch làm gì có được cái âm nhạc để đỡ cho những khi chữ nghĩa bị nghẽn. Đó là ưu điểm thứ nhất.

(TV rất thích lối nói chuyện phang phang kiểu Bắc Kỳ của anh Văn Thanh với các từ " đếch- điếc", ": bọn- biếc" ..., anh Uyên Thao ạ) .

-Còn ưu điểm thứ 2 là độ sống của BG từ VN qua tới Âu châu rồi tới Mỹ.  Thời bình cũng như thời chiến đều nếm đủ.  Bọn nhà văn hải ngoại chúng nó chỉ biết độ sống ở VN trước 1975, chứ qua Mỹ thì chúng bị 'ách' lại vì biết bao chuyện gạo tiền cơm áo phải lo, thì giờ đâu mà hít thở cái mùi xứ
Mỹ .  Còn bọn nhà văn trong nước chúng biết đếch gì về văn minh  ngoại quốc, lại bị kềm kẹp bởi ý thức hệ, chữ nghĩa viết ra pha mùi thùi hận, làm đếch gì truyền đạt được đến độc giả sự cảm nhận không khí tự do .

Văn Thanh kết luận:
-BG ví như một kiếm khách đứng ở ngã ba đường, mà không, phải nói ở ngã năm, ngã sáu đường; nhìn thấy hết, viết ra hết bằng sự hiểu biết phong phú và cái Tâm chân thật.  Văn chương vì thế mà lôi cuốn được độc giả.

TV bật cười:
-Anh có đang"ca" bạn anh không? Bây giờ sắp phải đi, mai mốt về sẽ đãi anh một chầu café cám ơn nhé ?

Văn Thanh tiếp:
-Tôi định không nói, sợ BG giận. Nhưng đã nói rồi thì cứ nói hết, BG có giận cũng mặc kệ!
-Giận gì? Trong người BG chỉ có chữ Được hay Mất, chứ không bao giờ là chữ Giận lèng èng kiểu đàn bà, con nít.  Anh coi thường BG đến vậy sao ?

Văn Thanh gật:
-Thế thì nói. Ở 2 tập " Truyện Dài Không Có Tên", BG chỉ quơ quào lung tung mà không chịu rút ra cáo bảo kiếm đang giắt sau lưng, thật phí. tài năng BG đâu phải chỉ dùng để quất ca1ilu4 văn nghệ hải ngoại? Phí quá !

Thấy vẻ ngẩn ngơ của TV, Văn Thanh cười khà khà:
-Bảo kiếm chính là cái Tâm và cái tài, là sự hiểu biết phong phú trên nhiều vùng trời khác nhau mà BG đã có.

Rồi Văn Thanh buông thõng:
-Trong giới nhà văn nữ, đáng so sánh với TTBG bên Mỹ chỉ có mỗi Dương Thu Hương bên tây, ngòi ra vứt đi hết !

(TV nghe câu này chẳng khoái tí nào anh Uyên Thao ạ.

Tại sao?
Giải thích

Thứ nhất

TV chẳng bao giờ muốn "tự so sánh" hay" bị sự so sánh" với ai.  TV thường nghe nhiều người nói: "BG có cái vẻ giống Khánh Ly" thì bực mình lắm nhưng không đáp trả. Đến một hồi, lại nghe một anh bạn quen biết lâu năm, nói lên cùng nhận xét. TV bây giờ mới dấm dẩn hỏi: " Sao lại nói TÔI GIỐNG Khánh Ly? Khánh Ly đâu có gì khiến tôi có thể tôn làm thần tượng mà bắt chước để làm cho giống? Phải nói rằng Khánh LY GIỐNG TÔI  chứ! ".  Anh bạn gật gù: " À há! Có lý ! Có lý !"

Thứ 2:

Trong giới văn nghệ Cali. có truyền tụng câu: " Bắc TTBG, Nam Hoàng Dược Thảo" dựa theo câu
" Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung Phục" trong truyện Kim Dung-- nghe đã khó chịu, nhưng còn tạm hấp nhận. Lý do: Vì TTBG là Tiêu Phong hào sảng, tài ba,đường đường một đấng, thì thích quá ! Vả lại Hoàng Dược Thảo là dân Miền Nam, thấy cũng OK.

Chứ còn ví TTBG với Dương Thu Hương thì ê mặt thật. Chữ nghĩa TTBG đã dành đâu có "tà" như Hoàng Dược Thảo, một gái Bắc-Kỳ-Miền-Nam, lại không bao giờ "tôm cá, chanh chua  kiểu gái-Bắc-Kỳ-miền Bắc như Dương Thu Hương.

Gái Miền Nam ( mà lại gái-Huế-miền-Nam) hẳn phải sang hơn nhiều trên đủ mọi mặt!

Văn Thanh ví như vậy, anh Uyên Thao nghe, có thấy tôi cho TTBG không ?


               
                                                                     ***

Nhớ lại câu chuyện với Văn Thanh trên sân bay San Francisco 5 ngày trước mà thấy lòng càng ngấm nổi đau mất nước trong buổi chiều Sàigòn hôm nay đứng nhìn mưa rơi qua làn kính. Cái khổ của TV là KHÔNG PHẢI đã  "trải qua nhiều quá" như anh Văn Thanh nói), mà chính là ĐÃ GIỮ LẠI QUÁ NHIỀU những cái gì từng đã trải qua .

(...)  - xin lỗi tác giả,   tạm lược  khoảng gần 2 trang.  (BT) 


Bây giờ, bất cứ lúc nào nghe bài hát ' Chiều Trên Phá Tam Giang', Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thuỳ Yên là TV lại thấy lòng rung động kỳ dị.

 Thấy, mình thật giàu nhờ những kỷ niệm  vẫn đượ trân quý trọng kho tàng ký ức. Thấy, hiện ra trước mắt hình ảnh từng con người trong từng bộ áo phong sương ... Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Thuỷ Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Quân Y, Pháo Binh, Người Nhái, Lôi Hổ, Biệt Kích  ... quân binh chủng nào TV cũng đều có những người tình, người bạn.

 Thấy, mình đang là cô gái nhỏ Sàigòn được nhớ từ các người tình, người bạn ấy trên nhiều bãi chiến trường sôi động của cuộc chiến Bắc Nam :

           Chiều trên phá Tam Giang
           Anh chợt nhớ em
           Nhớ ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ
           đến bất tận
           Em ơi! Em ơi ! 
           ..

     (...) - xin lỗi tác giả , cho ngưng tại đây . (BT) 

      []

   ( từ trang 119- 126 VIẾT  CHO NGƯỜI " ĐÃ CHẾT" ( tâm bút TTBG) .


                                                                         TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
                                   - bài viết được chỉnh sửa xong lúc 6 giờ; 40 chiều thứ Năm
                                     June 8/ 2017, tại khách sạn Vina Terrace số 33-35 đường
                                     Lê Anh Xuân, Sài gòn )

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ