Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

đại hội nhá văn việt nam lần thứ IV : một đại hội không thể không noi đến... / bài viết: nguyễn đăng mạnh

hồi ký nguyễn đăng mạnh
-phổ biến hẹp- hà nội 2008.

                                     đại hội nhà văn việt nam lần thứ IV
                                              một đại hội không thể không nói tới ...
                                                     hồi  ký : nguyễn đăng mạnh


(...) Kết thúc thập kỷ 80, có một sự kiện văn học không thể không nói đến : Đại hội nhà văn lần thứ IV.   Tội nhớ trên giường bệnh, Nguyễn minh Châu  nói thế này, giá đạo hội làm luôn  từ 1986, 1987, thì bọn bảo thủ chỉ có quỳ lạy.  Chuẩn bị đại hội kéo dài quá, giờ thì bọn bảo thủ lại nổi lên rồi.  .. Tuy vậy, Đại hội nhà văn lần thứ IV tổ chức vào năm 1989 cũng vẫn rất vui, rất sôi nổi.

Đây là đại hội đầu tiên đầu tiên và duy nhất, tính cho đến ngày hôm nay, được triệu tập toàn thể hội viên.   Đại hội thể hiện một sự phân hóa rất quyết liệt.   Từ chuyện to đến chuyện nhỏ, rất nhỏ, thậm chí lặt vặt nữa, đều nổ ra xung đột, không thể hòa giải với nhau được.   Chuyện to, như bãi chức tổng biên tập báo Văn nghệ của Nguyên Ngọc, chuyện đánh giá tình hình văn học những năm 1987, 1988, là khởi sắc hay tiêu cực, do buông lỏng lãnh đạo, vụ Bùi minh Quốc, Hà sĩ Phu mắc nạn ở Đà lạt, vụ Nguyễn văn Hạnh đọc thư Trần Độ, việc bầu tổng thư ký hội Nhà văn trực tiếp hay gián tiếp- chuyện nhỏ thì như việc bầu chủ tịch, thư ký đoàn, và, ban kiềm phiếu, đếm phiều,  [làm sao] tránh được gian lận.

Sự phân hóa diễn ra cả trong giờ nghỉ.  Ngồi uống cà -phê hay bia bọt với nhau ở căng-tin, cũng như phe nào ngồi riêng với phe ấy.  Ai ngồi nhầm chỗ, lập tức bỏ đi ngay.

Hội nghị kéo dài tới 11 ngày, thỉnh thoảng lại dừng lại để họp riêng đảng viên.  Nhưng họp đảng viên cũng thế thội.  Những đại biểu thuộc phái cơ hội chủ nghĩa, lên diễn đàn thường bị hét, hy vỗ tay đuổi xuống, như Mai Ngữ, Anh Đức, Hoàng xuân Nhị v.v...  Trần bạch Đằng trong chủ tịch đoàn, bị Dương thu Hương đuổi, vì không phải phiên mình điều khiển, cũng khệnh khạng ra giải thích theo
[luận điệu] phe bảo thủ- theo Nguyễn trọng Tín, đây là trường hợp không thể có, đối với 'ông vua không ngai' này ở miền Nam.

Cuộc xung đột, có khi còn diễn ra ở hậu trường đại hội, bằng nhửng lời đe dọa, dùng đến cả bạo lực.  ( có đại biểu đề nghị, chủ tịch đoàn bảo vệ mình, vì có kẻ đe dọa hành hung.)  Một số đại biểu thuộc cánh bảo thủ quá hoảng hốt, buổi tối chạy đến kể lể, khóc lóc, cầu cứu Lê đức Thọ. ( ' Bác Sáu à, bácSsáu ơi /  Nhà ta nó phá tan rồi còn đâu'- NGUYỄN DUY.)

Sự phân hóa 2 phe nói trên trong đại hội, đã được Nguyễn Duy mô tả rất vui, trong một bài vè[ cái] gọi là Đại hội  nhìn từ gần.( nhại lại bài thơ 'Tổ quốc nhìn từ xa' của anh.)

Dưới đây, trích vài đoạn:

                                           Thủa trời đất nổi cơn Đại hội 
                                           Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên 
                                           Xanh kia thăm thẳm từng trên
                                           Vì ai xuyên tạc cho nên nỗi này
                                           Trống Hà thành lung lay bóng nguyệt 
                                           Sương Ba Đình mù mịt thức mây 
                                           Mấy lần nghị quyết trao tay
                                           Đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương
                                    (...)  Ngôn luận chiến ào sấm nổ  
                                           Tưởng cơ đồ sụp đổ đến nơi 
                                           Bác Sáu ơi,. bác Sáu ơi 
                                           Nhà ta nó phá tan rồi còn đâu 
                                           Trang giây trắng một mầu quan ải 
                                           Oan khiên này biết giãi cùng ai 
                                           Giận hờn mấy kẻ đơn sai  
                                           Văn đàn bỗng hóa võ đài phải chăng?
                                    (...) Nguyễn Khải lặn mất tăm đâu đó 
                                           Chính Hữu chờ sóng gió qua mau 
                                            Bùi bình Thi rút ván cầu 
                                            Phạm tiến Duật ẩn mình đâu mất rồi ! 
                                            Chàng Hữu Thỉnh dở cười dở khóc  
                                            Ngọc Tú nàng rứt tóc vò tai  
                                            Đỗ Chu té ngựa vòng ngoài
                                            Gặp ai cũng hỏi rằng ai nhờ mình 
                                    (...)  Nguyễn văn Hạnh một mình một ngựa
                                            Phá vòng vây ở giữa sa trường
                                            Không lùi bước chẳng tạt ngang 
                                            Đã vì đồng đội gian nan xá gì 
                                            Biết cứu nạn lắm khi mắc nạn
                                            Tâm huyết nhiều mất mạng như chơi
                                     (...)  Đại hội bỗng chia làm hai phái 
                                             Phái vui tươi và phái hầm hầm 
                                             Chúng ta cùng bạn làng văn
                                             Cớ sao mãi cứ gằm gằm khó coi  
                                       (...) Mai Ngữ sử dao găm súng lục 
                                             Mắt Liên Nam đục đục điên điên 
                                             Thu Bồn nộ khí xung thiên
                                             Bỗng đâu một trận Mai, Liên ào ào
                                             Thu Hương nó pháo tầm cao 
                                             Tường Hạnh hụt một đường dao bất ngờ 
                                              Trần Độ vắng mặt bao giờ  
                                              Phất phơ để lại một tờ tâm thư  
                                             Nguyễn văn Hạnh dịch ngôn từ
                                              Đoàn chủ tịch cũng ầm ừ cho qua
                                       (...) Anh Đức mặt vênh vênh váo váo 
                                              Mắt đăm đăm liếc xéo hội trường 
                                       (...) Thùy Mai nước mắt lưng tròng 
                                              Cõng Bùi minh Quốc khỏi vòng hiểm nguy 
                                       (...) Buổi bế mạc chấp hành ra mắt 
                                              Chín người đà đứng sắp hàng ra  
                                             Tổng thư ký của hội ta 
                                             Tướng công họ Vũ tên là văn Ngan .
                                                                                 NGUYỄN DUY

Đại hội nhà văn lần thứ IV có thể coi là ngày hội lớn, cuộc vui  lớn cuối cùng của phe cấp tiến.Đạo hội càng về cuối chấu, càng nhạt.  Với sự sắp đạt điều khiển hội nghị một cách khôn khéo, vừa đánh vào chỗ yếu của phe cấp tiến. ( không có tổ chức chặt chẽ, thiếu cương lĩnh đàng hoàng, không có mưu mẹo gì cả, mải vui chơi, chủ quan, mất cảnh giác ...), vừa dựa vào quyền thế của lãnh đạo chóp bu-  kết thúc đại hội, về cơ bản,  phe bảo thủ đã giành được thắng lợi.
  []
     (...)

 nguyễn đăng mạnh

       ( sđd- trang  81)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

mourning headband for Huế by nhã ca/ translated and with an introduction by olga dror

giải khăn sô cho huế ../ nhã ca. 
 bài viết:  đinh từ bích thủy
 < damau.org > 

   mourning headband for huế by nhã ca
                       translated and with and introduction by olga dror 
                           bài viết: đinh từ bích thủy 



                                     ảnh trên: 
                                                  NHÃ CA ( bên trái) chụp chung với chồng, thi sĩ Trần dạ Từ.
                                       chụp lại trên Google.search/  Images)

 Vào ngày 20 tháng 8 năm 2014, nxb Indiana University Press chính thức ra mắt quyển Morning Headband for Huế (dịch giả Olga Dror)- bản dịch anh ngữ từ quyển Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.

Indiana Univeristy Press [nhà xuất bản] chuyên phổ biến tài liệu về chiến tranh Việtnam, gần đây là hồi ký National in the Vietnam War [Người Quốc gia trong cuộc chiến Việt nam] của [cựu] thiếu tá Nguyễn công Luận.


Nhã Ca tên thật là Trần thị Thu Vân.  Sinh 1939 tại Huế, nhưng lập gia đình và sự nghiệp văn chương ở Saigon. Giải khăn sô cho Huế [GKSCHG], tac phẩm nổi tiếng nhất của bà, tường thuật lại những khổ nhục của người dân Huế trong cuộc tổng công kích tết Mậu thân tại Huế năm 1968.  [Ở] thời điểm đó, Nhã Ca rời Saigon ra Huế, để dự tang lễ thân phụ, rồi bị kẹt lại- những điều tác giả thấy tận mắt, hoặc, thu thập từ những nhân chứng khác. 


 Như những cuộc truy lùng, bắt bớ, thanh trừng, hạ sát, những ngôi mộ tập thể - đã tạo ra những cuộc tranh luận gay go về trách nhiệm của người CS trong biến cố tết Mậu thân. 

  GKSCH là một trong những tác phẩm được giải Văn chương Toàn quốc năm 1970.  Nhã Ca trao tặng tác quyền cho thành phố Huế, để giúp việc tái thất sau cuộc chiến. 

 Sau khi Saigon sụp đổ, Nhã Ca và chồng [thi sĩ Trần dạ Từ] bị chính quyền CS kết tội, giam giữ, [bị liệt] vào thành phần 'biệt kích văn hóa'.  GKSCH được đem trưng bày tại nhà Triển lãm tội ác Mỹ-Ngụy vào tháng 9-1998. 

 Nhờ sự can thiệp của hội Văn bút quốc tế, và sự bảo lãnh trực tiếp của thủ tướng Thụy điển, [ngài] Ingrar Karisson, Nhã Ca  cùng gia đình rời Việt nam sang Thụy  điển tị nạn chính trị. 

 Từ 1992, bà định cư tại California, và là chủ nhiệm sáng lập hệ thống Việt báo Daily News tại Hoa Kỳ.  Ngoài GKSCH, bà còn là tác giả 2 tập thơ: Nhã Ca MớiThơ Nhã Ca.  
(được gom lại  tái bản, dưới một tựa Nhã Ca Thơ - 1999) ... 

Dịch giả Olga Dror là một trí thức [gốc] Do Thái, sinh ra và lớn lên tại Nga trong thời Xô Viết. Bà tốt nghiệp trường Leningrad State, về chuyên ngành văn hóa Á đông - cũng là người từng phiên dịch việt ngữ trong ngành truyền thông tại Nga.  Khoảng cuối thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, bà qua Do Thái, phục vụ trong ngành ngoại giao của quốc gia này.  Sau, bà sang Hoa Kỳ, tốt nghiệp ngành lịch sử Đông Nam Á tại Cornell University
- và, hiện nay là giáo sư tại đại học Texas A M. (...)

Lời kết bài tựa nhỏ [của Nhã Ca] về thế hệ của mình, chỉ là mấy dòng hướng tới:

 "... lúc anh em một nhà, có thể đứng chung trước bàn thờ ngày giỗ, khi cùng nhau thắp đèn, châm nhang - nếu có được ngày ấy -- hẳn không phải là lúc để hạch tội, tranh công , hay đấu tố, chụp mũ.  Nếp nhà và văn hóa của một dân tộc, biết tôn thờ sự linh thiêng, dạy bảo tôi [Nhã Ca] viết vậy. Cũng không chỉ dân tộc việt, mới 
bảo điều này .  [Hãy nhớ lại] 2 năm  trước khi 'Nội chiến bắc Mỹ' kết thúc,  tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định [phải có] 'một ngày tủi nhục quốc gia' cho nước Mỹ. Trong ngày đó, [tổng thống] kêu gọi cả nước cùng nhận chung 'tội lỗi dân tộc của chúng ta' mà cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự khoan dung, tha thứ ." *
   (...)

   ĐTBT.

-----
* It behooves us then, to humble ourselves before the offended power, to confess our national sins, and to pray for clememcy and forgiveness ..."
  (ABRAHAM LINCOLN/ Production 97 - Appointing a Day of national humiliation, Fasting and Prayer   March 30, 1883.)

- MOURNING HEADBAND FOR HUÊ by NHA CA, translated and with an introduction by 
Olga Dror- Amazon.fr.  rao bán  EUR. 23. 87/ cuốn.  < GOOGLE/ SEARCH/ MOURNING HEADBAND FOR HUẾ >.

- MOURNING HEADBAND FOR HUÊ by NHA CA,  bìa cứng, dày 310 trang, phần giới thiệu do Olga Dror viết, dịch giả dành tới 53 trang- trong đó, bàn về nhiều vấn đề liên quan tới trận đánh CS chiếm Huế (tết Mậu thân 1968) + hoàn cảnh bất ngờ của Nhã Ca có mặt ở Huế vào thời điểm ấy+ chứng kiến tận mắtsự thảm sát thường dân Huế tới mức không thể hiểu nổi.  Dịch giả Olga Dror còn giải thích theo nhiều lối nhìn-  từ nhân vật trong chính giới, văn giới, báo chí truyền thông : như  tổng thống Lyndon Johnson đến các nhà nghiên cứu viện RAND Corporation, hoặc tác giả Douglas Pike,  nhà bình luận phản chiến Gareth Porter , nhà hoạt động thân CS Alje Venenema..., cũng đã rất kinh ngạc, không hiểu vỉ sao những kẻ nhân danh 'giài phóng' lại xử tử hàng loạt 'những người được giải phóng' nhiều như thế.   Ngoài ra, Olga Dror còn nói về  Nguyễn đắc Xuân + Hoàng Phủ Ngọc Tường + lời giải thích của 2 'đồ tể' :  về mức độ liên hệ, nếu có, của họ đối với cuộc thảm sát Mậu thân'. 
Nhiều tác giả viết sách về cuộc chiến tranh ở Việtnam: Heonik Kwon (tác giả Ghost of War in Vietnam), Peter Zinoman (Vietnamse Colonilal Rpublican -The Political Vision of Vu trong Phung )... hết lời ca tụng Morning Heasdband for Huế by Nhã Ca, do Olga Dror dịch từ tiếng việt sang anh- mỹ ngữ. [ american-english] []         < theo VIETBAO.COM >
       
           <trích lại từ TVan & Bạn hữu >



                             
                                           
                                         

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

mấy bài thơ hay thi thi sĩ nguyễn khôi ( hà nội)

<vanchuongviet.org>

             MẤY BÀI THƠ HAY THI SĨ                  NGUYỄN KHÔI
                  thơ nguyễn khôi


                                                          Nguyễn Khôi [1938-    ] 
                                             ( ảnh chụp trên mạng Google.search/ Images]



                                                           1.VỚI SAPA

Đã thầm hẹn lên Sapa nghỉ mát
Ra 'Cầu Mây' cùng đứng tựa rung rinh
Thỏa ngắm  Phăng-xi-Păng bát ngát
Trời thấn tiên của chúng mình,
    Sapa hoa đẹp ơn cả mộng
    Sapa mơ hơn cà giấc mơ
    Mây thì cứ vẩn vơ phiêu lãng
    Cõi diệu huyền thức thực hư hư
Ờ dạo cảnh một mình đơn lẻ quá
Chơi 'chợ tình' ai đã kéo cùng co
Cứ như thể buổi đầu 'cho' mắc cỡ
Ở dưới kia Cốc lếu đợi mong chờ.  
    SaPa đấy thả hồn thơ bay bổng
    Cứ như là hẹn đến để mà yêu 
    Một chén rượu uống trong chiều
                         lạnh cóng
    Một nụ hôn sương khói ở bên đèo.
                        MÙNG 1 THÁNG 8 BÍNH TÝ


        2.TRƯA MƯỜNG ÁNG

Trưa Mường Áng cam vàng và lúa chín
Về Sơn la thăm viếng bạn xưa
Nắng như cả khoảng trời tây đổ xuống
 Một màu vàng no ấm buổi trời trưa
Ai đó hát ngất ngư Phố Bản
Lũ nghé tơ nhảy giỡn bờ khe
Ngọn gió quần thổi tung viền váy đỏ
Làm ngả nghiêng lơi lả cánh rừng tre
Suối như nghỉ, chỉ tiếng gà tao tác
Ai đó ra bến tắm thả Hạc vàng
Thả cả tiếng 'đàn môi' sang xứ khác
Trời Diện biên mấy trắng lang thang
  Chẳng ai nói - nghe thầm thì từ đất
  Tình thoảng qua chất ngất tựa Pha Đin
  Trưa Mường Áng hồn nhiên và hoang ngát

Một tiếng cười thao thác , phải không em ?
     LAI CHÂU 3-11-2000


                      3.YÊN BÁI

                              tặng nhà văn Thế Phong *
                                                                        NƠI SINH ANH ĐẦU NGUỒN NƯỚC LŨ
                                 ĐI BIỆT TĂM KHÔNG CÓ NGÀY VỀ 
                                                                                                                             NGUYỄN KHÔI

Ôi Yên bái,người đi không ngoái lại
Bỏ lại vầng trăng,câu hát lưng đèo
Về Hà nội giữa dòng đời ngang trái
đi tìm hoài một dáng thương yêu

  Đâu hương Quế',hương'Hồi'xanh ngát 
  giữa phồ phường chật chội sặc hơi'tiền'
  thêm một khoảng trời ở giữa công viên

Ta là kẻ điên- người quên quá khứ
trong cơn mê lánh một tiếng còi 'tàu'
cứ ngỡ đêm rừng qua ga Phú thọ
lửa lập lòe cứ đợi bến Âu lâu!

   Nơi sông thao đã đổ vào đầu'phố'
   'Cây Đa' mé chợ: nơi đoạn'đầu đài'**
   Phố là Phố cuả người đi chẳng nhớ
   Tiếng súng đùng đoàng chạng vạng 
                           hôm mai ***

Ai đi xa có ngày về Yên bái
Tôi đi xa là trốn biệt xác này 
Là kẻ phụ tình,đứa quên xứ sở
Để cõi lòng rỉ máu buốt đôi tay.
 []
----
*     nhà văn Thế Phong (1932 -     ) , quê Yên bái, cùng sinh ra ở nhà thương 
         phố Yên thái , thị xã Yên bái - trước Nguyễn Khôi 8 năm - đều là những 
         kẻ bỏ đi biệt tích . 
         
**     nơi xử tử Nguyễn thái Học & các chiến sĩ Việt nam quốc dân đảng, vào
         ngày 17-6-1930. 

***   Yên bái là nơi quyết chiến khốc liệt giữa Việt Minh và Việtnam Quốc dân đảng,
          vào năm 1946.
                                                                                                          ( CHÚ THÍCH :  NGUYỄN KHÔI)


    3.NGƯỜI H'MÔNG  *

Như con ngựa phi trên đất núi 
Chân người H'mông không biết mỏi bao giờ 
Như con gấu ở đầu ngọn suối 
Nhà người H'mông cất trong hang tối  
Đời người H'mông xưa,bếp lửa âm u

   Đã đi cày phải cày lột đất
   Đã đi săn phải bắn được'nai' 
   Đã đi chợ phải ăn 'thắng cố'
   Đã yêu ai phải'cướp'được ai
      ...
Vai đeo 'lù cổ' 
tay súng dài
đã trèo dốc 
đá tai mèo phải vỡ 
đã xay 'ngô' phải thành bột mới thôi
tay kéo bể khoan nòng súng thép 
rèn lưỡi gươm chẳng sợ cường quyền
với đồng tộc bà con thắm thiết

  Người H'mông ta khẳng khái dịu hiền 
  cắt khúc 'nứa' cất thành tiếng'sáo'
  Chúm làn môi thành một tiếng đàn  
  Đưa ánh mắt dang vòng tay thành mưa 
  Chắp những thanh'tre' thổi rộn rã 
                           tiếng'khèn'

Người H'mông minh bỏ cây'thuốc phiện'
Tìm cái cây đổi mới cuộc đời  
đuổi ma dói, xây 'mường bản' mới
Vườn cây xanh điện sáng ngang trời

   Ôi, Mường bản quê hương Mèo Vạc
   Từ Bắc hà đi tới Quế phong
   Ở đâu xanh cánh rừng mới mọc
   Ngựa hí vào Mường, bản người H'mông.
   

         NGUYỄN KHÔI
      

     ----
*    người H'mông = người Mèo,   một tộc người vô tổ quốc (như người Di-Gan bên châu Âu,  người Kurd ở Trung dông)  luôn bị xua đuổi, đàn Áp, chèn ép ...(?)- sống rải rắc ở Trung  quốc, Việtnam, Lào, Thái lan, Myanmar ...[đã có một viên thống sứ Bắc kỳ, René  Robin  thì phải-  đặc biết thích vẻ đẹp man dại cô gái Mèo, và,đã ra lệnh ' thi hoa hậu  Dôn  dương,  chỉ  được phép tuyển chọn người nữ H' mông làm hoa hậu.]   
                                                                                                                                 (CHÚ THÍCH : NGUYỄN KHÔI)

  ----------

       NGUYỄN KHÔI

     -  sinh 22-12-1938 tại thị xã Yên bái, nguyên quán Đinh bảng, Bắc ninh. (Bắc bộ),
     -  hiện thường trú tại 259/ 39 phố Vọng, Hà nội.
     -  tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp năm 1963.    
     -  tốt nghiệp quản lý kinh tế 'trên đại học' tại
        đại học Kinh tế + tài chính St. Petersbourg.(Nga)
     -  từng phó vụ trưởng Văn phòng Quốc hội Việtnam.

          đã xuất bản:

     -  Trai Đình bảng (Hà nội,1995 tái bản  năm 2000.)
     -  Gửi Mường Bản xa xăm (Hà nội 1998.)
     -  Bắc ninh thi thoại (tái bản lần 3)
     -  Cổ pháp cố sự (4 tập- giải thường văn học nghệ thuật Thủ đô 2008.)
     -  Sống chụ son sao (dịch- truyện thơ dân tộc Thái.)
     -  tiếng hát là dân (dân ca Mường.)
     -  Khun lu - nàng Ủa (truyện thơ dân tộc Thái.)
     -  Dặn lại Mường (thơ dân tộc Thái.)
            theo WIKIPEDIA
    
     
      









                                         
                                             

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

người trai thời chiến / truyện ký lê quang sinh / nguyệt san bút tre , usa 2013

người trai thời chiến/ lê quang sinh
bút tre xb, usa 2013.-
640 tr. khổ 15, 5 x 21cm / $ 20.00



                                                      GIÃ TỪ MONTEREY
                                                       như hoa-lê quang sinh

                                            Mùa xuân Monterey 
                                                   Cuối đường Fremont 
                                                   chảy dài ra bể
                                                   Tôi gặp nàng 
                                                   Nàng nhìn tôi 
                                                   Đôi mắt xanh biếc 
                                                   Xanh như màu đại dương 
                                                   Nàng hỏi,
                                                  'Việt nam lập quốc tự bao giờ?'
                                                   Tôi đáp, 'Quốc gia tôi 
                                                   già như tuổi tôi 
                                                   Bốn ngàn năm văn hiến 
                                                   Nhửng bà Trưng, bà Triệu 
                                                   Trần hưng Đạo, Quang Trung 
                                                   Và chiến tranh triền miên
                                                   cho thời đại này'
                                                   Tôi hỏi, 'Còn Mỹ quốc'?
                                                   Nàng đáp, 'Quốc gia tôi 
                                                   trẻ như tuổi tôi
                                                   Hai trăm năm lập quốc
                                                   Chiến tranh và hào kiệt
                                                   Và chẳng có gì cho thời đại này
                                                    Ngoại trừ Armstrong *  

                                                    Hè Monterry
                                                   Tôi từ biệt nàng
                                                    Cuối đường Fremont 
                                                    chảy dài ra bể 
                                                    Nàng hỏi,' Chiến tranh khi nào dứt?
                                                    'Tôi đáp, ' Không nói được tương lai'
                                                    Tôi hỏi,' Tình ta khi nào thôi'?
                                                    Nàng nhìn tôi
                                                    Đôi mắt xanh biếc 
                                                    Chẳng nói. **

                                                               MONTERRY CUỐI THÁNG TƯ NĂM 1974
                                                             như hoa-lê quang sinh 

-----------------
*        -  phi hành gia Mỹ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào 1960. 
**  -  bài thơ này đầu tiên viết bằng anh ngữ đã được đăng trên            báo'Classmate'[1974] của trường tôi đang theo học.
       [Naval Postgraduate/ School of Monterey]. 
  -    và, bản việt ngữ được trích đăng trên nhật báo
      'Sóng thần'của Chu Tử.
         (LÊ QUANG SINH CHÚ THÍCH)


                                  FAREWELL MONTEREY
      by  nhu hoa-le quang sinh


   Spring in Monterey
   At the end of Fremont Street
   Streching to the sea
   I meet her
   She looked into my eyes
   With eyes of deep blue
   As blue a the Ocean.

   She asked, When was Vietnam founded?
   I answered, My country as old as my age
   Four thousand years of civilization 
   With such heroes as Sisters Trưng,Triệu
   And Trần hưng Đạo, Quang Trung
   And everlasting war in this era

   I asked, How about America?
   She answered, My country is as young as
                                    my age
   Two hundred years since it was founded
   It has had wars and heroes
   But yields nothing in this era
   Except for Armstrong 

   Summer in Monterey
   As I said good bye to her
   At the end of Fremont Street
   Streching out to the sea
   She asked, When the war will end?
   I answered, I can't tell teh future!
   She looked into my eyes
   With eyes of deep blue,
   And did not say.

            NHU HOA-LE QUANG SINH
             MONTEREY, CA, APRIL 1974

               -------
         - tên thật: lê quang sinh
         - sinh ngày 21-5-1929, tại quảng điền,
            phong điền, tỉnh quảng trị
         -  học lớp sĩ quan khóa 2, võ bị ở huế 1951
         - cựu trung tá QLVNCH, đơn vị sau cùng;
            trường bộ binh thủ đức.
         - học tập cải tạo 8 năm: 1975- 1983.
         - định cư ở sacramento :  tháng 9-1991
         - hội trưởng 'hội thơ tài tử việtnam hải ngoại' từ 1994
         - đã biên tập 14 thi tâp'cụm hoa tình yêu', và, tổ
           chức 8 kỳ đại hội thi ca quốc tế tại hoa kỳ và paris.  
         - hiện cư ngụ với gia đình tại dallas, bang texas.
         -------
         < tác gỉa ghi tặng:
               'bản dành tặng nhà thơ Thế Phong và Phu nhân với tất cả
               cảm tình của tác giả'-  Dallas TX 10/8/2014- và, cảm ơn cô 
              Thanh Yến chuyển. TP. > 
        


                   
             




                              
                                                    từ phải qua: Như Hoa- Lê quang Sinh ( hàng thứ 2)

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

nguyễn thị hoàng: nhà văn của ' vòng tay học trò' / bài viết: hồ nam

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ-
hồ nam + vũ uyên giang, usa 2006.

                                                     nguyễn thị hoàng: 
                                 nhà văn của 'vòng tay học trò
                                                                  bài viết: hồ nam


                                         hàng 1  - bên trái:  Nguyễn thị Hoàng  ( ảnh chụp vào thập niên 1960)
                                                                                      + phác họa chân dung nữ văn sĩ Nguyễn thị Thụy Vũ.
                                                                  hàng 2 :  bên tar1 + bên phải:  Nguyễn thị Hoàng .
                                                                                         (chụp lại trên mạng Google. search/ Images)

Nguyễn thị Hoàng vào đời với bút hiệu Hoàng đông Phương, và,  nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay 'Vòng tay học trò'.   Tác phẩm này khởi đầu được đăng báo nhiều kỳ trên tạp chí Bách khoa , (tờ báo nổi tiếng nghiêm chỉnh, đạo mạo thời ấy)  vào những năm đầu thập kỷ 60, thế kỷ XX.  'Vòng tay học trò' là câu chuyện thầy yêu trò, mà , thầy trong truyện này là một cô giáo, nên dư luận đã xôn xao, đàm tiếu khá nhiều, nhất là dư luận ở thanh phố Nha trang, nơi Nguyễn thị Hoàng sinh sống.   Theo dân thành phố Nha trang, một tỉnh nhỏ ven biển, thì, câu chuyện thầy yêu học trò, đã có lúc làm dư luận sôi sùng sục ở trường trung học Võ Tánh - nơi Nguyễn thị Hoàng đang theo học-  và, có một mối tình vụng trộm với thầy giáo của mình, đó là nhà văn viết tiểu thuyết bằng pháp ngữ, từng được Viện Hàn lâm văn học Pháp tặng giải thưởng lớn .  Ông [giáo sư văn sĩ đó] tên Cung giũ Nguyên, thầy dạy môn pháp văn, bậc tú tài.

Với cai vốn liếng tình yêu này,  Nguyễn thị Hoàng đã viết thành tiểu thuyết 'Vòng tay học tro' nổi tiếng, dựa vào chuyện có thật xảy ra trong đời Nguyễn thị Hoàng và Cung giũ Nguyên-  chỉ đổi nhân vật nam thành học trò, nhân vật nữ thành cô giáo.  Tiểu thuyết 'Vòng tay học trò' của Nguyễn thị Hoàng ra đời đã như một hiện tượng văn học, làm cho sinh hoạt văn học ở Saigon , vốn làm dáng nghiêm chỉnh, đạo mạo-  bỗng dưng xuồng sã bởi tình yêu thầy trò, vốn là điều cấm kỵ rong vòng ảnh hưởng của luân lý, đạo đức nho giáo thời bấy giờ.  Những chuyện ẩn ức  đạo đức, những chuyện  xôn xao  thịt da trước đó thường bị che đậy, giấu diếm, 'húy kỵ'-   nay, đột nhiên  được một bậc nữ lưu, có học vị 'cô giáo', nói toạc ra một cách nhẹ nhàng. (dù không sỗ sàng, trắng trợn như các cây bút nữ tiếp theo sau Nguyễn thị Hoàng.) Không cần mầu mè, che đậy gì cả.  [Một tay đặc công] nằm vùng, là Vũ Hạnh, một cây bút chủ lực của tờ Bách khoa bấy giờ, nhân cơ hội này , lập Ủy ban chống văn hoá đồi trụy la lối om xòm, kết án ỏm tỏi Nguyễn thị Hoàng đủ điều.   Tuy nhiên, cái Ủy ban chống văn hóa đồi trụy của Vũ Hạnh càng la lối bao nhiêu, thì Nguyễn thị Hoàng càng nổi tiếng bấy nhiêu, tiểu thuyết viết ra, in liên tiếp, tái bản liên miên.   Nguyễn thị Hoàng được người đọc tôn vinh là nhà văn nữ viết về tình yêu [đứng hàng đầu] thời ấy.   Thực chất, tình yêu và tình dục trong văn chương Nguyễn thị Hoàng, tuy có bạo một chút, trắng trợn một chút, nhưng, so sánh với tác giả nữ nước ngoài , Francoise Sagan chẳng hạn, thì, chỉ đáng là học trò hạng xoàng.   Đã thế,  chỉ sau khi Nguyễn thị Hoàng xuất hiện một khoảng thời gian  ngắn, thì, Nguyễn thị Thụy Vũ, Trùng Dương [Nguyễn thị Thái], Lệ Hằng xuất hiện trên văn đàn,  bị họ qua mặt Nguyễn thị Hoàng,  với thứ văn chương cồn cào của thịt da, , mê cuồng tình dục xác thịt.  Vi,  sự xuất hiện lớp nhà văn nữ lớp mới 'bạo liệt' hơn về thái độ, sống thực hơn về ngôn ngữ, cử chỉ trong văn chương-  nên , Nguyễn thị Hoàng phải xoay trở ngòi bút, viết suy tư hơn,  mầu mè hơn , và, thái độ này đã làm người đọc của Nguyễn thị Hoàng xa lánh Nguyễn thị Hoàng.

Sau ngày 30 tháng tư 1975, Nguyễn thị Hoàng bị 'kẹt' lại , tuy không bị đưa đi trại cải tạo, như nữ văn sĩ Nhã Ca, nhưng,  đã học tập cải tạo tại chỗ cùng với Nguyễn thị Thụy Vũ ( không cứng đầu như NTThụy Vũ, dám nói thẳng ( ... ) : tác phẩm của NTThụyVũ là những đứa con tinh thần của nàng, nếu con nàng bị thiên hạ chê bai, thì, người mẹ có bổn phận phải yêu thương,  chăm bẳm con,  càng hơn, [Dám mạnh miệng]  vì , NTThụy Vũ có thân nhân  là VC chống lưng, ỷ lại .)

Nguyễn thị Hoàng viết thu hoạch học tập cải tạo, đã nhận khuyết điểm-  và  hứa khắc phục-  khoảng cuối năm 1980,  nhờ ['văn nghệ được cởi trói'], tác phẩm Nguyễn thị Hoàng được 'đầu nậu' cho tái bản, bán khá chạy , và,  các đầu nậu tranh nhau tái bản sách Nguyễn thị Hoàng, [ã từng xảy ra] chuyện  'đâm đá' nhau, tranh giành in ấn.  [ Nhờ vậy] Nguyễn thị Hoàng đã nghỉ bán bún bó giò heo, để viết sách tiếp, bán cho bọn 'đầu nậu'. Nhưng tiếc rằng, 'nội lực văn chương' chữ nghĩa của Nguyễn thị Hoàng chẳng có bao nhiêu nữa, khi phong trào tiểu thuyết dịch tác phẩm  nữ văn sĩ  Quỳnh Dao (Đài loan) rộ lên -  và, [truyện kiếm hiệp] Kim Dung ra đời,  khiến Nguyễn thị Hoàng bị 'chìm' luôn.

Tóm lại, sự nghiệp văn chương của Nguyễn thị Hoàng là sự nghiệp không 'vượt qua' được cái bóng của chính mình, [ấy là]  cuốn tiểu thuyết đầu tay 'Vòng tay học trò', tác giả nữ này càng viết thì càng ' lộ ra sự làm dáng văn chương, càng viết càng cho thấy cái bóng của Cung giũ Nguyên nó quẩn quanh đâu đó, nó lảng vảng cả trong giấc mơ '- dù sau này Nguyễn thị Hoàng đã có một ông chồng dạy triết, nhưng cái bóng của ông thầy dạy tiếng pháp, người yêu dấu của đời văn vẫn bám riết không thôi, và, là nỗi ám ảnh không cùng cuộc đời Nguyễn thị Hoàng. []

    hồ nam
  < 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ Hồ Nam + Vũ uyên Giang - USA, 2006) 


Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

mai trung tĩnh [ 1937- maryland 2002], nhà thơ tự do / bài viết: hồ nam

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ-
Hồ Nam+ Vũ uyên Giang, USA 2006.

                                  mai trung tĩnh, nhà thơ thơ tự do 
                               bài viết: hồ nam

Mai trung Tĩnh- Nguyễn thiệu Hùng làm thơ rất sớm, từ đầu thập niên 50, thế kỷ XX- lúc còn học trung học ở Hà nội. Ban đầu Mai trung Tĩnh NTH ký bút hiệu Hương Giang.  Xin quí vị bạn đọc chú ý giùm, mặc dầu tên khai sinh Mai trung Tĩnh là Nguyễn thiệu Hùng, nhưng, không hề có huyết thống gì với [giáo sư] kiêm nhà sử học  Nguyễn thiệu Lâu , như Hoàng hải Thủy 'ba chớp ba nhoáng', nói khơi khơi : Nguyễn thiệu Hùng là con trai trưởng Nguyễn thiệu Lâu- khiến cho Mai trung Tĩnh điên lên, cải chính mệt nghỉ.

Năm 1954 di cư vào Nam, Mai trung Tĩnh đã chạy theo phong trào thơ tự do, như một cây viết năng nổ nhất. Năm 1956, tạp chí Sáng tạo ra đời, Mai Thảo đã đăng thơ tự do của Mai trung Tĩnh, cùng số báo, với thơ Tô thùy Yên-  nhưng, người đọc thích thơ Tô thùy Yên, dù thơ Mai trung Tĩnh+ Tô thùy Yên hồi đó đã [chịu] ảnh hưởng thơ tây hơi nhiều.

Mặc dầu thơ Mai trung Tĩnh không hay, và, không được người đọc thích bằng thơ TTYên , nhưng, Mai trung Tĩnh lại in thơ thành tập trước TTYên , và 'ẵm' Giải thưởng văn chương toàn quốc. ( dù VNCH lúc đó, [ranh giới] chỉ từ sông bến Hải tới mũi Cà mau).  Người ta bảo, tất cả chuyện này đều do 'nhà thơ một mắt' Vương đức Lệ, thích bon chen chủ xướng,  thực ra con người MTTĩnh luôn an phận, thủ thường-  bởi vì,  ngay khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm, với bằng cử nhân anh văn,  MTTĩnh đã về dạy trường Cao Thắng, yên phận với nghề 'gõ đầu trẻ'.  MTTĩnh không bon chen ngược xuôi, đi làm thông dịch viên, hay làm sở Mỹ.  Bị động viên, vào học trường Võ bị Thủ đức xong, về ngành 'chiến tranh chính trị' , được [trung tá Phạm Hậu- thi sĩ Nhất Tuấn], khi đó làm quản đốc, dùng làm phụ tá- MTTĩnh đã ở đài [Tiếng nói quân đội] tới ngày' bể chén tan hàng'. 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, MTTĩnh cũng như 'sếp Văn Quang'* [bị] kẹt lại, 'đi học tập cải tạo, mút mùa' cả chục năm mới được về với vợ con, sau đó đi H.O.-  [chỉ vì]  ham vui, nghe lời rủ rê  của  nhà thơ Vương đức Lệ, tham gia Cao trào Nhân bản, bị nhốt thêm 3 năm .  Ra tù lần 2, MTTĩnh  đi H.O. , tới bến bờ tự do nước Mỹ, tiếp tục làm thơ-  nhưng nội lực MTTĩnh [lúc này] kém, dù [cố gắng] bao nhiêu , cũng không vượt được cái bóng của mình. - trong khi Tô thùy Yên không những 'định vị', còn vượt lên.
---
 *  trung tá Phạm Hậu được thăng tiến chức vụ: tổng giám đốc Việt nam thông tấn xã- trung tá Nguyễn quang Tuyến [1933-   ] làm quản đốc đài Tiếng nói quân đội tới ngày cuối cùng,30-4-1975. (BT

Đúng lúc MTTĩnh cựa quậy để vươn lên, thì một khối u mọc trong óc, MTTĩnh phải hoá trị, xạ trị để cố gắng chống chọi với tử thần.  Và, [Mai trung Tĩnh] dùng thơ  như võ khí để chiến đấu, nhờ cậy 'nàng Thơ'  để làm chỗ tựa cho sự sống.   Cuộc vật lộn giữa MTTĩnh và bệnh ung thư, đã cho đời những vần thơ lạ, nhưng cũng làm cho MTTĩnh ngày một tồi tệ thêm, và, cuối cùng nhắm mắt xuôi tay [vào ngày 20-2-2002 tại Maryland.]

Cái bến bở tự do Mỹ quốc không ngờ, cũng lại là nơi tác quái của căn bệnh ung thư, đã cướp đi của văn chương Việtnam  ở hải ngoại, những Nguyên Sa, Mai trung Tĩnh, Trần thúc Vũ ...

Cuộc đời nhà thơ Mai trung Tĩnh, làm thơ rất nhiều, nhưng in thơ chẳng bao nhiêu, chỉ có nửa tập in chung với Vương đức Lệ. * [?]  MTTĩnh xuất thân nhà giáo hiền từ, nếu không có ngày 30-4-75, chăc không biết mùi tù tội là gì. Cái đận MTTĩnh bị tù cải tạo lần 2, MTTĩnh ngồi chung xe với tôi [Hồ Nam], Doãn quốc Sỹ, và, Đoàn viết Hoạt-  khi chuyển trại, chàng ta luôn luôn phân trần với tôi và Hoạt rằng :  vụ này không dính líu gì với nữ sĩ Lê thị Ý, tác giả bài thơ nổi tiếng ' Ngày mai đi nhận xác chồng' cả -  [như] vợ [của]  Mai trung Tĩnh đổ thừa, cho rằng MTTĩnh dính líu vời Vương đức Lệ, vì, Lê thị Ý ghen 'sảng'.
---
*  Mai trung Tĩnh còn in nhiều tập thơ nữa, tập cuối cùng in vào năm 1970 :  'Thơ xuôi/ Mai trung Tĩnh' ( nxb Đại Ngã, Saigon 1970)- và, sau đó  Đại Nam văn hiến in ronéo Prose Poems / Mai trung Tĩnh- translated from vietnamese by Đàm xuân Cận.(TP) 

Thắp nén nhang tưởng niệm Mai trung Tĩnh, nhà thơ hạng nhì của phong trào thơ tự do, tôi  hi vọng một ngày nào đó, vợ của Mai trung Tĩnh sẽ cho in lại Nhưng bài thơ di cảo / Mai trung Tĩnh- vì phần thơ này khá quan trọng trong sự nghiệp thơ Mai trung Tĩnh .*

   hồ nam 
---
*  bà THAO VU (Vũ thị Thảo) cho biết, sau khi MAI TRUNG TĨNH qua đời- Vương đức Lệ + bạn hữu, bỏ tiền tái bản PROSE POEMS, bản dịch Đàm xuân Cận, mượn logo nxb Tiếng quê hương, xuất bản ở Hoa Kỳ. Mới đây,dịch giả Đàm xuân Cận cho biết: có ý định in lại PROSE POEMS/ THƠ XUÔI/ MAI TRUNG TĨNH (bilingual), nhưng không có bản tiếng việt THƠ XUÔI.(Đại Ngã xuất bản ở Saigon 1970.)  Tôi viết thư hỏi bà THAO VU, bà đồng ý cho phép, và đã gửi tập THƠ XUÔI/ Mai trung Tĩnh(Đại ngã xb,Saigon 1970)cho dịch giả Đàm xuân Cận,hiện ở Sydney. Nhưng, tới ngày 10 August,2014,dịch giả cho biết vẫn chưa nhận được.    (THẾ PHONG chú thích- 8/ 2014.)

- hồi 10 giờ sáng ngày 1st Sept,2014, tôi nhận được'cú'điện thoại hẹn trước, gọi từ Maryland,chị THAO VU cho biết, " ...trong lúc anh Mai Trung Tĩnh hôn mê,anh Vương đức Lệ + một số bạn văn, góp tiền in một cuốn thơ xuôi của Mai trung Tĩnh (tiếng việt),chứ không là bản anh ngữ PROSE POEMS do Đàm xuân Cận dịch, đã in ở Saigon trước 1975...."  Tiện thể, tôi báo tin cho chị, anh Đàn xuân Cận đã nhận được tập THƠ XUÔI (bản tiếng việt)gửi từ Maryland. Dịch giả gửi lời cảm ơn cố phu nhân thi sĩ Mai trung Tĩnh- cũng nhờ có bản tiếng việt THƠ XUÔI- dịch giả có thể dễ dàng chỉnh lại đôi chổ ở bản anh ngữ, nếu cần. Và,chưa thể tái bản PROSE POEMS có cả bản việt ngữ (bilingual) cùng một lần- như có  ý định trước đây.
     (THẾ PHONG chú thích-   1st Sept/2014)     

trích thơ Mai trung Tĩnh :

        NGƯỜI RỪNG

Chúng đưa ta khỏi ruộng đồng
Lên non tìm mãi vào rừng bụi sâu
Em xa rồi, chẳng thấy đâu
Có gần, chẳng nhận ra nhau lúc này 
Nhìn anh ghê gớm mặt mày
Tay cầm dao, cúi,luồn cây,Người Rừng
Ở đây không vợ không chồng
Không hơi thở ấm tình thương con người
Chỉ còn xao xác lá rơi 
Và âm u bóng núi đồi bủa vây
Chợt nghe chim lạ bên tai
Hoang vu tiền sử là đây khác nào.
  MAI TRUNG TĨNH

       <sách đã dẫn:  tr.187-188>