Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

thanh tịnh : hồi ức nguyễn đăng mạnh

hồi ký nguyễn đăng mạnh
hà nội, 2008


                                                 nhà văn  thanh tịnh
                                                 hồi ức : nguyễn đăng mạnh

    Tôi quen Thanh Tịnh từ hồi làm Tổng tập văn học Việt nam  (tập 30 A + 30 B) . Tôi tuyển  một số truyện ngắn của ông trong tập Quê Mẹ.  Ông cứ cảm ơn tôi mãi về chuyện này  *.  Thưc ra, đó là do chất lượng các tác phẩm của ông.  Tôi rất thích tập truyện Quê Mẹ.  Ông viết rất hay về những người đàn bà nhà quê hiền lành, chất phác , ở một cùng sông nước miền trung.  Văn của ông thường ẩn giấu một nụ cười hóm hỉnh, kín đáo và, rất nhân hậu.
----
*  năm 1982, Thanh Tịnh tặng tôi tập  thơ, ghi lời đề tặng :'  Kính tặng anh Nguyễn đăng Mạnh quý mến, với tất cả lòng biết ơn chân thành '.  (Chú thích : NĐM)

    Ông sống độc thân  ở một căn phòng trên tầng 2 của trụ sở tạp chí Văn nghệ quân đội  (số 4 Lý nam Đế ).  Trong phòng,  ông bày la liệt các thứ  đồ cổ : bát, đĩa, ấm, chén, lọ, ngựa sành, tượng phỗng, lu, đỉnh, ký, đôn, chậu - không kể tranh ảnh.  Có cả mấy viên gạch cổ mới đem ở Liễu Đôi về.  Ông còn chỉ tôi xem xác ướp một con kỳ đà rất lớn, treo ngang trên chiếc gương ở phòng toa-lét ...  

     Không biết ông kiếm đâu ra những của ấy.  Ông giảng cho tôi nghe, con kỳ đà có khả năng dùng rằng để giữ thuyền rất chắc, như 1 cái neo sắt vậy.   Ông chỉ vào bát đĩa, ấm chén, bình hoa... giảng đĩa này là thời Lý, bát này thời Trần, bình này thời Lê ... Tôi chẳng  hiểu gi về đồ cổ.  Tô Hoài thì cho là,  ông ta bịa ra, tán ra thế thôi, chứ nhiều bát đĩa của ông là lấy ở Bát tràng về.

    Thanh TỊnh vốn là một hướng dẫn viên du lịch thời Pháp.  Ông có bằng guide du lịch cao cấp đào tạo ở Angkor- Căm-pu-chia.  Sau cách mạng tháng 8, ông đưa 1 đoàn du lịch từ Huế ra Hà nội và dự hội nghị văn hóa toàn quốc, rồi, bị nghẽn đường, không trở về được - vì, đúng lúc - cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.  Vậy là, ra đi tay không, vợ con bỏ lại hết ở Huế.

   Ông có lệ, hễ có khách đến chơi, cần trò chuyện riêng, ông lại đốt một nén hương.  Ngửi thấy mùi hương, biết có khách,  người ta không đến quấy ông nữa.

   Nghe ông nói chuyện, tôi cũng biết được một ít về kiến thức chuyên môn của ngành du lịch :
     - thời Pháp có 2 cấp đào tạo hướng dẫn viên du lịch ( guide touriste).  Một là,  cấp xứ
( Đông dương gồm 5 xứ: Bắc,  Trung, Nam kỳ, Miên,  Lào ). Cấp này phải có bằng thành chung
( diplôme)  . Hai là, cấp toàn Đông dương,  thì phải có bằng tú tài, thi tuyển ở Angkor.  Thanh Tịnh thuộc lọai cấp thứ hai. 

    Quan sát một phong cảnh phải xác định point touristique.  Thí dụ, đứng bán ở quầy bán hoa trông sang Bách hóa tông hợp mà nhìn hồ Hoàn kiếm là point touristique  tốt nhất, bao quát được toàn cảnh, cả các di tích .

    Lại có saison touristique. Thí dụ, lăng Minh Mệnh thì [nên] xem vào mùa thu, mai vàng nở đẹp.LăngTự Đức thì xem vào mùa hè, sen nở trong các hồ.Lại còn temps touristique : cảnh này  thì xem [vào] ban đên, cảnh kia xem buổi chiều .


  Thanh Tịnh cũng thích nói chuyện lịch sử, chuyện cổ sử.  Và tôi để ý, thấy ông thích những lời nói hay, nhưng, cách diễn đạt thông minh, thú vị.  Ông nói : Hoàng minh Giám, hoặc Phan Anh có đưa sang Pháp mấy mũi tên đồng  của ta từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên .  Lúc ấy, người Âu châu vẫn còn là vượn có đuôi.  Tên không bắn bằng cung, ná, mà, bằng súng, bắn đi hàng loạt, như những viên đạn nhọn.  Không phải tên bịt đống, mà, là đạn hình mũi tên có ngạnh.   Hiện nay chưa hiểu bắn bằng  cái gì, súng gì.  Lại có đạn đá nữa.  Boris Polévoi nói :

 ' Một dân tộc đúc đạn  đồng chống giặc là một dân tộc quyết chiến.  Nhưng, khi họ  ngồi đẽo những viên đạn đá để đánh giặc, thì thôi, kẻ thù chỉ [còn] có [ cách] đi về.'.

    * [...]  người biên tập tạm lược 16 dòng [BT]

     Ông kể chuyện vợ chồng Charlie Chaplin thăm Huế.  Họ nói về cái nón Huế.  Người Tậy có parasol, parapluie, paravent.  Cái nón thì đủ cà : che mưa, che nắng, che gió.  Nó lại là cái quạt, ạo ra gió nữa.  Bà vợ thêm : nó còn che được sự thẹn thùng của cô gái Huế. đa

    Ông rất khoái, khi khái quát được đặc điểm của 3 thế hệ người một cách ngắn , gọn và dùn toàn vần  đ:   trẻ đi đàn - lớn đi đôi - già đi độc.  Sự khái quát này, chắc có liên hệ đến số phận bản thân ông.

    Vì có chuyên môn [về] hướng dẫn du lịch, nên, mỗi khi có khách nhà văn nước ngoài sang thăm, cần đi tham quan đâu đó, ông lại được hội Nhà văn nhờ giúp.  Không phải chỉ vì ông biết cách giới thiệu những đền đài, thắng cảnh một cách ngọn ngành đâu ra  đấy, vì, ông còn biết cách đối đáp với khách văn, và, biết khôn khéo tháo gỡ trường hợp khó xử.  Về mặt này, Thanh Tịnh cũng láu lỉnh, tinh quái ra trò !

   Một lần, ông đưa Boris Polévoi đi thăm đền bà Triệu (Thanh hóa ).  Xem phía ngoài xong rồi, Polévoi muốn vào xem ở hậu cung , [nơi] có tượng bà Triệu, Thanh Tịnh nói với bà tự, xin vào  trước xem thế nào.  Ông thấy mấy tay dân công đang ngủ, cởi trần, phơi slip ngay trong hậu cung. Tởm quá , không thể để Polévoi vào được, ông nói với nhà văn Nga :
' Người Việt nam  chúng tôi, có lẽ ' kính như thần tại', nghĩa là kính trọng thần như lúc còn sống, bà Triệu là con gái chưa chồng, nên, nếu là bà Polévoi thì mới vào được.  Mà, chỉ rằm, mồng một mới mở cửa ...'

    Về sau, Polévoi đi thăm đền hai bà Trưng. Ông đem 3 bó hoa, tặng 2 bà 2 bó, còn 1 bó thì nhờ  bà Triệu đi thăm 2 bà giùm. 

    Thanh Tịnh ở ngoài Bắc, không lấy vợ.  Ông vẫn chung thủy với bà ở trong Nam.

    Sau 1975, ông trở về, vợ ông đã đi lấy chồng khác, con ông thì đi ngụy quân - cũng không tha thiết gì với ông cả.   Ông lại quay trở về Hà nội, sống độc thân  ở 4 Lý nam Đế, như cũ, , có  câu thơ cám cảnh thân phận mình :

                                        Ra đi mấy chục năm trường
                                        Ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân

   Cuộc đời buồn thế, mà ông hay nói chuyện  vui , đùa. Có lẽ, chính vì đời buồn quá, ông phải cười [nhiều để] cố mà quên đi.  Đùa ngay với nỗi đau của mình- khi về quê -  người ta bảo về làng mà ở.  Trả lời :  ' ... bây giờ nhà thờ tổ không cỏn, nhà ở cũng không' nhà tôi' cũng  không - đã thành' nhà' của người ta mất rồi ...!'.

    [Thanh Tịnh] đọc cho tôi nghe một vế  câu đối, không biết do ông đặt ra, hay, người ta thách ông.  Vế câu đối chưa có ai đối lại được:

             ' Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, cả bốn nhà đều không nhà ở'  ...

     Ngồi với tôi hôm ấy (19-9-1982) ở 4 Lý nam Đế , ông kể cho tôi nghe nhiêu chuyện vui.  Còn nhớ mấy chuyện, như sau :

   - ' trong tập ' Những người thích đùa ', có 1 truyện không được dịch.  Có 1 anh muốn tự tử, dùng nhiều cách mà không chết được, vì mua phải toàn đồ rởm : dao rởm, thuốc độc rởm, giây thừng thắt cổ rởm.  Có người mách cho 1 cách chết ngay, chết chắc  chắn :
' đọc báo N.D  liền 3 ngày ' .
   -   có người thắc mắc đến chất vấn Võ văn Kiệt:' Sao Thanh Nga trước 1975 đóng vai chông cộng, mà nay, lại cho đóng vai bà Trưng ?  Võ văn Kiệt trả lời: ' ... hay là, mời bà Nguyễn thị Thập, Nguyễn thị Định đóng vậy ? '
   - ở khu phố ông [Thanh Tịnh] , người ta bắt được một thằng chuyên ăn cắp xe đạp. Họ bắt nó biểu diễn mở các thứ khoá.   Các loại khoá ngoại tốt nhất, nó đều mở được hết. Hỏi nó :' khoá nào mày cũng thấy khó mở nhất, không thể mở được ? Đáp:' Khoá Việt nam' .  Vì khoá xe rồi, vẫn đứng nhìn.  Mà chính chủ nó cũng không mở được.  Phải dỗ mạnh mấy cái mới mở được '.
    - anh có biết thế nào là chủ nghĩa khoa học không ?  Khoa học thì phải thí nghiệm.  Khoa học khác thì thí nghiệm trên loài vật.   Còn chủ nghĩa xã hội  khoa học thì thí nghiệm trên loài người .'

     Một lần, Thanh Tịnh đưa mấy nhà văn tây đi du lịch.  Họ nghĩ ra cái trò: thi kể chuyện tiếu lâm, xem chuyện nước nào hay hơn.  Ông kể chuyện này :
     ' Ngày xưa đàn bà vừa đẻ con, vừa phải cho con bú, vất vả quá, trong khi, thằng chồng chả phải làm gì, chỉ đi chơi.   Các bà kiện lên Ngọc Hoàng đòi xử cho công bằng.  Ngọc Hoàng bèn lấy vú đàn bà lắp cho đàn ông.  Chồng phải cho con bú.  Nhưng thằng đàn ông ham đi chơi lang thang.  Con đói không được bú, khóc ghê quá.  Các bà không chịu được, lại kêu với Ngọc Hoàng .  Ngọc Hoàng bèn lấy lại vú ở thằng đàn ông lắp lại cho đàn bà.  Từ đó thằng đàn ông cứ trông thấy vú đàn bà là nó nhìn chằm chằm và đòi chộp lấy.  Vì vú của nó, nó đòi lại ...'.
     mấy ông tây phục quá, đành chịu thua .

    Vì tinh hay đùa, vui, lại biết làm thơ, nên, hồi kháng chiến chống Pháp, Thanh Tịnh
thường trổ tài làm những bài vè rất vui, gọi là độc tấu, vừ kể vừa làm điệu bộ, tựa như một vở kịch vui chỉ có 1 vai độc diễn.   Trường  Chinh, Tố Hữu khen lắm, tác dụng tuyên truyền chính trị rất tốt.  Thời kháng chiến, bộ đội ngồi trên bãi cỏ, quanh đống lửa trại xem độc tấu , Thanh Tịnh thú vị lắm. rất vui mà chẳng cần phông, màn, trang phục gì cả.
  [...] - tạm lược 8 dòng . [BT] 

   Hồi ấy, độc tấu Thanh Tịnh bị Đoàn phú Tứ chê lá bồi bút, cu-li bút, hạ thấp nghệ thuật , thành thằng hề. Thanh Tịnh trả lời : nếu có thể làm cho dân, cho lính trong kháng chiến được vui, thì tôi sẵn sàng làm hề, loại hề bét nhất, mười lần hề cũng được ! 
    [....]   tạm lược 9 dòng .[BT]


                                                                        ***

  Thanh Tịnh qua đời, dễ đã hơn 10 năm rồi !
  Không biết cái kho đồ cổ của ông này còn không ?  Không biết người t có giữ cái phòng [của]  ông ở, [để]  làm lưu niệm không ?

              LÁNG HẠ, 10-6-2007
    nguyễn đăng mạnh.

 
  



                                                                                                                                                    


  

  

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : tạ tỵ (1921- saigon 2004) / bài viết : lãng nhân - 21

nhớ nơi kỳ ngộ
nxb ziên hồng [zieleks], usa , 1997.


                                             1.   tạ tỵ : văn, thi, họa sĩ .
                                                              bài viết : lãng nhân


    Văn , thi , họa sĩ . tính nết trung hậu, khẳng khái và bộc trực, thường gặp tôi nơi ấn quán  [nhà in Kim Lai]  để mạn đàm và theo dõi việc in những tác phẩm của anh: Yêu và thù, Mười khuôn mặt văn nghệ, v.v ...  Nguyên là trung tá Tâm lý chiến, về hưu, đi trình diện, bị đem đi cải tạo, từ Nam ra Bắc dòng dã 7 năm, được thả, vượt biên sang Mỹ. Qua  báo chi,tôi được ít câu tâm sự:

    Khi bị giam ở Suối Máu (1976):

                                     Rồi mai đây  trầm tư cho thân phận
                                    Với đêm dài bất tận cõi thiên thu
                                    Thịt xương này vẫn đau và uất hận
                                     Như còn vương khổ nhục kiếp lao tù
                                     
                                     Rời mai đây bạn bé xa vắng hết
                                     Lấy ai mà thương tiếc buổi chia ly?
                                     Đời tẻ ngắt  rã rời bao mỏi mệt
                                     Hồn chơi vơi trong khúc hát sầu bi ...  
                                                                      THƠ TẠ TỴ

            khi được trở về Sài Gòn :

                                    Từ đại lộ ngõ lầy sỏi đá
                                    Tôi ngó Sài Gòn như người khách lạ
                                    Sài Gòn đó, tôi nhìn từ một phía
                                    Một tâm tư, một cay đắng giận hờn
                                    Nhưng Sài Gòn hôm nay đã biến hình 
                                                                              theo lịch sử
                                    Sái Gòn đã mất đi những nét diễm kiều
                                    Chỉ để  lại trong tôi nỗi nghẹn ngào câm tiếng
                                    Một nụ cười, một hơi thở mong manh ...

          khi định cư ở Mỹ :

                                    Lênh đênh nhân thế chân trời vắng
                                    Mắt mờ nhân ảnh ngó thêm sầu
                                    Dĩ vãng đi về trong giấc mộng
                                    Chúng ta nào đã mất nhau đâu
                                    Đọc truyện người xưa, ồ kiếm khách
                                    Lỡ một đường gươm thẹn kiếp sau
                                    Bút cùn mực cạn chân cao thấp
                                    Ném cái hư danh xuống lũng sâu
                                    Chuyện cũ mười năm nhiều tủi nhục
                                    Đường về cố quận hẳn còn lâu
                                    Vì ta có sức làm giông bão
                                    Quyết phá tan ngay quả địa cầu ... 
                                                                     THƠ TẠ TỴ

    Hồi tháng 3 năm 1987, anh gửi cho ... tôi một bài thơ dài, trong đó, chúng tôi đơn cử mấy câu thiết tha tình bạn :

                                            BÀI THƠ CUỐI NĂM

                                      Trời cuối năm rồi, mưa gió lạnh 
                                      Một mình, nột bóng , một tâm tư 
                                      Bạn cũ lênh đênh người mỗi ngả 
                                      Kẻ ở chân mấy đứa ở tù
                                      Núi sông còn đó ngán năm trước 
                                      Mây vẫn bay cao gió thổi vù ... 
                                      Biển Đông vẫy gọi, lời im sóng
                                      Nhân loại chìm sâu lớp khói mù. 
                                      Kéo lê thân phận vòng cơm áo
                                      Nào có hơn chi chốn ngục tù
                                      Rửa tay gói bút lòng đau nhói
                                      Chuyện đời thôi mặc cảnh phù du .
                                                                         THƠ TẠ TỴ

     Năm 1985, anh gửi tặng cuốn Đáy địa ngục., gầm 700 trang.   Anh đã kể lại bao nhiêu nỗi cực nhọc ở các trại cải tạo, từ Suối Máu đến Lào cai, thật não lòng ! Chua xót và cảm phục, chua xót cho cảnh lầm than mà cảm phục sự can đảm chịu đựng.  Cảm phục nữa là công trình vất vả thăm nuôi của các bà vợ hiền, có người còn gan góc, mạo hiểm như chị Tỵ tổ chức một vụ cướp tù táo bạo để cứu con thoát ngục;

                                       Đáy sâu hình bóng vật vờ
                                      Tưởng đâu điạ ngục, ai ngờ trần gian 
                                      Gớm ghê thay lũ hung tàn 
                                      Đâm thuê chém mướn gian ngoan lọc lường 
                                       .........................................
                                       ......................................... [...] 
                                                                      THƠ TẠ TỴ
    ---
    *  [...]  người biên tập tạm lược bỏ 2 câu [BT]


    Năm 1989, tôi tặng bạn bài thơ nhan đề : 

                                                      GỬI TẠ TỴ

                                          Chú Canh, tôi Mậu, thảo nào thân 
                                          Tung, ném bao phen mặc chuyển vần
                                          Bút xóa nét thừa khuôn tạo hoá 
                                          Đèn soi kẽ lệch nét phong trần 
                                          Trăm năm, đấy tải tròn ba chục 
                                          Đôi chín, đáy vun chắc mấy xuân *  
                                          Những ước trước khi tàn thế kỷ 
                                          Dắt tay, quê cũ lại quây quần .
                                                                                 12 -2-1989  
                                                                            THƠ LÃNG  NHÂN


                                   lãng nhân

                                                                                         ( kỳ sau : Hà thượng Nhân ]                        ----
                      *   đôi chín : 18 .  Năm 1989, tôi 82 tuổi, còn 18 năm mới tròn 100 tuổi. 
                                 ( Chú thích : LÃNG  NHÂN).
             
   
                                    
     

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

hỡi linh hồn tôi ... truyện vừa / thế phong - 1



                                                          THẾ PHONG





                                                  Hỡi linh hồn tôi
                                                           TRUYỆN VỪA




                                                           SAIGON 2014


                                                -----------------------------------



      Cầm cuốn kinh thánh Tân ước của chồng lấy ở phòng điều  hành xe buýt về, Khuê chợt nhớ ra từ lâu không đến Hội thánh Báp tít thờ phượng và nói với chồng :

                    -  Mai chủ nhật, gia đình nhà mình đi thờ phượng đi anh?
                    -  Ừ, chiều nay anh nhìn thấy cuốn tân ước Ghi-đê-ôn bỏ lỏng chỏng đầy bụi bặm, anh nhớ tới em nên cầm về.  Vậy thì mai nghỉ một buổi bán nón, cả nhà đi thờ phượng Chúa em ạ.

     Đồ nhớ ngay đến ngày này của  mười năm trước, hôn lễ của hai người tổ chức ở  Đà-lạt - khi ấy Khuê đã là thuộc viên của Hội thánh Báp- tít Đà -lạt.  Từ ngày gặp lại cho đến ngày cưới chỉ trong vòng hai tháng.

    Từ Vũng tầu, theo máy bay C130 chở khóa sinh mãn khóa về Đà-lạt, anh đang lang thang trên đường đến cà phê Tùng, gặp ngay Duật, sinh viên đại học Sư phạm ở Sài Gòn lên học, đem theo cả vợ, cô Tâm và con gái nhỏ theo.  Duật là sinh viên ' cụ' , khác hẳn sinh viên cùng tuổi.  Gặp Đỗ, bạn quen, bởi Duật là nhà văn trẻ viết chung với Đỗ trong  một tạp chí văn nghệ, mà, chủ nhiệm là bạn chung cả hai người.  Duật vồn vã cho biết vợ anh mới gặp cô sinh viên học Dược xưa ở Sài Gòn, hiện đang ở Đà-lạt, khi nhắc tới Đỗ, cô Khuê ấy nói có biết từ trước , khi còn  ở Nghĩa lộ.

    Đỗ là con ông giáo còn là đồng nghiệp với bố Khuê, từng là hiệu trưởng trường tiểu học Đa nghĩa- Đà-lạt trước năm 1954.  Duật cho Đỗ biết địa chỉ riêng ở Phan đình Phùng, và Đỗ nhớ ngay rằng sau 1954 vào Nam, anh đăng báo tìm người nhà trên báo Ngôn luận, là, tìm ông bà giáo Nguyễn quốc Bảo vào Nam năm 1952 và dạy học ở Đà-lạt.  Đỗ rời quán cà phê Tùng, đi thẳng xuống đường Minh Mạng tìm Khuê.  Anh nhìn thấy Khuê ,với chiếc băng-đô đỏ trên mái tóc dài mượt mà, khuôn mặt chữ điền, với tà áo dài tha thướt, ngồi trước bàn làm việc , thật duyên dáng.  Đỗ chưa vào ngay, anh còn ngắm cô bé trên mười năm ở Nghĩa lộ, ở tuổi 13, lúc anh ở tạm nhà cô một thời gian, chờ bác Bảo xin phép cho Đỗ về Hà nội học.  Khuê có nét duyên dáng của một cô gái học thức, đoan trang, và dưới mắt Đỗ khi ấy, đây là ' cú sét tình yêu'  mất rồi.  Mãi sau, Đỗ mới mạnh dạn bước vào, hỏi :

    - Thưa cô, cô có phải là con bác giáo Bảo xưa kia ở Nghĩa lộ?
    - Vâng,  anh có phải là anh Đỗ ?

    Trao đổi vài câu chuyện xã giao, Đỗ trở về khách sạn, lòng lâng lâng vui mừng, mong chiều tối đến sớm, để thăm hai bác.  Đỗ nhớ lại, ngáy, trước khi về Hà nội học, bác Bảo trai cho ở nhờ nhà bác, qua thư mẹ Đỗ gửi gắm. Và Khuê , khi ấy mới là cô bé 13 tuổi, ngoài giờ học ra, ra chợ phụ giúp bác Bảo gái bán hàng.  Hình ảnh Khuê mờ xa trong trí nhớ Đỗ 18 tuổi, với mái tóc đuôi gà đỏm dáng, thì, nay khác hẳn :  một thiếu nữ chững chạc, duyên dáng.  Và cô gái này, khi lập gia đình sẽ 'vượng phu ích tử ', và, ước mong, giá được cô gái này để ý tới, tất sự  sung sướng tăng gấp bội phần.

     Có tiếng điện thoại từ tiếp tân khách sạn ,  báo có khách, Đỗ gặp Duật cùng Tâm đến.  Tâm nói ngay :

    - Phải khao bà mối mới được.  Gặp cô sinh viên trường Dược xưa  mê tít rồi phải không ?  Khi tôi  làm thư ký đại học Dược khoa,  anh có nhớ thời kỳ này ở đường Norodom Shianouk, sau đổi tên Thống nhất.  Tôi báo cho ông biết là có nhiều khách dòm ngó người đẹp thư viện Báp- tit lắm đấy .

     Đỗ nhìn đồng hồ, cũng sắp tới cơm chiều, bèn, mời vợ chồng Duật đến quán ăn Bắc Hương  ăn cơm.  Bỗng, Tâm nảy ra ý kiến, hay là cùng đến nhà  Khuê , rồi, mời nàng đến Cà phê Tùng trước.

    Bản nhạc Green Field từ bữa ấy, có Khuê có Khuê nâng ly cà-phê đen, cùng ngắm tranh Nghệ sĩ với cây đàn của Vị Ý.  Đỗ còn nhớ rõ,  chính anh đem từ Sài Gòn lên bằng xe đò , vào tháng 11 năm 1962.  Đoạn đời gắn bó với Đà-lạt, như khúc phim, hiện dần trong trí nhớ.  Trước năm 63, thời đệ nhất Cộng hòa, tổng thống Ngô đình Diệm trị vì , Đỗ bị coi như là phần tử chống đối, nhà văn bất kham, được in trên báo Tiếng dân, 2 cột trang 1 , chung với nghệ sĩ cải lương Năm Châu :

    ' Kịch sĩ Năm Châu và nhà văn Thế Phong được đưa đi tẩy não ...'

    - theo bản tin của đài phát thanh Sài Gòn loan đi vào lúc 7 giờ 15 sáng 21- 3-1963,  cả bản tin Việtnam Press Pháp ngữ, số 4019 ngày 23-3-1963 :

    ' D ' après le journal [Tiếng dân] lancé la nouvelle que l' essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorité Vietnamiennes pour lavage de cerveau... Les mensonges des communistes ont fait long feu.   Tiếng dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do ...'

     Khoảng 4 giờ chiều, Đỗ ngủ dậy, lúc này thuê nhà ở  xóm đạo Tân sa châu, l do linh mục Khuê làm  cha xứ, nghe giọng một em bè bán báo rao lanh lảnh :

     ' mua báo mới đi, nhà văn Thế Phong và kịch sĩ Năm... bị bắt, đưa đi Vĩnh long tẩy... ' 

     Cầm 2 đồng bạc mua tờ báo, do trung tá Nguyễn văn Châu chủ nhiệm, và nha Chiến tranh tâm lý ấn hành, báo đăng tin, để cải chính tin từ hội nghị ở Le Caire do đoàn văn công Giải phóng miền Nam phóng ra, thế là từ nay,  phải lo cắt đuôi bọn theo dõi, để bảo đảm sinh mạng cho một già Năm Châu  thầy tuồng và một trẻ viết văn Thế Phong.

     Ngày này,  Đỗ mới thôi làm cho tạp chí Văn hóa Á châu, giáo sư Thục chủ nhiệm, chẳng biết lây đâu 300 đồng  trả tiền thuê căn nhà cho chủ đây.  Nỗi lo ấy lớn hơn cả việc báo  loan tin được đưa đi tẩy não. Đỗ nhớ lại, ngay ngày hôm tin ấy loan ra, mà anh chưa hay, khi đến bộ Canh nông tìm giám đốc Thức, người bạn vong niên cưu mang tiền chi tiêu, tiền ăn sáng; kh anh không chịu nổi cơn đói dày vò.   Giám đốc Thức chưa tới, chỉ có anh tùy phái, mà,  hôm nay, sao anh này lại lễ phép với anh cách bất thường.   Đành đi tìm gặp kỹ sư  thi sĩ Huy Lực, phụ tá giám đốc Thức, anh này đưa đi ăn sáng, uống cà phê đỡ lòng vậy.   Kỹ sư Lực đưa anh xuống căn-tin, và cho biết, anh tùy phái sáng nay đọc báo, hỏi anh ' có phải ông thường đến tìm gặp giám đốc, là ông được báo và đài phát thanh loan tin không ?'  Thì ra, sự lễ phép khác thường này có lý do, từ nơi bác tùy phái, thường ra không mấy coi trọng người bạn trẻ của giám đốc.

     Còn kỹ sư  thi sĩ Huy Lực, tác giả tập thơ đầu tay, từ nay trở thành bạn của Đỗ không mấy khó khăn, vì, trong giới trường văn trận bút, muốn làm quen với anh chàng này, chẳng dễ dàng gì ?  Và anh, được  giới văn nghễ coi như kẻ khó tính,  cao ngạo.  Thời kỳ này, tác giả trẻ tuổi Du Tử Lê ra tập  thơ đầu tay Thơ Du Tử Lê, muốn có lời vào đề của Đỗ, đã phải cậy nhờ Trần tuấn Kiệt đưa trước bản thảo cho Đỗ, với, lời rào đón thật kỹ càng, để, sau này tập thơ đầu tay Du Tử ra mắt- có 2 câu thơ vào đề của Đỗ - khiến cho tác giả trẻ tuổi  này, trong một cuốn sách  viết về văn nghệ sĩ,  chàng này đã mất ngủ đôi  lần, chỉ , vì sợ Đỗ không viết tựa - rồi, lại rêu rao :' thơ cậu ta được hồi lại, với cái lắc đầu , từ chối viết tựa'.  

     Và, trong lúc bị bao vây kinh tế, thì lấy đâu trả tiền ăn hiệu, tiền thuê nhà - nên - Đỗ mua gạo  tự nấu ăn ở nhà trọ.

     Vào một ngày chủ nhật, chỉ đôi khi thôi, người tình Mai A đến thăm, cả 2 nấu ăn, suốt 1 ngày dài, chờ anh tỏ tình, như xin cưới chẳng  hạn - vì-  cô sáp tốt nghiệp cán sự xã hội. Cô này cũng biết trước rằng, nếu Đỗ cho người dạm hỏi, chưa chắc gì ông cụ đã gả con gái cho,

    ' thằng vô nghề nghiệp, viết văn, viết báo lăng nhăng, lại kiêu ngạo. ' Nó là cái gì, chẳng lẽ tao  phải rước nó về, cơm bưng,  nước rót, như với mẹ mày ngồi trên bàn thờ ấy à ? ' .

    Đỗ nhìn Mai A nằm trên giường, mắt nhắm như ngủ, một ý tưởng nẩy ra trong óc, bây giờ anh cứ ôm đại lấy nàng, hộn lên mắt, lên môi; rồi, sau đó đóng cửa lại, kéo màn gió - thì căn nhà thuê chỉ còn có anh và Mai A  quấn quít bên nhau.  Và có thề, trên 90%, Mai A không phản đối.

    Cả 1 thứ bảy, hôm qua, trên giường này, anh đã cùng một cô gái, được rủ đến làm tình, để ngày mai này, người tình đến, anh sẽ không làm hại đời cô .  Đó là biện pháp anh thường áp dụng , đôi với nhu cầu sinh lý đòi hỏi, ở tuổi thanh niên.  Có lần, đi chơi với người khác phái nhiều tiếng đồng hồ, khi về nhà, cơn đau phần dưới bụng như lên cơn hành hạ; anh phải  đi tìm cô gái quen trong xóm hoa hóa giải.  Và anh, từng được chứng kiến vợ người bạn ghen tuông tình ái, trăng hoa của chồng, thì, thuồng bắt chồng vào phòng the âu yếm xong, mới thả cổ cho đi.

    Còn giờ này đây, Mai A đang vít  cổ anh xuống,  hẳn rằng khó tránh khỏi nụ hôn. Anh tự nhích mông ra phía ngoài, và anh ngã xuống  sàn nhà.  Mai A ngoái cổ nhìn theo, hỏi :

     ' Anh có sao không ?'
     ' Không '
 
     Và anh nhìn đồng hồ, gần 6 giờ chiều, anh nói tiếp:
    ' Tối nay đến  quán Thăng Long ăn chả cá nhé.'

    Quán ăn này  ở Đa-kao, chủ là vợ nhà văn Hoàng Đạo.  Đỗ thường đến đây một mình, hoặc, đi với ai đó, nếu nữ thì chỉ có Mai A.  và anh luôn gặp Lý Thắng, nhà bao, có viết truyện dài đăng báo từng kỳ, quấn quít bên người tình bậc chị, như, săn sóc thay người anh nghĩa tử qua đời  đã lâu.  Khi anh và Mai A đến quán, ở quầy thu tiền, bà chủ ngồi, bên cạnh là  cô con gái, cô này gật đầu chào Mai A [bạn học cũ thời trung học] - và - chàng nhà báo nói giỏi hơn viết ,đang lăng xăng bên  bà chị.  Chọn một bàn có hai chỗ ở cuối phòng, bữa nay anh phải tâm sự hết thắc mắc cho cô hiểu, vì tuần tới, cô về thăm bố và dì ghẻ ở Ban mê thuột, rồi sau đó nhận công tác ra trường.  Đỗ nói chuyện rất cởi mở, lần này không bộc lộ hết, tất  sẽ không bao giờ còn có cơ hội nữa.  Từ chuyện anh viết thư cho ba của Mai A :

    '... Từ nay  tôi sẽ hoan trả con gái yêu của ông hoàn toàn trinh nguyên, kể cả không nụ hôn; hẳn là ông hài lòng với điều ước muốn .  Tôi chưa là người cha như ông có cô con gái lớn  [không thuộc loại đẹp, nhưng, với tôi, cô thật duyên dáng + tâm hồn đẹp]  đến tuổi gả chồng., nhất định không gả cho tôi, một nhà văn trẻ không thể nuôi sống bản thân bằng ngòi bút, sống bằng cách viết báo tài tử.   Chỉ mới đây thôi, tôi viết cho tạp chí ' Văn hóa Á châu' , một trang in được trả 200 đồng, phụ trách thêm vài thầy cò, mỗi tháng được trả thêm 1 nghìn 5 trăm đồng nữa. Một tháng tôi viết 2 bài, trên dưới 30 trang, như vậy  hàng tháng kiếm  được gần 10.000 đồng.  Tôi ăn cơm xã hội, mỗi bữa 300 đồng, tiền thuê nhà 300 đồng.  Nhưng đó, là của ngày tháng, chưa thôi việc, bởi tạp chí này được' Asia Foundation '  của Mỹ tài trợ cho nhóm giáo sư đại học, trí thức miền Nam làm văn hóa, chịu sự điều khiển của  Sở thông tin báo chí Mỹ.  Như nhà thơ W. Whitman, tác giả tập thơ' lá cỏ' , có vài câu thế này :

                                                  '... Anh cầm dương vật của anh
                                                       cũng như chiếc đinh sắt
                                                       rót vào em
                                                       ngàn năm tương lai ...'

    thì chủ nhiệm tạp chí, giáo sư Nguyễn đăng Thục  cho rằng : đây là vần thơ tuyệt tác của nhà thơ Huê Kỳ.  Còn thi ca của chúng ta, theo ông ấy, chưa có tầm vóc cao và lớn, hay và  đậm đà, vậy thì, từ giờ đây [quay sang Lê xuân Khoa, thư ký tòa soạn] tạp chí nên  dịch thơ, chưa vội đăng thơ của nhà thơ trong nước làm gì cho tốn giấy mực, mà phải, dịch thơ Mỹ, tầm cỡ Whitman ấy nhé !

     Đỗ nghe đến đây, nóng mặt, trả lời  ngay.  Rằng ' nếu dịch và đăng thơ ' porno' kiểu Mỹ trên tạp chí Việtnam, theo tôi cũng phải trả tiền như đăng quảng cáo vậy'.

     Giáo sư chủ nhiệm hếch mũi lên, trả lời đốp chát , như, cơ quan thính giác ngửi thấy mùi đồng đô-la, cứ một đô Mỹ đổi được 3 nghìn 5 trăm đồng đấy. 

    Và, thưa ông Cao văn Phương ,thân sinh bạn gái mà tôi hết lòng yêu dấu, nếu tôi là ông,  thì cũng chẳng gả con gái cho ' nhà văn , báo bổ chẳng nghể ngỗng gì ra hồn ' . Và nay, thỉ tôi đã được cho nghỉ việc, và thư ký tòa soạn, giáo sư Lê xuân Khoa đã bị thay thế.  Giáo sư Lê thành Trị mới tốt nghiệp xã hội học ở Bỉ, có chân trong đảng' Cần lao'  sẽ làm chủ bút; cùng với giáo sư Thục vẩn là chủ nhiệm.  Tờ tạp chí này phải thay đổi,  từ hính thức đến nội dung, nặng về phần chính trị, để giải quyết thân phận con người Việtnam hướng tới hòa đồng với thế  giới tự do, văn minh; chứ không nặng về văn nghệ, văn gừng nữa.

      Và thư ông ' bố vợ hờ' , tôi có  thể nhịn  đói 3 ngày, nhưng con chúng tôi [có giữa con gái ông] , không thể nhịn sữa  vài giờ.  Vì thế, nên tôi đã phải tự- giải- giới  ' vật cứng như đinh sắt  rót vào  em ' . nói theo thơ ' đại thi hào' nước Mỹ- trước khi hẹn hò với con gái ông, để dầu, tôi muốn làm liều trước sự đã rồi, còn có'  phanh ' hãm lại.  Tôi không dám đáp lại, cả nụ hôn dâng hiến tự nguyện, cũng là vì thế .  Có một điều, tôi phải cảm ơn ông, như đã cho tôi mượn hồn ngây thơ, cao thượng con gái ông, để có nguồn rung cảm sáng tạo.   Chủ nhật này,  con gái ông sẽ dành cho tôi trọn ngày.  Cô ta sẽ nấu cơm trưa tại nhà  mà tôi thuê, cô  ta sẽ nằm nghỉ trưa trên giường tôi thường nằm, cô ta sẽ vít cổ tôi xuống đòi hôn [không chừng vậy] , mà có thế thật tôi vẫn đành phải tảng lờ quay mặt đi.  Có thể, người con gái này cũng không thể khác hơn bất cứ ai,  yêu nhau đã 5, 6 năm, lại không hề đòi ôm người yêu vào lòng. hoặc, trao nụ hôn, dù nhiều lần sẵn cơ hội.  Trong bóng tối gần kề của rất nhiều lần ở rạp chiếu bóng, cảnh gợi cảm nhất, khi cô ngước nhìn người tình, để môi ngậm lưỡi, như trong phim ' Orfeu Négro'  chẳng hạn.  Hay, anh chàng  người tình của con gái ông, tuy  đàn ông thật, liệu có thể nào lãnh cảm giống như phụ nữ?  Hay là, cái để người ta phân biệt được, nó khác với cái của phụ nữ, không còn công năng sử dụng ?  Và, người được gọi là người tình của con gái ông, khi còn ở trên tây bắc, khoảng đâu trên 10 tuổi, thường nghịch ngợm xuống suối , nước trong vắt, chung tắm với các cô gái Thái tắm truồng, váy, áo để trên đầu.  Khi thấy bạn trai của con gái ông đòi tắm chung, nói :

                                      ' Ai cho mày tắm chung ?'
                                     '  Sao lại không cho tắm chung ?'
                                     '  Bởi mày là con trai'
    
     Bạn trai của con gái ông  cũng không vừa gì,  cầm ' vật chưa cứng như cái đinh' của nhà thơ Huê Kỳ Whitman, kéo ra  phía sau, trông giống hệt như ' cái của cô gái Thái ' . Tiếng cười  nhất loạt của các cô gái Thái tắm suối cười vang vang, im lặng, như đồng tình cho bạn trai của con gái ông, tắm chung. Tất nhiên, phải nói đó là  ' tiền- thời-kỳ ', trước khi quen cô gái con ông, khoảng 10 năm.   Có một điều hơi lạ, về cách đặt tên ở giữa, như ' middle name '  nước Huê Kỳ .  Một rong số các con của ông, là đứa bé trai, tên  Cao Văn Nhân lại không sống được, thì giờ này đây, con gái ông có bạn trai , với nghề ' văn nhân ' ,nên, ông ghét cay đắng, nhất định không gả cho, nếu nó xin cưới.  Và nghề thì không có rồi,  ngỗng cũng rụt cổ; nó không dám ôm con gái ông vào lòng,  để, hôm nay là thời hạn cuối, không thể kéo dài hơn nữa, nó gửi thư bảo đảm, hoàn trả con gái cho  ông, còn  ' nguyên trăm phần trăm' - giống  hệt bọn lính tráng bây giờ, mỗi khi nốc rượu, thì,  nâng ly hò hét :'  một trăm phần trăm  em ơi !' .

    Nhưng, 2 cái này  có hơi khác nhau, trả con gái cho ông ' còn trăm phần trăm , đấy bố !' , và,  ' một trăm phần trăm' kia của lính tráng nốc, thì không  còn một giọt, nôm na, không còn nguyên vẹn .  Trước khi đi gửi thư  bảo  đảm cho ông, cách đây vài ngày- tôi đã vào trong sân bay Tân sơn nhất, đến khu nhà cư xá Hàng không dân sự, nơi ông và gia đình ở khi xưa - để- nhớ lại, một đêm vào 1956, trung úy Hoàng  Liên đưa tôi đến thăm con gái ông lần đầu.  Nó chở tôi trên chiếc xe gắn máy Suzuki  vào sân  bay, đấn cổng nhà Kiếng , bị ' ách' lại.   Bởi, ngáy hôm sau, tổng thống Ngô đình Diệm sang New Dehli thăm nước bạn, an ninh được đặt lên hàng đầu, kiểm soát gắt gao. Nó phải trình thẻ nhà báo quân đội. mới đủ bảo đảm được lọt vào sân bay, cõng thêm  tôi.    Và thư này đến tay ông, với địa chỉ : nha Hàng không dân sự Ban mê Thuột- khi nhận được - xin ông tha thứ cho, bởi có dòng nào, câu nào,  ý nào bất kính, bản thân người viết rất không có ý này.  

     Trong đời tôi không bao giờ quên được, có một lần, gần vào dịp tết âm lịch, tôi tiễn con gái ông về Ban mê thuột, ở bến xe ngã Bảy. Cơ ấy đưa cho tôi một phong bì chúc tết, mà tôi biết chắc chắn rằng, có tiền lì-xì ở trong.  Một người con trai không muốn để cho bạn gái  coi nhẹ, thì nhất nhất, không được cầm ' ngân ảnh' [nhà thơ, con gái ông dùng thay cho tiền]  của người nữ.   Vậy mà, tôi biết  trong đó có tiền, sao lại cắm đầu nhận ?  Bởi, năm ấy tôi khốn khó cùng đường, ngày cận tết, nợ đòi từ 8 hướng , tiền nhà  trọ, tiền mua chịu gạo, nước mắm, củi ... Và trước đó,  tôi cũng ' phịa' ra chuyện, nay mai đi du học, vài năm trở về mới nói đến chuyện vợ con.   Nhưng, chỉ là nói xạo, nào là  ' tứ cố vô thân ', chẳng còn ai giữ hình, lưu ảnh, nên đem hết gửi cho  con gái ông. 

      Thưa ông' bố vợ hờ', tôi cảm ơn ông bà [mặc dầu bà lớn qua đời] sinh ra được cô con gái có phương danh  Mai A  , đã là người tình của tôi suốt 6, 7 năm trời... '

    ký tên :  ĐỖ.

    Đỗ nói hết cho người tình nghe, nàng gục đầu vào vai anh từ bao giờ.  Mai A không muốn về trại Caritas,  hình như, cô muốn trở lại căn nhà buổi trưa,  cô nấu nương cho 2 người ăn. Nhưng, Đỗ nhất định  gọi tắc-xi, đẩy cô lên xe, cầm tiền đưa cho bác tài, nói như ra lệnh :

   ' Còn thừa, anh giữ lấy , và, đưa cô ấy về 38 Tú Xương '.

                                                                                                             [còn tiếp]

           thế phong
     

 


Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

họa sĩ lưu công nhân - hồi ức nguyễn đăng mạnh

họa sĩ lưu công nhân
hồi ức nguyễn đăng mạnh

                                      họa sĩ lưu công nhân
                                       hồi ức  nguyễn đăng mạnh



    - Nghệ sĩ là người sáng  tạo theo tài năng, sở trường của mình, không cần biết giá trị đến đâu, thế nào.  Những thằng 'critique'  thì phải làm công việc ấy... 

    - Cần có một cuốn ' Nhà văn, tư tưởng và phong cách trong hội
 họa ',   mày [ Nguyễn đăng Mạnh]  làm được đấy.  Mày đi vào nghệ thuật hội họa đi.  

    - hiện nay, trong hội họa, toàn thằng ngu, không có chữ.  

    - Mày cứ viết luôn về  cái 'rencontre'  của mày với Lưu công Nhân , cũng thành một bài có giá trị đấy.  Hai 'mai^tre' gặp nhau ...



   Tôi quen Lưu công Nhân từ hồi cùng học với nhau ở trường Trung học kháng chiến, đóng tại Đào giã, Thanh ba, Phú thọ [vốn là trường Chu văn An ở Hà nội sơ tán lên, từ hồi kháng chiến chống Pháp].

    Hiệu đoàn học sinh có ra đều kỳ tờ nội san, viết tay.

    Tôi hay vẽ vạch lăng nhăng, nên, được cử đi trang trí, minh họa cho tờ nội san này.  Tôi gặp Lưu công Nhân cũng đến làm công việc này.

   tất nhiên, không như tôi, Lưu công Nhân là một tài năng thật sự.  Tôi nhớ anh thường lấy một mảnh  mẩu cành cây chỉ bằng ngón tay, dùng dao cắt, gọt mấy nhát, thành ngay một hình người nhỏ xíu xinh xinh.

   Tôi với Lưu công Nhân học cùng 1 khóa [1947-1950].  Anh học ban sinh ngữ, tôi học ban Toán-lý-hóa.  Hình như anh đang học dở dang tì bỏ đi học họ, khóa Tô ngọc Vân.

    bẵng đi từ đó, tôi không lần nào gặp anh, tuy có xem tranh của anh ỏ  bảo tàng Mỹ thuật và biết anh đã là một họa sĩ nổi danh.

    Sau 1975, tôi, thỉnh thoảng có được mời vào dạy cho mấy trường đại học ở Sài Gòn và cần thơ.  Biết anh ở Sài Gòn, tôi tìm đến chơi.

    Dưới đây, tôi tường thuật cuộc gặp mặt đầu tiên của tôi với Lưu công Nhân ở Sài Gòn.  Anh nói nhiều, nói liên miên .  Nên, cuộc trò chuyện giữa tôi và anh, hầu như, chỉ là một cuộc độc thoại của Lưu công Nhân.

    Tôi nhớ đấy là một ngày đầu năm 1983.

    Lưu công Nhân lúc này ở đường Tự Đức.  Nhà 2 tầng, rộng rãi và khá sang trọng.

    Tôi chờ đợi một thái độ lạnh nhạt và xem thường của ông bạn cũ.  Vì, nghe nói hắn giầu lắm, danh vọng lắm, khinh người lắm.  Điều này thì tôi đã có kinh nghiệm rồi, nên coi như chuyện thường.  Nó khinh mình, thì cái giá trị thực của mình thế nào thì vẫn thế thôi.  Mà mình trông bộ dạng nhếch nhác thế này, nó khinh cũng là phải.  Tôi cứ gõ cửa.   Mình vào để cốt xem tranh của hắn - thế thôi - [vì] tôi rất thích hội họa.

    Như tôi đã lầm.  Lưu công Nhân nhận ra tôi ngay.  hắn rất nhớ bạn cũ.  Hắn đọc nhiều sách lắm.  Sách hội họa, điêu khắc của Pháp, đọc cả sách văn học Việt nam.  Có đọc cả nhiều bài viết của tôi. và, cũng biết tôi co cuốn Nhà văn, tư tưởng & phong cách - và- [hắn] nói đang đi tìm mua.  Hắn khen tôi viết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng.  Rất khá.

   Lưu công Nhân quả là một tay kiêu ngạo.  Xem thường tuốt.  Tự coi mình là một 'mét' [mai^tre], cỡ quốc tế.  Nhưng, nụ cười thì rất tươi, hiền và trẻ cách lạ.  Tôi rất thích nụ cười của Lưu công Nhân.  Hắn người cao, to.  CởI trần. Quần  đùi.  Lưng gù gù, lòng khòng.  Nhưng đẹp trai, ăn nói rất thoải mái, hay văng tục.  Mới gặp nhau đã mày, tao luôn.  Không ngờ Nhân còn nhớ ngày xưa, từ dáng đi, đến cái áo mặc [từ] thời kháng chiến.

   Nhân nhận xét [về] Nguyễn Tuân là hám danh, nên, mất cả cái hồn nhiên, tự nhiên - nghệ sĩ chân chính phải tự nhiên như ruồi ấy  chứ. [Nhân háy nói :' tự nhiên như ruồi']  Đằng này, [Nguyễn Tuân] kiểu cách, bộ dạng quá ! Vào Sài Gòn, tại sao phải tìm đến Trịnh công Sơn ? Mà Trịnh công Sơn  cũng háo danh  nốt, nên, lấyl àm tự hào lắm.

    Nhân chê [nhà văn]  Nguyên Hồng hèn.  Trước Mười Hương, Nguyễn đức Thuận, tại sao
 [ Nguyên Hồng] lại nói năng, có vẻ kính sợ quá, tự hạ nhân cách nghệ sĩ trước nhân cách chính
 trị .  Đó là 2 lọai anh hùng,  sự dũng cảm khác nhau chớ !

   Lưu công Nhân nói, từng bỏ biên chế năm 1959, lúc biên chế còn đầy tiền đồ.  Phan kế An sợ không dám, cho là biên chế còn có giá trị lớn trong tương lai.

    ' Mình bỏ biên chế - Nhân nói -  Đạp xe từ Thanh hóa lên tận Nam quan, rồi từ Nam quan về, xem kiến trúc thay đổi thế nào .  Vẫn cổng chữ môn, ngói âm dương, căn bản không khác gì.  Thế mà, càng lên biên giới càng thấy Tàu hơn.   Rất lạ !  
    - Này, nhiều thằng đến đây gạ xem tranh của tao.  Tao đuổi.  Nhưng cho mày xem.  Nào, lên đây. '

   Hắn đưa tôi lên lầu . Tranh các loại treo la liệt.  Hắn lại treo thêm lên mấy bức nữa cho tôi xem. Có một bức khá to, vẽ lằng nhằng như lửa lan ra tất cả tấm toan lớn :' Khi bầy tranh nơi công cộng, thì, tao nói là bắn máy bay Mỹ. Thực ra là ' mon rêve '.


    Có bức vẽ thuốc nước, một cô gái chở đò ở một kênh rạch miền Nam.-  Đẹp !. - Có tranh vẽ một thiếu phu bế con.  Mấy lá tre, cành tre lơ thơ.  Một bức họa mùa đông.  Lá bàng  đỏ, lốm đốn một chút  xanh. Đỏ, đúng là màu al1 bàng úa, nhưng, không rõ lá, cành gì hết.


    Nhân nói :' Mẹ tao mất, năm bả 82 tuổi . - hắn chỉ một búc tranh, nói :
' Hommage  à ma mère.  Bức tranh lệ.  Nước mắt '.  Nhưng, tôi  không nhìn ra gì hết .

    Môt bức ký họa còn trên giá vẽ, nhà bè, kiểu nhà sàn, nơi, một cái bến sông cua một vùng  ở Hậu giang, Tiền giang , gì đó .


    Một bức sơn dầu lớn, vẽ cảnh chiều thu .  Hơi buồn ! Một quán rượu bên đường, cạnh, một cái lô-cốt của Pháp ở thời kháng chiến.  Cánh đồng lúa tận chân trời.  Tôi thấy đẹp, rất thích !

    Lưu công Nhân còn  lấy ra cho xem, một số tranh thuốc nước, vẽ đường làng, cổng  làng cổ kính, vắng vẻ của miền Bắc.  Một số tranh vẽ bò của Lưu công Nhân.  Nói chung, tôi rất nhạy cảm với cảnh nông thôn ngày xưa. Đẹp mà buồn. mà sao rất thương !.

    Lưu công Nhân nói liên miên về lịch sử hội họa, về hội họa Việt nam và thế giới :

   ' - Tranh lợn gà làng Hồ không phải tranh dân gian .  Đấy là những ' mét' [mai^tre], những
'artist' vẽ đấy chứ ! Diệp minh Châu tạc sao nổi tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay !  Đó là 'anonyme'  không phải 'folklore'. Tinh thần 'anonyme'  là truyền thống nghệ thuật Việt nam.

   - Nghệ sì nó có môt cái  gì rất  tự nhiên.  Ăn uống, nước trà, chơi hoa... rất tinh tế, sành sỏi.  Không phải cố làm ra thế, tự nhiên thế thôi.  Các cụ ta là thế.  Bây giờ khác rồi.  Không có, Dốt. Không ai dạy ... Lo cho thế hệ sau quá !  Muốn học vẽ, không có sách mà học.   Ăn phở lại cho mùi tàu vào, khó chịu quá, không có cái tinh tế của nghệ sĩ.

    - Hội họa rất cần có phê bình.  Nghệ sĩ đẻ ra phê bình.   Phê bình đẻ ra nghệ sĩ.  Nghệ sĩ, sáng tạo, phê bình tổng kết  ra trường phái này, trường phái nọ.  Và giữa hội họa và văn học [chịu] ảnh hưởng lẫn nhau.

   - Việt nam không vẽ chân dung.   Kiêng.  Cho vẽ thì bị thu mất thần.  Tàu có truyền thống này từ lâu đời.  Hiện còn để lại một bức tranh về một họa sĩ đang vẽ một cô công chúa hay hoàng hậu gì đó.  Một ' mai^tre ' râu dài  ngồi vẽ, các cung tần mỹ nữ xúm xít đứng xem.

    Phương Đông  không có ' réalisme '  kiểu tây, nghĩa là vẽ giống ' naturalisme ' .  Phương Đông không bao giờ chịu nô lệ sự thật.  Không chủ trương vẽ hình xác, muốn truyền lại linh hồn của tạo vật.

    Việt nam không có' dessin' , vẽ chì tha, ký họa. Phương Đông không có' esprit documentaire '.   Phương tây nó triển lãm ' dessin '  riêng của một họa sĩ và coi là đã đủ là một phòng tranh rồi. Phương Đông vẽ là vẽ ngay trên lụa, đục ngay vào gỗ, vào đá .

    Thời Phục Hưng, Tây đã chịu ảnh hưởng phương Đông.   Do' route de soie ' , tranh vẽ Tàu đã  sang Tây lâu rồi.

   Phục  Hưng không hề   ảnh hưởng tới Việt nam.   Việt nam chỉ chịu ảnh hưởng tranh của Tây [vào] thế kỷ XIX, XX thôi.

   Tính dân tộc là bản chất của nghệ thuật.  Thằng Tây sang Tàu học lối vẽ  Tàu, dù thành thạo đủ ngón, vẫn không vẽ ra được như tranh Tàu.

   - Mỗi họa sĩ có một ' univers'  của nó.  Để thực hiện cái 'univers' ấy có cần vẽ cái này, cái kia, dùng chất liệu này, chất liệu khác. Mình coi sơn mài là quốc họa là vô nghĩa.  Phê bình theo ' sujet'  là không đúng.  Hội họa phê bình xã hội khác.   Thời Hitler chiếm đóng' palette' của Picasso toàn màu tối, sau giải phóng, ' palette' màu tươi sáng.

   - Việt nam xưa thế mà tinh tế : có cái kiến trúc vui  [proportion heureuse] .  Có kiến trúc buồn .  Có kiến trúc nghiêm trang, khắc khổ.

   - Vừa rồi, nó bảo tao  khai thành tích để phong giáo sư, phó giáo sư hay khen thưởng nghệ sĩ ưu tú.  Tao không thèm, gởi trả lại giấy tờ ngay lập tức.  Phó chứ đến giáo sư tao cũng coi ra cái gì.  Cho đi nước ngoài, bắt làm hộ chiếu,  tao không thèm.  Gọi cả nước Liên Xô sang đây tao dạy cho, việc gì tao phải đi học Liên Xô.

    - Nghệ sĩ là người sáng tạo theo tài năng, sở trường của mình, không cần biết giá trị đến đâu, thế nào.  Nhưng thằng' critique' thì phải làm công việc đánh giá, xếp hạng theo vị trí của mỗi nghệ sĩ trong lích sử nghệ thuật.  Cần có một cuốn ' Nhà văn, tư tưởng và phong cách trong hội họa ' '.  Mày làm được đấy.  Mày đi vào hội họa đi.  Hiện nay trong hội họa toàn thằng ngu, không có chữ.

    Mày cứ viết luôn về cái ' rencontre'  của mày với Lưu công Nhân cũng thành một bài có giá trị đấy , 2 ' mai^tre' gặp nhau . ..

     [ Lưu công] Nhân nói đến đó, thì có  1 người đến nhờ vẽ bìa sách. Nhân lấy chì sáp viết thoắng một chữ, rồi lấy bút lông chấm mực vạch đè lên trên mấy nét.  Xong rồi, nói :

    Thế mà người ta khen đẹp đấy và tới tấp đến nhờ tao vẽ bìa.'

   Thấy đã muộn , tôi đứng lên đi về.  Lưu công Nhân nói :

   ' Phải có  'équipe' , có bè, có cánh, có  ' thế '.  Thí dụ Hoàng ngọc Hiến bị đánh thì có Nguyễn Tuân đứng lên bênh vực. Và phải có giới thiệu nhau, bình luận sáng tác của nhau .'

   Nhớ lại ngày xưa, đã có lúc  tôi định xin học họa.  Nếu học, thì cũng cùng 1 khóa với [Lưu công] Nhân  và trở thành đồng nghiệp của hắn.  Không biết số phận sẽ ra sao ?  

                                                     ***

   Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng vào Sài Gòn, tôi  lại đến Lưu công Nhân chơi.

    Mấy  năm nay, hắn yếu đi nhiều.   Bị chứng run, gọi là bệnh liệt rung [ parkinson ] . Chân tay run rẩy đi đứng khó khăn.  Nhưng hắn vẫn vẽ.  Hắn tặng tôi một tập tranh, chỉ đề mấy chữ  vẽ, vẽ, và vẽ...

    Hôm ấy,  tôi đến [Lưu công] Nhân.  Đấu vào đầu năm 2002.  Hắn nói, nhiều khi đứng mãi mà không nhấc chân đi được.  Tay run 

    ' Nhưng tao vẫn vẽ.  Renoir vẽ cho đến lúc chết. Lãi bị ' goutte'  không vẽ được, người ta phải buộc bút vẽ vào chân để vẽ.
    Các thế hệ họa sĩ thường hay kỵ nhau.  Renoir nổi tiếng trước Matisse.    Khi nổi danh Matisse đem tranh đến cho Renoir xem, Renoir chê không ra gì.  Picasso cũng thế, không 
chấp nhận thế hệ sau mình.
   Mình sang Ba lan, có một tay họa sĩ hỏi, ở Việt  nam có phê bình hội họa không.  Tao  bảo có, rất ít.  Tay họa sĩ Ba lan  nói, thế  là hạnh phúc.  Ở Ba lan, một họa sĩ có hàng trăm thằng phê bình. Sợ quá !  Khổ quá ! Có ít phê bình là hạnh phúc đấy !'
    
     Lưu công Nhân cho dân tộc Việt nam bao giờ cũng mô phỏng nước ngoài, xưa là Tàu 

   - ... kể cả tranh khắc gỗ làng Hồ hay hàng Trống cũng chịu ảnh hưởng Tàu  [đấy là những
' mai^tre ' vẽ chứ không phải dân gian].  Sau này, bắt chức Tây, bắt chước Mỹ, Việt nam không có 'création'  hoàn toàn.  Bắt chước không đạt tới nơi , thì thành bản sắc Việt nam, thành hồn Việt nam.  Trong đầu mỗi họa sĩ Việt nam, thế nào cũng có một mẫu ngoại quốc. Nhưng khác ngoại quốc là có cái hồn Việt nam.

     Lịch sử hội họa Việt nam không phải bắt đầu, từ khi có trường Mỹ thuật Đông Dương mà có từ tranh khắc gỗ, vẫn gọi là tranh dân gian , mà là họa sĩ hẳn hoi, phải làm bản vẽ ngược lên gỗ, mới khắc được thành bản in chữ.

    Tàu nó khắc ngà voi, rất nhiều tầng lớp vào nhau, rất tinh vi.  Ta không bắt chước được.  Còn  thì bắt chước  tuốt :  kiến trúc,  chạm gỗ, ngói âm dương, tượng Kim Cương, phật Quan Âm...

    Trẻ con vẽ là họa trẻ con.  Không nên cho trẻ  con vẽ đã là có năng khiếu.   Phải trưởng thành mới biết.  Vì vấn đề là mắt, không phải là trí óc như Văn, Nhạc.  Thần đồng không có ở hội họa.  Lớp trẻ bây giờ không có ngoại ngữ, không phát triển được.  Phải tiếp xúc với nước ngoài mới mở rộng được tầm mắt ...' 

    Lưu công Nhân nói liên miên.  Vả lại, tôi có biết gì về hội họa đâu mà [nghe].  Cho nên, vẫn chỉ có một thằng  độc thoại.   Mà hắn thì chỉ cần có một đối tượng nào đấy, để trút ra những suy nghĩ của mình.

                                                ***

   Mấy năm nay,  Tôi không có dịp gặp [ Lưu công] Nhân lần nào nữa. hắn không còn ở Sài Gòn mà đã lên Đà lạt.  Nghe nói ở đấy, hắn có 1 biệt thự rất đẹp.

    Mùa xuân năm nay, tôi vào Sài Gòn, bỗng được tin Lưu công Nhân mất.  Buồn vô cùng.  Cứ thấy hụt hẫng, trống vắng thế nào !'

    Nhớ lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi ở Sài Gòn, [Lưu công] Nhân có ý muốn tôi ghi lại cuộc trò chuyện hôm ấy.

    Nguyện vọng đó của Nhân, tôi đang thực hiện đây.
   Tiếc rẳng [Lưu công] Nhân không còn sống để mà đọc !

----
*  [...]  chữ của người biên tập [BT]


       QUAN HOA, CUỐI MÙA THU NĂM 2006
          SÀI GÒN CUỐI XUÂN NĂM 2007
   
       nguyễn đăng mạnh 






   

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

trần đăng khoa : thi sĩ nông dân / nguyễn đăng mạnh

hồi ký nguyễn đăng mạnh
hà nội 2008


                                    trần đăng khoa:  nhà thơ nông dân
                                                   bài viết : nguyễn đăng mạnh


  - không có hồ xuân hương, 
    đàn bà không [thể] tả cái của đàn bà hấp dẫn thế ...

  - phê bình văn học chỉ có 3 : hoài thanh, nguyễn đăng mạnh & lê ngọc trà .

  - lưu trọng lư ăn cắp thơ,  chỉ tại nguyễn vỹ...

 -  phạm xuân nguyên thông minh, thẩm văn kém, 

 -  mai quốc liên  cũng vậy - đấy !

  -  trần đình sử có học, thẩm văn xoàng...

   -  nguyễn tuân không biết uống trà,  [ trần đăng khoa]  không thích văn  nguyễn      tuân, nguyễn đình thi ,  ... trí thức quá ...

   - nguyễn  huy  thiệp tắc tị,  [phan thị] vàng anh không hơn,  còn  phạm thị hoài
     có khá hơn .
    
  
    
        Trần đăng Khoa từ bộ dạng, cách nói năng ( lẫn lộn n với l ), đến thói quen ăn uống đều đặc nông dân : chỉ thích món thịt lợn kho, cá kho, rau muống luộc, lòng lợn châm mắm tôm, không thích thịt bò, gà vịt, hải sản, không thích bia ... [ la-de] *
-----
*  [...] chữ của ngưởi biên tập [BT]

     Vào khoảng 1957, báo Phụ nữ Việt nam có đặt tôi viết một bài về trường ca Tiếng hát người anh hùng của Trần đăng Khoa.  Bài ấy, tôi ký tên con gái tôi : Nguyễn thị Thanh Thủy.  Nội dung cơ bản  bài viết là khẳng định Trần đăng Khoa là nhà thơ nông dân. Tất cả tài năng của anh đều do nông dân bồi dưỡng nên.  Thành công hay thất bại của tác phẩm đều do Khoa, hoặc, nói bằng tâm hồn và ngôn ngữ nông dân của mình, hoặc, mượn ý tưởng, cách nói của tầng lớp xã hội khác.

    Tôi tiếp xúc với [Trần đăng] Khoa lần đầu ở nhà Khoa ở Nam sách.  Lúc ấy Khoa học lớp 8 ở trường cấp III Nam sách ( hồi ấy cấp III gồm 3 lớp 8,9,10 ).  Một đòn sinh viên sư phạm Hà nội về đấy thực tập.  Tôi về thăm đoàn thực tập này và nhân tiện tạt về nhà Khoa một lát.  Tôi thấy Khoa ứng xử, tiếp đón, nói năng với khách rất đàng hoàng, chững chạc - không có vẻ một cậu học trò lớp 8.  Về sau  này, chính Khoa nói với tôi :

    '... Người ta cứ bảo em hồi nhỏ rất hồn nhiên, nay, không còn hồn nhiên nữa.  Không đúng. Hồi nhỏ, em chẳng hồn nhiên gì cả.  Nói dối như ranh.  - và  Khoa kể chuyện này - Một lần , có một cuộc hội nghị y tế toàn miền bắc họp ở tỉnh Hải hưng.  Các ông phụ trách hội nghị đưa Khoa đến khoe ' thần đồng ' của tỉnh.  Thường, họ đề ra cho em làm thơ để thử tài.  Ông Phạm ngọc Thạch, bộ trưởng  bộ Y tế,  tặng em một cái bật lửa.  Không hiểu sao lại tặng mình cái bật lửa ?  Tặng trẻ con lại tặng bật lửa để làm gì ! Đúng là dớ dẩn.  Em nghĩ [trong] bụng như thế.  Nhưng, em lại phát biểu trước hội nghị :
' Bác tặng cái bật lửa là rất có ý nghĩa.  Đây là ngọn lửa tượng trưng cho lý tưởng cách mạng.  Em nguyện sẽ mang ngọn lửa này trong suốt cuộc đời mình ...' 

    Cả hội tường vỗ tay ầm ĩ, khen thằng bé giỏi quá !

   Từ ngày [Trần đăng] Khoa học trường Viết văn Nguyễn Du, tôi tiếp xúc với Khoa luôn.  Có năm, Khoa đến ăn tết với gia đình tôi, quan hệ rất thân mật.

    [Trần đăng] Khoa đúng là có tài, rất thông minh.   Có lẽ Khoa có ý thức mình là thần đồng, nên chịu khó đọc sách, đọc sáng tác, đọc phê bình, để có một vốn tri thức đàng hoàng, có thể ăn, nói với đời.  Khoa tỏ ra rất hoạt bát.  Mồm mép ghê gớm, phát biểu có chủ kiến, đầy tự tin, có phần kiêu ngạo nữa.  Những năm gần đây, tôi với [Trần đăng] Khoa thường được nhà xuất bản Giáo dục mời tham dự hội đồng chung khảo của những cuộc thi sáng tác văn  học .   Hội Nhà văn hay tổ chức Văn hóa doanh nhân của  Lê Lựu tổ chức.  Tôi thấy Khoa rất to mồm, nhiều khi, tỏ ra muốn áp đặt tư tưởng đối với hội đồng.

   [Trần đăng] Khoa thường nói giọng khẳng  định dứt khoát, nhiều ý kiến sắc sảo, nhưng,  nhận định lắm khi cũng không chính xác, do vốn kiến thức còn lắm lỗ hổng.  Tuy thế, tôi vẫn thích nghe Khoa nói.  Tôi thích người nói thẳng thắn, có chủ kiến riêng, dù, không đúng, cũng gợi cho mình suy nghĩ.

   Dưới đây, tôi tường thuật vài đoạn Khoa nói chuyện với tôi ( tôi muốn ghi lại giọng điệu, khẩu khí của [Trần đăng]  Khoa ) :

    '... Văn học đang đổi mới.  Không thể viết như cũ được nữa.  Tất cả cũ rồi.  Các nhà thơ thời chống Mỹ vẫn khá hơn cả, song, cũng tắc rồi.  Nguyễn Duy triển lãm thơ, bằng cách, vất thơ vào rổ rá, cối xay... là vớ vẩn lắm rồi ! Nguyễn huy Thiệp cũng tắc.  [Phan thị] Vàng Anh cũng hết - một hồi, ta đề cao hơi quá. Phạm thị Hoài có khá hơn.

       Nhưng  cái mới chưa có, chưa xuất hiện.  văn xuôi có khá hơn. Thơ thì có lẽ, thời bưởi này không  phải là thời của thơ. Đây là thời của truyện, của kịch, của phim, của ti-vi ... '

   ' Hồ xuân Hương không có.   Không có Hồ xuân Hương !' Đàn bà không tả cái của đàn bà hấp dẫn như thế ! ' Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng ' .  Đàn ông mới nói thế:' Cô gái ngủ ngày ' là đàn ông viết .

    ' Em đã ghép  10 câu thơ  của 10 nhà thơ lại thành 1 bài hoàn chỉnh.  Chứng tỏ thơ ta có một thời rất giống nhau, cùng một gương mặt.  Em cũng ghép lại những câu thơ của Huy Cận lại, thành 1 bài thơ về vũ trụ.  Lại ghép 4 nhà thơ, mỗi ông 4 câu,  thành 1 bai hoàn chỉnh.

   ' Ngoài sân rơi cái lá đa / Lá rơi rất mỏng như là rơi nghiêng '.  Nhiều người khen.  Thực ra, không hay lắm, câu thơ trung bình thôi.   Chỉ tả cảm giác.  Thơ hay là cái nội tâm, cái tình, cái hồn.  Như câu ' Mái tranh ơi hỡi mái tranh / Trải bao mưa nắng mà thành quê hương '.

    Phê bình văn học chỉ có 3 người : Hoài Thanh, Nguyễn đăng Mạnh, Lê ngọc Trà.  [Lê ngọc] Trà thực ra là nhà lý luận.  Cụ Mạnh lý luận không phải ỡ chỗ mạnh.  Chỗ mạnh là phê bình tác phẩm. Cụ rất tinh .'

   ' Em không thích bài ' Lá đỏ / Nguyễn đình Thi '. cả bài ' Lá diêu bông / Hoàng Cầm ' .  Chả có gì hay . Cụ [Mạnh] phản biện đi, hay [là hay] ở chỗ  nào ?

   Tôi [Mạnh] nói:' Thơ hay không phân  tích, không giảng được!' Khoa :' Không phải thế. Nếu hay là cụ [Mạnh] phân tích được hết .'

    [Trần đăng] Khoa khen  bài ' Tiếng thu / Lưu trọng Lư, không có gì, mà hay '! 

 Tôi [Mạnh] nói :'  Đấy, cậu nói không có gì mà hay đấy thôi !' .  Khoa :' Không phải , hai chuyện khác nhau, cụ đánh tráo khái niệm.'  Nhật [bản] có  bài thơ ' Tiếng thu] , có 4 câu khác hẳn.  Nguyễn Vỹ dịch ra, giống thơ Lưu trọng Lư, rồi, người ta tưởng là Lưu trọng Lư ăn cắp.  Một vụ án văn học, oan cho Lưu trọng Lư !' 

   ' Nhà cổ Hà nội  không gọi là nhà cổ được.  Một trăm năm, cổ gỉ ?   Tốt nhất là phá hết khu phố cổ Hà nội đi. Hội an mới thực là nhà cổ '.

   [Trần đăng] Khoa khi nói, hay để chữ ' đấy' - như - một thứ dấu chấm câu vậy;
    ' Thấy hình dung gì không ?
      Em nói thất với thày, đấy !
      Nguyễn Khải, Chế lan Viên thông  minh, là đầu bảng - đấy ! 
     Cụ Manh viết ra tấm ,ra món.  Thẩm văn rất tinh.  Có văn. Nhiều người có ý mà không có văn. Có ý mà không tải được ra văn, cứ tải ra chữ lại hỏng - đấy !  Cụ [Hoàng ngọc] Hiến phát hiện thì đúng, nhưng, triển khai ra thì như hụt hơi, như ngắn lưỡi - đấy !  TĐX tiếp xúc tay bo thì rất khá, nhưng, viết ra thì không sao cả - đấy !.  Phải có mắt xanh, ông Xuân Diệu gọi là ' đầu mày cuối mắt'.
    Phạm xuân Nguyên thông minh, nhưng thẩm văn kém.
    Mai quốc Liên cũng vậy - đấy !
   [Trần đình] Sử có học, nhưng thẩm văn xoàng...'

    Nói chung, [Trần đăng] Khoa không thích văn trí thức như văn Nguyễn Tuân, Nguyễn đình Thi.  Khoa nói dứt khoát với tôi :

    '... Đấy rồi thày xem, 10 năm nữa, người ta không đọc Nguyễn Tuân nữa đâu !'

    Trong Chân dung & đối thoại, [Trần đăng] Khoa chê Nguyễn Tuân không biết uống trà. Bà Ân, con gái cả  của Nguyễn Tuân tức lắm, bà nói ;

' Cái  thằng ấy chỉ biết ăn cua, ăn cáy, chứ, nó biết uống trà là cái gì, mà, dám chê ông cụ tôi.  Tôi đã phục vụ ông cụ uống trà, tôi biết chứ.  Pha trà  phải kén  nước giếng ở một ngôi chùa là chuyện có thật ( trong truyện Nguyễn Tuân gọi là chùa Đồi Mai). Rồi hầm củi ủ than, đun nước pha trà, như thế nào? ... No biết cái gì mà dám nói láo !' .

     Hôm ấy,  dự lễ trao giải thưởng Nguyễn Tuân cho sinh viên đại học Sư phạm Hà nội, bà nói sôi sục.  Anh Nguyễn xuân Đào, con trai út Nguyễn Tuân, phải can mãi.

    Nhưng [Trần đăng] Khoa là tay chống chế rất giỏi.  Trong Chân dung & đối thoại, Khoa chê Ngô tất Tố, trong Tắt đèn cho chị Dậu  bán con, so sánh với Fantine của Victor Hugo bán tóc, là  vô nhân đạo. Khoa bị phê phán không hiểu ngày xưa, người nông dân phải bán vợ, đợ con chuyện phổ biến.  Khoa chắc thấy mình đuối lý , nên tìm cách chống chế.  Hôm ấy tôi và [Trần đăng] Khoa được trường chuyên Hùng Vương ( Việt trì ) mới lên giao lưu vơi học sinh.  Khoa nói :

    '... Tôi không phải không biết chuyện bán vợ đợ con của nông dân nghèo ngày xưa.  Chính tôi có một bà cô phải bán con.  Nhưng [tác giả] Ngô tất Tố cho chị Dậu đem con đến  nhà nghị Quế, khi nó bắt cái Tý ăn cơm của chó, lẽ ra phải thôi, đem con về, châm dứt luôn truyện ở đấy.  Ai lại  mẹ thấy con phải ăn cơm của chó mà chịu được ! '

   Tôi biết đấy là mồm mép chống chế của [Trần đăng] Khoa, chứ, trong  Chân dung & đối thoại, Khoa có viết thế đâu ?  Có một hồi, Khoa được  mời đi nói chuyện khắp.  Người nghe rất thích, Khoa biết cách nói, rất hấp dẫn.  Một trong thuật hấp dẫn nhất của [Trần đăng ] Khoa, là giỏi hài hước.

    Khoa ghét  cái gì thì chế giễu rất ác.

    Thì dụ: [Trần đăng] Khoa định nghĩa thơ Lê Đạt: Người ta nói ' Tôi đi ăn cơm' , thì, lê Đạt viết ' Cơm đi ăn tôi ' . Trong một cuộc nói chuyện, Khoa dẫn thơ Hoàng Hưng & Dương Tường,  để giễu cợt :

                                      Anh  lang thang em...
                                      Anh mini em...
                                     Anh xanh  xao em ...
                                     Anh tiết canh em ...

    [Trần đăng] Khoa cố tình tách những cụm từ ấy ra khỏi văn cảnh, biến chúng thành khôi hài.   Khoa có cách diễn đạt rất tinh quái, khi nhận xét lôi phê bình của Nguyễn Hòa :
    [...}

   [Trần đăng] Khoa kể chuyện này cũng vui :

   có một cô gái ở Sài Gòn kém Khoa hàng chục tuổi, nhưng, vẫn tưởng Khoa là một em thiếu nhi  làm thơ.  Cô gửi thư cho Khoa, gọi Khoa là em, muốn kết nghĩa chị , em và khuyên Khoa chăm học, nghe lời cha mẹ, tập thể dục buổi sáng ...

      Nghe Khoa nói, chỉ nên tin  một nửa.  Rất có thể, chỉ la bịa cho vui.  Khoa  đặc biệt có tật nói dối.  Nói dối chẳng để  làm già cả.  Một thói quen thế thôi. Thí dụ Khoa khoe , tập II Chân dung & đối thoại đã viết xong. . Có một bài viết về Nguyễn đăng Mạnh.  Có những bài trả lời những người phê phán Chân dung & đối thoại  tập I ... Sách  in như thế nào, bìa ra  sao, nhuận bút bao nhiêu , Khoa còn nói cho biết cả nội dung các bài viết nữa.  Khoa nói với tôi chuyện này dễ đã 6, 7 năm rồi mà tới nay chưa thấy mặt mũi tăm hơi gì.  mà khi nói, Khoa toàn báo cho biết sắp in đến nơi.

    Tôi nhớ, cách đây đã dăm năm, mổng một tết - Khoa có đến tôi,  [ở Quan hoa,  cầu Giấy]  Khoa có kể cho vợ chồng tôi nghe, anh sắp viết một vở kịch vui 'Thị Nở cưỡi trâu ra  tỉnh'.   Cho đến nay vẫn chưa thấy .

                                                                    ***


   Người ta thường xì xào về chuyện sinh lý của [Trần đăng] Khoa, giống như Xuân Diệu.  Đã có người làm vè chế giễu .  Nhưng, Khoa đã lấy vợ. Tôi có được mời tới dự.  Ngay hôm cưới, Lê Lựu, bạn chí  cốt của Khoa, vẫn không tin Khoa có thể làm ăn được gì.  Anh [ ta ] nói với tôi ngay ở tiệc cưới như thế.  Nhưng,  vợ Khoa có mang và sinh con gái.  Khoa được thể, nói phét :    ' Mình từng rắc con nhiều nơi, con rơi con vãi của mình, nay đã lớn, có thể bồ bịch với Trần đăng Xuyến  được .'  Khoa nói với tôi hôm ấy ở Cần thơ, có mặt Trần đăng Xuyến. 

    Khoa bây giờ là tay khôn ngoan có tiếng, đối đáp rất sắc sảo.  Tô Hoài nói, Khoa là quân sư quạt mo của Hữu Thỉnh.  Trong ban chấp hành hội Nhà văn khoá 7, [Phan thị] Vàng Anh hay gây dự với Hữu Thỉnh, Khoa là người đứng ra gỡ bí cho Hữu Thỉnh.

    Theo chỗ tôi biết , Khoa còn là quân sư quạt mo cho Lê Lựu nữa, trong việc điều hành  tổ chức Văn hóa danh nhân.

    Hai tay nông dân này hợp nhau trên mọi phương diện 
    []
------
*   người biên tập tạm lược 4 dòng. [BT]

        LÁNG HẠ 15. 6. 2007
   nguyễn đăng mạnh