Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

họa sĩ nguyễn đỗ cung [1912- 1977] từng thử nghiệm khuynh hướng cubisme .....


                                 họa sĩ NGUYỄN ĐỖ CUNG
                       TỪNG THỬ NGHIỆM KHUYNH                 HƯỚNG CUBISME...
                                           theo   WIKIPEDIA




                                                              NGUYỄN ĐỖ CUNG 
                                                                           ( tượng bán thân - chụp lại trên Internet)
                                                                                        
                 
-  1921     sinh ra đời ở huyện Từ liêm, ngoại thành Hà nội.
-  1934     tốt nghiệp trường  Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương
                khóa 1929- 1934.  Từng thể nghiệm khuynh hướng
                lập thể [cubisme]  tạo một sắc thới mới hội họa, [nhưng
                không thành công.]
 -  1935- 1937  vẽ tranh minh họa cho các báo Phong hóa + 
                Ngày nay nhóm Tự lực văn đoàn - kể cả nhật báo
                Trung bắc chủ nhật- hiện nay còn nhiều bộ sưu tập
                 tranh của ông.
-   1940    tìm hiểu nghệ thuật sơn mài Nhật bản.
-   1954    sau hiệp định Genève, chia đôi Nam, Bắc; trở về Hà nội,
                ông được giao phó lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt nam, và,
                xây dựng viện Bảo tàng Việt nam
- 1977      qua đời  ngày 22 tháng 9 ở Hà nội.
- 1996      giải thưởng HCM vê Văn học nghệ thuật.     theo WIKIPEDIA



   tranh Nguyễn đỗ Cung
   vẽ trong thời kháng chiến 1945 



                                                                   (chụp lại trên Internet)
(chụp lại trên Internet)
(chụp lại trên Internet)

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

thi sĩ điên bùi giáng ' bóp vú người đàn bà nga giữa thanh thiên bạch nhật trên đường phố saigon "./ thơ phúng thích hoàng hương trang ( tp. hcm)



                                                trước m bùi giáng
                                thơ phúng thích : hoàng hương trang



                                                 (chụp trên Internet)

      Bùi Giáng thơ anh chẳng Bán Dùi
      Búi Giàng, Bàn Giúi mải rong chơi
      Ta bà tám cõi ngày vui múa
      Chiều vơi trở lại mái hiên chùa
      Nốc đế, vểnh râu cười cõi tạm
      Ôm thơ, ngạo nghễ chốn xa mờ
      Yêu em mọi nhỏ (1) trong rừng rú
      Bóp vú Liên xô giữa thành đô (2)
      Mẫu thân, Kỳ nữ,  Ni cô đó
      Kim Cương, Trí Hải, Mông- Rô ơi ! (3)
      Gẫm thân anh sướng nhất đời
      Vốn dăm ba vận, thu lời nhiều ghê!
      Thơ anh cười ghẹo, chọc quê
      Thơ anh lái líu, ê hề hôm mê
      Anh về lội suối vàng khe
      Bàn chân với nước, có đè lên nhau 
      Ngàn thu rớt hột còn đâu
      Lá hoa cồn vẫn đượm mầu an nhân 
      Anh nằm đây, có ưu phiền?
      Có nghe giọt nước đã ghiền cõi âm 
      Biết rằng rồi sẽ biệt tăm
      Nhưng đêm nay, chỗ anh nằm rất đông
      Anh nghe không? Anh biết không ?
      Nào thơ, nào rượu, vang âm mộ phần
      Anh còn sướng hơn cõi trần
      Bạn anh còm mải gieo vần kiếm cơm
      Khói hương nghi ngút chập chờn
      Mừng anh đi , với cõi hồn điên thơ
      Cái còn là cái đã cho
      Anh cho nhân thế một kho thi tài
      Anh đã vui suốt cuộc đời
      Coi như quả đất nụ cười tròn vo
      Cái đau, cái khổ, đói no
      Anh đều đã trải, hư vô mịt mờ
      "Dạ thưa xứ Huế bây chừ
       vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương" 
      Dạ thưa xứ Quảng vẫn buồn
      Thiếu anh thiếu một nguồn hương diệu kỳ
      Thôi anh ở lại, tôi đi ...

       HOÀNG HƯƠNG TRANG
          SAIGON, 1999

         < trích lại từ THƯ VIẾT Ở SAIGON/ THẾ PHONG
              Văn uyển, San Jose 2000-  tr. 49-50>
         
       
          THƯ VIẾT Ở SAIGON/ THẾ PHONG
                                    nxb Văn uyển, San Jose 2000

       ---
        (1)   [chữ nghiêng là] nguyên văn những câu thơ, hoặc, tựa đề những tập thơ của Bùi Giáng.
                  (2)  Bùi Giáng từng viết trong sách - mong rằng sau khi chết- [thì] các người đẹp mà ông
                          thường ca tụng, sẽ đến ... [để] nhỏ lên những giọt nước thải trong người - [và] ông sẽ coi đó
                          là những hạt kim cương lóng lánh, má, các nàng dâng tặng. [Bùi Giáng coi nữ diễn viên Kim Cương,
                          Marilyn Monroe là thần tượng .]
                   (3)  Sau 30-4-1975, Bùi Giáng đi ta- bà khắp Saigon- một buổi tình cờ trên đường Đồng Khởi 
                          [đường Tự do cũ]- thì gặp vợ chồng người Liên xô đi dạo. [ Thế là] ông phóng tay lên bóp vú
                          bà vợ.  Bà nay la oai oái, gọi công an đến - thì Bùi Giáng quay lại, tỉnh queo, giải thích, 
                          " ... Tôi  không cố ý dâm tà, chỉ muốn thử cái vú sữa Liên xô còn đủ sức nuôi nổi dân việt không ?".                           ( Sau 1975, Bùi Giáng tự học tiếng Nga). chú thích :HHT)


              Lời dẫn:

                  Bùi Giáng,  thi sĩ có một không hai của Saigon trước 1975-  như một hiện tượng 'quái đản'(với kẻ không ưa) thường mặc quần áo rách tươm, nhiều mầu sắc, vá đụp, lang thang khắp đây đó. Múa may, quay cuồng, chửi bới tứ tung, bất kể ai, kể cả lãnh tụ, ông cũng không tha. Cái chết được báo trước, bởi thường ngày, ông dậy rất sớm ( nhà ở đường Lê quang Định, quận Bình thạnh), leo dọc theo một cây sát cổng, rồi đu ra ngoài.  Tình cờ, buổi sáng tinh mơ ấy, ông vào một quán hủ tíu ăn sáng. Ăn xong, phủi bụi, vỗ đít ra đi, không trả tiền.  Chủ quán, người Tàu rất kiêng cữ, ai mở hàng, ăn không trả tiền, cả ngày bán ế ẩm. Đòi kiệt lực, khách vẫn không trả tiền,  cứ đi thẳng- chủ quán bèn lấy chiếc đũa cả phóng vài cái lên đầu khách.  Được đưa vào bệnh viện Chợ Rẩy, sau hội chẩn, các bác sĩ cho biết bị chấn thương sọ não. Khoảng ít ngày sau qua đời.  

             Dưới mắt nữ sĩ Hoàng hương Trang, bài thơ phúng thích viết tặng Bùi Giáng , gửi đi khắp nơi, trong và ngoài nước, chẳng nơi nào chịu in (có lẽ vì câu " Bóp vú Liên xô giữa thành đô.") .  Tác giả thở than, khi tôi tới thăm- và,  tôi cho in vào Thư viết ở Saigon (Văn uyển, San Jose 2000.)

          Năm 1993,  Ý Nhi, trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn Việtnam tại phía Nam cho tái bản Mưa nguồn, tập thơ Bùi Giáng in trước 1975 ở Saigon. 

        Đây là một 'cú ngoạn mục' tái bản  lần đầu tiên tập thơ của một nhà thơ  Việt Nam Cộng Hòa .  Bìa do nhạc sĩ Quốc Bảo trình bày- Ý Nhi sửa bản in - thi sĩ Ngô văn Phú chịu trách nhiệm bản thảo. 

          Tôi là một trong số người hoan nghênh sự can đảm Ý Nhi,  cho tái bản Mưa Nguồn/ Bùi Giáng

        Khi gặp tôi ở chi nhánh nxb, thi sĩ Bùi Giáng nói thẳng vào mặt, " Thế Phong  đi Mỹ rồi, tay này TP giả đấy !." Ý Nhi cải chính thế nào, thì, Bùi Giáng chỉ lắc đầu.  Tôi nhìn tác giả  đếm tiền bản quyền xong,  quỳ xuồng cạnh chiếc bàn thấp, hí hoáy ký tặng , rồi gọi:  " nương tử  Ý Nhi ra đây biểu ".

        Ông ta chỉ vào trang 1, ký tặng " Bùi Giáng Thân Kính Tặng Ý Nhi Nương Tử." (ký tên BG) , dưới là hàng chữ " Việt Trung Thu 1993."

        Quay sang tôi, anh chàng Thế Phong giả (theo BG) , ông ta viết tiếp "   "đồng Kính Tặng Thế Phong Đại Ca " - ký tên BG.

        Tôi  đùa," vậy ra TP giả cũng được ký tặng ư ? cảm ơn".

       Và, Ý Nhi trao cho tôi tập thơ ấy.
   
            THẾ PHONG
            28 March, 2015.



                                                              bút tích  & chữ ký Bùi Giáng.


                                                     trái qua : Thế Phong -- Bùi Giáng -- Ý Nhi
                                                  (ảnh chụp 1993, tại Chi nhánh nxb Hội nhà văn Vn tại tp HCM)
   




Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

ôi dalat trăm năm .... sao không có đường mang tên phạm công thiện? / thơ: họa sĩ đinh cường ( virginia)

đông chìm/    thơ  đinh cường
    <vanchuongviet.org>


                                                    ÔI DALAT TRĂM NĂM ...
           SAO KHÔNG CÓ ĐƯỜNG NÀO MANG TÊN
        PHẠM CÔNG THIỆN...
                       thơ : họa sĩ đinh cường

                       NHỚ 4 NĂM NGÀY MẤT PHẠM CÔNG THIỆN

                                                                                                                                                            
            đinh cường vẽ phạm công thiện


          Tuyết rơi hoài không dứt
           trắng từ mai đến chiều
           rừng đứng im trắng toát
           bông tuyết bay xiên ngang

           ngồi im mà nhớ bạn
           bốn năm xa địa đáng
           bốn năm như gió thổi
           đồi tây hay đồi đông *

           cánh chim nào bay mỏi
           ôi Đà lạt trăm năm
           sao không có đường nào
           mang tên phạm công thiện 

           tuyết rơi như ẩn hiện
           người đi trong đông chìm **
           tôi vẫn ngồi như tưởng
           phủ trời trắng nhớ thương ...

              VIRGINIA, MARCH  5, 2015
              ĐINH CƯỜNG



                         phạm công thiện -- thế phong ( giữa) -- đinh cường                                                                                                               (ảnh chụp ở Dalat 1963, khi PCT  22 tuổi, 
                                                            viết Ý thức mới trong văn nghệ và triết học..
                                                                          ( ảnh tư liệu :  Đinh Cường.)


                                                   Ý thức mới trong văn nghệ và triết học/ phạm công thiện
                                                                         (ảnh tư liệu:  Đinh Cường)


                               ---------              *    NGÀY SINH CỦA RẮN/ tập thơ PCT
                       **    " tôi đi đông chìm
                              trời âm u thung lũng khô
                              nhiều mây chim bay không nổi"
                            (NGÀY SINH CỦA RẮN/  thơ PCT . (PHẠM CÔNG THIỆN  [ 1-6- 1941
                                                    Mỹ tho ( Nam bộ) -- 8 - 3- 2011  Houston/ Texas)
                                                         ( chú thích : Đinh Cường)


                                   -----------------
                                     

                                     - NGÀY 11 /3/ 2015, TRƯỞNG TRANG ĐI MỔ CƯỜM MẮT
                                     (lần 2)  . MONG ĐƯỢC TÁI NGỘ BẠN ĐỌC , MỘT NGÀY GẦN ĐÂY .
                                       ĐA TẠ. 

                                     THẾ PHONG
                                     10 March, 2015.
           

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

nhà văn nữ y ban : tôi văn chương ra đời giữa thời 'âm thịnh dương suy, cùng dương thu hương, nguyễn thị huệ, phạm thị hoài, võ thị hảo ... - bài phỏng vấn: vũ văn việt (vn.express)

y ban : " tôi viết về tình dục ở tuổi 50 khác với tuổi 20"
 vũ văn việt ( vn. express) 


   Y BAN :TÔI VĂN CHƯƠNG RA ĐỜI 
    GIỮA THỜI ÂM THỊNH DƯƠNG SUY CÙNG 

       DƯƠNG THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ HUỆ, PHẠM THỊ         HOÀI, VÕ THỊ HẢO , VÕ THỊ XUÂN HÀ ...

                                         bài viết : vũ văn việt



                                       y ban [ i.e. phạm thị xuân ban 1961-   ]
                                                                                  (ảnh: Internet)


                                                        y ban  chụp chung 
                                                                        với  cố văn sĩ nguyễn quang sáng 
                                                           ( ảnh: chụp  2010)


[pv] : - Tiểu thuyết thứ 4 xuất bản năm qua của chị lá A.B.C.D - ' tựa sách'  rất gây tò mò với người đọc.  Chị hãy chia sẻ đôi điều về tiểu thuyết mới ? 

[trả lời ] : - A.B.C.D là những lát cắt hỗn hợp vê các gia đình Việtnam hiện đại xoay quanh cái ác trong xã hội thời nay.  Cuốn tiểu thuyết mới của tôi được viết  không theo chương 1, 2, 3... - mà theo các chữ cái A.B.C, .... --  tuy vậy, các chữ cái cũng không theo thứ tự, thường nhảy cóc - có lúc đang A.B.C. -- bỗng tới đoạn D hoặc F - kế tiếp là nội dung như ma trẫn.  Chương này kể chuyện gia đình này,  qua chương khác là chuyện của gia đình khác -- câu chuyện đang ở hiện tại, qua đoạn sau lại là quá khứ -- mà không có sự chuyển đoạn -- hay nối tiếp gì.  Tôi để cho độc giả phải đi tìm cốt truyện.  Có thể nói, truyện giống như một chiếc gương to, bị tôi ném xuống đất, để vỡ ra hết -- người đọc cần tìm từng mảnh vỡ để chắp vào.  Mới đầu, vào truyện, khán giả sẽ bị rối; nhưng rồi câu chuyện sẽ sáng rõ dần, như 'tấm gương vỡ' được ráp lại.  Tiểu thuyết của tôi có  3 tuyến nhân vật :  linh hồn một [người nam] tìm về nhà cũ, để khám phá bi kịch gia đình lúc còn sống -- một cô gái mồ côi, tên Phũ, bị cha nuôi cưỡng dâm, lấy chồng quê; rồi lại bị con dâu đầu độc chết-- một người đàn bà từng bỏ rơi chinh con ruột của mình; giờ muốn làm lành với mẹ ruột.  Với tác phẩm A.B.C.D, tôi muốn chứng minh : chỉ có tình yêu thương mới hòa giải được những bi kịch con người gây ra.

pv:  - ...không khí cuốn tiểu thuyết mới tương đối u ám và hỗn loạn.  Chị lấy cảm hứng từ đâu, để viết câu chuyện này ?

trả lới : - ...thực chất thì sách không hỗn độn như vậy, có cả cái ác và cái thiện -- trong truyện có cả cái ghét và cái yêu thương vô bờ.  Tôi lấy chất liệu từ cuộc sống xung quanh, quan sát được -- nhiều chi tiết trong truyện có thể đên từ chính mảnh đời xung quanh tôi. 

pv: - ... phong cách viết của chị khác nhau thế nào, từ tiểu thuyết ' Đàn bà xấu thì không có quà' (2004), cho đến A.B.C.D ? ( 2014.) 

trả lời: - ... 4 tiểu thuyết của tôi có 4 phong cách khác nhau.  Ở 'Đàn bà xấu thì không có quà'  -- cấu trúc là những buổi sáng, buổi trưa, ban đêm; và, buổi tối của nhân vật chính: nàng Nấm.  Cuốn thứ 2 : 'Xuân từ chiều'  viết một mạch 250 trang, không xuống dòng.  Cuốn thứ 3 : trò chơi hủy diệt cảm xúc, 10 chương lá 10 truyện ngắn :  vừa độc lập vừa nối kết.   Cuốn thứ 4 : A.B.C.D là những lát cắt hỗn hợp, không theo chương -- như tôi vừa nói.

pv: - ... chị thường sáng tạo những nhân vật  rất dị ;  hoặc, bị tàn tật.  Từ cô gái xấu chân ngắn trong' Đàn bà xấu thì không có quà'  -- nhân vật, người đàn ông bị liệt trong ' I am Đàn bà' , đến nhân vật chinh trong tiểu thuyết, mới là người đàn ông  tên Phàng bị liệt -- và, 2 nhân vật khép chặt vào nhau,  tới mỗi lần, anh ta không thể thân mật với vợ, theo cách thông thường.  Tại sao chuyện của chị thường có cực đoan như vậy ?

trả lời : - ... tuy họ dị dạng, tàn tật; nhưng trong mắt tôi : bao giờ cũng là những người cực đẹp, có tâm hồn tuyệt vời, là cái đẹp được chưng cất.  Còn những người đẹp thì lại dị dạng về tâm hồn.  Ví dụ nhân vật [là] cô gái tẩm thuốc độc cho mẹ chồng chết trong truyện mới là người rất đẹp. 

pv: : - ... là tác giả nữ táo bạo, khi viết về tình dục, từng gây chú ý,  và,  thậm chí tranh cãi.  Vậy viết về tình dục ở tuổi 50, với chị, có gì khác ở tuổi 20 ? 

trả lời : - ... tất cả truyện táo bạo của tôi đều viết ở tầm tuổi 50, bắt đầu từ
 ' I am Đàn bà' . (năm 2007.) Thật ra, từ những thập kỷ trước,thời chúng tôi còn trẻ -- chúng tôi nhìn nhận vấn đề tình dục là một sự lãng mạn tuyệt vời -- là sự chưng cất rất thăng hoa nào đó.  Chúng tôi thường ngồi cạnh nhau, cầm tay nhau [là] đã thấy rất thỏa mãn.  Trong 'Bức thư gửi mẹ Âu Cơ' . viết hồi 1990, có chi tiết, " Khi anh ấy đặt môi lên cô ấy, thì trái đất ngưng thở . Đến bây giờ,mọi sự trần trụi đến tàn nhẫn, tình dục với con người, dường như chỉ để thỏa mãn mọi giác quan ..."  Tôi cho rằng, vì sex trần trụi, nên nó làm bùng phát cái ác. Sự ghen tuông mù quáng của dục vọng là khỏi nguồn của cái ác.   Chỉ có tình yêu là tuyệt vời nhất trên đời.

pv: - ...sau hơn 2 thập kỷ viết văn, với nhiều tập truyện ngắn, truyện dài, được biết đến , và được các giải thưởng -- chị tự nhận con đường văn chương của chị thế nào ?

trả lời:  - ...văn chương của tôi mang gương mặt đàn bà. Tôi trưởng thành hồi đầu thập niên 1990 -- thời văn đàn 'âm thịnh dương suy'  --  với hàng loạt cái tên, như Dương thu Hương, Phạm thị Minh Thu,  Phạm thị Hoài, Phan thị Vàng Anh, Nguyễn thị Huệ, Võ thị Hảo, Võ thị Xuân Hà.  Tôi là một, trong những nhân vật của thời kỳ này, và, các sáng tác của tôi trước, nay -- phần lớn là [viết] về đàn bà. Những nhân vật đàn bà của tôi, đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội, có thể là quý bà tiến sĩ, cho đến chị lao công; người đàn bà đẹp, [ cả] người đàn bà tàn tật.  Tôi viết về họ, với đủ hình hài, và diễn biến tâm lý gắn liền với thời họ sống.

pv: - ... truyện của chị giàu hơi thở cuộc sống.  Chị nghĩ sao về khả năng chúng được chuyển thể thành phim?

 trả lời : - ... tôi có 2 nguyên tắc :

  1) không xem truyền hình Việtnam.
  2)  không bám bản quyền sách của mình để làm phim truyền hình.  Lý do là các vấn đề :  tôi viết tên truyện gợi, khiến người đọc nắm bắt được chi tiết tôi viết.  Nhưng phim truyền hình việt nam chúng ta làm chưa tới, và , tôi chưa tin cậy.  Còn 'I am Đàn bà' đã được [nử] đạo diễn Việt Linh đã mua, từ năm 2008, gia 2000 usd, bán bản quyền trong 10 năm.  Hiện tại, phim chưa làm được, nên
[tôi] lại gia hạn tiếp bản quyền đên 2023.  []

  VŨ VĂN VIỆT thực hiện.
   ( VN. Express )       < tựa bài  của người Biên tập>


                                                                tiểu thuyết A.B.C.D  xuất bản năm 2014 
                                                                          (in kèm trong bài phỏng vấn)  


                                                     một tác phẩm khác của nữ văn sĩ y ban
                                                                                           (chụp trên Internet)


                                                              một chân dung ảnh khác : nữ văn sĩ y ban 
                                                                                  (ảnh: Internet)


   vài hàng tiểu sử:

 -  tên trong khai sinh: Phạm thị Xuân Ban.  Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1961 tại  tỉnh Nam định. (Bắc bộ). Tốt nghiệp cử nhân đại học Tổng hợp Hà nội năm 1982. Năm 1989: bỏ nghề dạy học, chuyển sang viết văn, làm báo.  Tháng 10 năm 1989,  vào học Trường viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp năm 1992.   Năm 1994 : phóng viên báo Giáo dục & Thời đại. 
Đã cho xuất bản khoảng trên 10 tập truyện ngắn, vừa, và  tiểu thuyết -- trong số đó, tiểu thuyết A.B.C.D mới nhất, xuất bản năm 2014.               ( theo WIKIPEDIA tiếng việt)


Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

danh họa BỘ TỨ : trân văn CẨN [1910- 1994] -- ( nhất TRÍ- nhì VÂN - tam LÂN-tứ CẨN)



                      DANH HỌA  BỘ TỨ :  TRẦN VĂN CẨN
                                               bài viết: WIKIPEDIA


danh họa BỘ TỨ : TRẦN VĂN CẦN [1910- 1994]

                                          trần văn cẩn  +  vợ Trần thị Hồng
                                                                        ( vợ kém chồng 36 tuổi)
                                                                            ( ảnh: Internet)
     Ông sinh 13 tháng 8 năm 1910 tại thị xã Kiến an,
tỉnh Kiến an (nay:  quận Kiến an, tỉnh Hải phòng) - trong một gia đình nghèo. Cha là một công chức bưu điện, được gia đình cho ăn học tử tế.

1924 :  học hết bậc tiểu học ở Kiến am, được gia đình đưa lên Hànội, sống với bà nội ...

1925 : thi đậu vào trường Kỹ nghệ thực hành (École de
 l' Art appliqué) ở Hànội - học vẽ mẫu đăng-ten và thiết kế đồ gỗ. 

1930 : tốt nghiệp, làm việc tại viện Hải dương học ở Nha trang. Tại đây, ông được dịp quen biết một họa sĩ người Pháp đến giúp Viện, để xây dựng mô hình tham dự hôi chợ triển lãm ở Paris. [Từ đó], ông làm quen với hội họa phương tây, bắt đầu sáng tác họa phẩm đầu tay -  chủ đề biển. Ít lâu sau, bỏ việc, ông trở về Hànội, theo đuổi ngành hội hoạ.

1931 : sau 3 tháng học một khóa dự bị, do họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn, ông thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương (khóa Iv: 1931- 1936) - cùng với Nguyễn gia Trí, Lưu văn Sáu, Nguyễn văn Tại, Nguyễn thụy Nhân, Vũ đức Nhuận. 

1934:  họa phẩm đầu tay Mẹ tôi, được [trưng bày] ở cuộc triển lãm ở Paris.

1935:  triển lãm lần thứ 1, tại hội Khuyến khích Kỹ thuật & Công nghệ (viết tắt SADEAL).

1937:  ông  tham dự Hội chợ Triển lãm ở Paris, với 4 họa phẩm: Chân dung cô gái trên nền hoa đào -- Chợ hoa -- Thê -- Máng cỏ cho ngựa ăn.

1939: tham gia triển lãm SADEAL lần thứ 4, với các họa phẩm: Bến sông Hồng (lụa) -- Phong cảnh Huế (sơn dẩu.)

1940:  gủi các họa phẩm Gánh lúa (lụa) -- Ngư dân (sơn dầu)  tham dự triển lÃm tại Tokyo (Nhật bản.)

1943: tham gia nhóm Trung tâm Nghệ thuật Việt nam (Foyer de l' Art annamite- viết tắt FARTA) do họa sĩ Lê văn Đệ sáng lập - đồng thời gửi 2 họa phẩm tham dự: Em Thủy (sơn dầu) -- Gội đầu (khắc gỗ), chiếm giải nhất.

Thế hệ họa sĩ tốt nghiệp [từ] Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, như : Nguyễn gia Trí , Tô ngọc Vân, Nguyễn phan Chánh, Nguyễn đỗ Cung, Nguyễn tường Lân, Lê văn Đệ, Lương xuân Nhị, Trần văn Cẩn- đã tạo nên một hời đại hoàng kim [của thời tiền chiến]:
nhất TRÍ -- nhì VÂN -- tam LÂN --tứ CẨN...

Ông được truy tặng Giải thưởng HCM đợt 1 (1996) về văn học nghệ thuật. (...)                              WIKIPEDIA

         
tranh trần văn cẩn
(chụp trên Internet)

tranh trần văn cẩn 
( chụp trên Internet)

tranh trần văn cẩn
 (chụp trên Internet)

tranh trần văn cẩn 
(chụp trên Internet)

tranh trần văn cẩn 
(chụp trên Internet)

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

danh họa bộ tứ : nguyễn tường lân [1906- 1946] đứng hàng thứ 3 ( tam LÂN )


   danh họa bộ 4  : (nhất TRÍ - nhì VÂN - tam LÂN - tứ CẨN) -
  NGUYỄN TƯỜNG LÂN ĐỨNG HÀNG THỨ 3
                                           bài viết : iposter



                                     tranh nguyễn tường lân [1906- 1946]

Ông mất khi 40 tuổi, có thể coi là một mất mát lớn của mỹ thuật Việtnam.  So với 3 danh họa còn lại; thì, tài liệu nói về ông rất ít -- tất cả dường như chỉ còn lại trong hồi ức người sống cùng thời, đã có dịp thưởng ngoạn các họa phẩm, và tính cách Nguyễn tường Lân kể lại mà thôi. 

Học Khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương
[1928- 1933] -- sau khi tốt nghiệp, ông mở một xưởng vẽ ở Hànội.  Xưởng vẽ rất nổi tiếng, với đầy đủ trang thiết bị hội họa + nhiều người [nữ] đẹp làm mẫu. Ông thuần thục, hầu như gần hết các chất liệu : sơn dầu, lụa, sơn màu, bột màu. khắc gỗ, chì than -- các họa phẩm Nguyễn tường Lân, hiện nay,  hầu như còn sót lại rất ít.

Nguyễn tường Lân được coi như  là 1 trong số những họa sĩ, [ở vào thời ấy], có khả năng mang các màu nguyên chất, hòa quyện vào nhau một cách hài hòa, mang tính cách hư cấu giản dị, [trang nhã] + tính tượng trưng, kể cả đối với tranh lụa . 

Từ năm 1940,  với phong cách phóng khoáng, cùng nét bút lớn chạy trên các [phác họa] trang trí -- họa sĩ đã phá cách -- để có thể đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa. ( bức tranh Hai thiếu nữ bên cửa sổ  đã trưng bày ở Salon Unique 1943 ở Hà nôi.)
[]   
                                      
    theo  Iposter




tranh nguyễn tường lân 
                                                                  (chụp trên Internet)

tranh nguyễn tường lân
(chụp lạii trên Internet)

tranh nguyễn tường lân
( chụp lại trên Internet)

tranh nguyễn tường lân 
( chụp lại trên Internet)

tranh nguyễn tường lân
(chụp lại trên Intrnet)