Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

black flower / a poem by High School from Đà Nẵng

We promise one another  / poems from an Asian war /
Don Luce , J. C. Schafer & J. Chagnon  selected, introduced ...


                                        b l a ck    f l o w e r
                               by a High School from  Đà Nẵng ( Central Vietnam)

You sit in a car
With a foreigner
And wave your hand .
Is it to say goodbye to me ,
Or farewell to days that have passed ?
Your face reminds me of someone I have known ;
I search my mind ,
I try to remember who it might be
Who has waved to me
In bitterness or sympathy .
                      
                         My God !  It is you ,
                         Whom  I love,  whom I have spent happy days with ,
                          Innocent and small ,
                          With soft cheeks and full lips
                          With virgin skin unblemished
                          With a scent fine  as  the frailest flower  ;
                          The one I worshipped and respected .
                          And now all that is finished .
                           I remember when you were a student not long ago ,
                           Holding your palm-leaf hat against the sun
                           To shade your face ,
                           Pouting when the teacher gave you a low mark .

 Now  you exchange your flesh for money  ,
Dress up in powder nad perfume .
You are call Mrs .  or Mis - -
Does it matter ?
You are  a bitter glass of whiskey
Which people of a different color,  different race
Buy to satisfy themselves .

                     
                            And   I ,  still just a guy
                            Who morning and night
                            Drags his feet to the cafe we knew then ,
                            Without money enough for two cups of coffee ,
                            I look at the people ,
                            I look at you there ;
                            I look at eveybody .
                            And I bow my head to wipe tears from my eyes .

I want  to take the earth in my hands
And squeeze it so tightly
The meridians will be squashed out of shape
So we,   following our seperate lines ,
Will never again meet under the great vault of heaven .
Because a dream is always beautiful ,
Don' t you agree ?

                         Oh,   but the cruel truth is
                         The day I really say goodbye to you
                          I will instruct the sun  not to rise
                         So I can hold you in my arms forever,
                         And  will not tremble with fear ;
                         So no one will see me blish ,
                          And my shyness will be hidden .
                             []


  ( from  WE PROMISE ONE ANOTHER  - poems from an Asian war /
      Don Luce,      JohnC. Schafer   &   Jacquelyn Chagnon  selected,  traducted,
       introduced ... / Published by  The  Indochina Moblile Education Project
            Washington , D.C.  1971  -   p.  62 - 64 )  

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

không quân thật / bài: võ ý .

lý lịch dọc ngang của thảo  / Võ Ý
Cội Nguồn xb,  US.A. 2003.

                                                    k h ô n g   q u â n    t h ậ t

                                                        tạp văn : võ ý


                  H ai  không quân thi hành một phi vụ liên lạc từ Pleiku về  Sài Gòn  trên chiếc  Cessna U-17.   Cất cánh  lúc 9 giờ.   Một không quân có gia đình bố mẹ vợ ở Sài Gòn,   Căn nhà tọa lạc trước cổng Phi Long.   Anh chàng ghé nhà,  mượn chiếc Honda 50 phân khối của bố vợ,  ghé hậu trạm chở người bạn ra phố và tiện mua ít món cần dùng mang về Pleiku.    Dĩ nhiên sắc phục của hai hàng là áo bay,  mang cấp bậc và mang cả  " xéng" *  nữa  !   Cả hai đều có tí  ria mép,  trông cũng điệu nghệ và oai phong ra phết.

                T rời Sài Gòn  tháng 10 năm 1972 trong xanh và đẹp mơ màng tôi điểm những cụm mây thu bảng lảng.    Phố Sài Gòn sáng chúa nhật lộng lẫy nhộn nhịp các cửa hàng người mua sắm với những tà áo màu tha thướt.    Chiếc xe Honda 50 phom phom đưa chai chàng  phi công ' danh tiếng muôn đời '  miền  dơn dã,  chóa ăn đá, gà ăn đất,  về đô thành thưởng ngoạn  vẻ cao sang đài các chốn phồn hoa,  cho bõ những ngày căng thẳng vì đạn pháo kích,  báo động một trăm phần trăm .   Bỗng một tiếng tu huýt vang như xé tai :

                 - C hào hai vị  ,  chúng tôi ban Tuần cảnh Đô thành ,   xin hai vị cho xem sự vụ lệnh.    Thiếu úy tuần cảnh lễ độ hỏi,  sau khi đã làm thủ tục chào kính .

                    N ét mặt hai anh chàng hơi cáu,  nhưng cũng đành trình phi vụ lệnh cho viên sĩ quan tuần cảnh.
                    -Xin hai vị cho xem giấy Chứng chỉ tại ngũ.

                    K hi xem Chứng chỉ tại ngũ  xong,  viên sĩ quan Tuần cảnh    đòi xem giấy phép mang súng.   Đến nước này,  hai chàng phi công bắt đầu bực dọc :
                    - Thiếu úy đã xem Chứng chỉ tại ngũ,  đã xem Phi vụ lệnh.   Thiếu úy phải biết chúng tôi  là ai rồi,  tại sao thiếu úy còn lôi thôi ?
                    Viên sĩ quan ttuần cảnh vẫn nhỏ nhẹ :
                    -Xin hai vị thông cảm.   Đây là nhiệm vụ của tôi.   Nếu hai vị không có giấy phép mang súng,  thì quyền hạn tôi không giải quyết được.    Mời hai vị lên xe về đồn có thượng cấp sẽ giải quyết thỏa đáng cho  hai vị .

                 Ô i ! thật là rắc rối .  Hai chàng phi công thứ thiệt đành phải tiu nghỉu leo lên chiếc GMC 10 bánh  về đồn Quân cảnh Lê văn Duyệt.   Trước khi về đồn,  xe ghé bóp cảnh sát  Lê Văn Ken  để nhờ cơ quan này ' xử lý ' chiếc Honda.    Thời may,   tại bót cảnh sát,  một vị không quân nhờ điện thoại gôi về ông bố vợ là Phụ tá Chỉ huy trưởng Tổng hành dinh Không quân ,  kể rõ câu chuyện tức tối này và nhờ ông bố vợ can thiệp ngay.   Khi đã bàn giao xong chiếc Honda cho cảnh sát,  xe Tuần cảnh chở hai vị không quân về dồn Quân cảnh để ' thượng cấp giải quyết thỏa đáng '.

                 T hượng cấp ở đây là một tay Quân cảnh  dữ dằn,  mang cấp bậc trung sĩ.   Vừa thấy hai chàng phi công vào,  trung sĩ dằn mặt bằng một giông uy quyền :
                 - Yêu cầu thiếu tá và đại úy trao súng đây !
                  Cầm hai dây súng đặt mạnh lên bàn,  trung sĩ nói bâng quơ :
                 -Đ.M.  Thời buổi này  thiệt giả không biết đâu mà lường.   Mặt còn búng ra sữa mà bày đặt mang lon thiếu tá với đại úy.   Lại bày đặt để râu mép nữa chứ !
                   Một không quân sôi máu,  nhưng cố dằn và nói :
                  - Trung sĩ,   tôi muốn nhờ điện thoại.
                  - Thiếu tát cảm phiền ngồi đó đợi giải quyết.   Điện thoại này cấm dùng.

                T rong căn phóng này ,  ngoài hai vị không quân nhà ta,  còn có mấy quân nhân khác,   đa số đào ngũ,  trễ phép,  đánh lộn hoặc không giấy tờ tùy thân .   Hai chàng ức lắm,   nhưng biết làm sao bây giờ ?   Chàng không quân có gia đình ở Sài Gòn an ủi :
               - Sếp yên lòng,  tôi đã gọi cho ông nhong nhong ** của tôi rồi .
               - Gọi lúc nào ?
               - Gọi lúc đưa xe Honda vào bót Lê văn Ken .
                Ba mươi phút sau,  một xe quân cảnh không quân chạy đến đồn Quân cảnh Lê Văn Duyệt .   hai chàng Quân cảnh Không quân cao lớn,  oai vệ,  bước vào gặp tay trung sĩ trực. :
               - Tôi thượng sĩ X..., xác nhận hai vị này là sĩ quan Không quân.    Chúng tôi đến để lãnh họ về .
                Tay trung sĩ  cười giả lả :
 -             - Thượng sĩ thông cảm,  đó là nhiệm vụ của em .

                                                                ***

                T hưa chị độc giả,  hai vị không quân mắc nạn đó là tôi,  Võ Ý ; và cố thiếu tá Lê Văn Luận, nguyên trưởng phòng hành quân Phi đoàn  118 Bắc đẩu Pleiku ,  con rể bố già Nguyễn Văn Tích , nguyên Phụ tá Chỉ huy trưởng Tổng hành dinh Không quân  vào thập niên 70 ' s thì phải ?    Lê  Văn Luận ,  mỹ danh Luận Sún ,  ra khỏi  tù năm 85,   vượt biên và mất tích sau đó.     Vợ con Luận còn ở lại Việnam,  cư xá  Thanh Đa.    ( tôi không rõ là bố già đã bảo lãnh con gái và cháu ngoại qua chưa ? ).   Còn bố già Nguyễn Văn Tích,  gần 80 niên kỷ mà vẫn cứ gân.!   Chắc chư vị còn nhớ  cái gân cú bố bàng bạc trong
' Thư đòi khiếu nại hiệu chính củaa lão tiền bối ' Tích già '  đăng trên Lý Tưởng Xuân Giáp tuất 1994.

                  G ần 25 năm qua,  viết lại chuyện này để tưởng nhớ một cánh chim thật sự 100 %  phi công Lê  Văn Luận.    Luận cũng là một con ngựa chứng,   một loại cam,  rất chua ở miền Nha Trang cát trắng,  nhưng lại ngọt ngào ở cái xứ gió lạnh mưa sình.    Cầu mong cánh chim Lê Văn Luận bay mãi trong bầu  trời thênh thang đầy trăng sao và đầy thông cảm yêu thương. Và cũng gần 25 năm qua,   nay mới có dịp cảm tạ bố già Nguyễn Văn Tích  và hai vị quân cảnh  Không quân cao lớn, đẹp trai,  đã lãnh chúng tôi ra khỏi đồn quân cảnh tức hộc máu kia !

                  Ôi !  quả báo !  Quả báo !   Chắc kiếp trước ta có bắt giam người;  nên kiếp này người mới bắt giam ta.   Ôi !  quả báo !  quả báo !
           []
VÕ Ý .***


------------------------------
*        tiếng lóng KQ ám chỉ' súng lục' 
**        tiếng lóng  KQ ám chỉ bố vợ .
***   VÕ Ý , sinh nắm 1940 tại Đà Nẵng ( Trung Phần).   Nhập ngũ 1960, xuất thân Khóa 17 trường Võ bị Đà Lạt, chuyển sang KQ, ngành phi hành, hoa tiêu quan sát.   Từng  là  chỉ huy  trưởng Phi đoàn 118 Bắc đẩu,   Sư đoàn 6 KQ ( VNCH ) .   Thơ và truyện đăng trên tập san Lý tưởng Cánh thép.
         năm 1992,  thuộc  diện H.O   qua Hoa Kỳ.  Năm  2003,  xuất bản tác phẩm đầu tiên :  Lý Lịch  dọc ngang của  Thảo ( tạp văn ) do Cội Nguồn xuất bản,  San Jose , U.S.A  ,2003,   sách dầy 386 trang.
      ( Biên tập chu thích ) .

 --------------------

( trích   Lý lịch dọc ngang của  Thảo /   THẢO' S CURRICULUM VITAE /     VÕ Ý
   Copyright  2003 Coi Nguon Publishing House .  Printed in the United States of America. )

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

the prison island of Côn Sơn / a poem by Thép Xanh

We promise one another - poems from an Asian war /
Don Luce selected , introduced ...

                           the prison island of Côn Sơn
                            a poem by Thép Xanh

             You ask  me where on earth
                    People cannot live as human beings ,
                    Where people with heart and soul
                    Live like beasts ,
                    And I remember the days of Côn Sơn ,
                    The days of my youth
                    The beautiful blossoming days of my manhood
                    Still engraved in my heart with hate ;
                    I engrave in this burning heart
                    The days of starvation  at Côn Sơn
                    Meals of eight spoonful of rice
                    Burning my stomach ,
                    One cup of water for five people
                    Burning my throat .
                    Do you know the neausous smell of rotten shrimp paste ?
                    Despite my empty stomach,  the bile flow bitter
                    And  I spit out ' Human Rights' to the Second Republic !
                    Yet listen to them
                    ' Eat and lie flat on your back for twenty-four hour .
                    Remember ,  son ,
                    Raise your head and we' ll break your ribs ;
                    Unbutton you shirt and you' ll eat lime dust .'
                    You ask me where is  Hell
                    Deep in my heart I remember night at Côn Sơn
                    The echo of a creaking door
                    The beatings
                    The crying out at midnight
                    The shouting of guards
                     ' Damn it ! Ask for medecine
                    And we' ll send you to the cemetery of Hàng  Dương '.
                    The beating of clubs on my back.
                    Oh , my heart,  how it aches
                    Yet I still have the heart to ask
                    Whether they are human beings .
                    I ask all of you ,
                    I ask the rgime of the Republic
                    Who are they ?   Those whom the regime has trained
                    To ' reform'  the prisonners at Côn Sơn .
                    You are responsible Regime of the second   Republic ,
                    Responsible to all of the people ,
                    To each of us
                    Today
                    In this Twentieth Century
                    the century of human progress . []

                      THÉP XANH 

                  ( We promise one another - poems from  an Asian war /  selected,  translated ,  introduced
                      by   Don Luce, John. C. Schafer & Jacquelyn Chagnon . (  published by  Indochine Moblile
                      Eduaction Project /  Washington, D.C . / U.S.A / 1971 -  p. 106-107)
                    

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

nhà văn nữ Trùng Dương nổi lọan về tình dục / bài: hồ nam .

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ :  nhà văn nữ Trùng Dương .
Hồ Nam + Vũ Uyên Giang  /   Đất sống xb.  ,   US.A 2006.

            nhà  văn nữ trùng dương : 
                             nổi loạn về tình dục *
                                                      bài : hồ nam


         "... dù Trùng Dương viết ' Mưa không ướt đất'  với chủ đích dùng văn chương hạ nhục người tình cũ,  nhưng trong làng báo Saigon, thì không ai là không biết con trai đầu lòng của Trùng Dương mang họ  mẹ là họ Nguyễn;  chính là con ngoại hôn của chàng họa sĩ họ Trần ....
                            
            Trùng Dương   ( Nguiyễn Thị Thái  1944-         ) đang học kiến trúc thì vừa học vừa viết văn,  làm báo.    Ngay khi bước vào nghề văn,   Trùng Dương đã đem thân xác mình để trải nghiệm,  tìm cảm giác trong quan hệ xác thịt để sống và viết.   Văn chương với Trùng Dương không phải  là điều hư cấu,  điều tưởng tượng,   mà là những kinh nghiệm sống   mà  bản thân Trùng Dương đã kinh qua,  đã từng trải.   Với thứ văn chương nóng hổi cảm xúc của nhục dục,   với văn chương suồng sã tình dục như vậy  - nên ngay tác phẩm đầu tay ' Mưa không ướt đất' -  Trùng Dương  đã làm chấn động  giới văn học nghệ thuật  ở Saigon lúc bấy giờ. 

             N hân vật nam trong truyện ' Mưa không ướt đất' ,   Trùng Dương không gọi tên,  chỉ mặt ai;  nhưng ai cũng thấy rõ,  đó là một phần cuộc đơi một họa sĩ,  một nhà báo tên tuổi,  một chàng trai hào hoa phong nhã,  vừa cưới con gái một nhà văn,  nhà báo vào loại hàng đầu Saigon lúc bấy giờ.    Trùng Dương gọi ' nhân vật  chính'  ấy là  kẻ tình phụ,  một gã dàn ông trong chuyện phòng the cỏ bản lĩnh giống đực  chẳng ra làm sao !  

                    D ù Trùng Dương viết ' Mưa không ướt đất'  vời chủ đích dùng văn chương ha nhục người  tình cũ,  nhưng trong làng báo Saigon,  thì không ai là không biết con trai đầu lòng của Trùng Dương mang họ mẹ là họ Nguyễn,  chính là con ngoại hôn của chàng họa sĩ họ Trần .

                   Dù cái mục đích  văn chương của Trùng  Dương chỉ là để trả hận  để chửi xéo người tình cũ;  nhưng ai cũng ph3i thừa nhận  tác giả' Mưa không ướt đất'  có tài văn chương ,  dám sống thực,  dám viết,  dám đem những trải nghiệm bản thân ra giãi bầy với thiên hạ bằng chữ nghĩa -  quả văn tài Trùng Dương đã chinh phục được người đọc.

                   G iữa cái thế giới văn chương nữ giới,  với Nguyễn thị Hoàng   là đầy kinh nghiệm sống , loảng sỏang những chữ và nghĩa -    Nguyễn thị Thụy Vũ  thâm nhập  thực tế  ngồn ngộn chuyện đời;    còn 
 Nhã Ca thơ mộng, và Túy Hồng cay đắng tình đời .   Trùng Dương  lừng lững  tự lột trần quá khứ,  tự mổ xẻ bản thân;  phơi bầy ra trang viết,  làm cho thiên hạ trợn tròn con mắt vì kinh ngạc;  nhưng thi nhau tìm đọc.    Đọc,  vì tò mò,  vì muốn khám phá thân phận người nữ hôm nay.

                    Từ ngày nhà văn Trùng Dương - Nguyễn thị Thái bước qua nghề báo,  ttải qua vài cuộc tình - rồi lấy chồng;  nhưng văn chương thì vẫn vậy,  vẫn lao vào cuộc sống,  lao vào tình  yêu tìm cảm giác để viết - tuy nhiên,  cái thế giới chữ nghĩa,  cái thế giới văn chương nó vô cùng khắc nghiệt-  nó chỉ ' đãi'  người liều mạng,  người sống chết với nó  một lần thôi  -  và chỉ một lần ấy thôi,  nếu lập lại lần hai,  thì nó lạnh nhạt,  nó ruồng rẫy;  con đường  mòn kia chẳng còn ma nào thèm ngó ngàng tới nữa.

                     Mới lấy chồng  xong chưa được bao ngày,  thì Trùng Dương thành ' vợ tử sĩ'  và ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập tới,   Trùng Dương nhanh chân  di tản được qua Mỹ.

                      Tại đát Mỹ,   Trùng Dương lại viết văn, làm báo,  lại múa may quay cuồng;   nhưng cái quan niệm văn chương của Trùng Dương thì vẫn không thay đổi,  vẫn lấy kinh nghiêm sống để viết ra  những cảm xúc xác thịt của bản thân làm chất liệu văn chương.    Thời 'Mặt Trận Phở Bò' cực thịnh ,  người ta thấy Trùng Dương được Mặt Trận thuê  đứng tên làm chủ nhiệm  tờ báo' Kháng chiến' ,  trong đó đăng toàn  tin tức chiến sự bịp bợm  của tổ chức này để tiếp tay vào canh bạc bịp hết thảy đồng bào hải ngoại,  hòng quyên góp tiền của đồng bào Việt  lưu vong.   

                  Mấy lúc sau này,  Trùng Dương cố gắng nhiều trong việc tu từ, việc dùng chữ nghĩa có hay hơn  - nhưng quan niệm văn chương của Trùng Dương  thì vẫn không thay đổi ,  trong khi ở Mỹ xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ viết sách táo báo hơn Trùng Dương,  ồn ào hơn,  đề cập chuyện phòng  the dữ dội hơn Trùng Dương -  thành ra  Trùng Dương bị ' tụt hậu' rất xa ngay trên lãnh địa ' sở trường' của chính mình.  

                  Tổng kết  hơn 40 năm làm văn,  làm báo của  Trùng Dương,  người ta thấy  cái làm nên tên tuồi  lẫy lừng của Trùng Dương  vẫn là tập truyện ngắn'  Mưa không ướt đất ' ;  và chỉ thế thôi -   còn những truyện ngắn,  truyện dài khác của Trùng Dương vẫn chỉ là cái bóng của ' Mưa không ướt đất ' .

                  Để có được  ' Mưa không ướt đất' ,  Trùng Dương phải đem cả cuộc đời  con gái,  đem cả tương lai của một  cô kiến trúc sư sắp ra trường đánh cược  lao  vào cuộc ' cá cược'  với tất cả sự đam mê  rất là thơ ngây -  kết quả ,   Trùng Dương đã được sống đến tận cùng cảm giác xác thịt,  và phải trả giá,    nhưng đã ' nắm bắt'  được tác phẩm văn chương.    Và như thế,    kể ra cũng quá đủ với một người cầm bút.

                   Người ta tin  rằng Trùng Dương  còn sốngcòn cầm bút,  thì tác phẩm' qua mặt' được tác phẩm đầu tay ' Mưa không ướt đất '  vẫn còn trong tầm tay Trùng Dương - vì Trùng Dương đang hội nhập vào đời sống văn chương toàn cầu,  mà  văn chương toàn cầu lại đang từng ngày,  từng giờ thay đổi da thịt đến khôn lường trước - nên Trùng Dương cũng sẽ thay đổi da thịt,  thay đồi quan niệm văn chương . 

                      Nhưng thời gian không còn để Trùng Dương *  làm được việc này !!!.
                            []
                                HỒ NAM .

-----
*       tựa  của   tác giả Trùng Dương nhà văn nữ nổi loạn về tình dục
* *    chân dung phác họa  Trùng Dương , cũng như hầu  hết  văn nghệ sĩ
          đều do  Vũ Uyên Giang vẽ .
         ( Biên tập chú thích ).
.

( trích  100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ /     HỒ NAM + VŨ UYÊN GIANG
   Đất sống xb,     U.S.A,    2006   -   tr. 349- 50 ) .

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

đình Yên Phụ Hà Nội : xác ra đi, hồn ở lại, thạch lam ơi ! / bài : Băng Sơn .

100 ngôi nhà nghệ sĩ  Hà Nội  /   Băng Sơn  ( 1932- 2010)
Nxb Thanh niên,  Hà Nội 2008.

                      ĐÌNH YÊN PHỤ HÀ NỘI : 
                                 thân xác ra đi hồn ở lại: thạch lam ơi !  *
                                                             tùy bút : băng sơn

                 T ôi  có quen ông Vũ Xuân Tạo ở 22 làng Yên Phụ,   một người 60 tuổi mới bắt đầu nghĩ  đến chuyện làm thơ ,  và không hế có ý định gửi đi đăng báo.   Muốn đến được nhà ông,  phải đi qua đường Thanh Niên,  vướt dốc,  từng có nhà thuyền Tiểu Đồ Sơn và nhà thuyến Hừng Nhân kinh doanh cho thuê trên Hồ Tây khá quen thuộc của Hà Nội thanh lịch nmột thời.    Đi một đoạn khoảng cây số nữa men theo con đê phía trong,  sẽ gặp cái cổng làng Yên Phụ, di tích từ trước cách mạng sót lại.    Cái cổng hình như mỏng,  nó không có khồi vuông mà bẹt,  cứ như sẽ đổ nếu giông bão nổi lên.    May mà không phải thế . Nóc cổng không mái,  chỉ là một vòm cong như mảnh trăng,  rất chênh vênh.   Dốc thẳng,  đường hẹp,  nhà nhà sát ngay ra mặt bê tông,  không vỉa hè,  cong rồi lượn rồi lại lượn và cong,   men theo Ao Vả,  vượt qua cửa đình làng,  sẽ đến nhà ông bạn già của tôi.   Nói là già nhưng ông rất trẻ tính,  vui tính,  vợ đẹp,  7 con trai khôn lớn,  hoà thuận.   Nhưng ông bỏ quá cho,  tôi định nói về cái khúc đường cạnh đình làng.  
          
            Ngôi đình làng Yên Phụ có lẽ do thế đất ven hồ hẹp,  một bên đá là bờ  Hồ Tây trông sang chùa
Trấn Quốc,  còn một bên là cái ao rất dài, hẹp, từng là một cái nhánh của  hồ,  có cái đảo con mọc lên cây vả và cổ thụ nên nó được mang tên Ao Vả,  khi tôi viết bài này thì cây vả không còn nữa,  nó cũng thành một cốn nhân Hà Nội mất rồi .  Đinh Yên Phu có lẽ là một trong vài ngôii đình thờ theo chiều dọc,  giống nhu bên Lào,   khác hẳn  mọi ngôi đình Việtnam toàn thờ theo chiều ngang ,  hình chuối vồ   hậu cung là cái chuôi ấy.   Đầu hồi đình trông ra đường,   trên nóc  có đôi chim hượng chim Hoàng đang múa, khác các ngôi đình khác,  chỉ có rồng chầu mặt nhật mặt nguyệt.    Chim Phượng cũng nằm trong bộ Tứ linh,   nhưng nó con tượng trưng cho tình yêu cở xưa,   khúc hát Phượng cầu hoàng của  Tư Mã Tương Như và nàng Trác Văn Quân chi dó ... cây thị già,  chắc năm nào cũng ra hoa đậu quả,  những quả thị quen thuộc với tất cả người Việtnam bằng  hương thơm và bằng cổ tích,  cây thị này nếu có trí nhớ,  hẳn nó đã ghi vào lõi gỗ hình dáng một con người,  thân xác ra đi nhưng hồn còn ở lại : Thạch Lam.

                 Q ua cửa đình  trăm thước thôi,  có một ngôi nhà nhỏ,  nép mình dưới gốc thị,  đá mờ rêu theo năm tháng,  có vẻ quạnh hiu giữa hai bờ sông nước.    Chiếc cổng thấp bé,  hai cánh cổng từng là thân tre ghép nguyên cả cây,  đã được thay bằng ván gỗ,  vẫn còn một chiếc mắt bò nhỏ bằng miệng bát để trong nhà nhìn ra khi có khách hỏi,  trước khi mở cổng,   Không hiểu chủ nhà này là ai,  nhưng ngôi nhà này từng có một người vừa sang vừa nghèo cư ngụ,   vừa thượng lưu vừa trung lưu,  nhưng chết trong nghèo túng,  Thạch  Lam ơi . ! ..

               Ô ng sinh ra ở Cẩm Giàng,   nơi mẹ ông có cái trang trại thuộc lạoi sang và đẹp nhất ở đấy,   nhưng ông lại sống và chết  cho Hà Nội ở tuổi 32.    Nhưng có lẽ hồn ông  không tan,  tài ông không mất,  Hà Nội vẫn luôn nhớ đến ông như một mảnh đời mình,  một nét tài hoa,  thanh lịch trong cuốn sổ biên niên đời mình :  Nguyễn Tường Vĩnh, Nguyễn tường lân cũng là Thạch Lam đấy !

                 Ô ng đã thuê  ngôi nhà này đầu năm 1940,  ở đấy cùng vợ con.   Khi bé Giang ra đời,  cũng là lúc ông giã từ cuộc thế và rời làng Yên Phụ ra đi vĩnh viễn,  vì bệnh lao phổi,   trong tay người em trai,  trong cái chăn bông không đủ tiền mua vải làm vỏ.

              Hà  Nội  những năm ấy chưa phải là đông đúc ồn áo lắm,   cũng chỉ là 36 phố phường ,  chứ không như cái thể kỷ sau đã gấp 10 lần,  đến 400 phố phường chật chội.  Mấy anh em đều có học, có địa vị xã hội vậy;  mà Thạch Lam đã không chịu ở biệt thự  trong phố,   lại ra đây thuê nhà ở,  không đi xe, mà hàng ngày đi bộ từ đây xuống 90 Quán Thánh và từ đấy đi bộ về,  với nghề viết báo,  viết văn cùng anh mình là  Nhất Linh.

                Đ ời Thạch Lam  ngắn ngủi.   Ông viết ngắn.   Nhung có lẽ cái ông để  lại thì dài cùng với Hà Nội cũng dài bất tận.

                    Sau khi ông lịm đi trong tay người em trai ,   gia đình ông gồm người vợ trẻ,  cô con gái mới khoảng  10 tuổi,  một bé trai nữa và một hài nhi vừa ra đời ... không còn lưu lại đây nữa,  mà về sống ở cái trạii tại ga Cẩm Giàng cho đến ngày tòan quốc kháng chiến.    Cây liễu ông  trồng cũng không hiểu gục ngã xuống hồ thời gian nào,   không ai   biết nữa.

                     Từ bấy giờ ,  hơi hướng con người cao gầy,  mảnh khảnh,  từng bất chấp dư luận,  dám chống lại sức ép của sư luận và gia đình,  kết hôn với người phụ nữ từng có một đời chồng và có con trai riêng,  dù ông còn là trai tân đẹp trai,  có tài,  phong lưu mã thượng.    Cũng may,  thân mẫu ông sau này đã nghĩ lại chăng,  nên đã cưu mang đùm bọc vợ con ông chu đáo.   Chỉ riêng căn nhà ông thuê kia,    đành trong cảnh hiu hắt cô đơn,  chia biệt một con người đã ghi lại nhiều Hà Nội cho Hà Nội và no cũng chìm vào quân al4ng,  không ai nghĩ đến chuyện giữ gìn !.

                   R ồi đây sẽ ra sao ?  Ai mà biết được !
                  Ông Vũ Xuân Tạo mà tôi quen,    cũng chỉ biết lơ mơ,  lắc lắc cái đầu hói biểu lộ ngậm ngùi ...
            
                  Làng Yên Phụ ít biến thiên giống tố.   Ngôi nhà nhỏ   bé kia như vẫn còn phảng phất một chút hồn thư sinh trong truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh,  một chút  hơ mộng ngắn ngủi.   Nó còn hơn cả cái phố Ngã Tư Sở kia đã đổi  thay ghê gớm,  không còn một chút nhận diện nào,  không tìm ra được
số nhà cũ 71 - nơi thi sĩ tửu đồ Tản Đà đã ra đi,  có lẽ lên trời để than với Trời rằng : " Văn chương hạ giới rẻ như bèo !" và số nhà  cũ 72 cạnh đấy,  nơi : ' .. ông vua phóng sự Bắc kỳ  Vũ trọng Phụng "  cũng theo bước Tản Đà sau đó chỉ mấy tháng  - vào cái năm 1939  ấy !.

                    Tản Đà   còn được  kém 1 tuổi đầy 50 tuổi,  Vũ trọng Phụng ít hơn nhiều,  mới hơn 27 tóc xanh ,  nhưng ông kịp để lại một  Xuân Tóc Đỏ, một Típ-Phờ-Nờ một bà Phó Đoan,  một Nghị Hách mà ngày nay vẫn có ....

                     Đã hư không.   Đã thành cái Trôi,  cái Bay,  cái  Mất ...

                      Gần đây,  cô  ( phải gôi là bà,  đúng hơn )   cái em bé đỏ hỏn,  con gái của
 Vũ trọng Phụng ,  cũng ra đi ở tuổi 54,  sau khi đã đền ơn cha bằng xây mộ,  đưa di hài nhà văn tài ba về đất tổ tiên ngay làng Giáp Nhất,  dưới mấy bóng cây soài cổ thụ đình làng Mọc.    Cạnh mộ Vũ quân là mộ mẹ và vợ ông,  cả hai đều góa bụa sớm,  sống trong nghèo túng,  nhưng trong sạch.   Bà Vũ My Hằng ra đi trong một  chiều nắng quái trên đường gập ghềnh đang trải đá,  có mặt cả bạn cũ  của Vũ quân,  bạn của bà,   và nhiều văn nhân Hà Nội khác ...
       
                     Tản Đà đã lênh đênh  bộ cốt từ Sơn Tây, xứ Đoài  ... rồi mới về nghỉ gần chùa Hương ở Mỹ Đức.    Ông Vũ Trọng Phụng cũng yên nghỉ cạnh nhà lưu niệm do con gái xây cho.  

                    Còn Thạch Lam ,  ông đang ở nơi nào,  trôi không biết,  chỉ dư ảnh một ngôi nhà xưa kia ông từng cư ngụ một thời gian mà trong cơn lốc thị trường,  cũng sẽ chưa biết số phận nó sẽ như  thế nào ?

                     Hà Nội,  cứ  bước ra đường,  hình như ta đều chạm vào những bóng người,   những tài năng,   những hơit hở,   những thăng hoa,  những tâm sự và những dặn dò ... của bao lớp người Hà Nội đã thiên thu ...
                       Xin được ghi lại  một làn gió thoảng,   còn lại hay bay đi,  không biết nữa ...
                       []

-----

* tựa  tác giả đặt  :  Giữa làng Yên Phụ.

 BĂNG SƠN.
2-1997

( trích TRĂM NGÔI NHÀ NGHỆ SĨ HÀ NỘI  / BĂNG SƠN ( 1932-2010)
  Nxb Thanh niên,     Hà  Nội 2008  - tr. 261 -  264)

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

thi sĩ trần tuấn kiệt / bài : vũ uyên giang .

100  khuôn mặt văn nghệ sĩ :    sa-giang-trấn-tuấn-kiệt
hồ nam+ vũ uyên giang  / Đất sống xuất bản,  USA 2006.

                          THI SĨ   SA - GIANG- TRẦN-TUẤN-KIỆT.*
                                                  bài  : vũ uyên giang 

( ....) **

           ...     rời nhà  Hoàng Hương Trang  ở  bên  Lê Quang Định ( Gia Định )Hồ Nam chở tôi trên xe gắn  máy đi về phía  Hàng Xanh để kiếm nhà Trấn Tuấn Kiệt,   với sự hướng dẫn của Hoàng Vũ Đông Sơn.   Trời  Sài gòn tháng 4 nóng như đổ lửa,  vì không cỏn cây xanh,  đường Sài gòn chen chúc những xe cộ đủ loại;  nhiều nhất là xe gắn máy.    Chúng tôi quẹo trái ở ngã tư  Lê Quang Định và  Bạch Đằng ,  ngay phía trước chợ Bà Chiểu để đi về hướng ngã ba Hàng Xanh.   Khi đi ngang qua cầu Bạch Đằng,  tôi chỉ cho Hồ Nam chỗ ngày xưa là quán cà phê của 
Hồng  Vân và   Nguyễn Nghiệp Nhượng - nơi tôi và nhà thơ Trần Văn Sơn hay ngồi vào buổi tối,  không phải để uống cà phê mà uống bia .  Khi đã đủ ' đô' , vừa ngà ngà say ,  lần nào Sơn cũng đứng ở bện bàn,  đọc bài' Ta vẽ một vòng tròn'  - vừa đọc thơ,  Sơn  vừa làm điệu bộ,  lấy tay vẽ một vòng xoay người theo chiều kim đồng hồ.   Hồ Nam hỏi tôi về tình trạng của  Trần Văn Sơn bây giờ ở Mỹ ra sao ? Có hay gặp không ?

               Tôi kể cho Hồ Nam nghe chuyện gặp Trần Văn Sơn  cách đây cũng đã gần đâu dó mươi năm  ở Charlotte (  North Carolina)  bay về Alhambra ( nam California ) ,  ghé nhà
 Hà Thúc Sinh , bởi Sơn ở gần nhà Sinh nên Sinh lại ' ới' qua ngồi uống bia .   Có cả Trần Kiêu Bạt,  mới đó mà nay bạt đã ra người thiên cổ !   

                 Khi đến ngã ba Hàng Xanh , chúng tôi  quẹp phải lên hướng Thị Nghè,  nhà của  Trần Tuấn Kiệt  nằm ở trong hẻm,  khu đối diện trường trung học Nguyễn Duy Khang ngày trươc.   Đậu xe trước cửa tiệm uốn tóc ó bảng hiệu   BI   UỐN TÓC ,  Hồ Nam hỏi :

                 - Trần Tuấn Kiệt đâu rồi ?   Có cố nhân tới thăm đây.
                 Kiệt tứ trong nhà chạy ra,  mừng rỡ,  cuống quít,  vì thấy bỗng dưng gặp cùng lúc đến ba bạn   cũ  : Hồ Nam,  Hoàng Vũ Đông Sơn và tôi.   Kiệt nắm tay kéo chúng tôi vào nhà.   Căn nhà của con trai Kiệt mở tiệm uốn tóc,   không biết có phải tên BI không , tôi quên hỏi Kiệt;  lúc đó là giờ buổi trưa, vắng khách .

                  Trời nóng nực,  trong căn nhà tôn bít bùng ,  nên càng nóng hơn.   Kiết nói để anh pha nước,  tôi bảo :   ' nước non làm gì, bây giờ bạn kiếm hàng quán nào gần đây, ta đến đo kiếm cái gì dằn bụng và làm mấy chai .' 

                Chúng tôi lại ra xe kéo nhau đi  vế phía Thị Nghè,  quẹo phải  sang  đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ;  đến quán Tí Nị ,  nằm phía sau đài  Phát thanh Sài gòn ( cũ )  trên đường Phan Đình Phùng  ( nay là Nguyễn Đình Chiểu) .   Nhớ khi đi ngang qua   số  2 bis Hồng thập Tự ( cũ ) , căn cứ  Cục Tâm Lý Chiến ,   đài Phát thanh  Quân Đội ,  và các tờ báo của quân đội VNCH,  như báo Tiền phong,    Chiến sĩ Cộng hòa,  Tiền tuyến v.v... , tôi không khỏi bùi ngùi nhớ đến bạn bè xưa từng phục vụ ở đây;  mà tôi thường ghé để gặp gỡ,  nay thì họ đã bỏ cuộc chơi, không còn đàm đúm với bạn bè nữa :    Mai Trung Tĩnh, Đặng Trần Huân,  Trầm Tử Thiêng,  
 Thanh Nam  .... Mới đó mà đã 31 năm ,  cảnh vật đã thay đổi hoàn toàn.   Thế mới biết cuộc  đời bể dâu,  không còn điềm nào còn nhận ra  Cục Tâm Lý Chiến của Tổng cục Chiến tranh Chính trị   ngày xưa,  vì tất cả đã là nhà ở .

                 Chúng tôi chọn  một bàn ở ngoài sân,  dưới tàn một cây lớn,  tỏa bóng mát,  và kêu thức ăn trong thực đơn.

                  Kiệt nói :
                 ".. .  Lâu nay  bệnh hoạn rề rề không uống được bia nữa.    Mới phải đi nhà thương cấp cưu cách đây mấy tuần.    Hôm nay gặp mấy ông vui quá nên mặc kệ.   Chơi đại 1 chai rồi tới đâu thì tới ! "
                    Tôi cản Kiệt :
                 -Thôi đừng, nếu không uống được thì đừng có ráng.   Sức khỏe là trên hết ông à .   Bọn mình thằng nao cũng rệu rạ cả rồi .   Đâu còn khỏe như thời trai trẻ mà  uống bia như uông  nướ` lạn nữa !
                    Kiệt quả quyết :
                  " Không sao đâu , làm một chai chẳng sao đâu ,

                    Thế là mỗi thằng một chai 33,  vừa uống vừa trò chuyện.   Tôi hỏi Kiệt :
                    - Lâu nay ông có viết lách được gì không ?
                    
                                           " Ta vẫn ngồi
                                               khắc tượng đá đời mình
                                               bên bờ vắng
                                               một hớp rượu đ6ạm tình người
                                              ồ ai ôm lấy vai gầy
                                               hai bàn tay thế kỷ ..."

                                                      ( Trần Tuấn Kiệt   /  Tuyển tập -   tr. 117)

                       Kiệt  say sưa kể cho tôi nghe việc đã hoàn tất 1 tập bản thảo khoảng 15 ngàn trang viết về văn hóa Việtnam ,  và đang viết tiềp' Thi ca VN hiện đại' ,   lần tái bản sau này sẽ đầy đủ hơn cuốn trước.

                  Bọn tôi hết lời khâm phục sức làm việc của Kiệt.   Phương tiện không có,   phải viết bằng tay-   mà viết được 15 ngàn trang bản thảo là một công trình quá to tát và mất nhiều thì giờ.

                   Khi Trần Tuấn Kiệt nhìn thấy mấy bức chân dung bẵng hữu do tôi vẽ,  đã mừng rỡ,
 giở ra xem,   nói :
                     " Ông làm chuyện này quá hay !   Đám viết lách bọn mình  rồi sẽ mai một hết.   Nhiều khi đi tìm một tấm hình một tác giả mà tìm không ra.    Tôi cũng đang cần mấy tấm hình này để cho vào cuốn' Thi ca VN hiện đại'  .   Ông có thể cho tôi một bản sao đi .

                  - Chuyện đó  là chuyện nhỏ.     Tôi đã vẽ được khoảng 200 khuôn mặt văn nghệ sĩ cũ, và mới rồi,  đủ bô   môn :  văn,  thơ, nhạc,  họa,  điều khắc ... tất cả,  Hồ Nam đều có  trrong máy computer,  ông cần tấm nào cứ hỏi Hồ Nam in ra cho,  tôi nói vậy .
                    - Vậy  thì tốt rồi ! Kiệt trả lời .
                     Hoàng Vũ Đông Sơn nói :
                    -... mày đừng uống nữa.   Coi bộ đau dữ rồi.   Để đó bọn tao uống nốt cho.

                    Tôi móc  túi lấy 100 Mỹ kim đưa cho kiêt  :
                  " Ông cầm chút đỉnh xem có cần mua thuốc men gì không ?   nếu thiếu,  tôi sẽ đưa thêm .
                     Hoàng Vũ Đông Sơn nói liền:
                     - ... mày nhó giữ mà mua thuốc,  chứ không lại cho tung tẩy hết.   Như lần trước gần  2 chục ngàn mỹ kim bạn bè gửi về cho mày mở quán mà cũng hết béng.

                      Kiệt trả lời:
                      - Mày đâu biết gì ?   Tao không có xài bậy bạ đâu.   Thằng Vũ  Uyên Giang cũng là một trong những người gửi tiền về cho tao,   nó có thắc mắc gì đâu ?    Trong khi thằng P.Nh. N. cũng gửi về mà bắt tao phải làm thế này, thế nọ.   Quán phải đặt tên này,  tên kia ... Tao viết thư mắng cho mấy mắng ....
                       - ...cái gì  tôi gửi cho bạn tức là  thuộc quyền bạn .   bạn muốn tiêu xài vào mục đích gì, tùy ý`.   Khi thấy bạn bè túng quẫn cần sự tiếp tay,  thì tôi chỉ cần biết môt điều là bạn cần nên mới cầu cứu bạn bè.   Tôi không bao giờ thắc mắc bạn xài vào việc gì . (...) ** 

                      Cả bọn lại cười nói vui vẻ, đề cập chuyện văn nghệ, văn gừng trước 1975,  vừa nói vừa ăn uống.    Kiệt hỏi thăm tôi về một số bạn văn nghệ hiện đang ở Hoa Kỳ...
                       (.....) **

                         Nhân dịp  gặp gỡ bằng hữu ờ Sài gòn,  tôi đã viết một bài thơ tặng các bạn  :  Trần Tuấn  Kiệt,   Vương Tân,   Tô Duy Khiêm,  Trần Ngọc Tự,  Búi Đức DungKha Thùy Châu,  Phổ Đức,  Nguyễn Thụy Long,  Hoàng Hương Trang,  Hoàng Vũ Đông   Sơn   .
          (....) **

---
*      tựa  bài viết của V.U.G :  Oan tình của thi sĩ   Sa- Giang -Trần Tuấn  Kiệt
**     Biên tập tạm lược .

  [] 
 Sài gòn tháng 4 / 2006 
 VŨ UYÊN GIANG 

( trích  100 khuôn mặt văn nghệ sĩ
Hồ Nam + Vũ Uyên  Giang  - Đất sống xuất bản, USA , 2006 - tr.  229-41)                                                       
                 

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

thơ tâm uyên : tương tư ...



                                                 tương tư
                                              thơ tâm uyên

                              Lệ rơi trôi quả địa cầu
                    vẫn không bằng một đêm sầu tương tư
                            Cõi lòng xé cả thái hư
                    cho tình nhân thế tràn như vỡ bờ
                             Ta đi tìm thực trong mơ
                     mói hay cuộc mộng phỉnh phờ nhân sinh
                             Dẫu đang đối mặt với tình
                      tiếng gào thét của vô thanh xé lòng
                             Ta mang từ có vào không
                      từ không vào có - một vòng tái lai
                             Nửa đêm buồn thoát ra ngoài
                      đâu đây văng vẳng tiếng ai gọi tình .
                                          thơ tâm uyên .

                                  tương ngộ
                           ( qua tương tư của tâm uyên )
                                hoàng vũ đông sơn

                             Lệ rơi ! rơi ngập địa cầu
                      cứ còn rơi mãi - cứ đầy ưu tư
                            Uất hờn hỏi lão thái hư
                       nhân tình thế thái bây giờ trơ trơ
                          Trăng sao,  sao quá hững hờ
                      gió mưa vùi dập mấy bờ  dâu xanh
                           Hỡi ơi ! cuộc sống mong manh
                       áo cơm đạo cả loanh quanh một đời
                            Lạc loài tiếng ngỗng ngang trời
                      tiếng ve tiếng dế tiếng người trầm luân
                            Nổi trôi trong cõi hồng trần
                      tương tư tri ngộ tứng tưng tứng ... gì ?
                                   Thanh Đa 18 tháng 4 năm 2012.
                                                      thơ   hoàng vũ đông sơn.

     Lời dẫn: 

             Tâm  Uyên báo tin đã có mặt ở  Saigon  ' đi uống cà phê nhé, được không    
           - Được quá đi chứ.      Bây giờ bà đang  ở đâu, cho biết địa chỉ , sau 15 phút  ,  tới sẽ  đón   dame tới một quán cà phê  này rất tây. '.  
             -  Con gái mời từ Singapore về thăm, chi viện tiếp cho mẹ xây chùa  Tâm Thành.    Tôi nói lần 2,    khi nào ưa nơi cô tịch,  về  ở chùa,   tôi nuôi cơm  để ông chỉ  làm thơ  . Gái Nam Bộ nói rất thật   lòng !  ".

                  CANALIS   - quán tây, có lẽ  chủ   người Italy  - nằm trên đường  Hai Bà Trưng , quận 3, tp. HCM   -  ( nhưng tôi ưa tên đường  như thành phố Đà Nẵng :  ' đường Trưng Nữ Vương ' -    bởi  dó là  vị nữ vương đầu tiên trong lịch sủ VN ) .

                Tôi  rất ưa  " cà -phê- một- mình-  độc- ẩm  " -  chiêu  hụm đầu tiên  cà phê   Capuchino nóng ,  sao ngon đến thế !  Một mình đối diện chính  mình,   nhớ bạn,   nhớ bè -  trưa nay   thỏa lòng nhớ,    được   nhìn  rõ Tâm Uyên  ngồi trước mặt,    đang chiêu hụm  Capuchino   lại  khen  khá ngon, không  tệ  -  làm tôi nhớ ...
          
              - cô bé  Thu  Thảo '  cũng nói vậy  -  người bạn nữ duy nhất có số  di động   không biết tên  chủ,   chỉ  ghi là  ' bạn ông  Văn ' -    gật đầu  rong chơi với tôi   cà phê-cà pháo-  suốt nửa  buổi  tối  lần hẹn đầu tiên !

               -T hật ấm lòng , ' cũng đủ  lãng quên đời' như Đinh Hùng  tụng ca .    Tối nay,    cô bé về lại    Chợ Cồn,    không đi làm nữa,  sẽ  thuê thầy dạy học anh văn ,  để chờ chàng  Michael  ở bang Washington  trở lại sau 4 tháng nữa ,  làm đám cưới.  .

             Chiêu hụm cà phê, xoáy chiếc ly vòng tròn,    tôi  nhìn thẳng vào đôi mắt  đẹp ,   không chớp  , thầm cầu nguyện :
             ' Chúa ơi ,  con cầu chúc  cô  hạnh phúc !"

             Tâm Uyên  nhắc khéo :  ' ông  nhìn tôi mà như nói chuyện với ai đâu đâu  ấy '  - tôi đưa ông  bài  ' văng vẳng tiếng ai gọi tình ' .

              Đọc rồi ,  cảm ơn bài  thơ  của Tâm Uyên,   cả  bài  của   Hoàng Vũ Đông Sơn có  ngay  '  tương ngộ ' sau ' Tâm Uyên tương tư !

        -  nói với   ThuThảo :
       - Tên tôi  : đường bá bổn,    cô bé hãy   đổi '  bạn ông  Văn ' trong danh bạ di  động của cô bé nhé !  
         []

    đường bá bổn /  Saigon 21-4- 2012  .