Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

đọc thêm (3) : " CHÂU HÀ qua đời - Hưởng thọ 86 tuổi " -- source : SBTN (tv)

 

 

Ca sĩ Châu Hà  CHÂU HÀ qua đời – hưởng thọ 86 tuổi

Ca sĩ Châu Hà qua đời – hưởng thọ 86 tuổi

Theo thông tin từ trang Facebook Jimmy Thái Nhựt, ca sĩ Châu Hà đã từ trần lúc 3 giờ chiều, ngày Chủ Nhật, 15 tháng 8 năm 2021, tại Vienna, Virginia, hưởng thọ 86 tuổi. Theo thông tin của đài VOA, ca sĩ Châu Hà sinh ra trong một gia đình khá giả, bố là người Bắc, mẹ là người miền Nam ở Mỹ Tho.

Thuở nhỏ, ca sĩ Châu Hà đã theo học một trường của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Bà học đàn piano với một thầy nổi tiếng nghiêm khắc, nên bà lĩnh hội được rất nhiều. Theo ca sĩ Châu Hà chia sẻ, thoạt đầu bà ôm mộng làm nhạc sĩ, nhưng có lẽ số mệnh đã đưa đẩy bà trở thành một ca sĩ và theo nghiệp cầm ca chắc cũng từ cái gene của bố mẹ. Nhờ năng khiếu ca hát trời cho, khả năng đàn piano thành thạo và am hiểu nhạc lý, ca sĩ Châu Hà không gặp khó khăn gì trong việc ca hát. Dù gặp một bài mới, hay không có đàn kèm theo, bà vẫn hát được một cách dễ dàng.

Ca sĩ Châu Hà là người mê nhạc Tây phương, cả cổ điển lẫn hiện đại. Bà cho biết vào năm 1955, sau khi vào Sài Gòn, bà được người anh nuôi là Đoàn Văn Cừu, Tổng giám đốc Đài phát thanh Việt Nam, dành cho 1 giờ mỗi ngày để trình diễn trên đài phát thanh khi họ tăng cường giờ phát sóng từ 8 tiếng lên thành 24 tiếng một ngày.

Vào năm 1963, ca sĩ Châu Hà kết hôn với nhạc sĩ Văn Phụng và trở thành đôi bạn đời, và không xa rời nhau cho đến khi ông Phụng qua đời vào ngày 17/12/1999 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trong sự tiếc thương vô hạn của vợ con và bạn bè.



===============



đọc thêm (2) : " về nhạc sĩ tài danh VĂN PHỤNG [ i.e. Nguyễn Văn Phụng 1930- 1999 ] " -- Virgil Gheorghiu ( 17/ 03/ 2018 )

 

THỨ BẢY, 17 THÁNG 3, 2018

về nhạc sĩ tài danh Văn Phụng [i.e. Nguyễn Văn Phụng 1930- 1999  -- source :  blog phan nguyên





TUESDAY, 20 SEPTEMBER 2016

Văn Phụng (1930 - 1999)


















Văn Phụng

tên thật: Nguyễn Văn Phụng
(1930 Hà Nội - 1999 Virginia)
hưởng thọ 69 tuổi
nhạc sĩ








Văn Phụng (1930-1999) là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam trước 1975.

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".

Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.



Bước chân vào âm nhạc



Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.

Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.

Năm 1948, năm 18 tuổi, cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay "Ô mê ly" trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau "Ô mê ly" còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này những năm thập niên 2000.

Khoảng 1954, 1955 Văn Phụng di cư vào Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh Quân đội thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý (Việt Nam Cộng hòa) và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với "Ô mê ly" vào năm 1948. Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như "Trăng sơn cước", "Yêu", "Tôi đi giữa hoàng hôn", "Suối tóc", "Mưa", "Tiếng dương cầm", "Giấc mộng viễn du", "Tình", "Bức họa đồng quê"...

Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca như "Trăng sáng vườn chè" (phổ thơNguyễn Bính), "Các anh đi" (thơ Hoàng Trung Thông), "Đêm buồn" (phổ ca dao), "Nhớ bến Đà Giang"... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Malaysia. Năm sáu tháng sau, gia đình ông đến định cư tại Hoa kỳ.

Ngày 17 tháng 12 năm 1999, Văn Phụng qua đời do tác hại của bệnh tiểu đường tại Fairfax, tiểu bang Virginia . Thọ 69 tuổi.





















Văn Phụng lúc trẻ



(...)



Văn Phụng  &  nữ ca sĩ Châu Hà :

"...Ngày xưa đó; thì ở Hải Phòng, ba của anh Văn Phụng
mướn nhà của ba tôi. Một hôm,anh Phụng  đến thăm ông cụ ..Tôi đang dạo đàn; thì trông thấy có bóng người đang ở ngưỡng cửa. Tôi quay ra ... anh ấy cúi đầu chào, tự giới thiệu: " Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm [bố] tôi; nghe thấy tiếng đạo đàn;tôi đánh bạo lên đây để làm quen.  Thì ra cô đang đánh đàn ... " Rồi anh ấy hỏi tôi đang dạo bản gì mà nghe hay thế. " Tôi trả lời bài của Eddy Duchin; thì anh ấy bảo:" xin phép cho tôi dạo thử một tí, được không?" ... Anh ấy dạo đàn; tôi mới thấy rằng " mình đã múa rìu qua mắt thợ; anh ấy đàn hay quá!".  Năm đó là năm 1952..."  --(Châu Hà)


trái qua: Phó Ngọc Văn+ Văn Phụng+
các nhạc sĩ Nhật Bằng+Phạm Duy+họa sĩ Đinh Cường . (Virginia) 

(...)


 ----------------------------------------------
trích từ blog phan nguyên
=============================

đọc thêm (1) : " chuyện tình ' huyền thoại' của cố nhạc sĩ VĂN PHỤNG & danh ca CHÂU HÀ "/ Túa Oanh -- nguồn : https://tienphong.vn>

 

Chuyện tình ‘huyền thoại’ của cố nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà


TÚ OANH 
TPO - Chuyện tình đẹp nhưng lắm chông gai của cố nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà đã trở thành “huyền thoại” trong giới âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Văn Phụng, tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông là tác giả của những bài hát trữ tình nổi tiếng thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam.

Được học dương cầm từ nhỏ, Văn Phụng có cơ hội nuôi dưỡng niềm đam mê với âm nhạc. Sau này, ông từ bỏ định hướng gia đình theo học y để chạy theo “tiếng gọi của con tim”.

Ngay từ ca khúc đầu tay “Ô mê ly” (1948), Văn Phụng đã chinh phục được số đông người nghe nhạc và trở thành cái tên đáng chú ý trong giới yêu nhạc. Ca khúc này gắn liền với tên tuổi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương hay sau này là ca sĩ Ánh Tuyết.

Trong sự nghiệp viết nhạc, ông sáng tác trên 60 ca khúc, trong đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như "Trăng sơn cước", "Yêu", "Tôi đi giữa hoàng hôn", "Suối tóc", "Mưa", "Tiếng dương cầm", "Giấc mộng viễn du", "Tình", "Bức họa đồng quê"... Ông còn được xem là một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của Sài Gòn thời đó.

Bên cạnh tài năng nghệ thuật, cố nhạc sĩ Văn Phụng còn được nhớ đến với chuyện tình yêu đẹp đầy trắc trở với danh ca Châu Hà. Bà là người vợ thứ hai, nhưng lại là mối tình đầu của ông.

Hai người đến với nhau trong những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp nhất. Nhưng vì định kiến xã hội, họ buộc phải chia lìa. Những nỗi nhớ thương được Văn Phụng gửi gắm vào âm nhạc, biến thành loạt ca khúc nổi tiếng như “Tôi đi giữa hoàng hôn”, “Tình”, “Suối tóc”…

Trong chương trình “Chân dung cuộc tình”, biên tập Minh Đức có dịp chia sẻ về chuyện tình yêu “huyền thoại” của làng nhạc Việt.

Chuyện tình ‘huyền thoại’ của cố nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà ảnh 1Biên tập Minh Đức chia sẻ những hiểu biết về chuyện tình "huyền thoại" Văn Phụng - Châu Hà trong "Chân dung cuộc tình".

Theo biên tập Minh Đức, Văn Phụng và Châu Hà gặp nhau lần đầu tại Hải Phòng, quê hương của nữ ca sĩ. Khi đó, hai người còn rất trẻ, ngay từ ánh nhìn đầu tiên đã tìm được sự đồng điệu về tâm hồn.

Người ta đinh ninh họ sẽ thành đôi vì “chàng tài năng, nàng xinh đẹp”, lúc đó Châu Hà vẫn chưa đi hát. Tuy nhiên, gia đình Châu Hà vốn gia giáo, không muốn con rể là nhạc sĩ bởi quan niệm “xướng ca vô loài”.

Bị ngăn cấm, hai người buộc phải chia tay trong tiếc nuối. Sau này, Châu Hà chuyển vào Nam sống rồi lập gia đình. Văn Phụng tiếp tục niềm đam mê âm nhạc của mình và cũng tìm được tình mới.

Dù có vợ và hai con gái, Văn Phụng chưa bao giờ nguôi ngoai tình cũ. Ông chuyển nỗi nhớ vào âm nhạc và một số ca khúc, có thể kể đến là “Tôi đi giữa hoàng hôn”, ra đời trong hoàn cảnh đó.

Những tưởng Văn Phụng và Châu Hà từ đó như hai đường thẳng song song, vậy mà định mệnh một lần nữa gắn kết họ.

Sau khi chuyển vào Nam sống, Châu Hà mới thực sự theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp. Châu Hà thường hát ở đài phát thanh và phòng trà, kết hợp cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng thời đó như Mộc Lan, Kim Tước… Từ những lần biểu diễn như vậy, bà gặp lại mối tình đầu Văn Phụng.

Trong “Người kể chuyện tình”, danh ca Phương Dung kể, từng có thời gian làm việc cùng nhạc sĩ Văn Phụng ở đài phát thanh, và từng được chứng kiến những ánh mắt tình ý mà Văn Phụng, Châu Hà dành cho nhau. Thời điểm đó, hai người vẫn đang có gia đình riêng, nhưng tình yêu họ dành cho nhau khó giấu.

Chuyện tình ‘huyền thoại’ của cố nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà ảnh 2Nhạc sĩ Văn Phụng và vợ Châu Hà.

Nhiều năm sau, hai người vượt qua những ràng buộc, dị nghị để tìm về với nhau, bắt đầu một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc dù cả hai không còn quá trẻ. “Lúc đó, Phương Dung làm việc với anh Văn Phụng trong một cuốn phim. Mỗi lần đi quay phim, hai anh chị dắt một cô bé tầm 5,6 tuổi. Hai người cưng lắm. Đó là kết quả của một cuộc tình qua nhiều tháng năm gian truân”, danh ca Phương Dung cho biết.

Điểm đặc biệt của đôi vợ chồng nổi tiếng này là dù chuyển vào Nam sống nhiều năm, cũng như đã cao tuổi, họ vẫn giữ nguyên vẹn được cách nói chuyện của người Bắc xưa.

“Trong cái cách hai người nói về nhau, đúng với câu ông bà ta hay nói là phu thê tương kính như tân. Vợ chồng trân trọng nhau, coi nhau như khách quý. Họ nói về nhau rất trân trọng, không có cảm giác về sự khách khí, xã giao trong đó. Họ đối xử với nhau không chỉ là vợ chồng, mà còn ở tư cách những người nghệ sĩ với nhau”, biên tập Minh Đức chia sẻ.

Tú Oanh


===============

"vợ chồng nhạc sĩ VĂN PHỤNG - danh ca CHÂU HÀ & câu chuyện tình trắc trở đầy sóng gió " / Đông Kha (biên soạn) -- source : Nhac Xưa Blog

  Vợ chồng nhạc sĩ Văn Phụng – danh ca Châu Hà  &

 câu chuyện tình trắc trở đầy sóng gió .


ĐÔNG KHA

biên soạn


 Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam, cũng là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975. 

Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành trong thập niên 1960, nhạc sĩ Văn Phụng cũng là người hòa âm nhiều nhất thời đó, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Lê Văn Thiện, Y Vân. Nhạc sĩ Văn Phụng Ông cũng là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trăng Sơn Cước, Bức Họa Đồng Quê, Yêu, Tình, Ô Mê Ly, Suối Tóc, và đặc biệt là Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn

. Hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này gắn liền với chuyện tình trắc trở và nhiều sóng gió của nhạc sĩ Văn Phụng và nữ danh ca Châu Hà. Họ yêu nhau từ thuở thanh xuân, đến khi tóc gần điểm bạc mới chính thức trở thành vợ chồng.

 Nhạc sĩ Văn Phụng sinh năm 1930 ở Hà Nội, và ông gắn bó với vùng đất này 24 năm trước khi di cư vào Nam. Thời gian này ông có gặp gỡ và yêu người con gái đất cảng, sau này là ca sĩ nổi tiếng Châu Hà

. Ca sĩ Châu Hà kể lại lần đầu gặp Văn Phụng như trên đài RFA như sau:

 “Ngày xưa, ở Hải Phòng, ba của anh Phụng mướn nhà của ba tôi. Một hôm, anh Phụng đến thăm ông cụ. Lúc đó, tôi ngồi ở trên lầu vừa hong tóc vừa dạo đàn. Anh ấy nghe thấy tiếng đàn Piano ở trên lầu, mới tò mò bước lên cầu thang, và đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đang dạo đàn thì trông thấy bóng người đứng ở ngưỡng cửa, tôi quay ra thì ra là một chàng trai, không quen biết. Anh ấy cúi đầu chào và tự giới thiệu “Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm thày tôi ở dưới nhà mà tôi nghe thấy tiếng đàn ở trên này, tôi đánh bạo lên đây để làm quen. Thì ra cô đang đánh đàn.

 Anh ấy nhìn tôi kỹ hơn, khi thấy tóc tôi dài chấm đất thì anh ấy buột miệng nói: “Suối Tóc”! Rồi anh ấy quay lại hỏi tôi là cô đang dạo bài gì đó mà sao nghe hay thế. 

Tôi trả lời là của Eddy Duchin thì anh ấy mới bảo:

 “Xin phép cô cho tôi dạo thử một tí được không?”

 Tôi bảo “Vâng, mời anh ngồi”.

 Anh ấy đàn thì tôi mới biết rằng tôi vừa mới múa rìu qua mắt thợ. Anh nhìn bản nhạc và đàn hay quá. Mặc dù lần đầu chơi cái bản nhạc này mà anh ấy đàn như mưa như gió, rất là hay! Đó là một cái kỷ niệm rất đẹp trong đời chúng tôi. Năm đó là năm 1952”.

 Những lời mà danh ca Châu Hà đã kể này đã được nhạc sĩ Văn Phụng ghi lại vào trong âm nhạc, với ca khúc Tiếng Dương Cầm bất hủ:

 Đi mãi tìm ai yêu đàn Bước chân lạc nơi đây chốn nao Trên lầu ai kia cất cao Vang tiếng dương cầm thiết tha

  Cũng trong phút giây gặp gỡ đó, khi nhạc sĩ Văn Phụng bị mất hồn bởi suối tóc tơ dài như nhung của người con gái lần đầu tiên gặp mặt, ông đã sáng tác ngay ca khúc mang tên Suối Tóc, để kỷ niệm cho lần gặp gỡ: Tôi muốn đưa em qua miền rừng núi xanh Chúng ta cùng thăm con suối dịu êm Nhưng thiên nhiên không êm như tóc huyền Nhưng thu qua không trong như đôi mắt em".

Nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà Ngay từ phút đầu gặp gỡ, hai người đã bị tiếng sét ái tình, nhưng bố của Văn Phụng không chấp thuận, đồng thời gia đình Châu Hà cũng không cho phép bà lấy một nghệ sĩ. Phẫn uất và cả 2 bên đều phản đối, Châu Hà đi lấy chồng rồi vào Nam, xa hẳn kỷ niệm, và nhạc sĩ Văn Phụng cũng cưới vợ theo ý muốn của gia đình.

 Năm 1954, nhạc sĩ Văn Phụng vào Nam, trở thành nhạc trưởng của Đài Phát thanh Quân Đội và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Thuở ấy chưa có truyền hình, dĩa hát thì không phải ai cũng có thể sở hữu được, nên công chúng yêu nhạc thường chỉ được tiếp cận các bài hát và ca sĩ thông qua đài phát thanh trong các chương trình mà nhạc sĩ Văn Phụng phụ trách.

 Tại đây, Văn Phụng gặp lại Châu Hà năm 1955, khi bà đang là một trong những ca sĩ cũng đang hợp tác với đài phát thanh -- chính Văn Phụng là người đề nghị kết hợp 3 giọng hát thượng thặng thành bộ ba Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, sau đó trở thành ban tam ca nổi tiếng khắp miền Nam, hợp tác với nhau một thời gian rất dài trong các chương trình phát thanh và sau đó là truyền hình.

 Tại Sài Gòn, Văn Phụng và Châu Hà nối lại tình xưa nghĩa cũ, bất chấp những rào cản của gia đình, dư luận để đến với nhau. Ca khúc Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn đã ra đời trong hoàn cảnh đầy những bộn bề, trái ngang đó. Lời bài hát này là những tâm sự của người đàn ông khi đã có gia đình nhưng còn vương vấn tình xưa: Nhớ đêm nào, trên bến tìm sao Hai đứa nhìn nhau, không nói một câu Như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào Như thầm hẹn nhau mùa sau… 

Ngoài những ca khúc viết cho Châu Hà đã nhắc đến là Tiếng Dương Cầm, Suối Tóc, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, nhạc sĩ Văn Phụng còn viết rất nhiều ca khúc khác dành tặng cho cuộc tình thắm thiết này, như Yêu Và Mơ, Tiếng Hát Với Cung Đàn...

 Vì hoàn cảnh, vì những lời dị nghị, nên họ phải chờ đến 8 năm kể từ sau ngày gặp lại , cuối cùng thì nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà trở thành đôi bạn đời vào năm 1963 và không bao giờ xa rời nhau cho đến khi Văn Phụng qua đời vào ngày 17/12/1999 tại bang Virginia. Họ kết hôn năm 1963 và sống hạnh phúc cho đến khi nhạc sĩ Văn Phụng qua đời năm 1999 ở Hoa Kỳ.

 Dù sống với nhau giữa đất Sài Gòn nhưng Văn Phụng và Châu Hà vẫn giữ thói quen và cách sinh hoạt của người Bắc. Hai vợ chồng luôn “tương kính như tân” khiến ai gặp một lần cũng ngưỡng mộ. Khi đã lớn tuổi, họ vẫn giữ cách nói chuyện của người Bắc xưa, hai vợ chồng trân trọng nhau như khách quý. Đây không phải cách cư xử xã giao mà là sự văn minh hiểu biết của một cặp vợ chồng nghệ sĩ luôn yêu thương và giúp đỡ nhau suốt bao năm. Cả hai luôn dành những từ ngữ trân quý khi nói về nhau.

 Ca sĩ Châu Hà mô tả về chồng như sau: 

 "..  cao 1 thước 65, là một người suốt đời mơ mộng. Ông thích khiêu vũ, đùa vui nghịch ngợm và thích ăn ngon nhưng không thích làm bếp. Ông thích ăn những món như đậu, phở và súp với thói quen luôn xịt thêm tương ớt và “Maggie”. Và đặc biệt thích để vợ hớt tóc ở nhà mà không bao giờ hớt ở tiệm!"

 Đối với vợ con, ông luôn luôn chiều chuộng. Vợ con muốn gì ông cũng làm liền, một cách rất chu đáo. Hoặc trong nhà có gì cần sửa chữa, ông đều tự tay làm lấy.


 Ca sĩ Phương Dung từng kể về mối tình của họ như sau:

 “Tôi có một thời gian làm việc với nhạc sĩ Văn Phụng. Lúc đó tôi còn bé lắm, đi lên đài phát thanh thì tôi thấy anh Văn Phụng và chị Châu Hà, hai bên đã có gia đình nhưng họ có ánh mắt nhìn nhau đắm đuối, là mình biết họ có tình yêu với nhau. Giữa anh chị em nghệ sĩ, người nào cũng thông cảm cho mối tình này. Sau vài năm, hai bên mới có thể đi đến cuộc sống hạnh phúc. Lúc đó, tôi làm việc với anh Văn Phụng trong một cuốn phim. Mỗi lần đi quay, tôi thấy hai anh chị dắt theo một bé gái chừng 5, 6 tuổi mà hai người cưng lắm. Đó là kết quả cuộc tình qua nhiều tháng năm gian truân, chờ đợi, yêu nhau và cuối cùng được sống với nhau. Anh Văn Phụng là người rất đẹp trai, thân thiện, lần nào đi cùng đoàn cũng pha trò rất vui để mọi người cười”. Khi nhạc sĩ Văn Phụng mất tròn 20 năm trước, ca sĩ Châu Hà đã khắc tên mình lên bia mộ chồng. Lúc đó nhiều người đã nói với bà đó là điềm gở, nhưng bà mặc kệ, nói rằng nếu thật là điềm gở thì cũng là may mắn cho bà vì được đi theo chồng. Trong vòng 10 năm sau khi chồng mất, ca sĩ Châu Hà không đi đâu, chỉ ở nhà. Trước khi qua đời, Văn Phụng biết là ông sắp ra đi nên viết ra 3 ca khúc gửi lại vợ là “Vĩnh Biệt Châu Hà”, “Em ở Lại” và “Anh Đi”…


 Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn


=====================



Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

đọc thêm (3) : " viết về nhà thơ hèn Du Tử Lê " / Trường Sơn LÊ XUÂN NHỊ ( Mỹ ) -- source : https://chinhnghia.com>

 Viết về nhà thơ… hèn Du Tử Lê

 

January 09, 2015

 

Trường Sơn Lê Xuân Nhị (*) 

 

 

 

Đáng lẽ, tôi không phí thì giờ để viết về tên hèn này. Thì giờ nhậu còn không có, thì giờ đâu đi chửi một thằng hèn. Thời nào cũng thế, anh hùng thì khó kiếm nhưng bọn hèn thì đầy dẫy. Cuộc đời tôi, hay thế giới của tôi sống, tôi luôn luôn sống bên cạnh những anh hùng. (Có lẽ, vì không bao giờ được làm anh hùng nên tôi muốn dựa hơi chăng? Có thể lắm, ai biết được) Những anh hùng trước năm 75, và những anh hùng sau năm 75. Những anh hùng như Đại Tá Ân, anh Tô Phạm Liệu, Lý Tống, anh Phan Nhật Nam, anh Lô, anh Phán, anh Hồ văn Nhơn, anh Nguyễn Văn Hưởng, anh Nguyễn Khoa Lộc (phi đoàn tôi), thầy Võ Ý, nhà thơ Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông…vân vân và vân vân…

 

Vì sao tôi gọi DTL là một tên hèn? Xin thưa, tôi có biết chút ít về hắn… ha ha ha

 

Thành thật mà nói, trước 75, DTL là một nhà thơ nổi tiếng, ít ai mà không biết. Tôi chẳng bao giờ đọc thơ DTL, không phải vì tôi ghét hắn nhưng tính tôi vốn chẳng thích thơ, ngoại trừ những bài thơ thật hay làm rung động tâm hồn như bài “Anh hùng vô Danh” của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Nhưng tôi nghe nói hắn có vài bài thơ được phổ nhạc. Hắn lại là một đại úy trong QLVNCH. Đối với tôi, như thế là tốt rồi. Tôi chỉ là một anh lính tầm thường vô danh, nhưng biết được QLVNCH có những người tài năng như vậy, ai mà chẳng hãnh diện?

 

Sang Mỹ, khoảng năm 78 hay 79 gì đó, hắn có làm bài thơ “Khi tôi chết xin mang tôi ra biển” gì đó, tôi đọc qua và thấy cũng hay hay, cũng nhận ra còn có khẩu khí của một sĩ quan QLVNCH…

 

Khoảng đầu thập niên 90, lúc tôi mới tập tểnh cầm bút, được nổi tiếng chút chút, trong một lần đi chơi ở Houston, nghe bạn tôi, nhà thơ Cao Đông Khánh, khoe có DTL từ California qua chơi, hẹn gặp nhậu.

 

Tôi mừng lắm khi được gặp DTL với người bạn gái của hắn. Gặp nhau, tôi, Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông và vài người bạn khác nhậu tới bến, nhưng DTL chẳng uống mẹ gì. Chỉ ngồi cười cười coi nản thấy mẹ. Tôi uống rượu, khề khà ậm ực, mở miệng ra là chửi thề, ai cũng tưởng tôi say, nhưng tôi chỉ giả vờ thôi… (Coi chừng đấy, quí vị)

 

Lần đầu tiên được gặp nhà thơ lớn, tôi hơi buồn và thất vọng khi nhận ra “thần tượng DTL” có vẻ không được thật thà cho lắm. Rượu thì đếch uống, nói chuyện thì ít khi nhìn thẳng vào mặt nhau mà chỉ lơ đơ là đà như con gà khát nước. Tôi nhớ mãi đã nói trong lòng mình rằng, đây là tướng mạng của một thằng gian manh, đâm cha giết chú, bóp vú chị dâu. Tôi biết coi tướng số chút đỉnh, quí vị ạ. (Học suốt đời đấy, không dễ đâu)

 

Tôi nhận xét thêm, tên DTL này là một con người … rất là màu mè. Khoái màu mè và luôn luôn đóng kịch, dù giữa bàn nhậu. Màu mè từ cách ăn mặc, cách ăn nói, đóng kịch từ cách hút thuốc lá đến cách nói chuyện. Về nội tâm, lại bị thêm bệnh háo danh, khoái được chúc tụng tôn vinh nhưng quan trọng hơn cả, là một con người không thực tế.

Khoảng chừng vài tuần sau khi tiệc tàn, về lại New Orleans, một buổi chiều, đi làm về, tôi nhận được cú điện thoại của ngài DTL. Nghe ngài gọi, tôi biết ngay là sẽ có chuyện, nhưng để xem thử chuyện gì. À, thì ra ngài muốn tôi tổ chức một buổi ra mắt sách cho tập thơ của ngài tại thành phố New Orleans. Ngài lại còn mớm “Để anh em mình bù khú với nhau một bữa cho vui ấy mà.”

 

Tôi nghĩ liền trong bụng, mẹ nó, bù khú cái con khỉ, bù… tiền thấy mẹ thì có. Văn nhân thi sĩ hay những người thích đọc sách ở thành phố New Orleans này đếm không tới vài chục. Bây giờ, tôi mở buổi RMS thì mời được bao nhiêu người đến? Làm một con tính sơ sơ, tôi nghĩ nếu tôi tổ chức, tôi phải chi ra ít nhất cỡ 3 xấp. Đau đớn hơn nữa là, nếu tôi chịu chi ra 3 xấp đi nữa, sẽ có bao nhiêu người đến tham dự? Thôi bỏ đi tám. Tôi chỉ ầm ừ cho qua chuyện rồi làm lơ luôn. Tôi biết ngài DTL phải buồn và thất vọng về tôi lắm. Trong buổi nhậu tại nhà Cao Đông Khánh, không hiểu tôi đã ăn nói như thế nào mà ngài lại có cảm nghĩ rằng ngài là một thần tượng lớn của tôi, một thằng lính vô danh của QLVNCH. Hoá ra, tôi đóng kịch kể cũng hay.

 

Từ đó, DTL chẳng còn bao giờ liên lạc gì với tôi và tôi cũng chẳng có lý do gì đề liên lạc với hắn.

 

Lâu lâu, trên net, tôi đọc được những bài thơ hay bài viết của DTL. Tôi đau đớn nhận ra thơ của hắn càng ngày càng trở nên lạ lùng, gần như điên loạn, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi, ví von hợm hỉnh một cách vô lý như một thằng điên. Hắn nghĩ ví von điên cuồng như thế thì mới thật sự là nhà thơ lớn. Tội nghiệp thật. Những câu thơ của hắn, nếu còn có thể gọi được là thơ, thì mất đầu, mất chân, mất tay, chấm phẩy tầm bậy tầm bạ loạn xị xà ngầu, chẳng coi luật văn phạm vào đâu, chẳng coi người đọc ra gì. DTL nghĩ hắn có quyền làm như thế bởi vì hắn là một nhà thơ lớn. Làm nhà thơ thì phải lập dị và khó hiểu mà, đúng không? Tôi biết hắn luôn luôn nghĩ rằng hắn là một thiên tài của quê hương, một nhà thơ vĩ đại ngàn năm mới có một. Hắn còn muốn nuôi mộng sửa cách hành văn, cách chấm phẩy của văn chương Việt Nam. Tội nghiệp hắn quá đi thôi.

 

Mấy chục năm nay, dù chẳng ưa gì hắn, có khi còn khinh nữa, nhưng tôi luôn luôn tha thứ cho hắn và chấp nhận trong im lặng những hành vi, viết lách điên cuồng của hắn. Tại sao? Vì tôi nghĩ hắn là một nhà thơ của anh em mình. Một nhà thơ cùng một màu áo, cùng một màu cờ. Hắn là phe mình.

 

Nhưng cho đến khi, nghe tin hắn hèn hạ về Việt Nam ra mắt tập thơ thì tôi phải viết bài này.

Đau khổ lắm quí vị ơi…

 

Những ca sĩ về Việt Nam ca hát, chúng ta có thể tha thứ được bởi vì, dù sao, họ chỉ là thợ hát. Thợ hát muốn kiếm tiền nhiều thì phải về Việt Nam. Chuyện này tha thứ được. Và tôi xin quí vị cũng nên tha thứ cho họ. Nhưng một nhà thơ, một người cầm bút như DTL lại về Việt Nam.


Trường Sơn LỆ XUÂN NHỊ 


---------------


(*) -  Lê Xuân Nhị  bút danh  Trương Sơn, cựu phi công Quân Lực VNCH ( Bt )


 

http://thanhnien.vn/van-hoa/nhung-cuoc-tro-ve-tho-viet-hai-ngoai-ky-1-noi-so-cua-du-tu-le-828840.html



=============