Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

bài đáng đọc : " [ nhà báo BÙI THẾ MỸ [ 1904- 1943 ] / Huỳnh Ái Tông --- trích: Huỳnh Ái Tông Blog , Tuesday, January 31, 2023.

 


Huỳnh Ái Tông


Home

Tuesday, January 31, 2023

Bùi Thế Mỹ



Lan Đình - Bùi Thế Mỹ (1904-1943)

Bùi Thế Mỹ thuộc dòng dõi tộc Bùi, một dòng tộc nổi tiếng của huyện Duy Xuyên. Bùi Thế Mỹ sinh năm 1904, con trai trưởng của cụ Bùi Thiện quê gốc làng Vĩnh Trinh nhưng tổ tiên di cư lên sống ở làng Phú Nhuận, xã Đông An (nay là xã Duy Tân, Duy Xuyên). Bùi Thế Mỹ lại được sinh ra và lớn ở quê ngoại, làng Bảo An, phủ Điện Bàn (nay là xã Điện Trung, Điện Bàn). Mẹ ông là bà Phan Thị Duyên, con gái tộc Phan làng Bảo An, một dòng tộc khoa bảng hàng đầu của Quảng Nam. Bà là em gái của nhà cách mạng Phan Thành Tài (1878 - 1916).


Được hưởng truyền thống của hai gia tộc lừng lẫy, từ nhỏ Bùi Thế Mỹ đã tỏ ra rất thông minh, đĩnh ngộ. Sau khi học xong chương trình trung học với tấm bằng Thành chung, năm 1923, Bùi Thế Mỹ vào Sài Gòn dạy học và làm báo, viết văn.


Ông từng thay Trần Huy Liệu chủ trương tờ Đông Pháp thời báo, rồi sau đó làm chủ bút các tờ Trung lập, Tân thế kỷ, Thần chung và chủ nhiệm tờ Dân báo, tờ báo ông theo đuổi đến cuối đời. Ông ký các bút danh Hy Tô, Thông Reo và Lan Đình.




Trong thời gian làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo và tờ Trung lập, Bùi Thế Mỹ đã cùng Phan Khôi xây dựng “Phụ trang văn chương”. Mục này bước đầu giới thiệu khái quát văn học sử Việt Nam, các lý luận văn nghệ, giới thiệu văn chương nước ngoài, vấn đề đạo văn, vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”… Mục Phụ trang văn chương được nhiệt liệt hoan nghênh tạo nên một dấu ấn về mặt văn học của báo chí!


Bùi Thế Mỹ là nhà báo yêu nước. Những tờ báo mà ông cộng tác hoặc đứng ra thành lập là những tờ báo tiến bộ, có uy tín ở Sài Gòn thời bấy giờ luôn thể hiện quan điểm yêu nước, đứng về phía nhân dân.


Mặc dầu là nhà báo nổi tiếng, cuối đời Bùi Thế Mỹ vẫn cảm thấy chưa hài lòng vì ông cho rằng mình là nhà báo “tay ngang” nên chưa có được những tác phẩm báo chí để đời!


Người ta nói rằng, sự nghiệp văn chương báo chí của ông đạt được như vậy, có phần đóng góp công sức của người bạn đời của ông là nữ sĩ Phương Lan, tục danh là Nguyễn Thị Lánh, tục gọi cô giáo Lánh, người cùng quê với danh nhân Tôn Đức Thắng (Cù lao ông Hổ, Long Xuyên, An Giang).


Bùi Thế Mỹ mất ngày 27.3.1943 tại Sài Gòn, hưởng dương 39 tuổi.


Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có câu đối viếng ông:


Quốc văn báo giới nhị thập tải vu kim, đương đắc bằng trù thôi lão kiện;


Nguyệt đán châu bình Ngũ Hành Sơn du tích, khẳng giao bút thiệp khuất nhân tài.


Phú Bình dịch ý:


(Trong) Đội ngũ những người hoạt động báo giới quốc văn hai mươi năm nay, (ai cũng đồng lòng) ca ngợi anh (Bùi Thế Mỹ) là tay già dặn;


(Đọc) những bài bình luận - phê bình sắc sảo của người xứ Quảng này để lại, (ai cũng) thừa nhận làng báo từ nay đã vắng một nhân tài.


Tác phẩm:


- Trà hoa vũ (dịch từ La Dame aux camélias của Alexandre Dumas fils (1824-1895).

- Vai tuồng của nhà gõ đầu trẻ. (Khảo luận)


Trong Những văn nhân chính khách một thời, Thiếu Sơn đã nghiền ngẫm về bài học của mình rút ra từ cuộc đời của gần năm mươi danh nhân như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn An Ninh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh..., trong đó có Bài học Bùi Thế Mỹ: “Tôi không nhớ anh chết năm nào. Nếu tôi không lầm thì anh tuổi Thìn và chết hồi anh mới 39 tuổi. Anh đau cả tháng rồi mới chết. Tôi thường ra thăm anh ở tư gia. Mới đầu anh còn viết được. Sau anh không viết được nữa. Tất cả mọi việc đều một tay vợ anh quán xuyến. Người anh đã nhỏ con, ốm yếu mà càng ngày càng ốm, càng xanh. Mỗi lần tôi ra thăm anh về là mỗi lần ngậm ngùi chán nản”.


Ông Thái Văn Kiểm trong Dòng thời gian đã viết: “Bùi Thế Mỹ là một ký giả cự phách của làng báo Nam Việt trong thời kỳ tiền chiến, một kiện tướng thuộc thế hệ Nguyễn Phan Long, Diệp Văn Kỳ, Đào Trinh Nhứt, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Bá... những chiến sĩ có lý tưởng quốc gia, muốn dùng ngòi bút để phổ biến tư tưởng tự do, dân chủ, trình bày lập trường của dân tộc đang bị đô hộ, muốn đập tan xiềng xích, vươn mình lên sống mạnh theo truyền thống của một dân tộc từng có lịch sử vẻ vang”.


Vinh danh Bùi Thế Mỹ, hiện nay trên cả nước, nhiều nơi có đường phố mang tên ông.


Bùi Thế Mỹ là nhà báo tài danh và yêu nước, thể hiện ở những tờ báo mà ông cộng tác hoặc điều hành. Đó là những tờ báo lớn, có uy tín, có số bạn đọc đông đảo và có nghiệp vụ cao và cũng là những tờ báo “đối lập”, luôn đứng trên lập trường quốc gia dân tộc, đứng về phía đa số quần chúng, bảo vệ cho quyền lợi của người nghèo, người lao động. Đó là các báo: Trung lập, Thần chung, Tân thế kỷ, Đông Pháp thời báo và Dân báo. Đọc những nhận xét về các tờ báo mà ông điều hành hay cộng tác là cách gián tiếp nghe một số đánh giá về ông:


Theo ông Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945. “Trung lập báo là tờ báo phát hành 15.000 tờ một ngày, đứng đầu các nhật báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Tờ báo có cách trình bày đẹp trội hơn các đồng nghiệp khác”


HUỲNH ÁI TÔNG.


Tài liệu tham khảo:


- Bùi Thế Mỹ Web: https://baoquangnam.vn/nhan-vat/bui-the-my-nha-bao-tien-phong-nguoi-quang-113542.html


866432012023

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

bài đáng đọc : " Năm Mão -- đi tìm hình tượng " chú mèo" trong tiếng Việt ''/ Phan Văn Thạnh / tphcm -- trích : www.vanchuongviet.org> -- Jan ., 31/ 2023.

 


 
 Năm Mão –
 đi tìm hình tượng “chú mèo”
 trong tiếng Việt


Phan Văn Thạnh

 

Không biết đích xác có mặt tự bao giờ trên thế gian này,họ mèo nhà (Felix Catus) thuộc bộ ăn thịt(Carnivora) là giống vật rất quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam. Mèo đã góp phần làm cân bằng sinh thái khi nhiệm vụ chủ yếu của nó là săn lùng,tiêu diệt lũ chuột bọ tàn hại.


Trong tiếng Việt “mèo” với những đặc trưng cá tính,thói quen sinh hoạt,là một thành tố ẩn dụ,hàm súc đa nghĩa rất sinh động.


-“Mèo/Chuột” lập thành hai vế đối,tuy cùng“hộ khẩu”nhưng không đội trời chung.Quan hệ một mất một còn này phát sinh nhiều khái niệm ngữ nghĩa :


Con mèo,con mẻo,con meo/Muốn ăn thịt chuột phải leo trần nhà.”- Câu ca dao khuyên mèo ta nhưng cũng chính là bảo nhỏ với mọi người: muốn có cái ăn,cách lương thiện nhất là hãy chịu khó bươn chải,đổ mồ hôi sôi nước mắt.


Rình như mèo rình chuột”- quan sát mèo rình chuột mới thấy sự kiên nhẫn chờ đợi của mấy tay chuyên gia săn bắt - Câu nói hàm nghĩa phê những kẻ có ý đồ rình rập,tìm cơ hội hại người.


Mèo có thói quen vờn con mồi trước khi ăn thịt.Ta có thành ngữ“như mèo vờn chuột”- nhằm chỉ sự tương quan hơn kém về trình độ khả năng trong thi đấu.


Mèo nhỏ bắt chuột con” là lời khuyên phải tự lượng sức mình,không nên phiêu lưu liều lĩnh làm quá khả năng cho phép - “mèo con bắt chuột cống” rất dễ thất bại.


Kiểu nói ngược: “Chuột gặm chân mèo” tương tự “Chuột cắn dây buộc mèo”,nhằm chỉ hành động phạm thượng dại dột đầy nguy hiểm.


Mèo-chuột xung khắc như nước với lửa,làm gì có chuyện mèo ta đến viếng tệ xá của lũ chuột - đời nào có chuyện bọn chuột quan tâm ngày giỗ “cha mèo” – có chăng là lời vạch trần ý đồ thâm hiểm của những tên “mèo già hóa cáo” ! 


Bài đồng dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường nguỵ trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.


Con mèo mày trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm,mua muối,giỗ cha chú mèo 


Từ mèo có gốc Hán là “miêu” ()ta có câu “Sát nhất miêu cứu vạn thử” - giết một tên mèo cứu thoát hàng chục ngàn con chuột - nghĩa bóng : trừ khử một tên đại ác,cứu thoát hàng chục ngàn dân lành vô tội.


Mèo ăn uống liếm láp nhỏ nhẻ,rất ít và khó tính.Ta có thành ngữ “Ăn như mèo liếm” hoặc  “Nam thực như hổ,nữ thực như miêu”- (đàn ông ăn khỏe như hổ - đàn bà ăn nhỏ nhẻ và ít như mèo).


Mèo rất khoái mỡ và mê món cá .Thành ngữ “mèo thấy mỡ”diễn tả sự ham muốn thèm khát.Do vậy không nên “treo mỡ trước miệng mèo”,dễ cám dỗ những ai mềm lòng nhẹ dạ.


Thành ngữ “mèo vớ được cá” chỉ sự may mắn - “mèo mù vớ cá rán” là vận đỏ cực hiếm giống như trúng số độc đắc cá cặp


Mèo có hai mắt tròn xanh,ban đêm chiếu sáng là do dưới lớp võng mạc có một lớp sắc tố xanh cấu tạo bằng chất Guanin (C5H5ON5) phản chiếu.Thành ngữ “xanh như mắt mèo” - xanh quá mức bình thường,hàm ý chê.



Đuôi mèo dài cũng là một chi tiết trong câu nói lập sẵn “Mèo khen mèo dài đuôi”,chỉ thái độ chủ quan ,tự đề cao mình.


Quan sát ta thấy mèo là một con vật ăn ở sạch sẽ,thích nằm chỗ ấm áp,mọi chuyện đều tươm tất từ sưởi nắng,liếm lông,rửa mặt đến chuyện tiểu tiện,khi đi ngoài bao giờ mèo cũng cào đất lấp cẩn thận


.Thành ngữ “như mèo giấu c.”- chỉ sự che đậy bưng bít sợ người khác biết.


Mèo vô chủ,sống lang bạt là “mèo hoang”- chỉ loại người không ra gì – tương tự “mèo mả gà đồng”.


Mèo lành chẳng ở mả/ Ả lành chẳng ở hàng cơm


Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du - Hoạn thư đay nghiến Thúy Kiều :


“Ra tuồng mèo mả gà đồng/ Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào


Ở truyện Quan Âm Thị Kính - Sùng Bà mắng Thị Kính :


Giống nhà bà đây,giống phượng,giống công / Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ


Mèo và chó”cũng thường được cấu tạo trong một số thành ngữ so sánh bóng gió :

Như chó với mèo”chỉ sự xung khắc hay gây gổ.


Mèo đàng,chó điếm” chỉ hạng người lưu manh bịp bợm.


Chó chê mèo lắm lông” ý nói mình xấu kém lại hay chê người khác.


 “Chửi chó mắng mèo” - mượn cớ chửi cái khác  để biểu thị sự tức giận.


Chửi mèo khoèo chó” dùng lời nói hoặc hành động cạnh khóe để tỏ thái độ bực tức bất bình.


Không có chó bắt mèo ăn c. thế”- nghĩa là thiếu người phải thay thế một cách gượng ép.



Chó treo,mèo đậy”- hàm ý trong ứng xử phải tùy đối tượng cụ thể mà có biện pháp thích hợp.


Chó tha đi,mèo tha lại” - chỉ những vật dụng bỏ bừa không ngăn nắp - cũng ám chỉ hạng người quá tầm thường,không ai ngó ngàng,không ai dùng - như vậy là người mạt hạng.


Chó giữ nhà,mèo bắt chuột”- ám chỉ công việc chuyên môn của mỗi người phải thi thố tất cả sở trường của mình mới đem lại hiệu quả,lợi ích.Ai có phần việc người nấy,đừng tị nạnh,dẫm chân lên nhau.


Chó ghét đứa gặm xương,mèo thương người hay nhử”chỉ thói đời người ta không ưa những người tranh giành quyền lợi của mình, nhưng lại thích đứa mơn trớn mình.


Con mèo đập bể nồi rang/Con chó chạy lại phải mang lấy đòn” – tương tự thành ngữ “quýt làm,cam chịu”chỉ sự hàm oan.


Mèo hoang,chó lạc”, “Mèo lừa,chó lọc” ,”Mèo đàng,chó điếm”- chỉ hạng người lưu manh,đểu giả,bịp bợm.


Mèo hoang lại gặp chó hoang/Anh đi ăn trộm,gặp nàng bới khoai”- Câu ca hàm nghĩa những người cùng cảnh ngộ,nghèo khó như nhau.


Và thói đời thật oái oăm: “Mèo tha miếng thịt xôn xao/Kễnh(*)tha con lợn thì nào thấy chi”.Tha “miếng thịt” hay tha cả “con lợn” đều là trộm cắp.Thế nhưng “hạm lớn” nhẹ tay xử nội bộ,“hạm tép riu” thẳng tay trừng trị - Ấy là câu chuyện của ngày trước - nay khác rồi - “lớn bé” gì đều có thể đâm vỡ  thuyền - muốn tồn tại phải kiên quyết làm trong sạch hàng ngũ  .


Tóm lại chung quanh hình tượng “chú Mèo”,nhiều khái niệm ngữ nghĩa được lập thành - diễn đạt tinh tế sinh động,chính xác nhiều trạng huống khách quan mà giá như thiếu nó,ngôn ngữ Việt nghèo đi thấy rõ !


Chào Quý Mão – cám ơn chú Mèo …

 

 

(Saigon,tháng 10/1998

 - bổ sung 12/01/2023)

(*)Kễnh(con cọp)

 

Phan Văn Thạnh


==================

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

' nhật ký nhà văn vào tuổi 83 : 10 tháng 7 năm 2015 " / Thế Phong -- bài tu chỉnh đăng lại , kỷ niệm 57 năm ngày cưới : 30 / 1 / 1966 / Dalat )

 

 


         THỨ TƯ, 8 THÁNG 7, 2015





                      nhật ký nhà văn vào tuổi 83:
                      10 tháng 7 năm 2015


                                                          Thế Phong


                                                                      Thế Phong
                                                      qua nét vẽ  Đỗ Nhị Tường Khê MD
                                                                       (con trai tác giả ) 

                                                                      

                                                                  Thế Phong  
                                                                            (ảnh chụp 1994)

                                                         
                              
                                                      - bàn viết tác giả  Thế Phong

                                                                          
                                   
                                           


                                     -   bánh sinh nhật mừng Thế Phong  83 tuổi

                                                             (ảnh: Thục Khê/ con gái tá c giả )



                                                                                
                                                                          -

8 tháng 7 năm 2015



"Thế là ta đã già thật rồi,  chỉ 2 ngày nữa  đã 83" --  Kinh Thánh từng chỉ ra,

" Còn nếu mạnh khỏe thì đến 80 " ( Thi Thiên 90:  1O a ).

 
Trưởng nữ Thục Khê gọi điện thoại báo tin, tổ chức vào chiều ngày 8/7 là tiện nhất:

"... con cháu đều không bận công việc. chỉ anh Hai và gia đình ở Houston, không thể dự sinh nhật bố thôi. Nhớ lại năm 2012, gia đình anh chị ấy về Sàigòn, tổ chức sinh nhật cho bố lần thứ 80 ở Vũng Tàu, thật  vui ..."

 Trưởng nữ không kể tiếp, tới 2013:  anh Ba ly dị vợ, cưới vợ mới năm 2013, thì 2014, đã có 1 cháu trai  & 1 cháu gái.  

Còn trưởng nữ ly dị chồng năm 2014, quả thật họa vô đon chí đối với đại gia đình họ Đỗ.

  Từ này , tộc họ 
ĐỖ ở Saigon ( gốc  ở Việt Trì/ tỉnh Phú Thọ/ Băc Bộ)   bị xóa sổ.

 Chẳng đúng vậy sao, cháu đích tôn (con trai của  KHE DO -- tên Việt: Đỗ Mạnh Tường Khê)  sinh ở Mỹ  -- 18 tuổi sẽ  sẽ là công dân thực thụ  Hợp Chủng Quốc . 


                                                                cháu đích tôn, 
                                                                  Minh Quan Do William 

                                                                  (ngoài cùng bên trái). 

                                                                  (ảnh:  Khe Do cung cấp)


Tôi cũng thấy đôi chút bùi ngùi. Ba mẹ qua đời, đến nay tôi không còn nhớ mặt, không còn một tấm ảnh lưu.

 Ngày bà cô ruột Đỗ Thị Thảo còn ở Việt nam, chưa đi định cư ở Mỹ -- có lần tôi yêu cầu bà cô tả khuôn mặt ba me tôi.  

Bà kể ,  dáng bố tôi người cao, nét mặt nghiêm nghị, ít cười,  tốt nghiệp ban Sư phạm Trường Bưởi từ đầu thế  kỷ XX, bị đổi lên mạn ngược,hết lưu đày ở huyện Than Uyên , rồi  Nghĩa Lộ,  Đại Lịch,và sau được  trở lại miền trung du , Trường Động Lâm,  tỉnh Phú Thọ v.v... 

  Mẹ tôi da trắng, dáng phụ nữ đẹp tiền chiến,vấn khăn,  khuôn mặt trái xoan, quê ở Phủ Quốc Oai,  lấy chồng, một ông giáo đổi về dạy học tại đó. ( bố tôi). 

Sinh được 5 mụn con, 4 trai, 1 gái-- chỉ một  đứa  thứ 3 còn sống sót.   (ấy là tôi bây giờ, đã ở tuổi  83).


                                         -  bà cô ruột tôi , Đỗ Thị Thảo  kể:
                                                         " dáng bố tôi người cao cao ... "

                                                        (courtesy photo: DUONG DUNG)



                                                                                     -  bà Đỗ Thị Thảo
                                                                        thời xuân sắc
 
                                                                       (tư liệu ảnh TP)


  Ba mẹ tôi qua đời, đều không nhìn thấy mặt con trai lần cuối, kể cả tôi đối với cha mẹ cũng vậy. 

Về Hà nội giữa năm 1950-- nhờ bố vợ tôi sau này -- thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã xin với quan tây, trưởng đồn Nghĩa Lộ thuận cho tôi được về Hà Nội đi học( tôi đã phạm tội 'chim vợ' một tên 'linh dõng' (partisan) ở đồn Làng Bữu,  phải trồn về Nghĩa Lộ). 

  Mẹ tôi gửi tiền nuôi tôi ăn học được gần 2 năm -- thì  ngày 17 tháng 11 năm 1952,  trưởng đồn Nghĩa Lộ, thiếu tá Perceval tử trận, Việt Minh làm chủ. 

  Mẹ tôi và người chị gái nuôi, tên Bích ở lại -- sau  tôi được tin mẹ tôi đã qua đời vào cuối 1952 ở nông trại Làng Bữu. (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).  

Tôi được bà cô ruột, Đỗ Thị Thảo, đưa vể nuôi cho ăn học tiếp. 



Năm 1954, tôi bỏ nhà của bà cô, ra đi. Một thời gian ngủ đậu, ăn tự lo; có bữa đói quá không tiền mua cơm,  bèn trở lại quán cà phê quen trên lề đường Mai Hắc Đế ăn bánh mì không chấm với cà- phê đen ,quán lề đường chỉ bán buổi sáng --  dằn bụng cho tới chiều tối  --  may ra tới nơi ngủ nhờ, thuận lợi thì có bữa cơm tối, là được mời 'ăn chực'  -- nếu không. đành phải cầm cự cơn đói tới sáng hôm sau -- lại trở lại quán cà- phê bán trên lề đường Mai Hắc Đế. 

  Cuối cùng, xe đạp cũng cầm cố cho chủ quán cà- phê  - chủ quán  nhận xe đạp xong, vỗ vai tâm tình, "  thôi đành thú thật việc khó nói này, từ ngày mai đây, tôi hết vốn để  bán cà-phê chịu cho cậu nữa rồi, cậu thông cảm cho tôi nhé..." 

  
Cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1954 -- từ trên tàu thủy Ville De Saigon, tôi bước chân đầu tiên xuống  đất Sài gòn -- và sau 2 ngày, được tin Điện Biên Phủ thất thủ, lực lượng Việt Minh chiếm toàn miền đất Tây Bắc  

Tính tới 8 tháng 7, năm 2015, tôi sống ở Saigon đã trên dưới 61 năm.

 Tôi lập gia đình  với cô Nguyễn Thị Khê  đã 49 năm ( vợ tôi, con thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo & bà  Bùi Thị Phương Giản ) - có 6 mụn con,  bé gái út qua đời sau 1975.

 Trưởng nam Đỗ Mạnh Tường Khê ( ĐỖ KHÊ)  49 tuổi,  vợ + 2 con
 ( 1 trai+ 1 gái)  ở  Houston.

  -- thứ nam Đỗ Nhị Tường Khê, bác sĩ,  47 tuổi ( 2 đời  vợ + 4 con)

 -- trưởng nữ Đỗ Thục Tường Khê , 46, (1 trai+ 1 gái) mới ly dị ).

 -- thứ nữ Dỗ Như Tường Khê  44 tuổi,  chồng + 2 con gái , sống hạnh phúc ở quận 7. , tín hữu trung tín Chi hội Tin Lành Khánh Hội. 

 -- trai út Đỗ Thông Tường Khê  43 tuổi( 2 đời vợ + 1 con gái),   kỹ sư điện tử,  mới có việc làm .

                                                    -  tân lang Đỗ Mạnh Tường
                                                      & tân giai nhân  Nguyễn Thị Khê (giữa )

                                                        trái:   -  phụ rể Jean  (tên Việt: Giăng) 
                                                             phải  --  phù dâu  Châu (bên phải)

                                                              (ảnh chụp tại Dalat Palace / Dalat
                                                                                (30 / 1 /  1966)
  
                                    -   30-1-1966, giáo sĩ Roberston (Báp- Tít Mỹ)
                                                                   chủ hôn đám cưới 
                                                   Đỗ Mạnh Tường & Nguyễn Thị Khê  

                                       (- ông Nguyễn Quốc Bảo  (bố vợ)  đứng kế bên giáo sĩ)
                                           (- bà Bùi Thị Phương Giản ( mẹ vợ,)đứng bên phải giáo sĩ)



                                                                              -   thủ bút & chữ ký 
                                                   ông Nguyễn Quốc Bảo
                                                                                  ( bố vợ Thế Phong)

                                                                                       (mặt sau ảnh cưới)


                                   -   ông Nguyễn Quốc Bảo , 
                                                hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Nghĩa Đà Lạt
                                             phát phần thưởng cho học sinh  )

                                                                              ( ảnh : tư liệu)
    

 Kể lại chuyện gia đình tôi hơi tỉ mỉ,  ấy là cũng để trả lời một bạn thân cũ : Harry Phạm hiện ở bang  Washington, đã hỏi thăm về gia cảnh tôi.

  Tiết lộ thêm, công dân Huê Kỳ Harry Phạm, cựu trung tá quân đội VNCH, từng giữ chức Tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã (Việt Nam Cộng Hòa) - chàng ta là thi sĩ trữ tỉnh nổi tiếng, tác giả tập thơ 'Truyện chúng mình', bút danh Nhất Tuấn ,[ i.e. Phạm Hậu  1934 - chết  ].  

Thơ chàng ta  bán chạy, chẳng thua mấy, so với  tác giả 'Em là gái trời bắt xấu'/ Lệ Khánh --  ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí, 60- 62 Lê Lợi Sải gòn tái bản tới lần thứ 5.

Ở Tp. HCM bây giờ, người cũ mỗi khi bực bội, giận hờn, tức tối;  thường nhắc lại câu ,

 " đừng tin những gì CS nói/ hãy nhìn kỹ những gì CS làm" ( với người thắng và thua cuộc, đều có thể biện minh lời diễn giải, qua khía cạnh có lợi cho mình ) --  đây là  cựu tổng thống Nguyễn Văn  Thiệu ra lời.

  Nhưng có một lần, Harry Phạm   gặp tôi ở giữa đường Saigon.

  Từ trên xe díp bước xuống, Tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã nói rất nhanh :

" ... này, mày có thấy 2 câu thơ tao trên bờ tường, số 7 đường Hồng Thập Tự ? Mỗi chữ bề ngang có kích thước 0, 8m, bề đứng 1, 5 m.-- đó là câu: 

" Đừng tin những gì CS nói/ Hãy nhìn kỹ những gì CS làm"-

-  tao là tác giả --    còn kẻ phát biểu   trên Đài Phát Thanh,  là đương kim Tông-Tông Nguyễn Văn Thiệu đấy."

                                                         HARRY PHẠM  
                                               [i.e. Phạm Hậu - chết  ]

                                                   -  bút danh  NHẤT TUẤN,
                                       hưu hạ ở bang Washington/ Hoa Kỳ.)

                                                                                     (ảnh: Internet)

Từ 2 năm nay, căn nhà trong hẻm đường Trần KháChân chỉ còn vợ chồng tôi ở. 

 Gia đình thứ nam Đỗ Nhị Tường Khê đã dọn đi, vợ lớn  đã cùng 2 con dọn về 1 căn nhà trệt, thuộc phường 3 quận Gò Vấp .


                                              -  Grace Baptist Church
                                                (.  Ho Chi Minh City )


                                              -   gia đình Đỗ Mạnh Tường

                                                                              


Lúc này bác sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê,  đặc trách phụ trách Thanh niên Báp Tít , và khám sức khỏe --  nữ dược sỉ chủ tiệm thuốc Tây Hồng Thu cấp phát thuốc cho thuộc viên Hội Thánh Báp Tít Ân Điển

.  Ở đây, bác sĩ Nhị Khê gặp cô vợ hiện tại bây giờ, đó là Nguyễn Thị Cẩm Vân , xinh đẹp, duyên dáng --  thyo6i thì đành phải đưa đơn ra Toà Án Tp HCM xin ly dị Nguyễn Thị Mi nh Hải . ( dù đã c ó 2 con, một trai + 1 gái ).  

 
 

   V tôi dâng lời cầu nguyện,  trước bữa ăn, 

" Lạy Chúa, hôm nay sinh nhật lần thứ 83  ông Đỗ Mạnh Tường.  Dâng lời cảm tạ Ngài ban thức ăn, đồ uống,  bồi bổ sức lực cho chúng con -- và,  xin Ngài ban ơn lại cho  ông Tường, người đãi tiệc bữa nay. 

Chúng con  cúi đầu, đồng tâm hiệp ý dâng lên Cha  bấy nhiêu điều.           Amen !


Cúi đầu thầm nguyện cảm ơn Ngài, đã tiếp trợ cho tôi làm chủ đãi tiệc bữa nay -- như lời vợ tôi vừa cầu nguyện. 

        Amen !


       THẾ PHONG
           Saigon, 8 July 2015.








                                                                         -   gia đình  Đỗ Mạnh Tường

                                              (ảnh chụp tại vườn Tao Đàn, thập niên 90' s)


                              
      
                                                                   "- bác sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê, 
                                                                               cố vấn y khoa SANOFI
 
                                        
                  

                                                                    -   bác sĩ   Đỗ Nhị  Tường   Khê 
                                                                ( hàng đầu- bên trái)
                                            -  nữ bác sĩ  Huỳnh Thị  Thu Thủy
                                                                 ( hàng đầu- bên phải
                                                     trả lời trực tuyến VN. Express 
                                                                    sáng ngày 27- 9 - 2011

 

 nữ bác sĩ  Huỳnh Thị Thu Thủy

cùng bá c sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê 
trả lời trực tuyến   VN. Express 

(courtesy photo:  ĐĂNG HUY)



                                                               -  một bức  tranh  ' họa sĩ   tài tử '
                                                                Đỡ Nhị Tườngị Khê.
                                          


                                                       -     một tranh khác  của Đỗ NhịTường Khê
                                                            (ghi tặng Mẹ :,Nguyễn Thị Khê)
                                                
                                                                                    
                                                     -   dâu trưởng Anne  Ton
                                                          (tên Việt :  Tôn Nữ Trang Anh)

                                                             ( courtesy photo:  Lindekin )



                                                                                                     Thế Phong   vợ


                                                  "    vợ tôi cầu nguyện, 
                                                  " xin Ngài ban ơn lại cho ông Tường , người đãi tiệc ...


- vợ, con, cháu ngoại ngồi vào bàn tiệc 
 
                                                        -   trưởng nữ Thục Khê
                                                               (hàng đầu bên phải) 
                                                 tặng bánh sinh nhật cho  bố )

                                         
                                                                     


                                           -------------------------------------------------------------------
-                                                               - bài  tu chỉnh đăng lại   :  30/ 01/ 2023
                               -   nhớ  lại  ngày cưới qua 57 năm :  30 / 01 /1966 ) 
                                 ----------------------------------------------------------