Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

bài điểm sách đầu tiên về "nhà văn hậu chiến 1950-1956" của thế phong ( saigon 1959)

 bài điểm sách đầu tiên   " nhà văn hậu chiến "  / thế phong -
báo bách khoa, saigon  1959 .

                 ' nhà văn hậu chiến 1950-1956 ' :
                     "  thế phong   chưa phải  là
                                    nhà phê bình văn học mà tôi [ triều đẩu ] mong đợi "

Lời dẫn:
          Cuối năm 1959, NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950- 1956  ( tập 3 / Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956 )  sách  in rô- nê- ô ra mắt lần đầu tiên ở  Sài Gòn ( có giấy phép xuất bản, được  bầy bán tại các nhà sách lớn ở Saigon) - người đầu tiên,  nhà văn  Triều Đẩu tìm tới địa chỉ 504 Hồng Thập Tự,
 ( Saigon 3)  sau khi  bỏ 200 đồng mua 1 cuốn  Nhà văn hậu chiến cầm theo .  Đọc giả  này,  thân hình mập mạp,   kềnh càng , hớt tóc ngắn, giọng hách dịch tựa an ninh chìm,  đòi gặp mặt tác giả.   Cô Đỗ Thị Chi, em vợ nhà văn Nhật  Tiến ,  trả lời hách dịch không kém : "... ông hỏi tác giả để  làm gì, tác giả đi vắng rồi  ,  mà sách này có số kiểm duyệt đàng hoàng...".  ( khi ấy,  Tủ sách Đại Nam văn hiến mượn địa chỉ nhà xuất bản Huyền Trân /  Nhật Tiến) .  

         Sau đó, trên tạp chí Bách khoa LVI, có bài viết điểm sách của Triều Đẩu.  Đây là bài đầu tiên , khi NHÀ VĂN HẬU CHIẾN  ra mắt,  sách đề cập " Kẽm Trống / Trúc Sỹ   đạo 1 tác phẩm của Nhất Linh + Khái Hưng .   Triều Đẩu ' điều chình 1 điểm ngộ nhận về tác phẩm Kẽm Trống / Trúc Sỹ ' .  Bởi,  Trúc Sỹ, là  bạn văn của Triều Đẩu , mà xưa kia, còn ở  trong nhóm THẾ KỶ  ( Hànội trước 1954 )  gồm : Bùi Xuân Uyên, Xuân  Nhã, Triều Đẩu, Trúc Sỹ, Tạ Tỵ v. v. ... 
 
            Tới thập niên 60, Triều Đẩu  có 2 cuốn in trong Tủ sách Đại Nam văn hiến:  MEN RƯỢU ĐẾ ( truyện dài - in rô -nê-o  không giấy phép ) và  NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN ( hồi ký văn học , có giấy phép, in tại KIM LAI ẤN QUÁN, cơ sở in đẹp, đắt nhất  thời đó .)

         Tôi sẽ cho post   tiếp  NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN / TRIỀU ĐẨU -   sau khi   NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ    chấm dứt,  trên web tản mạn văn chương   thế phong .
  
ĐƯỜNG BÁ BỔN.

                                 ĐIỀU CHỈNH MỘT DIỂM NGỘ NHẬN  VỀ:
                                 TÁC PHẨM" KẼM TRỐNG' CỦA TRÚC SỸ "
                                                     bài  viết : triều đẩu.

 
         ÔNG THẾ PHONG  vừa cho ra mắt  một loạt phê bình văn học.   Riêng về  những nhà văn sau 1945.  Đó là điều ai nấy đều mong đợi, bởi vì sau thời gian đó, chưa có người tiếp tay Vũ Ngọc Phan, chốc đã đằng đẵng 15 năm trời --  đúng 1 thời luân lạc  của cô Kiều.   Ông Thế Phong đã có thiện chí làm công việc tiếp tay Vũ Ngọc Phan, mặc dầu giữa thời đại đáng lẽ tiến bộ về mọi phương diện này, ông đã không được  may mắn có những phương tiện ấn loát và trính bày như Vũ Ngọc Phan.   Lỗi đó nhất định không phả hoàn toàn ở ông rồi.  A ha ! Thời cuộc.

        Công việc làm của ông Thế Phong tuy đáng khen và khuyến khích, song xin thú thực, đã không làm cho tôi thỏa mãn.   Bởi vì riêng tôi, tôi vẫn chủ trương rằng nhà phê bình văn học,  phải như 1 nhà giải phẫu và ngọn bút phê bvình phải như con dao chuyên môn, khiến độc giả hiểu rõ 1 tác giả dưới mọi khía cạnh.   Thí dụ:  Giữa thời mà quốc dân đồng bào ông [ Pháp ] , đã coi Voltaire như một vị á thánh  văn nghệ, Emile Faguet đã hạ bút phê bình thẳng thắn và xác thực, chê Voltaire có óc con buôn và kém hẳn  J.J. Rousseau về cốt cách hồn nhiên và chân thành.   Tâm lý con người vốn ảnh hưởng tới sự nghiệp, những tác phẩm quá duy lý thường khó vượt được thời gian .

         Cũng vì không đi sâu được vào tâm lý các nhà văn, ông Thế Phong đã có những ngộ nhận đáng tiếc.   Thí dụ: ông đã cho  Trúc Sĩ  ' đạo' văn , từ côt truyện đến lời văn của Nhất Linh  và Khái Hưng .   Những câu chuyện ' sao y chính bản ' . hay ' trích lục ' trong văn nghệ, nếu có, đã không thể mang tính cách tội tiểu hình, nếu chúng ta nhận thấy' Người biển lận'  của Molière  chỉ là xào xáo lại tác phẩm' Lọ vàng' của Plaute.  .  Điều cần thiết là việc xào xáo đóc có  nghệ thuật hay vụng về.

         Song ở đây, nhất định là không có ' đạo '  theo những lý do trình bày dưới đây.   Cũng nên  nói trước rằng, riêng Trúc Sĩ đã không có ý định cải chính hay điều chỉnh, bời vì, ông tin ở điểm thiêng liêng của cái gì gọi là ' sự  thật '  -  và cái gì đã là' sự thật ' , thì dù có bị ngộ nhận , sẽ chỉ là chuyện nhất thời  -  và rồi người thức giả sẽ hiểu rõ đâu là sự thực.   Nhưng tôi thấy có bổn phận nói, để ông Thế Phong rõ sự nhầm lẫn của ông, bởi lẽ nhà văn cũng như nhà phê bình đều chúng lý tưởng phụng sự  Chân- Thiện- Mỹ

       a)  Truyện ' Kẽm  Trống' như Trúc Sĩ nêu rõ  , là 1 tiểu thuyết ký sự xây dựng trên những sự
kiện lịch sử của địa phương, nghĩa là được truyền tụng trong nhân dân tập  quán địa phương đó. 

       b)   Vậy thì, rất có thể, sự kiện  đó đã  xảy ra 10 năm về trước cho cốt truyện của Nhất Linh, Khái Hưng -- dưới 1 đầu đề ' Báo thù chồng '.  Cùng 1 xuất xứ , thì tất nhiên  ,  những chi tiết, những tác động có thể trùng nhau.   Ở  2 truyện' Kẽm Trống ' và '  Báo thù chồng ' - tuy vậy cũng chỉ có 1 chỗ giống,  là dùng mưu bắt thủ phạm viết sớ, để lấy bút tích thú tội, đưa ra [ để ] nhà cầm quyền để bắt thủ phạm.   Có vậy thôi, còn nguyên nhân câu truyện, tình tiết và biến chuyển và động tác đều khác hết.   Sao lại có thể cho là cùng 1 bố cục được?  

     c) Ai đã từng quen Trúc Sĩ, đều rõ Trúc Sĩ  đã từng là cán bộ tư pháp, đã đích thân điều tra và xét xử vụ giết người ở  Đoan Vĩ năm 1948 này.   Và công lý đã trừng trị bọn sát nhân.
        Ông  Thế Phong cho rằng Trúc Sĩ đã muốn đánh lạc dư luận về vụ đạo văn này, nên  đã thêm 1 đoạn ở sau truyện, nêu tội ác của lũ người mới tại Đoan Vĩ .   Nhưng chúng ta cần biết :

         d) ' Kẽm  Trống '  là một ký sự , nhưng cũng là  1 tiểu thuyết, vì vậy yếu tố nghệ thuật vẫn là thường tình .   Việc đặt song song 2 tình trạng Đoan Vĩ,  trước và sau 1945,   chỉ là nghệ thuật cấu tạo truyện .  []

   TRIỀU ĐẨU

nguồn:     tạp chí BÁCH KHOA  LVI ,   Saigon 1959, - tr.  61-62.  

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

gặp gỡ nhà làm phim lawrence johnson ( Mỹ) tại saigon ....




                                     buổi gặp gỡ nhà làm phim
           lawrence johnson  ( mỹ) tại  tp. hcm
                                                     bài viết:  đường bá bổn


           Đầu tiên, tôi nhận được 1 điện thư :

                           From :  lawrence  johnson  < larry johnson @....   com. >
                           Date  : September 1, 2012 7:5539 PM PDT
                           To     : thephongthephong@gmail.com
                           Subject   : Interview for film

                            Mr Phong:

        I served in the US Army in  1972 ( as an entertainment specialist)  and came across  of your publications while browsing the book stalls of downtown Saigon.    I am returning    to Ho Chi Minh City to film the experience and to find out how the country has changed   over the last 40 years.    The film is called " Remembrance"  and will include footage in 1972.

      I would very much like to interview you for this film.   You are in good position to compare  the old and new Vietnams.   I will have a translator.    I will be to coming  to HCMC on October 11 th and returning to the US on October 26th this year.
        I hope you  are interested .

       Thank you for your consideration.

                            Larry Johnson
                             www.stuffthefilm.com
                             www. lj-productions.com
   
                             01-503-754- ....

           Cô HOA đưa đến tận nhà, cùng  bài tóm tắt Ghost Money [ Vàng Mã ] / Sơ lược về bộ phim tài liệu của tác giả Lawrence  Johnson ( gồm bản tiếng anh+ việt}, hỏi tôi có đồng ý gặp  ông Johnson ? .   Gật đầu,  và  nhấn mạnh  : "  tôi chỉ trả lời về văn chương  ". Ít ngày sau , tôi cho  post 2 bài lên mạng  mà tôi là trang chủ.

           Ngày 14 tháng 10,  ba vị cùng cô Hoa tới nhà.  Một cameraman mang đồ rất lỉnh kỉnh, đèn ,
 500 w,   một thông dịch viên nói tiếng viết  rất giỏi ( sau này biết, anh  có vợ việt từ 1975, hiện ở bang New Jersey) ,  Lawrence Johnson, và cô Hoa .   Sau một tuần trà,   vợ tôi mời - ông Johnson muốn xem phòng văn của tôi . Giắt ông lên lầu 1, cameraman đi theo,  khảo sát - họ đồng ý quay tại phòng văn .

            Trước đây,  có 2 nữ phóng viên đã lên phòng văn  chụp ảnh, phỏng vấn- đầu tiên là  cô Thanh Hải, báo Pháp luật tp HCM ( 2006), rồi  cô Nguyễn Thị  Bích Nga   chụp ảnh  đưa lên mạng cá nhân   ,
 sau  < Google.com. search / nhà văn thế phong> phóng lên mạng toàn cầu.  Và  lần này,  nhà làm phim Lawrence Johnson - ông  đạo diễn tôi phải ngồi ở tư thế nào, nhìn thẳng ống kính , đối diện người phỏng vấn, tai chỉ để nghe thông dịch viên mà không nhìn mặt anh ta  .

           Quạt máy chạy vù vù, vẫn nóng, tôi mở máy lạnh, ông cameraman  ra lệnh tắt máy lạnh, khi đèn
500 w bật lên, một câu tiếng anh phỏng vấn từ nhà làm phim Johnson. một lời thông dịch tiếp  theo.  Nhà làm phim Johnson  chỉ đặt câu hỏi về cuộc đời viết văn của tôi , in sách mimeographed ra sao, bởi  nhà làm phim này đã mua sách  tác giả TP, qua bản dịch anh ngữ , như;
                          -   South Viêtnam, the bay in the arms of the American nurse  ( poetry)
                          -    I was an American milittiaman ( reportage)   v. v....

          và nhà làm phim có mang theo cuốn thơ  South Vietnam, the baby... lần sau gặp sẽ đem tới xin chữ ký,  cuốn thơ mà ông mua ở Saigon từ 1972 ở hiệu sách Albert Portail  (Xuân Thu ) còn nhớ hiệu sách nằm  trên đường  Tự Do.
          
           Ba tiếng đồng hồ  phỏng vấn  trôi qua.  Quay sang bạn thông dịch viên , tôi  nói đùa:
           -Ông nói tiêng việt giỏi, học thầy người miền bắc hay nam?  Có 1 người Mỹ mà tôi biết  danh tính, đó  là ông Don Luce có tên việt Đoàn  Lân, viết báo tiếng việt, dịch thơ, văn tiếng việt rất giỏi -  thuộc lầu năm dấu : sắc, huyền, hỏi, ngã,  nặng.

          Trong We promise one another  * , tôi chưa tìm thấy ông ta sai một dấu hỏi , dấu ngã- mà người Việt chính cống, gốc miền Nam  còn hay lẫn lộn.   Lấy thí dụ , cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan
( 1930-2007 ) , tác giả bài viết HÀNỘI TÔI THẾ ĐÓ  - nếu đổi ,  hoặc thêm dấu trên chữ Ô  sẽ khác ngay, nếu là dấu nặng ,  thì HÀ NỘI TỘI  THẾ ĐÓ , thêm dấu sắc,  thì TỐI thế đó  v.v. ...  Vậy thầy dạy tiếng việt cho ông là chính phu nhân-nghe ông nói tiếng việt- tôi phục tài phu nhân  không chỉ có kiến thứckiến thức  rộng là  khác !

           Rồi cô Hoa gọi điện thoại báo, ông Johnson muốn được chụp thêm một số ảnh nữa - cuộc hẹn vào khoảng  15 giờ chiều ngày 19/ 10.  Lần này vẫn có cameraman mang  đồ quay, chụp theo, một người Mỹ dáng nhỏ thó như người việt- gặp Mr. John, tôi nói  :  " ông giống hệt nghệ sĩ  nhỏ thó Fred Astaire nước Mỹ xưa kia"! Ông John phụ trách  nhạc  đồ họa , phim của ông Johnson.  Vị làm thông dịch  lần trước đã  không cần có mặt ở lần 2 nữa .   Các vị lên lầu 3 chụp một phòng văn  thứ 2  của tôi - trước kia- tôi lên đây ngủ,  để tránh  ồn ào và làm phiền giấc ngủ  người nhà.  

          Nhìn thấy cuốn Kinh thánh mở đặt  trên  bàn,  rồi cuốn NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956
 (  tập 3 trong LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM 1900-1956 ) nằm trên đống bản thảo - tôi trả lời ông Johnson, đây là  bản đầu tiên  in mimeographed vào 1959 của nhà xuất bản Đại Nam văn hiến.  .   Nhà làm phim Johnson ngoắc vị cameraman lại ,chụp lia lịa., tôi nhìn thấy vị ấy xoay  ống kính lia rất nhiều lần, hướng về cuốn   Thánh kinhNhà văn hậu chiến . 

         Tiện thể, tôi mời quí vị lên  sân thượng, thăm vườn cây, nơi  tôi nuôi 2 lồng chim sót lại ( một cu gáy và một cặp yến phụng mầu sắc rất đẹp, hệt như  vẹt nhỏ). Rồi cây lược vàng , vợ tôi trồng rất nhiều, cây thuốc chữa bá bệnh và  cu gáy  thấy người  đông, lạ mặt, nhảy  lung tung trong lồng.

         Tiễn quí vị ra về , tôi nhắc cô Hoa, nếu tiện ,  cô COPY   1 cuốn  South Vietnam, the baby ..., xin hoàn  lại ấn phí- và  ngay  bản thân tác giả cũng không còn cuốn này.

         Trưa thứ năm 25/10,  di động reo.  Mở máy  2 số sau cùng ....99, đó là cô Hoa  báo tin :
       "  18 giờ 30 thứ năm , các ông  ấy lại chào để về Mỹ , tiện thể ông  Lawrence Johnson  sẽ đem SOUTH VIETNAM THE BAY IN THE ARMS OF THE AMERICAN NURSE  tặng tôi 1 bản photo và xin chữ ký  luôn thể. "

          Lần này,  ngoài nhà làm phim  ra,  ông John người Mỹ nhỏ thó,  ông bạn Mỹ cameraman, cô Hoa  tới.   Nhìn thấy cuốn thơ hơn 40 năm,  giấu xúc động, tôi mở ra , ký trên bản của ông Johnson " for Lawrence Johnson ( with a signature only / Saigon, Oct 25, 2012".  Ông Johnson ngạc nhiên, tôi giải thích, tập thơ này do ông bỏ tiền mua,"  vậy thì tôi  chỉ có thể  tặng chữ  ký  mà thôi ".  Ông ta gật đầu, hiểu  lý lẽ "tại sao lại chỉ tặng chữ ký "  . Tôi vẫn thường làm vậy, chẳng  hạn một số bạn văn nghệ, hoặc đọc giả  tới chơi,  đem sách tới , xin chữ ký tác giả -   như  1 anh bạn trẻ Vũ Hà Tuệ trong nhóm Câu lạc bộ  người yêu sách ,  đưa vài cuốn sách xuất bản  trước 1975, hoặc  cuốn xuất bản năm 1999,   Hà Nội 40 năm xa, tôi  ghi:                             
                                                 " tặng anh Vũ Hà Tuệ 1 chữ ký " **  

       Tôi nói:
             - Bữa nay xin phép quí vị cho tôi  chụp vài tấm ảnh.
               Lấy  chiếc IPAD 3 trao cô Hoa:
             - Xin cô quay giúp tôi ít  .
             Vợ tôi tiếp lời:
              - Quà con trai tôi ở Houston tặng bố nó.
              Cô Hoa cầm máy lia xung quanh nhà,  cả trong bếp, nơi  vợ tôi có mặt, và sau đó ông bạn John cầm máy quay hướng phía cô Hoa .
              Quay xong, tôi bấm nút Gửi  : " bố gửi những tấm ảnh đầu tiên,  quay từ IPAD 3 đấy!".
             
             Chúng tôi xiết tay nhau chặt hơn, chúc mừng  lời tốt đẹp - lần này chỉ 30 phút- sau đó, vợ tôi đi  nhà thờ -  còn  tôi  ngồi trước máy computer , gõ < google. com. search / lawrence johnson >

                                     ABOUT FILMAKER LAWRENCE JOHNSON

          Lawrence Johnson has been  making film since his childhood, and has developed a national reputation for his historical and cultural documentary and films for museums across the country.   Many of his film  have been  seen on Public Broadcasting stations across the country . Many of his film have been seen on Public Broadcasting Stations across the country.  He has created films for museums  such as the Smithsonian Institution, the Washington State History Museum and the National Cowgirl Museum and Hall of Fame.   Johnson has taught cinematography Northwest Film Center and has  completed several residencies through its Filmaker -In-Schools program.  Stuff will be his first personal documentary .

                                     LAWRENCE JOHNSON SELECTED FILM
                                          AND BROADCAST VIDEO

                             -   R.V.N  - 1973
                             -  The Ghostwriter   - 1985
                                            (... )
                             -  Celebration   !  The Plain Indian Museum Pow wow - 2006
                                                     etc...

                                         AWARD & FESTIVAL

                             - 2006-  Honorable Mention, Experimental,
                                           Kansas City Jubilee Film Festival
                             - 2004- Best live Action Short - River Run -
                                           International Film Festival
                             - 2003 - Telly Bronze Award
                             - 1998 - American Association of State and Local
                                           History Certificate of Commendation .
                                                         etc...

                      theo  < google. com. search / Lawrence Johnson / About Filmaker Lawrence Johnson  > .

           ----
               *     WE PROMISE ONE ANOTHER- poems from an Asian war -
                      by Don Luce, John C. Schafer & Jacquelyn Chagnon  selected, introduced ...
                      ( Published by The Indochina Mobile Education Project,  Washington , D,C. 1971) 
                **   < google. com. search / nhà văn thế phong / Images >

                 Đ.B.B.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

 nữ nhà báo thanh hải  phỏng vấn thế phong /
 báo pháp luật  tp. hcm   số 109 / tháng 4 / 2006.

                                
                              n h à  v ă n  t h ế  p h o n g
                                                                   &
                                    và mối tình  nếu anh có em là vợ
                                                  phỏng vấn của  thanh hải
                                      * THANH HẢI GHI THEO LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN TP (*)

             
        Mười ba tuổi  khi đang học phổ thông , tôi đã cảm một cô bé học cùng lớp .   Cô bé có đôi má ửng hồng rất xinh.   Tôi viết vào vở cô bé ấy 1 câu  tiếng Pháp : "  Je t' aime "( Anh yêu em).   Cô bé đem quyển vở nộp cho cha tôi là hiệu trưởng của trường.   Ông bắt tôi xin lỗi bạn rồi về nhà cho tôi 1 trận  no đòn. 
        Mười tám tuổi, tôi lại si 1 cô là vợ một anh dân tộc Thái là thượng sĩ của Pháp.   Anh ta tức tối, báo với quan đồn Pháp tôi là Việt Minh.    Cha tôi lo lắng, bắt tôi nghỉ học, đem sang gửi ở nhà ông giáo Bảo ( sau này là bố vợ tôi ) , nhờ thầy lo giấy tờ cho tôi về Hảnội lánh nạn.

Mối tình dang dở

       Về Hànội  học dưới sự  quản lý khắt khe của bà cô ,nhưng tính tôi ngang tàng, ưa phong luu , nào chịu ngồi  một chỗ.   Bà cô mắng nhiều, vì tự ái, tôi bỏ đi lang thang, rồi bắt đầu viết báo.
        Năm 1954, tôi vào Sài Gòn , bắt đầu cuộc đời viết báo, làm văn và gặp Cao Mỵ Nhân, người phụ nữ để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời tôi.   Từ chuyện làm thơ, viết báo, chúng tôi nhanh chóng sánh đôi ngay từ ngày mới quen .   Trái tim lãng đãng và nghệ sĩ   trong tôi như đã tìm thấy " nửa kia" cho mình.
        Mỵ  là  con cả trong gia đình khá  giả.   Mấy chị em gái đều tên Nhân : Mỹ Nhân, Mỵ Nhân, Văn nhân, Thi Nhân ... Cô sống  rất có tâm hồn.   Khi tôi dự định hỏi xin cưới Mỵ, cha cô phản đối mối tình với anh chàng nhà văn nghèo, túi không tiền,  không nhà cửa như tôi.  Tôi vừa giận ông, vừa  buồn cho
mối tình éo le của mình.

Sự nhẹ nhàng của                                                                                                                                              
người phụ nữ có sức mạnh ghê gớm thật !            NĂM 1994 , NHÀ VĂN THẾ PHONG           
Nó thức tỉnh con ngựa bất kham trong tôi            TỪNG GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
                                                                                   VỚI CUỐN  TTKH - NÀNG LÀ AI?
Một buổi tối , tôi đến nhà  Mỵ ,dõng dạc:  " Thưa        GIẢI ĐÁP MỘT NGHI ÁN VĂN
bác, tôi xin trả bác cô gái còn nguyên xi ạ".             CHƯƠNG VỀ MỐI TÌNH THƠ LÃNG
Sau đó, chúng tôi chia tay để cô ấy lấy chồng                MẠN CHƯA CÓ LỜI GIẢI
theo ý cha mình. Tập thơ đầu tay                                  QUA HƠN NỬA THẾ KỶ.  ÔNG TÊN
 Nếu anh có em là vợ ( năm 1959)  ra đời,                THẬT LÀ ĐỖ MẠNH TƯỜNG
khi lòng tôi đang tan nát về mối tình ấy.   Sau                SINH NĂM 1932 TẠI YÊN BÁI
đó ,còn nhiều tập thơ tôi viết về Mỵ và mối tình             NHIỀU TRUYỆN, THƠ, BÚT KÝ. DỊCH
dang dở của tôi.                                                           TRUYỆN, KHẢO LUẬN CỦA ÔNG
                                                                                                              ĐàĐƯỢC XUẤT BẢN.  TUY Đà NGOÀI
 Gặp lại cố nhân                                                      70 TUỔI, ÔNG VẪN SAY SƯA SÁNG TÁC
                                                                                  NHƯ NIỀM VUI LỚN  CHO CUỘC ĐỜI MÌNH
          Tháng 11 - 1965, tôi gặp Khê ở Đà Lạt. Tôi mê
ngay vẻ đẹp dịu dàng của con gái Tây Bắc. Một  tháng sau, tôi lên thăm nàng, rủ nàng   ra đồi  Sân Cù chụp hình và chụp luôn ba cuộn phim được hơn 200 kiểu.
          Về Sài Gòn ,  tôi gửi thư và thiệp cưới có hình tôi với Khê cho bố vợ tương lai, ghi rõ: " Cháu đã gửi
thiệp cho bạn bè rồi, chỉ chờ ý kiến hai bác và Khê. " Cha Khê  giật mình, định viết thư báo, bảo tôi thư thả; nhưng cũng không thể khác được.   Hôm sau, các báo đã đăng tin tôi sắp làm đám cưới  với Khê . Bạn bè bảo tôi" bắt cóc vợ"  là vì thế - từ khi gặp đến ngày cưới chỉ hơn 2 tháng, vỏn vẹn 2 lần gặp.
          Mỵ lấy chồng trước tôi, đã có 4 con, nhưng không hạnh phúc.   Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau.  Cô ấy vẫn làm thơ tặng tôi, vì thế mà chồng [ của] Mỵ buồn, rồi tìm vui nơi" khung cửa khác" . Năm 1968 , chúng tôi gặp lại ở Đà Nẵng, Mỵ tặng tôi 1 cuốn thơ viết cho tôi.   Tôi đã có 4 con, trái, gái đủ cả; nhưng cũng nổi hứng làm thơ tặng lại nàng.
          Sau chuyến công tác  ấy, tôi lặng im, không hé nửa lời với vợ về chuyện Mỵ, sợ nàng nổi nóng với chuyện tình cũ không rủ cũng tới của tôi.   Còn Mỵ, sau mấy năm sống với chồng không hạnh phúc , họ chia tay.    Có lẽ cũng 1 phần tại tôi, My có chồng, nhưng vẫn viết thơ tình cho tôi, giống như nàng TTKH.
          Tôi ngạc nhiên , khi thấy vợ [ tôi] chẳng hề     
ghen tức, còn đùa tôi:" Em sẽ tiếp sức cho anh đi !".        ĐẦU NHỮNG NĂM 1960. MỴ SANG
Lúc ấy, tôi  chưa hiểu ý vợ, nên vẫn thường xuyên             MỸ SỐNG. CHÚNG TÔI KHÔNG
gặp Mỵ.     Năm 1979. Mỵ  bàn với tôi sang Mỹ              CÒN  NHIỀU DỊP GẶP NHƯ XƯA NHƯNG,
sống cho mối tình đi đường vòng cùa 2  đứa.  Tôi mụ        VẪN CÓ THƠ TẶNG NHAU                   
 mị cả người ,giữa 1 bên là cuộc sống khó khăn, vợ           VÀ MỐI TÌNH DANG DỞ ẤY.
với 5 đứa con nhỏ; 1 bên là" tình yêuvới nàng  thơ,          VỢ TÔI VẪN VUI VẺ, LÀM NHƯ
với" nửa tâm hồn" .                                                                              CHẲNG YÊU CHỒNG NÊN KHÔNG GHEN...
 Tôi băn khoăn đâu là  lẽ sống !                                                                                                                  ...                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   
                                                                      KỶ   NIỆM ĐẸP VÀ ĐÁNG NHỚ NHẤT TRONG
                                                                      CUỘC ĐỜI TÔI.    MỴ  KHÔNG CÒN Ở VIÊT
                                                                       NAM, NHƯNG MỘT VÀI NĂM, CÔ ẤY VẪN
                                                                      VỀ THĂM  CHÚNG TÔI- NHƯ  MỘT NGƯỜI
                                                                     BẠN HAY MỘT NGƯỜI YÊU, TÙY THEO CÔ ẤY !'

 Người vợ tuyệt  vời  
                                                                                                                                                                                                             Một sáng tinh mơ  , tôi thức dậy, lặng lẽ  xếp đồ, đi theo tiếng gôi của trái tim.   Vợ tôi tưởng chồng dậy đi làm, nhét vội vào túi 500 đồng đổ xăng.  Nhưng ông Trời công bằng thật., ít nhất là đối với vợ tôi.   Cuộc ra đi không thành, tôi thất thểu như mất sổ gạo, trở về nhà lặng thinh.
           Thấy chồng về muộn, vợ tôi sốt  sắng:" Anh đi đâu mà chẳng nói, giờ mới về, em lo quá" . Tôi sinh ra  cáu giận vô cớ, còn" hạ cẳng tay" với nàng.   Vợ tôi chắc cũng lờ mờ  nhận ra nỗi lòng của chồng, nhưng vẫn dịu dàng.
           Một đêm, cô ấy thủ thỉ :  "Nếu anh không muốn ở với em thì cứ đi, để năm đứa con cho em, em không trách anh đâu ".  Tự nhiên  tôi mủi lòng, thấy mình không phải với nàng, thương vợ con quá.   Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ có sức mạnh ghê gớm thật !   Nó thức tỉnh con ngựa bất kham trong tôi.   Tôi ôm lấy vợ và kể hết mọi chuyện về chuyến đi không thành cho cô ấy nghe như một đứa trẻ.   Vợ tôi  bảo : "   Đưa em xem thơ cô ấy tặng anh có hay không ?"  Tôi ngoan ngoãn đưa, xem xong, nàng vẫn dịu dàng, không ghen, không giận.
             Sau này, tôi còn có vài kỷ niệm riêng khi vắng vợ, nhưng tôi không bao giờ giấu được vợ điều gì .  Tôi viết cuốn Hồi ký ngoài văn chương **  đề: " Tặng riêng  Khê  , người vợ tuyệt vời của tôi ".  Cô ấy bảo : "  Đối xử với vợ như vậy mà chỉ một câu người vợ tuyệt vời là xong  đấy ! "  
                  Tóc tôi đã điểm bạc, cháu nội ngoại đều có cả, nghĩ lại cuộc đời mình có nhiều kỷ niệm để nhớ, trong đó có mối tình Nếu anh có em là vợ dành cho Mỵ  và có cả sự dịu dàng của người vợ luôn là sợi dây vô hình kéo tôi lại cuộc sống bình yên gia đình  []

   thanh hải . 

-----
*      Các tựa  nhỏ của tòa soạn . ( Chú thích :  Ban biên tập Pháp Luật )
**   Nxb Đồng Văn xuất bản  & Nhà phát hành  Văn Nghệ -  California / USA 1994 . ( TP chú thích  )

                                                                                                                                                                                                           
                                                                                                        
                                                    
                                                                  




Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

bùi huy phác " thơ cất cánh trong bươn chải sinh tồn.."

chu kỳ mới / thơ bùi huy phác-
bạt: nguyễn khôi,  nxb văn học' hànội 2012

                                          b ù i   h u y    p h á c : *  
                               " thơ cất cánh trong bươn chải sinh tồn"
                                                            nguyễn khôi viết bạt

  -------
  tựa bài BẠT  của Nguyễn Khôi:
   " BÙI HUY PHÁC - THI NHÂN CÁT BỤI MỘT HẠT.
-----------------

       (...)   BÙI THI NHÂN * , cuộc đời đã qua 74 năm, lắm phen tưởng như đã tận cùng đáy vực - nhưng bản chât thi nhân  là lạc quan , hoang tưởng,   dám xông vào ; " cuộc chơi tàn phá  / không chấp nhận giữ gìn  :  " 
                                  
                                       ...   rượu  mắng ta  lưu manh
                                             rượu  mắng ta bần tiện
                                      ...    không cùng chìm huyễn tưởng
                                            cùng thiêu hủy thân này .

             Thật đúng vậy,   ở  BÙI HUY PHÁC , thơ , đúng là  một cuộc lịch nghiệm.   THƠ CẤT CÁNH TRONG BƯƠN CHẢI SINH TỒN   đến những chân trời viễn  mộng, để bật lên tiếng nói tâm hồn; tiếng nói thời đại mà anh cùng cả một thế hệ bạn anh đang nghiệm.
             Chao ôi, cõi Thơ  có đến và có đi , để lại một vết thời gian ( một lịch nghiệm)  của thi nhân - một hạt bụi có hồn.  
              BÙI HUY PHÁC,  đó là cánh chim Việt ngoài ven trời, như " cánh sóng cứ dạt dào nhường ấy / tóc ai bay ... đến tóc cũng lên lời ".
              Thơ là vậy ! 

                                                                                             GÓC THÀNH NAM, HÀNỘI, 16 -12 - 2011
                                                                                                    NGUYỄN KHÔI
------
**  chữ VIẾT HOA (  BT ). 
----------


                                         1. chu kỳ mới

Chặng đường nợ áo cơm
 Được mấy ai tự chủ
 Một hội sáu mươi năm
Ràng buộc ngần ấy  thứ .

Kết thúc một chu kỳ 
Tạm khép đời công nợ
Muốn nghiệm lẽ huyền vi
Gọi chu kỳ mới mở .

Chu kỳ mới ngày đầu
Thân thoạt nghe hụt hẫng
Trời vẫn biếc một màu
Đường bỗng quang, dài rộng .

Gần gũi tuổi thần đồng
Thuở một hai chập chững
 Đã thấu  thị sâu nông
 Trần tục và thi hứng .

Tay nâng trái tự do
Ấp ủ hương đích thực
Vòm không gian bao la
Khung thời gian câu thúc .
10 - 5- 2007.

                                                                    2.  không đề

                                                           Không nghe mắc tội chủ quan
                                                           Nghe người, ta nhận chủ quan của người
                                                           Gian truấn lắm , khách quan ơi !
                                                           Con đường chân lý giữa đời mon men .
                                                                                 16- 12- 2001


                              3. bốn mươi năm sông con
                                        CHO CON GÁI  KIẾN GIANG

                                     Từ lòng Mẹ  miền Trung
                                     Bìa rừng, bom khốc liệt
                                    Ra đời một dòng sông
                                    Ắng một giây trời biếc.

                                                      Dòng trong vắt Kiến Giang
                                                     Nép đôi bờ gian khó
                                                     Len lỏi giữa đại ngàn
                                                    Thấy đâu đường ra bể.

                                    Cha một thời ngác ngơ
                                    Ảo ảnh nào cung cúc
                                    Bốn mươi năm bây giờ
                                    Dành cho con mấy lúc.

                                                   Duyên mệnh mang tên sông
                                                   Đành tự mình mở lối
                                                  Ai cùng ngược xuôi dòng
                                                  Có khi nào chợt hỏi?

                                    Đã sông thì có khúc
                                   Con qua mấy thác ghềnh
                                   Cha tin người có lúc
                                   Ai phải mãi chênh vênh .

                                                 Bốn mươi năm sông tôi
                                                 Lở bồi con mấy đoạn
                                                 Cha chỉ biết mong thôi
                                                 Bờ bớt đau chịu sóng .
                                                                 12- 3- 2006


                              4. khoảng cách mặt bằng

Giá cả với mặt bằng cao chất ngất
Quen cân đong , nhẩm" đắt rẻ" so bì
Đem phép lạ ghép mặt bằng trái đất
Thấy ngay đây khỏng cách Á-Âu-Phi.
         Paris, 25 - 5- 2011


                                                         5. thức đêm

                                                 Người no ấm thương ta vất vả
                                                 Bảy mươi còn tong tả ngược xuôi
                                                 Lục địa Đen lọ mọ cuối chân trời
                                                Còn học tiếng, luyện ngữ văn, chánh tả .

                                                             Người mực thước dè bỉu ta lẩm cẩm
                                                             Nhớ nhớ quên quên toàn thứ ngược đời
                                                             Ngăn  nắp thế, lại quên ô đậm nhạt
                                                             Áo quần bò, giầy tây Ý  diện chơi .

                                              Người lịch duyêt cười ta khờ dại
                                              Bỏ cửa nhà mơ cánh  én trời mây
                                              Ngách chợ trời Tây đứng phân phải trái
                                              Nhật thực vội kêu đêm giữa ban ngày .

                                                             Người  mãn nguyện thẩm mỉa ta ham hố
                                                             Sáng chẳng ăn ai, chiều bõ bèn gì
                                                             Còn bấu víu mấy mảnh gương vạn cổ
                                                             Gặp xứ mù, nhất chột giỏi giang chi .

                                             Đồng ngũ trẻ ép ngầm ngang phân họ
                                             Bình đẳng mà ! đôi lúc gượng theo
                                             Đôi gối chớm loãng xương thấy khổ
                                             Cắn răng lưng đĩa đệm lệch hiểm nghèo .

                                                             Chẳng trách đời dùng ta đứng chợ
                                                             Còng lưng xổm vặn vung xoong 
                                                              Bởi thấy biển xa, sương gió
                                                             Khát chân trời đành mượn cánh ruổi rong .
             ...
                                              Vợ ca cẩm số chồng tôi  lận đận
                                             Chị cả rên ai bắt tội cậu nào
                                             Con sót bố đã tha hương bao bận
                                             Nay vẫn còn Xích đạo nắng tiêu hao

                                              Phút mềm lòng chạnh thương con đường thiện
                                              Xưa theo người đốt lửa gọi ta đi
                                              Cuộc nếm trải dĩ cùng vi vạn biến
                                             Ngẩn ngơ người nghiện ngập kiếp phiêu du .

                                                                                                        RUE DE LA FRONTÌERE
                                                                                                        (PNR - RC)  . 9- 9-2008. 

thơ BÙI HUY PHÁC .

--------------
nguồn:

Nxb Văn học , Hànội 2012. 
Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGUYỄN BICH HẢO
Chịu trách nhiệm bản thảo:
NGUYỄN ANH VŨ
Biện tập: THẠCH TOÀN
Bìa, minh họa:  họa sĩ  HÀ HUY HIỆP
Trình bày, đánh máy, sửa bản in:  EMIN.
 In 1000 cuốn, khổ 13x 20cm , sách dày 108 trang.  
Giấy phép số 214-2012/CXB/23-07 -/ VH.

------ 

VÀI HÀNG TIỂU SỬ:
Bùi Huy Phác : bút danh VIỄN XỨ, BÙI VŨ, EMINB.
Tuổi: Mậu Dần. Quê làng Tràng, Gia Lộc, Hải Dương.
Kỹ sư nông nghiệp.  Hiện sống và viết tại Hànội .
----------------