Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

giới thiệu sách mới nhận : SÀI GÒN KHÂU LẠI MẢNH THỜI GIAN / LÊ VĂN NGHĨA -- nxb Trẻ, xuất bản: Quý 1/ 2019



SÀI GÒN KHÂU LẠI MẢNH THỜI GIAN
                                  tạp bút: LÊ VĂN NGHĨA




Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại quận 6 ( Chợ Lớn.  Học sinh Trường Tiểu học Bình Tây và Trung học Trương Vĩnh Ký . Làm việc tại báo Tuổi Trẻ tp. HCM từ năm 1975 đến năm 2014.  
( jaquette bìa 1) .



- Tạp bút dày 376 trang, khổ 13 x 20 cm , giá 100.000 VNđ -- sách in đẹp,  trang nhã  -- với Lời giới thiệu của Huỳnh Như Phương  :

" ...   Lê Văn Nghĩa đặc biệt vì ông là người Sài Gòn mà tỏ ra hờn tủi, bất bình với xã hội từ rất sớm, thời học sinh đã phải đi tù Chí Hoà và Côn Đảo  vì tinh thần phản kháng đó.  Có thể nói, tuổi trẻ Lê Văn Nghĩa đã nhìn Sài Gòn bằng cái nhìn khác với nhiều người cùng hoàn cảnh, mc dù lúc đó ông chưa có điều kiện để thể hiện rõ điều này trên trang viết.  ...  ( trang 6).

" ... Những tác phẩm gần đây của Lệ Văn Nghĩa - cả truyện ngắn, truyện dài và tản văn, tạp bút  - được thành hình từ một sự hồi phúc của ký ức, ký ức cá nhân hoà trong ký ức cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả xem cuốn sách này như kết quả của việc khâu vá lại những mảnh thời gian, qua đó mà khâu vá lại chính tâm hồn mình.  Những mảnh ghép hồi cổ chân thành mà không uỷ mị đó thoạt nhìn có thể rời rạc, phân tán, nhưng liên kết lại sẽ cho ta một bức tranh về Sài Gon ngày cũ, Sài Gòn của thời niên thiếu Lê Văn Nghĩa ...  (trang 7). 




Sài Gòn những con đường đi qua ký ức


. . .

Lê Văn Nghĩ




dưới mắt của một du khách miền Nam ra thăm Hà Nội năm 1952, Lưu Quân có nhận xét : " Hà Nội cũng nhiều phố phường như Sài Gòn- Chơ Lớn . Nhưng điều đáng chú tâm:  đường phố Hà Nội hầu hết đều mang tiếng Việt.    Dạo khắp phố phường Hà Nội, người công  dân Việt Nam hãnh diện đọc đủ tên  những văn nhân, những anh hùng của xứ sở, những tính chất riêng biệt của từng ngành kỹ nghệ, thương mãi của nước nhà. Trái lại, Sài Gòn thủ đô nước Việt Nam hiện tại, chỉ mang toàn là tên ngoại quốc, phần lớn là "quý danh" những quan Pháp thuộc địa đã có công với nước Pháp trong cuộc chiếm đất Việt Nam từ thế kỷ 19. Kể ra cũng nên bắt chước cái chốn kinh kỳ Bắc Việt, đổi tên đường phố  cho đất Sài Gòn.  Cái việc ấy tưởng cũng giản dị, mà mang một ý nghĩa sâu xa, biểu lộ một ý thức độc lập bên cạnh rất chính đáng ." ( Đới Mới  6/8/ 1953) . 



Thật vậy, đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn vào khoảng thời gian bài báo ra đời đa số mang những tên Tây mà dân Việt Nam muốn quéo lưỡi như Boulevard Kitcheneer ( Nguyễn Thái Học), Boulevard Norodom (Thống Nhất, Lê Duẩn) , Boulevard Chasseloup Laubat ( Hồng Thập Tự, Nguyễn thị Minh Khai) ...  . Đến năm 1955, muốn biểu lộ một ý thức độc lập, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Toà Đô Chánh Sài Gòn thay thế toàn bộ tên đường Pháp qua Việt.  Toà Đô Chánh lại giao cho Ty Kỹ thuật - phòng hoạ đồ đảm nhiệm công việc này.

Sau 3 tháng nghiên cứu, trưởng phòng đồ hoạ của ty Kỹ thuật, nhà văn Thuần Phong-Ngô văn Phát đã đệ trình lên Hội đồng đô thành toàn bộ danh sách tên đường chuyển đổi và Hội đồng đô thành không thấy có lý do gì để sửa đổi bản đệ trình của người uyên bác về lịch sử này.  Theo ông Nguyễn văn Luân - một đồng sự của nhà văn trong ty Kỹ thuật đã nhận định: " Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một, lại phù hợp với địa thế; và, các dinh thự đã có sẵn từ trước.  Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này ."

Theo những người nhận định cách đặt tên đường của ông [Ngô Văn] Phát là dựa theo từng cụm danhg nhân lịch sử , như: đường Trần Hưng Đạo ( Galliéni) gần đường Phạm Ngũ Lão ( Colonel Grimaud), đường Nguyễn Thái Học gần đường Cô Giang ( Douaumont), Cô Bắc ( Dumorier), Phan Đình Phùng ( Richaud)  - Nguyễn Đình Chiểu cắt ngang Cao Thắng ( Audouit) , Hai Bà Trưng
( Paul Blanchy)  có Thi Sách (Cornulier) dựa kề, Võ Tánh ( Frère Louis - Nguyễn Trãi) thì phải kế Ngô Tùng Châu ( Phan Thanh Giản - tên đường này được đặt thời Pháp) rồi chạy lên là Gia Long
( thời Pháp vẫn là Gia Long), dọc sông Sài gòn chạy tuốt vào Chợ Lớn là Bến Bạch Đằng( Quai Le Myre de Viliers- Võ Văn kiệt), Hàm Tử  (Quai le Marn - Võ Văn kiệt).  Trong Chợ Lớn có đường Khổng Tử nằm cạnh Trang Tử ( Quai de Foukien- Võ Văn Kiệt) ...  . Nhưng sau này, có nhiều con đường được dân cư Sài Gòn nhớ đến vì tính chất công việc hay do điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí  ...  .




Những con đường báo chí



Một sự ngẫu nhiên khi con đường Phạm Ngũ Lão có nhiều nhà in như nhà in Nguyễn Đình Vượng, nhà in Thư Lâm Ấn Quán. Và khi có nhà in là có toà báo, vì các toà báo thương mướn nhà in làm luôn toà soạn.  Tôi nhớ thời gian này tạp chí Tuổi Ngọc  đặt ờ nhà in Nguyễn Đình Vượng, cũng là toà soạn nguyệt san  Văn, số nhà 38 .    Đi lên một chút là dãy tường nhà Hoả Xa  Sài Gòn và đối diện bên đường là dãy 5 , 7 nhà in , toà soạn nhật báo, tuần báo.  Ở đoạn đường này những năm 1970 có tào soạn tạp chí Phổ Thông của ông Nguyễn Vỹ, toà soạn  nhà in tuần báo Điện Ảnh của ông Mai Châu, toà soạn nhà in tuần báo Kịch Ảnh, nhật báo Tiếng Vang của ông Quốc Phong, toà soạn - nha in Thế Giới của ông Nguyễn văn Hợi , v.v. ...  . Toà soạn - nhà in nhật báo Sài Gòn Mới ở số nhà 39 cuối đường Phạm Ngũ Lão. Quẹo lên phái trái là đường Võ Tánh ( Nguyễn Trãi) nơi tập trung một số toà soạn báo Độc Lập, báo Sóng Thần, ngược lên hướng Lê Lai (Colonel Budonnet) là toà soạn Điện Tín, Tin Sáng  ... . Vì vậy, cứ  mỗi buổi sáng, rong những quán cà phê, phở chung quanh xóm Sáu Lèo, Đề Thám (Dixmude)- khu vực ngã tư quốc tế, đầy bóng dáng ký giả nhà văn đến đấu hót hay săn tin từ bạn đồng nghiệp rồi sau đó tản mát viết bài cho số báo ra buổi chiều.   Rồi từng chiều đến là bóng dáng của nhà phân phối báo lẻ - đứa trẻ bán báo túm tụm chung quanh những đầu nậu, tay ôm từng chồng báo để bắt đầu điệp khúc  rao nơi của miệng; " Báo mới đê [đây] .. báo mới ra ... vừa thổi... vừa coi đê ..."

 (...) 

Những con đường phở


Những người miền Bắc xa quê hương từ những năm xưa vào Sài Gòn lập nghiệp hay bước chân xuống " tàu há mồm"  vào Nam năm 1954, không thể nào quên được món  "quà quê - căn bản " -- theo cách gọi của nhà văn Vũ Bằng.

Tác giả Hoà Đỗ trên báo Chính Luận ( 18/ 10/ 1972) đã viết : "Ngày di cư vào Nam, từ  "táu há mồm"  đặt chân lên Sài Gòn, tôi đã thành tâm đi tìm ăn phở. Ngày đó tôi có đến phở đường Turc
  ( Võ Tánh- Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận) nhưng hương vị không lưu giữ cầm chân được tôi.  Sau đó ít lâu tôi mới tìm được tri kỷ.  Đó là tiệm phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ ( Hui Bon Hoa) ". Ngoài quán Tàu Bay còn phở Tàu Thuỷ ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quán Minh ở đường hẻm Casino- Pasteur: " Nổi tiếng gần xa khắp thị thành/ Trần Minh phở Bắc đã lừng danh/ Chủ đề: tái, chín, gầu, gân sách/ Gia vị: hành tiêu, ớt, mắm chanh  ..." .

Quán Phở 79  ở đường Võ Tánh- Nguyễn Trãi , quận 1 được nhiều nhà báo chiếu cố vì gần khu Phạm Ngũ Lão.  Chủ quán này là một phụ nữ còn trẻ goá chồng. Nhiều thực khách đến ăn phở chỉ với mục đích là " cua" bà chủ tiệm. Nhưng bà cũng chẳng phải dạng vừa nên  có anh thất tình đã ra vế đối: " Nạc, mỡ làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ..." .

Có một quán phở mang tên phụ nữ là quán phở Bà Dậu, đặc biệt không rau, không già, ở đường Công Lý.

 Ở khu Phú Nhuận, có 2 quán phở không phải vừa đâu, là  Phở Quyên, Bắc Huỳnh ở đường Võ Tánh ( Turc- Hoàng Văn Thụ) .

Đặc biệt ở đường Hiền Vương ( Mayer- Võ thị Sáu) có một loạt quán chuyên bán phở gà. Không hiểu cái con đường Hiền Vương đất cát phát ra làm sao mà phát về phở gà mạnh đến thế. Muốn ăn phở gà theo kiểu Bắc sành ăn hàng phải đến đường Hiền Vương.  Đầu tiên thấy có hiệu Cát Tường, hiệu Hiền Vương sau đó là Hương Bình.

Ai muốn chọn phở gà " gu" Nam thì đến Vọng Các ở  Trần Quý Cáp (Testard- Võ Văn Tần).

Từ đường Hiền Vương chỉ cần quẹo qua Pasteur là một tiệm phở bò, nổi tiếng nhất là Phở Hoà  -- mà chủ  lại là một phụ nữ Nam bộ.

 Còn theo nhà văn Tô Hoài, thì ở Sài Gòn năm 1940; chỉ có 2 nơi bán phở Bắc.  Một ở đường hẻm Lê Thánh Tôn (Espagne) và một ợ chợ cũ Hàm nghi ( Boulevard de la Somme) .

Những quán phở kể trên đều là những quán phở nổi danh ở Sài Gòn trước năm 1975 -- và bây giờ một số quán vẫn tiếp tục đóng góp cho cho "công cuộc phát triển"  phở Bắc ở Sài Gòn, như phở Cao Vân ở đường Mạc Đĩnh Chi ( Massiges) .

Hiện nay có rất nhiều quán phở Bắc được khai sinh theo đợt di dân từ Bắc vào lần thứ 3, sau 1975. Có những con đường được dân sành  "xơi" phở chiếu cố mỗi sáng, như  [đường] Lý Chính Thắng
(Champagne- Yên Đổ) vì có quán Phú Gia, hay quán phở "gu" Sài Gòn Phú Vương trên đường Lê Văn Sỹ.

Và Sài Gòn còn rất nhiều con đường của ký ức thời gian  ...  .     ./.  


l.v.n.

 --  ( tr. 13- 23  Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian ) 
 --   bài tu chỉnh :  11 h 30 AM / 29 Nov. 2019/ Blog Virgil Gheorghiu) . 



                                                                           []

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

một bài thơ, họa sĩ đinh trường chinh " khóc" Duy Thanh qua đời: " VÀ ĐI, VÀ ĐI, DÙ CHIỀU KHÉP CỬA "-- nguồn: Phạm Cao Hoàng Blog



"và đi, và đi, dù chiều khép cửa "(*)
đinh trường chinh



thôi không cần gõ cửa nữa
không cần nữa đâu
căn nhà gần chợ Tàu
ở San Francisco
người trọ già thế gian đã đi rồi
lên chuyến tàu cùng trăng sớm
mang trên tay những chùm sao khuya

vũ trụ  quá lớn hay bé nhỏ
trong căn phòng đầy màu và chữ
người hoạ sĩ nhai rạo thời gian mình
những nét vẽ phóng mòn
lên bức tường im lặng.

như chúng ta cần im lặng để thở
như chúng ta cần tự do để sống
mỗi chúng ta, mỗi vì sao lẻ loi
chúng ta
"những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình" (**)

khi tôi khuấy tan những cụm mây sớm mai
trong tách trà
giấc mơ còn vị buồn trên lưỡi
thì người hoạ sĩ vừa "khép cửa vào giấc ngủ mình " (***)
tôi nói thật khẽ với bức tường kia:
không cần phải gõ cửa
một lần nào
nữa đâu ...

đinh trường chinh 
(sớm 25. 11. 2019 )

------
(*) thơ Duy Thanh (**) thơ Thanh Tâm Tuyền 
(***) truyện ngắn Duy Thanh:  " ông cực kỳ mới
trong lĩnh vực truyện ngắn " .
 ( chú thích Đ.T.C).

trích từ " TRANG VHNT PHẠM CAO HOÀNG) .


                                                                       ***


lời bình của THẰNG PHẢI GIÓ 


-Tháng 8/1954, Duy Thanh từ Bắc vào theo đợt di cư cuối cùng vào Nam -- 
Duy Thanh  đến gặp tôi ở  Phòng Báo chí bộ Thông Tin Tuyên Truyền / Phạm xuân Thái tổng trưởng. Sở dĩ Duy Thanh biết  nơi tôi làm việc, vì cô em gái anh là Nguyễn Bích Vân làm ở bộ Thông Tin.

 Tên khai sinh Duy Thanh là Nguyễn Khánh Thành, là một trong 3 học trò học vẽ của thầy Nguyễn Tiến Chung ở Hà Nội -- chỉ có 2 người  di cư vào Nam : hoạ sĩ Ngọc Dũng và Duy Thanh --  một  ở lại ngoài Bắc. 

Duy Thanh vẽ miệt mài, triển lãm đầu tiên ở Alliance Francaise  nhiều lần; và, có một lần vào  khoảng 1955, Duy Thanh  gặp khách người Mỹ tới mua tranh-- đó là William Tucker, nhân viên Toà Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.

Tucker yêu tranh Duy Thanh, gợi ý muốn mời Duy Thanh làm chủ nhiệm một tờ báo văn nghệ,  toà đại sứ Mỹ đài thọ.

 Duy Thanh lắc đầu, cho biết thời gian này anh cần vẽ hơn hết,

-  nếu Tucker đồng ý , anh sẽ giới thiệu một nhà văn từ Hà nội di cư vào Nam, lập trường vững vàng là chống CS kịch liệt; ngay cả trong tác phẩm " Tháng Giêng cỏ non" mới xuất bản. 

 Tucker đồng ý , và tạp chí Sáng tạo ra mắt  vào cuối năm 1956, Mai Thảo đứng tên chủ nhiệm. Và, thời gian sau này, Duy Thanh trở thành nhân viên của toà đại sứ Mỹ cho tới ngày 30/ 4/ 1975, Duy Thanh và vợ  được 'bốc" lên máy bay rời khỏi V.N.  

Ngày 24/ 11/ 2019 , Duy Thanh qua đời ở tuổi 88 ờ San Francisco.     []


THẰNG PHẢI GIÓ
Sài Gòn 27 Nov. 2019  









Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

' NHẠC SĨ THẦN ĐỒNG' CUNG TIẾN / bài viết: Hà Vũ -- nguồn: www.voatiengviet.com /

'nhạc sĩ thần đồng' CUNG TIẾN



Với 2 sáng tác đầu tay bất hủ 'Thu vàng''Hoài cảm' , viết từ khi mới  13- 14 tuổi; nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là
'thần đồng âm nhạc' ,dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.

"Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc mới, không có ai cả . ",  nhạc sĩ  Cung Tiến nói với VOA.

Tuy nhiên, bản thân ông đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi hát trong nhà thờ, hát trong ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường, khi lên tới trung học .

"Thời trung học có tổ chức  những đại hội học sinh toàn thành. Hồi ky niệm thành lập Việt Nam Cộng hoà năm thứ 2 của cồ tổng thống Ngô Đình Diệm; thì có đại nhạc hội học sinh toàn thành của các trường trung học Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Pétrus Ký, Marie Curie, thành lập Ban Hợp ca và tôi điều khiển ban hợp ca đó, vào năm 1956.", nhạc sĩ Cung Tiến tâm sự. 

Từ nhỏ, ông từng học thổi sáo, biết chơi đàn mandoline, dàn guitar cổ điển, trước khi làm quen với đàn piano; lúc qua Úc du học về âm nhạc.

"Sau này qua Úc học âm nhạc đích thực rồi,tôi mới học piano.  Rồi tôi vào học trường âm nhạc bên Úc về tất cả các bộ môn của âm nhạc, như hoà âm, đối điều phối trí, âm nhạc sử, tất cả những gì liên quan đến âm nhạc Tây phương,tôi đều học kỹ . ", ông cho biết.

Các bản nhạc đầu tay của ông đi sâu vào lòng người hâm mộ như
 'Thu vàng, ' Hoài cảm', ' Hương xưa'  hoàn toàn xut phát t trí tưởng tượng, không dính líu đến đời thật của ông.

"Hồi đi học, tôi học ban văn chương, triết học.  Tôi chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn Việt Nam hồi đó, như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử ..., nên lời ca mang những ý tưởng lãng mạn trong thi văn Việt Nam. Không có cái gì xâu xa gọi là kinh nghiệm của con người cả .  Hoàn toàn là trí tưởng tượng. , -- ông nói .

"Hồi đó tôi học đệ nhất, mình bắt đầu mê âm nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hoà bình, nhớ lại cảnh hoà bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng 17-58, so sánh 2 trường hợp cảnh chiến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của V.N. mà thành lời ca của bản 'Hương xưa' "., ông cho biết về hoàn cảnh ra đời của ca khúc ' Hương xưa. 

Ông nói ông yêu thích văn thơ V.N., đọc sách, đọc thơ nhiều và tình yêu này đã âm thấm nhuần vào những ca từ ông sáng tác thời trẻ. 

Sau này, phần lớn những nhạc phẩm của Cung Tiến là những bài thơ được ông thổi vào giai đoạn du dương.

"Viết lời ca hồi còn trẻ. Sau này mình không có hứng, không có dịp để viết lời ca thường nữa. Phần lớn tôi phổ thơ của Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền.  Và, Thanh Tâm Tuyền tôi phổ nhiều nhất.  Ngoài tập 10 bài thơ viết trong tù cải tạo, tôi còn phổ những bài trước khi vào tù, khi còn ở Sài Gòn, như bản 'Lệ đá xanh', 'Đêm' ...", -- ông giải thích .

Cung Tiến chưa hề về V.N.; và, từ khi sang Mỹ, ông không viết bản nhạc nào về V.N., ngoài ' Hoàng Hạc Lâu',  phổ thơ Vũ Hoàng Chương dịch bài thơ của Thôi Hiệu,  đời Đường-- tác phẩm của ông có 'dính líu' với Việt Nam, sau ngày min Nam Việt Nam sụp đổ vào năm 1975.

Sau khi đậu tú tài 2, nhạc sĩ Cung Thúc Tiến được học bổng Colombo sang Úc học về môn kinh tế trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1965. Dịp này, ông tham dự các lớp học về âm nhạc phương Tây tại Viện Âm nhạc Sydney.

Từ năm 1970 đến 1973, ông được học bổng của Hội đồng Anh quốc (British Council)  để nghiên cứu về kinh tế tại trường  đại học Cambridge.  Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự cá lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại.  Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời họ sinh mà ông gọi là 'nhạc phổ thông'. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là 'ca khúc nghệ thuật'. 

"Về sau tôi sáng tác nhiều tác phẩm khác được chơi ở bên Mỹ rất nhiu, nhất là tập tổ khúc (SuiteChinh Phụ Ngâm.  Tổ khúc giống như môt symphonie nhưng nhỏ hơn viết cho dàn nhạc đại hoà tấu.  Dựa vào những tình tứ, tình cảm trong tập thơ đó, tội viết thành một tổ khúc 3 phần.  Không phải tôi phổ nhạc, cũng không phải tôi phổ thơ Chinh Phụ Ngâm. Tôi dựa vào tinh tiết, cảnh tượng trong Chinh Phụ Ngâm mà viết thành một tổ khúc cho dàn nhạc đại hoà tấu . " ,  -- ông chia sẻ.

Hiện nay, nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác rất ít để chủ yếu dành thời gian hoàn chỉnh những tác phẩm trước đây như phổ nhạc tập thơ của Tô Thuỳ Yên , tập' Ta về', hay tập tổ khúc quan họ viết cho dàn nhạc Tây phương.

Nhạc sĩ Cung Tiến từng là một viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hoà. (*)   Ông là một trong 3 tổng giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975.

HÀ VŨ

(https: //www.voatiengviet.com/a/nhac-sĩ-thần-đồng-cung-tiến/5168099.html

-------
(*) - cũng từng là cựu trung sĩ 1 trong Không lực Việt Nam Cộng hoà --
  ( xem tiếp  ở " Lời bàn thêm về cựu trung sĩ 1 Không quân VNCH: Cung Thúc Tiến" ). 






Lời bàn thêm về cựu trung sĩ 1 Không quân VNCH: 
 CUNG THÚC TIẾN [1938-    ]


-  cũng nên nói thêm về  tiểu sử  của  vị tiến sĩ  kinh tế + nhạc sĩ' thần đồng' Cung Thúc Tiến , khi còn là sinh viên sĩ quan Trường Võ  Khoa Thủ Đức, tốt nghiệp không được mang  lon sĩ quan mà chỉ là trung sĩ . Tại sao ?


 - Khi bị gọi vào Trường  Võ khoa  Trừ bị Thủ Đức, ấy là ' nhạc sĩ thần đồng' đã tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế, từ Úc châu trở về Sài Gòn . 

Trong một  lần nghe giảng về kinh tế của một sĩ quan huấn luyện viên, sinh viên Cung Thúc Tiến lên tiếng, đại để:

" .. biết cái chó gì về kinh tế mà lên mặt giảng  với luận, nghe thế 'chó' nào được ! "

-  một sinh viên sĩ quan ngồi bên cạnh hỏi :

- " thế mày là cái 'chó' gì mà  dám chê bai người ta?" 

-- "... tao từng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở đại học Úc đấy, được chưa?"-- Cung Thúc Tiến trả lời .  


- tưởng  là chuyện vui nói  qua cửa miệng; không ngờ tên bạn kia nghe được ,bèn lấy điểm,  đi " mách bu"  --  thế là , khi ra trường, nhạc sĩ thần đồng bị đánh tuột hạng, gắn lon " trung sĩ " và bị đày lên cao nguyên khói lửa mịt mờ Pleiku, Vùng 2 Chiến thuật.

  - lúc này nhạc sĩ thần đồng đã cưới vợ , một cô bạn Việt Nam củng sang du học ở Úc, sau cô này là một dịch giả rất ni tiếng, không kém gì phu quân.

  - là trung sĩ  bị đưa vào tiểu đoàn bộ binh hành quân, nhạc sĩ thần đồng không chịu nổi  cảnh lội rừng  hành quân, dễ mất mạng như chơi. 

 " Ông đội Cung Thúc Tiến " bèn đánh tiếng nhờ  một  tên họ hàng là sĩ quan Không quân hiện công tác ở Bộ Tư Lệnh Không Quân , để xin chuyển về Không quân ở Tân Sơn Nhất.

-  viên sĩ quan họ hàng kia, tên  là Cung Thúc Cần , mang lon trung tá, rất có thế lực, nên không phải chờ lâu , bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận cho trung sĩ Cung Thúc Tiến chuyển về Bộ Tư Lênh KQ --  sau được chuyển sang Sư đoàn 5 Không quân,  bên hông Bộ Tư lệnh KQ, chỉ cách một con đường. 

- trung tá Cần gặp  trung sĩ Tường, ( tục danh Thằng Phải Gió), hỏi: 

- " sao mày không đeo lon trung sĩ 1 đi, tao thấy danh sách thăng chức " tiên sư 1" có cả nhạc sĩ  thần đồng Cung Tiến, họ hàng  Cung Thúc chúng tao, mày biết quá  rồi, phải không

- " thế mày gọi  Cung Đình Vận , quan tuần phủ  lẫy lừng ở thời Tây thuộc là gì nhỉ? -  lời đáp của trung sĩ Tường . 

 Trung tá KQ Ẩn  ngồi cùng bàn cà phê, cà pháo với trung sĩ Tường  hỏi :

  "... đeo lon trung sĩ, sao dám gi trung tá là" thằng". ? như thế quân đội không còn luật lệ gì sao?

" -  chúng tao mặc ' xi din ' ( thường phục) và là bạn văn chương;  xưng hô với bạn bè như vậy là chuyện bình thường '-- lời trung sĩ Tường.

"- à ra thế, tao hiểu rồi- lời trung tá Ẩn, tác giả  " Bay  trong hoàng hôn". 

-"  sáng nay, trước khi điểm danh hàng ngày, thượng sĩ thường vụ đã đọc danh sách thăng chức trung sĩ 1 , và, tao  đã đọc qua danh sách của Bộ Tổng Tham Mưu  thăng chức  trung sĩ nhất Cung Thúc Tiến , Sư đoàn 5. Và nhờ công lao của mày, ' ông tiến sĩ kinh tế+ trung sĩ bộ binh Cung Thúc Tiến" mới được  chuyển về Không Quân , rồi sáng sáng  " đội mũ 'kết' Không quân, mang huy hiệu "Tổ quốc không gian " , mang lon" tiên sư" rong ruổi trong" Tân Sơn Nhất Air Base" -- lời trung sĩ Tường. 


                                                            ***

và, nhở đọc bài phỏng vấn  đăng trên VOA  tiếng Việt, Thằng Phải Gió mới biết " ông tiên sư nhất Không quân VNCH Cung Thúc Tiến phải đi ' học tập cải tạo dài hạn' -- trong khi trung sĩ 1 Tường, tục danh Thằng Phải Gió chỉ phải học tại chỗ  3 ngày, tại Trường Tiu học Trần Khánh Dư; rồi  thong thả ra về  nhà ở đường Trần  Khát Chân, Tân Định.    []


  Sài Gòn, 14 Nov. 2019

 ( cựu) trung sĩ 1 TƯỜNG
tục danh THẰNG PHẢI GIÓ

                                                               []




Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Phan Tấn Hải: DÒNG CHỮ BAY LÊN / WORDS FLYING AWAY -- nguồn: t-van.net/?=41228


DÒNG CHỮ BAY LÊN 




Trang giấy nửa đêm

bàn tay mỏi

dòng thơ phả khói



có hồn tôi rơi

giọt mực chảy

lăn tròn không thôi



từ biệt thôi tay  bút  mỏi rồi

từ biệt anh người thơ, những dòng

chữ trôi theo trí nhớ



từ biệt anh người đi trước những đường thơ

cô quạnh, từ biệt thôi người thơ.



một thời thơ ấu của tôi. Một

đời, một thời, ngồi nhìn trang giấy,

chép xuống những hồn thơ thế kỷ, từ

biệt thôi, tay mỏi mắt khép rồi ,

những hồn thơ ơi. Từ biệt ơi .



những hồn thơ ơi khi anh nằm

xuống, và chữ từng dòng theo nhau

lặng lẽ bay lên thật xa, thật

 xa -- rải ra những hồn tôi ơi .





WORDS FLYING AWAY



On the paper at midnight

my wrting hand feels tired

lines of poetry get blurred with fog



and may soul  rolls

alongside the ink lines

unstoppably




farawell now, my writing hand gots so tired



saying farawell to you, the poet, with

lines of words flowing from memory




farawell to you, who walks ahead of me on

the lonely path of poetry, farawell to my dear poet




and also to y childhood days. One

life, one time, sitting and gazing at

the paper, writing down the soul of century, farawell

now to the tired writing hand and to the closed eyes and

to the souls of poetry. Farawell now




to the souls of poetry when you lie

down and when words in line

softly fly away and

fly high away -- scattering my souls away .



Phan Tấn Hả
[ 1952 -   ]


( trích từ  T.Van. Blog )

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

' ca khúc OẲN TÙ TÌ / Tôn Thất Lập ( sau 30/ 4/ 75 ) có đạo nhạc ' OẲN TỪ TÌ '/ Nguyễn Trung Cang ? ( viết ở Sài Gòn năm 1971- 72) ?


ca khúc 'OẲN TÙ TÌ' / Tôn Thất Lập (sau 30/4/ 75) 
 có đạo nhạc  'OẲN TÙ TÌ' / Nguyễn Trung Cang ?
  (viết ở Sài Gòn năm 1971- 72).  

trích :  'DÒNG CHỮ ĐÁNH THỨC NHIỀU CHUYỆN '
ngọc tự 




    (...) 

Nhân nhắc đến Nguyễn Trung Cang và Minh Phúc, một người anh em khác thuộc giới nhạc sĩ, hiện nay vẫn còn đang tiếp tục sinh hoạt ca nhạc, hỏi tôi có biết bản nhạc Oẳn Tù Tì của ông Tôn Thất Lập? (*)

Bài này sáng tác vào thời gian sau, mà nhan đề và nội dung cũng như tiết tấu, giai điệu có vẻ như na ná với bài Oẳn Tù Tì của Nguyễn Trung Cang. ( viết từ năm 1971- 1972, phổ theo một bài thơ cùng tên của tôi . [ ngọc tự [ trần]. (**) 

Bài này Minh Phúc và bà xã Minh Xuân ( ban nhạc " 3 Con Mèo"  ngày xưa) đã hát trong băng cassette từ hồi thập niên 1980 ở bên Cali. Ông ca sĩ Elvis Phương cũng có trình bày bài này. 

Tôi [ ngọc tự] đã nói lâu rồi, và tôi cũng không hề thẩm định.  Chuyện trùng hợp hay chịu ảnh hưởng trong việc khai thác một đề tài thông dụng như thế, cứ cho là điều thường tình, dễ hiểu. Vả lại, cũng không nên bận tâm vì chẳng phải là vấn đề được chú ý. Việc gì liên quan đến âm nhạc là công việc của những người sinh hoạt âm nhạc. 

Thoáng vui với gợi nhắc, tôi nhớ ngay 2 đoạn đấu của bài thơ Oẳn Tù Tì:

                                      "oẳn tù tì cái gì ra cái này "

                                      ngập ngừng em giơ đằng trước một bàn tay
                                      những ngón thon mềm đã kết tinh thành cái kéo
                                      mặc dầu ra búa tôi vẫn chịu thua ngay


                                     bởi em không được  sẽ khóc lại phải đền
                                     như lần chơi rải gianh mà tôi trót quên
                                     bảo đục ăn giấy thành ra em làm giận
                                     bắt bướm xin hoà tôi xuống mãi dưới đền  ...

                                               (...) 

ngọc tự
Houston, tháng 8 & 9 / 2019.

trích từ < t-van.net>


-----

(*) - Tôn Thất Lập [ 1942 -   ] phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Âm nhạc tp. HCM , và là tổng biên tập
          tạp chí ' Âm nhạc Việt Nam'. 
        - tác giả nhiều ca khúc  nổi tiếng trước 1975 và sau 1975.  
       
(**) - tác giả ngọc tự [ trần] [ 1947-   ] không ưa viết hoa ( chữ) , kể cả tên tác giả, ông chỉ viết chữ thường.
 ( bdc).  Cũng như  trước 1975, nhà văn chủ soái Đàm Trường Viễn Kiến  Nguyễn Đức Quỳnh [1909- 1974 saigon], tác giả ai có qua cầu [ Quan điểm xb, SGN 1957)   chỉ viết chữ thưng, không viết hoa ( chữ). 

    Ghi chú:   -  tiểu sử nhạc sĩ Tôn Thất Lập được tu chỉnh , vì sự nhầm lẫn của  trang chủ 
                       blog  Virgil Gheorghiu .- thành thật xin lỗi  2 nhạc sĩ và độc giả về sự sơ sót này. 
                       ( 26 Nov. 2019). 

                    

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

' mục sư hồ hiếu hạ từ seattle về saigon giảng luận' TÌNH YÊU 3 CHIỀU' / Đinh Bạch Dân tường thuật

 mục sư Hồ Hiếu Hạ từ Seattle về Saigon
 giảng luận ' TÌNH YÊU 3 CHIỀU' 

ĐINH BẠCH DÂN
tường thuật


- mục sư Hạ từng làm "báp-têm "cho nhà văn Hoàng Hải Thuỷ & vợ, con + nhà thơ " điên điên"  Bùi Giáng + 1 ký giả  Sài Gòn rất nổi danh, Anh Quân ( nhật báo Quật Cường)... và, nhiều lần hoà giải mâu thuẫn của tác giả Thế Phong với vợ .

- chính quyền Sài gòn hồi ấy (thp niên 80' s) tra hỏi: " Tin Lành có yêu nước không?"
"- ... nói rằng " có yêu nước không", bật ra ngay về " không yêu nước & vừa yêu nước vừa không yêu nước" --  mục sư Hạ trả lời.  



 Chủ nhật 10/ 11/ 2019 , lần thứ 2, vợ chồng tôi đến thờ phượng ở Chi hội Tin Lành Gia Định. ( đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh). 

 Nhà thờ được xây lại từ mấy năm nay rất hiện đại, nhiều tầng lầu cao vút --  đi lên lầu 3, nghe mục sư Hồ Hiếu Hạ  [1942 -   ] từ Seattle về  giảng luận " Tình yêu 3 chiều".

  Vợ tôi lên tiếng" Tình yêu 3 chiều",  theo diễn giả có nghĩa gì ?

" Chúa yêu mình/ Mình yêu Chúa & Yêu Tha Nhân- chủ đề của diễn giả bữa nay.- tôi trả lời .

- từng chủ toạ một hội thánh Tin Lành  Trần Cao Vân  rất sừng sỏ,  trả lời chính quyền hồi ấy :
  " Tin Lành có yêu nước không?"   

"... nói rằng có yêu nước không , bật ngay ra vế không yêu nước vừa yêu nước vừa không yêu nước ".-- lời mục sư Hạ .

 Thế rồi có  một ngày thứ sáu năm 1983, chủ toạ bị bắt, nhà thờ bị đóng cửa.

- chủ toạ được trải  nghiệm  qua các nhà tù  Phan Đăng Lưu, Chí Hoà  v.v...  hình như cả các trại học tập cải tạo  ở miền Bắc (?) , rồi năm 1990 được tha -- chỉ được  phép ở tp HCM  một đêm, sáng hôm sau  được "điệu" thẳng ra sân bay Tân Sơn Nhất sang Mỹ + vợ+ 2 con  nuôi, một trai, một gái.

Muc sư Hạ  bộc bạch trước khi giảng: "...  chúng tôi ở  Cali từ  1990 đến 1997, đến  ngày 2 / 1/ 1998 chuyển tới Seattle lập hội thánh mới cho đến ngày nay... "

- tới nơi nào , ông cũng gặp tín đồ cũ Trần Cao Vân Sài Gòn, có người đã trở thành mục sư, có người chủ toạ một hội thánh Tin Lành mà xưa kia được mục sư Hạ làm báp- têm ở Trần Cao Vân .

 - ông đi khắp thế giới rao giảng Tin Lành,  qua Đức quốc , rồi sang Úc, sang Nga... nơi nào cũng gặp tín đồ cũ  Hội Thánh Tin Lành Trần Cao Vân.

- mục sư Hạ từng làm báp-têm cho  nhà văn Hoàng Hải Thuỷ& vợ con + nhà thơ " điên điên" Bùi Giáng,+ 1 ký giả Sài gòn  rât nổi danh Anh Quân ( nhât báo Quật Cường) ...  và nhiều lần hoà giải mâu thuẫn của tác giả Thế Phong với vợ

- cũng vì vậy, sáng nay gặp nhau lại, ông hỏi  vợ tôi: " ... tụi nhóc của ông bà ra sao rồi ...".

--"... thằng lớn ở Mỹ, thằng thứ 2: bác sĩ, thằng út kỹ sư điện tử, 2 con gái đều có gia đình, cháu Như từng  được"  bà" dắt đi , rồi bị lạc vảo dịp Giáng Sinh năm nào , nay  chồng và 2 con gái  sống rất đầm ấm , đời sống khá giả, đều thờ phượng ở Hội Thánh Khánh Hội; chỉ có cháu gái lớn chúng tôi  là " bất hạnh nhất", ly dị chồng nhưng vẫn sống ở nhà chồng, và cật lực kiếm sống , nuôi 2  đứa con đang  học ở một trường Cơ đốc trên đường Trần Văn Đang ...  

- có thể nói mạnh miệng,  mục sư Hạ  làm báp- têm cho khá nhiều văn nghệ sĩ, ký giả  Sài Gòn cũ  nhiều nhất.

- mà giới văn nghệ sĩ vốn là  " bướng bỉnh, đi theo lôi riêng, ít khi muốn bị chi phối bởi một Đấng nào ", vì vậy"môt số đông Cơ- Đốc- Nhân- văn- nghệ- sĩ, ký- giả  nương cậy nơi Chúa, chỉ  một thời gian ngắn ngủi. " 

- vậy tại sao lại có vấn đề:

"...  xin Chúa ban cho các tổ chức Cơ Đốc nhân đang thực hiện khải tượng thực hiện đại mạng lệnh làm chứng và môn đồ hoá giới truyền thông để biến đổi họ -- có  được mọi sự khôn ngoan, ơn sức, đức tin, năng quyền có cần cho sự làm chứng và chia sẻ niềm tin cho các văn nghệ sĩ, tài tử,  phim ảnh, nghệ nhân, đạo diễn, nhà báo  v.v. ... "

- đó là bài  " Sự Phục hưng trên Lãnh Vực Truyền thông" của Hội Đồng Phục Hưng Liên Hiệp Toàn Cầu  phổ biến , về sự cầu nguyện của tháng 11- 12/ 2019) .

 (nguồn:  < hoidongphuchunglienhieptoancau@gmail.com qua gmail.mcsv.net > 



                                                            ***

- Cũng thật diệu kỳ, vơ chồng tôi được tham dự  buổi ra mắt " Trình diện Tân Ban Trị sự / Niên khoá 1920- 1921/ Chi hội Gia Định ", gồm  20 vị (?)  --  và được mục sư Hồ Hiếu Hạ cầu thay, xin  Chúa ban phước  dư đầy  cho Ban Tân Trị sự .  

 - trước  hếtông dâng lời càm ơn Chúa ; sau,  tới lời cảm ơn vị chủ toạ Nguyễn Ngọc Tốt [1961 -    ]    (em út của vợ  ông) . 

-  mục sư Tốt  được bổ nhiệm làm chủ toạ vào cuối  tháng 11/ 2018 : "...  với sự khiêm nhường cho mình là  đầy tớ hèn mọn trước việc Chúa,  bởi ân điển dư dật, Ngài dã nâng tôi lên; và, sai phái đến một hội thánh có bề dày lịch sử, truyền thông, như Hội thánh Gia Định ." -- lời ra mắt  đầu tiên của tân quản nhiệm.

nguồn: https://httlvn. org >


                                                              ***

Tắt lễ vào lúc 10 giờ 30 cùng ngày, chúng tôi  gửi lời thăm "mục sư"phu nhân, và cầu xin Chúa ban ơn, dẫn đường ông trở về Hoa Kỳ bình an .

[]

ĐINH BẠCH DÂN

Sài Gòn , thứ ba 12 November, 2019
( bài tu chỉnh : 14 / Nov. / 2019/ ĐBD). 









Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

'CHIẾU/ thơ HỒ DZẾNH -- Thân Trọng Sơn dịch sang tiếng Pháp: ' HARMONIE VESPÉRALE / source:Trang VHNT Phạm Cao Hoàng / USA)




                    HARMONIE VESPÉRALE
                    par
                    HỒ DZẾNH
                    


                   Accablé de mélancolie, je suis retour
                   Le soir avec lenteur va reconduire le jour.
                   L' écho de la tristesse, à mon entourage, 
                   Relenti vaguement jusqu' aux nuages.

                   L'oiseau du bois négigle son envol
                   Le vent s' envirant d' amour perd son vol
                   Est- ce vraiment une langueur éternelle
                   Qui sans non âme ce soir s' amoncelle ?

                   Le voyageur que je suis maintenant
                   Se console à peine par la couleur du couchant.
                   Est- ce  mon coeur ou cet espace boisé,
                   Est- ce mon âme ou cet amas de nuées?
                   J' allume une cigarette en sombre nostalgie
                   Vole aux feuillages la fumée d'un vague infini.

                    Traduction  de THÂN TRỌNG SƠN
                     8/ 2008



                    CHIỀU



                     Trên đường về nhớ đầy
                     Chiều chậm đưa chân ngày
                     Tiếng buồn vang trong mây.

                     Chim rừng quên cất cánh
                     Gió say  tình ngây ngây
                     Có phải sầu vạn cổ
                     Chất trong hồn chiều nay ?

                     Tôi là người lữ khách
                     Màu chiều khó làm khuây
                     Ngỡ lòng mình là mây
                     Nhớ nhà châm điếu thuốc
                     Khói vàng bay lên cây ...

                     HỒ DZẾNH
                     [1916-  1991 Hanoi ]


                          []

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

một số bài thơ độc đáo Nguyễn Bính đăng trong ' Nguyễn Bính, một vì sao sáng/ Hoàng Tấn ' - nxb đồng nai 1999 .


một số bài thơ độc đáo Nguyễn Bính đăng trong
 'Nguyễn Bính, một vì sao sáng'/ Hoàng Tấn '.




" ... Trước Tết Kỷ Mão, nhà văn Thế Phong có đưa tôi [ Bùi Quang Huy] đọc tập bản thảo Nguyễn Bính, một vì sao sáng của nhà văn Hoàng Tấn -- một cái tên có thể khá xa lạ với những bạn đọc trẻ tuổi, nhưng khá quen với giới văn chương (...) . Nguyễn Bính là nhà  thơ, nhưng ông cũng là người thơ . Dù ở phố thị hay giữa lòng thân dã, Nguyễn Bính vẫn là người  -- thơ nên yêu và được yêu, buồn hay vui sướng hay nát tan cõi lòng cũng rất  riêng :

           Tâm hồn tôi là một bình rượu nhỏ
              Rót dần dần rót mãi xuống nàng Oanh
              Không say sưa, Nàng rất vô tình
              Hắt ly rượu hồn tôi qua cửa sổ  ...

Đọc thơ Nguyễn Bính và đọc Nguyễn Bính qua Hoàng Tấn, bạn sẽ gặp người - thơ đáng yêu ấy  ".  

Biên Hoà, Thanh Minh Kỷ Mão
 BÙI QUANG HUY
( Tổng thư ký Hội Nghiên cứu & Giảng Dạy tỉnh Đồng Nai ) 


  trích  Lời Bạt / Bùi Quang Huy 
( tr.  147- 148 - 149  Nguyễn Bính, một vì sao sáng/ Hoàng Tấn 
( nxb Đồng Nai 1999) . 




1.  CHÂN QUÊ
thơ NGUYỄN BÍNH


Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Còn đâu cái yếm lụa sồi
Cây dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Còn đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen
Nói ra sợ mất lòng em
Can em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình dân quê Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều !



 2. TRÊN CẦU CHIẾT LIỄU


Ân cần tương tống
Đêm xuân này giấc mộng thế là tan
Tiệc đang vui lỡ đứ cả dây đàn
Tài với sắc thôi thôi là luỵ sạch

Một khúc trường ca men Lý Bạch
Mười bài khuê oán lệ Bằng Phi
Từ ngàn xưa oanh yến có vui gì
Mà khóc biết than ly cho chán ngán

Nhưng hễ nghĩ tới ông xanh thì lại giận
Cứ bày trò lận đận cái hồng nhan
Nghĩ ra ta lại thương nàng .



3. NỬA ĐÊM NGHE TIẾNG CÒI TẦU (sic) 
                              Riêng tặng Hoàng Tấn

Nửa đêm nghe tiếng còi tầu ( sic)
Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi 
Sông ngang núi trải quản gì
Vượt sao cho khỏi biên thuỳ nhớ thương !
Hỡi ơi, muôn vạn dặm đường
Mây Tần lạc nẻo cố hương mất rồi
Người xưa, này cố nhân ơi!
Đã qua sông Dịch thì không quay về
Sống là sống để mà đi
Con tầu bạn hữu, chuyến xe nhân tình
Chiều nay còn ở Ninh Bình
Sớm mai đôi ngả xuôi mình, ngược ta
Chiều nay chung  một mái nhà
Sớm mai ngã bảy, ngã ba đường đời
Chắp tay tôi nguyện: Lạy giời gặp nhau
Nửa đêm nghe tiếng còi tầu
Ngày mai ta lại bắt đầu ... Bạn ơi !

                        Phúc Am, Ninh Bình tiết Tiểu Thử



4. NAM KỲ CŨNG GIÓ CŨNG MƯA 


Nam Kỳ cũng gió cũng mưa
Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông
Mình đi trăm núi ngàn sông
Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam
Những ai đón bạc đưa vàng
Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa
Những ai mảnh quạt đề thơ
Những ai, ai đó, bây giờ những ai ?
Há rằng uổng một đời trai
Chẳng ban áo gấm cũng mài trăng khuya
Cuộc cờ lỡ pháo lầm xe
Quyết tâm phá bí, ai dè vẫn thua
Đến đây đừng khóc cùng đồ 
Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô Giang
Đèn chong lụn cả canh tàn
Ngoài sông ai đó quá giang gọi đò
Hỡi người đi gió về mưa
 Có xây dựng nổi cơ đồ gì không
Cũng đành nhớ núi thương sông
Nằm đây xa lắm muôn trùng ải quan .



5. ĐÔI MẮT NHUNG


Bao năm  đi giữa kinh thành
Bao năm lẻ bóng, lẻ hình, lẻ đôi
Cả kinh thành có những ai
Cả kinh thành có một người mắt nhung
Người ơi, cứu với tôi cùng
Dành đôi mắt đẹp cho lòng rất đơn
Tôi còn mơ ước gì hơn
Hai tay người chắp phím đàn cho tôi
Phải chăng tôi đã yêu rồi
Hồn xin quỳ dưới mắt người từ đây
Đêm qua buồn quá tôi say
Đã mơ một giấc mơ đầy mắt nhung.



7. ĐỀ QUẠT


Người ngọc trao tay mảnh quạt vàng
Mở lòng một buổi gió thu sang
Tình yêu không cứ mùa mưa nắng
Những tưởng muôn năm Phượng sáng Hoàng !

Nào ngờ duyên số vẫn chia phôi
Quạt ước còn đây hẹn lỡ rồi
Ai biết tình Anh khi khép lại
Cũng là mảnh quạt cuối thu thôi .


8. TRẢI QUA BAO NÚI SÔNG RỒI

   "  Nguyễn Bính lại phóng bút một bài thơ tặng Hoàng Tấn" 
                                      -  lời Hoàng Tấn


Trải qua bao núi sông rồi
Đến đây lại  vẫn hai người chúng ta
Con đò thì nhớ sông xa
Con người hỏi nhớ quê nhà bao nhiêu
Cùng thơ vả lại cùng nghèo
Thương nhau được mãi nên chiều được nhau
Rối lên, ôi những mái đầu
Sáng lên vô hạn, ôi màu mắt xanh
Ở đây cát bụi kinh thành
Giàu sang một bước, công danh một giờ
Anh em mình, một dòng thơ
Lấy chi ngoi được lên bờ vinh quang
Giữ cho trọn tấm lòng vàng
Võng đào tán tía nghênh ngang mặc người. 



9. VỚI TRÚC KHANH


Lòng son còn vá chưa lành
Áo cơm thiên hạ chưa dành ấm no
Mẹ già thì nhớ con thơ
Tình mong nhớ chị, em chờ đợi anh
Lấy đâu Vạn Lý trường thành
Cho quân thù khỏi tranh giành đất ta
Anh còn trẻ, tôi chưa già
Phải làm chi chứ để mà ... hỡi anh !



10.  NGƯỜI XÓM RẪY

  " ...  đây là bài thơ duy nhất, Nguyễn Bính sáng tác trong chuyến     
          đi Hà Tiên này để gửi tặng Mộng Tuyết và em Ngọc..."
                             - lời Hoàng Tấn


... Gần thành bên Ngoại vốn quê xưa
Chị có căn nhà trong Xóm Rẫy

Những chiều chủ nhật cùng về chơi
Quả chín hoa tươi cứ việc hái
Đất son lối cỏ bóng chiều đưa
GIó biếc cửa sài tay lá vẫy
Trong vườn thấp thoáng bóng ai đi
Cô cháu, Minh Hương tuổi mười bảy
Mũi thẳng mi cong tóc mướt dài
Răng đều môi mọng ngực tròn mẩy
Gặp nhau chào nhau rồi quen nhau
Ngày một ngày hai thành luyến ái
Vườn xanh đốm nắng đổi dời luôn
Hai đứa trong vườn đùa ném trái
 Dưới gốc ngửa mặt căng áo hoa
Trên cành trái sữa ném như vãi
Trái sữa không lăn vào áo hoa
Ngực tròn trái cứ ném trúng mãi
Vườn trăng cầm tay thương quá đi
Một ngày không gặp nhớ biết mấy
Thơ tôi nàng gối trên đầu giường
Đêm che ánh đèn đọc vụng mãi
Khăn tôi xô chỉ, áo long khuy
Nàng bảo đưa nàng khâu vá lại
Có hôm tôi bệnh nằm li bì
Nàng đến canh chừng siêu thuốc cháy
Áo ln đương mặc cởi đưa tôi
"- Hà Tiên gió biển lạnh lắm đấy !"
...................................................
... Tôi cười bảo chị : Gả cho tôi
Mộng Tuyết cười theo: Lấy thì lấy
Trao trâm tặng quà ỡm ờ chị
Trai tài gái sắc vừa đôi đấy ...

Rồi tôi khăn gói lại lên đường
 Nàng ra bờ sông đứng khóc mãi
Tầu (sic) đi xa mấy dặm đường dài
Ngoảnh mặt lại vẫn còn tay ngọc vẫy
Người ở những ngày mong gặp nhau
Kẻ đi biết khó kỳ quay lại
Rồi đây áo rách ai chỉ kim
Rồi đây vườn xanh ai ném trái
Rồi đây ốm đau ai thuốc thang
Xa quá, vườn em trăng sáng mãi
Sầu đau theo bước sông hồ đi
Thương nhớ ở cùng người Xóm Rãy !



11. TRƯỜNG HẬN CA

" ... có những lần {Nguyễn] Bính khoe: " Những con số thường rất
khô khan, vậy mà ông [ Hoàng Tấn] thấy không, trong thơ tôi nó long lanh
sỏi vang vang hận ." -- lời Hoàng Tấn.

Em còn chua sót gì tôi
Một thân mà cả bốn trời gió sương
Một thân trăm nỗi tủi hơn
Một thân ngàn vạn phím đờn long cung
Một thân ức triệu não nùng
Một thân vô số lạnh lùng em ơi !



12. GIẤC BƯỚM VỪA TAN


Ngẫu nhiên đúc được nhà vàng
Đóng xe tứ mã rước nàng vu qui
Vợ hiền cứ án tề mi
Nửa năm đèn sách, đi thi đỗ đầu
Ý không cho cưới nàng hầu
Nửa đêm vợ khóc hoen màu mắt xanh
Quan to nhất phẩm triều đình
Lầu cao gác cuốn buông mành có hoa
Đêm đêm gối cánh tay ngà
Nồi kê chưa chín canh gà đã sôi
Cánh tay ngọc biến đâu rồi
Gối chăn còn giữ nguyên mủi phấn hương !



13. ÁI KHANH HÀNH


Không phải gặp em từ buổi ấy
Có lẽ gặp em từ ngàn xưa
Lòng anh quý em không có bến
Tình anh thương em không có bờ
Viết ra có đến nghìn trang giấy
Làm ra có đến nghìn bài thơ
Tương tư một đêm năm canh chẵn
Nhớ nhung một ngày mười hai giờ
... Em tôi ngọt lịm như rau cải
Xinh như rau rút, hiền như nước mưa
Người em không có cái gì thiếu
Người em không có cái gì thừa 
... Em là con tướng trong tam cúc
Em là con xe trong bàn cờ
Em nhổ nước bọt xuống mặt biển
Mặt biển thơm lên hăm bốn giờ
Ví chăng có một nước tình ái
Em làm hoàng hậu, anh làm vua .



14 . NHỮNG NGƯỜI CỦA NGÀY MAI

"...  những bài thơ còn trong bản thảo [ Nguyễn ] Bính gửi cho tôi{ Hoàng Tấn]-- khi thì viết tay, khi
 thì đánh máy; và, có khi là bản vỗ" mo-rát " của báo đang lên khuôn.  Đây là bài thơ Nguyễn Bính
miêu tả đời sống của cán bộ trên  biển cỏ . - lời Hoàng Tấn.

Ở chòi hẹp nhưng hồn trùm vũ trụ
Trái tìm đau nhưng thương  cả loài người
Đã nhiều hôm không thấy bóng mặt trời
Bởi làm việc liên miên và bí mật
Mắt quầng lại đêm đêm ròng rã thức
Da xanh xao vì muỗi thật là nhiều :
Chiếc khăn tắm, bộ áo quần trong 'nóp'
Ba năm rồi không xỏ chân vào guốc
Ăn cơm thiu vì ẩm ướt mưa đêm
Có những anh xưa bảy nổi ba chìm
Thay tên họ bôn ba nơi hải ngoại
Nhớ hận nước đăm đăm miền viễn tái
Có những anh ở miền Trung đá núi
Bãi cát vàng bờ biển uốn quanh co
Đêm trong xanh cao vút tiếng ai hò
Trên bến vắng một dòng sông nổi bạc
Có những anh ở miền Nam bát ngát
Trái dừa xiêm nước ngọt buổi trưa nồng
Đôi ba cô gái bán hàng bông
Chèo yểu điệu một xuồng đầy vú sữa
Theo dòng kênh đi sâu vào biển lúa
Có những anh ổ miền Bắc xa xôi
Bước chân đi không biết mấy năm rồi
Xa cha mẹ anh em, xa tất cả
Nương dâu xanh, chiếc cầu ao mái rạ
Cô gái làng gội tóc nước hương nhu
Nhưng tình riêng là những tấm hình lu

Họ là đất, họ vui lòng làm đất
Để đắp xây nền độc lập lâu dài
Họ là ai ?
Là những người của Ngày Mai !


NGUYỄN BÍNH
[1918 - 1966)

tên khai sinh  ban đầu : Nguyễn Trọng Bính, sau đổi Nguyễn Bính Thuyết.
1918: sinh ở Nam Định ( Bắc Bộ)
1937: Tâm Hồn Tôi ( thơ) được Giải thưởng thơ Tự Lực văn đoàn.
1943: vào Sài Gòn
1945: tham gia Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
1954: tập kết ra Bắc ( sau hiệp định Génève 1954, chia đội đất nước--
           từ vĩ tuyến 17 ra bắc thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, từ vĩ tuyến 17 trở vào 
          thuộc Chính phủ Việt Nam  Cộng Hoà ).
1955: xuất bản tập thơ ' Gửi Người Vợ Miền Nam '
1956: chủ trương báo' Trăm Hoa', lần đầu tiên đăng đầy đủ trọn vẹn bài thơ
          ' Mầu tím hoa sim/ Hữu Loan'. 
1958: rời Hà Nội về sống ở quê, tỉnh Nam Định.
1966 ( ngày 20/ 1) qua đời ở một lảng thuộc huyện Lý Nhân ( tỉnh Nam Định). 

-  tác phẩm chínhTâm Hồn Tôi, Lỡ Bước Sang Ngang, Hương Cố Nhân,Mười Hai Bến Nước,
 Mây Tần, Gửi Người Vợ Miền Nam v.v... 

(trích jaquette 1 ờ bìa trước ). 

                                                                               []