Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

'nói chuyện với "đàn ông( (?) DU TỬ LÊ " / Trần Thị Bông Giấy -- trích từ ' Một truyện dài không có tên/ Trần Thị Bông Giấy ' ( tập 2) -- Văn Uyển xuất bản, San Jose 1998.


nói chuyện  với " ĐÀN ÔNG (?) DU TỬ LÊ "  
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY


-  " 8 năm trước, tháng 2/ 1987, lần đầu được hân hạnh (!) đón tiếp ông và chị ca sĩ Lê Uyên đến ăn cưới và cư ngụ tại nhà chúng tôi dăm bữa, chứng kiến tận mắt trận đánh tơi tả mà chị Lê Uyên đã dành cho  ....    " --  lời  Trần Thị Bông Giấy .

- "... một lần khác, tại Santa Ana, tháng 7 / 1987 , tôi và Trần Nghi Hoàng được ông mời ngụ lại nhà ông một ngày,  ... lại nhìn  thấy  cái cảnh " ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường, 2 tay che đầu, mặc cho chị Lê Uyên d ....  "  -- vẫn lời Trân Thị Bông Giấy.


 " ... Một thi sĩ nổi tiếng 50 tuổi, thi ca được gỉảng dạy tại các đại học Âu châu , ...  đại học Mỹ ... là thiên tài, thi hào, thi bá ... " như ông mà cuộc đời sao cứ mãi long đong ... hôm nay bị vị nữ lưu này thượng cẳng chân hạ cẳng tay, hôm sau bị đấng nữ lưu kia viết bài, kêu đích danh chửi bới trên báo ... hỏi làm sao ai ...   " -- vẫn  là lời Trần Thị Bông Giấy .

"- ...  thi hào thi  bá Du Tử Lê ... bị 3 quan lớn Mỹ phạt đền bồi thường cho tờ Dân Tộc 2 trăm ngàn đô- la.  Anh chàng sợ quá ... và không luôn cả đồng xu teng trong túi  . Anh chàng bèn trây măt xin gặp người đại diện tờ Dân Tộc để điều đình kiểu  "anh em một nhà cả, tha cho em lần này làm phúc, em hứa ... "  -- -- cũng vẫn là lời Trần Thị Bông Giấy .





Lời tác giả

Gửi riêng ông Văn Thanh ( tức Lý Kiệt Luân) .

Tôi rất cảm kích khi vào đêm thứ hai 17 / 4 / 1995 tại nhà ông ở San Francisco, được ông cho nghe
 ( 2 hôm sau lại tặng cho một bản sao lại) cuốn băng ghi âm bằng điện thoại của ông phỏng vấn ông Du Tử Lê .  tôi rất đồng cảm theo cái cười nửa phần ngạo nghễ, nửa phần thương hại của Trần Nghi Hoàng  khi dứt cuốn băng ấy . Định bỏ qua như với câu chuyện tầm phào, nhưng rồi không được.  Chuyện văn học là chuyện chung thiên hạ.  Ông Văn Thanh và ông Du Tử Lê cũng là nguồi thuộc giới văn học.  Những chuyện riêng giữa 2 ông vẫn phải là chuyện chung, mà giới văn học và độc giả cần biết.  Nhất là trong câu chuyện riêng ấy đã có các liên quan đến cá nhân tôi và Trần Nghi Hoàng  (*) .   Theo chiều hướng đó, tôi không có quyền im lặng. Phơi bày và đối diện Sư Thật vẫn là điều tôi yêu thích và hành xử trong đời sống.

Một lời xin thưa với ông Văn Thanh:
" Dù rằng sau bài viết này của tôi, phản ứng tình cảm của ông Du Tử Lê đối với ông có xoay chuyển như thế nào, tôi và Trần Nghi Hoàng ( những con người đã trưởng thành thật sự) vẫn trước sau như một, qúy trọng ông và lúc nào cũng mở rộng cửa đón tiếp ông ! 

TTBG

------
(*)  -   đã ly dị, Trần Nghi Hoàng  hiện sống ở Hội An ( Trung Bộ) hành nghề dạy Anh văn và dịch  
            sách\, tiếng Việt sang Anh ngữ . (BT chú thích, 2019). 


Thưa ông Du Tử Lê

Đêm thứ hai 17/ 4/ 1997 vừa qua, nhân đi San Francisco chơi, tôi và Trần Nghi Hoàng có ghé đến thăm ông Văn Thanh.  Tại đây, chúng tôi được ông Văn Thanh mở cho nghe cuốn băng ghi âm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại viễn liên San Francisco - Santa Ana của ông Văn Thanh vối riêng ông. Để trả lời cho câu hỏi của ông Văn Thanh; rằng :

" Tại sao trong các bài tổng kết tình hình văn học VN hải ngoại hằng năm của giới báo chí, đã không thấy để cập đến (sic) các tác phẩm xuất hiện đều đặn của Trần Nghi Hoàng và Trần Thị Bông Giấy; đồng thời là tờ tạp chi Văn Uyển (một năm 4 kỳ) đầy những đóng góp văn học, do Trần Nghi Hoàng & Trần Thị Bông Giấy chủ trương ?

ông Du Tử Lê đã phát biểu cách hằn học, như sau :

" (* ) Tôi rất ' appreciate'  với tấm lòng anh dành cho tôi thì trong đó nó chỉ có điều mà tôi rât là không hài lòng là khi đề cập đến  sĩ] (*) (sic)  trường hợp của anh Trần Nghi Hoàng; thì lý do mà khi tôi lên chơi trên đó, là vì trong câu chuyện của chúng ta hay nhắc đến anh Hoàng, thì tôi góp ý thêm  là anh quên một điều ; là có lần tôi nói trước mặt anh em ở trong cái quán có cả anh, anh Trần Quảng Nam tôi nói là đừng có trách anh em văn nghệ ở đây -- là bởi vì thứ nhất anh Trần Nghi Hoàng không có gì để anh em văn nghệ nói tới cả, không biết anh còn nhớ không ? Và thứ hai nữa anh ( cà- lăm)  anh chị Trần Nghi Hoàng là cái người có phương tiện hơn anh em nhiều lắm ( cao giọng the thé ) thì , thì cái chuyện anh em văn nghệ họ có nhắc đến ai thì họ cho rằng có điều gì để mà nhắc hay không mà thôi; còn, còn không có gì để nhắc cả thì đâu có gì để mà nhắc . ( giọng đanh hẳn) .
-----
(*) - chép nguyên văn từng chữ của ông Du Tử Lê trong cuốn băng ghi âm, luôn cả chữ " cà-lăm"-- ngoại trừ những chữ trong ngoặc đơn và các dấu chấm, phẩy là do TTBG bổ túc .

Kỳ đó anh đặt vấn đề với lại, với tôi đó là giống như thể anh em văn nghệ ở đây tẩy chay anh trần Nghi Hoàng đó, thì tôi bảo không phải như vậy.  Tôi cải chính cho anh em; và, bây giờ là cái quan điểm riêng của tôi -- và tôi, tôi mong rằng cái tương quan giữa anh và tôi mình không bao giờ phải đề cập đến ( sic) anh Trần Nghi Hoàng cả; mặc dù ( đổi giọng ngần ngại do dự và chậm hẳn lại) là do anh Hoàng có, tức là chị vợ [ của ]  (*) anh Hoàng, tức là chị  Trần Thị Bông Giấy, chị có đề cập đến (sic) tôi trong cuốn sách của chị; thì tôi cũng đã nói rồi, tức mà nói nếu mà cái tên của tôi  nó có giúp ích cho chị bán thêm được vài cuốn sách ( cao giọng, điệu tức tối) -- và, cái tên tuổi của chị được vài người biết đến thì đó là cái điều vinh dự cho tôi ( tức giận rõ rệt)  chứ không phải trở ngại gì cả. 
-----
(*) -  chử đậm  nghiêng trong ngoặc [ ... ] của Biên Tập  .    Có lẽ bài trả lời  phỏng vấn trực tiếp " nói ra rồi thâu băng" , có nhiều  câu chưa" được chỉnh". Thì dụ : " chị vợ  anh Hoàng ", người đọc có thể hiểu, là " bà chị của vợ anh
 Hoàng " --  hoặc   dùng hai chữ  liền nhau" về về, anh anh " nếu thiếu dấy phẩy ở giữa,  dễ bị hiểu lấm ' chữ thừa "
 ( chú thích: BT).

Rồi cái việc thứ 2 nữa, là tôi tin rằng anh hiểu cái điều tôi nói; sở dĩ mà tôi phải nói cái điều này về tôi một chút; ấy là để mà ' clear'  cho anh dễ hiểu thôi, chứ thật tình là tôi không muốn nói. Anh cũng hiểu  là một cái người như tôi ở cái tuổi 50, tức là tôi còn sống, thơ của tôi, thơ của một cái thằng làm thơ còn sống mà đã được dạy ở đại học Âu  châu, và thơ của tôi, một người còn sống được dùng làm tài liệu tham khảo ở đại học Mỹ và báo chí cũng như sách vở khi tôi còn sống họ đã dùng nhưng chữ như là thi hào và thiên tài dùng cho tôi thì nó không có lý do gì để tôi phải bận tâm về, về bất cứ  ai ( cao giọng, điệu vội vã, cà-lăm), anh, anh  không biết có hiểu ý tôi nói không?   ( Văn Thanh mau mắn, âm điệu bợ đỡ: " Có có  ") càng, càng  càng không phải là anh Trần Nghi Hoàng ( giọng chua hẳn, lắp bắp, âm xúc động tức giận ). Cái bận tâm của tôi là cái thơ VN nó có đua tranh nổi với thế giới  không, chứ không phải bận tâm về anh Trần Nghi Hoàng
 ( gằn giọng) ( Văn Thanh la to, điệu xum xuê: " Đó, đó, tôi phục vụ anh ở cái chỗ đó ! " ) . Ngay cả như anh Thanh Tâm Tuyền, anh Tô Thuỳ Yên và kể cả những ngươi trong quá khứ tôi rất kính trọng như là ông Xuân Diệu, Huy Cận nó không có ở trong tôi mà . ( điệu kiêu ngạo rõ rệt) . Tại vì cái  vấn đề là thơ của tôi  là thơ VN so với thế giới sẽ như thế nào, chứ vấn đề của tôi không phải là ông Huy Cận, Xuân Diệu, hay là những ông như là ông Thanh Tâm Tuyền, ông Tô Thuỳ Yên, ( cao giọng) và càng càng không phải là ông Trần Nghi Hoàng. Tôi tôi muốn clear một lần như vậy. ( Văn Thanh giọng khúm núm: " Dạ, dạ !" ) . Thành ra để cho nó tiện đó, thì có lẽ là xin anh Văn Thanh đừng viết cái bài đó nữa nếu cái bài viết ấy nó có liên quan đến anh Trần Nghi Hoàng, bởi vì tôi không muốn vì cái lòng anh yêu tôi đó mà nó tạo  một cái thắc mắc cho độc giả hay cho ông Trần Nghi Hoàng thì nó tội nghiệp cho cả 2 phía, thứ nhất là tội nghiệp cho tôi, một cái người hoàn toàn khác biệt với ông Trần Nghi Hoàng, không không hề đi cùng đường với nhau, và thừ 2 là tội nghiệp cho anh Hoàng vì anh Hoàng chắc anh cũng không đi cùng đường với tôi đâu, mà đâm ra nó thành cái vấn đề như là trong thư anh đề cập tới (sic) (*)  là cái vấn đề giống như thể là tại sao những người ở hải ngoại này lại đứng thành hai ba phía để mà chống nhau đó . Nó nó có conflict đâu mà chống? Chẳng hạn như tôi với ông Hoàng cùng đi một đường, chúng tôi cùng mở một cái tiệm tạp hoá như nhau thì có thể chúng tôi cạnh tranh nhau được. Nhưng mà trong mắt nhìn của tôi bây giờ , tôi ( giọng kiêu ngạo rõ rệt)  dưới mắt của tôi ( gằn từng chữ) không có một người nào đi cùng đường với tôi cả, bởi vì cái người đi cùng đường với tôi bậy giờ là thế giới  ( rít cao 2 chữ  thế giới)   chứ chứ không phải là những cái người đã nổi tiếng hay sẽ nổi tiếng ( xúc động tức giận) lại càng không phải là anh Hoàng ( cao giọng) . ( Văn Thanh giọng hoan hỉ: " ừ, ừ" !") . Tôi muốn clear một lần về cái chuyện đó. Và sau cùng tôi muốn nói về trường hợp là tôi rất là appreciate cái lòng anh yêu tôi mà anh đã nghĩ đến, cũng như anh đã đã dè hứng cho tôi những cái hiểu nhầm đưa đến thì tôi muốn clear một lần và tôi mong rằng cái tương quan của mình sẽ không bĩ vướng bận vào anh Trần Nghi Hoàng nữa ..."

----
(*) - sau chữ đề cập không cần chử " đến" + " tới" . ( ý của BT) . 


Thưa ông Du Tử Lê,

Nhận thấy rằng đây không phải chỉ là một cuộc trò chuyện tầm thường kiểu " đàn bà ngồi lê đôi mách"  giữa ông và ông Văn Thanh về một nguồi vắng mặt, trong ấy lại còn đề cập đến (sic)  một khía cạnh văn học có liên quan đến cá nhân tôi ( Trần Thị Bông Giấy) và chống tôi ( Trần Nghi Hoàng) , tôi đã phải chẳng đặng đừng xin có đôi lời thưa chuyện cùng ông .

Tám năm trước, tháng 2/ 1987, lần đầu được hân hạnh (!) đón tiép ông và chị ca sĩ Lê Uyên đến ăn cưới và cư ngụ tại nhà chúng tôi dăm bữa, chứng kiến tận mắt trận đánh tơi tả mà chị Lê Uyên đã dành cho ông buổi khuya 16 /2 / 1987 ngay sau đám cưới chúng tôi, tôi thấy thật thương hại cho ông.

Một lần khác, tại Santa Ana, tháng 7/ 1987, tôi và Trần Nghi Hoàng được ông mời ngụ lại nhà ông một ngày, thì cũng cái ngày đói quả tình kinh hoàng đối với tôi khi nhìn lại lần nữa nhìn thấy cái cảnh ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường, 2 tay che đầu, mặc cho chị Lê Uyên dần đòn. Dáng điệu ông khi ấy trông thật hèn nhát và đáng tội nghiệp , đến độ anh nhạc sĩ Trần Duy Đức, một bạn thân của ông, cũng có mặt phải kêu lên: " Anh Lê à, càng ngày tôi thấy anh càng tồi tệ ! " 

Nhiều năm qua đi, tuy không liên lạc với ông và chị Lê Uyên nữa, nhưng tôi vẫn hay biết đâu đó về những trận đòn mà các " bồ tát, thánh nữ" dành tặng riêng ông. Mãi đến hôm nay, được ông Văn Thanh cho nghe cuốn băng ghi âm giữa ông  và ông Văn Thanh, cảm nghĩ thương hại trong tôi trở nên càng thêm đậm đặc.

Quả tình tôi, tôi tội nghiệp cho ông, ông Du Tử Lê ạ .  " Một thi sĩ nổi tiếng 50 tuổi, đang còn sống, thi ca được giảng dạy tại các đại họ Âu châu và được dùng làm tài liệu tham khảo trong các đại học ở Mỹ; một người được gọi là thiên tài, thi hào, thi bá "như ông, mà cuộc đời sao cứ mãi long đong kiếp Thuý Kiều hồng nhan bạc phận, hôm nay bị vị nữ lưu kia này thượng cẳng chân hạ cẳng tay, hôm sau bị đấng nữ lưu kia  viết bài, kêu đích danh chửi bới trên báo, hỏi làm sao ai mà không thương hại cho được?

(...) - xin lỗi tác giả , tạm lược khoảng 5 trang  (BT)

Một người đàn ông ( hay một con người ) thật sự  không bao giờ có thái độ ăn cháo đá bát với kẻ mà mình đã thụ ơn. Tôi xin nhắc cho ông Du Tử Lê nhớ một cậu chuyện.

Năm xưa ( cũng lại năm xưa !) 1984, có anh chàng dáng dấp gầy đét, tính tình nhỏ hẹp, thái độ kênh kiệu hợm hĩnh.  Anh này làm nghề chủ báo, lại cũng làm thơ, viết văn loạn cào cào dưới bút hiệu Du Tử Lê .  Một bữa đẹp trời, anh Du Tử Lê bèn phang đại trên tờ  Tay Phải của anh ta ở Santa Ana ( để kiếm độc giả !) những bài viết vô ý thức, gọi tờ tuần báo Dân Tộc ở San Jose là Cộng Sản.  Ban biên tập tờ Dân Tộc bèn vác đơn kiện anh nhà báo lá cải kiêm thi sĩ, kiêm văn sĩ, kiêm thiên tài thi hào thi bá  Du Tử Lê.  Anh nhà báo đủ thứ danh vị thua kiện, bị 3 quan  lớn Mỹ phạt đền bồi thường cho tờ Dân Tộc 2 trăm ngàn đô-la . Anh chàng sợ quá . Cả thiên hạ đều biết anh ta chỉ có cái tật ưa nổ cho sướng miệng, ngoài ra chẳng có chút tài năng nào trong người và không luôn cả đồng xu teng trong túi.  Anh chàng bèn trây mặt xin gặp người đại diện tờ Dân Tộc để điều đình kiểu " anh em một nhà cả, tha cho em làm này làm phúc, em hứa sẽ xin chừa !"  Trần Nghi Hoàng khi ấy là chủ biên trang Văn học Nghệ thuât tờ Dân Tộc.  Qua sự giới thiệu của anh Trần Lam Giang và cũng vì thương tình hoàn cảnh của anh nhà báo đủ thứ nghề ( kiêm luôn nghề chửi mướn bằng chữ nghĩa), Trần Nghi Hoàng bèn đứng ra dàn xếp giùm. Trong cuộc gặp gỡ thương lượng tại quán Đắc Phúc ở San Jose, trước mặt anh nhà báo  Du Tử Lê ( người bị kiện) và Trần Nghi Hoàng ( người hoà giải 2 bên kiện cáo ), ông Vũ Thế Ngọc ( đại diện phía nguyên đơn)  đã chỉ mặt anh chàng Du Tử Lê mà bảo : " Không sao, mọi việc cũ chúng tôi sẵn sàng bỏ qua, nhưng từ đây nên viết lách cho đàng hoàng đi ! " 

(...) - xin lỗi tác giả,  tạm lược khoảng 7 trang rưỡi . (BT) 


                                                                       ***


Kiểm điểm lại quãng thời gian  biết ông Du Tử Lê từ tháng 2/ 1987 đến nay, tôi thấy chỉ có một " U Lê Uyên' (*)  là người thật lóng với ông trong mụ đích uốn nắn ông trở thành một người đàn ông thật sự  -- dù phải nhận rằng đôi khi chị ấy có hơi nặng tay một tí ! 

-----
(*) - u cũng như bầm ... là " mẹ" phương ngữ miền Bắc (VN) .
         (BT) 

Tiếc thay cho ông Du Tử Lê đã không sớm nhận ra cái giá trị quý hoá trong con người chị Lê Uyên !  Tiếc cho ông, nhưng cũng mừng cho chị ấy . Vì, theo cái đà tôi nhận biết, ông đã ngoài 50 tuổi, già rồi, chắc cũng khó có ai uốn nắn lại được cho nên người đàng hoàng, phải không, ông Du Tử Lê ?

Kính chào ông ,

[]


                                                                                                              Ký tên


                                                                                 TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
                                                                            San Jose, thứ Ba 25 / 4/ 1995 


----------------

(*) -  bài đăng lại trên blog Virgil Gheorghiu/ TP,   chỉ có tính cách ' thông tin một sự kiện văn chương có qua có lại '--   bút chiến giữa 2 tác giả ' --   hình như có nhiều độc giả chưa có dịp đọc qua .  

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ