Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

bài đọc thêm: Tuấn Khanh ( nhạc sĩ sinh năm 1968) -- source: Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

 


SARS-CoV-2 (Wikimedia colors).svg

Hãy giúp đỡ chúng tôi cập nhật thông tin Đại dịch COVID-19 để mang đến người xem nguồn thông tin chính xác, khách quan và không thiên vị.
Nhớ giữ gìn sức khỏe, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch vì sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đóng (mở lại bằng cách xóa cookie dismissASN1 trong trình duyệt)

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm

Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chíâm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi.

Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luậtbáotiếng Anh.

Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻbáo Thanh Niênbáo Người Lao động... Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và modern rock. Vào năm 2001, anh được bình chọn là một trong 10 nhân vật trẻ của Đông Nam Á có ảnh hưởng đến cộng đồng chung, do tạp chí East Magazine tổ chức. Năm 2003, Tuấn Khanh được mời tham dự chương trình Sao Mai điểm hẹn và là thành phần trong ban giám khảo của cuộc thi này. Năm 2005, anh được Đài truyền hình Việt Nam mời tham gia với vai trò commander của trò chơi truyền hình mang tên Trò chơi âm nhạc.

Vào năm 2007, anh là thành viên Ban giám khảo chương trình Việt Nam Idol. Anh mới tuyên bố từ nay sẽ không tập trung vào khuynh hướng sáng tác những ca khúc tình ca thông thường mà chuyển qua những đề tài xã hội và đặc biệt hơn, anh sẽ không xin phép kiểm duyệt các đĩa nhạc của mình mà tự phát hành trên mạng.

Cũng trong năm 2007, nhạc sĩ Tuấn Khanh kết hôn lần hai với một giọng ca trong nhóm Trio 666 là ca sĩ Bích Châu. Họ có một con gái.

Một số tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Áo xanh
  • Rêu phong
  • Hẹn lòng đi nhé
  • Những giấc mơ dịu dàng
  • Sóng tình
  • Radio buồn
  • Như là tình yêu
  • Bay trên những giấc mơ
  • Kính vạn hoa (OST cho bộ phim chuyển thể cùng tên)
  • Khi người con gái khóc
  • Buồn ơi, ngủ yên
  • Trái tim Việt Nam
  • 47.8
  • Trả nợ tình xa
  • Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ
  • Hãy gấp trang báo hãy tắt TV
  • Dối trá

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

" Lây lất trong đại dịch "/ bài viết: Tuấn Khanh ( Sài gòn/ Tp. HCM) -- nguồn: Tuấn Khanh' s Blog

 Tuấn Khanh's Blog

Lây lất trong đại dịch

Trong ngày giãn cách đầu tiên ở Sài Gòn, và cũng lần đầu tiên, tôi chợt nghe được bà cụ gần nhà nói về đại dịch, theo cách nhìn của bà “Nếu chết thì tới luôn, chứ lây lất vầy mệt quá”.

Bà cụ đã vượt quá tuổi 60, tức số tuổi mà đợt giãn cách nhắc nhở là nếu không có việc gì thì đừng ra ngoài. Bà ngồi ở trước thềm nhà, mắt nhìn mông lung, không buồn, không vui, và nói vậy.

Sài Gòn, hay Việt Nam, đã có đủ kinh nghiệm về giãn cách từ năm 2020. Có thể nhìn chung, xã hội Việt Nam sốt sắng hợp tác toàn diện trước những mệnh lệnh từ chính phủ, từ các phương thức phòng chống, cho đến việc chịu nhốt mình trong nhà, đồng thuận với cả những barie kẽm gai đột nhiên xuất hiện chận ngay trước ngõ nhà mình. Những người ít ỏi cố vượt các quy định, thường bị mạng xã hội và báo chí lên án không khác gì tội phạm.

Và chắc vì vậy, bạn của bà cụ gần nhà, là một người bán xôi dạo, cũng đã gần 70 tuổi, cũng tuân theo quy định, không thấy xuất hiện với tiếng rao quen thuộc của mình. Đó là một phụ nữ gầy gò, nhỏ con và sống bằng những gói xôi nhỏ, gói lá chuối nguyên bản hằng ngày. Không biết bà cụ bán xôi ấy sẽ lây lất những ngày này ra sao?

Trên một trang facebook, tôi đọc thấy một phụ nữ mặc trang phục thể thao, diễn tập trong nhà và ghi chú vui vẻ rằng mọi người chẳng có gì cần phải lo lắng đâu. Cô ấy nói hãy tận dụng thời gian này để vui chơi, tập luyện và thư giãn chờ dịch đi qua.

Ấy vậy, khi chúng ta cố hò hét trong bầu trời màu hồng đằng trước, phía sau, vẫn có hàng ngàn, hàng chục ngàn người đang quay quắt, tự sinh tự diệt trong lúc này. Trong cách nói của các quan chức nhà nước, thì vẫn luôn “no one left behind” như mọi quốc gia khác. Nhưng nếu không thử quay đầu nhìn lại và tỉnh táo nhận ra, làm sao biết ai đang đuối sức ở ngay sau mình?

Thống kê trên trang Trung tâm báo chí thành phố, viết rằng từ năm 2016 đến nay, có 67.000 hộ nghèo (chiếm 3,36% tổng số dân) và hơn 48.100 hộ cận nghèo, và quả quyết là đến nay đã cơ bản giải quyết xong. Bản tin tuyên bố là năm 2020 đã dứt điểm, chỉ còn 1% hộ nghèo.

Thật bất hợp lý và ngớ ngẩn. Nghèo là một biến động không ngừng, và chỉ số biến động đó còn tùy thuộc vào rất nhiều thứ của cả quốc gia và thế giới. Không thể rượt đuổi một chuẩn mực cũ của 5 năm trước, rồi sau đó treo băng-rôn, bắn pháo hoa là đã hoàn thành chỉ tiêu diệt nghèo của hôm nay.

Cũng trong cuối năm 2020, Khái niệm về nghèo, chuẩn nghèo được sắp đặt lại. Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, thì nghèo được tính theo thu nhập khi làm tiền có 1,5 triệu đồng/người/tháng (với khu vực nông thôn), và 2 triệu đồng/người/tháng (khu vực thành thị).

Đây cũng là một cách tính lạc hậu kinh hoàng với thời thế. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… sống được với 4 triệu đồng/người/tháng đã là chuyện vật vã khó tin. Những người bán cóc ổi trước quán nhậu, những người bán vé số mỗi ngày bên đường vẫn thấy, và với cả cụ bà bán xôi mà tôi biết, có thu nhập gấp đôi số đó, tức 8 triệu đồng/tháng cũng không vùng vẫy nổi để thoát khỏi chữ nghèo.

Dù có nói gì đi nữa, đại dịch và giãn cách là cú tát nổ đom đóm mỗi ngày đối với người nghèo, với buổi sáng thức dậy, loay hoay nặn túi dè sẻn chi xài, nhìn tiền học của con cái mà điếng người, ám ảnh ngày đóng tiền nhà sắp đến… Câu chuyện một nam thanh niên chạy Grab nhảy cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh, Sài Gòn) vào cuối tháng 5 do dịch bệnh kéo dài, khó khăn chồng chất suốt hai năm nên tuyệt vọng, là một ví dụ rất rõ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, các vùng, khu vực bị phong tỏa để tránh lây nhiễm xuất hiện liên tục ở nhiều nơi. Sài Gòn cũng rơi vào tình trạng như vậy. Dĩ nhiên, trong các vùng phong tỏa ấy, có người bệnh lẫn kẻ lành, nhưng ai cũng chấp nhận vì đó là chuyện chung của quốc gia. Do vậy, cũng đến lúc, chính quyền nên thiết thực và ráo riết xem sự khó khăn, cùng quẩn của người nghèo trong lúc này là bộ mặt và tư cách quốc gia, mà mình đang có trách nhiệm.

Thật khó nghĩ về chuyện đóng, khóa một khu vực mà phó mặc họ tự sinh tồn ra sao. Với kinh nghiệm của năm 2020 về chống dịch và dân khó, chính quyền tối thiểu nên nghĩ đến các loại tem phiếu thực phẩm ngày, nhu yếu phẩm tuần, dành cho những gia đình, hộ, công dân khó khăn đang hết lòng hợp tác với việc phong tỏa.

Người dân có thể giúp nhau. Hàng xóm có thể chuyền gạo, bánh cho nhau, nhưng nếu trong tất cả những hành động đó không có gương mặt của chính quyền, thì dù có gọi là chống dịch thành công, cũng chẳng vẻ vang gì khi thiếu phần đạo đức nhà nước với công dân mình.

Không thể cái gì cũng đẩy vào xã hội hóa – dân tự lo nhau. Nếu chống dịch thành công và bộ mặt nhà nước rạng rỡ, nó cần là ánh sáng chung, có từ cả những gương mặt những người nghèo khó trên đất nước này.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền biên lai tính tiền đợt cách ly của một người, gần 6 triệu rưỡi, khiến không ít người đọc và thót tim. Đây hoàn toàn là kiểu dịch vụ trọn gói, phối hợp giữa nhà nước và nhà thầu, không có sự hỗ trợ nào được nhìn thấy. Một người chạy xe Grab lớn tuổi vào buổi sáng cuối tháng 5, trên đường đi vắng hoe, cứ quay đầu hỏi đi hỏi lại “mình không có tiền, được trả góp không chú? Mà mình có bảo hiểm y tế có được tính vô không chú?”

Những câu hỏi như vậy, vọng lên từ dân nghèo, chỉ chính phủ mới có thể trả lời.

Năm thứ hai của đại dịch Covid mở ra nhiều cái nhìn về cách ứng xử ở mỗi quốc gia, đối với công dân của mình. Bất luận đó là hình thức kiểm soát nghiêm ngặt nhất cho đến các biện pháp tự do miễn dịch cộng đồng, điều quan trọng nhất vẫn là những bài tính có gương mặt con người.

Tức, con người sẽ tồn tại, chịu đựng hay sống sót qua các cơn dịch như thế nào. Và thế giới sẽ quay lại đời sống bình thường của mình ra sao, vuốt mặt nhìn nhau, với phần nhân loại đã được loại trừ.

Nói đến đây, lại nhớ câu chuyện trước con hẻm nhà mình. Dì bán café cóc, sống mòn bằng từng ly café mang đi hiếm hoi, lây lất trong những ngày đại dịch năm 2020. Tiền bán cả ngày không đủ bữa chợ hôm sau, Dì thuộc hàng nghèo nhất xóm. Nghe tổ trưởng khu phố gọi làm đơn xin hỗ trợ từ quỹ 62.000 tỷ của nhà nước, Dì mừng hết lớn, điền ngay. Ấy vậy mà ít lâu sau, nghe đồn người được lãnh tiền, Dì rón rén theo tổ trưởng, hỏi thăm, thì được trả lời rằng “có nguồn kinh doanh, tức là không có gì khó khăn, nên không được tiền hỗ trợ”. ./.

TUẤN KHANH

================

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

""không phải chỉ một SÀI GÒN mà HÀ NỘI cũng vắng hoe ... " (tựa bái : Bt) / lời & ảnh : : Duy Phạm - Đỗ Lan -- nguồn : báo Tiền Phong ( Hà Nội)

 


Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19

0:00/0:00
0:00
TPO - Ngày cuối tuần, đường phố Hà Nội lại rất ít người và xe cộ. Các cửa hàng, quán xá chuyển hình thức "bán mang về" khiến một số tuyến phố thường đông khách trở nên vắng vẻ.
lời & ảnh: Duy Phạm - Đỗ Lan

Ghi nhận của PV, Dù hôm nay là ngày cuối tuần nhưng những tuyến phố chính như Hàng Bài, Phố Huế, Đinh Tiên Hoàng... đều ít xe cộ, khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm vắng bóng người đi lại, những khu vực hút khách du lịch như Nhà Thờ Lớn, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, chợ Đồng Xuân, Nhà Hát Lớn... đều vắng lặng giữa mùa dịch

Theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa không nhận khách, công viên, vườn hoa, các địa điểm công cộng đều vắng bóng người khiến thói quen sinh hoạt, mua sắm của người dân thay đổi, chỉ chuẩn bị những điều thiết yếu nhất giữa mùa dịch COVID-19 này.

"Bình thường những ngày cuối tuần, tôi hay rủ bạn bè đi ăn sáng rồi đi uống cà phê, nhưng những ngày dịch như thế này thì chỉ ăn sáng ở nhà thôi chứ không dám ra đường nữa. Tôi làm thế theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vừa có ý thức với cộng đồng vừa bảo vệ những người xung quanh, anh Quang (27 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

VIDEO: Cuối tuần, phố phường Hà Nôi vắng vẻ vì dịch COVID-19

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 1

Những ngày cuối tuần, những địa điểm thường tập trung đông người như Nhà Thờ Lớn, Tạ Hiện, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhà Hát Lớn... đều vắng lặng.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 2

Khu vực phố cổ vốn rất nhộn nhịp với vào cuối tuần với những quán ăn, cà phê giờ trở nên vắng lặng.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 3

Khu vực phố Tạ Hiện không còn cảnh đông đúc, du khách la cà quán xá.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 4

Nhiều quán xá đóng cửa kín mít sau yêu cầu của UBND TP Hà Nội.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 5

Dãy cửa hàng đồng loạt đóng cửa.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 6

Khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hiếm người qua lại.


Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 7

Cuối tuần, nhiều người dân chọn ở nhà thay vì ra đường khiến phố phường Thủ đô vắng vẻ.Hi

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 8

Hình ảnh ngã tư Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng như ngày mùng 1 Tết.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 9

Khu vực đông đúc, xô bồ chợ Đồng Xuân không còn nhộn nhịp.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 10

Bờ hồ Hoàn Kiếm hiếm thấy người đi dạo mặc dù là cuối tuần.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 11

Những ngày không dịch, khu vực này đón hàng vạn khách trong các ngày cuối tuần.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 12

Phố Đinh Tiên Hoàng rộng thênh thang khi vắng bóng xe cộ.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 13

khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ không một bóng người.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 14

Phố Đinh Lễ ngày cuối tuần.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 15
Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 16

Không còn rộn ràng tại khu vực Nhà Hát Lớn.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 17

Phố Huế những ngày cuối tuần.

Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 18
Hà Nội phố xá vắng hoe, hàng quán đóng cửa im ỉm vì COVID-19 ảnh 19

Đường Thanh Niên nhộn nhịp cũng chịu cảnh vắng vẻ giữa mùa dịch COVID-19