Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

từ một bản luận văn : vị trí của kẻ bên lề: thực hành THƠ nhóm MỞ MIỆNG ... bài: phạm xuân nguyên

             từ bản luận văn  thạc sĩ nữ văn sĩ Nhã  Thuyên :
           VỊ TRÍ  CỦA  KẺ BÊN LỀ :  
          THỰC HÀNH THƠ  CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 
         
           
                                                

Lời dẫn .-

     Phạm xuân  Nguyên , hiện chủ tịch Hội nhà văn Hànội, chuyên viết điểm sách , có cái nhìn độc lâp tự do  trong văn hóa văn nghệ.  . Anh đã từng có bài điểm sách đầu tiên về 4 cuốn truyện  tái bản  của  Dương nghiễm Mậu , một  tác giả miền Nam trước 1975 ,  bị đám  phê  bình thái giám  ( chữ Nguyễn Khôi )  đánh đòn hội đồng tơi tả .  Và bây giờ, đứng trước một  bản luận  văn   thạc sĩ ' Vị trí một kẻ bên lề; thực hành THƠ  của nhóm Mở Miệng  từ góc nhìn văn hóa' , anh lên tiếng bênh vực người viết luận án bị  áp lục tự xin  thôi  dạy,  còn  người hướng dẫn Pgs / Ts Nguyễn thị Bình   ( senoir researcher)  thôi giữ chức trưởng bô môn  - bài  viết mới nhất đăng trên  tờ  Pháp luật tp HCM ngày 28 - 7- 2013.

ĐƯỜNG BÁ BỔN
SAIGON  JULY, 30, 2013.

                                                 từ một bản luận văn 
                                                    bài viết  : phạm xuân nguyên
                                                      BÁO  PHÁP LUẬT TP HCM  28-7- 2013 


     Tác giả  luận văn là Đỗ thị Thoan còn được biết đến trong văn giới với bút danh Nhã Thuyên.  Người  nghiên cứu này còn trẻ ( s. 1986 -     )  đề tài  lại về một hiện tượng của văn học đương đại  rất mới mẻ  nhưng đã được bộ  môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hànội chấp nhận cho làm.   Luận văn đã hoàn thành, đã được hội đồng chấm cho DIỂM 10  cách đây 3 năm ( 2010 ) .

    Bây giờ  một làn sóng phê phán  bản luận văn đang được dấy lên  bằng những bải viết chỉ trích người làm, người hướng dẫn, người chấm và cả cơ quan chủ quản  trong việc này.  Giọng điệu các bài viết rất gay gắt, phẫn nộ, đòi xử lý trách nhiệm của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn.  Và thông tin nghe được cho biết Nhã Thuyên đã bị chấm dứt hợp dồng giảng dạy ở khoa Văn đại học Sư phạm Hànội - giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi  chức trưởng bộ môn  và bản luận văn sẽ bị đưa ra phanh phui , mổ xẻ. 

    Để sang một  bên nội dung các bài viết phê phán bản luận văn của Nhã Thuyên đúng, sai thế nào, ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật.   Khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hànội là một cơ sở đào tạo sau đại học có pháp quy.  Các học viên cao học, nghiên cứu sinh muốn được đào tạo tại đây phải trải qua các kỳ thi tuyển.  Đề tài của họ đã được thẩm định.   Người hướng dẫn được phân công và hội đồng chấm luận văn được thành lập đều phải theo đúng quy trình của bộ Giáo dục & đào tạo ban hành và phải được cấp trên quyết định.  Cuộc chấm luận văn được tiến hành theo đúng các thủ tục quy định.   Biên bản cuộc chấm cũng như các phát biểu của thành viên hội đồng, các điểm số đều được lưu lại  hổ  sơ khoa học của khoa.  Nghĩa là  quá trình làm luận văn, chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước và lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

    Do đó, khi có  yêu cầu được xét lại bản luận văn thì đòi hỏi đầu tiên: phải tuân thủ đúng quy trình đã có.  Bộ hoặc trưởng khoa phải có quyết định  thành lập một hội đồng chấm lại luận văn, hoặc giả, hội đồng phúc tra luận văn.  Hai hội đồng cũ và mới phải được đối thoại, tranh luận với nhau trên cơ sở khoa học.  Kết luận  của hội đồng cũ và mới phải được coi trọng ngang nhau trên bàn của cấp ra quyết định cuối cùng.   Bản thân người làm luận văn là chủ thể chính của văn bản bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, phải được quyền có tiếng nói trình bày, bảo vệ và phản biện công trình khoa học dưới dạng luận văn của mình.  Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là chứng cứ khoa học, cũng không thể coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề.   Trong khóa họp, tiếng nói của nhà khoa hoặc phải được coi trọng và đề cao.  Hiện tại việc xử lý Nhã Thuyên  và giáo viên hướng dẫn cô đã là sai quy trình pháp luật và  quy trình khoa học. Hội đồng  thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại,  người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cất chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó

   Không ai có tội trước tòa án trước khi bị tòa kết tội.  Nguyên lý cơ bản đã áp dụng trong trường hợp này là : 

     Bản luận văn  VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ : THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ  GÓC NHÌN VĂN HÓA   vá tác giả của nó, người hướng dẫn làm nó vì hội đồng chấm nó chưa thể bị quy kết tội phạm gi, khi chưa có một định giá khách quan, khoa học  từ một hội đồng thẩm định bao  gồm các chuyên gia của ngành.  Bởi vì  đây  là một đề tài khoa học. một luận văn khoa học - nên chỉ chịu sự giám sát về mặt khoa học, một luận văn khoa học, nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học, nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất tôn trọng sự tinh tường và tử tế. []

   phạm xuân nguyên

----
*  1)  Nhóm  Mở Miệng  gồm 4 tác giả ban đầu ;  Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi Nguyễn Quân.  ( nay chỉ còn Bùi Chát & Lý Đợi )   Tập đầu Mở Miệng đánh máy rồi cho COPY thành một số bản , với số lượng ít  mang tên  Nxb Giấy vụn.

           tự  bạch   :  ' thơ dơ , rác rưởi, nghĩa địa, ngôn ngữ thô tục, bẩn thỉu, lập dị  [ hình như ] nghệ thuật thơ [  mới bắt đầu cảm thấy như bị  bế tắc. "
        dùng thủ pháp  giễu nhại để vu cáo  , xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ bệ các thần tượng,  danh nhân, bôi bẩn,  phủ nhận giá trị văn hóa đã có  , xúc phạm  giải thiêng  lãnh tụ, danh nhân văn hóa  v.v

       Lý Đợi tự bạch  :

     '   Mở Miệng được hình thành bởi  ý tưởng Bùi Chát ( gốc di cư Hố Nai - BT )  lấy từ Thánh kinh' khởi thủy là LỜI ...' vào cuối 2000  - xuất hiện chính thức năm 2001 : 
        -  phản đối vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản.
        - muốn bình thường hóa việc tự do  ngôn luận, tự do sáng tác, và xuất bản.
       -  lúc đầu còn viết tay  sau mới đánh máy vi tính.' 
       -  xuất bản  tập thơ  ' Bài thơ  một vần / One rythme Poems '.  

       2)   Bùi Chát nhận ' Giải thưởng Tự Do Xuất Bản năm  2011'   được mời sang    nam Mỹ  , đọc diễn từ ( rất ngắn )  tại sảnh đường Jorge Luis Borges tại Buenos Aires vào  chiều ngày 25- 4- 2011:

    ' ...ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi chọn xuất bản (...)    Sách có thể biến thế giới  thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin tưởng rằng tự do sẽ đến trước hết đối với những người làm sách, những người đọc sách và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại...'  .

       - Bùi Chát được giải thưởng tự do xuất bản - phần lớn  dựa  vào bản luận văn '  Vị tri của kẻ bên lề: thực hiện thơ của nhóm'  Mở Miệng' từ góc nhìn văn hóa ' của  Đỗ thị Thoan - được giới báo chí, truyền thôn quốc tế  biết đến.  

       - giải thưởng Tự Do Xuất Bản  trao cho người trúng giải  $ 50.000  ( Mỹ kim ).

- 3)   tiến sĩ Vũ thị Phương Anh trả lời  cuộc phỏng vấn biên tập viên ML   -  có đoạn :

    "... đây là những người viết theo khuynh hướng HẬU HIỆN ĐẠI thì nó có giá trị.   HẬU HIỆN ĐẠI mà lại bị đánh giá ư ?  Tôi không hiểu là  họ muốn gì ? (   ám chỉ bài viết  Chu Giang-Nguyễn văn Lưu  lên án  bản luận văn thạc sĩ Dỗ thị Thoan và đòi đưa ra ở  một hội đồng  khác để phủ  nhận. Ts Anh gọi  Chu Giang và 2, 3 ông kia là' cha đạo thời trung cổ đang sống ở thời cách mạng này')

        HẬU HIỄN ĐẠI  như  tôi ( ts  Anh)  hiểu một cách đơn giản, nhất là không hài lòng với cái hiện đại hay hiện trạng- không hài lòng ở chỗ như thế này:   bình thường không có gì là hoàn hảo cả.  Vậy thì những người HẬU HIỆN ĐẠI  tạm gọi là nổi loạn, tức là họ không hài lòng. kể cả việc gì có đúng tới 80% mà những người sắc sảo nhìn ra được cái sơ hở của hệ thống đó.  Đó là phản ứng đối với sự nhàm chán, nói chung là  NGÁN SỰ THIẾU SÁNG TẠO hay là có   những sai sót   mà sửa chữa. (...) 

      Từ tinh thần đó họ có thể có những  từ gây SHOCK  hay GIẢI THIÊNG THÔ TỤC..
Từ' giải thiêng' tôi cho là cái nghĩa của nó rất là SHOCK.  Nó bình thường hóa những cái trước kia mình thần thánh hóa.  thần thánh hóa đây không phải là cụ thể là con người VỪA THẦN THÁNH HÓA MỘT CÁCH LÀM, MỘT Ý NGHĨ  -  Thiêng ở đây có nghĩa là coi nó hoàn hảo rồi.  GIẢI THIÊNG tức là nói nó chưa hoàn hảo, vậy thôi . ( ...)   

       Trong đoạn văn của Đỗ thị Thoan có nhắc đến nhóm MỞ MIỆNG,  nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch . Và trong bài của Chu Giang [ thì ] câu chuyện đó coi như một tội trọng.  Ông [ ta ]  nói những hình tượng như Nguyễn Du, Hồ chủ tịch thì không thể nói tới GIẢI THIÊNG 
được ?  Điều đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng, đời đời chắc là như vậy. 

       Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con [ của  ông Chu Giang ].

    Bây giờ thật ra  là CHÚA TRỜI  mà tôi là người theo đạo Cộng giáo [ La Mã ]  thì cũng sẽ thiêng liêng, nhưng không phải là mình trông thấy ảnh tượng rồi mình rối rít lên, quì lạy xì xụp.  Không có như vậy đối với con người của thế kỷ XXI.   GIẢI THIÊNG theo tôi nghĩ,  nó hiền lành, chứ không đến nỗi phải  qui chụp vào đó.  Nó rất  nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ là họ ấu trĩ . 
[ Thế thôi !  ...

    ... Theo phán đoán của tôi có lẽ Chu Giang là một người phát biểu; nhưng sau  đó lại có  một chùm các bài viết khác có những người bị tác động khác.  Tôi nghĩ cả 2   điều POSSIBILITY 
 [ đều ] khả năng.  Nhưng tôi cũng nghĩ là,  có lẽ đa số,   chỉ vì ấu trĩ thì đúng hơn.  Ấu trĩ  và không tự mình quan sát , ... mà thấy bài đầu tiên của Chu Giang với lời lẽ nặng nề, khiến cho những người dễ dãi khi nghe như vậy liền nghĩ :

       " Đúng rồi, những cái đó là THIÊNG LIÊNG,   là TABOO  !  " 

        vì vậy, ai dám đụng tới thì nhảy chồm chồm lên bảo vệ, không [ cần  suy nghĩ ] . 
Tôi cũng không loại những  tin tức từ bên trong cho rằng :   

      "... hay là lợi dụng điều đó mà đấu đá lẫn nhau  ...*

---
*  tiến sĩ Vũ thị Phương Anh trình luận án tại  đại học La Trobe University ( Australia)  về ngành Giáo dục.  Giảng viên và nghiên cứu giáo dục, hiện  là phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập .
   (  Chú thích : Btv MẶC LÂM,  đài RFA
   

 4)   -  báo Quân đội nhân dân  xuất bản ngày 7- 7- 2013 ,  phê phán :  

     "...  Rõ ràng đây là một bản luận văn trá hình ( của Đổ thị Thoan - BT)  mang nội dung chính trị phản động.  Nó trá hình  ở chỗ mượn cụm từ ' góc nhìn văn hóa để khảo sát hiện trạng văn học '; nhưng thực chất để cổ xúy cho một' thực hành thơ bên lề'  là có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại đinh hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc,  phụng  sự nhân dân của văn học và nhà văn ...'

 ( BT chú thích ) 

    
  



   

 

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

k. wojitila dạy ' lén viết văn ' / thế phong

                              karol wojitila dạy lén viết văn 
                                                   truyện : thế phong

    Sau sáu năm  sang  Huê Kỳ , Thủy trở về thăm chị, cháu còn ở quê nhà : tiện thể, ăn một cái tết quê hương.   Buổi sáng ở phi trường  Tân sơn nhất  thật đẹp.  Trời không nắng, gió se lạnh, nắng gián đoạn; không khí hơi ẩm thấp như mùa thu Hànội ( mặc dầu chưa một lần nàng biết Hànội, nhưng đọc qua sách vở và nghe chồng kể ).   Thủy   như nhớ lại hết khoảng dĩ vãng biến động.   Đinh Bù Loong, tên  người khách của vũ trường Tự Do; của tay anh  dài ôm đầu nàng lọt thỏm qua những đêm lạnh ở Đà Lạt, đến những buổi khiêu vũ cuồng nhiệt ở Night Club, Tulipe.  Mỏ vàng ở Phi- Nôm  cũng chỉ là bọt bèo, và nàng nhớ lại T3 nhìn lán trại trơ khấc đất đỏ ba-dan đào lên cao như núi, chẳng gặp quí kim - anh ta nói một cách văn chương với Đinh

    - Ông ạ, chúng ta là nhân vật của nhà văn Rumani di cư sang Pháp, học và viết được tiếng pháp; đi lượm bọt bèo trong tác phẩm Le Pêcheur d' Éponge.*   Chỉ khác  là bọt bèo chúng ta ở trên đồi Phi-Nôm, chứ không ở dưới biển như của tác giả.
------
*  Panait Istrati .

    Và Thủy đành trở về Sài Gòn  với đứa con trai mụ mẫm trên tay.   Người lên đón nàng là T6Tối văn Sáng.   Bây giờ nàng có  ba trai một gái với chồng.  Bỗng nhiên  nàng nhớ lền nàng sinh con gái, khi vợ chồng Tối văn Sáng vào thăm, anh ta ngượng với Thủy - bởi anh ta cho rằng không bao giờ T6 có thể tạo cho vợ mình sinh con gái.   Sáng nói đùa khi bế bé trên tay " xem  con gái này có giống bố nhiều không nào ?". 

    Anh ta nói vậy , như là những đám mây trôi, khí huyết lai tạo con gái nàng; cứ như là không phải của T6.

    Trong đám người đón lố nhố ở sân bay, có nhiều người cầm một chiếc bảng giấy.  Bảng giấy này có hàng chữ Welcome Mrs T.M. Johnson, bảng kia có chữ Chào đón: ông Chủ Houi Sang - nàng chưa thấy bảng giấy nào mang tên Welcome Thủy, như cháu nàng cho biết, cứ nhìn thấy tấm bảng này  này là chính cháu ra đón dì đấy.   Dì và cháu chỉ xa mấy năm thôi, cũng còn sợ chưa nhận nổi ra nhau.
    - Cô Thủy, cháu đây.
    - Sao không thấy bảng ...?
    - Có chứ, cháu úp lại, thử xem  dì và cháu có nhận được nhau không ?
    - Thế sao tao là dì mày, mày lại gọi bằng cô ?
   - Gọi chung chung ấy mà.  Nghe tiếng cô âu yếm hơn, dễ nghe hơn dì ạ.

   Trên đường từ sân bay về nhà, Thủy nghĩ đến T3, gia đình anh còn ở lại đây sau 30 tháng  4.    Gia đình anh chắc hẳn vất vả nhiều, nhất là 15 năm đầu; sự chịu đựng ở mỗi con người, mỗi gia đình phải tằng lên đền trăm lần chịu khổ mới sống được với thời đại đổi thay .   Nhưng là  cái số phận chung, nên không ai so bì, tị nạnh.  Thủy nghĩ tới Đinh, giờ này anh cũng còn ở lại quê hương, vợ con anh sang Mỹ từ lâu; trước ngày xảy ra biến cố.  Thủy nhớ lần gặp Đào  ở  Bolsa.  Đào đi với đứa con gái  lai thật xinh đẹp, gặp Thủy, chào thật cung kính, quí mến; khiến nàng cảm động.   Đào hỏi thăm T3, hỏi thăm có  biết tin gì về bố nàng đi học tập - nàng vẫn gửi tiếp viện về nhưng không rõ người đi thăm có đem quà đi và  bố náng có  nhận được không ?   Thủy lắc đầu, cho biết chỉ gặp T3; cũng rất là đôi khi; hàng năm, vào dịp tết ta, T3 chở vợ lên chợ ông Tạ mua lá nấu bánh chưng, gửi xe gắn máy ở quán nhà nàng.   Ở lại quê nhà, còn Tối văn Sáng, luật sư Dương Cự, gọi vậy cho đỡ nhớ - bây giờ Cự sống  bằng nghề dạy học tư cho qua ngày.  Vợ Cự đi làm, con cái sống ở Pháp.  Cự còn khá giả, sung túc hơn T3, cả gia đình chẳng có ai ở nước ngoài để chờ chi viện.  Nhớ có lần T1 nói với chồng nàng :
   - Thằng ấy sống với Việt Cộng là phải lắm.  tài năng của nó được dùng  rát đúng chỗ, làm lơ xe cho Ho Chi Minh Bus Company , như một tờ báo lá cải nào ở Pháp loan tin cách đây cả mười mấy năm.  Cho thằng T3  sáng mắt ra , nó khổ,  tao không xót, chỉ xót cho vợ con nó thôi.  Tao nhớ những ngày cận 30 tháng 4, nó sang nhà tao đòi vay 50 USD.  Nó bảo gia  đình hiện chỉ  còn khoảng  50.000 đồng tiền việt, ra đi dọc đường, lấy tiền đâu mua bánh mì cho  5 con còn nhỏ.  Lúc đấu tao có hứa thật, thật ra lòng tao nghĩ, không mấy ưa bản mặt nó, nhất là  giai đoạn sau này.  Nó không biết điều này, nên 3, 4 lần tự vác mặt tới mượn tiền đô, tao đều lánh mặt.  

     Thủy biết luật sư T1 rất không ưa T3 văn sĩ, nhất là thời gian  các anh ấy cùng sống ở Vũng Tàu , gồm: chồng nàng ( T6), nhạc sĩ Dương hồng Duyệt, Tối văn Sáng, luật sư T1, Dương Cự, San trố 
( mắt ốc nhồi ) , T3 vợ v.v. ... sống ở Trung tâm xây dựng nông thôn .   Nơi này chấp nhận những giảng viên  chính trị, dạy khóa sinh áo đen, còn giúp họ thoát được gọi nhập ngũ, động viên .  Dương Cự T3 làm tờ nội san Biệt chính ; San trố, T6 phụ tá huấn  luyện cho chỉ huy trưởng trung tâm Biệt chính Lê xuân Mai.  Mai ,  đại úy Việtnam Cộng hòa,   chỉ huy 3 trại  Cát Lở, Phù đổng & Chí Linh. 

    T3  về Sài Gòn ít lâu sau, cho in  bút ký Tôi đi dân vệ Mỹ / Đinh Bạch Dân  (  Saigon 1967) , trước đó đã cho đăng tải trên tờ nhật báo   Sống /  Chu Tử chủ nhiệm,  tạo một dư luận thật ồn ào , cứ chiều  chiều, một  quân nhân tới tòa báo mua 2 tờ báo để tướng Nguyễn đức Thắng,  sếp  bộ  Bình định nông thôn  đọc.   Nhiều bạn bè cũ của T3 cũng rất bất bình, có lần ở Bolsa, Lê xuân Mai gặp T6,  ta thán,  trách cứ :

    "... mấy chục năm rồi, tôi cũng không quên được vụ anh giới thiệu thằng cha văn sĩ ( tên là gì
ấy  nhỉ ?) ra Trung tâm làm báo, rồi hắn ta về viết báo, in sách, dịch ra tiếng anh The Ordeal of the American Militiaman *  khiến tôi bị loại khỏi CIA.   Tôi chẳng giấu anh làm gì, mà bây giờ có giấu cũng vô ích, sách của Neil Sheehan **  tố giác tôi là nhân viên CIA từ thập niên  50. Chung qui cũng chỉ tại thằng bạn anh  giới  thiệu   quậy quá, nên tôi mới ra nông nỗi này.  Hôm gặp luật sư  Thiệp
( T1) , anh ta cũng phàn nàn về tên văn sĩ ấy, cho biết hiện tại hắn đang làm lơ xe đập thùng hẳn hoi ở Sài Gòn.   Tôi nghe xong, mìm cười, thấy cũng phải, đáng đời hắn !  Khi  gặp hắn mang quân phục  Không quân   bay lên Pleiku cùng một hoa tiêu   ở sân bay Cù Hanh .. tôi quay mặt đi như không muốn nhìn thấy bản mặt tên phản thấy hại bạn , ăn cháo đá bát  ! 
-----
*     bản  in lần thứ nhất :   I was an American militiaman translated by Đàm xuân  Cận. (  Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1969) , sau tái bản  đổi tửa The Ordeal of the American Militiaman / The Phong .
**   A  BRIGHT SHINING LIE  / NEIL SHEEHAN ( 1936 -    ) giài Pultizer 1989, nói vể cuộc đời trung tá John Paul Vann + cuộc chiến tranh Việtnam. Bản dịch tiếng việt Sự nói dối hào nhoáng -  Nxb Tp. HCM xuất bản  lần đấu, sau Nxb Công an nhân dân  2009.

   Lấn ấy , Thủy  phải đỡ lời bênh  vực T3 - nhưng có chồng nàng và bác Mai đều không đồng tình.  Chỉ  Thủy hiểu rõ T3, anh ta trực tính, không dễ dàng dùng tiền bạc, lương hướng, mối lợi làm thay đổi  chí hướng anh ta .  Không phải dễ mua chuộc, anh ta từng tâm sự với Thủy:  "  nếu quí vị mua   được  tôi, quá muộn - vì sao vậy, bới trước đó đã có nhiều người mặc cả, nếu tôi bán tôi, bây giờ làm gì còn cơ hội cho quí vị ra giá mua tôi ở bây giờ ".    - Anh ta phóng khoáng, tài hoa, độc lập suy nghĩ, lãng tử tình ái -   đúng như  T2  nhận định.

    T2 hiện  rất khá giả, con trai đầu lòng của Thủy, do chồng nàng đặt  là tên thật  T2-   T6 muốn con mình  sau  này  sẽ sung sướng như Tuân, giáo sư  anh ngữ tại đại học Sài Gòn , mã danh T2 -  do T3 đặt làm nhân vật truyện trong truyện THỦY & T6.* -  Chủ  nhà xuất bản, T2 vừa xuất bản mấy ca khúc nhạc sĩ Cung Tiến, thơ Mai Thảo, và nhiều  tác phẩm  nổi tiếng nhiều tác giả khác.  Chồng nàng gửi theo ít quà cho T3,  T6  bảo vợ :

      "... em đến  gặp anh ấy, chắc vẫn ở địa chủ cũ trước khi ta rới nước  - tặng anh ta ít quà; 1 hộp thuốc píp Half & Half to đùng, 1 thắt lưng da Levi's  chính  hiệu , một lố bút Papermate Huê Kỳ, một hộp Salonpas và cuốn thơ Mai Thảo .  Em cũng nên kể cho anh ta nghe chuyện, thình thoảng chúng ta gặp anh Cao thế Dung.   Anh bạn tiến sĩ kinh tế của chúng ta  là tiến sĩ thật, chứ không phải tiến sĩ  rởm, như dược sĩ Lê trọng Văn tả chân dung anh ấy trong  sách  Những con thò lò chính trị.
----- 
*     THỦY& T6 / THẾ PHONG  ( Đại Nam văn hiến , Saigon 1968)
  
    Thủy căn vặn lại:
  " ...anh bênh anh Dung như bênh cho bản thân, vậy không phải anh Dung là cha nuôi thằng Tam chúng ta hay sao ?"
   " Không hoàn toàn vậy, em có nhớ T3 , lúc giận, chỉ vào mặt anh Dung, nói như tát nước vào mặt anh Dung nói như tát nước vào mặt, định dạng cho anh Dung chỉ có thể đóng kịch, nhất là nếu đóng vai ông thượng tọa có tên Thích tâm Châu.  Bởi T3 cho anh Dung có khuôn mặt chữ điền, nhị bề rấu quai nón viền vòng đai miệng.  Nhưng em thấy không ?  T3 nhận định rất sai lầm về anh Dung.  Ông bố nuôi thằng Tam  nhà chúng ta không những là nhân vật làm chính trị sáng giá, còn là một nhà văn viết rất nhiều tác phẩm dầy cộm, bán đắt tiền, nên có kẻ ghét cay ghét đằng, thuê côn đồ lia súng ám hại - nhưng anh Dung chỉ bị thương nhẹ ở bả vai . Nhưng điều mất mát ở anh Dung không còn là nhà thơ, tác giả Khúc ca nhược tiểu  * mà T3  đã xuất bản dạo nao . Vì , nước  Mỹ thực dụng , giết chết thi ca là rất đúng."
------
* Khúc ca nhược tiểu / thơ Cao thế Dung, Đại Nam văn hiến, Saigon 1961. 

    Cháu của Thủy gọi bàng dì hỏi :
   - Dì thấy Sài Gòn bây giờ tráng lệ không ?   Hơn xưa là chắc cứu, rất nhiều nhà cao tầng chọc trời mấy chục tầng, chẳng kém New York, Washington D.C.  mấy

   Khi xe băng qua  con đường Lê văn Sĩ ( Truông minh Ký xưa )  , Thủy nhìn vào ngõ cũ từng ở váo thời kỳ làm ở vũ trường,.  Đinh đưa đón, nàng bùi ngùi, nhớ lại, tự nhủ mình : " thế nào cũng phải đi Đà Lạt chơi mấy ngày mới được ! ".

    Thủy quyết định   ghi danh vào một tour tổ chức đi Nha Trang + Đà Lạt 5 ngày.  Hoa,  chị nàng giải thích, đi một mình không những tốn tiền khẳm, lại không vui .   Việt kiều về đây, ngay cả người trong thành phố cũng thường đi du lịch ngắn ngày, qua các tours tổ chức.   Họ có xe  đưa đón, đăng ký khách sạn,  ăn uống, ngủ nghê, có xe đưa đi thăm danh lam thắng cảnh- nếu đi Nha Trang lại được thăm đảo Yến,tắm  biển, rồi lên rừng leo núi, cũng là thử sức khỏe còn dẻo dai không, dùng thức ăn đặc sản lạ miệng.   Chị Hoa còn cho Thủy  biết khi lên Đà Lạt, Thủy cũng có thể báo cho ban điều hành, nàng tách đoàn đi chơi 1 mính, chiều trở về khách sạn, rất thoải mái.   Thủy rất ưng ý, nhưng nàng tiếc là chưa gặp được T3.   Gia đình báo tin, anh đi  nằm bệnh viện, từ 2 tuần nay, chờ đợi nội soi tuyến tiền liệt.  Thủy quyết định trước khi đi Đà Lạt , đến thăm T3.  Thủy vẫn thích mặc com-lê đen khi xưa ưa thích; nhưng bây giờ sang Huê Kỳ, ngoài ăn theo thuở, ở theo thì; nàng  vận bộ com-lê nhưng màu vẫn là màu đen.   Đẩy cửa vào phòng T3 nằm,Thủy chưa kịp hỏi, T3 đã kêu to:
     - Bà Thủy mới về sao ?
    - Lại thăm ông, đem quà anh ấy gửi.  Biết ông đi nằm bệnh viện, tôi tới ngay đây.
.
   ( Bệnh viện Bình Dân xưa kia chỉ là  một khi đất trống, nhờ người đi mua đất, dựng nền là bác sĩ Phạm biểu Tâm.  Sau 1075, ông còn ở lại quê nhà, tuy là bác sĩ tài danh, nhưng không còn được giao nhiệm vụ, sống không mấy thoải mái  , ít lâu ông sang Hoa Kỳ định cư.   Gặp T6, bác sĩ kể chuyện, Thủy mới biết  vậy.  Nây giờ bác sĩ quá già  và lẫn rồi  gặp bạn bè chưa dễ nhận ra, trí nhớ thần sầu của bác sĩ tài danh khi xưa, đã bị tuổi già đào thải ).

    - Anh ấy không cùng về với bà sao  ?
    - Anh ấy bận, dầu rằng rất nhớ quê nhà.  Có thể, sang năm chúng tôi lại về Việtnam lần nữa.  Bệnh tình của ông ra sao rồi ?
    -  Bí tiểu và chờ nội soi .
    - Tôi có nghe chị nói vậy.  Tôi không thể nghĩ gặp anh ở bệnh viện , bởi lẽ ...
    - Khỏe như vâm chứ gì ?  Càng khỏe càng dễ vào gặp thấy thuốc đấy bà ạ.
   - Anh có nhớ cô Đào không ? 
    - Đào nào ?
    - Đào ở Đà lạt, con nhà văn Đinh Bù Loong, chứ Đào nào ?
    - Cũng không dễ quên kỷ niệm đi uống cà-phê với cô ấy ở Đà Lạt.
    - Cô ấy đi với con gái rất xinh, gặp tôi ở Bolsa.  Hỏi thăm anh  thật  đằm thắm .  Và cô ấy cho biết, tuy không biết tin tức anh, nhưng cô ấy  gặp anh trong một cuốn sách mới in ở bển.
    
     T3 trầm ngâm , Thủy tưởng chừng anh ta nhớ đến mối tình sớm nở chiều tàn với Đào ở Đà Lạt.  Nhưng không, anh nhớ đến bọn lái sách Mỹ gốc Việt  ở bên ấy  in sách của anh vô tội vạ, không trả tiền bản quyền, không cho sách tặng mà lại ..
    - Mà lại gì ? Thủy gặng hỏi , mà lại  tái bản sách của ông vô tội vạ , phải không ?
    - Ít nhất 2 nhà xuất bản lớn ở bên ấy đều tái bản  sách của tôi.  Một lần ông Khai Trí , nhà xuất bản cũ ở  Sài Gòn sang định cư ở bên ấy, viết thư cho tôi"  hãy đòi bản quyền nơi in sách của ông, tôi sẽ chỉ ra nhà xuất bản nào nhé ".  Tôi nhận ông ta nói có lý, bởi đó là luật bản quyền quốc tế từng được ký ở Berne, sách in ra ít nhất phải trả 10% bản quyền, và tác giả được hưởng tác phẩm của mình tới 50 năm sau qua đời.   Chỉ nói đến một nhà xuất bản X.T., trước kía ở Sài Gòn,  ông ta là đệ tử nhà xuất bản Phạm quang Khai .   Lão đại gia này kinh doanh chiến tranh,  sản xuất dây thép gai và khuân đạn dược cho Mỹ thuê đưa vào Việtnam bắn nhau  ì xèo  Chẳng biết có phải ông  Phạm quang Khai qua Mỹ rồ,  mớm cho đệ tử cách in sách lậu ở Mỹ không, nhưng chủ X.T kinh doanh sách lậu được khoảng 10 năm,  đã  được một biệt thự khá đẹp ở trên đường  Trần quý Cáp ở  Sài Gòn.   Một thân nhân tác giả Toan Ánh  đến gặp anh ta ở Mỹ đòi bản quyền, vì XT in 5, 6 tựa sách , mà lờ tịt trả bản quyền. 
     Rằng
    " ông  là đại diện cho ông Toan Ánh, nhà văn còn ở Việtnam ?
    - ... đúng, vậy ông in 5, 6  cuốn sách   Toan Ánh , bố tôi , xin ông thanh toán bản quyền theo luật quốc tế ?
    - ...quốc tế nào ? 
    - ...quốc tế là bản quyền theo hiệp ước bản quyền Berne đới với tác giả có  sách  bị in , không xin phép trước và trả bản quyền ? 
    - tác giả còn ở Việtnam, sao  được phép sử dụng luật bản quyền quốc tế ?   nước Việtnam Cộng sản có ký kết luật bản quyền với nước nào trên thế giới đâu mà  buộc tôi phải tuân  thủ ?
    - vậy ông in sách là cứ in không cần xin phép, không trả bản quyền ?
    - ...  chính xác, tác giả còn ở Việtnam có bổn phận phải đổi tiền đô đem sang đây trả chúng tôi đã in sách ộng ta phổ biến ra toàn thế giới -   tại sao ư?  -   tự giới thiệu , tôi Lâm LụcTặc, tiếng Mỷ Tac  Luc Lam, giám đốc nhà xuất bản X.T.  lớn nhất nước Mỹ.
    - tôi có quốc tịch Mỹ, xin ông giám đốc ăn nói cẩn thận. 
   - Wa. wa . Good., very good !  tôi ăn nói rất chính xác đấy ông bạn ạ, tôi cũng  có quốc tịch Hoa Kỳ.   Về luật, chẳng ai biết ông Toan Ánh, công dân  Việt Cộng ở tận đâu đâu, lại sai người đến  nước Mỹ tự do của chúng tôi đòi bản quyền này nọ -   nay, tôi đòi ngược lại, buộc tác giả  phải trả , lấy rẻ thôi, 500 USD một  đầu sách in ra -  tác giả Toan Ánh in 6 đầu sách phải trả  chúng tôi : 500 USD x 6 = 3000 USD . Tiện, kể cho ông nghe một thể, con trai ông Nhất  hay Nhị Linh, ông Nguyễn tường Thiếc, hay Bạc gì đó đến đòi bản quyền những tác phẩm mang tên Nhất, Nhị Linh gì đó.   Chẳng biết ông Nhất , Nhị Linh còn  sống hay đã đi  đời nhà ma , nếu qua đời đã rất lâu, thì bàn quyền thuộc về nhân loại -  còn đòi điếc bản quyền bản kiếc gì chứ ?   Người Mỹ lịch thiệp ,  cũng rất thực dụng ,xin đưa lót tay ông ta 50 USD gọi là tiền đi xe buýt hoặc đổ xăng đến đây  - và  xin nhớ- đây là lần cuối nhận  được  món tiền trời ơi đất hỡi này.  Đừng đến đây nữa, nếu còn thắc mắc,  ông ta có thể khởi kiện ra tòa Liên bang...
     Thủy lắc đầu;
    - Còn anh ?
    - ... đòi không được thì thí cô hồn... 
   - ..  ai bảo anh viết sách  có độc giả, người ta mới tái bản, chứ tôi thấy nhiều tựa sách in ở bên nhà, có ai thèm tái  bản,  tái biếc  gì đâu ?   Tôi định rủ anh đi Đà Lạt, qua tour Khải Hoàn mấy ngày, tiếc là anh còn nằm viện ...
      - chờ nội soi, nếu là u ác, tôi  sẽ theo chân ông Mitterand  ra đi vì ung thư tuyến tiền liệt, vô phương chữa chạy- nếu chỉ phát hiện  là u xơ phát sinh tự nhiên, thì tôi xin được làm bạn đồng hành với ông Karol Wojitila thời trẻ ở  Ba Lan đã in thơ lậu, tập THƠ VIẾT LÉN  . Bà thấy tôi có cô đơn đâu nào, nặng  thì đã có ông Mít, nhẹ có ông  Karol... Lúc nào ông Karol  cũng ở bên tôi, vì một người bạn sang Rome đã  mua tặng tôi một  đồng keng chân dung đức giáo hoàng Gioan Phao lồ II ,nay tôi  đeo vòng chìa khoá xe gắn máy.  
   - ông nói đến  đức giáo hoàng Gioan Phao lồ  II thời trẻ làm thơ  lén, in thơ lậu , thật tôi vô cùng ngạc nhiên !   Kể cả  tín hữu Thiên chúa giáo ,  ít người biết tên thật đức giáo hoàng,  lại còn làm thơ lén và in thơ lậu,  thật hết  thuốc chữa rồi !!! À quên, nói tới thơ, tôi mới nhớ anh T6 gửi cho anh tập thơ Mai Thảo đấy. Anh T6 cũng không biết tác giả tập thơ kia  từng là chồng con Cúc - thằng  nhỏ thằng chả chưa ngửng đầu  lên đã gục xuống như  xe tăng chưa vào thành đã tuột xích ngoài ải ...   Chắc chắn anh thích tập thơ này rồi !!!
     - Cảm ơn nhiều phu quân bà đã gửi Ta thấy hình ta những miếu đền thơ Mai Thảo  do T2 xuất bản.  Tôi đã đọc trước ở  đâu đó mấy câu thơ  :

                                   Đặt tay vào chỗ không thể đặt 
                                  vậy mà đặt được chẳng làm sao
                                   Mười năm gặp lại trên hè phố 
                                  cười tủm còn thương chỗ đặt nào ?
                                       MAI THẢO 

 bà Thủy ơi " thơ tuột xích  Mai Thảo hay tuyệt '  -  khó thằng  thi sĩ nào tuột xích mà làm thơ hay như Mai Thảo "-  hãy cùng đọc đi :"  đặt tay vào chỗ không thể đặt /   vậy mà đặt được chẳng làm sao ?" 

       Thủy hỏi  T3 có lần gặp Đinh Bù Loong không ?  

       T3 cho biết lần cuối sau 30- 4- 1975, anh ta nhìn thấy Đinh đi bộ từ đường  Phan đình Phùng
 (  Nguyễn đình Chiểu mới  ) rồi băng qua Nguyễn bỉnh Khiêm.  T3 không thể gọi bạn, bởi anh đang hành nghề lơ xe, đứng cửa sau, chuyển hàng, mở cửa, đưa khách lên xuống xe buýt Thủ đức- Saigon.   Buổi ấy, Đinh mặc chiếc áo sơ-mi ngắn tay, đầu cúi xuống nhìn chân bước tới  , dáng trầm ngân.  Thân hình to lớn, dáng đi nặng nhọc , hai tay chẳng có gì, thong dong như khách nhàn du.  Và từ đó, không còn lần nào T3 còn gặp Đinh, cho đến khi, anh nhận được tin từ 1 người bạn cùng  trại cải tạo về cho hay  :  "  tác giả Bên kia bến Hải không còn nữa !"

     Cúi đầu, Thủy đưa tay lên giụi mắt, T3 biết nàng chiêu niệm Đinh- qua phút mặc niệm - T3 tiếp :
    - Người ta báo tin cho tôi biết  cũng là một nhà báo Sài Gòn,  con rể chủ báo Sống, anh em cột chèo với họa sĩ Cát.   Tên anh ta là Phan nhự Thức.  Tôi chỉ quen sơ giao qua 1 lần gặp ở nhà hoạ sĩ Cát.  Anh ta từng là nghị viên  hội đồng tỉnh Quảng  Ngãi,  theo luật định , nếu là quân nhân trúng cử nghị viên đương nhiên được xuất ngũ.   Bởi luật pháp VNCH thời ấy có qui định này, cũng như  thời  tổng thống Ngô đình Diệm, binh lính, hạ sĩ ,  sĩ quan , ai mua xổ số 10 đồng, xổ vào chiều thứ ba, qua giọng hát ngọt ngào  của Trần văn Trạch , chẳng may trúng độc đắc  1 triệu đồng  sẽ được giải ngũ tức thì , nếu có đơn xin.

    Nên, người có tên  Phan nhự Thức  củng trại với  Đinh Bù Loong  trúng cử nghị viên, thôi mặc áo lính- sau 30 tháng 4 năm 75- nhưng vẫn phải lên đường trình diện học tập 10 ngày.  Rồi 5, 7 năm sau, anh ta đem giấy ra trại  nộp theo đơn xin xuất cảnh theo diện H.O .   Lòng mừng thầm, một ngày nào đó , anh sẽ  được đi dịnh cư ở Huê Kỳ.   Ngày phỏng vấn, gặp phái đoàn Mỹ, nhìn giấy ra trại, một  người Mỷ hỏi :

   - ...ông có phải  là quân nhân Việtnam Cộng hòa ?
   -  ..  phải, đúng.
   -    cấp bậc?
    -    trung úy
    -... tại sao ông lại được giải ngũ ?
    - ...bởi tôi trúng cử nghị viên hội đồng tỉnh Quảng Ngãi.
    -... ông có đi học tập đấy đủ ?
    - ...dạ
    - ...bao nhiêu năm tháng. ngày ?
    - ...6 năm,  7 tháng, 21 ngày.
    - ...qua những trại nào ?
    -... từ trong  Nam ra tới bắc.
    -... trại cuối cùng ?
    - ...Tân Lập, Vĩnh Phú.
    - ..giấy ra trại này có là thật ?
    - ...sao ông lại hỏi như vậy ?
    -... bởi , có điều cần xác minh .
    -.. ông cho biết  cụ thể hơn  ?
    - ...thật dễ  thấy, nhìn ngày, tháng xuất trại .
 
     - bấy giờ Phan nhự Thức mới để ý đến giấy ra trại: ký ngày 30 tháng 2 năm  199 - ? 
     người Mỹ cười tủm, hỏi:
     -... ông thấy lý do cần phải xác minh lại rồi chứ ?  Dưới mắt tôi,  giấy ra trại  của ông coi như được mua lại.
     -... tại sao ?
    - ...bởi gần 20 thế kỷ sắp qua,  chưa có một tháng HAI nào CÓ NGÀY THỨ 30 ? 

     Phan nhự Thức buồn rười rượi.   Phái đoàn Mỹ khước từ cấp  xuất cảnh theo diện H.O, lý do" giấy tờ giả mạo, như dẫn giải ". 

      Ít lâu sau tôi nghe tin có người đã đưa tang Phan nhự Thức- tôi  đến nhà hoạ sĩ Cát , con rể nhà văn ,chủ   báo Chu Tử  xác nhận : " Phan nhự Thức qua đời là sự thật " 

    Thủy lắc đầu , giã từ tôi,  với lời an ủi:
    - Chúc bạn ta nội soi với kết quả u xơ phát sinh tự nhiên.  Ngày mai tôi đi Đà Lạt, bạn ta cho tôi coi như có bạn cùng đi, để nhớ lại hơn 30 năm  xưa- tôi và bạn  cùng đi những 2 lần đến Đà Lạt, xứ hoa đào.

     ĐÀ LẠT - SAIGON : 1966- 1998.
     thế phong
    




Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

gặp lại mục sư hồ hiếu hạ, hội thánh trần cao vân xưa - về thăm saigon / đường bá bổn


                                          gặp lại mục sư hồ hiếu hạ :
                    hội  thánh trần cao vân xưa,  về thăm lại  tp. hcm 
                                                  bài viết  : đường bá bổn  


     Tôi nằm dài trên sân thượng, nhìn ngoài kia trời mưa bụi lất phát ,  đọc tin vui thị trường  trên  báo  Saigon tiếp thị    :  mô hình cà- phê   rang xay  được tích hợp trên  chiếc xe thể thao gồm :  máy rang -  xay cà-phê, bếp ga mi- ni, các loại hình liệu hỗ trợ để pha chế expresso hoặc cappuccino  mất từ 5- 10 phút, giá từ   1.5000- 25.000 đồng / ly. (một  thiết kế  tích hợp pha chế loại này có giá khoảng 40 triệu đồng / bộ).   So sánh với  ly expresso Starbucks 50.000 đ, còn   phải  xếp hàng, ta vào  nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi xưa, nay công viên  Lê văn  Tám,  nâng ly expresso bán dạo,  vừa rẻ, vừa được hưởng  không khí thoải mái, vậy  có phài  là một cái thú không ?
     Vợ tôi đứng ở phía sau lưng từ bao giờ, nàng  vỗ  vai ra lệnh :
   - 11 giờ trưa nay  mục sư Hạ và phu nhân mời ăn trưa tại  tư thất quản nhiệm chi  hội Tin lành Gò vấp.  Không thể từ chối  được đâu, vì  ngày mai ông bà ấy  ra  Hànội, còn  mục sư Hạ  được mời giảng về tin  lành, một tuần lễ  sau đó trở về Seattle. -  còn  expresso hoặc cappuccino  lúc nào ông đi uống mà chẳng được !

    Mục sư  Hồ Hiếu Hạ ( 1942 -       )  một vị quản nhiệm có tài  thuyết giàng về tin lành nổi tiếng  miền Nam sau 1975,  mỗi lần giàng xong, kêu gọi , rất nhiều người tin nhận Chúa.  Dạo ấy, tin đồn loan thổi, xưng nhận Tin lành rất dễ được chấp nhận đi Mỹ , mua vé đi thiên đàng  không mất bạc tiền.

      Ngày  thứ sáu  9 tháng 12 năm 1983, ông bị cầm giữ, đưa đi học tập cải tạo.  Trải qua 6 năm học tập tốt, ông được trả tự do trước 2 năm .   Ngày 3 tháng  1- 1990 ,  ông được đưa về Saigon và nhận  lệnh  chỉ được  ngủ một đêm , sáng  4 tháng 1 ,sẽ  phải lên máy bay trực chi đi  Huê Kỳ.  Tôi nhớ rõ, ông ngủ trọ nhà một  tín hữu  Tin lành Trần cao Vân, bà Nữ ở  mạn Phú  Nhuận,  Bà là một tín hữu hầu việc Chúa sốt sắng, có tài sản, giúp đỡ tôi tớ Ngài   1, 2 chỉ vàng chi đó - sau - bà tâm sự,  khi chúng tôi cùng thờ phượng ở hội tháng Báp- tít. Năm 1979, tôi tin  Chúa tại hội thánh  Báp tít. mục sư  Lê  quốc Chánh  chủ tọa , sau đó  đầu thập niên 80, vợ và các con tôi sang hội thánh Trần cao Vân thờ phượng.   Nhà chỉ có 1 xe đạp mi-ni , sáng chủ  nhật dậy sớm, con  trai lớn tôi chở mẹ tới trước, quay về chở  các em tới sau - còn tôi  bữa nào nghĩ đi lơ xe mới đi thờ  phượng.   Cò bữa vợ tôi bán nón ở trước cửa  nhà thờ Tân Định, từ sáng sớm tới chiều tối không bán được 1 cái nào,  vét gạo chỉ còn đâu đó được  một nắm vơi đem nấu cháo cầm cự.  Vợ chờ chồng đi lơ xe về,  xem có đồng nào  không -   tiền xe đạp chở trên mui   xe buýt Thủ đức- Saigon  , chủ không lấy, cho 2 lơ xe  chia nhau.  Có bữa, con  chủ xe, tên  Trường theo xe thu tiền,  khách quá đông thu không xuể, bật đèn  xanh cho tôi thu tiền  ở cửa sau .   Những lần ấy, Trường thường cho thêm tôi 5, 10 đồng " để anh uống cà phê"   - thế  là tôi  có tiền đưa vợ đong gạo nấu cơm trễ cho  các con ăn .  Củi thiếu thốn, chúng tôi giắt xe đạp trèo lên bờ tường góc  đường Phùng Khắc Khoan + Điện biên Phủ, nơi tư thất  đại sứ Mỹ xưa,  để gỡ những cành bông giấy khô  về làm củi. Các con  vừa bán nón phụ mẹ, vừa  học bài , đứa thứ 2 , trí nhớ tốt, đọc qua là  thuộc,  đi nhóm thiếu niên , kinh thánh thuộc vanh  vách được các anh ở Trần  cao Vân  để tâm  khen ngợi, cất nhắc, chỉ  cách hầu việc Chúa.

   Mục sư Hồ Hiếu Hạ về nước nhiều lần -   tháng 6 - 2012,Tổng liên  hội Tin lành miền Nam tổ chức 100 năm Tin lành đếnViệtnam ( 1911- 2011 ) , nhiều giáo sĩ   Mỹ giỏi  tiếng việt  thuyết giảng về tin lành -  nhưng  mục sư Hạ  chỉ  được phép  dự thính - nhiều hơn tí chút,được phép  cầu nguyện, chia sẻ tâm tình ít lời - hoàn toàn  chưa được được phép chính thức đăng đàn  thuyết giảng.

     Lần ấy, vợ tôi chụp chung một tấm ảnh với  mục sư Hạ và phu nhân +  một vài tín hữu cũ thờ phượng ở  Trần cao Vân , và  ông cho biết, có ý định sẽ viết hồi ký. Ông nhắc chuyện gặp dịch  giả phóng tác  tên gì
 ( ông quên mất) tin  Chúa, đã làm báp-têm, nay ở Virginia - bà vợ ông ta nay rất yếu. Tôi nhắc tên Hoàng hải Thủy và phu nhân Alice,  nhân vật chính của  phóng sự nổi tiếng Vũ  nữ Saigon, ông  gật đầu , tiếp,  nhắc tới thi sĩ Bùi Giáng  đi nghe giảng, bốc đồng,  giơ tay tin Chúa, và  không có lần  thứ 2  trở lại   hội thánh Trần cao Vân.

        Lần này, sau 2 năm ông bà về  tp HCM thăm  họ hàng bà con : một  em ruột bên chồng , vợ chồng  1 mục sư tư gia- còn  em phía bên   vợ :   1  mục sư nhiệm chức hiện  quản nhiệm 1 chi hội tin lành rất bề thế ở quận 4, một  em vợ khác,  góa phụ, hiện  chấp sự chi hội tin lành Thị Nghè. -  lần này,  ông bà không tới thờ phượng ở  hội thánh  Thị Nghè  như năm  trước.

       Gặp mục sư Hồ Hiếu  Hạ ở phòng khách  quản nhiệm  hội thánh Gò vấp, mục sư Phan minh Nghĩa
( 1957 -     ) một thanh  niên Trần cao Vân xưa , nay  thành đạt,  mời thầy cũ cùng bè bạn thầy cùng  nâng  ly Coke hàn huyên tâm sự trong bàn ăn.  .  Câu đầu tiên  hỏi : -  có biết ông này  là ai không ? trả lời - mục sư Hồ Hiếu Hạ, trẻ mãi không già.  trả lời:- : già  ở  nội tâm - đáp: -  . già ở nội tâm , thì  chỉ một
 Dieu seul le sait  mà thôi , thưa mục sư  !"  hỏi tiếp  :"  "ông có tên  là... cái gì Phong nhỉ ?- thưa:  - Phong Phải Gió -  một  cựu  chấp sự Báp tít , tên Danh , đứng cạnh, nhanh  nhảu , giới thiệu :
      " nhà văn Thế Phong"- 
      tiếp lời, mục sư  Hạ   hỏi  thăm  các con tôi - nhất là đứa thứ 2,  tốt nghiệp y khoa từ 1994, nay làm gì ? -  tôi  không  giấu diếm :

    '... mục sư ơi ,  bé thiếu niên xưa kia rất thuộc kinh thánh, nay bỏ vợ con theo gái rồi ... - ông nói đùa hay nói thật? -   tôi không dám  nói  đùa, thưa mục sư.

      Chưa  dám kể hết câu chuyện cho ông nghe- chẳng là một  Hội thánh  trên đường ra sân bay Tân sơn nhất  có một nữ thanh niên  gia nhập, đầu tiên cô ta  cua chủ tọa H.  ,  bị phu nhân chủ tọa ngăn cản, cô ta quay hướng  sang bác sĩ  K. trưởng ban thanh niên .   Bác sĩ K   bỏ bê vợ con,   sa  vào vòng tay  người nữ tà dâm- nàng ta   đòi  người tình mua xe  gắn máy S.H.  gần  trăm triệu,  đòi sang một căn nhà  tổ ấm, bỏ tiền chữa bệnh nan y cho mẹ nàng từ  Quảng Ngãi vào,  tiền  lương  nàng giữ, tiền gửi  nhà băng  dành cho vợ cả, con cột, nay  phải được rút ra,  dứt khoát phải ly dị  vợ  cũ, người nữ tà dâm hứa sẽ nuôi tốt  2 con  chồng , sẽ không  có chuyện :'  bao giờ bánh đúc có xương /  thì   dì ghẻ mới thương con chồng '. Vợ chồng nữ dược sĩ H.T, đến tận nhà gặp K. hết lời khuyên nhủ phải trái,  tội tà dâm là  trọng tội,  như lời Kinh thánh chỉ dạy, không thể bỏ vợ cái, con cột , .  Tưởng K. nghe lời, nhưng không, chỉ một ngày sau, người nữ tà dâm kia gọi điện thoại tới ,  mắng xối xả nữ dược sĩ H.T., người từng phát thuốc vào mỗi sáng chủ nhật tại hội thánh Báp tít  xưa kia ,   còn bác sĩ K. thì khám bệnh.    Con trai xin tiển ba đổ xăng đi học, K.
 lắc đầu : ' con  xuống nhà hỏi vay bà nội '.

      Vợ chính thức bác sĩ K.  khóc lóc, đòi tự vẫn -   khi  hai đứa chúng nó   hiệp lại  ức hiếp -  kể lể  tội chồng, phổ biến trên mạng Facebook . Còn   chồng không vừa gì,  trả đũa   vợ cũng ăn nem không  cung cấp  đủ điểu kiện sinh lý đòi hỏi  , lại không biết nấu nướng ngon miệng ,   thiếu tổ chức một foyer nấu ăn ấm cúng, chồng đi làm về phải đi chợ nấu cơm   v.v... - những lời tôi nghe được và chỉ ghi nhận - kể cả tin mừng sáng chủ nhật 21- tháng 7  này , nàng dâu  hứa với  mẹ chồng -  "  con  sẽ  chở  Na  đi thờ phượng  Chúa ở hội thánh Báp- tít , dầu thế nào con cũng  không bỏ  Chúa !

      Cho đến giờ  phút này ,  vợ chồng tôi mới biết lương cậu bé thiếu niên K.  rất thuộc kinh thánh xưa kia  tốt nghiệp y khoa từ 1994, hết làm cho hãng Mỹ,  nay   làm cho  hãng bán  thuốc tây  Sanofi   của Pháp  -  hàng tháng lãnh hàng 3 chục triệu  - vì, chúng tôi không hề  soi mói, hỏi han lương bổng- kể cả chuyện tình cảm   5 đứa  con , yêu nhau  thì  lấy nhau, bố mẹ chuẩn thuận gật  đầu khi được  hỏi  ý .   Thằng thứ 2 khi lập gia đình  tâm sự thắng thắn cùng mẹ  :

       "... con  đậu được bác sĩ là do con tự học,  lấy vợ do  tiền con  lo, tiền mừng và quà  tất nhiên thuộc  sở hữu riêng , không ai được quyền hay biết ' -  đã có ai  lấy 1 đồng hay xin  một món gì mà mày     phải rào, phải  đón?- vợ tôi nói vậy " . 

         Cuối tháng 12 năm 2010, nhân chuyến  bác sĩ K.  đi công  ở Singapore, tiện,  mời   bố mẹ  sang đó chơi vài ngày, nhưng :  mẹ nhớ  phải đem theo khoảng 1500 đô la Mỹ .   Hai đêm đầu tiên ở khách sạn  5 sao  trên đường Orchard Road - đêm thứ 3 phải chuyển sang  khu China  town -   vì cạn tiền - khách sạn  này một đêm chỉ còn 115 đô-la  Sing  , thang máy lên xuống kều ầm ầm như khách   sạn hạng tồi ở  Saigon.    Con  trai  đưa đi mua   giầy cho bố , cho cả  con , túi xách phụ nữ cho  mẹ, quà cho vợ con  ở nhà  khoảng 5, 6 trăm đô   Sing, nhưng' mẹ trả đi, con cạn  tiền rồi !". Tôi nói đùa với vọ : '  chỉ làm việc  của  hướng dẫn viên thôi -  còn,  ăn uống,  ngủ  nghê, mua quà cáp do  mẹ chi trả   ,  thế cũng  là sòng phẳng...  !'.         

    Tôi  gửi mail  trả lời đứa con lớn ở Houston:

"... Bố đã mời mẹ lên để   xem Google dịch, rồi dịch lại cho mẹ nghe .  Máy in của bố ít lâu nay trở ngại về bơm mực.  Nhờ HÀ + NHƯ *  cho thợ ở công ty đến bơm mực giùm, nhưng Như nói, thợ lắc đầu - ví máy in CANON 3680 ( bơm mực litkhông xài mực  được .  Đã nói với Thông **- hay là mua máy in HP khácnhưng Thông nói sẽ tìm thợ khác  đến bơm mực. Nhưng Thông nói vậy  thôi -  nên  bố  tìm  đến một nơi bơm mực, họ  lại bắt đem  máy lại, còn chổ Thông mua máy, hình như nay họ đã thay đổi địa chỉ.   Và đã có 1 lần, thợ  nơi bán máy đến bơm mực lít
 ( mực' lô ' hay mực giả ) lấy 300 ngàn, nhưng chỉ xài được  ít tháng rồi bị trở ngại .  Chính Thông  đến sửa máy bơm mực hàng buổi mà  cũng không in được.  Bố bực mình quá, nhưng vẫn  đành phải
 IM LẶNG chịu trận.'

          BỐ
-----
*    con rể, con gái  
**   con trai út. 

 TÁI  BÚT
         ... bởi,  trước đây , nghe Thông  tư vấn, nên  mua  một CBU  khoảng  10 triệu rưỡi ,  đem về  lắp vào màn  hình ti- vi cũ,  thì  không xài được,  Thông lại  phải cho mượn một màn hình nhỏ  khác xài tạm. Bố hơi tiếc,  thôi thì  cũng  đành  bỏ thêm  khoảng 4, 5,  triệu nữa để   mua màn hình  mới  ( đồng bộ  DELL)  thay thôi !
        còn chuyện bác sĩ K..., bố không can thiệp, chỉ nói riêng vơi mẹ: ' thằng này sắc vóc giới hạn,  thủ đoạn cao cường, nay bị  nữ  tà dâm yêu quái  xỏ mũi sai khiến,  bảo gì nghe nấy,   Chúa còn  bỏ ,  bội nghịch  cha mẹ   và bỏ bê  vợ cái  con cột  có   coi ra  gì ?   Con còn   nhớ chuyện cụ phó hội trưởng Đoàn văn Miêng  ( lúc còn sống) ,  đã phải ký giấy rút thông công , khi  con trai phạm tội tà dâm -  đó là mục sư    Đ.T.T.   -  bị ma đưa lối quỷ dẫn đường dẫn tới vụ quan hệ ? với vợ một mục sư là anh em cột chèo.'   
   

 2013/7/3  D. K.    (  .....  @ powelind.  com >
( Ấn văn bản trích dẫn)

 Thephong writer
---------------------------
ttps:// mail. google.com/mail ...

   ít lâu sau tôi nhận được mail trả lời  :

    Bố Mẹ kính,

 Đúng như Bố đã nói, con gởi chuyện này đễ Bố Mẹ được an ủi và đừng lo lắng nhiều,  hãy cầu nguyện cho họ thôi .

Kính thư
 Mm

"  Just something to think about...

   A king who did not believe in the goodness of God, had a  slave who, in all circumstances would always say " my king, do not be discouraged , because everything God does is perfect.  He makes no mistakes !"

One  day they went hunting and along the way a wild animal attacked the king.  His slave managed to kill the animal, but could not prevent his majesty from losing a finger.

    Furious and without showing his gratitude for being saved, the nobleman  asked:" Is God good ?  If He was good, I would  not have been attacked and lost my finger."

 The slave replied:" My king, depsite all these things, I can only tell you that  God is good, and he knows why these  things happened.   What God does is perfect.  He is never wrong ! "

    Outraged by the response, the king ordered the arrest of his slave.   Later,  the king left for another hunt, this time alone.  He was captured by savages who engaged in human sacrifices.

     On the altar and ready to sacrifice the nobleman , the savages discovered that their victim did not have one of his fingers.   According to them, only a whole person with all his / her parts intact could be offered to the gods.  The King without a finger was deemed an abominnable sacrifice for their gods.   So they released the King.

    Upon his return to the palace, the King authorized the release of his slave.  He received the slave affectionately.
"God was really good to met ! I was almost killed by the wild man, but for lack of a single  finger, I was let go !  But I hve a question: if God is so good, why did he allow me to put you in jail ? "

    The slave answered,  " my  King, If I have gone with you on this hunt, I would have been sacrified instead because I have no missing finger.  Remember everything  God does is prefect. He is never wrong.  He made you keep me in jail so I would not  be with you on the hunt. "

Often we complain about life, and negative things that happen to us, forgetting that nothing is random and that everything has a purpose.

 Every morning, offer your day to God, don'e be  in a rush .
 Ask God to inspire your thoughts, guide your actions , and ease yout feelings.  And do not be afraid.  God is never wrong!

  You know why this message is for you ? I do not know, but God knows, because" He never makes mistakes ..."

What you do with this message is up to you.   May God put in your heart the desire to send it to someone.  God knows why He choose you to receive this message.  Please bless someone with it.
  God is never wrong !

Ricks Deiss

Production Designer
Electrical Division- Houston
 Powell Electrical Systems. Inc.
8550 Mosley Road
Houston , Texas 77075
 Phone : 713.948. 4032 
 Fax :  713. 948. 4531 .

                                                                                                     ***

     Vào  tiệc, gồm 2  bàn, tôi ngồi bàn cùng mục sư Hạ + phu nhân  cùng  Danh, cựu chấp sự Báp tít, một vài tín hữu cũ ở hội thánh Trần cao Vân + quản nhiệm Phan minh Nghĩa.   Mục sư Hạ nhắc lại một số tín hữu, nhân sự cũ  Trần cao  Vân -  còn  sống hay qua đời, ở trong hay ngoài nước.  Một tay hay chống đối nhất là ông Lê công Chánh, từng  giật mi-crô từ tay mục sư Hạ phản đối  nhiều chuyện, từ chuyện cây đàn piano à queue  sao lại để cho mấy em  này, em  kia tập đánh làm hư đàn, và  sao lại để 1 thanh niên 19 tuổi lên giảng  và nhiều chuyện linh tinh khác.  Ông Hạ lúc đó ngoài 40, sắc vóc bảnh trai,  ăn nói lưu loát , thuyết giảng tin lành sâu nhiệm , khiến  nhiều người ái mộ- có một người nữ trên dưới 20 coi mục sư quản nhiệm là thân tượng, người nữ mê mệt tìm đủ cách  chiếm đoạt.  Có một  buổi , nhóm xong, cô ta lẻn vào  phòng riêng mục sư, thu dọn , nằm ép minh trong một chiếc rương lớn .   Phu nhân ông Hạ không để ý, hai đứa con nuôi , tuổi thiếu niên , càng không lưu  tâm  người nữ tín đồ  kia.   Khi  mục sư vào phòng ngủ , cô ta đứng phắt dậy,  thú nhận  yêu ông  tha thiết .   Tin đồn loan ra,  hình như,  ông Lê công Chánh   thuật  lại, thêm mắm muối cho câu chuyện ly lỳ rùng rợn,  báo cáo lên phường khóm . Chính quyền  sở  tại  mời  quản nhiệm Hạ  lên phường tường trình  sự việc.
       Quản nhiệm Gò vấp nghe xong, phản ứng ngay :

      "... tôi không thể quên được việc làm ông Lê công Chánh này,  lúc ấy tôi 19 tuổi, đã bao lần soi gương, tập dáng điệu, học  cách giảng để  lên bục thuyết giảng, thì bị ông  phê :  " thằng nhóc biết gì mà  giảng với  luận...".  v.v.

           Sang Mỹ, ông Hạ gặp lại ông  Lê công Chánh San Diego, ông xin lỗi bõ qua chuyện cũ ở Trần cao Vân - ít lâu sau, nghe tin  ông tử nạn trong một vụ lái xe hơi  , và  vợ ông ta bị stroke qua đời  trước ông  .
  
        Ông Hạ nhắc chuyện  :  có 1 thanh niên làm đặc tình, buổi nhóm nào anh ta tới rất sớm, ôm theo một cái cặp lớn , chăm chú ghi chép  khiến quản nhiệm  lưu ý . Nhiều làn  như vậy, một buổi  tan nhóm, ông chờ bạn thanh niên kia ra về sau chót, ông Hạ  hỏi : " anh có thể cho tôi biết trong cặp anh chứa đồ gì mà nặng thế ?". Anh ta thú thật ; vừa là sinh viên vừa làm đặc tỉnh - " ...  bữa nay tôi tin Chúa thật lòng và là buổi cuối cùng nhóm ở đây.  Rồi mục sư sẽ tiếp nhận  một người khác thay thế  , công việc ở đây đã xong, tôi đi  nhà thờ khác. "  Sau này ông Hạ đến dự  một buổi thờ  phượng ở Trương minh Giảng :"  ông Hạ bắt gặp thanh niên kia đáng được  chủ tọa Dương đức Hiền làm  phép báp-têm".

   Cựu chấp sự Hội thánh Báp tít  Danh ,  tín đồ cũ  Trần cao Vân, giỏi anh ngữ, dịch  kinh thánh loại cừ khôi  , theo chân  cựu tướng Nguyễn hữu Có  ( 1925 - 2012 ) + gia đình  chuyển sang Báp tít đầu tiên, trước ít ngày mục sư Hạ bị cầm giữ.   Tôi nói đùa:   ' ông Danh ơi, ông nên đổi  cách viết  tên DANH thôi, chẳng hạn   GIANH, hoặc  RANH , thì  giá trị vẫn như cũ ...'
    .mục sư Hạ  phản hồi  : ' ... ranh là  trẻ ranh , phải vậy không ?' - đáp  ;...- thưa đúng ra, phải  là ranh ma,  quỉ quái.'  .
     có khá nhiều tiếng cười góp  vang lên.   Ở bàn  bên kia, có một  người nữ nghe được, hỏi vợ tôi :

       ".. sao ông ấy lại  đổi tên ông RANH và giải thích   ranh mãnh, quỉ quái? :- Bởi,  khi làm trưởng ban trị sự Báp tít, có đa số tín đồ  Hàn quốc nhóm chung, khá nhiều tín đồ Hàn quốc bỏ tiền dâng vào phong bì màu vàng lớn , rồi bỏ chung vào  giỏ dâng tiền.   Buổi nhóm gần xong, ông Danh cầm   4 giỏ đựng tiền, vụt  chạy một mình  xuống phòng  nhóm ban trị sự, đóng cửa lại, một mình đếm
 tiền .   Bà Việt  Hưng, thủ quỹ,  thấy vậy, đi xuống phòng ban chấp sự tìm ông Danh, thì lúc này đã kiểm tiền xong, mở cửa,  khi nghe có tiếng  gõ cửa.  Ông Danh giao 4 giỏ tiền dâng cho bà Việt Hưng, bà kiểm lại thấy thiếu 1  phong bì mầu vàng khổ lớn, mà   nhóm người Hàn quốc dâng.  Thường ra, tiển dâng Chúa ,  con cái Hàn quốc  dư dật,  họ giàu, và thường dâng đúng lời kinh thánh dạy : 1 / 10.   Bà Việt Hưng công bố chuyện này , ông Tường biết chuyện đem  vào  bài viết phổ biến trên  web  Thằng phải  gió.  
     Cô  Liên này, riêng tôi thì rất ít đọc văn ông  Tường, còn thơ ông, ai khen  thì tôi không biết, với tôi, thơ ông là   thơ hũ nút đúng như báo Văn nghệ tiền phong giễu, hồi trước năm 75 ... " 

    Một tiếng bình luận của phu nhân mục sư Kh. tư gia: "  À ra là  thế !...".

    Vậy ra,   hội thánh nào, từ xưa tới nay không phải  toàn chuyện thánh cả -   Kinh thánh từng chép chuyện Chúa xô đẩy bàn  của bọn  buôn tiển đổi bạc làm bẩn nhà  cha ta  lên án bọn  giả hình, lưu manh , nói một đằng làm một nẻo -  như chuyện lùm xùm mới nhất trong một hội thánh nhỏ Thị Nghè.

       Tuần chủ  nhật vừa qua, ông quản nhiệm chờ hưu trí  lên án chuyện thư nặc danh, gọi điện thoại  nói xấu  chấp sự này, chấp sự kia .  Ông yêu cầu thư viết  tố cáo phải có tên tuồi, địa chỉ người phản ánh, được bỏ vào thùng riêng đặt trước phòng  nhóm mà chỉ có quản nhiệm - '  là tôi ( ông Thành  *) bây giờ và mục sư Vũ  đình Khuê trong tương lai  có chìa khóa riêng  được phép mở mà thôi '.
-----
*  ... trong  bài giảng luận   Đời sống đầy dẫy  đức Thánh linh,  diễn giả đưa ra một thí dụ :
        '... tôi có người bạn là mục sư  HỨA TRUNG TÍN (   ĐOÀN TRUNG TÍN -   NV )  , thế mà hầu việc Chúa  đâu có TRUNG TÍN  ? nay đã bỏ xứ sang Mỹ rồi - còn tôi tên là  BÙI TRUNG THÀNH đã hầu việc Chúa trên 40 năm ngoài, xin Chúa cho con  trung tín  hầu việc Ngài  trọn đời ...' 

      Thư nặc danh không có giá trị gì - đúng vậy- nhưng giả thiết, thư nặc danh phản ánh đúng  người, đúng việc , thì thư nặc danh  kia  không thể nói là   không giá trị ?

        Ông quản nhiệm Thành nói chung chung, chẳng biết  :  nói xấu là điểm xấu gì, ai  bôi lọ ai  xấu... -   tín  đồ  bình  thường nghe xong  càng  thắc mắc hơn .  Có người đặt câu hỏi :  '...  chuyện bí ẩn tối đen được viết trên hòn đá đen, trong đêm tối đen , phổ biến trên sóng loa tối đen  thì chi có ma mãnh  trong bóng tối đen hiểu chuyện bì ấn tối đen kia mà thôi !

     -  có người  lại bình :  ' lại chuyện tranh giành chức vụ  nay mai trong  hội thánh, kẻ này có quyền để nghị ký chi  món tiền khổng lồ, ít được đem ra bàn  luận và người có quyền duyệt  chỉ nhắm mắt ký.   Tiền  hội thánh gửi tiết  kiệm để xây dựng nhà thờ  ( 3, 4 sổ -  tiền  việt + đô Mỹ +_Úc + Sing + vàng ... không ít )   mà chỉ để  MỘT NGƯỜI đứng tên , sao  không là HAI    ?
      (  giả thiết  thôi nhé -  có một hôm,  người  này đổi ý  tuyên bố : '  tiền ta trong sổ  tiết kiệm mang tên ta thì  không thể của ai khác '  -  thì pháp luật cũng đành  bó tay chấm com.  !!! ).

     - hoặc, sao dụng cụ trong nhà  thờ toàn lựa  mua đồ  second  hand ( cũ người mới ta ),  hay là  nhà Chúa thiếu kinh phí  mua đồ  mới  , hoặc tín đồ hội thánh này chỉ được phép  hưởng   sái hai, đồ  cũ người,  mới ta ?    (  chỉ cần  đi  mua hàng mới,  đã  được nhận phần trăm  hợp lệ ) .  Ai đã tiết lộ tin tức này ,  hoặc  một   kẻ  có quyền, có  bạc đã  bơm  cho  chú lừa    ăn no -  ' chú  lừa tội nghiệp bị che mất  một mắt , chỉ biết vẫy đuôi , lưng chở nặng , chạy đưởng trường , không biết  mỏi mệt bao giờ ... '.

   - có người cúi đầu thầm nguyện:' Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết sống theo gương chúa Giê-xu, tránh nói điếu dối gian đối với người [ mà ] chúng con không ưa ...' ( theo  tờ chương tìính thờ phượng / Chi hội Tin lành Thị Nghè).

       -.  thưa mục sư Vũ đình Khuê,  Ngài đã đắc cử với số phiếu  gần 74  % , hiện đang  chờ ban Tôn giáo thành phố chuẩn nhận làm quản nhiệm Chi hội Tin lành Thị Nghè. 

         -xin  Chuá  ban ơn  sớm được nhận  quyết định  sở hữu 4 phòng trường Hồng Hà cũ   và  được cấp phép  tiến hành  xây dựng  nhà  thờ  mới  khang trang hơn, có chỗ nhóm họp , chỗ để xe -   và một điều thật quan trọng :  một  điều có thật sự   hiệp nhất trong  đức tin .   Cầu nguyện Chúa soi sáng ban ơn , thêm sức  cho Ngài quản- nhiệm- tương- lai- gần có sức Chúa  hoàn tất nhiệm vụ  được giao  -  bởi chúng tôi tin    Everything  God does is perfect !  He is never wrong ! 

        -   xin  Chúa cũng   nhớ  tới   tôi tớ Ngài, ông Hồ Hiếu Hạ   + phu nhân lên đường ra Hànội  được ơn trong lời rao giảng lời  Chúa, gặp thời đúng lúc hay không,  mong  nhiều đồng bào miền bắc  được  cứu  vào hội thánh Ngài !
           Amen

    ĐƯỜNG BÁ BỔN
SAIGON, JULY, 21, 2013. 


     






    

 

     

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

thi nhân - thi ca & cảm nhận : tế hanh / lê ngọc trác 11



                                 té hanh :  'cánh buồm vôi đi qua thế kỷ !
                                                           bài viết : lê ngọc trác

     Những bài  thơ viết về quê hương, đất nước, cũng như những bài thơ viết riêng về một làng quê đều tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với những người yêu thơ.

     Cách đây  gần 80 năm, trong phong trào Thơ mới xuất hiện nhiều cây bút viết về làng quê Việtnam.  Và, họ đã thành danh,  Tám mươi năm qua, trong phong trào thơ mới  xuất hiện, nhiều cây bút viết về làng quê   miền bắc, chúng ta đều nhớ  đến những bài thơ của thi sĩ Đoàn văn Cừ, Anh Thơ, Bàng bá Lân .. [ hoặc] hay nhắc đến   thôn Vĩ dạ ở Huế, chúng ta nhớ đến bài  Đây thôn Vy dạ  của Hàn mặc Tử.   Nói đến Huế đẹp, Huế thơ, là nhớ đến những bài thơ thi sĩ Nam Trân.   Và như thế, khi nói đến cảnh sinh hoạt một  làng chài ven biển,  chúng ta nhớ ngay đến bài Quê hương / Tế Hanh :

                                      Làng tôi vốn làm nghề chài lưới 
                                     Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông 
                                     Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
                                     Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
                                     Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã 
                                     Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
                                     Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
                                     Rướn  thân trắng bao la thâu góp gió...
                                     Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ 
                                    Khắp dân làng tập nập đón ghe về 
                                  ' Nhờ ơn  trời biển lặng cá đầy ghe'
                                  ' Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
                                    Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
                                    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
                                   Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                   Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 
                                   Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
                                   Màu  nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
                                   Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi 
                                   Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
  
                                                     NGHẸN NGÀO /   thơ TẾ HANH 

    Thơ về làng chài  là một đề tài hiếm người viết.   Có lẽ, Tế Hanh  là người duy nhất viết về làng chài.  Và, đã thanh công với bài Quê hương.

     Tế Hanh tên thật Trần tế Hanh, sinh ngày 15 - 5- 1921 ở làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.  Bài thơ Quê hương, chính là cái làng chài Đông Yên thân thương của Tế Hanh  .   Sinh ra, lớn lên, gắn bó với quê hương - một làng chài thơ mộng nằm ở cuối dòng sông trà hiền hòa.   Tế Hanh đã tinh tế đưa vào thơ hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống.   Cảnh tấp nập ghe thuyền cá đầy khoang trên bến đỗ, nhưng con thuyền như con tuấn mã căng cánh buồm vôi trắng bạc của làng ngư phủ, giữa sóng nước đại dương.   Hình ảnh những con thuyền nằm im ,  bến mỏi, sau mỗi chuyền ra khơi.   Chính vậy, thơ Tế Hanh gần gũi, quen thân với người yêu thơ.

    Từ tuổi 16, 20, với một tâm hồn nhạy cảm, đầy tha thiết, Tế Hanh chọn  lựa nét đặc trưng đưa vào thi ca một thế giới gần gũi đời sống.   Nỗi buồn vu vơ tuổi học trò trước cảnh chia ly trên sân ga ( Vu vơ ), nỗi niềm của con đường làng ( Lời con đường quê ) gợi  cho người đọc niềm bâng khuâng, nỗi xao xuyến... Năm ông 21 tuổi, với thi phẩm Nghẹn ngào, Tế Hanh, người  làng chài Đông Yên đã vinh dự được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939- khẳng định vị trí nhà thơ trong phong trào thơ mới.   Cũng từ đấy,  Tế Hanh gắn bó suốt đời với thi ca.  Và, với bài Quê hương, Tế Hanh đã ghi dấu ấn rất riêng trong phong trào thơ mới.   Bài thơ ra đời  to71iu nay gần 80 năm, mãi mãi vẩn hấp dẫn người yêu thơ.  [ Quả là ] bài
Quê hương của Tế  Hanh như cánh  buồm vôi vượt trùng dương đã đi qua thế kỷ.

    Trong hành trình thi ca, Tế Hanh  đã cho xuất bản các tác phẩm :  Nghẹn ngào ( Hoa niên , 1939) ,
 Lòng miền Nam ( 1956), Chuyện em bé cười ra đồng  tiền ( 1960), Hai nửa yêu thương ( !967 ) .
 Đi suốt bài ca ( 1970), Câu chuyện quê hương ( 1973), Theo nhịp tháng ngày ( 1974), Giữa những mùa xuân ( 1976), Con đường & dòng sông ( 1980), Bài ca sự sống, Tuyển tập Tế Hanh ( tập 1- 1987),
Thơ Tế Hanh ( 1989 ),  Vườn xưa ( 1992), Giữa anh & Em ( 1992), Em chờ anh ( 1993), Tuyển tập
 Tế Hanh ( tập 2 - 1997 ) .

    Suốt gần một đời, Tế Hanh  viết nhiều  thơ về quê hương, đất nước, chiến tranh.   Thơ Tế Hanh có nét rất riêng, độc đáo, đằm thắm, sâu sắc được người yêu thơ đồng cảm.   Nhà thơ Chế Lan Viên  nhận định về
Tế Hanh :

    '...anh viết khá hay  về biển, biển trong bão dữ.   Nghĩ đến anh, tôi nghĩ về cái êm đềm của những con sông.  Anh có thể tả mùa hè rực rỡ, nhưng hình như,, anh xúc động nhất  mùa thu ...'   

     Cùng với  những bài thơ hay viết về quê hương, đất nước, Tế Hanh còn viết nhiều về tình yêu.    Thơ tình Tế Hanh không có nét rạo rực, cháy bỏng, lãng mạn bay bổng như Xuân Diệu, cũng không dằn vặt khổ đau như thơ Vũ hoàng Chương.   Thờ tình Tế Hanh thường gắn với hoàn cảnh cụ thể trong đời sống thường nhật, thể hiện nỗi niềm đằm thắm, sâu kín tận đáy lòng :

                                        ' Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh 
                                          Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
                                          Hai ta ở hai đầu công tác
                                         Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ? 

                                          Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
                                          Như mặt trăng mặt trời cách  trở
                                          Như sao Hôm sai Mai không cùng ở
                                         Có bao giờ cùng  rở lại vườn xưa ?  

                                         Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu 
                                         Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn
                                         Em theo chim   em  đi về tháng tám
                                         Anh theo chim cùng với tháng ba qua  

                                         Một ngày xuân em trở lại quê nhà 
                                         Nghe mẹ nói anh có về hái ổi
                                         Em nhìn lên vòm cây gió thổi
                                         Lá như môi thầm thỉ gọi anh về . 

                                        Lần sau anh trở lại một ngày hè 
                                        Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
                                       Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt
                                        Nước như gương soi lẻ bóng hình anh. 

                                        Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
                                       Tóc mẹ già mỗi ngày mỗi bạc 
                                        Hai ta ở hai đầu công tác 
                                        Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?
                                                    1957

     Bài  Vườn xưa nói về nỗi niềm xa cách  của đôi tình nhân trong hoàn cảnh ở 2 đầu công tác.   Ở đây, chúng ta bắt gặp nỗi cô đơn, nhớ nhung của nhiều người có chung một hoàn cảnh.  Bài thơ tình ở Hàng Châu, Tế Hanh  viết từ 1956 - có lẽ đây là một trong những bài thơ tình hay nhất của Tế Hanh. Điều tưởng chừng như bình  thường , giản di ,  qua thơ Tế Hanh , bỗng nhiên sâu sắc vô cùng, làm lay động tâm hồn nhiều người:

                                    Anh xa nước nên yêu thêm nước
                                   Anh xa em càng nhớ thêm  em  * 
                                   Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm 
                                   Trời Hàng Châu  bốn bề êm ái
                                   Mùa thui đã đi qua còn gửi lại
                                   Một ít vàng trong nắng trong cây 
                                  Một ít buồn trong gió trong mây 
                                   Một ít vui trên môi người thiếu nữ
                                   Anh đã đến những nơi lịch sử 
                                  Đường Tô Đông Pha làm phú 
                                  Đường Bạch Cư Dị đề thơ 
                                  Hồn người xưa vương vấn tự bao giờ
                                  Còn thao thức trên cành đào ngọn liễu
                                  Phong cảnh đẹp nhưng lòng anh thấy thiếu
                                  Bức tranh kia anh muốn điểm thêm màu
                                  Có hai ta cùng tựa bên cầu
                                  Cho mặt nước Tây Hồ trong sáng nữa
                                  Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa 
                                  Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa 
                                  Làn nước qua ánh mắt ai đưa
                                 Cơn gió đến bàn tay em vẫy 
                                 Chúng mình yêu nhau từ độ ấy
                                 Có núi sông và có trăng sao
                                 Có giận hờn và có chiêm bao 
                                Cay đắng ngọt bùi cuộc đời kháng chiến
                                Nói sao hết em ơi bao kỷ niệm ...

                                 Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui
                                 Những ngày vui sao lại thấy ngùi ngùi
                                Anh không muốn hỏi nhiều quá khứ
                                Ngày đẹp nhất là ngày rồi ngày gỡ 
                                Rời Tây Hồ trăng  uống Bắc Cao Phong **
                                Chỉ mình anh  với im lặng trong phòng 
                                Anh ngước nhìn bức thêu trên vách :
                                Hai bóng người đi
                                một hàng tùng bách
                                Bàn tay nào đã dệt nỗi lòng anh ?
                               Tiếng mùa xuân đem sóng vỗ bên mình
                               Vơ vẩn tình chăn chập chờn mộng gối
                               Anh mơ thấy hàng Châu thành Hànội 
                               Nước Tây Hồ bỗng hóa nước Hồ Tây 
                               Hai chúng mình cùng bước dưới hàng cây . 

                                                             1956

-----
*      có bản chép  : '  Anh xa em càng nhớ em thêm'  ( BT
**   một dãy núi ở Hàng  Châu - Trung quốc ( tác giả chú thích ). 

  Cũng như những nhà thơ cùng thời : Xuân Diệu, Nguyễn xuân Sanh, Chế Lan Viên, Huy Cận - nhà thơ tế Hanh còn dịch thơ tiếng pháp.    Đây cũng là mảng đề tài, công việc trong sự nghiệp sáng tác, dịch thuật của ông.   Tế Hanh dịch thơ những nhà thơ lớn Nga, Pháp, Đức ..., như Pushkin,  J.Fitos, Hugo, Aragon, Eluard, René Char, S, Petofi, B. Bretch.. ra tiếng việt.   Những bài thơ doTế Hanh chuyển ngữ từ pháp sang việt rất tài hoa, tinh tế, đầy chất thơ, giữ được cái hồn của tác giả đã chinh phục bao thế hệ người yêu thơ.   Và giúp cho người đọc tiếp xúc với văn hóa thế giới.

     12 giờ ngày 16- 7- 2009 tại  Hànội, Tế Hanh  trút hơi thở cuối cùng để về với sông nước của quê hương- sau hơn 19 năm nằm liệt giường, vì căn bệnh xuất huyết não.   Ông hưởng thọ 89 tuổi.

    Từ bài thơ đầu tiên Lời con đường quê đến nay, Tế Hanh đã đồng hành cùng thi ca gần 80 năm, đi qua thế kỷ.  Ông đã có những đóng góp nhất định vào nền thi ca hiện đại.  

    Năm 1996, Tế Hanh được tặng giải thưởng Hồ Chí  Minh về văn học nghệ thuật.
   Mã Giang Lân, nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhận xét về thơ Tế Hanh một cách ngắn, gọn  - nhưng rất đầy đủ, chính xác;

    "... Thơ Tế Hanh giản dị, trong sáng, tinh tế mà đậm tình đất nước ...'

     Tế Hanh đã thực sự trở thành một trong những cây đại thụ trong nền thi ca đương đại Việtnam. []

                                                                                                             ( còn tiếp ) 

     lê ngọc trác

     tài liệu than khảo& trích dẫn:

  - Thi nhân Việtnam /  Hoài Thanh+ Hoài Chân (  Nguyễn đức Phiên,  Hànội 1942)
  - Non nước xứ Quảng  / Phạm trung Việt  ( 1971)
  - Tuyển tập thơ Tế Hanh I  ( 1987 )
  - Tuyển tập thơ Tế Hanh II  ( 1997 )
  - Vườn thơ xưa  / thơ Tế Hanh ( 1992 ).