Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

lá thư viết tay hiếm hoi của văn sĩ hoàng vũ đông sơn - đinh bạch dân giới thiệu.



                lá thư viết tay hiếm hoi của văn sĩ hoàng vũ đông sơn
                                                  hoàng vũ đông sơn gửi thế phong


Lời dẫn.

 Ba bốn năm nay, văn sĩ Hoàng vũ Đông Sơn ( 1939 -      ) ra, vào  thường xuyên các bệnh viện quen thuộc : Bệnh viện Gia định,  Bệnh viện Bình thạnh.   Lúc thì  ở khoa Lão,   khoa Mắt,  khoa Cấp cứu v.v... .  Vóc dáng một cựu quân nhân VNCH, 70 kí,  dáng cao đâu đó  khoảng thước 7, đi xe gắn cánh én chạy vù vù.  Nay , ngồi sau xe gắn máy tôi lái, cặp theo chiếc gậy song,  qua đường, ' anh để em' đưa chiếc gậy khua khua,  khách đồng hành giạt , tránh, nhường lối '. 

 Quán cà phê  Đường sắt , bên bờ sông Thanh Đa,  nơi uống cà phê lý tưởng, nhìn ra sông,  xa hơn đôi chút, cầu Đại hàn chạy về hướng Thủ đức, nay khách vắng tanh, hình như chờ lệnh giải toả.   Anh Sơn  thường chỉ tay, chỗ giải toả này, trước kia. em và Thanh Chương hay ngồi,  nay, nhìn  lại đống gạch vụn còn sót lại đang chờ xe xúc hốt. Thanh Chương, tàc giả tập thơ mới nhất in ở Hoa Kỳ, Tình bồn nhớ mãi, Phan Diên  phác họa chân dung,  có lời bạt  Hoàng vũ Đông Sơn. Tác giả  theo diện đoàn tụ ra đi trong vòng trật tự, từ 1999, hiện ở  Moorpark, CA.

  Chàng cựu chiên binh Không quân không phi hành,  biên tập viên tờ báo tin tức của quân chủng,  sinh 
1939 , thân cò ( gầy ) làm thơ nhiều, viết nhạc ký Sầu mê Điên , văn  xuôi ít,   nói nhanh, lý luận cừ khôi, lý sự cò thể sánh cùng tiền bối, tác giả Chương dân  thi thoại.*

 Rất chân  tình đối với  bạn bè thân,  xắn tay áo ăn thua đủ với  kẻ thù, nhưng, rất mặn nồng với người nữ yêu dấu,   còn đồi với phu nhân gần kề , lại , nép cánh hết sức  nhịn nhường, v.v...

 Thời ở  Tân sân nhất, thời  mùa hè đỏ lửa Quảng trị,  anh Thanh Chương và tôi ,cùng   ở tiểu đội ứng chiến, bận bịu thế - anh vẫn cho xuất bản thi tập 'Cỏ cháy',  với  văn sĩ Hồ Phong - Kiều văn Bảng, đồng tác giả . (Đại Nam văn hiến   xb, Saigon 1972).
----
* Phan Khôi.

Anh Đông Sơn đưa tôi thư viết tay rất dài của Thanh Chương, thường ra  không dưới 10 trang ,  nét chữ  lớn,  hơi gãy, nghiêng nghiêng,  bay bướm thì có,  nhưng, hơi  hơi thô kệch,   đôi chỗ rất khó đọc  ó thể nhận ra nét  chữ.   

Năm nào, anh Thanh Chương cũng gửi thiệp chúc giáng sinh, tết nguyên đán, nhìn phong thư mới nhất -  2 tem thư,  đầu  một con ó, mắt sáng quắc, chân dung kia,  nhân vật lịch sử  Hợp chủng quốc -  dán 'label'  xinh xinh,

                                            Trần Thanh Chương
                                            143xx  Purdue St.
                                            Moorpark, CA 93021- 1319

cái tên thật ( giả) kia khác với tên trong căn cước quân nhân của  chàng hạ sĩ nhất đồng hóa Trần quang Tinh.  Rất  có thể, không ưa tên  TINH, ( có thể là mắt tinh,  tinh tường, khôn tinh  ma quái ... ) - nên  có lần, chàng  đã ện một dấu nặng :  Trần quang Tịnh - nay thì không còn tinh, còn tịnh - mà - Trần thanh Chương đã là tên thật,  [thật sự] rồi . 

  Anh cũng ra vào bệnh viện ở  nước  Mỹ, như đi chợ -  họa sĩ Phan Diên điện thoại cho biết, anh bị cắt một lá phổi - điều này anh không nói với chúng tôi ở bên  nhà - và bỏ dùng computer bàn, dùng Ipad cho tiện - nhưng - thư gửi ' bạn thiết quê nhả ' vẫn viết tay.

Trở lại chuyện  Hoàng vũ Đông Sơn,   bán thân  như ' bài học cách trí' xương dài, ngắn lộ diện, gầy đét, chỉ  còn khoảng trên 40 kí  già . Anh vẫn thích nói chuyện, đôi khi phải sử dụng ' ống trợ lực hít, thờ '. Cách đây, ít năm trước , anh thường cho đọc thơ mới  làm, nay không  còn thấy - và -  tôi không hỏi , tại sao ? . 

 Thư viết chúc tết, do phu nhân ( cô giáo Phương,, nay hưu hạ,  gốc người Bình định,  cha tập kết ra Bắc,  sau 1975 vào Sai gòn, giáo viên cấp 3 trường  Thanh Đa, dạy lớp sau cùng trước khi hưu hạ, không em học sinh nào trượt tú tài).   Mời uống ly cà phê đen  2 trong 1 , phu nhân anh Sơn mới pha, và,  anh Sơn  cho biết, '  mới gửi lá thư , 3 ngày nữa anh nhận được,  chính tay em viết,  anh  đọc nhé.'.

 Lá thư  gồm 2 trang pelure mỏng, khổ giấy  21x33, có tuổi thọ ngang tầm   39, 40 năm xưa - nếu lấy mốc ngày 30-4-75.

ĐINH BẠCH DÂN
, MARCH 3O,  2014


-------

thư viết tay của văn sĩ hoàng vũ đông sơn :


                                                                   Bình quới tây 26. 3. 2014
                           Kính gởi anh chị Thế Phong,


Thưa, từ tết Giáp ngọ ( 2014), em cứ ra vào nhà thương miết thôi.  mắt thì mờ tịt, có vẻ [giống] như mắt cô Lệ Khánh (1) .  Em đã nhận được thư,  người bạn đồng tuế Thanh Chương, chữ viết khó đọc [quá] .  
' Thư ký đặc biệt'(2) đọc giùm cũng không ra.  Nhận được thư [ Thanh Chương ] , từ sáng ngày 5.3. 2014.


Em bệnh hoạn quá, tết không đến chúc tết và bái kiến anh chị,[ các] cháu.

 [Và],cháu Cún (3)[ nhà chúng em] cũng đau, nên, tết này, 
[ đành[ thất kính với hai bác.

Có [một] ông tiến sĩ ở Mỹ về, tên là Thế Ngọc (nguyên đại úy quân lực VNCH) sang Mỹ, ôm sách học và viết sách. Nhiều sách, trong đó có cuốn  'Trà Kinh' (?), em rất thích. Trong lần gặp gỡ cuối năm 

( trước hôm đi cấp cứu), ở trường Hồ ngọc Cẩn (4).[ Có ] một ông, biểu là bạn của anh, và nhà [cũng] ở Thanh đa, [cùng khu cư xá] với em. Hẹn sẽ ghé thăm em và mời được anh Thế Phong để uống cà phê .(5)

Em đã ngồi dậy được và đi quanh nhà , chỉ mong anh và ' anh nhà giáo, nhà thơ Lữ quốc Văn ' ghé chơi.


Em bệnh hoạn, các anh chán em là phải lắm.  Trước tết, anh cho em 500.000 Vnđ, sau đó là ' thầy giáo Lữ quốc Văn cho 20 usd, và cô (6) gửi kèm theo 100.000 Vnđ.


[ Thư] viết theo cảm tính, chữ cứ xổ ra tay, viết xuống giấy.  Mong anh đọc được .


 ( và Thế Ngọc ở nhà số 4 xx lô P, cứ xá Thanh đa, điện thoại  0934.168 xxx. [Tháng] 4/ 2014, anh Vũ thế Ngọc trở lại xứ cờ hoa (7).

Kính thăm anh chị và anh chị Lữ quốc Văn. Chữ em viết c xxx g xx, chỉ có anh Thế Phong may ra đọc được thôi.


Kính chúc anh chị vui khỏe.


em,



HOàNG VŨ ĐÔNG SƠN

( ký tên) 


----

(1) Lệ Khánh, tác giả ' Em là gái trời bắt xấu' ( 5 tập) Khai Trí Saigon xuất bản, trước 1975. Hiện ở Đà Lạt.

(2) cô giáo Phương , phu nhân thi sĩ HVĐS.


(3) con trai duy nhất của ông HVDS và bà. Thường ra, anh Sơn vẫn nhờ con trai chuyển thư tay.


(4) học sinh cũ trường Hồ ngọc Cẩn (trước 1975), hàng năm tổ chức 1 ngày họp mặt tai trường cũ ( đường Lê quang Định, gần chợ bà Chiểu).

(5)  trả lời anh HVĐS, '... cho dầu là họ hàng  , hoặc, ân nhân đi nữa -  ở Hoa Kỳ về - tôi không hế tới gặp trước.'


(6)  phu nhân ông Lữ quốc Văn.


(7)  Hoa Kỳ. 



  

                                                                
                           

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

thủy và t6 - thế phong




                                               --------------------------------------
                                                            thế phong

                                                     
                                                         thủy & t6
                                                              tập truyện ngắn








                                                             
                                                       nhà xuất bản  thanh niên 

                                                  -----------------------------------

                                                  

                                              cho T. và chiếc sân nhỏ
                   từ đó T. trải mình sầu vút
                   lên tận trời cao tắm tối 
                   không ánh sao
                           THẾ PHONG



                                  


                                 --------------------------------------



                                     THỦY & T6

                               
Chín giờ tối, toi vân băn khoăn, do dự nhiều; để sửa soạn đi làm.  Với tôi, tất nhiên là 9 giờ tối. Từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.  Bốn tiếng  đồng hồ có gì là lâu đâu!  Tôi không quên N., cai gà nhắc tôi câu nói đó.   Chiều hôm qua, khi chị đến thăm tôi, vì biết rằng tôi đã sinh cháu nhỏ ngoài 3 tháng.  Lại nữa, chị N, kể chuyện rằng, trong những kẻ đến mua vui, ở những tiệm, khiêu vũ, như Tự do, Moulin Rouge, Olympia, đều là khách phong lưu mã thượng; không ai là không nhắc đến tôi.  Một vì sao sáng của dĩ vãng, nói theo kiểu ở trong nghề, nay đã hoàn lương.

Tôi lập gia đình rồi, thì không đi làm nữa.  Vẫn chị N. kể chuyện về con Nguyệt.  Bây giờ chắc Thủy không biết nó, nhưng nó biết tiếng Thủy.  Nó là một gà được nhiều khách hào hoa mời bàn nhiều nhất.  Nó hỏi chị , có phải trước kia chị Thủy là hoa khôi của những vũ trường không ?. Chị gật đầu.  Trước khi ra về. N, còn tặng tôi cái phong bì,  trong đó, tôi biết chắc rằng chi tặng gì và thấu hiểu rõ hoàn cảnh của chúng tôi bấy giờ.

Tôi tiển chị ra ngoài đầu ngõ, trước khi lên tắc-xi, tiếng chào hỏi thiết tha vọng lại, gợi cho tôi nỗi buồn đau. Đã mười năm, tôi sống với nghề này, thử thách nhiều đêm mặn nồng tình ái, thấu rõ tâm lý đàn ông của nhiều lứa tuổi.  Nói rõ hơn, như thuộc tâm tình con cháu trong nhà, chúng muốn  và thích những gì,. thì,  tôi đã đi guốc trong bụng từng một trong những đứa chúng nó.  Dĩ vãng của tôi, như mỗi người bạn thân thiết bủa vây.

 Như Đà lạt của những ngày tháng tôi gần 20 tuổi.  Quán cà phê Huyền và những đứa con trai.  Để rồi, viên thị trưởng đã ra lệnh trục xuất chúng tôi.  Những tấm ảnh vào thời son trẻ của tôi , mà vài tiệm chụp hình còn trưng bày.  Theo như một anh bạn nhà văn của vợ chồng tôi kể lại.  Nào họ có bỏ đi, vì, vẫn nhớ một ngôi sao vụt đến, vụt đi, rồi đi đến tận phương trời xa.  Hình hài tôi vẫn còn như hiện diện trong thành phố mù sương.  Cả những khung cảnh gần gũi như Suối Vàng, thác Pongour, rừng Thông, sân Cù.  Mớ tóc dài  như nước của Thủy. Vẻ ngây thơ xưa kia, bây giờ thay vào đấy,  chán và buồn về cuộc sống.  Bạn bè chồng tôi thật nhiều và đủ hạng. T1 là luật sư, T2 là giáo sư đại học, T3 văn sĩ, T4 thẩm phán, T5 kỹ sư, và T6, chồng tôi bây giờ.  Còn tôi là T ngoại hạng..  Bảy, tám chúng tôi họp thành một nhóm tiếng dội của cuộc đời, và, cũng là âm thanh vang vọng của cuộc đời.  Nhiều vui và nhiều day dứt..  Từ 30 tuổi  , nhìn lại thấy cuộc đời không quá vui và không qúa buồn.  Bây giờ, tôi không muốn bỏ nhớ dĩ vãng.  Tôi sẽ khó quên được  những ngày ấy, trước khi lấy nhau.  Thời kỷ 1963 chưa đảo chính, chồng tôi bị tù đày.  Bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu nước mắt, và, bao nhiêu tiếng cười chát chúa.  Với chiếc xe hơi  Hillman , loại Minx, của T4.  Với cách tiêu tiền không biết tiếc tay, cũng vẫn của T4.  Nói thao thao bất tuyệt và, đầy lý sự của T1.  Với cái nghèo, nhưng, vất cần đời của T3, văn sĩ.  Với nét lầm lì, nhiều suy tư của T5, kỹ sư.  Còn là em của giáo sư đại học T2.  Và dáng hào hoa, trí thức của T6, chồng tôi bây giờ, anh  hay chơi trội.

Anh là  giáo sư anh văn, dạy ở các trường tự thục.  Những T kia đang siết chặt lấy tôi, thì, đứa cháu lên gác, gọi, hỏi xem dì nó đã sửa soạn xong chưa ?  Mẹ nó giục tôi đi làm, chồng tôi không còn làm việc gì, sau ngày ở tù ra.  Vì, trước đó, anh tham gia vào phong trào vận động sinh viên, trí thức chống chính phủ Diệm.  Anh ôm tì vết cuộc đời từ trong lao tù; nên bây giờ, hậu quả là đau và ốm, thấm đòn, đành nằm khàn.  Chúng tôi sinh ra cãi nhau, một phần , đồng tiền eo hẹp, thường hay nảy sinh tính độc đoán  quyết định của anh với gia đình. Lại gần vào thời kỳ sinh nở, bao nhiêu thứ tiền cần phải chi dùng.  Đồng tiền thu vào ít, tiêu ra nhiều; anh em bạn không sao giúp đỡ nổi nữa!  Tôi còn biết làm gì, để bảo vệ hạnh phúc chúng tôi bây giờ.

Giữa lúc ấy, N. đến với tôi, vừa như một ân nhân, cũng là người gieo tai họa.  Cứu vớt đường sinh kế, còn hạnh phúc mỏng manh đi.  Tôi định từ chối không đi làm nữa.  Cái nghề này tuy kiếm ra tiền dễ thật, nay tôi chán nó.  Song đến lúc con trai kháu khỉnh thức giấc, nó khóc, tôi  với tay kéo dây đưa võng, rồi, lặng người đi để ngắm nó.  Văng vẳng dội  lại từ đâu đây, một lời nói của ai đó, có thể là tôi, chồng tôi; đích thực chỉ  riêng  chúng tôi  chịu khổ.  Những đứa con kia, con chúng tôi, tại sao lại bị khổ ?  Má hồng hồng, thơm thơm, đôi môi mọng kia, thơm như hương trầm luân đầy thánh thiện, nó đã làm gì cho đời hắt hủi, bắt chịu số phận hẩm hiu.  Tôi nghĩ vậy, nên bấm bụng , ra phiá bàn gương chải tóc.  Tôi vẫn còn đẹp,  vẻ đẹp trầm  lắng; như một nghệ  sĩ thẩm định, căn cứ vào tâm hồn, được đào sâu  dưới lớp da, mày, phấn sáp. Vóc dáng tôi ở bề ngoài ư, còn toát ra nhiều vẻ đẹp khêu gợi quyến rũ.  Tôi không có vẻ đẹp tỉa tót, từng chi tiết buông rời.  Một T3 bày tỏ ý kiến của anh về tôi; hinh như tôi nhớ mang máng thế.  Tôi xuống gác, rồi cùng ra phố với chị N.   Những lời an ủi của người bạn  tuổi chị, vốn người miền bắc tài hoa, lịch lãm, dễ khơi cho tôi niềm xúc động chân tình.  Song, tôi vẫn buồn nhiều hơn,  đêm đầu tiên khởi dự đi làm, qua nhiều năm bỏ bê.

  Đêm nay, tôi lại phải làm đẹp lòng khách, bằng những câu nói thiết tha, mà chắc gì tha thiết, hoặc, phải ùng lời tục tằn cảnh cáo thú tính ưa lợi dụng của một số khách.  Một vòng tay ôm sát, một cái thúc qua khủy tay, một cái véo đùi. Tôi thì đã chán ngấy sự giả dối, càng hơn nữa, sau khi tiếp xúc với nhóm bạn bẻ cuả
 chồng tôi đầy chân tình.  Tôi nhớ hôm nào, T3 hỏi tôi... rồi ra Thủy sẽ trở thành nữ văn sĩ, vì Thủy chân tình và có tâm hồn... Từ lâu, tôi không thấy T3 lại nhà chơi, tôi nhắc đến T3, thì, chồng tôi lại như ghen bóng , ghen gió. Tôi chắc chắn giữa T3 và T6 có chuyện xích mích chăng ?  Thấy tôi ít nói, chị N khuyên nhủ :' Rồi ra nó lại quen đi, Thủy ạ. Ai mà chẳng vậy.  Em biết chứ, trước ngày đảo chính, chị  có ngờ đâu rằng lại còn được sống lại với nghề này.  Mà em còn nhớ con C. chứ?  Dạo này, nó còn chán chường hơn em nữa, cơ ?'

Tôi nhớ đến C. Một dạo, tưởng chứng nó đã xây dựng hạnh phúc với một chàng văn sĩ  Mặt Ngựa, lưng khòm, như thiếu xương sống, sống theo kiểu hiện sinh nửa vời.   Để vợ đi làm còn mình ở nhà ăn bám ?  Như anh ta đang sống đới sống ký sinh trùng, rồi thì, ba, bẩy, 21 ngày, C, phải bỏ  thằng chồng văn sĩ Mặt Ngựa.   Cái của nó quí nhất, như C, kể, nó chỉ dùng để đi tiểu thôi, vì, đã bất lực rồi !  Mà, nó lại còn quá sức
 ghen tuông ! Ăn nhờ vợ thì thôi, chứ lại còn đòi ghen nữa kia à ?   Của quí đã không  còn xài được, mà, còn giữ để làm gì ?  Nếu còn ghen, thì đừng để vợ đi làm. Chị N, kể qua loa  như vậy .

  Con C. chán chường.  Con C. đã học đòi hiện sinh của thằng chồng , cởi truồng giữa đám bạn bè chồng, uống rượu, đánh xì phé.  Cũng chẳng đem  lại sinh khí mới nào cho cuộc sống.  Nó chán cả văn sĩ lẫn ông già lắm tiền. Bây giờ nó đi tìm nhân tình  mới, thanh niên tóc tém, đời gọi là cao bồi, cao qué, thì, ít ra bọn này còn nhiều sinh khí , nhiều nhiệt tình. Của quí của nó còn dùng được nhiều việc, chứ không chỉ riêng dùng đi tiểu ...'

Nghe xong chuyện, tôi dửng dưng.  Riêng tôi, là có ý định giấu chị N. về chuyện riêng gia đình tơi.  Giữa tôi và T6. Nhưng chắc rằng, chị N. cũng biết rõ một phần nào rồi.  Như vậy, tãi sao tôi lại còn biện bạch, chẳng hóa vậy la trơ trẽn quá sao ?  Nên, giữ im lặng nghe thôi, là, đắc sách nhất.

Tới tiệm làm, ngồi vào bàn riêng, tôi vẫn thấy mình như là khách, chứ không phải vũ nữ.  Vẫn còn gặp lại một số quen thuộc, nhưng, vô cùng ít ỏi.  Thêm một số khách mới, phần đông lạ mặt.  Và, bọn con nít mới lớn lên, con nhà giàu; học đòi ăn chơi để tìm cảm giác lạ.  Một bạn trẻ vào loại ấy, đi qua, nhìn thấy tôi, gọi giật lại: ' Thủy, em sang ngồi với anh đi '.

Trong lòng, thầm nghĩ thôi, nó vào trạc tuổi thằng X..., phăng của tôi hay lại nhà chơi, trước khi tôi lấy T6.  Nó hơi hỗn đấy nhé, nhưng nó là khách, còn tôi, là vũ  nữ đi làm, nên dại gì tỏ phản ứng ?  Tôi lại càng nhớ đến T3, thời gian gần anh, tôi  học được cách bất chấp cuộc đời xã hội bên ngoài, mà, sống cho cuộc đời riêng, thích nói thì nói,  chán nói chán; không úp mở, không che giấu sự bộc lộ tình cảm của mình một cách khác đi.  Còn bây giờ trái lại,  tôi như có lối sống úp mở, khác với hôm qua.  Thằng con nít mới lớn lên, làm sao nó biết tôi nhỉ ?  Nghĩ là nghĩ vậy thôi, vẫn phải ra sàn nhảy với nó. . Nó hành tôi, kể ra cũng ghê hớm thật , đáng đ8ồng tiền, bát gạo, của cha ông nó kiếm được.  Rồi, cha ông nó dành cho nó phung phí.  Luật bù,t rừ có nghĩa từ đấy.  Nó hỏi tôi, ' Anh nghe danh tiếng em , từ ngay mới lớn. Bây giờ đây, được nhảy cùng em nột vài bài 'blue' , em nhảy tuyệt thật, nhưng này, sao em nói ít thế ?  hay là, em mang tâm sự buồn ?'

Tôi trả lời bằng tiếng cười.  Tiếng cười của tôi, theo như T3, thì khó mà biết, nghĩ gì và tại sao lại cười ?  Có một lần, tôi nhớ rõ lắm, đêm ấy , hạt mưa nho nhỏ đủ làm ướt mặt đường.  T4 lái xe, T1 ngồi ngoài, T3 ngồi giữa trên băng đầu.  Cả ba tên đi tìm tôi và T6.  Khi qua rạp xi-nê gần nhà tôi bây giờ, họ thoáng nhìn thấy tôi ngồi ở quán phở Tiến Lợi.  Chẳng ngần ngại, họ vòng xe, đậu lại bên lề.  Tôi chạy ra đón họ, còn T6 ngồi lại trong quán.  Chưa bao giờ chúng tôi vui như vậy.  Ngồi chung bàn, nô đùa , nói, cười, coi hiệu ăn như là nhà mình.  T4, người mảnh khảnh, khuôn mắt rắn rỏi, quắc thước; hẳn lúc xử án, anh chàng nhăn mặt,  bị cáo sợ khiếp đảm.   Chỉ riêng với tôi thôi, anh chàng hơi thấp, và,  lại rất vui, nói đúng hơn chàng thẩm phán  rất 'dại gái' , chẳng khác ke u xuất mới trở về đời. Chàng  là một, trong 2 tên, say mê tôi nhất vào thời kỳ này.

  Sự chạy đua giữa T4 và T6; T6 thua ra mặt.  Tôi biết điều này, trong một bọn đàn ông, hễ có thêm một người đàn bà; mà, một kẻ trong đó si mê người đàn bà kia, là cả bọn bắt đầu nhảy vào vòng chiến.  T1 phụ họa, lại phụ họa cho T4, còn T3 đứng giữa, không về phe T4, dầu rất thân.  Với anh chàng  này, tôi phục anh ta, hơn hết thảy.  Có lẽ chàng ta chưa mê tôi, và, chẳng có cái gì giống mọi kẻ trong bọn.  Hoặc là hay, hoặc dở hơn , thì chưa biết.  Có lần T4 kể chuyện lại, T3 không ưa đi chơi chung với chúng tôi, nên, T4 nói rất sỡ sàng,  ' Tôi vừa bảo T3 như thế này ; nếu anh không cùng đi chơi với bọn này,  anh sẽ không thành người được ?'

Nói xong T4 cười, quay sang phía tôi, như để dẫn giải, ' Thủy biết sao không? T4 tiếp, anh ta tức tôi mà chẳng làm gì được.  Anh ta bèn dẫn tôi đi qua một con đường, có cái cầu khỉ, từ đường Nguyễn Thông sang Trương minh Giảng; qua nẻo trại di cư Bùi Phát.  Còn ai ở đây không biết cái cầu ấy; dưới kia là rác rưởi, phân lềnh bềnh trôi, trên là 2 cây tre chông chênh bắc làm lối đi.  Đi không khéo,  sẽ bị ngã tòm, được dẫn xuống cầu lịch sử đó ngay.  Rồi anh ta lấy tay chỉ xuống dòng nước vàng vàng kia, trả đũa tôi, nếu tôi không dẫn anh T4 qua cầu này, làm sao anh thành người được, chứ chưa nói đến  ngồi chễm chệ trên ghế chánh án xử những việc, mà, chỉ sai  tóc , tơ, thì, đầu  người ta mất thăng bằng ngay '.

T4 cười ròn, vang, sau câu nói.  Rồi, tôi kể lại cho T3 nghe, về T4 đã nói như vậy, anh nhận là  đúng.  Anh chàng này có bản lĩnh, trước mặt tôi, dám nhận với bạn, một câu  chuyện kể khá tàn nhẫn , cay đắng - sao không chối đi, để cho người đẹp thấy rằng mình có giá trị, không phải chỉ giá trị, khi nhận điều nào tốt đẹp, chới bỏ cái không đẹp.

Trở lại, đêm gặp gỡ trước quán phở Tiến Lợi -  chấp nhận ai nói hay và phạt ai nói câu vô duyên, nhạt nhẽo. Người nói hay được thưởng 1 điểm. Thư ký ghi điểm là tôi, T4 bị phạt, T1 ít hơn, T3 được thưởng.

Giữa lúc ấy, T3 ngoắc 2 người bạn quen đi qua đây. Hai người ngồi vào chỗ, rồi, tự giới thiệu.  Người dong dỏng cao là họa sĩ Tuýt.  Người nói giọng miền Nam , tóc dài búi tó, là thi sĩ Tô- Tô.  Có mái tóc lòa xòa như đi tu, theo dòng Hòa hảo, thực tế hơn, giống mái tóc vô chính phủ  Nguyễn an Ninh . Tôi rất ghét đàn ông đa tình lộ liễu, cứ trông thấy gái đẹp là mê cuống lên.  Như chàng họa sĩ Tuýt báo Chính luận chẳng  hạn.. Gặp tôi, chàng ta mở lời tán tỉnh ngay , ' Em đẹp lắm, hôm nào anh phải vẽ cho em Thủy một bức họ chân dung mới được !'.

Tôi đáp ngay, ' Vẽ như thế nào mới được gọi là đẹp chứ ? '.

Rồi cười, tiếng cười  lúc ấy mang thật nhiều ý nghĩa.  Tôi thấy T3 cười tủm tỉm, tôi biết ngay anh đã nhận được nụ cười của tôi mang ý nghĩa nào rồi.  Sau, anh em cười toáng lên,  làm cho họa sĩ báo Chính luận luống cuống.  Tuýt lại đề nghị tiếp, '  Vẽ một bức họachân dung đẹp cho em, chứ vẽ thế nào nữa ? Em tưởng rằng  được một họa sĩ cỡ anh đề nghị vẽ, là chuyện dễ hay sao ?'.  T3 thấy có sự gay gắt ở phía  Tuýt, họa sĩ bị chạm tự ái rồi, T3 tiếp, ' Ngôn từ của cậu chưa thích hợp với bọn này.  Thôi, để ngày khác lại trò chuyện hợp rơ, vì , các các cậu phải rượt lại ít ngôn từ đã.'.  Tôi tiếp lời, ' Phạt một điểm rồi !' 

Đáng thương cho chàng họa sĩ Tuýt, chẳng hiểu đầu đuôi gì, chỉ còn cách há hốc miệng nhìn.   Còn thi sĩ Tô-Tô ra cái điều ta đây lắm.  Tôi ít đọc thơ. văn anh ta, bây giờ qua dáng điệu, xử sự, anh ta củng cừ lắm. Tô-Tô lên tiếng,  ' Này T4, mày có quyển gì viết về 'ông Quỳnh' * đó, tao muốn đọc, mà không kiếm ra.  Đi đến đâu cũng thấy anh em xì xào về cuốn đó. tao xin một cuốn, được không ?' .
-----
* Thế Phong / Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh 
 ( Sài Gòn 1962, 1964). 

T3 trả lời , cuốn kia đã hết.  Tôi bèn ra cái điều, bảo họ, ' Ở nhà Thủy có, hôm nào lại đây, cho mượn '.
Thi sĩ gật gù, và, chàng ta có vẻ bực, chắc nghĩ rằng :  một đứa  con gái như tôi lại có sách của T3, mà , Tô- Tô lại không có để đọc ?  Song thực ra, tôi nói là nói vây thôi, cũng chỉ là ra cái điều, chứ không có cuốn đó. Tô-Tô quay sang, hỏi ý bạn, ' Về chứ Tuýt , hôm nào tôi lại thăm cô - quay sang phía tôi - và luôn thể, mượn cô cuốn kia. Chúng mình hôm nay rượt màn kịch, vui quá tay ! '. Tôi nói đùa, ' tại vì các anh đóng kịch dở quá ! chưa thể ăn tiền được, còn bi phạt nhiều !' . Hai bạn đi ra ngoài.  Tự dưng tôi thương hại, ấy là tôi chưa phải dùng đến cái bùa, cứ mỗi lần nghe một bạn nào kể chuyện xong, mệt nhọc lắm; tưởng câu chuyện của mình làm mọi người chú ý lắm, thì, tôi đáp gọn lỏn, 'thế à'! . Tức thì, kẻ đối diện với tôi,  đâm ra luống cuống, hết còn hứng kể chuyện tiếp.  Chúng tôi còn nhiều ngôn từ lạ, trò chơi đặc biệt, ngay trong nhóm với nhau, chỉ cần đôi ba lần không đi chơi chung, cứ như ngẩn người ra, chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả.

Bỗng, tôi trở về với công việc đang làm ở phòng trà khiêu vũ.  Tiếng nhạc ồn ào. Có tiếng một người khách lạ nói với tôi , ' Sao em nói ít thế ! '.  Tôi cười. Quá ngấy..  Với thằng con nít lợi dụng ghê gớm trên da thịt tôi.  Tôi cau mặt, không hiểu sao chẳng cần phản ứng thêm.  Nhảy với nó 2 bài, tôi sang bàn khách khác đang chờ. Một bạn quen từ xưa, thế là tôi bỏ thằng bé ngồi lại một mình.  Nó lại ngoắc cai gà, cũng khen cho con nít có nhiều bạc.  Chị N. bảo tôi, ' Thủy không biết sao, đó là  văn sĩ  Tuấn H. nổi tiếng lắm '.  Tôi bèn hỏi lại, ' Văn sĩ sao ? viết báo nào ? '. Chị N. đáp, ' Điện ảnh'. Tôi 'à' một tiếng.

Khách mời tôi sang bàn, trạc ngoài  40.  Dáng người cao, có nét sắc sảo của người có ăn học.  Trắng trẻo ở màu da, loại người có tiền, tư cách ở chỗ, ít nói loạng quạng,  bàn tay không lợi dụng da thịt.   Kể ra là khá !  Nhảy từng bài chọn lựa, blue và slow.  Tôi không nhớ chàng lắm, quen ở đâu, bao giờ, thì xin chịu.  Còn chàng lại biết tôi rõ về tôi, còn tôi thì mường tượng, chỉ là quen sơ sơ, gặp gỡ ở đâu đó.  Nhưng thật ra, tôi quên chàng thì đúng hơn.  Khi nhảy xong, chàng dìu tôi về chỗ ngồi, bây giờ mới gợi chuyện.

' Tôi là bạn của anh ấy đấy . ( ám chỉ chồng tôi).  Cùng trong tù với nhau thời chính phủ Diệm đàn áp Phật giáo, các anh đứng dậy hô hào chống chế độ cũ, rồi bị bắt.  Tôi biết cả luật sư X... ( ám chỉ T1), thẩm phán L. ( ám chỉ T4) và cả anh bạn văn sĩ R. ( T3) , và, bây giờ được quen cả Thủy.'   Tôi biết tiếng Thủy từ  khi Thủy mở cà phê Huyền ở Đà lạt. Và, gốc tích Thủy, tuy người miền Nam, lại nói giọng bắc , ngay vời  chính người sinh trưởng ở Hà nội, cũng khó mà phân biệt được.   Bây giờ anh ấy ( T6, chồng Thủy)  ở đâu nhỉ ?.'    -  ' Nhà tôi đi  Đà lạt ít hôm , anh ạ !'.

Một cái ngoắc tay, gọi bồi, hỏi.  Gọi ngay cai gà, chị N, cho khách. Qua câu chuyện  với chị N., khách muốn mời tôi sang Moulin Rouge, cho khách  trả 'tích-kê'  luôn thể. . Chị N . trả lời, khách lạ thì tính 6, với khách quen tính 5.  Quay sang phía tôi , chàng xin lỗi trong ít phút, để chàng đi tìm người bạn. Tôi gật đầu.

Trước đó, anh bồi đưa lại cho tôi gói  thuốc lá Salem.  Thầm nghĩ, anh chàng này hào hoa đây, sao biết tôi thích hút Salem ?  Tôi ngồi vào ghế ở cuối phòng.  Gác lửng, ở tận cuối.  Chẳng muốn thò mặt ra nữa.  Tiện dịp , tôi muốn nhắc lại với chính bản thân, sống với T6 là dịp may hiếm có, và, cũng là một tai họa không nhỏ.   Nhờ chàng khách vô danh bặt thiệp , tự nhiên chị N, thấy sự mời tôi đi làm lại, quả chị N, có  mắt tinh đời.  Bây giờ, tôi  đã thấy mình thua sút về sức khỏe.  Xưa kia, rong chơi suốt sáng không biết mệt.

         ( một đoạn rất dài nói về  T3 và Thủy bị mất quãng, thay vào đó ,nhiều dấu chấm ( ....... )

Đầu tiên,  tôi quen T1 trong nhóm. Sở dĩ tôi chỉ kể ra đây có T3, vì, chính những người ấy + tôi, nhân vật chính.  Ngoài ra, còn nhiều t nhỏ, như Tối văn  Sáng, cựu trung úy tình báo, rất giỏi về điều tra tiểu sử đàn bà, con gái Sài Gòn . Có thể, chỉ vì vậy, mà bị sa thải trong nghề chăng ?  Nhiều khi muốn tỏ ra mình thuộc loại ăn chơi, biết cả tiểu sử không biết về một người  con gái đẹp thường đi qua quán La Pagode, chẳng hạn thế.  Lại thêm một tên t nhỏ nữa, là Thùng, cử nhân  Luật, năm thứ 2.  Một lần T3 bào  t nhỏ Thùng , '... thời đại nào, thì mày cũng vẫn chỉ là thằng làm môi giới con gái cho người . Nhưng, mày hơn đời, tạm gọi là  trí thức đi, vì có  tấm chứng chỉ cử nhân 2,  trường Luật...'.

Sau khi quen t nhỏ Tối văn Sáng, thì, tôi quen T4.  T4 tối ngày ở La  Pagode với tôi, nên, Tối văn Sáng   tán tụng T4 có  nhiều tính nết giống tôi.  Như T4 thích cảnh ngồi ở đây, uồng cà phê vào chiều tối, để ngắm màu tím hoàng hôn buông thả thật  thơ mộng, trên cành lá vườn cây công viên .  Ít lâu sau, gặp T2, rồi T5.  Và, cuối cùng là T3.  Anh này rất ít khi  cùng đi chơi với anh em, không đứng về phe nào, cũng chẳng góp ý gì, về sự tranh chấp giữa tôi, T4 và T6..  Song, tôi chú ý tới sự im lặng của T3.  Tôi lấy T6, vì chàng có dáng dấp một đàn ông hơn  T4.  Và tôi phục T6, ở điểm, dám chửi công khai  chính phủ Diệm thật bạo miệng  . Tôi thú vì chuyện  đó,  một phần.   Còn về tiền bạc, thì, T4 có lương thẩm phán chắc  chắn, điều tơi không ưa, là dáng người tủn mủn , lối nói chuyện  rụt rè, thiếu dáng vẻ đàn ông.  Nếu cần phải chọn một người chồng, có đủ yếu tố giữ thăng bằng tài chính cho gia đình, thì, tôi chọn chàng T4 làm chồng. Với tình yêu hợp 'gu', tôi không thích cái vẻ lễ pháp của T4, mà, chọn T6.  Giả thiết, không có T6, thì chắc chắn tôi lấy T4.  Đàn ông sống độc thân, theo tôi, đó  là một điều thua thiệt.

Một lần T4 mời tôi đi chơi, nhân đó, nói chuyện  với tôi về T3  giễu cợt T6, ' Mày đừng tưởng mày làm cách mạng là hay đâu ? Thứ cách mạng của mày không có tao trong số đó. Lúc nào cũng bô bô cái miệng, tao cần phải dẫn giải , con hoãng rống lớn tiếng có  làm chết ai đâu, so với rắn  đầy  nọc độc lầm lũi nằm bên vệ đường, phun nọc vào mày  chỉ ít phút sau mày sẽ  tiêu tùng !'

Tôi hỏi Tối văn Sáng, chàng t nhỏ, sao có  vụ lộn xộn kia?, Tối văn Sáng, đáp, ' một buổi tối tôi gặp T6 và T3 uống  cà phê - thì - một tròng chúng nó ngồi gác chân lên thành ghế.  Cái  kiểu ngồi của T3 làm phiền mọi người, điệu bộ coi đới như cọng rác, khiến T6 nóng mặt.  T6 bảo T3, ' Tao không hiểu sa anh em thằng T2, và T5 lại chịu khó đọc sách của mày,  hết lời tán tụng ?'.  T3 trả đủa, ' Tao cũng cần nói thêm cho mày  nghe, mày còn là một thứ anh hùng' rơm'  vô liêm sỉ. Mày có cần hiểu rằng, tao không ưa lối phê phán về tao, theo kiểu mày phán, không ?  Mày làm gì có tư cách, để mày phê phán tư cách tao ?  Khi mày không có một xu teng, xin bè bạn được rồi ,lại tiêu như con nhà trọc phú,. Thử hỏi,  mỗi đêm không có tiền đủ để  mua bao 'Salem' tặng người mày yêu, thì mày có thể  to miệng 'vung xích chó', đòi làm cách mạng ...'. 

Khi tôi nghe t nhỏ Tối văn Sáng kể đến đây, tôi chợt hiểu rằng T6 yêu tôi chân tình, tha thiết.  Chính điểm này khiến tôi cảm động, vì, anh biết tôi thích hút Salem.  Bao giờ anh cũng chờ tôi tới khuya, hồi ấy các vũ trường chỉ được dùng vũ nữ làm chiêu đãi viên, ngồi nói chuyện thôi, luật lệ nghiêm khắc, không được phép khiêu vũ, theo lệnh  bà dân biểu Trần lệ Xuân .  Với T6, một kẻ không tiền bạc , không nghề nghiệp, yêu mình, tôi thấy chân tình hơn hết.  Nên, tôi quyết định lấy T6 làm chồng.

  Hai chúng tôi vẫn sống với nhau, trên căn gác thuê bây giờ.  Anh chàng xoay sở tiền nong, có khi bí quá, bán cả chiếc xe  đạp máy VéloSolex, cả đồ dùng, để có tiền chi tiêu trong gia đình.  Nhưng, từ ngày anh rể làm ăn thất bại, gia tài khánh tận, T6 bị rơi xuống vực thẳm về tiền bạc.   Rồi ông bà thân sinh ra T6 theo nhau qua đời, T6 buồn và cô đơn hơn ai hết.  Anh là người theo đạo Thiên chúa, ít khi đi nhà thờ Công giáo - mà lại tham gia phong trào chống chính phủ Diệm, tiếp tay cho Phật giáo.  Như vậy, tôi thật sung sướng rồi, còn gì nữa ! Còn đời sống tinh thần, cũng như đời sống vật chất, bây giờ cũng tàm tạm đủ.  Tôi sống cho tôi, cho tình yêu vừa hé rạng.  Khi mang thai con so, bây giờ là cháu trai, tôi một mình đơn lẻ. Anh ấy bị cầm tù. Tờ nhật báo xuất bản vào khoảng tháng 8 năm đảo chính (1963), đăng ảnh anh, kèm những chứng cớ chống chính phủ Diệm.  Sau ngàydảo  chính thành công, hẳn là đời sống của chúng tôi đã đóng góp vào danh dự đường mây của anh đạt được.  Khi người ta có lý tưởng để theo, thì dễ chấp nhận mọi khổ ải.

Vào những đêm nằm một mình trên ghế xích-đu, từ trên cao sân thượng nhìn xuống, tôi  đốt thuốc lá Bastos xanh, để, giải nỗi buồn phiền, khói vút bay lên không trung cao thẳm.  Nhưng, lòng tôi sung dướng thầm,  ít ra ở cái ngõ này, nay đã nhìn tôi với con mắt khác xưa.   Khi chồng tôi bị bắt, ít lâu sau, báo chí đăng tải hình ảnh, bài vở; lúc ấy tội thương quí anh, chư chưa tùng dành cho một người đàn ông nào được hưởng.  Anh bị hành hạ, tôi càng yêu mến anh nhiều, vì,  anh tranh đấu cho chính nghĩa.  Tôi hãnh diện có người chồng như vậy. Trong khi ấy, các bạn bè của anh, thì T1 trốn chạy, T4 ở ngoài vòng.  Một lần t nhỏ Tối văn Sáng báo tin cho tôi biết, T6 mời T3 tham gia phong  trào, thì chàng văn sỉ này từ chối.  Tôi khinh T3 ra mặt, người mà xưa kia tôi cho là khá.  Chỉ khi nào nguy hiểm, người ta mới rõ lòng người.  Cổ nhân dạy không  mấy sai !

  Nhưng một hôm, chàng văn sĩ tới nhà tôi.   Qua câu chuyện, tôi biết anh không tham gia với băng của chồng tôi, vì lẽ anh coi thường băng kia, và, không muốn thí thân vào nhóm họ.  Hiện nay, anh ta vẫn bị mật vụ của chính phủ theo dõi.

Tôi có người bạn phụ trách về an ninh, một hôm, anh ta hỏi thăm về T3, cho biết T3 đang bị ruồng bắt. Tôi định tìm T3, báo tin này cho anh hay, nhưng không biết anh ở đâu ?  Tôi cứ thấp thỏm lo cho anh, có thể anh đã bị tóm rồi.  Sau này, gặp lại, tôi biết anh lánh mặt ở trên Cao nguyên Đà lạt.

Ngày đảo  hính thành công, nhà tôi được trả tự do.  T1 và t nhỏ Tối văn Sáng trốn ở nhà thẩm phán T4 ở Mỹ tho.  T3 bảo anh em , ' Thằng T4 cũng không đến nỗi gì, như tao đã tưởng ,  nó không hèn đâu ? Vì, nó còn dám chứa 2 thằng bạn tranh đấu vào những ngày dầu sôi, lửa bỏng. 

Từ khi chồng tôi ở tù ra, tôi thấy anh có phần thay đổi, ít nói bông lông, suy nghỉ chín chắn hơn .  Anh thú thật vơi tôi: giai đạon về sau này, anh cũng chưa có thể làm gì cho gia đình khá hơn.  Chúng tôi vẫn sống chật vật chẳng hơn xưa là bao ! . Cho  rằng bạn bè giúp tiền, chỉ là qua cơn túng ngặt, chứ không thể đủ dùng hàng tháng được.  Nhà tôi nhắc lại với tôi về câu T3 nói với anh,  có lý đấy , ' tao mong cho chúng mày,  không  rục thân trong nhà đá là may mắn rồi ! Sẽ vẫn chẳng có gì thay đổi đâu ?  Nhưng, có lợi về kinh nghiệm cho mỗi bản thân.  Khi thấy cần tranh đấu,  dấn thân vào. Nhưng đừng mong rằng mọi việc có thể thay đổi dễ dàng, chóng vánh, bởi, muôn năm bất công vẫn còn đấy ! Chỉ có một điều thay đổi, đó là cái bất công kia sẽ biến dạng nhiều dạng . Chẳng hạn, thằng ' t nhỏ cử nhân 2  trường Luật' vẫn đóng tuồng tích cũ của nó.  Thằng ' t nhỏ Tới văn Sáng ' vẫn lếu láo, nói dóc cả điều tự nó bịa ra, như thuộc làu tiểu sử các cô gái Sài Gòn, lượn qua 'La Pagode' chẳng hạn, để tỏ rằng mình là dân chơi sành điệu.   Có nhiều tiểu sử huênh hoang biết ấy, nên , đôi khi, chính nó biết cả điều không biết.  Còn T6, tao khuyên mày một điều , giữ gìn sức khỏe.  Mày đã chạy được tiền nằm nhà thương chưa ?  những trận đòn  của mật vụ còn hiệu lực làm cho mày hao mòn trong nhiều tháng dưỡng sức đấy !.

Gia đình chúng tôi từ 6 tháng nay vẫn eo óc. Hai đứa thôi, có thể nhịn được, sự kham khổ có gì đáng phải câu nệ nhiều. Còn con của chúng tôi, thì không thể không có tiền , nó cần sữa, cần thuốc tây khi ốm, cần quần áo thay đổi hàng ngày, những thứ đó phải cần tiền.  Chồng tôi vẫn chưa có việc làm xứng đáng với công lao xưa, mà anh tham gia chống chính phủ độc tài Ngô đình Diệm. Nên tôi quyết định  trở lại nghề vũ nữ . Tôi biết điều này sẽ làm chồng tôi đau đớn, nếu anh có ý thức làm chồng đúng nghĩa.  Còn gì khổ hơn; mỗi lần anh thấy có người đàn ông khác đưa đón tôi đi về, tiếng  em  tôi buộc phải xưng hô với họ, dầu là sau mặt chồng  đi nữa.   Vì con tôi cần có tiền nuôi nấng chúng lớn khôn.  Tôi trình bày sự khó khăn muôn mặt đó, với  một con bạn đồng nghiệp.  Từ đó, mới có sự móc nối với chị N,. cai gà- và - chị N. đã buộc tôi phải đi làm trở lại.

Tôi nhìn đồng hồ tay.  Sao lâu vậy, tôi đợi khách đã trả 5 tích-kê, bảo tôi cùng đi  khiêu vũ ở một nơi khác.  Vẫn chưa thấy chàng trở  lại. Tôi chưa gặp một loại khách như vậy bao giờ. Hơi là lạ, có phải vậy không ? Tôi nhớ lại rồi, chàng ta hình như quen gần hết băng bạn mang chữ T.  Chàng thuộc vào loại khách.sành điệu.  Giữa lúc này, thì chị N.  đưa một đồng nghiệp tới, vận com-lê đen  tới chỗ  tôi.  Cô bé khá xinh đẹp, liếc nhìn dáng điệu, tôi thấy em hơi quê quê. Chi N, giới thiệu Nguyệt với tôi, và  tôi nói với  Nguyệt,  ' chị có nghe chị. N nói về Nguyệt nhiều !'.   Chị N. tiếp, ' Nguyệt  nó vẫn nhắc  đến tên Thủ luôn, Nguyệt kể lại rằng, khách thường hỏi thăm về Thủy'.  

Nguyệt quay sang tôi , '... hèn nào mà khách  sang không thể không hỏi thăm chị.  Chị cho em làm 'em' nghe chị Hai ?' -' Có gì đâu mà Nguyệt khen tôi nhiều thế ? Chị em cả mà , em ! ' 

Nguyệt ngắm tôi từ đầu đến chân.  Sau khi ngắm nghía chán rồi, Nguyệt kể chuyện về loại khách tới đây. Trong số đó, có một văn sĩ, thường đi với ông khách  ngồi bàn với tôi lúc nãy.  Nguyệt không biết tên ông khách là văn sĩ ấy. Tôi đoán thầm, hay là chàng T3 - mà - chàng T3 vốn ghét không khí trà đình, tửu quán, nhẩy nhót, sao anh ta lại có mặt ở đây được ?  Nguyệt tả lại cho nghe, vóc dáng chàng ta, thì đúng văn sĩ T3- hình như cô bé Nguyệt này có chút cảm tình rồi chăng - tôi nghỉ vậy.

Khách của tôi  đợi, đã trở lại.  Chàng xin lỗi, vì đi tìm bạn, chàng ta ở quá xa, lại không có nhà, nên trở lại trễ.  Chàng mời tôi sang Moulin Rouge  nằm trên đường Lê Lợi.   Và, nói nhỏ đủ nghe, ' tôi muốn dành cho em một ngạc nhiên, nhưng đành chịu thua, bởi chàng văn sĩ tên R. không có nhà '.
    ( R là văn sĩ T3) 

Sau 2 tiếng đồng hồ ngồi bàn với chàng, giờ vui qua mau sắp chấm dứt. Chàng đưa tôi về nhà, tất nhiên tôi không thể từ chối. Một phần, đêm nay tắc- xi hiếm,  lại không mấy an toàn.  Xe qua cầu Trương minh Giàng,  qua chợ, gần tới ngõ nhà tôi, chàng hỏi, ' ngõ vào nhà em có sâu lắm không ?'.  Tôi tinh ý, hiểu ngay, chàng muốn biết nhà  riêng .  Gật đầu, chàng dìu tôi đi. Trước khi giã từ, chàng đưa tôi một gói giấy, tôi đán chắc là thuốc lá.  Và, chàng nói câu giã từ, '  tôi rất phục em Thủy ạ, vì hạnh phúc , em hy sinh rất nhiều. Xưa kia,  em thường hút  Salem, bây giờ chuyển sang  Bát-tô xanh. Người cho biết điều này, chính là văn sĩ R., mà lúc nãy, anh để em chờ lâu, chỉ vỉ  đi tìm R. lại không gặp được.'

Tôi cảm ơn chàng. Và đi lên gác., Chồng tôi nằm ở đó. Anh không nói với tôi một câu, không hỏi, vì tôi biết tại sao ?  Ngưới khách đưa tôi chắc bây giờ đã ra ngoài lộ và sửa soạn lên xe hơi.   Bỗng, chồng tôi xoay người,  mở mắt nhìn tôi, lại nhìn thấy trên tay tôi gói thuốc lá Salem, tia mắt  nhìn đổ hướng vào phía ấy.  Và đã từ lâu, tôi chưa mua được một gói thuốc đắt tiền để chàng hút. Đi lại phía võng, nựng đứa con, nó đang ngủ , trông thật thánh thiện.  Chồng tôi  trở dậy, tay cầm bao thuốc lá , định xé, tôi xua tay, '  khẽ thôi,  để con ngủ, anh hãy cho Thủy nói câu này, Thủy không muốn anh hút điếu nào của bao thuốc đó. Vỉ  gu' của anh là 'Lucky', Thủ đã mua cho anh đây này...' 

Tôi  mở ví lấy bao Lucky.  Chồng tôi im lặng, cầm bao thuốc,  không một lời cảm ơn tế nhị.  Anh bóc ra ngay, châm một điếu, lên giường nằm lại. Tôi vào nhà trong, thay quần áo ngủ.  Chúng tôi nhìn nhau, dường như không cùng một hướng.  Vào giường nằm cạnh chồng, anh nằm phía trong, tôi , phía ngoài.  Hai đứa nằm  xây lưng . Tôi đang nghĩ đến màu xanh của bao thuốc lá Salem đặt trên bàn ngủ, dưới ánh đèn ngủ lờ mờ. Cũng màu xanh, của bao thuốc lá Salem, nhưng , bao Salem hôm nay, không phải là bao Salem của đêm nào chồng tôi mua tặng.   Hay là, bao thuốc lá Salem màu xanh  bữa nay ,  mở màn tiễn đưa hạnh phúc chúng tôi, chăng ?,

Tôi ngủ thiếp đi, và, mong chồng tôi không nghĩ  như vậy !

    thế phong

                                                               ( kỳ tới:  người đàn bà nữ sĩ  Đà lạt)

( Sđd -  tập truyện  ngắn này đã được Chi nhánh nxb Thanh niên, tại tp. HCM cấp phép , năm 2008. Nhà phát hành X... chưa in ấn, phát hành, cùng với những cuốn khác của TP: Nhà văn tiền chiến 1930-1945- Truyện hoa đào năm ngoái - Hỡi linh hồn tôi  - Friedrich Nietzsche & chủ nghĩa đi lên con người  -   5000 kilômét xuyên Việt '.  ( khoảng gần 2000 trang in).
  
   Nguyên chi nhánh trưởng, ông  T.T.L,  trả lời tác giả,

 '...  thỉnh thoảng anh ghé qua đấy , xem đã in chưa - 3 cuốn trước của anh đã in, có vè như bán không chạy lắm ,thì phải ? '
(  Việt Nam bi thảm Đông dương - Khu rác ngoại thành / The Rubbish Tip outside the City and other sories -   Hà nội 40 
năm xa '. 
    (BT chú thích)




 

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

nghêu ngao với HẠ - tạp văn : lữ quốc văn

nghêu ngao với HẠ
tạp văn: lữ quốc văn 


                                         nghêu ngao với HẠ
                                                  tạp văn : lữ quốc văn



    -   phạm quỳnh làm thơ , sao lạ vậy hề  ?!

   - ... 'thượng chi văn tập tái bản ' không in lại những bài ca tụng chế độ bảo...' 

    - phạm quỳnh tự ngôn, ' vô tựu trung vàng thau lẫn lộn, lựa chọn cho được ...

    - nàng hạ cơ  mắt phượng mày ngài, được truyền cho phép hấp tinh đạo khí, sau mỗi lần yêu đương, thì, 3 ngày sau ...

   -  khuất vu lại can công tử Trác, '  vưu vật hại người chồng chết yểu, vua bị giết, con phải phân thây, ... không nên ...

     -  thời xuân thu chiến quốc, chỉ một hạ cơ, giai nhân diễm lệ vô địch, làm say ...

      -  cũng ở thời xuân thu chiến quốc , một nam nhân , 
tên có  chữ hạ, khí tiết cao, lạnh lùng, thờ ơ với nữ sắc, đói ăn cỏ , ngồi dưới gốc liễu ..

       - nôm na, ' hạ đường là bỏ vợ chính'...


----     

Hạ là mùa hè. Dùng cho khéo, chữ nào cũng được cả. Nên, Yên Đổ viết :
           Tháng tư đầu mùa hạ
           tiết trời thật oi ả
và :
           Ai xui con cuốc gọi vào hè
           cái nắng nung người nóng nóng ghê

Những ngày đó, nóng ghê.  Nhất là ở miền bắc, ngày nóng đến chảy mỡ mà đêm cũng hâm hấp.  Cứ trằn trọc đến bã người, vừa thiu thiu ngủ được một tí, thì đàng đông, mặt trời đã đỏ ối.   Các cụ ta phải than :
        Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Thời Phú lãng sa chưa sang, quạt tay là phương tiện tối ưu để tẩy nóng.  Co thế, Hồ xuân Hương mới ỡm ờ:
       Mát mặt anh hùng khi tắt gió
       Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?

Tai quái thế này , phải nhờ cụ Trạng Quỳnh, 'làm sương cho sáo ? '

Cái quạt tay cũng đa dạng lắm ! Quê mùa dùng quạt mo, ấm ớ là , anh quạt nam còn yểu điệu, có cô quạt giấy tím chân kim.  Buôn gánh bán bưng, cứ ngồi phệt xuống, hạ cái nón, vung tay cũng mát lòng hả dạ.

Còn nhà giàu ?  Nằm phưỡn bụng, bắt tên hầu cầm quạt lông, phẩy từng cái.  Phởn ý,  vài ba cụ chén chú chén anh, có sẵn cái quạt vải kéo , thả lơ lửng cho thằng nhỏ, đưa đi kéo lại, kể cũng thú.  Nhưng rõ là người quạt người!

Do vậy, giàu nghèo, đều mong một cơn gió.  Ông Trời chơi khăm, nổi gió tây, thì, đúng là hắt thêm lửa vào ruột. Da cứ rộp lên, trẻ nổi rôm sẩy, khóc điếc tai.

Ai từng qua Nghệ, Tĩnh hay ghé Quảng trị, vào khoảng tháng 4, tháng 5, hẳn nhớ đời ngọn gió Lào.
Cái khăn ướt sũng, vắt lên vào một loáng, khô giòn.  Nhưng gặp mội nước róc rách mà trong suốt  - mát lạnh, tắm, sướng, sướng hết biết !

Ngày hè năm 1984, người viết dừng bước ở thị trấn Kỳ anh- Hà tĩnh, thấy có một người làm ruộng từ nửa khuya, để sáng nghỉ - hầu tránh nắng và gió nung , nấu.  Ai tham công, tiếc việc, phải trốn mình trong áo tơi dày, thêm cái nón lá, khăn vải bịt mặt, mới có thể gồng mình, chống lại những tia nắng chói chang như thiêu , như đốt.
Các anh chị Ả rập, choàng áo vải kín mít, chắc chắn đã sử dụng kinh nghiệm của dân  ta ?.
Nắng cháy người, phải, ước ao ngọn gió nồm.

Gió chuyển dịu dàng mà [làm] tỉnh người, mát từ bụng bay ra. Lúc ấy, có túm vải thiều, chùm nhãn lồng, hoặc, vài  trái mận đỏ, cứ gọi là thèm đến chảy nước miếng !

Cảm giác khắc khoải, mong đợi ngọn gió lành, được Yên Đổ, viết :
        Mong được nồm nam cơn gió thổi
        Đàn ta, ta gảy khúc Nam nghe.

Khúc Nam là khúc hát  ca ngợi gió Nam. Thơ xưa, tán :
       Nam phong chi huân hề
       Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn
       Nam phong chi thời hề
       Khả dĩ phụ ngô dân chi tài
dịch:
       Gió mát từ phương nam chừ
       Có thể rũ bỏ cho dân ta nỗi ấm ức trong lòng
       Gió nam đúng thời chừ
       Có thể giúp cho dân ta thêm của thêm cải.
Vậy Nam phong là ngọn gió nồm thổi tan biến mọi nung nấu.  Một hy vọng những đổi thay tốt đẹp.

Đó là tâm trạng dân Bắc hà, vào những năm cuối đời Tây sơn Nguyễn quang Toản, mà, Gia ngô văn phái đã dẫn trong ' Hoàng lê nhất thống chí '.
     ' Mỗi khi có gió Nam nổi lên thì nhân dân các trấn lại nói với nhau,' Chúa cũ ra đấy!'
       BẢN DỊCH VĂN HỌC
Và, ca dao đương thời, cũng có câu :
        Lạy trời cho cả gió nồm
        Để cho chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra

Thế, Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh, chủ nhiệm + chủ bút ' xuất bản từ tháng Juillet năm 1917 đến tháng Décembre 1934, thì, đình bản - tất cả được 17 năm và 210  số '- nhiệt liệt cổ động độc giả quyên góp tiền bạc giúp nhà nước Tây: 
        Rồng Nam phun bạc
        Đánh đổ Đức tặc
trong khi, nhiều nhà ái quốc lại mong Đức thắng Pháp [trong] đệ Nhất thế chiến 1914-18, để, cơ hội thâu hồi độc lập được thuận lợi hơn, thì, mục đích tờ báo mang 2 chữ Nam phong là gì ?

Dương quảng Hàm nhấn mạnh:  ' Tạp chí ấy có 2 mục đích chính sau này :  1) Đem tư tưởng học thuật Âu, Á, diễn ra tiếng ta, cho nhưng người không biết chữ Pháp, hoặc, chữ Hán, có thể xem mà lĩnh hội được.  2) Luyện tập quốc văn, cho nền văn ấy có thể thành lập được .
   (VĂN HỌC SỬ YẾU / DƯƠNG QUẢNG HÀM )
Vũ ngọc Phan [thừa] nhận ,' Trong 16 năm chủ trương tạp chí Nam Phong, ông [ta] đã xây đắp cho nền quốc văn được vững chắc '  ,
     (NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI)
Thật đau đớn, con đường hoạn lộ đã giết chết con người văn học, ' Từ năm 1933 trở đi, tức là ngày [mà], Phạm Quỳnh thôi không chủ trương tạp chí Nam Phong nữa, tạp chí mỗi ngày một sút kém, một non nớt '.
    (VŨ NGỌC PHAN)

Vì, từ năm 1932, Phạm Quỳnh được vời làm Ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại, kiêm thượng thư bộ Học, rồi, thượng thư bộ Lại ( giữ việc bổ nhiệm, bãi miễn, thuyên chuyển các quan) khiến [ông ta] ,  sinh tại Hải dương, mà , bị xử bắn tại Huế, ngày 23-87-1945, hưởng dương vừa 53 tuổi!.
( Ôi, cái hạn người xưa đã sợ, ' 49 chưa qua ,53 đã tới ', thực là tệ hại !.

  Chính những phát biểu của Phạm Quỳnh, đã đưa ông tới tử vong ,' Ai phản đối nước Pháp, tất là, người không ái quốc  , vì, làm ngăn trở cái công nước Pháp đã kinh doanh cho giống nòi An Nam được cường thịnh '. 
     ( NAM PHONG, SỐ 6 - DẪN LẠI THEO  NGUYỄN VĂN TRUNG).

Nhưng, năm 1996, tôi ra chơi Hànội, và, được anh Vũ Kiên , ( người trong thân tộc, nguyên vụ trưởng vụ Công tác chính trị bộ Y tế ) cho coi bài thơ Khóc bạn ,
       Vừa mới nghe tin vội giật mình
       thôi thôi cùng kiếp phù sinh
       trăm năm sự nghiệp bàn tay trắng
       bảy tấc tang bồng nấm cỏ xanh
       sống lại như tôi là sống nhục
       chết đi như bác thế là vinh
       suối vàng  bác có dư dòng lệ
       khai hộ cho tôi nỗi bất bình .
         PHẠM QUỶNH, 1932
Bài thơ khóc thượng thư bộ Canh nông Nguyễn gia Huy mất 1932, hưởng dương 19 tuổi, do con gái thượng thư, bà Nguyễn thị Lộc, đọc lại cho Vũ Kiên nghe tại nhà , ở đường Lê quí Đôn, Hànội, vào 1992
.
Tôi bàng hoàng, Phạm Quỳnh có một tâm sự ấp ủ,[mà] không ai hay ?

Đầu năm 2002, nhà văn Hoài Anh, nói với tôi, ' Ông để ý, trong ' Thượng chi văn tập' không in lại những bài ca tụng chế độ bảo hộ '.
Thực vậy, tôi có bộ ' Thượng chi văn tập'  ( Ed. Alexandre de Rhodes, Hà nội )Tự ngôn, mở đầu của  Hoa đường Phạm Quỳnh, đề, tháng 6 - 1943, có những câu, ' Vô tựu trung vàng thau lẫn lộn, lựa chọn cho được toàn bích, đáng để lưu truyền cũng khó lắm.. Cho nên tôi cũng vui lòng lựa lấy ít nhiều bài gọi là nghe được .'
Mở sách, bài thứ nhất , 'Nghĩa  vụ là gì ? ' - bài 2, 'Sự giáo dục đàn bà con gái - bài 3, 'Thơ ta, thơ tây '  - bài 4, ' Văn quốc ngữ  -  bài 5, 'Nghĩa vụ nhà làm báo '...

Suy tưởng mà ngậm ngùi ! Biết nhau thì dễ ! Hiểu nhau, khó vô cùng !

Trở lại những bài thơ mùa hạ của Yên Đổ, chúng luôn được gửi gấm một tâm sự,
          Nỗi ấy biết cùng ai
          Cảnh này buồn cả dạ !
hoặc:
        Đầu cành kiếm bạn oanh xao xác
        Trong tối đua bay đóm lập lòe

Riêng Tình sầu của Huyền Kiêu ( 1915-1995), mùa hạ đỏ rực rỡ và đẹp huyền ảo, với, mái tóc xõa bay trên dải tơ vàng bên suối,
       Hạ đỏ có chàng tới hỏi
       Em thơ, chị đẹp em đâu ?
      ' Chị tôi tóc xõa ngang đầu
       Đi giặt tơ vàng bên suối .'

Và, ở thời Chiến quốc, có một mỹ nhân, mang tên với chữ HẠ, mà, trái tim cũng nồng nàn, rực lửa mùa hạ,

Hạ Cơ, người nước Trịnh,' Mắt phượng mày ngài, môi son má phấn... ai trông thấy cũng  phải tâm thần mê mẩn '. ( ĐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC/ bản dịch : Nguyễn đỗ Mục).
Năm 15 tuổi , mộng gặp thượng tiên .  Sau , hoan hỉ được truyền cho phép hấp tinh đạo khí, kỳ diệu [đến nỗi],  sau mỗi lần âu yếm, thì, chỉ 3 ngày lại rực rỡ trinh trắng.

Chưa lập gia đình, đã lén lút với công tử Man, nước Trịnh , được 3 năm, thì, công tử Man ốm quắt queo, rồi  lìa đời.
Quan Tư mã coi việc quân  nước Trần, Hạ ngự Thức cuối về, sinh con trai Hạ trung Thu được 12 năm, ông lìa đời. Hạ Cơ lại tư thông cùng một lúc với 2 quan đại phu: Khổng Ninh, Nghi hàng Phủ và cả vua nước Trần là Trần linh Công.
Hạ trung Thu 18 tuổi, giỏi bắn cung [vua] Trần linh Công muốn lấy lòng mẹ + con, liền cho Hạ trung Thu nối nghiệp cha , làm Tư mã coi binh quyền. Một chiều, cả 3 vua, tôi [cùng] đùa cợt, ' Mẹ hắn đa tình, chắc hắn là giống tạp chủng ...'.

Nghe được, Hạ trung Thu bắn chết [vua]Trần linh Công, còn 2 gã kia, trốn biệt xứ.
Sở Trang vương mang quân giết Hạ trung Thu, bắt ' Hạ Cơ đà tươi đẹp, nét mặt lại dịu dàng, Sở Trang vương trông thấy , tâm thầ cũng mê mẩn', định nạp cung, thì, đại phu Khuất Vu, can, '  Nếu lấy Hạ Cơ, thành ra người ham sắc, sao, làm bá chủ được ?!'.

Công tử Trác xin nhận, Khuất Vu lại can, ' Vưu vật hại người, chồng chết yểu, vua bị giết, con phải phân thây, nước Trần tan nát... không nên !'.
Thâm ý, Khuất Vu muốn lấy nàng .

Nhưng, vua lại gả cho Tương Lão vừa góa vợ.  Tương Lão ra trận, nàng [ở nhà] tư thông với Hắc Yêu, con trai Tương Lão.  Chưa đầy năm, Tương Lão tử trận, Hắc yêu mê muội, không đi tìm xác cha.

Khuất Vy bèn lập kế, xui Hạ Cơ xin về [nước]  Trịnh, rồi [ Khuất Vu] sang Trịnh, thành thân với Hạ Cơ. hai người sang nước Tấn ở.
Vua Sở cả giận, giết hắc Yêu, trị tội tộc đảng Khuất Vu, Khuất Vu  làm quan với nước tấn, dạy phép xa chiến cho Ngô, hại Sở.  Sau, quân Ngô hùng mạnh, nhờ chiến xa mà sang tàn phá  nước Sở.
Suốt thời Xuân thu chiến quốc ( 770-221), chỉ có một Hạ Cơ  là giai nhân xử nữ, cao tuổi mà nhan sắc vẫn diễm lệ, làm lòng người say đắm , và , tất nhiên không thể không gây nhiều hệ lụy.

Nhưng thời Chiến quốc ( 403-221) có  một nam nhân, tên có chữ HẠ, nhưng, nổi tiếng về thờ ơ nữ sắc, đó là Liễu  hạ Huệ, họ Lỗ, tên Triển Cầm .
      (CHIẾN QUỐC SÁCH/ GIẢN CHI+ NGUYỄN HIẾN LÊ).
Giới biện thuyết , khí tiết cao, lạnh lùng.  Đói, ngồi dưới gốc liễu, nhổ cỏ ăn, nên gọi Liễu Hạ Quý, ở ấp Hạ Huệ, có thêm tên Liễu hạ Huệ.
Một đêm, ông ta đang đọc sách, bạn bè cho một giai nhân, xiêm  mỏng manh,  ép ngồi trong đùi  ông ta mà nghịch ngợm -  bèn, một tay   cầm sách, tay kia ôm người đẹp vào lòng.
Sáng hôm sau, bạn bè xúm lại, hỏi, y thị thẹn thùng, ' ngồi trong lòng ông ấy, lạnh buốt như ngồi trên băng giá ...'.

Đồng âm với  hạ, nhưng khác nghĩa, có hạ, nghĩa là dưới - hán văn tượng hình bằng nét ngang, chỉ mặt đất, có thân cậy cắm xuống, rễ đâm ra.

Kinh thi có 3 bài thơ Hạ tuyền ( suối chảy xuống), phong dao của nước Tào, tình ý u hoài.
Bài thứ nhất:
        Liệt bỉ hạ tuyền 
         Tẩm bỉ bao lang
         Khái ngà ngộ than
         Niệm bỉ Chu cang ( kinh)
dịch nghĩa,
        Nước  lạnh kia, con suối chảy xuống
        Thẩm ngập kia những bụi cỏ lang
        Làm ta thức dậy mà than thở
        Nhớ đến kinh đô nhà Chu kia.
Tạ quang Phát, dịch ,
        Cứ chảy xuống lạnh tê nước suối
        Ngập ủng ngay những bụi cỏ hồng
        Thở than thao thức bàng hoàng
        Chu triều đô cũ mơ màng nhớ trông.

Chu Hi giảng, đại ý, 'thơ thể tỉ mà hứng. Suối nước lạnh chảy xuống, khiến những cỏ lang ngập nước mà thương tổn. Khác nào nhà Chu suy, khiến các nước nhỏ khốn khổ, lao đao. Than thở mà nhớ đến kinh đô nhà Chu xưa thịnh trị, mà, nay điêu tàn .

Thơ cổ cũng có nỗi niềm tâm cảm đầy những xót sa.  LIên quan với từ đó, cũng có nhiều chuyện vui vui.

Chuyện dân gian kể rằng,' có ba sư trẻ đang ngồi phơi kinh ở sân chùa, thì, có 4 cô gái nhí nhảnh lên chơi.'
Các sư ông ngẩng mặt lên, nhìn , ' thấy các cô mặt mày xinh xắn, áo tứ thân nay phất phới, thì, lòng trần vẩn động, ngây người ra mà ngắm, ngồi không yên, nhấp nhổm.'
Một cô tinh nghịch, đọc câu đối:
      Tam nhân liên toạ
      Thượng hạ lục đầu  
nghĩa:
     Ba người ngồi liền nhau
     Trên dưới có sáu đầu 
Bất ngờ, các sư lúng túng. Các cô cười khúc khích, diểu cợt. May mắm, một sư trẻ lanh trí, đáp,
     Tứ nữ đồng hành
     Tung hoang tứ khẩu
nghĩa:
     Bốn cô cùng đi
     Dọc ngang bốn miệng
Hiểu ra, các cô đỏ mặt, kéo nhau chạy mất.

Còn chàng Từ Hải  : 
      Tin lời thành hạ yêu mình
      Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng
      Việc binh bỏ chẳng giữ giàng
      Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư
Thành hạdưới thành, xin được thề đầu hàng.
Cả tin lời du dỗ ngon ngọt của sứ giả, nhất là, những lời thỏ thẻ, như ru của nàng Kiều, anh chàng :
      Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo
đã:
       Dọc ngang nào biết trên đầu có ai? 
                  (KIM VÂN kIỀU)
mà, ' sai quân  sĩ mở rộng cửa  dinh. Còn mình thì mặc mũ áo cân đai hạng mỏng và triệt bỏ hết các đồ võ bị ... Hồ tôn Hiến đốc thúc xe ngựa tiến lên... sát khí đằng đằng...
   [KIM VÂN KIỀU- THANH TÂM TÀI TỬ /  TÔ NAM - NGUYỄN ĐÌNH DIỆM dịch )

Lúc ấy, Từ Hải tay không tất sắc tả xung hữu đột- têm cắm đầy người, hỏi lớn, ' phu nhân hại ta !'.  Rồi chết đứng, mắt mở trừng trừng.

Hỡi ôi ! Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, mà, cả hai không nhớ, ' Thành hạ mình, chư hầu sở thậm si ' - thề ở dưới thành là điều cực kỳ xấu hổ của các nước chư hầu.
   (TRÚC VIÊN chú thích )
Có lẽ, ghét con người ' trí dũng có thừa' mê muội. Thánh Thán hạ lời bình cáy độc, ' Từ minh Sơn là một tên giặc lợi hại, dùng mưu gian trá giết đi, cũng được !'.

Có một chuyện đẹp, vua Hán Quang Võ ,có người chị là Hồ Dương ,công chúa goá chồng.  Vua hỏi ý, công chúa đáp, ' Chỉ có Tống Hoàng nghi biểu khác thường'  .Vua bảo chị, ngồi sau tấm bình phong, và, cho mời Tống Hoàng.  Vua ướm lời,' Giàu đổi bạn; sang đổi vợ; có điều ấy chăng ? 
 ( Phú dịch giao, qúy dịch thể).

Tống Hoàng thưa, ' Thần nghe nói ,' bạn bè qua lại với nhau, chẳng có thể cho xuống nhà dưới !'.
  ( Thần văn : bần tiện chi giao bất khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường).

Vua quay lại, nói với chị, ' Việc không xong rồi !'.

Nói nôm na, 'hạ đường là bỏ vợ chính!' .
 Nhẫn tâm nhỉ . *


     lữ quốc văn

Lưu ý : bài này đã được tu chỉnh. [LQV]

----
*    người biên tập tạm lược  2 trang A4. (BT)

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : hà trung yên [nguyễn ngọc châu] / lãng nhân- phùng tất đắc - 25

nhớ nơi kỳ ngộ -  25 - lãng nhân:
hà trung yên / ziên hồng xb, usa 1997

    
                                          hà trung yên 
                                              bài viết: lãng nhân


    Một hôm,  nữ sĩ Thanh Thanh chuyển lại cho tôi bài thơ  :

                                              GỬI LÃNG NHÂN

                                   Bác chẳng già đâu mở lượng xuân 
                                   Hồn thiêng sông núi vẫn giao thần 
                                  Trước đèn đọc sách cười giai thoại
                                  Chơi chữ theo người hỏi Lãng Nhân 
                                   Những bước tang thương đầy tự tại
                                   Một nguồn văn học bút thanh tân 
                                   Gặp Phùng quân tất lòng tương Đắc 
                                   Tinh túy ngàn năm lại hội văn .
                                           HÀ TRUNG YÊN

     Bút hiệu này tôi chưa từng quen, nhưng lời thơ nhắc tới một vài tác phẩm, nên, tôi đáp lại thịnh tình :

                                               TẠ LÒNG DỄ XỨNG

                            Ngỡ tới đông rồi, hóa lại xuân 
                            Nhạn đi xuân tối động tâm thần 
                            Vẫn mang tiếng khóc từ phiên thuộc 
                            Thà góp câu cười giữa thế nhân
                            Sông hồ lạc lõng sắp mưa thu 
                            Tìm bóng quê xưa vẫn tuyệt mù
                            Lạ nước lạ non say cũng ngại 
                            Nhớ người nhớ cảnh mộng như ru 
                            Nùng sơn ngọn úa sao đành nhỉ  
                            Nhị thủy lòng son hãy mặc dù
                            Giữ lấy sở tồn thay sử dụng
                            Năm canh thao thức ánh đèn lu...

                                                          II

                                 Không phượng, nên nào biết hạ qua  
                           Sớm dầy sương đục chắn đường xa 
                           Đây ngàn lá cuộn thân chầm chậm 
                           Sao biển lòng dâng nhớ thiết tha ?
                           Một mảnh sao hồn vương vấn bạn 
                           Hai mùa thơ cúc ngậm ngùi ta  
                           Thu ơi, thiên lý bên thềm cũ  
                           Còn ánh hương xưa nếp chái nhà ?

     họa

                               Thu tới rồi thu lại cũng qua 
                          Thu nào  tơ chẳng mối gần xa  
                          Gần lo cốt nhục tròn êm ấm 
                          Xa vướng oan cừu cố thứ tha   
                          Cất nước ngậm ngùi bào nỗi bạn 
                          Ôm lòng nghiền ngẫm một mình ta  
                          Hơi thơ hiu hắt càng man mác
                          Đất khách nào ai chẳng nhớ nhà ...

                                                     III

                          Không xuân hồn, cũng chẳng hề xanh 
                          Đời cứ thu đông mộng khó thành
                          Tim mắt ai bao ngày lận đận 
                          Che hồn thơ, chiếc áo phong phanh
                          Hoen vần tư tưởng trang trường dạ 
                          Mỏi bước lưu ly độ viễn hành  
                          Chưa thực vừng dương dồn nét lạnh 
                          Hóa màu trăng bạc ý long lanh ...

     họa:


                         Xuân hạ phai hồng úa cỏ xanh 
                         Thu sang mấy toả khói xây thành
                         Một niềm u uẩn không phân cạn 
                         Đôi bánh thời gian khó hãm phanh 
                         Khắc khoải non xa sui cảm cựu 
                         Bâng khuâng nước lạ lẻ du hành
                         Pha lê hào nháng như mời đón 
                         Ánh rọi mê đồ, nước muốn lanh ...

                                      
                                         IV

                         Một mùa thu cộng một mùa phai 
                         Vẫn một mênh mông tiếng thở dài 
                         Không lẽ giếng vàng xa vạn dặm 
                         Nghĩ gì tơ trắng rụng đôi vai
                         Lơi vòng tay đón bầy chim nhạn
                         Quên khép đêm ưa ngọn lửa chài 
                         Đâu lối bàng? Đâu hàng liễu ngả
                         Bắc về ta hí hận nguôi ngoai ...


    họa :


                         Quê nhà đá nát lại vàng phai 
                         Lơ láo năm châu bước ngắn dài 
                         Tám chục vội gì sang bến Giác
                         Một đoàn may đã nhẹ bờ vai 
                         Kỷ cương nhớ Tổ nên bền giữ 
                         Nga Mỹ quên Tông những muốn chài 
                         Phật ý, ông già ưa nói lái 
                         Đồ mà phi nghĩa để ' săn ngoai ' !...


    Mãi đến khi nhận được bài  ' Cảnh Tết' , tôi mới biết Hà trung Yên  là một trong nhiều bút hiệu của bạn Nguyễn ngọc Châu - nhà văn bị kẹt  lại ròng rã 10 năm -  năm 1995 mới sang tới Mỹ.

   
                                                   CẢNH TẾT

                              Chẳng có hoàng mai chẳng bích đào
                         Cũng không bẩy én lượn xôn xao ...
                         Miệt mài suốt buổi thân rời mỏi
                         Lơ đãng nâng ly rượu nhạt phào
                         Đã cạn ngày xuân nhìn tuyết đổ 
                         Đành qua đây điện gửi câu chào
                         Xua bao nguyên đán cười trong nắng 
                         Giờ nhớ thương rồi lại ước ao ...

     họa :

                        Cành bích  bao năm vắng ánh đào
                             Gió đông đâu ? Chẳng thấy lao xao
                        Nắng lì mới nhớ miền xa lắc 
                        Cất bút khôn ngăn tiếng thở phào 
                        Trong quạnh hiu sương rơi tuyết tả 
                        Hằng bâng khuâng cỏ đón hoa chào
                        Thủy tiên đành chịu thơm nào khác  
                        Cả đến thiều quang cũng ' nốc ao' ...

       lãng nhân 

                                             ( kỳ sau : Nguyễn văn Chưc,  Trần văn Tích )

-----

            ( Sđd :  trang  196- 199  -tựa bài ghi :  Nguyễn ngọc Châu )

   lời dẫn.

     Hà Trung Yên có rất nhiều bút danh. Lần đầu, sau 1975, tôi gặp tác giả ở nhà nữ sĩ Thư Linh.  Thêm một lần, được bạn  mời dự tiệc ăn khoản đãi ở  bờ sông Thanh Đa, quận Bình thạnh . Hà trung Yên làm thơ nhanh, họa thơ hỏa tốc, tính tình vui vẻ, thân người hơi lùn, mắt long lanh, nói về đàn bà rất thích thú,  mắt nhay nháy sau mỗi câu chuyện.

 '... Nguyễn ngọc Châu sinh 1934 tại Phúc yên (Bắc bộ).  Cựu sĩ quan trong Quân lực VNCH, bị động viên vào trương Sĩ quan Trừ bị  Thủ đức, khóa 5.  Học tập cải tạo nhiều năm,  sang Mỹ theo diện H.O. năm 1995.  Các bút danh khác :  Ngọc-Dạ-Lý-Hương, Thanh Thịnh, Lê nhật Thăng...'
       ( theo  ' Lưu dân thi thoại / Diên Nghị + Song Nhị -  USA 2003).