Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang / bài viết: trần thị bông giấy ( điệu múa cuối cùng của con thiên nga/ văn uyển , usa 2005)

hứ Hai, 21 tháng 5, 2012


hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang -- bài: trần thị bông giấy 

Điệu múa cuối cùng của con thiên nga ( tập I ):
nhà văn văn quang  -  Văn Uyển xb, usa 2005


                                                 văn quang [i.e. nguyễn quang tuyến 1933-    ]
                                                                  (ảnh: Tp chụp/ Saigon 2016)
                                                                    hiện sống+ viết tại tp. HCM.
                                                 nữ nhà văn trần thị bông giấy  [i.e. trần thu vân 1950-    ]
                                          hiện sống+ viết ở San Jose/ Hoa Kỳ -- (ảnh:nguyễn đắc sơn /USA 1999)

                                                           trái qua: Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014 saigon]
                                                         + Trần thị Bông Giấy + con gái Âu Cơ+ Thế Phong
                                                                       (ảnh chụp ở Dalat/2000)



                         hnh pc cui đi c
                                          nhà văn văn quang *                               
                                                             trần thị bông giấy 

bài I.

 K hi tôi còn  rất bé thì ở Sài Gòn, hai chữ Văn Quang đã là một tên tuổi  lớn trong làng văn nghệ.   Khi tôi lớn rồi lại xảy ra cái nạn 1975 cho tất cả mọi người dân miền Nam.  Anh  đi học tập cải tạo . Tôi bắt đầu giang hồ đây đó.  Chúng tôi chưa từng biết nhau thưở trước; bấy giờ lại  không bao giờ nghĩ rằng ' sẽ biết nhau' trong hoàn cảnh  thay đổi kẻ Đông người Tây của những con người ở một đất nước tang  thương.

V ậy mà  như một dấu ấn của Định Mệnh,  những câu hát đệm trong phim Chân trời tím cứ đeo  theo tôi suốt thời gian dài ngup lặn trong cái hố đau thương Tình Ái.    Những câu hát rõ ràng đã chiếm hữu một vị trí quan trọng trong tâm hồn tôi, như một   an ủi, nư một chia xẻ, và cũng là một nỗi cam đành chấp nhận ,  bất cứ  lúc nào lại một lần khóc cho cuộc tình bị dở dang :

                                            Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím 
                                            Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa
                                            Nhưng em biết muôn đời muôn kiếp sau
                                            Anh với em không hề sống gần nhau .

N hững khi ấy ,  tôi lại âm thầm cảm ơn  ai đó đã từng có cái tâm sự như tôi để viết giùm lên những lời cần viết.    Tuy nhiên,  ở mỗi lúc thất bại trên tình  trường kia,  tôi chỉ biết ngậm ngùi rên lên với chính mình  điệu hát mà chưa từng một giây dừng lại với ý nghĩ ' muốn tìm hiểu xem ai là tác giả  của mối tình đau khổ Tình yêu đồng dạng' với tôi ?

C ái không chờ đợi  đó lại đã đến thật vào mùa hè năm 2000,  về VN,  trong buổi tiệc cưới cô con gái lớn của  Thế Phong, tôi và  Âu Cơ  được xếp  ngồi cùng bàn với tác giả truyện phim Chân trời tím.   Có điều ,  thật phải nói, ở con người  có bộ vó dáng gầy gò,  khuôn mặt không tươi kia như có cái gì khiến tôi tôi không sao đến gần  được như đã từng đến gần  Thế Phong hay Phan Diên   ngay từ lần đầu gặp gỡ .   Trong suốt buổi tiệc,  anh ngồi im,  chẳng truyện trò cùng ai hết.  Cái thái độ lặng lẽ của anh đã làm ngăn chặn từ tôi ngay cả những lối xã giao cần thiết.   Đôi mắt xa với u uẩn đã xóa tan hết trong tôi tất cả mọi nỗi tự nhiên vốn dễ dàng được tuôn ra ở bất cứ lần nào hiện hữu giữa những người bạn văn chương  với nhau.

hài đợi  đến mùa hè năm 2003, từ Uyên Thao gửi về những cuốn sách nhờ trao lại   mà một cuộc  chuyên trò thú vị đã diễn ra giữa anh và tôi trong một quán café ở Saigon , để từ đó, 'như một  dòng mạch ngầm'  chữ anh dùng trong một lá thư ) như môt tình bạn  sâu sắc đã được kết hợp giữa  tôi với vợ chồng anh.

N ếu  hỏi, đặc điểm nào đã tạo ra điều' kết hợp' nói trên  thì tôi sẽ không có cậu  trả lời xác đáng.   Cái' tình thân' tôi dành cho anh không giống như đã dành cho Thế PhongPhan Diên ,  Hoàng Vũ Đông Sơn, hoặc bất cứ người bạn nào tôi từng quý mến.   Chỉ biết rằng giữa hai  con người có những điều rất khắc biệt, lại cũng  đã có 'chung một điểm tương đồng  khắng khít '.  Cái điểm tương đồng này chính là ' những kinh nghiệm khổ đau trên tình  trường của thời tuổi trẻ ' .   Điều này ,  tôi nói ra bằng  cái cảm nhận của trực giác chứ không chứng minh cụ thể,  bới tôi chưa từng biết gì về anh, lại cũng không đọc anh nhiều trong thời đoạn cũ.   Dù vậy, rõ ràng là  đã có một' cái gì rất khác' trong ý nghĩ về anh mỗi lần tôi tự mình kiểm điểm và so sánh mối thân tình dành  cho anh với những mối thân tính dành cho Thế Phong, Phan Diên hoặc các người bạn kia .

Phân tích ra, cólẽ phải thế này :

Trong trái tim tôi, nhiều ngăn ' Tình Bạn'  cùng được xếp hàng cạnh nhau không lẫn lộn.   Mỗi ngăn dành cho môt người bạn riêng biệt.   Tùy theo hoàn cảnh mà từng ngăn được đem ra nhìn ngắm.   Nhưng dẫu thế nào thì tất cả các vị chủ nhân của mỗi ngăn riêng ấy đều có điểm chung là ' sự sở hữu những chân thành qúy mến phát ra từ trái tim tôi'.

Hay nói khác đi, tôi là người ' có nhiều bộ mặt trong cùng thân thể với chỉ một trái tim duy nhất '.   Để xác định rõ hơn cho câu vừa nói,  lại phải nhờ đến lời của cô em gái loạn thần kinh một lần tỏ ra ' không loạn chút nào', khi phân tích về tôi bằng những lới chính xác như sau :

       " Tình cảm chị rất khó dò.   Chẳng thể biết chị yêu thương ai.   Ai cũng có thể nghĩ rằng đang được chị yêu thương, mà thật thì chằng ai dám tin là mình nắm rõ điều đó '.

 Nhận xét này thật đúng nếu nhìn vấn đề trừ cái bản chất của tôi, ' trắng đen rõ ràng không trộn pha lẫn lộn'.   Lấy ví dụ, Thế Phong là Thế Phong và  Văn Quang là Văn Quang .  Hai con người được ví như hai đại lộ song song,  ở giữa nối liền và cắt ngang bởi một con đường nhỏ.   Tôi là kẻ bộ hành đang đi trên con đường nhỏ đó.   Tùy từng khúc quãng, tùy từng trạng thái đổi thay của thời  tiết và tâm tư mà cái đại lộ nào sẽ được tôi thả bước nhiều hơn  .


Bài II 

Ba năm kể từ lần đầu gặp nhau trong tiệc cưới, lần thứ hai trong một mùa nghỉ hè VN ( 2003), tôi và Văn Quang mới có dịp ngồi tâm tình trên rất nhiều vấn đề tại căn phòng khách nhà anh.   Chính lần này tôi mới thấy rằng anh không giống chút nào với con người đã vô tình tạo ra trong tôi một nỗi cách xa 3 năm trước đó.   Thái độ anh hoàn toàn cởi mở.   Những câu chuyện ' nói'  và' nghe' một cách đầy tin cẩn được phát ra từ hai kẻ chưa được xem là là bạn.   Tuy nhiên, đó lại là những câu chuyện' chỉ có thể xẻ chia'  giữa những ' người cũ'  có cùng kinh nghiệm như nhau về cái biến động dữ dội của thời cuộc 1975.

Từ bộ dạng gầy gò như toát bật ra cả một sức mạnh tinh thần, tôi khó lòng tìm thấy nơi các nhà văn thời kỳ trước mà tôi  từng biết.   Tiếp liền theo sau những trang ' sử' tang thương phủ tràn lên tất cả thì nơ anh vẫn như còn lưu lại nỗi bất khuất của một ' bại tướng' bởi vào một giai đoạn lich sử rất xa xưa.   Trải qua hàng chục năm dài thống khổ trong các nhà tù CS, vậy mà anh không đưa ra cho thấy cái ồn ào điên loạn của một Phan Nhật Nam ,  không có cái căm thù ganh tị nhỏ nhen của một Hoàng Hải Thủy, không có cả cái trầm tĩnh kiêu ngạo giả tạo của một Uyên Thao, không  luôn cái giả dối kêu gào của rất nhiều nhà văn thành danh trước 75 hiện đang sống trên  nước Mỹ; cũng chẳng có một lần phô bày trước mặt tôi cái cưới  châm chọc của  Thế Phong cho qua ngày đoạn tháng với cuộc đời và hoàn cảnh.   Mà  ở anh chỉ là một sự
cam phận nhưng không cam phận' , ' vùng vẫy nhưng không vùng vẫy'.   Một kiểu " tâm sự'  như những lời anh viết cho tôi ( nhân một lần được tôi chia xẻ  về những dự trù trên chính tác phẩm này' tôi đang muốn viết ra ) :

" Tâm sự của chị dứt khoát,  rõ ràng về điều lưạ chọn của mình sau những năm tháng ... dường như không đợi chờ già cả, đi tìm mà không tìm gì cả.    Mọi thứ tự nó đến như một định mệnh, như cuôc đời của một tác phẩm tự nó hiện hình, mình không cưỡng lại được.   Điệu múa cuối cùng của con thiên nga, chỉ hình dung thôi, cũng thấy rất đẹp, nhưng trên hết vẫn là sự thiết tha vô cùng của một người đàn bà đã trải qua nhiều năm tháng' không biết múa' và chỉ dành điệu múa ấy cho giờ phút này '.

Và cái tâm tư của tôi cũng chính là tâm sự của một nhà văn trong anh nhưng trên một môi trường khác biệt :

" Tôi nghĩ thế và thú thật là chị đã nói giùm tôi ' điệu múa cuối cùng'  cũa người đàn ông cứ' múa vớ vẩn chẳng ra cái điệu gì' để' đến cuối cùng vẫn biết múa điệu múa của mình' .  Có khác chăng, cái mảnh đất múa của tôi yên ắng hơn, nó lặng lẽ như  một dòng nước chảy ngầm; điệu múa của chị như dòng thác, nó hát suốt những tháng ngày.   Tôi nghe rõ' từng lời' của điệu múa ấy và bó cũng là ' lời không lời' bài hát của tôi đấy chị ạ ". thư đề 2/9/2003/ Saigon) 

  Buổi sáng 14/8/2003, ngồi nói chuyện với Văn Quang tại phòng khách nhà anh ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật,  trong tôi  đã nẩy sinh một sự chân thành khâm phục cho anh.    Cái điều từ chối việc' không đi Mỹ' theo diện H.O được anh gỉai thích bâng quơ, dựa trên lý do tình cảm,  nhưng còn tôi thì lại nhìn ra rất rõ cái tính ' tự trọng' của anh, ' thà chấp nhận ở lại làm kẻ bại tướng chết theo thành dưới lưỡi giáo một' kẻ thù', còn hơn nối gót theo sau một -thứ-kẻ-thù-ngụy-trang-bạn-hữu gấp nhiều phần hiểm nguy thủ đoạn.'   Thệm nữa,  nơi anh còn có niềm tự trọng riêng của ' Một Người Cầm Bút' thì sự' không bỏ ra đi' này hẳn phải là một điều tất yếu đương nhiên .

                                                                    ***

 Mùa hè 2002, trong một cuộc chuyện trò kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với Thế Phong và Hoàng Vũ Đông Sơn tại nhà Thủy Tạ ,  Dalat, tôi đã đưa ra nhiều lý lẽ  nhằm phản đối việc Thế Phong lúc ấy đang  lo xin xuất cảnh sang Mỹ và Hoàng Vũ Đông Sơn lại rất ao ước được sống trên nước Mỹ.   Phân tích cặn kẽ với cả hai về  một thực tế trong đới sống Mỹ ra sao, tôi giải thích :

' Phần hình thức,  các anh đang ở vào cái tuổi đã quá muộn màng cho sự bắt đầu một cái mới nơi vùng trời khác mà không tránh khỏi điều chao đảo tâm tư theo sư thay đổi ấy.   Phần nội dung, nếu nhìn nước VN nói chung và miền Nam, nói riêng ; là một mái nhà quê hương thì những con người như  anh Thế Phong lại càng cần phải bám rễ thật sâu trên phần đất ấy để tiếp tục xây dựng không phải cho anh mà là cho những thế hệ đi sau ' thuộc con cháu miền Nam '.

Tôi nhắc lại câu chuyện với một người bạn cũ gặp tại Rạch Gia ( đã ghi trong' Nước chảy qua cầu'   hai mươi mấy năm trước :

 " Mười năm rồi tôi mới gặp anh, người bạn dễ chịu nhất trong đám bạn ngày nào.   Anh vẫn độc thân, ánh nhìn đượm nét khắc khoải của một nghệ sĩ nhiều hơn một y sĩ.   Mười năm mà anh vẫn không thay đổi bao nhiêu trong những ý tưởng sống.   Ngày xưa, khi quiyết định bỏ cái học bổng dương cầm ở Tân Tây Lan  để thi vào trường Y khoa Saigon, anh đã làm cho cả đám chúng tôi ngạc nhiên.   Trước điều này, anh cười, giải thích : " Đất nước mình còn nghèo quá.   Một y sĩ cần thiết hơn nột nghệ sĩ.".  Mưới năm sau tôi lại cũng nghe anh nói ; " Bánh xe lịch sử đã quay, điều đó không thể chối.   Nhưng đất nước càng bị mắc vào cái vòng quay tệ hại bao nhiêu, thì vai trò người trí thức càng được cần thiết nhiều hơn bấy nhiêu !Tôi hỏi anh nghĩ gì về những người đã bỏ  nước ra đi ?  Anh đáp : " Mỗi người có một hoàn cảnh sống và môi trường suy nghĩ riêng, không thể nói cho chính xác được ai là sai, ai đúng.  Riêng tôi thì lại cho rằng quê hương giống như một mái nhà,  mình có đứng trong ấy mới thấy rõ được những chỗ dột của mái, chỗ thủng của vách để mà sửa sang lại cho hoàn chỉnh.   " Tôi cười, ngộ nhớ cái nhà ấy đã bị kẻ khác chiếm đoạt "?   Anh gật đầu mạnh mẽ; " Thì sự hiện hữu của mình cũng cần phải được phô bầy nhiều hơn.  Trên một mặt, tôi nghĩ rằng ra đi tức là đã đồng hóa với biến mất khỏi mái nhá quê hương của mình rồi đó ."

Xong, nói với Thế Phong :

" Nếu anh không phải là nhà văn gạo cội  của miền Nam  cũ, Bông  Giấy không nói những lời vừa rồi làm chi ?   Mình phải nhìn nhận rằng,  tính kỳ thị phân biệt vẫn là tính cố hữu của loài người, nếu không thế, con người đều biến thành Bồ Tát cả.   Cho nên vấn đề kỳ thị Nam Bắc là điều khó lòng thay đổi trong một thời gian, chỉ  mới 30 năm ngắn ngủi.   Những người miền Nam vẫn là' những đứa con' bị mang số phận hẩm hiu trong sự chiến thắng trành giành của' những đứa` con' miền Bắc.   Nhìn vào xã hội VN hiện tại, không ai có thể chối cãi được sự phân biệt kỳ thị dẫn đến những trù dập,  ngược đãi trên đủ mọi ngành nghề trong tấng tầng lớp lớp dân chúng miền Nam.
 Đó là một vấn  nạn chung của người miền Nam và là một nỗi đau lòng ghê gớm cho bà mẹ Quê Hương rộng lớn.   Anh là  một trong những nhà văn còn sót lại của chế độ cũ đang cố bước từng bước trong một chuỗi dài tháng năm trù dập, kể từ cuộc đổi đời 1975 đó.   Mà với nhà văn, chất nuôi sống tâm hồn và chữ nghĩa  không phải là vật chất.    Bây giờ nếu bỏ sang Mỹ, tức là anh sẽ phải đối diện với hai dữ kiện quan trọng:

 1/ sự hết năng lực để bắt đầu một cái mới tốt đẹp.

2/ sự bỏ rơi tất cả những gì đã từng tạo dựng, đặc biệt ' vai trò những kẻ đại diện cuối cùng cho một lớp người của miền Nam trước kia'.   Cuộc chiến Nam Bắc bây giờ không còn là chiến đấu súng đạn nữa, mà là' chiến đấuu tư tưởng, chiến đấu ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc '.  Đó là cuộc chiến đấu danh dự, và lớp nhà văn miền Nam phải là những người bằng cách' giữ lại tiếng nói của chính mình '.

Tôi kết luận với  Thế Phong:

" Không sự hy sinh nào lại không có` cái giá  được đáp trả xứng đáng.   Một nhà văn miền Nam Cũ, vần đề cần nói đến là việc sử dụng ngòi bút làm sao để đưa ra cho thấy cái ĐÚNG  của một kẻ bại trận đang bị nhận chìm trong một hệ thống đấy mắt xích SAI  LẦM  của đối phương."

Khi  nói với ThếPhong những lời trên là tôi nói bằng tất cả tấm lòng chân thật  của một
kẻ hậu sinh mong chờ nơi người đi trước những điều chỉnh chính mình đã không làm được ở hiện tại.   Cái' thế đứng'  nhà văn của Văn Quang   hay Thế Phong là' một lợi thế' , so với cái thế của nhà văn hải ngoại của tôi, nếu đem đặt nó vào trong lòng người dân miền Nam và trong cà quê hương.

Với Văn Quang, tôi không làm điều' van nài' anh đừng bỏ ra đi khỏi nước, bới chính anh đã hành xử điều đó rồi từ trong ý thức.   Sự ngưỡng mộ và khâm phục dành cho anh, tôi viết ở trên, chính đã nẩy sinh từ cái nhìn tôi vừa đưa ra.

 đây phải viết thêm rằng, không phải chỉ riêng mục đích đề ra trong câu chuyện  nói với Thế Phong về một thứ ' vai trò của giới nhà văn miền Nam trong cuộc chiến ý thức hệ Nam Bắc ' thôi, mà còn cả trên cái nhìn tự trọng theo một  thứ ' kẻ-thù-ngụy-trang-bạn-hữu' mà tôi viết ở trên kia.

Thuở xưa, thời kỳ  60-70, ngay giữa thủ đô Sài Gòn, cách một lòng đường đối diện ngôi nhà gia đình tôi ở là một building bề thế 7  tầng được dùng làm nơi lưu trú cho những viên chức cao cấp trong quân  đội Mỹ.   Không bất cứ một chiếc xe  hay cá nhân nào được vô cớ dừng lại trước khuôn viên tòa nhà.    Hằng ngày chứng kiến người gác cổng xua đuổi khách bộ hành qua lại một cách rất uy quyền hống hách, tôi đã thấy nổi lên trong tâm tư mình một mối bất mãn khôn tả.   Dạo ấy còn quá bé mà tôi đã biết tự đặt với mình câu hỏi : " Hà cớ gì  trên đất nước mình mà mình không được tự do đi lại ?".  Cái  tư tưởng' ghét người ngoại quốc' nẩy sinh từ đó  một cách vô thức.   Lớn hơn chút nữa, nghiền ngẫm đọc lịch sử VN các thời kỳ bị đô hộ mới lại càng thấy ngậm, ngùi hơn  cho một dân tộc nhỏ bé không ngừng đau khổ theo hiểm họa ngoại xâm.

Bây giờ , nhìn về người VN dù trong nước hay ở hải ngoại, luôn luôn tôi vẫn mang mặc cảm nghĩ xót xa cho thân phận ' làm con dân'  của một quốc gia luôn bị phân ly, chia cách.  Đó là kiếp nạn chung của cả dân tộc mà không bất cứ kẻ nào được miễn bài.    Sự đau khổ không phải chỉ người ở trong nước nhận lãnh thôi, mà luôn cả những người hải ngoại cũng phải gánh chịu trên một hình thức khác.   Cuộc sống tha phương có những cái dày vò riêng, phần nào đồng dạng với nỗi khắc khoải mà tầng tầng lớp lớp dân chúng VN đang phải cúi đầu   chịu đựng  trong lòng quê hương xứ sở.

Hai mươi lăm năm   sống đời đất khách, lúc nào trôi cũng mang cảm tưởng như đang mặc chiếc áo của người khác không cách gì vừa với thân thể.   Trong 25 năm đó, dẫu luôn ý thức điều' bánh xe lịch sử đã quay' nhưng cái tâm trạng u hoài của một loải chim cuốc ' nhớ nước đau lòng' cứ còn đeo đẳng lấy tôi.

Trở về VN  liên tục những mùa hè vừa qua, có dịp đi đến  nhiều nơi, tiếp giao thân mật với nhiều tầng lớp, từ bình dân đến trí thức ; tôi nhận biết không phải chỉ tôi hoặc những người VN hải ngoại, mà luôn cả đại đa số người dân của  hai miền Nam Bắc cũng còn mang tâm trạng u hoài vừa nói.    Họ sống vật vờ ' không córể bám' ngay trên chính phần đất mà cha ông họ đã dầy công xây dựng.   Một cuộc sống có nhiều đổi mới nguy nga bề thế trên mặt nổi kể từ thập niên 1990, nhưng dưới mặt chìm chỉ là những gì được hình dung như một lớp bùn lềnh bềnh không nền tảng.   Một cuộc sống mà người dân vẫn cứ mang tâm trạng đợi chờ,  nhưng không biết đợi chờ điều gì ở tương lai nào đó ...

30 năm trôi qua  rồi, vật đổi sao dời trên muôn vạn ngả, vậy mà Thời Gian vẫn chưa xóa tan giùm cho họ những nỗi dày vò khắc khoải còn ẩn núp rất sâu trong đáy tim riêng .

Đó  là  niềm đau   của một dân tộc mà nếu cố công đi tìm  nguyên nhân từ đâu xuất phát cũng khó lòng dẫn tới kết luận chính xác.   Không thể đổ thừa hay quy trách cho riêng ai trách nhiệm trên sự đau khổ hiện tại của ' thân phận làm người Việtnam'  dù trong  nước hay ở hải ngoại.   Mà tôi chỉ biết ngậm ngùi trong một nỗi chua xót lớn lao  bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy dáng hình một ngưởi Việtnam mỏng mảnh đứng cạnh một người ngoại quốc cao lớn, cũng y hệt như nhìn về quê hương nhỏ bé từ hàng ngàn năm qua đã phải không ngớt nằm giữa thế lực tranh giành hùng hổ của các ngoại quốc . **   []


trần thị bông giấy

-------
*        tựa bài  của  tác giả  : Hạnh phúc  cuối đời của một nhà văn

* *    bài  viết về nhà văn Văn Quang  gồm  5 bài - đây là  2 bài  I và II. 
 -      bài đăng lại ( 30/ 04/ 2017)



                                  ( trích  ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA ( 2 tập )
                                  tập 1 : 424 trang, (tập 2 : 408 trang)- Văn Uyển xuất bản, San Jose, Cali, USA  2005.)

          -----------


      phụ lục:

                       văn quang: 'ni qun đc cui cùng'
                                            bài viết: Quốc Dũng+  Đằng Giao 

                                     văn sĩ văn quang, viên quản đốc cuối cùng đài Tiếng nói Quân đội VNCH 
                                                        [ i.e nguyễn quang tuyến 1933 -    ] --  (ảnh: Nguyễn quốc Tiêu/ 2017)


                  "  ...giữa năm 1969, anh Phạm Hậu (giữa) [ thi sĩ Nhất Tuấn 1935-  hiện định cư ở bang WA/ USA]  được                    điều động sang bộ Thông Tin làm giám đốc đài Phát thanh Quốc gia  Sài gòn; tôi [Văn Quang] được lệnh về                                                                                       thay thế anh... "
                                 (cựu đại úy Dương ngọc Hoán [ARVN]  (bên phải) cung cấp ảnh cho báo Người Việt)



... Nói qua điện thoại với phóng viên nhật báo Người Việt, nhà văn Văn Quang gần như không nghe được.
 " Tai tôi yếu rồi, rất khó nghe điện thoại; thường ai gọi đến, cũng phải nhờ bà xã tôi nghe rồi nói lại" -- ông nói (...)
 " Tôi  là quản đốc [cuối cùng của] đài phát thanh Quân đội VNCH; nhận thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong trách nhiệm gìn giữ đất nước này. Những ngày cuối cùng là những ngày buồn nhất của chúng tôi. Anh chị em chúng tôi còn làm việc và ở ngay tại trụ sở đài, cho đến những ngày chiếc xe tăng địch kéo qua cầu Thị Nghè; cổng đài.   Lúc đó, tôi mới mới ngơ ngác nhìn nhau; có người khó rơi lệ thầm, rồi ôm nhau nói lời từ biệt. Đó là những giây phút tôi chưa bao giờ quên trong cuộc đời mình" -- ông kể.  (...)

Nói về cơ duyên đến với đài [Tiếng nói Quân đội VNCH], ông cho hay:
 " Năm 1960, tôi vừa là trưởng phòng báo chí, vừa làm chủ bút báo 'Chiến sĩ Cộng hòa'; và là phụ tá chuyên môn của khối Kỹ Thuât/ Cục Tâm lý chiến. Khi đó, khối Kỹ Thuật gồm có 5 phòng chuyên môn về các công tác báo chí, truyền thanh, truyền hình, ấn họa+ phòng văn nghệ.   Giữa năm 1969, anh Phạm Hậu được điều động sang bộ Thông Tin làm giám đốc đài Phát thanh Quốc gia  Sài gòn; tôi được lệnh về thay thế anh " -- ông hồi tưởng .  (...)

Sau biến cố 30 tháng 4, 1975; cũng như mọi sĩ quan Quân lực VNCH khác; ông bị đưa qua nhiều trại tù, từ miền Nam tới miền Bắc; trong một thời gian dài hơn 12 năm, ở K5 Vĩnh Phú + K2 thuộc Z 30 tại Hàm Tân.   Tháng 9, 1987; ông được thả ra. Trở về Sài gòn, ông từ chối đi theo diện H.O.; và quyết định ở lại Việt Nam.

" Tôi vẫn cho rằng những người bạn tội đi định cư; hầu hết vì lo cho tương lai củ con cái, cho cuộc sống gia đình. Họ có lý do chính đáng để ra đi.  Còn tôi chẳng có lý do gì.  Khi tôi ở trại tù ra; vợ con tôi đã vượt biên hết rồi. Hiện nay toi có 8 người con ở Mỹ; và tất cả đều lập gia đình. Chỉ còn minh tôi ở lại đây thôi" -- ông kể.

" Đời sống kinh tế rồi cũng ổn định; bằng việc học điện toán, rồi ra hành nghề đánh vi tính thuê; và làm 'lay-out' cho các tiệm sách, báo.  Hồi đó ở Sài gòn có rất ít máy điện toán; và người làm được công việc này càng hiếm. Cái may mắn của tôi là ngay khi ở trại tù ra; tôi đã tò mò đi học khóa đầu tiên.  Sau khi học xong vài khóa; tôi được các cháu ổ Mỹ yểm trợ cho mấy cái máy in 'laser' để hành nghề. Công việc kiếm ăn khá phát đạt. Vì thế, tôi không cần phải đi đâu nữa cả. Hơn thế; vợ cũ của tôi+ các cháu cũng đã 'yên bề gia thất'; nên tôi không cón muốn khuất động cuộc sống của gia đình mình; gây thêm những thắc mắc vướng bận chop những người thân ..." -- ông kể thêm. 

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, ông cho biết:
" Cuộc sống của tôi bây giờ cũng ung dung và yên ấm rồi. Chẳng cần phải đi đâu nữa.  Ở đây còn có nhiều đề tài sống để viết; nên tôi tiếp tục làm công việc mình cần làm. Tuy bây giờ tuổi đã cao, tôi không còn được minh mẫn như ngày nào; nhưng mỗi tuần, tôi vẫn cố gắng nắm bắt+ phân tích tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa  của người dân, từ thành thị đến nông thôn ; để viết tường thuật. Tôi nói lên tiếng nói của người dân không thể nói được những mong uớc của  đời mình.  Những bài này tôi chỉ gửi ra báo ở nước ngoài thôi ...

"Đôi khi có một số anh chị em là phóng viên cũ của đài [Tiếng nói Quân đội VNCH] có dịp về Việt Nam ghé thăm; tôi ngồi nhắc lại chuyện xưa. Thú thật, tôi nhớ nhớ quên quên; có khi nói mãi mới nhận ra người bạn xưa của mình al2 ai.  Những lúc như thế; tôi nghĩ đây là lần gặp nhau cuối cùng trong đời.  Khi các anh chị ấy ra về; tôi còn ngẩn ngơ đứng sau khung cửa hẹp, nhìn theo bóng dáng người bạn xưa ..."-- ông tâm sự.

Và, cũng vì viết bài' gửi ra nước ngoài'; mà cách đây chừng 5, 6 năm; ông bị công an Sài gòn tịch
thu hết máy móc, nên "tất cả hình cũ không còn cái nào nữa " -- ông tiếc rẻ nói  [vậy]. 
(...) 

QUỐC DŨNG+ ĐẰNG GIAO 



http://www.nguoiviet.com/30-4-2017/linh-hon-cua-dai-quan-doi/


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

vương tân thi sĩ cách mạng/ bài viết: nguyễn đăng thường ( london) -- gio-o.com/

hồ nam  [ i.e lê nguyên ngư  [ 1930- 2015 mỹ tho ] -- (ảnh: gio-o.com)
khởi sự viết văn từ Hà Nội vào thập niên '50 s. Bút hiệu đầu tiên ký Hồ Nam- Bích Hữu, sau là Vương Tân , Bùi Viết Tân, Hồ Nam, Lê Tây Sơn , Lão Hủ , và rất nhiều bút hiệu khác nữa  ....


Vương Tâ
t
hi sĩ cách mng
nguyễn đăng thường


Nghe tin anh vừa chết
Buổi chiều đầy hoang liêu
Ngày mai tôi phát vãng
Thương nhớ nhau còn nhíều

Nhà thơ Vương Tân đã ra đi. Bốn câu thơ trên, đoạn thơ trên, hay "khổ" thơ trên, nếu độc giả thích cách gọi này hơn, không do tôi viết, mà do chính bàn tay, ngòi bút Vương Tân viết ra, để tưởng niệm ngày giỗ đầu một nhà thơ khác, một nhà thơ chết sớm hơn Vương Tân, một nhà thơ có cuộc đời hẩm hiu hơn Vương Tân, một nhà thơ bạn thân của Vương Tân, thi sĩ Quách Thoại.

Nhà thơ Vương Tân đã ra đi. Trong một tháng mùa đông cuối năm, trên mảnh đất quê hương, để trở về lòng đất quê hương, để trở thành cát bụi quê hương, nơi đó "đời bắt đầu tiếng súng / và thú dữ rình mò". Đời ông. Và đời những người khác. Những người của thế hệ ông. Cái thế hệ đó, và một, hai thế hệ tiếp, chào đời và lớn lên trong tiếng súng máu lửa chiến tranh tương tàn, nó như thế nào, chúng ta đều biết.

Tôi thật ngỡ ngàng, hoang mang và ngậm ngùi bởi cái chết bất ngờ của Vương Tân, một nhà thơ tôi yêu mến. Ông vừa xuất hiện trên Gió-O trong cuộc phỏng vấn do nhà văn chủ biên Lê Thị Huệ thực hiện, tôi đã nghĩ là chưa xong. Cái ngỡ ngàng thứ hai là tôi đinh ninh rằng Vương Tân đã ra hải ngoại, như Vũ Khắc Khoan, như Mai Thảo, như Nguyên Sa, như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Phạm Công Thiện, nghĩa là ông đã đặt chân lên miền đất tự do, như bạn hữu đồng thời với ông.

Sanh ra ở Hà Nội, thủ đô Miền Bắc, di tản vào Sài Gòn, thủ đô Miền Nam, trong năm 1950, khi đất nước bị chia đôî, Nam Bắc phân tranh, tất nhiên thơ Vương Tân đã phản ánh —  để tránh nói nó chính là — cuộc chiến tranh đó, và những hệ quả, ảnh hưởng của nó. Cuộc chiến tranh trường kỳ do miền Bắc gây ra, bám sát chủ nghĩa Mác-Lê đấu tranh giai cấp, cứu cánh biện minh cho phương tiện, dù đẫm máu ruột thịt, máu đồng loại. Máu nhuộm thắm màu cờ sao. Máu tuôn tràn trên cả một dân tộc. Và trên cả một nền văn học. Dòng sông Gianh chỉ chia đôi đất nước. Dòng Bến Hải chia cắt lãnh thổ, quê hương, giống nòi, đạo đức, tư duy, cảm xúc. Và nhiều, rất nhiều hơn nữa.

Nhà thơ Vương Tân và thế hệ ông, sanh ra và lớn lên như thế nào, chúng ta có thể đọc trong thơ, trong văn, trong phỏng vấn ông. Bài viết ngắn này, để tưởng niệm nhà thơ, tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn đọc đôi điều thô thiển, những cảm nghĩ riêng tư của tôi lúc thơ thẩn ngù ngờ, về thơ bốn chữ và thơ năm chữ của Vương Tân, tôi đã yêu ngay, khi tiếp cận lần đầu.

Lúc đó tôi là sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, mới bắt đầu đọc, và chỉ đọc thơ thôi, các nhà thơ Việt Nam đương thời và đương đại, ở Sài Gòn. Buổi sáng vào trường, cách nhà chừng vài chục mét và một ngả tư. Trưa, chiều bát phố, xi-nê, quán kem. Đi xi-nê ra — rạp Éden nơi đó thân mẫu tác giả Người tình và Người tình Đông Dương, Marguerite Duras, đánh đàn dương cầm đệm nhạc cho các xuất chiếu những cuốn phim câm — tôi mua một tạp chí văn nghệ, Sáng Tạo, hay Thế kỷ 20, không nhớ, vào quán kem ngồi đọc. Quán kem Mai Hương. Một quán kem của người Hà Nội Hải Phòng di tản. Nơi đầu đường Pasteur và đại lộ Lê Lợi. Đối diện một rạp chiếu bóng khác, rạp Casino Sài Gòn. Bài thơ năm chữ, có bốn đoạn:

Chiều

Tôi đi trong chiều mù khơi
Cuộc đời đang đổi mới
Người ta vừa giết nhau
Như thú dữ tranh mồi

Có đôi nhân tình nhỏ
Líu ríu bước đi quanh
Tôi nghĩ cuộc đời mình
Tôi nghĩ tôi bước nhanh

Chiều mờ sâu bóng tối
Mắt người yêu u buồn
Một hồi chuông nho nhỏ
Áo trắng bay mờ sương

Những người của ngày mai
Tưng bừng rời lớp học
Tôi đi và ngày đi
Bỗng dưng lòng muốn khóc

Chiều. Chiều bình an. Chiều quán kem. Chiều của đôi tình nhân nhỏ líu ríu bước đi quanh. Chiều Sài Gòn trời xanh mây trắng. Chiều Sài Gòn chim én liệng đầy trời. Thế nhưng, buồn thay, chiều vẫn có thể mờ sâu bóng tối. Buổi chiều trong thơ Vương Tân là buổi chiều Sài Gòn, buổi chiều của nhà thơ, buổi chiều của tôi, buổi chiều của mọi người lúc bấy giờ. Một buổi chiều có thật. Hiện thực nhưng thi vị. Bạn đọc có thể cười phì. Và nói: Ối a, chiều ở đâu ra mà nhiều thế. Hoan hô Vương Tân. Đả đảo Nguyễn Đăng Thường. Ha ha ha. Xin đa tạ.

Bài thơ Vương Tân, lúc đó, khiến tôi nghĩ tới một bài thơ khác, cũng thơ ngũ ngôn. Tới một buổi chiều khác, buổi chiều của một lữ khách thi nhân lãng mạng trên đường về, đã được phổ nhạc, hát và phát sóng ra rả cũng vào thời điểm đó:

Chiều

Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khoây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây

Hồ Dzếnh, nhà thơ mới, thi nhân lãng mạn, tất nhiên ít hay nhiều tây học, tân thời, nhưng vẫn thói cũ khi làm thơ, vẫn "sầu vạn cổ chất trong hồn chiều nay" chẳng khác gì một Bà Huyện-qua-đèo-tới-phố-tức-cảnh-hoài-cổ-Thanh Quan. Thi sĩ Hồ Dzếnh, lữ khách nhớ nhà trên đường về thăm nhà thì cũng dễ hiểu thôi. Mặc dù cái nhớ lẽ ra phải xảy ra trước và thúc giục thi nhân trở về quê cũ. Trên đường về, sắp tới nhà, lẽ ra thi nhân phải vui, có chi mà lại buồn tơi bời hoa lá đến thế? Nhớ và buồn. Và chỉ nghĩ đến mình thôi. Nhớ, cộng với buồn, cộng với cái ta, khiến màu chiều khó làm khoây. Chàng ngồi nghỉ chân xơi buồn rồi đem sự buồn nản rả rời của mình ra nhân cách hóa vạn vật: "tiếng buồn vang trong mây, chim rừng quên cất cánh, gió say tình ngây ngây", kiểu người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cái buồn nhớ quê, cái buồn nhớ nhà là một đề tài cố hữu trong thơ ca, nên không biết đâu là thật, đâu là văn chương. Và tôi nhớ tới một bài thơ khác, cũng năm chữ, cũng mang tên Chiều, tôi đọc năm lên mười khi học lớp nhứt trường tỉnh, đã khiến tôi bùi ngùi. Đọc trước khi nghe ca khúc Chiều do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc thơ Hồ Dzếnh.

Chiều

Lão ngồi bên cửa sổ
Trong nắng nhạt chiều thu
Còng lưng đan chiếc rổ
Mai bán lấy vài xu 

Bàn tay khô lẩy bẩy
Kéo mũi lạt tre vàng
Theo điệu buồn run rẩy
Trên làn môi khô khan 

Cho tới khi chiều tắt
Đôi ngọn lá vàng rơi
Vô tình qua trước mắt
Lão buông lạt trông trời

Từ lâu như thế mãi
Vẫn không nói không cười
Lão ngồi đan chậm rãi
Hy vọng của ngày mai

Tố Hữu, tác giả bài thơ, thi sĩ cách mạng — không phải cách mạng thơ mà cách mạng cộng sản — đã viết Chiều năm lên mười tám tuổi, tại Huế vào tháng Mười năm 1938. Cũng vào tháng đó của năm đó, kẻ viết bài này oa oa chào đời trên đất Cao Miên, một đất nước bé nhỏ, láng giềng và kẻ thù không đội chung trời với Việt Nam. Tôi nhớ, rằng hình như tôi có đọc, hay người thầy Pháp văn trung học đã giảng dạy cho học sinh một bài thơ của Victor Hugo tương tợ, mà lúc đó, hay về sau tôi đã nghĩ Tố Hữu chịu ảnh hưởng, nhưng tiếc thay không tìm lại được. Hay là trí nhớ đã phản bội tôi? Bài thơ Tố Hữu là một tuyệt tác nhỏ, như bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên, êm ái, truyền cảm, không chê được. Nó chỉ có bốn đoạn, nhưng đầy đủ hơn bài thơ Vương Tân cũng bốn đoạn tôi nghĩ cần có thêm một đoạn trước đoạn kết mới cân bằng. Tố Hữu lúc đó còn trẻ, còn thành thật, chưa là cái loa truyên truyền cho chế độ, chỉ bấm máy ghi lại những hình ảnh xót xa từ cuộc đời đen tối của những người khốn khổ. Vắn tắt cho dễ thấy, tôi có thể nói rằng hai bài thơ năm chữ của Tố Hữu và Hồ Dzếnh còn nằm trong khuôn khổ thơ cổ điển, vì chỉ chú trọng tới một đề tài và một nhân vật, còn nội tâm nếu ta muốn nói vậy. Bài Chiều của Vương Tân chí ít đa diện hơn. Và xin lỗi độc giả, tôi đã hơi bị thiếu công bằng khi trách Hồ Dzếnh đem cái buồn riêng của mình ra nhân cách hóa vạn vật, bỡi lẽ sự nhân cách hóa thường xảy ra trong thơ ca và không thiếu những ca khúc sử dụng nhân cách hóa, nhưng ít vị kỷ và có lý hơn, vì nghĩ tới một người khác, như trong bài Nụ cười sơn cước của Tô Hải, tôi rất thích:

Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi
Mây mờ buông xuống núi đồi
Và trong lòng mưa hơn ở ngoài trời
Cỏ cây hoa lá thương nhớ mãi người đi
Và dâng sầu lên mi mắt người về
Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hót
Và mưa xuân đang tươi luống u sầu
Buồn cho dòng nước
Mờ xóa bóng chim uyên
Và gió chiều còn khóc thương
Mãi mối tình còn vấn vương...

Trở lại thơ Vương Tân. Vâng. Thiển nghĩ của tôi là bài Chiều của Vương Tân đã mở rộng cảm hứng ra thế giới bên ngoài với tầm nhìn đa dạng hơn. Và ai trong mỗi chúng ta, ngay cả bây giờ, chiến tranh đã chấm dứt, bốn mươi năm hòa bình, ở quốc nội cũng như ở hải ngoại, những kẻ tạm gọi là trí thức trăn trở, ai trong mỗi chúng ta bây giờ, khi nghĩ tới mệnh nước nổi trôi rồi tới thân phận bấp bênh của mình, đôi khi đang bước, mà không bỗng dưng lòng muốn khóc? Không cần phải là thi nhân. Dân tộc nhà thơ cũng là dân tộc mít ướt. Và hay cười. Để bù trừ. Khóc đã rồi cười. Cười bể bụng xong thì lại tỉ tê. Hai mặt của một đồng xu dân tộc tính. Dù lắm khi cười ra nước mắt. Và cũng chẳng thiếu những lúc khóc vì sung sướng. Nhưng xin tạm để qua một bên, hẹn gặp nhau ở một lần sau.

Tuổi trẻ trong thơ Vương Tân tất nhiên là hổng vui rồi. Tất nhiên là buồn nản. Tất nhiên là phản kháng. Như mọi tuổi trẻ khắp nơi trên thế giới. Chiến tranh hay không chiến tranh. Nó chỉ có khác nhau ở chỗ nhiều hơn, hay ít hơn mà thôi. Thế hệ trẻ phải khác thế trước, khác những thế hệ đàn anh.

Tuổi trẻ luôn luôn cần phản đối. Nhưng đòi hỏi quá nhiều như ở Mỹ tự do ngày nay, có thể đưa tới những hệ quả tai hại. Tuổi trẻ của Vương Tân ngày đó chúng mình, và tuổi trẻ không còn trẻ nữa của chúng ta hôm nay, tất nhiên có nhiều lý do hơn để đòi hỏi.
Tuổi trẻ trong thơ Vương Tân, hay tuổi trẻ Vương Tân cho gọn bớt, có khác chăng là ở chỗ nó rất thực tế. Nó không mơ mộng. Nó chấp nhận sự thật hiển nhiên dù đau khổ. Nhưng nó vẫn phẩn nộ. Nó không như tuối trẻ trong ca khúc phản chiến một chiều Giận hờn, ta thán nhiều hơn phẩn nộ. Giẫy đành đạch thay vì chấp nhận thực tế. Chiến tranh: "em chả". Hòa bình: "em đòi". Cho bằng được. Bất cứ giá nào.

Vương Tân thi sĩ, viết:

cuộc đời ôi bóng tối
buổi chiều đèn thành phố
người đi và tôi đi
chia ly không chờ đợi...

tôi đứng bơ vơ
vật lộn tương lai
buổi chiều về đâu
đời như giang hồ
và nặng vực sâu...

Cuộc đời ôi bóng tối. Chiều mờ sâu bóng tối. Đời nặng vực sâuBóng tối thật. Bóng tối của buổi chiều và bóng tối từ cuộc đời hố thẳm. Không phải bóng tối do giới trẻ hôm nay tự tạo ra, để làm thơ, cho thơ nó thêm bi đát. Và cái chết. Cái chết, nếu trong thơ Vương Tân có nhắc tới, thì đó là cái chết thiệt, không là cái chết treo ngược, treo ngang, chết dang tay trên thập giá thay vì bị xe tải cán, thi sĩ hôm nay hãnh diện mang ra trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt. Chỉ trước đó một ngày. Một tháng. Một năm. Một thập kỷ. Trước Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trước cuộc di tản thứ nhứt. Trước tiếng súng ngưng bắn. Cuộc đời là:

súng dí sau lưng
tôi nghe lời quát
quay về bên trái
khi tuổi hai mươi
quay về bên phải
lưỡi dao đâm mày...

như một bí tích
chúng nó đầy đường
vết lở quê hương
nghe đau da thịt
lịch sử bốn nghìn
tôi cầm trên tay
trang sách lật qua
không lời huyền bí...

chúng nó cầm dao
đâm vào trái tim
và nhìn máu chảy...

chúng nó cầm dao
âm mưu giết người
chúng nó cầm dao
dấu trong tay áo
lưỡi dao phản chủ
chặt đứt quá khứ
chẻ gẫy tương lai...

này một quả bom
và thằng dân ngu xuẩn
này giấc mơ tiên
những ảo tưởng cách mạng
nước không thừa để uống...

bên phải hay bên trái
những trận tuyến chúng bây
này đồ quân ngu xuẩn
mày nói nữa đi xem
này mũi súng sau lưng
này con dao dấu lén
số phận đã quyết định...

lúa ruộng tao vừa chín
cây vườn đang trổ bông
sao chúng mày chia bán
hỡi lũ quỷ cầm dao
con chó ngao miệng toác
địa ngục và thiên đàng...

tao sinh ra làm ngưới
tao phải sống ở đây
cho vườn cây sinh trái
và đập tan chúng bây
như đập loài thú dữ...

Và ngay sau đó, giữa những năm 1954-1961, cuộc đời vẫn là:

con đường mìn chông ấy...

quả bong bóng đứt giây
bay ra ngoài tầm mắt
con tầu đen lầm lũi
đứt giây thắng chạy hoài...


chiếc xe lô hỏng máy
lao mạnh vượt qua đèo...

bão táp nước biển dâng
chiếc thuyền nan nát mục...

Để cuối cùng:

cuộc chạy đua mất hút
chiếc tầu mệt đứt hơi...

nhưng hôm nay hôm nay
bọn sát nhân còn đó
khí giới cứng trong tay
nhắm đâm vào tuổi trẻ
những số phận hẩm hiu..

mặt trời không của bây
chúng nó bảo như thế
và chia cắt thịt da
chúng nó hét ầm ỹ
rồi cắt cổ chúng ta...

Vương Tân, chàng tuổi trẻ Vương Tân, chàng thi sĩ Vương Tân, là:

người học trò lớp ba 
bước vào đời bỡ ngỡ
chấp chới như hồn ma
đêm khuya nhà đóng cửa...

vào thời điểm đó, "đêm ngày vật tương lai". Nhà thơ trẻ của chúng ta lúc đó cũng là "người võ sĩ luống tuổi / nghe thân thể hắt hiu", một thanh niên già trước tuổi vì thời cuộc. Thuộc giới trẻ trí thức tiểu tư sản thành phố, mà cuộc cách mạng cộng sản muốn tiêu diệt tận gốc. Bởi vì nó có tiếng nói. Tiếng nói tự do. Tiếng nói đấu tranh. Tiếng nói xây nhân loại. Và nó dám mở miệng.

Dù bàn tay nó cầm bút, không cầm cày, không cầm búa, không lao độngchưa cầm súng. Dù cho "hai bàn tay xương khô", "hai bàn tay trống trơn", nhưng là "hai bàn tay vung lên" trước "những họng súng đưa ra", trước những "đồ giết người bốn phía". Ở cuối "hai cánh tay hoang mang". Nơi đầu "những cánh tay mãi đen".  "Những cánh tay để trần". "Những cánh tay gầy guộc". "Những cánh tay dài ngoằng".

Nghĩa là tuổi trẻ đó, tuổi trẻ trong thơ Vương Tân, mà cũng là tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ, có hai bàn tay và hai cánh tay vô dụng, dư thừa. "Năm tháng tay mọc dài" và "dơ (giơ) mãi đôi cánh tay", "đôi cánh tay hoang mang", và có khi từ "vực sâu dơ (giơ) tay với" để "đôi bàn tay chới với" "ôm trời" hay "ôm cuộc đời". Nhưng than ôi, "mẩu trời màu xanh" thì "trống vắng". Cuộc đời thì "trống trơn", "cô liêu", "hoang vu", quạnh hiu". Người thanh niên

thắp mãi ngọn đèn chai
niềm hi vọng chưa tắt
buổi chiều sao mới mọc
những bước chân đi dài...

nhưng qua những "năm tháng nhuốm hoàng hôn", chung cuộc thì

đã ba ngày trông đợi
áo cơm đời vắng teo...
hi vọng cuối đổ xuống
cuộc đời cũng ngã theo
chiếc xe lô hỏng máy
lao mạnh vượt qua đèo...

và gã thanh niên, người thi sĩ có khi phải

con đường nhỏ bùn lầy
chiếc cầu gỗ lung lay
bước trở về đau khổ
nhịn đói chờ ngày mai...

"Tuổi trẻ cất tiếng kêu" chỉ "nghe đạn nổ rền ngày tháng" và "những nín thinh vời theo". Tuổi trẻ là

sự sống và muối chát
nhà tranh đàn chó con...


tuổi trẻ ôi tuổi trẻ
bờ mương đàn cá lốc...

Cô đơn, muộn phiền, chán nản, tuổi trẻ đôi khi cũng có những phản ứng tức giận điên rồ của kẻ gần tuyệt vọng muốn trả thù. Nhưng trả thù ai?

tôi đã nói nhiều
nhưng buồn quá lắm
sa mạc tiếng kêu
lời mình ngu xuẩn

tôi cởi áo ra
phơi trần xương ngực
và hét thật to
những lời láo xược...

tôi cầm lưỡi dao sắc
bước xuống hè phố đông
ném cái nhìn ngơ ngác
lên ngọn chuông giáo đường...
Khi nguôi giận, lúc thoải mái, người thanh niên thi sĩ hồi ức lại


Ngày xưa
bốn người con gái
bốn ông thầy tu
hai chiếc ghế dài
vườn cây không nắng
tôi đứng bơ vơ
vật lộn tương lai
buổi chiều về đâu
đời như giang hồ
và nặng vực sâu
chân chồn mắt đỏ
thoáng bóng ngày xưa
hoa hồng vườn nhỏ

Xưa nhưng không cũ. Xưa nhưng không nguyễn nhược pháp hoài cổ. Xưa nhưng rất jacques prévert hiện đại liệt kê đếm nhẩm. Nói thiệt, kẻ viết bài này này không thích hoa trong thơ nhưng rất yêu cái bông hồng trong vườn nhỏ đó. Tuyệt vời.

Thiên nhiên cũng không muốn dự vào chuyện con người:

khoảng hư không huyền bí
những hoài hoài nín câm...

cây vông mùa nắng lửa
trổ đầy hoa dửng dưng...

và con chim tha rác
đi làm tổ phương xa...

Hay là:

nước chảy đầu trống trơn
những ngọn núi vươn cao
con đường quay chóng mặt
gió cuốn đuổi theo mau
nửa đêm trời rét mướt
bước trở về bâng khuâng
xóm đen hoài mưa tuyết
mùa thu không heo may...

Tình yêu không xây lâu đài tình ái. Tình yêu không dựng túp lều lý tưởng. Tình yêu không như trái phá con tim mù lòa. Tình yêu là "cùng khốn", "lạnh buốt", "buốt ngực":

nằm im trên sườn đá
mối tình con ốc hoang...

chúng mình bơ vơ
bệnh gan vàng vọt
khuôn mặt xanh xao
tình yêu xa cách
như mây trời bay...

tình yêu là thế
một lần cho đi
hai đứa chia rẽ
sầu như mặt trời
những tháng mùa đông...

gió vàng bãi cát
lạc đà lênh đênh
tình yêu xa cách
như mây trời bay
chúng ta tìm đuổi
bóng nhau hoài hoài...

buổi sáng đầy cơn sốt
nắng vàng nắng vàng run
một mình tôi nằm khóc
thương nhớ em không cùng...

Tình yêu thiệt. Đau khổ thiệt. Không phải thứ tình yêu đau khổ lãng mạn, thú đau thương tự tạo, thi sĩ thơ thẩn mộng mơ thấy gái là híp mắt, yêu, yêu, yêu. Yêu đại yêu càng, yêu quàng yêu xiêng, yêu ngang yêu ngửa, yêu đắm yêu đuối, kiểu... "yêu là chết trong lòng một ít / vì mấy khi yêu mà chắc được yêu". Tội nghiệp.

Tuy thế, tình yêu trong thơ Vương Tân, đôi lúc cũng thăng hoa khi "có đôi nhân tình nhỏ / líu ríu bước đi quanh", khiến cho "cuộc đời như mến yêu / đôi lứa như vừa lớn", để:

mùa đông mặc áo rét
có lửa ấm tình yêu...

Đôi mắt người con gái, khi xuất hiện, nó không to đen, ngây thơ ngơ ngác con nai vàng, như trong thơ lãng mạn, trong ca khúc nhạc vàng "đường dài hun hút / cho mắt thêm sâu" thay vì cho... chưn thêm mỏi:

đôi mắt to chết đuối
hai con mắt sẫm mầu
em cười hàm răng khuyết...

này bức thư xa
người tình cách trở
cơn đói đứng rình
mắt hoa nắng úa

này chiếc đầu to
hai tay dài ngoằng
này con mắt sáng
trũng sâu đêm hoang...

yêu bắt đầu đau khổ
và nguyền rủa thật to...


Tà áo cô gái không đem lại sự mát mẻ cho thi nhân trên quảng đường trưa nắng gắt, bởi vì

tà áo trắng em đỏ
những vết tích chiến tranh...   

Nó — tà áo — cững không "tím buồn ngẩn ngơ, khóc trong chiều gió mưa, khóc thương hình bóng xưa". Nó phun khói, tà áo. Nó vàng vì trời gió, tà áo. Nó — tà áo — nếu có bay thì không để "mở khép niềm tâm sự", mà chỉ bởi thời tiết và sương gió của cuộc đời vô vọng âm thầm:

tà áo vàng trời gió
áo trắng bay mù sương...

Trong thơ Vương Tân tất nhiên cũng có những trạng từ quen thuộc thường thấy trong thơ ca lãng mạn, như "lênh đênh", "mông mênh", "hoang vu", nhưng trong bối cảnh hiện thực:

những cánh tay hoang vu...

đầu đường căn nhà lá
tiếng cãi lộn lênh đênh
cuối đường tiệm nước "trệt"
bài vọng cổ mông mênh

Câu thơ Vương Tân là những câu chữ, câu nói đời thường rút ra từ đời thường trong cuộc sống hàng ngày. Không cầu kỳ. Không hoa mỹ. Không tu từ. Đọc lên ai nghe cũng hiểu. Nhiều câu thơ, nhiều hình ảnh tái xuất hiện một cách hồn nhiên, bình thản như những chuyện vặt vãnh xảy ra mối ngày:

chiếc máy nước bốn vòi
đứng tỉ tê khóc than
cây vong mùa nắng lửa
trổ những hoa dửng dưng...

cuộc đời người đi trốn
thời gian những giảo hình
ngoài sông gió lồng lộn
buổi tối buồn đau tim...

Hai bàn tay, hai cánh tay moc dài theo năm tháng, ngoài việc cầm bút làm thơ, thì hoàn toàn vô dụng. Đôi chân thi sĩ tất nhiên hữu ích hơn. Chí ít là để bước "loanh quanh" trong thành phố. Bước dài rồi bước ngắn. Bước nhanh rồi bước chậm. Bước tới rồi bước  lui. Mỗi ngày. Cả ngày. Từ xóm nghèo ra trung tâm thành phố hoa lệ rồi lại bước trở về "căn gác nhỏ ngu ngơ", nghĩa là:

tôi đi và trở lại
con đường vẫn trống trơn
như thượng đế hôm nay
đi tìm nơi ẩn trốn...

Bước lòng vòng tới lui trong cuộc đời "trống trơn thời gian trắng" vì hòn ngọc viễn đông lúc đó chỉ còn lấp lánh trong ánh đèn mờ, ánh đèn vàng hiu hắt, thành phố hoa lệ thực ra, nếu không là ao tù, thì cũng là một khu vườn bỏ hoang có rào kẽm bao quanh. Vương Tân mở lòng:

một mình trên gác nhỏ
thành phố như người mù
tiếng hát ai cô quạnh
ngõ hẹp đêm bơ vơ...

khúc nhạc buồn Chopin
nằm im nghe đêm vắng
sự nín câm tròng chành
nôn mửa cuộc đời hoang...

và không buồn không khóc
núi rừng gây rét mướt
chủ nhật phố đông người
ở đây đèn điện tắt...

Điện tắt xảy ra thường xuyên trong các xóm bình dân sau lưng thành phố Sài Gòn thời đó. Đời là một cuộc hành trình trên "con tầu lắc" mà:

từng ga và từng ga
những đổi thay bé nhỏ
lữ hành không cảm súc
tôi buồn như tuổi thơ...

Nếu bỏ thành phố lên rừng "tìm bản ngã" như "thượng đế hôm nay đi tìm nơi ẩn trốn" thì:

lên rừng tìm bản ngã
nước sông chảy dưới cầu
người đi và người đến
tháng ngày chật đớn đau...

Thành phố như người mù. Đôi chân trai tráng khoẻ mạnh, có chút tự do, nhưng để bước đi đâu, để bước tới đâu, với cái túi rỗng vô duyên không tiền? Do vậy, ta ít thấy rượu bia, thuốc lá, cà phê trong thơ Vương Tân như trong thơ hôm nay. Tiếc thay, thơ hôm nay ô nhiểm bởi rượu, khói thuốc, những tách cà phê đậm đặc, những kích thích tố để có thể làm thơ hay để trám chỗ khi người làm thơ không có, không còn gì để nói, đáng nói nữa. Có tiền thì mới dám bước vô quán. Thời đó chưa có cà phê bụi, chưa có nhiều quán nhậu bình dân như trong nước bây giờ. Dẫu sao, Vương Tân không cần những thứ đó để làm thơ.

Thơ bốn chữ, thơ năm chữ của Vương Tân có những hình ảnh lập lại, những câu thơ gần giống nhau, tất nhiên phản ánh cuộc đời ít đổi thay, tuổi thanh xuân hoang vắng, hoang vu, cô liêu, trống trơn, hụt hơi, lộn ngược, buồn chán đều đều từng bước, ngày nào cũng như ngày nào. Hôm qua như hôm nay như ngày mai. Cuộc đời nhà thơ trống vắng nhưng giấc mơ thì "dài ác mộng". Thơ Vương Tân tợ những bức tranh ít màu, thâm chí chỉ hai sắc, xám và đen, như trong tranh Bernard Buffet, sau thế chiến thứ hai. Thêm vào đó, người đọc thơ bốn chữ, năm chữ Vương Tân cũng có thể nghĩ rằng họ đang xem một bức tranh xã hội, một bức tranh nho nhỏ, sử dụng kỷ thuật tranh cắt dán, ghép chung những hình ảnh, những cụm từ, có thể thiếu liền lạc theo lôgic, thậm chí đối nghịch nhau, nhưng đã tạo ra được một nội dung ý nghĩa, bất ngờ:

lũ trẻ con ồn ào...
những sợi tóc rối tung...
chiếc cây khô trơ cành..
căn nhà gạch đổ nát...
tôi nghe mãi inh tai...
tiếng xe đầy buổi sáng...
những nỗi buồn góp lại...
trong mắt em hoang mang...
anh khoanh tay trước ngực...
nghe tiếng hét inh tai...
máu chảy đỏ hai vai...
nỗi hờn Budapest...

dưới mái hiên tình cờ
mắt ai buồn cô quạnh
bữa cơm chiều ngóng đợi
trời mưa trời mưa nhanh...

Mái hiên, đôi mắt, cô đơn, bữa cơm, trời mưa, ghép chung nhau, cho độc giả thấy trong nháy mắt một cảnh tượng, một suy tưởng, một không khí, một không gian, vừa hiện thực vừa thi vị, thơ mộng nếu ta muốn. Tất nhiên mái hiên phải ở trung tâm thành phố, bữa cơm chiều ở ngoại ô, hay một nơi xa trung tâm, trong một xóm nghèo "đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em" như trong một ca khúc của Phạm Duy.

Thơ ba chữ, bốn chữ quá ngắn. Bảy chữ, tám chữ có thể quá dài. Lục bát mười bốn chữ lê thê, đều đều. Thơ một chữ tôi chưa thấy nhưng người làm thơ vẫn có thể thử nghiệm. Thơ hai chữ cũng hiếm. Nhưng Apollinaire đã kết thúc một bải thơ của ông với sáu câu thơ hai âm tiết, nghĩa là hai chữ:

Lá vàng
Dưới chân
Con tàu
Đang chạy
Cuộc đời
Đang trôi

Cung Trầm Tưởng thời du sinh ở Paris đã lồng bốn câu thơ hai chữ khá xinh vào giữa một câu thơ tự do và hai câu lục bát:

Ngày tàn theo bánh xe lăn về viễn phố
Em ơi
Sương rơi
Ngoài song
Đêm hạ
Ôi buồn phố xá
Hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ nhịp người xa vắng người...

Thơ năm chữ không quá ngắn không quá dài, dễ nhớ, dễ sử dụng như một thứ tốc ký, nhựt ký, để ghi chép bất cứ thứ gì. Tôi đang sử dụng thơ ngũ ngôn để làm thơ bất tận. Tự trào và ngạo đời. Ghi lại những cảm nghĩ lúc chung cuộc cho vào một thùng rác không đáy, bất tận, đem ra sân chơi chung, ném vào bãi rác thơ công cộng. Để kẻ nào đó muốn tiết kiệm, muốn giảm ô nhiểm thì tái chế. Hay để ai đó thấy có cái nào còn xài được thì lượm lên... ngâm nga chơi. Nhân dịp xin ghi ra đây một trích đoạn cống hiến độc giả:


Người thợ bốn mùa

người thợ và con trai
làm nhiều nhưng ít nói
không cám ơn chào hỏi
không phạm điều gì trái

nhưng tôi thấy ngại e
vì quen thói xã giao
vì được gia đình giáo
dục cám ơn từ bé

tôi boa thằng con trai
mười bốn tuổi cao lớn
hai mươi bảng để xài
nó nhận không cám ơn

bố nó cũng lấy tiền
đút ngay vô túi liền
ko một tiếng thanh kiều
thì cũng chẳng khó hiểu

vì đã phải kiếm sống
từ năm lên mười sáu
làm đủ việc lao động
rồi học thêm nghề sau

anh bấm chuông xin rửa
cái sân trước đóng rêu
xanh cho nó khỏi rệu
tiền công anh kèn cựa

rồi anh lại xin tráng
cho mưa thoát khỏi tràn
thấy cha con anh dễ
thương nên tôi ô kê

dù chẳng có bao nhiêu
tiền công hơi bị nhiều
tiền bạc tôi không thiếu
nợ ai nên cứ tiêu

anh ở tỉnh windsor
có cái lâu đài cổ
trong một căn nhà nhỏ
sáu mạng không đủ chỗ

lâu đài cổ nổi tiếng
tôi đã từng xem ảnh
dập dìu du khách viếng
là của nữ hoàng anh

ngồi bên cái mug trà
hai chúng tôi chuyện trò
tôi hỏi chuyện cho vui
nghe xong thì bùi ngùi

anh hẹn sẽ trở lại
đầu tháng giêng xén rào
máng sối anh sẽ cào
thêm vài chuyện lai rai

cháu tôi ở paris
tiền bạc nó khinh bỉ
nó là con bác sĩ
thiếu hụt chưa từng bị

chủ nhựt là ngày mai
mười ba tháng mười hai
tôi thích số mười ba
vì tôi khác thiên hạ

tui đọc thơ bùi giáng
không thích và không nhiều
nhưng mà lại rất nhiễu
đặc biệt từ giúi bàng

khùng điên đã khiến cho
thơ bùi giáng thế đó
hay thơ ca khiến cho
ông điên khùng thế đó

loạn điên đã khiến cho
tranh van gogh như vậy
hay hội họa khiến cho
ông điên loạn như vậy

bất tận đã khiến cho
thơ mi như cứt chó
hay thơ thẩn khiến cho
mi trở thành cậu chó

chuyện nhỏ nhưng mà to
hay chuyện to thành nhỏ
văn nghệ không là trò
hề để mi chỉ trỏ

cái trứng và con gà
xoay tròn vòng lẩn quẩn
suy nghĩ mệt chết cha
ai biểu mày thơ thẩn...

Wao! Đúng là thơ khổ tai độc giả... bất tận.

Có một bài thơ Vương Tân bốn chữ tôi rất thích. Về một câu chuyện tình, dù tôi không mấy thích thơ tình. Bài thơ bốn chữ của Vương Tân kể lại một câu chuyện tình tất nhiên không vui, để tránh nói đau khổ, của thời tuổi trẻ, có vẻ thành thật, gây buồn lâng lâng, nên tôi thích. Bài thơ mang tên sài gòn đà lạt và tình yêu, mà tôi nghĩ có thể bớt chữ "và" để trở thành "sài gòn đà lạt tình yêu" dễ thương hơn chăng? Từ "và" trong trường hợp này thiển nghĩ nó chia cách hơn cộng thêm. Không phân ra nhiều đoạn, bài thơ gồm hai phần khá dài. Tôi chỉ chép lại phần một. Các câu thơ tiếp nối như trên một chuyến xe sài gòn đà lạt đi tìm thời gian đã mất, một cuộc hành trình, hay đúng hơn, một cuộc hành hương trở về chốn cũ, trở lại quá khứ:

Trên ghế băng này
Bẩy năm xa cách
Ôi khoảng thời gian
Mưa rơi giá buốt
Tôi lại gặp em
Mắt buồn hơn trước
Nắng xế bên thềm
Tội chưa cứu chuộc
Tình yêu là thế
Một lần cho đi
Hai đứa chia rẽ
Sầu như mặt trời
Những tháng mùa đông
Chiến trường súng nổ
Anh bước trở về
Không một vết thương
Công viên ngày ấy
Lá đổi thay vàng
Ghế đá năm cũ
Mòn dấu thời gian
Giang hồ bốn phía
Anh thêm dại khờ
Đi rồi không đến
Chúng mình bơ vơ
Bệnh gan vàng vọt
Khuôn mặt xanh xao
Anh ôm năm tháng
Nỗi buồn tình yêu
Đường lên Đà Lạt
Mùa xuân hoa đào
Trời cao ngơ ngác
Ngày tàn trôi mau...

Thi sĩ Vương Tân không là người đầu tiên hay là kẻ cuối cùng làm thơ bốn chữ, năm chữ. Trước ông, đã có vài bài thơ năm chữ rất hay, đã trở thành kinh điển, đã đi vào văn học sử. Vương Tân không âm nhạc bằng một Lưu Trọng Lư của Tiếng thu. Vương Tân không nghẹn ngào bằng một Vũ Đình Liên của Ông đồ. Vương Tân không vần vè nhí nhảnh điêu luyện bằng một Nguyễn Nhược Pháp của Chùa Hương. Tô Thùy Yên, thi sĩ đồng thời và có thể từng là bạn của Vương Tân có bài thơ năm chữ Đêm qua Bắc Vàm Cống tuyệt vời. Trần Dạ Từ có dăm bài ngũ ngôn khá hay tuy không có gì thật đặc sắc để người viết nói tới. Nhã Ca khởi sự thi nghiệp với bài thơ bốn chữ Tôi làm con gái đã làm nên tên tuổi của bà. Tới đây tôi xin mở ra một cái ngoặc nhỏ: Bài Chiều vừa cổ điển vừa xã hội, vì "không nói không cười", Tố Hữu viết năm 1938 ở Huế trong thời khởi điểm thơ ca lãng mạn, một năm trước nhưng tất nhiên đã bị "Tiếng thu" du dương ồn ào của Lưu Trọng Lư viết năm 1939 ở Hà Nội hay xuất hiện ở Hà Nội, che phủ.  Nhưng Vương Tân là Vương Tân, và đó là cái hay, để tránh nói là độc đáo. Nhưng đó lại là cái rủi cho độc giả ở đây nha. Vì nếu thơ năm chữ Vương Tân mà giống thơ năm chữ các bậc tiền bối, hay chỉ hao hao giống thôi, quí bạn đã khỏi bị mất thì giờ quí báu bỏ ra đọc những cái nhảm nhí trong bài viết này.

Tất nhiên cũng đã có những ca khúc nổi tiếng, tuyệt vời, với lời ca năm chữ như Mộng ban đầuQuê emTiễn emEm ra đi mùa thu, vân vân. Thơ năm chữ Vương Tân sử dụng ngôn ngữ đời thường không bóng bẩy, không hoa lá cành, không tiếng chim ca. Vâng. Không thể phổ nhạc cho "tiếng máy xe nổ", "tiếng cãi lộn lênh đênh", "tiếng đạn nổ rền ngày tháng". Mặc dầu trong thơ Vương Tân đôi khi cũng có những hình ảnh, những cảnh thơ mộng, như trong Gặp gỡ, một bài thơ tình chả giống ai:

Hai người cúi nhìn nhau
Trời mưa mây xuống thấp
Hàng cây tung tóc rối
Những mắt cười vồ vập

Những linh hồn phiêu liêu
Bờ sông và cá nhỏ
Cuộc đời như mến yêu
Tan nụ cười thú dữ

Đường nhựa bóng sạch trơn
Đôi lứa như vừa lớn
Những cánh tay dài ngoằng
Ôi dịu hiền cơn sóng

Hai người đứng bâng khuâng
Đôi hàng cây khiêu vũ
Chiếc màn mưa thưa mỏng
Nghe chiều ngút sương mù

Tình yêu cất cánh bay
Chuông giáo đường réo gọi
Chiếc xe ngừng chờ đợi
Một con tầu nhổ neo

Cây tung tóc rối, cây khiêu vũ, mắt cười vồ vập, nụ cười thú dữ, chỉ vì có hai kẻ vừa gặp gỡ nhau. Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều khi người bạn đời và tôi gặp nhau trong hành lang Éden nơi có rạp xi-nê cùng tên đã đi vào văn học sử nhờ truyện và kịch của nhà văn Marguerite Duras. Buổi gặp gỡ giữa chúng tôi trong hành lang thương mại có những tiệm vàng, đồng hồ, mỹ phẩm, hàng hiệu Paris, tiệm sách Mỹ, tất nhiên không thơ mộng như trong thơ Vương Tân có những hình ảnh bất ngờ, dữ tợn, mà dễ thương biết mấy. Tình yêu cất cánh bay như trong tranh Chagall bị tiếng chuông réo gọi bay trở về. Nhưng một chiếc xe đổ lại, chờ đôi trẻ mới gặp nhau bước lên. Một con tàu nhổ neo mang theo niềm hy vọng mới của tình yêu, bởi tình yêu. Tình yêu "làm thay đổi cả thiên nhiên", như một nhà thơ khác đã nói. Hay là thiên nhiên vẫn như cũ, nhưng được nhìn bằng một cặp mắt khác, đôi mắt của thi nhân?

Tôi còn nhớ trong một bài viết nhưng không nhớ tên, đăng trên tờ Nhịp cầu bên Đức, một trong vài tờ báo tiếng Việt hiếm hoi ở hải ngoại đầu thập niên 80, còn đánh máy và thêm dấu bằng tay, chủ nhiệm kiêm nhà văn nữ Đoàn Minh Phượng đã ví thơ năm chữ Vương Tân với những xâu chuỗi hoa lài vài cô gái đứng bán bên lề đường trước cửa nhà ga Sài Gòn trước 75, cho những người lái xe gắn máy chạy qua lại. Và tôi còn nhớ năm đầu tiên khi mới về Chu Văn An, thầy trẻ hơn trò theo lời ông hiệu trưởng, trong giờ ra chơi, một học sinh lớp đệ nhứt cho tôi biết ở trường Gia Long hay Trưng Vương có "Hội ái thơ Vương Tân" hay "Hội ái hữu thơ Vương Tân" của các cô nữ sinh. Tôi cũng còn nhớ cậu học trò này nhưng vẫn không nhớ tên, là em của nhà thơ Phạm Nguyên Vũ, lúc đó du học Úc, có mấy bài thơ tự do, tôi thích, đăng trên tờ Sáng Tạo bộ cũ.

Các ca khúc Vương Tân thời trẻ ông đã nghe, và đã xuất hiện trong thơ ông, đều là Âu Mỹ, nhạc jazz, hay ca khúc miền viễn tây trên đồng cỏ bao la. Chúng không du dương quyến rũ. Cô ca sĩ da đen hát các bài blues "rẫy chết tiếng hát còn trên môi". Những tiếng hát, nếu khi nghe không "dửng dưng",  thì nó khiến con ngựa chạy lồng lên, và nhà thơ "khùng trong điệu nhạc":

con ngựa chạy lồng lên
giữa đàn bò ngu xuẩn
anh khùng trong điệu nhạc
và bắt đầu gây hấn

Bài thơ Ở lại, ghi ngày giỗ đầu Quách Thoại, tôi có thể để nguyên và sử dụng lại để đưa tiễn và tưởng niệm Vương Tân:

Nghe tin anh vừa chết
Buổi chiều đầy hoang liêu
Ngày mai tôi phát vãng
Thương nhớ nhau còn nhíều

Anh đi ôi cô độc
Trần gian vắng quá rồi
Buồn đau nên tôi khóc
Mưa rơi và lệ rơi

Cùng tham gia lịch sử
Chiều nay thiếu một người
Cùng mơ làm thi sĩ
Mỗi kẻ một phương trời

Không nghĩ mình gạch ngói
Tôi thấy buồn xa xôi
Cúi đầu đi đau đớn
Anh ơi thiếu nhiều rồi

Người lữ hành cô độc
Là anh hay là tôi
Trùng dương mênh mông sóng
Ôi cô liêu cuộc đời

Đớn đau nhiều quá lắm
Đêm tối sắp đến nơi
Tôi khóc và im lặng
Nhớ nhau có thế thôî

Gác xưa ai còn nữa
Hai đứa hai phương trời
Chia nhau thay lịch sử
Vắng anh nhiều mây trôi

Tôi vô cùng thích những câu thơ khách quan, không bình luận, không mô tả với một tính từ, ghi lại hai dữ kiện kết nối nhau bằng từ "và", giản dị nhưng tuyệt mỹ:

bờ sông và cá nhỏ...
mái hiên và hè phố...
tường gỗ và mái tôn...
nắng run và giấc ngủ...
sự sống và muối chát....
tôi khóc và im lặng...
người đi và tôi đi...
từng ga và từng ga...
rừng cây và chuyến đi...
người đi và người đến...
tôi đi và ngày đi...
địa ngục và thiên đàng...
mưa rơi và lệ rơi...

Và kỹ thuật lập đi lập lại các từ để diễn tả dung lượng rất đặc biệt Vương Tân:

nhưng hôm nay hôm nay...
mây bay mây bay nhiều...
trời mưa trời mưa nhanh...
nắng vàng nắng vàng run...

Theo thiển ý của tôi, thi sĩ Vương Tân, vô tình hay cố ý, hay may mắn ngẫu nhiên lúc sáng tạo, đã biến một thể thơ cũ trở thành hiện đại, thời sự, tân kỳ. Do vậy mà với tôi, thi sĩ Vương Tân hay thơ bốn chữ, năm chữ của ông đã cách mạng thơ.

Vương Tân đã ra đi. Chuyến xe chở ông đi tất nhiên không là chiếc xe lô hỏng máy, đứt giây thắng, lao mạnh vượt qua đèo. Nó cũng không là chuyến tầu chạy xuyên Việt, toa súc vật kín mít, những họng súng đưa ra, đồ giết người bốn phía. Nó hiển nhiên phải là chiếc xe, con tàu, hay trực thăng đưa thẳng ông lên thiên đường, hay cõi vĩnh hằng, nơi đang có một cuộc đời mới, vĩnh cữu, chờ đón. Ở Luân Đôn phố cổ, phố sương mù, bây giờ là mùa đông. Trời se lạnh. Hay giá buốt, tùy hôm. Bầu trời xám ngắt, trống vắng, tất nhiên không có nhiều mây trôi. Nhưng tôi vẫn có thể, qua khung cửa sổ bên hông bàn viết, nhìn lên bầu trời thênh thang xám, hình dung ra một chàng Vương Tân thi sĩ hai mươi tuổi và thấy những câu thơ năm chữ bằng sương khói bay lượn do phi cơ nhả ra. Dù sau, ở trên ấy, nếu Vương Tân có nhìn xuống cuộc đời hôm nay, nếu ông có vòng tay ra ôm lại cuộc đời dương thế của ông thời trẻ tuổi để khiêu vũ, thì tôi mong rằng ông sẽ không bước những bước ngắn, ngập ngừng, xoay người qua lại, của bản tango cuối cùng, mà ông sẽ quay những vòng valse luân vũ khúc mênh mông chan hòa những "mối tình bên bờ thành Vienne", trong một khổ thơ lên đường, kết thúc, rất valse luân vũ, ông đã viết sau cuộc xâm lấn Hungary bởi đại bác chiến xa Nga trong bài thơ mang tựa đề Em:

mùa này nước sông xanh
giòng Danube chắc buồn
anh nghe lại bản nhạc
và khoác áo lên đường

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo, chứng nhân tham gia lịch sử Vương Tân đã ra đi trong tiếng nhạc êm ái của một dòng sông huyền thoại mãi mãi xanh.

Cám ơn quí bạn, quí vị.

London, cuối năm 2015 - đầu năm 2016.
nguyễn đăng thường


                     Nguyễn đăng Thường  [1938-   ]  [ảnh thời trẻ]
Sinh tại Battambang/ Cambodge vì thân phụ chống Pháp, tranh cãi với [thượng thư] Phạm Quỳnh ở Hà Nội, nên bị thuyên chuyển.  Tốt nghiệp Đại học Sư phạm khóa thứ nhất ( 1961), ban Pháp văn. ... Thích viết, ... nhưng không có ước vọng trở thành nhà văn.  Có một bài thơ (hoặc là một bài' Nhật ký tập thể) [được] đăng trên tạp chí Trình Bày .[Thế Nguyên, chủ nhiệm). ra ngày 01/ 09/ 1970.  Tiếp tục đóng góp cho Trình Bày cho tới khi rời Việt Nam sang Campuchia (1973); rồi sang Pháp (1974).  Ra hải ngoại, có văn thơ đăng trên các bào mạng. ... Tác phẩm: Nguyễn Đăng Thường, Thơ ( thơ, thơ dịch, Trình bày xuất bản, Saigon 1971) --  Dịch phẩm Pablo Neruda/ 20 bài thơ tình + một bài thơ tuyệt vọng (Trình Bày hải ngoại 1989) -- Blaise Cendras/ Văn xuôi của chuyến xe lửa Tây-bá-lợi-á & cô bé Jehanne de France(sau đổi tựa 'Văn xuôi đường tàu xuyên T6ay-bá-lợi-á & cô bé Jehanne de France' (Trình Bày hải ngoại, 1989) -- Jacques Prevert/ Paroles ( dịch chung với Diễm Châu, (Trình Bày hải ngoại, 1993) -- Samuel Beckett/ Tưởng niệm đã chết hãy tưởng tượng ( Trình Bày, 1996) -- Linda Lê/ Tiếng nói ( nxb Văn, 2013)  -- Thơ +Truyện Nguyễn Đăng Thường ( nhà xb Giọt Sương Hoa in vi tính theo dạng  hủ công nghệ. (theo tienve.org) ...
-- gio-o.com

-------------------
© gio-o.com 2016