Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

một việt kiều Mỹ viết về ' MỘT GÓC SÀI GÒN : 6 TẾT CANH TÝ 2020 ' / Huỳnh Ái Tông [1941- ] -- nguồn: Blog Huỳnh Ái Tông

Thursday, January 30, 2020

'm ột góc Sàigòn :  ngày mồng 6 Tết Canh Tý /2020'


huỳnh ái tông


Hôm nay là ngày Mồng 6 Tết, chúng tôi đi ăn sáng, đi chợ Sài gòn mua cà-phê rồi ra đường Đồng Khởi, mục đích là để xem phố phường những ngày sau Tết.

Hình như theo phong tục xưa, người ta coi ngày để xuất hành vào đầu năm, coi ngày để khai trương, hôm nay nhiều cửa hàng đã mở cửa bán lại, nhưng có những cửa hàng ngày Mồng Một Tết họ vẫn cứ bán, nên khỏi phải coi ngày để khai trương.

Nước ta theo truyền thống là nước nông nghiệp, gieo trồng  cần có nước, mùa mưa vào tháng Tư, mỗi năm chỉ cần cày bừa, vỡ đất rồi xạ, cấy lúa, chờ đến tháng Mười Một tháng Chạp mới thu hoạch, cho nên Ca dao có câu:

Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng Ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng Tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng Năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi, ta ném ruộng ta,
Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Đó là bài học thuộc lòng, bài Ca dao, được đăng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư/ lớp Sơ Đẳng của các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc.


Tôi sống những năm 1945-1950, được đi học và đã học sách này ở ngôi trường làng Bình Mỹ thuộc quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Thời đó người ta ăn Tết ở nhà quê, ai ai cũng nghỉ ngơi những ngày Mồng Một cho đến Mồng Bảy, sau đó mới đi làm những công việc đồng áng, đi buôn gánh, bán bưng.


Thời đó, đi lại chủ yếu bằng tàu, tàu chạy bằng than, về sau mới có xe hơi có lẽ vào khoảng năm 1949, 1950 xe hãng Cosora chạy đường Châu Đốc, Long Xuyên, Sài gòn mỗi ngày 1 chuyến đi, một chuyến về. Đường Long Xuyên – Châu Đốc có chừng 5, 7 chuyến, thời đó chỉ Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ, xe chạy xuống cầu nổi, người ta có bộ phận quay cho xe trở đầu rồi chạy lùi xuống Bắc, để khi lên xe sẽ chạy thẳng lên, chớ không phải như sau nầy chiếc Bắc lớn, xe chạy xuống luôn, qua bờ bên kia, chiếc Bắc đậu đầu khác, nên xe chạy thẳng lên. Về sau mới có Bắc Vàm Cống cho xe chạy đường Sài gòn – Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên. Chắc là sau 1954, mới có danh từ phà thay cho bắc.

Khoảng sau năm 1950, người ta còn nghỉ trọn 3 ngày, không có xe cộ, tàu bè đi đâu cả. Nhưng từ 1954 trở đi bắt đầu Mồng Một Tết có xe khách chạy và người ta bán buôn, nhưng Mồng Ba người có nghề như Thợ rèn, Thợ mộc, Thợ Kim hoàn … người ta phải cúng Tổ, thường là cúng Con Gà, cũng gọi là cúng Ra Nghề.

Những việc ăn chơi, cúng kiếng đó là phong tục của người dân Nông nghiệp, dần dần người ta tiến bộ đi, không còn quá tin vào Thần Linh, nên phong tục hủ lậu được bỏ đi nhiều.

Chúng tôi đi ăn sáng ở Quán Chay Định Ý, tiện thể ra chợ Sài gòn mua cà-phê về nhà pha uống vào sáng sớm, rồi đi ra Đồng Khởi để chạy dọc theo Phố Đi Bộ.  Khi đi ngang qua Nhà Hát Tây, nay gọi là Nhà Hát Lớn, thấy có mục giải trí công cộng trước thềm Nhà Hát, người ta đang trình diễn vở cải lương nào đó. Có cô đào mặc y phục vàng, còn anh kép mặc y phục trắng, những nhạc công mặc áo dài xanh.



Sau đó chúng tôi ra bờ sông, nhìn thấy bên kia Thủ Thiêm, nhìn thấy dấu xưa Cột Cờ Thủ Ngữ/ Point de Blageur--  nên tôi chụp vài tấm ảnh rồi chạy dọc theo Phố Đi Bộ, nơi đây trong 3 ngày Tết có trưng bày hoa, nhưng hôm nay họ đã dọn sạch từ hôm nào, trả lại Phố Đi Bộ vắng vẻ.


Chúng tôi ghé cửa hàng Thái Hòa bên cạnh hiệu bánh mì Như Lan trên đại lộ Hàm Nghi mua vài thứ bánh kẹo. Thường mua bánh kẹo hay thực phẩm ngoại chúng tôi mua tại hiệu Phương Hà hoặc Thái Hòa, còn mua bánh kẹo nội nhà tôi thường mua tại cửa hàng Hòa Lợi, nằm trên đường Lưu Văn Lang cũng gọi là bác Vật Lang, thật ra là kỹ sư công nghệ . (Ingénieur des Arts et Manufactures de l’École Centrale de Paris).

Rồi chúng tôi ra về, trên đường 3 tháng 2, đối diện với Nhà Thờ Tin Lành, có đám múa sư rtử, tiếc quá tôi quên dừng lại quay một đoạn vidéo.

Đây là một ngày Mồng 6 Tết, một vòng quanh Sài gòn, mỗi thời Sài gòn mỗi khác, thời Sài gòn của tôi chỉ có khoảng 4 triệu người, ngày nay Sài gòn trên 10 triệu người, nhà cửa san sát, nhiều nhà cao tầng và chúng cư, xe cộ tấp nập. Tuy có văn minh nhưng văn hóa chưa cao.

Mời xem thêm hình ảnh tại:


866430012020\\\\


"cảm ơn Trần Hoài Thư đã tìm hiểu Nguyễn Nam Châu... về bài viết FELLINI với phim LA STRADA .." / lời bác sĩ-họa sĩ LỮ KIỀU (Thân Trọng Minh) -- nguồn: Blog Trần Hoài Thư

"bạn ta ơi, tôi đã tìm được rồi !"

Điện thư của Lữ Kiều Thân- Trọng Minh đến tôi vào cuối tháng 10, 2019, cách đây 3 tháng, khi tôi ngõ ý sẽ làm một số chủ đề về nhà triết học, biên khảo, nhận định gia Nguyễn Nam Châu cho tạp chí Thư Quán Bản Thảo số tới:
“Cám ơn Trần Hoài Thư đã tìm hiểu tác giả Nguyễn Nam Châu, người đã ảnh hưởng đến tôi, đến các bạn Nhóm thứ năm hàng tháng (Quốc Học 1960), một thời mà đã 60 năm. Bài viết của NNC về Fellini với phim LA STRADA vẫn còn làm tôi xao xuyến mỗi lần nhớ lại. Hình như tôi đã nhắc nhiều lần nàng Gelsomina trong những bài văn thời trẻ của mình, nhờ Nguyễn Nam Châu đó.”
Lữ Kiều không trích dẫn. Tôi xin thay mặt bạn trích dẫn giùm:
”  Thì thôi, hãy hát ca lời vui, nếu còn hát được. Lời vui, cho cuộc tình ích kỷ để tàn lụi. Lời vui, cho sự tìm kiếm con đường. Con đường. (La Strada: cô nàng Gelsomina khi từ biệt chàng Zampano vũ phu, đã chết mòn cùng cây kèn của nàng (1) – Con đường nào? Ôi, một lần nọ, trong đêm, tôi đã giật mình thảng thốt – Hay con đường mình đi là cõi hư vô?)” (trích Chàng Nho sinh dưới gốc tùng – Thử bút)
…Trong góc nhà thờ, buổi chiều thứ tư hiu hắt, người con gái quì gối và nhìn lên. Người đàn ông ngồi cạnh nàng. Tiếng phong cầm trầm vang xao xuyến, như vọng từ lòng đất.
(Khúc nhạc nào vậy, có phải khúc Toccata của Bach trong phim La dolce vita. Ôi – Fellini, người nghệ sĩ bi thảm của thời đại chúng ta, người đã nhìn thấy hơn ai cả những chiếc cầu gãy trong đời mỗi người. Phải không, Zampano? Phải không, Gelsomina? )(1)
(1)) La Strada, tác phẩm điện ảnh của Fellini, ảnh hưởng lên suy nghĩ của thế hệ chúng tôi, thế hệ sau thế chiến thứ hai.
- hôm nay, tôi xin báo tin bạn là tôi đã tìm ra bài viết của Nguyễn Nam Châu mà bạn nhắc trong điện thư. Tôi đang đánh máy để chuẩn bị cho Thư Quán Bản Thảo số tới đây. 
Vừa đánh máy mà vừa rưng rưng.  Con đường của Fellini  là con đường  mang ý nghĩa triết lý của kiếp nhân sinh :
"...con đường cũng như cuộc đời, tự nó không biết khởi điểm tự đâu, mà cũng không rõ sẽ ngừng lại chỗ nào. Nó bắt đầu từ cuộc đời của những kiếp người. Người ta vào cuộc đời như người ta khởi sự lên đường. Có lần ta tạm biết mơ hồ mục-đích của cuộc hành-trình và thoáng thấy mình sẽ có ngừng lại ở điểm nào đó trên con đường, nhưng người ta không biết hết được những điều mình sẽ gặp gỡ trên nẻo đường muôn hướng đó, bởi vì Con Đường cũng có nghĩa là sự Gặp Gỡ giữa muôn vàn ngả đường. Cuộc đời cũng thế : Cuộc đời là sự gặp gỡ giữa các tâm hồn. (trích từ bài viết của Nguyễn Nam Châu ).
Còn con đường của thế hệ  chúng tôi thì khác. Chỉ đầy những ụ mô mìn chông. Ngay cả trong tâm hồn, nó mang  nhiều vết sẹo:
Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
Vết sẹo ngoài da và vết sẹo trong hồn
Không phạm tôi mà ra tòa chung thẩm
Treo án tử hình ở tuổi thanh xuân

(thơ Trần Hoài Thư)
Cái chung của con đường  của Fellini và của chúng tôi là sự gặp gỡ của nhựng tâm hồn. Với Fellini, cuộc đời  như con đường lớn tạo nên những sự gặp gỡ  rất tình cờ của những tâm hồn không cần đồng điệu, cảm thông. Gã Điên, Zampino, Gelsomina là ba mẫu người tính tình khác nhau như một trời một vực. Con đường đã dẫn đưa họ đi, không cần biết khởi hành hay bến cuối. Dù không mìn chông như những con đường của miền Nam trong thời chiến, nhưng nó có những ụ mô mà bô hành phải trải qua để chống chọi và tranh đấu với cuộc đời và cuối cùng đều  dẫn đến một cửa biển, một cù lao. Còn con đường của chứng tôi, – dành riêng cho đám yêu mến chữ nghĩa văn chương – lthì khác. Có bao nhiêu cù lao đấy. Có bao nhiêu cửa biển đầy. Nhưng phủ trên đấy là cái đẹp, ở  quá trên  cái bầu khí quyển bị ô nhiêm.

Đó là con đường văn chương.. 
Có phải vậy  không, bạn ta ?

2.

Bạn yêu Gelsomina.

Riêng tôi thì tôi  tâm đắc vớ Gã điên.
Tôi tâm đắc vì tôi đang cô độc. Và tha thiết yêu cái cô độc này. Nếu mà tôi không yêu nó, chắc tôi sẽ điên hay tự sát.  Gã Điên trong La Strada đã thay tôi nói dùm:

 “Tôi muốn sống một đời tự do. Chả ai theo được tôi. Và tôi cũng chẳng có ý cho ai theo”. Ngay trong nghề  nghiệp gã cũng chọn một con đường cô độc. Lúc gã ngồi ăn trên giây cao 40 thước gã nói với khán giả : “Trên này ăn ngon lắm. Có thừa một chỗ. Ông bà nào thích xin mời lên đây”. Nhưng nào có ai lên được với gã. Gã chỉ là một kẻ cô độc. Tự ý muốn cô độc.”


Tôi tấm đắc vì gã hiểu được thế nào là sự hữu dụng của hòn đá. để nói hộ giùm tôi:
“như hòn đá sỏi này đây. Nó có một ý nghĩa và một ích lợi…… Mà ta không biết được… Và nếu viên đá này mà không vô dụng, thì ở đời không có chi vô dụng cả…”:
Giống như tôi. Tôi chấp tay lạy,  Hòn đá kia không còn là vật tầm thường nữa mà là  hòn đá ân nhân của tôi:
Nếu có phép mầu gì anh ước được bay về
Lên lại ngọn đồi Kỳ Sơn tìm hòn đá tảng
Anh sẽ đứng thật nghiêm   và chào tay kính cẩn
Cám ơn vô cùng một hòn đá ân nhân
Chác em sẽ cau mày:
–  đá đâu phải là người sao lại bảo ân nhân ?
Vậy thì  anh hỏi em:
– có  người nào giúp anh thoát nạn ?
Em có  bao giờ thấy một người nào chắn đạn  ?
Em có bao giờ nhìn những khói đá bốc lên
Và những tia lửa  hồng  tức tối  xẹt cuồng điên
khi trăm ngàn đầu đạn đâm vào thân thể đá ?
Và bây giờ anh cũng mong  được làm phiến đá
Để chai lì với những bọt sủi niềm đau !
[]

t.h.t.

 

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

' most widely works about Thế Phong ' by worldcat.org/ -- source: < https://worldcat.org/identities/lccn-nr97032935 >

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016


'most widely held works about Thế Phong " by http://worldcat.org/identities/lccn-nr97032935)

'


                           'moswidelhelworks
                  abouThế Phong'

                                             http:// worldcat.org/ ...

                                              thế phong [i.e đỗ mạnh tường 1932-  ]
                                            (photo for my Ipad, 2015)






Thế Phong 1932 -
Overview

-------------------------------------------------
                  Works:       44 works in 77 publications in 2 .
                                   languages and 259 library holdings
            Genres :        Criticsm, interpretation, etc Biograpphy
             Roles  :        Author, Translator, Performer
   Classifications :    PL4378.9T562.895.9228



Publications Timelime

---------------------------------------------------------------------------------
                            = By       = Posthumously  by      = About

 1950 .../  1953/... 1956.../1959.../1962.../1965.../1968..../ 1971.../ 1974../  1977.../1983.../ 1986.../1989.../1991.../
 1995.../  1998.../ 2001.../ 2004.../2007.../2010


Most widely held works about Thế Phong

---------------------------------------------------------------
     - Hồi ký ngoài văn chương by Thế Phong (Book)

       - Nhà văn tác phẩm cuộc đời: tự sự kể by Thế
          Phong  (Book)

       - Thư viết ở Sàigòn by Thế Phong (Book)

       - The summing up of ten years of writing:
           reminiscence and reflections by Thế Phong (Book)

        - Hồi ký ngoài văn chương by Thế Phong (Book)



------------------------------------more   -----------------------


Most widely held works by Thế Phong


--------------------------------------------------------------------------

  Khu rác ngoại thành: truyện by Thế Phong  (Book)


  9 editions published between 1966 and 1991

  in Vietnamese and English and held by 38 WorldCat
  member libraries worldwide

  3 truyện ngắn đại khái về những thảm cảnh nghèo khó

   cùng cực chung quanh những trại lính Mỹ gần Saigon
   

 Nửa đường đi xuống: truyện byThế Phong (Book)

  7 editions published betwwen 1960 and 1966
   in Vietnamese nd held by 24 WorldCat member libraries
   worldwide

   Lươc sử văn nghệ Việt Nam by Thế Phong  (Book)

   1 edition published between 1960 and 1986 in
    Vietnamese and held by 17  WorldCat member libraries
    worlwide


   Cô gái Nghĩa lộ  : tập truyện vừa by Thế Phong  (Book)

   1 edition published in 2002 in Vietnamese and held by 17
     WorldCat member libraries worldwide

    Lược sử văn nghệ Việtnam: nhận định văn học by Thế Phong

      (Book)
    in Vietnamese and held by 14 WorldCat  member 
    libraries worldwide
   
      Hànội 40 năm xa: bút ký by Thế Phong   (Book)
      2 editions published between 1999 and 2006 in Vietnamese
       held by WorldCat member libraries worldwide
  
      A brief glimpse at the Vietnamese literary scene 1900-1956   by Thế               Phong  [translated by Đám xuân Cận ]
      1 edition published in 1974 in English and held by 8 WorldCat  member
      libraries worldwide

       Lược sử văn nghệ Việt Nam: tổng luận 1900- 1956: phê bình 

       by Thế Phong (Book)

       3 editions pubished between `1965 and 1970 in Vietnamese
        and English and held by 5 WorldCat member libraries worldwide

     Uplipting poems by Thế Phong  (Book)
        in Vietnamese and English and held by 5 WorldCat member
       librairies worldwide

       Tôi đi dân vệ Mỹ : ký sự by  Đinh bạch Dân [Thế Phong] 

       2 editions published in 1967 in Vietnamese and held by 5
       WorldCat member libraries worldwide


      ----------------------------------- more  ... ------------------------------------




     Audience Level


          0---------------------------------------------------- 1

          ... Kids                 General              Special

          Audience level 063  (from 0.28 Cô gái N...to  0,96 for Lược sử ...)



  

       Related identities 

       ------------------------------------------------------------------------------------

        -  Tam Lang 1901-   

        -  Hàn Mặc Tử 1912- 1940
        -  Vũ hòang Chương
        -  Đinh Hùng 1920- 1967
        -  Nguyễn đắc Lộc 1997-1975 
         - Hồ,  Phong
        -  Quách Thoại 1927-1957
        -  Nguyễn đức Quỳnh  1909- 1974
        -  Phùng ngọc, Ẩn  1934- 2015
        -  Nguyễn,  kim Long



          Useful Links

         --------------------------------------------------------------------------------------
       -  Library Congress Authority File ( English)
       -  Virtual International Authority File.



           Associated Subjects

         --------------------------------------------------------------------------------------


           Art,
     Vietnamese Authors,
     Mặc
     Tử, Journalists Poets
     science Short
     stories,
     Vietnamese Tam
      Lang, Thế
      Phong, Vietnam Vietnamese
      fiction Vietnamese
      literature Vietnam-
      - Hanoi , Hoàng
       Chương World
       politics Đinh, Hùng,

    -----------------------------------------------------------------------------------------------

          Google +
      



      


                                        Thephong's poems/ Images


                                                           








Thephong writer's Images





                                                                      []