Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

hồi ký nguyễn đăng mạnh : tô hoài - kỳ chót.

hồi ký nguyễn đăng mạnh- kỳ chót-
hà nội 2008 ( phổ biến hẹp)

                              tô hoài với quan niệm 
                   con người là con người
                               hồi ký nguyễn đăng mạnh


[Tô Hoài] biết cả chuyện Lưu trọng Lư túng tiền, ăn cắp xe đạp của Chế LanViên đem bán.  Học Phi thì hủ hóa nhiều quá, biết tội, nên xin đi B.  Còn Trần huyền Trân, sở dĩ bị khai trừ, vì lấy vợ là nghệ sĩ, vợ chồng cứ dắt nhau đi lang thang biểu diễn, không sinh hoạt đảng.

 Lê văn Trương thuộc thế hệ đàn anh, nhưng Tô Hoài có tới nhà, nhưng ông ta rất sợ, khi nhìn trên bàn viết của Lê văn Trương có bày cái sọ người.[đầu lâu.]   Lê văn Trương tiêu sài rất hoang phí, bởi viết rất khỏe, nhà xuất bản trả nhiều tiền bán sách, nên thuê 2 tay đàn em, một tên Hiền, tên kia  là [Đặng đình] Hồng viết thuê, ký tên Lê văn Trương.  Tô Hoài không thích [con người] Lê văn Trương, nhưng lại thích nhân vật người hùng của Lê văn Trương. Triết lý sức mạnh của Lê văn Trương, là do Trương đọc bản dịch tác phầm Nietzsche, do Phạm ngọc Khuê và Trương Tửu [ nhóm Hàn Thuyên].

Về vụ Nhân văn - giai phẩm, thế mà không phải ai cũng biết rõ.   Tô Hoài thì nắm được từ gốc đến ngọn.  Theo Tô Hoài, đó thực chất là một vụ án chính trị, nhưng vì quàng vào một số nhà văn, nên, người ta cứ tưởng là một vụ án văn chương.  Nhân sai lầm của cải cách ruộng đất, và, ta chuẩn bị cải tạo tư  sản ở Hà nội- có 2 [người Pháp] -  một là Dudley, tổng giám  mục nhà thờ  địa phận Hà nội,  người kia là một ùy viên văn hóa sứ quán Pháp, tên Durand Fischer [đứng sau] xúi giục mấy ông trong đảng Xã hội; Hoàng văn Đức, Đỗ đức Dục, Vũ đình Hòe đòi  Đảng đối xử ngang bằng đảng Lao động [CS.] Tùy viên văn hóa Pháp Fischer liên hệ với Nguyễn hữu Đang, Thụy An-Hoàng Dân, Minh Đức- Trần thiếu Bảo. Lúc này, tư nhân ra báo không cần xin phép [hồi ấy, ta theo chế độ của Pháp] , sau đó, ta cho bắt 3 người  dính líu tới Pháp: Nguyễn hữu Đang, Thụy An- Hoàng Dân, Minh Đức- Trần thiếu Bảo . Còn 2 người Pháp bị trục xuất khỏi Việt nam, chỉ sau 1 tuần lễ.   Còn Hoàng văn Đức, Đỗ đức Dục, Vũ đình Hòe thì lặng lẽ ' cho thôi giữ chức thứ trưởng'.  Chuyện có thế thôi, có thể tổng kết rõ ràng, nhưng chẳng ai làm cả.  bây giờ sửa sai, thì lặng lẽ kết nạp lại vào hội Nhà văn và tặng giải thưởng Nhà nước cho mấy ông Lê Đạt, Trần dần, Hoàng Càm... Cho nên, vụ án vẫn mù mờ, khiến cho nhiều người chưa hiểu rõ.

Tổng chỉ huy chống Nhân văn-giai phẩm là  Hoàng văn Hoan, và, Tố Hữu chỉ là người thừa hành.

Ta có một trại giam tủ chính trị ở Quảng bạ [Hà giang], có người bị giam suốt đời ở đó, như Chu bá Phượng.  Riêng Nguyễn hữu Đang  thì bị giam 15 năm, khi ra tù, phụ cấp cho 4o đồng/ tháng. Nguyễn hữu Đang ra tù không hề biết có cuộc chiến tranh chống Mỹ và sự kiện giải phóng miền Nam 30-4-1975.

Tô Hoài đúng là người cái gì cũng biết.  Mà toàn thiên về phí mặt trái cuộc đời, mặt trái của người đời. Nhưng, hiểu biết tỉ mỉ, thóc mách như thế, ong ta cứ nhẩn nha, đêu đều kể lại với tôi.  Có lẽ, vì ông  ta thấy tôi khoái những chuyện ấy, và, ông ta cũng thích kể cho nghe những chuyện ấy. Vậy là đã rõ.  Tôi bèn viết bài Tô Hoài với quan niệm con người là con người .  Tôi cho rằng tư tưởng chi phối mọi tác phẩm của Tô Hoài là thế.  Nghĩa là, trên đời này, chẳng có ai là thần thánh gì hết.  Cho nên, Tô Hoài có cảm hứng đặc biệt viết về đời thường, người thường, chuyện  thường, cứ đều đều một giọng văn sành sỏi, lọc lõi- có thể che giấu một nụ cười tinh quái, có phần khinh bạc.  Tô Hoài có lúc còn chủ trương viết những chuyện chẳng cần có chuyện,  càng nhạt càng hay .  Có lần, ông nói với tôi: như vậy là tự thấy là một thuyết kì quặc của mình, ông ta từng nghĩ như thế đó. Có thể mỹ hoc của Tô Hoài là như vậy
chăng ?

Tất nhiên trong thời chiến tranh, ông ta  không phải theo khuôn theo xu hướng chung của nền văn học cả nước, nghĩ là phục vụ chính trị, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng.  Nhưng ngay trong thời ấy, đôi khi ông ta cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh 'người thường', ở những nhân vật rất anh hùng. Như một nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm [của Tô Hoài] chẳng hạn.  Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt.  Thậm chí, dân Hà đông còn kéo đến phản đối tác giả, cho ông đã bôi nhọ người cùng quê.

Còn những tác phẩm, như Truyện Tây bắc, Tuổi trẻ Hoàng văn Thụ. Kim, Đồng, Vũ a Dính, Miền Tây, thì đúng là  chuyện anh hùng.  Nhưng ông ta tự đánh giá: chỉ có những trang tả cảnh núi là đáng kể, ngoài ra, không có gì đặc sắc.  cảnh chiến đấu viết không bằng cảnh phong tục. Nhưng, truyện của Tô Hoài viết từ sau 1975, nhất là từ sau 1986 mới thực sự là Tô Hoài : Chiều chiều- Cát bụi chân ai-  Ba người khác-  Giấc mơ ông thợ dìu...- chuyện đời thường, người thường nổi trội  hẳn lên.  Nhưng thường mà vẫn lạ,  mới là văn Tô Hoài.  Phát hiện những cái lạ trong những chuyện vặt vãnh đời thường, chính là chỗ sắc sảo, lọc lõi, tinh quái của ông ta.   Vì thế, tôi gọi Tô Hoài là nhà văn của chuyện đời thường.

 (...) - tạm lược 21 dòng. BT.

Vế mặt học, thì Tô Hoài rất chịu khó.  Cái [vốn] học ở nhà trường không nhiều, nên ông ta  phải cố gắng tự học. Ông ta học tiếng Pháp [từ thày dạy] là [nhà văn] Nam Cao , nhờ bà dì , tên Phượng cùng dạy ở trường tiểu học tư thục  Công Thanh giới thiệu  với Nam  Cao . Bà Phượng là nguyên mẫu nhân vật Oanh trong Sống mòn, giới thiệu Nam cao dạy tiếng Pháp cho Tô Hoài...

Hồi Pháp thuộc,  đọc [sách] ở thư viện lớn ở phố Tràng  Thi, thì phải có bằng thành chung (diplôme)- mà, Tô Hoài chỉ mới học hết cấp tiểu học.bèn  đến nhà Vũ ngọc Phan, nhờ giới thiệu với thư viện trung ương ở Tràng Thi.  Nhưng Vũ ngọc Phan có một biệt thự ở Thái hà ấp, ông Phan cho phép Tô Hoài đến thư viện riêng để đọc, và ông Phan hướng dẫn thêm cho.  Nhà của Vũ ngọc Phan cũng gần nhà cụ  Lê Dư, biệt hiệu Sở Cuồng, bố vợ ông Phan. Mấy chị em: Hằng Phương, Hằng Huấn, Hằng Phấn *, cọn cụ Lê Dư rất đẹp gái . các cô [tiểu thư] thường ngồi xe nhà đi học, bao nhiêu cậu trai bám theo.   ' [Thi sĩ] Đinh Hùng ghen với Tô Hoài, về cái số may mắn ấy, thật ra, lúc đó Tô Hoài chỉ là một cậu trai nhà quê, mặc áo the thâm, đi guốc mộc, thì liệu có 'ăn thua gì với [gia đình quí tộc] kia! ...
----
* Hằng Phương là vợ Vũ ngọc Phan, còn một cô lấy Hoàng văn Chí [Mạc Đình,  người sưu sọạn 'Trăm hoa đua nở ...'], một cô khác làm vợ tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Khu Tư. BT 

 Tô Hoài rất chịu khó đọc tác phẩm các nhà văn khác, đọc cả sách lý luận phê bình... đọc từ Phan cự Đệ,  Hà minh Đức, Nguyễn đăng Mạnh đến Phong Lê, Trần hữu Tá, lại đọc cả Văn Giá [ 1959-     ],
 có lời nhận xét hẳn hoi.

(...) - tạm lược khoảng 20 dòng. BT.

Tô Hoài chủ trương chỉ viết về cái gì đích thân mình mình có sống, xó quan sát được, viết bằng [kinh nghiệm] thực tế và tình cảm riêng mình, không thích viết những cái chỉ nghe người khác kể lại.  Một đầu óc rất tỉnh táo, chỉ tin ở sự thể nghiệm của bản thân.  Ông ta đi làm cải cách ruộng đất tới 4 lượt, từng là đội phó phụ trách tòa án [nhân dân]. Vậy mà, ông ta kết luận tr1i với đường lối giai cấp của Đảng, ở nông thôn, " Cơ sở cái cách trước 1945 phải là trung nông trở lên, chứ dựa vào bần ố nông, nó đói, nó bán 'cách mạng' ngay ". 

Viết văn, Tô Hoài không băn khoăn vể chuyện thể loại, chỉ cốt nói được rõ ràng ý định của mình.   Nhưng, tôi thấy, dù,  viết tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, hoặc viết về đề tài gì , tác phẩm của ông ta cũng có tính chất hồi ký, tự truyện- hình như ông ta có thói quen, có thể gọi là tư duy - hồi cố hay cảm hứng hồi tưởng.  Tô Hoài nói : ông tán thành quan niệm quan niệm của André Maurois, rằng sự thật của quá khứ khi hồi tưởng lại không tách biệt với cái hiện tại - quá khứ, hiện tại lẫn vào nhau  như là đồng hiện vậy. Tôi đọc bài ký Ông già ở Agra, thấy đúng như thế. Tôi rất thích tác phẩm này của ông ta. ( Andre Maurois đề tựa cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, có câu " Sự cặp đôi cảm giác hiện tại với kỉ niệm sống lại, đối với thời gian, cũng chính là kính hội tụ đối với không gian".)

Tô Hoài cho viết truyện, thì phải lấy nhân vật làm gốc.  Chữa văn là chữa nhân vật. Thừa hay thiếu  cũng là từ nhân vật. Ông ta tán thành kinh nghiệm Fadéev," Viết một câu, rồi câu thứ 2, thứ 3, cũng đều đều như câu đầu tiên, tức là tuột dần vào một thứ tẻ nhạt khó chịu.  Phải tránh đặt câu giống nhau, phải làm sao cho câu văn nổi bắp, nổi gân lên.'. Phải viết sao cho người ta đọc văn mình, đọc đi đọc lại, vẫn thấy hay.  Có truyện đọc lần đầu thấy hay, đọc lại không thấy hay nữa.  vẫn phải đọc đi đọc lại, phải thử đi thử lại mới đáng tin...".

Tô Hoài đi nhiều, xê dịch còn hơn cả Nguyễn Tuân.  Trước cách mạng tháng 8, ông ta đã đi khắp bắc, trung, nam. Vừa đi, vừa viết, bài gửi về cho nhà xuất bản Tân dân , và nhận được nhuận bút qua đường bưu điện.  Ông ta cho biết, truyện Trăng thề viết ở Dầu Tiếng [Nam  bộ] (...) - lược 5 dòng .BT) Tô Hoài có một trí nhớ tuyệt vời , ông ta lên Đà lạt viết Chiều chiều, không đem theo một tài liệu nào hết. Viết xong, về nhà mới kiểm tra lại tư liệu.

 (...)- tạm lược 6 dòng. BT)

Tô Hoài quê làng Cát động, huyện Thanh oai-  nhưng sinh ra ở Nghĩa đô, mãi tới năm 20 tuổi mới về quê nội.   Mà cũng chỉ thỉnh thoảng thôi.  Ông thân sinh bỏ đi sài gòn biền biệt, từ khi ông ta còn nhỏ. Nhà có khung cửi, ông ta cũng biết dệt-  bởi, Nghĩa đô có nghề dệt lĩnh, dệt lụa, làm giấy. ông ta lớn lên trong cảnh tàn tạ của làng quê.  Nghề dệt, nghề giấy đều lụi tàn.  Năm đói Ất dậu (1945), người chết la liệt, ở nội thành được phát 'bông'  mua gạo.  Nghĩa đô thuộc ngoại thành, người ta chỉ phát bông mua gạo tới Thụy Khuê thôi.

Đấy, quê hương, nơi đi về của kí ức Tô Hoài là như thế.  Cho nên, truyện của Tô Hoài nói chung là buồn. Chuyện nhà cửa, làng xóm đều buồn. Toàn kí ức buồn, mà lại, kí ức tuổi thơ bao giờ cũng buồn sâu đậm, lại lâu bền nhất.  Bản thân ít được học. lang thang, lêu lổng, bắt chim, đúc dế. Lớn lên, có thời gian  làm ' anh bán hàng cho hiệu giầy Bata', mỗi tháng đâu được 5, 6 đồng.  May mà có nghề làm văn, làm báo, cái nghề không cần vốn liếng gì, cũng chẳng cần bằng cấp để bám vào. * Nhưng, cũng như  Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Trần huyền Trân ... Tô Hoài thuộc loại nhà văn lăn lộn với đời.  Có thể nói, 'rất bụi', khác hẳn với cánh viết văn, làm báo sang trọng như Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ ngọc Phan, Nguyễn lương Ngọc, hay có trí thức như Nguyễn Tuân, Đoàn phú Tứ, Thạch Lam, Hoài Thanh ..., hoặc, ăn lương viên chức, lương giáo học như Nguyễn công Hoan, Bùi Hiển ...
---
 * trong một tự sự kể của Tô Hoài cho biết ,ông ta và nhà văn Doãn quốc Sỹ bắt đầu viết văn cùng một thời, ở làng Hạ yên quyết (ngoại thành Hà nội). Hồi ấy, vẫn theo Tô Hoài, ' anh ta viết một truyện ngắn vể cô con gái Tú Mỡ , ký bút danh Dương quan San.' Sau này, cô gái lớn của Tú Mỡ, được gả cho nhà văn Doãn quốc Sỹ ( 1923-   , hiện định cư ờ California. ) BT.  

Thời trước, loại làm văn, viết báo như thế, xã hội viên chức nền nếp, sạch sẽ- thường ra rất khinh bỉ[ lọai viết văn làm báo ' bụi bặm' như Tô Hoài ...] cho là lọai vô học, vô nghệ nghiệp... Nhưng, cuộc sống như thế, lại là  cái vốn liếng độc đáo của họ, mà , các cây bút kia không thể có được.

Tô Hoài là nhà văn của đời thường, chuyện thường, và, ông ta cũng thích sống như người thường. Mình là cái gì mà cao đạo !  Mà cần gì phải cao đạo ! Cho nên,  đời cho hưởng cái gì, hưởng cái đó, không chê - chắc ông ta nghĩ thế.  Về mặt này, ông cũng chẳng giấu tôi điều gì . Vả, tôi cũng tránh thủ hỏi, ông ta [trả lời] một cách thoải mái:

- gái H'Mông thế nào ?
- Anh đã biết 'mùi đầm' bao giờ chưa ?
 - Hồi cải cách ruộng đất, cán bô hủ hóa thoải mái. Anh thì sao ?
- Nguyễn Khải cho tôi biết, anh có chuyện với L.M. Có đúng không ?
Tô Hoài trả lời rất thoải mái:
- gái H'Mông nguy hiểm lắm ! Nó ngủ với cán bộ, hôm sau đi khoe cả làng, cả bản.  Nhiều anh bị kỷ luật, có anh bị xử bắn vì chuyện ấy.
- tây đần, nó quần nhau, đùa nhau rất mệt. ta không chịu nổi. Lính tập, bồi bếp ở bên tây, dính với đầm, sợ lắm !
 Tôi có lần sang Rumani, có một cô phục vụ đòi hỏi ghê quá. Mình phải xin giấy chu71nbg nhận huyết áp cao mới thoát được.
 Hồi cải cách ruộng đất ấy," có ! có "!
 - Chuyện ấy ,sao Nguyễn Khải nó biết được nhỉ ?  - tay N.D. chồng L.M. có lần mắng vợ, " Đi mà ở với thằng Tô Hoài !". 

Tô Hoài rất thích bia, rượu.  Thỉnh thoảng, tôi đến tìm ông ta, rồi rủ  nhau đi uống bia.  Ông ta yếu bụng, nên  cũng hy uống rượu mạnh. Ly rượu mạnh, Tô Hoài tu một hơi cạn ly. Nay,  nhà văn đã cao tuổi, sức khỏa xem chừng xuống, lại bị tiểu đường, thời kỳ 2. Huyết áp không ổn định, lại còn bị gút.
Tô Hoài là một pho từ điển sống về nhà văn, về đới sống muôn mặt, về kinh nghiệm viết văn. ông ta là một kho chữ nghĩa..., người như thế bấy giờ là của hiếm !

Một, trong những may mắn của đời tôi [Nguyễn đăng Mạnh] là được tra cứu cuồn từ điển Tô Hoài. Không biết đến bao giờ, mới khai thác hết được mà, ông thì tuổi đã cao. [Còn] tôi,[thì] tuổi, cũng đã cao ...

  nguyễn đăng mạnh

         ( sđd :  tr. 233 - 240)

  ---------------
        NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

  - sinh 1930 ở Nam định (Bắc bộ), nhà giáo, 
  giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học.
  -  thiếu thời học ở trường Chu văn An 
  ( Hà nội.)
  - CMT8 bùng nổ,trường sơ tán lên Phú thọ,sau
   bị giải tán.
  - lên Tuyên quang theo học trường Sư phạm.
  - giáo sư khoa Ngữ văn trường đại hoc Sư phạm
  Hà nội. 
  - hiện sống tại tp.HCM.

  - càng  nổi tiếng hơn, ấy là năm 2008, khi cho
  phổ biến hẹp tâp hồi ký [Hồi ký Nguyễn đăng Mạnh]
  - báo chí,truyền thông trong,ngoài nước - có nhiều
  bài phê phán [báo chí lề phải] -khen it,phản bác
  nhiều hơn.
        theo WIKIPEDIA tiếng việt. 
   




0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ