nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : thế viên + chế vũ - kỳ thứ 38.
nhà văn hậu chiến 1950- 1956-
đại nam văn hiến xb , saigon 1959
3. thế viên
(1935- 1993)
Tên thật Hồ thế Viên, sinh trưởng ở Huế. Học qua trường Khải Định, khi còn theo học ở ban trung học, đã có thơ đăng trên tuần bao Đời mới (Sài gòn, chủ nhiệm: Trần văn Ân), Văn nghệ mới, Thẩm Mỹ, Văn nghệ tiền phong (Sài gòn) . Tờ tuần bào cộng tác về sau này Ở Saigon , lúc đó, ông đã trở thành giao sư trung học ở Phan thiết. . Bài thơ đặc sắc : Ta mua thêm rượu thêm trầu cưới em, rất trữ tình , có hình tượng mới, hoặc Bài ca Việt sử, ca tụng sự tồn vong dân tộc. Thơ Thế Viên ca tụng thiên nhiên, tình yêu lứa đôi. Tóm lại, Thế Viên, tuy chưa xuất bản thi phẩm *, nhưng, nhiều bài thơ đăng báo bộc lộ, bản sắc độc đáo thơ trữ tình . Ông qua đời ở Sài gòn năm 1993
-----
* đã xuất bản nhiều tập thơ : Đau thương, Khuôn mặt của chúng ta, Nỗi buồn của anh v.v.. (TP)
trích thơ
CUỐI CÙNG
Giữa cuộc sống trần gian đầy hoa bướm
Tôi mê say trong câu hát tiếng cười
Đẹp môi hồng những lứa tuổi hai mươi
Tim son trẻ đời đâm bông trái
Trong những phút thần tiên trao ân ái
Trong những giờ e ngại buổi yêu đương
Thời gian qua trong cảnh mộng thiên đường
Tôi réo gọi những muôn hình muôn sắc
Của trăng sao, của trời đêm dày đặc
Của ban mai của nét mặt hoa niên
Của mùa thu trong giếng mắt u huyền
Của em gái mưới lăm năm tóc xõa
Ngày cuối cùng nợ đời tôi phải trả
Chết hình hài nhưng sống ở tâm linh
Của cảnh đẹp trần gian về xứ lạ
Tôi sẽ mua những tiếng cười rộn rã
Của người yêu như dâng cả môi hồng
Và nét u hoài giữa đáy mắt trong
Của thiếu nữ khi dâng cả moi hồng
Và nét u hoài giữa đáy mắt trong
Của thiếu nữ khi chờ mong tình ái
Tôi sẽ về và mong ngày trở lại
Cuộc đời tròn hoang dại tuổi ban sơ
Ôi ! Người con gái bé bỏng tóc buông hờ,
Cuối cùng chết, tôi say mê tuổi trẻ.
TRÍCH BÁO VĂN NGHỆ TIỀN PHONG
THẾ VIÊN
4. chế vũ
(1931- 1961)
Tên thật Hồ xuân Tịnh. Sinh năm 1931 ở Huế, chính quán thành phố Vinh. Thời kỳ kháng chiến đã hoạt động văn nghệ, vào Nam, mới xuất bản thơ. Đã cho xuất bản Hoa tâm tư (thơ,1956) gồm hơn 2 chục bài, hầu như nguồn cảm hứng vay mượn tâm tư người đi trước. Kỹ thuật chưa có gì đặc sắc, thích dùng từ ngữ sáo, rỗng. Nguồn cảm hứng cá nhân vị kỷ, nhưng thật ra, cũng chưa thành khẩn nói lên được ý muốn ấy. Chịu ảnh hưởng, gần như là quá trung thành trong thơ Xuân Diệu, khiến trở nên khờ khạo, Chẳng hạn, ở bài Tha thiết, chẳng hạn. Vế sau, thơ ông có khác đi, đằm thắm giọng thơ của một thi sĩ có tâm hồn thơ, dấu sao vẫn chưa có thể nói là thuần thục, tiếng thơ chưa bứt lên được để lộ rõ bản sắc. Trong thi phẩm Hoa tâm tư, có đôi bài hay, chẳng hạn như bài Em tôi, rất xúc cảm .
Phê bình tập thơ đầu tay của Chế Vũ, Uyên Thao nhận xét có phần xác đáng,"... Thơ anh [Chế Vũ] tỏ ra hứa hẹn một tương lai đẹp đẽ, songđiều kiện để tiến tới là : 'vấn đề chỉnh bị con người', theo quan niệm riêng ấy, chúng tôi hy vọng- và, chắc anh sẽ tự thắng trong những bước đường tới. Và, tuy chưa hề nghĩ, sẽ viếng (?) cho anh một vòng hoa, chúng tôi vẫn sẵn sàng gửi lời chào mừng anh ở ngày tới. Riêng trong 'Hoa tâm tư', ngoài hết mọi điểm đã trình bày, tôi muốn nhấn mạnh cùng Chế Vũ" ...hãy nên quay về với những cảm hứng của mình, hơn là vay mượn ..." ( tạp chí 'Sinh Lực' số 2, ra ngày 3-12- 1956.)
Phan minh Hồng dồn đọng tâm tư trong tập thơ đầu Mùa gia cảm, xét ra ,cùng ý nghĩa với Chế Vũ, ở tập thơ đầu tay. Hoa tâm tư của Chế Vũ phan ánh tâm tư xáo loạn trong tâm hồn, mà, chưa thể diễn tả được. Chỉ ít lâu sau, qua những bài thơ đăng trên báo Tầm nguyên : Đêm không ngủ - tho Chế Vũ đã đạt được cảm xúc mới , nội dung tiến bộ không ngờ. Tiếp theo, những bài Tìm em ở đâu, Giá anh không là thi sĩ, Cho mai sau, - thi ca Chế Vũ nói về tình yêu đôi lứa thanh xuân , rất chân thành, rung cảm độc đáo, chính thật của tác giả- như triết học, là engagement en soi .(nhận phận mình). Thái độ ấy thật can đảm, khi biết rằng muốn đi vào nghiệp thơ có bản sắc riêng, phải bước đi hết lòng, trong sự mạnh bạo cải tiến. Chúng tôi bật nhớ tới Panait Istrati, tác gỉả Kyra Kalina, nhà văn nổi tiếng Rumani, có lúc phải ăn rau sà-lách trừ bữa, đi trạc tàu (không tiền mua vé), bỏ gia đình, thân quyến ở quê nhà, mạo hiểm tới Paris, chỉ để học và viết văn. Khi đã thành danh, cho xuất bản một tự sự kể Vers l'autre flamme, tác giả vẫn chưa hiểu hết thế nào mới đúng engagement en soi? ( tự thán, " thật đau đớn cho tôi để trở thành một văn sĩ tăm tiếng, mà ban đầu tôi rất háo hức !" ). Không biết thi sĩ Chế Vũ có đồng tâm tư với Panait Istrati không, khi tác giả thi phẩm Hoa tâm tư đã thành công, có điạ vị của một thi sỉ tiếng tăm, lại qua đời rất trẻ, ở tuổi 30 ( độc thân .)
Bài thơ trích dẫn dưới đây: Tìm em ở đâu, mang một hình tượng mới, chan hòa tình cảm cá nhân hào nhịp cùng nhịp sống mới nhiệm màu.
TÌM EM Ở ĐÂU?
thơ CHẾ VŨ
Anh biết tìm em ở đâu ?
Chẳng lẽ tìm em trên hết địa cầu
Ngày đi không chờ đợi
Thao thức tàn canh đêm dài trăng trối
Lòng thẳm như hố sâu
Tuổi xé ba mươi
Vẫn chưa một lần phạm tội
Sao còn bắt anh chờ đợi.
Sao còn bắt em mắt buồn ngõ tối?
Vẫn biết cuộc đời không bùn lầy lội
Không là đêm ba mươi
Trăng còn bên kia thế giới
Nhưng ai có thích đợi chờ
Cuộc đời đi hoang qua muôn ngàn tuổi
Ta sẽ tìm nhau ở đâu ?
Đời còn chưa hấp hối
Vẫn yêu nhau bạc đầu
Vẫn đi tìm dẫu suốt đêm sâu .
Tại hôm nay nghe cuộc đời mưa gió
Nghe mười phương nắng nở
Tim anh se buốt đợi chờ
Vẫn không hề phẫn nộ
Vẫn qua đêm dài nín thở
Đi tìm đôi mắt em
Đi tìm một ánh sao đêm
Cho cuộc đời vui như hội chợ.
Giờ định tìm em ở đâu?
Đừng bắt tìm em trên suốt địa cầu
Chân anh từng biết mỏi
Anh sẽ có trọn đời không phạm tội
Cho lộc trời rót xuống trần gian
Anh thích làm người, lòng chan chứa yêu thương
(TRÍCH KHÁT VỌNG/ thơ CHÊ VŨ ( SAIGON 1959)
C.V.
thế phong
( kỳ sau: Diên Nghị + Huyền Viêm )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ