Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

tô hoài và 2 người khác, [ nguyễn tuân + nguyễn khải ]- bài viết: đỗ xuân tê (usa)

T.Van & Ban hữu / USA 
July 18, 2014

                                          tô hoài & 2 người khác,
                            [nguyễn tuân + nguyễn khải]
                                                               bài viết: đỗ xuân tê


- tôi[Đỗ xuân Tê] không thuận tình, khi đọc trên Google, "... tác phẩm mang lại một diện mạo mới cho văn chương Việt nam, trong thời văn học hiện đại."-  thì thật là ..."

-  ... và, BA NGƯỜI KHÁC, văn phong có lạ, nhiều chỗ lối lột tả  đi xa với  nét dung dị đời thường, có những đoạn văn tả sự hủ hóa, mà một ông già [như nhà văn Tô Hoài] không còn lửa, để ...

- cả 3 nhà văn họ NGUYỄN: Nguyễn Tuân, Nguyễn  Sen {Tô Hoài], Nguyễn Khải chuyên ngồi'chiếu trên của một thời văn chương minh họa'- đều được trao giải HCM, giải văn chương cao nhất về văn học nghệ thuật
(đợt đầu tiên 1996)- đã không giấu diếm, va, thành thật tỏ lộ với đời là " họ biết ...  ".

- tôi, [Đỗ xuân Tê] say mê tìm đọc [Ba người khác]- và, không bao giờ thấy cũ, đó là tội ác của một thời, vân chưa được nhìn nhận đúng mức , không những nạn nhân của các thủ phạm cao nhất có lới xin lỗi, ấy là, chưa kể của cải, ruộng vườn, một thời chắt chiu của chồng, cha, người thân của họ - vẫn nằm trong tay một số ...



Khi còn là học sinh trung học, trong các  giờ việt văn, tôi thường không nghĩ là : khi tròn thấp thập, tôi vẫn có dịp thấy nhà văn Tô Hoài còn sinh hoạt với hội Nhà văn Hà nội, ở tuổi 94.  Cũng chẳng thể ngờ là ở tuổi 85, ông vẫn còn cho ra đời tác phẩm cuối cùng-  một tác phẩm chỉ dày 250 trang, có cái [tựa] hơi lạ,  Ba người khác - mà bình sinh, khác hẳn lối viết 'lối tư duy', cả về dề tài lẫn bối cảnh sự việc, mà gây ngạc nhiên: vừa nhiều tình cảm kẻ khen, người chỉ trích trong giới phê bình, [cùng] bạn văn tiền bối lẫn hậu sinh.

Nhiều người trong số độc giả, kể cả tôi [ĐXT], một người làm quen với [tác giả] từ tuổi Dế mèn, dù đã di cư vào Nam - nhưng - vẫn ngưỡng mộ văn tài của ông, khi học thuộc lòng nhiều đoạn văn tả chân về loài vật và nếp sống,  để lấy ý+ cách viết cho các bài tập làm văn - mà,  các học sinh ở miền Nam khi ấy, luôn trau dồi để đạt điểm cao cho môn học quan trọng nhất trong chủ đề thi trung học + tú tài.

Thành thật mà nói, Tô Hoài chưa hẳn là bút danh độc đáo, qua những tác phẩm tuổi thơ của ngày ấy, được anh em chúng tôi mê đọc.  Tên tuổi [tác giả] một phần nào mờ nhạt, so với những cao thủ viết văn xuôi, nhóm Tự lực văn đoàn, và, còn tụt hậu, nếu  đem so sánh với những nhà văn thơ lẫy lừng tiền chiến .  Nhưng văn của ông không thể bị loại trừ, ở trong sách giáo khoa + đám học trò chúng tôi mê môn VIỆT VĂN, không thể bỏ qua, hoặc, làm ngơ những tác phẩm đầu [đời] sáng giá nhất của Tô Hoài,
 ở những năm đầu  thập niên 40 : Dế mèn phiêu lưu ký, O Chuột, Quê người, Xóm Giếng ngày xưa, Cỏ dại -   đã được [tái bản] ở mấy năm sau này.

Bẵng đi một thời gian dài, đất nước chia đôi, cuộc chiến triền miên cả nam, lẫn bắc, tôi [ĐXT] mất dấu chân Tô Hoài, và, trớ trêu,  chỉ tình cờ gặp lại [tác giả] trong mấy cái rương sách dành cho tù hình sự , ở các trại giam miền bắc, sau 1975.  [Và], tôi có dịp đọc lại Dế mèn phiêu lưu ký- và ,cũng chẳng còn gì để đọc -  thì phải đọc cả vài cuốn của ông ta viết về vùng Tây bắc, nơi chúng tôi đang sống.   Phải nói là tôi thất vọng, vì, Tô Hoài trước và sau 1945 [đã] khác xa , một trời một vực; Quê ngưới (1941) đến Quê nhà (1981) - tác giả đạt giải văn học cao nhất của miền Bắc - [thì quả thật]Tô Hoài đã là con người khác.

 [Bởi, Tô Hoài] đã chọn con đường đi+ lối viết minh họa, nhằm phục vụ cho Đảng (bản thân là đảng viên từ 1946)-   và, trở thành khuôn mặt thường trực trong ban chấp hành của hội Nhà văn Việt nam
[trung ương] từ bao thập niên , liên tục làm chủ tịch hội Nhà văn Hà nội  [địa phương].  [Tô Hoài] có công viết, khám phá mảng đề tài về miền Tây bắc: đi nhiều, viết khỏe-  và,  được trả công bằng rất nhiều chuyến đi nước ngoài, [gọi là] trao đổi kinh nghiệm giữa nhà văn khối CS thế giới, cùng các nước khối thứ 3.  Người ta biết ông, và tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đây cũng là đặc quyền, và, hình như ông là người đã xuất ngoại nhiều nhất, trong số các nhà văn [của đảng CS] . Chính điều này đã quấn quít chân ông, không thể xa rời, để trở về với một Tô Hoài thời Dế mèn phiêu lưu ký-  đến nỗi, Nguyễn Tuân, bạn văn gìà của ông phải thốt lời , "... mày là thằng đi nhiều, còn tao chỉ là thẳng' đi vờ'. " - thì đủ hiểu chế độ ưu ái [Tô Hoài] như thế nào [rồi].  Cho tới những năm đầu thập niên mới - 10 năm trước ngày về cõi - ông đã [cho] ra mắt một tác phẩm nặng về ký ức của một nhà báo, người trong cuộc, biết nhiều, từng can dự trực tiếp và một số sự kiện thất nhân tâm trong xã hội miền bắc, sau 1954 .  [Đó là] cao trào Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), để trình bày,  như một món quà lại quả, trước khi đi xa -  với cái [tựa] Ba người khác, do nhà xuất bản Đà nẵng in, phát hành.  Dư luận đã bàn nhiều, và, các nhà phê bình đã chăm sóc khá kỹ - người viết [ĐXT] không đi sâu -  nhưng, chính bản thân của một gia đình  từng là nạn nhân của  chính sách bất nhẫn ầy - [ Chính là] Tô Hoài, (chứ không phải PVĐ) đã can đảm [nói lên] qua tư cách  nhân chứng, khơi lại vấn đề, dù đề tài đã cũ, " ai viết người ấy chịu tôi" - nhưng người của Đảng [là Tô Hoài] viết và minh họa, [thì lẽ] tất nhiên có hiệu quả đa chiều.   Riêng về [chính sách] CCRĐ, nhiều nhà văn đã quay lại đề tài này trong thời mở cửa, khi Đảng mở trói cho văn học.  Tôi [ĐXT] say mê tìm đọc[Ba người khác] - và ,không bao giờ thấy cũ, [đó là] một tội ác một thời vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức, không những nạn nhân chưa được các thủ phạm cao nhất có lời xin lỗi,[ấy là] chưa kể nhà cửa, ruộng vườn, một thời chắt chiu của chồng, cha, người thân của họ - vẫn còn nằm trong tay [một số] bần nông.

Cũng cần nói thêm, qua  bộc bạch của Tô Hoài, ông đã thai nghén, viết xong BA NGƯỚI KHÁC, từ năm 1992, nhưng [không được phép cấp phép] - mà, phải chờ tới 13 năm sau,  nhờ nhà [xuất bản Đà nẵng] của ông [Nguyễn] bá Thanh [nguyên bí thư Đà nẵng]- thì tác phẩm [kia] mới được ra mắt.  Tôi [ĐXT] đem điều này bày tỏ, bởi lẽ,  nhà văn [Tô Hòai] ở tuổi 70, cũng là thời mở cửa, mới thực hiện sáng tác [này].   Va, cũng là dịp để dối già, khi trút ra tất cả những điều cần viết đúng với lương tâm, chữ nghĩa người cầm bút [đúng nghĩa].  Cho nên, văn phong có lạ, nhiều chỗ có lối lột tả, đi xa với nét dung dị đời thường. Cụ thể, những đoạn văn [tả sự] hủ hóa, mà, một ông già bình thường, [thì] không còn lửa để viết [như vậy].  Nhưng với tôi [ĐXT] ,thì không thể thuận tình- khi đọc trên Google, có chỗ ghi lại, " tác phẩm mang lại một diện mạo mới cho văn chương Việt nam, trong thời văn học hiện đại". - thì thật là chưa đủ cơ sở cho sự đánh giá chủ quan này .

Quay lại chủ điểm  bài viết này, tôi [ĐXT],  muốn nhân bàn vê Tô Hoài: người  có chiều dài tác nghiệp nhất trong văn học sử Việt nam, bất kể quan niệm chính trị, ở trong nam , hay , ngoài bắc, vào những ngày của đời [tác giả], gần như [là], muốn nhắn [tới] những người hâm mộ, hoặc, chỉ trích [tác giả] , qua  một thông điệp, ' muốn sống yên thân để tồn tại trong một chế độ toàn trị, cách duy nhất là phải phải biết sợ.' Chính [tác giả] cũng biết sợ, và vì vậy, [ nhà văn] tốn tại.  [ Tô Hoài] và  'hai  người khác' những bạn văn cùng thời, tuy tuổi tác cách biệt, là Nguyễn Tuân (1910) , Tô Hoài ( tên thật Nguyễn Sen, 1920),  Nguyễn Khải ( 1930), đều thuộc 'nhóm biết sợ' . Cả 3 nhà văn học họ NGUYỄN :  Nguyễn Tuân,, Nguyễn Sen [Tô Hoài], Nguyễn Khải, 'chuyên ngồi chiếu trên của một thời văn chương minh hoa' - đều được trao giải HCM, giải văn chương cao nhất về văn học nghệ thuật ( đợt đầu tiên 1996) đã không giấu diếm, và, thành thật tỏ lộ với đời là 'họ biết sợ để tồn tại' .

Ba người có lối tò lộ khác nhau.  Tô Hoài thông qua tác phẩm Ba người khác-  Nguyễn Khải dùng chúc thư chính luận Đi tìm cái tôi đã mất-   Nguyễn Tuân  nổi tiếng, khi viết Phở+ các món ăn ngon  chốn Hà thánh, chẳng còn úp mở, nhìn nhận ông ta thích ăn ngon, ngủ yên, và, ... phải biết sợ để[được sống] yên .

Trong 3 tác giả., tôi [ĐXT], tôi đã có bài viết về Nguyễn Khải, phải nói, là người khôn ngoan nhất ,  Tô Hoài thì tròn trịa - [còn] Nguyễn Tuân, người anh cả trong nhóm lại thực dụng, bộc toạc trong hành xử, vì chính ông ta cũng đã có thời bị kiểm điểm, và, phải đi 'thực tế' ở miền núi cùng mấy ông Nhân văn giai phẩm. Sau này, được xét lại,  ông ta  'bỏ ngông, chịu hèn, biết sợ '.  Vốn là tay cao thủ về tùy bút, ông ta hay viết tạp ghi, mà tạp ghi thì nhiều điều cần nói ra, nên, ông ta  cũng hay va vấp, bị đám 'bồi bút'  soi mói, quy chụp về con người có gốc tư sản, không chịu được khổ, thích ăn ngon (mà chẳng được no bao giờ !)

Nay, thì cả 3 ông vang bóng một thời, thảy, đều về cõi cát bụi chân ai, dòng đời một kiếp, bôn ba cho lắm cũng chỉ có một cái TÔI MỘT THỜI, chỉ là CÁI TÔI ĐÃ MẤT, cái TÔI TÌM ĐƯỢC *, thể hiện trong Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân -  trong lúc cuối đời là đáng quí, [nên] được viết chữ hoa. []

  đỗ xuân tê
------
*  chứ hoa của người biên tập. (BT)

              ( T.Van& bạn hữu- July 18, 2014)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ