trần đăng khoa : thi sĩ nông dân / nguyễn đăng mạnh
hồi ký nguyễn đăng mạnh
hà nội 2008
trần đăng khoa: nhà thơ nông dân
bài viết : nguyễn đăng mạnh
- không có hồ xuân hương,
đàn bà không [thể] tả cái của đàn bà hấp dẫn thế ...
- phê bình văn học chỉ có 3 : hoài thanh, nguyễn đăng mạnh & lê ngọc trà .
- lưu trọng lư ăn cắp thơ, chỉ tại nguyễn vỹ...
- phạm xuân nguyên thông minh, thẩm văn kém,
- mai quốc liên cũng vậy - đấy !
- trần đình sử có học, thẩm văn xoàng...
- nguyễn tuân không biết uống trà, [ trần đăng khoa] không thích văn nguyễn tuân, nguyễn đình thi , ... trí thức quá ...
- nguyễn huy thiệp tắc tị, [phan thị] vàng anh không hơn, còn phạm thị hoài
có khá hơn .
Trần đăng Khoa từ bộ dạng, cách nói năng ( lẫn lộn n với l ), đến thói quen ăn uống đều đặc nông dân : chỉ thích món thịt lợn kho, cá kho, rau muống luộc, lòng lợn châm mắm tôm, không thích thịt bò, gà vịt, hải sản, không thích bia ... [ la-de] *
-----
* [...] chữ của ngưởi biên tập [BT]
Vào khoảng 1957, báo Phụ nữ Việt nam có đặt tôi viết một bài về trường ca Tiếng hát người anh hùng của Trần đăng Khoa. Bài ấy, tôi ký tên con gái tôi : Nguyễn thị Thanh Thủy. Nội dung cơ bản bài viết là khẳng định Trần đăng Khoa là nhà thơ nông dân. Tất cả tài năng của anh đều do nông dân bồi dưỡng nên. Thành công hay thất bại của tác phẩm đều do Khoa, hoặc, nói bằng tâm hồn và ngôn ngữ nông dân của mình, hoặc, mượn ý tưởng, cách nói của tầng lớp xã hội khác.
Tôi tiếp xúc với [Trần đăng] Khoa lần đầu ở nhà Khoa ở Nam sách. Lúc ấy Khoa học lớp 8 ở trường cấp III Nam sách ( hồi ấy cấp III gồm 3 lớp 8,9,10 ). Một đòn sinh viên sư phạm Hà nội về đấy thực tập. Tôi về thăm đoàn thực tập này và nhân tiện tạt về nhà Khoa một lát. Tôi thấy Khoa ứng xử, tiếp đón, nói năng với khách rất đàng hoàng, chững chạc - không có vẻ một cậu học trò lớp 8. Về sau này, chính Khoa nói với tôi :
'... Người ta cứ bảo em hồi nhỏ rất hồn nhiên, nay, không còn hồn nhiên nữa. Không đúng. Hồi nhỏ, em chẳng hồn nhiên gì cả. Nói dối như ranh. - và Khoa kể chuyện này - Một lần , có một cuộc hội nghị y tế toàn miền bắc họp ở tỉnh Hải hưng. Các ông phụ trách hội nghị đưa Khoa đến khoe ' thần đồng ' của tỉnh. Thường, họ đề ra cho em làm thơ để thử tài. Ông Phạm ngọc Thạch, bộ trưởng bộ Y tế, tặng em một cái bật lửa. Không hiểu sao lại tặng mình cái bật lửa ? Tặng trẻ con lại tặng bật lửa để làm gì ! Đúng là dớ dẩn. Em nghĩ [trong] bụng như thế. Nhưng, em lại phát biểu trước hội nghị :
' Bác tặng cái bật lửa là rất có ý nghĩa. Đây là ngọn lửa tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Em nguyện sẽ mang ngọn lửa này trong suốt cuộc đời mình ...'
Cả hội tường vỗ tay ầm ĩ, khen thằng bé giỏi quá !
Từ ngày [Trần đăng] Khoa học trường Viết văn Nguyễn Du, tôi tiếp xúc với Khoa luôn. Có năm, Khoa đến ăn tết với gia đình tôi, quan hệ rất thân mật.
[Trần đăng] Khoa đúng là có tài, rất thông minh. Có lẽ Khoa có ý thức mình là thần đồng, nên chịu khó đọc sách, đọc sáng tác, đọc phê bình, để có một vốn tri thức đàng hoàng, có thể ăn, nói với đời. Khoa tỏ ra rất hoạt bát. Mồm mép ghê gớm, phát biểu có chủ kiến, đầy tự tin, có phần kiêu ngạo nữa. Những năm gần đây, tôi với [Trần đăng] Khoa thường được nhà xuất bản Giáo dục mời tham dự hội đồng chung khảo của những cuộc thi sáng tác văn học . Hội Nhà văn hay tổ chức Văn hóa doanh nhân của Lê Lựu tổ chức. Tôi thấy Khoa rất to mồm, nhiều khi, tỏ ra muốn áp đặt tư tưởng đối với hội đồng.
[Trần đăng] Khoa thường nói giọng khẳng định dứt khoát, nhiều ý kiến sắc sảo, nhưng, nhận định lắm khi cũng không chính xác, do vốn kiến thức còn lắm lỗ hổng. Tuy thế, tôi vẫn thích nghe Khoa nói. Tôi thích người nói thẳng thắn, có chủ kiến riêng, dù, không đúng, cũng gợi cho mình suy nghĩ.
Dưới đây, tôi tường thuật vài đoạn Khoa nói chuyện với tôi ( tôi muốn ghi lại giọng điệu, khẩu khí của [Trần đăng] Khoa ) :
'... Văn học đang đổi mới. Không thể viết như cũ được nữa. Tất cả cũ rồi. Các nhà thơ thời chống Mỹ vẫn khá hơn cả, song, cũng tắc rồi. Nguyễn Duy triển lãm thơ, bằng cách, vất thơ vào rổ rá, cối xay... là vớ vẩn lắm rồi ! Nguyễn huy Thiệp cũng tắc. [Phan thị] Vàng Anh cũng hết - một hồi, ta đề cao hơi quá. Phạm thị Hoài có khá hơn.
Nhưng cái mới chưa có, chưa xuất hiện. văn xuôi có khá hơn. Thơ thì có lẽ, thời bưởi này không phải là thời của thơ. Đây là thời của truyện, của kịch, của phim, của ti-vi ... '
' Hồ xuân Hương không có. Không có Hồ xuân Hương !' Đàn bà không tả cái của đàn bà hấp dẫn như thế ! ' Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng ' . Đàn ông mới nói thế:' Cô gái ngủ ngày ' là đàn ông viết .
' Em đã ghép 10 câu thơ của 10 nhà thơ lại thành 1 bài hoàn chỉnh. Chứng tỏ thơ ta có một thời rất giống nhau, cùng một gương mặt. Em cũng ghép lại những câu thơ của Huy Cận lại, thành 1 bài thơ về vũ trụ. Lại ghép 4 nhà thơ, mỗi ông 4 câu, thành 1 bai hoàn chỉnh.
' Ngoài sân rơi cái lá đa / Lá rơi rất mỏng như là rơi nghiêng '. Nhiều người khen. Thực ra, không hay lắm, câu thơ trung bình thôi. Chỉ tả cảm giác. Thơ hay là cái nội tâm, cái tình, cái hồn. Như câu ' Mái tranh ơi hỡi mái tranh / Trải bao mưa nắng mà thành quê hương '.
Phê bình văn học chỉ có 3 người : Hoài Thanh, Nguyễn đăng Mạnh, Lê ngọc Trà. [Lê ngọc] Trà thực ra là nhà lý luận. Cụ Mạnh lý luận không phải ỡ chỗ mạnh. Chỗ mạnh là phê bình tác phẩm. Cụ rất tinh .'
' Em không thích bài ' Lá đỏ / Nguyễn đình Thi '. cả bài ' Lá diêu bông / Hoàng Cầm ' . Chả có gì hay . Cụ [Mạnh] phản biện đi, hay [là hay] ở chỗ nào ?
Tôi [Mạnh] nói:' Thơ hay không phân tích, không giảng được!' Khoa :' Không phải thế. Nếu hay là cụ [Mạnh] phân tích được hết .'
[Trần đăng] Khoa khen bài ' Tiếng thu / Lưu trọng Lư, không có gì, mà hay '!
Tôi [Mạnh] nói :' Đấy, cậu nói không có gì mà hay đấy thôi !' . Khoa :' Không phải , hai chuyện khác nhau, cụ đánh tráo khái niệm.' Nhật [bản] có bài thơ ' Tiếng thu] , có 4 câu khác hẳn. Nguyễn Vỹ dịch ra, giống thơ Lưu trọng Lư, rồi, người ta tưởng là Lưu trọng Lư ăn cắp. Một vụ án văn học, oan cho Lưu trọng Lư !'
' Nhà cổ Hà nội không gọi là nhà cổ được. Một trăm năm, cổ gỉ ? Tốt nhất là phá hết khu phố cổ Hà nội đi. Hội an mới thực là nhà cổ '.
[Trần đăng] Khoa khi nói, hay để chữ ' đấy' - như - một thứ dấu chấm câu vậy;
' Thấy hình dung gì không ?
Em nói thất với thày, đấy !
Nguyễn Khải, Chế lan Viên thông minh, là đầu bảng - đấy !
Cụ Manh viết ra tấm ,ra món. Thẩm văn rất tinh. Có văn. Nhiều người có ý mà không có văn. Có ý mà không tải được ra văn, cứ tải ra chữ lại hỏng - đấy ! Cụ [Hoàng ngọc] Hiến phát hiện thì đúng, nhưng, triển khai ra thì như hụt hơi, như ngắn lưỡi - đấy ! TĐX tiếp xúc tay bo thì rất khá, nhưng, viết ra thì không sao cả - đấy !. Phải có mắt xanh, ông Xuân Diệu gọi là ' đầu mày cuối mắt'.
Phạm xuân Nguyên thông minh, nhưng thẩm văn kém.
Mai quốc Liên cũng vậy - đấy !
[Trần đình] Sử có học, nhưng thẩm văn xoàng...'
Nói chung, [Trần đăng] Khoa không thích văn trí thức như văn Nguyễn Tuân, Nguyễn đình Thi. Khoa nói dứt khoát với tôi :
'... Đấy rồi thày xem, 10 năm nữa, người ta không đọc Nguyễn Tuân nữa đâu !'
Trong Chân dung & đối thoại, [Trần đăng] Khoa chê Nguyễn Tuân không biết uống trà. Bà Ân, con gái cả của Nguyễn Tuân tức lắm, bà nói ;
' Cái thằng ấy chỉ biết ăn cua, ăn cáy, chứ, nó biết uống trà là cái gì, mà, dám chê ông cụ tôi. Tôi đã phục vụ ông cụ uống trà, tôi biết chứ. Pha trà phải kén nước giếng ở một ngôi chùa là chuyện có thật ( trong truyện Nguyễn Tuân gọi là chùa Đồi Mai). Rồi hầm củi ủ than, đun nước pha trà, như thế nào? ... No biết cái gì mà dám nói láo !' .
Hôm ấy, dự lễ trao giải thưởng Nguyễn Tuân cho sinh viên đại học Sư phạm Hà nội, bà nói sôi sục. Anh Nguyễn xuân Đào, con trai út Nguyễn Tuân, phải can mãi.
Nhưng [Trần đăng] Khoa là tay chống chế rất giỏi. Trong Chân dung & đối thoại, Khoa chê Ngô tất Tố, trong Tắt đèn cho chị Dậu bán con, so sánh với Fantine của Victor Hugo bán tóc, là vô nhân đạo. Khoa bị phê phán không hiểu ngày xưa, người nông dân phải bán vợ, đợ con chuyện phổ biến. Khoa chắc thấy mình đuối lý , nên tìm cách chống chế. Hôm ấy tôi và [Trần đăng] Khoa được trường chuyên Hùng Vương ( Việt trì ) mới lên giao lưu vơi học sinh. Khoa nói :
'... Tôi không phải không biết chuyện bán vợ đợ con của nông dân nghèo ngày xưa. Chính tôi có một bà cô phải bán con. Nhưng [tác giả] Ngô tất Tố cho chị Dậu đem con đến nhà nghị Quế, khi nó bắt cái Tý ăn cơm của chó, lẽ ra phải thôi, đem con về, châm dứt luôn truyện ở đấy. Ai lại mẹ thấy con phải ăn cơm của chó mà chịu được ! '
Tôi biết đấy là mồm mép chống chế của [Trần đăng] Khoa, chứ, trong Chân dung & đối thoại, Khoa có viết thế đâu ? Có một hồi, Khoa được mời đi nói chuyện khắp. Người nghe rất thích, Khoa biết cách nói, rất hấp dẫn. Một trong thuật hấp dẫn nhất của [Trần đăng ] Khoa, là giỏi hài hước.
Khoa ghét cái gì thì chế giễu rất ác.
Thì dụ: [Trần đăng] Khoa định nghĩa thơ Lê Đạt: Người ta nói ' Tôi đi ăn cơm' , thì, lê Đạt viết ' Cơm đi ăn tôi ' . Trong một cuộc nói chuyện, Khoa dẫn thơ Hoàng Hưng & Dương Tường, để giễu cợt :
Anh lang thang em...
Anh mini em...
Anh xanh xao em ...
Anh tiết canh em ...
[Trần đăng] Khoa cố tình tách những cụm từ ấy ra khỏi văn cảnh, biến chúng thành khôi hài. Khoa có cách diễn đạt rất tinh quái, khi nhận xét lôi phê bình của Nguyễn Hòa :
[...}
[Trần đăng] Khoa kể chuyện này cũng vui :
có một cô gái ở Sài Gòn kém Khoa hàng chục tuổi, nhưng, vẫn tưởng Khoa là một em thiếu nhi làm thơ. Cô gửi thư cho Khoa, gọi Khoa là em, muốn kết nghĩa chị , em và khuyên Khoa chăm học, nghe lời cha mẹ, tập thể dục buổi sáng ...
Nghe Khoa nói, chỉ nên tin một nửa. Rất có thể, chỉ la bịa cho vui. Khoa đặc biệt có tật nói dối. Nói dối chẳng để làm già cả. Một thói quen thế thôi. Thí dụ Khoa khoe , tập II Chân dung & đối thoại đã viết xong. . Có một bài viết về Nguyễn đăng Mạnh. Có những bài trả lời những người phê phán Chân dung & đối thoại tập I ... Sách in như thế nào, bìa ra sao, nhuận bút bao nhiêu , Khoa còn nói cho biết cả nội dung các bài viết nữa. Khoa nói với tôi chuyện này dễ đã 6, 7 năm rồi mà tới nay chưa thấy mặt mũi tăm hơi gì. mà khi nói, Khoa toàn báo cho biết sắp in đến nơi.
Tôi nhớ, cách đây đã dăm năm, mổng một tết - Khoa có đến tôi, [ở Quan hoa, cầu Giấy] Khoa có kể cho vợ chồng tôi nghe, anh sắp viết một vở kịch vui 'Thị Nở cưỡi trâu ra tỉnh'. Cho đến nay vẫn chưa thấy .
***
Người ta thường xì xào về chuyện sinh lý của [Trần đăng] Khoa, giống như Xuân Diệu. Đã có người làm vè chế giễu . Nhưng, Khoa đã lấy vợ. Tôi có được mời tới dự. Ngay hôm cưới, Lê Lựu, bạn chí cốt của Khoa, vẫn không tin Khoa có thể làm ăn được gì. Anh [ ta ] nói với tôi ngay ở tiệc cưới như thế. Nhưng, vợ Khoa có mang và sinh con gái. Khoa được thể, nói phét : ' Mình từng rắc con nhiều nơi, con rơi con vãi của mình, nay đã lớn, có thể bồ bịch với Trần đăng Xuyến được .' Khoa nói với tôi hôm ấy ở Cần thơ, có mặt Trần đăng Xuyến.
Khoa bây giờ là tay khôn ngoan có tiếng, đối đáp rất sắc sảo. Tô Hoài nói, Khoa là quân sư quạt mo của Hữu Thỉnh. Trong ban chấp hành hội Nhà văn khoá 7, [Phan thị] Vàng Anh hay gây dự với Hữu Thỉnh, Khoa là người đứng ra gỡ bí cho Hữu Thỉnh.
Theo chỗ tôi biết , Khoa còn là quân sư quạt mo cho Lê Lựu nữa, trong việc điều hành tổ chức Văn hóa danh nhân.
Hai tay nông dân này hợp nhau trên mọi phương diện
[]
------
* người biên tập tạm lược 4 dòng. [BT]
LÁNG HẠ 15. 6. 2007
nguyễn đăng mạnh
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ